Đề tài Thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam

Mục lục Phần mở đâu 1) Mục tiêu nghiên cứu . 4 2) Đối tượng nghiên cứu . 4 3) Phạm vi nghiên cứu . .4 4) Phương pháp nghiên cứu . 5 5) Kết cấu đề tài . 5 Phần nội dung Chương 1 cơ sở lí luận 1) Tổng quan về Quản Trị Marketing .5 2) Quảng cáo và đặc điểm của quảng cáo 7 3) E-marketing và đặc điểm của E-marketing 9 Chương 2 thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam 1) Tổng quan về quảng cáo trực tuyên 16 2) Tiềm năng của quảng cáo trực tuyên 17 3) Thị trường quảng cáo trực tuyến ở việt nam các năm gần đây 19 4) Đánh giá và giải pháp 25 4.1)Các nguyên nhân khiến quảng cáo trực tuyến chưa phát triển 25 4.2)Một số giải pháp cho thị trường quảng cáo trực tuyến ở việt nam .27 chương 3 Đánh giá môn học 1) Nhận xét 30 2) Đánh giá 31 Phần 3 Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề môn học có thể nói là môn học hệ thống lại những kiến thức đã tích lũy được và hệ thống lại môn học bản thân mình yêu thích, đồng thời muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như tình hình thực tế hiện nay. Và đó cũng là nguyên do để tôi chọn môn Quản Trị Marketing làm chuyên đề môn học cho mình, không nằm ngoài mục đích hệ thống lại kiến thức mình đã học cũng như muốn chuyên sâu về lĩnh vực mình đam mê. Thực hiện chuyên đề này, tôi không chỉ đi về lĩnh vực Marketing mà còn đi về chuyên sâu trong một nhánh của Marketing – đó là hình thức Quảng Cáo Trực Tuyến (Online Advertising), một trong những công cụ hiệu quả nhất của Marketing hiện nay. Vậy nên tôi hy vọng những gì tôi trình bày trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn nào muốn tìm hiểu sâu về Quảng Cáo Trực Tuyến cũng như giúp cho tôi hệ thống lại những gì mình đã học bốn năm qua tại Trượng Đại Học Công Nghiệp

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết cấu đề tài Bao gồm 3 chương Chương 1 cơ sở lí luận về quản trị marketing và E-marketing( quảng cáo trực tuyến) Chương 2 thực trạng hiện nay của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam Chương 3 một số đánh giá và cách giải quyết Phần 2:Nội dung Chương 1: Cở sở lí luận 1) Tổng quan về quản trị marketing - Marketing bắt nguồn từ những nhu cầu và mong muốn của con người. Và trong nên kinh tế đầy tính cạnh tranh, con người thõa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người thông qua trao đổi bằng cách chọn mua và tiêu dung các sản phẩm do các doanh nghiệp chào bán trên thị trường. Do có nhiều sản phẩm có thể thõa mãn cùng một nhu cầu, nên việc lựa chọn cảu người tiêu dùng được hướng dẫn bởi các khái niệm lợi ích, chi phí và mức độ thõa mãn. Mặc dù có nhiều cách để nhận được sản phẩm (tự sản xuất, tước đoạt, cầu xin,…) nhưng trao đổi bao giờ cũng là một phương thức cơ bản mà nhờ đó người mua có được thứ mình cần để thõa mãn nhu cầu và người bán tiêu thụ được sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận. - Marketing là hoạt động có ý thức của con người hướng đến sự thõa mãn các nhu cầu và mong muốn thống qua các tiến trình trao đổi. Quản trị marketing là một quá trình phân tích, hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình marketing nhằm tạo dựng, duy trì và phát triển với khách hàng mục tiêu nhằm đạt các mục tiêu của tổ chức. Công việc chủ yếu của người làm marketing là tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời điểm và cơ cấu nhu cầu về sản phẩm của thị trường. Nói cách khác, quản trị marketing chính là quản trị sức cầu. - Có năm triết lý cơ bản định hướng cho các doanh nghiệp thực hành các hoạt đọng marketing của mình. Triết lý sản xuất khẳng định rằng người mua ưa chuộng những sản phẩm có sẵn vớigiá rẻ, vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản trị là cải tiến sản xuất, nân cao hiệu quả phân phối và giảm giá bán. Triết lý sản phẩm cho rằng vì người tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, do đó nên tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm, không cần phải khuyến mãi. Ngược lại, những người theo triết lý bán hàng tin chắc rằng người tiêu dùng sẽ không mua nhiều sản phẩm nếu doanh nghiệp thiếu các nỗ lực bán hàng và quảng cáo. Triết lý marketing nhận thức rằng nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại sự thõa mãn cao hơn và hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Bốn trụ cột chính của quan điểm này là thị trường mục tiêu, nhu cầu của của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lợi. Triết lý marketing xã hội chủ trương rằng sứ mệnh chủ yếu của doanh nghiệp là tạo ra sự thõa mãn cho khách hàng, đáp ứng lợi ích của xã hội và trên cơ sở đó mà đạt các mục tiêu của tổ chức. - Quá trình vận hành hệ thống marketing chịu sự chi phối của bốn mục tiêu cơ bản: tối đa hóa mức độ tiêu dùng, khả năng lựa chọn mua hàng, sự thõa mãn của người tiêu dùng và chất lượng cuộc sống. nhiều người tin tưởng rằng mục tiêu của marketing nên nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và phương tiện thích hợp nhất để đạt được điều đó là quan điểm marketing mang tính xã hội. - Quản trị marketing được thực hiện theo một tiến trình bao gồm: phân tích cơ hội thị trường, xác định thị trường mục tiêu (đo lường và dự báo nhu cầu, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường), hoạc định chiến lược marketing, triển khai marketing-mix, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing. Vì thị trường luôn thay đổi và không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mà chỉ dựa vào sản phẩm và thị trường đang có, nên nó phải điều tra nghiên cứu khách hàng, phân tích những biến đổi của môi trường, các xu hường tiêu dùng, thái độ ứng xử của người mua, qua đó mà phát triển các cơ hội và vận dụng vào hoạt động marketing của mình. Doanh nghiệp cần phải đo lường nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai của thị trường về sản phẩm để quyết định quy mô kinh daonh và cách thức thâm nhập thi trường. doanh nghiệp cũng phải phân đoạn thì trường theo những đặc điểm của khách hàng và chọn thị trường mục tiêu đủ sức hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của mình. Đối với mỗi thị trường mục tiêu cần xác định vị trí của của nhãn hiệu sản phẩm trong tâm trí khách hàng thế thuộc tính có ưu thế đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, hình thành một chiến lược marketing với những mục tiêu và marketing-mix phù hợp, ngân sách tương ứng. Cuối cung cần phải tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing bằng cách xây dựng các chính sách hỗ trợ, triển khai các chương trình hành động cụ thể, các tiêu chuẩn kiểm tra và tiến hành những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu marketing. 2) Quảng cáo và đặc điểm của quảng cáo: a) Quảng cáo là gì:Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.  b) Lịch sử Quảng cáo: - Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. - Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. - Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, chính họa sĩ Italy L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903. c) Đặc điểm của quảng cáo 1. Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện. 2. Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định. 3. Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng. 4. Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. 5. Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng. 6. Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể d) Các thể loại quảng cáo Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình Báo chí Internet Phát thanh Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo qua bưu điện Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển Quảng cáo qua các trang vàng Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp Quảng cáo truyền miệng Quảng cáo từ đèn LED e) Các loại hình quảng cáo phổ biến. - Quảng cáo thương hiệu (brand advertising): Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính. - Quảng cáo địa phương (local advertising): Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. (như quảng cáo khai trương của hàng hay quảng cáo của các siêu thị). - Quảng cáo chính trị (political advertising): Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình. - Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising): Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. (chẳng hạn như niên giám những trang vàng). - Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising): Hình thức quảng cáo nầy nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi. - Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising): Loại hình quảng cáo nầy chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp, công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy. - Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising): Loại hình quảng cáo nầy nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu phục cảm tình hay sự ủng hộ của quầng chúng đối với một công ty, tổ chức. (chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng hơn) - Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising): Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ (như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông ...) - Quảng cáo tương tác (interact advertising): Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc chỉ lờ đi 3) E-Marketing và đặc điểm của E-marketing a) E-marketing là gì: - E-Marketing là hình thức quảng cáo trên mạng, quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bán hàng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ của công ty đến với khách hàng. - Internet Marketing, Email Marketing, Quảng cáo trên mạng... là những ngôn ngữ thường gặp và đây cũng chính là hình thức Marketing online hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến (E-marketing). - Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website. - Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế. b) Đặc điểm của quảng cáo trực tuyến - Đặc điểm cơ bản của hình thức quảng cáo trực tuyến là khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo để mua hàng, để lấy thông tin về sản phẩm hoặc có thể so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác, nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác… - Quảng cáo trực tuyến sẽ giúp cho nhà cung cấp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, nâng cao hiệu quả của công việc kinh doanh. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: quảng cáo Tivi, Raddio, báo giấy... c) Hiệu quả của quảng cáo trực tuyến - Hiệu quả của quảng cáo trực tuyến mang lại vô cùng lớn nay khi mà Internet đã chiếm lĩnh thị trường, chỉ cần một vài lần click chuột là bật cứ đâu trên thế giới này bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay như các thông tin mà bạn muốn. - Việc quảng cáo trên mạng sẽ giúp bạn lựa chọn định vị được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu do đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh. d) Những ưu điểm của quảng cáo trực tuyến - Quảng cáo trực tuyến giúp giảm tối đa chi phí: Quảng cáo trên mạng (quảng cáo trực tuyến) có rất nhiều hình thức. Tùy theo ngành nghề kinh doanh, chiến dịch quảng cáo mà chọn những hình thức khác nhau và mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các hình thức quảng cáo trực tuyến khá rẻ, vì vậy, bạn sẽ giảm được một khoản chi phí tối ưu. - Quảng cáo trực tuyến giúp tìm đúng khách hàng tiềm năng: Quảng cáo trực tuyến bao gồm nhiều hình thức quảng cáo, với mỗi hình thức quảng cáo khác nhau sẽ giúp bạn hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, lựa chọn đúng được khách hàng tiềm năng và sẽ dễ dàng quản lý theo dõi và hỗ khách hàng hơn. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp. - Quảng cáo trực tuyến - dễ thực hiện và quản lý chiến dịch:Việc vận hành và quản lý các chiến dịch cũng dễ dàng, bạn có thể chạy chiến dịch 24/24, ở bất kỳ đâu trên thế giới và có thể ngưng lại bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn có thể quản lý được các chi phí, hoạch định chi phí cho chiến dịch quảng cáo một cách dễ dàng. Trong đó, có nhiều loại hình quảng cáo trực tuyến như: đăng banner, quảng cáo Google Adwords, quảng bá bằng dịch vụ SEO… phù hợp với mô hình của các công ty trong thời điểm hiện nay. - Quảng cáo trực tuyên-Khả năng theo dõi: Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không? + Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo. - Quảng cáo trực tuyến-Tính linh hoạt và khả năng phân phối: Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên. - Quảng cáo trực tuyến-Tính tương tác: Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.  e) Quảng cáo trực tuyến có những hạn chế sau: - Khác với các phương tiện quảng cáo khác, để tiếp cận được với quảng cáo trực tuyến đối tượng tiềm năng của bạn phải có máy tính và máy tính phải được nối mạng Internet - Người dùng phải có kỹ năng duyệt web - Ở các nước phát triển, việc tin tưởng vào quảng cáo và mua hàng trực tuyến đang rất phổ biến, còn ở nước ta, đây mới chỉ là xu hướng và chỉ thực sự có hiệu lực cho một số ngành nghề phù hợp. - Các văn bản và chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở cho lừa đảo trực tuyến phát triển cũng làm giảm độ tin cậy của quảng cáo trực tuyến. f) Các loại hình quảng cáo trực tuyến: - E-mail marketing: Hình thức quảng cáo trực tuyến sơ khởi và khá phổ biến. Nó tạo cơ hội cho các công ty tùy biến nội dung quảng cáo và phân phối tới khách hàng với chi phí rẻ. Gần gũi với hình thức này nhưng hiện đại hơn là dịch vụ cung cấp thông tin giản đơn RSS (Really Simple Syndication), được hỗ trợ bởi công cụ tập hợp tin tức từ nhiều trang web và phân phối tới người sử dụng. Hình thức này được xem là có hiệu quả cao hơn so với việc gửi e-mail nhưng đồng thời có thể giúp tránh được nguy cơ bị công cụ lọc e-mail và pop-up chặn lại hoặc lạm dụng để phát tán thư rác. - Quảng cáo banner-logo:  Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các trang web có lượng người truy cập cao hoặc có thứ hạng cao trên Google.Đây là cách quảng cáo phổ biến nhất và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu, đồng thời nhắm đến khách hàng tiềm năng trên Internet. - Text link:  Là cách đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích của hình thức này là khi người sử dụng truy cập vào các trang tìm kiếm (search engine) nó sẽ tự động cập nhật trang web của khách hàng lên danh mục được tìm. - Quảng cáo với từ khóa: Đây được xem là hệ thống quảng cáo có tính năng thông minh, nhắm chọn vào những từ khóa nhất định. Mỗi trang kết quả của Google, Yahoo! hoặc Monava của Việt Nam đều có sử dụng hình thức này. Với bất cứ từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm nào đó các mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện bên phải/trên cùng hoặc dưới cùng màn hình ở các trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nghĩa là khi khách hàng truy tìm một từ khóa bất kỳ, các cỗ máy tìm kiếm lập tức mang một nhà tài trợ (sponsor) có liên quan đặt ngay lên đầu kết quả tìm kiếm. - Quảng cáo “trả theo hành động”: Được xem là hình thức quảng cáo mới, một thuật ngữ của Google. Chẳng hạn chỉ khi khách ghé thăm trang web có mua hàng hoặc điền phiếu thì các nhà cung cấp mới thu phí quảng cáo của doanh nghiệp. Hình thức này được xem là chỉ có lợi ở môi trường thương mại điện tử tiên tiến, nơi các giao dịch được thực hiện trực tuyến dễ dàng, tiện lợi và an toàn. - Google AdSense: Chủ nhân của một trang web có thể tích hợp phần mềm này để hiển thị các quảng cáo lên trang của mình dưới dạng văn bản, hình ảnh hay video, được Google quản lý và tính giá đối với bên đi quảng cáo trên cơ sở trả cho mỗi click hay 1.000 click và gần đây là cho mỗi hành động. Chủ nhân của trang web chấp nhận đăng quảng cáo của Google sẽ được hãng chia hoa hồng theo tỷ lệ. - Rich Media/Video: Một hình thức tiềm năng của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao với các video quảng cáo như trên truyền hình. Những địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các trang web chia sẻ video, hoạt hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trực tuyến. Các công ty quảng cáo có thể đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành phần tích hợp liên quan đến thương hiệu của họ. Hình thức này được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình quảng cáo trực tuyến. g) Những lưu ý khi mua quảng cáo trực tuyến - Cũng giống như bất kỳ phương tiện quảng cáo khác, khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên mạng bạn phải được lập kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo tiền bỏ ra được sử dụng hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. - Bạn cần trả lời được câu hỏi: Thị trường được nhắm tới có ở trên mạng không? Và nếu có thì ở chỗ nào trên mạng?. Mặc dù nhiều con số thống kê về mạng Internet còn chưa thống nhất, nhưng điều không thể phủ nhận là mạng toàn cầu này có hàng tỉ người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không ai trong số những người vào mạng này nằm trong thị trường mà bạn nhắm tới thì chiến dịch quảng cáo trên mạng trở nên vô ích. Hãy điểm qua những thế mạnh của quảng cáo trực tuyến vượt trội so với quảng cáo truyền thông: - Phân khúc thị trường rõ ràng: Mỗi website hay công cụ trên Internet đều có những đối tượng sử dụng nhất định. Việc khảo sát thông tin người sử dụng được thực hiện khá đơn giản và đáng tin cậy, giúp các doanh nghiệp định hướng chính xác con đường ngắn nhất dẫn đến khách hàng tiềm năng của mình. Khách hàng có thể dùng các hình thức như đặt banner ở các site nổi tiếng, lượng truy cập đông hay lựa chọn quảng cáo Google Adwords  và dịch vụ SEO (tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm)…Các hình thức này giúp cho doanh nghiệp tìm đúng khách hàng mục tiêu. - Ghi nhận phản ứng khách hàng: Bao nhiêu người nhìn thấy mẫu quảng cáo sản phẩm của bạn? Bao nhiêu người đã click vào? Họ đã xem những thông tin gì, lưu lại ở mục nào lâu nhất trong website về sản phẩm? Tất cả những thông tin quan trọng này chỉ là mơ ước trong quảng cáo truyền thống, nhưng sẽ hiển thị rất rõ ràng trong bản báo cáo hàng tháng mà doanh nghiệp nhận được từ website đã đặt banner. Những số liệu này cho phép doanh nghiệp xác định được thị hiếu khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược quảng cáo lâu dài phù hợp với nhu cầu của họ. - Sự hỗ trợ của công nghệ mới: Tận dụng những tính chất của công nghệ số hóa, các nhà quảng cáo có thể tạo những mẫu quảng cáo sống động, sáng tạo bởi tính chất không giới hạn phương pháp quảng cáo trực tuyến. Càng sáng tạo, các doanh nghiệp càng có nhiều cơ may thu hút sự chú ý của khách hàng. - Chi phí hợp lý: Doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí của mình một cách tối ưu: chi phí bỏ ra là bao nhiêu và đánh giá kết quả mang lại ngay sau khi kết thúc chiến dịch như khi sử dụng đặt banner, SEO hay Google Adwords... Nắm được các thông tin này, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho chiến dịch quảng cáo. - Sự linh động: doanh nghiệp có thể chủ động được không gian và thời gian quảng cáo trực tuyến, không phụ thuộc vào khung giờ như hình thức quảng cáo trên TV hay các phương tiện quảng cáo khác. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo sự linh hoạt và ứng phó nhanh trong thời đại công nghệ số hóa. Dưới đây là bảng so sánh quảng cáo trực tuyến trên tech24 và quảng cáo trên truyền hình:   Đề mục Tech24.vn Truyền hình Chi phí quảng cáo Chi phí thấp, khoảng: 2.000.000VND/tuần Chi phí rất cao, có thể là: 150.000.000VND/phút Thời gian quảng cáo Thời gian quảng cáo dài: Tính theo tuần, tháng, quý, năm Thời gian quảng cáo ngắn: Chỉ tính theo phút, giây Phạm vi quảng cáo Toàn thế giới nơi có kết nối Internet. Toàn quốc nơi có phủ sóng truyền hình. Người xem quảng cáo Tập trung, đúng đối tượng Phân tán, số lượng đông, nhưng phần nhiều không quan tâm đến quảng cáo vì họ không có nhu cầu, họ xem để giải trí. Thời điểm xem quảng cáo Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, truy cập vào website là thấy quảng cáo Cố định tại thời điểm phát sóng, theo chương trình lên lịch trước Tính chủ động khi xem quảng cáo Xem quảng cáo tự nguyện và chủ động, khả năng giao dịch thành công sẽ cao Xem quảng cáo bị động, có thể gây phản cảm, khán giả thường chuyển kênh khi đến quảng cáo Lượng thông tin truyền tải Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, năng lực truyền tải nhiều, không giới hạn Thông tin bị giới hạn do thời gian và chi phí Hình thức truyền tải thông tin Phong phú: Bài viết, hình ảnh, video clip, âm thanh, đường link, file đính kèm, có thể gửi catalog Hạn chế: Hình ảnh, âm thanh Hình thức liên hệ ngoài điện thoại, Fax và liên hệ trực tiếp Có thêm các phương thức liên hệ qua email, tin nhắn riêng, Yahoo Messenger, Voice chat Không có Xu hướng mới Chuyển sang làm việc trên máy tính và mạng Internet nhiều hơn Mạng Internet đang dần thay thế truyền hình, xu hướng quảng cáo cũng như vậy Hậu quảng cáo Thông tin vẫn có thể được lưu lại lâu dài và dễ dàng tìm thấy bởi Google Thông tin không được phát lại trừ khi ký hợp đồng và thanh toán chi phí quảng cáo mới  Chương 2: Thực trạng thị trường quảng cáo trực tuyến ở việt nam 1) Tổng quang về E-marketing: - Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với tốc độ phát triển Internet đáng kinh ngạc kể từ khi bắt đầu có Internet năm 1997. Hiện tại có khoảng 25,1 triệu người sử dụng Internet, tốc độ tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm và có thể lên tới 47 triệu người vào năm 2013. Tỷ lệ người tham gia các mạng xã hội lên tới 16,12 triệu tức là 77,5% tổng số người dùng Internet. Tin tức, báo mạng chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống trực tuyến khi có tới 89% lượng truy cập rơi vào các trang báo điện tử, 82% sử dụng các công cụ tìm kiếm, 73% chat và dịch vụ email được khai thác ở mức 58%... - Game trực tuyến cũng là điểm hấp dẫn do đặc điểm dân số trẻ. Có tới 57% thanh thiếu niên tại các thành phố thường xuyên tham gia các trang game online. - Tốc độ phát triển về băng thông Internet cũng giúp cho các hình thức giải trí như nghe nhạc (67%), xem video trực tuyến (43%), download/upload ảnh (30%), webcam (21%).. phát triển mạnh. Các trang thông tin dành cho lứa tuổi teen đạt tới hàng triệu pageviews mỗi tháng càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lứa tuổi này tới sự phát triển của Internet Việt Nam. - Blog cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ khi có khoảng 55% thanh niên trong lứa tuổi 15 đến 25 sở hữu blog cho riêng mình. 2) Tiềm năng của nghành quảng cáo trực tuyến tại việt nam: a) Quảng cáo trực tuyến - Năm 2009, thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng 15,5 triệu USD. So với năm 2008 thì mức tăng trưởng đạt khoảng 71%, và phần lớn (khoảng 80%) là hình thức thông qua hình thức bán ô quảng cáo (banner).  - Đánh giá của những nhà phân tích đưa ra cho thấy, nhịp độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo Internet Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới sẽ đứng ở mức khoảng 50%/năm. Như vậy có nghĩa là thậm chí không cần sự ảnh hưởng của “dự án lớn” được đề xuất, đến năm 2012 thị trường sẽ đạt con số khoảng 31,5 triệu USD. Trong quá trình phát triển thị trường, phần trăm của hình thức bán ô quảng cáo sẽ giảm đi, nhưng không quá nhiều.  - Việt Nam hiện giờ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng đứng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tháng 7/2010, số người sử dụng Internet tại thời điểm cuối tháng 7/2010 đạt 25,1 triệu người.  - Theo kế hoạch quốc gia, Internet sẽ phủ đến khoảng 70% dân số đất nước vào năm 2015, có nghĩa là tại thời điểm đó số lượng người sử dụng Internet sẽ vào khoảng 40 triệu người. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng phù hợp nhất với quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến.  b)Thương mại điện tử của việt nam đang dần bùng nổ - Đại diện các cơ quan quản lý và chuyên gia dự báo khẳng định, thương mại điện tử của Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển, khi lĩnh vực thanh toán trực tuyến được chú trọng.Thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và dần trở thành phương thức kinh doanh không thể thiếu của doanh nghiệp.  - Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm đối tác, mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian... - Các chuyên gia cũng cho rằng, để TMĐT Việt Nam phát triển đúng khả năng cần sự đi tiên phong của lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Được biết đến khá nhiều vào năm 2008 với sự lớn mạnh của các cổng thanh toán điện tử như PayNet, VinaPay, Mobivi, Payoo..., nhưng thanh toán trực tuyến vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Đặc biệt, hoạt động ứng dụng các mô hình thanh toán trực tuyến mới chỉ triển khai ở một vài doanh nghiệp lớn, trong một số lĩnh vực hàng không, du lịch. - Hiện tại Việt Nam có khoảng 28 ngân hàng triển khai hệ thống thẻ và chuyển mạch quốc giá, có thể chia sẻ mạng lưới máy ATM. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ như: Telco, Game online, FPT Telecom, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines... cũng đã chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, trực tuyến qua Internet. - Đại diện OnePay cho biết, trong gần 2 năm triển khai dịch vụ tại Việt Nam, số lượng khách hàng tăng 200%/năm, tăng trưởng giao dịch trên 15%/tháng và trên 150%/năm. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng cho hay, hiện có 10 doanh nghiệp ký kết hợp đồng chính thức với VIB, chấp nhận cho thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng “Ví điện tử Mobivi”... 3 )Thị trường quảng cáo trực tuyến việt nam qua những năm gần đây a) Thị trường những năm trước - Công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo vừa công bố bản báo cáo chi tiết doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam ước đạt 278 tỉ VNĐ (tương đương 15,5 triệu đô-la Mỹ). năm 2009 - “Dù vẫn còn non trẻ, nhưng thị trường quảng cáo Việt Nam đã tăng trưởng 71% so với năm 2008”, ông Lukas Mira, giám đốc trực tuyến của Cimigo nhận xét. Đây là lần đầu tiên một nguồn dữ liệu đáng tin cậy về đề tài quảng cáo trực tuyến được công bố ở Việt Nam. - Trong những năm trước quảng cáo qua mạng vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong tổng đầu tư quảng cáo, và con số này thấp hơn so với các nước cùng khu vực Đông Nam Á. “Để tiếp cận với một người dùng Internet, các nhà quảng cáo chỉ mới chi 50 cents (tương đương 10.000VNĐ) mỗi năm. Trung Quốc chi gấp 15 lần con số này”, ông Brian Pelz, đồng sáng lập Vinagame và thành viên của ban điều hành IAB, nhận xét. - Trong nửa năm đầu 2009, các quảng cáo banner, bao gồm cả rich media chiếm khoảng 90% ngân sách dành cho marketing online. Phần 10% ít ỏi còn lại chia cho các hình thức khác như search, mobile, e-mail… Những nhà làm quảng cáo thích các quảng cáo banner hơn vì những yếu tố như hình ảnh đẹp mắt, câu chữ chuyển động và thông điệp được lặp lại. Banner cũng dễ thiết kế, dễ hiểu, dễ chấp nhận hoặc từ chối. Ngược lại, hình thức quảng cáo online ít được chú ý nhất tại Việt Nam là quảng cáo qua công cụ tìm kiếm (search engine marketing – SEM). - SEM bao gồm hai phương thức nhằm đưa thông điệp đến đúng người dùng vào đúng thời điểm khi họ sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin. Hình thức quảng cáo này không có những hình ảnh đẹp mắt, đầy màu sắc mà chỉ có chữ. Vì thế, nó chưa thực sự thu hút sự chú ý của những người làm quảng cáo tại Việt Nam. Tại nước ta, ngân sách chia cho quảng cáo qua display và SEM ngược hẳn so với những quốc gia khác trên thế giới. - Theo kết quả nghiên cứu số người sử dụng internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% trong năm 2008 lên 97% trong năm 2009. Đọc tin tức trực tuyến hiện là hoạt động online phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi và giới tính. - Trong khi đó, chơi game trực tuyến là hoạt động phổ biến thứ hai với tỷ lệ gần 50% người tham gia, trong đó chiếm đa phần là nam giới. Dưới đây là một số kết quả quan trọng khác trong cuộc nghiên cứu: - Xu hướng truy cập internet tại gia đình đã tăng từ 66% năm 2008 lên 71% năm 2009 để trở thành hình thức truy cập internet phổ biến nhất. - Tỷ lệ truy cập từ internet cafe đã giảm từ 53% năm 2008 xuống còn 42% năm 2009. Số lượng người mua hàng qua mạng cũng đã tăng từ 4% năm 2008 lên 11% năm 2009. - Các mạng xã hội đang tiếp tục phát triển mạnh tại VN. Trong đó, các hoạt động chia sẻ nội dung và tham gia các diễn đàn trực tuyến hiện đang là hình thức hoạt động phổ biến. - Nghiên cứu của Cimigo cho thấy 50% người sử dụng Internet tại việt nam đồng ý rằng họ có thể chọn rất nhiều sản phẩm khác nhau trên Internet. Tuy nhiên, chỉ có 15% cho rằng mua hàng trên mạng là an toàn. Điều này cho thấy các nhà quảng cáo trực tuyến hiện nay vẫn chưa khai thác mạnh kênh này cũng như không tạo niềm tin nơi khách hàng. Rõ ràng, lĩnh vực này vẫn còn rất rộng lớn và đầy tiềm năng, chờ các nhà khai thác mới. b) Một số đánh giá của năm 2010 và dự báo - Doanh thu quảng cáo trực tuyến (QCTT) tại Việt Nam dự báo đạt 130-150 triệu USD vào năm 2010 - chiếm 1,5% thị trường quảng cáo. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn khá sơ khai và nhiều tiềm năng. Thứ nhất, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đang tăng mạnh (theo thống kê của Bộ TT &TT tính đến tháng 7/2010 đạt 25,1 triệu người ) tỷ lệ người sử dụng phần lớn là giới trẻ, đang tạo sức hấp dẫn lớn cho các nhà quảng cáo hướng tới đối tượng khách hàng này.Thứ hai, khi tình hình kinh tế khó khăn và ngân sách bị cắt giảm, rất nhiều doanh nghiệp sẽ hướng tới các giải pháp quảng cáo và tiếp thị tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế hơn, và Internet là lựa chọn lý tưởng nhờ lợi thế kết nối với một số lượng người sử dụng lớn với chi phí thấp. Chúng tôi dự đoán phần lớn doanh thu của QCTT trong những năm tới sẽ đến từ ngân sách quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo truyền thống. - Theo kết quả điều tra Net Index, gần 70% người sử dụng Internet ở Việt Nam có độ tuổi từ 15-30. Đây là nhóm tuổi có tỷ lệ đông nhất ở Việt Nam hiện nay.  Người tiêu dùng trẻ là đối tượng khách hàng mục tiêu của rất nhiều các thương hiệu vì đây là lứa tuổi dễ tiếp cận những xu hướng mới nhất cũng như tốc độ nắm bắt công nghệ mới nhanh nhạy nhất. Sự cộng hưởng của hai yếu tố này sẽ khiến QCTT trở nên ngày càng hấp dẫn với các doanh nghiệp đang muốn khai thác thế mạnh của thị trường tiêu thụ trẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam. - Các chuyên gia trong ngành đánh giá rằng thị trường này tại Việt Nam hiện đang ở vào giai đoạn như ở Nhật Bản cách nay tám năm và như Thái Lan cách đây ba năm. Người dân Nhật sử dụng rất nhiều công cụ tìm kiếm, một phần do đây cũng là quốc gia có tỷ lệ người dân truy cập Internet vào loại cao nhất trên thế giới. Chính vì điều này, Nhật cùng với Mỹ đang trở thành những thị trường mà loại hình quảng cáo trực tuyến kể trên trở nên bão hòa. - Người truy cập Internet tại Việt Nam hiện sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm của các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước như Google, Yahoo, Xalo, Socbay… Tuy nhiên, các nhà cung cấp hầu như chưa có doanh thu mà mới chỉ có Google và Yahoo khai thác được thị trường này. Theo ước tính của giới chuyên gia, hiện Google chiếm thị phần tới 80-90% tại Việt Nam. Hãng này cũng vừa mới đưa ra một kết quả nghiên cứu cho biết mỗi ngày có khoảng 25 triệu lượt người sử dụng công cụ tìm kiếm tại Việt Nam so với 11 triệu lượt của năm ngoái. - Với việc bùng nổ công nghệ 3G tại thị trường VN trong thời gian gần đây, số lượng người dùng truy cập internet bằng điện thoại đã tăng đột biến. Cụ thể chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2010, số lượng người sử dụng 3G đã tăng gấp ba lần so với cuối năm 2009. - Theo thống kê của Hãng phân tích thị trường AC Nielsen, quảng cáo banner hiện chiếm tới 80% quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam. Hãng phân tích này nhận định, trong thời gian tới, tỷ lệ quảng cáo banner sẽ giảm, nhưng mức giảm không nhiều. Một số đánh thông tin dự đoán ảnh hưởng có lợi từ thế giới - Đến năm 2013, quảng cáo trực tuyến sẽ vượt mặt báo in để trở thành thị trường quảng cáo lớn thứ hai, sau truyền hình, với 117 tỉ USD lợi nhuận. Đó là dự báo mới nhất của Magna Global, công ty nghiên cứu và dự báo chiến lược truyền thông nổi tiếng toàn cầu. - Theo Hiệp hội Quảng cáo Tương tác (Interactive Advertising Bureau - IAB) và công ty PricewaterhouseCoopers (PwC), những người làm quảng cáo đã chi tiêu 12,1 tỷ đôla vào mạng internet trong sáu tháng đầu năm 2010, một số tiền kỷ lục cho quãng thời gian 6 tháng. So với cùng kỳ năm 2009, mức chi này tăng đến 11,3%. - Thống kê 6 tháng đầu năm cũng đã cho thấy sự hồi sinh của thị trường quảng cáo bằng banner, với doanh thu tăng 16% và đạt hơn 4,4 tỷ đôla. 4) Đánh giá và giải pháp cho thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam 4.1)Một số vấn đề khiến việt quảng cáo trực tuyến ở việt nam vẫn chưa thể phát triển a) Sự thiếu tin tưởng từ các doanh nghiệp trong nước - Mặc dù chi phí ít hơn nhưng khi làm quảng cáo, không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chọn quảng cáo trực tuyến. - Có lẽ vì họ không thực sự tin tưởng vào chất lượng của quảng cáo đó cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Có thể quảng cáo trực tuyến rất thành công và phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển, ngay tại Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hiệu quả của quảng cáo trực tuyến không thể phủ nhận. - Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác. Quảng cáo trực tuyến còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam không muốn liều lĩnh thử quảng cáo trực tuyến bởi lẽ khái niệm quảng cáo trực tuyến còn rất mơ hồ so với họ. Điều này lý giải tại sao thị trường quảng cáo trực tuyến" hiện nay ở Việt Nam vẫn đang "ế dài" chờ các doanh nghiệp. - Nếu như trong thời gian tới quảng cáo trực tuyến Việt Nam có nhiều sự đầu tư và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quảng cáo b) Thiếu tính chuyên nghiệp - QCTT của Việt Nam chủ yếu hướng tới việc quảng cáo thương hiệu với hình thức logo/banner. Tại các website lớn, logo/banner chi chít bất chấp các tiêu chuẩn về hiệu quả gây ấn tượng (nhiều nhất 4 quảng cáo/một màn hình). Các dạng quảng cáo như qua từ khóa, quảng cáo theo ngữ cảnh, theo hành vi ... còn là những khái niệm mới mẻ. Và hiện, cũng chưa có một chuẩn nào đối với các mẫu thiết kế cho quảng cáo trực tuyến (kích thước, vị trí ...). Điều này khiến khách hàng mất thêm nhiều thời gian và chi phí khi tiến hành quảng cáo tại các website khác nhau. - Ngoài ra, chưa có một tổ chức đủ uy tín đóng vai trò trung gian để đánh giá một cách khách quan về số lượng người dùng của các website cũng như hiệu quả khi tiến hành QCTT. Và không ít các website thông tin khống về số lượng người dùng. Điều này khiến doanh thu của QCTT ở VN tập trung tại vài trang web có lượng truy cập cao nhất (chủ yếu là các báo điện tử, trang tin tức như VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, 24h.com.vn...) thay vì có thể phân bổ ở các website đặc thù (du lịch, giải trí, thương mại...). c) Phân khúc thị trường không thật sự rõ ràng - Người sử dụng internet có độ tuổi trung bình là 29 tuổi, nhỏ hơn so với độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam hiện nay (36 tuổi). Trung bình mỗi người sử dụng 2 tiếng/ngày để truy cập internet. - Những hoạt động hàng đầu trên internet tại Việt Nam là thu thập thông tin, dữ liệu như đọc tin tức, sử dụng các website tìm kiếm. Kế đến là các hoạt động giải trí trong đó có nghe và tải nhạc, phim và chơi game.Về mặt tìm kiếm, Google vẫn đứng đầu với tỷ lệ người sử dụng là 81%, trong khi Yahoo chỉ có 1%. Về tin tức, Tuoitre.com.vn và VnExpress đứng đầu, tiếp đến là Dantri.com.vn. Zing.vn đứng đầu trong lĩnh vực giải trí trực tuyến, từ xem phim, tải nhạc, đến chơi game. Ông Mira lưu ý rằng, thứ tự này có thể đã thay đổi vào thời điểm hiện nay do internet là môi trường vận động và thay đổi thường xuyên. d) Không có Phương pháp đo lường quảng cáo trực tuyến chính xác nhất - Có nhiều nguồn dữ liệu về quy mô cũng như cơ cấu của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các số liệu này đều mang tính tương đối và không áp dụng phương pháp đo lường rõ ràng và minh bạch e) sử dụng các công cụ quảng cáo không mới mẻ - Cách thức chính vẫn là quảng cáo bằng Banner - Quảng cáo và sáng tạo tại các website Việt Nam không khác biệt mấy với các website Châu Âu, nhưng các website Việt Nam sử dụng text và banner là chính, với một chút cải tiến về cách thức (không có nhiều dạng quản cáo “dynamic rich media” [DRM] hoặc các quảng cáo về video). - Các banner quảng cáo ở Việt Nam thường sử dụng các frames để giữ các banner luôn nằm ở tầm mắt người đọc. Khi người đọc cuộc xuống, vị trí các quảng cáo này trong tầm mắt người đọc. Nhìn chung, bạn sẽ không thấy chúng trong các website phương Tây, nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam.Một ví dụ là là các banner trượt, khi bạn cuộn trang, thường nằm ở hai bên trái và phải của nội dung, có thể nhìn thấy ở nhacso.net, 24h.com.vn, hoặc ngoisao.net. f) Ngôn ngữ - Tiếng Việt là một yêu cầu bắt buộc trong thị trường này. Bạn cũng cần tìm hiểu xu hướng, sắc thái về màu sắc, hình thức và các yếu tố về văn hóa bao gồm ngôn ngữ- cần được nghiên cứu cẩn thận trước khi có bất kỳ hành động xâm nhập thị trường. g) Dị ứng quảng cáo - Khi những banner dày đặc trên các website, mà vnexpress, dantri.com là một ví dụ, thì quảng cáo không còn hiệu quả nữa. Người dùng dị ứng với cột thứ ba, và website có ba cột quen thuộc. - Một nhà quản lý chiến dịch quảng cáo làm việc toàn thời gian tại thị trường Việt nam đã nói “đó là một người phụ nữ tệ hại, các kênh quảng cáo còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Người ta nhầm lẫn khi làm mọi thứ đơn giản nhất có thể, như đặt các liên kết mà không cần tracking code. Đa số các đơn vị cho đặt quảng cáo chỉ theo học các khóa ngắn hạn mang tính đối phó.” Tracking code là cách để kiểm tra xem các banner hay quản cáo hoạt động thế nào trong mỗi chiến dịch quảng cáo, chẳng hạn có bao nhiêu người bấm, họ đến từ banner nào, từ website nào. 4.2) Một số giải pháp đối với các vấn đề về quảng cáo trực tuyến a) Phát triển chuyên sâu quảng cáo trực tuyến - Ngược lại với những dự báo lạc quan về sự tương lai của ngành quản cáo trực tuyến là sự thiếu vắng các công ty quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp và có tiếng tăm tại Việt Nam, đủ sức cạnh tranh với các đại gia vào Việt Nam thời gian tới. quảng cáo trực tuyến chỉ đang dừng lại ở mức độ được sử dụng trong các website báo in, website giải trí với tính chuyên nghiệp thấp, chủ yếu tập trung ở một số tờ báo điện tử, phiên bản báo điện tử của một số tờ báo lớn và một vài website giải trí, thương mại khác. - Tuy nhiên, đến nay số lượng công ty chuyên về quảng cáo trực tuyến chỉ đếm trên đầu ngón tay và nếu nói về tên tuổi cũng như thế mạnh thì hiện chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h (Công ty 24h). Công ty này hiện được các chuyên gia đánh giá là công ty chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, độc quyền khai thác quảng cáo trên website Báo điện tử VietNamNet, website giải trí 24h.com.vn và một hệ thống bao gồm 70 website khác có số lượng truy cập lớn. - Quảng cáo trực tuyến là một xu thế tất yếu trong ngành marketing đối với bất kỳ quốc gia nào, nên Việt Nam cần xây dựng các công ty quảng cáo chuyên sâu về quảng cáo trực tuyến để có những thành quả theo xu hướng hội nhập. b) Ngôn ngữ quảng cáo - Các nhà quảng cáo thường dùng ngôn ngữ phóng đại để tự khen hàng hóa của mình một cách quá thái bằng các cụm từ tuyệt hảo, vô địch, số 1 thế giới, công nghệ hàng đầu... cho dầu ăn, kem đánh răng, hay mỹ phẩm... làm cho người tiêu dùng dễ nghi ngờ giá trị sử dụng của hàng hóa. - Nghệ thuật và thủ pháp quảng cáo đôi khi hạ thấp thị hiếu thẩm mỹ, gây phản cảm đối với công chúng. Thực tế, phải thừa nhận, có nhiều quảng cáo tẻ nhạt, đơn điệu, gượng ép, sơ sài, thiếu tính thẩm mỹ, hạ thấp thị hiếu của công chúng. Ví dụ như việc quảng cáo băng vệ sinh hay quảng cáo kẹo cao su, có cảnh một anh chàng định hôn người yêu, nhưng cô ta lấy tay xua xua, ánh mắt khó chịu... (ý cô ta chê hơi thở của anh chàng người yêu không được thơm tho sạch sẽ). Cảnh này không hiểu người nước ngoài thế nào chứ với Việt Nam thì đó là hành vi chê (nhất là chê người yêu), làm người bị chê vừa xấu hổ, vừa cảm thấy bị xúc phạm. c) Quảng cáo hướng đối tượng (Targeted Ad) - Tiến xa hơn một bước so với việc đặt quảng cáo ở những website đặc thù, Quảng cáo trực tuyến Việt Nam cần nghĩ tới các hình thức quảng cáo hướng đối tượng. Người ta vẫn thường cho rằng Internet là một môi trường truyền thông đại chúng, rộng khắp (mass media, N to N). Nhưng thực tế là sức mạnh lớn nhất của Internet lại nằm ở khả năng nhận biết đến từng cá nhân, và quảng cáo hướng đối tượng là những quảng cáo cung cấp đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những thông tin cá nhân mà website có được về đối tượng (1 to 1). - Ví dụ, một mạng xã hội (social network) chắc chắn sẽ có được những thông tin tương đối chính xác về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú... của các thành viên tham gia trong mạng của mình. Với một sản phẩm cho nữ giới, quảng cáo có thể chỉ xuất hiện cho các thành viên nữ, như vậy chi phí giảm hơn, hiệu quả tốt hơn, người dùng nhận quảng cáo thấy hài lòng hơn vì được biết thêm những thông tin về sản phẩm mình cần. Ngược lại những người không được nhận quảng cáo cũng sẽ hài lòng hơn vì họ không phải xem những quảng cáo không dành cho mình. d) Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Ad) - Hình thức quảng cáo này tương đối giống quảng cáo hướng đối tượng, nhưng nội dung quảng cáo xuất hiện không dựa vào thông tin của người dùng  mà dựa vào nội dung trang web người dùng đang đọc. Ví dụ trang web bàn về một sản phẩm, một blog hoặc một bài tin tức về chủ đề phù hợp với doanh nghiệp cần quảng cáo. Adwords hay Adsense của Google,  Yahoo... chính là các hình thức quảng cáo theo ngữ cảnh. f) Quảng cáo tương tác (Interactive Ad) - Khách hàng của Quảng cáo trực tuyến có thể tận dụng thế mạnh đặc trưng của Internet, quảng cáo tương tác (thường dùng kỹ thuật Flash) giúp người xem có thể tham gia chơi trò chơi ngay trên banner. Hiện nay Nokia Việt Nam và Sky Group đang triển khai một chiến dịch online marketing khá rầm rộ cho dòng sản phẩm XpressMusic với hàng chục ngàn người chơi. g) Phát triển các công cụ quản lý Quảng cáo trực tuyến - Hiện ở Việt Nam, một số công ty đang âm thầm phát triển các công cụ thiết lập mạng quản lý Quảng cáo trực tuyến hướng tới vai trò trung gian, thực hiện các Quảng cáo trực tuyến cho khách hàng trên nhiều website khác nhau.. - Công cụ này sẽ giúp đại lý làm tốt chức năng báo cáo về hiệu quả của các Quảng cáo trực tuyến, về số lượng click chuột, tỉ lệ click chuột, chi tiết theo thời gian, kết hợp với các công cụ phân tích website (web analytics) và quản lý cách thức thể hiện quảng cáo (ngẫu nhiên, liên tục hay theo thứ tự), và quản lý đối tượng tiếp nhận quảng cáo (quảng cáo hướng đối tượng). - Để Quảng cáo trực tuyến có thể triển khai các hình thức quảng cáo mới và phát triển một cách bền vững thì một công cụ quản lý QCTT là rất cần thiết. Nó giúp các đại lý quản lý Quảng cáo trực tuyến một cách khoa học và hiệu quả hơn, đồng thời đem lại niềm tin tốt hơn cho các doanh nghiệp về hiệu quả thực tế của quảng cáo mà họ trả tiền. h) Xây dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ - Cần phải có một hệ thống kiểm chứng và xác nhận các thông tin xuất phát từ các nguồn internet vì phần lớn thông tin đều không hoàn toàn chính xác, đặt biệt công nghệ copy-paste đang giàn trải trên mạng, nó dẫn đến việc thông tin và bản quyền thông tin bị đánh cắp một cách không có căn cứ, quy định chặt chẽ hơn trong việc tự thành lập các wedsite chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học 1) Nhận xét - Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tiễn và ứng dụng về quản trị marketing – đặc biệt là hình thức quảng cáo – từ quan điểm chiến lược, bao gồm nâng cao hiểu biết của sinh viên về các khái niệm marketing, các công cụ và kỹ thuật phân tích, quy trình marketing, các chức năng marketing và môi trường marketing để giúp sinh viên thành công hơn khi quản lý doanh nghiệp. Sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức của khóa học để phân tích và giải quyêt các vấn đề marketing chiến lược. - Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản Trị Kinh Doanh sinh viên sẽ có đủ trình độ lí thuyết và nghiệp vụ để có thể đảm nhiệm các vị trí giám đốc marketing hoặc bán hàng ; hoặc công tác trong các bộ phận kinh doanh, marketing, lập các kế họach khảo sát, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường, kế họach bán hàng…; có khả năng tư vấn và đề ra các kế họach chương trình hành động liên quan đến thị trường như quảng cáo, khuyến mại, bán hàng ; có  khả  năng thiết kế, khai thác và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời có khả năng thành lập, điều hành một doanh nghiệp tư vấn về thị trường - Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh sẽ tích lũy được đầy đủ các yếu tố sau: a. Kiến thức: đảm bảo kiến thức chuyên sâu về Quản trị marketing và bán hàng hiện đại dựa trên nền tảng kiến thức chung ngành Quản trị Kinh doanh. Bên cạnh đó, chương trình sẽ đảm bảo cho sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng như kỹ năng sử dụng máy vi tính thuần thục trong giao tiếp và kinh doanh. b. Kỹ năng: Ngoài những kỹ năng chung như tư duy hệ thống, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, sinh viên sẽ có các kỹ năng chuyên sâu trong quản trị marketing và bán hàng như xây dựng chiến lược marketing, chiến lược bán hàng, khảo sát đánh giá và dự báo thị trường, thấu hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra các quyết định ứng xử đúng trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho thị trường. c. Năng lực: đảm bảo cho sinh viên có năng lực phát triển bản thân, năng lực phân tích và dự báo thị trường, năng lực hoạch định các chiến lược marketing cũng như khả năng làm việc chuyên nghiệp dưới áp lực cao của công việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. 2) Đánh giá Sau khi hoàn tất môn học này, tôi đã có khả năng: a) Quản trị marketing - Hiểu rõ các triết lý và Chiến lược Marketing - Chiến lược sản phẩm - Chiến lược phân phối - Chiến lược quảng cáo - Chiến lược định giá b) Phân tích các dòng thông tin - Xác định mục đích của phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin hợp lý nhất. -Nghiên cứu thông tin cơ bản có sẵn - Lựa chọn các phần việc đặc trưng, các điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc - Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho từng loại công việc cụ thể. - Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin thông qua nhân viên hoặc lãnh đạo. - Áp dụng các phương pháp khác để thu thập thêm các thông tin. c) Hiểu rõ ràng hơn về hệ thống quảng cáo trực tuyến mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển - Những sai lầm trong quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam - Cách thức để xấy dựng một chương trình quảng cáo trực tuyến hiệu quả - Làm thế nào để tránh gặp phải các rủi ro khi tham gia quảng cáo trực tuyến Vậy nên, tôi mong Trường Đại Học Công Nghiệp và Khoa Quản Trị Kinh Doanh cần tăng cường giảng dạy chuyên sâu hơn nữa để củng cố kiến thức cũng như cung cấp cho sinh viên chúng em những kiến thức chuyên sâu về môn học này, để chúng em có thể tự tin khi bước vào đời với kiến thức và kỹ năng mình đã học ở trường. Phần 3: Kết luận Hiện nay có rất nhiều công ty đã và đang tham gia hệ thống quảng cáo trực tuyến, có thể nói quảng cáo trực tuyến là một trong những xu thế của nền kinh tế hiện đại, khi mà có thể giảm thiểu được chi phí, nhưng hiệu quả mang lại có thể đạt cao hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống. Thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam là một thị trường sơ khai, đầy tiềm năng phát triển và cũng có nhiều bất cập trong các vấn đề triển khai các chương trình quảng cáo trực tuyến. Thông qua đề tài này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quảng cáo trực tuyến, đồng thời chúng ta cũng hiểu rõ hơn về Quản trị Marketing, một trong những nghành nghề không thể thiếu ở bất kì một công ty nào. Tài liệu tham khảo Quản trị marketing của TS.Nguyễn Hữu Quyền Quản trị marketing của Vũ Thế Phúc Quảng cáo và tiếp thị của Philip kotter Tổng cục thống kê www.admaxnetwork.com hội đồng quản cáo trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á Marketingvn.net Tech24h.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam.doc