Đã từ lâu ngành công nghiệp bán lẻ luôn đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, mở rộng kênh phân phối là một phầ n không thể thiếu trong
mọi ngành công nghiệp. Trong những năm vừa qua ngành bán lẻ không ngừng
phát triển với qui mô ngày càng lớn và hình thức kinh doanh cũng ngày càng
đa dạng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ trong những năm
qua, ngành bán lẻ đồng giá cũng tăng trƣởng mạnh mẽ. Mặc dù hình thức kinh
doanh này ra đời chƣa lâu nhƣng nó là một trong những hình thức kinh doanh
đang khá phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Những cửa hàng bán lẻ đồng
giá này đã tạo ra một phong cách mua sắm hoàn toàn mới mẻ thu hút sự quan
tâm của nhiều ngƣời tiêu d ùng.
125 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m để
tránh tình trạng các chuỗi này lấn át, đè bẹp các chuỗi cửa hàng một giá còn
quá non trẻ và yếu ớt của nƣớc ta. Khuyến khích các chuỗi cửa hàng một giá
lớn trên thế giới đầu tƣ vào Việt nam nhƣng không đồng nghĩa với việc đầu tƣ
ồ ạt, thiếu tổ chức dẫn đến một sự bất hợp lý trong việc qui hoạch ngành bán
lẻ nƣớc nhà.
1.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Trong thời gian qua, tuy thị trƣờng bán lẻ Việt Nam luôn đƣợc xem là
một thị trƣờng đầy tiềm năng, nhƣng một điều dễ nhận thấy là hệ thống cơ sở
hạ tầng của ngành bán lẻ Việt Nam còn nhiều yếu kém không tƣơng xứng với
tiềm năng phát triển của nó. Hạ tầng kém, khó có mặt bằng lớn để xây siêu thị
tại các khu vực trung tâm, vốn là nơi có sức mua cao, khiến doanh thu bán lẻ
của Việt Nam dù đã mở cửa vẫn còn thấp. Trong thời gian qua, tại Hà Nội
không có dự án mặt bằng bán lẻ mới nào đƣợc công bố, tuy nhiên các thƣơng
hiệu quốc tế và hoạt động nhƣợng quyền thƣơng hiệu lại rất sôi động. Thị
trƣờng bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ tăng
với tốc độ trung bình khoảng 23%/năm. Các dự án thƣơng mại tại khu vực
ngoài trung tâm, nhờ nguồn cầu đƣợc cải thiện nên tỷ lệ trống đã giảm xuống
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 85
mức 31%, tuy nhiên ngoài Parkson và Big C, hầu hết các trung tâm thƣơng
mại ngoài khu vực trung tâm đều vẫn có tỷ lệ trống tƣơng đối cao. Năm 2010
dự báo sẽ là một năm thịnh vƣợng của thị trƣờng bán lẻ. Giá thuê tại các trung
tâm thƣơng mại trong khu vực trung tâm dự kiến tăng, mặc dù mô hình cửa
hàng mặt phố đƣợc cải tạo cũng sẽ tiếp tục thu hút nhu cầu và hạn chế khả
năng tăng giá thuê. Với chỉ 38.500 m2 nguồn cung mới trong năm 2010, hầu
hết có vị trí ngoài khu vực trung tâm, các dự án hiện tại buộc phải cải thiện vị
thế của họ trên thị trƣờng52. Các thƣơng hiệu quốc tế cao cấp đã nhanh chóng
chiếm những vị trí cuối cùng tại các khu trung tâm thƣơng mại tại khu vực
trung tâm, trong khi đó nhiều chuỗi nhà hàng ẩm thực đã nhanh chóng mở
thêm cửa hàng tại các căn nhà mặt phố đƣợc cải tạo lại trên phạm vi toàn
thành phố. Việc thiếu nguồn cung dẫn đến giá thuê mặt bằng bán lẻ tại khu
vực trung tâm tăng nhẹ đối với các hợp đồng thuê gia hạn. Dự báo thị trƣờng
mặt bằng bán lẻ Hà Nội sẽ có các mức giá thuê cao do nhu cầu tăng từ các
thƣơng hiệu quốc tế cao cấp trong quý tới. Điều này cũng tạo áp lực không
nhỏ cho các doanh nghiệp bán lẻ. Chính vì vậy, trong thời gian tới không chỉ
Hà Nội mà các tỉnh thành khác cũng phải tiến hành nâng cao hệ thống cơ sở
hạ tầng đáp ứng nhu cầu của không chỉ các nhà bán lẻ một giá mà cón của cả
ngành bán lẻ Việt Nam.
1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các cửa hàng một giá
Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp bán lẻ, trong thời gian tới Nhà nƣớc cần tập trung các chƣơng
trình hành động cụ thể nhƣ: Chƣơng trình "Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao
nguồn nhân lực", "Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp" và "Hỗ trợ phát triển liên
52 DiaOcOnline.vn - Theo Hà Nội Mới - 10/04/2010- Thị trƣờng bán lẻ Hà Nội năm 2010 -
www.diaoconline.vn/.../thi-truong-ban-le-ha-noi-nam 2010/
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 86
kết bền vững ngành dịch vụ phân phối". Nhà nƣớc cần có cơ chế khuyến khích
doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng hệ thống bán lẻ tại các vùng sâu vùng xa. Có
chính sách, biện pháp bảo vệ thị trƣờng và doanh nghiệp trong nƣớc. Đƣa ra
các rào cản kỹ thuật nhƣ: Tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
môi trƣờng... Xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát cụ thể đối với từng loại hình
phân phối, tính minh bạch trong việc niêm yết giá, những thay đổi về giá cả.
Xây dựng hệ thống thông tin thƣơng mại cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, để
nâng cao năng lực các doanh nghiệp bán lẻ một giá của Việt Nam cũng cần
chú ý tới một số vấn đề sau:
Tạo dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất
Để đảm bảo nguồn hàng trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bán lẻ
không chỉ cần có kế hoạch dự trữ hàng hoá hợp lý mà còn cần tăng cƣờng hợp
tác liên kết với các nhà sản xuất. Đặc biệt là đối với các cửa hàng một giá
hàng hóa độc đáo và giá cả thấp là những yếu tố quyết định thành công thì
việc liên kết với các nhà sản xuất lại càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều chuỗi
cửa hàng lớn trên thế giới cũng đã thành công nhờ biết tận dụng mối quan hệ
với các nhà sản xuất để tạo ra những hàng hóa chất lƣợng, độc đáo mà giá
thành lại thấp. Dó đó, các chuỗi cửa hàng một giá của Việt Nam cũng cần tạo
dựng cho mình những mối quan hệ tốt với nhà sản xuất.
Quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu bán lẻ
Điều quan trọng trong công tác quảng bá thƣơng hiệu bán lẻ là phải
thông tin đúng về hiệu quả mô hình bán lẻ và các đặc điểm của dịch vụ. Song
song đó là việc nhanh chóng tạo nên thƣơng hiệu hàng đầu trong loại mô hình
bán lẻ mà doanh nghiệp đã chọn. Không giống nhƣ những dịch vụ hay sản
phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thƣơng hiệu bán lẻ
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 87
hiệu quả nhất. Việc đầu tƣ vào một hệ thống nhận diện thƣơng hiệu bán lẻ
(bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì
không chỉ đóng vai trò nhƣ quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với
hình ảnh cửa hiệu. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trƣng bày hàng hóa
bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của cửa hàng bán lẻ. Để
phát triển đƣợc các nguồn lực kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng
chiến lƣợc, lộ trình phát triển thƣơng hiệu mạnh; tranh thủ mọi nguồn lực để
chiếm lĩnh những vị trí có lợi thế thƣơng mại.
Thiết lập mạng lưới phân phối hiệu quả và rộng khắp, nâng cao khả
năng tiếp cận các công nghệ phân phối hiện đại phù hợp với khả năng
của từng doanh nghiệp
Hầu hết các thƣơng hiệu bán lẻ thành công đều có quy mô lớn với mạng
lƣới bán lẻ rộng khắp, hoạch định mạng lƣới bán lẻ vì thế là công tác chiến
lƣợc của ngành kinh doanh này. Việc hình thành mạng lƣới không chỉ hữu ích
trong công tác định vị và quảng bá thƣơng hiệu, mà còn giúp thƣơng hiệu có
sức mạnh quy mô. Thông thƣờng, nhà sản xuất hoạch định kênh phân phối,
bán lẻ cho các sản phẩm. Họ quyết định các thƣơng hiệu của mình bán ở đâu,
chính sách lợi nhuận bán lẻ nhƣ thế nào. Tuy nhiên, một khi nhà bán lẻ đã đủ
mạnh về quy mô và mạng lƣới, thì ngƣời bán lẻ lại là ngƣời quyết định cuộc
chơi. Lợi thế qui mô giúp các doanh nghiệp bán lẻ tạo áp lực lên nhà cung ứng
nhờ sản lƣợng bán lẻ khổng lồ, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Chính
vì vậy, để tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp bán lẻ một giá của Việt Nam
cần phải mau chóng hoạch định và mở rộng mạng lƣới bán lẻ của mình, chuỗi
càng lớn sức cạnh tranh càng cao. Để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nƣớc
ngoài, các doanh nghiệp trong nƣớc cần xây dựng mô hình quản lý gọn nhẹ,
giảm trung gian, xây dựng các kênh phân phối liên hoàn; mạng lƣới kinh
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 88
doanh không đƣợc bó hẹp trong một khu vực mà cần mở rộng ra cả nƣớc.
Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng một giá trong nƣớc cũng cần phải mau chóng
tiếp cận với các kênh phân phối hiện đại, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ
thuật vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phải đẩy mạnh việc sử dụng
thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chính phủ cần đƣa ra các
chính sách phù hợp đảm bảo sự minh bạch cho “thị trƣờng ảo” để các doanh
nghiệp có thể áp dụng mô hình này vào kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
Mở rộng và khai thác thương hiệu riêng
Một khi đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn
có thể dùng chính thƣơng hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản
phẩm và những chuỗi cửa hàng một giá cũng vậy. Chuỗi siêu thị đồng giá
Daiso Nhật Bản chính là một ví dụ điển hình cho hoạt động này. Ngƣời tiêu
dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thƣơng hiệu của
trung tâm mua sắm mà mình tin tƣởng. Xu hƣớng nhãn hiệu riêng phát triển
khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu. Muốn gia
nhập WTO, Việt Nam buộc phải mở cửa lĩnh vực bán lẻ và chuyện các dự án
đầu tƣ bán lẻ hiện đại đổ vào đây là tất nhiên.
1.4. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện đại
Kênh bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ, dù hiện tại chỉ
chiếm khoảng 20% nhƣng năm 2010 sẽ chứng kiến sự bùng nổ loại hình này.
Đặc biệt, xu hƣớng tiêu dùng bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh, an toàn ví dụ các sản
phẩm phải sạch có nguồn gốc, không dùng túi nilon… sẽ trở nên phổ biến
hơn53. Do đó, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ cần đặt ngƣời tiêu dùng là
trung tâm, cần nắm bắt đƣợc xu hƣớng tiêu dùng và coi thị hiếu ngƣời tiêu
53 Theo Huy Thắng - 22/01/2010 - Thúc đẩy ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam -
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 89
dùng là định hƣớng cho ngành công nghiệp bán lẻ. Trong thời gian tới để tiếp
tục phát triển các chuỗi cửa hàng một giá phải tiếp tục đổi mới, tạo ra những
dòng sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lƣợng và theo kịp nhu cầu của ngƣời
tiêu dùng.
Thị trƣờng bán lẻ khu vực nông thôn nƣớc ta có tiềm năng rất to lớn,
bởi khu vực nông thôn có tới 70% ngƣời tiêu dùng. Rất nhiều doanh nghiệp
bán lẻ một giá trên thế giới thành công do chọn đúng vị trí, khai thác đúng đối
tƣợng khách hàng. Thay vì việc mở những cửa hàng tại các trung tâm mua
sắm lớn các chuỗi cửa hàng này tiến hành thành lập các cửa hàng một giá tại
các thị trấn nhỏ nơi hầu nhƣ không có sự tham gia của bất kì một nhà bán lẻ
nào khác. Nhờ vậy mà họ đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn khách hàng tiềm
năng tại các khu vực này mà lại không hề vấp phải bất kì một sự cạnh tranh
nào. Vì thế các doanh nghiệp kinh doanh một giá của Việt Nam cũng nên khai
thác thị trƣờng tiềm năng ở các khu vực ngoại thành và nông thôn.
1.5. Đẩy mạnh họat động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển
của hệ thống bán lẻ bán lẻ một giá
Ngành bán lẻ nói chung và ngành bán lẻ một giá nói riêng hiện nay đều
vấp phải những khó khăn về nguồn nhân lực. Nhìn chung các doanh nghiệp
bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn không nhỏ là
đội ngũ nhân lực của ngành đang vừa thiếu, vừa yếu. Hiện nhân lực phục vụ
trong hệ thống bán lẻ Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trƣờng bán
lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tƣ duy với môi
trƣờng mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện mới chỉ có từ 4 – 5% đƣợc
đào tạo bài bản. Chính vì thế, quản lý siêu thị và cửa hàng đang là một nghề
có nhu cầu lớn tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chỉ dừng ở
mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chƣa chú trọng tới
việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chƣa tốt cũng dẫn đến việc
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 90
không dự báo đƣợc nhu cầu về nhân lực. Hiện nay, hệ thống siêu thị mới
chiếm từ 12 – 15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 35 – 40%54.
Nhƣ vậy, ngành bán lẻ của nƣớc ta sẽ cần một số lƣợng đông đảo nhân lực, từ
giám đốc, trƣởng phó phòng đến nhân viên bán hàng, thu ngân... trong thời
gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ
nói chung và bán lẻ một giá nói riêng cần có sự liên kết, hỗ trợ cùng các
trƣờng Đại học, Cao đẳng về Kinh tế, Quản trị Kinh doanh đổi mới và nâng
cao chất lƣợng chƣơng trình đào tạo. Ngành công nghiệp bán lẻ một giá mới
chỉ xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay nên nhân viên có trình độ và kinh
nghiệm chƣa nhiều, trong khi thị trƣờng bán lẻ đang tăng trƣởng mạnh. Để có
đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hệ thống các cửa hàng của mình các
chuỗi cửa hàng một giá nên dành ra khoản kinh phí để đào tạo nhân viên,
thông qua việc cử đi học hoặc tự tổ chức các lớp tập huấn tại doanh nghiệp
cho các nhân viên. Đồng thời, thuê các chuyên gia nƣớc ngoài để nâng cao
kiến thức quản lý marketing và chuỗi bán hàng cho nhân viên.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực cho ngành bán lẻ, trong thời
gian tới các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần liên kết với nhau, quan tâm
hơn nữa tới đào tạo nhân lực, bên cạnh đầu tƣ vốn, công nghệ. Ngoài ra, trong
quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực ở cả 3 cấp độ
sơ – trung – cao, trong đó ƣu tiên trƣớc hết cho nhân lực cao cấp (Giám đốc,
chủ doanh nghiệp) về tầm nhìn, năng lực "cấp quốc tế". Thêm vào đó, Nhà
nƣớc cũng cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để giúp đỡ các doanh nghiệp
bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ một giá nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực. Hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ Giáo
viên và nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng về lĩnh vực phân phối cho
54 Lê Nam – 10/03/2008 – Nhân lực cho ngành bán lẻ Việt Nam: vừa thiếu, vừa yếu -
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 91
hệ thống các trƣờng Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành thƣơng mại.
2. Giải pháp vi mô
Bên cạnh những biện pháp mang tính vĩ mô của chính phủ thì các doanh
nghiệp kinh doanh cửa hàng một giá cũng phải tiến hành các biện pháp nhằm
khắc phục những khó khăn để tiếp tục phát triển.
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ của các nhà cung cấp
Chủ cửa hàng bán lẻ cần phải biết tranh thủ sự ủng hộ của các nhà cung
cấp hàng hóa. Nhiều nhà cung cấp luôn có sẵn những gói hỗ trợ khác nhau tùy
vào qui mô và vị trí của từng cửa hàng, từ thiết kế cửa hàng, vật dụng tiếp thị
và trƣng bày hàng hóa. Vậy nên, các nhà kinh doanh nên tận dụng cơ hội này,
mạnh dạn chia sẻ với nhà cung cấp nhu cầu của mình và yêu cầu nhà cung cấp
hỗ trợ. Hãy cho nhà cung cấp biết mình sẵn sàng bày bán và quảng bá cho sản
phẩm của họ và hỏi cụ thể về những chế độ và các chƣơng trình khuyến mại,
hỗ trợ hằng năm. Doanh nghiệp cũng có thể khuyến khích nhà sản xuất sử
dụng cửa hàng của mình để trƣng bày sản, giới thiệu phẩm trƣớc khi tung ra
bán trên thị trƣờng. Để có đƣợc hàng hóa chất lƣợng tốt mà giá cả lại thấp thì
các cửa hàng một giá càng phải tận dụng triệt để các mối quan hệ với nhà sản
xuất, có thể giảm giá thành bằng cách lấy hàng với số lƣợng lớn hoặc đặt họ
sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của mình.
2.2. Chú ý đến cách trưng bày hàng hóa trong cửa hàng, tùy theo mục đích
và mặt hàng mà trưng bày sao cho hợp lý
Trong kinh doanh bán lẻ một vấn đề rất cần đƣợc quan tâm chính là
việc trƣng bày hàng hóa trong cửa hàng ra sao, nên xếp đầy hay chỉ trƣng bày
một số lƣợng tối thiểu? Vấn đề này phụ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp
muốn đạt đƣợc. Nếu doanh nghiệp muốn chuyển tải đến ngƣời mua một hình
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 92
ảnh về một cửa hàng bán hàng hóa cao cấp thì nên bày một lƣợng hàng hóa
vừa phải. Bằng cách chỉ trƣng bày một số ít hàng hóa thì vô hình chung doanh
nghiệp đã chuyển tải đến ngƣời tiêu dùng thông điệp rằng cửa hàng chỉ bán
hàng hóa cao cấp, “hàng độc” chứ không phải là hàng phổ biến, đại trà. Hai
là, họ chỉ nhắm tới một số đối tƣợng khách hàng chứ không phải tất cả. Còn
những cửa hàng trƣng bày đầy hàng hóa nhƣ cửa hàng đồ gia dụng, cửa hàng
thuốc, hàng tiêu dùng,… thì chuyển tải tới ngƣời tiêu dùng thông điệp rằng họ
có đầy đủ các mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
2.3. Thu thập thông tin khách hàng
Các doanh nghiệp khó có thể tổ chức đƣợc những chƣơng trình
marketing hiệu quả cho cửa hàng của mình nếu nhƣ không có đầy đủ thông tin
về số lƣợng khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó,cần
phải biết khách hàng của mình là ai, làm thế nào để tiếp cận họ, làm thế nào để
phát triển thêm… Theo đó, doanh nghiệp cần nắm đƣợc những thông tin
chung về những ngƣời sống xung quanh khu vực cửa hàng của mình và những
ngƣời thƣờng xuyên đi qua cửa hàng của mình, hay cụ thể hơn là về thói quen
và sở thích của khách hàng. Thông thƣờng những cửa hàng nhỏ thƣờng bỏ qua
vấn đề này vì họ cho rằng việc thu thập thông tin này thƣờng mất nhiều thời
gian và tốn kém. Tuy nhiên, sự thật lại không phải nhƣ vậy, đa số những thông
tin về dân cƣ đều sẵn có tại các chính quyền địa phƣơng khu phố, phƣờng,..
Ngoài ra, các cửa hàng cũng có thể tiến hàng một cuộc điều tra nhỏ với mức
chi phí phù hợp bằng cách thuê một số học sinh, sinh viên làm thêm ngoài giờ
để giúp mình tiến hành điều tra tại một số khu vực xung quanh cửa hàng trong
vài ngày. Những chƣơng trình điều tra nhƣ vậy thực sự sẽ không tốn nhiều
tiền mà vẫn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 93
2.4. Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng của mình
Mọi doanh nghiệp bán lẻ đều cần chuyển tải ý nghĩa của một cửa hàng
tiện lợi cho dù cửa hàng đó chỉ chuyên doanh một mặt hàng nhất định. Tiện
lợi ở đây có nghĩa là tiện lợi về mặt vị trí, giờ mở cửa với đối tƣợng khách
hàng mà cửa hàng nhắm tới. Thời gian mở cửa của cửa hàng phải phù hợp với
thực tế đáp ứng đúng nhu cầu của đối tƣợng khách hàng. Chẳng hạn nếu mở
một cửa hàng ở khu trung tâm mà lại mở cửa từ 9 giờ sáng tới 5 giờ 30 chiều
thì có nghĩa là cửa hàng chỉ dành cho những khách hàng là nhân viên văn
phòng 30 phút để đi mua sắm sau khi tan sở. Nhƣ vậy thì không thể gọi là tiện
lợi. Tƣơng tự, nếu mở một cửa hàng lƣu niệm mà lại nằm ở trên một khu
chung cƣ cao tầng muốn vào mua khách hàng lại phải mất thêm tiền gửi xe thì
thực sự cửa hàng đó không thể tiện lợi bằng những cửa hàng ở ngay đầu phố
nơi mà họ chỉ cần tạt vào trong vài phút là đã có đƣợc thứ họ cần mà lại không
mất thêm chi phí phụ. Những yếu tố cho một vị trí tiện lợi có thể là ở gần các
đầu mối giao thông nhƣ trạm dừng xe buýt, nhà ga, nếu cửa hàng ở đƣờng một
chiều thì phải nằm ở lề bên phải, tránh các địa điểm hay tắc nghẽn, có chỗ để
xe,… Trƣớc khi tiến hành kinh doanh các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu
kĩ xem đâu là điểm tiện lợi với khách hàng trọng tâm và khách hàng tiềm năng
của mình, đặc biệt là những cửa hàng một giá khi sự tiện lợi là một đặc điểm
thu hút khách hàng.
2.5. Cung cấp thêm các dịch vụ khách hàng, yếu tố quan trọng nhất trong
khâu bán lẻ, dịch vụ khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng quay trở lại
Có một điều chắc chắn rằng khách hàng luôn luôn xem dịch vụ là một
phần rất quan trọng trong quá trình phục vụ bán lẻ, dù đó là mô hình kinh
doanh hàng một giá hay kinh doanh kiểu truyền thống. Dịch vụ khách hàng tốt
có thể khiến khách hàng quay trở lại thậm chí là trở thành khách quen và dịch
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 94
vụ khách hàng không tốt thì đồng nghĩa với việc khách hàng không bao giờ
quay trở lại mua hàng tại cửa hàng đó nữa. Thêm vào đó nhờ quảng cáo truyền
miệng mà cửa hàng có dịch vụ khách hàng tốt sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh
doanh mới. Hơn nữa, dịch vụ tốt cũng có nghĩa là lợi nhuận cao hơn vì một
khi khách hàng đã hài lòng thì họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có đƣợc dịch vụ
đó. Một dịch vụ khách hàng tốt có nghĩa là ngƣời bán hàng phải hiểu rằng một
khi khách hàng hài lòng thì khách hàng ấy mới trở thành khách hàng thƣờng
xuyên, còn khi khách hàng không hài lòng thì sẽ trở thành khách hàng cũ.
Đồng thời, một dịch vụ khách hàng tốt là một dịch vụ hoàn hảo trong tất cả
các khâu trƣớc – trong – sau bán hàng, nếu một trong những khâu đó không
tốt thì cũng sẽ không phải là một dịch vụ tốt. Các doanh nghiệp cũng nên nhớ
rằng khách hàng là thƣợng đế, doanh nghiệp cần khách hàng chứ không phải
họ cần doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách nhanh nhất có thể, luôn luôn lắng nghe và đáp ứng những yêu cầu
của khách hàng. Ngoài ra, để khỏi phải cạnh tranh bằng giá cách tốt nhất là kết
hợp sản phẩm tốt với những dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Một số dịch vụ
mà các cửa hàng một giá có thể tham khảo nhƣ: dịch vụ gói quà miễn phí hoặc
phí thấp, dịch vụ giao hàng tận nhà, dịch vụ cắt, sửa quần áo, dịch vụ đánh xi
giày khi khách hàng mua giày mới hay có nhân viên trông xe, bảo quản đồ đạc
cho khách,…
2.6. Chọn dòng sản phẩm phù hợp
Dù là nhà kinh doanh cửa hàng một giá hay cửa hàng truyền thống thì
lựa chọn một dòng sản phẩm tốt là một việc rất cần lƣu tâm, đảm bảo chất
lƣợng để ngƣời tiêu dùng thấy rằng nó xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra. Nếu
có thể đƣợc thì dòng sản phẩm mà doanh nghiệp chọn phải khác với sản phẩm
của những đối thủ cạnh tranh chính, trừ khi doanh nghiệp muốn trở thành đối
thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, thực sự điều này sẽ rất khó khăn. Nếu nhƣ
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 95
doanh nghiệp muốn mở một cửa hàng bán quần áo, giầy dép thì nên bán đủ tất
cả các kích cỡ và chọn lựa những mẫu mã độc đáo, đa dạng và thời trang.
Điều quan trọng hơn cả là sản phẩm tốt, độc đáo sẽ giúp các doanh nghiệp
định vị cửa hàng của mình trong lòng ngƣời tiêu dùng, giúp cửa hàng của
doanh nghiệp mình khác biệt và vƣợt trội hơn hẳn những cửa hàng cùng loại.
2.7. Áp dụng chính sách giá tốt
Trong kinh doanh bán lẻ giá cả luôn là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt
là tại các cửa hàng một giá vì khách hàng quan tâm tới mô hình này vì hai
nguyên nhân chính là rẻ và tiện. Để có một chính sách giá tốt cũng không hề
đơn giản, các cửa hàng phải đƣa ra một mức giá sao cho khách hàng cảm thấy
nó xứng với hàng hóa họ mua. Không chỉ chất lƣợng sản phẩm mới có tác
động tới “giá xứng đáng” mà còn những yếu tố khác nhƣ chất lƣợng dịch vụ,
vị trí tiện lợi,… Các cửa hàng một giá cần phải xác định một chính sách giá
chung và cụ thể cho cửa hàng của mình, xác định một mức giá đúng và phải
cố định lâu dài chứ không thể thay đổi một cách quá thƣờng xuyên. Tuy
nhiên, các cửa hàng một giá cũng có thể áp dụng biện pháp giảm giá đồng loạt
với sản phẩm cũ và sử dụng một mức giá chung cho những sản phẩm mới
nhập. Nhƣng hai biện pháp này không nên áp dụng song song với nhau tại một
cửa hàng một giá vì nhƣ vậy sẽ đi ngƣợc lại tiêu chí kinh doanh của mô hình
này và khiến mất lòng tin ở khách hàng. Để đa dạng hóa sản phẩm các cửa
hàng một giá cũng có thể áp dụng các mức giá khác nhau nhƣng tránh tạo ra
nhiều mức giá trong cửa hàng một giá vì làm nhƣ vậy sẽ dễ khiến ngƣời tiêu
dùng có cảm giác là mình bị lừa.
Đồng thời, mức giá đƣa ra không nên quá cao mà cũng không nên quá
thấp, vì nếu đƣa ra giá quá cao thì lại triệt tiêu mất ƣu điểm quan trọng nhất
của hàng một giá đó là giá rẻ, còn nếu đƣa ra giá quá thấp thì lại khiến ngƣời
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 96
tiêu dùng không tin tƣởng về chất lƣợng hàng hóa. Mỗi chính sách giá lại có
những ƣu điểm riêng vì vậy tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và hàng hóa
mà các cửa hàng nên chọn một chiến lƣợc giá phù hợp. Tuy nhiên, các cửa
hàng này nên đảm bảo trung thực khi kinh doanhh, bán hàng đúng với mức giá
mà cửa hàng đề ra để đảm bảo thực hiện đúng qui tắc cửa hàng một giá, tránh
tình trạng cửa hàng một giá mà lại bán nhiều giá.
2.8. Cải thiện hình ảnh cửa hàng
Việc này liên quan tới vấn đề trang trí, sắp xếp thế nào để cửa hàng thu
hút sự chú ý của khách hàng. Có thể nói, hình ảnh cửa hàng bắt đầu từ lề
đƣờng, nếu muốn cửa hàng của mình nổi bật hơn hẳn so với các cửa hàng
khác ở cùng khu vực thì doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau. Nên giữ cho mặt tiền của mình thật bắt mắt bằng cách trang trí theo một
phong cách riêng để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra cửa hàng của mình.
Bố trí khu vực lề đƣờng trƣớc cửa thật rộng rãi, thoáng và sạch sẽ. Đồng thời,
cũng đừng quên tạo cho cửa hàng của mình một phong cách đặc biệt tạo ấn
tƣợng với khách hàng.
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 97
KẾT LUẬN
Đã từ lâu ngành công nghiệp bán lẻ luôn đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, mở rộng kênh phân phối là một phần không thể thiếu trong
mọi ngành công nghiệp. Trong những năm vừa qua ngành bán lẻ không ngừng
phát triển với qui mô ngày càng lớn và hình thức kinh doanh cũng ngày càng
đa dạng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ trong những năm
qua, ngành bán lẻ đồng giá cũng tăng trƣởng mạnh mẽ. Mặc dù hình thức kinh
doanh này ra đời chƣa lâu nhƣng nó là một trong những hình thức kinh doanh
đang khá phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Những cửa hàng bán lẻ đồng
giá này đã tạo ra một phong cách mua sắm hoàn toàn mới mẻ thu hút sự quan
tâm của nhiều ngƣời tiêu dùng.
Ở Việt Nam, những cửa hàng một giá đầu tiên mới ra đời cách đây vài
năm, nhƣng những năm vừa qua ngƣời tiêu dùng Việt đã chứng kiến sự bùng
nổ của các chuỗi cửa hàng một giá, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơ hội từ việc bán hàng đồng giá đang đƣợc các nhà kinh doanh siêu thị, cửa
hàng bán lẻ tận dụng trong thời buổi thị trƣờng khó khăn. Sự xuất hiện ngày
càng nhiều các cửa hàng đồng giá tại Việt Nam đã góp phần làm cho thị
trƣờng bán lẻ thêm sôi động và mang đến cho ngƣời tiêu dùng thêm nhiều cơ
hội mua sắm. Để phát triển bền vững, loại hình kinh doanh này cần tạo đƣợc
niềm tin với ngƣời tiêu dùng qua chất lƣợng, giá cả, phƣơng thức phục vụ văn
minh, hiện đại. Nhìn chung, ngành công nghiệp kinh doanh hàng một giá ở
nƣớc ta vẫn còn quá non trẻ tuy nhiên trong thời gian qua nó đã thu đƣợc
những thành công nhất định. Mô hình này đã đem tới cho ngƣời tiêu dùng Hà
Nội nói riêng và ngƣời tiêu dùng Việt Nam nói chung những cơ hội mua sắm
mới đầy thú vị. Mặc dù vậy, so với thế giới những cửa hàng một giá tại Hà
Nội cũng nhƣ tại Việt Nam còn quá nhỏ, hoạt động chƣa thống nhất chỉ mang
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 98
tính bộc phát chƣa có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài. Vì vậy, nếu muốn phát
triển và mở rộng qui mô chuỗi cửa hàng một giá của mình để nó ngang tầm
với các nƣớc trên thế giới thì các cửa hàng này cần phải tiếp tục đổi mới.
Trong những năm tới khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn
vào nền kinh tế thế giới thì ngành bán lẻ của Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội
phát triển và các doanh nghiệp kinh doanh hàng một giá của Việt Nam cần
phải nắm bắt lấy cơ hội này.
Đặc biệt, nhà nƣớc cũng cần phải có những biện pháp hợp lý để tạo điều
kiện cho mô hình này phát triển trong tƣơng lai, đem lại cơ hội mua sắm tốt
hơn cho ngƣời tiêu dùng Việt Nam, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣờ i
dân. Hi vọng rằng trong thời gian tới với những biện pháp thúc đẩy của Chính
phủ, mô hình kinh doanh này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở các địa phƣơng khác.
Trong khuôn khổ thời gian và kiến thức hạn chế nên tôi chỉ đƣa ra một
số nhận định cơ bản về hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng một giá ở
Hà Nội, triển vọng phát triển và giải pháp sơ bộ cho các chuỗi cửa hàng này.
Mong rằng những biện pháp này phần nào sẽ giúp khắc phục những vấn đề
đang tồn tại giúp các cửa hàng một giá ngày một phát triển mạnh mẽ hơn
trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà.
Cuối cùng, tác giả rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy
cô giáo và sự góp ý của những ngƣời tâm huyết với vấn đề này.
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 99
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CỬA HÀNG MỘT GIÁ ....4
I. Lịch sử hình thành của chuỗi cửa hàng một giá ........................................ 4
II. Khái niệm và đặc điểm của chuỗi cửa hàng một giá ................................ 9
1. Khái niệm về cửa hàng một giá và chuỗi cửa hàng một giá .................. 9
2. Đặc điểm chung của chuỗi cửa hàng một giá ...................................... 10
2.1. Mức giá của chuỗi cửa hàng một giá thƣờng cố định chung cho mọi
sản phẩm và thƣờng thấp hơn so với các cửa hàng khác ...................... 10
2.2. Hàng hóa bày bán tại các cửa hàng một giá rất đa dạng cả về chủng
loại và kiều dáng nhƣng chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng ....................... 12
2.3. Đối tƣợng khách hàng phần lớn tập trung vào tầng lớp có mức thu
nhập trung bình hoặc thấp, tuy nhiên nó đang có xu hƣớng dần mở rộng
............................................................................................................ 13
2.4. Các chuỗi cửa hàng một giá thƣờng đƣợc lấy tên theo mức giá cố
định của các cửa hàng này ................................................................... 15
III. Lợi ích của chuỗi cửa hàng một giá ...................................................... 16
1. Lợi ích đối với ngƣời tiêu dùng .......................................................... 16
2. Lợi ích đối với doanh nghiệp ............................................................. 17
3. Lợi ích với xã hội................................................................................ 18
VI. Giới thiệu về một số chuỗi cửa hàng một giá tiêu biểu trên thế giới ..... 19
1. Một số chuỗi cửa hàng một giá tiêu biểu tại Mỹ ................................. 19
1.1. Qui mô của các chuỗi cửa hàng một giá tại Mỹ ........................... 19
1.2. Sản phẩm của các chuỗi cửa hàng một giá tại Mỹ......................... 21
1.3. Đối tƣợng khách hàng của chuỗi cửa hàng một giá tại Mỹ ........... 22
1.4. Thành công đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại .................. 23
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 100
2. Một số chuỗi cửa hàng một giá tiêu biểu ở Anh .................................. 25
2.1. Qui mô của chuỗi cửa hàng một giá tại Anh ................................ 25
2.2. Sản phẩm của chuỗi cửa hàng một giá tại Anh ............................. 26
2.3. Đối tƣợng khách hàng của chuỗi cửa hàng một giá tại Anh .......... 27
2.4. Thành công đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại ................... 28
3. Một số chuỗi cửa hàng một giá tiêu biểu ở Nhật Bản .......................... 31
3.1. Qui mô của chuỗi cửa hàng đồng giá Daiso .................................. 31
3.2. Sản phẩm của chuỗi cửa hàng một giá Daiso ................................ 32
3.3. Đối tƣợng khách hàng của chuỗi cửa hàng một giá Daiso ............. 33
3.4. Thành công đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại ................... 34
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CHUỖI CỬA HÀNG
MỘT GIÁ TẠI HÀ NỘI ............................................................................... 36
I. Khái quát về sự hình thành và phát triển của chuỗi cửa hàng một giá ở
Việt Nam ................................................................................................... 36
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh chuỗi cửa hàng đồng giá tại Hà Nội .. 38
1. Số lƣợng, vị trí và qui mô của chuỗi cửa hàng một giá trong địa bàn
thành phố Hà Nội.................................................................................... 39
2. Sản phẩm của các chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ......................... 43
3. Chiến lƣợc giá của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ....................... 48
4. Đối tƣợng khách hàng của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ............ 51
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ..... 53
1. Thành công đã đạt đƣợc trong những năm qua ................................... 54
2. Những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới ................ 58
CHƢƠNG III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC
ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHUỖI CỬA HÀNG MỘT GIÁ TẠI HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 65
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 101
I. Triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ................. 65
1. Dự báo về sự phát triển của chuỗi cửa hàng đồng giá trên thế giới...... 65
1.1. Các chuỗi cửa hàng một giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những
năm tới ................................................................................................ 66
1.2. Không chỉ mở rộng thị trƣờng trong nƣớc các chuỗi cửa hàng một
giá sẽ tiếp tục mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài ....................................... 67
1.3. Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đối tƣợng khách hàng ................ 68
1.4. Tăng cƣờng áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh
............................................................................................................ 69
1.5. Nới rộng phạm vi giá cả đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của
ngƣời tiêu dùng ................................................................................... 71
2. Triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội ............. 71
2.1. Mở rộng qui mô, hình thành các chuỗi cửa hàng một giá lớn ........ 73
2.2. Bùng nổ thƣơng mại điện tử ......................................................... 74
2.3. Tăng cƣờng các dịch vụ phục vụ “thƣợng đế” .............................. 75
2.4. Hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ phát triển mạnh mẽ ........ 76
II. Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển chuỗi cửa hàng một giá tại một
số nƣớc trên thế giới .................................................................................. 77
1. Định vị thƣơng hiệu, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh lâu dài ............ 77
2. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................... 78
3. Nắm bắt thời cơ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng ................... 79
4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, luôn chú trọng tới vấn
đề đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng ................................................... 80
5. Khai thác những thị trƣờng mới chƣa có sự tham gia của các “đại gia”
bán lẻ khác. ............................................................................................. 81
III. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cửa hàng
một giá tại Hà Nội trong thời gian tới ........................................................ 81
Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
Hà Thị Họa – A14 – K45E 102
1. Giải pháp vĩ mô .................................................................................. 82
1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhà nƣớc ..................................... 82
1.2. Nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng ............................................... 84
1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các cửa hàng một giá .............. 85
1.4. Nắm bắt xu hƣớng tiêu dùng hiện đại ........................................... 88
1.5. Đẩy mạnh họat động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển của hệ thống bán lẻ bán lẻ một giá .............................................. 89
2. Giải pháp vi mô .................................................................................. 91
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ của các nhà cung cấp .................................... 91
2.2. Chú ý đến cách trƣng bày hàng hóa trong cửa hàng, tùy theo mục
đích và mặt hàng mà trƣng bày sao cho hợp lý .................................... 91
2.3. Thu thập thông tin khách hàng...................................................... 92
2.4. Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng của mình .............................. 93
2.5. Cung cấp thêm các dịch vụ khách hàng, yếu tố quan trọng nhất
trong khâu bán lẻ, dịch vụ khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng quay trở
lại ........................................................................................................ 93
2.6. Chọn dòng sản phẩm phù hợp ...................................................... 94
2.7. Áp dụng chính sách giá tốt ........................................................... 95
2.8. Cải thiện hình ảnh cửa hàng ......................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................... 97
DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự Tên bảng Trang
1 Doanh thu và lợi nhuận của chuỗi cửa hàng một giá
Poundland từ 2003-2009
30
2 Doanh thu và lợi nhuận của chuỗi cửa hàng một giá 99p
từ 2007 đến 2009
31
3 Tỷ lệ người tiêu dùng tới mua hàng tại các cửa hàng một
giá ở Hà Nội tháng 3 năm 2010 theo các tiêu chí giới
tính, độ tuổi, thu nhập
57
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CỬA HÀNG MỘT GIÁ Ở HÀ NỘI
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI CỬA
HÀNG MỘT GIÁ Ở HÀ NỘI
Thông tin cá nhân:
1. Họ và tên:
2. Giới tính:
3. Tuổi:
4. Nghề nghiệp:
5. Địa chỉ:
6. Phone:
7. Email:
Xin bạn vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây:
1. Thu nhập hàng tháng của bạn hiện nay khoảng bao nhiêu?
A. Dưới 2 triệu B. 2→4 triệu C. Trên 4 triệu
2. Bạn đã bao giờ mua hàng ở cửa hàng một giá chưa?
A.Rồi B.Chưa
Nếu câu trả lời là RỒI thì mời bạn trả lời tiếp câu hỏi từ 3→ 8
Nếu câu trả lời là CHƯA thì bạn vui lòng trả lời tiếp câu hỏi từ 9→12
3. Bạn có thường xuyên tới mua hàng ở cửa hàng một giá không?
A. Rất ít B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên D.Rất thường xuyên
4. Bạn thường mua gì ở cửa hàng một giá?(mức độ thường xuyên hơn)
A. Hàng thời trang B. Đồ lưu niệm
C. Hàng gia dụng D. Thực phẩm
E. Ý kiến khác:……………………………………………………………
5. Theo bạn điều gì khiến bạn mua hàng tại cửa hàng một giá thay vì cửa
hàng truyền thống? (sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 5)
Giá rẻ Chất lượng tốt Mẫu mã độc đáo
Thuận tiện, thoải mái Bài trí đẹp
6. Các cửa hàng một giá hiện nay ở Hà Nội đã khiến bạn hài lòng chưa?
A. Hài lòng B. Chưa hài lòng
7. Bạn chưa hài lòng ở điều gì?
……………………………………………………………………………..
8. Theo bạn mô hình này có thể phát triển trong tương lai không?
A. Sẽ phát triển B. Không phát triển
C. Sẽ phát triển nếu có phương pháp kinh doanh tốt
D. Ý kiến khác: ………………………………...........................................
9. Nếu có một cửa hàng một giá có những hàng hóa bạn cần với chất lượng
tương đương bên ngoài và giá rẻ, bạn có mua không?
A. Có B. Không
Nếu câu trả lời là không xin bạn vui lòng cho biết lý do:
……………………………………………………………………………
10. Điều gì khiến bạn e ngại khi mua hàng ở cửa hàng một giá?
A. Chất lượng không tốt B. Mẫu mã xấu C. Giá quá rẻ
D. Ý kiến khác:……………………………………………………………
11. Bạn nghĩ mình thích mua gì ở cửa hàng một giá hơn?
A. Hàng thời trang B. Đồ lưu niệm
C. Hàng gia dụng D. Thực phẩm
E. Ý kiến khác:……………….....................................................................
12. Bạn nghĩ thế nào về triển vọng phát triển của cửa hàng một giá?
A. Sẽ phát triển B. Không phát triển
C. Sẽ phát triển nếu có phương pháp kinh doanh tốt
D.Ý kiến khác: ……………………………………………………………
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!!!
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG KINH DOANH
CỦA CHUỖI CỬA HÀNG MỘT GIÁ Ở HÀ NỘI.
1. Tên cửa hàng:
2. Địa chỉ:
3. Mặt hàng kinh doanh:
4. Số lượng nhân viên:
5. Số lượng cửa hàng chi nhánh:
6. Doanh số bán hàng một ngày:
7. Doanh thu:
8. Diện tích cửa hàng:
9. Cửa hàng bán ở mức đồng giá là bao nhiêu?
10. Đối tượng khách hàng chủ yếu mà cửa hàng hướng tới là ai?
A. Học sinh, sinh viên B. Nhân viên văn phòng
C. Khác:……………………………………………………………………
11. Lý do bạn lựa chọn hình thức kinh doanh này?
……………………………………………………………………………..
12. Khó khăn lớn nhất mà cửa hàng của bạn gặp phải khi kinh doanh cửa
hàng một giá?
A. Khách hàng chưa chấp nhận mô hình
B. Khách hàng chưa quen với mô hình
C. Hàng hóa chưa đáp ứng nhu cầu
D. Khác: ………………………………………………………………….
13. Theo bạn mô hình này có triển vọng phát triển trong thời gian tới
không?
14. Bạn có dự định gì trong thời gian tới?
A. Mở rộng diện tích B. Đa dạng hóa sản phẩm C. Mở thêm chi nhánh
D. Ý kiến khác: ………………………………………………...................
15. Để tạo nét riêng cho cho cửa hàng, bạn đã áp dụng các hình thức nào?
A. Bài trí độc đáo B. Hàng hóa độc đáo
C. Thiết kế đồng phục cho nhân viên D. Giá cả
E. Ý kiếnkhác:……………………………………………………………..
16. Tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng của bạn là gì? (sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên)
Nơi đông dân cư
Nơi nhiều khối văn phòng
Thuận tiện giao thông
Diện tích đủ lớn
Giá thuê rẻ
17. Để thu hút khách hàng bạn dùng những hình thức quảng cáo nào?
A. Banner, biển hiệu bắt mắt B. Giảm giá, tặng quà C. Phát tờ rơi
D. Quảng cáo trên internet E. Quảng cáo trên truyền hình, báo, đài…
F. Ý kiến khác:…………………………………………………………….
Chân thành cảm ơn sụ giúp đỡ của các bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Paul Gaffney – 29/01/2002 - Dime Stores/Woolworth's -
-
Lấy tin ngày 05/2/2010.
2. Waldo’s – History -
Somos.php?SubS=2 - Lấy tin ngày 05/2/2010.
3. Our history – Our Company Profile -
shop.com/index.php/en/chisiamo/storia.html - Lấy tin ngày 05/2/2010.
4. Firma – Pfennigland start - -
Lấy tin ngày 05/2/2010
5. - Lấy tin ngày 05/2/2010.
6. - Lấy tin ngày 10/2/2010
7. About us – Clazy Clacks Online -
FA9FCF92BA75898BEEED59C7BB33A4 - Lấy tin ngày 07/2/2010
8. By Beth Jinks and Heather Burke - September 8, 2008 - 99 Cents Only
Stores Raises Top Price to 99.99 Cents -
4RCms – Lấy tin ngày 12/02/2010.
9. RealEstate.com - "Atherton, CA Real Estate Data" -
Income.aspx. Retrieved 2008-11-01 - Lấy tin ngày 12/02/2010.
10. Debbie Selinsky (Diệu Linh – Công ty thương hiệu LANTABRAND
– sưu tầm và lược dịch từ franchising.com) – 17/5/2006 - Cửa hàng 1$
- Nỗi ám ảnh kinh hoàng của các đại gia bán hàng chiết khấu -
- Lấy tin ngày
24/3/2010.
11. Dollar General – About us -
x - Lấy tin ngày 05/2/2010
12. Asa Ghaffar - 24/05/2009 - Family Dollar Stores Rise in Popularity -
Stores
_stores_rise_in_popularity#ixzz0gyfVT - Lấy tin ngày 15/3/2010
13. Asa Ghaffar - 24/05/2009 - Family Dollar Stores Rise in Popularity -
Stores
_stores_rise_in_popularity#ixzz0gyfVTdiH - Lấy tin ngày 15/3/2010.
14. Đặng Lê - Theo Business Week, IHT- 17/11/2008 – Mỹ: những doanh
nghiệp cười trong khủng hoảng -
trong-khung-hoang/475.html - Lấy tin ngày 12/04/2010.
15. New York (CBS 11 News / AP) - Sep 19, 2008 - 99 Cents Only
closing all its Texas stores -
ts_Texas_stores.htm - Lấy tin ngày 22/03/2010.
16. Poundland - New Stores -
– Lấy tin
ngày 27/02/2009.
17. Propertyweek.com - 26 June 2008 - "Penny drops for Poundland
expansion" -
– Lấy
tin ngày 27/02/2009.
18. ThisIsSouthDevon.co.uk - 9 December 2009 - "99p store opening
early for festive rush" -
store-opening-early-festive-rush/article-1589292-detail/article.html -
Lấy tin ngày 27/02/2009.
19. Retail Week - 17 April 2008 - "99p Stores cashes in as credit crunch
bites" -
crunch-bites/1156280.article - Lấy tin ngày 21/01/2010.
20. The Guardian - 6 December, 2008 - "Poundland is booming" -
recession-creditcrunch. Retrieved 2008-12-11 - Lấy tin ngày
21/01/2010.
21. The Guardian - 4 August, 2009 - "How Britain fell in love with
Poundland" -
- Lấy
tin ngày 27/02/2009.
22. The Star - 30 January 2009 - "Stockbrokers, solicitors and doctors
shopping at 99p Store" -
doctors-shopping.4929904.jp. - Lấy tin ngày 21/01/2010.
23. The Grocer - 27 June 2009 - "Fast-growing 99p Stores set to hit 100-
store mark in August" -
=201060 - Lấy tin ngày 24/01/2010.
24. Barnsley Council - 2 June 2005 - "99p Stores feel the heat over
dangerous pans" -
s/2005-2006/2005-2006-June/2005-06-
02_99p%20Stores%20feel%20the%20heat%20over%20dangerous%2
0pans.htm. – Lấy tin ngày 24/01/2010.
25. SHP Magazine - September 2005 - "Unsafe Racking And Blocked
Access Routes Cost Retailer" -
- Lấy tin
ngày 24/01/2010.
26. Home – About Daiso – Shops and Network -
sangyo.co.jp/english/products/ - Lấy tin ngày 10/01/2010.
27. Home – About Daiso – Product lines -
sangyo.co.jp/english/products/ - Lấy tin ngày 10/01/2010.
28. Home – About Daiso - Sales and Number of Stores -
- Lấy tin ngày
10/01/2010.
29. Liên Hoa - 28/2/2009 – Ra mắt siêu thị đồng giá Daiso Nhật Bản tại
Hà Nội -
sieu-thi-dong-gia-daiso-nhat-ban-tai-ha-noi/32/0/10796.star - Lấy tin
ngày 12/04/2010.
30. Lee (24h.com.vn) - 10/03/2010 – Khai trương hệ thống cửa hàng đồng
giá Jenova Jeans -
hang-dong-gia-Genova-Jeans-03131728.html - Lấy tin ngày
23/03/2010.
31. Vân Yên – Quanh chuyện cửa hàng một giá -
gia/15.html - Lấy tin ngày 29/01/2010.
32. Website của Tracy – Chúng tôi -
- Lấy tin ngày 10/3/2010.
33. Kh. Ngọc – 17/04/2009 – Sắm hàng lạ ở siêu thị đồng giá Daiso -
dong-gia-Daiso.html - Lấy tin ngày 12/04/2010.
34. Theo Sài Gòn Tiếp Thị - 19/09/2009 – Hàng Nhật giá rẻ hút khách -
hut-khach.htm - Lấy tin ngày 12/04/2010.
35. Ngọc Hải – 25/04/2009 – Cửa hàng một giá bán nhiều giá -
gia/20094/110536.vov - Lấy tin ngày 29/01/2010.
36. B.Bội – 06/04/2009 – Siêu thị đồng giá Daiso Nhật Bản đầu tiên tại
TP. HCM -
n_dau_tien_tai_tphcm.html - Lấy tin ngày 12/04/2010.
37. Hồng Anh – Thanh Bình – 09/06/2009 – Loạn giá ở cửa hàng một giá
- - Lấy tin
ngày 29/01/2010.
38. Ngọc Diệp – Theo CNN - 07/01/2009 – 7 ngành “ăn nên làm ra” thời
kinh tế suy thoái -
ra-thoi-kinh-te-suy-thoai.vietnguyendht.35AA1F97.html - Lấy tin
ngày 10/04/2010.
39. Minh Tuấn – 02/04/2010 – Tương lai nước Mỹ hậu khủng hoảng -
khung-hoang.chn - Lấy tin ngày 15/04/2010.
40. Epson - August 2004 - "Poundland chooses EPoS system to enhance
stock management and planning" -
%20supply%20chain%20and%20store%20management.doc - Lấy tin
ngày 30/1/2010.
41. Theo Bình Nguyên - 16/08/2009 – Dự báo ngành bán lẻ Việt Nam đạt
85 tỷ đô la năm 2012 -
mai/phan-tich-du-bao/du-bao-nganh-ban-le-viet-nam-dat-85-ti-do-la-
nam-2012/53080.005135.html - Lấy tin ngày 19/04/2010.
42. Minh Khôi – 13/05/2009 – năm xu hướng phát triển của bán lẻ -
- Lấy
tin ngày 19/04/2010.
43. Hằng Nga – 09/11/2009 – Bán lẻ nước ngoài nóng từ 2010-
- Lấy tin ngày 19/04/2010
44. DiaOcOnline.vn - Theo Hà Nội Mới - 10/04/2010- Thị trường bán lẻ
Hà Nội năm 2010 - www.diaoconline.vn/.../thi-truong-ban-le-ha-noi-
nam 2010/ - Lấy tin ngày 12/04/2010.
45. Theo Huy Thắng - 22/01/2010 - Thúc đẩy ngành công nghiệp bán lẻ
Việt Nam -
nganh-cong-nghiep-ban-le-Viet-Nam/20101/26832.vgp - Lấy tin ngày
12/04/2010.
46. Lê Nam – 10/03/2008 – Nhân lực cho ngành bán lẻ Việt Nam: vừa
thiếu, vừa yếu -
article-sid-21806.htm - Lấy tin ngày 12/04/2010.
47. Thuận Ánh – 14/04/2009 – Hàng một giá: Kinh tế khó khăn, kinh
doanh vẫn phát đạt -
ewportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_AyaN&p_p_action=1&p_
p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
2&p_p_col_pos=0&p_p_col_count=9&_cmsviewportlet_WAR_vsi_p
ortlets_INSTANCE_AyaN_struts_action=%2Fcmsviewportlet%2Fvie
w&_cmsviewportlet_WAR_vsi_portlets_INSTANCE_AyaN_arcId=2
726& - Lấy tin ngày 21/03/2010.
48. Vũ Minh Tâm - 14/04/2009 – Mắc lừa “một giá” -
Mac-lua-mot-gia-/language/vi-VN/Default.aspx - Lấy tin ngày
21/03/2010.
49. www.dollarama.com
50. www.buckortwo.com
51. www.dollartree.com
52. www.poundland.com.uk
53.
54. www.familydollar.com
55. www.99only.com
PHỤ LỤC 4
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ CHUỖI CỬA
HÀNG MỘT GIÁ Ở HÀ NỘI TRONG THÁNG 3 NĂM 2010
Số
TT
Tên cửa hàng Địa chỉ Sản phẩm
Giá bán
(nghìn
đồng)
Diện tích
cửa hàng
Số nhân
viên / 1
cửa hàng
Số
lượng
cửa
hàng
1 Tracy
Chùa Bộc, Cầu Giấy, Tôn
Đức Thắng, Giảng Võ
Quần áo, hàng phụ
kiện
80 – 169 30 m2 7 11
2 Sandy shoes
Cầu Giấy, Chùa Bộc, Minh
Khai
Giầy dép 239 25 m2 6 8
3 Mello
Chùa Bộc, Phạm Ngọc
Thạch, Tôn Đức Thắng, Cầu
Giấy, Nguyễn Lương Bằng
Quần áo công sở 150 25-30m2 4 7
4 Lily
Trường Trinh, Nguyễn Trãi,
275 Cầu Giấy,
Quần áo 140 – 150 30 m2 3 7
5 Tina Fashion Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Quần áo 95 25 m2 3 4
6 Pop 396 Cầu Giấy Quần áo thời trang 90 30m2 3 1
7 Xiaohaha Chùa Láng, Đội Cấn, Lưu niệm 8 – 10 25m2 6 5
8 Daiso Giảng Võ Hàng gia dụng 35 100m2 Trên 15 1
9 Một giá Thái Thịnh, Đặng Văn Ngữ Quần áo 50 20 – 25m2 3 2
10 7000 happy shop Cầu Diễn Lưu niệm 7 25m2 4 5
11 Modal Fashion
Phạm Ngọc Thạch, 174 Cầu
Giấy, Chùa Bộc
Quần áo 165 – 255 30m2 4 4
12 Nhật Hạ Mốt Phạm Ngọc Thạch Quần áo thời trang 49 – 99 20m2 3 1
13 Meggi Phạm Ngọc Thạch Quần áo thời trang 145 25m2 4 1
14 Jenny
Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức
Thắng
Quần áo trẻ em 108 30m2 4 2
15
Cửa hàng tự
chọn một giá
Tôn Đức Thắng, Phố Huế,
Bạch Mai
Quần áo, giày dép,
ví, thắt lưng
70 – 150 20m2 2 3
16 Cloud
Tôn Đức Thắng, Chùa Bộc,
Nguyễn Lương Bằng
Quần áo 120 35m2 3 4
17 Shop Phạm Duy Tôn Đức Thắng Quần áo 100 50m2 7 1
18 Ngọc Mốt Cầu Giấy, Tây sơn Quần áo, phụ kiện 150 25m2 3 3
19 Yoko Tây Sơn Váy 180 30m2 4 2
20 Simozi 92 Cầu Giấy Giày nữ 120 25m2 5 1
21 Hạnh My Phạm Ngọc Thạch Quần 179 25m2 3 1
22 Yến Nga Nguyễn Lương Bằng Quần áo, trang sức 90 25m2 3 1
23 Shop bạn gái Tôn Đức Thắng Quần áo 150 35m2 3 1
24 Shop A & P Tôn Đức Thắng Quần áo 100 25m2 2 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5143_2272.pdf