Đề tài Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ. Đó là khi dự án được duyệt ở trên Trung ương, nhưng khi dự án được triển khai về dưới địa phương thì lại mất thời gian nhiều khi giải quyết các vấn đề là phân chia vốn về địa phương nào, và khi về đến địa phương thì sẽ được triển khai cụ thể ra sao. Tất cả các khâu, các thủ tục ở địa phương cũng mất thời gian không kém, do đó khi đưa ra kế hoạch cũng cần phải có kế hoạch cụ thể và riêng cho địa bàn tỉnh, có sự kết hợp giữa nhà tài trợ với tỉnh, giữa tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về thủ tục khi đưa ra quyết định tài trợ về địa bàn tỉnh. Tránh các thủ tục rườm rà, lặp lại ở tỉnh và các cấp dưới. Để cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng nợ nần, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung hạn. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA. Để tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên, trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung cả tất cả các bên tham gia và đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận.

pdf87 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động và giữ được chức năng sau 3 năm hoạt động. - Đào tạo cho 729 người chủ yếu thuộc diện hộ nghèo, trong đó có 177 người được đào tạo nghề từ 18 – 24 tháng số còn lại được đào tạo từ 2 -3 tháng. 3 Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản - 184 công trình thôn bản đượ duy trì chức năng. - 102 đường giao thông nông thôn được đầu tư với tổng chiều dài 142,7 km. - 11.511 hộ tiếp cận với nguồn nước an toàn. 1.356 ha đất được tưới tiêu từ các công trình thỷ lợi trong dự án. Nguồn: Báo cáo kết quả kết thúc dự án phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51  Tính hiệu suất Việc xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình dẫn nước qua sông về xã Quảng Hải có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Công trình này không chỉ đảm bảo nước tưới cho toàn bộ 121 ha đất lúa mà còn là nguồn nước sinh hoạt giúp cho các hộ dân trong vùng. Nhờ có công trình dẫn nước mà năng suất lúa đã tăng khoảng 15%, từ 4,4 tấn/ha lên trên 5 tấn/ha. Sản lượng lúa của xã cũng tăng gấp rưỡi. Ngoài ra các hộ gia đình còn tiết kiệm được một lượng đáng kể tiền mua nước cho sinh hoạt. Trong trồng trọt, lợi ích gia tăng của việc thâm canh giống lúa X23 và X30 bình quân đạt 843 ngàn đồng/hộ/năm, tương đương với khoảng 3,5 triệu đồng/ha/năm. Năng suất lúa lai bình quân đạt 66 tạ/ha, tăng 12 tạ/ha so với các giống lúa trước đây như VN10, VN20. Các giống lúa chất lượng cao như HT1 đạt năng suất bình quân 52 tạ/ha, tăng 16% so với năng suất của các giống lúa chất lượng cao khác. Thu nhập từ trồng lúa của các hộ tham gia dự án bình quân đạt 17 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với hộ không tham gia dự án tới 33%. Về chăn nuôi, với kỹ thuật chăn nuôi mới, giống lợn mới được áp dụng đã giúp chu kỳ chăn nuôi được rút ngắn còn 4 - 5 tháng so với 10 - 12 tháng trước đây, đồng thời trọng lượng xuất chuồng cũng tăng lên so với trước khi thực hiện mô hình.  Tính tác động Dự án đã triển khai nhiều chương trình cải thiện giống như thay giống lúa cũ IR 39 bằng các giống HT1, Xi21, Xi23, PC, trồng rừng giống keo thay cho bạch đàn. Việc cải thiện giống vật nuôi cho kết quả nổi bật, từ 240 lợn Móng Cái do dự án hỗ trợ đã sinh được 4896 lợn con giống cải thiện Móng Cái và Lai máu ngoại, từ 30 bò cái lai Sind đến cuối năm 2011 đã thu được 905 bê lai. Dự án cũng đã nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương đảm bảo tỉnh có thể tự quản lý và xác định các dự án đầu tư ưu tiên và giám sát quá trình thực hiện. Giúp người nghèo tiếp cận được kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới kết hợp với các chương trình hỗ trợ giống đã làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52  Tính bền vững Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hợp tác xã mang lại cơ hội việc làm, phát triển sản xuất, và nâng cao thu nhập ổn định cho người nghèo trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh. Thích nghi và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai là yếu tố quan trọng quyết định tính bền vững về kinh tế tại nhiều xã trong vùng dự án. Các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng của dự án đã có tính đến các yêu cầu thích nghi với thiên tai. Đây sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững về kinh tế của dự án trong thời gian tới. Phần lớn đầu tư của dự án là quy mô nhỏ, phân tán, ít rủi ro, không gây ra tác hại môi trường. Một số dự án như trồng lúa theo IC, trồng rừng và áp dụng trang trại tổng hợp, ví dụ như nuôi giun quế; Một số tuyến đường chính của xã được nâng cấp tạo điều kiện lưu thông dễ dàng hơn vào các khu vực trồng rừng của dân, góp phần hỗ trợ phát triển rừng, tác động tích cực tới môi trường. Nhận xét chung hiệu quả sử dụng nguồn vốn 1. Những thành quả đạt được Dự án đã huy động tối đa sự tham gia của người nghèo vào tất cả các hoạt động. Tỷ lệ người nghèo tham gia vào các tổ nhóm tại địa phương là 65,3%, trong đó tỷ lệ người nghèo tham gia vào các doanh nghiệp nhỏ dự án hỗ trợ thành lập là 50,2%; tham gia thực hiện các mô hình trình diễn trồng trọt là 53,9%, mô hình chăn nuôi là 55,3% và mô hình thủy sản là 36,2%. Đồng thời người nghèo cũng tham gia vào chương trình cải thiện giống là 94,2 %. Ví dụ: dự án đã thành lập hợp tác xã nước mắm Ngư Thủy từ chỗ mỗi vụ chỉ thu mua tù 5 – 7 tấn cá nguyên liệu nay hợp tác xã đã mua đến 150 tấn. Với sự thay đổi cả về mẫu mã, nhãn mác và chất lượng sản làm tăng giá bán từ 10 đến 15 ngàn đồng/lít, giúp cho mỗi xã viên có thu nhập từ 100 đến 150 ngàn đống/ngày. Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của các xã trong vùng dự án, cơ sở hạ tầng được cải thiện với 102 đường giao thông nông thôn đã được đầu tư với tổng chiều dài là 142,7 km; 23.974 m kênh mương thủy lợi đã được nâng cấp và thực hiện 1.155 mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản với sự tham gia của 5.784 hộ trong đó hộ nghèo ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 chiếm 47%. Năng suất nông nghiệp của địa phương đã được nâng lên đáng kể. Góp phần cải thiện nhiều giống cây và vật nuôi tại địa phương. 2. Tồn tại Tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm so với thiết kế ban đầu (8/2005 - 12/2010), nhưng thực tế thực hiện bị chậm hơn 1 năm, đến tháng 3/2012 mới kết thúc giải ngân và đến tháng 07/2012 mới tiến hành xong việc đánh giá cuối kỳ, và tháng 10/2012 có báo cáo kết thúc dự án.  Nguyên nhân:  Thiết kế dự án: Thủ tục phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, phương án tài chính và các vấn đề xã hội của các tiểu dự án còn phức tạp, chưa có sự thống nhất giữa các dựa án.  Đấu thầu và lựa chọn tư vấn: Mặc dù công tác tuyển chọn tư vấn đã được thực hiện từ tháng 9/2005, nhưng đến tháng 10/2005 tư vấn mới được huy động. Trong khi đó, các hợp đồng dự án đã được trao cho các xã trước khi tư vấn được huy động, và thực hiện trên cơ sở là những báo cáo nghiên cứu khả thi kém chất lượng. Điều này dẫn đến công trình kém chất lượng, các nhà thầu được tuyển chọn không đủ năng lực thực hiện, tiến độ dự án bị ảnh hưởng.  Vốn đối ứng thực hiện dự án: Mặc dù tỉnh đã được Bộ phân bổ vốn đối ứng kịp thời, nhưng do tỉnh lại dùng ngân sách đã được phân bổ để chi trả cho phần đóng góp của người hưởng lợi, và cho rằng những khoản trả trước này sẽ được hoàn lại trong tương lai. Cho nên khi cần vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu thì không còn, vì vậy có nhà thầu bị thanh toán chậm.  Năng lực của cán bộ thực hiện dự án: Trong giai đoạn đầu, dự án giải ngân thấp do hạn chế về năng lực thực hiện các thủ tục giải ngân, thanh lý và các thủ tục mua sắm theo quy định. Các cán bộ thực hiện dự án của tỉnh chưa có kinh nghiệm đối với các thủ tục đấu thầu các gói thầu lớn. Mặt khác, hầu hết các cán bộ tham gia dự án thường tham gia vào dự án lại không dành 100% thời gian cho việc thực hiện dự án mà còn phải giải quyết các công việc của Sở. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hướng phát triển 3.1.1. Mục tiêu phát triển của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2020  Mục tiêu chung Xây dựng một nền nông lâm ngư nghiệp sản xuất hàng hoá qui mô lớn hiện đại, hiệu quả và bền vững; có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục chuyển đối cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển mạnh từ tăng trưởng về số lượng sang tăng trưởng về giá trị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng cường trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại nâng cao năng lực nghiên cứu, cơ cấu lại hệ thống các trung tâm cứu về lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện, đổi mới hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở, tăng cường hệ thống thông tin thị trường nông sản, đảm bảo cho việc tăng tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng nông nghiệp. Góp phần tăng trưởng kinh tế, tích cực đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo 100% người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.  Mục tiêu cụ thể Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thời kỳ 2013 – 2020 tăng bình quân hàng năm 4 – 4,5%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 55 Nông nghiệp Tiếp tục chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng hóa như: lúa, cao su, hồ tiêu, lạc, sắn công nghiệp, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thành quy hoạch mở rộng diện tích. Phát triển tổng hợp kinh tế vùng gò đồi, kinh tế trang trại kết hợp giữa nông và lâm nghiệp cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích, phấn đấu nhiều đơn vị, địa phương có thu nhập 50 triệu đồng/ha. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao phù hợp với sinh thái và điều kiện của từng vùng. Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi và thực hiện chương trình cải tạo theo hướng sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc. Phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi đến năm 2020 chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lâm nghiệp Tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là vùng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nhằm nâng cao chất lượng rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành với lãnh thổ, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Trong 5 năm 2013 – 2017 đưa diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 60.000 ha, diện tích trồng rừng mới đạt 20.000 – 25.000 ha, diện tích rừng được bảo vệ gần 200.000 ha. Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt 67%. Thủy sản Chú trọng cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Đa dạng các hình thức, phương thức và loài trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường để đầu tư đổi mới công nghê, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu. - Đánh bắt: Đầu tư đồng bộ: tàu ngư cụ, đào tạo công nhân kỹ thuật để phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng đánh bắt đạt 30.000 tấn. - Nuôi trồng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nuôi tôm công nghiệp, nâng cao hiệu quả các dự án nuôi tôm trên cát, chú trọng cả nuôi thâm canh và bán thâm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 canh, mở rộng diên tích nuôi cá lồng trên sông, biển, tập trung vào nuôi các loại giống có hiệu quả và thủy đặc sản nhằm tăng nhanh giá trị nuôi trồng. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng: 4.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 9.000 tấn. - Dịch vụ: Khai thác tốt các cơ sở hiện có như: cảng cá Sông Gianh, cảng cá Nhật Lệ, hoàn thiện khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ nghề cá Hòn La để sớm đưa vào sử dụng. Chuẩn bị các điều kiện để đầu tư xây dựng âu thuyền tránh bão tại của Gianh và Nhật Lệ. - Chế biến thủy sản: đổi mới công nghệ để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm chế biến của các cơ sở đông lạnh hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến đồng thời chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trường ngoại tỉnh, khu vực và quốc tế, quản lý tốt nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến để tăng nhanh sản phẩm chế biến và giá trị xuất khẩu thủy sản. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 là 18 – 20 triệu USD. 3.1.2. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA Phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình cây trồng vật nuôi tăng năng suất cao, mô hình nông lâm nghiệp kết hợp để nâng cao đời sống dân cư. Tập trung vào đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu như giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn; đầu tư xây dựng các công trình đê, kè thủy lợi nhỏ kết hợp phòng chóng và giảm nhẹ thiên tai cho vùng nghèo, người nghèo; tăng cường quản lý tài nguyên rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách bề vững; tạo việc làm kết hợp với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vùng nghèo, khó khăn; tăng cường năng lực cán bộ các cấp nhất là cấp huyện, xã, thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Cần ưu tiên xây dựng các dự án tổng hợp phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm nằm phát huy hiệu quả tổng hợp, nâng cao đời sống dân cư nông thôn một các đồng đều ở các vùng có dự án. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 11: Dựbáo nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2020 Tổng số Tỷ đồng 22.724 48.000 1. Vốn ngân sách Tỷ đồng 3.419 5.900 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 15,1 12,3 2. Tín dụng đầu tư Tỷ đồng 12.490 23.500 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 54,9 42,5 3. Vốn doanh nghiệp Tỷ đồng 760 1.900 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 3,3 3,9 4. Vốn kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp Tỷ đồng 1.430 2.400 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 6,2 5 5. Vốn dân cư Tỷ đồng 3.225 7.600 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 14,2 15,8 6. Vốn nước ngoài Tỷ đồng 2.370 5.900 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 10,4 12,3 Trong đó vốn ODA Tỷ đồng 1.500 3.120 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 6,2 6,5 7. Vốn khác Tỷ đồng 305 800 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 1,3 1,7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình Vồn là yếu tố rất quan trọng để có thể thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra trị lớn hơn trong tương lai cho nguồn vốn đó. Theo thời gian nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng, Quảng Bình là một tỉnh còn nghèo nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh cũng rất lớn đặc biệt là các nguồn vồn ưu đãi như nguồn vốn ODA. Để đáp ứng được nhu cầu về vốn Quảng Bình đang thực hiện nhiều đề án vận động thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tạo được lòng tin với các Bộ, ngành cũng như nhiều nhà tài trợ nhằm tăng nguồn vốn đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Bảng 12: Một số dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới STT Tên dự án Địa phương 1 Dự án xóa đói giảm nghèo Lệ Thủy, Quảng Ninh 2 Dự án thủy lợi hồ Bang Lệ Thủy 3 Dự án thủy lợi hồ Troóc Trâu Quảng Ninh 4 Dự án nâng cấp công trình thủy lợi Lệ Kỳ Quảng Ninh 5 Kè bãi biển Nhật lệ - Quang Phú TP Đồng Hới 6 Dự án ổn định dân cư và xây dựng kinh tế cho đồng bào Aren và Rục Minh Hóa 7 Dự án xây dựng khu bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Hòn La – Vũng Chúa Quảng Trạch 8 Khu neo đậu tránh trú bão Nhật Lệ TP Đồng Hới 9 Dự án xây dựng bến cá, chợ và vùng biển Các xã ven biển 10 Dự án xây dựng đê, kè chóng xói lỡ cho các xã bã ngang ven biển Toàn tỉnh 11 Dự án chỉnh trị các cửa sông Roòn, Gianh, Lý Hòa, Dinh và Nhật Lệ Toàn tỉnh Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình Phấn đấu hàng năm tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt 80 – 85%. Đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ khâu lập, thẩm định, và ra quyết định đầu tư), nhằm sớm đưa ra các dự án đi vào hoạt động, cũng như đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt động. Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án, của các Ban QLDA trong việc quản lý thực hiện đầu tư, chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện dự án nhất là phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, xác định tổng mức đầu tư cho dự án, tiến độ, chất lượng dự ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 án, trong tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các Ban QLDA, cần tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hóa, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong tất cả các khâu cuả quá trình đầu tư và có sự quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện các chủ đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đảm bảo hài hòa thủ tục đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cường phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư, việc phân cấp phải đi kèm với các điều kiện để thực hiện phân cấp có hiệu quả. 3.2. Giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. ODA là một nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ưu tiên. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo từng địa phương đối với tất cả các chương trình dự án ODA cho phát triển NN&NT trên địa bàn. Quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA phải tuân theo các quy định của luật ngân sách nhà nước, quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài và các chế độ quản lý hiện hành khác của nhà nước. Trong thời gian qua nguồn vốn ODA thu hút và sử dụng vào Việt Nam ngày càng tăng, nhưng làm sao nguồn vốn này đến với Quảng Bình trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp cụ thể: 3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Xây dựng thứ tự ưu tiên đầu tư ODA cho từng lĩnh vực cụ thể trong phát triển NN&NT đối với từng đối tác phù hợp, đáp ứng những ưu tiên cho từng địa phương dựa trên những ưu tiên của tỉnh. Quá trình vận động, thu hút cần tập trung theo vùng lãnh thổ, quy định cụ thể tỷ lệ đầu tư theo từng khu vực, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ nghèo đói cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Xây dựng khung logic trong đó xác định mối liên hệ giữa một bên là các mục tiêu với một bên là các chương trình ưu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả. Cụ thể hoá các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trên cơ sở xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các ban ngành trong quá trình thực hiện, trao đối thông tin 02 chiều giữa tỉnh và Bộ, xây dựng kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu và xuất phát từ nhu cầu nội tại của từng địa phương. Bên cạnh đó, Sở cần tiếp tục xây dựng các kế hoạch dài hạn với việc lấy ý kiến của các nhà tài trợ, trên tinh thần phù hợp với định hướng phát triển ngành của Chính phủ và khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới. 3.2.2. Đổi mới và đẩy mạnh công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án Thực hiện tốt công tác quy hoạch nhằm tiến hành các dự án theo đúng chiến lược phát triển chhung của tỉnh đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội toàn tỉnh, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể của ngành nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, làm cơ sở cho việc phát triển ngành theo đúng định hướng đặt ra. Đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng và định hướng cho công tác đầu tư. Chú trọng quy hoạch chi tiết các trung tâm cụm xã, các xã phường, các điểm dân cư, các nút giao thông quan trọng, các khu du lịch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết các huyện lỵ nhất là bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết hệ thống cơ sở hạ tầng cho phù hợp với xu thế mới. Kêu gọi các tổ chức tư vấn nước ngoài để quy hoạch tổng thể vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng làm cơ sở cho việc phát huy tiềm năng du lịch cho vùng. Đổi mới phương pháp, cách làm quy hoạch, quy hoạch phải phù hợp với cơ chế thị trường. Cần thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và phải có sự lồng ghép ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 giữa quy hoạch ngành và lãnh thổ. Cần sử dụng có hiệu quả năng lực của tổ chức tư vấn hiện có trong tỉnh, ngoài ra còn tranh thủ các tổ chức tư vấn trong nước, các trường đại học, các Bộ, ngành TW, tư vấn quốc tế để lập quy hoạch. Công bố công khai các quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi phê duyệt được trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại các vùng dự án để nhân dân và các nhà đầu tư biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện xây dựng theo đúng quy hoạch. Khâu thiết kế, đánh giá ban đầu tại một số dự án phát triển NNo&NT của Sở chưa được thực hiện tốt, nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn tư vấn trong tỉnh không có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc đánh giá xã hội, môi trường, phân tích kinh tế và lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực khá phức tạp để có thể hiểu biết hết; còn các chuyên gia bên ngoài được thuê đánh giá lại có xu hướng áp dụng những chuẩn mực khác nhau trong việc đánh giá và thiết kế dự án có xu hướng dàn trải, không có nhiều hiểu biết về điều kiện của địa phương và thực hiện trên địa bàn rộng vượt quá khả năng quản lý của dự án. Bên cạnh đó, người hưởng lợi, đối tượng chính của dự án lại không được tham khảo một cách đầy đủ trong quá trình xây dựng và thiết kế dự án, dẫn đến khi thực hiện, một số mục tiêu của dự án không phù hợp, hoặc không thể thực hiện được. Và trên thực tế, một số dự án đã phải bỏ bớt mục tiêu, không thực hiện tại một số tỉnh sau khi có đánh giá giữa kỳ. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này, trong thời gian tới, Sở cần làm tốt khâu đánh giá trên cơ sở đảm bảo thuê được những tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phương. Sở cũng cần chủ động có ý kiến và kiên quyết gạt bỏ những đề xuất không phù hợp và chỉ chấp nhận những đề xuất có tính khả thi và nằm trong khả năng thực hiện và quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố quyết định đến sự phù hợp và thành công khi dự án thực hiện là quá trình thiết kế nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương, cộng đồng hưởng lợi. 3.2.3. Giải quyết tốt vấn đề đất đai Thực hiện tốt các quy định của Luật Đất đai và các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn về đất đai. Bởi vì ngành nông nghiệp phụ thuộc rất chặt chẽ vào tài nguyên đất, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đẩy nhanh việc quy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 hoạch sử dụng đất toàn tỉnh, các huyện và các xã nhằm phục vụ tốt hơn, kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội của các vùng trong tỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đề bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư và cần coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm đảm bảo khởi công và hoàn thành chương trình, dự án theo đúng tiến độ đề ra. Cần có sự phối hợp một cách đồng bộ với các nhà tài trợ để giải quyết dứt điểm theo từng dự án. Thực hiện tốt các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật, đặc biệt, tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, khắc phục trình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, các dịch vụ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Xây dựng khung giá đất phù hợp với thị trường và thực trạng nền kinh tế của tỉnh, coi đây là một trong những yếu tố tạo thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Cần gắn trách nhiệm việc làm chậm tiến độ đầu tư vì vấn đề giải phóng mặt bằng. Cơ cấu tổ chức của các Ban giải phóng mặt bằng cần phải được đổi mới theo hướng tăng cường quyền lực hành chính cho các ban giải phóng mặt bằng ở địa phương. Cần có sự tham gia đại diện của chính quyền địa phương. Trưởng ban giải phóng mặt bằng ở các huyện, xã phải là Chủ tịch hoặc là phó chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, xã và phải có đại diện của các cơ quan công quyền liên quan. Kế hoạch giải phóng mặt bằng cần phải được lập chi tiết, có sự tham gia đóng góp của bộ, sở ban ngành liên quan, các huyện, xã có dự án và đại diện các hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cán bộ giải phóng mặt bằng phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và có đầy đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và lành mạnh về đạo đức tư cách. 3.2.4. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án ODA; tích cực phòng chống tham nhũng trong quá trình thực hiện chương trình, dự án. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để sẳn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA. Các ngành, các cấp phải đổi mới và tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực quản lý điều hành của các Ban QLDA ODA và bảo đảm đủ cán bộ làm việc cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 các đơn vị này. Thực hiên phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa chủ đầu tư và và các Ban QLDA. Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ có nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án OAD. Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tìa trợ, học bổng khuến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển NN&NT ở các địa phương khác. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và ngân sách dành một khoản kinh phí hợp lý, thỏa đánh để thu hút nguồn chất xám, nhân tài từ bên ngoài vào làm việc tại tỉnh, bổ sung nguồn nhân lực cho các dự án ODA. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ cho tỉnh. Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh có tính chất quyết định đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Cần đánh giá đúng năng lực để bố trí đúng cán bộ vào các bộ phận, các công việc phù hợp, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ năng lực, không đủ phẩm chất đạo đức, không phù hợp với yêu cầu đổi mới đồng thời thực hiện tốt các quy định của Trung ương về các tiêu chuẩn phải có của các cán bộ quản lý. Sở KH&ĐT tăng cường các biện pháp để nâng cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng được hưởng lợi từ dự án. Từ đó cần tăng cường giám sát tài chính thông qua giám sát cộng đồng, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đúng kế hoạch, chống thất thoát và gây lãng phí nguồn vốn ODA từ phía lãnh đạo dự án. Nhằm sử dụng ODA đạt hiệu quả nhất trên một đồng vốn, góp phần vào việc đạt được chất lượng dự án cao nhất. Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA, Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 các nội dung thực hiện cũng như tình hình tài chính của các chương trình, dự án ODA đã được phê duyệt. Tăng cường thông tin về nông nghiệp cho người dân thông qua ấn phẩm như sách báo, truyền hình. Những ấn phẩm này phải có nội dung súc tích, dễ hiểu và gần gũi với đời sống của người dân. Thông tin về nông nghiệp không chỉ dừng lại ở những bản tin nông nghiệp mà nên đi sâu vào những thông tin về kĩ thuật sản xuất trong từng trường hợp cụ thể ví dụ như: kĩ thuật trồng nấm rơm, kĩ thuật chăm sóc lúa, thông tin về những vấn đề liên quan như con giống, phân bón cho cây trồng, thức ăn cho vật nuôiNgoài ra, thường xuyên phổ biến kĩ thuật cho bà con nông dân thông qua các cuộc họp hợp tác xã, qua các buổi giới thiệu vừa hướng dẫn lý thuyết vừa trực tiếp tham gia làm cùng người dân. Các Ban quản lý dự án ODA cần chú trọng tới công tác tổ chức nhân sự, nên tuyển chọn những người đã tốt nghiệp đại học về kinh tế đầu tư, quản lý dự án, về lĩnh vực nông nghiệp và những người đã có kinh nghiệm trong thực hiện dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Làm như vậy thì hiệu quả của công tác đào tạo và hoạt động của Ban QLDA sẽ được nâng lên. Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Tiến hành tổng kết công tác đối ngoại của tỉnh để rút ra những bài hoạc kinh nghiệm trong việc thu hút tất cả các nguồn vốn ODA. Chuyên môn hóa các ban quản lý dự án, giảm tình trạnh cán bộ kiêm nghiệm. Tất cả cán bộ phải là những người có kiến thức đầy đủ về nguồn vốn ODA như: các loại hình viện trợ, chính sách và lợi ích của nhà tài trợ, kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học. Ví dụ như đối với những dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, cán bộ quản lý dự án cần có sự hiểu biết về các lĩnh vực được nhà tài trợ cung cấp vốn trong ngành này cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của từng trên từng địa phương triển khai dự án cụ thể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 3.2.5. Cải cách bộ máy chính quyền các cấp, các ngành, đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các ngành, giữa tỉnh và các huyện, thành phố; giữa huyện và xã để từ đó nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong xử lý công việc, để công việc được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện. Bổ sung các quy định, quy chế hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy ở mỗi cấp, từng cơ quan trong bộ máy hành chính sao cho hợp lý; sát nhập các tổ chức cơ quan tránh các bộ phận trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, bỏ những khâu trung gian gây phiền hà, làm chậm công việc. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chức danh theo tiêu chuẩn, biên chế cán bộ công chức. Triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh về cán bộ công chức và các quy chế thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở và tích cực phòng chống tham nhũng. Cần xây dựng căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống theo dõi thực hiện các dựu án ODA từ Sở KH&ĐT tới ban quản lý dự án sử dụng ODA cho phát triển NN&NT nhằm phù hợp với tình hình thực tế để từ đó phát hiện kịp thời những vướng mắc gây chậm trễ trong qua trình thực hiện dự án. Qua đó đề xuất những biện pháp xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân và tăng hiệu quả của các dự án ODA. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp làm phiền hà đến người dân, các cơ quan tổ chức, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chương trình, dự án. Nâng cao hiệu quả cơ chế giao dịch một cửa, tập trung vào: giới thiệu địa điểm đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, thẩm định dự án đầu tư, cấp phép đầu tư cho dự án. Cải tiến phương thức làm việc, thực hiện công khai. Minh bạch, đổi mới lề lối, tác phong làm việc trong cơ quan. Tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện hiệu quả dự án ODA. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 3.2.6. Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các chương trình, dự án ODA cụ thể để thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện cũng như làm việc với các nhà tài trợ, các Bộ, ngành TW, tạo lòng tin cho các nhà tài trợ. Cập nhật các thông tin, số liệu cơ bản của tỉnh để phục vụ cho công tác triển khai ODA. Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ NN&PTNT, các Sở, ngành có liên quan để lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho một số chương trình, dự án ODA cụ thể một cách hiệu quả, tổ chức hội nghị tư vấn để nâng cao năng lực quản lý cũng như thực hiện các chương trình, dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cần ưu tiên cho các dự án ODA về xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng có điều kiện đặc biêt khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ người dân nghèo đói cao để hỗ trợ người dân trong hoạt động nông nghiệp cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các vùng. Các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cần phải có thiết kế thống nhất và phải chấp hành nghiêm chỉnh đúng thiết kế ban đầu tránh trường hợp nhà thầu thay đổi thiết kế sau khi trúng thầu. Vì khi thay đổi thiết kế có thể dẫn tới nhu cầu vốn tăng so với ban đầu nhưng các nhà tài trợ chưa chắc đã đồng ý giải ngân những khoản này. Vì vậy, công tác lập và phê duyệt thiết kế cần được tiến hành nghiêm túc để tránh tình trạng phải sửa đổi các hạng mục công trình dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc cũng nhu làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Đồng thời, tăng cường quan hệ với các nhà tài trợ song phương, đa phương để tiếp nhận thông tin, được hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA. Đối với những dự án được triển khai từ Trung ương xuống dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp của cả hai phía. Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ. Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ. Đó là khi dự án được duyệt ở trên Trung ương, nhưng khi dự án được triển khai về dưới địa phương thì lại mất thời gian nhiều khi giải quyết các vấn đề là phân chia vốn về địa phương nào, và khi về đến địa phương thì sẽ được triển khai cụ thể ra sao. Tất cả các khâu, các thủ tục ở địa phương cũng mất thời gian không kém, do đó khi đưa ra kế hoạch cũng cần phải có kế hoạch cụ thể và riêng cho địa bàn tỉnh, có sự kết hợp giữa nhà tài trợ với tỉnh, giữa tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về thủ tục khi đưa ra quyết định tài trợ về địa bàn tỉnh. Tránh các thủ tục rườm rà, lặp lại ở tỉnh và các cấp dưới. Để cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng nợ nần, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung hạn. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA. Để tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên, trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung cả tất cả các bên tham gia và đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 3.2.7. Bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án Vốn đối ứng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn bọ dự án nhưng rất quan trọng để tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn này cần linh hoạt hơn so với các nguồn vốn trong nước. Đáp ứng kịp thời về vốn đối ứng giúp địa phương có nhiều quyền hạn hơn trong việc chuyển đổi vốn đối ứng giữa các dự án thuộc quyền quản lý cấp vốn theo đúng tiến độ. Vấn đề xác định nhu cầu vốn đối ứng cần phải được quan tâm xác định từ giai đoạn xây dựng dự án và đàm phán với từng nhà tài trợ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch di dân giải phóng mặt bằng cần được xây dựng sát với thực tế, phù hợp với tiến độ xây dựng cơ bản, tránh tập trung công tác này vào giai đoạn đầu của dự án làm tăng đột biến nhu cầu vốn đối ứng trong giai đoạn đầu của dự án. Tất cả các chương trình, dự án ODA khi chuẩn bị phê duyệt ở các cấp cần phải chỉ rõ nguồn vốn đối ứng cho dự án. Nguồn vốn này phải được bố trí trong kế hoạch ở các cấp tương ứng, không được sử dụng vốn đối ứng của các chương trình dự án ODA vào các mục đích khác. Mặt khác kế hoạch vốn đối ứng phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Phải lập cùng với kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA của các chương trình, dự án ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Phải được phân bổ cụ thể theo từng loại nguồn vốn: nguồn vốn ngân sách, vốn đóng góp từ người hưởng lợi .... - Phải đảm bảo tiến độ cam kết với phía đối tác, đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai. - Phải thực hiện quản lý theo cơ chế tài chính hiện hành, và các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả. Bên cạnh đó, các dự án ODA được triển khai cần thực hiện nhiều biện pháp để chuẩn bị đầy đủ vốn đối ứng và phối hợp với Bộ NN&PTNT để được hỗ trợ về vốn đối ứng khi thực hiện dự án được thuận lợi và đảm bảo đúng tiến độ cam kết. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng của tỉnh Quảng Bình. Với đề tài “Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” em đã tiến hành nghiên cứu một cách tương đối khách quan về thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua các số liệu thu thập được tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cùng với các báo cáo và đề án của các ban, ngành liên quan để từ đó đưa ra những nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Thực tế cho thấy các Nhà tài trợ thường có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể cũng như riêng biệt đối với từng dự án cụ thể sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu trên giác độ và yêu cầu của bản thân các nhà tài trợ. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện việc sử dụng vốn ODA, cần phải có các đánh giá độc lập của riêng mình trên cơ sở tham khảo các ý kiến của nhà tài trợ, chuyên gia để từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp. Qua phân tích thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn để thấy được những thành tựu đã đạt được về xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, giao thông, nước sạch nông thôn, xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Bên cạnh những thành tựu, đề tài cũng chỉ ra được những hạn chế về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh đang gặp phải trong thời gian qua, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới. Khóa luận được hoàn thành là có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình từ thầy giáo PGS. TS Mai Văn Xuân, sự giúp đỡ và dạy dỗ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế. Em đã cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận, nhưng do chưa có nhiều về kinh nghiệm thực tế, khả năng lý luận chưa thực sự sâu sắc và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết còn có nhiều thiếu sót. Em kính mong thầy giáo và các thầy cô trong Khoa đóng góp ý kiến để em có thể nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 2. Kiến nghị 1. Cần cải thiện môi trường pháp lý thông thoáng, và đơn giản cho việc sử dụng nguồn vốn ODA. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính có liên quan, tiến tói hài hòa thủ tục hành chính với các nhà tài trợ nhằm tạo ra một thủ tục chung về Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư sẽ khắc phục được những khó khăn và vướng mắc gây tổn hại đến hiệu quả của các dự án ODA vì đây là một trong những khâu quan trọng, có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và mô trường, đối với dân cư sinh sống trong hu vực có các dự án đang triển khai. Công khai việc bố trí nguồn vốn ODA cho địa phương theo chủ trương đẩy mạnh phân cấp của chính phủ hiện nay. Điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. 2. Trong cơ chế, chính sách sử dụng nguồn vốn ODA Cần thể hiện rõ sự ưu tiên nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo. Cần nâng cao hơn nữa vai trò thẩm định của Sở KH&ĐT đối với các dự án trên cơ sở xây dựng quy chế thẩm định rõ ràng, khoa học và công khai thông qua chế độ thông tin 02 chiều để cho các Chủ đầu tư biết và thực hiện. Làm việc và thống nhất với các ban ngành có liên quan để thực hiện lập kế hoạch và định mức chi tiêu đối với dự án hỗn hợp, vừa có tính chất hành chính sự nghiệp, vừa có tính chất xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng, một dự án nhưng lại sử dụng hai chế độ tài chính, định mức, hai chế độ kế toán như hiện nay, gây khó khăn cho việc thực hiện cũng như quyết toán dự án. 3. Đào tạo nguồn nhân lực Trong công tác đào tạo cần tăng cường năng lực toàn diện cho các cán bộ quản lý dự án, thực thi dự án, mặt khác cần chú trọng đến người dân thuộc vùng dự án, đây là một trong những vấn đề cốt yếu trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua nhiều phương thức, quy mô đào tạo và các hình thúc hỗ trợ khác nhau nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực hiệ tốt các dự án ODA ở các địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý cũng như tham gia dự án phải được xem xét công khai, minh bạch và công bằng đảm bảo tính cạnh tranh tích cực. Trên cơ sở đó, cụ thể hoá yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và các qui định của nhà tài trợ, trình độ tiếng Anh ... tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay do đã làm quản lý lâu như hiện nay. 4. Báo cáo đánh giá thực hiện dự án Việc báo cáo đánh giá thực hiện dự án, phải được tiến hành sau ít nhất 1 năm hoàn thành dự án đi vào hoạt động khi lợi ích của dự án và các tác động có thể được xác định rõ ràng hơn. Việc thực hiện đánh giá lợi ích cơ bản vào thời gian này thì nên giảm bớt cấp nghiên cứu thực hiện việc này ở các Ban đánh giá độc lập từ phía nhà tài trợ. Trong trường hợp không hoạt động như vậy, nên có ngân sách để tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ của huyện, xã dự án trước khi đánh giá cung cấp thông tin đã được cải thiện về kết quả đầu ra của dự án dự án.. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UBND tỉnh Quảng Bình (2007), Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình. [2] UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình. [3] UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình. [4] Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2001), Thông tư số 06/2001/TT- BKH ngày 20/09/2001 về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” ban hành theo kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư. [5] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290/2006/QĐ–TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”, Thủ tướng Chính phủ. [6] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 131/2006/ND-CP ngày 09/11/2006 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), Thủ tướng Chính phủ. [7] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. [8] Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. [9] Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình, Quy trình xúc tiến và quản lý các chương trình, dự án ODA (QT751 – 03/ĐN), 2009. [10] Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình (2011), Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2005 -2010, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình. [11] Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình (2012), Báo cáo kết thúc dự án phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình, Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 [12] Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo thực trạng phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2001– 2010, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình. 12] Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình (2011), Định hướng phát triển sử dụng vốn ODA đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình. [13] Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình (2012), Báo cáo tình hình thực hiện các Tiểu dự án thuộc dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tỉnh Quảng Bình đến 30/04/2012. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình. [14] Phụ lục thông tư 04 [15] Đề án ODA [15] Nghị định 131 của Chính Phủ về ODA ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC I Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2013 – 2020 tỉnh Quảng Bình A CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ 1 Đường dây và các trạm biến áp 22 KV, 35 KV, 110 KV, 220 KV 2 Mở rộng quốc lộ 1A đoạn 2 đầu TP Đồng Hới và TT Ba Đồn 3 Dự án thủy lợi Hồ Bang B CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ 1 Cầu Nhật Lệ 2 2 Đường ven biển từ Cảnh Dương – Ngư Thủy; đường nối đảo Hòn Cỏ - Hòn La; đường Nam Lý – Trung Trương 3 Đường quốc lộ 1A đi xã Kim Thủy; đường xã Cao Quảng – Tân Hóa; đường và cầu về xã Văn Hóa; các đường tỉnh 562, 565 4 Hệ thống đường cứu hộ, cứu nạn, chống ngập lụt; đường tuần tra và đường vào các đồn biên phòng biên giới 5 Hạ tầng kỹ thuật nâng cấp đô thị Ba Đồn; hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu tái định cư 6 Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế Hòn La; hạ tầng các khu công nghiệp 7 Hệ thống cấp nước các thị trấn, khu công nghiệp, vùng khó khăn về nguồn nước 8 Xây dựng hệ thống đê kè sông, biển; xây dựng, nâng cấp các hồ chứa, công trình thủy lợi 9 Xây dựng bện viện chuyên khoa cấp tỉnh; cơ sở vậ chất và các trang thiết bị y tế 10 Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục 11 Nhà thi đấu đa năng Đồng Hới 12 Hạ tầng công nghệ thông tin 13 Xây dựng hạ tầng các khu du lịch Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC II Danh mục các dự án ODA thực hiện năm 2013 Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian KC-HT Số vốn (Tỷ đồng) Dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung tỉnh Quảng Bình ADB + AFD 2008-2013 53,622 Dự án quản lý rủi ro thiên tai WB 2009-2013 215,162 Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng KFW 2008-2016 28,487 Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung tỉnh Quảng Bình ADB 2011-2015 209,076 Tiểu dự án cấp nước và vệ sinh xã Thanh Trạch ADB 2010-2012 38,088 Dự án cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch Hungary 2010-2015 93,079 Dự án xây dựng công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình WB 2012-2016 127,953 Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ JICA 2012-2020 78,177 Dự án năng lượng nông thôn mở rộng WB 2012-2014 135,472 Nguồn: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC III Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ từ năm 2006 – 2012 Cơ cấu vốn đầu tư Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số (Tỷ đồng) 1924 3900 4700 5600 6600 7760 9924 1. Vốn NSNN 608 621 734 697 869 977 1372 -NSTW quản lý 223 110 100 90 80 101 292 -NSĐP quản lý 358 511 634 607 789 876 1080 2. Tín dụng đầu tư 317 2028 2446 2923 3440 3754 4842 3.Vốn tự có của DN 30 121 150 179 211 218 554 4. Vốn kinh tế tập thể,tư nhân,hỗn hợp 289 232 280 334 396 198 536 5. Vốn dân cư 445 526 630 756 891 937 1085 6. Vốn nước ngoài 154 321 398 641 710 863 974 - FDI 0,5 136 164 207 253 378 325 - ODA 154 185 234 434 457 485 649 7. Vốn khác 69,6 51 61 70 82 94 134 Nguồn: Đề án vận động thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC IV 2.4.1. Nguồn vốn ODA thu hút vào phát triển nông nghiệp và nông thôn từ năm 2001 -2012 Năm Vốn vay Viện trợ Tổng cộngGiá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2001 56,8 69,19 17,5 30,81 74,3 2002 72,5 78,07 20,4 21,93 92,9 2003 29,7 64,03 16,7 35,97 46,4 2004 17,2 81,79 3,8 18,21 21,0 2005 31,4 81,74 7,1 18,27 38,5 2006 59,1 74,04 20,7 25,96 79,8 2007 53,7 70,38 22,6 29,62 76,3 2008 62,5 76,34 19,4 23,66 81,9 2009 163,8 73,88 57,9 26,12 221,7 2010 97,6 76,57 29,8 23,43 127,4 2011 167,4 78,73 45,2 21,27 212,6 2012 250,6 72,59 94,6 27,41 345,2 Tổng 1.062,3 74,78 355,7 25,22 1417,9 Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế -23,25-26,28,30,31,33,35- ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_thi_lieu_3411.pdf
Luận văn liên quan