LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh giữa các công ty diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. Đối với một công ty ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ thì việc duy trì hoạt động kinh doanh có lãi là vô cùng khó khăn.
Thực tế cho thấy, các công ty làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả là do không tìm được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm không những ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, mà còn làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng tới việc sản xuất hàng hoá, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển. Tuy hàng năm doanh thu của công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá nhưng vẫn còn một số hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh và là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Vậy làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị công ty cũng như sinh viên khoa Quản trị kinh doanh. Do đó trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH em đã chọn đề tài: “Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
Em hy vọng với đề tài này sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty và giải đáp thắc mắc bấy lâu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu biết về các công việc của bộ phận tiêu thụ trong 1 công ty có những thuận lợi và khó khăn gì. Từ đó em sẽ có kinh nghiệm cho công việc sau này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phòng kinh doanh của Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu từ tài liệu của công ty.
5. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có 3 phần chính:
Phần I: Những vấn lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của công ty trong nền kinh tế thị trường.
Phần II: Tổng quan về Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH
Phần III: Khảo sát và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Tân Hưng Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội.
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các công ty lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà công ty thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các công ty khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của công ty nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của công ty và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của công ty. Điều đó cho thấy công ty không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của công ty trên thị trường.
Mục tiêu cao nhất của công ty là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì công ty phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả công ty phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của công ty.
3. Cơ cấu mặt hàng.
- Mặt hàng điện lạnh: Máy điều hòa, Bình nước nóng, Máy lọc nước, Các loai quạt, Tủ lạnh, Máy phát điện
- Mặt hàng điện gia dụng:Bàn là, Bếp ga, Máy giặt, Máy hút bụi, Nồi cơm điện, Máy rửa chén, Lò vi sóng, Lò nướng, Bếp từ-lẩu điện, Máy lọc nước, Máy xay sinh tố, Máy ép trái cây,…
4. Các biện pháp quảng cáo.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.
Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các công ty.
Công ty đã quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng … để quảng cáo sản phẩm của mình.
5. Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng.
Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các công ty, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Công ty thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau:
Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa công ty và người tiêu dùng không qua trung gian, công ty tự tổ chức tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ của mình.
Kênh ngắn: là kênh trong đó công ty sử dụng một người trung gian là người bán lẻ.
Kênh dài: là kênh có từ hai người trung gian trở lên trong phân phối.
Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ mà công ty đang theo đuổi, vào nguồn lực của công ty, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh.
Để làm tốt việc phân phối công ty cần đảm bảo văn minh lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng. hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản của công ty và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng doanh thu của công ty.
6. Các đối thủ cạnh tranh.
Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh cũng tác động rất lớn đến khách hàng trung thành của công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Các siêu thị điện máy như: Siêu thị chợ lớn, siêu thị Viettronimex, siêu thị Nguyễn kim, siêu thị Ebest,…
Tất cả các đối thủ này đều có lợi thế là quy mô lớn hơn, các mặt hàng đa dạng hơn so với công ty. Nhưng công ty lại có được lợi thế là thành lập sớm hơn do đó công ty đã có uy tín trên thị trường tại Đà Nẵng.
Các đối thủ gián tiếp: hệ thống các siêu thị trên địa bàn TP như: siêu thị BigC, siêu thị Metro, siêu thị Coppmax,…
Các siêu thị này đều có gian hàng tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh. Tuy nhiên họ không tập trung nên việc cạnh tranh cũng bớt gay gắt hơn.
7. Hành vi người tiêu dùng.
Sản phẩm của công ty phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường.
8. Phương thức thanh toán.
Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,... Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
9. Uy tín của doanh nghiệp.
Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
10. Thị trường của công ty
Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.
VII. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
1.Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty.
Đây là yêu cầu biểu hiện mặt kinh tế và biểu hiện mặt lượng kết quả công tác bán hàng của công ty. Lợi nhuận cao là mục tiêu trực tiếp của công ty, giưa tăng doanh số và tăng lợi nhuận không phải luôn luôn đồng hướng . Nói chung tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh số không luôn luôn cùng tỷ lệ. Thật vậy doanh số không chỉ phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và giá thành sản phẩm hàng hóa. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, cái mà công ty cần, quan tâm hàng đầu không phải là mức lợi nhuận tối đa trong một đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận. Mặt khác doanh số và lợi nhuận của công ty còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm hàng hóa nó tiêu thụ, vào các chính sách kinh tế vỉ mô của nhà nước.
2. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo phát triển thị phần của công ty.
Tiêu thụ hàng hóa nhằm mở rộng thị trường, khám phá những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Mức độ thực hiện yêu cầu này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó tập trung nhất là công ty phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thật vậy, để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa trên thị trường, mở rộng thị trường cho mình và loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì công ty cần phải có những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của mình: Lợi thế chi phí, lợi thế kinh nghiệm, lợi thế về quy mô, mẫu mã , kiểu dáng, giá bán. Khi công ty đã có những lợi thế đó thì cần phải phát huy một cách tối đa trước đối thủ cạnh tranh và không ngừng hạn chế hay đi trước lợi thế cạnh tranh của đối thủ, có như vậy mới ngày càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa cuả công ty. Từ đó làm tăng thị phần của công ty trên thi trường.
3. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo tăng tài sản vô hình cho công ty.
Tài sản vô hình của công ty ở đây tập trung vào việc làm tăng uy tín, tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm hàng hóa của công ty. Điều này thể hiện ở nhiều yếu tố trong đó biểu hiện trực tiếp ở hoạt động tiêu thụ của công ty và phù hợp của sản phẩm hàng hóa mà công ty bán ra với yêu cầu của khách hàng: gồm mạng lưới bán, chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng, cách thức bán hàng, trách nhiệm đến đâu khi hàng hóa đã được bán. Khách hàng sẽ có thiện cảm hay ác cảm đối với sản phẩm của công ty, mỗi khi nhắc tới công ty. Xét về lâu dài, chính nhờ xây dựng phát triển tài sản vô hình đã tạo nên cơ sở nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
4. Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng.
Khi tiêu thụ song hàng hóa, không có nghĩa công ty hết trách nhiệm đối với hàng hóa đó. Việc tiêu thụ hàng hóa kế tiếp có thuận lợi hay không phụ thuộc vào việc thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng đến đâu. công ty phục vụ khách hàng đảm bảo về chất lượng hàng hóa chủng loại, số lượng, phong cách phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa của công ty.
Khi hàng hóa được tiêu thụ nhiều có nghĩa là công ty đã thực hiện tốt dịch vụ đối với khách hàng, tạo niềm tin đối với khách
VIII. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ doanh thu từ các mặt hàng của Công ty sau một năm hoạt động. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để đánh giá dự thành công hay thất bại của Công ty trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của Công ty càng cao có nghĩa là hoạt động tiêu thụ sản phẩm đang rất tốt, còn nếu doanh thu năm sau thấp hơn năm trước thì hoạt động tiêu thụ đang suy giảm cần có biện pháp khắc phục.
Phân tích hoạt động tiêu thụ hàng hóa giúp nhà quản trị biết được thế mạnh của Công ty, cũng như những hạn chế yếu kém mà Công ty cần giải quyết khắc phục. Qua đó ban lãnh đạo Công ty sẽ có chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo tái đầu tư mở rộng tăng thị phần.
1. Đánh giá mức tăng giảm của doanh thu bán hàng trong Công ty qua 3 năm (2008, 2009, 2010).
Bảng doanh thu của công ty
Đvt: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2009 so với 2008
2010 so với 2009
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng
doanh thu
4196
100
4621
100
5837
100
425
10,13
1216
26,31
DT từ hoạt
động kinh
doanh TM
2196
52,33
2487
53,82
2862
49,04
281
13,25
375
15,08
DT từ hoạt động khác
2000
47,67
2134
46,18
2975
50,96
134
6,7
841
39,41
Qua bảng số liệu ta có thể thấy:
Năm 2009 tổng doanh thu của Công ty là 4621 triệu đồng tăng 425 triệu đồng tỷ lệ tăng là 10,13% so với năm 2008. Đây là một sự tăng trưởng rất tốt nhằm củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Có được kết quả khả quan như vậy là do Công ty đã phát triển được cả hoạt động kinh doanh thương mại và hoạt động đầu tư khác của mình.
Năm 2009 doanh thu từ hoạt động đầu tư là 2134 triệu tăng 134 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,7% so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 46,18% làm cho tổng doanh thu tăng 134 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư tăng là do thời kì này công ty nhập thêm một số sản phẩm có mầu sắc, mẫu mã khác nhau, thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, vì thế sản phẩm bán ra tăng rất nhiều. Ngoài ra trong năm này công ty áp dụng hình thức bán hàng trả chậm, đây là hình thức bán hàng mới kích thích việc tiêu thụ hàng hóa, nhưng mới chỉ áp dụng cho những khách hàng quen, thân thiết của Công ty.
Năm 2009 doanh thu từ hoạt động thương mại là 2487 triệu tăng 281 triệu với tỷ lệ tăng 13,25% so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 53,82% làm cho doanh thu của Công ty tăng 281 triệu đồng.
Doanh thu từ hoạt động thương mại tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 13,25% là do thời kì này nhu cầu về một số mặt hàng Công ty kinh doanh tăng mạnh như phụ tùng ô tô, thiết bị thi công cơ giới, dây điện. Ngoài nhu cầu của thị trường tăng nên thì Công ty cũng có thêm một số bạn hàng mới, làm cho việc tiêu thụ hàng hóa tăng cao đem lại sự thành công cho Công ty.
Năm 2010 so với năm 2009 tổng doanh thu tăng 1216 triệu đồng tỷ lệ tăng là 26,31%. Đây là một tỷ lệ tăng rất nhanh chứng tỏ hoạt động đầu tư cũng như việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty rất tốt đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 2975 triệu tăng 841 triệu tỷ lệ tăng là 39,41%, chiếm tỷ trọng 50,96% tăng 4,78% (46,18% – 50,96%) so với 2009 làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng 841 triệu. Đây là lần đầu tiên doanh thu từ hoạt động đầu tư vượt qua doanh thu từ hoạt động thương mại. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang đầu tư hiệu quả.
Năm 2010 có thể nói là năm hoạt động đầu tư phát triển rất nhanh kể từ khi thành lập Công ty, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho doanh thu từ hoạt động đầu tư tăng nhanh với tỷ lệ tăng là 39,41%.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại năm 2009 cũng đạt được những thành công to lớn góp phần vào việc phát triển của Công ty. Trong năm 2010 doanh thu từ hoạt động thương mại là 2862 triệu đồng tăng 281 triệu với tỷ lệ tăng là 15,08% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 49,04% làm tổng doanh thu của công ty tăng 281 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động thương mại tăng là do Công ty luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa, giao hàng đúng hẹn, nhất là mức giá của công ty luôn hấp dẫn hơn so với các đơn vị khác vì thế việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty vẫn diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thương mại sẽ có xu hướng giảm dần trong tổng doanh thu của Công ty vì hoạt động đầu tư của Công ty vẫn là chính và Công ty sẽ tập chung mạnh vào lĩnh vực này.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2009 so với 2008
2010 so với 2009
SL
%
SL
%
Tổng doanh thu
4196
4621
5837
425
10,13
1216
26,31
Tổng chi phí
3653
3993
5069
340
9,31
1076
26,95
LN
543
628
768
85
15,65
140
22,29
Nhờ quá trình phát triển đa dạng hóa sản phẩm đã thúc đẩy quá trình kinh doanh, làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại cũng rất thành công bởi sự năng động của phòng kinh doanh cũng như của lãnh đạo Công ty. Từ kết quả đó làm cho tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm.
Năm 2010 doanh thu của công ty đạt 5837 triệu đồng tăng 1216 triệu đồng với tỷ lệ tăng 26,31%. Như vậy doanh thu của công ty đã có sự tăng nhanh trở lại, đây là một dấu hiệu rất tốt chứng tỏ rằng Công ty có khả năng đứng vững trên thị trường. Có được sự thành công như vậy là do có sự lỗ lực cố gắng rất lớn của lãnh đạo Công ty cũng như của công nhân viên. Lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Mặc dù doanh thu của Công ty liên tục tăng nhưng chi phí của Công ty cũng tăng đáng kể, làm giảm lợi nhuận của Công ty.
Năm 2009 tổng chi phí của Công ty là 3993 triệu đồng tăng 340 triệu so với năm 2008, tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí là 9,31% thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu vì vậy việc quản lí chi phí của Công ty là tốt không bị lãng phí.
Năm 2010 tổng chi phí của Công ty là 5069 triệu đồng tăng 1076 triệu so với 2009. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí mạnh như vậy là do năm 2010 Công ty sản xuất thêm mặt hàng mới, đó là loại áo mưa dành cho hai người. Tuy nhiên tỷ lệ tăng tổng chi phí trong năm này là rất cao đạt 26,95% cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu chứng tỏ rằng Công ty đã gây lãng phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Lãnh đạo Công ty cần xem xét lại và có biện pháp thích hợp sử lí để hoạt động kinh doanh đem lại kết quả cao nhất.
Về chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm của Công ty không ngừng tăng lên tạo đIều kiện cho Công ty phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Năm 2009 lợi nhuận Công ty là 628 triệu tăng 85 triệu với tỷ lệ tăng 15,65% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận đạt được là 768 triệu đồng tăng 140 triệu với tỷ lệ tăng là 22,29%. Điều này cho thấy Công ty không những bảo toàn được vốn mà còn có lãi với tỷ lệ tăng khá cao. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào số tuyệt đối của chỉ tiêu lợi nhuận thì không thể nói khi con số tăng thì hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng được. Bởi vì khi doanh thu của Công ty hàng năm lớn nhưng chi phí cũng tăng tương ứng hay tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng doanh thu thì số tuyệt đối lợi nhuận tăng nhưng rõ ràng không hiệu quả.
Như vậy sau hơn 5 năm thành lập và hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty đã từng bước khẳng định dược vị trí của mình, tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty liên tục tăng qua các năm. Đây cũng là thành tích phản ánh sự tăng trưởng và phát triển của Công ty.
Bảng cân đối kế toán
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
A. Tổng tài sản
1.574.756
1.603.269
1.733.224
I. Tài sản ngắn hạn
1.367.559
1.428.149
1.587.794
Tiền và các khoản tương đương tiền
10.776
46.446
53.731
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
27.090
13.772
12.826
Các khoản phải thu ngắn hạn
937.742
1.019.577
1.174.782
Hàng tồn kho
348.589
313.193
311.160
Tài sản ngắn hạn khác
43.363
35.210
35.296
II. Tài sản dài hạn
207.197
175.120
143.430
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
44.373
31.230
30.610
Tài sản cố định
152.002
137.583
112.326
Tài sản dài hạn khác
10.822
6.307
2.494
B. Tổng nguồn vốn
1.574.756
1.603.269
1.733.224
I. Nợ phải trả
893.020
885.510
950.099
Nợ ngắn hạn
708.836
869.213
939.476
Nợ dài hạn
184.185
16.296
10.623
II. Vốn chủ sở hữu
673.233
707.446
771.150
Vốn chủ sở hữu
651.269
689.879
766.243
Nguồn kinh phí và quỹ khác
21.965
17.567
4.907
IX. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH:
Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá nhằm nhận định trạng thái tài chính của công ty.
Biết tính toán và sử dụng các thông số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các thông số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Thông số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
1. Thông số khả năng thanh toán:
Các thông số khả năng thanh toán được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không
Thông số khả năng thanh toán được hiểu như việc công ty có tiền và các tài sản có khả năng chuyển hóa ra tiền mặt để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời chúng ta cũng xem xét mối tương quan giữa một bên là tài sản có tính sinh lợi thấp, có thể chuyển hóa nhanh thành tiền và một bên là các khoản nợ với phí tổn thấp nhưng ngươi đi vay phải thường xuyên đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trá nợ bằng cách chỉ ra quy mô các tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ mà tài trợ vốn ngắn hạn với thời hạn phù hợp.
Có hai thông số cơ bản đó là.
a. Khả năng thanh toán hiên thời.
Khả năng thanh toán hiện thời bàng tổng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn. Thông số này đo lường khả năng của công ty trong việc đối phó các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn.
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
b. Khả năng thanh toán nhanh.
Thông số này chính xác hơn so với khả năng thanh toán hiện thời bằng cách nó loại ra khỏi tái sản phần giá trị hàng tồn kho để lại tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền cao. Khả năng thanh toán nhanh cung cấp một công cụ đo lường khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời.
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
CÁC THÔNG SỐ
CÔNG THỨC
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
Khả năng thanh toán hiện thời
TỔNGTSNH/TỔNGNNH
1.93
1.64
1.69
Khả năng thanh toán nhanh
TỔNG TSNH-(HÀNG TỒN KHO+TSNH KHÁC) / TỔNG NỢ NH
1.37
1.43
1.59
Bình quân ngành là 1.72
Phân tích:
Ta thấy Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp hơn bình quân ngành vì thế công ty không có khả năng trả nợ trong ngắn hạn cao. Công ty không thể đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời năm 2010 tăng so với năm 2009 chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty cao và cũng là dấu hiệu tốt cho công ty.
Khả năng thanh toán nhanh năm 2009 tăng so với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm 2008 và năm 2009, cho thấy khả năng chi trả của công ty là rất lớn, khả năng thanh toán nợ của công ty tăng lên và mức độ rủi ro trong kinh doanh có xu hướng giảm do nguồn tài sản cũng như các nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm.
2. Thông số nợ(TSN):
a. Thông số nợ trên vốn chủ (D/E).
Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số này cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu so với tìa trợ bằng vốn chủ, hay nói cách khác là một đồng vốn chủ đang tài trợ cho ban nhiêu đồng vốn vay.
D/E càng thấp càng an toàn với chủ nợ. Thông thường các chủ nợ muốn thông số này càng thấp vì tỷ lệ này càng thấp thì mức tài trợ của cổ đông càng cao, như vậy lớp đệm an toàn bảo vệ các chủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản bị giảm hay bị thua lỗ càng cao. Tuy nhiên người sử dung lại tháy mức đòn bẫy này cao sẽ tạo cơ hội cho sự tăng trưởng.
b. Thông số nợ trên tài sản (D/A)
Thông số này cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu so với tổng tài sản công ty hay nói cách khác là bao nhiêu % tài sản được tài trợ bằng vốn vay.
D/A càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.
CÁC THÔNG SỐ
CÔNG THỨC
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
TSN/VỐN CHỦ(D/E)
TỔNG NỢ/VCSH
1.33
1.25
1.23
TSN/TÀI SẢN(D/A)
TỔNG NỢ/TỔNG TÀI SẢN
0.57
0.55
0.55
Ta thấy thông số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) và thông số nợ trên tài sản (D/A) giảm dần qua các năm đây là dấu hiệu an toàn đối với các chủ nợ. Năm 2010 D/E là 1.23 trong khi đó năm 2008 là 0.33. Bên cạnh đó D/A cũng giảm năm 2008 là 0.57 qua năm 2010 thi chỉ còn lại là 0.55. Điều này cho ta thấy công ty đang phát triển về mặt tài chính.
3. Khả năng sinh lợi
Các thông số
Công thức
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
LNRÒNG BIÊN
LN RÒNG/ DOANH THU
0.13
0.14
0.13
THUNHẬP TRÊNTÀI
SẢN(ROA)
LN RÒNG/ TỔNG TÀI SẢN
0.34
0.39
0.44
THUNHẬP TRÊNVCSH(ROE)
LN RÒNG/VCSH
0.8
0.88
0.99
Phân tích:
Công ty có tình hình tài chính khá tốt. Lợi nhuận tăng qua các năm.
ROE và ROA năm 2010 tăng nhưng tốc độ chậm là do Công ty huy động thêm vốn để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo.
ROA: Tăng qua các năm, năm 2008 là 0.34 % năm 2010 đạt 0.44%. Cho thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty rất hiêu quả.
ROE: Thu nhập trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 từ 0.8% lên đến 0.88%. Qua năm 2010 ROE tiếp tục tăng đạt 0.99%. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định.
Lợi nhuận ròng biên tăng từ năm 2008 lên năm 2009 và giảm đến năm 2010. Năm 2009 là 0.14, năm 2010 giảm còn 0.13. Tuy nhiên lợi nhuận ròng biên giảm với tốc độ chậm chứng tỏ công ty đang cố gắng nổ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động.
4. Phân tích khối
Tất cả các khoản mục trong CĐKT được chia cho tổng tài sản.
Ý nghĩa: Việc biểu diễn các khoản mục trong báo cáo tài chính theo tỷ lệ % trên tổng số giúp các nhà phân tích thấy được xu hướng thay đổi về mặt cấu trúc.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
A. Tổng tài sản
100%
100%
100%
I. Tài sản ngắn hạn
87%
89%
92%
Tiền và các khoản tương đương tiền
1%
3%
3%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
2%
1%
1%
Các khoản phải thu ngắn hạn
60%
64%
68%
Hàng tồn kho
22%
20%
18%
Tài sản ngắn hạn khác
3%
2%
2%
II. Tài sản dài hạn
13%
11%
8%
Các khoản phải thu dài hạn
3%
2%
2%
Tài sản cố định
10%
9%
6%
Tài sản dài hạn khác
1%
0%
0%
B. Tổng nguồn vốn
100%
100%
100%
I. Nợ phải trả
57%
55%
55%
Nợ ngắn hạn
45%
54%
54%
Nợ dài hạn
12%
1%
1%
II. Vốn chủ sở hữu
43%
44%
44%
Vốn chủ sở hữu
41%
43%
44%
Nguồn kinh phí và quỹ khác
2%
1%
0%
Phân tích:
- Biến động của tài sản:
+Tài sản ngắn hạn:
Qua bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty năm 2009 tăng 2% so với năm 2008 nhưng tài sản dài hạn lại có khuynh hướng giảm 2% cho thấy công ty đang đầu tư vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn để mở rộng quy mô tài sản dài hạn.
=>Qua quá trình phân tích đã thể hiện, trong năm 2010, tài sản ngắn hạn đã tăng lên. Như vậy, ta có thể thấy qua năm 2010, công ty đã mở rộng các khoản bán tín dụng để lôi kéo khách hàng, điều này công ty đã thành công khi doanh thu thuần của năm 2010 tăng lên so với năm 2008, đây là một điều rất cố gắng của công ty, vì trong năm 2010 đã có rất nhiều sự biến động về giá và chất lượng đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực này.
+Tài sản dài hạn
Ngược lại tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 nhưng tài sản dài hạn lại giảm 3% cho thấy công vẫn tiếp tục đầu tư và hoạt động kinh doanh ngắn hạn để mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.
=>Qua phân tích ở trên, ta thấy chủ yếu là tài sản cố định của công ty thay đổi, năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2010 giảm so với năm 2009, cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường, qui mô kinh doanh đã được mở rộng, điều này cũng chứng tỏ là là chi phí xây dựng cơ bản dở dang qua 2 năm đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong khi đó công ty lại giảm đi các khoản phải thu dài hạn, vì thế công ty sẽ không bị chiếm dụng vốn lâu.
- Biến động của nguồn vốn:
Nguồn vốn công ty được hình thành chủ yếu từ vốn tự có của công ty. Nợ hiện tại của công ty chiếm trên 50% tổng nguồn vốn (Nợ phải trả năm 2008 chiếm 57% tổng nguồn vốn, năm 2009 nợ phải trả chiếm 55% tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 55%). Nợ ngắn hạn tăng và dài hạn giảm dần qua các năm. Các khoản nợ của công ty giảm qua các năm, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng phát triển ổn định.
5. Phân tích chỉ số
Các thông tin trên bảng năm gốc là 100% các khoản mục của các năm còn lại bằng giá trị % so với năm gốc.
Ý nghĩa: Việc phân tích báo cáo tài chính theo chỉ số giúp ta thấy được mọi sự thay đổi của công ty trong mọi thời gian.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
A. Tổng tài sản
100%
102%
110%
I. Tài sản ngắn hạn
100%
104%
116%
Tiền và các khoản tương đương tiền
100%
431%
499%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
100%
51%
47%
Các khoản phải thu ngắn hạn
100%
109%
125%
Hàng tồn kho
100%
90%
89%
Tài sản ngắn hạn khác
100%
81%
81%
II. Tài sản dài hạn
100%
85%
69%
Các khoản phải thu dài hạn
100%
70%
69%
Tài sản cố định
100%
91%
74%
Tài sản dài hạn khác
100%
58%
23%
B. Tổng nguồn vốn
100%
102%
110%
I. Nợ phải trả
100%
99%
106%
Nợ ngắn hạn
100%
123%
133%
Nợ dài hạn
100%
9%
6%
II. Vốn chủ sở hữu
100%
105%
115%
Vốn chủ sở hữu
100%
106%
118%
Nguồn kinh phí và quỹ khác
100%
80%
22%
Phân tích:
Trong cấu trúc tài sản chúng ta thấy TSNH tăng điều đó chứng tỏ khả năng chuyển hóa tiền mặt của công ty trong thời gian ngắn là rất dễ dàng.
Trong cấu trúc TSDH chúng ta lại thấy một dấu hiệu không khả quan đó chính là TSDH đang có xu hướng giảm dần điều này thể hiện sự chú trọng của công ty và đầu tư đổi mới tài sản ngắn hạn giúp cho cơ sở vật chất của công ty ngày càng tăng trưởng và qui mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.
Qua phân tích thấy nguồn vốn có khuynh hướng tăng dần nguyên nhân có thể do đầu tư vào tài sản ngắn hạn nên công ty có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng và trong tương lai thì nguồn vốn sẽ tăng lên.
Kết luận:
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển về quy mô lẫn doanh số, đó không chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh mà còn cần phải có những phân tích tài chính đúng đắn để có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của công ty. Qua việc phân tích tài chính của Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH, ta thấy được tầm quan trọng của quản trị tài chính. Từ việc phân tích tài chính thì ta mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý nguồn vốn, đồng thời tìm ra những khả năng tiềm tàng về vốn của công ty. Phân tích báo cáo tài chính cung cấp được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động và tình hình tài chính của công ty. Qua bài phân tích cho ta thấy được tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh toán nợ của công ty. Từ đó công ty có thể đánh giá được hiểu quả, lợi nhuận mà mình đạt được. Bên cạnh đó công ty có thể đưa ra chính sách cải thiện hợp lý, khắc phục những khó khăn và nâng cao lợi thế của công ty.
PHẦN 3: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
I. Thị trường mục tiêu của công ty:
II. Tình hình tiêu thụ tại công ty:
Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty trong năm 2011:
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Doanh thu
Bàn là
370
400.000 – 1.600.000
565.000.000
Bếp ga
250
600.000 – 16.000.000
1.750.000.000
Máy giặt
22
4.000.000 – 14.000.000
219.000.000
Máy hút bụi
47
1.000.000 – 4.000.000
141.000.000
Máy phát điện
5
20.000.000 – 80.000.000
275.000.000
Máy điều hòa
94
4.000.000 – 14.000.000
470.000.000
Nồi cơm điện
254
500.000 – 7.000.000
762.000.000
Tủ lạnh
37
5.000.000 – 50.000.000
555.000.000
Máy rửa chén
13
16.000.000 – 25.000.000
299.000.000
Lò vi sóng
69
2.000.000 – 8.000.000
345.000.000
Lò nướng
37
1.500.000 – 10.000.000
111.000.000
Bình nước nóng
120
2.000.000 – 8.000.000
300.000.000
Bếp từ-lẩu điện
60
500.000 – 2.500.000
120.000.000
Máy lọc nước
25
3.000.000 – 10.000.000
175.000.000
Các loai quạt
110
400.000 – 7.000.000
407.000.000
Máy xay sinh tố
200
300.000 – 2.000.000
320.000.000
Máy ép trái cây
150
1.000.000 – 7.000.000
570.000.000
Các sản phẩm khác
100.000.000
Tổng cộng
6.914.000.000
Nhìn vào bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy rõ tình hình mua bán của khách hàng đối với từng mặt hàng của công ty. Và từ đó công ty có được những phương hướng, biện pháp thúc đẩy đối với những mặt hàng có số liệu tiêu thụ chưa được cao trong năm vừa qua.
Nhận xét cụ thể như sau:
Xét về số lượng thì mặt hàng bàn là là có số lượng tiêu thụ cao nhất với 370 cái, tiếp đó là mặt hàng nồi cơm điện 254, đến bếp ga 250,… xếp cuối về số lượng tiêu thụ là mặt hàng máy phát điện.
Nhưng chỉ xét về số lượng tiêu thụ thì không thể nhận xét luôn rằng mặt hàng bàn là là sản phẩm tiêu thụ tốt nhất năm qua và đem lại lợi nhuận cao nhất còn mặt hàng máy phát điện là tiêu thụ kém hiệu quả cần thúc đẩy. Như thế là chưa đủ cơ sở để kết luận cuối cùng, mà muốn đưa ra kết luận chúng ta phải xét cả về doanh thu, lợi nhuận mà mặt hàng đó đã mang lại cho công ty. Ví dụ như tỷ lệ doanh thu mà mặt hàng bàn là mang lại cho công ty là 8% còn tỷ lệ doanh thu của mặt hàng bếp ga mang lại cho công ty là 25% cao nhất trong các mặt hàng nhưng số lượng chỉ đứng thứ 3. Đó là sự khác biệt mà chúng ta không thể kết luận ngay khi nhìn vào số lượng tiêu thụ của hàng hóa. Điều mang lại sự khác biệt đó là tính chất, chất lượng của mỗi mặt hàng. Bởi vì mỗi mặt hàng có chất lượng khác nhau, ngay cả trong cùng 1 mặt hàng cũng có sự khác biệt ở các sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau.
Bảng tỷ lệ phần trăm doanh thu:
Tên sản phẩm
Tỷ lệ phần trăm
Bàn là
8%
Bếp ga
25%
Máy giặt
2%
Máy hút bụi
4%
Máy phát điện
7%
Máy điều hòa
11%
Nồi cơm điện
8%
Tủ lạnh
4%
Máy rửa chén
5%
Lò vi sóng
2%
Lò nướng
4%
Bình nước nóng
2%
Bếp từ-lẩu điện
3%
Máy lọc nước
6%
Các loai quạt
5%
Máy xay sinh tố
8%
Máy ép trái cây
1%
Các sản phẩm khác
3%
Nhìn vào bảng trên ta thấy :
Mặt hàng bếp ga chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất với 25%, tức là nó đem lại doanh thu cao nhất so với các mặt hàng còn lại trong năm vừa qua. Mặt hàng đem lại doanh thu cao thứ 2 là mặt hàng máy điều hòa với 11% trong tổng doanh thu, thứ 3 là các mặt hàng bàn là, nồi cơm điện và máy xay sinh tố cùng chiếm 8% trong tổng doanh thu. Tiếp theo là máy phát điện với 7% trong tổng doanh thu, máy phát điện là mặt hàng có số lượng bán ra ít nhất nhưng nó đem lại doanh thu tương đối cao trong số tất cả các mặt hàng. Tiếp theo nó là các mặt hàng máy lọc nước chiếm 6%, máy rửa chén, các loại quạt chiếm 5%, máy hút bụi chiếm 4%, cùng chiếm 3% là mặt hàng bếp từ - lẩu điện và các sản phẩm khác, 2% là các mặt hàng máy giặt, lò vi sóng, bình nước nóng, chiếm tỷ lệ ít nhất trong năm vừa qua là mặt hàng máy ép trái cây. Trong năm tới công ty nên đẩy mạnh tình hình tiêu thụ của các mặt hàng có tỷ lệ phần trăm doanh thu dưới 5% và duy trì các mặt hàng có tỷ lệ cao như máy phát điện, máy điều hòa, bếp ga,….
II. Các hoạt động công ty đã và đang áp dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH.
Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của sản xuất hàng hóa, cung luôn luôn lớn hơn cầu, thì cạnh tranh giữa các công ty diễn ra rất mạnh mẽ trong tất cả các ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH cũng vậy có rất nhiều các công ty khác nhau cùng tham gia hoạt động. Chính vì thế việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty mình là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Với phương châm “ Chủ động tìm người mua để bán hàng và tìm nơi có nhu cầu để kí kết hợp đồng “ ban giám đốc và phòng kinh doanh đã đi nhiều nơi nhằm duy trì khách hàng cũ khai thác khách hàng mới, vì thế năm 2011 công ty đã kí thêm được 6 hợp đồng cung cấp sản phẩm thường xuyên trong đó có 2 hợp đồng trị giá trên 300 triệu đồng.
Phòng kinh doanh có chức năng quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả Công ty. Các nhân viên của phòng kinhdoanh thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tìm kiếm những thị trường mới còn bở ngở hay những thị trường có sức cạnh tranh không cao, để có thể đưa sản phẩm của Công ty vào tiêu thụ một cách hiệu quả nhất. Từ việc nghiên cứu thị trường Công ty sẽ nắm bắt được những thông tin phản hồi để từ đó kiến nghị với nhà sản xuất cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, màu sắc cũng như cung cấp những hàng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Nhờ quá trình nghiên cứu thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty ngày một tăng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh doanh tạo lên một sức cạnh tranh mạnh mẽ cho Công ty.
Tuy nhiên nếu đánh giá một cách toàn diện thì việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được cao, hay Công ty chưa đầu tư xứng đáng cho việc khuyếch trương sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ. Hiện tại Công ty mới chỉ có các đại lí tiêu thụ nhưng lại không phải trực tiếp của Công ty, vì thế việc tiếp xúc với khách hàng cũng như tạo ra các mối quan hệ lâu dài thường xuyên và ổn định là rất khó khăn, từ đó việc giới thiệu sản phẩm cũng như thu thập ý kiến phản hồi của người tiêu dùng còn thấp.
Với hai kênh tiêu thụ giúp công ty tiêu thụ sản phẩm hàng hóa một cách nhanh chóng, đảm bảo việc quay vòng vốn nhanh chóng cũng như thúc đẩy quá trình kinh doanh hiệu quả hơn.
2. Bán hàng trả chậm và bán hàng với giá ưu đãi.
* Bán hàng trả chậm: Là phương thức bán hàng mà người mua có thể thanh toán tiền hàng sau một thời gian nhận hàng theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Phương thức này đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty bởi vì người mua hàng chưa có tiền hoặc thiếu tiền nhưng vẫn có thể mua được hàng hóa của Công ty, sau đó họ bán hết hàng mới đến thời gian phải thanh toán. Như vậy họ đã nhờ vào vốn của Công ty để kinh doanh và thu lợi nhuận, nên có nhiều khách hàng muốn mua hàng theo phương thức này. Tuy nhiên, những khách hàng này thường phải chịu một mức giá cao hơn so với mức giá bình thường và do việc bán hàng theo phương thức này gặp nhiều rủi ro, nên Công ty chỉ áp dụng đối với khách hàng quen thuộc và có uy tín cao.
* Bán hàng với giá ưu đãi : Là phương thức bán hàng với mức giá thay đổi theo doanh số bán. Tức là nếu người mua hàng mua với khối lượng lớn trở lên và thanh toán ngay sau khi giao hàng sẽ được hưởng phần trăm theo doanh số bán, với khách hàng mua 50 - 100 triệu thì được giảm giá 5%, với khách hàng mua từ 100 - 200 triệu thì được giảm giá 7%, còn với khách hàng mua từ 200 triệu trở lên sẽ được giảm giá 10%. Phương thức bán hàng này kích thích nhu cầu người tiêu dùng, nhất là những khách hàng có tiềm lực tài chính vì khi mua hàng họ được hưởng một khoản lợi không nhỏ. Phương thức bán này vừa kích thích được nhu cầu vừa giúp Công ty quay vòng vốn nhanh hơn, tuy nhiên Công ty cũng phải chịu thiệt do giảm giá bán.
3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo lòng tin cho khách hàng.
Uy tín của công ty là một yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty. Vì vậy Công ty luôn cố gắng làm sao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình được đảm bảo, như vậy khách hàng luôn yên tâm khi quyết định mua sản phẩm của Công ty. Tạo được uy tín đối với khách hàng sẽ giữ được khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng mới đến với Công ty, và Công ty sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa hơn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình trước hết công ty luôn chú trọng tới việc mua và nhập hàng hoá.
Việc bảo quản sản phẩm hàng hóa cũng là khâu quan trọng trước khi đưa ra thị trường. Với tính chất của hàng hóa công ty cho bảo quản trong những kho khô và mát để tránh cho sản phẩm khỏi bị huỷ hoại.
Nhờ những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm to lớn, sản phẩm hàng hóa của công ty luôn đảm bảo chất lượng tạo lòng tin cho khách hàng, cũng có nghĩa tốc độ tiêu thụ của công ty ngày một tăng lên.
4. Đảm bảo dịch vụ trong và sau bán hàng.
Trong nền kinh tế thị trường dịch vụ trong và sau bán có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Do nhận thức đúng đắn được vấn đề này mà Công ty rất chú trọng tới công tác phục vụ khách hàng. Trong quá trình bán hàng Công ty luôn hướng dẫn khách hàng cách bảo quản hàng hóa một cách chi tiết để giữ cho sản phẩm hàng hóa không bị hư hại, đối với khách hàng ở gần Công ty luôn phục vụ vận chuyển một cách tận tình đến tận nơi cho khách, đối với khách hàng ở xa nếu không phục vụ được Công ty sẽ đảm bảo gửi hàng đến tận nơi cho khách. Đối với sản phẩm của Công ty nếu có sự hư hỏng, rách nát Công ty sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại, còn với hàng hóa nếu hư hỏng do phía công ty thì công ty sẽ có trách nhiệm đổi lại. Tuy nhiên việc phải đổi đi đổi lại sản phẩm hàng hóa rất hiếm khi xảy ra vì công ty luôn kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình. Nhờ đảm bảo dịch vụ cho khách hàng nên khách hàng rất yên tâm khi mua hàng, đồng thời kích thích được nhu cầu người tiêu dùng, tăng khả năng tiêu thụ của công ty.
Phần 4: kết luận và kiến nghị
Điểm mạnh
Vị trí của Công ty là một thế mạnh khá thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
Công ty có ban lãnh đạo với trình độ quản lý cao, chặt chẽ, quan tâm đến nhân viên.
Cơ sở vật chất hiện đại, sản phẩm của Công ty rất đa dạng nhiều mẫu mã đẹp mắt tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, tiện lợi, nhanh chóng.
Công ty đã tạo uy tín cho khách hàng nên khách hàng có thể yên tâm đến Công ty mua sắm.
Công ty có nhiều hình thức mua bán nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn để giao dịch.
Công ty hiện tại còn có khả năng tạo ra thêm tiềm năng mở rộng thị trường kinh doanh.
Điểm yếu
Thị trường trên Đà Nẵng có rất nhiều Công ty và siêu thị kinh doanh trong lĩnh vực này.
Đối với những khách hàng ở xa khu vực Công ty, đôi khi Công ty vận chuyển hàng không đúng thời hạn như yêu cầu của khách.
Nguồn kinh phí cho quảng cáo thì còn hạn chế.
Cơ hội
Kinh tế toàn cầu phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng dẫn đến sự chi tiêu cũng thoải mái hơn.
Hội nhập tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài dễ dàng hơn. Nhờ vào việc hội nhập mà việc gỡ bỏ và đưa ra một số bộ luật luôn hướng tới lợi ích cho các Doanh nghiệp Việt: Gỡ bỏ hạn ngạch cho một số mặt hàng tại Mỹ, giảm thuế cho nhiều mặt hàng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm của Doanh nghiệp, tạo cơ hội cho việc thu hút đầu tư, khoa học kỹ thuật.
Với mật độ dân số cao thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ có triển vọng cao.
Đe dọa
Đối thủ cạnh tranh quá lớn khiến việc tiêu thụ của Công ty gặp khó khăn.
Đối thủ cạnh tranh mạnh về nhiều mặt
Nhiều Công ty, siêu thị nằm ở vị trí rất thuận lợi.
Đối thủ có nguồn vốn, quy mô lớn, kinh phí cho việc quảng cáo nhiều nên khách hàng biết đến nhiều hơn.
Mức độ cạnh tranh trong tương lai của Công ty có thể bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn.
Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và duy trì sản phẩm mà Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng họ sẽ đe dọa trực tiếp bằng cách tăng giá sản phẩm hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho Công ty.
Đe dọa từ phía khách hàng vì các đối thủ luôn đưa ra chính sách giá ưu đãi hơn để thu hút khách hàng về Công ty của mình.
Ngày nay cạnh tranh trên thị trường kinh doanh diễn ra rất gay gắt giữa các doanh nghiệp. Rất khó khăn để các doanh nghiệp xác định cho mình một chổ đứng. Đặc biệt trong bối cảnh Đà Nẵng nay đã phát triển mạnh. Để khai thác lợi thế này các Công ty không ngừng mọc lên với nhiều quy mô. Do vậy trong từng thời điểm cụ thể Ban Quản Trị cần có sự nhìn nhận và đánh giá những kết quả hoạt động của mình, những sai sót gặp phải, những kết quả đạt được những điểm còn tồn tại, từ đó rút ra kinh nghiệm đề ra những phương hướng và mục tiêu trong tương lai.
Một số kiến nghị
Ngoài việc Công ty tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đã và đang áp dụng nhằm củng cố việc tiêu thụ, Công ty lên áp dụng một số biện pháp sau để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình. Vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa là rất cần thiết nhất là khi cạnh tranh trong các công ty cùng ngành ngày càng mạnh mẽ.
1. Cần có chính sách vay vốn với mức lãi suất hợp lí.
Lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Với một mức lãi suất hợp lí sẽ kích thích các công ty vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Bởi vì nó giúp các công ty vay vốn hạ được chi phí mua hàng từ đó giảm giá thành sản phẩm kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu tăng lợi nhuận.
Ngoài ra nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các công ty vay vốn một cách nhanh nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
2. Cần có sự điều chỉnh chính sách thuế cho hợp lí.
Tránh tình trạng các công ty bị đánh thuế chồng chéo ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó các công ty yên tâm hoạt động kinh doanh và đóng góp cho ngân sách theo đúng luật định đảm bảo thoả mãn nhu cầu cả hai bên.
3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường sản kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.
Tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các công ty đặc biệt là các công ty có quy mô hoạt động nhỏ như Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH. Môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các công ty yên tâm hoạt động kinh doanh, phát huy lợi thế của mình. Tránh tình trạng Công ty lớn lấn áp Công ty bé dẫn đến độc quyền kinh doanh mua bán hàng hóa, làm mất ổn định nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
4. Hoàn thiện hơn nữa khâu cung ứng hàng hóa.
Công tác mua hàng có ý nghĩa rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa, mua hàng tốt giúp cho việc bán hàng thuận lợi hơn rất nhiều, đảm bảo nâng cao tốc độ tiêu thụ. Bởi vì tổ chức tốt việc cung ứng sẽ đảm bảo chất lượng, số lượng chủng loại hàng hóa cung ứng ra thị trường, ngoài ra Công ty sẽ giảm tối thiểu chi phí mua hàng nhờ vậy có thể giảm được giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hoàn thiện khâu cung ứng hàng hóa trước hết công ty cần lựa chọn nhiều nhà cung ứng và là những nhà cung ứng có uy tín cao. Như vậy đảm bảo cho hàng hóa không bị thiếu cũng như lựa chọn được hàng hóa có chất lượng cao và gía thành thấp nhất.
Ngoài ra những người được giao nhiệm vụ đi mua hàng phải là những người có trình độ hiểu biết về hàng hóa mình đi mua, như vậy mới có thể biết được những hàng hóa tốt nhất mua về cho Công ty.
Việc vận chuyển hàng hóa cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí đầu vào. Cần lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với hàng hóa mua về để tiết kiệm chi phí.
Nếu hoàn thiện được khâu cung ứng chắc chắn hàng hóa của Công ty bán ra thị trường có chất lượng tốt giá thành hạ đảm bảo cho cạnh tranh thúc đẩy tiêu thụ.
Kết luận
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH được tiếp xúc với những người làm công tác quản lí, em càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Mỗi công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hởi phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hay đầu ra của công ty. Thực tế cho thấy có những công ty ngày càng phát triển song cũng có những công ty có hàng hóa tồn đọng hàng tỷ đồng, làm ứ đọng vốn của công ty, hạn chế khả năng quay vòng vốn dẫn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp. Vậy giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Để tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, một trong các giải pháp được giới thiệu là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường; tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường hiện có phát triển thị trường mới; giá thành hạ hơn, hoàn thiện khâu cung ứng hàng hoá. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong kinh doanh đưa công ty phát triển vững mạnh. Đây sẽ là cơ sở để phát triển nền kinh tế, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: HÀ SỸ TIẾN
MSSV : 0854030162
Khóa : 08Qt3
Thời gian thực tập
…....................................................................................................................................................................................................................................................................
Bộ phận thực tập
…....................................................................................................................................................................................................................................................................
Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
…........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét chung
…....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đơn vị thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Kiến thức chuyên môn:
Nhận thức thực tế:
Cách thức trình bày báo cáo:
Đánh giá báo cáo:
Điểm số:
Đà Nẵng, ngày… tháng….. năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH.doc