Đề tài Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội

Tổng hợp, phân tích thu thập tài liệu - Điều tra xã hội học.( Khảo sát bảng hỏi qua hơn 100 các bạn sinh viên, cũng như đông đảo nhân dân tham gia lễ hội hoa anh Đào 2016 tại Hoàng thành Hà Nội và một số lớp học tiếng Nhật tại Đại học Bách khoá & Đại học Kinh Tế Quốc Dân ) - Phỏng vấn (Cụ thể trong bài khoá luận này tôi đã tiến hành phỏng vấn được 03 người đang làm việc tại thư viện của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản để phục vụ cho việc hoàn thành bài nghiên cứu này )

pdf11 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1" " LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài “Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội”. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn, anh chị đã quan tâm, giúp đỡ và theo sát tôi trong thời gian qua. Trước tiên, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến các anh các chị tại Viện Nghiên Cứu Đông Bắc Á . Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các anh,các chị mà tôi đã có thể tiếp cận được nguồn tư liệu phong phú của Viện để có thể hoàn thành được Khoá luận tốt nghiệp của mình Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã không ngừng đốc thúc,chỉ bảo và giúp tôi trả lời rất nhiều câu hỏi khó khăn trong khi thực hiện bài nghiên cứu này Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn hoá học cũng như ngoài khoa đã không ngừng truyền thụ cho tôi vốn kiến thức, kinh nghiệm và những góp ý để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời biết ơn đến cô Huỳnh Thị Thu Hương – Chuyên viên phụ trách các hoạt động của Japan Foundation tại Hà Nội đã cung cấp tư liệu, đồng thời tạo mọi điều kiện có thể để tôi được tham gia, tiếp cận, khảo sát và hoàn thành khóa luận trên. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, những người thân trong gia đình và tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, 2" " giúp đỡ tôi cả về điều kiện vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và thu thập tài liệu để hoàn thành khóa luận này. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do sự hạn chế về thời gian, kiến thức, cũng như kinh nghiệm thu thập tài liệu và nghiên cứu khoa học, bản thân lại là sinh viên chưa thật sự chăm chỉ của khoa nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng các bạn góp ý bổ sung để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng tiếp thu và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013 Người viết Trịnh Xuân Nam 3" " TÓM TẮT 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Nhật Bản tự hào là đất nước năng động về kinh tế, hấp dẫn về du lịch và đặc biệt là còn có một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc mang đậm cốt cách phương Đông được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử Văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nhưng không vì thế mà nó mất đi cá tính, nét đặc sắc của riêng mình.Trải qua bao thăng trầm lịch sử,văn hoá Nhật Bản đã và đang từng bước, từng bước một phát triển và tạo thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Làn sóng ấy đổ bộ vào nhiều quốc gia trên khắp các châu lục một cách âm thầm, nhẹ nhàng nhưng đầy hiệu quả. Phạm vi ảnh hưởng của văn hoá Nhật Bản rất rộng lớn, từ Đông sang Tây, từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, song, đậm nét nhất là châu Á, trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Việt Nam luôn ở trong tốp dẫn đầu về số lượng khán giả ưa chuộng các sản phẩm, dịch vụ cũng như văn hoá Nhật Bản. Sự phát triển của làn sóng này đã cải thiện và nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước này trên khắp các châu lục. Hiện nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng, vai trò của “quyền lực mềm” trong các vấn đề ngoại giao được rất nhiều nước lớn trên thế giới quan tâm chú trọng như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Những chính sách phát triển ngoại giao văn hoá này nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ của quốc gia 4" " đó trên thế giới. Qua đó làm tăng cường sự hiểu biết, tạo dựng hình ảnh tốt, giới thiệu các giá trị của đất nước để thu hút đầu tư thương mại. Hiện nay tại Việt Nam , khái niệm về Ngoại giao văn hoá vẫn còn khá non trẻ. Nhận thấy điều này trong quá trình học tập và tìm hiểu môn “Ngoại giao văn hoá” do Th.s Lê Thị Khánh Ly – giảng viên trường Đại học Văn hoá giảng dạy và thực tế sự phát triển của văn hoá Nhật Bản trong đông đảo các bạn học sinh sinh viên tại Hà Nôi. Tôi thấy cần thiết phải làm ra một nghiên cứu về ngoại giao văn hoá cũng như các phương pháp thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hoá của Chính Phủ Nhật Bản đối với Việt Nam. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về ngoại giao văn hoá, giao lưu văn hoá tại trường Đại học Văn hoá cũng như sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô trong Khoa. Tôi quyết định lựa chọn tìm hiểu về các hoạt động giao lưu văn hoá của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản dưới góc nhìn lý luận về ngoại giao văn hoá. Trong thực tế là một sinh viên học tập và nghiên cứu tại Hà Nội tôi đã không ít lần tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá do Trung tâm này tổ chức như : Liên hoan phim 2013 hay Đại nhạc hội Rock Việtvà nhận thấy đây là một trong những trung tâm hoạt động rất mạnh mẽ, đóng góp rất nhiều vào thành công của chiến lược phát triển văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam của Đại Sứ quán Nhật Bản. Nhận thấy đây là một đề tài hay, có tính ứng dụng cao . Tôi quyết định chọn “Thực trạng hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình. 5" " 2. Lịch sử nghiên cứu Với sự phát triển của văn hoá Hàn Quốc, văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam cũng như sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ khi thông qua “Chiến lược ngoại giao văn hoá Việt Nam 2020” đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên khắp cả nước. Tuy nhiên thật sự khi tìm hiểu và bắt đầu triển khai bài nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy rằng các vấn đề ngoại giao, giao lưu về văn hoá của Việt Nam còn rất ít và vô cùng hạn chế. Về nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản thì chưa có một đề tài nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, về các vấn đề lý luận về ngoại giao văn hoá thì đã có một số đề tài nghiên cứu tại Học Viện Ngoại Giao. Qua tìm hiểu tại thư viện trường Đại học văn hoá Hà Nội tôi có thấy một số đề tài nghiên cứu phần nào đánh giá được hiệu quả của hoạt động giao lưu cũng như ngoại giao văn hoá như : •! “Tìm hiểu chiến lược phát triển văn hóa Hàn Quốc thông qua trường hợp làn sóng HallyU”,Nguyễn Võ Hải Triều, KLTN 2015- Khoa Văn hoá học •! “Ngoại giao văn hoá thông qua hoạt động xuất bản- nghiên cứu trường hợp NXB Thế giới”, Hà Văn Tỉnh, KLTN 2014 – Khoa XP-PH 3. Mục tiêu nghiên cứu Khoá luận tập trung tìm hiểu và chỉ ra các hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản đã thực hiện tại Hà Nội trong khoảng 4,5 6" " năm gần đây nhằm áp dụng để quảng bá hình ảnh đất nước Nhật Bản thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá đó. Thông qua tìm hiểu các hoạt động này, áp dụng vào cơ sở lý luận của phát triển văn hoá cộng đồng, cơ sở lý luận của ngoại giao văn hoá mà đưa ra “cái nhìn” chủ quan về hiệu quả hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản. Khoá luận cũng rất muốn có thể đánh giá được mức độ thành công của các hoạt động, sự kiện mà Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện không đủ đáp ứng nên phần đánh giá này chỉ dừng lại ở việc đưa ra những số liệu khả thi nhất để người đọc có thể khái quát được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này đối với cộng đồng người dân Việt Nam. Sau cùng, khoá luận cũng đưa ra một số giải pháp để xây dựng một Trung tâm giao lưu văn hoá Việt Nam cũng như bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngoại giao văn hoá của Việt Nam. Nhìn chung, khoá luận chỉ dừng ở góc độ tìm hiểu, không đưa ra những đánh giá chuyên sâu về thực trạng hoạt động của Trung tâm này. 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội 5. Phạm vi nghiên cứu - Các hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản đã thực hiện tại Hà Nội. 7" " - Thời gian : Các hoạt động của trung tâm diễn ra từ năm 2011 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích thu thập tài liệu - Điều tra xã hội học.( Khảo sát bảng hỏi qua hơn 100 các bạn sinh viên, cũng như đông đảo nhân dân tham gia lễ hội hoa anh Đào 2016 tại Hoàng thành Hà Nội và một số lớp học tiếng Nhật tại Đại học Bách khoá & Đại học Kinh Tế Quốc Dân ) - Phỏng vấn (Cụ thể trong bài khoá luận này tôi đã tiến hành phỏng vấn được 03 người đang làm việc tại thư viện của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản để phục vụ cho việc hoàn thành bài nghiên cứu này ) 7. Nội dung luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM GIAO LƯU VĂN HOÁ NHẬT BẢNError! Bookmark not defined. 1.1. “Văn hoá” 1.1.1. Khái niệm 1.1.2 Đặc tính của văn hoá 1.1.3. Các đặc trưng và một số chức năng của văn hóa 1.2. Giao lưu văn hoá 1.3. Ngoại giao văn hoá 1.3.1. Khái niệm 1.3.2.Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về ngoại giao văn hóa 1.3.3. Nội hàm của Ngoại giao văn hóa 1.3.4. Mục tiêu của Ngoại giao Văn hóa 1.3.5. Nội dung của Ngoại giao văn hóa 8" " 1.4. Lịch sử phát triển của ngoại giao văn hoá Việt Nam – Nhật Bản 1.5. Vai trò của ngoại giao văn hoá trong quan hệ đối ngoại Việt Nam 1.6. Vài nét về Trung tâm văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội 1.6.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.6.2.Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản 1.6.2.1. Mục đích – Chức năng 1.6.2.3. Nhiệm vụ TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIAO LƯU VĂN HOÁ NHẬT BẢN TẠI HÀ NỘI 2.1.Vài nét về chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản 2.1.1. Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản 2.1.2. Chính sách ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản 2.1.2.1. Ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản 2.1.2.2. Trào lưu “Cool Japan” 2.2. Tìm hiểu về thực trạng các hoạt động của trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản 2.2.1. Hoạt động giao lưu văn hoá – nghệ thuật 2.2.1.1. Các sự kiện liên hoan phim thường niên 2.2.1.2. Các sự kiện giao lưu văn hoá – văn nghệ 2.2.1.3 Các sự kiện triển lãm – hội thảo về văn hoá 2.2.1.4. Các sự kiện văn hoá – giáo dục 2.2.2.Quảng bá văn hoá đại chúng của Nhật bản 2.2.2.1.Truyện tranh sách báo 2.2.2.2.Hoạt hình, phim ảnh 2.2.2.3.Ẩm thực 2.2.2.4.Cosplay 2.2.3. Hoạt động giáo dục 9" " 2.2.3.1. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực 2.2.3.2.Cung cấp dịch vụ thông tin - thư viện 2.3. Hiệu quả của hoạt động giao lưu văn hoá tại Trung tâm văn hoá Nhật Bản 2.3.1 .Hiệu quả chính trị 2.3.2.Hiệu quả kinh tế 2.3.3.Hiệu quả văn hoá- xã hội TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM 3.1. Đánh giá về hoạt động của trung tâm văn hoá Nhật Bản tại Hà Nội 3.1.1.Hoạt động giao lưu văn hoá – nghệ thuật 3.1.2. Hoạt động quảng bá,phát triển văn hoá đại chúng của Nhật bản 3.1.3.Hoạt động giáo dục 3.2. Một số đề xuất để phát triển hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản 3.3. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động giao lưu văn hoá của Việt Nam đối với các nước trên thế giới TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC KHÓA LUẬN 10" " TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.! Chính sách Ngoại Giao văn hoá của Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cho đến hiện nay – Hà Thị Lan Phi- Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á,năm 2013 2.! Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nguyễn Văn Dũng, NXB Thống Kê. 3.! Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản quá khứ, hiện tại, tương lai,Ngô Xuân Bính-Trần Quang Minh,NXB KHXH 4.! Hợp tác giáo dục Việt Nam- Nhật Bản – Trần Văn Nhung, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, Viện Đông Bắc Á 5.! Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản : Nội dung và Lộ Trình, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Kỷ yếu tham luận hội nghị 2015. 6.! Sổ tay công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, NXB Chính Trị Quốc gia,2005 7.! Ngoại giao văn hoá vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, Vụ Văn hoá Đối Ngoại, 2005,NXB Thế Giới 8.! 25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản,Ngô Xuân Bính, Trần Anh Phương, 1999, NXB KHXH 9.! Ngoại giao văn hoá và sức mạnh mềm, Bành Tân Lang, 2008, NXB Dạy và nghiên cứu Trung Quốc. 10.! Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh, tái bản 11" " 11.! Ngoại giao văn hoá Nhật Bản, Dương Danh Dy, 2005 12.! Ngoại giao Việt Nam 1945-2015, Nguyễn Đình Bin, 2015, NXB Chính trị Quốc Gia 13.! Sự Bùng nổ của văn hoá Manga ở Châu Á , KLTN 2015 Vũ Phương Thảo, khoa Quốc Tế, ĐH QGHN 14.! Ảnh hưởng của quá trình du nhập văn hoá Nhật Bản vào Việt Nam từ cuối thế kỉ XX đến nay, KLTN 2009, Khoa Quốc tế, ĐH QGHN 15.! Những bài học về quan hệ Việt Nam Nhật Bản – Kimura Hiroshi, Furuta Motoo, Nguyễn Duy Dũng (CB), NXB Thống Kê 16.! Japanese Studies in South and SouthEast Asia, The Japan Fouandation, 2008 17.! Hợp tác và giao lưu văn hoá giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới – Ngô Lan Hương, 2015, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á 18.! Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” – Trần Quốc Vượng, tái bản, NXB ĐHQG Hà Nội 19.! Giáo trình “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm, tái bản, NXB ĐHQG Hà Nội 20.! Một số trang web -! Trang web chính thức của quỹ giao lưu văn hoá Nhật Bản -! Trang web chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_11_3975_2066061.pdf
Luận văn liên quan