- Xem phá giá nhỏ VND như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ VND sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp
- Thực hiện và vận dụng dự báo tỷ giá tốt để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. NHTW có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ngoài ra, NHTW cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt để từ đó đề ra những chính sách phù hợp cho nền kinh tế, tránh những tác động không tốt.
- Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần phải gấp rút triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. CP đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cảnh đồng USD đang mất giá trên thị trường thế giới, lãi suất tiền gửi cơ bản của Mỹ xấp xỉ 0%, còn lãi suất tiền gửi của VND là 10%. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Tỷ giá USD/VND trên thị trường LNH do NHNN công bố liên tục tăng. Dĩ nhiên, giá USD trên TTTD còn cao hơn nhiều so với tỷ giá công bố. Và ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
Biểu đồ 2.5: Diễn biến tỷ giá năm 2009
Nguồn: vneconomy.vn
Giai đoạn 1: Ba quí đầu năm 2009: Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường LNH và TTTD. Cụ thể:
+ Quí I: tỷ giá LNH và tỷ giá trên TTTD tăng chậm, mức độ không cao lắm; riêng tỷ giá LND dao động trong khoảng 17.450 đến 17.700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0-200 đồng, còn tỷ giá TTTD cao hơn LNH khoảng 100 đồng.
Nguyên nhân: Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá của người dân. Bên cạnh đó lượng kiều hối giảm nghiêm trọng, lượng kiều hối năm 2009 giảm 20% so với năm 2008, và không đạt mức 5,8 tỷ USD như NHNN đề ra. Theo chi nhánh NHNN TP.Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chi trả qua các ngân hàng trên địa bàn đầu năm nay chỉ đạt 2,6 tỉ USD, bằng 60% so với cùng kỳ. Không những thế các ngân hàng phản ánh kiều hối về ít, nhưng quan trọng hơn, người nhận không bán cho NH theo tỷ giá niêm yết. Đồng thời lượng vốn FDI vào Việt Nam cũng giảm.
Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2009 so với năm 2008
Nguồn: vietpartner.com
+ Quí II: tỷ giá USD/VND trên 2 thị trường tăng không mạnh và dao động trong khoảng 18.180 – 18.500 VND/USD.
Nguyên nhân: Do NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp: quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch; tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), thống nhất tăng lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ.
Hiện tượng doanh nghiệp vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của doanh nghiệp khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lí bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
Sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá chính thức và TTTD (có lúc là 10%) là một cơ hội không thể bỏ qua cho giới đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá này.
+ Quí III: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 đến 19.300 VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 VND/USD trên TTTD và 19.750 đồng trên thị trường LNH.
Nguyên nhân: Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng tiền đồng, cộng thêm lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của CP nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng không bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu. Nguồn cung USD giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu, du lịch của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục thống kê, hết tháng 9 năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam giảm 11,6%, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Do đó, nguồn cung USD trên thị trường giảm.
Biểu đồ 2.7: Cán cân xuất nhập khẩu năm 2009
Nguồn: customs.gov.vn
Và do cuối năm tình hình kinh tế Mỹ chuyển biến tốt. Ngày 29/10/2009, Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,5% trong quý 3/2009, sau 4 quý giảm liên tiếp. Với sự tuyên bố là duy trì sức mạnh đồng USD được phát đi trong thời gian gần đây đã có tác động tâm lý đến người nắm giữ USD trong nước. Tín hiệu lạc quan trên thị trường lao động Mỹ hy vọng rằng cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ 1930 đã kết thúc, lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đẩy giá USD tăng trở lại.
Giai đoạn 2: Quí IV năm 2009: Tỷ giá USD/VND bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng/USD. Những biện pháp đúng đắn và phù hợp của NHNN đã giúp thị trường ngoại hối trong Quý III/2009 diễn biến tương đối ổn định. Tuy nhiên, đến quý IV/2009, tình hình mất cân đối cung - cầu ngoại tệ lại xuất hiện trở lại vào tháng 11/2009. Ảnh hưởng của thông tin về mức thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối suy giảm, mà đặc biệt là dưới tác động của cơn sốt giá vàng. Giá vàng trong nước tăng cao đã khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD để mua vàng, có thời điểm đẩy giá USD lên tới 20.000 VND/ 1 USD và mức chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường tăng mạnh từ mức xấp xỉ 800 VND đầu tháng 11/2009 lên gần 1.700 VND/ 1 USD vào tuần thứ 3 tháng 11/2009.
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ so sánh giá vàng năm 2009
Nguồn: btmc.vn
Nguyên nhân: Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do. Thêm vào đó, NHNN quyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng 5,44% từ mức 17.034 VND ngày 25/11/2009 lên 17.961 VND/ 1 USD áp dụng cho ngày 26/11/2009; thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức ±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. NHNN cũng cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống. Bên cạnh các quyết định trên của NHNN, Thủ tướng CP đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các TCTD được phép hoạt động ngoại hối để góp phần giảm áp lực đè nặng lên nguồn cung ngoại tệ.
1.3.Năm 2010
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn đề gây sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi nó liên tục có những biến động, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô, gây xáo động thị trường. Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã thực thi rất nhiều chính sách, biện pháp như điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng (2 lần), cung ứng ngoại tệ ra thị trường ( mặc dù dự trữ ngoại hối của quốc gia không được dồi dào ), và đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng khi ban hành Thông tư 22 về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với các TCTD.
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tác động tới tỷ giá 2010
Biểu đồ 2.9: Cán cân thương mại Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2011
Nguồn: sgtt.com.vn
Biểu đồ 2.10: Vốn đăng kí và giải ngân FDI 10 tháng đầu năm 2010
Nguồn: vnexpress.net
Biểu đồ 2.11: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.12: Tăng trưởng tín dụng nội tệ, ngoại tệ.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 có thể được chia thành ba giai đoạn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên TTTD và trên thị trường chính thức:
Biểu đồ 2.13: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2010
Nguồn: cafef.vn
- Giai đoạn 1: Quý 1 năm 2010: Giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính thức.
Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hối cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên TTTD đã dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá trên TTTD và chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1000 VND/USD giao dịch cho đến những ngày đầu tháng 2. Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ 17.941 lên mức 18.544 đồng/USD. Động thái này của NHNN vào những ngày giáp Tết, thời điểm nguồn cung ngoại tệ thường dồi dào đã giúp cho giá USD trên TTTD tiếp tục giảm xuống và sát với tỷ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý 1 năm 2010.
Nguyên nhân: Do nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này khá dồi dào nhưng tỷ giá mua USD của các NHTM đã tăng nhanh trong tháng 3, và gần như tiệm cận sát với tỷ giá bán (được đặt ở mức trần 19.100 VND/USD). Diễn biến này được cho là bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu có xu hướng găm giữ USD để sử dụng khi cần thiết, bởi nếu gửi vào ngân hàng thì lãi suất rất thấp (tại thời điểm đó là 1% cho các tổ chức kinh tế), trong khi lo lắng có thể khó tiếp cận USD hoặc rủi ro tỷ giá khi có nhu cầu trong tương lai.
Và do lãi suất cho vay bằng VND khá cao (14-18%) trong khi lãi suất cho vay bằng USD lại ở mức thấp (6-7,5%), nên đã dẫn đến một hiện tượng đó là các doanh nghiệp thay vì vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn và kỳ vọng tỷ giá ổn định hơn. Diễn biến này trên thị trường tiền tệ được cho là đã gây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong các quý còn lại của năm 2010 khi các doanh nghiệp đến hạn phải trả tín dụng ngoại tệ cho ngân hàng.
- Giai đoạn 2: Quý 2 năm 2010: Giá USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần tỷ giá theo quy định của NHNN.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam đã có những chuyển biến khá tích cực trong tháng 4 sau một thời gian dài căng thẳng. Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay các NHTM đã bắt đầu tự cân đối được cung cầu ngoại tệ và thậm chí bán ngoại tệ cho NHNN. Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ. Chính vì vậy mà giá USD trên TTTD liên tục giảm ngay từ đầu tháng 4, từ mức 19.300-19.330 xuống còn 18.950-18.970 tại thời điểm cuối tháng 4; Sau đó tiếp tục ổn định ở mức dưới 19.000 cho đến hết tuần 3 tháng 6. Song song với giá USD trên TTTD, giá USD tại các NHTM cũng giảm liên tục rời xa mức trần tỷ giá, theo đó giá USD giảm từ 19.050-19.100 xuống còn 18.950-19.010, và dao động quanh mức 18.950-18.990 vào thời điểm cuối quý 2. Diễn biến tỷ giá USD giảm liên tục trong quý 2 được cho là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều.
Nguyên nhân:
Về cung USD: Trong giai đoạn này lượng cung USD tăng mạnh trên thị trường chủ yếu là lượng cung ảo bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá cao, cộng thêm với việc tỷ giá tại NHTM lại tương đối ổn định nên đã dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp đi vay bằng USD rồi chuyển sang VND. động thái này đã hình thành nên một lượng cung USD ảo trên thị trường ngoại hối khiến cho tỷ giá USD giảm mạnh trong quý 2. Một yếu tố nữa góp phần tăng nguồn cung USD trên thị trường là do các chính sách và biện pháp hành chính liên quan đến quản lý thị trường ngoại tệ của NHNN trong quý 1 (như kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ...). Bên cạnh đó, luồng vốn giải ngân FDI, luồng vốn đầu tư gián tiếp, và ODA giải ngân trong quý 1 năm 2010 tăng cao hơn so với cùng kì năm trước cũng làm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng thêm.
Về cầu USD: Trong khi lượng cung ảo USD tăng mạnh thì cầu USD không có nhiều biến động. Diễn biến này xuất phát sau khi NHNN cho phép thực hiện cho vay ngắn hạn theo lãi suất thỏa thuận, lãi suất huy động VND có xu hướng tăng cao dao động quanh mức 10-10,49%, thậm chí lên tới 11,5-11,99% khiến cho người dân có xu hướng gửi tiết kiệm VND, hoạt động đầu cơ vào USD và vàng giảm, làm giảm cầu USD trên thị trường. Thêm vào đó, việc chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại các NHTM gần như 0%, cộng với một lượng vàng khá lớn tại các NHTM đã khiến cho giá vàng trong nước có xu hướng giảm (thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới) khiến cho hoạt động đầu tư vào vàng suy giảm. điều này góp phần giảm sức ép đối với cầu USD do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp.
Biểu đồ 2.14: Giá vàng trong nước (tr.VND/chỉ)
Nguồn: vneconomy.vn
Giai đoạn 3: Quý 3 năm 2010: Giá USD tự do biến động mạnh vượt giá USD trên thị trường chính thức. NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng thêm 2% vào ngày 18/8/2010. Sau một thời gian ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục tăng trong tháng 8 khi đạt mức 19.300-19.330 vào ngày 17/8- một ngày trước khi NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH lên mức 1 USD=18.932 VND, tương đương với việc VND giảm 2%. Như vậy, trong vòng chưa đầy một năm NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng tỷ giá LNH.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, có thể đây là thời điểm đáo hạn các khoản tín dụng ngoại tệ mà các DN đã vay trong những tháng đầu năm dẫn đến nhu cầu mua USD trả nợ tăng.
Thứ hai, do nhu cầu nhập khẩu cuối năm thường tăng cao nên các doanh nghiệp có xu hướng gom mua USD đề phòng trường hợp khan hiếm ngoại tệ.
Thứ ba, từ giữa tháng 6, NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước đã sản xuất được. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu thuộc diện bị hạn chế có thể đã tìm cách gom ngoại tệ nhằm tránh khó khăn khi tiếp cận vốn trong tương lai, khiến cho cầu USD tăng lên.
Thứ tư, lãi suất USD có xu hướng tăng lên, trong khi NHNN đang yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất VND khiến cho người dân có tâm lý lựa chọn nắm giữ USD, dẫn đến cầu USD tăng lên.
Thứ năm, các báo cáo kinh tế thế giới gần đây cho thấy nền kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng và ổn định khiến cho USD tăng giá trên thị trường thế giới do đây vẫn là kênh trú ẩn an toàn.
Giai đoạn 4: Quí 4 năm 2010: Tỷ giá TTTD vượt mốc 20.000. Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá LNH vào ngày 18/8, giá USD trên TTTD dao động khá ổn định quanh mức 19.500. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, USD trên TTTD lại bắt đầu bước vào một đợt tăng giá mới và kéo dài cho đến tận cuối tháng 10. Giá USD trên TTTD liên tục tăng mạnh và vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Mặc dù các NHTM vẫn niêm yết giá USD là 19.490-19.500, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều phải chịu thêm một mức phụ phí khiến cho mức giá thực tế phải trả cũng gần như mức giá trên TTTD. Diễn biến này cho thấy cung cầu trên thị trường ngoại hối đang có dấu hiệu căng thẳng thực sự chứ không phải là cân bằng hay mua ròng ngoại tệ như công bố ngày 8/10 của NHNN.
Tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21.000 trong tháng 11/2010 song song với việc giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lập kỉ lục đà tăng giá mạnh của USD trong tuần cuối tháng 10 được tiếp nối trong những ngày đầu của tháng 11 bằng việc chạm mốc 21.000 vào ngày 4/11. Biến động này đã đẩy chênh lệch giữa giá USD trên TTTD và giá trần theo quy định của NHNN đã lên đến 1.300-1.500VND/1USD giao dịch trong tuần đầu tiên của tháng 11.
Nguyên nhân: Động thái của NHNN tiếp tục cho phép một số DN nhập vàng không hạn chế thời gian có thể khiến cho giá vàng trong nước sát với giá thế giới, nhưng nó khó có thể khiến cho thị trường ngoại tệ giảm nhiệt bởi vì các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu vàng sẽ phải gom USD để nhập.
Những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ không thể giải quyết chỉ bằng thông điệp sẽ cung ngoại tệ, mà chính là số lượng ngoại tệ mà NHNN có thể cung ra bao nhiêu khi mà lượng dự trữ ngoại hối hiện nay là khá mỏng.
Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu hướng tăng cao đã khiến cho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ thay vì VND cũng khiến cho thị trường ngoại tệ nóng hơn bao giờ hết.
Biểu đồ 2.15: Mất giá của VND so với một số đồng tiền từ đầu năm đến 04/11/2010
Nguồn: dantri.com.vn
Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010 cũng là nguyên nhân tăng sức ép tới tỷ giá cho dù các nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại năm 2010 có tăng mạnh.
Như vậy, sự biến động mạnh với nhiều trạng thái khác nhau của USD trong năm 2010 đã gây nên bất ổn cho nền kinh tế đồng thời khiến cho các mất cân đối vĩ mô như tình trạng nhập siêu, lạm phát... ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Cụ thể, lạm phát không thể đạt mục tiêu khi lên tới 2 con số trong năm 2010, còn thâm hụt thương mại trong 11 tháng năm 2010 (nếu loại bỏ xuất khẩu vàng ước tính khoảng 2,8 tỷ USD) cũng lên tới 13,6 tỷ (tương đương với 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), vượt mục tiêu 13,5 tỷ USD nhập siêu cho cả năm 2010.
2. GIAI ĐOẠN 2011
Không như các thời kỳ trước, năm 2011 tỷ giá đã chuyển từ biến động mạnh sang cơ bản ổn định trong thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tỷ giá đang đứng trước một số yếu tố có thể dẫn tới rủi ro. Tỷ giá VND/USD biến động trong các năm từ 2008 - 2010 (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%).
Biểu đồ 2.16: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 2008 đến tháng 06/2011
Nguồn: dddn.com.vn
Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2011 có thể được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên TTTD và trên thị trường chính thức:
Biểu đồ 2.17: Biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011
Nguồn: www.dudoankinhte.wordpress.com
Giai đoạn 1: Hai quí đầu năm 2011:
Bước sang năm 2011, từ ngày 11/2/2011 thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 thì NHNN cũng đã có quyết định điều chỉnh tỷ giá chính thức.
Tuy không bất ngờ vì đã được dự báo trước cả tháng và cũng khá chậm trước sự chênh lệch cao kéo dài của 2 loại tỷ giá; nhưng có sự lựa chọn khá tối ưu khi công bố vào đúng ngày cuối tuần làm việc, giúp giảm bớt những phản ứng bột phát của thị trường; Đây là mức điều chỉnh lớn và gây sốc nhất trong suốt hơn một năm qua, với giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND lên mức 20.693 VND/USD - tức tăng hơn 9,3 % so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉ tỷ giá ngày 18/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010. Như vậy, trong vòng đúng 1 năm qua, NHNN đã chính thức 3 lần điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng với mức tăng tổng cộng 14,46%, tức xấp xỉ mức lạm phát tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 1/2011 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010).
Và tiếp tục xu hướng thu hẹp biên độ giao dịch qua 3 lần điều chỉnh tỷ giá trong vòng 1 năm qua, theo đó, biên độ giao dịch đã liên tục thu hẹp dần từ +- 5%, rồi giảm tiếp và giữ nguyên ở mức +- 3%, và lần này xuống gần như mức tối thiểu, chỉ còn +- 1%. Nguyên nhân:
Trong thời gian đầu, sự điều chỉnh tỷ giá này có thể ít nhiều làm tăng giá USD trên thị trường tự do (thực tế, giá USD trên TTTD cả nước giao động nhẹ ở mức 21.450 - 21.550 đồng mỗi USD); cũng như làm tăng giá của hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu, do đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, cũng như làm giảm lượng hàng nhập khẩu, từ đó có thể làm gia tăng áp lực lạm phát cung-cầu và chi phí đẩy; đồng thời, có thể tạo ra cái gọi là rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh và tín dụng của những doanh nghiệp vay VND lãi suất cao và phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất...
Biểu đồ 2.18: Diễn biến giá vàng trong 5 năm qua
Nguồn: giavangngayhomnay.com
Sự điều chỉnh tỷ giá cũng ít nhiều tạo xung lực tăng giá vàng trong nước. Tuy vậy, thực tế chứng tỏ, sau khi tăng mạnh gần 200.000 đồng mỗi lượng theo sự điều chỉnh tỷ giá USD, giá vàng trong nước sẽ giảm nhẹ theo giá vàng quốc tế (tại thị trường châu Á sáng 11/2/2011, giá mỗi ounce vàng tương đương với 1.333,20 USD. Nếu căn cứ theo tỷ giá USD/VND tự do 21.500 đồng, mỗi lượng vàng quy đổi hiện có giá 34,6 triệu đồng). Xu hướng tăng giá USD trên thị trường tiền tệ quốc tế sẽ hỗ trợ tích cực cho sự ôn hòa của giá vàng trong thời gian tới (Chỉ số đô la Mỹ đã tăng thêm 0,76% lên 78,23 USD, trong khi đồng euro trượt 0,97% xuống tương ứng 1EUR đổi được 1,35 USD).
Biểu đồ 2.19: Dự trữ ngoại hối từ Quí IV năm 2008 đến Quí II năm 2011
Nguồn: cafef.vn
Với sự điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức với tỷ giá trên TTTD sẽ giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam do không phải gia tăng bán USD theo tỷ giá thấp, giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động buôn bán vốn và ngoại tệ lòng vòng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa 2 tỷ giá. Điều này còn giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị trường có tổ chức. Đồng thời, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình, mà trước đó thường phải che giấu, hợp lý hóa các khoản mua USD trên TTTD với giá cao hơn giá chính thức.
- Giai đoạn 2: Từ quí III đến nay:
Sau giai đoạn căng thẳng tỷ giá trong 2 tháng đầu năm, áp lực tỷ giá dần bớt căng thẳng và bước vào quý III/2011 đã giảm hẳn. Tỷ giá TTTD sau khi lập đỉnh 22.500 VND/USD vào ngày 21/2 đã liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ ± 5%. Thậm chí, nhiều thời điểm, tỷ giá TTTD thấp hơn thị trường chính thức. Kể từ trung tuần tháng 7, tỷ giá bình quân LNH luôn được duy trì ở mức 20.608 VND/USD, thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây, tương đương với mức giảm hơn 80 đồng/USD, hay xấp xỉ 0,5% so với khi mới điều chỉnh tỷ giá (11/2/2011). Đồng thời, tỷ giá USD giao dịch tại các NHTM cũng có những diễn biến tích cực khi trong tháng 5/2011, lần đầu tiên trong 37 tháng liên tiếp, USD được giao dịch dưới tỷ giá tham chiếu chính thức.
Tuy nhiên, ngày 10/8 /2011, NHNN đã có động thái điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng 10 VND/USD, lên mức 20.618 VND/USD. Các NHTM cũng niêm yết tỷ giá kịch trần biên độ. Báo cáo của NHNN về hoạt động ngân hàng trong tuần từ 13 - 19/8 cho biết, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối những ngày đầu tuần có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các NHTM ở mức sát trần được phép 20.814 - 20.824 đồng/USD.
Đến sáng 24/8, lần thứ hai trong tháng này, NHNN lại tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH lên 20.628 đồng/USD. Ngay lập tức, các NHTM cũng đẩy giá bán USD lên kịch trần (20.834 VND/USD). Hiện tỷ giá niêm yết tại Vietcombank ở mức 20.830/20.834 VND/USD. Trên TTTD, giá mua - bán USD cũng được đẩy lên mức khá cao 21.000-21.020 VND/USD.
Ngày 5/10/2011 NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ LNH là 1 USD = 20.638 VND.Theo đó, tỷ giá bình quân LNH đã tăng thêm 10 VND. Và đây cũng là lần thứ 3 tỷ giá này tăng ở mức như vậy kể từ cuối tháng 7/2011 trở lại đây, từ 20.608 VND lên 20.638 VND. Bám sát điều chỉnh trên, với biên độ +/-1%, các NHTM cũng đồng loạt nâng giá USD bán ra sát trần, khoảng cách giữa giá mua vào với bán ra vẫn tiếp tục ở mức rất hẹp.
Ngày 28/10, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ LNH là 1 USD = 20.803 VND. Theo đó tỷ giá này tiếp tục tăng thêm 15 VND và là lần tăng thứ 14 liên tiếp trong 10 tháng này. Qua 14 lần điều chỉnh trên, tỷ giá bình quân LNH giữa VND với USD đã tăng tới 0,85% so với thời điểm NHNN đưa ra cam kết nếu điều chỉnh (tính từ ngày 7/9/2011) đến cuối năm không quá 1%. Theo đó, với những bước tăng dồn dập vừa qua có khả năng điều chỉnh tăng tỷ giá chỉ còn 0,15%.
Nguyên nhân: Thực tế, tỷ giá tăng có nguyên nhân chủ yếu là do thời gian qua, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới, có thời điểm chênh lệch tới 2 triệu đồng/lượng. Tranh thủ cơ hội này, giới đầu cơ gom USD trên TTTD để nhập lậu vàng. Bản thân các DN cũng đôn đáo gom USD để nhập vàng sau khi NHNN cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng để bình ổn giá vàng trong nước.
Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khác, đó là một số DN bắt đầu mua ngoại tệ trả trước các khoản vay bởi họ lo ngại rằng, tỷ giá có thể biến động vào cuối năm khi đa số công ty bắt đầu phải hoàn trả các khoản vay ngoại tệ từ đầu năm.
NHNN quyết định hạ giá đồng Việt Nam là nhằm giảm áp lực các khoản nợ USD đến kỳ trả nợ, thường rơi vào dịp cuối năm. Vì thông thường khi các doanh nghiệp vay USD từ các ngân hàng để trả tiền nhập khẩu hoặc thanh toán các khoản mua hàng trả chậm từ bên người bán nước ngoài, cuối năm là thời điểm đáo hạn.
Tỷ giá tại Việt Nam có nhiều sức ép do lạm phát cao hơn nhiều các nước đối tác thương mại, nên đồng tiền mất giá nhanh hơn; thâm hụt thương mại còn lớn, tạo áp lực đến thị trường ngoại hối, vì thế dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu ngoại tệ.
Biểu đồ 2.20: Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011
Nguồn: vnexpress.net
Và hiện nay, do chênh lệch quá lớn giữa lãi suất cho vay VND từ 19 - 25% so với 6 - 8% của ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vay USD. Ngân hàng được lợi vì chênh lệch huy động và cho vay USD rất lớn nên đã tích cực cho vay ngoại tệ vượt 140 - 150% lượng huy động được. Hệ quả sẽ rất lớn khi các doanh nghiệp sẽ phải thanh toán số tiền này về cuối năm.
Còn diễn biến trên thị trường thế giới, đồng USD sau một thời gian dài giảm giá mạnh đã có sự phục hồi trở lại từ giữa tháng sáu cho tới nay. Trong báo cáo gần đây mặc dù FED đánh giá kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm lại với tăng trưởng GDP khoảng 2,7%, nhưng vẫn cao hơn các quốc gia như Anh 1,5%, Nhật - 0,7%, EU 2,0%. Vì thế, đồng USD có thể phục hồi mạnh hơn trong thời gian tới so với các đồng tiền mạnh khác.
Nhìn toàn cuộc, CP đang tập trung nhiều biện pháp để ổn định thị trường ngoại hối và giảm khoảng cách chênh lệch đang quá lớn giữa thị trường chính thức và TTTD, ngăn chặn tình trạng đô la hóa đang diễn ra quá mạnh. Kinh tế vĩ mô sẽ từng bước ổn định, tuy nhiên tình hình xuất siêu vẫn cao, dòng vốn FDI chưa được cải thiện, kiều hối có xu hướng giảm trong khi lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức thấp, đồng USD phục hồi và niềm tin vào VND suy giảm vì lạm phát tăng cao sẽ tạo áp lực tỷ giá cuối năm 2011.
3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
Giai đoạn 2008 đến nay TGHĐ có xu hướng tăng theo từng năm. Mỗi năm NHNN điều có những động thái điều chỉnh tỷ giá tăng lên, cụ thể là năm 2008 là 5 lần, năm 2010 là 2 lần, năm 2011 là 2 lần mà mỗi lần điều chỉnh tỷ giá thì NHNN điều công bố đột ngột ảnh hưởng không tốt đến thị trường. Chính sách quản lý TGHĐ của NHNN chưa thật sự hiệu quả. Tuy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng qua các năm nhưng sự tăng trưởng này là không bền vững, chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có TGHĐ. Qua biểu đồ tăng trưởng kinh tế thì ta thấy rằng giai đoạn 2008-2009 tăng trưởng ở mức 6,23% và 4,75%, 2010 nền kinh tế tăng trưởng 6,5%, dự báo 2011 tăng khoảng 6%. Nhưng TGHĐ tăng gần 23% cao hơn so với mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.21: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1996-2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bên cạnh đó thì tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán cũng như thâm hụt thương mại kinh niên mà Việt Nam vẫn chưa khắc phục được do đó nền kinh tế phải đối mặt ảnh hưởng không nhỏ của tình trạng này kéo dài, làm giảm dự trữ ngoại hối, cũng như tác động tới TGHĐ, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.
Bảng 1: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở Việt Nam năm 2006-2010
Nguồn: 24h.com.vn
Biểu đồ 2.22: XNK và thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008 và 2009
Nguồn: vnexpress.net
NHNN chưa thực sự linh hoạt trong thực hiện chính sách điều chỉnh TGHĐ: khi giá vàng biến động lớn, liên tục đạt mức kỷ lục mới gây hoang mang bất ổn cho nền kinh tế thì NHNN mới cho nhập khẩu vàng, một động thái mà theo các chuyên gia kinh tế là một hành động muộn màng của NHNN. Bên cạnh đó khi tỷ giá TTTD tăng cao vào tháng 2/2010 thì CP đã ra quyết định để các tập đoàn, tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng để giảm căng thẳng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Bên cạnh đó CPI liên tục tăng trong những năm qua đặc biệt năm 2008 là 22,97% và 2010 là 11,75% tác động trực tiếp tới TGHĐ và chính sách điều chỉnh TGHĐ của NHNN.
Biểu đồ 2.23: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ 2008 đến nay
Nguồn: vietstock.vn
*Cơ chế điều hành tỷ giá: Việc điều hành tỷ giá của Việt Nam được thực hiện theo cơ chế "thả nổi có điều tiết". Tỷ giá tham chiếu là tỷ giá LNH dao động trong biên độ +/-3%. Tuy nhiên, tỷ giá LNH thường thấp hơn nhiều so với tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường do người mua phải trả thêm các khoản phí. Không những vậy, những đợt điều chỉnh tỷ giá của NHNN thường khá "đột ngột" và hầu như thị trường khó có thể dự báo trước. Điều này cũng khiến cho thị trường phản ứng không tích cực đối với các lần điều chỉnh tỷ giá và lòng tin vào sự ổn định tỷ giá càng suy giảm. Tình trạng hai giá trong nền kinh tế kéo dài suốt một thời gian làm cho biến dạng các báo cáo tài chính, tạo những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro về mặt pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp. NHNN cần phải có cơ chế để loại trừ tình trạng hai giá này để qua đó ổn định thị trường tỷ giá.
*Đánh giá khả năng VND tiếp tục mất giá: Với những phân tích trên, có thể thấy áp lực về tăng tỷ giá tiếp tục ở mức khá cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, khả năng VND mất giá mạnh lên mức 22.000 hay 23.000 VND/USD vẫn có thể xảy ra trong thời gian gần. Dù áp lực ngoại tệ là khá lớn do nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ, nhưng có thể được bù đắp bởi lượng kiều hối, FDI giải ngân và vốn vay mới. Ngoài ra, kỳ vọng dòng vốn FPI có thể chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới, khi giá cổ phiếu đang rất hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Áp lực về việc thu gom ngoại tệ để nhập khẩu vàng không quá lớn, vì nhập khẩu chính ngạch được NHNN kiểm soát. Lượng nhập khẩu lậu vàng không nhiều do giá vàng trong nước và trên thế giới chênh lệch không đáng kể khi quy đổi theo tỷ giá thị trường. Một lý do nữa cho thấy tiền đồng khó giảm mạnh là do hiện nay VND đã mất giá hơn 15% so với hầu hết các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này khiến VND đang được định giá thấp hơn nhiều so với nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, NHNN cũng không được chủ quan mà vẫn xem TGHĐ là một công cụ
quan trọng trong chính sách điều hành của mình, NHNN phải chủ động kiểm soát tỷ giá không để tỷ giá biến động lớn và có những chính sách phù hợp để tăng cường tính ổn định cũng như các ảnh hưởng tốt của tỷ giá tới nền kinh tế.
*Dự báo TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới: Theo các dự báo của các tổ chức tài chính cũng như thực trạng TGHĐ ở Việt Nam hiện nay thì xu hướng của TGHĐ của VND biến động theo chiều hướng sẽ tăng lên, tức là VND sẽ giảm giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác do sự tác động của các yếu tố trong nước và quốc tế như: ảnh hưởng hậu khủng hoảng kinh tế, giá vàng, giá lương thực tăng mạnh… Dự báo năm 2012 thì tỷ giá VND/USD chính thức sẽ vượt 22.000 do phải chịu áp lực từ tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, thương mại và ảnh hưởng lớn từ TTTD cũng như tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2011 tăng cao.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG
Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2008 đến nay, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động từ trong nước và cũng như ngoài nước: tình trạng nhập siêu kéo dài của nền kinh tế, hiện tượng tích trữ ngoại tệ của người dân, giá cả biến động leo thang, giá vàng liên tục tăng, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2008… Mặc dù NHNN Việt Nam và CP đã tích cực thực hiện các chính sách, biện pháp, các công cụ hỗ trợ để ổn định TGHĐ, ổn định và phát triển nền kinh tế. Theo dự báo thì trong năm 2012 và những năm tiếp theo thì tỷ gái hối đoái ở Việt Nam có những biến động lớn.Để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển là một cố gắng lớn của NHNN và của cả CP. Tuy nhiên các biện pháp và chính sách đó còn có những nhược điểm và tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, tâm lý bất ổn cho người dân. NHNN và CP cần phải đề ra những biện pháp, chính sách cụ thể để giải quyết tốt bài toán TGHĐ để tiến tới TGHĐ thực sự là một công cụ để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và cuối cùng là phải đưa ra mục tiêu và định hướng cho TGHĐ giai đoạn tới.
2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI
Mục tiêu của chính sách tỷ giá nước ta trong thời gian tới là:
Từng bước nâng cao uy tín VND trên cơ sở duy trì hợp lý tương quan giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi.
Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ, kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả hàng hóa.
Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế.
Cần có những biện pháp hữu hiệu để hút được một lượng lớn ngoại tệ còn dự trữ trong dân và lượng ngoại tệ có trong TTTD để từ đó có thể chuyển thành giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Thông qua đó mới có thể thực hiện tốt được các chính sách điều hành của NHTW hạn chế các tác động không đáng có của TTTD.
Chính sách tỷ giá phải giữ vững mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại.
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách TGHĐ phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, để đạt được mục tiêu trên cần có một số định hướng cụ thể để hoàn thiện chính sách điều chỉnh TGHĐ thì chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập. Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Vì vậy chính sách tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
Thứ hai: Chính sách TGHĐ phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa.
Thứ ba: Kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh có ưu thế trên thị trường thế giới, nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh, các mặt hàng chưa thật thiết yếu để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa.
3. CÁC GIẢI PHÁP
Việc xác định một chính sách tỷ giá phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản và đến giá cả hàng hóa trong nước...Trong thời gian qua chính sách TGHĐ ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính – tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Tuy nhiên trong việc điều hành tỷ giá, Nhà nước vẫn còn thiếu những giải pháp hữu hiệu trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp. Để tỷ giá được bình ổn lâu dài thì chắc chắn hai yếu tố căn bản là nhập siêu và lạm phát phải được khống chế. Sau đây là một số giải pháp giải quyết biến động tỷ giá hối đoái ở Việt nam:
3.1. Chính sách ngoại hối
Trong giải pháp đối với chính sách ngoại hối hiện nay chúng ta có thể thực hiện các biện pháp như sau:
Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam: Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải đạt được hiệu quả. Lựa chọn các phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá. Tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHTW trong việc xác định TGHĐ, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính, thủ tục phức tạp trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho VND, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, chính sách điều chỉnh TGHĐ, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM…
Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ có thể tạo nên một thị trường ngoại hối linh hoạt giúp cho nền TGHĐ có thể ổn định và phát triển nền kinh tế.
3.2. Chính sách đối với ngoại tệ
Một số biện pháp, chính sách đối với ngoại tệ:
Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ LNH: đây là điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó để thực hiện các biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết một cách chính xác và hiệu quả. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ LNH , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ LNH với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.
Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất như quan hệ về kinh tế (xuất, nhập khẩu) để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính sách tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa, hạn chế những tác động tiêu cực của các biến động bất lợi khi có sự thay đổi một loại ngoại tệ nào đó.
Nâng cao vị thế, sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam: bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng, nâng cao giá trị hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định vị thế kinh tế Việt Nam… Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia, tránh tình trạng đôla hóa đang diễn ra phức tạp ở Việt Nam. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. Đồng tiền tự do chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của CP vào chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện.
3.3. Chính sách đối với xuất nhập khẩu
TGHĐ tác động lớn tới xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thì xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng lại tới TGHĐ. Để ổn định tỷ giá thì CP và NHTW cần tác động tới xuất nhập khẩu:
Khuyến khích xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu là một trong những kênh quan trọng nhất để tạo nguồn cung ngoại tệ trong nước, có tác động tới TGHĐ. Việt Nam cần tăng cường, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng mà quốc gia có lợi thế trên thị trường quốc tế, có những chính sách hỗ trợ nhất định cho các doanh nghiệp xuất khẩu như về các thủ tục hành chính, thuế quan… để từ đó có thể để xuất khẩu có thể là một giải pháp ổn định TGHĐ.
Hạn chế nhập siêu: Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là trình trạng nhập siêu kéo dài nhiều năm. Năm 2010 nhập siêu của Việt Nam đạt 12 tỷ USD, dự đoán năm 2011 sẽ là 14,5 tỳ USD, đây là một con số rất lớn so với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, không những không làm tăng lượng ngoại tệ mà còn làm giảm quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia. Để hạn chế nhập siêu NHNN và CP cần phải hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu cho nền kinh tế, các mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được, khuyến khích hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu nước ngoài. Nước ta cần giảm dần tình trạng nhập siêu tiến tới xuất siêu, thúc đẩy phát triển kinh tế.
3.4. Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô
Để giải quyết được những biến động của TGHĐ thì các chính sách điều chỉnh của CP cũng như NHTW cần được chú trọng nhất là các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô:
Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam: Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của NHTW đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là +/- 3% so với tỷ giá mà NHTW đưa ra). NHTW chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ LNH và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ USD trong người dân.
Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, CP phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của CP. Và thông qua lãi suất có thể tác động tích cực đến TGHĐ.
Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao, đặc biệt là phải phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tỷ giá. Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ, ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập… Tuy nhiên, đối với nghiệp vụ thị trrường mở thì nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo. Xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và tránh nguy cơ tụt hậu.
Đối với các chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.
Việc điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa, phải có một sự kết hợp giữa các chính sách để đạt được kết quả cao nhất mang lại lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, CP và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế.
3.5. Một số giải pháp khác
Một số giải pháp khác mà NHTW có thể sử dụng trong những trường hợp khác nhau:
Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đâu để thực hiện chính sách điều chỉnh TGHĐ.
Xem phá giá nhỏ VND như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ VND sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp
Thực hiện và vận dụng dự báo tỷ giá tốt để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. NHTW có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ngoài ra, NHTW cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt để từ đó đề ra những chính sách phù hợp cho nền kinh tế, tránh những tác động không tốt.
Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần phải gấp rút triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. CP đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Kiểm soát tốt giá vàng, giá dầu mỏ, chỉ số chứng khoán,… và những mặt hàng có liên quan mật thiết tới TGHĐ hạn chế những tác động từ thị trường thế giới cả giá vàng, dầu mỏ, thông qua đó có những chính sách cụ thể để điều chỉnh TGHĐ hợp lý, giảm mức kỳ vọng về sự mất giá của tiền đồng.
Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ và kiềm chế tác động xấu của thị trường ngoại tệ chợ đen tới hiệu quả của các chính sách mà NHTW đưa ra.
Chính sách TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách quản lý vĩ mô khác mới đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu của chính sách đó Đảng, CP cần phải có những bước đi phù hợp để trong thời gian tới việc quản lý ngoại hối ở Việt Nam sẽ có những bước cải tiến đáng kể đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và phát triển kinh tế bền vững.
KẾT LUẬN
Tuy rằng việc duy trì một chính sách TGHĐ ổn định không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến nền kinh tế của chúng ta. Song có thể thấy được rằng việc giữ giá VND đã có tác động vô cùng mạnh mẽ. TGHĐ là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế. TGHĐ có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản, giá cả hàng hoá trong nước do đó nó cũng có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân. Tỷ giá VND so với USD tăng sẽ giúp cho giá cả của hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, từ đó góp phần giúp cho hàng hoá xuất khẩu của chúng ta có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Hơn nữa TGHĐ tăng khiến cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định, vì thế duy trì TGHĐ cao sẽ hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị phần của hàng hoá nội địa ở thị trường trong nước. Những năm qua, CP ta luôn xác định rõ ràng xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu giúp tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Vì vậy, lựa chọn một chính sách TGHĐ duy trì TGHĐ ổn định như vậy trong thời gian qua là hợp lý.
Mục tiêu nghiên cứu của đề án này là đánh giá, phân tích diễn biến, nguyên nhân và tác động của TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay. Từ thực tế TGHĐ giai đoạn này cho thấy TGHĐ là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới nền kinh tế và phải chịu nhiều tác động yếu tố khách quan cũng như chủ quan từ trong nước và nước ngoài. Có thể nói việc nghiên cứu tác động của tỷ giá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên ngành kinh tế - nhất là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế như thực trạng cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vốn, thanh toán quốc tế, tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại tệ…của quốc gia và tầm ảnh hưởng của tỷ giá mà trong giai đoạn 2008 đến nay là một minh chứng cụ thể. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp, nhận định để khắc phục tình trạng này trong tương lai. Và theo đó, chính sách tỷ giá trong thời gian tới, NHNN nên tiến hành hoàn thiện cơ chế tỷ giá sao cho linh hoạt hơn, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tỷ do, từ đó làm biến mất tỷ giá TTTD, thu hút được lượng ngoại tệ đang tích trữ trong người dân. Đồng thời cũng không nên thực hiện một chính sách mạnh mẽ nhằm kích thích xuất khẩu để tránh những rủi ro các khoản vay ngoại tê của doanh nghiệp, CP, tình trạng lạm phát cao... tác động xấu tới nền kinh tế. Để từ đó TGHĐ thực sự là một công cụ, một chính sách hỗ trợ thiết yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tài chính quốc tế - Gs.Ts Nguyễn Văn Tiến – Nxb Thống kê 2011
Giáo trình lý thuyết Tài chính-tiền tệ - Ts Nguyễn Hữu Tài - Nxb Thống kê 2002
Giáo trình kinh tế vĩ mô - Ts Bùi Quang Bình - Nxb Giáo dục 2008
Giáo trình Ngân hàng trung ương - Pgs.Ts Nguyễn Duệ - Nxb Thống kê 2005
Trang Web: www.vneconomy.vn
Trang Web: www.tailieu.vn
Trang Web: www.customs.gov.vn
Trang Web: www.btmc.vn
Trang Web: www.vietstock.vn
Trang Web: www.dudoankinhte.wordpress.com
Trang Web: www.giavangngayhomnay.com
Trang Web: dddn.com.vn
Trang Web: www.cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang
Trang Web bộ tài chính: www.mof.gov.vn
Báo Dân trí điện tử: www.dantri.com.vn
Báo Vnexpress: www.vnexpress.net
Báo Vietnamnet: www.vietnamnet.vn
Báo 24h: www.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tigiahoidoaihoanchinh_3767.doc