Đề tài Thực trạng quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1.1.Khái niệm 1.2. Nội dung cơ bản luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1.2.1. Đối tượng chịu thuế 1.2.2. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 1.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt 1.2.3.1 Căn cứ tính thuế 1.2.3.2 Phương pháp tính thuế 1.2.4. Khấu trừ thuế TTĐB 1.2.5. Hoàn thuế TTĐB 1.2.6. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. 1.2.6.1. Đăng ký nộp thuế. 1.2.6.2. Kê khai thuế. 1.2.6.3. Nộp thuế 1.2.6.4. Quyết toán thuế 1.2.7. Xử lý vi phạm. 1.3 Tầm quan trọng của thuế TTDB 1.4 Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuế khác trong quá trình lưu thông hàng hóa, thực hiện dịch vụ (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu ) 1.5 Thuế TTĐB đối với dự án ODA 1.5.1 Chính sách và ưu đãi về thuế TTĐB áp dụng đối với dự án ODA không hoàn lại 1.5.1.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu 1.5.1.2. Đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại 1.5.2. Chính sách và ưu đãi về thuế TTDB áp dụng đối với dự án OAD vay ưu đãi, vay hỗn hợp (gọi chung là ODA vay) 1.5.2.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu 1.5.2.2. Chính sách thuế đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án ODA vay 1.6 Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TTĐB 2.1.Thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay: 2.1.1Đối với mặt hàng rượu bia: 2.1.2.Đối với ôtô 2.1.3 Các mặt hàng đặc biệt 2.2 Đóng góp vào nguồn thu Ngân sách nhà nước 2.3 Những hạn chế 2.3.1 Về đối tượng chịu thuế 2.3.2 Về thuế suất 2.3.3. Về vấn đề miễn giảm thuế 2.3.4. Về giá tính thuế 2.3.5. Trốn thuế CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP –KIẾN NGHỊ 3.1.Thứ nhất, nên mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB đối với các loại hàng hóa, dịch vụ 3.2.Thứ hai, về thuế suất 3.3 Thứ ba, không nên áp dụng chế độ giảm nộp thuế TTĐB cho các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB 3.4 Thứ tư, cần áp dụng thống nhất quy định giá tính thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB như quy định tại điều 6 của Luật thuế TTĐB 3.5. Thứ 5, biện pháp khắc phục tình trạng trốn thuế

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế TTĐB của hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ quy định trên đây bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở được hưởng. b. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế suất thuế TTĐB được quy định tại Thông tư số 115/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính thuế suất thuế TTĐB được áp dụng trong năm 2006 bao gồm các mức thuế suất từ 10% đến 50% được áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) I Hàng hoá 1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65 2 Rượu a) Rượu từ 20 độ trở lên Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 b) Rượu dưới 20 độ 25 3 Bia Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 4 Xe ô tô dưới 24 chỗ a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45 Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50 Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 30 c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này g) Xe ô tô chạy bằng điện Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25 Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15 Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10 Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10 5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 20 6 Tàu bay 30 7 Du thuyền 30 8 Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng 10 9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10 10 Bài lá 40 11 Vàng mã, hàng mã 70 II Dịch vụ 1 Kinh doanh vũ trường 40 2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30 3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 30 4 Kinh doanh đặt cược 30 5 Kinh doanh gôn 20 6 Kinh doanh xổ số 15 1.2.4. Khấu trừ thuế TTĐB Cơ sở sản xuất hàng hóa kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB, khi xác định thuế TTĐB cần áp dụng công thức sau: Thuế TTĐB = giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên liệu tối đa không quá số thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hoá đã tiêu thụ. Việc khấu trừ thuế TTĐB khi xác định thuế phải nộp theo công thức sau. Thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB phải nộp của hàng xuất kho tiêu dùng trong kỳ __ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu NVL mua vào tương ứng với số hàng xuất kho trong kỳ 1.2.5. Hoàn thuế TTĐB Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá chịu thuế TTĐB được hoàn thuế TTĐB đã nộp trong các trường hợp sau. Hàng hoá tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thế TTĐB mà còn lưu trong kho, lưu bãi ở cửa khẩu nhưng được phép tái xuất khẩu thì cũng được xét hoàn thuế. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo. Hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng do không đảm bảo chất lượng, mẫu mã buộc phải trả lại nước ngoài. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất được hoàn thuế. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng gia công xuất khẩu. Tổng số thuế TTĐB được hoàn tối đa không quá số thuế TTĐB đã nộp của nguyên liệu nhập khẩu. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế TTĐB nộp thuế. 1.2.6. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. 1.2.6.1. Đăng ký nộp thuế. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo quy định về đăng ký thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Thời hạn đăng ký thuế chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thề, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi có những thay đổi trên. 1.2.6.2. Kê khai thuế. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt hàng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất không quá 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Ðối với cơ sở sản xuất kinh doanh có số thuế tiêu thụ đặc biệt lớn thì kê khai nộp thuế định kỳ 5 ngày hoặc 10 ngày một lần theo quy định của cơ quan thuế. Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặt biệt đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất khác nhau thì phải kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất kinh doanh. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Riêng đối với mặt hàng rượu sản xuất trong nước và giao cho đại lý là đại lý chỉ hưởng hoa hồng, thực tế đại lý chưa bán được thì cơ sở sản xuất rượu tạm thời chưa phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số lượng này. Căn cứ để xác định số hàng đã giao cho đại lý nhưng chưa bán, chưa phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là bản kê khai từng tháng số hàng gửi đại lý bán chưa bán được, có kiểm tra xác nhận cuả cơ quan thuế quản lý cơ sở đại lý và cơ quan thuế quản lý cơ sở sản xuất rượu. Khi lập tờ khai thuế hàng tháng, cơ sở căn cứ vào bảng kê này để kê khai số rượu thực tế đã bán và số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Ðối với số lượng rượu do cơ sở sản xuất giao cho các chi nhánh trực thuộc cơ sở sản xuất bán nhưng chưa bán được, việc kê khai xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cũng áp dụng như rượu bán qua đại lý hưởng hoa hồng nói trên. 1.2.6.3. Nộp thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây: Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, kinh doanh theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thuế theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam. 1.2.6.4. Quyết toán thuế Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh, cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gởi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.2.7. Xử lý vi phạm. Ðối tượng nộp thuế vi phạm luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau: Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký; kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ hóa đơn, chứng từ thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử phạt về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0, 1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế chính và tùy theo tính chất mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ 1 - 5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử phạt hành chính về thuế thì bị cưỡng chế bằng các biện pháp sau: * Trích tiền gởi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt. * Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gởi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thu nợ. * Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt. * Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu 1.3 Tầm quan trọng của thuế TTDB Xuất phát từ đặc điểm chung đã được trình bày ở phần trên, do đó thuế tiêu thụ đặc biệt có tầm quan trọng như sau: - Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước động viên một phần thu nhập đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng dẩn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội. - Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. - Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh,lưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. 1.4 Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuế khác trong quá trình lưu thông hàng hóa, thực hiện dịch vụ (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu ) : Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Chẳng hạn, cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở này chỉ kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng hoá đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm trực thuộc thì cơ sở sàn xuất phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất. Các chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp. Các hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi lưu thông trên thị trường, tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế ngành kinh doanh thương nghiệp. Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với thuế nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, khi bán hàng hóa này thì cơ sở phải nộp thuế giá trị gia tăng. 1.5 Thuế TTĐB đối với dự án ODA Về “dự án sử dụng nguồn vốn ODA” gọi tắt là “dự án ODA”: ODA là từ viết tắt của từ 'Official Development Assistance' .Dự án ODA là dự án hỗ trợ phát triển chính thức , là các dự án thuộc khuôn khổ hoạt động hoạt động phát triển của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nhà tài trợ. - “Nhà thầu chính” là tổ chức, cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với Chủ dự án ODA hoặc nhà tài trợ vốn cho dự án ODA để xây lắp công trình hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho dự án ODA. Nhà thầu chính bao gồm Nhà thầu chính nước ngoài và Nhà thầu chính Việt Nam. - “Nhà thầu phụ” là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với Nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của hợp đồng Nhà thầu chính ký với Chủ dự án ODA hoặc nhà tài trợ vốn cho dự án ODA. Nhà thầu phụ bao gồm Nhà thầu phụ nước ngoài và Nhà thầu phụ Việt Nam.  1.5.1 Chính sách và ưu đãi về thuế TTĐB áp dụng đối với dự án ODA không hoàn lại 1.5.1.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu:  Chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại không phải nộp thuế NK, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT đối với hàng hoá do Chủ dự án ODA, nhà thầu chính trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu để thực hiện dự án ODA. Cơ quan hải quan tổ chức thực hiện việc không thu thuế NK, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại. 1.5.1.2. Đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại: Nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hoá trong quá trình thực hiện hợp đồng ký với Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại nộp thuế NK, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT theo qui định của Luật thuế XK, thuế NK, Luật thuế TTĐB, Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Riêng đối với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ôtô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng việc miễn thuế NK, thuế TTĐB theo hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình, dự án các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Mức hoàn thuế và thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế XK, thuế NK, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu và Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB. 1.5.2. Chính sách và ưu đãi về thuế TTDB áp dụng đối với dự án OAD vay ưu đãi, vay hỗn hợp (gọi chung là ODA vay) 1.5.2.1. Đối với hàng hoá nhập khẩu: Chủ dự án ODA vay trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB theo qui định của Luật thuế XK, thuế NK, Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành. 1.5.2.2. Chính sách thuế đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án ODA vay: Nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hoá trong quá trình thực hiện hợp đồng ký với Chủ dự án ODA vay nộp thuế NK, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT theo qui định của Luật thuế XK, thuế NK, Luật thuế TTĐB, Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Riêng đối với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ôtô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng việc miễn thuế NK, thuế TTĐB theo hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình, dự án các nhà thầu chính nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế NK, thuế TTĐB theo quy định. Mức hoàn thuế và thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế XK, thuế NK, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu và Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB. 1.6 Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu. Trích Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 Điều 12. Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt 1. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định. 2. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ tại nội địa Việt Nam phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định. Chính sách ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Lao bảo + Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng đối với ô tô dưới 24 chổ ngồi nhập khẩu vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành. + Hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chính sách ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo. Để khai thác tiềm năng và lợi thế nhằm phát triển Khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thành khu vực kinh tế năng động của tỉnh Hà Tĩnh, ngày 19/10/2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó toàn bộ Khu kinh tế được xác định là Khu phi thuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về đầu tư, thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế chính sách khác. “ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất , tiêu thụ trong khu kinh tế và nhập khẩu từ nước ngoài vào khu kinh tế không phải chịu thuế gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưa vào khu kinh tế hưởng thuế suất GTGT là 0% ” CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TTĐB Ở nước ta thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được ban hành và áp dụng từ năm 1990, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, 1995 , và đến năm 1998 khi thực hiện cải cách thuế bước 2, Luật thuế TTĐB mới được ban hành thay thế cho Luật thuế TTĐB trước đây và được áp dụng từ ngày 1.1.1999 cùng với sự áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Qua hơn 10 năm thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn phát triển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế GTGT, thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống chính sách thuế mới tương đối đồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần động viên nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, khoản thu từ thuế TTĐB hàng năm chiếm từ 15% đến 18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm từ 7% đến 10% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế và phí . Với những kết quả đạt được trên, có thể thấy việc ban hành và áp dụng thuế TTĐB ở nước ta trong thời gian qua là hợp lý, đúng đắn. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, chính sách thuế TTĐB hiện hành ở nước ta đã đặt ra một số vấn đề cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể có một số vấn đề sau : 2.1.Thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay: 2.1.1Đối với mặt hàng rượu bia: Đối với đồ uống có cồn: Bên cạnh việc khắc phục những tồn tại trong quy định của Luật cũ về thuế suất ... còn đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Đối với mặt hàng rượu, Viêt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO (tức là từ năm 2010), tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20o cồn trở lên sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Luật Thuế TTĐB trước đây quy định thuế suất đối với mặt hàng rượu được phân biệt theo nồng độ cồn, trong đó rượu dưới 20o, rượu hoa quả, rượu thuốc áp thuế suất 20%; rượu từ 20o đến dưới 40o cồn áp thuế suất 30%; rượu từ 40o cồn trở lên áp thuế suất 65%. Hiện nay, rượu sản xuất trong nước chủ yếu là các loại rượu có nồng độ cồn dưới 40o, trong đó rượu có nồng độ cồn từ 20o đến dưới 40o chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng (95%) và số thu thuế TTĐB là 93,7%. Rượu từ 40 độ trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ về sản lượng (5%) và số thu thuế TTĐB (6,3%). Để thực hiện đúng cam kết WTO, Luật Thuế TTĐB mới có quy định mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20o trở xuống là 25% thay cho mức thuế suất 20%. Các loại rượu có nồng độ cồn từ 20o trở lên trong 3 năm đầu được áp dụng mức thuế suất là 45%, từ năm 2013 trở đi sẽ áp dụng mức thuế suất là 50%. Đối với mặt hàng bia, theo cam kết thì trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải quy định một mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng chung đối với các loại bia, không phân biệt hình thức đóng gói bao bì. Luật trước đây quy định bia chai, bia lon áp thuế suất 75%; bia hơi, bia tươi áp thuế suất là 40% (năm 2006-2007 là 30%). Luật Thuế TTĐB sửa đổi quy định mức thuế suất áp dụng, đối với mặt hàng bia là 50% nhưng có lộ trình áp dụng vì đây là cam kết bắt buộc khi Việt Nam gia nhập WTO nhưng chúng ta cũng phải tính đến quyền lợi và thực trạng của sản xuất kinh doanh trong nước. Việc áp dụng thuế suất đối với mặt hàng bia hơi theo hướng tăng từ mức 40% lên 50% là có lộ trình đã được xác định trước và công bố công khai nhiều năm qua. Mức 50% sẽ được áp dụng từ năm 2013. Trong 3 năm đầu kể từ khi Luật số 27/2008/QH12 có hiệu lực, mức thuế suất áp dụng chung với tất cả các chủng loại bia, không phân biệt bao bì sẽ là 45% (với bia hơi có tăng 5% so với trước). Mức tăng này sẽ không ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp bia hơi và với lộ trình 3 năm cũng sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bia hơi có thời gian sắp xếp lại sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng (bia hơi, bia chai, bia lon) để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. *Về giá tính thuế Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa là giá chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Đối với bia lon, không được trừ giá trị vỏ lon bia theo mức 3800đ/lít bia lon như trước ngày 1/1/2010. Đối với bia chai, nếu cơ sở sản xuất có đặt cược vỏ chai, định kỳ hàng quí cơ sở sản xuất và khách hàng quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai, số tiền đặt cược tương ứng giá trị vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB (hướng dẫn này không đổi như đã áp dụng trước 1/1/2010). Ví dụ về bia lon, năm 2010 giá bán 1 lít bia lon chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = 20.000đ/(1 lít bia lon + 45%) = 13.793đ Ví dụ về bia chai, quí I năm 2010, công ty A bán 1000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai là 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000đ. Hết qúy, hai bên quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, 200 vỏ chai không thu hồi được, công ty A trả lại cho khách hàng B 960.000đ, số tiền tương ứng số vỏ chai không thu hồi được 200 x 1.200đ = 240.000đ công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB của qúy I năm 2010. 2.1.2.Đối với ôtô Đối với mặt hàng ô-tô du lịch, trong nhiều năm, Luật Thuế TTĐB quy định mức thuế suất áp dụng đối với ô- tô chở người được phân biệt theo tiêu chí số chỗ ngồi. Theo đó, ô-tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống áp thuế suất 50%; ô-tô từ 6 đến 15 chỗ áp thuế suất 30%; ô-tô từ 16 đến dưới 24 chỗ áp thuế suất 15%. Quy định như vậy trong thực tế thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, chẳng hạn: đối với loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi được sử dụng chủ yếu làm phương tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế suất bằng 60% so với mức thuế suất áp dụng cho xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại nhiều nước, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi, họ còn kết hợp với một số tiêu chí khác để định ra mức thuế TTĐB như dung tích xi-lanh (hoặc công suất động cơ), kích thước xe liên quan đến diện tích chiếm chỗ,... Vì vậy, ở Luật số 27 đã có sự lựa chọn kết hợp nhiều tiêu chí phân loại để sắp xếp, cơ cấu lại thuế suất giữa các nhóm xe, có tính đến diện tích chiếm chỗ ảnh hưởng đến giao thông, nguồn năng lượng sử dụng. Chẳng hạn: Đối với chủng loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi sẽ được xếp vào cùng nhóm với các chủng loại xe 5 chỗ ngồi trở xuống để áp dụng một mức thuế suất phân biệt theo dung tích xi-lanh với nguyên tắc: Dung tích xi-lanh lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn; Đối với loại xe có dung tích từ 2.000cc trở xuống áp dụng mức thuế suất là 45%, dung tích trên 2.000cc đến 3.000cc mức thuế suất áp dụng là 50%, dung tích trên 3.000cc sẽ áp mức thuế 60% là mức thuế suất cao nhất. Các mức thuế suất mới được áp dụng sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước: Với cơ cấu hiện tại, các chủng loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống phần lớn có dung tích xi-lanh dưới 2000cc nên sẽ có lợi hơn (thuế suất giảm từ 50% xuống còn 45%); Trong khi đó, xe sản xuất trong nước loại dung tích xi-lanh trên 3.000cc (chịu mức thuế suất tăng từ 50% lên 60%) chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3% số lượng xe sản xuất và tiêu thụ thuộc diện chịu thuế TTĐB). Đối với loại xe từ 6 đến 9 chỗ ngồi sẽ chịu tác động của việc điều chỉnh cách tính thuế do mức thuế suất được điều chỉnh tăng từ 30% lên 45%, 50% và 60% tuỳ theo dung tích xi-lanh. Tuy nhiên, trong từng doanh nghiệp sản xuất xe ô-tô hiện nay đều có sản xuất cả loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống và xe từ 6 đến 9 chỗ, do đó về cơ bản sẽ không ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, loại xe từ 6 đến dưới 9 chỗ có dung tích trên 3.000cc với mức tăng thuế cao nhất (từ 30% lên 60%), hiện trong nước sản xuất không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng số xe sản xuất trong nước thuộc diện chịu thuế TTĐB. Nghịch lý và nguyên nhân thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao đối với ôtô Bản chất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là nhà nước không khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng, dịch vụ đó. Tuy nhiên với mức thuế 90% cho xe dưới 5 chỗ ngồi hiện nay đang dẫn đến 1 nghịch lý: ôtô bị hạn chế tiêu dùng cao hơn cả rượu bia, thuốc lá, vàng mã và kinh doanh karaoke, casino... Lý do đưa ra, theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào thì không chỉ đơn thuần là hàng tiêu dùng, mà còn là mặt hàng thuộc dạng xa xỉ và phải chịu thuế TTĐB, nghĩa là không được khuyến khích tiêu thụ do cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm để tạo ra sự thông thoáng của giao thông. Theo các thông báo của Bộ Giao thông vận tải thì tỷ lệ diện tích dành cho giao thông ở ta mới chỉ đạt 10%, trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia là 20%, vì thế mà hạn chế số lượng ôtô. Như vậy tất cả đều nằm ở quan niệm và phương pháp tổ chức giao thông. Nếu chính sách về ôtô đúng đắn hơn một chút thì bây giờ Việt Nam ta số lượng ôtô chắc cũng xấp xỉ Indonesia mà đường sá chưa cần phải làm thêm gì nhiều. Đó là chưa nói, chính số lượng ôtô sẽ khiến đầu tư dạng BOT vào cơ sở hạ tầng giao thông trở nên hấp dẫn, bởi thu phí với ôtô thì bao giờ cũng dễ và nhiều hơn xe máy. Tóm lại, mọi chuyện đều thuộc về chính sách của nhà nước. Một khi thấy ôtô là chưa cần thiết thì nó là chưa cần thiết. Còn khi thấy rằng sau khi áp dụng mọi biện pháp mà con số người chết vì tai nạn giao thông trên dưới 13.000 người mỗi năm vẫn không giảm, thì chính sách ôtô cho mỗi người chắc chắn sẽ là lời giải hiệu quả. Và khi đó, chính sách cần thiết trước hết là thôi xem ôtô là hàng hoá xa xỉ để đánh thuế TTĐB. Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ xem xét tạm dừng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT đối với tất cả các loại xe. Trong trường hợp không thể áp dụng được với tất cả các loại xe thì ít nhất là áp dụng với xe tải và xe bus vì đây là phương tiện phục vụ sản xuất và dịch vụ, đồng thời là đối tượng chính của quy hoạch ngành công nghiệp ôtô. 2.1.3 Các mặt hàng đặc biệt Về đối tượng chịu thuế: Trong lần sửa đổi này, Luật Thuế TTĐB có phạm vi điều chỉnh rộng, ngoài các mặt hàng truyền thống (đồ uống có cồn như rượu, bia; thuốc lá; xăng và các chế phẩm dùng để pha chế xăng, điều hoà nhiệt độ, ô-tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi,...) một số mặt hàng mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế, chẳng hạn: Xe mô-tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối (cm3), với đặc thù là đại bộ phận thuộc loại xe tay ga, xe đua, thường có giá trị lớn, chủ yếu được sử dụng và lưu thông ở các thành phố lớn, người sử dụng phần đông là bộ phận dân cư có thu nhập cao. Việc đưa loại xe mô-tô có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 vào diện chịu thuế TTĐB không ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng xe máy phổ thông là bà con nông dân, người lao động có thu nhập trung bình trở xuống mà vẫn bảo đảm được yêu cầu định hướng tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tàu bay và du thuyền (trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch) là những mặt hàng cao cấp phục vụ cho các đối tượng có thu nhập rất cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thiên hướng tiêu dùng xã hội, một bộ phận dân cư có thu nhập cao có khả năng sở hữu tàu bay, du thuyền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng riêng. Vì vậy, Luật Thuế TTĐB đã bổ sung vào diện chịu thuế TTĐB các đối tượng này nhằm thực hiện chính sách điều tiết thu nhập. Bổ sung thêm mặt hàng ô-tô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Các Luật Thuế TTĐB ban hành trước đây đều quy định áp thuế đối với ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi. Trên thực tế, có loại xe dưới 24 chỗ ngồi có tính chất lưỡng dụng: vừa chở người, vừa chở hàng nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân (như xe VAN, xe pick-up có từ hai hàng ghế ngồi trở lên). Để phù hợp mục tiêu của thuế TTĐB và bảo đảm tính bao quát của Luật nên loại xe này được bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB, tuy nhiên, có tính đến tính chất lưỡng dụng của loại xe này nên áp dụng thuế suất thấp hơn loại xe chỉ chở người. Bổ sung vào diện áp thuế TTĐB đối với những mặt hàng là “các chế phẩm khác từ cây thuốc lá” để bao quát hết các sản phẩm thuốc lá. Nội dung này nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống là trên thị trường hiện nay, ngoài thuốc lá điếu, xì-gà còn có các chế phẩm khác từ cây thuốc lá nhưng không hút mà dùng để nhai hoặc ngửi. Đổi mới quy định về kinh doanh đặt cược: Trên giác độ quản lý xã hội thì hoạt động cá cược, một số loại hình “vui chơi có thưởng” mang nặng tính “ăn thua” không cần khuyến khích. Do đó, trong khuôn khổ Luật Thuế, các văn bản hướng dẫn đã quy định hoạt động kinh doanh đặt cược “bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật” để có thể mở rộng diện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế: Với mục tiêu điều tiết và định hướng sản xuất, tiêu dùng, Luật Thuế TTĐB lần này quy định cụ thể diện điều chỉnh, có bổ sung thêm một số mặt hàng phải nộp thuế TTĐB. Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống cho thấy mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB cũng có thể được sử dụng cho các mục đích chưa hẳn là tiêu dùng cá nhân. Do đó, trong điều kiện của nước ta, Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12/QH12 và các văn bản hướng dẫn có quy định cụ thể những đối tượng không thuộc diện chịu thuế TTĐB như sau: Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, dịch vụ du lịch (loại không dùng cho tiêu dùng cá nhân). Quy định này nhằm không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vận tải, du lịch. Thực tế có một số chủng loại xe ô-tô dưới 24 chỗ ngồi được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe ô-tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên (xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga). Để phù hợp với mục tiêu của thuế TTĐB đối với mặt hàng ô-tô, thực hiện điều tiết đúng đối tượng nên đã bổ sung các loại ô-tô chuyên dụng vào diện không chịu thuế. - Theo qui định của pháp luật hiện hành, thì quan hệ trao đổi hàng hoá giữa thị trường nội địa và khu phi thuế quan được coi như quan hệ xuất nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không phải chịu các loại thuế gián thu như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT. Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật thuế, Luật Thuế TTĐB đã bổ sung các loại hàng hoá đưa vào các khu phi thuế quan vào đối tượng không chịu thuế TTĐB. Riêng ô-tô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào các khu phi thuế quan nhưng thực tế do chúng chủ yếu được sử dụng trong nội địa Việt Nam nên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để tránh gian lận thương mại và phù hợp với thực tiễn. 2.2 Đóng góp vào nguồn thu Ngân sách nhà nước Nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá và ôtô nói riêng đang đóng một vai trò quan trọng. Trước đây, thuế tiêu thụ đặc biệt và một số loại thuế gián thu khác chỉ được xem như “đứa con ghẻ” của ngành thuế và chưa được coi trọng xem xét trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng lại chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách các quốc gia. Thu ngân sách từ thuế gián thu bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong đó, tỷ trọng số thu thuế từ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng có xu hướng tăng nhanh hơn so với thu từ thuế xuất nhập khẩu, do các nước phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình hội nhập. Tại Việt Nam, thuế thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá và ôtô nói riêng đóng một vai trò quan trọng trên phương diện nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, số thu từ sắc thuế này thường chiếm khoảng 24% trong tổng số thu từ thuế gián thu, riêng các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá và xăng dầu chiếm tới 19,7%. Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô từ năm 1996 đến nay không chỉ góp phần hạ mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu hội nhập, mở cửa nền kinh tế mà còn góp phần hạn chế bớt nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong bối cảnh Chính phủ chưa có đủ điều kiện về thời gian và nguồn lực để giải quyết các vấn đề trên một cách toàn diện và ổn định. Thương mại thế giới hiện ngày càng phát triển dẫn đến các giao dịch xuyên biên giới từ nước này sang nước khác, song vấn đề hàng giả, hàng lậu chưa được đề cập nhiều từ phương diện thuế gián thu. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 với tổng các nguồn thu ước đạt 183.000 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách đạt 181.000 tỷ đồng, viện trợ không hoàn lại khoảng 2.000 tỷ đồng. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 14.674 tỷ đồng Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009, được biết, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2009 là 389.900 tỷ đồng. Theo đó, theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2010 là 461.500 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 294.700 tỷ đồng, thu từ dầu thô 66.300 tỷ đồng, thu từ xuất nhập khẩu 95.500 tỷ đồng, thu từ viện trợ không hoàn lại 5.000 tỷ đồng… Theo ông John Norregaard – Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ chính sách thuế - Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Wasington - Mỹ, việc giảm thu từ thuế nhập khẩu có thể được bù trừ một phần bởi số tăng thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu và các nguồn thu nội địa khác. Mức độ bù trừ này phục thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và chính sách thuế của mỗi quốc gia. Để góp phần giảm thiểu tác động của việc cắt giảm thuế nhập khẩu tới nguồn thu ngân sách, hệ thống thuế của nước ta sẽ tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh. Trong đó, đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, việc sửa đổi cần tập trung vào mở rộng phạm vi áp dụng; áp dụng mức thuế suất hợp lý và phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng, đồng thời nghiên cứu việc áp dụng thuế tuyệt đối để đảm bảo tính đơn giản và hữu hiệu trong việc chống gian lận thương mai và trốn thuế. Để có thể cân bằng được nguồn thu cho ngân sách chính phủ sẽ có những động thái cần thiết để điều chỉnh lại những mức thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp cũng cần phải có cái nhìn tổng thể chi tiết hơn về định hướng sắp tới trong việc mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. 2.3 Những hạn chế : Ở nước ta thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được ban hành và áp dụng từ năm 1990. Đạo luật đầu tiên về thuế tiêu thụ đặc biệt này đánh vào 6 mặt hàng sản xuất trong nước là: thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã. Sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, đã thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế xuống còn 4 loại: thuốc lá điếu, rượu, bia và pháo. Lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt vào năm 1995 đã đánh dấu một bước phát triển trong quá trình hoàn thiện luật thuế, thể hiện ở chỗ đạo luật này đã mở rộng mặt hàng chịu thuế và không chỉ đánh vào hàng hóa trong nước mà còn đánh vào cả hàng hóa nhập khẩu, gồm: thuốc lá điếu, rượu , bia, pháo, xăng và ô tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1998 khi thực hiện cải cách thuế bước 2, Quốc Hội đã thông qua Luật thuế TTĐB mới được ban hành thay thế cho Luật thuế TTĐB trước đây và được áp dụng từ ngày 1.1.1999 cùng với sự áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Qua nhiều năm thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn phát triển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế GTGT, thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống chính sách thuế mới tương đối đồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần động viên nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, khoản thu từ thuế TTĐB hàng năm chiếm từ 15% đến 18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm từ 7% đến 10% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế và phí . Sau nhiều năm thực hiện, sửa đổi, bổ sung, các nhà làm luật đang tiếp tục xem xét lại chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm định hướng và điều tiết lại thu nhập, sản xuất và tiêu dùng đối với mặt hàng ôtô, môtô, rượu bia, thuốc lá cũng như một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác. Tại buổi họp ngày 26/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với thực tế cuộc sống, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm các nhà soạn thảo cho rằng, chính sách hiện  hành đang có những bất cập cả về đối tượng chịu thuế, thuế suất, căn cứ và  giá tính thuế. 2.3.1 Về đối tượng chịu thuế: Theo quy định hiện hành thuế TTĐB hiện chỉ thu vào 11 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ. Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế TTĐB hiện nay ở nước ta còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải được điều chỉnh bởi thuế TTĐB nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp…; Ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa đáng lý ra phải được khuyến khích tiêu dùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thị thì lại chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế TTĐB như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi; có trường hợp lại thể hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước; …Đó là những hạn chế cơ bản về đối tượng chịu thuế của loại thuế này. 2.3.2 Về thuế suất : Thuế suất thuế TTĐB hiện khá phức tạp. Trong 11 mặt hàng chịu thuế thuế TTĐB thì có 12 mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 10% - 70%. Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau, trong một số trường hợp đối với cùng một loại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chí khác nhau để áp dụng các mức thuế suất rất chênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, làm cho việc xác định mức thuế suất áp dụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy tiện. Ví dụ như cùng một mặt hàng là xe ô tô nhưng có đến 7 mức thuế suất khác nhau từ 10% - 60%, hay đối với mặt hàng thuốc lá, nếu sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước thì áp dụng thuế suất 45% nhưng sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu thì thuế suất là 65%; ….. 2.3.3. Về vấn đề miễn giảm thuế : Theo quy định hiện hành của chính sách thuế TTĐB thì với các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ (có công suất dưới 10 triệu lít/năm) đang hoạt động nếu nộp đủ thuế TTĐB mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế TTĐB tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế. Quy định này trong chừng mực nào đó không khuyến khích các cơ sở sản xuất nói trên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, luật còn quy định: cơ sở lắp ráp sản xuất ô tô trong nước được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp. Điều này có nghĩa là nếu ô tô nhập khẩu thì phải chịu mức thuế suất TTĐB từ 10% - 60%, còn nếu là ô tô sản xuất trong nước thì được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp, tức là chỉ nộp thuế TTĐB với mức thuế suất tương ứng từ 1,5% đến 5% mà thôi. Quy định phân biệt này nhằm bảo hộ cho ngành lắp ráp ô tô còn khá non trẻ ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập sâu rộng, đang thực hiện các cam kết theo chương trình CEPT, hiệp định thương mại Việt Mỹ…., quy định đó không còn phù hợp nữa vì đã vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. 2.3.4. Về giá tính thuế : Theo quy định của Luật thuế TTĐB thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, tức là giá bán có tính cả chi phí bao bì, vỏ hộp trong đó, thế nhưng trong thực tế thì lại áp dụng không thống nhất, không đúng theo qui định của Luật thuế TTĐB, có loại hàng hóa áp dụng trên cơ sở giá bán có bao bì, có trường hợp áp dụng giá bán không có bao bì nên không đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các hàng hóa cùng loại với nhau. Ví dụ, đối với mặt hàng bia, giá tính thuế đối với bia các loại (trừ bia hộp) thì giá tính thuế TTĐB có tính cả chi phí bao bì trong đó, nhưng đối với bia hộp sản xuất trong nước lại được cho loại trừ chi phí bao bì vỏ hộp là 3.800đ/lít ra khỏi giá bán để làm căn cứ tính thuế thuế TTĐB. Mặt khác, do quy định hiện hành không khống chế về mức giá tính thuế đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nên một số cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB đã lách thuế bằng cách thành lập các cơ sở kinh doanh thương mại hạch toán độc lập với cơ sở sản xuất để từ đó hạ giá bán của cơ sở sản xuất bán cho cơ sở kinh doanh nhằm làm giảm số thuế TTĐB phải nộp vào ngân sách nhà nước. 2.3.5. Trốn thuế: Nhiều chiêu gian lận thuế qua giá. Biểu hiện rõ nhất là việc DN khai báo giá trị hàng hoá không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hoá nhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, rượu. Không chỉ có vậy nhiều DN còn lợi dụng chính sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Luật hiện hành chưa có sự phân loại doanh nghiệp theo mức độ chấp hành pháp luật để quy định các điều kiện ràng buộc kèm theo nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng ân hạn thuế để chậm nộp thuế chiếm đoạt ngân sách của Nhà nước. CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP –KIẾN NGHỊ : Từ những vấn đề đặt ra trên đây, để thuế TTĐB phù hợp với quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách thuế hiện nay của nước ta trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới chính sách thuế TTĐB cần được nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số điểm sau : 3.1.Thứ nhất, nên mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB đối với các loại hàng hóa, dịch vụ : - Các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp; điện thoại di động và dịch vụ kinh doanh nó; vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp,… không phân biệt đó là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là tầng lớp giàu có. Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu, Qua việc mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB trên đây, sẽ cho phép tăng thu từ loại thuế này góp phần bù đắp cho việc giảm thu từ các loại thuế khác (thuế nhập khẩu , thuế sử dụng đất nông nghiệp…). - Ở các nước, hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB so với nước ta đều khá rộng, như thuế TTĐB của Malaysia thu vào 17 loại hàng hóa, Hungari thu vào 22 loại hàng hóa, Thụy Điển thu vào 19 nhóm hàng hóa,… Mặt khác, nên đưa mặt hàng ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB vì đây là loại phương tiện lưu thông nhiều chỗ ngồi, thiết nghĩ nên được khuyến khích sử dụng để góp phần giảm thiểu áp lực tình trạng quá tải giao thông trong điều kiện nước ta hiện nay. 3.2.Thứ hai, về thuế suất: - Sự điều chỉnh cần đặt trong mối quan hệ với các sắc thuế khác. Cụ thể, trong điều kiện thuế nhập khẩu tiếp tục được điều chỉnh giảm theo cam kết thực hiện CEPT, áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB…, theo đó, cần điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành xuống mức hợp lý nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang SX- KD các mặt hàng, dịch vụ này. -Bên cạnh đó, để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, chúng tôi đề nghị mỗi loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ nên áp dụng một hoặc hai mức thuế suất để đảm bảo tính đơn giản, khả thi chứ không chia nhỏ như hiện nay làm cho biểu thuế TTĐB phức tạp và khó áp dụng. 3.3 Thứ ba, không nên áp dụng chế độ giảm nộp thuế TTĐB cho các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB: - Đây là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu thuế, các cơ sở sản xuất chỉ là người nộp hộ nên việc quy định miễn giảm thuế đối với loại thuế này là không hợp lý; hơn nữa theo các cam kết quốc tế về thuế phải thực hiện trong tiến trình hội nhập, chính sách thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. - Mặt khác, đây là những loại hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cần điêu tiết, định hướng cho việc sản xuất, tiêu dùng để đảm bảo lợi ích cộng đồng, hầu hết những loại hàng hóa dịch vụ này không phải là những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân, không thuộc diện khuyến khích tiêu dùng (ngoại trừ những mặt hàng cá biệt như xăng), nên việc quy định miễn giảm thuế đối với các mặt hàng này là không cần thiết. 3.4 Thứ tư, cần áp dụng thống nhất quy định giá tính thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB như quy định tại điều 6 của Luật thuế TTĐB: - Để hạn chế việc các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB lợi dụng việc không quy định khống chế về giá TTĐB để lách thuế như đã trình bày, cần thiết quy định áp dụng giá tính thuế TTĐB theo giá thị trường đối với loại hàng hóa đó trong những trường hợp các cơ sở sản xuất kê khai giá bán không hợp lý. Hoặc nên chăng áp dụng thuế suất tuyệt đối ( như một số nước đã làm ),trước mắt thí điểm cho một mặt hàng nào đó nhằm vô hiệu thủ đoạn “chuyển giá” sau đó, sẽ rút kinh nghiệm mở rộng cho các hàng hoá, dịch vụ khác. 3.5. Thứ 5, biện pháp khắc phục tình trạng trốn thuế: Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, bổ sung thêm chế tài xử phạt nghiêm, siết chặt những hành vi gian lận thuế qua giá. Bên cạnh đó cần phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong công tác chống gian lận thương mại. Trên đây là một số vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế TTĐB hiện hành ở nước ta và những kiến nghị góp phần từng bước hoàn thiện chính sách thuế này ở nước ta trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt.DOC
Luận văn liên quan