MỤC LỤC
Trang
Danh mục viết tắt . 2
Danh mục sơ đồ bảng biểu 3
Lời mở đầu . 5
Phần 1. Tổng quan về công ty cổ phần 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty . 6
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . 11
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12
Phần 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI 13
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 13
2.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ, chính sách kế toán 14
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu . 17
2.4. Quy trình lập báo cáo tài chính 47
Phần 3. Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại công ty 51
3.1. Những ưu điểm 51
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân . 52
3.3. Kiến nghị . 54
Kết luận 57
Danh mục tài liệu tham khảo . 58
DANH MỤC VIẾT TẮT
v CP : Cổ Phần
v TW: Trung ương
v QĐ: Quyết định
v CĐKT: Chế độ kế toán
v BTC: Bộ tài chính
v TK: Tài khoản
v GTGT: Giá trị gia tăng
v CTGS: Chứng từ ghi sổ
v VNĐ: Việt Nam Đồng
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho
Ký phiếu nhập kho
Kiểm nhận hàng
Sơ đồ 07: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC
Hạch toán trên sổ kế toán:
+Sổ chi tiết: Sổ chi tiết cho từng loại vật liệu.
+Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 152, 153.
+Quy trình hạch toán sổ chi tiết công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán NVL:
Phiếu nhập
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Phiếu xuất
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
Sổ kế toán tổng hợp
Sơ đồ 08: Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song
+Quy trình hạch toán sổ tổng hợp được thể hiện qua sơ đồ:
Thẻ kho, sổ chi tiết VL, CCDC
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Bảng tổng hợp phiếu xuất nhập kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 152, 153
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Phiếu xuất kho, nhập kho
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 09.
NVL và CCDC của Công ty được hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo đó tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư được theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên và liên tục trên các sổ sách kế toán.
2.3.3. Kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI hiện tại gồm có tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển công ty không sử dụng. Do các khách hàng đa số là trong nước nên các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tiền Vệt Nam đồng. Tuy nhiên NVL cũng như hàng hóa chủ yếu do công ty nhập khẩu bằng hình thức thanh toán L/C dưới dạng ký quỹ ngân hàng cũng thường xuyên được sử dụng. Do có hoạt động nhập khẩu nên công ty sử dụng tài khoản 1122 để theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
Hạch toán tiền mặt tại công ty
Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được khái quát trong sơ đồ sau:
Sổ quỹ tiền mặt
Báo cáo quỹ
Bảng tổng hợp phiếu thu, chi
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 111
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Phiếu thu, phiếu chi,
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiền mặt
Mọi khoản thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của công ty được giám đốc giao cho thủ quỹ đảm nhiệm.Thủ quỹ chịu mọi trách nhiệm tới việc quản lý tiền mặt tại quỹ. Công ty đã tuân thủ đúng yêu cầu trong việc quản lý quỹ như thủ quỹ không được trực tiếp mua bán cũng như không kiêm làm kế toán. Các khoản nhập và xuất quỹ đều được phản ảnh trên phiếu thu và phiếu chi. Căn cứ vào hai loại phiếu này, hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ và tính ra số tồn cuối ngày.
Tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kế toán tiền mặt: TK 111: Tiền mặt
Thực trạng hạch toán các nghiệp vụ thu tiền
+ Tiền mặt tại quỹ của công ty chủ yếu tăng do phát sinh các nghiệp vụ sau: Thu tiền bán hàng, khách hàng trả nợ, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ. Các nghiệp vụ thu tiền làm tăng lượng tiền mặt tại quỹ sẽ được phản ảnh trên phiếu thu (Mẫu số 01-TT).
+ Đối với trường hợp bán hàng thu tiền ngay, căn cứ vào hóa đơn bán hàng kế toán viên lập phiếu thu, thủ quỹ sẽ căn cứ vào đó để thu tiền. Đối với khách hàng mua lẻ không lấy hóa đơn thì phiếu thu được lập vào cuối ngày căn cứ vào bảng kê bán hàng của nhân viên bán hàng.
+ Trường hợp khách hàng trả nợ, phiếu thu sẽ do kế toán viên lập căn cứ vào sổ công nợ và số thực trả.
+ Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, kế toán viên căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt của ngân hàng và số thực nhập để viết phiếu thu.
Căn cứ vào các chứng từ gốc là Hóa đơn bán hàng, giấy lĩnh tiền mặt từ ngân hàng, hoặc đề nghị thanh toán nợ của khách hàng,
Ví dụ: Trong tháng 5 năm 2007 công ty có một số nghiệp vụ thu tiền mặt sau:
- Ngày 1/5 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 VNĐ
- Ngày 12/5 thu tiền bán hàng cho Trường tiểu học Kim Liên 9.530.000 VNĐ
Công ty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu S08-SKT/DNN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
NTGS
SHCT
Diễn giải
Số tiền
Thu
Chi
Thu
Chi
Tồn
1
2
3
4
5
6
7
Số dư đầu kỳ
…..
1/5
T17
Rút tiền gửi ngân hàng
về nhập quỹ tiền mặt
20.000.000
12/5
T18
Thu tiền bán hàng
Trường tiểu học Kim Liên
9.530.000
Cộng phát sinh
……..
……
Cộng cuối kỳ
……..
Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….
Ngày mở sổ: 1/1/2007
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ….tháng….năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bảng 04: Phản ảnh nghiệp vụ thu tiền vào sổ quỹ
Sau khi ghi sổ quỹ, liên 3 được chuyển tới Kế toán trưởng để vào sổ tổng hợp. Riêng với trường hợp nhận tiền mặt từ ngân hàng chỉ cần lập 2 liên.
Do công ty áp dụng phương pháp chứng từ ghi sổ, nghĩa là chứng từ ghi sổ là chứng từ dùng để vào sổ nên các phiếu thu và phiếu chi không cần định khoản. Kế toán sẽ định khoản trực tiếp trên chứng từ ghi sổ.
+ Tổ chức Hạch toán tổng hợp thu tiền mặt:
Cuối tháng, kế toán trưởng tổng hợp tất cả các phiếu thu, lập thành bảng kê thu tiền mặt, từ đó lập chứng từ ghi sổ cho TK111 như sau:
Cty CP dịch
vụ viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S02a- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 24
Ngày 31 tháng 5 năm 2007
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ TM
111
112
20.000.000
Cộng
20.000.000
Kèm theo: 04 chứng từ gốc
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 05: Phản ảnh nghiệp vụ thu tiền vào chứng từ ghi sổ
Với mỗi nghiệp vụ thu tiền kế toán lập một CTGS
Sau khi lập xong tất cả các chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ thu tiền mặt, kế toán vào sổ kế toán tiền mặt và các sổ cái liên quan:
Doanh nghiệp: Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số:S02c1- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI TK111
Tài khoản: Tiền mặt
NT
GS
CTGS
Diễn giải
Số hiệu
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/5
24
31/5
Số dư đầu kỳ
………..
31/5
26
31/5
Thu tiền bán hàng tháng 5
511
10.912.054
31/5
27
31/5
Thuế GTGT đầu ra phải
nộp tháng 5
3331
545.603
Cộng phát sinh trong kỳ
………
…
Số dư cuối tháng
………..
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày …tháng…năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 06: Phản ảnh nghiệp vụ thu tiền vào sổ cái TK111
Thực trạng hạch toán các nghiệp vụ chi tiền
+ Quỹ tiền mặt của công ty giảm do phát sinh các nghiệp vụ sau: Thanh toán tiền mua hàng hóa bằng tiền, thanh toán tiền lương cho nhân viên, trả nợ người bán bằng tiền mặt, nộp thuế, gửi tiền mặt vào ngân hàng, chi mua tiền văn phòng phẩm, thanh toán dịch vụ mua ngoài: tiền điện, điện thoại, nước…..
+ Phương pháp lập và luân chuyển phiếu chi:
Mọi khoản tiền xuất quỹ được phản ảnh trên phiếu chi tiền mặt. Phiếu chi được lập 3 liên, đặt giấy than viết một lần. Sau khi lập người lập phải ký trực tiếp trên từng liên, sau đó chuyển sang giám đốc để ký duyệt. Nếu khoản chi được giám đốc thông qua, phiếu chi sẽ tiếp tục được chuyển tới kế toán trưởng. Chỉ khi kế toán trưởng đồng ý và ký vào phiếu chi, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Liên 1 của phiếu chi lưu tại quyển, liên 2 giao người nhận tiền còn liên 3 giao thủ quỹ để vào sổ quỹ. Sau khi vào xong sổ quỹ, liên 3 được chuyển về cho kế toán để tiến hành các công việc kế toán tổng hợp tiền mặt.
Cách lập phiếu chi được minh họa trong ví dụ sau: Ngày 6/5 thanh toán tiền điện thoại tháng 4/2007 là 560.000 VNĐ
Đơn vị:……
Địa chỉ:…….
PHIẾU CHI
Ngày 6 tháng 5 năm 2007
Mẫu số: 02-TT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Quyển số: 01
Số: 26
NỢ:……..
CÓ:……..
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn An
Địa chỉ: Bưu Điện Thành phố Hà Nội
Lý do chi: Thanh toán tiền điện tháng 4/07
Số tiền: 560.000 VNĐ (viết bằng chữ): Năm trăm sáu mươi ngàn đồng.
Kèm theo: 1 Chứng từ gốc: Hóa đơn tiền điện tháng 4/7
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Năm trăm sáu mươi ngàn đồng.
Thủ trưởng
đơn vị ( Ký,
đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):
Số tiền quy đổi:
Bảng 07: Phiếu chi tiền mặt
+ Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ chi tiền mặt:
Cuối ngày hoặc ngay sau khi lập xong phiếu chi, thủ quỹ dựa trên các phiếu chi phát sinh trong ngày vào sổ quỹ và tính ra số tồn quỹ. Phương pháp vào sổ quỹ được thể hiện trong một số nghiệp vụ sau:
Phiếu chi số 25: ngày 6/5 Xuất quỹ 92.000.000 trả lương cho nhân viên
Phiếu chi số 26: Ngày 6/3 Thanh toán tiền điện thoại tháng 4 cho Bưu điện thành phố Hà Nội 512.000 VNĐ
Từ các phiếu chi, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ như sau:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu S07-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Ngày
Tháng GS
Số phiếu
Diễn giải
Số tiền
Thu
Chi
Thu
Chi
Tồn
1
2
3
4
5
6
7
Số dư đầu kỳ
……
6/5
C25
Trả lương nhân viên
92.000.000
6/5
C26
Thanh toán tiền điện thoại
tháng 4 cho Bưu điện thành
phố Hà Nội
512.000
10/5
C29
Trả tiền nước tháng 4
432.000
Cộng phát sinh
……
……
Cộng cuối kỳ
……
Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….
Ngày mở sổ: 1/1/2007
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ….tháng….năm
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bảng 08: Phản ảnh phiếu chi vào sổ quỹ
+ Hạch toán tổng hợp chi tiền mặt:
Cuối tháng, kế toán trưởng tổng hợp tất cả các phiếu chi, lập thành bảng kê chi tiền mặt, từ đó lập chứng từ ghi sổ cho TK111 như sau:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S02a- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 29
Ngày 31 tháng 5 năm 2006
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi
chú
Nợ
Có
Trả lương cho nhân viên
334
111
92.000.000
Cộng
92.000.000
Kèm theo: … chứng từ gốc
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 09: Lập chứng từ ghi sổ chi tiền mặt
Với mỗi nghiệp vụ chi tiền kế toán lập một GTGS
Từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào vào chứng từ ghi sổ chi tiền và thu tiền, kế toán lên sổ cái TK111 giống như trường hợp thu tiền, Chỉ khác cách định khoản là Có TK111 đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan.
Số liệu trên sổ quỹ và sổ cái TK111 cuối tháng phải khớp nhau, nếu không kế toán và thủ quỹ phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh.
Hạch toán tiền đang chuyển
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền đang chuyển hầu như không có. Đó là do công ty hầu hết thanh toán trực tiệp trao tay. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì sẽ được báo có ngay ngày hôm sau nên kế toán công ty không sử dụng TK113 để giảm khối lượng công việc kế toán phải làm mà vẫn đảm bảo được tính trung thực, hợp lý của thông tin kế toán.
Thực trạng hạch toán tiền gửi ngân hàng tại công ty
Đặc điểm hạch toán tiền gửi ngân hàng tại công ty
Do khách hàng chính của công ty là các nhà thầu nên phần lớn là thanh toán bằng chuyển khoản hoặc séc. Công ty cũng thanh toán tiền mua hàng hóa thông qua chuyển khoản là chủ yếu nên lượng giao dịch qua ngân hàng khá lớn và thường xuyên. Hiện tại công ty có một tài khoản tiền gửi Đồng và một tài khoản tiền vay Việt Nam Đồng tại ngân Đông Á, chi nhánh Tây Đô. Việc ghi sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp được căn cứ vào các bảng sao kê tài khoản chi tiết của ngân hàng.
Công ty có hoạt động nhập khẩu nên có phát sinh tiền gửi bằng ngoại tệ. Hình thức thanh toán khi nhập khẩu là L/C. Do không phát sinh thư ờng xuyên nên chỉ mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ khi phát sinh hoạt động.
Thực trạng hạch toán tiền gửi ngân hàng
Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng được khái quát trong sơ đồ:
Sổ quỹ TGNH
Báo cáo TGNH
Bảng tổng hợp giấy báo Nợ , báo Có
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 112
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Giấy báo Nợ, báo Có
Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
Các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng phát sinh được ngân hàng ghi nhận và thông báo cho công ty bằng các bảng sao kê chi tiết. Căn cứ vào các bảng sao kê này, công ty mới phản ảnh vào sổ chi tiết tiền gửi. Cuối tháng tất cả các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng được tập hợp vào một chứng từ ghi sổ Nợ TK112, còn các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi được tập hợp vào chứng từ ghi sổ Có TK112. Từ các chứng từ ghi sổ này, kế toán vào sổ cái TK112, từ đó lên các báo cáo kế toán và báo cáo quản trị.
Tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty tăng do ủy nhiệm chi của khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty, khách hàng thanh toán bằng sec, và do nộp tiền vào tài khoản.
Khi có ủy nhiệm chi hoặc lệnh chuyển có của khách hàng, ngân hàng Đông Á sẽ báo có TK tiền gửi.
Đối với trường hợp nhận thanh toán bằng séc, Khi nhận được séc, kế toán lập bảng kê nộp séc theo mẫu của ngân hàng công thương như sau:
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
BẢNG KÊ NỘP SÉC
Ngày/ / /
Liên 1
Chứng từ hạch toán
Tên người thụ hưởng: Công ty CP dịch vụ viễn thông
và di động HTI.
Số hiệu TK: 102010000087128
Tại: Ngân hàng Đông Á - CN Kim Liên
Tài khoản
có
Credit A/c
Số TT
Số séc
Tên người
phát hành séc
Số TK người
phát hành séc
Tên đơn
vị thanh toán
Số tiền
Số tờ séc: Tổng số tiền:
Tổng số tiền bằng chữ:
Người lập bảng kê
(Ký, họ tên)
Đơn vị thanh toán
Ngày/ / /
Dấu Chữ ký
Đơn vị nhận séc
Ngày/ / /
Dấu Ký, họ tên
Bảng 10: Bảng kê nộp séc
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát séc, công ty phải đem séc ra ngân hàng nộp. Khi nộp séc, ngân hàng sẽ báo có vào tài khoản tiền gửi công ty vào ngày nộp.
Căn cứ vào sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê tài khoản chi tiết) kế toán ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng. Mẫu sao kê tài khoản chi tiết:
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
SAO KÊ TÀI KHOẢN CHI TIẾT
STATEMENT OF ACCOUNT
Từ ngày/ from date 2/5/07 đến ngày/to date 2/5/07
Số tài khoản:
102010000087128
Tiền tệ: VNĐ
Tên TK:
CT May tinh Tran Anh
Số dư đầu kỳ: 111.868.752
Số dư cuối: 130.574.502
Ngày phát
sinh
Số chứng
từ
Nội dung giao dịch
Doanh số phát sinh
Nợ/Debit
Có/Credit
2/5
1260/7
ghi có vào CA/SA
9.371.250
Cộng
18.705.750
Giao dịch viên
Kiểm soát viên
Bảng 11: Mẫu sao kê tài khoản chi tiết
Tài khoản sử dụng: TK1111: Tiền mặt VNĐ, TK1121: Tiền gửi ngân hàng VNĐ, TK1122: Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
Thực trạng Hạch toán các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng công ty tăng do phát sinh các nghiệp vụ sau: Người mua thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản hoặc séc, nộp tiền vào tài khoản, ngân hàng cho vay, chuyển tiền vào tài khoản, lãi tiền gửi, vay ngân hàng để mở LC
Đặc điểm các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi và cách định khoản:
+ Khi người mua thành toán bằng chuyển khoản, chỉ cần người mua lập ủy nhiệm chi hoặc lệnh chuyển có của ngân hàng bên thanh toán, ngân hàng công thương sẽ tự động ghi có vào tài khoản tiền gửi của công ty. Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì công ty sẽ tự lập bảng kê nộp séc và nộp ngân hàng. Khi nhận được séc và bảng kê nộp séc ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản công ty vào ngay trong ngày. Khoản tiền này sẽ được phản ảnh chính thức trên bảng sao kê tài khoản chi tiết hay còn gọi là sổ phụ của ngân hàng. Sau khi nhận được Sổ phụ ngân hàng của tài khoản tiền Việt Nam Đồng báo có tài khoản tiền gửi, kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
Ví dụ: Trong tháng 5 công ty nghiệp sau phát sinh
Ngày 2/5: Số chứng từ 1260/7 Siêu thị Bibo Mart trả tiền mua hàng máy tính tháng 4/07 cho hoá đơn số 0001260 số tiền 9.371.250đ
Ngày 2/3: số chứng từ 8124/7 Ghi có TK tiền gửi do Công ty Bánh kẹo Hà Nội thanh toán tiền hàng theo hoá đơn 1256 số tiền 9.334.500đ
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán viên vào sổ chi tiết tiền gửi như sau:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S08- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Nơi mở tài khoản giao dịch: Ngân hàng Đông Á – Kim Liên
Số hiệu tài khoản : 102010000087128
Loại tiền gửi: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng
Gửi vào
Rút ra
Còn lại
Số dư đầu kỳ
……
1260/7
2/5
Siêu thị Bibo Mart trả tiền
mua hàng máy tính tháng
4/07 cho hoá đơn số 0001260
9.371.250
8124/7
2/5
Công ty Bánh kẹo Hà Nội
thanh toán tiền hàng theo hoá
đơn 1256
9.334.500
Cộng số phát sinh
…….
……
Dư cuối kỳ
…….
Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
Ngày mở sổ
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày….tháng…..năm 2007
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 12: Phản ảnh nghiệp vụ tăng tiền gửi VNĐ vào sổ tiền gửi ngân hàng
+ Trường hợp nộp tiền vào tài khoản thì người đi nộp phải viết hai liên giấy nộp tiền, đặt giấy than viết một lần. Đối với giấy nộp tiền không yêu cầu phải có chữ ký của giám đốc, nhưng do yêu cầu quản lý của công ty thì phải có chữ ký xét duyệt của giám đốc, thủ quỹ mới chi tiền. Liên 1 của giấy nộp tiền được lưu tại ngân hàng, liên hai do người nộp giữ và giao lại cho phòng kế toán công ty. Liên này sẽ là căn cứ ghi nhận khoản chi là đúng mục đích. Dựa vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
+ Tiền gửi ngân hàng tăng do đi vay được căn cứ vào hợp đồng tín dụng vào giấy nhận nợ, ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản tiền gửi của công ty. Căn cứ vào giấy báo có, kế toán ghi vào sổ chi tiết tiền gửi.
+ Hàng tháng, công ty nhận được phiếu báo lãi tiền gửi của ngân hàng kèm bảng sao kê.Dựa vào phiếu báo lãi tiền gửi và bản sao kê, kế toán ghi tăng tiền gửi vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
+ Trường hợp vay ngân hàng để mở L/C, căn cứ vào hợp đồng tín dụng nhận nợ và giấy báo có của ngân hàng.Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng ghi nhận khoản vay để mở L/C, kế toán mở sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ. Công ty thường nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ…nhưng đều thanh toán bằng tiền đô la Mĩ (USD). Do đó công ty chỉ theo dõi tiền gửi ngân hàng bằng tiền USD trên sổ chi tiết.
Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng:
Sau khi ghi sổ chi tiết tiền gửi, kế toán phần hành chuyển sổ phụ cho kế toán trưởng để tiến hành công tác kế toán tổng hợp. Cuối tháng, kế toán trưởng tổng hợp tất cả các sổ phụ ngân hàng, những nghiệp vụ ghi có tài khoản tiền gửi được tập hợp vào 1 chứng từ ghi sổ Nợ TK112:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S02a- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 35
Ngày 31 tháng 5 năm 2007
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Siêu thị Bibo Mart trả tiền mua hàng máy
tính tháng 4/07 cho hoá đơn số 0001260
112
131
9.371.250
Cộng
9.371.250
Kèm theo: 7 chứng từ gốc
Bảng 13: Chứng từ ghi sổ Nợ TK112
Từ chứng từ ghi sổ, kế toán lên sổ cái TK112:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S02c1- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI TK112
Tài khoản: Tiền gửi ngân hàng
NTGS
CTGS
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
241.648.154
31/5
35
31/5
Siêu thị Bibo Mart trả
tiền mua hàng máy tính
tháng 4/07 cho hoá đơn
số 0001260
131
9.371.250
Cộng phát sinh
Số dư cuối tháng
Bảng 14:Phản ảnh nghiệp vụ tăng tiền gửi vào sổ cái TK112
Thực trạng Hạch toán các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng
Các khoản ghi nợ tài khoản tiền gửi trên sổ phụ ngân hàng sẽ làm giảm giá trị tiền gửi của công ty. Các khoản làm giảm tiền gửi chủ yếu là do các loại nghiệp vụ sau phát sinh tại công ty: Thanh toán tiền nợ người bán, trả tiền dịch vụ Internet, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, trả nợ tiền vay ngắn hạn ngân hàng bằng chuyển khoản, phí dịch vụ của ngân hàng, phiếu báo lãi tiền vay ngân hàng, thanh toán hàng mua nhập khẩu
Đặc điểm các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng và phương pháp định khoản:
+ Đối với trường hợp thanh toán tiền mua hàng bằng chuyển khoản, kế toán căn cứ vào thời hạn thanh toán và quyết định của giám đốc, viết lệnh chi. Ví dụ: ngày 12/5 công ty thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty máy tính Trần Anh 42.717.927đ, kế toán sẽ lập lệnh chi theo mẫu sau:
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
LỆNH CHI
Ngày/Date: 12/5/2007
Liên/Copy…….
Số/No:…..
Số tiền bằng số:/Amount in figures 42.717.927 VNĐ
Tên đơn vị trả tiền/Payer: Công ty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI.
Tài khoản nợ/Debit AC: 102010000087128
Tại ngân hàng/with bank: Đông Á – Kim Liên
Số tiền bằng chữ/Amount in words: Bốn hai triệu bẩy trăm mười bảy nghìn chín
trăm hai bảy đồng.
Tên đơn vị nhận tiền/Payer: Công ty máy tính Trần Anh
Tài khoản có/Credit A/C: 102010000028055
Tại ngân hàng/ with bank: Sở giao dịch 1-Ngân hàng Đông Á
Nội dung/Remarks: Thanh toán tiền mua micr oshield
Ngày hạch toán/Accounting date:
Đơn vị trả tiền/Payer
Giao dịch viên
Kiểm soát viên
Kế toán
Chủ tài khoản
Bảng 15: Lệnh chi
Sau khi lập xong lệnh chi, kế toán trình giám đốc duyệt, sau đó xin kế toán trưởng duyệt. Chỉ khi có đầy đủ chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng, đóng dấu thì lệnh thì mới là căn cứ để ngân hàng chuyển khoản, ghi giảm tài khoản tiền gửi. Lệnh chi được lập thành 2 liên, liên 1 do ngân hàng giữ, liên 2 sau khi nộp cho ngân hàng sẽ được đính kèm với sổ phụ. Khi kế toán lấy sổ phụ báo nợ mới chính thức ghi giảm tiền gửi trong tài khoản.
Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi VNĐ:
Có thể minh hoạ cách hạch toán trong một số nghiệp vụ tháng 5 như sau:
- Ngày 1/5: chứng từ số 127/1 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 VNĐ
- Ngày 1/5: chứng từ số 1321/23 ghi nợ tài khoản tiền gửi 138.984 đ do
Khi nhận được giấy báo nợ, kế toán sẽ ghi sổ tài khoản tiền gửi như sau:
Cty CP dịch vụ
viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S08- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Nơi mở tài khoản giao dịch: Ngân hàng Đông Á – Kim Liên
Số hiệu tài khoản : 102010000087128
Loại tiền gửi: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng
Gửi vào
Rút ra
Còn lại
Số dư đầu kỳ
241.648.154
127/1
1/5
Rút tiền gửi ngân hàng
về nhập quỹ tiền mặt
20.000.000
1321/23
1/5
Trả tiền cước internet
138.984
Cộng số phát sinh
54.193.490
86.689.125
Dư cuối kỳ
209.152.519
Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …
Ngày mở sổ
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày….tháng…..năm2007
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 16: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm tiền gửi VNĐ vào sổ chi tiết tiền gửi
Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngoại tệ:
Khi nhận được giấy báo nợ tài khoản tiền gửi ngoại tệ, kế toán ghi vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ giảm tiền gửi ngân hàng:
Ghi sổ chi tiết xong, sổ phụ được chuyển tới kế toán trưởng. Cuối tháng, kế toán trưởng tập hợp tất cả các sổ phụ trong tháng, những khoản ghi nợ tài khoản tiền gửi được tập hợp vào chứng từ ghi nợ TK112, còn những khoản ghi có tài khoản tiền gửi sẽ được tập hợp vào 1 chứng từ ghi sổ ghi Có TK112 như sau:
Công ty CP dịch
vụ viễn thông và di động HTI
Mẫu số: S02a- DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 42
Ngày 31 tháng 5 năm 2007
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi
Chú
Nợ
Có
Thanh toán tiền cước internet
642
133
112
112
126.349
12.635
Cộng
138.984
Kèm theo: 3 chứng từ gốc
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 17: Chứng từ ghi sổ Có TK112
Riêng với nghiệp vụ rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt không được tập hợp vào chứng từ ghi Có TK 112 vì đã được tập hợp trong chứng từ ghi sổ ghi Nợ TK111.
Từ chứng từ ghi sổ chi tiền gửi ngân hàng kế toán lên sổ cái TK 112, cách vào sổ tương tự như trường hợp tăng tiền gửi, chỉ khác ở cách định khoản là Có TK112 đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan.
2.3.4. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán:
Tài khoản sử dụng: TK 131: Phải thu khách hàng, TK 331: Phải trả người bán
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu chi tiền mặt, phiếu chuyển khoản ngân hàng, giấy báo có , báo nợ, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
Hạch toán trên sổ kế toán:
+ Sổ chi tiết được lập riêng cho từng khách hàng và nhà cung cấp, phản ánh tình hình thanh toán trong trường hợp công ty chấp nhận phương thức thanh toán chậm. Các điều kiện thanh toán chậm được phản ánh đầy đủ trong hóa đơn GTGT, hợp đồng.
Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thanh toán thực hiện phản ánh vào các bảng kê tổng hợp tình hình thanh toán. Trong bảng kê này kế toán thanh toán sẽ phản ánh nội dung các nghiệp vụ thanh toán, số tiền và những định khoản cần thiết. Sau đó kế toán sẽ ký vào bảng kê tổng hợp và căn cứ vào đây để phản ánh vào sổ chi tiết.
Do đặc thù của mình công ty chỉ mở sổ chi tiết theo từng quý. Dựa vào bảng kê tổng hợp, kế toán thanh toán sẽ phản ánh số dư đầu kỳ, số đã thanh toán trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng nhà cung cấp hoặc từng khách hàng. Trong trường hợp thanh toán đồng ngoại tệ công ty quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá thực tế. Cuối tháng kế toán thanh toán và kế toán trưởng sẽ ký sổ chi tiết. Ngoài ra kế toán thanh toán sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán với nhà cung cấp hoặc khách hàng. Bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để so sánh, đối chiếu với sổ cái.
+ Sổ tổng hợp bao gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 131, 331.
Hạch toán trên sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sổ chi tiết thanh toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp hóa đơn, hợp đồng
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 131, 331
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Hóa đơn, hợp đồng
Sỏ đồ 12
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước: Do công ty mới chuyển đổi thành công ty cổ phần vì vậy công ty chua phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp còn thuế GTGT sau khi đã trừ GTGT đàu ra và đầu vào, phần chênh lệch mang nộp nhà nước.
+ Các tài khoản sử dụng: TK 3331: Thuế GTGT phải nộp, TK 3333: Thuế XNK, TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân, TK 3338: Các loại thuế khác, TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
+ Chứng từ sử dụng: Bảng kê khai nộp thuế, phiếu chi…
+ Sổ kế toán: Các sổ chi tiết thuế GTGT cho các tài khoản 133, 3331… và chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 133, 3331.
Hạch toán theo lương và các khoản trích theo lương
Đặc điểm:
Công ty thực hiện quản lý cán bộ công nhân viên qua danh sách lao động tại công ty và sổ theo dõi riêng cho từng lao động. Danh sách lao động theo dõi một cách tổng quát tình hình lao động toàn công ty. Sổ danh sách lao động được cập nhật dựa vào các chứng từ tuyển dụng, quyết định nâng lương… Sổ lao động dành riêng cho từng cán bộ là sổ theo dõi chi tiết từng cán bộ.
Hình thức tiền lương mà công ty đang sử dụng là hinh fthức trả lương theo thời gian lao động.
Tài khoản sử dụng: TK 334: Phải trả công nhân viên, TK3382: Kinh phí công đoàn, TK 3383: Bảo hiểm xã hội, TK 3384: Bảo hiểm y tế
Chứng từ sử dụng
Các công việc tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động phải căn cứ vào các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: biên bản làm việc, giấy nghỉ phép… Ngoài ra còn có các chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng và chi phí kinh doanh, bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phâm rhoặc công việc hoàn thành…
Hạch toán trên sổ kế toán:
+ Sổ chi tiết các loại tài khoản 334, 3382, 3383, 3384
+ Sổ tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 334, 338
+ Quy trình hạch toán trên sổ kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau: Sổ chi tiết tiền lương và BHXH…
Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương
Bảng tổng hợp, bảng chấm công
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 334, 338
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng chấm công,TL lương
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 13.
Hạch toán tổng hợp chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm:
Đặc điểm: Do chi phí sản xuất có nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Chi phí được phân loại như sau:
+ Theo yếu tố: yếu tố vật liệu chính, yếu tố vật liệu phụ, yếu tố nhiên liệu, yếu tố CCDC, yếu tố tiền lương, yếu tố các khoản trích theo lương, yếu tố chi phí mua ngoài như điện , nước, điệnt thoại…, yếu tố chi phí khác bằng tiền.
+ Theo khoản mục chi phí trong gia thành sản phẩm: Chi phí vật liệu sản xuất trực tiếp, chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Trong trường hợp chi phí sản xuất phục vụ cho nhiều đối tượng thì phải dựa vào chi phí NVL trực tiếp để phân bổ cho các đối tượng đó.
Tài khoản sử dụng: TK 621: chi phí NVL trực tiếp, TK 622: chi phí nhân công trực tiếp, TK 627: Chi phí sản xuất chung, TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK 632: Giá vốn hàng bán
Chứng từ sử dụng: phiếu chi, phiếu xuất, bảng phân bổ NVL, CCDC vào chi phí sản xuất, các loại hóa đơn ( hóa đơn điện nước, hóa đơn GTGT), bảng tính, bảng tính lương…
Hạch toán trên sổ kế toán
+ Sổ chi tiết: Sổ tập hợp chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành, bảng tổng hợp chi phí sản xuất.
+ Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154, 632. Mỗi tài khoản mở 1 sổ và mỗi đối tượng mở 1 sổ chi tiết chi phí SXKD:
TT
Chứng từ
Diển giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK …
Ghi có
TK
SH
NT
VL
CCDC
TL
….
ΣNợ
Số dư đầu kỳ
Tập hợp CP
Kết chuyển
CP
Cộng số PS
Số dư cuối kỳ
Bảng 18: Mẩu sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
+ Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sổ tập hợp CPSX, thẻ tính giá
Bảng tổng hợp CPSX, tính giá
Bảng tổng hợp phiếu chi, xuất
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 621,622,627,154...
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Phiếu chi, phiếu xuất
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 14.
Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh:
+ Chi phí NVL, CCDC: Các phiếu xuất kho được liệt kê vào Bảng kê chứng từ xuất kho làm cơ sở để lập Bảng phân bổ NVL, CCDC cho từng đối tượng sử dụng rồi chuyển về phòng tài vụ của công ty để hạch toán kế toán. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC kế toán phòng tài vụ tiến hành ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí tương ứng.
+ Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là cơ sở để kế toán tập hợp chi phívà tính giá thành ghi vào sổ chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí tương ứng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại và các dịch vụ mua ngoài khác
Căn cứ hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán đơn vị tập hợp, liệt kê vào Bảng kê chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài và xác định đối tượng để phân bổ cho phù hợp, kế toán ký lập bảng trình Giám đốc xác nhận sau đó chuyển cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phòng tài vụ kiểm tra và đưa vào hạch toán và ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí tương ứng.
Tất cả các bảng phân bổ kể trên sau khi đã được kiểm tra, kiểm soát là căn cứ để kế toán tổng hợp ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154, 632.
Cuối niên độ, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành có trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí dở dang đầu kỳ theo từng đơn vị sử dụng và đối tượng sử dụng chi phí vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất.
Căn cứ vào phiếu xác định giá trị khối lượng dở dang, kế toán xác định giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ theo công thức:
Giá trị Chi phí sản xuất Chi phí sản
khối dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Giá trị khối
lượng dở = x lượng dở
dang Giá trị khối lượng Khối lượng dở dang cuối
cuối hoàn thành theo dự + dang cuối kỳ theo kỳ theo kỳ toán dự toán dự toán
Giá thành sản Giá trị sản Chi phí sản xuất Giá trị sản
phẩm dịch vụ = phẩm dịch vụ + thực tế phát sinh - phẩm dở dang
hoàn thành dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu chủ yếu của công ty là lắp đặt, bảo dưỡng, cung cấp thiết bị viễn thông.
Tài khoản sử dụng: TK 911: Xác định kết quả kinh doanh, TK 632: Giá vốn hàng bán, TK 641: chi phí bán hàng, TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 511: Doanh thu bán hàng, TK 515: Doanh thu tài chính, TK 635: Chi phí tài chính, ngoài ra còn có các tài khoản khác như TK 711, 811, 521, 531, 532…
Chứng từ sử dụng và sổ sách kế toán:
Các chứng từ hóa đơn GTGT, các hợp đồng kinh tế về lắp ráp… và sổ kế toán sử dụng là các loại sổ chi tiết các tài khoản 511, 911, 635, 641, 642…
2.4. Quy trình lập báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo của công ty được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tái chính chủ yếu của công ty. Quy trình lập Báo cáo tài chính của công ty được khái quát trong sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký CT- GS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Sơ đồ 15
2.4.1. Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định.
Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán:
+ Bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán trước.
+ Số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loai 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán.
+ Số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0).
Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ riêu trên bảng cân đối kế toán, công ty đã làm tốt các công việc sau:
+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản, sổ kế toán liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của đơn vị và các đơn vị có liên quan.
+ Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và điều chỉnh kịp thời số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán đúng với kết quả kiểm kê.
+ Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
+ Chuẩn bị mẫu biểu quy định.
Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:
+ Cột “ Số đầu năm”: được căn cứ vào số liệu ở cột “ Số cuối kỳ” của bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
+ Cột “ Số cuối kỳ”: được căn cứ vào các tài khoản ( cấp 1, cấp 2) trên các sổ kế toán có liên quan đã khóa sổ ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán để ghi. Cụ thể:
Những chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán có nội dung phù hợp với số dư các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào số dư các tài khoản đẻ ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: số dư Nợ của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Tài sản”; còn số dư Có của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Nguồn vốn”.
Các trường hợp ngoại lệ: các tài khảon liên quan đến dự phòng và tài khoản hao mòn TSCĐ tuy có số dư Có nhưng vẫn phản ánh các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Tài sản” bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) ( hoặc ghi đỏ).
Các chỉ tiêu thanh toán liên quan đến các tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng”; tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” phải căn cứ vào số dư của các tài khoản ( sổ) chi tiết , tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng. Các chi tiết số dư Nợ tổng hợp lại để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần “ tài sản”, các chi tiết dư Có tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần “ Nguồn vốn”, không được bù trừ lẫn nhau.
Các tài khoản 412 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; 413 “ Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá” và tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư ở bên Nợ hoặc bên Có nhưng luôn được ghi ở phần “ Nguồn vốn”; nếu dư Có ghi bình thường, nếu dư Nợ ghi đỏ. Tài khoản 419 “ Cổ phiếu quỹ” có số dư bên Nợ cũng ccược ghi bên nguồn vốn và ghi đỏ.
Chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” được tính bằng cách tổng cộng số dư bên Nợ của các tài khoản 1388, 333, 334… và chỉ tiêu “ Các khoản phải trả, phải nộp khác” được tính bằng cách tổng cộng số dư bên Có của các tài khoản thanh toán liên quan như 338 ( trừ 3381 và 3387).
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khảon mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn. Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
2.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đây là báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn số liệu:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
+ Sổ kế toán kỳ này các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Cột 1 “ Chỉ tiêu”: Phản ánh các chỉ tiêu của báo cáo.
+ Cột 2 “ Mã số”: Phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng.
+ Cột 3 “ Thuyết minh”: Phản ánh chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Cột 5 “ Năm trước”: Số liệu để ghi vào cột 5 của báo cáo này được căn cứ vào số liệu ghi ở báo cáo năm trước theo từng chỉ tiêu tương ứng.
+ Cột 4 “ Năm nay”: Phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ở cột 3 như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 511- “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Các khoản giảm trừ: Phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Nợ TK 511, 512 đối ứng với bên Có TK 521, 531, 532…
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ.
Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, gia thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếpcủa khối lượng dịch vụ đã hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 632 – “ Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng với bên Nợ TK 911.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo…
* * *
*
Phần 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
3.1. Những ưu điểm
Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán cũng từng bước được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế của công ty về quy mô hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh. Mỗi phần hành là một mắt xích nối kết nhau và liên quan chặt chẽ với nhau. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ và được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với tổ chức của công ty và bộ máy kế toán đã thể hiện rõ vai trò của mình cho các nhà quản lý trong việc tham mưu cho các quyết định kinh tế.
Công ty luôn chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho kế toán viên. Công ty cũng thường xuyên cập nhật các tài liệu của ngành kế toán và các tài liệu về ngành viễn thông để tạo điều kiện cho kế toán viên tiếp thu được chế độ, chính sách mới của nhà nước. Nhờ đó mà mỗi nhân viên kế toán trong công ty đều có trình độ chuyên môn, đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Về trang bị kỹ thuật: Hoạt động kế toán của công ty được trang bị khá hiện đại, hệ thống kế toán máy được sử dụng trong công ty làm tăng hiệu quả làm việc và tiết kiệm được thời gian cũng như lao động về kế toán. Các thông tin được xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan nhập dữ liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động xử lý, ghi chép, sắp xếp các dữ liệu vào các sổ kế toán được lập theo mẫu. Cuối kỳ kế toán lập các bút toán kết chuyển, khóa sổ và hạch toán vào sổ kế toán.
Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: Chứng từ kế toán đầy đủ, được tổ chức khoa học, không chồng chéo, đáp ứng việc phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong công ty. Hệ thống sổ sách đang được áp dụng trong công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Phòng kế toán thực hiện cách ghi sổ, lưu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán theo hình thức này được thể hiện đúng theo các quy định của Bộ tài chính. Sổ sách, chứng từ được cất giữ cẩn thận và lưu sổ ở ngoài đề phòng trường hợp máy tính có sự cố.
Về tài khoản kế toán: Công ty đã sử dụng các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán theo quy định. Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm: Báo cáo của ban giám đốc, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định và được lập đúng thời hạn để nộp cho các co quan có thẩm quyền.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Công tác kế toán của công ty vẫn còn nhiều điểm chưa được chặt chẽ. Công tác tổ chức lập và lưu chuyển chứng từ không rõ ràng, nhiều khi hàng nhập kho hoặc xuất kho nhưng chưa được lập phiếu nhập kho, xuất kho. Phiếu nhập kho và xuất kho do kế toán viên lập căn cứ vào các hoá đơn mua vào và bán ra, trong khi có những mặt hàng bao bì cho đóng gói bán kèm hàng hoá lại không được phản ảnh trên phiếu xuất. Điều này đã làm cho công ty không nắm được chính xác lượng hàng tồn kho của mình. Số liệu tồn kho lớn hơn nhiều so với thực tế.
Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty cổ pần dịch vụ viễn thông và di động HTI áp dụng theo hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều tài khoản không cần thiết thường dùng với các doanh nghiệp lớn vẫn được áp dụng tại công ty. Như sử dụng cả hai Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng và TK642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp là không cần thiết đối với công ty vừa và nhỏ. TK141 - Tạm ứng rất cần thiết cho việc quản lý vấn đề thanh toán lại không hề được dùng.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ - ghi sổ nhưng lại thiếu Sổ đăng ký Chứng từ - Ghi sổ. Việc lập các chứng từ - Ghi sổ chưa được khoa học. Ví dụ như cùng một nội dung chi tiền mặt, hai nghiệp vụ khác nhau kế toán lại ghi vào hai Chứng từ - Ghi sổ khác nhau trong khi có thể viết vào chung một Chứng từ - Ghi sổ. Việc phản ánh vào các Chứng từ - Ghi sổ như vậy gây lãng phí giấy và thời gian và chứng tỏ cán bộ kế toán của công ty vẫn chưa nắm vững được nguyên tắc của hình thức Chứng từ - Ghi sổ.
Nhìn chung công tác hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ trong công ty. Hiện tượng thất thoát vốn, sử dụng sai mục đích, lợi dụng quỹ hầu như không xảy ra. Tuy nhiên vẫn còn điểm cần lưu ý, đó là quá trình lập phiếu chi. Việc lập phiếu chi cho nhân viên mua hàng thường chỉ căn cứ vào yêu cầu bằng miệng của giám đốc và ước tính của kế toán, đơn vị không sử dụng giấy đề nghị tạm ứng và giấy đề nghị thanh toán. Điều này nhiều khi làm giảm hiệu quả quản lý của công ty.
Các giao dịch với ngân hàng thường xuyên phát sinh nhưng đơn vị lại không dùng tài khoản tiền đàng chuyển để hạch toán. Điều đó dẫn tới tình trạng khi đơn vị chuyển khoản hoặc nộp tiền vào tài khoản, lượng tiền mặt giảm ngay nhưng lại chưa có căn cứ ghi tăng tiền gửi ngân hàng hoặc giảm các khoản phải trả vì chưa có chứng từ ngân hàng. Với trường hợp khách hàng báo đã trả nợ cho công ty qua ngân hàng, công ty cũng chưa hạch toán giảm các khoản phải thu trong khi thực tế khoản phải thu này không còn do chưa nhận được sổ phụ ngân hàng. Kế toán thường đợi khi có sổ phụ ngân hàng mới vào sổ. Chính vì thế nên nhiều khi số liệu theo dõi tại sổ công ty không khớp với ngân hàng do kế toán không phản ảnh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ chuyển tiền.
Do sự áp dụng phương pháp chứng từ ghi sổ chưa được khoa học nên quá trình hạch toán vốn bằng tiền vào các sổ tổng hợp tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa nhiều khi bị trùng lắp, thiếu sót dẫn tới tình trạng số liệu giữa sổ chi tiết và sổ cái không khớp nhau.
. Kiến nghị
Qua phần đánh giá trên cho thấy công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật còn nhiều khâu cần khắc phục, hoàn thiện. Sau đây là một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán tại công ty: Các loại vật tư, hàng hoá nhập kho và xuất kho phải được ghi nhận trên chứng từ là phiếu xuất kho và nhập kho do kế toán lập và thủ kho xác nhận. Việc lập bảng xuất nhập tồn phải căn cứ vào các phiếu xuất và phiếu nhập chứ không phải là các hoá đơn mua hàng và hoá đơn bán hàng của đơn vị.
Vì là công ty nhỏ nên có thể bỏ tài khoản 641. Điều này sẽ phù hợp với doanh nghiệp hơn, giảm bớt sổ chi phí phải ghi và để phù hợp với hệ thống tài khoản Bộ tài chính quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phương pháp lập chứng từ ghi sổ cần phải điều chỉnh lại. Các nghiệp vụ trong công ty nên được tập hợp lại thành các loại và phản ánh vào các chứng từ sau:
- Tất cả các nghiệp vụ mua hàng liên quan đến chi tiền mặt: tập hợp vào một Chứng từ - ghi sổ Có TK111.
- Tất cả các nghiệp vụ mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản hoặc séc: tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Có TK112.
- Tất cả các nghiệp vụ bán hàng thanh toán bằng tiền mặt: tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Nợ TK111
- Tất cả các nghiệp vụ bán hàng được thanh toán bằng chuyển khoản hoặc séc được tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Nợ TK112
Chỉ cần bốn chứng từ ghi sổ trên đã phản ảnh được hầu như tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Hiện công ty vẫn làm thủ công bằng tay, mẫu chứng từ ghi sổ nhỏ nên không phản ánh được tất cả các nghiệp vụ. Nếu phản ảnh trên máy sẽ thuận tiện và chính xác hơn nhiều.
Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng nên được tập hợp vào một chứng từ ghi sổ; từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đây là sổ bắt buộc phải có nếu như công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán mới phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh lên sổ cái. Công ty nên tổ chức một đợt tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán về các hình thức tổ chức sổ kế toán. Việc đào tạo nhân viên kế toán hiểu rõ được quy trình, cách thức tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ là rất cần thiết.
Công ty nên sử dụng Giấy đề nghị tạm ứng. Trước khi xuất quỹ cho nhân viên kinh doanh đi mua hàng hoặc thanh toán cho người bán nên làm thủ tục xin tạm ứng. Thủ quỹ căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng đã được giám đốc phê duyệt mới xuất quỹ. Các khoản chi cho quá trình mua hàng phải được giải trình trong giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng kèm các chứng từ giải trình.
Công ty nên sử dụng tài khoản tiền đang chuyển (TK113) để hạch toán các trường hợp như sau:
Nộp tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận bản sao kê chi tiết của ngân hàng.
Chuyển tiền trả cho người bán qua bưu điện hoặc các khoản tiền mà doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển khoản cho đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo nợ của ngân hàng.
Khách hàng chuyển tiền cho công ty qua ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo có.
Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì giấy rút tiền kiêm giấy báo nợ của ngân hàng. Công ty căn cứ vào đó để ghi giảm tiền gửi ngân hàng
Cuối tháng kế toán tổng hợp vào bảng kê chứng từ chi tiền vào vào Chứng từ ghi sổ chi tiền mặt. Từ chứng từ chi sổ Có TK111, kế toán vào sổ Cái TK113. Căn cứ vào liên hai của ủy nhiệm chi đã có xác nhận của ngân hàng do người mua chuyển tới, kế toán vào sổ chi tiết tiền đang chuyển. Cuối tháng, kế toán vào Chứng từ ghi sổ Có TK131
Từ chứng từ ghi sổ này, kế toán vào sổ cái TK113. Cuối tháng, sau khi tập hợp và phân loại các chứng từ, nghiệp vụ trên được phản ảnh trên chứng từ ghi sổ Có TK112. Từ chứng từ ghi sổ này, vào sổ cái TK113.
Các khoản ghi tăng và giảm tiền gửi ngân hàng cần phải được theo dõi chặt chẽ cùng với tiền đang chuyển. Chỉ khi có chứng từ báo có hay báo nợ tài khoản tiền gửi, công ty mới được phép ghi sổ tiền gửi ngân hàng. Các nghiệp vụ giao dịch tiền gửi bằng ngoại tệ phải được cập nhật tỷ giá kịp thời.
KẾT LUẬN
Ngành công nghệ viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay. Để phát triển không ngừng và hòa nhập với công nghệ thông tin trên toàn cầu thì các doanh nghiệp (DN) viễn thông cũng như các DN cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ, cơ sở hạ tầng, cùng với ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI là một công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn huy động cho kinh doanh chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Do đó công tác kế toán có ý nghĩa hết sức quan trọng tới việc tạo ra nguồn lực kinh doanh.
Trong đợt kiến tập vừa qua, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở công ty em đã có dịp tìm hiểu thực tế phương pháp tổ chức thực hiện kế toán tại một công ty cổ phần có quy mô nhỏ và em đã nhận thức được thực trạng công tác kế toán của công ty.
Với tinh thần học hỏi và tinh thần xây dựng nghiêm túc em đã hoàn thành bài báo cáo với một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và phần hành vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán nói riêng. Dù rất cố gắng để hoàn thành bài viết nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi thiết sót nên rất mong được sự đóng góp của các thày cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang và các anh chị tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chinh.
Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán.
Giáo trình kế toán công ty.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tạp chí kế toán kiểm toán.
Các quyết định, thông tư.
Các tài liệu của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI.DOC