Hình thức tổchức phổbiến trong ngành nông nghiệp ởnước ta nói
riêng vàcác nước kém phát triển nói chung lànông hộ, vừa cóchức năng
sản xuất vừa cóchức năng tiêu dùng. vìth ế, khi nghiên cứu quátrình
chuyển dịch cơcấu ngành nông nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
chúng ta cần quan tâm đến “hiệu quảlợi nhuận”. Hiệu quảlợi nhuận được
hình thành do tăng thu nhập khi nông sản lên giá. Đồng thời sựbiến động
vềlượng nông sản sẽgây nên biến động vềnhu cầu đầu vào vànhiề u chính
sách đòi hỏi phải cósựhiểu biết vềnhững yếu tốquyết định tình hình sử
dụng đầu vào cũng nhưtình hình cung ứng sản phẩm. Một khía cạnh quan
trọng của thịtrường đầu vào trong nông nghiệp màcóthể ởcác ngành kinh
tếkhác chẳng có ýnghĩa làbao nhiêu, đólátính cố định của tài sản, vìkhi
giácảbiến động ta vẫn không thể đi ều chỉnh kịp thời mức sửdụng một
yếu tố đầu vào. Quátrình phát triển làsựxúc tiến đổi mới công nghệtrong
quátrình chuyển dịch cơcấu nông nghiệp, việc phân phối lợi í ch của đổi
mới công nghệcóthể đi ch ệch tùy theo đi ều kiện khíhậu, đất đai từng
vùng.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lớn
hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị t rượng lao động bắt đầu bị
thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành
kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động.
Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền
công ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng.
Do ưu thế của các ngành này cần vố đầu tư ít vốn, công nghệ dễ học hỏi,
thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường
ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ
cũng ngày càng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục
vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tất cả đã làm cho hiện tượng thiếu
lao động trở nên ngày càng phổ biến trong tất cả các ngành và các khu vực
của nền kinh tế. Trong giai đoạn này là phải đầu tư phát triển theo chiều
sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt, trong nông nghiệp cần hướng
tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp
công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Các máy cày, gặt đập, phun
nước, máy bơm, làm cỏ, máy sấy, và các phương tiện vận tải cơ giới ngày
càng mở rộng và tiết kiệm thời gian cho người lao động trên đồng ruộng.
Trong điều kiện đó khu vực nông nghiệp có khả năng rút bớt lao động để
chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn không làm giảm
sản lượng nông nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp
tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất
khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm.
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình phát
triển kinh tế.
v Xu hướng chuyển dịch chung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản theo xu hướng giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp
nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
10
nước, ao hồ, sông, suối, biển. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nông – lâm –
thủy sản để hỗ trợ nhau cùng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong nông nghiệp xu hướng phát triển làm giảm dần độc canh lúa,
tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chăn nuôi để sản
xuất ra nhiều nông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao.
v Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ yếu của nông nghiệp. Trồng
trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công
nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, sản phẩm cho xuất khẩu. Chăn nuôi cung
cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, sữa… Đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng
cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và một số ngành công nghiệp
khác (hóa chất, dược liệu…). Nó cũng cung cấp nguồn hàng xuất khẩu
quan trọng ở nhiều nước đang phát triển, cũng như ở Việt Nam hiện nay
chăn nuôi còn cung cấp sức kéo cho trồng trọt. Trong nền kinh tế nông
nghiệp truyền thống, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông
nghiệp, bởi vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời
sống nhân dân. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được
nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng
ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn
giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng, nhưng còn chậm.
v Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt.
Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu chủ yếu là giữa cây lương thực
với cây công nghiệp rau, quả. Lương thực là bộ phận cấu thành chủ yếu
trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Lương thực đã và sẽ còn giữ
vai trò chủ yếu, lâu dài trong nguồn thực phẩm mà không thể thay thế
được. Tuy nhiên, xu hướng chung, cơ cấu bữa ăn sẽ dần thay đổi theo
hướng giảm bớt lương thực. Cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp nhẹ (công nghiệp dệt, thực phẩm, dược liệu, hóa chất, …).
Những ngành công nghiệp này lại là những ngành thu hút nhiều lao động,
do đó phát triển những ngành này sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, để phát triển cây công nghiệp cần chú ý: Yêu cầu về quy trình
kỹ thuật, vốn đầu tư ban đầu và thâm canh nhiều hơn so với cây lương
thực. Rau, hoa quả, rất cần thiết cho đời sống con người, nó cung cấp
đường, a xit, muối khoáng, sinh tố, chất kích thích khẩu vị và các chất bổ
khác cho nhu cầu cơ thể. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến thực phẩm để sản xuất đồ hộp, rượu, nước ngọt,
bánh mứt, kẹo với nhiều chủng loại phong phú. Cây ăn quả có tác dụng
làm rừng phòng hộ và phát triển nuôi ong… nhu cầu về rau, hoa quả, cây
cảnh ngày càng có xu hướng tăng lên cả trong nhu cầu bữa ăn cũng như
đời sống xã hội. Sản xuất những sản phẩm này chú ý áp dụng công nghệ
tiên tiến và bố trí gần nơi thuận lợi cho vận chuyển cũng như nơi tiêu thụ.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
11
v Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một hoạt động sản xuất quan trọng trong
nông nghiệp, ở Việt Nam, trâu, bò, lợn, gà, vịt thường được nuôi phổ biến.
Ngoài ra các vật nuôi khác như ngựa, dê, ngan, ngỗng… tuy còn nhỏ bé
nhưng cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm. Đặc điểm của việc phát triển
chăn nuôi phản ánh điều kiện và thế mạnh của từng vùng. Ở Việt Nam,
vùng đồng hằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đàn lợn chiếm
tỷ trọng cao nhất trong đàn gia súc (trên 85%). Tây Nguyên và Duyên Hải
Trung bộ có tỷ trọng đàn bò cao (30%), vùng Trung du, miền núi có tỷ
trọng đàn trâu cao nhất so với các vùng trên (26%). Đối với chăn nuôi gia
cầm ở tất cả các vùng, nuôi gà vẫn là chủ yếu, riêng vùng đồng bằng sông
Cửu Long đàn vịt chiếm tỷ trọng lớn (trên 43%). Cơ cấu các loại gia súc ,
gia cầm có sự chuyển dịch theo hướng tăng các loại vật nuôi có giá trị phục
vụ tiêu dùng với chất lượng cao và xuất khẩu. Cụ thể thời gian qua ở Việt
Nam là giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn bò và gia cầm, nhưng sự
dịch chuyển này rất chậm.
Số lượng gia súc, gia cầm.
Nguồn: tổng cục thống kê – niên giám thống kê hàng năm.
II.- Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
1. Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm
1996 – 2004.
Trong những năm đổi mới, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp
tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, những lợi thế so sánh của từng
ngành, từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc
Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm
Triệu con
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Sơ
bộ2004
2854.1
2858.6
2886.5
2960.8
2977.3
2962.8
2953.9
2943.6
2951.4
2955.7
2897.2
2807.9
2814.5
2834.9
2869.8
3116.9
3135.6
3201.8
3333.0
3466.8
3638.9
3800.0
3904.8
3987.3
4063.6
4127.9
3899.7
4062.9
4394.4
4907.7
12260.5
12194.3
13891.7
14873.9
15587.7
16306.4
16921.7
17635.9
18132.4
18885.8
20193.8
21800.1
23169.5
24884.6
26143.7
141.3
133.7
133.1
132.9
131.1
126.8
125.8
119.8
122.8
149.6
126.5
113.4
110.9
112.5
110.8
372.3
312.5
312.3
353.0
427.9
550.5
512.8
515.0
514.3
470.8
543.9
571.9
621.9
780.4
1022.8
107.4
109.0
124.5
133.4
137.8
142.1
151.4
160.6
166.4
179.3
196.1
218.1
233.3
254.6
218.2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
12
đẩy sản xuất phát triển với tốc độ khá cao, cải thiện chất lượng tăng
trưởng.
Cơ cấu GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản qua các năm
(%).
Nguồn: tổng cục thống kê – niên giám thống kê hàng năm.
Tỷ trọng nông nghiệp mặc dù đã giảm từ năm 2000 đến nay, nhưng vẫn
còn ở mức khá cao. Tỷ trọng lâm nghiệp liên tục giảm sút, mặc dù lâm
nghiệp có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng. Tỷ trọng thủy sản từ năm
2000 đến nay đã tăng khá hơn nhưng vẫn còn thấp.
Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng từ
16,5% vào năm 2000 lên 17,5% trong năm 2002; trồng trọt giảm từ 81%
xuống còn 80%. Riêng trong ngành trồng trọt, tỷ trọng giá trị sản xuất cây
lương thực giảm nhẹ từ 60,7% trong năm 2000 xuống còn 60% vào năm
2002; cây công nghiệp giảm từ 24% xuống còn 23% (do giá cả sụt giảm
mạnh, đặc biệt là giá cà phê và cao su, khiến nông dân không chăm sóc,
thậm chí còn chặt bỏ một số diện tích để trồng cây khác); tỷ trọng giá sản
xuất các cây trồng khác tăng mạnh (từ 15,3% lên 17%).
Cơ cấu diện tích có thay đổi: một số diện tích gieo trồng lúa năng suất
thấp, bấp bênh đã được
chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2001 – 2002, đã
chuyển 165 nghìn ha gieo trồng lúa sang nuôi trồng thủy hải sản.
Cơ cấu sản phẩm chuyển dần theo hướng thích ứng hơn với thị trường,
người sản xuất không chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm mà đã bắt đầu
quan tâm tới chất lượng và giá trị đầu ra của sản phẩm. Do vậy, một số cây
con có thị trường tiêu thụ trong nước, giá tăng nhanh như ngô, sắn, bông
vải, đậu tương, cây ăn quả, đàn bò sữa.
Trên mỗi vùng, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa
với nhiều loại cây con và nhiều loại sản phẩm khác nhau, đảm bảo an toàn
hơn trước biến động của thị trường tiêu thụ. Chẳng hạn, ở Tây Nguyên,
ngoài sản phẩm cao su, cà phê, các loại sản phẩm mới như bông, ngô phát
triển mạnh. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có lúa mà rất nhiều địa
Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
80.8
81.5
81.8
81.9
80.8
78.5
78.2
76.9
76.5
6.2
6.0
5.7
5.6
5.5
5.4
5.3
5.2
5.1
12.9
12.5
12.5
12.4
13.8
16.0
16.5
17.9
18.1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
13
phương đã chuyển một phần diện tích lúa sang trồng ngô, trồng sắn và đặc
biệt là sang nuôi trồng thủy sản.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục chuyển từ một nền lâm nghiệp nặng về khai
thác tự nhiên sang nền lâm nghiệp dựa vào lâm sinh và từ chổ chủ yếu dựa
vào quốc doanh sang nền sản xuất có tính xã hội hóa cao với nhiều thành
phần kinh tế tham gia.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động.
cơ cấu (%)
Năm Trồng và
nuôi rừng
Khai thác lâm
sản
Dịch vụ và các hoạt động lâm
nghiệp khác
2000
2001
2002
2003
Sơ bộ
2004
14.7
13.2
13.9
14.4
14.5
81.3
82.8
81.5
79.5
79.8
4.0
4.0
4.6
6.1
5.7
Nguồn: tổng cục thống kê – tin thống kê hàng năm.
Ngành thủy sản tiếp tục có bước chuyển mạnh từ khai thác tự nhiên
sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng, từ đánh bắt ven bờ với tầu công suất
nhỏ với các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị thấp sang bước đầu đánh
bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn, sản phẩm có chất lượng và giá trị cao
hơn.
Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt
động.(%)
Nguồn tổng cục thống kê hàng năm.
Cho đến nay, chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ. Nguyên nhân chính là
do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, với quy mô nhỏ,
phân tán theo từng hộ gia đình, với kỹ thuật lac hậu tận dụng sản phẩm phụ
của ngành trồng trọt là chính, lấy công làm lãi. Cả nước hiện có trên 10,7
triệu hộ nông nghiệp, đã chăn nuôi trên 2,8 triệu con trâu, gần 4,1 triệu con
bò, trên 23,1 triệu con lơn, và 233,3 triệu con gia cầm với sản lượng thịt
hơi đạt 2 triệu tấn. Tính đến ngày 11/10/2001, cả nước có 1762 trang trại
Năm Khai thác Nuôi trồng
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
67.4
68.6
67.0
67.2
55.6
47.7
42.7
39.8
36.4
32.6
31.4
33.0
32.8
44.4
52.3
57.3
60.2
63.2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
14
chăn nuôi, chỉ chiếm 2,9% tổng trang trại và mới sản xuất được khoảng
1/10 lượng sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, chất lượng và chủng loại sản
phẩm chăn nuôi còn thấp, giá cả còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu đạt còn rất thấp so
với sản lượng sản xuất, mặc dù về số lượng gia súc, gia cầm ở Việt Nam
đứng thứ hạng cao (số lượng lợn đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ hai châu
Á, và đứng thứ 5 trên thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Đức; số
lượng bò đứng thứ 4 khu vực, thứ 14 Châu Á, thứ 53 trên thế giới; số
lượng trâu đứng thứ 2 khu vực, thứ 6 Châu Á, thứ 18 trên thế giới).
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 1994 phân theo vật
nuôi và loại sản phẩm.(Tỷ đồng)
Năm Gia súc Gia cầm Sản phẩm không
qua giết thịt
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Sơ bộ
2004
6568.2
6481.8
7344.0
7854.0
8499.2
8848.5
9301.2
9922.6
10467.0
11181.9
11919.7
12298.3
19919.1
14419.6
16139.8
1980.1
1988.0
2229.7
2281.2
2304.2
2384.8
2506.5
2690.5
2835.0
3092.2
3295.7
3384.9
3712.8
4071.8
3456.1
1328.2
1422.2
1648.5
1724.9
1735.9
1933.7
2084.2
2389.8
2438.4
2589.1
2802.0
3106.4
3667.6
3900.6
3315.9
Nguồn tổng cục thống kê hàng năm.
Tỷ trọng giá tị sản xuất của gia súc và sản phẩm không qua giết mổ
năm 2004 đã cao hơn năm 1990, còn tỷ trọng của gia cầm lại giảm. Đây
chính là hạn chế của chăn nuôi gia cầm khi cung thì tăng cao, nhưng cầu
thì tăng chậm, lại chưa xuất khẩu được.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
15
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành
hoạt động.(%)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
79.3
79.6
76.5
75.7
77.0
78.1
77.9
77.9
79.7
79.2
78.2
77.9
76.7
75.4
76.3
17.9
17.9
20.7
21.4
20.2
18.9
19.3
19.4
17.8
18.5
19.3
19.6
21.1
22.4
21.6
2.8
2.5
2.8
2.9
2.8
3.0
2.8
2.7
2.5
2.3
2.5
2.5
2.2
2.2
2.1
Nguồn tổng cục thống kê hàng năm.
Ta thấy trong nông nghiệp ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn bởi vì
sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân
nhưng tỷ trọng của ngành trồng trọt ngày càng giảm dần năm 1990 là
79,3% giảm xuống còn 76,3% vào năm 2004. Khi đời sống nhân dân được
nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng làm cho tỷ trọng
ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên từ 17,9% vào năm 1990 lên 21,6%
vào năm 2004.
2.- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước
đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp
đáng kể của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong 15 năm
qua.
Thập kỷ 90, thập kỷ thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
xã hội đến năm 2000 của Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6
năm 1991) và hiện đại hóa, công nghiệp hóa, của Đại Hội VIII Đảng Cộng
Sản Việt nam (tháng 6 năm 1996), nền nông nghiệp có những bước
chuyển mạnh, nhanh và toàn diện, từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền
sản xuất hàng hóa. Những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong thập kỷ 90 được thể hiện.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, riêng năm 1999 đạt 5,5% với
GDP theo giá hiện hành của nông nghiệp đạt 89 nghìn tỷ đồng (22,3%
GDP). Nông nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản xuất lương thực
với tốc độ tăng trưởng 5,8%, năm 1999 sản xuất được gần 34,25 triệu tấn
lương thực quy thóc. Cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi phát triển
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
16
nhanh, đáp ứng phần lớn các loại nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Xuất khẩu nông sản trong 10 năm qua liên tục tăng, bình quân tăng
13,05%/ năm, năm 1999 đạt khoảng 3 tỷ USD. Tỷ trọng hàng hóa tăng
nhanh, năm 1999 tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo là 25%, cao su 80%, cà phê 95%,
chè 60%. Năm 1999, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (4,4 triệu tấn)
và xuất khẩu cà phê và hạt điều đứng thứ 3.
Trình độ sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã
được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng lúa gạo
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; vùng cà phê Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ; vùng chè miền núi và trung du phía băc; vùng cao
su Đông Nam Bộ; vùng cây ăn quả Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long… Trình độ thâm canh sản xuất trong hầu hết các ngành trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được nâng cao lên rõ rệt thông qua việc áp
dụng các phương thức canh tác thâm canh, áp dụng công nghệ cao, chất
lượng nông sản ngày càng được cải thiện đáng kể.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là từ lâm nghiệp
Nhà Nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác gỗ
rừng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội (dân doanh), giao
khoán rừng đưa lại. Khuyến khích đa dạng sinh học rừng (bảo vệ, phục hồi
và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như chương
trình “327”, dự án tạo mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trông được 1,5
triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, mầu xanh đã trở
lại với nhiều vùng đất trống đồi trọc.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua tuy
đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những yếu kém và thách thức quan
trọng sau đây:
Một là, hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về
năng suất và thu nhập còn thấp.
Hiện nay bình quân sản xuất trên một ha đất nông nghiệp năm 2003
khoảng 20 triệu đồng và thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn mới
đạt 275 nghìn đồng/ tháng, còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực.
Vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có trình độ thâm canh cao, mới 9% diện
tích đất nông nghiệp đạt bình quân 50 triệu đồng/ ha và chỉ có 10% số hộ
đạt bình quân 50 triệu đồng. Trong lúc đó, mục tiêu của chúng ta đề ra
năm 2005 cả nước phải đạt 30 triệu đồng bình quân trên một ha đất nông
nghiệp và thu nhập bình quân hộ ở nông thôn hơn 5 triệu đồng/ tháng, còn
đến năm 2010 phải đạt 50 triệu dồng/ ha và gần 8 triệu đồng/ tháng. Đó là
thách thức lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hai là, tốc độ chuyển dịch tích cực nhưng vẫn còn chậm. Có thể thấy rõ
điều đó trong phân công lao động xã hội. Trong nhiều năm, nông nghiệp
vẫn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động xã hội, 80% số dân ở nông
thôn. Cũng có nghĩa là phần lớn lao động trong xã hội có năng suất lao
động thấp và phần lớn dân cư cả nước có thu nhập và đời sống thấp. Thu
nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến nay thấp hơn sáu lần so với thu
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
17
nhập bình quân đầu người ở đô thị. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho
nước ta vẫn là một nước nông nghiệp kém phát triển.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm còn thể hiện trong cơ cấu nông
nghiệp, trong quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp,
trong nhiều năm, giá trị nông nghiệp chiếm 80%, còn thủy sản và lâm
nghiệp chỉ chiếm 20% (riêng lâm nghiệp chỉ còn có 4%) là điều bất hợp lý
không tương xứng tiềm năng dồi dào của diện tích núi rừng bằng hai phần
ba diện tích đất đai cả nước, với mặt nước sông ngòi, ao hồ dầy đặc và
2500 km bờ biển.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, việc chuyển dịch giữa trồng trọt và
chăn nuôi trong nhiều năm cũng rất chậm. Giá trị trồng trọt chiếm 80% và
giá trị chăn nuôi chiếm 20% trong giá trị nông nghiệp. Trong trồng trọt,
lương thực có những tiến bộ rõ rệt, không đáp ứng nhu cầu lương thực
trong nước mà còn xuất khẩu hàng năm 3,5 – 4 triệu tấn. Tuy nhiên, cơ
cấu trồng trọt chưa chuyển dịch được nhiều. Cây lương thực vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong diện tích gieo trồng, các loại cây có giá trị cao như công
nghiệp, rau đậu, cây ăn quả chiếm tỷ trọng thấp. Nếu xét về mặt giá trị
trong 10 năm từ 1990 đến 1999 thì tỷ trọng giá trị cây lương thực giảm từ
66,63% còn 63,80%, nhưng vẫn còn lớn, còn giá trị cây ăn quả, cây công
nghiệp, rau đậu tỷ trọng mặc dù tăng từ 33,7% lên 37,2% nhưng vẫn còn
nhỏ và tăng chậm không tương xứng với tiềm năng đất đai và khí hậu của
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chính sự tăng chậm tỷ trọng cây công
nghiệp và cây ăn quả, rau đậu còn thấp cho nên đã làm cho nông nghiệp
chưa thoát khỏi tình trạng độc canh cây lương thực. Điều này làm giá trị
sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa xuất khẩu bình quân trên một ha đất
nông nghiệp và thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn thấp hơn so với
nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Ba là, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu phải gắn liền với tập trung hóa sản xuất. Nhưng
hiện nay sản xuất trong nông nghiệp lại quá phân tán và manh mún. Bình
quân một lao động nông nghiệp chỉ có 0,27 ha và một nhân khẩu cả nước
khoảng 869m2; ở đồng băng sông Hồng là 500m2. Quy mô đất canh tác
cũng rất nhỏ. Bình quân một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long là 1,4 – 1,5
ha, ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ có 0,21 – 0,26 ha; số hộ ở
đây có quy mô 0,5 – 1 ha chỉ chiếm 1,5% tổng số hộ nông dân trong vùng.
Diện tích đất nông nghiệp đã nhỏ nhưng lại quá phân tán và manh mún.
Hơn 10,5 triệu hộ nông nghiệp có gần 75 triệu thửa đất. Dân số nông thôn
tăng hang năm là 2% lại càng làm cho ruộng đất phân tán và manh mún
hơn. Đây là một thách thức rất lớn để bảo đảm ruộng đất cho nông dân, để
tiến hành cơ giới hóa, điện khí hóa để đi vào sản xuất tập trung qu y mô
lớn. Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở bảo quản và chế
biến nông sản còn thiếu làm trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Tỷ trọng chế biến nông sản phẩm còn thấp, như chế biến chè
mới đạt 40 – 45%, cao su 26%, rau quả thực phẩm 10%, cây có dầu 15 –
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
18
20%, thịt lợn chiếm 15%; tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn lớn đối với lúa
13 – 15%, rau quả 25 – 30%, lương thực 13%, đường thủ công 30 – 40%.
Thủy lợi tuy phát triển mạnh nhưng chủ yếu mới tưới tiêu nước cho lúa,
còn 37% diện tích lúa chưa được tưới tiêu, tiêu nước chủ động, có 37%
diện tích lúa chưa làm đất bằng máy. Hơn 10% số xã chưa có điện, 20% số
hộ chua có điện, 6% số xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, 28% số xã
chưa có bưu điện, 44% số xã chưa có chợ, 65% số xã chưa có nhà trẻ, 16%
số xã chưa có trường trung học, bình quân mười nghìn dân mới có 0,76
bác sĩ ở trạm y tế. Rõ ràng, với cơ sở hạ tầng trên, làm sao có thể nâng cao
hiệu quả và tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Bốn là, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, chậm được biến đổi, đặc biệt là
ở các vùng nghèo và bị cô lập phát triển. Tình trạng này có nguyên nhân từ
sự dư thừa lao động và thiếu thốn các nguồn tài chính, từ tình trạng hoạt
động khuyến nông không được quan tâm đầy đủ, đúng hướng và rộng
khắp…
Vì cơ sở hạ tầng bao gồm cả cơ sở hạ tầng thông tin, nói chung còn yếu
kém, nền kinh tế ngành nông nghiệp khó có thể tạo ra được sự đột biến về
hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Môi trường cạnh tranh không lành mạnh
vì thề mà cũng khó phát triển bình thường. Sự yếu kém của hệ thống hạ
tầng cơ sở là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng manh mún, bị chia cắt
giữa các vùng các địa phương.
Ngoài những yếu kém và thách thức nói trên, cần chú ý những hạn chế
về quan hệ sản xuất, như sự chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã
kiểu mới chậm và hiệu quả thấp, sự chuyển đổi hệ thống nông – lâm
trường quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp từ
kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường còn yếu kém, trình độ cán bộ quản
lý kỹ thuật còn thấp cũng những chính sách kinh tế - xã hội chưa đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh tốc độ nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp.
III.- Áp dụng mô hình kinh tế của Harry T.Oshima vào phân tích
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Harry T.Oshima là nhà kinh tế học người Nhật Bản, ông nghiên cứu
mối quan hệ giữa hai khu vực đó là một nền nông nghiệp lúa nước có tính
thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao
động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi. Trong tác phẩm “Tăng
trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa” ông đã đưa ra những quan
điểm mới về mô hình phát triển và mối quan hệ công – nông nghiệp dựa
trên những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế
Châu Á.
Nước ta là một nước nằm trong khu vực Châu Á có khí hậu và điều
kiện phù hợp với điều kiện của mô hình kinh tế của Oshima. Đặc điểm đó
được biểu hiện rõ rệt trong quá trình sản xuất nông nghiệp: tính thời vụ
cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng. Sản xuất
nông nghiệp mang nặng tính độc canh, nhỏ lẻ, phân tán.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
19
Nước ta đa số dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu
chính vì vậy ngành nông nghiệp được coi là một ngành đầu tầu từ đó kéo
theo sự tăng trưởng và phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành đó trước tiên phải có vốn tích lũy ban đầu phụ thuộc vào ngành thế
mạnh của nước ta, điều đó cần phải thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp. Khí hậu nước ta rất đa dạng và phong phú, là
một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa rõ rệt rất phù hợp cho
quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp tiếp
tục có những chuyển biến tích cực, những lợi thế so sánh của từng ngành,
từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển với tốc độ cao, cải thiện chất lượng tăng trưởng. Nông
nghiệp Việt nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu, và 25% trong tổng GDP
quốc gia, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn tạo ra công ăn việc làm cho
hơn 66% lao động trong cả nước. Thu nhập của người dân ngày càng tăng.
Sản lượng lương thực trong 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/ năm.
Việc tăng sản lượng đó là nhờ vào quá trình mùa vụ, trước kia c húng ta
thường trồng một vụ lúa nhưng bây giờ đã biết tận dụng điều kiện của từng
mùa, từng vùng mà trồng hai hoặc ba vụ lúa làm năng suất ngày càng tăng.
Người nông dân không chỉ biết có trồng lúa đơn thuần đem lại thu nhập
cho họ mà người nông dân còn biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong 9
tháng đầu năm 2005 theo điều tra của tổng cục thống kê thì diện tích lúa
đạt 7339,5 nghìn ha, bằng 98,6% năm 2004, giảm 105,8 nghìn ha, sản
lượng giảm do giảm diện tích năng suất thấp sang trồng cây khác có hiệu
quả hơn và nuôi thuỷ sản. Diện tích lúa đông xuân giảm 36,5 nghìn ha, lúa
hè thu giảm 18,7 nghìn ha và lúa mùa giảm 50,6 nghìn ha. Năng suất lúa
cả năm ước tính đạt 49,5 tạ/ ha, tăng 1 tạ/ ha so với năm trước; sản lượng
đạt 36,3 triệu tấn, tăng 19,2 vạn tấn. Nếu tính cả 3,7 triệu tấn lương thức
có hạt khác thì sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt 40,03 triệu tấn,
tăng 44,9 vạn tấn so với năm 2004. Sản lượng lúa đông xuân đạt 17,33
triệu tấn, tăng 252,7 nghìn tấn so với lúa đông xuân 2004, tiếp tục là vụ lúa
mùa, năng suất đạt 58,9 tạ/ ha, tăng 1,6 tạ/ha. Lúa hè thu năng suất chung
của cả nước ước tính đạt 44,1 tạ/ ha, xấp xỉ hè thu năm 2004. Lúa mùa sản
lượng lúa mùa dự kiến tăng thấp, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết. Các
tỉnh phía Nam, ước tính diện tích đạt 834,5 ngàn ha, giảm 3,8% do hạn
han. Sản lượng ước tính đạt 3,04 triệu tấn, chỉ tăng 59,6 nghìn tấn so với
năm 2004, chủ yếu là tăng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do giá lúa
tăng cao nên người dân đã cải tạo đồng ruộng làm một vụ thủy sản, một vụ
lúa mùa. Cơ cấu diện tích thay đổi, một số diện tích gieo trồng lúa năng
suất thấp, bấp bênh đã được chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả và nuôi trồng thủy sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cơ cấu
sản phẩm chuyển dần theo hướng thích ứng với thị trường hơn, người sản
xuất không chỉ quan tâm số lượng sản phẩm mà đã bắt đầu quan tâm đến
chất lượng và giá trị đầu ra của sản phẩm. Do vậy, một số cây con có thị
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
20
trường tiêu thụ trong nước, giá tăng nhanh như ngô, sắn, bông vải, đậu
tương, cây ăn quả, đàn bò sữa. Cơ cấu cây trồng đã chuyển biến theo
hướng đa dạng hóa, xóa dần tính độc canh cây lương thưc, tăng hiệu quả
sử dụng đất. Ngành chăn nuôi thay đổi theo hướng tăng số lượng và tỷ
trọng gia súc nuôi thịt, sữa, giảm đàn gia súc cày kéo thay vào đó sử dụng
các loại máy móc thiết bị đem lại năng suất cao hơn nhờ các ứng dụng của
khoa học công nghệ, đồng thời đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
khâu sau thu hoạch để giảm tổn thất hao hụt lúa gạo, rau quả. Nhập khẩu
và tổ chức nghiên cứu sản xuất các công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản
nông sản. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là từ lâm
nghiệp Nhà Nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác
gỗ rừng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội (dân doanh), giao
khoán rừng đưa lại. Khuyến khích đa dạng sinh học rừng (bảo vệ, phục hồi
và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như chương
trình “327”, dự án tạo mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trông được 1,5
triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, mầu xanh đã trở
lại với nhiều vùng đất trống đồi trọc.
Ngành thủy sản tiếp tục có bước chuyển mạnh từ khai thác tự nhiên
sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng, từ đánh bắt ven bờ với tầu công suất
nhỏ với các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị thấp sang bước đầu đánh
bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn, sản phẩm có chất lượng và giá trị cao
hơn.
Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, phát huy lợi thế so sánh, nâng
cao hiệu quả, tỷ trọng các sản phẩm cây công nghiệp và cây ăn quả tăng
lên rõ rệt. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng các ngành phi nông
nghiệp (công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ) tăng lên đến 30% GDP nông
thôn (1999). Cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng, nhiều địa phương được cải thiện.
Sau 10 năm đã tăng thêm năng lực tưới tiêu cho 1,4 triệu ha; năm 1999, có
93% số xã có đường ô tô tới khu trung tâm, 70% có điện sinh hoạt, 79% có
điện thoại, 68% có nguồn nước sạch, 99,8% có trường học cấp I, 87% có
trường cấp II, 98 % có trạm y tế...Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp-
nông thôn đã có nhiều chuyển biến mới: gần 40% số hợp tác xã đã đăng ký
lại hoặc xây dựng mới theo Luật Hợp Tác Xã, hướng hoạt động chủ yếu
làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ. Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông
nghiệp và các nông, lâm trường đã từng bước được sắp xếp lại, đổi mới cơ
chế quản lý, làm ăn có hiệu quả hơn. Có tới 2 triệu nông hộ có điều kiện
trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi, hơn 110.000 hộ phát triển kinh tế
nông trại.
Hầu hết các hộ nông dân đều được hưởng thụ thành quả đổi mới trong
nông nghiệp. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình
quân đầu người tăng 1,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 30% xuống còn 10-
11%, các điều kiện ăn ở, đi lại, giáo dục, văn hoá và chăm sóc y tế được
cải thiện rõ rệt, tuổi thọ tăng từ 65 (năm 1990) lên 68 (1998).
Để nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả các việc làm khác khu vực
nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong quá trình chuyển dịch
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
21
thuận lợi hơn: xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tài nguyên nước trên
các lưu vực sông lớn bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu
Long, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của 2 đồng bằng này.
Trên các vùng lãnh thổ cũng đã xúc tiến quy hoạch hoặc định hướng
quy hoạch làm cơ sở cho đầu tư. Trọng tâm của việc xây dựng thuỷ lợi
trong giai đoạn này là phát triển hệ thống tưới tiêu, đảm bảo sản xuất
lương thực và củng cố hệ thống đê điều phòng chống lũ ngăn mặn để mở
rộng sản xuất. Tính đến năm 1995 ngành thuỷ lợi Việt Nam đã có hệ thống
các công trình thuỷ lợi với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha, tiêu 1,4
triệu ha, ngăn mặn 700ngàn ha. Hình thành 75 hệ thống thuỷ nông lớn và
vừa, 750 hồ chứa nước lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2000 trạm
bơm điện lớn và vừa có công suất 450MW, 30 vạn máy bơm dầu. Đã tưới
5,6 triệu ha gieo trồng lúa (tăng so với năm 1985 là 1 triệu ha), tiêu úng
86,5 ngàn ha, tưới cho hoa màu và cây công nghiệp 560 ngàn ha, tiêu úng
xổ phèn cho 1,6 triệu ha, cải tạo 70 vạn ha đất mặn ven biển, tạo nguồn
nước cung cấp cho hàng chục triệu dân ở nông thôn, thành thị, cung cấp
nước ăn cho đồng bào vùng cao, cho các khu công nghiệp, các khu định
canh định cư, vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp. Riêng
diện tích trồng lúa được tưới chiếm 80% tổng diện tích lúa trong cả nước .
Đây là một tỷ lệ cao về đất nông nghiệp được tưới so với các nước trên thế
giới.
Hệ thống đê điều đã hình thành 7700km, trong đó đê sông 5700km, đê
biển 2000km và gần 3000km đê bao ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống đê điều, đặc biệt hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, có
vị trí sống còn trong việc bảo vệ dân sinh và sản xuất. Ngày nay sau khi có
hồ Hoà Bình với dung tích phòng lũ 4,9 tỷ m3 thì hệ thống đê sông Hồng
có thể chống lũ với mức nước (13,3m) tại Hà Nội (riêng đê Hà Nội có thể
chống được mực nước 13,6m và trên sông Thái Bình đê chịu được mức
nước lũ 7,21m tại Phả Lại).
Hệ thống đê biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Quảng Ninh đến Quảng
Nam Đà Nẵng) đã nâng cấp, chống đỡ bão cấp 9 ứng với triều trung bình.
Tính đến năm 2000 sẽ hình thành 800km đê biển của các dự án trên, chống
được thuỷ triều (3,5). Hệ thống đê bao, bờ ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long chủ yếu bảo vệ lúa hè thu, chống lũ đầu mùa tháng 8, được kiểm
nghiệm qua nhiều năm đã bảo đảm cho vùng ngập Đồng Tháp Mười, Tứ
Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu từ một vụ lúa nổi trở thành sản xuất 2 vụ
đông - xuân, hè - thu. Từ sau cơn bão số 5 (1997) Chính phủ bắt đầu cho
nghiên cứu quy hoạch đê biển ở miền Nam từ Gò Công (Tiền Giang) đến
Kiên Giang.
Trong 10 năm đổi mới chúng ta đã nâng tầm công tác thuỷ lợi nhằm
đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trước hết đối với nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Từ quy hoạch tổng thể, tiến đến quy hoạch
vùng và tiểu vùng.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
22
Tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, làm tăng việc làm ngoài nông
nghiệp bằng các hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ
gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ phát nhằm triển ngành
công nghiệp chế biến. Điều này đòi hỏi sự hoạt động đồng bộ từ khâu sản
xuất, vận chuyển, bán hàng đến cácdịch vụ hỗ trợ như tài chính, ngân hàng
và các ngành có liên quan như công nghiệp phân bón, hóa chất, các ngành
cung cấp nguyên liệu và công cụ sản xuất cho nông nghiệp. Chính vì vậy
ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện cho mở rộng thị trường của ngành
công nghiệp, tạo ra yêu cầu tăng quy mô sản xuất của ngành công nghiệp
cũng nhơ nhu cầu về các hoạt động dịch vụ. Khi đó việc di dân từ các khu
vực nông thôn đến thành thị để phát triển các ngành công nghiệp trên và
các dịch vụ hỗ trợ ngày càng tăng.
Qua phân tích trên ta thấy mô hình kinh tế của Oshima rất phù hợp với
trường hợp phát triển kinh tế của nước ta.
IV.- Một số đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ
cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
1. Khoa học công nghệ.
Ứng dụng tri thức mới và các thành tựu mới về công nghệ sinh học và
các tiến bộ khoa học công nghệ khác để tạo các giống cây con mới có giá
trị cao; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để làm tăng gấp bội giá
trị của nông sản; thúc đẩy nhanh cơ giới hóa, kể cả tự động hóa, trong
khâu sản xuất nông nghiệp. Chuyển mạnh nền sản xuất nông nghiệp hiện
có sang sản xuất hàng hóa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, tích lũy cho
nông dân, tạo thế và lực mới nhằm chủ động hội nhập với thị trường khu
vực và quốc tế.
Xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tại đây, sử
dụng công nghệ gen để sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị
kinh tế cao (đây là một loại hình sản xuất công nghệ trong nông nghiệp);
sử dụng kỹ thuật tự động hóa, công nghệ thông tin để điều khiển các q uá
trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi (chẳng hạn, khâu tự động hóa trong
các nhà máy chăn nuôi sẽ theo dõi thường xuyên sự tăng trọng và các
thông số khác của vật nuôi, liên quan với chế độ dinh dưỡng, phòng, chữa
bệnh; tự động hóa pha chế hàng ngàn công thức cho thành phần thức ăn
phù hợp với chế độ dinh dưỡng; hoặc tại các trang trại trồng trọt, có thể tự
động hóa việc điều khiển cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ thực vật, đảm bảo
năng suất, chất lượng rất cao….)
Ở các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giá trị tạo ra chủ
yếu là từ tri thức và công nghệ, đó là các ngành kinh tế tri thức. Các khu
công nghệ cao sẽ là nhân tố thúc đẩy, lôi kéo toàn bộ nền nông nghiệp phát
triển, các khu ấy được nhân lên sẽ chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành công
nghiệp theo hướng kinh tế tri thức.
Tăng cường cải tiến, áp dụng kỹ thuật tiến bộ đối với các công nghệ
truyền thống để tạo nhiều việc làm, tận dụng lao động, đất đai, tài nguyên.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
23
2. Bổ sung và sửa đổi các chính sách.
Chính sách đất đai: cần thực hiện thêm những biện pháp để tạo điều
kiện dễ dàng cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân này
sang cá nhân khác. Đối với đất rừng nên cụ thể hóa luật, đào tạo cho nhân
viên ngành lâm nghiệp và địa chính. Xây dựng các chính sách nhằm tích tụ
ruộng đất phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp như:
Khuyến khích nông dân “dồn điền, dồn thửa” cho phép nông dân sử dụng
giá trị quyền sử dụng đất góp cổ phần, làm thế chấp vay vốn ngân hàng,
góp vốn để tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết…
tiến hành tổng kết bổ xung, sửa đổi luật đất đai.
Chính sách giá: Cần cải cách hơn nữa để tự động hóa thương mại và
tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động
ngoại thương, buôn bán những sản phẩm như chè, đường và phân bón.
Chính sách đầu tư: Hiện nay, đầu tư của chính phủ là nguồn đầu tư
quan trọng nhất trong tổng đầu tư dành cho ngành nông nghiệp. Xây dựng
các chính sách huy động và cân đối các nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích
đáng cho quá trình đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chính sách về thuế: Điều chỉnh, bổ sung luật thuế (thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế doanh nghiệp…) trình Quốc hội phê chuẩn.
Chính sách về lao động và việc làm: Xây dựng chính sách đào tạo
nguồn nhân lực và khuyến khích cán bộ nông thôn, miền núi.
Chính sách về thương mại, hội nhập: có các chính sách hỗ trợ và bảo
hộ hợp lý một số ngành hàng thuộc một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
còn khó khăn, yếu kém nhưng có triển vọng. Khuyến khích thành lập các
quỹ bảo hiểm ngành hàng.
Phát triển khoa học công nghệ: Để rút ngắn thời gian nghiên cứu,
nhanh chóng đổi mới công nghệ, cần ưu tiên nhập công nghệ chọn lọc.
Những công nghệ được phép nhập là những công nghệ đã được lựa chọn,
trải qua thẩm định, đảm bảo không thấp hơn trình độ đòi hỏi của th ị
trường, phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nước ta và có khả năng
tiếp nhận trong nước. Có chính sách đãi ngộ và khen thưởng thỏa đáng đối
với các nhà khoa học có công trong việc phát minh hoặc ứng dụng các
thành tựu mới có tác dụng lớn đối với ngành.
Chính sách thị trường: Xây dựng chiến lược và hệ thống thông tin thị
trường cho các sản phẩm, bảo đảm cho người dân có đủ thông tin để sản
xuất và tiêu thụ nông sản. Tại bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
và đang xây dựng một trung tâm thông tin, trong đó có cả về thông tin thị
trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mỗi thành phần kinh tế
tham gia tìm kiếm thị trường và xuất khẩu nông sản. Thực hiện các biện
pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hỗ trợ tích cực các
doanh nghiệp xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Thành lập quỹ hỗ trợ
xuất khẩu cho các sản phẩm quan trọng.
Chính sách tín dụng: Xây dựng cơ chế hoạt động cho phép các ngân
hàng thương mại hoạt động trên địa bàn nông thôn với lãi suất thỏa thuận.
Tăng vốn, nhất là vốn vay trung và dài hạn cho khu vực nông thôn để hộ
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
24
nông dân có thể dễ dàng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Dần
dần xóa bỏ phân biệt tín dụng giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và
ngoài quốc doanh.
Chính sách tài chính thúc đẩy công tác di dân theo kế hoạch trong thời
gian tới. Sắp xếp quy hoạch sử dụng đất của từng tỉnh, từng vùng để có kế
hoạch phân bổ lại lao động và dân cư; thông qua kết quả tổng kế kê khai
đất chưa sử dụng năm 2000, nhằm khai thác tiềm năng đất đai của từng
vùng để có kế hoạch đầu tư khai thác có hiệu quả. Công tác di dân phát
triển vùng kinh tế trước hết tổ chức sắp xếp di dân tại chỗ, nội tỉnh. Khi
không tự sắp xếp được mới đưa vào kế hoạch di dân ngoại tỉnh. Tăng
cường công tác chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành
và UBND địa phương, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu gắn
với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm phát huy
hiệu quả cao nhất góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng dần mức sống của
người dân. Tích cực, chủ động tìm các giải pháp về phát triển kinh tế xã
hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm ngay tại địa phương mình, đảm
bảo hộ nào cũng có đất để sản xuất để ổn định sản xuất và đời sống; tạo
điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống để góp phần chấm dứt tình trạng
di cư tự do.
3. Chủ động hội nhập kinh tế.
Đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ “phát huy cao độ nội
lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả bền vững”. Mục tiêu của hội nhập
kinh tế quốc tế được xác định rõ là, nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ
thêm vốn, công nghệ, kiến thức để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp nói chung, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước theo định hư ớng XHCN.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và toàn bộ ngành kinh tế của mỗi quốc gia
nói chung, quá trình hội nhập về thực chất là việc chấp nhận “luật chơi”
chung, đó là hạ thấp hàng rào thuế quan và giảm thiểu hàng rào phi thuế
quan theo cam kết chung; mở cửa thị trường; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ
và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc tế. Trên thị trường bình diện chung
của bức tranh kinh tế thế giới, cùng thực hiện “luật chơi” này bao gồm các
quốc gia là thành viên WTO (tổ chức thương mại thế giới), hiện có 144
nước, nắm tới hơn 98% lượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi hiện nay trên
thế giới.
Việt Nam đến nay có bản là một nước nông nghiệp mặc dù nông
nghiệp chỉ chiếm khoảng 24 – 25% GDP, nhưng lại chiếm 76,4% lực
lượng lao động toàn xã hội. Hiện nay, lộ trình cam kết trong khuôn khổ
mậu dịch tự do AFTA, nước ta cam kết đến năm 2003, thuế suất tất cả các
mặt hàng không quá 20%, đồng thời các hạn chế định lượng phải bị bỏ.
Tới năm 2006 thuế suất không được quá 5%. Tuy nhiên, 51 loại nông sản
thuộc danh mục nông sản chưa chiến nhậy cảm (SEL) như gà giống, gạo,
cam, quýt… thời hạn cắt giảm thuế chậm hơn, trong đó mía đường (2006),
quả có múi, thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm (2005). Tới năm
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
25
2013, thuế suất đối với toàn bộ các nông sản chưa chế biến thuộc danh
mục SFL sẽ không vượt quá 5%, đồng thời mọi hàng rào phi thuế quan
phải bãi bỏ. Việt Nam có thể cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm
có nguồn gốc từ nông sản thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), bao
gồm các loại cồn ETILIC nông độ dưới 80%, rượu mạnh, thuốc lá, xì gà
và các chất thay thế có liên quan. Điều này cho thấy, nhìn trên tổng thể
đến năm 2006 nông sản đã qua chế biến của các nước thành viên AFTA có
thể dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam, nhưng phải từ năm 2010 trở đi,
nhiều nông sản chưa qua chế biến mới có thể vào thị trường nước ta mà
không bị cản trở bởi hàng rao phi thuế quan và thuết suất cao.
Bên cạnh đó, các cam kết liên quan đến nông nghiệp của hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tuy có thời hạn thực hiện dài hơn, nhưng
lại bao trùm hầu hết các nhóm hàng nông sản, và thuế nhập khẩu ở đây
theo cam kết thực hiệ trong hiệp định đối với hầu hết các hàng nông sản,
thường thấp hơn so với mức thông thường từ 20 – 40%. Mặt khác, Việt
Nam cũng chấp thuận yêu cầu tự do hóa thương mại của IMF và WB theo
hướng bỏ các hạn chế định lượng với AFTA trên cơ sở quy chế tối huệ
quốc (MFN) vào năm 2003 đối với các nhóm hàng đầu thực vật, giấy các
loại, bỏ đầu mối xuất khẩu gạo từ nă 2001. Đổi lại, Việt Na có thể nâng
thuế suất nhập khẩu để có thể không làm giảm mức bảo hộ sản xuất trong
nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay, đang tích
cực chuẩn bị phương án đàm phám để gia nhập WTO trong thời gian sớm
nhất.
Lịch trình tự do hóa một số hàng nông sản chính của Việt Nam theo
CEPT/AFTA.
Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
2006
Gạo 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 5%
Cà phê
Nguyên vật liệu
Sản phẩm
15%
35%
15%
25%
10%
20%
10%
20%
5%
20%
15%
10%
5%
Chè
Nguyên vật liệu
Sản phẩm
15%
35%
15%
30%
10%
25%
10%
20%
5%
20%
15%
10%
5%
Cao su 0%
Rau,quả
Rau
Quả
20%
20%
15%
20%
15%
20%
10%
15%
5%
15%
15%
10%
5%
Hạt điều 25% 25% 20% 15% 15% 10% 10% 5%
Đậu 10% 10% 10% 10% 10% 5% 5%
Đường 35% 35% 35% 35% 35% 30% 25% 5%
Gỗ 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5%
Thịt lợn 15% 15% 15% 15% 15% 10% 10% 5%
Nguồn: Bộ tài chính năm 1998.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
26
PHẦN III. KẾT LUẬN
Ta thấy mô hình kinh tế của Harry T.Oshima về việc phận tích mối
quan hệ của 2 khu vực trong sự quá độ về cơ cấu của nền kinh tế do nông
nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp đã có bước phát triển
lớn về lập luận kinh tế về điều kiện của các nước đang phát triển. Trong
hầu hết các phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế, ta chú trọng làm rõ mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp.
Hình thức tổ chức phổ biến trong ngành nông nghiệp ở nước ta nói
riêng và các nước kém phát triển nói chung là nông hộ, vừa có chức năng
sản xuất vừa có chức năng tiêu dùng. vì thế, khi nghiên cứu quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
chúng ta cần quan tâm đến “hiệu quả lợi nhuận”. Hiệu quả lợi nhuận được
hình thành do tăng thu nhập khi nông sản lên giá. Đồng thời sự biến động
về lượng nông sản sẽ gây nên biến động về nhu cầu đầu vào và nhiều chính
sách đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những yếu tố quyết định tình hình sử
dụng đầu vào cũng như tình hình cung ứng sản phẩm. Một khía cạnh quan
trọng của thị trường đầu vào trong nông nghiệp mà có thể ở các ngành kinh
tế khác chẳng có ý nghĩa là bao nhiêu, đó lá tính cố định của tài sản, vì khi
giá cả biến động ta vẫn không thể điều chỉnh kịp thời mức sử dụng một
yếu tố đầu vào. Quá trình phát triển là sự xúc tiến đổi mới công nghệ trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, việc phân phối lợi ích của đổi
mới công nghệ có thể đi chệch tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai từng
vùng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp làm tăng thu nhập
của người dân, là nơi giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người… là cơ
sở ban đầu để tích lũy vốn góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm
cho đất nước ngày càng phát triển.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn nhiều hạn chế lên chắc
chắn bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em xin chân thành cảm ơn sự
đóng góp quý báu của các thầy, cô và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Đức Tuân đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em hoàn thành bài viết này.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
27
MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Nội dung
I.- Lý thuyết chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp.
1. Một số khái niệm.
2. Các mô hình kinh tế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá
trình phát triển kinh tế.
II.- Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
1. Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
từ năm 1996 – 2004.
2. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
III.- Áp dụng mô hình kinh tế của Harry T.Oshima vào phân tích
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
IV.- Một số đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dich
cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
1. Khoa học công nghệ.
2. Bổ sung và sửa đổi chính sách.
3. Chủ động hội nhập kinh tế
Phần III: kết luận.
1
2
2
2
3
9
11
11
15
19
22
22
23
24
26
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản toàn quốc
lần thứ 7,8,9 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia 1991, 1996 và 2001.
Giáo trình Kinh tế phát triển: Bộ môn kinh tế phát triển. Nhà xuất bản
thống kê Hà Nội.
Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội. Khoa kế hoạch và
phát triển. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
Phát triển tri kinh tế tri thức. GS – VS Đặng Hữu. Nhà xuất bản chính
trị quốc gia Hà Nội.
Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. Khoa kinh tế nông nghiệp Trường đại
học tổng hợp Manchester. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Michael D.Todaro. Nhà xuất bản giáo
dục, 1998.
Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nguyễn
Văn Thường. Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia 2004.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với quốc tế và khu
vực. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1999.
Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng
bền vững. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996.
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam . Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2004.
Chuyển dịch cơ cấu Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21. Nhà
xuất bản thống kê 2004.
Trang Web của Tổng cục thống kê. www.gso.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da256_6442.pdf