Đề tài Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Song bên cạnh đó VĐT vào ngành CN còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải được tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư công nghiệp. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình thu hút VĐT vào ngành công nghiệp của Tỉnh Quảng Nam. Các phương pháp được sử dụng - Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích + Thống kê, điều tra, quan sát. + Phương pháp so sánh, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số. + Phương pháp phân tích – tổng hợp Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung vào phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc trưng của việc thu hút VĐT vào ngành CN , đánh giá tình hình thu hút VĐT vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013. Đồng thời đưa ra những mục tiêu, định hướng của tỉnh Quảng Nam về phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Qua đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào ngành công nghiêp tỉnh Quảng Nam.

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tong xã hội còn thấp, chưa có cơ chế chính sách thật sự hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là thu hút các nguồn vốn đầu tư của tầng lớp dân cư. Đây là nguồn vốn lớn tiềm năng cần được khai thác triệt để trong tương lai. Vốn huy động ác động của các đon vị kinh tế ngoài quốc doanh còn chưa có quy định thống nhất. - Nguồn vốn huy động từ nước ngoài còn hạn chế, vốn nước ngoài tuy có tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn chậm về tốc độ và khối lượng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 46 vốn đầu tư còn ít. Tỷ lệ vốn đầu ư nước ngài tực hiện được so với tổng vốn đăng ký chưa cao. Chính vì vì vậy, nguồn vốn này chưa thực sự phát huy hiệu quả nhiều cho phát triển kinh tế cua Tỉnh. Trong thời gian tới, cần tăng cường xúc tiến đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này. Tóm lại, từ thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2009-2013, cũng như qua kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong cả nước cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Quảng Nam vẫn phải có những nỗ lực vượt bậc để tăng cường thu hút VĐT. 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 2.4.3.1. Khách quan Do thời tiết tại Quảng Nam không thuận lợi, thời gian mưa kéo dài cả rải rác trong cả năm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, đặc biệt là những công trình xây dựng. Chế độ, chính sách của nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập, thay đổi, điều chỉnh thường xuyên, một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thiếu hoặc không đồng bộ chưa phù hợp hợp với thực tế do đó khi triển khai thực hiện còn nhiếu khó khăn Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát lãi suất ngân hàng thay đổi giữa các năm đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Một số dự án đầu tư phụ thuộc nhiều vào ngành vốn vay nên đã không chủ động được nguồn vốn, dẫn đến đầu tư không đảm bảo như đăng ký Sự cạnh tranh thiếu công bằng, bình đẳng trong thu hút vốn đầu tư giữa các đại phương trong vùng, nhất là các tỉnh, thành phố có lợi thế và tiềm năng hơn so với tỉnh Quảng Nam, làm giảm số các nhà đầu tư vốn đầu tư vào tỉnh. 2.4.3.2.Chủ quan - Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bộc lộ vấn đề khi việc lựa chọn phát triển ngành công nghiệp nào, lựa chon địa điểm xây dựng còn phụ thuộc vào lựa chon của nhà đầu tư và đề xuất của địa phương dẫn đến tình trạng quy hoạch chậm. - Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, nhưng từ khi thực hiện do trình độ quản lý ở các cấp các ngành còn hạn chế, đã làm cản trở gấy khó khăn cho các nhà đầu tư để đầu tư hoạt động kinh doanh. - Kết cấu hạ tầng CN chưa đồng bộ, vốn bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng CN, đặc biệt là CCN còn hạn chế. Công trình hạ tầng xã hội (nhà ở công nhân, các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ vui chơi, giải trí...) chưa được đầu tư phát triển đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 47 bộ với sự phát triển của các KCN. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án; CN hỗ trợ và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chậm phát triển. - Kêu gọi, xúc tiến đầu tư chưa thực sự có hiệu quả, việc giám sát đầu tư đối với các doanh nghiệp vào các CCN còn lỏng lẻo, chưa kiên quyết nên dẫn đến tình trạng nhiều dự án không triển khai hoặc chỉ chiếm dụng đất bán lại kiếm lời. Nhiều doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Một số cụm công nghiệp đặt thù cần được đầu tư phát triển lại thiếu cơ chế - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu CNH. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động tuy đã được quan tâm song chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển CN. - Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thật sự hấp dẫn. - Doanh nghiệp có trình độ công nghệ cũ còn phổ biến, công nghệ thiết bị chậm đổi mới, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới CN để giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. - Việc khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề mới chưa mạnh, chưa đồng đều, vẫn còn một số địa phương chưa thật sự quan tâm. - Một số khu, cụm công nghiệp tại các địa phương chưa có biện pháp xử lý môi trường triệt để gây ô nhiễm về khí thải, chất thải. - Kinh tế ngày àng tiếp cận với thương mại thế giới, trong cùng một môi trường cạnh tranh. Nhưng quy mô kinh tế Quảng Nam còn nhỏ, còn yếu về vốn đầu tư, công nghệ và khả năng quản lý.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 48 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Định hướng phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đấn năm 2025. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ trong gía trị sản phẩm ngày càng cao. - Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực như: công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, thức uốn, công nghiệp dệt may-da dày, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.. - Hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lợi của từng vùng để ưu tiên phát triển: + Đối với vùng Đông ( Vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo) đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhất là những ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp cơ khí làm ngành mũi nhọn kết hợp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách. Tập trung phát triển CN tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Huy động vốn đầu tư hoàn thành cơ sở hạ tầng ở các KCN: Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, cơ khí ô tô Chu Lai – Trưởng Hải, Đông Quế Sơn, Thuận Yên.để nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN. Đầu tư nâng cấp một số cụm CN ở các huyện, thành phố nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển cho cả vùng. Đây là vùng phát triển CN động lực của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và năm 2025. + Đối với vùng Tây ( vùng trung du, miền núi) : Phát triển CN chế biến nông- lâm sản, vật liệu xây dựnggắn với với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và có cơ chế chính sách để thu hút các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 49 doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào khu vực nông thôn, miền núi. Thu hút lao động tại địa phương vào làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn để nâng cao tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động, đảm bảo tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đối với các xã nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015. Tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp , ngành nghề tiểu thủ CN, làng nghề truyển thống như cơ khí, dệt, thổ cẩm, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại chỗ. Thúc đẩy xây dựng các nhà máy thủy điện theo quy hoạch. Từng bước hình thành các CCN chế biến nguyên liệu cao su, bột giấy và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung. - Xây dựng và hoàn chỉnh các cụm, KCN, kết hợp các khu dân cư, khu đô thị dịch vụ CN và kết cấu hạ tầng đồng bộ để phát triển các địa bàn kinh tế công nghiệp vùng động lực làm đầu tàu phát triển các vùng còn lại làm vệ tinh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động khu vực nông thôn, miền núi. - Tạo bước đột phát về công nghiệp , phát triển công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp có công nghệ cao, các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu, CCN, tổ chức xúc tiến đầu tư vào các khu, CCN, hạn chế xây dựng các cơ sở sản xuất ngoài khu, CCN nhằm thuận lợi hơn trong việc cung cấp kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả sản xuất và kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu đảm bảo phục vụ ngành công nghiệp chế biến . Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng tiêu dùng. 3.1.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam 3.1.2.1. Ngành công nghiệp khai khoáng - Định hướng phát triển : Ngừng xuất khẩu các khoáng sản thô, khuyển khích đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu, trước hết ưu tiên phục vụ cho các nhu các nhu cấu trong tỉnh, trong nước và tiến tới xuất khẩu. Công tác khai thác khoảng sản phải gắn liền với xây dựng nhà máy, chế biến sâu tại địa phương ( sản xuất thủy tinh, kính tấm từ cát trắng, chế biến sâu vàng). Khuyến khích đầu tư các dự án khai thác khoáng sản có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 50 xây dựng nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít hoặc không gấy ô nhiểm môi trường. Gắn việc khai thác, chế biến với việc xử lý triệt để chất thải, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ. Nguồn nguyên liệu khoáng sản ưu tiên phục vụ cho dự án đầu tư chế biến sâu như dự án nhà máy sản xuất thủy tinh mỹ nghệ và gia dụng, nhà máy sản xuất sợ thủy tinh, nhà máy sản xuất kính tấm, sợi cao cấp Việc phân bổ các cơ sở khai thác, chế biến phải gắn với thị trường, gần nguồn tài nguyên và xa các khu du lịch đã được quy hoạch. Đặc biệt là khu phố cố Hội An, đến tháp Mỹ Sơn Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khai khoáng , giá so sánh 2010 đến năm 2015 khoảng 4.019 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 10.450 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 6.618 tỷ đồng. 3.1.2.2. Ngành công nghiệp chế biến - Định hướng phát triển + Quy hoạch phát triển đối với từng ngành và từng vùng để phát triển công nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất nông- lâm- thủy sản tập trung với quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nguyên liệu như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện.Đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ chế biến lạc hậu, phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Tập trung phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh. Phát triển phải gắn với bảo với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. + Tập trung hình thành trung tâm cơ khí ô tô quốc gia tại KTTM Chu Lai, hình thành trung tâm dệt may tại Quảng Nam và hình thành vành đai cung cấp thực phẩm, chế biến cho các đô thị lớn đông dân cư ( KKTM Chu Lai, KKT Dung Quốc, KCN Điện Nam- Điện Ngọc) và các tỉnh thành phố lân cận. + Tiếp tục mở rộng về số lượng và chủng loại các loại sản phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến. Ưu tiên phát triển các dự án có trình độ công nghệ cao, trạng thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường EU và Bắc Mỹ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 51 + Kêu gọi đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dệt may, gia dày và ngành CN chế tạo. - Giá trị sản xuất của ngành CN chế biến ( giá so sánh năm 2010) đến năm 2015 khoảng 51.924 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 114.931 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 230.733 tỷ đồng. 3.1.2.3. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước khí đốt và xử lý rác thải - Định hướng phát triển: + Phát huy tối đa các nhà máy thủy điện đã có, xây dựng các nhà máy thủy điện theo quy hoạch, đúng tiến độ, kết hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh và đảm bảo về môi trường. + Phát triển nguồn năng lượng sạch, tái tạo ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời) tập trung tại thành phố Hội An và một số vùng có điều kiện thuận lợi, Khuyến khích sử dụng năng lượng điện từ, năng lượng mặt trời. + Hiện đại hóa hệ thống cấp nước sạch phục vụ tiêu dùng cho dân cư trong và ngoài tỉnh. Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các cụm, khu, các cơ sở công nghiệp để đảm bảo sản xuất. + Xây dựng các công trình xử lý rác thải tại các cụm, khu công nghiệp và xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn. - Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước khí đốt, xử lý rác thải ( Giá so sánh năm 2010 ) đến năm 2015 khoảng 5.176,9 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 12. 580 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 28.607 tỷ đồng. 3.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư theo các thời kỳ quy hoạch Tổng số vốn đầu tư cho toàn ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2011- 2025 là khoảng 169.366,146 tỷ đồng, chia ra như sau: - Giai đoạn 2011-2015: 51.125,946 tỷ đồng (30,19%). Giá trị sản xuất công nghiệp đến 2015 dự kiến đạt 25.250 tỷ đồng ( GCĐ 2010), tức giá trị tăng thêm là 15.120,44 tỷ đồng, thể hiện đoạn này muốn làm ra 1 đồng giá trị công nghiệp, phải bỏ ra gần 3,38 đồng vốn đầu tư. Chứng tỏ giai đoạn này chủ yếu là dùng sức người, chưa được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nên số vốn đầu tư cần thiết có cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 52 - Giai đoạn 2016-2020: 34.120,71 tỷ đồng (20,15%). Giá trị sản xuất công nghiệp) đến 2020 dự kiến đạt 55.200 tỷ đồng ( GCĐ 2010), tức giá trị tăng thêm là 29.950 tỷ đồng, thể hiện đoạn này muốn làm ra 1 đồng giá trị công nghiệp, bỏ ra chỉ 1,14 đồng vốn đầu tư. Giai đoạn này các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn được đầu tư đã đi vào sản xuất cho ra giá trị công nghiệp cao đồng thời việc áp dụng do chuyển đổi công nghệ cao đạt hiệu quả, đáp ứng kịp thời đại. Vốn đầu tư có hạ xuống do chỉ tập trung đầu tư mở rộng ở một số lĩnh vực quan trọng. - Giai đoạn 2021-2025: 84.119,49 tỷ đồng (49,66%). Giá trị sản xuất công nghiệp (GCĐ 2010) đến 2025 dự kiến đạt 111.000 tỷ đồng, tức giá trị tăng thêm là 55.800 tỷ đồng, thể hiện đoạn này muốn làm ra 1 đồng giá trị công nghiệp, bỏ ra khoảng 1,51 đồng vốn đầu tư. Chứng tỏ, giai đoạn này các lĩnh vực được đầu tư ở các giai đoạn trước đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Giai đoạn này chỉ tập trung cho đầu tư mới thêm ngành khí và mở rộng ở một số ngành mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm sạch góp phần quan trọng trong sự phát triển công nghiệp tỉnh. Nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 2011 - 2025 khoảng 169.366,146 tỷ đồng, trong đó cho các chuyên ngành công nghiệp khoảng 84.483 tỷ đồng; cho điện, nước và xử lý rác thải khoảng 33.343,146 tỷ đồng; cho cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề khoảng 51.540 tỷ đồng. Ngành điện tiếp tục triển khai và hoàn thành các dự án thuỷ điện bậc thang và thuỷ điện nhỏ và vừa nên giá trị đầu tư chiếm cao nhất. Được sự đồng ý của Chính phủ cho Tập đoàn dầu khí khảo sát, lựa chọn địa điểm tại Quảng Nam, đến giai đoạn 2021 - 2025 việc triển khai đầu tư được thực hiện với nguồn vốn đa phần của chủ mỏ (ngoài khơi) và Tập đoàn Dầu khí, với giá trị đầu tư tương đối lớn. 3.2. Giải pháp thu hút VĐT vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam 3.2.1. Đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp Tập trung huy động nguồn lực đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN trong Khu KTM Chu Lai, KCN Điện Nam- Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Quế Sơn và các KCN được nâng cấp lên từ các CCN gắn với thu hút có hiệu quả đầu tư để tránh lãng phí tài nguyên, đất đai. Rà soát lựa chọn các cụm công nghiệp thật sự phát huy hiệu quả để đầu tư hạ tầng đồng bộ nhằm thu hút đầu tư. Phát triển các cụm, các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 53 KCN trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Vệc phát triển các cụm, KCN phải gắn liền với phát triển hệ thống đô thị, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, đảm báo cân đối việc xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong và bên ngoài các cụm, các KCN. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng bên trong hàng rào các khu, CCN, càn ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm để phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào để tạo sự liên kết vùng, đồng thời tập trung đầu trung đầu tư hạ tầng xã hội ( nhà ở, bệnh viện, chợ, khu vui chơi..) để phát triển đồng bộ các hạ tầng khác, ưu tiên trước cho các KCN có sử dụng nhiều lao động. 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Rà soát, điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hường đào tạo phải gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển. Củng cố các trường và trung tâm dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp một số trường dạy nghệ hiện có với các trang thiết bị hiện đại. Có chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại Quảng Nam nói chung, trong đó có ngành công nghiệp Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhất là công nhân kỹ thuật bậc cao, sử dụng thiết bị hiện đại. Nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thành phố. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân, kỹ thuật. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp chủ đông phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2.3. Giải pháp về môi trường đầu tư Tập trung đồng bộ các biện pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Trước tiên cần công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo thứ tự đầu tư, nhóm dự án trọng điểm, nhóm dự án khuyến khích đầu tư , tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư. Để tập trung quyết liệt cho việc phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ cần có bộ phận chuyên trách đủ mạnh để xây dựng và hoàn thiện chính sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 54 Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ, lựa chọn những nhóm ngành cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn, chọn quỹ đất cho các KCN hỗ trợ làm điểm. Khuyến khích, hỗ trợ lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi về làm việc lâu dài tại các KCN, Khu KTM Chu Lai. Xem cải cách hành chính là khâu then chốt, tạo bước đột phát trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch. Cụ thể hóa toàn bộ thủ tục hành chính cần thiết mà nhà đầu tư phải thực hiện khi triển khai một dự án đầu tư, theo thứ tự các bước từ khi đăng ký dự án và thỏa thuận địa điểm đến khi được cấp phép đầu tư xây dựng . 3.2.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường Tập trung chỉ đọa và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý về môi trường trên địa bàn tỉnh, tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu, cụm CN, các cơ sở sản xuất hiện có để có phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng khu vực. Các dư án đầu tư sản suất công nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng. Có kế hoạch và kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiềm môi trường, cách xa các khu dân cư. Các dự án đầu tư mới, đặc biệt là sản xuất sản phẩm mới, bảo vệ môi trường là một yếu tố bắc buộc được thể hiện trong nội dung dự án khi thẩm định dự án. Đưa 100 % cơ sở sản xuất công nghiệp vào diện kiểm soát, thực hiện thành tra, kiểm tra về xử lý chất thải, nước thải bảo bệ môi trường. Khuyến khích và tạo điều kiện đổi mới công nghệ, hạn chế gây ô nhiểm môi trường trong qua trình sản xuất, nhất là đối với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, chế biến thủy sản, bột giấy, sản xuất vật liêu xây dưng Tăng cường triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp. Đối với các khu, CCN-TTCN, làng nghề tập trung cần nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, xây dựng giải pháp xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt để hạn chế nhiễm bẩn nguồn nước mặt, tổ chức quản lý việc xả nước thải vào nguồn nước, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trước mắt, bắt buộc và giám sát các nhà đầu tư hạ tầng khu, CCN phải thiế kế và trình trình thẩm định hệ thống thu gom và xử lý nước thải, phải xây dựng hệ thống đồng bộ với kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp và phải vận hành hệ thống ngay trước khi khu, CCN lấp đầy khoảng 30 %- 50% diện tích đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 55 3.2.5. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp và thị trường Xây dựng chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, kích cầu, sản xuất hàng xuất khẩuhỗ trợ cơ sở sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ để doanh nghiệp tìm kiếm phát triển thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao, nhất là hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài để các doanh nghiệp tim kiếm thị trường tiêu thụ. Khuyến khích và đào tạo điệu kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội ngành nghề trong phát triển TTCN nhằm xây dựng cộng đồng doanh nghiệp có tính bền vững, hỗ trợ và liên kết, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. 3.2.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thông quản lý tiêu chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa việc chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Khuyển khích phát triển các dịch vụ công nghệ xây dựng thị trường công nghệ. Hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ. Thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 56 3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công Đẩy mạnh công tác khuyến công và hoạt động có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ khuyến công. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức, tạo sự quan tâm chú ý đối với việc thành lập doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp nông thôn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, hước các hoạt động này thiết thực cho kêu gọi đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất đặc biệt các ngành nghề mới, thủ công mỹ nghệ và làng nghề, các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa ( bao gồm cả TTCN và làng nghề ). Huy động cả nguồn tài trợ cho công tác khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Xây dựng mạng lưới khuyến công ở các xã và kế hoạch dài hạn cho chương trình khuyến công. 3.2.8. Nâng cao năng lực bộ máy hành chính địa phương Tiếp tục nâng cao năng lực bộ máy hành chính các cấp theo hướng gọn nhẹ, nâng cao trình độ chuyên môn, tăng tính chuyên nghiệp cao, trong đó chú trọng đến công tác phân tích và dự báo Nghiên cứu và thực hiện theo lộ trình tiêu chuẩn ISO trong quản lý hành chính. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, cập nhật, phổ biến văn bản pháp luật mới, chính sách mới và nâng cao nhận thức cho cán bộ xã, huyện về chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, về những chính sách liên quan đến hội nhập. Nâng cao trình độ ngoài ngữ cho cán bộ cấp tỉnh và huyện. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế thàm vấn doanh nghiệp và các nhà khoa học trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế địa phương. 3.2.9 . Các giải pháp khác Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công nghiệp như: dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ vận tải, kho bãi, bốc xếp, dịch vụ thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ vệ sinh công nghiệp, dịch vụ khuyến công, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá. Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng, từng bước hình thành thị trường vốn; phát triển thị trường lao động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Thu hút VĐT vào nghành công nghiệp tỉnh Quảng Nam là một chính sách lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Với những giải pháp quản lý tích cực, chặc chẽ các ngành công nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh hàng hóa, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, là điệu kiện để Quảng Nam chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thứ XX ( Nhiệm kỳ 2010-2015 ) đã xác định “ Tập trung tạo đột phá để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực v tạo điệu kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư”. Vì vậy phát triển và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng – xã hội, tạo dựng môi trường pháp lý hoàn thiện, thông thoáng, cởi mở, đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến thu hút vốn đầu tư, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là những giải pháp cơ bản để Quảng Nam ngày càng thu hút vốn đầu tư hơn vào ngành công nghiệp. Nhằm khai thác có hiệu quả về nguồn lực để tạo bước chuyển biến căn bản về mọi mặt sớm đưa Quảng Nam thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước. Với những kinh nghiệm có được sau 14 năm xúc tiến kêu gọi đầu tư, vị trí địa lý thuận lợi, đồng thời tiếp tục hoàn thiện những mặt hạng chế băng những giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Quảng Nam sẽ là một địa chỉ tin cậy và hấp dấn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước 3.2. Kiến nghị Để thực hiện tốt những mục tiêu của đã đề ra, cần kiến nghị Trung ương và Tỉnh một đề xuất sau: - Trung ương có cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi, tăng thêm khoản ngân sách của Trung ương để phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề với mục tiêu tác động lớn và lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 58 - Trung ương khuyến khích các Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và dẫn luồng đầu tư FDI vào các dự án trọng điểm như: ngành khí, chế biến nông thủy sản cao cấp, dệt may - da giày; cơ kim khí và điện - điện tử;... - Trung ương đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư rộng rãi cho Tỉnh, cho Tỉnh ban hành các cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, chủ yếu là về đất đai, miễn giảm thuế thu nhập và thủ tục trình duyệt các dự án lớn. - Đề nghị Bộ Công Thương có cơ chế, chính sách đặc thù cho từng khu vực, địa phương để vận dụng trong phát triển công nghiệp. - Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo các Tổng Công ty trực thuộc đồng thời phối hợp, tác động các Bộ, ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi sớm đưa các dự án có quy mô lớn về Quảng Nam như các dự án về ngành Khí. - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối giữa các cấp ngành, địa phương trong tỉnh tạo sự tập trung thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch cũng như thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. - Huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là từ quỹ đất công làm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê Việt Nam 2. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 3. Báo cáo quy hoạch phát triển CN- TTCN tỉnh Quảng Nam đến 2020, có tính đấn 2025. 4. Các báo cáo khác có liên quan đến đề tài do phòng kinh tế ngành- sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam cung cấp. 5. Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Hoàng Thùy Linh K12AKTĐT trường Đại học Quy Nhơn 6. 7. www.dpiqnam.gov.vn 8. 9..Và một số khóa luận trên thư viện Đại học Kinh Tế - Đại học Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Võ Thị Bông Trang 60 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế iTrong quá trình học tập tại Trường đại học Kinh tế Huế, tôi đã được các Thầy Cô truyền đạt một tảng kiến thức thật vững chắc qua các môn học đại cương lẫn chuyên ngành để làm hành trang bước vào cuộc sống. Khi thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Nam, tôi đã được các anh chị trong Sở tạo điều kiện cho tôi bổ sung thêm kiến thức, giúp tôi có thể thấy rõ sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Quý thầy cô trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và cả kinh nghiệm sống quý báu thực sự rất hữu ích trong thời gian học tập và sau này. - Các cô, chú lãnh đạo, các anh chị tại Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Nam, đặc biệt là các anh chị công tác ở phòng kinh tế ngành của Sở đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của Nhà Trường. Và đặc biệt tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Lê Hiệp và anh Huỳnh Văn Mười- Phó phòng kinh tế ngành thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Quảng Nam - là người hướng dẫn trực tiếp, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tế vừa qua. Tuy nhiên với khả năng và trình độ còn hạn chế của một sinh viên, bước đầu đi vào thực tế còn bỡ ngỡ, nên Khóa luận tốt nghiệp này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ii đóng góp quý báu của các Thầy Cô và các anh chị ở sở kế hoạch và đầu tư Quảng Nam để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chúc Qúy anh chị ở Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Nam ,Quý thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Huế và Th.S Nguyễn Lê Hiệp luôn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Trân trọng cảm ơn Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện: Võ Thị Bông ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VĐT : Vốn đầu tư UBND : Ủy ban nhân dân KCN : Khu công nghiệp KKTM : Khu kinh tế mở KTM : Khu thương mại TTCN : Tiểu thủ công nghiệp DV : Dịch vụ XD : Xây dựng CN : Công nghiệp NLTS : Nông lâm thủy sản LĐ : Lao động CB-CC-VC : Cán bộ-công chức- viên chức CCN : Cụm công nghiệp QHPT : Quy hoạch phát triển CCN : Cụm công nghiệp ĐA ̣I H Ọ KI NH TÊ ́ HU Ế iv MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1 3.Nội dung và phạm vi nghiên cứu .................................................................................2 4.Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2 4.1.Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ................................2 4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................3 4.3.Tổng hợp và xử lý tài liệu .........................................................................................3 4.4. Phương pháp phân tích .............................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................4 1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................4 1.1.1. Vốn đầu tư .............................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư .........................................................................................4 1.1.1.2. Đặc trưng của vốn đầu tư ...................................................................................4 1.1.1.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư.......................................................................6 a. Nguồn vốn trong nước .................................................................................................6 b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài .....................................................................................8 1.1.2. Lý luận chung về công nghiệp............................................................................10 1.1.2.1. Khái niệm ngành công nghiệp..........................................................................10 1.1.2.2. Phân loại công nghiệp ......................................................................................10 1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư đối với ngành công nghiệp ............................................11 1.1.3.1. Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân.....................................................................................................................11 1.1.3.2. Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................12 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế v1.1.3.3. Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp ..........................13 1.1.3.4. Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động ...........................................13 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp...............14 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................15 1.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009- 2013 ...............................................................................................................................15 1.2.2. Tình hình thu hút VĐT vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 ...................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM..................................................................................18 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................18 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam....................................................18 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................18 Quảng Nam nằm ở vào vị trí trung độ của đất nước .....................................................18 - Phía bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành Phố Ðà Nẵng.........................................18 2.1.1.2. Địa hình ............................................................................................................18 2.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................18 2.1.1.4. Thuỷ văn ...........................................................................................................19 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................19 2.1.2.1. Tài nguyên đất ..................................................................................................19 2.1.2.2.. Tài nguyên thủy sản.........................................................................................20 2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.....................................................................................20 2.1.2.4. Về lâm nghiệp...................................................................................................20 2.1.3. Nguồn nhân lực ...................................................................................................21 2.1.3.1. Dân số- lao động...............................................................................................21 2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng- kỹ thuật..................................................................................23 2.1.4. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013.........................25 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam....................................................................................................................28 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế vi 2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................28 2.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................................28 2.2. Thực trạng thu hút VĐT vào ngành Công Nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013......................................................................................................................29 2.2.1. Tình hình phát triển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................29 2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư vốn cho phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013 .............................................................................................................32 2.2.3. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013..............33 2.2.3.1. Quy mô vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2013 phân theo nguồn vốn ............................................................................................33 2.2.3.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 .............................................................................................36 2.2.3.3. Tình hình thu hút Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 .............................................................................................................40 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút VĐT để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam....................................................................................................................43 2.3.1. Vị trí chiến lược...................................................................................................43 2.3.2. Kết cấu hạ tầng ....................................................................................................43 2.3.3. Nguồn nhân lực ...................................................................................................43 2.3.4. Chính sách thu hút đầu tư ....................................................................................43 2.3.5. Chất lượng cuộc sống ..........................................................................................44 2.4. Đánh gía kết quả thu hút VĐT vào ngành Công Nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013......................................................................................................................44 2.4.1. Những đánh giá tích cực trong việc thu hút VĐT vào ngành CN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 .............................................................................................44 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại ..............................................................................................45 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ..........................................................................................46 2.4.3.1. Khách quan .......................................................................................................46 2.4.3.2.Chủ quan............................................................................................................46 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế vii CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM.....................................................48 3.1. Định hướng phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 .................................................48 3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đấn năm 2025. ......................................................................................................................48 3.1.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam..........................49 3.1.2.1. Ngành công nghiệp khai khoáng ......................................................................49 3.1.2.2. Ngành công nghiệp chế biến ............................................................................50 3.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư theo các thời kỳ quy hoạch .................................................51 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ...................................................................53 3.2.3. Giải pháp về môi trường đầu tư...........................................................................53 3.2.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường ..........................................................................54 3.2.5. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp và thị trường............................................55 3.2.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ...................................................................55 3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công ......................................................................56 3.2.8. Nâng cao năng lực bộ máy hành chính địa phương ............................................56 3.2.9 . Các giải pháp khác..............................................................................................56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................57 3.1. Kết luận...................................................................................................................57 3.2. Kiến nghị ................................................................................................................57 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2009-2013....................15 Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013...................17 Bảng 3: Dự báo dân số, tình hình lao động của tỉnh Quảng Nam.................................23 giai đoạn 2012-2020 ......................................................................................................23 Bảng 4: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế ......................................................................................................26 Bảng 5: So sánh tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế ....................................................................26 Bảng 6: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 ..........................27 theo giá cố định 2010 ....................................................................................................27 Bảng 7 : Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.....................32 giai đoạn 2009-2013 ......................................................................................................32 Bảng 8 : Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013......................................................................................................................32 Bảng 9 : Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 phân theo ngồn vốn .......................................................................................................33 Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam.......................35 giai đoạn 2009-2013 phân theo nguồn vốn ...................................................................35 Bảng11 : Vốn đầu tư vào các nhóm ngành Công nghiệp tỉnh Quảng Nam ..................36 giai đoạn 2009-2013 ......................................................................................................36 Bảng 12: Cơ cấu VĐT vào các nhóm ngành Công nghiệp tỉnh Quảng Nam................36 giai đoạn 2009-213 ........................................................................................................36 Bảng 13: So sánh tốc độ thu hút VĐT vào các nhóm ngành CN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 .............................................................................................................37 Bảng 14 : Hiện trạng các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013......41 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 1 : Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam năm 2009 ( biểu đồ a) và năm 2013 ( biểu đồ b)...........................................................................33 Biểu đồ 2 : Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam ..............................34 giai đoạn 2009-2013 .....................................................................................................34 Biểu đồ 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp khai khoảng của Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013 .........................................................................38 Biểu đồ 4 : Cơ cấu vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp ................................39 tỉnh Quảng Nam năm 2013............................................................................................39 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế xTÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Song bên cạnh đó VĐT vào ngành CN còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải được tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư công nghiệp. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình thu hút VĐT vào ngành công nghiệp của Tỉnh Quảng Nam. Các phương pháp được sử dụng - Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích + Thống kê, điều tra, quan sát. + Phương pháp so sánh, phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu, phân tích chỉ số. + Phương pháp phân tích – tổng hợp Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung vào phân tích và làm rõ các khái niệm, đặc trưng của việc thu hút VĐT vào ngành CN , đánh giá tình hình thu hút VĐT vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009-2013. Đồng thời đưa ra những mục tiêu, định hướng của tỉnh Quảng Nam về phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp. Qua đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào ngành công nghiêp tỉnh Quảng Nam. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế xi ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆP TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện : Võ Thị Bông Lớp : K44 A KHĐT Niên khóa : 2010-2014 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Huế, tháng 5 năm 2014 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_thi_bong_7321.pdf