Đề tài Thực trạng hoạt động của ngân sách nhà nước Việt Nam
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NSNN VIỆT NAM
1. Một số nền tảng lý thuyết liên quan
- Khái niệm NSNN
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Thu NSNN:
Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
- Chi NSNN:
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của ngân sách nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: do van hoa
Lớp:TNA4
Chuyên đề 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NSNN VIỆT NAM
1. Một số nền tảng lý thuyết liên quan
- Khái niệm NSNN
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
- Thu NSNN:
Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
- Chi NSNN:
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.
2. Thực trạng thu và quản lý thu ngân sách nhà nước
Các kết quả đạt được qua các năm
Những thành công
Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết tổng thu NSNN cả năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt tỷ lệ động viên 23,3%GDP, trong đó, từ thuế và phí đạt 21,5%GDP. Thu nội địa đạt 102,9% dự toán (vượt 6.650 tỷ đồng); Thu từ dầu thô ước đạt 91,1% dự toán (giảm 5.700 tỷ đồng); Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 98,6% dự toán (giảm 1.200 tỷ đồng); Thu viện trợ ước đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng so với dự toán).
Những hạn chế, yếu kém
Tuy tổng thu NSNN vượt dự toán nhưng theo phân cấp thì ngân sách Trung ương vẫn hụt do giá dầu giảm (dự toán là 70USD/thùng nhưng 9 tháng đầu năm, giá thực tế chỉ 53USD/thùng, hiện đang ở mức hơn 70USD/thùng, dự kiến cả năm chỉ đạt 60USD/thùng, hụt 10USD/thùng), cộng thêm nhiệm vụ phải thực hiện chính sách hỗ trợ các địa phương hụt thu và giảm thu khi thực hiện chính sách miễn, giảm thuế.
Thu ngân sách địa phương phân bố không đều, nhiều địa phương đạt và vượt dự toán, nhưng vẫn có không ít địa phương không hoàn thành dự toán được giao. Do không điều hoà được số tăng thu ngân sách địa phương từ địa phương có số thu cao sang địa phương có số thu thấp nên những địa phương hụt thu so với dự toán sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo dự toán chi.
Gợi ý hướng khắc phục các tồn tại
- Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế để đảm bảo tỷ lệ đăng ký thuế tại địa phương là 100%.
- Những địa phương có tỷ lệ DN lập bộ thuế so với DN được cấp mã số thuế thấp cần xác định rõ nguyên nhân và kiểm tra thực tế để chấn chỉnh và đưa vào sổ bộ quản lý hoặc làm rõ các nguyên nhân khác để có đánh giá đúng chất lượng quản lý.
- Tập trung kiểm tra các DN có hiện tượng nghi vấn về chuyển nhượng giá, các DN kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuận lợi có ưu thế cạnh tranh song kinh doanh thua lỗ nhiều năm
- Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm việc sử dụng hoá đơn, quyết toán hoá đơn
- Đối với thuế CTN dịch vụ ngoài quốc doanh tiếp tục điều tra phân loại hộ, rà soát lại doanh thu tính thuế trên từng địa bàn, từng ngành hàng kinh doanh; đánh giá và giao kế hoạch cụ thể cho từng tổ, đội thuế về số hộ và số thuế…
- Phối hợp với các ngành chức năng đánh giá tình hình thu từ đất đai, xác định nguyên nhân cụ thể đưa ra biện pháp tháo gỡ để đẩy mạnh các khoản thu từ đất đai; đồng thời tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế, trong đó chủ trọng vào khu vực DN và những đối tượng nộp thuế có quy mô lớn, đẩy mạnh việc xử lý các trường hợp vi phạm sau khi đã có kết luận của thanh tra.
3. Thực trạng chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN
Các kết quả đạt được qua các năm
Những thành công
Cũng theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng 8,5% (41.705 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 20,1% (22.700 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1%GDP; Chi trả nợ và viện trợ tăng 10,2% (6.000 tỷ đồng) so với dự toán; Chi thường xuyên (bao gồm cả bổ sung chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2009) ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được duyệt, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
Những hạn chế, yếu kém
Chẳng hạn, việc triển khai dự toán NSNN năm 2009 còn chậm, cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi chương trình mục tiêu. Đến thời điểm này vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 vẫn thấp. Cụ thể, về vốn xây dựng cơ bản tập trung: Bộ Xây dựng mới giải ngân được 10%, Bộ Thông tin & Truyền thông - 25%, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - 22%, Tuyên Quang - 33%, Trà Vinh - 40%...; Vốn trái phiếu Chính phủ: Bộ Quốc phòng - 10%, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - 28%, Vĩnh Phúc - 1%, Nghệ An - 8%, Bình Định - 10%...).
Hoặc tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN tuy đã có kết quả tích cực song vẫn thấp so với tiềm năng và yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí); trong đó đặc biệt là những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch (bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất…).
Hoặc chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong chi tiêu ngân sách bước đầu đã có sự hưởng ứng tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, nhưng ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, do đó chưa mang lại hiệu quả
Gợi ý hướng khắc phục các tồn tại
Chi đầu tư phát triển thực hiện tập trung chủ yếu cho việc thực hiện an sinh xã hội, tăng cường khả năng phòng, chống và giảm nhẹ tác hại thiên tai
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu
Cân đối ngân sách nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA Ngân Sách NN VIỆT NAM.doc