Đề tài Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm; xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bấm & sửa kiểu tiêu đề Bấm & sửa kiểu tiêu đề Mức hai Mức ba Mức bốn Mức năm ‹#› www.themegallery.com ĐỀ TÀI: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp Sản phẩm của Khương Duy Ô Nhiễm môi Trường của Việt Nam Ô nhiễm môi trường Ô Nhiễm nước Ô Nhiễm không khí Ô Nhiễm đất I- THỰC TRẠNG 1. Ô nhiễm môi trường nước Tính đến năm 2012, cả nước có 289 khu công nghiệp, khu chế xuất, còn có gần 900 cụm công nghiệp. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. I- THỰC TRẠNG Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta hiện nay không thể thiếu sự “đóng góp tích cực” từ các đô thị, thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố , nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương,…). I- THỰC TRẠNG Có rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải; phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. I- THỰC TRẠNG Không chỉ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. I- THỰC TRẠNG Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng, phần lớn rác thải sinh hoạt và các chất thải của gia súc không được xử lý. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến các nguồn nước ở sông, mương, ao, hồ bị ô nhiễm I- THỰC TRẠNG Ngoài ra, một số làng nghề như sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhộm cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn mét khối trên ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực I- THỰC TRẠNG Ô nhiễm bụi: 2. Ô nhiễm môi trường không khí Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Ô nhiễm bụi chủ yếu là do các hoạt đông giao thông và xây dựng gây ra. Nồng độ bụi trung bình của các khu dân cư cạnh đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đều vượt trị số TCCP từ 1,5-3 lần, các trường hợp cá biệt gần nhà máy nhiệt điện, nhà máy gạch đều vượt quá từ 5-8 lần. I- THỰC TRẠNG I- THỰC TRẠNG Ô nhiễm chì (Pb) và các loại khí độc hại: I- THỰC TRẠNG 3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất do nước bị ô nhiễm: Đất và nước luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc môi trường nước bị ô nhiễm cũng đã trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho môi trường đất nước ta. I- THỰC TRẠNG Ô nhiễm đất do chất thải rắn tạo ra: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng tăng lên và đô thị hóa nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước hiện (năm 2013) vào khoảng 61.500 tấn/ngày. I- THỰC TRẠNG Đáng lưu tâm nhất là hiện cả nước chỉ có khoảng 26,8% số bãi chôn lấp chất thải rắn là đảm bảo vệ sinh, trong tổng gần 460 bãi chôn lấp được giám sát. Lượng chất thải chưa được thu gom thì bị đổ trực tiếp ra sông ngòi hoặc được chôn lấp sơ sài do nhiều người dân chưa có ý thức bảo vê môi trường nên gây ra những hiểm họa tiềm tàng về môi trường và cho sức khỏe của mọi người. II- NGUYÊN NHÂN Nhiều người vô tư vứt rác bừa bãi (cả công khai lẫn lén lút) bất kể địa điểm, thậm chí cả ở nơi có biển “cấm đổ rác”… Tệ hại hơn họ còn coi đó là điều bình thường, không hề cảm thấy xấu hổ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. II- NGUYÊN NHÂN Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh; các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh. Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. II- NGUYÊN NHÂN Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. III- GIẢI PHÁP Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. III- GIẢI PHÁP Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. III- GIẢI PHÁP Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. III- GIẢI PHÁP Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm; xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Thank You! Sản phẩm của Khương Duy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- onhiemmoitruong_sao_6542.pptx