Đề tài Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty đã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý kinh doanh thương mại của đơn vị: công tác bán hàng đảm bảo theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng đối với từng khách hàng, phản ánh được chính xác kế toán xác định kết quả bán hàng của Công ty thực thi, cách tính đơn giản và tổng kết tính toán một cách chính xác. Việc lập các chứng từ kế toán liên quan đến hàng hoá bán ra nhìn chung là kịp thời, chấp hành đúng quy định của hệ thống kế toán Việt Nam. Các mẫu sổ kế toán sử dụng đơn giản cụ thể dễ ghi chép. Về công tác tổ chức lao động kế toán, toàn bộ các nhân viên kế toán Công ty có trình độ đại học, nắm vững chế độ kế toán tài chính. Các nhân viên trong phòng kế toán được phân công phân nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo mỗi người đều phải có trách nhiệm với phần hàng mình đảm nhận. Bên cạnh tính độc lập thì việc tổ chức kế toán của Công ty còn đảm bảo được tính thống nhất nhịp nhàng giữa công việc củacác kế toán viên. Giữa các kế toán viên thường xuyên có sự kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán.Về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kết toán, trong những năm gần đây Công ty đã đưa máy vi tính vào sử dụng trong kế toán. Phòng kế toán được trang bị nhiều máy vi tính, phần lớn các nhân viên kế toán có khả năng sử dụng được chương trình kế toán máy. mặc dù phần lớn công việc kế toán vẫn được ghi chép bằng tay xong việc đưa máy vi tính vào sử dụng bước đầu đã tạo điều kiện hoàn thiện hơn công tác kế toán ở Công ty đặc biệt là trong việc lưu trữ và cung cáp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh của Công ty.

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số phát sinh. + Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. 1.5.5. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính tại Công ty. Công ty cổ phần Dạ Lan hàng năm lập Báo cáo tài chính theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006, bao gồm các báo cáo sau đây: + Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính đối với Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính. Báo cáo nội bộ của công ty: + Báo cáo về tình hình nhập xuất tồn kho hàng hóa + Báo cáo theo dõi công nợ phải thu, phải trả với khách hàng và nghĩa vụ với nhà nước + Báo cáo về tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng + Báo cáo về tình hình bán hàng và kết quả kinh doanh. 1.5.6. Một số chế độ kinh tế tài chính mà công ty đang áp dụng. - Chế độ kế toán của công ty là chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Kỳ kế toán là một năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá trị vốn hàng xuất kho: giá thực tế đích danh. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. 1.6. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty 1.6.1. Ưu điểm + Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. + Cán bộ kế toán trong công ty có trình độ cao, nhiệt tình với công việc, đã có nhiều năm gắn bó với công ty, có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán. + Công tác kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. + Công ty đã và đang chấp hành nghiêm chỉnh, đúng đắn chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành. 1.6.2. Nhược điểm + Trình độ tin học của nhân viên kế toán còn chưa cao + Máy móc thiết bị được trang bị nhưng còn thiếu kỹ thuật nên hư hỏng thường xuyên + Việc cập nhật các chế độ kế toán mới chưa nhanh nhạy 1.7. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển của Công ty 1.7.1. Thuận lợi. Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của kinh tế, Dạ Lan luôn đề cao và không ngừng thúc đẩy hợp tác trên nhiều phương diện. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa về lĩnh vực kinh doanh ẩm thực và tổ chức sự kiện, Dạ Lan - với tiêu chí “Tinh tế - Chất lượng - Chuyên nghiệp” hiện đang hướng tới phân khúc thị trường là những khách hàng tiềm năng và những kế hoạch, chương trình lớn. Bên cạnh đó, Dạ Lan mạnh dạn kinh doanh các sản phẩm dịch vụ khác như: sự kiện; nước tinh khiết, đá viên; rượu nếp cái hoa vàng; thể dục thẩm mỹ và thể hình; đào tạo nghề… Quy mô Dạ Lan mở rộng trên nhiều địa bàn của tỉnh Thanh Hóa gồm: Dạ Lan Center, Dạ Lan Star, Dạ Lan Sea, Dạ Lan Event, Dạ Lan Factory. 1.7.2. Khó khăn. - Đây là nghề kinh doanh đặc biệt, bởi đối tượng kinh doanh trực tiếp của nghề này chính là con người. Mặt khác nghề kinh doanh này Nhà nước chưa quản lý được và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nên đòi hỏi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. - Việc tiêu thụ sản phẩm mang tính thời điểm trong ngày và mang tính thời vụ trong năm. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ thường phụ thuộc vào thời vụ thời điểm. Vấn đề này xuất phát từ tính chất đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nắm bắt dược tình hình thực tế của xã hội, tình hình thực tại của địa phương cũng như sự kiện sắp – sẽ diễn ra tại địa phương và các vùng xung quanh. Ví dụ: các tiệc liên hoan “tân hôn” thường diễn ra nhiều vào những tháng của mùa xuân ... hay thời điểm các đơn vị hội họp báo cáo kết quả tổng kết... Khách hàng có thể đặt các xuất ăn với nhà hàng trước cũng có thể không thông báo trước hoặc có thể thay đổi khẩu phần ăn mà không báo trước. 1.7.3. Hướng phát triển. * Tầm nhìn chiến lược: Dạ Lan trở thành một trong những thương hiệu lớn trên cả nước về lĩnh vực Ẩm thực – Sự kiện * Sứ mệnh: - Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của khách hàng. - Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên. - Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Chương 2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan 2.1. Công tác tổ chức quản lý bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dạ Lan. 2.1.1. Khái niệm bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu là lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất - kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một vị trí vững chắc trên thị trường. 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Quá trình bán hàng có thể chia thành nhiều giai đoạn, song tập trung chủ yếu vào khâu chi phí và bán hàng. Chi phí chi ra để có được số hàng đem ra bán. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là kết quả bán hàng được biểu hiện qua lợi nhuận. Kết quả bán hàng là bộ phận quan trọng nhất trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hóa được bán nhanh chóng sẽ làm tăng vòng quay của vốn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, trang trải được chi phí, đảm bảo được lợi nhuận. Kết quả bán hàng và quá trình bán hàng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Vì vậy, tổ chức quá trình bán hàng tốt là cơ sở để có kết quả bán hàng cao, giúp doanh nghiệp tăng vòng quay vốn lưu động, tăng luân chuyển hàng hóa trong kỳ, đem lại kết quả cao trong kinh doanh. Kết quả tiêu thụ được phân phối cho các chủ sở hữu, nâng cao đời sống người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Bên cạnh đó, kết quả bán hàng còn là chỉ tiêu tài chính quan trong thể hiệu rõ nét hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tham gia thị trường vốn, nâng cao năng lực tài chính. Hơn nữa, thông qua quá trình bán hàng đảm bảo cho các đơn vị khác có mối quan hệ mua bán với doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dung của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối tiền hàng, làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển… 2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về giá vốn hàng hóa, chi phí và lợi nhuận, từ đó khắc phục được những thiếu sót trong công tác quản lý. Việc tổ chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bán hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, đồng thời tạo nên sự thống nhất trong hệ thống kế toán chung của doanh nghiệp. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý về thành phẩm, hàng hóa; bán hàng xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động. Kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng. - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước vầ tình hình phân phối kết quả các hoạt động. - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. 2.1.4. Đặc điểm của hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Dạ Lan Công ty Cổ phần Dạ Lan đang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng iPOS với nhiều chức năng ưu việt. Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS được thiết kế mở, giúp nhà quản lý có thể thay đổi các chức năng, phân quyền nhân viên, cài đặt thêm bớt món, nhóm món, thay đổi thực đơn theo ngày.. chuyển chỗ cho khách, tách bàn, ghép bàn.. tách hóa đơn, đặt chỗ, đặt món và nhiều tính năng khác hỗ trợ cho nhà quản lý trong mọi tình huống. Với một thao tác đóng sau khi gọi món, tất cả các món ăn khách đặt được in ngay vào máy in bếp, các món ăn được chế biến và phục vụ ngay cho khách, giúp nhà quản lý tiết kiệm tối đa về thời gian, nhân lực, giúp nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao hình ảnh, độ chuyên nghiệp của quán. 2.1.5. Các hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán. Hình thức và phương thức bán hàng phản ánh mối quan hệ giữa người mua và người bán trong quá trình trao đổi, mua bán, thanh toán, vận chuyển. Tùy theo tiêu thức phân loại mà có thể có nhiều hình thức và phương thức bán khác nhau: - Theo địa điểm giao hàng có: bán tại kho của người cung ứng, tại kho của doanh nghiệp thương mại, bán qua các quầy hàng, cửa hàng, tại các đơn vị tiêu dùng và hình thức bán tận đơn vị tiêu dùng, bán theo yêu cầu của khách hàng. Việc xác định các hình thức bán này căn cứ vào khối lượng mua bán, nhu cầu tiêu dùng, điều kiện vận chuyển. - Theo khâu lưu chuyển hàng hóa có: bán buôn và bán lẻ. + Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng. Hàng hóa sẽ tiếp tục được xuất hiện trên thị trường sau khi thực hiện bán buôn, tức là kết thúc bán buôn hàng hóa vẫn nằm trong khâu lưu thông chứ chưa bước vào tiêu dùng. + Bán lẻ là bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, thanh toán ngay. Hàng hóa qua bán lẻ chính thức được tiêu dùng và không còn được tái xuất hiện trên thị trường nữa. Do phải trải qua nhiều khâu bán buôn, lưu kho, lưu bãi, bảo quản, dự trữ… cho nên giá bán lẻ bao giờ cũng cao hơn giá bán buôn. - Theo phương thức bán có: bán theo hợp đồng, đơn hàng; thuận mua vừa bán. Tùy theo vai trò quan trọng của hàng hóa mua bán, khối lượng hàng hóa mua bán mà người mua có thể ký hợp đồng hoặc gửi đơn hàng tới người bán. Đối với những hàng hóa mua lặt vặt, không quan trọng, có thể thuận mua vừa bán không cần phải ký kết hợp đồng. - Theo mối quan hệ thanh toán có: mua đứt bán đoạn (thanh toán ngay) và sử dụng các hình thức thanh toán tín dụng. Hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua internet, qua người môi giới… Bán hàng tự phục vụ hoặc bán hàng tự động: Khách hàng có thể tự chọn hàng hóa, việc thu tiền được thực hiện bởi nhân viên thu ngân, cuối ngày căn cứ vào số tiền thu được lập báo cáo thu và nộp tiền về cho thủ quỹ. Nhân viên bán hàng căn cứ lượng hàng bán ra cũng lập báo cáo bán hàng nộp về cho kế toán. 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán. 2.2.1. Phương pháp tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán. a). Khái niệm về giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán thuần là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. b). Phương pháp tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán. Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán được tính qua ba bước: Bước 1: Tính trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất bán. Theo quy định hiện hành, trị giá mua của hàng hóa xuất bán có thể tính theo các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh. - Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp nhập trước, xuất trước. - Phương pháp nhập sau, xuất trước. Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp tính theo giá đích danh Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán Chi phí thu mua phân bổ cho hàng còn đầu kỳ Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trị giá mua hàng còn đầu kỳ Trị giá mua hàng nhập trong kỳ Trị giá mua hàng hóa xuất bán trong kỳ = x + + Bước 2: Tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ. Trị giá vốn hàng hóa xuất bán. Trị giá mua hàng hóa xuất bán. Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa xuất bán. = + Bước 3: Tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán. c). Chứng từ, tài khoản sử dụng. * Chứng từ sử dụng. - Phiếu xuất kho; - Bảng tổng hợp nhập xuất tồn; - Bảng phân bổ giá vốn; - Các chứng từ kế toán khác có liên quan. * Tài khoản sử dụng. Kế toán trị giá vốn hàng hóa xuất bán sử dụng các tài khoản sau: TK 157 – Hàng gửi đi bán TK 632 – Giá vốn hàng bán. Ví dụ: - Ngày 14/04/2013 xuất kho nước khoáng bình 19 lít với số lượng là 20 bình, đơn giá 10.000 đồng. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. - Vào sổ chứng từ ghi sổ: Đơn vị: Công ty Cổ phần Dạ Lan Địa chỉ: Mẫu số S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 14 tháng 04 năm 2013 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất kho nước khoáng bình 19 lít 111 155 200.000 Cộng 200.000 Kèm theo ... chứng từ gốc Người lập (ký, họ tên) Ngày 14 tháng 04 năm 2013 Kế toán trưởng (ký, họ tên) Do Công ty Cổ phần Dạ Lan đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng iPOS có tính năng hỗ trợ kế toán. Trong đó, mẫu sổ báo cáo bán hàng hằng ngày để theo dõi doanh số bán hàng hàng ngày và hàng tồn kho là một trong những mẫu được lập trình sẳn trong phần mềm quản lý bán hàng iPOS. Ví dụ: Báo cáo bán hàng hằng ngày của ngày 1/04/2013 tại Quầy V, Dạ Lan 1 như sau: CÔNG TY DẠ LAN BÁO CÁO BÁN HÀNG Người bán hàng:……………………. Dạ Lan I, Quầy V Ngày 1 tháng 4 năm 2013 Đvt: nghìn đồng Stt Danh mục hàng hóa ĐVT Đơn giá Tồn đầu Nhập Tồn cuối Bán TM Bán nợ Xuất Kho Bếp Q2 Q3 SL Tiền SL Tiền Bếp Q2 Q3 Nbộ TK I Hàng chuyển 1 R.gremone Chai 14.000 03 03 2 R.maccaland 21 Chai 9.850 3 R.maccaland 18 Chai 6.800 02 02 4 R.Chivasbi 21 Chai 3.500 01 01 5 R.Chivasbi 12 Chai 800 6 R.Balentino 21 Chai 2.750 01 01 7 R. henessy Chai 1.500 01 01 8 R.Gold vàng lớn Chai 1.280 01 01 9 R.Jond đỏ Chai 850 02 02 10 R.Siminoff Chai 500 05 05 11 R.putinka tròn Chai 600 01 01 12 R.putinka vuông Chai 750 02 02 13 R.Vodka Thụy điển Chai 500 02 02 14 R.Vodka nhôm Chai 500 03 03 15 R.beyley Chai 600 01 01 Stt Danh mục hàng hóa ĐVT Đơn giá Tồn đầu Nhập Tồn cuối Bán TM Bán nợ Xuất Kho Bếp Q2 Q3 SL Tiền SL Tiền Bếp Q2 Q3 Nbộ TK 16 R.Vodka HN bé Chai 60 47 47 17 R.Vodka HN lớn Chai 120 12 12 18 R.men bé Chai 120 25 25 19 R.Men lớn Chai 60 18 (12) 19 11 1 320 20 R. quê mình Chai 40 43 42 01 40 21 R.nếp cái Chai 120 01 01 22 Bia Heniken chai Chai 27 93 93 23 Bia Heniken lon Lon 27 44 43 01 27 24 Bia thanh hoa Chai 15 01 01 25 Bò húc Lon 17 66 64 02 34 26 Nước ngọt Lon 15 164 138 03 45 23 345 27 Nước khoáng lỡ Chai 7 540 444 05 35 19 133 28 Nước khoáng bé Chai 4 29 Nước khoáng bình 19 lít Bình 10 20 19 01 10 30 Thuốc vinataba Bao 20 03 02 01 20 31 Thuốc ngựa Bao 25 15 14 01 15 32 Khăn lạnh 1 lần Cái 2 50 04 10 20 36 72 Stt Danh mục hàng hóa ĐVT Đơn giá Tồn đầu Nhập Tồn cuối Bán TM Bán nợ Xuất Kho Bếp Q2 Q3 SL Tiền SL Tiền Bếp Q2 Q3 Nbộ TK 33 Bánh đa Cái 10 15 12 03 30 34 Quẩy Cái 2 07 05 02 4 35 Lạc rang Gói 5 03 01 02 10 II Hàng ký gửi 36 R.Chiva 18 Chai 37 R.Chi nê bầu Bầu 02 02 38 Thuê bàn ghế 10 10.150 III Hàng giải khát 39 Sinh tố Ly 40 Nước cam vắt Ly 45 41 Bưởi ép Ly 70 42 Cooctai nếp cẩm Ly 20 43 Cà phê fin Ly 20 42 840 Cộng tiền 11.280 1.870 Thuế VAT 1128 187 Tổng cộng 12408 2057 Thu nợ: Khách nợ: 1. Cô Loan, số 642 – Quang trung2 – P.Đông Vệ : 400 .000 1. Chị Sen, họp lớp : 11.230.000 2. Chị Sen, họp lớp : 8.230. 000 2. Chị khánh, TT giám định y khoa : 750.000 3………………………………………………………………. 3. Anh Hào – Giám đốc : 50.000 Tổng thu nợ: 8.630.000 đồng Tổng nợ: 12.030.000 đồng Tích kê tiền mặt: Kết quả bán hàng trong ngày:………….. Chi tiền hàng:…………………. Loại tiền Số tờ Thành tiền 500 000 200 000 100 000 50 000 20 000 10 000 Tiền lẻ Cộng Danh mục Bán hàng Kiểm toán Chênh lệch Ghi chú Thu nợ 8 630 000 Tiền bán hàng 11 280 000 VAT 1 128 000 Cộng tiền mặt 21 038 000 Công nợ 12 030 000 Doanh thu 33 068 000 Số tờ kê 01 Chuyển quầy: ………………………………………………………………. Phó giám đốc Kế toán công ty Lãnh đạo cơ sở Kế toán cơ sở Thủ quỹ Bán hàng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) 2.3. Kế toán doanh thu bán hàng 2.3.1. Khái niệm về doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh. Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả các khoản phụ phí, phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu bán hàng thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại ( và khoản thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp). 2.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng. a. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn giá trị gia tăng. - Hóa dơn bán hàng thông thường. - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi. - Báo cáo bán hàng, thẻ quầy hàng. - Giấy nộp tiền. - Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc thanh toán, giấy báo ngân hàng… - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng trả lại. b. Tài khoản sử dụng. TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 bao gồm các tài khoản cấp 2: - TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa. - TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm. - TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. - TK 5118 – Doanh thu khác. Ví dụ: Ngày 17/04/2013 công ty bán đồ ăn cho khách hàng với số tiền là 3.300.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT), công ty đã trả bằng tiền mặt. Kế toán tiến hành ghi nhận trị giá vốn của hàng xuất bán và doanh thu của số hàng đã bán và định khoản: Nợ TK 111: 3.300.000 Có TK 511(1): 3.000.000 Có TK 3331 : 300.000 Ngày 15/12/2012 công ty bán lẻ cho khách hàng số tiền 1.980.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT), công ty đã trả bằng tiền mặt. Kế toán tiến hành ghi nhận trị giá vốn của hàng xuất bán và doanh thu của số hàng đã bán và định khoản: Nợ TK 111: 1.980.000 Có TK 511(1): 1.800.000 Có TK 3331 : 180.000 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/10P Liên 1: Lưu Số: 0023218 Ngày 17 tháng 4 năm 2013 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN DẠ LAN Mã số thuế: 2800569977 Địa chỉ: Số 01, Phan Chu Trinh, P. Điện Biên, TP. Thanh hóa, Tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: 037.3852.004 Fax: 037.3850.721 Số tài khoản:5011 000 000 3277 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH B.Broun Việt Nam Mã số thuế: 0100114064 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Thanh Oai, Thanh Oai, Hà Nội Hình thức thanh toán: tiền mặt Số tài khoản:................................. STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Sỗ lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 Tiền ăn uống tiếp khách 3 000 000 Cộng tiền hàng: 3 000 000 Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT: 300 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 3 300 000 Số tiền viết bằng chữ: (ba triệu ba trăm ngàn đồng) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/10P Liên 1: Lưu Số: 0023227 Ngày 20 tháng 4 năm 2013 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN DẠ LAN Mã số thuế: 2800569977 Địa chỉ: Số 01, Phan Chu Trinh, P. Điện Biên, TP. Thanh hóa, Tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: 037.3852.004 Fax: 037.3850.721 Số tài khoản:5011 000 000 3277 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Bảng kê bán lẻ Mã số thuế: không có Địa chỉ: không có Hình thức thanh toán: tiền mặt Số tài khoản:................................. STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Sỗ lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 Tiền ăn 1 800 000 Cộng tiền hàng: 1 800 000 Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT: 180 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 1 980 000 Số tiền viết bằng chữ: (Một triệu chín trăm tám mươi ngàn đồng) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) TẬP HỢP CÁC KHOẢN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Tháng 4 năm 2013 Đvt: đồng STT Chỉ tiêu Tháng 4/2013 Tháng 3/2013 1 Tự chế 4 522 866 000 6 038 926 500 2 Nước giải khát 710 228 000 746 911 000 3 Chuyển bán 1 530 040 000 1 992 004 000 4 Sự kiện 235 499 000 285 532 500 5 Karaoke 9 306 000 12 217 000 6 VAT 38 063 000 59 321 000 7 Dịch vụ thể dục thể hình 104 109 000 108 605 000 8 Doanh thu SX Hoàng Long 132 092 000 148 736 000 Tổng doanh thu 7 282 204 000 9 392 253 000 2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; doanh thu hàng đã bán bị trả lại; thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu. Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khỏan giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh; thuyết minh báo cáo tài chính). * Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch gía bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. * Doanh thu hàng đã bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại… * Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng do hàng kém phẩm chất, sai quy cách, không đúng thời hạn; …đã ghi trong hợp đồng hoặc hàng bị lạc hậu so với thị hiếu. Tài khoản sử dụng: TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2. - TK 5211 – Chiết khấu thương mại: Phản ánh số giảm giá cho người mua hàng với khối lượng hàng lớn được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác liên quan đến bán hàng. - TK 5212 – Hàng bán bị trả lại: Phản ánh trị giá bán của số hàng hóa đã bán bị khách hàng trả lại. - TK 5123 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán so với giá bán ghi trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường phát sinh trong kỳ. Ví dụ: Ngày 16/4/2013 phát sinh hàng bán bị trả lại nước khoáng bình 19 lít với số lượng là 15 bình, đơn giá 10.000 đồng. Công ty đã bán cho khách hàng theo hóa đơn GTGT số 005172 ngày 12/4/2013 do chất lượng nước không đảm bảo. Kế toán bán hàng đã ghi nhận số hàng bán bị trả lại và nhập lại kho. Định khoản nghiệp vụ trên: Nợ TK 5212: 10.000 Có TK 131: 10.000 Đơn vị: Dạ Lan Hoàng Long Bộ phận: Mẫu số: 01 - VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 16 tháng 04 năm 2013 Số............................. - Họ và tên người giao: Nguyễn Thị Bình -Theo hóa đơn GTGT số 005172 ngày 12 tháng 04 năm 2013 Nhập tại kho: kho số 3 địa điểm:................................ STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Nước khoáng bình 19 lít bình 15 15 10.000 150.000 Cộng 150.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): một trăm năm mươi nghìn đồng - Số chứng từ gốc kèm theo: 2 Ngày 16 tháng 04 năm 2013 Người lập phiếu (đã kí)  Người giao hàng (đã kí) Thủ kho (đã kí)  Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhận) (đã kí)  Đơn vị: Công ty Cổ phần Dạ Lan Địa chỉ: Mẫu số S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 16 tháng 04 năm 2013 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Hàng bán bị trả lại 521 131 150 000 Cộng 150 000 Kèm theo ... chứng từ gốc Người lập (ký, họ tên) Ngày 16 tháng 04 năm 2013 Kế toán trưởng (ký, họ tên) 2.5. Kế toán chi phí bán hàng * Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. * Chi phí bán hàng được quản lý và hạch toán theo các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nhân viên: Là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hoá ... gồm: tiền lương, tiền công, tiền ăn trưa, phụ cấp, các khoản trích theo lương. - Chi phí vật liệu bao bì: Là các khoản phải bỏ ra cho việc mua bao bì để bảo quản hàng hoá, giữ gìn, vận chuyển hàng hoá trong quá trình bán hàng, vật liệu dùng cho việc sửa chữa, bảo quản TSCĐ của Công ty. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là những chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng như: nhà kho, phương tiện vận chuyển .... - Chi phí bảo hành: Là các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành hàng hoá, sản phẩm đã bán cho khách hàng như: chi phí sửa chữa, thay thế sản phẩm, hàng hoá... - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê bốc dỡ, vận chuyển, hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng. - Các chi phí khác bằng tiền như: chi phí giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hàng hoá, chi phí tiếp khách .... - Tập hợp chi phí bán hàng * Tài khoản sử dụng: TK 6421 – Chi phí bán hàng. 2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến họat động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. * Bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí vật liệu quản lý. - chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Thuế, phí và lệ phí. - Chi phí dự phòng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. * Tài khoản sử dụng: TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp TẬP HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH Tháng 4 năm 2013 ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Tháng 4/2013 Tháng 3/2013 1 Chi phí chất đốt 121 422 000 152 054 000 2 Chi phí điện sáng 133 269 400 108 054 000 3 Tiền nước 27 407 900 28 346 000 4 Công cụ 28 817 000 33 399 000 5 Phí giao dịch 36 500 000 92 119 000 6 Chi phí tiền lương CB - CNV 895 273 000 821 242 000 Cộng 1 242 689 000 1 235 214 000 2.7. Kế toán thu nhập khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. Ví dụ: Ngày 03/04/2013 nhượng bán 1 máy tính văn phòng không sử dụng đến có nguyên giá là 11.000.000 đồng, đã khấu hao hết 6.400.000 đồng. Với giá bán chưa thuế là 5.200.000 đồng, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền mặt. Vào sổ chứng từ ghi sổ: Đơn vị: Công ty Cổ phần Dạ Lan Địa chỉ: Mẫu số S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 03 tháng 04 năm 2013 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Thu nhập từ nhượng bán TSCĐ hữu hình 111 711 5 200 000 Cộng 5 200 000 Kèm theo ... chứng từ gốc Người lập (ký, họ tên) Ngày 03 tháng 04 năm 2013 Kế toán trưởng (ký, họ tên) 2.8. Kế toán chi phí khác Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy nộp thuế; - Các khoản chi phí khác. Ví dụ: Cũng từ ví dụ trên chi phí nhượng bán là 400.000 đồng đã trả bằng tiền mặt Vào sổ chứng từ ghi sổ: Đơn vị: Công ty Cổ phần Dạ Lan Địa chỉ: Mẫu số S02a-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 03 tháng 04 năm 2013 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí nhượng bán TSCĐ hữu hình 811 111 400 000 Cộng 400 000 Kèm theo ... chứng từ gốc Người lập (ký, họ tên) Ngày 03 tháng 04 năm 2013 Kế toán trưởng (ký, họ tên) 2.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.9.1 Phương pháp tính: * Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất thuế TNDN Thu nhập chịu thuế = x * Phương pháp tính: : * Chứng từ sử dụng: - Các tờ khai thuế tạm nộp/quyết toán thuế TNDN hàng năm. - Thông báo thuế và Biên lai nộp thuế. - Các chứng từ kế toán có liên quan khác… * Tài khoản sử dụng. TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính. 2.9.2. Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 821 911 Kết chuyển chi phí thuế TNDN 3334 Tạm tính thuế TNDN phải nộp và điều chỉnh bổ sung tăng số thuế TNDN phải nộp Điều chỉnh giảm số thuế TNDN (khi số tạm nộp > số phải nộp) Sơ đồ: 2.3 – Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng _ Trị giá vốn hàng xuất bán Chi phí quản lý kinh doanh _ _ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp * Phương pháp xác định kết quả bán hàng: * Chứng từ sử dụng: - Chứng từ kết chuyển như: Phiếu kế toán, chứng từ ghi sổ, Bảng tổng hợp chứng từ kết chuyển,…. - Bảng kết chuyển doanh thu thuần. - Bảng kết chuyển giấ vốn hàng bán. - Bảng kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh. - Bảng xác định kết quả kinh doanh. * Tài khoản sử dụng: Để xác định và phản ánh kết quả bán hàng, kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở các đơn vị cơ sở ( chi tiết ) như sau: Công ty Cổ phần Dạ Lan Phòng Tài chính – Kế toán BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT HỘNG KINH DOANH Tháng 04 năm 2013 ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện tháng 4/2013 Dạ Lan center Dạ Lan star Dạ Lan Event Dạ Lan Hoàng Long I Doanh số 7 282 204 000 3 746 531 000 1 770 014 000 1 633 567 000 132 092 000 1 Tự chế 4 522 866 000 2 308 452 000 1 192 885 000 1 021 529 000 2 Nước giải khát 710 228 000 371 560 000 82 768 000 255 900 000 3 Chuyển bán 1 530 040 000 989 795 000 366 104 000 174 141 000 4 Sự kiện 235 499 500 58 000 000 5 Karaoke 9 306 000 6 VAT 38 063 000 18 724 000 7 Dịch vụ thể dục thể hình 104 109 500 104 109 500 8 Doanh thu sx Hoàng Long 132 092 000 132 092 000 II Giá vốn 3 458 008 000 1 878 972 000 851 038 100 665 480 300 62 517 600 1 Tự chế 2 310 166 800 1 174 436 000 606 975 000 528 746 800 2 Nước giải khát 198 750 000 115 486 000 33 014 000 50 250 000 3 Chuyển bán 863 051 100 579 050 000 199 380 100 84 621 000 4 Sự kiện 20 660 000 10 000 000 10 660 000 5 Karaoke 6 VAT 7 Dịch vụ thể dục thể hình 1 862 500 1 862 500 8 Doanh thu sx Hoàng Long 62 517 600 62 517 600 III Lãi gộp 3 824 196 000 1 867 559 000 918 975 900 968 086 700 69 574 400 1 Tự chế 2 212 699 200 1 134 016 000 585 901 000 492 782 200 2 Nước giải khát 511 478 000 256 074 000 49 754 000 205 650 000 3 Chuyển bán 666 988 900 410 745 000 166 723 900 89 520 000 4 Sự kiện 214 839 500 48 000 000 89 090 000 77 749 500 5 Karaoke 9 306 000 9 306 000 6 VAT 38 063 000 18 724 000 19 201 000 138 000 7 Dịch vụ thể dục thể hình 102 247 000 102 247 000 8 Doanh thu sx Hoàng Long 69 574 400 69 574 400 IV Chi phí quản lý kinh doanh 1 242 689 000 467 075 000 202 216 000 366 967 700 18 575 600 1 Chi phí chất đốt 121 422 000 68 594 000 27 271 000 25 557 000 2 Chi phí điện sáng 137 269 400 56 330 000 54 195 000 26 744 400 3 Tiền nước 27 407 900 13 115 000 7 128 000 7 164 900 4 Công cụ 28 817 000 28 517 000 300 000 5 Phí giao dịch 36 500 000 28 500 000 8 000 000 IV Lãi ròng 2 581 507 000 1 400 484 000 716 759 900 601 119 000 50 998 800 2.11. Nhận xét đánh giá về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 2.11.1. Ưu điểm. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty đã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý kinh doanh thương mại của đơn vị: công tác bán hàng đảm bảo theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng đối với từng khách hàng, phản ánh được chính xác kế toán xác định kết quả bán hàng của Công ty thực thi, cách tính đơn giản và tổng kết tính toán một cách chính xác. Việc lập các chứng từ kế toán liên quan đến hàng hoá bán ra nhìn chung là kịp thời, chấp hành đúng quy định của hệ thống kế toán Việt Nam. Các mẫu sổ kế toán sử dụng đơn giản cụ thể dễ ghi chép. Về công tác tổ chức lao động kế toán, toàn bộ các nhân viên kế toán Công ty có trình độ đại học, nắm vững chế độ kế toán tài chính. Các nhân viên trong phòng kế toán được phân công phân nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo mỗi người đều phải có trách nhiệm với phần hàng mình đảm nhận. Bên cạnh tính độc lập thì việc tổ chức kế toán của Công ty còn đảm bảo được tính thống nhất nhịp nhàng giữa công việc củacác kế toán viên. Giữa các kế toán viên thường xuyên có sự kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán.Về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kết toán, trong những năm gần đây Công ty đã đưa máy vi tính vào sử dụng trong kế toán. Phòng kế toán được trang bị nhiều máy vi tính, phần lớn các nhân viên kế toán có khả năng sử dụng được chương trình kế toán máy. mặc dù phần lớn công việc kế toán vẫn được ghi chép bằng tay xong việc đưa máy vi tính vào sử dụng bước đầu đã tạo điều kiện hoàn thiện hơn công tác kế toán ở Công ty đặc biệt là trong việc lưu trữ và cung cáp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh của Công ty. 2.11.2. Nhược điểm. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bộ phận kế toán cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. - Là công ty thương mại, kinh doanh nhiều loại hàng hóa; thực hiện bán hàng có kèm theo khuyến mại; đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giá các loại hàng hóa lại liên tục thay đổi, đòi hỏi các nhân viên kế toán phải liên tục theo dõi giá cả và phải nắm bắt được các chính sách khuyến mại đối với từng loại hàng hóa để cập nhật vào sổ kế toán và thực hiện theo đúng chính sách bán hàng của công ty. - Chưa mở rộng; đa dạng hóa các phương thức bán hàng. Công ty mới chỉ áp dụng 2 hình thức bán hàng đó là: Bán buôn trực tiếp qua kho; bán lẻ tại kho và tại cửa hàng bán sản phẩm của công ty; bán hàng đường phố; dùng hàng hóa để khuyến mại. - Công ty mới chỉ sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng iPOS, chưa sử dụng phần mềm kế toán máy. Công ty đang còn viết tay các loại sổ sách và sử dụng Excel trên máy vi tính. Chương 3 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp thương mại sẽ không ngừng phát triển mạnh để mở rộng quan hệ buôn bán, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trong hoạt động kinh tế thương mại, quá trình bán hàng là khâu cuối cùng quan trọng nhất trong quá trình luân chuyển vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Vốn hàng hóa thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh, do đó, phải được theo dõi chặt chẽ, thường xuyên. Vì vậy, phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cả mặt nội dung lẫn phương pháp kế toán cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. Để hoàn thiện việc kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng và toàn bộ kế toán nói chung, đòi hỏi đáp ứng một số yêu cầu sau: - Hoàn thiện phải trên cơ sở tôn trọng thể chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Việc tổ chức hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của chế độ kế toánViệt Nam, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. - Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh phải dựa trên các quyết định ban hành của Bộ tài chính về các phương pháp thực hiện, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, chế độ báo cáo kế toán và tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm quản lý của công ty, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý – kinh doanh; đặc điểm tổ chức công tác kế toán nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. - Phải hướng tới làm tốt hơn vai trò cung cấp thông tin của kế toán cho công tác quản trị trong nội bộ công ty cũng như cho các nhà quản trị tài chính, những người quan tâm về tình hình tài chính của công ty; phải đảm bảo đáp ứng đáp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp theo yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện còn phải tính đến trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán và điều kiện vật chất của công ty. - Hoàn thiện phải nhạy bén, chân thực, phù hợp với quy luật thị trường trên cơ sở tiết kiệm thời gian, chi phí. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. Để hoàn thiện việc kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Dạ Lan, theo tôi thì cần phải thực hiện những công việc sau: Thứ nhất: Trang bị thêm một số máy vi tính; máy in cho phòng kế toán để đáp ứng cho việc nhập số liệu cũng như việc in chứng từ, sổ sách khi cần thiết để tránh việc trì trệ công tác kế toán. Do đặc điểm là kinh doanh mua – bán các loại hàng hoá, do đó các nghiệp vụ mua-bán hàng là phát sinh thường xuyên hằng ngày, khối lượng công việc cần thực hiện nhiều. Phòng làm việc của công ty chưa đáp ứng được tính bảo mật của công tác kế toán, chưa có phòng làm việc riêng cho đội ngũ nhân viên kế toán, các phòng ban còn sử dụng chung máy in nên kế toán thường bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc xung quanh, làm giảm hiệu quả và năng suất làm việc. Do vậy, công ty nên có phòng làm việc riêng cho phòng kế toán cũng như các phòng ban khác và mỗi phòng nên có một máy in để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các nhân viên. Cơ sở vật chất tốt và đầy đủ sẽ là động lực để các nhân viên hăng say làm việc và hiệu quả làm việc sẽ cao. Thứ 2: Về xây dựng hệ thống danh điểm vật tư hàng hoá. Xây dựng hệ thống danh điểm hàng hoá cho thống nhất trong toàn công ty để phục vụ cho việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu được rõ ràng thuận tiện và dễ phát hiện ra sai sót giữa kho và phòng kế toán. Công ty cần sử dụng một mẫu danh điểm hàng hoá gắn liền với chủng loại, quy cách, kích cỡ của hàng hoá, đặc biệt là phải dễ nhớ để khi nhìn vào danh điểm của một loại hàng hoá nào đó có thể nêu được tên cũng như đặc điểm của loại hàng hoá đó. Thứ 3: Đa dạng hoá các phương thức bán hàng. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, công ty nên xem xét thêm các phương thức bán hàng mới như: Thực hiện bán hàng qua mạng (công ty nên mở trang wed trên mạng để mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới);…Đặc biệt, công ty nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty, để họ có những hiểu biết thông thường về các hàng hoá mà công ty kinh doanh để có thể giới thiệu, hướng dẫn cho khách hàng những đặc điểm trong quá trình mua bán cũng như sử dụng. Đặc biệt giúp cho họ có được những cách chào hàng đặc biệt để thu hút thêm nhiều khách hàng. Thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, và cũng là để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Thứ 4: Về kỹ thuật; con người và tổ chức bộ máy kế toán khi sử dụng phần mềm kế toán. - Về kỹ thuật: Trang bị hệ thống thiết bị tin học phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ tin học của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán. Xây dựng quy chế sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính như: Quản lý máy chủ; quản lý dữ liệu; kiểm tra, kiểm soát việc đưa thông tin từ ngoài vào hệ thống; thực hiện công việc sao lưu dữ liệu định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và chế độ bảo hành, bảo trì hệ thống theo yêu cầu của nhà cung cấp phần mềm và nhu cầu của công ty; thực hiện phân quyền đối với các máy nhập và xử lý số liệu để đảm bảo tính bảo mật của số liệu kế toán; tổ chức trang bị và sử dụng các thiết bị lưu trữ an toàn cho hệ thống, bố trí và vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Về con người và tổ chức bộ máy kế toán. Lựa chọn hoặc tổ chức đào tạo cán bộ kế toán có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán và tin học. lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các khâu công việc: Lập chứng từ vào máy ; kiểm tra việc nhập số liệu vào máy; thực hiện các thao tác trên máy theo yêu cầu của phần mềm kế toán ... ;Quy định rõ trách nhiệm, yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính ; chức năng, nhiệm vụ của từng người sử dụng trong hệ thống; ban hành quy chế quản lý dữ liệu, quy định chức năng, quyền hạn của từng nhân viên ; quy định danh mục thông tin không được phép lưu chuyển. Tất cả các công việc trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho số liệu ít bị sai sót; phần mềm được vận hành và hoạt động có hiệu quả, tránh bị lỗi lập trình; tránh sự chồng chéo công việc kế toán; đảm bảo tránh mất mát, cũng như tính bảo mật số liệu kế toán. Để thực hiện được điều này phải có nguồn kinh phí lớn để thực hiện, ban đầu công ty có để đi vay hoặc lấy từ các nguồn khác. KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển công ty đòi hỏi phải năng động, linh hoạt có tính tích lũy cao, nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường. Để khẳng định sự tồn tại của mình buộc các doanh nghiệp phải tự vươn lên bằng sự nỗ lực của chính mình, không ngừng nâng cao vai trò và hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là việc tổ chức hoạt động kế toán. Công ty Cổ phần Dạ Lan tuy là một doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng cũng đã khẳng định được vị thế của mình và là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nhìn chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty là hoạt động có hiệu quả, phù hợp với hệ thống, chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Việc kế toán các khoản giá vốn hàng bán; doanh thu bán hàng; các khoản giảm trừ;… ở công ty thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được việc cung cấp các thông tin tài chính - kế toán kịp thời cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Với những thiếu sót cần được khắc phục hy vọng rằng trong tương lai công ty sẽ vươn xa hơn để cùng hòa nhập với kinh tế thế giới. Đáp ứng, phục vụ tốt, đầy đủ nhu cầu về chất lượng và số lượng sản phẩm, hàng hoá cho người tiêu dùng. Quá trình tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Dạ Lan đã giúp em có được bài học thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán “Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” nói riêng đây là những kinh nghiệm thực tiễn ban đầu và là tiền đề để em hiểu rõ hơn về công tác kế toán.Và vì thời gian có hạn cộng thêm kiến thức còn nhiều hạn chế nên việc trình bày và hình thức còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và góp ý của Cô Trần Thị Lan Hương – giáo viên hướng dẫn, cùng toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dạ Lan nói chung và Cô Loan – Kế toán trưởng cùng các anh chị phòng kế toán nói riêng. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty em thấy ngoài những mặt thuận lợi còn tồn tại những khó khăn nhất định.Việc khắc phục những khó khăn là một yêu cầu cấp thiết để công ty có thể phát triển tốt hơn. Từ việc quan sát thực tế tình hình công ty trong quá trình thực tập cùng với ý kiến của bản thân em xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: - Trang bị thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. - Hoàn thiện hơn nữa việc kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng như hoàn thiện về chứng từ; sổ chi tiết; sổ tổng hợp… - Công ty nên đa dạng hoá, mở rộng các phương thức bán hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng nhằm đạt được doanh số và lợi nhuận cao hơn. Và nên có những chính sách bán hàng phù hợp hơn. - Nên tìm kiếm những nguồn hàng mới đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời luôn duy trì nguyên tắc đặt chất lượng lên hàng đầu đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Tích cực tìm kiếm nhiếu hơn nữa các khách hàng mới trong thành phố và các huyện lân cận khác. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Giáo trình kế toán tài chính (GS.TS.NGND Ngô Thế Chi). Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội – năm 2010. Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán. Nhà xuất bản Lao Động – năm 2011. Các bài khóa luận và báo cáo thực tập của các khóa trước. MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dạ Lan 4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dạ Lan. 4 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty cổ phần Dạ Lan. 7 1.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 10 1.4. Tình hình kinh tế tài chính tại Công ty. 10 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 12 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. 12 1.5.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty. 13 1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty. 14 1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty. 14 1.5.5. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính tại Công ty. 16 1.5.6. Một số chế độ kinh tế tài chính mà công ty đang áp dụng. 16 1.6. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty 17 1.6.1. Ưu điểm 17 1.6.2. Nhược điểm 17 1.7. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển của Công ty 17 1.7.1. Thuận lợi. 17 1.7.2. Khó khăn. 18 1.7.3. Hướng phát triển. 18 Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan 19 2.1. Công tác tổ chức quản lý bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dạ Lan. 19 2.1.1. Khái niệm bán hàng. 19 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 19 2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 20 2.1.4. Đặc điểm của hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Dạ Lan 21 2.1.5. Các hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán. 22 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán. 23 2.3. Kế toán doanh thu bán hàng 23 2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 34 2.5. Kế toán chi phí bán hàng 37 2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 38 2.7. Kế toán thu nhập khác 39 2.8. Kế toán chi phí khác 40 2.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 42 1.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 43 2.11. Nhận xét đánh giá về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 46 2.11.1. Ưu điểm. 46 2.11.2. Nhược điểm. 47 Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan` 48 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 48 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 48 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dạ Lan. 49 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockt_ban_hang_cong_ty_co_phan_da_lan_4503.doc
Luận văn liên quan