Đề tài Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự vươn lên mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á. Thị trường châu Á trong thời đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia. Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử thương mại thế giới. Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác. Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn. Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi. Chỉ đến khi các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực sự bước sang một trang mới. Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Đây là thị trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý. Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của thị trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triển mới trong tương lai. Một số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những thị trường phát triển sau. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của những tập đoàn này. Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong những thị trường có dấu hiệu bão hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm hợp lý. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ. Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á. Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong tương lai. Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 3 I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường bán lẻ. 3 1. Các khái niệm về bán lẻ. 3 1.1 Thị trường bán lẻ. 3 1.2 Nhà bán lẻ. 3 2. Những đặc điểm của thị trường bán lẻ. 3 3. Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường. 3 3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống. 3 3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại 3 II. Vai trò của thị trường bán lẻ. 3 1. Thị trường bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 3 2. Thị trường bán lẻ giúp cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất và ngược lại 3 3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân trong một quốc gia. 3 4. Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á 3 I. Các xu thế nổi bật trên thị trường bán lẻ Châu Á hiện nay. 3 1. Hệ thống bán lẻ hiện đại dần thay thế các cửa hàng truyền thống. 3 1.1 Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân châu Á 3 1.2 Sự xuất hiện và phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại 3 2. Sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Âu Mỹ ngày càng lớn 3 2.1 Tình hình mở rộng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu ra khắp châu Á 3 2.2 Lợi thế của các tập đoàn lớn từ Âu, Mỹ. 3 2.3 Sự hiện diện của một số tập đoàn bán lẻ Âu Mỹ lớn nhất tại châu Á 3 3. Một số công ty bán lẻ gốc Châu Á không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, khu vực. 3 3.1 AS Watson. 3 3.2 Dairy Farm 3 II. Tiềm năng và những khuynh hướng phát triển trong tương lai 3 1. Tiềm năng. 3 1.1 Thị trường bán lẻ châu Á vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành trong khi các thị trường ở Âu Mỹ đã rơi vào giai đoạn bão hòa. 3 1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng. 3 1.3 Chính phủ các quốc gia châu Á dần điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. 3 2. Khuynh hướng phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á trong tương lai 3 2.1 Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. 3 2.2 Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến. 3 2.3 Xu hướng M&A ngày một gia tăng. 3 2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. 3 III. Hai thị trường bán lẻ điển hình của châu Á giai đoạn từ 2000 đến nay. 3 1. Thái Lan. 3 1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của chính phủ Thái Lan. 3 1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa. 3 2. Hàn Quốc. 3 2.1 Chính sách của chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ. 3 2.2 Thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc trong việc giữ thị phần của mình trước sự xâm chiếm của các tập đoàn quốc tế. 3 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI. 3 I. Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam . 3 1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 3 1.1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ khá phong phú đa dạng. 3 1.2 Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và chiếm lĩnh thị trường 3 1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn yếu kém 3 2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động thị trường bán lẻ. 3 2.1 Tác động tích cực. 3 2.2 Tác động tiêu cực. 3 3. Thuận lợi và khó khăn trong tương lai 3 3.1 Thuận lợi 3 3.2 Khó khăn. 3 II. Nhóm kiến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam . 3 1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước. 3 1.1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị 3 1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại 3 1.3 Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát thị trường bán lẻ, hoàn thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. 3 1.4 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân phối bán lẻ. 3 1.5 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới hàng trong sản xuất trong nước. 3 2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam 3 2.1 Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu biết rõ về thị trường và người tiêu dùng trong nước. 3 2.2 Nhạy bén nắm bắt thông tin, điều chỉnh theo những biến động thị trường. 3 2.3 Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh. 3 2.4 Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả. 3 2.5 Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao để quản lý mọi khâu của hoạt động kinh doanh 3 2.6 Thực hiện các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ khác và các nhà sản xuất 3 KẾT LUẬN 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

docx92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhanh quá trình hiện đại hóa phong cách mua sắm của đa số người dân, kể cả người dân có mức sống trung bình hay một bộ phận lớn người dân sống sống ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ khiến các doanh nghiệp không ngừng đổi mới để tạo được lợi thế về giá cũng như chất lượng sản phẩm hay dịch vụ khách hàng. 2.2 Tác động tiêu cực Các cửa hàng bán lẻ truyền thống Trong khi hệ thống bán lẻ truyền thống (chợ và các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tư nhân) vẫn đang chiếm tỷ trọng áp đảo trên thị trường bán lẻ Việt Nam, sự xâm nhập thị trường của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới chắc chắn sẽ đe dọa vị trí của loại hình bán lẻ này. Hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay chính là nhờ lợi thế về giá. Tuy nhiên, khi các nhà bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, họ hoàn toàn có khả năng chi phối nguồn cung đảm bảo hàng hóa của họ có giá bằng hoặc thấp hơn ngoài chợ. Thêm vào đó, hàng hóa ở các trung tâm bán lẻ hiện đại thường ít biến động hơn về giá cả sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng. Như vậy, công việc kinh doanh của một tỷ lệ lớn các tiểu thương Việt Nam có nguy cơ bị phá sản. Đối với doanh nghiệp bán lẻ Cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với các đại gia bán lẻ toàn cầu có thể là cuộc cạnh tranh một mất một còn và phần thắng có nhiều khả năng sẽ thuộc về những tập đoàn đa quốc gia với tài chính khổng lồ và kinh nghiệm dạn dày. Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài như Wal-mart, Metro có lợi thế về giá vì họ nắm được thế chủ động trước các nhà sản xuất, phân phối dựa vào sức mạnh tài chính của mình nên kiểm soát được nguồn hàng và đảm giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Đây có thể là nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ các cửa hàng mua sắm quen thuộc để đến với các trung tâm bán lẻ hiện đại. Đối với nhà sản xuất nội địa Cơ hội cho nhà sản xuất nội địa là rất lớn tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Thứ nhất, để được trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, nhà sản xuất Việt Nam sẽ phải điều chỉnh hàng loạt các kế hoạch sản xuất của mình để có thể cho ra những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Những tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ khắt khe hơn những tiêu chuẩn mà trong nước đang áp dụng. Thứ hai, các nhà bán lẻ nước ngoài khi vào Việt Nam có thể sẽ mang theo hàng hóa từ các nhà cung cấp độc quyền và lâu năm của họ từ nước ngoài. Những hàng hóa này chưa tính đến khả năng được bán với giá thấp hơn sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước thì hoàn toàn có thể vượt trội về chất lượng, mẫu mã, bao bì. Do đó, sản phẩm xuất xứ nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt và có thể sẽ đánh mất thị phần. Thứ ba, nếu các nhà sản xuất nội địa có thể trở thành nhà cung cấp cho các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài, nguy cơ bị các doanh nghiệp này chèn ép không thể không tính đến. Các tập đoàn bán lẻ luôn mong muốn hàng hóa bán trong chuỗi các cửa hàng của mình có giá cả cạnh tranh nhất. Vì vậy, họ sẽ tận dụng tối đa ưu thế và tiềm lực tài chính của mình để gây sức ép lên nhà cung cấp bằng việc ký kết các hợp đồng dài hạn với giá cả thường bị cố định, khó thay đổi. Bên cạnh đó, nhà sản xuất Việt Nam nói chung đều thiếu kinh nghiệm trên thị trường quốc tế và năng lực khởi kiện khá hạn chế. Do đó họ khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình trên thị trường trước các nhà bán lẻ hùng mạnh. Đối với người tiêu dùng Mặc dù cơ hội tiếp cận với nguồn hàng phong phú hơn, giá cả cạnh tranh và ổn định hơn là không thể phủ nhận, nguy cơ từ việc mở cửa là hoàn toàn có thể xảy ra. Người Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi trọng những giá trị truyền thống phương Đông. Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu đang lên kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ Bắc Mỹ và Tây Âu. Khi hoạt động ở Việt Nam họ sẽ liên tục giới thiệu những mặt hàng mới, kể cả những mặt hàng chỉ phù hợp với lối sống phương Tây nên khó tránh khỏi ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam, tác động tiêu cực và làm mờ đi những giá trị truyền thống hàng ngàn năm của người Việt. 3. Thuận lợi và khó khăn trong tương lai 3.1 Thuận lợi 3.1.1 Tốc độ tăng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, sức mua lớn Tốc độ tăng dân số Việt Nam là quốc gia có số dân đông thứ ba trong khu vực ASEAN và đứng thứ 13 thế giới. Dân số Việt Nam theo thống kê vào tháng 4 năm 2009 đã ở mức trên 85,7 triệu người. Trong thời kỳ 10 năm từ 1999 đến 2002 dân số Việt Nam tăng trung bình 1,2%/năm. Dù trong thời gian gần đây dân số Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với 50 năm cuối thế kỷ 20 song vẫn cao hơn tỷ lệ tăng dân số thế giới 1,16% hàng năm (Tổng cục thống kê 2009). Cùng với việc dân số tăng lên hàng năm, tốc độ đô thị hóa cũng đang diễn ra ở Việt Nam khá mạnh mẽ, tốc độ trung bình năm 2007 và 2008 đều ở mức trên 2,5%. Chúng ta có thể thấy rõ hiện tượng gia tăng dân cư thành thị qua biểu đồ sau: Biểu đồ III.1: số lượng dân cư sống ở các đô thị lớn ở Việt Nam 2004-2009 Nguồn: Tổng cục thống kê 2009 Cơ cấu dân số Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, Việt Nam vẫn là một nước có dân số trẻ: dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người. Vì vậy, so với một số quốc gia khác trong cùng châu lục như Singapo hay Nhật Bản, sức mua của dân số Việt Nam được đánh giá cao hơn và đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số Việt Nam biết chữ thuộc vào khoảng 98%, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Điều này khá thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động trên thị trường Việt Nam trong việc thực hiện các chiến lược marketing, quảng cáo, xúc tiến mua hàng. Sức mua hàng hóa Thu nhập khả dụng của người dân Việt Nam liên tục tăng với tốc độ trung bình 7%/năm trong những năm gần đây và được ước tính sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Sự tăng trưởng của thu nhập khả dụng tính theo đầu người của người Việt Nam đã khiến sức mua của người dân nói chung tăng. Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng tăng cũng kéo theo chi tiêu của người dân vào các loại hàng hóa bán lẻ cũng tăng mạnh, tạo đà tăng cho thị trường bán lẻ. Theo dự báo, chi tiêu của người Việt Nam từ nay đến năm 2012 sẽ tăng khoảng gần 15%/năm. Sự gia tăng về thu nhập khả dụng tính trên đầu người và chi tiêu của người dân Việt Nam nói chung giai đoạn 2002-2012 sẽ được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau: Biểu đồ III.2: Thu nhập khả dụng/đầu người và chi tiêu người dân Việt Nam 2002-2012 Nguồn: RNCOS 2008, tr.12-13 3.1.2 Kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất khu vực và trên thế giới Việt Nam liên tục dẫn đầu châu Á và trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 5%. Việt Nam cũng là một trong số các nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 2008 sớm nhất. Theo bảng xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của A.T.Kearney dựa vào GRDI, trong suốt khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Việt Nam luôn có mặt trong top 30. Đặc biệt năm 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá số 1. Mặc dù năm 2009, thứ tự về trong bảng xếp hạng của thị trường Việt Nam bị giảm xuống vị trí thứ 6 song các nhà đầu tư thế giới vẫn đánh giá rất cao về thị trường bán lẻ của Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân như lòng tin của người tiêu dùng, mức độ mở cửa của thị trường thì mức độ tăng trưởng và tính ổn định của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư giữ được niềm tin khi quyết định xâm nhập thị trường Việt Nam. Doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Trong đó doanh thu từ ngành bán lẻ thực phẩm tăng mạnh nhất, khoảng 12%/năm trong khoảng thời gian từ 2003-2008. Doanh thu từ thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2008 tương đương hơn 40% GDP danh nghĩa của cả nước (RNCOS 2008, tr.27) và tỷ lệ này được xếp vào loại cao trong khu vực châu Á, cao hơn cả Trung Quốc và Thái Lan, hai quốc gia có thị trường bán lẻ tương đối phát triển. Các tổ chức kinh tế toàn cầu và các công ty phân tích thị trường lớn nhất trên thế giới đều đưa ra những dự báo đầy lạc quan về thị trường bán lẻ Việt Nam. Công ty RNCOS cho rằng doanh thu bán lẻ của Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 còn phòng Thương mại của Liên minh châu Âu Eurocham cũng dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trên 50% trong khoảng 4-5 năm nữa. 3.1.3 Tập quán tiêu dùng thay đổi theo hướng hiện đại Người tiêu dùng Việt Nam nói chung vẫn giữ những thói quen tiêu dùng truyền thống. Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, họ thích đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm cho gia đình mình. Một tỷ lệ khá lớn người Việt Nam vẫn thích mua sắm ở các chợ hay cửa tạp hóa nhỏ do sự thuận lợi về giao thông, tiết kiệm thời gian hoặc do mối quan hệ với người bán hàng. Trên thị trường Việt Nam, các thực phẩm tươi sống được ưa thích hơn thực phẩm đã qua chế biến do quan niệm về hàm lượng dinh dưỡng, độ “tươi” và đảm bảo của thực phẩm. Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người Việt Nam vẫn giữ thói quen mua thực phẩm tươi hàng ngày là tỷ lệ các hộ gia đình có điều kiện sử dụng tủ lạnh và lò vi sóng còn khá khiêm tốn: chỉ khoảng 13% hộ gia đình sống ở các đô thị có lò vi sóng (GAIN 2010, tr3-11). Đối với mặt hàng phi thực phẩm, người Việt Nam vẫn giữ thói quen mua sắm tại các cửa hàng tư nhân nhỏ nằm trên các khu phố mua sắm ở các đô thị lớn. Nguyên nhân cũng ở sự thuận lợi về giao thông và đặc biệt là ưu thế về giá cả so với hàng hóa bán ở các trung tâm mua sắm lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam ở thành thị đã xuất hiện những thay đổi theo hướng tiếp nhận phong cách mua sắm hiện đại xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, mặc dù thu nhập trung bình của quốc gia vẫn ở mức thấp song thu nhập khả dụng của người dân, đặc biệt là dân cư sống ở các thành phố lớn tăng lên đáng kể. Điều này khiến họ không chỉ đặt mục tiêu giá cả lên đầu mà ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ khi đi mua sắm. Thứ hai, lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng sau một loạt những phát hiện của cơ quan nhà nước có chức năng về các loại hàng hóa bán ở các chợ hay cửa hàng tư nhân. Bên cạnh đó, nạn hàng giả, kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến một tỷ lệ không nhỏ người tiêu dùng khiến họ ngày càng nhận thức được những lợi thế của việc mua sắm trong các khu bán lẻ hiện đại Thứ ba, cũng giống như các xã hội châu Á nói chung, người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm bớt thời gian mua sắm. Vì vậy, việc có thể mua được hàng loạt hàng hóa khác nhau ở cùng một địa điểm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thứ tư, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng mua sắm kết hợp giải trí cùng gia đình. Các khu thương mại với các tiện ích khác kèm theo như khu đồ ăn nhanh, khu vui chơi cho trẻ em, hay thậm chí là các nhà hàng sang trọng là sự lựa chọn của một số lượng ngày càng tăng người Việt Nam mỗi dịp cuối tuần. Thứ năm, quyết định mua sắm của người Việt Nam bị chi phối nhiều bởi các chương trình quảng cáo hay khuyến mại, đặc biệt là đối tượng khách hàng thanh thiếu niên. Về khía cạnh này, các cửa hàng mua sắm hiện đại luôn đi trước các cửa hiệu truyền thống nên đã giành được thị phần tăng đáng kể. 3.2 Khó khăn 3.2.1 Thị trường thiếu quản lý Quá trình quản lý của Nhà nước về thị trường bán lẻ nói chung vẫn tồn tại nhiều thiết sót và bất cập. Đối với hệ thống bán lẻ truyền thống, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỏ ra khá yếu kém trong việc quản lý cũng như quy hoạch. Chất lượng hàng hóa bán trong những khu chợ hay cửa hàng tư nhân, tiệm tạp hóa vẫn đang bị thả nổi. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa đủ mạnh, phần lớn chỉ mang tính răn đe nên không thể phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh thị trường. Tình trạng thiếu những quy hoạch cụ thể về hệ thống bán lẻ truyền thống đã khiến hình thức này phát triển khá lộn xộn, các cơ sở kinh doanh tồn tại tự phát, ảnh hưởng đến giao thông và kiến trúc đô thị. Về các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về trung tâm thương mại và siêu thị mặc dù đã được ban hành từ năm 2004 song những quy định chủ yếu vẫn mang tính hình thức và không sát thực tế. Bên cạnh đó, do tính đặc thù của một quy chế nên không có bất cứ chế tài xử phạt nào đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Trong tình hình tốc độ phát triển của thị trường Việt Nam theo hướng hiện đại hóa ngày càng tăng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều mô hình bán lẻ mới như cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện ích, đại siêu thị, Quy chế đang tỏ ra lạc hậu, không theo kịp thực tế. Về việc mở cửa cơ sở thứ hai của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, Việt Nam đã quy định các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế). ENT được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét việc cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khuôn khổ WTO, theo GATS, ENT được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: số lượng các nhà bán lẻ trên một khu vực địa lý cụ thể; sự ổn định của thị trường; quy mô địa lý của khu vực dân cư. Tuy vậy, đến thời điểm này, sau ngày 1/1/2009 hơn một năm, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về ENT và cũng không đưa ra các tiêu chí cụ thể để áp dụng ENT trong các văn bản pháp quy. Bên cạnh đó, một số khái niệm như điểm bán lẻ, phân định rõ ENT và phân vùng địa lý hay đơn vị bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng cũng chưa được xác định cụ thể. Vì vậy, các doanh nghiệp khi muốn hoạt động ở Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phức tạp do không biết dựa vào những tiêu chí nào. Bản thân các cơ quan có thẩm quyền cũng rất lúng túng trong công tác quản lý, hoạch địch chính sách. Ngoài ra, trên thị trường bán lẻ Việt Nam, các hoạt động M&A hay nhượng quyền thương mại đang diễn ra rất sôi động nhưng rất hiếm hoặc gần như không có những luật, quy định cụ thể, chặt chẽ. Việc này đã tạo điều kiện khiến nhiều doanh nghiệp dễ dàng lợi dụng kẽ hở để thực hiện các hành vi nhằm giành thị phần một cách thiếu minh bạch, cạnh tranh không công bằng. 3.2.2 Lạm phát Một trong những vấn đề đáng lo ngại trên thị trường Việt Nam chính là tình trạng lạm phát bất thường. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 sớm nhất. Tuy nhiên, rất nhiều nhà kinh tế dự báo nguy cơ lạm phát quay trở lại. Điều này càng thể hiện rõ ràng sau khi những con số về tỷ lệ tăng CPI được công bố. Năm 2009, CPI của Việt Nam tăng 6.88% so với năm 2008. Quý 1 năm 2010, chỉ số này đã tăng tới 4,12% (Tổng cục Thống kê 2010). Chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng trong năm 2009 đã khiến không ít nhà đầu tư do dự khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá cả leo thang không thể không kể đến sự yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều hành giá cả. Tình trạng này dẫn đến việc những nhà cung cấp tự ý nâng giá sản phẩm đầu ra trong khi giá cả trên thế giới hay giá nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định là một tình trạng khá phổ biến trên thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của người dân. Đáng lo ngại hơn, khi giá cả biến động, không chỉ hàng hóa bán trong các khu chợ truyền thống hay cửa hàng tư nhân nhanh chóng tăng theo mà cả hàng hóa bán trong siêu thị của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Nguy cơ lạm phát tăng cao gây nhiều bất lợi trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ. Các nhà bán lẻ lớn từ nước ngoài thường theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá. Họ luôn cam kết đưa đến cho khách hàng của mình lượng hàng hóa với giá cả ổn định trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, ở thị trường mà giá cả liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên, họ không thể ngay lập tức điều chỉnh giá bán của mình vì hành động đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của các cơ sở bán lẻ. Do đó, doanh thu của những nhà bán lẻ này có nhiều khả năng sẽ bị sụt giảm. Đây là lý do các nhà bán lẻ thường ưu tiên những thị trường có nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định để ít xảy ra việc phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận của mình. 3.2.3 Mặt bằng bán lẻ: giá thuê cao, nguồn cung chưa dồi dào Vấn đề mặt bằng bán lẻ luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với bất cứ nhà bán lẻ nào, cả nước ngoài lẫn trong nước khi có dự định thâm nhập thị trường bán lẻ ở bất cứ quốc gia nào. Để bắt đầu công việc kinh doanh của mình, tính toán đầu tiên của một doanh nghiệp sẽ dành cho việc tìm kiếm vị trí đặt cơ sở phù hợp với mức kinh phí đã định sẵn. Đặc biệt ở Việt Nam, nơi mật độ dân số ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng trên 2000-3000 người/km vuông, gấp đến 100 lần mật độ chuẩn trên thế giới thì vấn đề tìm mặt bằng kinh doanh luôn là vấn đề số một với bất cứ doanh nghiệp nào. Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tính đến nay khoảng 400.000m2, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 230.000m2 với 18 trung tâm thương mại. Tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu (Ca, Hảo 2009). Nguồn cung chưa đáp ứng đủ cầu là nguyên nhân đẩy giá cho thuê ở các trung tâm thương mại, đặc biệt là ở những khu trung tâm thành phố lên cao. Biểu đồ sau so sánh mức giá thuê trung bình/mét vuông và giá thuê cao nhất/mét vuông ở các trung tâm thương mại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với một số thành phố khác trong khu vực. Biểu đồ III.3: Mức giá thuê trung bình/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất/m2/tháng mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại ở một số thành phố châu Á. Nguồn: CBRE Việt Nam 2008, tr.18 Có thể thấy giá thuê trung bình ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam còn cao hơn ba thành phố trong khu vực ASEAN là Bangkok (Thái Lan), Manila (Philipin) và Jakarta (Indonesia). Mức thuê trung bình ở hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trên mức 60$/m2/tháng trong khi một số siêu thị trên địa bàn hai thành phố này thì với mức giá trên 25$/m2/tháng họ đã khó kinh doanh có lãi (Ca, Hảo 2009). Theo những thống kê của công ty CBRE, một trong những công ty hàng đầu về tư vấn, quản lý bất động sản trên thế giới, thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang xuất hiện tình trạng dư cung mặt bằng bán lẻ hạng A trong khi lại thiếu trầm trọng mặt bằng hạng B và C. Cũng theo công ty này, phải đến năm 2013-2014 thì cung và cầu về bất động sản dành cho bán lẻ mới có thể đạt mức cân bằng và giá thuê mới có hy vọng sẽ giảm xuống. Điều đó có nghĩa là nhiều khu vực trung tâm thương mại hạng nhất, sang trọng sẽ tiếp tục được xây dựng và bỏ không trong khi các doanh nghiệp bán lẻ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm cơ sở đặt các cửa hàng bán lẻ của mình. Mặc dù giá thuê cao, các trung tâm thương mại ở nước ta thường không đạt đủ những tiêu chuẩn quốc tế về chỗ đỗ phương tiện, tỷ lệ tối thiểu diện tích cây xanh/tổng diện tích sàn, thiết bị chống cháy, nhà vệ sinh. Có thể lấy ví dụ như khu trung tâm thương mại Vincom và Diamond Plaza, hai khu này được coi là hai trung tâm lớn và hiện đại nhất thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, diện tích dành cho bãi đỗ xe ở hai khu này khá hạn chế. Vào những đợt đông khách đến mua sắm, bãi đỗ xe thường ở vào tình trạng quá tải và nhiều khách bị từ chối giữ xe. Đây sẽ là lý do khiến nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ phải trì hoãn kế hoạch xâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam vì không thể tìm được địa điểm kinh doanh phù hợp với quy mô thương hiệu của mình. Ngoài ra, việc xin giấy phép xây dựng cũng gặp nhiều khúc mắc. Quy trình giải phóng mặt bằng ở Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập. Quá trình xin cấp đất, cấp phép xây dựng thường khá phức tạp, tốn kém thời gian, công sức cho nhà đầu tư. II. NHÓM KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM Mặc dù quá trình mở cửa thị trường bán lẻ sẽ gây một số tác động tiêu cực lên các chủ thể trên thị trường song những lợi ích từ một thị trường tự do đem lại lớn hơn nhiều lần. Tự do hóa thương mại trong đó bao gồm việc tạo điều kiện cho những nhà bán lẻ nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư không bị hạn chế là một xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Đó cũng là cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước có cơ hội cạnh tranh trên một sân chơi rộng lớn và bình đẳng hơn. Để có thể tận dụng tối đa những ảnh hưởng tích cực đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế từ quá trình mở cửa thị trường bán lẻ, Nhà nước cần phát huy vai trò tối quan trọng của mình. Một mặt, Nhà nước cần thực hiện đầy đủ những cam kết mở cửa theo đúng lộ trình gia nhập WTO và hội nhập vào xu thế phát triển chung của nền thương mại toàn cầu. Tuy nhiên quá trình mở cửa phải thực hiện từng bước, không nên nóng vội dễ dẫn đến những thất bại như trường hợp của Thái Lan. Mặt khác, Nhà nước cũng cần thể hiện rõ vai trò tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước khắc phục những điểm yếu còn tồn tại nhằm đứng vững trong tình hình mới. Những giải pháp mang tính vĩ mô từ Chính phủ và Nhà nước sẽ không thể có tác dụng nếu thiếu sự đồng thuận và hành động quyết liệt từ phía các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp này phải không ngừng nâng cao khả năng phân tích nắm vững tình hình và nhanh chóng có thực hiện những thay đổi về mặt cơ cấu, tổ chức cũng như chiến lược kinh doanh nhằm thích nghi với thị trường đổi mới. Tôi xin đưa ra nhóm giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp như sau: 1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước 1.1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị Nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nền kinh tế ổn định nhất thế giới. Đây là một trong những yếu tố được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi quyết định rót vốn đầu tư vào bất cứ thị trường nào. Do vậy trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục giữ vững ổn định nền chính trị để giữ được niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần điều chỉnh vai trò của mình trong việc điều tiết nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những ưu điểm là Nhà nước có thể tham gia quản lý kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm là nền kinh tế thường chậm trễ đón nhận những xu hướng chung trên thế giới. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần thể hiện vai trò của mình trong việc nhanh chóng phản ứng trước biến động tình hình kinh tế thế giới. Qua đó, Chính phủ có thể ban hành những chính sách tài khóa-tiền tệ phù hợp, tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường đồng thời vẫn có thể duy trì sự ổn định của toàn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại Trước khi ra quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước đều phải dành thời gian và công sức nghiên cứu những luật, quy định, thủ tục liên quan. Vì vậy, nếu Việt Nam có những bộ luật hoàn chỉnh, minh bạch, công khai sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến với thị trường hơn. Hiện nay, Nhà nước đang cố gắng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhiều cấp, Bộ, ngành đã thực thi quy chế một cửa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện các thủ tục hành chính trước cũng như trong suốt quá trình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói rằng các cơ quan hành chính của Việt Nam vẫn làm việc chưa thực sự hiệu quả, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cải cách về mặt hành chính, rút ngắn thời gian cũng như thủ tục giấy tờ cấp phép đầu tư, kinh doanh. Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành những quy chế, quy định mới về thị trường bán lẻ, những mô hình kinh doanh hiện đại thay thế cho quy chế cũ đang ngày càng tỏ ra không còn phù hợp. Sau khi thị trường bán lẻ được mở cửa theo đúng cam kết của Việt Nam trong WTO, trên thị trường chắc chắn sẽ xuất hiện những hệ thống bán lẻ mới ngoài trung tâm mua sắm và hệ thống siêu thị. Những luật, quy định mới không chỉ hỗ trợ cho Nhà nước trong việc quản lý thị trường mà còn góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, hiện ở Việt Nam chưa có bộ luật thống nhất nào quy định về quyền của người tiêu dùng. Điều này là hết sức bất lợi trong tình hình thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào thực thi những Luật, quy định phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần liên tục sửa đổi các bộ luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình, giảm thiểu tình trạng nhiều bộ luật chồng chéo, điều chỉnh khác nhau cho cùng một vấn đề gây không ít hiểu lầm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần khẩn trương soạn thảo những quy định điều chỉnh các hình thức kinh doanh mới trên thị trường bán lẻ hiện đại như nhượng quyền, mua lại và sáp nhập,… Nhằm giải quyết những khó khăn về mặt bằng, Chính phủ cần hoàn thiện Luật Đất đai và minh bạch hóa những dự án quy hoạch theo địa phương, vùng miền nhằm rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ tìm được những địa điểm kinh doanh phù hợp. Về vấn đề ENT, Chính phủ cần thúc giục cũng như hỗ trợ các địa phương trong việc hoàn thiện những quy định liên quan theo tinh thần phù hợp với những cam kết với WTO. Mục đích là giúp các địa phương không gặp khó khăn hay chậm trễ trong quá trình cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc mở các cơ sở bán lẻ sau cơ sở thứ nhất. Việc này đòi hỏi Chính phủ cùng các địa phương phải rà soát những đặc điểm kinh tế của từng vùng miền để đảm bảo đưa ra những tiêu chí phù hợp với sự phát triển của thị trường bán lẻ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà bán lẻ và hỗ trợ được nhà bán lẻ nội địa. 1.3 Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát thị trường bán lẻ, hoàn thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng Nhà nước cần đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiện đại. Gần đây trên thị trường luôn xuất hiện các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh hay các chương trình khuyến mại, quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nhà nước cần chặt chẽ kiểm tra nhằm ngăn chặn mọi hành vi có thể gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt là hành động tuyên truyền, kích động việc sử dụng những sản phẩm làm lệch hướng phát triển của tầng lớp thanh thiếu niên. Hiện nay ngày càng xuất hiện những chiêu thức kinh doanh trục lợi của một số doanh nghiệp bán lẻ gây phương hại đến người tiêu dùng như bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, mập mờ trong việc đính nhãn mác, thời hạn sử dụng sản phẩm,.. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình trong việc loại bỏ những hành vi này nhằm đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận với các loại hàng hóa chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe. Một trong những mối quan tâm nhất hiện nay của người dân là chất lượng các sản phẩm thực phẩm bày bán ở các chợ hay kể cả trong các siêu thị lớn. Các Bộ, Ban, ngành liên quan cần đặt ra những tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước về thực phẩm sạch. Đồng thời, Nhà nước cũng cần mạnh tay xử lý những cơ sở vi phạm bằng những chế tài rõ ràng, hợp lý. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của nhà nước hay từng địa phương phải liên tục thanh kiểm tra chất lượng hàng hóa, đặc biệt là những loại hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng ở các cơ sở bán lẻ thay vì chỉ tập trung vào một số tháng cao điểm và nới lỏng trong suốt thời gian còn lại. 1.4 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân phối bán lẻ Một cản trở lớn khiến các nhà đầu tư nước ngoài do dự khi đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam hay các nhà bán lẻ trong nước ngại ngần khai thác các thị trường mới là do hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay nói chung lạc hậu và nhiều nơi xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, Chính phủ cần gấp rút đầu tư cải tạo các tuyến đường huyết mạch, tuyến quốc lộ, xây mới cũng như sửa chữa cầu đường. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bằng cách cho thuê đất làm kho bãi với giá ưu đãi hay xây sẵn những hệ thống nhà kho hiện đại, diện tích lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ thuê trong thời gian dài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự trữ nguồn hàng. Để giúp hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ được diễn ra thuận lợi, bên cạnh đầu tư vào hạ tầng đường xá, kho bãi, Nhà nước cần phải đảm bảo hệ thống điện nước, viễn thông được triển khai rộng khắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mở rộng hoạt động xuống các vùng nông thôn hay vùng miền núi xa xôi. Nó còn giải quyết được vấn đề phát triển không cân xứng giữa các vùng miền, tăng cơ hội tiếp cận với nguồn hàng hóa đa dạng cho người dân nông thôn và do vậy nâng cao cuộc sống người dân ở những vùng xa đô thị. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường việc xây dựng các khu triển lãm, hội chợ với diện tích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường nội địa và tìm kiếm được cơ hội kinh doanh tiềm năng. 1.5 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới hàng sản xuất trong nước Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam không được phép bảo hộ những ngành mà WTO quy định cho các quốc gia thành viên phải mở cửa hoàn toàn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không thể bảo hộ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hay phân biệt đối xử với các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Tuy nhiên Chính phủ vẫn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau giúp doanh nghiệp nắm được những quy định, bộ luật mới hay tiếp cận với các thị trường kinh doanh phát triển trên thế giới. Để tăng cường hiểu biết pháp luật quốc tế của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, Chính phủ có thể mở các cuộc hội đàm, hội thảo hay các buổi nói chuyện trong đó mời các chuyên gia đầu ngành làm chủ tọa về các vấn đề liên quan đến luật quốc tế hay những cam kết trong khuôn khổ WTO mà Việt Nam đang và sẽ áp dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể xây dựng các cổng thông tin điện tử tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cùng ngành trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang kinh doanh cũng như giới thiệu những thay đổi về chính sách, luật pháp liên quan. Chính phủ cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng hoạt động về các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thông qua các ưu đãi về thuế. Đối với người tiêu dùng, Chính phủ cũng có thể tác động khuyến khích họ sử dụng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cũng như đi mua sắm tại các siêu thị Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ thành công của các chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, Nhà Nước có thể thiết kế những kế hoạch mới nhằm hướng người dân Việt Nam tới những cửa hàng bán lẻ do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. 2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam 2.1 Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu biết rõ về thị trường và người tiêu dùng trong nước Không thể phủ nhận các doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam sở hữu rất nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội như tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động quốc tế hay trang thiết bị công nghệ, quản lý tối tân, .v.v. Tuy nhiên không phải nhà bán lẻ toàn cầu nào cũng có thể chiến thắng các nhà bán lẻ nội địa vì trên thực tế, nhà bán lẻ nội địa cũng có những ưu thế đáng kể trên sân nhà. Các nhà bán lẻ Việt Nam có nguồn kiến thức khá vững vàng về khách hàng mục tiêu của mình. Họ hoàn toàn có khả năng tìm hiểu và nghiên cứu về truyền thống văn hóa cũng như những thị hiếu, phong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh, việc hiểu biết sâu sắc văn hóa của thị trường mình đang đầu tư là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Nguyên nhân đại gia bán lẻ Wal-mart phải tuyên bố rút khỏi thị trường Hàn Quốc là vì tập đoàn này không thay đổi phương cách kinh doanh phù hợp với tập quán thị trường nội địa. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần giữ vững và khai thác triệt để lợi thế này của mình. Trong quá trình hoạt động mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng các chính sách sản phẩm hay tiếp cận khách hàng phù hợp với truyền thống sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. 2.2 Nhạy bén nắm bắt thông tin, điều chỉnh theo những biến động thị trường Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang xây dựng chiến lược kinh doanh của mình theo hướng tập trung vào các cửa hàng bán lẻ hiện đại, và trong tương lai có thể mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường sẽ đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong tình hình thị trường bán lẻ trong nước cũng như trên thế giới liên tục biến động, doanh nghiệp nào có được thông tin nhanh nhất và chính xác nhất, doanh nghiệp đó sẽ vượt lên những doanh nghiệp khác và hội nhập được vào xu thế chung. Ngược lại, những doanh nghiệp chậm trễ trong việc thu thập xử lý thông tin sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và tụt lại trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt. Để có được thông tin hữu ích nhất phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đầu tiên doanh nghiệp bán lẻ phải khôn khéo tiếp cận người tiêu dùng. Nhờ đó, họ có thể hiểu được nhu cầu đang hiện hữu trên thị trường đồng thời cũng có thể dự báo những nhu cầu chưa xuất hiện nhưng rất có tiềm năng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần phải chú trọng nghiên cứu tình hình lao động cũng như thu nhập của đối tượng khách hàng mục tiêu để ra những quyết định phân phối đúng đắn. Ngoài việc tiếp cận người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần liên tục thu thập thông tin về các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành để có thể nắm được những chiến lược mở rộng mới của đối thủ cạnh tranh, về dịch vụ cũng như chủng loại sản phẩm mà đối thủ của mình đang cung cấp cho khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và có thể tiếp thu những nét tiến bộ từ doanh nghiệp khác hay học tập từ những thất bại trên thị trường. 2.3 Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh 2.3.1 Củng cố thương hiệu Một thương hiệu mạnh sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, góp phần tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường và gia tăng giá trị về mặt tài chính cho bản thân doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ thể hiện đầy đủ bản sắc của doanh nghiệp, tạo hình ảnh khác biệt của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thành công trong việc xây dựng thương hiệu là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng trong thời gian gần đây đã nhận thức rõ hơn về vị trí của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đầu tư vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của họ vẫn còn ở mức khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của thương hiệu. Đồng thời, họ cần phải có những chiến lược bảo vệ thương hiệu của mình trong bối cảnh Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn chưa được thực thi đầy đủ và nghiêm khắc. 2.3.2 Mở rộng danh mục hàng hóa, khách hàng mục tiêu Bên cạnh việc đầu tư củng cố phát triển thương hiệu của mình, các doanh nghiệp cũng cần liên tục đổi mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Các trung tâm bán lẻ nước ngoài luôn vượt trội về chủng loại hàng hóa rất phong phú, tạo điều kiện cho khách hàng thỏa sức lựa chọn. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải nghiên cứu thị hiếu khách hàng, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu xuất hiện trên thị trường bằng việc đem đến những mặt hàng mới nhất, phong phú về mẫu mã, đa dạng về giá cả. Đặc biệt, các doanh nghiệp có thể mở rộng danh mục hàng hóa bằng việc đưa vào giới thiệu nhiều mặt hàng xa xỉ, giá cao, chất lượng thượng hạng đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư giàu có ngày càng tăng trong xã hội. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu thay vì chỉ tập trung vào một nhóm cụ thể. Các doanh nghiệp nên chú trọng hơn tới tầng lớp khách hàng thanh thiếu niên (độ tuổi dưới 20) vì phân đoạn này hiện đang xuất hiện phong cách tiêu dùng hiện đại, khối lượng tiêu dùng lớn và yêu cầu thường không quá khắt khe. 2.3.3 Chú trọng đầu tư nghiên cứu đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Một điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm rõ tâm lý thích các chương trình khuyến mại, quảng cáo của khách hàng Việt Nam và liên tục đưa ra các chương trình hấp dẫn. Chuỗi siêu thị Big C cứ mỗi 3 tuần lại đưa ra những tờ rơi quảng cáo rầm rộ cho hàng trăm mặt hàng giảm giá trong một thời điểm nhất định. Giá cả của những mặt hàng này thậm chí còn thấp hơn những mặt hàng tương tự bán trong chợ truyền thống. Đây là một ví dụ điển hình mà các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp thu. 2.4 Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả Một trong những cách tốt nhất để tăng doanh thu từ hoạt động bán lẻ chính là thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Để có thể giữ chân khách hàng, bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng, cung cách phục vụ của người bán hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp Việt Nam như đã phân tích ở trên là một cản trở lớn giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong cuộc đua với các tập đoàn bán lẻ khổng lồ dày dặn kinh nghiệm của thế giới. Chính vì vậy, tìm cách khắc phục điểm yếu này sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được vị trí của mình trên thị trường. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng các chương trình tuyển dụng lao động một cách khách quan, minh bạch nhằm tìm kiếm những người có năng lực thực sự, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, có tâm huyết với nghề và có thể gắn bó lâu dài. Thứ hai, do hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có trường đại học hay cao đẳng nào đào tạo chuyên nghiệp về nhân viên bán lẻ hay chăm sóc khách hàng nên sau tuyển dụng, việc cần thiết nhất là phải đầu tư cho quá trình đào tạo đội ngũ nhân viên. Doanh nghiệp có thể mời những chuyên gia bán lẻ trong nước hay nước ngoài thiết kế các khóa học nâng cao kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu cho nhân viên của mình tùy thuộc vào vị trí trong hệ thống bán lẻ. Điều quan trọng đầu tiên là phải hướng những nhân viên này thay đổi thái độ làm việc theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm. Những nhân viên có hiểu biết sâu rộng có khả năng giải đáp mọi thắc mắc khách hàng, trợ giúp khách hàng một cách nhiệt tình, niềm nở trong quá trình mua sắm sẽ đóng vai trò trực tiếp khuyến khích nhiều khách hàng tìm đến cửa hàng và mua sắm nhiều hơn. Thứ ba, vì những nhân viên có kinh nghiệm sẽ trở thành tài sản vô cùng có giá trị đối với bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực nên việc giữ chân họ cùng có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, các công ty luôn tìm cách thu hút những nhân viên có tài bằng những chế độ hết sức hấp dẫn, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần khôn khéo giữ chân nhân viên lâu năm của mình bằng mức lương, thưởng hấp dẫn và các chương trình đãi ngộ hợp lý. 2.5 Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao để quản lý mọi khâu của hoạt động kinh doanh Công nghệ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bất cứ doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nào. Đặc biệt trong tình hình cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ khổng lồ đang sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng hiện đại nhất thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư cải tiến công nghệ. Nhà bán lẻ Việt Nam có thể nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng công nghệ RFID (như đã phân tích ở chương II) để chuyên nghiệp hóa các công đoạn phân phối, quản lý bán hàng và khách hàng. Công nghệ này đã được hầu hết những tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới áp dụng và ngày càng chứng minh tính ưu việt của nó. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nên đa dạng hóa các kênh bán lẻ của mình và cần đẩy mạnh việc triển khai kênh bán hàng qua mạng. Số người Việt Nam sử dụng Internet hiện đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở các vùng nông thôn. Con số này tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009 đã là 22,8 triệu người và được dự tính sẽ lên tới gần 27 triệu trong vòng 2 năm tới (Internet World Stats 2009). Như vậy tiềm năng để có thể triển khai kênh bán hàng này là rất lớn. Các nhà bán lẻ Việt Nam cần chuẩn bị kiến thức, nguồn tài chính cũng như nhân lực cho mảng kinh doanh này. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ Việt Nam cần mở rộng việc lắp đặt các máy POS phục vụ khách hàng thanh toán trực tiếp tại quầy thông qua các loại thẻ. Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ cũng nên chú trọng hợp tác với các ngân hàng để giới thiệu các gói tín dụng khuyến khích mua hàng như mua hàng trả góp, chiết khấu cho chủ thẻ của các ngân hàng liên kết hay tăng cường hệ thống bảo mật khi khách hàng mua sắm qua mạng,... 2.6 Thực hiện các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ khác và các nhà sản xuất Trước cuộc đua ngày càng quyết liệt trên thị trường bán lẻ Việt Nam giữa các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn bán lẻ khổng lồ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều thách thức để có thể đứng vững nếu họ không nhận ra được yêu cầu cấp bách là phải thực hiện các hoạt động liên kết, cả chiều ngang và chiều dọc. Liên kết theo chiều ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, trực tiếp cạnh tranh với nhau và chia sẻ cùng dòng sản phẩm trên thị trường. Cụ thể trong ngành bán lẻ liên kết chiều ngang là liên kết giữa các nhà bán lẻ cùng kinh doanh trên một thị trường cụ thể. Liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Liên kết trong chiều dọc trong ngành bán lẻ có thể là giữa một (hay nhiều nhà bán lẻ) với các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi. Thực chất, ở hầu hết các nước phát triển, việc liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành luôn được chủ các doanh nghiệp chú trọng do những ưu thế vượt trội mà nó mang lại. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội liên kết với nhau để xây dựng những tổ chức vững mạnh có tính cạnh tranh cao. Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, quy mô doanh nghiệp và chiến lược phát triển trong tương lai có thể lựa chọn cho mình con đường liên kết phù hợp. Gần đây, có một xu hướng được nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đó là việc thành lập các liên minh mua hàng. Các liên minh này thực tế đã ra đời và khá thành công trên các thị trường bán lẻ của các quốc gia phát triển. Tại đó, các doanh nghiệp bán lẻ lớn thường chiếm lĩnh thị trường nhờ tính kinh tế của quy mô. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ, để sống sót trên thị trường cạnh tranh khốc liệt đã liên minh lại với nhau để thành lập các liên minh mua hàng, nhằm giảm chi phí một cách tối đa. Bên cạnh chức năng cơ bản nhất là cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên những thông tin cập nhật về tình hình thị trường, biến động giá cả, những liên minh này cho phép các thành viên tập trung các đơn hàng cùng loại thành một đơn hàng thống nhất với số lượng lớn. Nhờ đó, liên minh có thể được hưởng chiết khấu và kết quả là các doanh nghiệp tham gia có thể tiết kiệm chi phí mua hàng. Bên cạnh đó, những liên minh này có thể đại diện cho các thành viên của mình để tham gia vào các cuộc đàm phán với nhà phân phối hay sản xuất nhằm mục đích đạt được những điều khoản có lợi nhất. Các tổ chức liên kết giữa các nhà bán lẻ còn có khả năng hỗ trợ thành viên nâng cao kinh nghiệm và kiến thức pháp luật, đặc biệt là khả năng khởi kiện. Trong tình hình đa số các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc những doanh nghiệp này tập hợp lại thành một tổ chức lớn có thể tăng sức mạnh trong quá trình ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, nhất là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các liên kết này hoàn toàn có khả năng thuê những luật sư nhiều kinh nghiệm và có uy tín để bảo vệ quyền lợi tối đa cho các thành viên. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, thị trường bán lẻ châu Á đang dần trở thành thị trường hấp dẫn nhất thế giới, là điểm đến số một của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu. Trong thời gian tới, khu vực bán lẻ của châu lục này sẽ tiếp tục là một trong những khu vực diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất trên thế giới. Bên cạnh sự xuất hiện của các nhà bán lẻ khổng lồ đến từ châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á sẽ chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của chính những nhà bán lẻ nội địa. Một số lượng lớn các tập đoàn bán lẻ đến từ châu Á sẽ không ngừng phát triển để cạnh tranh với các tập đoàn Âu Mỹ trên sân nhà đồng thời nhanh chóng vươn ra cả những thị trường khác khắp toàn cầu. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập sâu rộng đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực, thị trường bán lẻ Việt Nam dù phát triển muộn hơn song đang tích cực đón nhận và tiếp thu những xu thế chung. Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang dần từng bước thực hiện quá trình mở cửa thị trường bán lẻ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đưa thị trường phát triển theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết dứt điểm. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là việc các cơ quan nhà nước phải đẩy nhanh quá trình hoàn thiện định hướng phát triển phù hợp, rõ ràng cho hệ thống bán lẻ hiện đại cùng với việc quy hoạch cụ thể hệ thống truyền thống. Cùng với việc thực hiện những cam kết mở cửa trong khuôn khổ WTO, Đảng và Chính phủ cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tồn tại và phát triển được trong tình hình mới. HỆ THỐNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ NGHĨA TIẾNG VIỆT CPFR Collaborative Planning, Forecasting and Replenishment Hoạch định, dự báo và bổ sung theo mô hình cộng tác CRM Customer Relationship Management Quản lý quan hệ với khách hàng ENT Economic Needs Test Kiểm tra nhu cầu kinh tế FMCG Fast moving consumer goods Hàng hóa tiêu dùng nhanh GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GRDI Global Retail Development Index Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu KFTC Korean Fair Trade Commission Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc M&A Merger and Acquisition Mua lại và sáp nhập RFID Radio-Frequency Identification Hệ thống nhận dạng tự động từ xa WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.T.Kearney (2009), 2009 Global Retail Development Index, USA 2. AS Watson Group (2009), A.S Watson Group Announces Acceleration of Global Expansion Plan, truy cập ngày 28/2/2010 từ trang web: 3. Business in Asia (2005), China in Major Change:  Opens Retail, Distribution Sectors to Foreign Businesses truy cập ngày 21/3/2010 từ trang web 4. Ca, Hảo (2009), Sôi sục giá thuê mặt bằng bán lẻ, truy cập ngày 02/03/2010 từ trang web: 5. CB Richard Ellis (CBRE) Việt Nam (2008), Thị trường bất động sản bán lẻ Việt Nam, Hà Nội. 6. Dawson, John và các cộng sự (2003), The internalization of retailing in Asia, RoutledgeCurzon, Japan. 7. Dawson, John và Lee, Jung-Hee (2004), International retailing plans and strategies in Asia, International Business Press, NY, USA, tr. 1-5 và 121-132. 8. Deloitte (2010), Global Powers of retailing 2010, London. 9. Dennis, Charles; Fenech, Tino; và Merriless Bill (2004), E-retailing, Routledge Business, USA. 10. Global Agriculture Information Network – GAIN (2010), Vietnam retail food sector 2010, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3-11 11. Hồng Văn (2009), Nhà bán lẻ nội yếu vốn, thiếu liên kết, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 10/2/2010 từ trang web: 12. IBM (2007), Food retail format in Asia – Understanding Format Success, tr. 44-50, [bản nghiên cứu cho Coca Cola Retailing Research Council Asia]. 13. Internet World Stats (2009), Asia Marketing Research, Internet Usage, Population Statistics and Information, truy cập ngày 10/2/2010 từ trang web: 14. Kiều Hương, (2007), Ra mắt hệ thống phân phối lớn nhất Việt Nam , Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục phát triển doanh nghiệp, truy cập ngày 10/2/2010 từ trang web: &NewsID=4233&temp=HTDN_vn&Object=1&ItemID=102&Language=vn 15. Korean Fair Trade Commission, About KFTC – Who we are, truy cập ngày 20/2/2010 từ trang web 16. KPMG (2009), Global M&A outlook for retail, international. 17. Levy, Micheal và Weitz, Barton(2001), Retailing management, McGraw Hill. 18. Macedo, Jorge và Chino, Tadao (2003), Asia and Europe: services liberalization, Asian Development Bank, Organisation for Economic Co-operation and Development. Development Centre. 19. Nguyễn, Thị Thu Trang (2009), Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết WTO của Việt nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, tr.428-439. 20. Nielsen (2008), Retail and shopper trend in Asia-Pacific 2008, Australia. 21. Nielsen (2009), A Challenging Year For Asian Shoppers, But Growth Continues Unabated, truy cập ngày 25/02/2010 từ trang web 22. Nielsen (2009), Vietnam Pocket reference book 2009, HCM, Việt Nam. 23. Renee, Kim B (2006), Wal-Mart in Korea: Challenges of Entering a Foreign Market, Hanyang University, School of Business, Seoul Korea, tr. 3 – 7. 24. RNCOS (2008), Vietnam retail analysis 2008-2012, HCM, Việt Nam. 25. Tesco (2008), Tesco in Asia 2008, Korea. 26. Tổng cục Thống Kê (2009), Dân số và lao động 2009 27. Tổng cục thống kê (2010), Tình hình kinh tế xã hội quý I – 2010, truy cập ngày 17/4/2010 từ trang web: 28. Wal-mart Corporate (2010) truy cập ngày 20/02/2010 từ trang web 29. Wikipedia, Carrefour, truy cập ngày 25/2/2010 từ trang web 30. World Bank (2000), East Asia – recovery and beyond, Washington D.C, tr. 146-149 31. 7-Eleven (2010), truy cập ngày 05/02/2010 từ trang web MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx
Luận văn liên quan