Đề tài Thực trạng phát triển và công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2007

A – Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ và chính quyền thành phố là tạo ra nhiều việc làm cho người dân & huy động vốn từ trong dân để phát triển đất nước. Muốn phát triển kinh tế thì phải huy động được vốn, trong điều kiện phát triển của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng, điều cần nhất đó là vốn trong nước và để có được nguồn vốn này thì phải huy động vốn từ trong dân. Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là bước đi thích hợp và thật sự quan trọng bởi vì nó góp phần tạo ra được nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi của cả nước, cũng như của thành phố. Ngoài ra, việc phát triển DNNVV phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như sự vần động biến đổi của nền kinh tế Việt Nam, bước đi trên còn giúp tháo gỡ các vấn đề xã hội như thất nghiệp, khắc phục và giảm bớt các tệ nạn xã hôi, góp phần bảo đảm trật tự an ninh, đảm bào sự phát triển công bằng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Nói tóm lại, phát triển DNNVV là một bước đi không thể không tiến hành, tận dụng tối đa nguồn lực và phát triển nền kinh tế xã hội sẽ giúp cho nước ta vững bước trên con đường hội nhập và mở cửa với nền kinh tế thế giới. Đà nẵng một thành phố năng động, là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất của khu vực Miền trung & Tây nguyên và sự phát triển kinh tế của nó kéo theo sự phát triễn mạnh mẽ của các DNNVV. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng khó khăn và có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệplà không nhỏ. Số DN được thành lập ít hơn quy mô số dân của thành phố, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tăng thêm vốn, lao động là chưa nhiều. Tuy đã có nhiều DN hoạt động hiệu quả, có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường nhưng sự phát triển của DNNVV thành phố tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân các DNNVV ở Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng, mặt khác chính quyền thành phố cũng chưa có đủ các chính sách phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện được tốt nhất các giải pháp và chính sách đã đề ra, chính quyền thành phố cũng chưa theo sát được các vấn đề liên quan đến DN. Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV, cũng như đẩy mạnh công tác hôc trợ các DN trên địa bàn thành phố nhằm huy động tối đa tiềm năng vốn, lao động, mặt bằng trong dân, cần thiết phải làm rỏ thực trạng của DNNVV của thành phố và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phần nào khái quát hoá và hệ thống hoá về mặt lý luận cũng như các vấn đề có liên quan đến DNNVV và vai trò của DNNVV đối với sự phát triển KT - XH - Đánh giá ttổng quan thực trạng của các DNNVV trên địa bàn thành phố, cũng nhưng công tác hỗ trợ cho các DN này của chính quyền thành phố bao gồm cả nguyên nhân, những hạn chế và thành quả đạt được từ công tác phát triển và hỗ trợ các DNNVV này - Xem xét mối quan hệ, sự tương thích của công tác hỗ trợ với doanh nghiệp - Phân tích & đưa ra một số giải pháp phát triển DNNVV cũng như việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ của chính quyền đối với các DN này trong giai đoạn 2008 – 2015 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV, những khó khăn và vướng mắc trong quá trình phát triển của các DN, cũng như cồng tác hỗ trợ của chính quyền thành phố đối với các DNNVV tính từ năm 1997 – 2007. Và đồng thời đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của DNNVV và công tác hỗ trợ của chính quyền thành phố cho các DN này Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các DN thuộc hội Doanh nghiệp trẻ thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp và chương trình của chính quyền thành phố đã thực hiện từ năm 1997 – 2007 để hỗ trợ cho DNNVV trên địa bàn thành phố. 4. Phương pháp nghiên cứu ã Thu thập số liệu ã Phân tích thống kê và đánh giá ã Phương pháp so sánh ã Điều tra, xử lý bằng SPSS 5. Kết cấu chuyên đề thực tập Phần 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay Phần 2: Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2007 Phần 3: Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, do khả năng còn hạn hẹp và kiến thức chưa được sâu rộng, thêm vào đó là không có đầy đủ số liệu để phân tích nên trong đề tài của em còn rất nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S TRẦN THỊ TÚC đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

doc79 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển và công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các nguồn lực từ nước ngoài nhăm phát huy hết sức mạnh và nguồn lực quốc gia để phát triển nền kinh tế. Thành phố Đà Nẵng đang dần có những bước chuyển mới khi mà thành phố đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Phát triển DNNVV theo hướng tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần giải quết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và đóng góp cho ngân sách của nhà nước và thành phố. Phát triển DNNVV gắn liền với các mục tiêu của quốc gia và thành phố, đồng thời đảm bảo các mục tiêu KT-XH phù hợp vưois địa bàn của quận, huyện, khuyến khích phát triển công nghiệp hóa nông thôn, các làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, những nơi chưa tận dụng hết thế mạnh của địa phương. Phát triển DNNVV ưu tiên hỗ trợ các DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ hoặc người tàn tật, gia đình có công với cách mạng. Đảm bảo sự phát triển công bằng cho tất cả mọi người, mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ưu tiên của thành phố là phát triển và đẩy mạnh hoạt động của đầu tư vào sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao và nằm trong định hướng phát triển của thành phố. Hoạt động hỗ trợ bây giờ đang dịch chuyển từ hỗ trợ tài chính trực tiếp qua hỗ trợ gián tiếp về mặt đào tạo nhân lực, hỗ trợ chính sách, thông tin nhằm nâng cao năng lực của các DNNVV. Gắn các hoạt động sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội phù hợp với những định hướng của thành phố. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DNNVV, cũng như vai trò tự chủ của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2008 – 2015. 1.2. Định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, thông thoáng và ổn định cho các DNNVV. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến một mức cạnh tranh nhất so với các địa phương khác trong khu vực và so với cả nước. Thực hiện công khai các chính sách, quy định mới, điều chỉnh các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ thân thiện với các tổ chức và doanh nghiệp, tăng cường đối thoại trực tuyến với các DNNVV. Xây dựng chính sách khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển kinh doanh nhỏ nhằm tạo việc làm, giảm mức thất nghiệp cho thành phố. Có chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp phù hợp với khả năng của các DNNVV, hỗ trợ các DNNVV di dời ra khỏi gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư. Khuyến khích việc hợp tác và chia sẽ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao trong thương mại. Khuyến khích các DN tham gia vào việc liên kết ngành, với tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trình dộ phát triển cao thông quan các chính sách trợ giúp phù hợp và phát triển mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ. Cải thiện tình trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV, trong đó bao gồm cả việc phát triển lĩnh vực cho thuê cà các hình thức cho vay không cần thế chấp đối với DNNVV. Nguồn vốn tín dụng không chỉ được huy động từ ngân sách thành phố mà còn từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong công tác hỗ trợ DNNVV. Điều cần thiết là có được sự hỗ trợ ban đầu về vốn trong giai đoan khởi sự doanh nghiệp và giai đoạn kiến tạo xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Triểm khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh làm giàu vươn lên trong khó khăn, đồng thời phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động đồng thời với sự phát triển của DNNVV đó là việc khuyến khích hỗ trợ cho việc thành lập cũng như hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho tiếng nói của DNNVV, tập trung ý chí cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống kinh doanh thực tiễn. Một vấn đề không thể thiếu được đối với sự sống còn của các DNVV đó là thiết lập một hệ thống thu nhập và xữ lý thông tin về doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng để làm cơ sỡ cho việc đánh giá tình trạng các DNNVV, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phù hợp cho khu vực này. Đồng thời xây dựng môth hệ thống thông tin cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các DNNVV một cách kịp thời, thực tế. Trong vấn đề này thì các Sỡ, Ban, Ngành không đứng ngoài mà phải tích cực tham gai vào việc cải thiện, phân định trách nhiệm một cách rõ ràng, trong việc triển khai cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm này thuộc về chính quyền các cấp có liên quan, nhưng các DNNVV không được thờ ơ hay ỷ lại vào sự giúp đỡ mà phải có ý thức trách nhiệm và phát huy tính tiuwj chủ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Sự phối hợp hoàn hão giưa DNNVV với chính quyền sẽ đảm bảo được sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng và cho cả thành phố. 2. Các phương án phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015 Để phát huy hết vai trò và vị trí, cũng như tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế chính quyền thành phố đã đưa ra các phương án phát triển, dự trên quan điểm và định hướng đã nêu ra ở trên. Các phương án được đưa ra như sau: 2.1. Phương án 1 Phương án 1 được đưa ra như sau: Phấn đấu đạt số lượng 50.000 DNNVV vào năm 2010 và 80.000 DNNVV vào năm 2015. Tăng tốc độ bình quân GDP của các DNNVV lên 15.4% vào giai đoạn 2006 – 2010, 17.5% vào giai đoạn 2011 – 2015. Phấn đấu tỷ trọng đóng góp vào GDP của DNNVV là 25.3% toàn thành phố vào năm 2015. Để đạt được phương án này thì tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng của các DNNVV đạt khoảng 23.1% vào giai đoan 2006 - 2010 và 26.4% vào giai đoạn 2011 – 2015; GTSX ngành dịch vụ đạt 15.6% vào giai đoan 2006 - 2010 và 19.3% vào giai đoạn 2011 – 2015. Tổng kim ngạch XK HHDV là 28.6% trong giai đoạn 2011 – 2015. Bảng 8: Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 1 Chỉ Tiêu Đvt Thực hiện Tốc độ tăng bình quân thời kì (%) 2010 2015 2006 2010 2011 2015 1. Tổng số DN trên địa bàn - Trong đó DNNVV - Tỷ trọng trong tổng số 2. Tổng sản phẩm quốc nội (94) - Trong đó DNNVV - Tỷ trọng trong tổng số 3. Giá trị sản xuất (94) A, GTSX công nghiệp, xây dựng - Trong đó DNNVV B, GTSX ngành thủy sản, nông lâm - Trong đó DNNVV C, GTSX ngành Dịch vụ - Trong đó DNNVV 4. Tổng mức bán lẻ HHDV trên địa bàn - Trong đó DNNVV 5. Kim ngạch XK HHDV trên địa bàn - Trong đó DNNVV 6.Tổng thu ngân sác trên địa bàn ( đã loại trừ tiền SDĐ, vay để đầu tư CSHT) - Trong đó DNNVV 7. Tổng số Lao động làm việc trên địa bàn - Trong đó DNNVV Doanh nghiệp % Tr Đồng “ % Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng 1000 USD 1000 USD Người 50.300 50.000 94.0 11.998.000 2.770.000 23.1% 27.500.000 3.870.000 858.000 740.000 8.770.000 3.100.000 21.000.000 18.200.000 1.005.000 40.600 4.464.400 660.000 480.000 135.000 81.000 80.000 98.8 24.465.000 6.200.000 25.3% 79.500.000 12.500.000 1.080.000 960.000 19.000.000 7.500.000 48.000.000 46.700.000 2.800.000 143.000 7.100.000 1.300.000 620.000 235.000 22.5 21.2 12.9 7.3 22.1 23.1 5.1 5.7 14.0 16.5 17.1 20.1 21.7 22.9 10.0 14.4 4.4 10.2 12.8 9.9 15.3 17.5 23.7 26.4 4.7 5.3 16.7 19.3 18.0 20.7 22.7 28.6 9.7 14.5 5.3 11.7 2.2. Phương án 2 Phương án 2 được đưa ra như sau: Được xây dựng trên cơ sỡ số liệu thực tế về tình hình phát triển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2005. Phấn đấu đạt số lượng 50.000 DN vào năm 2010 và 80.000 DN vào năm 2015. Tuy nhiên tốc độ bình quâncủa GDP, GTSX ngành công nghiệp – xây dựng, ngành dịch vụ cảu DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015 được duy trì bằng tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2001 – 2005. Do vậy tỉ trọng đóng góp của GDP vào thành phố chiếm 16.1% vào năm 2010 và giảm còn 11.2% vào năm 2015. Bảng 9: Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 2 Chỉ Tiêu Đvt Thực hiện Tốc độ tăng bình quân thời kì (%) 2010 2015 2006 - 2010 2011 - 2015 1. Tổng số DN trên địa bàn - Trong đó DNNVV - Tỷ trọng trong tổng số 2. Tổng sản phẩm quốc nội (94) - Trong đó DNNVV - Tỷ trọng trong tổng số 3. Giá trị sản xuất (94) A, GTSX công nghiệp, xây dựng - Trong đó DNNVV B, GTSX ngành thủy sản, nông lâm - Trong đó DNNVV C, GTSX ngành Dịch vụ - Trong đó DNNVV 4. Tổng mức bán lẻ HHDV trên địa bàn - Trong đó DNNVV 5. Kim ngạch XK HHDV trên địa bàn - Trong đó DNNVV 6.Tổng thu ngân sác trên địa bàn ( đã loại trừ tiền SDĐ, vay để đầu tư CSHT) - Trong đó DNNVV 7. Tổng số Lao động làm việc trên địa bàn - Trong đó DNNVV Doanh nghiệp % Tr Đồng “ % Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng Tr Đồng 1000 USD 1000 USD Người 50.300 50.000 94.0 11.998.000 1.930.000 16,1 27.500.000 2.450.000 858.000 797.000 8.770.000 2.367.000 21.000.000 17.550.000 1.005.000 21.700 4.464.400 656.000 480.000 122.000 81.000 80.000 98.8 24.465.000 2.750.000 11.2 79.500.000 4.400.000 1.080.000 1.135.000 19.000.000 3.880.000 48.000.000 42.200.000 2.800.000 32.500 7.100.000 1.280.000 620.000 179.000 15.7 17.0 14.0 7.3 22.1 12.4 5.1 7.3 14.0 10.4 17.1 19.2 21.7 8.4 10.0 14.3 4.4 8.0 12.8 9.9 15.3 7.3 23.7 12.4 4.7 7.3 16.7 10.4 18.0 19.2 22.7 8.4 9.7 14.3 5.3 8.0 3. Xác định phương án lựa chọn Nghiên cứu và cân đối hai phương án trên, căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2005,qua phân tích dự báo những thuận lợi và khó khăn cuat thành phố trong thời gian đến, đồng thời tham khảo định hướng phát triển chung của cả nước và của các thành phố lớn; ta dẽ dàng nhận thấy phương án 1 phù hợp hơn với tình hình thực tế và đảm bảo phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đã được nêu trong kế hoạch phát triển KT – XH thành phố giai đoạn 2006 – 2010. TP Đà Nẵng phải phấn đấu để đạt ít nhất như phương án 1. Những mục tiêu chủ yếu để phát triển DNNVV đến năm 2015 với mục tiêu như sau: Đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố trên thị trường trong nước và quốc tế, các DNNVV ngày càng đóng góp nhiều vào tăng trưởng và phát triển của thành phố. Cụ thể mục tiêu như sau: Phấn đấu đạt số lượng doanh nghiệp 50.000 DNNVV vào năm 2010 và 80.000 DNNVV vào năm 2015 Tốc độ bình quân GDP của DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15.4% và 17.5% giai đoạn 2011 – 2015 Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành dịch vụ của DNNVV đạt khoảng 16.5% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 19.3% giai đoạn 2011 – 2015 Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Công nghiệp – xây dựng của DNNVV đạt khoảng 23.1% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 26.4% giai đoạn 2011 – 2015 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của DNNVV tăng khoảng 22.9% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 28.6% giai đoạn 2011 – 2015 Tổng thu ngân sách của DNNVV đạt khoảng 14.4% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 14.5% giai đoạn 2011 – 2015 Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ của DNNVV tăng khoảng 20.1% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 20.7% giai đoạn 2011 – 2015 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DNNVV đạt khoảng 23.1% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 26.4% giai đoạn 2011 – 2015 Tổng số lao động của DNNVV tăng khoảng 10.2% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 11.7% giai đoạn 2011 – 2015 4. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố; bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch tại thành phố. 2. Thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban. Thành viên của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố gồm đại diện của các Sở liên quan và các Hiệp hội doanh nghiệp tại thành phố. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thư ký Thường trực. 3. Nhiệm vụ của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố và Thư ký Thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố quy định. 4. Hàng năm gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. II/ Nhiệm vụ và các nhóm giải pháp để phát triển DNNVV thành phố giai đoạn 2008 - 2015 Trước tiên, muốn có được các giải pháp cần thiết và đúng đắn thì ngoài tìm hiểu về thực trạng của các DNNVV giai đoạn 1997 – 2007, định hướng, quy hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2008 - 2015, mà còn phải tìm hiểu thêm về nhiệm vụ chủ yếu của phát triển DNNVV và các nhóm giải pháp thực hiện có như thế chúng ta mới có thể đưa ra được một giải pháp thật hiệu qủa nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2008 – 2015 1. Các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện để phát tiển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015 1. Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. 2. Đánh giá tác động của các chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho phát triển kinh doanh. 3. Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế. 4. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 5. Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh. 6. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp với quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ. 7. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ công tác hoạch định chính sách và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kinh nghiệm, ý chí kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tượng. Nghiên cứu thí điểm việc đưa các kiến thức về kinh doanh vào chương trình học ở trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và các trường dạy nghề nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật. 8. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (cả về phía cung và phía cầu), hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, chú trọng quản lý về chất lượng các dịch vụ. Khuyến khích các tổ chức Hiệp hội thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh; tích cực triển khai các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia xây dựng thể chế, chính sách và các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội và thực sự là đại diện lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 9. Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2. Các nhóm giải pháp để phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015 a Nhóm giải pháp 1: Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp. a Nhóm giải pháp 2: Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. a Nhóm giải pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao. a Nhóm giải pháp 4: Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. a Nhóm giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010. a Nhóm giải pháp 6: Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. a Nhóm giải pháp 7: Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010. III/ Giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trong giai đoạn 2008 – 2015 1. Quan điểm cần tuân thủ trong việc hỗ trợ DNNVV Vai trò của các DNNVV đã được thừa nhận rộng rãikhắp nơi và ở mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm cụ thể của cũng như mục tiêu phát triển của từng nước, từng địa phương mà xây dựng các chiến lược cho sự phát triển lâu dài của khu vực kinh tế này. Khi hỗ trợ các DNNVV ở nước ta nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng, cần tuân thủ một số quan điểm cơ bản sau: aPhải tạo được môi trường bình đẳng cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, ở đó các chủ thể kinh doanh đều có cơ hội như nhau cúng như những thách thức ngang nhau để khẳng định vị trí, vai trò cũng như tầm vóc của doanh nghiệp mình aXây dựng định hướng phát triển không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ DNNVV vượt qua những trở ngại do quy mô nhỏ của Dn gây ra, mà còn phát huy được những lợi thế do quy mô nhỏ của doanh nghiệp mang lại aTrong điều kiện nguồn lực hạn chế, cách thức hỗ trợ không được mang tính bao cấp mà phải tạo được những phương tiện để các DNNVV rự giúp mình. Khi tự mình giải quyết được những vấn đề trong doanh nghiệp có rất nhiều điêì lợi, DN không ỷ lại và trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ, công tác hỗ trợ vì thế sẽ nhẹ nhàng hơn, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn. aPhát triển DNNVV trong mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. Đảm bảo được sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong cùng một môi trường ngành, các doanh nghiệp lướn sé đóng vai trò chủ đạo, dẫn đạo thị trường, các DNNVV sẽ đóng vai trò là những vệ tinh, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp lớn, đảm bảo mối quan hệ hai bên cùng có lợi. aCông tác hỗ trợ cần được chú trọng nhiều nhất đó là đào tạo, thay đổi cách thức quản lý, áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh và sản xuất. Hỗ trợ vào đào tạo đó chính là cách thức phát triển bền vững cho các DNNVV của thành phố. 2. Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố trong giai đoạn 2008 – 2015 2.1. Đối với việc tăng cường đẩy mạnh công tác hỗ trợ về vốn Đây là khâu khó khăn nhất của DN nói chung và cũng là khâu khó nhất của các DN nói chung và là rất khó khăn DNNVV nói riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Khi phát sinh nhu cầu về vốn đòi hỏi các DN phải tự huy động và tìm kiếm tuy nhiên chính quyền thành phố cần có những hỗ trợ để DN có thể có được nguồn vốn dễ dàng hơn, nhằm thỏa mãn cho nhu cầu SX – KD. Công việc mà thành phố và các cơ quan chức năng các hiệp hội phải làm đó là: Tạo vốn qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng: Ta có thể thấy rằng, Ngân hàng chính là một kênh tài chính rất quan trọng, vốn của ngân hàng chiếm một khoản lớn trong thành phần vốn SX – KD của doanh nghiệp, khoản vốn này có thể được sữ dụng cho việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng kịp thời nhu cầu SX – KD. Khó khăn trong vấn đề tín dụng liên quan đến ngân hàng đó là điều kiện, thủ tục tín dụng chưa đồng bộ, dịch vụ chưa tiện ích và phong phú, khả năng đáp ứng vốn trong dài hạn cho các DNNVV còn rất hạn chế. Khó khăn xuất phát từ phía DN đó là năng lực tài chính thấp, thiếu phương án KD có hiệu quả, khả năng điều hành quản trị DN thấp, lập báo cáo kế toán thường là đối phó. Do vậy mở rộng tín dụng ngân hàng là: - Chính quyền thành phố cần khuyến khích các ngân hàng thương mại chủ động tìm kiếm các dự án cho vay khả thi, nâng cao năng lực thẩm định, mở rộng cho vay có bảo đảm, vay tín chấp và các hình thức cho vay khác. Đồng thời tăng cường công tác cung cấp thông tin cho các DN, đưa ra nhiều dịch vụ phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức cho các cán bộ làm công việc này. - Cố gắng xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và DN. Chính quyền TP cần có các chính sách thành lập các tổ chức tư vấn và hỗ trợ một phần kinh phí cho các DN trong dịch vụ này. Thường xuyên theo giõi và đôn đốc cho trung tâm này hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời phối hợp với trung tâm hỗ trợ DNNVV của Bộ đóng trên địa bàn để có các hình thức hỗ trợ tốt hơn tránh được sự chồng chéo không cần thiết. Mở rộng hình thức cho thuê tài chính Do đặc điểm của các DNNVV là không đủ tiềm lực về vốn, không có tài sản để thế chấp cho nên cho thuê tài chính nhất là cho thuê mua máy móc trang thiết bị phát triển SX – KD sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DNNVV, một mặt nó giải quyết vốn trung và dài hạn để đầu tư, một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường cho DN. Tuy nhiên, CTTC có những nhược điểm sau: Lãi suất thường cao hơn lãi suất vay vốn cùng loại của các ngân hàng; đòi hỏi kiến thức, cũng như kinh nghiệm của các nhân viên là nghiệp vụ này (bảo hiểm, nhập khẩu, thuế); sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính tín dụng với nhau ngày càng trở nên gay gắt. Đối với hoạt động cho thuê tài chính của TP mà nói hiện nay cúng không nằm ngoài những quy luật đó, đó là dư nợ của các công ty cho thuê tài chính thành phố tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của TP, sự nhận biết của khách hàng vào hoạt động cho thuê còn rất hạn chế và hiện chỉ có một DN hoạt động trong lĩnh vực CTTC. Để hoạt động CTTC thực sự phát triển và hỗ trợ đắc lực cho DNNVV tại thành phố thì chính quyền thành phố cần thiết phải tiến hành các giải pháp sau: - Chính quyền thành phố cần có biện pháp cả khuyến khích lẫn bắt buộc các công ty CTTC nỗ lực hết mình trong việc kiện toàn và cũng cố bộ máy tổ chức, đội ngũ nhân viên, nhà quản lý thực sự có chất lượng và am hiểu, thành tạo nghiệp vụ. Đồng thời giúp cho các công ty CTTC mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng, nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực này, đưa ra mức lãi suất vay có thể linh động thay đổi để có thể phù hợp hơn đối với các đối tượng khách hàng là các DNNVV. - Thành phố cần phải hỗ trợ các DNNVV thông qua việc phát triển mạng lưới các công ty cho thuê tài chính. Tạo điều kiện cho các công ty CTTC dược thành lập, thúc đẩy nhanh quá trình thành lập các công ty CTTC nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có điều kiện tiếp cận vốn vay, tránh sự độc quyền và tăng tính cạnh tranh, tạo ra các điều kiện có lợi cho các DNNVV biết đến cũng như sữ dụng tốt các nguồn vốn này. - Phát huy vai trò và thế mạnh sẵn có của quỹ đầu tư phát triển trên địa bàn. Quỹ đầu tư và phát triên cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bão lãnh tín dụng đầu tư đối vơi các dự án nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động đủ số vốn để đầu tư dự án phát triển và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Điều mà thành phố cần làm đó là huy động mạnh nguồn vốn cho quỹ hoạt động, tiếp theo đoa là phải quản lý và theo dõi sát sao tình hình hoạt động của quỹ. - Thành phố cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa DNNVV với các tổ chức tài chính trên, điều cần thiết đối với công tác hỗ trợ này đó chính là sự ân cần và nhiệt tình trong công tác hỗ trợ, chính quyền phải xem các DNNVV chính là những đứa con tinh thần và vật chất của mình để có được sự giúp đỡ chân thành nhất, luôn là cơ quan đi đầu trong việc giải quyết khó khăn của các DNNVV. Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng cơ sỡ hạ tầng Theo quy hoạch phát triển dài hạn đến năm 2020 của TP Đà Nẵng sẽ là một trong những đô thị lớn của cả nước, chính vì vậy với nguồn vốn và ngân sách hạn chế chính quyền thành phố không thể đáp ứng hết lượng vốn và nhu cầu đầu tư lớn như thế cho nên tốt nhất chính quyền thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách tư nhân khuyến khích đầu tư vào xây dựng cơ sỡ hạ tầng. Theo đó, lĩnh vực nào, dịch vụ nào mà các DNDD có thể đầu tư và đầu tư có hiệu quả thì chính quyền thành phố nên khuyến khích làm. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các DNNVV có việc làm, góp phần giảm nguồn chi của thành phố, xây dựng thành phố ngày càng hiện đại, đồng thời nguồn kinh phí này sẽ dùng ngược lại để hỗ trợ cho các DN này bằng các hình thức hỗ trợ trong quá trình các DN này thực hiện việc đầu tư của mình. Đây là mô hình không mới mẻ, nó tương tự như việc mà chính phủ đã phát động đó là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cách làm này đã được thực hiện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nên vận dụng mô hình này. Khuyến khích nguồn vốn trong dân góp phần giải quyết được sự khó khăn về vốn, vừa tạo được động lực, công ăn việc là cho các DNNVV, đó cũng chính là tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết được vấn đề xã hội này. 2.2. Đối với công tác hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ Công nghệ không chỉ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu SX, nâng cao khả năng cạnh tranh...mà nó còn đóng một vai trò không nhỏ đối với các DNNVV, các DN phải thường xuyên thay đổi và áp dụng công nghệ để đáp ứng cho nhu cầu thay đổi ngày càng cao, càng nhanh của thị trường. Tuy nhiên hiện nay công tác hỗ trợ này chưa được thành phố tiến hành một cách mạnh mẽ và chưa có chính sách riêng nào để dành cho các DNNVV. Chính quyền thành phố và các tổ chức làm công tác khoa học công nghệ, đào tạo trên địa bàn cưa tiếp cận và phối hợp với các DNNVV, dó đó các DNNVV thiếu đi sự tiếp xúc cần thiết đối với các loại vốn trong và ngoài nước, với các loại vốn dài hạn nhằm mua sắm trang thiết bị, ngoài ra mức thuế đánh vào thu nhập của các đội ngũ chuyên gia nước ngoài còn rất cao đây cũng là một trở ngại đối với công tác chuyển giao công nghệ. Hậu quả tất yếu đó là các doanh nghiệp yếu mọi mặt trong việc tiếp thu và ứng dụng KHCNHT tiên tiến. Công tác hỗ trọ hiện nay đã có nhưng chúng ta cần phải có giải pháp để đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố về KT-CN này. Chính quyền thành phố cần làm gì trong công tác hỗ trợ DNNVV về kỹ thuật và công nghệ ? Hỗ trợ về vốn cho các DNNVV thay đổi kỹ thuật và công nghệ: Hỗ trợ về vốn rõ ràng là điều nên làm, tuy nhiên điều quan trọng hơn đó là hỗ trợ theo phương thức nào và nguyên tắc phải tuân thủ trong công tác hỗ trợ phải làm như thế nào. Để công tác hỗ trợ này thật sự đem lại hiệu quả thì điều cân thiết đó là, tập trung vốn vào đúng đối tượng và đúng mục tiêu của vốn, không dàn trải lượng vốn đầu tư, những mặt cần phải hỗ trợ vốn như đổi mới công nghệ, mẩu mã, đào tạo và nghiên cứu công nghệ. Trong quá trình hỗ trợ này chính quyền và các cơ quan có chức năng phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện vốn vay, có quy định rõ ràng trong khâu sử dụng vốn cũng như guy trình giải ngân nguồn vốn và điều cuối cùng đó là chính quyền phải làm công tác bão lảnh cho các DNNVV trong việc vay vốn. Ngoài ra chính quyền còn cần phải kiểm tra thật gắt gao ở khâu lựa chọn dây cuyền thiết bị và công nghệ tránh cho DN mua phải những thiết bị công nghệ thấp và đả lỗi thời, hoặc những dây chuyền không đúng với mục đích sử dụng, đồng thời tổ chức nghiên cứu, thay đổi những công nghệ ứng dụng làm cho nó phù hợp hơn với quá trình sử dụng. Vận hành tốt trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tư vấn: Chính quyền cần hỗ trợ và khuyến khích DNNVV áp dụng hệ thống uản lý ISO. Trung tâm có vai trò tư vấn về kỹ thuật công nghệ, cải tiến trang thiết bị. Chính vì vai trò rất to lớn của mình, trung tâm phải nỗ lực hết mình đi đầu trong công tác hỗ trợ về thông tin công nghệ, duy trì tốt hoạt động thưỡng xuyên của trung tâm, thưỡng xuyên cập nhật thông tin và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Website của trung tâm, xây dựng được sự trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến và hiệu quả song song với việc sử dụng tốt hiệu quả đường dây nóng. Vậy, vai trò của chính quyền thành phố trong công tác này là gì, đó là tạo ra cơ chế và chính sách hỗ trợ cũng như môi trường tốt nhất cho trung tâm có điều kiện để phát triển tốt nhất vai trò và tầm quan trọng của mình, một mặt cũng phải quan tâm thật sâu sắc công tác của trung tâm để nắm bắt được tình hình phát triển của trung tâm và các DNNVV thành phố, để có những đối ứng và giúp đỡ nhanh chóng, thật sự cần thiết cho các DN này. Hỗ trợ trong lĩnh vực này còn là việc tạo lập mối quan hệ thiết thực giữa cơ quan nghiên cứu với các trường ĐH, viện chuyên ngành, các chuyên gia của cả nước với các DN. Chính quyền nên đặt hàng các trung tâm này trong việc nghiên cứu, nhằm tạo lập cơ sỡ cho việc phát triển sau này. 2.3. Đối với các giải pháp về đất đai và mặt bằng Phần lớn các DNNVV đều thiếu mặt bằng và đất đai để tiến hành các hoạt động SXKD, làm trụ sở giao dịch, có những chủ doanh nghiệp phải sử dụng chính nhà của mình để làm trụ sở giao dịch cho công ty, do diện tích nhỏ bé cho nên nó thường gây ra những khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, thành phố cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNNVV có mặt bằng phù hợp với yêu cầu sản xuất và kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh điều 3,4,5 & 6 trong quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xây dựng và gấp rút hoàn thành các cơ sỡ hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thành phố nên giao và cho thuê đất đối với các DNNVV để các DN yên tâm đầu tư sản xuất, sắp xếp bố trí lại sản xuất, tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất. Việc giao và nhận đất phải đảm bảo được sự công bằng và đáp ứng đủ nhu cầu về văn phòng, mặt bằng SXKD cho các DNNVV, tốt nhất là nên chọn những vị trí cho các DN ở gần các khu trung tâm, nơi có điều kiện đầy đủ về cơ sỡ vật chất hoặc gần nguồn nguyên liệu sản xuất của DN có như thế việc hôc trợ DN về mặt bằng SXKD mới thực sự có được hiệu quả. Có chính sách và cơ chế thông thoáng trong việc cho thuê đất, đặc biệt là nên miễn thuế sử dụng đất cho các DN khoảng 5 năm tính từ ngày các DN đó đi vào SXKD thực sự, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc vào diện ưu tiên hoặc là DN sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Khi tiến hành cho thuế và giao đất, chính quyền thành phố cần giám sát chặt chẽ việc cấp và giao đất này để đảm bảo được sự công bằng cho các doanh nghiệp. Một mặt khác chính quyền thành phố nên đưa ra quy hoạch cụ thể và chi tiết tổng thể phân bổ các trung tâm, các cơ sỡ vật chất sao cho đảm bảo được tốt nhất cho hoạt động SXKD của các DNNVV, đặc biệt chính quyền thành phố nên quy hoạch và khuyến khích việc xây dựng các cao ốc và văn phòng cho thuê ngay trong trung tâm thành phố để phần nào giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng giúp các DN có được một văn phòng đầy đủ diện tích và tiện nghi đảm bảođiều kiện thuận tiện nhất cho các DN đặt văn phòng giao dịch, tìm kiếm khách hàng, một mặt đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển cơ sỡ hạ tầng ra các vùng phụ cận để đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN, tuy nhiên trong việc này cần phải được tiến hanh rất bài bản và đảm bảo được mức độ xây dựng đúng tiến độ và kỹ thuật quy hoạch. Ngoài ra, chính quyền thành phố cần phải có được những biện pháp dài hơi hơn trong việc phát triển cơ sỡ hạ tầng như hệ thống giao thông, năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc nhằm phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế của thành phố các DN, trong đó có các DNNVV đang đóng trên địa bàn thành phố. 2.4. Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Khuyến khích XK các mặt hàng chủ đạo của thành phố Đối với chính quyền thành phố mà nói thì vai trò của chính quyền trong việc khuyến khích xuất khẩu đó là đư ra các chính sách phù hợp để tạo điều kiện cúng như đẩy mạnh xuất khẩu cho các mặt hàng thế mạnh của thành phố. Chính quyền thành phố nên đưa ra các quy chế xét thưởng, nhưng để quy chế này thật sự có hiệu lực thì cần phổ biến nó thật là rộng rãi các tiêu chuẩn, thủ tục, điều kiện khen thưởng, một lưu ý khi đưa ra các điều kiện khen thưởng đó là phải đưa ra được các tiêu chuẩn không chỉ phù hợp với yêu cầu của thành phố mà còn phải phù hợp với tình hình và mức dộ phát triển của doanh nghiệp. Thành lập ban thi đua và khen thưởng thành phố đối với sự cống hiến và nỗ lực của các DNNVV thành phố, hàng năm phải tổ chức được những sự kiện lớn nhằm tuyên dương và phần nào quảng bá cho hình ảnh của DN. Nhân rộng những mô hình DN thực sự hoạt động có hiệu quả nhằm tăng tính thi đua và cạnh tranh cho các DN. Ngoài ra, chính quyền thành phố còn nên tìm kiếm thị trường, định hướng thị trường cho các DNNVV, năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới, các thị trường mục tiêu và tiềm năng. Tuy nhiên, việc chọn lọc các thị trường là điều cần thiết cho công tác mở rộng thị trường XK của thành phố, mặt khác tăng cường đẩy mạnh hợp tac với các thị trường vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực của thành phố. Để đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng thi trường chính quyền thành phố nên tổ chức các sự kiện quảng bá giời thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, cử các DN có mặt hàng xuất khẩu đó tham gia các hội chợ triễn lãm có quy mô, tham gia ký kết và tư vấn cho các DNNVV khi ký kết các hợp đồng kinh tế quan trọng, các đối tác tiềm năng và lâu dài cần nhắm tới. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu Hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất của các DNNVV thành phố đó là thông tin thị trường nước ngoài, để khắc phục được khó khăn này thì chính quyền thành phố thường xuyên phải quan hệ và hợp tác với các tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nhờ các cơ quan này cung cấp các thông tin cân thiết về mặt hàng, khách hàng và giá cả thị trương...đồng thời nhờ giới thiệu, bán sản phẩm tại nước ngoài. Thành lập sợi giây liên hệ giữa doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức này. Các tổ chức thương mại trong nước như Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại), phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại địa phương,...chính quyền thành phố cần phối hợp vơi các tổ chức này để đưa ra các chương trình cụ thể, phù hợp, hỗ trợ đắc lực cho các DNNVV. Các tổ chức ở nước ngoài đóng tại Việt Nam như Jetro (Nhật Bản), Kotra (Hàn Quốc), Cetra (Đài Loan), Matrade (Malaysia)... chính quyền thành phố nên hợp tác chặt chẻ với các tổ chức này, đồng thời đưa ra những chính sách thông thoáng và cơ chế cho các tổ chức này có thể hoạt động dẽ dàng hơn. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thị trường Để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các DNNVV, chính quyền thành phố nên thường xuyên giám sát việc lưu hành các sản phẩm trên thị trương nhằm tránh hàng giả hàng nhái gây mất lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, định giá các loại mặt hàng, kiểm soát hoạt động của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các shop bán lẻ sản phẩm. Mặt khác, đưa ra các mô hình tập hợp, phân tích thông tin thị trường nhằm công bố rộng rãi cho các doanh nghiệp nắm rõ, để có được những sự ứng biến kịp thời với thị trường. Đưa ra các dự báo về sự thay đổi của thị trường trong tương lai gần, dùng các chính sách nhằm bình ổn giá cả trên địa bàn thành phố. Mở rộng hình thức thầu phụ công nghiệp Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường thì xuất hiện thêm một hệ thống mới, một hình thức kinh doanh mới đó là thầu phụ công nghiệp. Đây cũng là một vấn đề mà chính quyền thành phố cũng nên quan tâm và sử dụng tốt, cũng như khuyến khích hình thức này phát triển. Có thể phát triển theo mô hình này: Đó là các DNNVV đóng vai trò như là các vệ tinh, các DNNVV này sẽ nhận một phần yêu cầu sản xuất trong dây chuyền sản xuất đồng bộ của các DN lớn, cách thức này góp phần giải quyết được 2 vấn đề; thứ nhât, phân công lại công việc, chuyên môn hoá sản xuất cho các DN lớn, thứ hai, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển và sự phát triển của các DNNVV trên cơ sỡ nền kinh tế thành phố, cả DN lớn và cả DNNVV đều có lợi. 2.5. Các giải pháp về đào tạo và tư vấn Đào tạo khởi nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh: Các đối tượng nắm đến là các chủ DN tiềm năng (Chuẩn bị khởi sự), các chủ DN và các nhà quản lý muốn nâng cao kỹ năng, kiến thức về quản lý kinh doanh, quản lý chất lượng, quản lý và bảo vệ môi trường và thông tin kinh doanh, những người có mong muốn nâng cao thu nhập như nông dân, ngư dân, người buôn bán nhỏ. Mục đích chính của chương trình là nâng cao năng lực hành vi của doanh nghiệp do đó tập trung nhiều vào thay đổi thái độ hơn là truyền đạt kỹ năng và kiến thức quản lý doanh nghiệp. Chương trình khởi sự kinh doanh – SIYB (Start and Improve Your Bussiness), là chương trình do ILO phát triển tại Việt Nam, đây được xem là chương trình đạt thành quả tốt trong những chương trình trợ giúp đào tạo của thành phố. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế như kinh phí còn hạn hẹp, thiếu sự ủng hộ và phối hợp của chính quyền địa phương...vv Trên đây chỉ là những hạn chế rất cơ bản, để góp phần vào việc thúc đẩy và hỗ trợ người dân thành phố khởi nghiệp, điều hành có hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp thành phố nên chủ động bố trí ngân sách cho hoạt động đào tạo khởi nghiệp và tăng cường khả năng quản trị doanh nghiệp, thành phố có thể giao kinh phí này cho cho cơ quan hỗ trợ DNNVV, đang hoạt động theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động, quyết toán lại nguồn kinh phí. Thành phố nên tổ chức và kiểm soát chặt chẻ hoạt động của các trung tâm tư vấn cho các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ khi DN thành lập cho đến khi DN phát triển trên thị trường. Mặt khác, chính quyền thành phố nên khuyến khích việc mở rộng mô hình các trung tâm đào tạo có chất lượng trên địa bàn thành phố, một mặt cho phép sự hoạt động của các trung tâm phát triển con người, thuêtj ngũ thường thấy đó là các công ty “săn đầu người”, chuyên cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phối hợp với các trung tâm này để tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp khả năng và cách thức làm việc hiện đại và tiên tiến, đào tạo nhân viên có chất lượng cho các doanh nghiệp. Thành phố nên chỉ đạo và phối hợp với các trung tâm hỗ trợ DNNVV đưa ra các chương trình hành động sát với quá trình hoạt động và phù hợp với tình hình hoạt động SXKD thực tế của doanh nghiệp. Thành phố nên nghiên cứu và phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, THCN để lông ghép các chương trình đào tạo thực tế dựa trên việc nghiên cứu tình hình của doanh nghiệp và quy luật, hoạt động của nền kinh tế thị trương. Mặt khác, nên tổ chức ra các cuộc thi, các sân chơi học thuật cho các đối tượng liên quan đến hoạt động của DNNVV, đặc biệt là nên tạo lập ra một diễn đàn cho các DN có thể giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cái quan trọng bây giờ không phải là khắc phục cho tình trạng thiếu kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp mà điều quan trọng đó là song song với quá trình đó là việc thay đổi các thức đào tạo cho lớp trẻ, giúp các bạn trẻ bây giờ có thể hiểu, đủ kiến thức và đủ tự tin để nắm lấy cơ hội thị trường, tự gây dựng cho mình một doanh nghiệp nhỏ, từng bước phát triển thành DN vừa, DN lớn trong tương lai. Sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức đào tạo, thay đổi nhận thức của từng DN, từng con người liên quan đến mọi vấn đề thuộc hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bước chuyển lớn trong doanh nghiệp. Thành phố chỉ có thể tạo được hiệu quả trong những giải pháp hỗ trợ đào tạo và tư vấn khi làm được những điều trên. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh: Lâu nay đã có các tổ chức phi chính phủ thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh, dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như công ty, trung tâm...được thành lập nhằm hỗ trợ các DNNVV trong nhiều lĩnh vực: Tư vấn thị trường, tư vấn đầu tư, thuê kiểm toán và kế toán, lập kế hoạch SXKD, cung cấp thông tin thị trường, giá cả, văn bản pháp luật, mở lớp đào tạo...Thực tế đã chỉ rỏ các dịch vụ này có vai trò và vị trí quan trọng do các thành phần kinh tế mà chủ yếu là các khu vực dân doanh, bằng việc khai thác chất xám của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đưa ra các lời khuyên đối với các DNNVV trong các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên các DN trong nước ít tham gia và còn rất dè dặt trong việc sử dụng các dịch vụ này, chính quyền thành phố nên đưa ra các chương trình khuyến khích các DN sử dụng các dịch vụ này, đưa ra các trung tâm có chứng nhận của chính quyền thành phố, một mặt tổ chức các buổi hội thảo sâu hơn về các dịch vụ PTKD cho các DNNVV, đưa ra các kết quả đánh giá chất lượng của các sản phẩm này. Thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của các trung tâm này, hỗ trợ các trung tâm này trong quá trình phát triển và nâng cao hoạt động hỗ trợ cho các DNNVV thành phố. Một vấn đề mà chính quyền thành phố còn cần phải quan tâm đó là giá cả của các dịch vụ này, hiện nay giá của các DV này còn khá cao, các doanh nghiệp rất ngần ngại trong việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này. Đối với các DNNVV hiện nay mà nói thì các hoạt động Marketing, tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp còn rất yếu cả về nội dung và hình thức. Marketing góp phần mở rộng, khuếch trương cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp không chỉ xây dựng được thương hiệu mà còn mở rộng được thị trường...vv. Đưa ra cách nhìn mới về cách thức Marketing và PR hợp lý là điều mà chính quyền thành phố có thể thực hiện được thông qua việc mời các chuyên gia trong các buổi hội thảo nói chuyện, tổ chức các mô hình học tập cách thức Marketing hợp lý, các cách thức mới phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, khuyến khích và đưa ra cơ chế chính sách cho việc phát triển của các công ty tổ chức sự kiện. Để phát triển được dịch vụ phát triển kinh doanh ở Đà Nẵng, chính quyền thành phố cần thực hiện một số bước sau: Nâng cao hiểu biết cơ bản và đánh giá của các DN về DVPTKD. Để thực hiện tốt công việc này, chính quyền thành phố cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí, đài phát thanh truyền hình địa phương thực hiện những chương trình dành cho DN, hiệp hội DN, CLB doanh nghiệp, các hội ngành nghề...đây vừa là kênh phân phối các thông tin về các khoá đào tạo và các chương trình liên quan đến DNNVV hiệu quả nhất, vừa là cách thức nnang cao hiểu biết cơ bản và đánh giá đúng chất lượng của các DN về các dịch vụ phát triển kinh doanh hiệu quả nhất. Đưa ra các biện pháp kích cầu về việc sữ dụng các dịch vụ này. Hoạt động mà chính quyền đưa ra cần phải giải quyết được 2 vấn đề sau: Một là, giúp DN hiểu đầy đủ về dịch vụ; hai là, giúp DN hiểu được tầm quan trọng của DVPTKD và lợi ích mà các dịch vụ đó có thể đem lại cho doanh nghiệp bằng các mo hình và ví dụ một số doanh nghiệp điển hình đã sử dụng rất thành công và hiệu quả các dịch vụ này. Chính quyền thành phố nên hướng và khuyến khích nguồn cung DVPTKD phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua những hoạt động nhắm vào các nhà cung cấp như đưa các hoạt động cugn cấp DVPTKD vào danh mục được hưởng ưu đãi của thành phố, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp giảm giá cho dịch vụ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nâng cao năng lực, tăng cường đẩy mạnh hoạt động Marketing. Xây dựng tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí cung cấp cho các DNNVV với mục đích tư vấn và chi trả 50% khoản kinh phí dịch vụ, các khoản tiền ban đầu chưa đủ thì nên chỉ cung cấp cho một số DN thuộc diện cần ưu đãi, sau khi đã tạo được nguồn quỹ dồi dào thì mới hỗ trợ cho các DN khác. Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu ý đó là những hoạt động hỗ trợ bằng tiền của chính quyền thành phố phải sử dụng thật khéo léo sao cho không giảm tính cạnh tranh của các DN và giảm nguồn cung theo định hướng thương mại của các dịch vụ thị trường. Và kênh để sử dụng tốt nhất khoản kinh phí đó chính là các tổ chức làm công tác hỗ trợ chứ không nên sử dụng các hình thức hỗ trợ trực tiếp. Chính quyền thành phố cần hạn chế can thiệp quá sâu vào thị trường DVPTKD qua cơ chế bao cấp, mà khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ DNNVV và thông qua tổ chức này tác dộng đến sự phát triển của DNNVV. 3. Một số kiến nghị đối với chính quyền thành phố Cần nâng cao nhận thức của cơ quan Nhà nước đối với vai trò của các DNNVV đối với sự phát triển KT-XH của thành phố. Mọi tư tưởng của Nhà nước sẽ thông qua và được thực hiện nếu các cơ quan này nhận thức được đầy đủ về các DNNVV, từ đó họ sẽ thấu hiểu hơn, cảm thông hơn với những khó khăn của các DNNVV, tìm cách giúp đỡ các DNNVV khắc phục những khó khăn đó trong quá trình SX-KD. Tăng cường kiểm tra các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các văn bản chính sách, quy định của thành phố về công tác hỗ trợ DNNVV. Văn bản rất cần thiết để làm công cụ cho việc điề hành bộ máy công quyền. Thực tế trong nhiều năm qua, thành phố thường xuyên ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của DNDD, song việc thực thi văn bản này đến đâu, các DNDD hưỡng lợi như thế nào từ việc hỗ trợ này thì lãnh đạo chỉ nắm được thông tin qua các báo cáo qua các cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu kiểm tra từ các DN. Vì vậy, tác động của các văn bản này là rất kém và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy việc kiểm tra và giám sát là điều thật sự cần thiết cho việc tiến hành hỗ trợ công tác hỗ trợ cho các DNNVV trên địa bàn thành phố. Tìm hiểu tranh thủ tối đa các chương trình hỗ trợ DNNVV từ phía chính phủ, các tổ chức nước ngào và các dự án tài trợ...vv. Vận dụng tôt nhất những văn bản pháp quy của Nhà nước sao cho có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế thành phố. Cần xây dựng và hoạt động có hiệu các trung tâm thông tin cấp thành phố để thu thập và xử lý các số liệu liên quan đến các DNNVV trên địa bàn thành phố. Tăng cường và đẩy mạnh các biện pháp chống các hiện tượng gian lận thương mại, các hoạt động kinh doanh phi pháp như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lừa đảo...vv. Nhăm thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh doanh, tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN. Chính quyền thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ cho các hiệp hội, thiết lập các kênh phổ biến thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật về kinh doanh, về chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Đưa ra các chỉ tiêu về số lượng DN đăng ký thành lập hàng năm trở thành một trong những chỉ tiêu chủ yếu của thành phố và đề ra các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này. C – Kết Luận Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là giải quyết công ăn, việc làm và thu hút vốn đầu tư từ trong dân. Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu các DNNVV nhận được sự hỗ trợ và tạo được môi trường cho sự phát triển. DNNVV có được những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững được nếu không có được sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố và các tổ chức hỗ trợ khác. Vì thế, để phát huy vai trò tích cực của các DNNVV trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Mặt khác, đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố, việc phát triển các DNNVV có thể đạt được khi mà các DNNVV nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả từ chính quyền thành phố và các cơ quan chức ănng có liên quan, giúp cho các DN thành phố khắc phục những hạn chế vốn khó, nâng cao khả năng cạnh tranh và ngày càng phát triển. Những giải pháp trên đây bao gồm các giải pháp về tài chính, tín dụng, giải pháp về thị trường tiêu thụ, đào tạo & tư vấn, xúc tiến thương mại... Những giải pháp này được thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố. Giải pháp sẽ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi có được sự quyết tâm cao của chính quyền thành phố, cũng như sụa quan tâm đúng lúc, đúng mức đối với các DNNVV trêm địa bàn thành phố. Phát triển DNNVV là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi sự nổ lực hết mình không chỉ của bản thân các DNNVV mà còn cần phải sự hỗ trợ hợp lý và kịp thời của các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức hỗ trợ đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Mong rằng trong thời gian đến với sự phát triển bền vững và định hướng đúng đắn của thành phố, dành nhiều quan tâm đến đối tượng doanh nghiệp để quyết tâm thực hiện các giải pháp để các DN ra đời ngày càng nhiều và phát triển không ngừng, đưa DN Đà Nẵng trở thành một thành phố giàu mạnh xứng đáng với tiềm năng và tầm vóc của thành phố trung tâm của khu vực Miền trung và Tây nguyên. Với những nội dụng trong đề tài này, hi vọng sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề liên quan đến sự phát triển của các DNNVV và đẩy mạnh được công tác hỗ trợ DNNVV của chính quyền thành phố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng phát triển & công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2007.doc
Luận văn liên quan