Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của trẻ em lang thang

Bảo vệ TELT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đẩ nước vững mạnh. Chúng ta không chỉ dùng lời nói mà bằng cả những hành động, tham gia phong trào “ để thành phố, đô thị không còn TELT cơ nhỡ” mà nhà nước ta đã phát động. Không cần bằng hoạt động nào to tát, chỉ cần một sự quan tâm dù nhỏ nhưng cũng khiến các trẻ em kém may mắn cũng phải nhớ về mái ấm gia đình, những bữa cơm vui vẻ, hạnh phúc nhất đã từng có, những vòng tay ấm áp của cha mẹ để các em cảm nhận được yêu thương, được bảo vệ, được phát triển, Đây là điều kiện để giảm tình trạng TELT ở nước ta hiện nay.

doc32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của trẻ em lang thang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội của cộng đồng và nhà nước. 2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em và trẻ em lang thang 2.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ em nói chung Trẻ em từ 0->16 tuổi là giai đoạn đã có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành và phát triển nhân cách sống, cụ thể là những nhận thức về sau này. Đồng thời, những đặc điểm tâm lý trong lứa tuổi này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình cảm của mỗi người trong các giai đoạn tiếp theo, chúng ta có thể thấy rõ quá trình phát triển tâm lý của trẻ em giai đoạn này, trong những nghiên cứu về tâm lý học lứa tuổi (tâm lý của trẻ em từ 0->16 tuổi). Dưới đây là những đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em nói chung: Trẻ em nói chung trong giai đoạn này đang hình thành và phát triển nhân cách một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu (nhỏ tuổi) tức là trong giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ có nhu cầu được quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần rất lớn. Những nhu cầu về mặt tình cảm gia đình đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, nó có ý nghĩa đặt nền móng cho những tình cảm xã hội sau này của trẻ. Từ giai đoạn lớn hơn, trẻ em có nhu cầu thể hiện cái “tôi” của mình rất lớn. Trẻ có yêu cầu được mọi người xung quanh chấp nhận những suy nghĩ của mình và coi mình là một người lớn, bắt đầu có khả năng suy xét mọi vấn đề. Đặc biệt, đối với trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, tuổi vị thành niên xuất hiện một sự thay đổi lớn không chỉ trong đặc ddierm sinh lý mà còn cả trong tâm lý của trẻ. Lúc này, nhu cầu tự khẳng định mình của trẻ lớn, tư tưởng độc lập và không muốn chịu sự chi phối của người khác. Trẻ có thể tự làm những gì mà mình muốn, kể cả khi chưa có sự cho phép của người lớn. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, những khả năng nhận thức của trẻ cũng đã phát triển nhanh, trẻ nhận định những sự việc mà mình gặp phải như những người lớn có trách nhiệm thực sự. Đó là những đặc điểm tâm lý cơ bản nói chung của trẻ em trong độ tuổi từ 0->16 tuổi. Từ những đặc điểm tâm lý nói chung này mà đặt ra cho những người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ, có cách dạy dỗ phù hợp để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện. 2.2.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang TELT là những đứa trẻ thường xuyên kiếm sống hàng ngày trên đường phố bằng những công việc khác nhau, chỗ ăn ở không cố định và hầu như là những việc không được tốt lắm so với những gì mà chúng ta mong muốn ở trẻ. Cho dù là trẻ còn sống với gia đình hay không thì trẻ vẫn thiếu đi sự quan tâm và chăm sóc của gia đình đối với trẻ. Sự tổn thương về mặt tinh thần và tình cảm của trẻ là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Quan trọng hơn hết là chúng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại. Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không giống nhau mà tùy vào từng hoàn cảnh, nguyên nhân của từng trẻ. Thông thường thì TELT không chịu sống trong khuôn khổ và nơi ở cũng sẽ thay đổi theo nhu cầu cuộc sống và công việc, các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với những người lạ mặt. Tuy vậy, ở trong tâm trí và bản chất của các em thì thông thường bộc lộ nhiều cách trong các cử chỉ hào hiệp, tương trợ và thông cảm với những người bạn cùng lứa tuổi, cùng cảnh ngộ, cùng hoàn cảnh với nhau. Đặc biệt là các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình. 2.3 Nhu cầu của trẻ em và trẻ em lang thang 2.3.1 Nhu cầu của trẻ em nói chung Mọi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng để đảm bảo cho cuộc sống của mình được phát triển đầy đủ và bình thường. Giai đoạn trẻ em từ 0->16 tuổi là giai đoạn đầu trong cuộc đời của mỗi con người. Trong giai đoạn này trẻ em đã có những nhu cầu cơ bản tất yếu cần được đáp ứng để đảm bảo cho sự phát triển và đặt tiền đề cho những giai đoạn sau: Theo lý thuyết về nhu cầu mà nhà tâm lý học Masllow đã đưa ra trong thế kỷ XVII và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, thì mọi người và đặc biệt là trẻ em dều có những nhu cầu cơ bản sau, cần được đáp ứng ở mức độ nhất định. Đó là những nhu cầu theo các mức thang: Nhu cầu sinh lý và thể chất ( là những nhu cầu về ăn uống, chỗ ở, trang phục…cần phải đảm bảo một cách đầy đủ, để mỗi con người có thể tồn tại và phát triển). Nhu cầu an toàn ( nhu cầu được bảo vệ và cần được bảo về: trẻ em phải được bảo vệ tránh mọi sự phân biệt đối xử; được baoe vệ trước các tệ nạn xã hội; được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế, lạm dụng sức lao động; trẻ em cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo về an toàn bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ, nhu cầu về những môi trường xung quanh được an toàn, như: gia đình, nhà trường, xã hội…). Nhu cầu giao tiếp hay còn gọi là nhu cầu được thuộc về một nhóm xã hội nhất định (trong đó có gia đình, bạn bè…). Nhu cầu được tôn trọng ( tức là nhu cầu cần được công nhận vị trí, vai trò trong xã hội, được tôn trọng nhân phẩm và những quan điểm, ý kiến của mỗi cá nhân). Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: trẻ em cần phải được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu trên để có mức sống tốt về thể chất, tâm lý, trí tuệ, đạo đức; được tiếp xúc với các nguồn thông tin cần thiết; được học hành theo khả năng, năng khiếu của mình;…và mục đích cuối cung cần hướng tới đó là phát triển một cách toàn diện nhất trên mọi mặt đời sống. 2.3.2 Nhu cầu của trẻ em lang thang Như vây, xét trên góc độ chung mọi TELT đều có và cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như trên để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở mức độ thấp nhất, TELT cần được thỏa mãn các điều kiện như ăn, uống, chỗ ở,…Đó là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự sống của các em. Khi những nhu cầu cơ bản đó đã được đáp ứng thì các em cũng có nhu cầu ở một mức cao hơn đó là cần được bảo vệ. Ta thấy nhu cầu này đối với trẻ em đặc biệt quan trọng và cần được đáp ứng bởi vì các em vẫn chưa đạt được sự phát triển đầy đủ, chưa độc lập, chưa có khả năng bảo vệ chính bản thân mình thậm chi còn phụ thuộc vào nhiều người khác. Các nhu cầu còn lại đều ở bậc cao hơn để đảm bảo cho các em hòa nhập được với cộng đồng, phát triển hoàn thiện nhân cách của mình. Lý thuyết nhu cầu của Masllow cũng hoàn toàn phù hợp với những quyền cơ bản mà không phải chỉ trẻ em mà mọi đối tượng trong xã hội đều cần được hửng như trong tuyên ngôn về quyền con người và công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định: “ quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và quyền được phát triển”( điều 09->điều 15, công ước quốc tế về quyền trẻ em). Ta có thể thấy được rằng, những nhu càu cơ bản mà mỗi con người, đặc biệt là với TELT cần được đáp ứng, nếu thiếu hụt hoặc không đáp ứng một hay nhiều những nhu cầu đó thì chúng khó mà đạt được sự hình thành và phát triển nhân cách bình thường được và những phát triển trong giai đoạn này khó có thể làm tiền đề cho những giai đoạn tiếp sau. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt chú ý, quan tâm đến việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cơ bản của TELT. TELT có nguy cơ bị mất đi một trong những quyền cơ bản nêu trên vì: Không có cơ hội đi học. Suy giảm sức khỏe. Dễ khủng hoảng tinh thần, mất niềm tin vào cuộc sống. Dễ gặp rủi ro tai nạn. Dễ bị bóc lột sức lao động và có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị bạo hành, bị buôn bán. Dễ nhiễm thói hư tật xấu. Dễ bị lôi kéo vào hoạt động trái pháp luật như ăn trộm, ăn cắp hoặc sử dụng ma túy. III. Cơ sở thực tiễn 3.1 Thực trạng về trẻ em lang thang hiện nay Một thực tế cho thấy, số TELT,cơ nhỡ kiếm sống trên các đường phố ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Dù chất lượng cuộc sống của toàn xã hội chúng ta càng được nâng cao, nhưng với nhiều lý do khác nhau, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em phải sống ở góc phố, vỉa hè. Hiện trạng này đòi hỏi xã hội phải có những kế hoạch, những giải pháp mang tính kịp thời và cụ thể hướng tới mục đích không còn TELT. Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, về trẻ em lang thang thì: năm 1996 cả nước có 14.596 em; năm 1997 có 16.263 em; năm 1998 có 19.024 em; năm 1999 có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em. Vào thời điểm thống kê tháng 2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 TELT. Tháng 8 năm 2003 ủy ban DSGD&TE điều tra tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số trẻ em lang thang có mặt tại hai thành phố này có trên 10.000 em. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có trên 8 ngàn em và Hà Nội có gần 2000 em (số trẻ em lang thang được thống kê gồm cả trẻ em là người của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Số trẻ em này có tới trên 50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% đi cùng gia đình, cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về quê hương hoặc di chuyển đi nơi khác. Một số khác đi cùng gia đình (di dân tự do) đến các vùng đô thị. Các tỉnh, thành phố tập trung nhiều trẻ em đến lang thang kiếm sống là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Các địa phương có nhiều trẻ em đi lang thang gồm: Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa, Hưng Yên... Thực hiện kế hoạch đưa trẻ em lang thang về với gia đình và hòa nhập cộng đồng và triển khai Đề án Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống, năm 2005 tại 38 tỉnh, thành phố còn từ 100 trẻ em lang thang trở lên đã đem lại những kết quả khả quan. Hiện nay, theo báo cáo của 38 tỉnh, thành phố, số lượng trẻ em lang thang kiếm sống còn khoảng 8000 em; trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 1.500 em. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến việc trẻ em bỏ gia đình đi lang thang, nhưng tập trung ở hai nhóm nguyên nhân chính có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau đó là: Nhóm nguyên nhân liên quan đến kinh tế và nhóm nguyên nhân về xã hội. Sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, chênh lệch mức sống và thu nhập, nhu cầu việc làm ở các đô thị là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề trẻ em lang thang. Theo Bộ LĐ-TBXH, trong tổng số trẻ em lang thang có tới 82% ra đi từ các vùng nông thôn hoặc tập trung ở các vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế khó khăn. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn là lý do chủ yếu dẫn đến việc trẻ em lang thang kiếm sống. (71,7% TELT ra đi vì kinh tế gia đình khó khăn). Nhận thức của gia đình về vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn hạn chế, việc quan tâm thường xuyên đến con cái chưa được nhiều; bản thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả lâu dài đối với việc bỏ nhà đi lang thang; chưa có ý thức phòng ngừa hoặc còn tò mò, muốn thử nghiệm, muốn thể hiện mình; chưa có các kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình nên dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội bên cạnh đó các xung đột giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ với con cái, đặc biệt giữa cha và con cái đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ em; thường các em có thể chán học, bỏ học, quan hệ với những trẻ chưa ngoan, dẫn đến các em rời xa gia đình, bỏ nhà đi lang thang (theo khảo sát có 5% trẻ em lang thang bỏ nhà ra đi chủ yếu vì sự bất hòa trong gia đình và không có mối liên hệ với gia đình). Từ giác độ kinh tế, các kinh tế học và xã hội học kinh tế cho rằng công việc mà trẻ em lang thang kiếm sống đang làm là một yếu tố cần thiết để góp phần tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn thì việc huy động trẻ em vào quá trình lao động vật chất trở thành một nhu cầu, đòi hỏi khách quan. Dựa vào Lý thuyết xã hội học kinh tế thì nghèo đói và thiếu thốn vật chất là nguyên nhân chính của việc trẻ em phải lang thang tham gia lao động kiếm sống. Quan niệm này giải thích được hiện tượng trẻ em lang thang phổ biến ở các nước đang phát triển, ở những khu vực nghèo nàn và lạc hậu nhưng khó lý giải vì sao ngay ở những nước phát triển vẫn có nhiều trẻ em lang thang? Tại sao một số gia đình không nghèo, thậm chí có cuộc sống ổn định mà trẻ em vẫn phải lang thang kiếm sống từ lúc còn nhỏ tuổi. Dưới giác độ xã hội, các nhà xã hội học giải thích hiện tượng trẻ em lang thang bằng thuyết cấu trúc - chức năng và cho rằng nguồn góc phát sinh trẻ em lang thang là có từ cơ chế phân công lao động xã hội. Trong xã hội có những loại công việc đòi hỏi sức lực và sự tham gia của trẻ em. Xã hội cần trẻ em thực hiện những công việc mà người lớn không làm được hoặc có làm cũng không thể tốt bằng trẻ em. Ví dụ công việc bán báo hàng ngày, đánh giày, thu gom và nhặt rác, bưng bê và dọn rửa cửa hàng …. Những công việc đó thường tập trung ở các đô thị lớn. Đô thị hóa là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giũa các vùng, sự cách biệt lớn trong thu nhập giũa khu vực thành thị và nông thôn làm cho số lượng người di dân tự do (trong đó có trẻ em) từ nông thôn đến các đô thị sẽ ngày càng tăng. Môi trường sinh thái bị huỷ hoại dẫn đến thiên tai thất thường (hạn hán kéo dài, bão lụt liên tiếp…) làm cuộc sống của nông dân trở nên nghèo khó và bấp bênh hơn. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến một bộ phận trẻ em phải bỏ học, thất học đi lang thang kiếm sống. Hầu hết trẻ em lang thang gắn liền với lao động sớm; trẻ lang thang kèm luôn cả bỏ học và rất khó trở lại trường học và nếu đi học trở lại thì gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Ở nước ta, hiện nay các điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em còn hạn chế (trường học, dịch vụ khám chữa bệnh, khu vui chơi…), chi phí cho trẻ em đi học còn quá cao so với thu nhập của các hộ gia đình nghèo. Do đó, một số trẻ em tranh thủ thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là dịp nghỉ hè để đến các thành phố kiếm tiền phụ giúp gia đình, đóng góp cho việc học tập… Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng lao động ở các đô thị, đối với một số công việc cụ thể như: Giúp việc trong gia đình, làm thuê trong các nhà hàng, quán ăn, đánh giày… ngày một gia tăng. Ngoài ra, bộ phận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa cũng là nguy cơ dẫn đến việc trẻ em đi lang thang (trẻ em lang thang bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa chiếm 3,4% trong tổng số trẻ em lang thang được khảo sát). Việt Nam vẫn là nước nghèo, theo chuẩn nghèo mới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc; tỷ lệ đói nghèo chênh lệch lớn giữa các vùng (cao nhất là vùng Tây Bắc: 42% và Tây Nguyên: 38%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ: 9%,…) cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp và tạo nguy cơ gia tăng trẻ em lang thang. 2.1.1 Thực trạng của trẻ lang thang tại thành phố Hà Nội: Hà Nội, Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của cả nước đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chính vì vậy Hà Nội đang trở thành trung tâm thu hút những dòng người từ nông thôn ra tìm kế sinh nhai. Trong số dòng người di cư ra thành thị có TELT. Số lượng trẻ em lang thang tăng lên hàng năm. Tháng 7/1999, Uỷ ban chăm sóc trẻ em thành phố Hà Nội phối hợp với ngành công an khảo sát trong 1 tuần tại Hà Nội có khoảng 4.558 trẻ lang thang chủ yếu là ở độ tuổi từ 8-17 tuổi, trong đó nam chiếm 53%, nữ chiếm 47% tăng gấp 2 lần so với năm 1997 (2772 em và hơn 4 lần so với năm 1996 (1054 trẻ). Đa số trẻ đến Hà Nội lang thang kiếm sống là từ các vùng quê ra. Tỉnh Thanh Hoá 21%, Hà Nam 6,5%, Hưng Yên 8%, Hà Tây 14%, Nam Định 9,4%. Số tỉnh trẻ em lang thang đến Hà Nội đã tăng từ 11 tỉnh năm 1992 lên 36 tỉnh năm 1999. Riêng Hà Nội 13,7% thì chủ yếu thuộc 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Cuộc điều tra này còn cho thấy 68% trẻ lang thang còn cha mẹ, 9,5% là trẻ mồ côi, trong đó mồ côi cả cha mẹ chỉ có 1,4%, số trẻ có bố mẹ bỏ nhau hoặc sống ly thân chỉ chiếm 6,5%, những trường hợp khác chiếm 15,7%. Số trẻ lang thang được phỏng vấn có tới 30,58% là con của các gia đình có từ 5 con trở lên, 40,68% là con các gia đình có từ 3-4 con, 3,16% trẻ lang thang là con của các gia đình con một. Hầu hết số trẻ em này đều có trình độ văn hoá thấp, số em chưa bao giờ đi học chiếm 11%, trẻ lang thang không biết chữ chiếm 4,7% có trình độ cấp 1 chiếm 34% cấp 2 chiếm 58,7% có trình độ cấp 3 chiếm 2,6% Loại công việc kiếm sống hàng ngày của trẻ Trẻ em nông thôn ra Hà Nội kiếm sống phải làm rất nhiều loại công việc khác nhau. Đó là những công việc bị coi rẻ, người nghèo ở Hà Nội (kể cả người lớn và trẻ em) không mấy ai làm. Công việc cực nhọc, vất vả nhưng mức thu nhập lại rất thấp. Theo kết quả khảo sát năm 2001 của 201 trẻ đường phố và trẻ lao động tại Thanh Xuân hiện đang làm các loại công việc như sau: Đánh giầy: là công việc trẻ làm nhiều nhất (43,7%). Công việc này dễ làm, thời gian học việc ít, chỉ với mấy chục ngàn đồng là có được một bộ đồ nghề. Chính vì vậy đây là công việc của phần lớn trẻ đường phố. Làm thuê trong các cửa hàng ăn uống cũng thu hút được 13,7% số em tham gia. Đây là công việc của trẻ lao động, tuy cực nhọc nhưng có mức thu nhập tương đối ổn định và không phải lo về nơi ăn chốn ở. Được làm thuê cho các cửa hàng này có lẽ là “mơ ước” của không ít trẻ muốn có việc làm tại Hà Nội. Bán sách báo, giúp việc gia đình và ăn xin cũng là cách kiếm tiền của 6-7% trong số trẻ được khảo sát. Công việc bán vé xổ số, tạp hoá và làm thuê trong các xưởng thủ công chỉ có khoảng 2% số trẻ tham gia. STT Loại công việc Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bán sách báo Đánh giầy Bán xổ số, tạp hoá Bán rong rau, hoa quả, thực phẩm Thu nhặt phế liệu Làm thuê trong các cửa hàng ăn uống Làm thuê trong các xưởng sản xuất thủ công Làm thuê giúp việc trong các gia đình Ăn xin Các loại công việc khác 7,6 43,7 2,0 4,1 4,6 13,7 2,0 6,6 6,1 9,6 Bảng: Tỷ lệ phần trăm công việc của trẻ em nông thôn ra Hà Nội kiếm sống 2.1.2 Thực trạng của trẻ lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh Theo thống kê, TP HCM hiện có khoảng 1.500 trẻ em lang thang kiếm sống, chủ yếu là lao động tại các cơ sở sản xuất tư nhân và hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Phú, Bình Tân. Trong số này, chiếm 30% là trẻ nhập cư đến từ 35 tỉnh, thành, chủ yếu đến từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang…  Các em thường lang thang đánh giày, bán báo, bán vé số, gom, lục rác, bán hoa quả trên các thuyền ghe dọc tuyến kênh quận 4, quận 8 kiếm sống hoặc được “tuyển dụng” vào làm việc trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn… với những công việc đơn giản, không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn như: Bưng bê, rửa chén bát, quét dọn, trông xe cho khách…. Một số em khác phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn như: Đi biển, khai thác đá, làm gạch, cạo mủ cao-su, tách vỏ hạt điều…Thời gian làm việc của các em bình quân khoảng 5-6 giờ/ngày. Đối với một số ngành như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm… nhất là khi vào vụ sản xuất thì thời gian làm việc có thể kéo dài lên đến 8-9 giờ/ngày, thậm chí lên đến 12 giờ/ngày nếu trùng vào vụ sản xuất, lễ tết. Tuy nhiên thu nhập bình quân các em chỉ hơn 500.000 đồng/tháng. Nhưng không hiếm trường hợp, các em thậm chí còn không được nhận đủ số tiền công ít ỏi do phạm phải những lỗi vô lý mà chủ lao động nghĩ ra hoặc thường xuyên bị chủ chửi bới, nhục mạ, đánh đập… Điều đáng nói là qua kết quả khảo sát, nhóm trẻ em ở độ tuổi 12-15 có tỷ lệ tham gia lao động nhiều nhất. Xu hướng ngày càng tăng trẻ làm thuê tự kiếm sống, nhất là lứa tuổi từ 14-16. Trong số này, không ít trẻ em bỏ quê lên TP kiếm sống do đời sống gia đình nhiều rạn nứt, bố mẹ ly dị, thường xuyên cãi vã, đánh đập, bạo hành, không quan tâm chăm sóc, giáo dục và buông lỏng quản lý con cái. Thống kê, có khoảng 28% trẻ em gái trong số 5.000 em nhập cư vào TP Hồ Chí Minh. Những trẻ em này rất dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột sức lao động, nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ. Tính từ năm 2004 đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 10.000 trẻ em lang thang kiếm sống trên các đường phố không nhà, không có nơi che chở, chăm sóc. Tuy nhiên TP chỉ mới hồi gia chưa được 2.000 em.  Năm 2005, toàn địa bàn TP Hồ Chí Minh có hơn 8.000 trẻ lang thang. Hiện nay, theo Sở LĐ-TBXH TP Hồ Chí Minh, thành phố hiện có khoảng 1.700 trẻ em lang thang đường phố kiếm sống bằng các nghề: đánh giày, bán dạo, bán vé số, ăn xin… Khảo sát cho thấy trẻ lang thang kiếm sống thường đi một mình hoặc đi cùng người lớn. Tuy nhiên, trẻ thường sống tập trung trong một khu trọ. Điển hình như khu trọ tại quận 7, một nhà trọ có 88 phòng thì có tới hơn 200 trẻ em lang thang đường phố. Còn ở quận Tân Bình, một nhà trọ có hơn 100 phòng có gần 200 trẻ lang thang... Đa số ý kiến đồng ý rằng, chính sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch quá lớn giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân chủ yếu đẩy không ít trẻ em vùng quê vốn nghèo khó phải bỏ học sớm để lên thành phố kiếm sống. Do vậy, để giải quyết bài toán trẻ em lang thang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể xã hội với chính gia đình của, qua đó xác định được nơi sinh sống và nơi kiếm sống của trẻ nhằm can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Theo đó, các địa phương vốn là “điểm đi” của trẻ cần “siết” lại công tác quản lý nhân khẩu, theo dõi chặt chẽ sự di biến động của trẻ em rời địa phương kiếm sống, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ em. Có như vậy, việc giải quyết tình trạng trẻ em lang thang – vốn là vấn nạn của TP Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua mới không rơi vào tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. Một số hình ảnh về tình trạng TELT trên các thành phố lớn: Học vấn của TELT nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ học sớm, thất học và thậm chí còn có một số em mù chữ hoặc tái mù chữ. Theo điều tra của Bộ LĐ-TBXH, trẻ em lang thang từ 6 - 16 tuổi chưa từng đi học chiếm 4,7%; 34% bỏ học ở bậc Tiểu học; 58,7% bỏ học ở cấp Trung học cơ sở và 2,6% bỏ học ở cấp Trung học phổ thông. Qua khảo sát trẻ em lang thang tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%; không biết chữ là 26,1%; có 12,9% học lớp 1; 39,6% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang thang có được trình độ Trung học phổ thông. Như vậy, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã có từ lâu, nhưng vẫn còn khoảng gần 40% trẻ em lang thang chưa được học xong chương trình tiểu học. Và theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên kết hợp cùng ủy ban DS-GĐ&TE Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em lang thang muốn có cơ hội được tiếp tục học tập không phải là ít (dưới 15 tuổi là 50%; trên 15 tuổi là 25%); tuy nhiên nhu cầu học tập của các em đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là học văn hóa mà còn mong muốn học nghề. Khảo sát về trẻ em lang thang tại thành phố Hà Nội cũng cho thấy 46.6% trẻ em lang thang chỉ có trình độ học vấn từ mù chữ đến bậc tiểu học. Các em có trình độ trung học cơ sở là 51,7%. Kết quả đánh giá việc TELT ở Hà Nội tự nguyện học văn hóa đã cho thấy: 94,1% số em được điều tra thích thú với việc học; 71,1% trẻ này rất thích thú với việc học nghề, có 47,3% trẻ cho rằng nếu được học nghề chắc chắn các em sẽ kiếm sống tốt hơn và nếu có việc làm ổn định các em sẽ không đi lang thang nữa. Đối với TELT, cơ hội tiếp cận với các loại hình giáo dục gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ điều kiện sống của các em. Khó khăn tác động đến cơ hội học tập của TELT bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan; trực tiếp và gián tiếp… Trên thực tế, TELT đã bị mất đi các cơ hội, cơ may phát triển cá nhân, cơ hội học hành. Phải rời bỏ mái trường, cộng đồng, gia đình, bạn bè… để đi lang thang kiếm sống, các em cũng không có được một cuộc sống ổn định cho nên không thể có điều kiện được học hành. Khi không có kiến thức văn hóa cần thiết và các kỹ năng trong lao động, nghề nghiệp các em cũng không thể có cơ hội tìm được việc làm. Điều đó buộc các em chỉ có thể làm được những công việc đơn giản, dịch vụ đường phố. Cuộc sống của trẻ lang thang có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về mọi mặt của trẻ em; ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Hoạt động cơ bản để phát triển trí tuệ của trẻ em là quá trình học tập nhưng trong độ tuổi tiếp thu kiến thức tốt nhất thì các em lại không hoặc ít có cơ hội đi học, tiếp cận với giáo dục. Vì không được trang bị kiến thức cơ bản nên việc tiếp thu kiến thức về nghề nghiệp đối với trẻ lang thang cũng rất khó khăn, ít có khả năng kiếm được việc làm ổn định. 3.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang 3.2.1 Nhóm nguyên nhân về kinh tế Phân tích kết quả của hầu hết các cuộc điều tra cho thấy trên 60% trẻ em lang thang xuất thân từ gia đình đói nghèo, thiếu việc làm. Trên 80% trẻ em lang thang có nguồn gốc từ các làng quê kinh tế chậm phát triển, đất chật, người đông, thiếu việc làm. Đó chính là những nguyên nhân thúc đẩy trẻ em đi lang thang kiếm sống. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các vùng, sự phân hoá giàu nghèo trong cac tầng lớp nhân dân, sự cách biệt lớn giữa điều kiện sống, thu nhập và cơ hội tìm kiếm việc làm của khu vực thành thị và nông thôn cũng là những nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng dòng người di dân tự do về các thành phố, thị xã kiếm sống có xu hướng tăng lên và do đó kéo theo số trẻ em lang thang ngày càng đông. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mức thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các khu vực nông thôn chỉ bằng 55% mức thu nhập bình quân tính theo đầu người ở khu vực thành phố 3.2.2 Nhóm nguyên nhân về gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của con trẻ, hầu hết những trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống đều từ nguyên nhân gia đình. Đây là nguyên nhân hẹp, nhưng lại có tác động trực tiếp đến đứa trẻ và quyết định việc ra đi của trẻ. Những nguyên nhân từ phía gia đình dẫn trẻ em đến con đường lang thang thường là do nguyên nhân kinh tế gia đình khó khăn chiếm 66,5%; bố mẹ ly dị 8,57%; bố mẹ ghét bỏ 4,6%. Nguyên nhân chủ yếu từ phía gia đình dẫn đến việc trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống là do gia đình nghèo khó, chính cuộc sống nghèo khó đã khiến không ít ông bố bà mẹ phải chấp nhận việc để con cái mình ra đi kiếm sống, dẫu biết rằng cuộc sống lang thang nơi thành phố là cùng cực, khổ sở và đầy rẫy cạm bẫy, nhưng vì nghèo đói nên “đầu gối phải bò”. Một bộ phận không ít các gia đình có suy nghĩ cho con đi kiếm sống vừa đỡ một khẩu phần ăn, vừa khiến cho trẻ khôn lớn, trưởng thành và có tiền phụ cấp gia đình, thậm chí có gia đình lợi dụng con nhỏ, con tàn tật để đi ăn xin. Cũng còn có nhiều nguyên nhân thuộc về bản thân trẻ em như một số trẻ em thích sống tự do, buông thả, muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của gia đình, thích tụ tập bạn bè, muốn khẳng định vai trò của bản thân trong việc tự kiếm sống, không muốn lệ thuộc vào người lớn. Bên cạnh những nguyên nhân trên, cũng có không ít đứa trẻ bỏ nhà đi lang thang là do tình trạng ly hôn hoặc mâu thuẫn xung đột giữa bố mẹ. Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc gia đình, làm cho trẻ em không có cha mẹ, cũng là tác nhân trực tiếp gây tâm lý buồn chán cho trẻ trở về cuộc sống gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục khiến trẻ ra đi tự kiếm sống. Nhiều gia đình do quá đông con phải cho con đi lao động hoặc là do tác động tiêu cực từ môi trường xã hội của những phương pháp giáo dục thiếu khoa học, thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình, làm cho đứa trẻ bị bỏ rơi, hư hỏng…dẫn đến bỏ nhà đi lang thang. 3.2.3 Nhóm nguyên nhân về xã hội Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là nhận thức của một số cán bộ, chính quyền địa phương còn hạn chế chưa thấy hết trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục trên địa bàn, chưa có biện pháp ngăn chặn hiện tượng TELT ngay từ địa phương, gia đình, nơi các em sinh sống; việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong nhân dân để cho một số kẻ lợi dụng lừa gạt trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em gây ra các tệ nạn xã hội, các vụ vi phạm quyền trẻ em… 3.2.4 Các yếu tố về nhân khẩu học Sự gia tăng dân số, tình trạng di dân tự do hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng tới vấn đề TELT và lao động. Quá trình đô thị hoá tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa thành thị và nông thôn thu hút mạnh mẽ lao động giản đơn, lao động nông nhàn rẻ mạt. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 cả nước có đến khoảng 4,8 triệu lao động thất nghiệp; theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có khoảng trên 10 triệu người thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Khu vực nông thôn chỉ sử dụng hết khoảng 75% thời gian lao động đã làm cho dòng người từ nông thôn ra thành phố hoặc các khu công nghiệp kiếm việc làm ngày càng đông kéo theo không ít TELT. 3.3 Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang Từ việc TELT lao động sớm ta có thể thấy được hậu quả của vấn đề này là rất nặng nề và nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng tới gia đình và toàn xã hội. Tại sao TELT lại phải lên thành phố kiếm sống? Đó là câu hỏi có thể có nhiều đáp án. Phải chăng tình trạng lao động sớm ở trẻ em là vấn đề khách quan mang lại? Liệu rằng các em có được đối xử và sống một cuộc sống như bao đứa trẻ khác hay không? Đó là một vấn đề cần đựt ra và giải quyết. TELT có thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp và nguy hiểm, các em rất dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội. Với đủ tuổi và kiến thức không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, đâm thuê giết mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của các em. Tất cả TELT có thể là đối tượng tấn công của bất kỳ tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đó là hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật là rất cao, mà tập trung chủ yếu ở TELT. Ban ngày thì đi làm, tối về thì tụ tập ở các bến xe, các quán nhậu, các tụ điểm và muốn được tự khẳng định mình, các em đó sẽ bị lôi kéo vào lối sống không lành mạnh, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nhân cách, suy nghĩ của các trẻ mới lớn, chìm trong những cảnh các em chỉ mới 13, 14, 15 tuổi, đang chích hút, đang phê, đang điên cuồng cùng với thuốc lắc…thì chúng ta có thể nhìn thấy được những tác hại của tình trạng trẻ lang thang, kiếm sống trên đường phố khi đang ở tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh nguy cơ sa vào các tệ nạ xã hội thì TELT phải đối mặt đó là bị bạo hành,lạm dụng sức lao động và lạm dụng tình dục ở những bé gái. Các em vì kiếm sống để tồn tại và có có tiền, thì các em cam chịu để chủ bóc lột sức của mình mà không hề phản kháng. Tuổi của các em là tuổi ăn, tuổi học, được vui chơi, nhưng các em phải bươn chải khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong những môi trường độc hại: hóa chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn….và nặng nhọc như: bốc vác, phụ hồ, kéo xe…Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể bị nhiễm các bệnh như: ung thư. Cột sống, viêm phổi, đường ruột…Cộng thêm vào đó là chỗ ở không an toàn: nhà ổ chuột, gầm cầu, vệ đường hoặc công viên… 3.3.1 Đối với bản thân các em Về thể chất: Những TELT thường phải làm những công việc nguy hiểm gây tổn hại cho sức khỏe, thường bị thiếu ăn, ăn thiếu chất, ốm yếu, bệnh tật, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng như trong hầm than, làm việc trong đêm tối… Về tinh thần: Như mọi trẻ em khác, TELT lao động sớm cũng có những nhu cầu được yêu thương, được chăm sóc, dược bảo vệ, được tôn trọng và được phát triển. Tuy nhiên với cuộc sống trên đường phố, vỉa hè thì những nhu cầu trên không được đáp ứng. Do vậy trẻ có cảm giác thiệt thòi, thua kém những đứa trẻ bình thường khác. Điều này làm các em trở nên kếm tự tin vào chính bản thân mình,khó khăn trong việc tự khẳng định năng lực thật sự của các trẻ, luôn cảm thấy bị coi thường và ngại tiếp xúc với người khác. Do bị tổn thương về mặt tình cảm, nên các em dễ dẫn tới mắc phải các bệnh như: trầm cảm, chán nản, tự ti, mặc cảm với bản thân và có những trường hợp em đã nghĩ quẩn. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho những tệ nạn xã hội tấn công. Do nơi ở và việc kiếm sống trên đường phố không ổn định, nhiều rủi ro nên trẻ em thường mang tâm trạng bất an, luôn lo lắng, trẻ thường sợ bị bắt nạt, sợ hành hung, sợ không kiếm được tiền phải nhịn đói. Sự sợ hãi đó đã làm các em mất đi tính hồn nhiên và cũng vừa làm cho trẻ luôn sống trong trạng thái đề phòng và nghi ngờ thiện trí của những người xung quanh. 3.3.2 Đối với gia đình có trẻ em lang thang Một gia đình có TELT kiếm sống trên đường phố, thì cuộc sống vẫn luôn khó khăn và có thể là dẫn đến những điều không mong muốn, như mâu thuẫn gia đình, thứ bậc trong gia đình bị đảo lộn, con cái khó có cơ hội và điều kiện để tìm cách thay đổi được khó khăn, nghèo đói của gia đình sau này. Nếu con trong gia đình họ đi lang thang kiếm sống và sa một trong những tệ nạn xã hội như ma túy, tiêm chích, HIV/AIDS thì những dằn vặt, nỗi khổ sẽ luôn đeo bám nhưng bậc làm cha, làm mẹ…luôn sống trong nỗi lo mất con. 3.3.3 Đối với xã hội Tình trạng TELT kiếm sông trên đường phố sẽ ảnh hưởng xã hội, các tệ nạn xã hội tăng, dẫn đến vấn đề phức tạp như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người…mất trật tự an ninh, làm mất cảnh quan thành phố. Từ vấn đề này nảy sinh nhiều tiêu cực trong xã hội như: hình thành những đường dây buôn bán trẻ em, sự bó lột, lạm dụng sức lao động, với trình độ học vấn thấp các em dễ bị lợi dụng vào con đường buôn bán ma túy của kẻ xấu. Đồng thời, xã hội cũng mất đi một nguồn lao động trí thức khi các em bỏ học để đi kiếm sống, có thể có những nhân tài mà xã hội khó để tìm kiếm và phát triển. 4. Một số quan điểm và giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề trẻ em lang thang 4.1 Một số quan điểm TELT là vấn đề xã hội, vì vậy giải quyết tình trạng TELT phải gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của từng địa phương đồng thời phải gắn chặt giữa các giải pháp về kinh tế, văn hoá với các giải pháp về xã hội. Giải quyết vấn đề TELT là đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi cho các em như mọi trẻ em khác. Giải quyết vấn đề TELT là một quá trình lâu dài. Vì vậy phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, của từng địa phương và gia đình, đa dạng hoá các nguồn lực. Ưu tiên đầu tư cho những nơi có nhiều trẻ đi lang thang, lấy phương châm phòng ngừa, giải quyết tại cơ sở là chính, giúp các em trở về với gia đình, quê hương, làng xóm.   4.2 Các giải pháp chủ yếu   4.2.1 Giáo dục gia đình Trong xu thế giao thoa văn hóa Phương đông và Phương Tây như hiện nay, việc giáo dục con cái theo quan điểm nào để đảm bảo cho trẻ hình thành nhân cách, tránh được những tác động xấu là một vấn đề không dễ đối với các bậc cha mẹ, ông bà. Nhưng điều đó không có nghĩa là các bậc cha mẹ không thực hiện được. Theo tài liệu truyền thống về bảo về, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, để làm được điều đó cha mẹ cần phải thực hiện được những vấn đề cơ bản sau: Mỗi cặp vợ chồng nên tổ chức xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình. Thể hiện tình cảm: Cũng như người lớn, trẻ em rất cần tình yêu thương, những cử chỉ quan tâm, thương yêu như nụ cười, động viên, lắng nghe, chơi đùa với con trong những lúc rãnh rỗi…sẽ mang lại cho trẻ cảm giác được che chở, an toàn, hạnh phúc và đầy đủ. Đó là nền tảng vững chắc để trẻ gắn bó bền vững với gia đình. Quan tâm đến những nhu cầu căn bản của trẻ: Để đảm bảo cho việc phát tiển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là những nhu cầu ăn no, mặc ấm, được bảo vệ, chăm sóc, yêu thương… Xây dựng sự gắn bó ấm áp: Trẻ rất cần cha mẹ lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc của chúng, vì thế khii trẻ muốn chia se một vấn đề băn khoăn nào đó, thì bố mạ phải giải thích rõ ràng với thái độ chấp nhận,luôn bên cạnh và chở che : để cảm nhận được sự yêu thương,cởi mở, an toàn và gắn bó với gia đình. Biết cách ứng phó với thực tế: Dạy trẻ biết ứng phó với mọi tình huống, nhất là nỗi buồn, mệt mỏi và thất vọng của trẻ về một vấn đề nào đó. Bởi vì đó là một phần cuộc sống mà trẻ cần phải hiểu rằng không phải lúc nào con người cũng có được những mong muốn.Như thế giúp trẻ nhận biết, chấp nhận và tìm cách giải quyết vấn đề, tình huống, hoàn cảnh của mình. Khuyến khích tính đồng cảm và nghĩ đến người khác: Đó là kỹ năng đặt trẻ vào vị trí của người khác để nhìn nhận một vấn đề nào đó. Điều này có nghĩa, chúng ta khuyến khích trẻ phát triển khả năng đồng cảm, biết chia sẻ và ứng xử với mọi người tốt hơn, tránh được cảm giác cô đơn ở trẻ Nhận trách nhiệm: Dạy cho trẻ cuộc sống có nhiều việc cần phải làm, có cho và nhận. Mỗi người ai cũng có bổn phận chia sẻ phần trách nhiệm của bản thân mình, để trẻ có những trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, trẻ sẽ cảm nhận được mình cũng là một phần đóng góp vào việc gắn bó, xây dựng gia đình. Biểu lộ bằng hành động: Cuộc sống luôn tồn tại mặt tốt và xấu, cần cho trẻ biết được điều đó, sau đó đưa ra các cách, các giải pháp xây dựng một cuộc sông tốt đẹp hơn để trẻ hướng tới, sữa chữa, thay đổi điều xấu thành điều tốt 4.2.2 Giáo dục nhà trường Vấn đề học hành của TELT, bộ GD-ĐT cho biết,sẽ tập trung đẩy mạnh giáo dục hòa nhập nhằm mở cửa đón mọi trẻ em có hoàn cảnh kho khăn được đến lớp, đến trường: miễn học phí, cho mượn sách giáo khoa theo chương trình. Song song đó ngành GD-ĐT của các địa phương, các ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó nhằm tạo điều kiện và là động lực thúc đẩy giúp các em đến trường. Thực sự để giải quyết một cách căn bản và bền vững về vấn đề này là một khó khăn và phức tạp. Bởi phần đông các em bỏ học đi lang thang một cách tự nguyệt. Do đó việc cần làm là tạo điều kiện cho các em vừa học vừa làm, cụ thể hơn là dạy cho các em một cái nghề để kiếm sống sau này. Thật khó khăn để giải quyết dứt điểm tình trạng TELT, trước mắt chúng tacoos gắng tạo điều kiện tốt nhất để các em có cuộc sống dễ chịu hơn, Còn việc để giải quyết một cách bền vững, yếu tố gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng cần phải có sự giúp đỡ hỗ trợ của xã hội và cộng đồng để tạo ra môi trường an toàn nhất cho các em. Tuyên truyền giáo dục:Cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về vấn đề TELT tới cả các cấp các ngành, đoàn thể nhân dân và trực tiếp đối với trẻ em và người lớn đang lang thang kiếm sống trên địa bàn thành phố. Cần làm cho họ hiểu rõ Luật BVCS&GDTE, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, các quan điểm tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Cần tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động xã hội để mọi người cùng hiểu, cùng tham gia thực hiện góp phần bảo vệ quyền của trẻ em. Đẩy mạnh giáo dục gia đình và đề cao vai trò của cộng đồng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4.2.3 Kinh tế-xã hội Để hạn chế được sự gia tăng trẻ lang thang ra các thành phố, khu đô thị kiếm sống cần phát triển ngành nghề phụ tại địa phương có nhiều trẻ đi lang thang kiếm sống. Sự phát triển ngành nghề phụ giúp trẻ có thêm công việc làm và thu nhập cho gia đình. Đồng thời cần có sự giúp đỡ những gia đình nghèo khó tại địa phương như giúp vốn để phát triển kinh tế vườn tại gia đình, hướng dẫn cung cách làm ăn để những gia đình tự vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình đang thực hiện có hiệu quả hiện nay như: hoạt động của các phòng tư vấn về trẻ em, hoạt động của các nhà mái ấm, nhà tình thương, các lớp dạy hướng nghiệp, dạy văn hoá linh hoạt cho trẻ em lang thang, các chương trình vay vốn, chương trình nuôi dưỡng đỡ đầu thường xuyên, trợ cấp cho trẻ em nghèo. Cần tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, tổ chức kiểm tra các cơ sở tư nhân có thuê trẻ em lao động và cho thuê trọ nhằm phát hiện kịp thời những vụ vi phạm quyền trẻ em. Tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm đối với trẻ lang thang có hộ khẩu Hà Nội và liên hệ với các trung tâm bảo trợ xã hội các tỉnh để đưa trẻ lang thang về các tỉnh quản lý, chăm sóc. Tìm các gia đình thay thế, gia đình đỡ đầu tại cộng đồng cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi là rất cần thiết để giúp trẻ có một mái ấm gia đình, có chỗ dựa về mặt tinh thần, hạn chế tình trạng trẻ phải đi lang thang kiếm sống. Tiến hành khảo sát nắm đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và số lượng trẻ lang thang ở địa phương, số trẻ em đi lang thang và số trẻ em có nguy cơ đi lang thang để có biện pháp xử lý phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách có liên quan đến trẻ em và quyền trẻ em: đặc biệt là các chính sách về giáo dục, y tế, học nghề, tạo việc làm vui chơi giải trí cho trẻ em. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, cụm dân cư văn hoá với việc phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh trong từng gia đình, từng địa bàn dân cư.   4.2.4 Giải pháp hành chính Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hành vi bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em, và nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền trẻ em, đặc biệt là với mục đích trục lợi đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi, họ có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi” (khoản 3 Điều 10). Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này (điểm b khoản 4 Điều 10). Đối với hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử lý như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em; b) Đối xử tồi tệ với trẻ em như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh; c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần; đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần. 2. Phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; - Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ trẻ em; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này; - Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; - Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để đưa TELT trở về với gia đình, gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này (khoản 3 Điều 13). Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi ép buộc trẻ em thực hiện hành vi phạm tội, họ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp theo quy định tại Điều 252 Bộ luật hình sự. Như vậy, để ngăn chặn việc một số cá nhân ép buộc trẻ em đi ăn xin, bán vé số, trộm cắp... để kiếm lời, bạn cần tố cáo hành vi phạm pháp luật của các cá nhân đó cho các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương biết để có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý và đảm bảo an toàn cho các em 4.2.5 Đối với nhân viên CTXH Thực tế cho thấy cũng khó có thể giúp trẻ em tránh được tình trạng lao động vì vấn đề lao động trẻ em không thể giải quyết trong một sớm một chiều được nên cần có những nỗ lực ở tầm quốc gia và quốc tế, tập trung ưu tiên vào việc ngăn ngừa và loại bỏ trẻ em tham gia vào những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến chúng. Là một nhân viên CTXH chúng ta có thể góp phần vào việc phòng ngừa tình trạng TELT, lao động sớm. Trước tiên chúng ta cần đưa ra các chính sách, văn bản pháp luật về chăm sóc bảo vệ trẻ em. Tuyên truyền cho mọi người dân hiểu về các chích sách pháp luật đó. Đặc biệt là chương trình quốc gia về lao động trẻ em, chương trình bao gồm: Đánh giá tình hình của các em trong các nghề độc hại, phù hợp với nhu cầu và điều kiện tại địa phương. Loại bỏ trẻ em khỏi những môi trường công việc độc hại. Có những chương trình dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi trẻ em ở môi trường làm việc. Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ thông qua các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe thông qua các trợ giúp cộng đồng để cung cấp các dịch vụ sức khỏe. Giáo dục, huấn luyện và phát triển các kỹ năng thông qua các giáo dục đồng bộ. Có các chương trình phục hồi và ngăn ngừa các di chứng đến thể lực và tinh thần của trẻ. Các chương trình hỗ trợ vốn và khuyến khích kinh tế cho gia đình nhằm đảm bảo một cuộc sống tối thiểu nhất cho mái ấm gia đình Tăng cường pháp luật và huy động sức mạnh của cộng đồng. Tạo sự tham gia tích cực của trẻ vào quá trình thực hiện chương trình. Nhân viên CTXH tiếp cận cộng đồng phải thực tế, lôi cuốn, định hướng hoạt động và phải đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Ngoài ra nhân viên CTXH cần phải định hướng nghề nghiệp cho trẻ ở trường học. Tổ chức các chương trình huấn luyện cho TELT, huấn luyện các kỹ năng sống, cung cấp các thông tin nguy hại mà TELT có thể gặp và sa vào. Nang cao nhận thức cho trẻ việc trở về với gia đình. Thực hiện nuôi dưỡng TELT, mồ côi không nơi nương tựa bằng nhiều biện pháp như: tìm bố mẹ nuôi, gia đình thay thế cho trẻ. Đưa TELT vào cac trung tam bảo trợ xã hội. Cần lồng ghép chương trình đưa TELT về nhà với chương trình xóa đói giảm nghèo. Mở rộng, tìm kiếm các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và trình độ của TELT. Nhấn mạnh đễn vai trò của gia đình, vì gia đình chính là nơi an toàn nhất của mỗi trẻ em. 4.2.6 Một số giải pháp khác 1. Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương và các địa phương nhằm tập trung cho cơ sở, giúp cơ sở tiếp tục giải quyết tốt công tác đưa TELT về với gia đình và hoà nhập cộng đồng (đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể có văn bản chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc về việc giải quyết TELT theo chức năng của ngành). 2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn tại cộng đồng và gia đình, tăng cường lực lượng tham gia kế hoạch ở tất cả các cấp, các khâu quan trọng, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm đảm bảo sự bền vững kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua. 3. Tổ chức tốt công tác quản lý hành chính ở cả hai đầu, nơi đi và đến. Giải quyết ngay những trường hợp phát sinh lang thang mới. 4. Các địa phương tổ chức kiểm tra thực trạng TELT trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở, nơi thuê mướn, sử dụng lao động trẻ em để có biện pháp chỉ đạo phù hợp với nội dung và yêu cầu của kế hoạch đưa TELT về với gia đình và hoà nhập cộng đồng. 5. Các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo cơ sở triển khai các hoạt động, phân loại hoàn cảnh cụ thể từng TELT, trẻ em có nguy cơ lang thang tại cơ sở; tổ chức giúp đỡ những em có điều kiện trở lại trường học văn hoá, đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm giúp các gia đình có TELT, trẻ em có nguy cơ lang thang ổn định cuộc sống, không để phát sinh trẻ em lang thang mới. IV. Kết luận Bảo vệ TELT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đẩ nước vững mạnh. Chúng ta không chỉ dùng lời nói mà bằng cả những hành động, tham gia phong trào “ để thành phố, đô thị không còn TELT cơ nhỡ” mà nhà nước ta đã phát động. Không cần bằng hoạt động nào to tát, chỉ cần một sự quan tâm dù nhỏ nhưng cũng khiến các trẻ em kém may mắn cũng phải nhớ về mái ấm gia đình, những bữa cơm vui vẻ, hạnh phúc nhất đã từng có, những vòng tay ấm áp của cha mẹ để các em cảm nhận được yêu thương, được bảo vệ, được phát triển, Đây là điều kiện để giảm tình trạng TELT ở nước ta hiện nay. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa cho việc biến tình thương thành hành động. Hãy cùng nhau thắp lửa những mảnh đời bất hạnh, hãy đem lại những nụ cười trên gương mặt non nớt sớm lo toan, xoa dịu những nỗi lo âu già hơn tuổi để một ngày không xa khắp nơi trên mọi miền đất nước chúng ta không còn thấy TELT trên đường phố. Tài liệu tham khảo: Bộ luật hình sự ( Điều 252) NXB Lao Động, năm 2010. Báo cáo: Tình hình trẻ em lang thang tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban dân số và trẻ em, năm 2003. Khung kế hoạch chiến lược giáo dục cho trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. Viện chiến lược và chươn trình giáo dục_UNICEF. Nghiên cứu về yếu tố tác động đến công bằng về cơ hội học tập cho trẻ em. Mã số: C18-2003, CNĐT: Vũ Trùng Dương. Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Quyết định 19/2004/QĐ-Ttg ngày 12/2 của thủ tướng chính phủ về chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 theo quy đinh tại khoản 2 điều 7va khoản 12 điều 14 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Nghị định tại số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Danh mục viết tắt BVCS&GDTE : Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em BVTE : Bảo vệ trẻ em CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CTXH : Công tác xã hội GD-ĐT : Gáo dục-đào tạo LĐ-XH : Lao động-thương binh xã hội TELT : Trẻ em lang thang XHH : Xã hội học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_chuyen_nganh_tre_em_lang_thang_4971.doc
Luận văn liên quan