Đề tài Thực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề tài đã tìm hiểu rõ về tình hình phát triển du lịch biển đảo trên thế giới và Việt Nam, thông qua thực tiễn đó lột tả được tầm quan trọng của du lịch biển đảo đối với phát triển du lịch của mỗi quốc gia trên thế giới đồng thời du lịch biển đảo đã mang lại lợi ích kinh tế, đa dạng hóa các loại hình du lịch, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn có ảnh hưởng tích cực tới xã hội như nâng cao đời sống nhân dân giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đề tài đã tìm ra nhiều vấn đề những thuận lợi và thành thành tựu đạt được , những khó khăn và hạn chế cần khắc phục. Thông qua thực trạng đó tạo một điểm nhấn cho du lịch biển đảo Quảng Nam phát triển trong tương lai, là cơ sở xây dựng những giải pháp phát triển những thuận lợi và khắc phục những tồn tại để đưa du lịch biển đảo Quảng Nam phát triển góp phần phát triển kinh tế, đa dạng hóa loại hình du lịch, tăng doanh thu cho ngành du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Dựa trên thực trạng, đề tài đã đưa ra hàng loạt những giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giải pháp đảm bảo khả thi với thực trạng và tương xứng với tiềm năng của vùng. Một khi giải pháp được thực hiện sẽ góp phần phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch thông qua các giải pháp đột phá phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam.

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng cuả vùng biển đảo Quảng Nam. Thứ ba, Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển Dựa trên những lợi thế về tài nguyên biển đảo cần phải giữ gìn sự đa dạng và phong phú của các bãi biển, tránh sự trùng lặp và đơn điệu của các bãi biển; quan tâm tới các loại hình vui chơi giải trí gắn với biển (lướt ván, đua thuyền, lặn biển..), đặc biệt lưu ý các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và khách nghỉ cuối tuần từ các đô thị lớn. Hình thành các bãi tắm có thương hiệu lớn Cửa Đại (Hội An),Bãi Rạng (Núi Thành), Bình Minh ( Thăng Bình), Hà My (Điện Bàn)... Thứ tư ,Sản phẩm du lịch- tham quan, nghiên cứu về sinh thái: Biển đảo Quảng Nam có lợi thế gần với các điểm du lịch sinh thái trong tỉnh như Hồ Phú Ninh (Phú Ninh), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (Hội An) và gần với di sản vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình). Vì vậy, đây là lợi thế để mở các tour du lịch biển gắn với du lịch sinh thái, nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu những điểm du lịch sinh thái, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan nghiên cứu của du khách Thứ năm, Sản phẩm du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử văn hóa Đảo Quảng Nam tiêu biểu là Cù Lao Chàm với sự đa dạng của các di tích văn hóa và tín ngưỡng, trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với một miền di sản thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, vô số các kinh đô của người ChămPa, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh... Vì vậy, vần bảo tồn các di tích có giá văn hóa lịch sử nhằm mở các tuyến du lịch biển gắn với tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử góp phần đa dạng chuyến tham quan của du khách. Thứ sáu, Sản phẩm du lịch gắn với các sự kiện đặc biệt Khu vực biển đảo Quảng Nam không chỉ có điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên mà còn có tiềm năng về mặt văn hóa như các lễ hội thống, văn hóa ẩm thực... dựa vào lợi thế này Quảng Nam thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa như tuần văn hóa du lịch thu hút đông đảo về tham quan. Tuy nhiên, để thu hút khách du lịch về với du lịch biển đảo trước hết phải tổ chức các sự kiện đặc thù mang tầm cỡ lớn ở vùng biển đảo như lễ hôi Cá ông là một trong những lễ hội đặc trưng ở vùng biển Xứ Quảng, tổ chức các lễ hội ẩm thực mang hương vị biển khơi, các sự kiện thể thao( lướt ván,đua thuyền,thả diều..)...tại các vùng biển đảo từ Điện Bàn kéo dài đến Núi Thành, nhằm tạo‘tiếng vang’ về du lịch biển đảo để thu hút khách du lịch đến với biển đảo Quảng Nam. 3. Đa dạng hóa các loại hình du lịch biển 3.1. Đặc điểm một số sản phẩm du lịch biển đảo - Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi là hình thức du lịch quan trọng nhất ở hầu hết các điểm du lịch. Du lịch nghỉ dưỡng thường phát triển nhờ sự phát riển đồng bộ của cơ sở hạ tầng du lịch, các tiện nghi, dịch vụ, chịu sự chi phối của việc xúc tiến quảng bá, và những chương trình tiếp thị: - Du lịch văn hoá và lịch sử: Tính đa dạng phong phú của các di tích và di sản, của những nền văn minh xa xưa, và của các dân tộc tạo ra sức hấp dẫn độc đáo. Dựa trên những mối quan tâm của khách châu á, châu Mỹ và Tây Âu có thể tạo ra nhiều tour du lịch đa dạng phục vụ khách. Các tour du lịch có thể được xây dựng quanh năm. Nhiều lễ hội có thể được đưa vào trong những tour đó để tạo nét đặc biệt. Đa số những tour này thu hút các thị trường khách du lịch có mức chi cao. Các di tích cách mạng cũng thu hút nhiều đối tượng khách là những cựu chiến binh cũ ở Việt Nam và những người thân của họ đến tham quan. Những nền văn hoá khác nhau vùng ven biển thu hút các khách du lịch có khả năng chi tiêu. Các điểm di tích lịch sử có thể gắn trong các tour chuyên đề; - Du lịch nghỉ dưỡng/ nghỉ mát: Du lịch nghỉ biển đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam á và cũng là thị trường du lịch chính ở Malaysia và Thái Lan. Du lịch nghỉ biển luôn luôn hướng tới thị trường khách du lịch đại trà mặc dù thị trường này vẫn có thể là những thị trường chi tiêu cao. Nếu xây dựng tốt các cơ sở tiện nghi vui chơi giải trí, khách sạn, và tiết kiệm chi phí đi lại trong nước thì sẽ thu hút được các khách du lịch nghỉ biển tiềm năng. Các tiện nghi vui chơi giải trí phục vụ cho khách du lịch nghỉ dưỡng là một điều đáng chú ý. - Du lịch sinh thái vùng biển: Sự hấp dẫn của thiên nhiên vùng biển và ven biển tạo ra một loại thị trường mới, du lịch sinh thái và hướng thiên nhiên. Mối quan tâm về thế giới thiên nhiên, loài chim, cá, san hô, động vật, đất đai, biển và cảnh quang vùng ven biển, vùng biển đem lại những cơ hội cho du lịch để thu lợi kể cả ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Thu nhập do du lịch sinh thái đem lại không phải là nhiều nhưng ngược lại nó giúp cho việc bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên môi trường dẫn đến tính bền vững của du lịch. Với khách du lịch sinh thái, hướng thiên nhiên thì tiện nghi cơ sở vật chất không phải là yếu tố hàng đầu mà các dịch vụ hướng dẫn, thông tin chuyên nghiệp mới là quan trọng. Nhiều khách sẽ đến theo những tour được đặt trước, nhưng cũng không loại bỏ khả năng khách du lịch đi lẻ chiếm tỷ lệ lớn. - Du lịch mạo hiểm vùng biển: Du lịch mạo hiểm mềm dẻo chưa được phát triển nhiều ở Việt Nam mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển. Đây là loại du lịch khá hấp dẫn khách Tây Âu, khách Bắc Mỹ. Nó có thể là lặn biển, các loại thể thao nước, leo núi và xem hang động. Để thu hút khách du lịch mạo hiểm thì cần nâng cấp giao thông đến một số nơi nhất định,nâng cao chất lượng hướng dẫn, phát triển các tiện nghi dịch vụ bổ trợ cho các họat động mạo hiểm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Cần thiết kế xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hình du lịch nhỏ và xây dựng các trung tâm huấn luyện hướng dẫn khách. Các họat động du lịch này phù hợp với nhiều loại khách, nhiều loại lứa tuổi. - Du lịch gắn với những sự kiện đặc biệt: Những thể thao, lễ hội và những sự kiện quốc gia, sự kiện đặc biệt cũng khá quan trọng để thu hút khách du lịch, ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế và nội địa, cả khách thương mại và nghỉ dưỡng đi du lịch. Đối với loại thị trường khách này thì cần có sự chuẩn bị và tổ chức cụ thể để phục vụ các nhu cầu ăn, ở, đi lại, giải trí của khách kèm theo các sự kiện. 3.2. Xây dựng các loại hình đặc trưng biển đảo Quảng Nam Dựa trên thực trạng và đặc điểm những loại hình du lịch đang phát triển ở vùng biển đảo Quảng Nam như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, thể thao, sinh thái, tham quan gắn với các di tích văn hóa, homestay. Tuy nhiên trong các loại hình này chỉ có loại hình du lịch tắm biển đang phát triển ở hầu hết biển đảo Quảng Nam còn các loại hình khác chủ yếu phát triển ở vùng biển đảo Hội An. Vì vậy, cần phải quan tâm phát triển các loại hình du lịch hiện tại và hình thành các loại hình du lịch chưa có tương xứng với tiềm năng của nó và góp phần đa dạng các loại hình du lịch biển đảo: 3.2.1. Loại hình du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở vùng biển đảo Hội An, còn một số biển đảo như xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng Tam Thanh, Hà My, Bình Minh… có khí hậu trong lành mát mẻ, quy mô rộng lớn. Vì vậy, cần phải hình thành các khu nghĩ dưỡng cao cấp tại các vùng biển đảo Quảng Nam, nhưng vấn đề ở đây là phải tạo hình ảnh biển đảo có gì khác biệt so với biển đảo vùng khác và nước khác. Nếu chỉ đơn thuần nhấn mạnh về tiện nghi của một khu resort nghỉ dưỡng 5 sao thì người ta có thể tìm thấy ở Hawaii, Bali hay Phuket… Vì vậy, bên cạnh dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách thú thưởng ngoạn những nét văn hóa truyền thống, các chương trình tham quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương, các nét độc đáo về ẩm thực, di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa… tại nơi đang nghỉ dưỡng nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu nghĩ dưỡng chữa bệnh của du khách khi đến với du lịch biển đảo nói riêng và du lịch Quảng Nan nói chung. 3.2.2. Loại hình du lịch sinh thái đảo Loại hình du lịch này cũng phát triển ở Cù Lao Chàm (Hội An) còn ở xã đảo Tam Hải với tiềm năng về sinh thái được bao bọc bởi một mặt là biển và ba mặt là sông, Tam Hải có đủ tất cả thuận lợi để hình thành một vùng sinh thái nước lợ và phía biển là một rạn san hô đá ngầm có nhiều nguồn hải sản quý như tôm hùm, hải sâm... cùng với một môi trường sinh thái và phong cảnh đặc sắc để hình thành một khu du lịch hấp dẫn và loại hình du lịch sinh thái đặc trưng khác biệt so vùng trong tỉnh và khu vực. Việc xây dựng loại hình du lịch sinh thái ở vùng giúp khai thác hết tiềm năng của vùng và đa dạng hóa loại hình du lịch. 3.2.3. Loại hình du lịch thể thao Ở vùng biển đảo Quảng Nam loại hình du lịch này chưa phát triển mạnh, chỉ có du lịch mạo hiểm lặn biển ngắm san hô tại Hội An đang được đưa vào phục vụ du khách còn ở các bãi biển khác chưa hình thành. Vì vậy, dựa vào tiềm năng biển đảo cần hình thành các loại hình đặc trưng của biển như lướt ván, đi thuyền kayak, đua thuyền, các trò chơi dân gian…ở các bãi biển từ Thăng Bình đến Núi Thành, hình thành các loại hình mang đặc trưng đảo như thể thao mạo hiểm, lặn biển, du thuyền, lướt sóng… ở xã đảo Tam Hải, Cù Lao Chàm, nhưng loại hình phải đảm bảo mang tính đặc trưng của địa phương không được trùng lặp nhằm đem lại cảm giác mới lạ cho du khách khi tham gia vào các loại hình ở tất cả điểm du lịch biển đảo Quang Nam 3.2.4. Loại hình du lịch văn hóa Vùng biển đảo Quảng Nam là nơi tập chung nhiều các di sản văn hóa như tín ngưỡng, lễ hội, di tích, làng nghề…, như ở đảo Cù Lao Chàm có số lượng di tích tín ngưỡng, khảo cổ lớn với 27 di tích thuộc nhiều loại hình và niên đại khác nhau bao gồm các đền đài, miếu mạo… có 6 di tích khảo cổ, tín ngưỡng được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia là các di tích Bãi Ông, Bãi Làng, Đình Tiền Hiền, Chùa Hải Tạng, Lăng Ông Ngư, Miếu Tổ nghề yến, lăng Tiền Hiền (còn một di tích cấp quốc giá khác thuộc loại hình giếng là Giếng Xóm Cấm). Gắn kết với các di tích này là những sinh hoạt văn hoá phi vật thể mạng đậm tính biển đảo của cư dân Cù Lao Chàm nhất là dịp đầu xuân, đó là lễ Cầu Ngư có múa hát bả trạo vào đầu năm tại Lăng Ông, lễ tế Thành Hoàng, lễ tế Tiền Hiền, lễ tế Tổ nghề yến, nghề cá chuồn … Không chỉ vậy, vùng biển Quảng Nam còn có các lễ hội như lễ hội Cầu Ngư, lễ Hội Cá Ông diễn ra hàng năm, hơn nữa biển đảo Quảng Nam rất gần với các làng nghề truyền thống có giá trị lâu đời. Vì vậy, dựa vào tiềm năng chúng ta có thể hình thành loại hình du lịch văn hóa nhằm thõa mãn nhu cầu tò mò của du khách, đến với các biển đảo không chỉ ngắm cảnh đẹp thiên nhiên mà còn được khám phá nét văn hóa bản địa của người dân, được hòa mình vào những lễ hội miền biển, thõa sức khám phá những di tích lịch sử, được tham gia vào làm các sản phẩm làng nghề và mua về làm kỉ niệm… điều này rất thú vị với khách du lịch đặc biệt đây là một giải pháp quan trọng giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến với du lịch biển đảo Quảng Nam nói riêng và du lịch cuả tỉnh nói chung. 3.2.5. Loại hình du lịch nghiên cứu. Dựa vào tiềm năng sẵn có của đảo Quảng Nam như hệ sinh thái đa dạng sinh học với nhiều loại động thực vật quý hiếm ở Đảo Cù Lao Chàm và xã đảo Tam Hải. Vì vậy, đây là một loại hình cần được hình thành nhằm thu hút những người ham tìm tòi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu… góp phần bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và sự đa dạng sinh học. 4. Phát triển thị trường 4.1. Thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách nội địa. - Thị trường khách quốc tế trọng điểm: là những thị trường có lượng khách lớn đến Quảng Nam, trong đó có vùng biển đảo du khách có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch thường xuyên ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam. Trong số đó một số thị trường có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông, điển hình là thị trường Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (khối Đông Bắc Á); thị trường Mỹ (Bắc Mỹ); thị trường khách Pháp, Đức, Anh (khối Tây Âu); thị trường khách khối các nước ASEAN ; thị trường khách Úc. Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Pháp là những thị trường khách du lịch nước ngoài hàng đầu thế giới với khả năng tiêu dùng du lịch rất lớn cần được ưu tiên khai thác. Hướng khai thác thị trường này là: đối với thị trường nguồn nội vùng châu Á - Thái Bình Dương (không kể Trung Quốc) cần tăng cường các tour du lịch ngắn ngày, liên tỉnh hoặc chỉ đến một điểm; đối với thị trường khách Trung Quốc cần mở rộng phạm vi tuyến du lịch từ phía Bắc đến phía Nam; đối với thị trường từ xa (Tây Âu, Bắc Mỹ) nên kết hợp cả tour ngắn ngày, tour liên hoàn khu vực Đông Nam Á, Đông Dương và tour du lịch xuyên quốc gia. - Thị trường khách nội địa: là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Khách du lịch Việt Nam có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour cuối tuần đến các khu nghỉ biển đảo. 4.2. Thị trường tiềm năng Thị trường tiềm năng là những thị trường khách lớn nhưng số lượng khách đến Việt Nam nói ching và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, số lượng đến khu vực Đông Nam Á chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển.v.v...Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour,Hà Lan), Nga và khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada...Đối với thị trường này cần quan tâm những khách đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm khá đông. 5. Phát triển không gian du lịch 5.1. Phân vùng không gian phát triển du lịch Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch cần được phân bố theo lãnh thổ không gian, tuỳ thuộc vào tiềm năng của mỗi địa phương và khả năng tổ chức hoạt động du lịch của địa phương trong tỉnh, theo loại hình không gian hoạt động du lịch thì Quảng Nam nằm trong tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ, vì thế có thể phát triển không gian du lịch như sau: - Không gian du lịch sinh thái biển đảo. - Không gian du lịch sinh thái ven biển - Không gian du lịch văn hóa - lịch sử - Không gian du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí tổng hợp biển. Việc phát triển không gian giúp khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam, giúp quy hoạch phát triển các loại hình du lịch thuận lợi. 5.2. Trọng điểm phát triển du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch biển đảo Quảng Nam không tách rời tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam, theo đó hoạt động du lịch biển đảo tập trung vào các trọng điểm du lịch bao gồm : + Hội An - Đà Nẵng - Huế: Đây là không gian tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng du lịch Bắc Trung Bộ mà tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới bao gồm Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; các bãi biển đẹp vào loại nhất ở Việt Nam là Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Cửa Đại…, hệ sinh thái đầm phá lớn nhất ở Việt Nam (phá Tam Giang - Cầu Hai); các cảnh quan đặc sắc đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn,Sơn Trà; các giá trị đa dạng sinh học ở VQG Bạch Mã, khu BTTN Bà Nà, Cù Lao Chàm. Ở đây còn có cửa khẩu hàng không quốc tế Đà Nẵng và hệ thống cảng biển quan trọng của đất nước. Trong khu vực trọng điểm này có khu DL tổng hợp quốc gia Lăng Cô Hải Vân – Non Nước.Ngoài ra không gian du lịch này còn gắn liền với cửa khẩu Lao Bảo - cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây liên kết du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực; với di sản thiên nhiên thế giới, đồng thời là khu du lịch chuyên đề quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Việc phát triển không gian du lịch này không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Việt Nam và khu vực mà còn góp phần quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miềnTrung. 5.3. phát triển các tuyến du lịch Dựa trên những lợi thế về giao thông của Quảng Nam cũng như các tỉnh lan cận có thể hình thành tuyến du lịch đặc trưng và mang tính chất liên vùng du lịch biển đảo như: - Đà Nẵng - Sơn Trà - Hội An - Trà Kiệu - Hồ Phú Ninh - Núi Thành - Kỳ Hà - Quảng Ngãi - Mỹ Khê - Sơn Tịnh - Ba Tơ - Hồ Vĩnh Sơn - Sa Huỳnh - Các địa danh thuộc vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc mở tuyến du lịch này nhằm khai thác tài nguyên một cách hiệu quả, nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch biển đáp ứng nhu cầu khám phá của du khách. 6. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 6.1. Mục tiêu Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam là nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện được những mục tiêu phát triển, cụ thể: - Tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo động lực phát triển đột phá. - Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch với việc phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở vật chất giao thông, các cơ sở lưu trú.v.v... - Cải thiện môi trường du lịch. 6.2. Quan điểm đầu tư - Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải bằng việc tập trung đầu tư du lịch vào các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư trong đó cần dựa vào đầu tư trong nước, phát huy nguồn nội lực kết hợp ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những dự án lớn. Tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong cơ cấu các ngành dịch vụ. - Đảm bảo có kế hoạch, cân đối trong đầu tư. 6.3. Các lĩnh vực đầu tư Dựa vào thực trạng biển đảo Quảng Nam việc đầu tư đang còn hạn chế nhiều biển đảo đang còn bỏ hoang chưa được đầu tư vào khai thác như: Bãi Rạng, Tam Thanh, Hà My, xã đảo Tam Hải…Vì vậy cần có sự đầu tư vào nhiều lĩnh vực để vực dậy tiềm năng của biển đảo Quảng Nam: 6.3.1. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng du lịch Lĩnh vực đầu tư này cần được nghiên cứu đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực loại hình và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bằng cách: - Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (thông qua Sở Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch hoặc UBND cấp tỉnh) đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch trọng điểm - Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói các khu du lịch với quy mô vừa và nhỏ. - Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, môi trường. 6.3.2. Đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng Ở vùng biển đảo Quảng Nam việc đầu tư xây dựng các nhà hàng khách sạn đang còn nhiều hạn chế, dựa trên cơ sở xây dựng giải pháp quy hoạch phát triển du lịch biển đảo ở các vùng chưa phát triển du lịch như Tam Thanh, Bãi Rạng, xã đảo Tam Hải…Vì vậy,cần tập chung đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn từ bình dân đến cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách theo hướng: - Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch cuả tỉnh, các đô thị du lịch, các khu du lịch. - Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. 6.3.3.. Đầu tư cho các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí: Dựa trên cơ sở xây dựng giải pháp phát triển các loại hình du lịch cần phải tập chung thu hút đầu tư để các loại hình có thể đi vào hoạt động phục vụ du khách: Đầu tiên cần duy trì cân đối giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng biển và ven biển Du lịch văn hoá dựa trên các di sản văn hoá có sức hấp dẫn cao và vẫn còn đòi hỏi phát triển mạnh trong thời gian tới. Chú trọng công tác đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích, nâng cao trình độ hướng dẫn viên.... Đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi có sự liên ngành và lồng ghép từ các chương trình quốc gia. Du lịch biển đảo Quảng Nam có thể phát triển mạnh hơn nữa và sẽ mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; thu hút đầu tư từ thành phần tư nhân đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các khách sạn và khu du lịch là rất lớn. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Du lịch sinh thái vùng biển đảo đòi hỏi hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Đối với loại hình này sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích. Đối với hệ thống dịch vụ vận chuyển giao thông cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các loại hình du lịch thể thao như lặn biển, lướt ván..., bên cạnh đó phải kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội. 6.3.4. Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch khác: Bao gồm các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến tuyên truyền quảng bá, bổ sung và nâng cấp tài nguyên, quản lý môi trường. Các lĩnh vực đầu tư này đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 6.4. Ưu tiên đầu tư 6.4.1. Các vùng ưu tiên đầu tư: - Điện Bàn - Hội An – Tam Kỳ - Núi Thành 6.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a/ Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch: + Đường bộ: - Nâng cấp, thông tuyến một số tuyến đường có ý nghĩa cho việc phát triển các tuyến du lịch biển đảo Quảng Nam như quốc lộ 16, 17, 21, 23, 30 và quốc lộ 14B đường đi kinh đô Trà Kiệu nối với quốc lộ 16 đi Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An - Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường ( bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm ..) dọc theo các quốc lộ chính ven biển. Tới năm 2005 xây dựng xong các trạm dọc tuyến QL 1A trên địa bàn 14 Tỉnh miền trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). + Đường không: Mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến sân bay ven biển: Chu Lai (Quảng Nam), cải tạonâng cấp, mở rộng sân bay, các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay để có khả năng tiếp nhận các tuyến bay nội địa trực tiếp từ các thành phố lớn tạo điều kiện thuận lợi đón và đưa khách tại sân bay. + Đường sắt: Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ để tăng lượng khách du lịch bằng tàu hoả. Tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ ràng, tiện nghi nhằm phát triển dạng du lịch bằng tầu hoả. + Đường biển: Đẩy mạnh hơn nữa cách tiếp cận các khu, điểm du lịch ven biển, đảo bằng các phương tiện vận tải thủy, Sớm hình thành các tuyến tàu du lịch biển từ Hạ Long đến Hội An và các tỉnh lân cận. b/ Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch: Đầu tư CSHT vào các khu du lịch trọng điểm ở Hội An, sớm đầu tư đưa vào khai thác sử dụng một số khu du lịch trọng điểm có khả năng thu khách cao, theo hướng Nhà nước đầu tư CSHT du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, điểm lịch. Việc đầu tư CSHT du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hoá và gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. c/ Đầu tư CSHT các đô thị du lịch: + Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đô thị theo tiêu chuẩn đô thị du lịch đối với Phố cổ Hội An (Hội An) d/ Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch: - Cơ sở lưu trú: nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khuyến khích xây dựng các khách sạn từ 3-5 sao. Trong đó, tại các khu du trọng điểm và đô thị du lịch khuyến khích xây dựng khách sạn 4-5 sao - Vui chơi giải trí: hình thành các cụm vui chơi giải trí phong phú, quy mô lớn tại các khu trọng điểm phát triển du lịch như Cửa Đại, Cù Lao Chàm. 7. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch Dựa trên thực trạng của công tác xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Việt Nam nói chung và biển đảo Quảng Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch. Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch biển bắn với địa danh hấp dẫn cuả tỉnh như Cù Lao Chàm, Cửa Đại, Tam Hải… Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước như tuần lễ văn hóa du lịch Quảng Nam hướng về du lịch biển đảo, tuần lễ văn hóa ẩm thực mang hương vị biển, festival diều, thể thao, lễ hội mùa du lịch biển…, nhằm tạo điểm ấn cho du lịch biển đảo Quảng Nam lôi kéo khách và thu hút đầu tư. Tăng cường xúc tiến quảng bá ngoài nước như tuần văn hóa du lịch Việt Nam tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc…, trong đó tập trung tới quảng bá du lịch biển đảo Việt Nam tới du khách ngoài nước nhằm thu hút khách và đầu tư nước ngoài. 8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch Căn cứ quy định của Luật Du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với các bộ, ngành quản lý tài nguyên, hướng dẫn UBND cấp tỉnh vùng ven biển tổ chức triển khai một số biện pháp như sau: - Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại các tài nguyên du lịch nằm trên địa bàn Quảng Nam, xác định địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn để có kế hoạch, biện pháp bảo tồn báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; lập danh mục tài nguyên du lịch và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch biển trên phạm vi cả nước. - Xây dựng kế hoạch và quy hoạch bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch biển trên địa bàn tỉnh, từng địa phương, gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng v.v.. dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hươởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch. - Thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục Du lịch hướng dẫn các Sở Tài nguyên môi trường, Sở Du Lịch( TM-DL,DL –TM) đưa vào kế hoạch về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch. .9. Phát triển nguồn nhân lực Dựa trên thực trạng nguồn nhân lực biển đảo đang còn yếu về chuyên môn và ít về số lượng. Vì vậy, tăng cường đào tạo trình độ đại học về du lịch. Khuyến khích các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh mở các khoa du lịch nhằm tạo nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ am hiểu và làm việc chính tại mảnh đất quê hương mình. Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ quản lý ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Mở các lớp tập huấn cho cộng đồng cư dân địa phương về cách làm du lịch để người dân làm du lịch có văn hóa và mang lại hiệu quả kinh tế xóa đói giảm nghèo. 10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven biển Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi trọng. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hướng dẫn công ty kinh doanh lữ hành trong việc xây dựng các tour du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng an toàn xã hội, đặc biệt là là các vùng nhạy cảm về an ninh, an toàn quốc gia; hướng dẫn khách du lịch tôn trong pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam; quan tâm đến yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng trong việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, các dự án đầu tư về du lịch. C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề tài đã tìm hiểu rõ về tình hình phát triển du lịch biển đảo trên thế giới và Việt Nam, thông qua thực tiễn đó lột tả được tầm quan trọng của du lịch biển đảo đối với phát triển du lịch của mỗi quốc gia trên thế giới đồng thời du lịch biển đảo đã mang lại lợi ích kinh tế, đa dạng hóa các loại hình du lịch, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng... Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn có ảnh hưởng tích cực tới xã hội như nâng cao đời sống nhân dân giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường phát triển bền vững... Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đề tài đã tìm ra nhiều vấn đề những thuận lợi và thành thành tựu đạt được , những khó khăn và hạn chế cần khắc phục. Thông qua thực trạng đó tạo một điểm nhấn cho du lịch biển đảo Quảng Nam phát triển trong tương lai, là cơ sở xây dựng những giải pháp phát triển những thuận lợi và khắc phục những tồn tại để đưa du lịch biển đảo Quảng Nam phát triển góp phần phát triển kinh tế, đa dạng hóa loại hình du lịch, tăng doanh thu cho ngành du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Dựa trên thực trạng, đề tài đã đưa ra hàng loạt những giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giải pháp đảm bảo khả thi với thực trạng và tương xứng với tiềm năng của vùng. Một khi giải pháp được thực hiện sẽ góp phần phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt góp phần kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch thông qua các giải pháp đột phá phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam. I. Kiến nghị Để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đột phá thúc đẩy phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam, trở thành động lực để đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh , kiến nghị cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: 1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo các Bộ, ngành, UBDN cấp tỉnh vùng biển đảo Quảng Nam xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan sau: 1.1.Về chủ trương coi hoạt động kinh doanh du lịch biển đảo như ngành sản xuất xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ) và cho ngành du lịch được hưởng các ưu đãi của ngành sản xuất, xuất khẩu. - Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch: Tạo điều kiện để thực hiện chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư qua việc sử dụng quỹ đất để phát triển CSHT du lịch. Tạo cơ chế cho địa phương huy động các nguồn vốn khác để đầu tư du lịch. Tăng nguồn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch cho các địa phương, như vốn “ mồi” để thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác. - Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch: theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. - Áp dụng Tín dụng đầu tư nhà nước để hỗ trợ đối với một số lĩnh vực và địa bàn thuộc diện chính sách và khuyến khích thu hút đầu tư. - Khuyến khích các địa phương trên địa bàn hàng năm bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tư trong tổng nguồn chi ngân sách của địa phương và từ các khoản thu ngân sách vượt kế hoạch trên địa bàn để đầu tư phát triển du lịch và tạo môi trường khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. 1.2. Về tài chính Áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với các hoạt động kinh doanh với một số lĩnh vực và địa bàn thuộc diện chính sách và khuyến khích thu hút đầu tư . - Chính sách miễn visa đến một số trọng điểm du lịch biển, đảo: nhằm bảo đảm phù hợp với xu thế hội nhập có tính đến đặc thù của một số điểm du lịch quan trọng cần có chính sách đặc biệt để thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế từ những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. - Chính sách về phát triển một số loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí nhạy cảm (casino, tàu lượn, khinh khí cầu, lặn biển): nhằm tạo sự đột phá trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong khu vực. - Xây dựng cơ chế phối hợp du lịch - quốc phòng: để đảm bảo sự phát triển du lịch biển gắn với an ninh quốc phòng ở vùng biển, tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động du lịch biển. 2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Để giải quyết đồng bộ và tạo điều kiện tăng cường phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp với Tổng cục Du lịch giải quyết các việc sau: 2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ban hành định hướng hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư CSHT du lịch cho huyện, thành phố biển đảo phù hợp khả năng thu, chi của các địa phương. 2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng dự án đầu tư cho các làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch phát triển du lịch. Theo đó, hỗ trợ vốn đầu tư để khôi phục và phát triển làng nghề du lịch cho vùng ven biển đảo Quảng Nam được bố trí vốn hàng năm gắn với việc đầu tư CSHT du lịch. Hướng dẫn và phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch cho vùng biển đảo Quảng Nam Vận động, tranh thủ nguồn vốn ODA, đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là WB; ADB, Chính phủ Nhật Bản để đầu tư CSHT phát triển du lịch gắn với phát triển dân sinh, xoá đói giảm nghèo cho vùng biển đảo Quảng Nam. 2.3. Bộ Tài chính: Áp dụng hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế mua hàng của Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói riêng mang ra để khuyến khích khách mua hàng hoá Việt Nam, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và nguồn thu. 2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng thẻ cho khách du lịch quốc tế. 2.5. Bộ công an Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, công ty lữ hành; xây dựng các tuyến lịch du lịch gắn với an toàn cho khách và giữ gìn an ninh biển đảo 2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường Phối hợp với Tổng cục Du lịch thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, thực hiện nghiêm quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động du lịch. Phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch trong việc thu phí khai thác tài nguyên du lịch và cơ chế đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch từ nguồn thu phí này. 2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin Phối hợp với Tổng cục Du lịch để đầu tư bảo tồn các di tích gắn với đầu tư CSHT du lịch vào các điểm tham quan du lịch các di tích văn hóa- lịch sử. Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn các địa phương xác định các sản phẩm đặc thù về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác phục vụ phát triển văn hoá gắn với du lịch. 2.8. Bộ giao thông vận tải Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch trên tuyến du lịch trong vùng biển đảo Quảng Nam - Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ để tăng tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ dàng, tiện nghi. - Hình thành các tour du lịch đến các di sản thế giới như phố Cổ Hội An, đến khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm ...bằng đường biển. - Sớm mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các trọng điểm du lịch biển đảo Quảng Nam; cải tạo nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay để mở tuyến bay nội địa trực tiếp các thành phố lớn, trung tâm du lịch của cả nước với vùng. 2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn, giúp đỡ các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hình thành các Khoa đào tạo sinh viên có trình độ đại học về du lịch, có chuyên môn về nghiệp vụ tinh thông trong lĩnh vực du lịch. 2.10. Bộ Nội vụ Nghiên cứu, tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các địa phương, thành phố vùng ven biển: để các Sở Du lịch, Thương mại du lịch, Sở Du lịch- Thương mại có biên chế hợp lý số cán bộ hoạt động quản lý về du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch của từng địa phương theo hướng tăng cường phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. 3. Kiến nghị với chính quyền địa phương Để phát triển mạnh về du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đề nghị chính quyền địa phương phải làm những vấn đề sau: 3.1. UBND tỉnh Thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; xây dựng và tổ chức chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam; tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. 3.2. UBND huyện Thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo phân cấp của UBND tỉnh, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch biển đảo tại địa phương. 3.3. UBND xã Thực hiện bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch biển đảo tại địa phương 3.4. Dân cư địa phương Người dân phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch biển đảo, làm du lịch có văn hóa và đưa văn hóa du lịch vào phục vụ du khách để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TS.KTS. Lê Trọng Bình (2007) Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, tr 15- 20, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, Hà Nội. Th.S Nguyễn Văn Dũng, CN Lê Thị Tuyết Thanh (2008), Bài giảng tổng quan du lịch, Trường ĐH Quảng Nam, Quảng Nam. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Th.S Nguyễn Thụ Thủy Trúc (2010), Luật Du Lịch, Trường ĐH Quảng Nam, Quảng Nam Trường Đại học Quảng Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại Quảng Nam, Tam Kỳ, tháng 4 năm 2011 Trang Wed : 6. www. Quangnamtourism.com.vn. 7. 8. 9. MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………….............................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………...1 2.1. Mục tiêu ngiêm cứu của đề tài ……………………………………...1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………………..1 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài…………………………………..2 4.Giới hạn nghiên cứu của đề tài…………………………………….2 5. Xây dựng lập giả thuyết nghiên cứu………………………………2 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu…………………………...2 6.1. Quan điểm nghiên cứu…………………………………………...2 6.1.1. Quan điểm tổng hợp....................................................................2 6.1.2. Quan điểm hệ thống…………………………………………...2 6.1.3. Quan điểm phát triển bền vững...................................................2 6.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………3 6.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết…………………3 6.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu………………………………....3 6.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học………………………………3 6.2.4.Phương pháp phỏng vấn………………………………………..3 6.2.5.Phương pháp khảo sát thực tế………………………………….3 7- Lịch sử nghiên cứu của đề tài……………………………………...3 B – NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……...4 1. Cơ sở lý luận về du lịch biển đảo…………………………………..4 1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo………………………..4 1.1.1. Du lịch.........................................................................................4 1.1.2. Khái niệm du lịch biển đảo.........................................................4 1.2. Đặc điểm của du lịch biển đảo…………………………………...4 1.2.1. Phân bố………………………………………………………...4 1.2.2. Tính mùa vụ……………………………………………………4 1.2.3. Sự đa dạng về các loại hình du lịch…………………………...5 1.3. Vai trò của du lịch biển đảo...........................................................5 1.3.1. Tạo ra sự đa dạng về loại hình du lịch.......................................5 1.3.2. Phát triển kinh tế.........................................................................5 1.3.3. Bảo vệ môi trường phát triển bền vững......................................5 2. Cơ sở thực tiễn về du lịch biển đảo..................................................5 2.1. Tình hình phát triển du lịch biển đảo trên thế giới........................5 2.2. Tình hình phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam..........................6 Chương II: Thực trạng khai thác du lịch biển đảo trên điạ bàn tỉnh Quảng Nam..............................................8 I. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo..............................8 1.1.Tích cực .........................................................................................8 1.2. Tiêu cực..........................................................................................9 2. Thị trường khách du lịch...................................................................9 2.1. Khách du lịch quốc tế ....................................................................9 2.1.1. Thị trường khách theo mùa vụ....................................................9 2.1.2. Theo mục đích du lịch.................................................................9 2.1.3. Theo phân bố vùng du lịch..........................................................9 Chi tiêu của khách du lịch.........................................................9 khách trọng điểm Một số thị trường .......................................10 2.2. khách du lịch nội địa...................................................................10 3. Lượng khách nội địa và quốc tế đến với du lịch biển đảo Quảng Nam.....................................................................................................11 4. Doanh thu từ du lịch biển đảo.........................................................12 5. Cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng...........................................................12 5.1. Hệ thống cơ sở lưu trú ................................................................12 5.1.1. Về quy mô và số lượng...............................................................12 5.1.2. Về chất lượng............................................................................13 5.2. Các cơ sở dịch vụ ăn uống...........................................................14 5.3. Hệ thống khu du lịch ...................................................................14 5.4. Hệ thống giao thông.....................................................................14 6. Nguồn lao động...............................................................................14 7. Các loại hình du lịch đang phát triển .............................................15 7.1. Du lịch nghĩ dưỡng biển..............................................................15 7.2. Du lịch tắm biển .........................................................................15 7.3. Du lịch thể thao............................................................................15 7.4. Du lịch ngắm cảnh gắn với tham quan di tích lịch sử.................15 7.5. Du lịch sinh thái...........................................................................15 7.6. Loại hình du lịch homestay..........................................................16 8. Đầu tư du lịch .................................................................................16 9. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch.................................................16 10. Đánh giá chung.............................................................................17 10.1. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................17 10.1.1. Tồn tại.....................................................................................17 10.1.2. Những nguyên nhân................................................................18 Chương III Giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.............................................20 I. Quan điểm và mục tiêu ..................................................................20 1. Quan điểm phát triển......................................................................20 2. Mục tiêu..........................................................................................20 2.1. Mục tiêu tổng quát:......................................................................20 2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................20 2.2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch...........................................20 2.2.2. Cơ sở lưu trú.............................................................................21 2.2.3. Về lao động...............................................................................21 II. Các giải pháp..................................................................................21 1. Tập trung ưu tiên công tác lập Quy hoạch phát triển du lịch.........21 2. Phát triển sản phẩm du lịch.............................................................22 3. Đa dạng hóa các loại hình du lịch biển...........................................23 3.1. Đặc điểm một số sản phẩm du lịch biển đảo................................23 3.2. Xây dựng các loại hình đặc trưng biển đảo Quảng Nam.............25 3.2.1. Loại hình du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh..................................25 3.2.2. Loại hình du lịch sinh thái đảo..................................................26 3.2.3. Loại hình du lịch thể thao.........................................................26 3.2.4. Loại hình du lịch văn hóa..........................................................26 3.2.5. Loại hình du lịch nghiên cứu....................................................27 4. Phát triển thị trường........................................................................27 4.1. Thị trường trọng điểm.............................................................................27 4.2. Thị trường tiềm năng...................................................................28 5. Phát triển không gian du lịch.........................................................28 5.1. Phân vùng không gian phát triển du lịch.....................................29 5.2. Trọng điểm phát triển du lịch......................................................29 5.3. phát triển các tuyến du lịch..........................................................29 6. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch.............................................30 6.1. Mục tiêu.......................................................................................30 6.2. Quan điểm đầu tư.........................................................................30 6.3. Các lĩnh vực đầu tư......................................................................30 6.3.1. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng du lịch.........................................30 6.3.2. Đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.............................31 6.3.3.. Đầu tư cho các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí 6.3.4. Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch khác.............................32 6.4. Ưu tiên đầu tư..............................................................................32 6.4.1. Các vùng ưu tiên đầu tư...........................................................33 6.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch........................................................................................33 7. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch..............................33 8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch...........34 .9. Phát triển nguồn nhân lực..............................................................35 10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển đảo.......................................................................................................35C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................36 I. Kết luận............................................................................................36 1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ....................................................36 1.1.Về chủ trương................................................................................36 1.2. Về tài chính..................................................................................37 2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..........................................................................................38 2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.........................................38 2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư................................................................38 2.3. Bộ Tài chính.................................................................................38 2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...................................................38 2.5. Bộ công an...................................................................................38 2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường..........................................................39 2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin................................................................39 2.8. Bộ giao thông vận tải...................................................................39 2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo...............................................................39 2.10. Bộ Nội vụ....................................................................................39 3. Kiến nghị với chính quyền địa phương...........................................40 3.1. UBND tỉnh ...................................................................................40 3.2. UBND huyện................................................................................40 3.3. UBND xã .....................................................................................40 3.4. Dân cư địa phương......................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................42 PHỤ LỤC.............................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Luận văn liên quan