Đề tài Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành may mặc

Mục lục: LỜI NÓI ĐẦU. - Phần một: Lý luận chung về mô hình năm lực lượng của Michael Porter. 1. Mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. 2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới. 3.Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế. 4. Sức mạnh của người mua. 5. Sức mạnh của những nhà cung ứng. - Phần hai: Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ "mô hình năm lực lượng". I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc. II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. 1. Mức độ ganh đua giữa các đối thủ đang hiện hữu trong ngành. 2. Mối đe doạ của những người gia nhập mới. 3. Sức mạnh của người cung ứng. 4. Sức mạnh của người mua. 5.Mối đe doạ thay thế của các sản phẩm thay thế. - Phần ba: Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành may mặc nước ta. I. Những quan điểm chính. II. Những giải pháp cụ thể. 1. Giải pháp về mối quan hệ liên kết. 2. Giải pháp về tăng khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu. 3. Các biện pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh chung cho ngành may mặc. 4. Giải pháp về nâng cao năng lực của ngành may mặc trong tiến trình hội nhập.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành may mặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các doanh nghiệp hoặc vì nó có một giá trị chiến lược nào đó đối với sự thành công của chúng. 8. Hàng rào rút khỏi cao: Nếu việc rút khỏi ngành phải chịu chi phí cao thì các doanh nghiệp sẽ thận trọng ở lại ngành và sụ cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng. Chi phí của việc rút khỏi ngành có thể bao gồm các chi phí tài chính như trả lương thôi việc hoặc mất mát về các tài sản chuyên môn hoá cao, nhưng cũng có thể bao gồm các chi phí tâm lý như các cán bộ quản lý không sẵn sàng từ bỏ kinh doanh hoặc mất uy tín với chính phủ vì gây ra thất nghiệp. II. Mối đe doạ của những người gia nhập mới. Tầm quan trọng của lực lượng này được xác định bằng "độ cao của hàng rào gia nhập". Hàng rào cản trở việc gia nhập ngành càng cao thì áp lực cạnh tranh đối với ngành và những hãng hiện có trong ngành càng thấp và ngược lại. Có những rào cản chính sau đây đối với sự gia nhập ngành: 1. Tính kinh tế của quy mô: Nếu có tính kinh tế của quy mô đáng kể thì một doanh nghiệp đang cân nhắc có gia nhập ngành hay không hoặc là xây dựng một thị phần lớn ngay lập tức để đạt được quy mô cần thiết đảm bảo có chi phí thấp hoặc là chịu chi phí cao hơn doanh nghiệp đang tồn tại. Do đó tính kinh tế của quy mô là nguồn gốc quan trọng của các hàng rào gia nhập. Có thể có các ảnh hưởng quy mô quan trọng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả nghiên cứu và phát triển, marketing và phân phối. 2. Sự khác biệt của sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hàng. Nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đã gây dựng được lòng trung thành của người mua đối với sản phẩm của họ thì người ra nhập mới sẽ phải đầu tư rất nhiều và phải mạo hiểm vào việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng để vượt qua lòng trung thành đó. Nếu sự gia nhập thất bại thì các khoản đầu tư đó là không có giá trị. 3. Đòi hỏi về vốn: Trong một số ngành, nếu muốn gia nhập cần phải có một lượng vốn rất lớn. Khi mà thị trường vốn hoạt động tốt, vốn sẵn có thì việc gia nhập được xem là một công viẹc mạo hiểm và người đầu tư đòi hỏi lãi cao để thuyết phục họ chấp nhận rủi ro. 4. Chi phí chuyển đối với người mua. Nếu khách hàng phải chịu chi phí cao khi chuyển từ người cung ứng này sang người cung ứng khác thì họ sẽ không sẵn sàng thay đổi người cung ứng và những người gia nhập mới khó mà thành công được nếu không đầu tư nhiều để giúp khách hàng vượt qua những chi phí chuyển này. 5. Có được các kênh phân phối. Người gia nhập mới phải thiết lập các kênh phân phối riêng của mình, thuyết phục những người bán buôn và bán lẻ giữ và bán hàng của mình cùng hoặc ưu tiên hơn sản phẩm của các doanh nghiệp đang tồn tại. Nếu các doanh nghiệp đã gây dựng được các mối quan hệ tốt với các kênh phân phối thì người gia nhập mới khó mà đạt được các kênh đó hoặc đạt được với chi phí cao. 6. Lợi thế chi phí tuyệt đối: Một trong các nguồn gốc chung nhất của hàng rào gia nhập là sự tồn tại của lợi thế chi phí tuyệt đối, nghiã là các doanh nghiệp đang ở trong ngành có chi phí thấp hơn của những người mới gia nhập , Nếu có lợi thế này thì các doanh nghiệp đang ở trong ngành luôn luôn có khả năng giảm giá của mình đến mức mà những người gia nhập mới không thể tồn tại được, điều đó làm giảm ý muốn gia nhập. Một số nguồn gốc của lợi thế chi phí tuyệt đối: - Độc quyền công nghệ: Nếu doanh nghiệp có một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất được bảo vệ bằng phát minh sáng chế hoặc giữ bí mật thì người gia nhập mới không thể copy sản phẩm hoặc quy trìng sản xuất đó và sẽ ở vào thế bất lợi. - Có các đầu vào: Các doanh nghiệp đang tồn tại có các đầu vào có lợi. - Độc quyền ảnh hưởng rút kinh nghiệm: Khi các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong ngành họ có thể hạ thấp chi phí nhờ " ảnh hưởng rút kinh nghiệm". Nếu các ảnh hưởng này là "độc quyền" và những nngười gia nhập mới không thể có được chúng bằng việc thuê cán bộ quản lý của các doanh nghiệp đang tồn tại thì người gia nhập mới có thể ở vào thế bất lợi cho đến khi tự rút a được kinh nghiệm, nhưng trong thời gian đó các doanh nghiệp đã được thành lập lâu hơn có thể có thêm kinh nghiệm và vẫn đi trước một bước so với những người mới gia nhập. - Vị trí thuận lợi : Đối với một số hạt động chỉ có mộy số hữu hạn vị trí thuận lợi. Nếu các vị trí đó đã bị các doanh nghiệp đang tồn tại chiếm giữ hết thì việc gia nhập mới sẽ cực kì khó khăn. 7. Sự trả đũa dự kiến. Trong nhiều ngành sự trả đũa của các doanh nghiệp đang ở trong ngành đối với sự gia nhập mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của người mới gia nhập. Nếu những người trong ngành chấp nhận thì người mới gia nhập sẽ có cơ hội thành công lớn hơn. Ngược lại, nếu họ trả đũa quyết liệt thông qua giảm giá hoặc các chiến dịch quảng cáo xúc tiến bán hàng thì người mới gia nhập chỉ có thể tồn tại được nếu có những lợi thế to lớn để bù đắp lại sự thiếu kinh nghiệm trong ngành. Do đó sự trả đũa là một hàng rào quan trọng đối với việc gia nhập. 8. Chính sách của chính phủ. Trong một só ngành, ở một số nước, chính sách của chính phủ tạo ra hàng rào gia nhập.ở một thái cực, đó là cấp giấy phép tức là doang nghiệp được chính phủ cấp giấy phép trước khi gia nhập ngành. Trong các trường hợp khác hàng rào gia nhập do chính sách của chính phủ tạo ra là khó phát hiện và thường không được cú ý tới. Ví dụ nếu chính phủ đặt ra quy định nghiêm ngặt về điều kiện y tế hoặc điều kiện an toàn đối với ngành thì điều đó có thể làm tăng đồi hỏi về vốn đối với việc gia nhập do đó nâng cao hàng rào gia nhập. III. Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế. Nếu tồn tại những sản phẩm tương đồng với những sản phẩm mà doanh nghiệp trong ngành đó đang cung cấp và khách hàng có thể dùng chúng để thay thế cho sản phẩm đó thì những hàng hoá thay thế đó đã xác định ra một mức giá trần cho ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tầm quan trọng của mối đe doạ này phụ thuộc vào ba yếu tố sau: 1. Giá và công dụng tương đối của sản phẩm thay thế: Nếu các sản phẩm thay thế là sẵn có và công dụng tương tự ở cùng một mức giá thì mối đe doạ của các sản phẩm thay thế là rất mạnh. Ngược lại, nếu các sản phẩm thay thế mà đắt hơn và có công dụng kém hơn thì sự đe doạ sẽ yếu hơn nhiều. 2. Chi phí chuyển đối với khách hàng: Yếu tố này đã được đề cập ở trên như một nguồn gốc của hàng rào gia nhập và nó cũng xác định mmối đe doạ thay thế. 3. Khuynh hướng thay thế của người mua: Nếu khách hàng ít nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm thay thế và không thích chuyển người cung ứng thì mối đe doạ thay thế sẽ giảm. IV. Sức mạnh của người mua. Sức mạnh của người mua phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: mức độ của độ nhạy cảm của họ đối với giá và việc mặc cả nợ của họ. 1. Độ nhạy cảm đối với giá: Về bản chất, độ nhạy cảm đối với giá chính là co giãn của cầu, mặc dù vậy trong phân tích của Porter ông cũng không lượng hoá nó. Độ nhạy cảm đối với chính là hàm số của: 1.1. Lượng mua của ngành là một phần của tổng lượng mua. Nếu sản phẩm của ngành tạo nên một phần không đáng kể trong tổng lượng mua của những người sử dụng thì họ có xu hướng không nhạy cảm đối với giá của nó, như vậy nó sẽ ít có ảnh hưởng đến chi phí của họ, ngược lại nếu sản phẩm tạo nên một phần đáng kể trong tổng lượng mua của người mua thì họ sẽ thận trọng hơn đối với giá. 1.2. Những khác biệt của sản phẩm và sự xác định nhãn hàng. Cả hai yếu tố đó đều làm giảm sự nhạy cảm đối với giá. 1.3. ảnh hưởng của sản phẩm của ngành đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng. Nếu sản phẩm của ngành là yếu tố then chốt trong việc duy trì chất lượng sản phẩm của khách hàng thì chắc chắn là họ không nhạy cảm đối với giá. 1.4. Tỷ lệ lợi nhuận của khách hàng: Những khách hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ ít nhạy cảm đối với giá. 1.5. động cơ của người ra quyết định. Những nhười quản lý chịu trách nhiệm về mua hàng có thể có nhiều động cơ khác nhau, một số động cơ khuyến khích hơn nhạy cảm với giá, một số khác lại khuyến khích họ chú ý hơn đến các yếu tố khác như việc giao hàng và chất lượng. 2. Việc mặc cả chịu. Mức độ mà người mua có thể thực hiện việc mặc cả chịu cũng phụ thuộc vào một danh mục các yếu tố sau: 2.1. Sự tập trung của người mua và dung lượng của người mua Những người mua mà càng tập trung và mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn. 2.2. Chi phí chuyển của người mua. Nếu chi phí chuyển của người mua càng cao thì họ sẽ ít khả năng chịu hơn, vì họ sợ rằng công việc kinh doanh của họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy thấp hơn. 2.3. Thông tin của người mua: Người mua được thông tin tốt sẽ có nhiều khả năng chịu hơn. 2.4. Mối đe doạ của việc người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: Nếu người mua có khả năng đe doạ ngành bằng việc liên kết dọc nhược thì họ sẽ có khă năng chịu nhiều hơn. 2.5. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế: Nếu có các sản phẩm thay thế có thể được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khă năng chịu lớn hơn. V. Sức mạnh của người cung ứng. Lực lượng này được xác định bởi các yếu tố sau: 1. Sự khác biệt của đầu vào. Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản xuất ra thì những người cung ứng này sẽ tương đối mạnh. 2. Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác. Nếu các chi phí này là cao thì người cung ứng có thể tương đối mạnh vì các doanh nghiệp phải chịu chi phí khi chuyển sang người cung ứng khác. 3. Sự sẵn có của các đầu vào thay thế. Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của người cung ứng sẽ giảm. 4. Sự tập trung của người cung ứng. Mức độ tập trung hoá cao giữa những người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh, đặc biệt là những người cung ứng tập trung hơn những người mua. 5. Tầm quan trọng của dung lượng đối với những người cung ứng. Nếu những người cung ứng vì lợi nhuận hoặc vì sự tồn tại của mình mà phụ thuộc vào việc duy trì dung lượng lớn sẽ có xu hướng có ít sức mạnh mặc cả hơn. 6. Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành. Nếu chi phí của các đầu vào mua từ một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành htì người cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu được. Ngược lại, nếu một ngành cung ứng các đầu vào chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của người sử dụng thì nó sẽ thấy là có thể đặt giá cao hơn rất nhiều. 7. ảnh hưởng của các đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt sản phẩm. Sức mạnh của người cung ứng cũng phụ thuộc vào tầm quan trọng của các đầu vào trong khả năng duy trì chi phí thấp hoặc để làm cho sản phẩm khác biệt. Nếu số lượng của các đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. 8. Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của những người cung ứng. Nếu việc liên kết xuôi của những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ các doanh nghiệp trong ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thẻe được đáp lại bằng việc những người sản xuất xây dựng các thiết bị sản xuất cho riêng họ. Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng: ứng dụng của kỹ thuật năm lực lượng này đòi hỏi một nghiên cứu đáng kể về ngành đang xem xét, đòi hỏi phân tích một loạt các yếu tố và việc sử dụng việc đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng dến mỗi lực lượng. Nhưng khi việc phân tích đã hoàn thành thì có thể tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất của sự cạnh tranh để nắm vững ngành đang xem xét, chú ý ít hơn đến các đặc điểm không quan trọng. Cũng có thể đánh giá " sự hấp dẫn" nói chung của mỗi ngành trên quan điểm của những doanh nghiệp nằm trong đó. Phần hai. Thực trạng cạnh tranh của ngành may mặc nhìn nhận dưới góc độ " mô hình năm lực lượng ". I. Tìm hiểu chung về ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển do đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như những nỗ lực không ngừng của mọi tần lớp nhân dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính vì thế nhu cầu may mặc cũng ngày càng tăng lên cư về số lượng và chất lượng. Công nghiệp may mặc cũng đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp các sản phẩm phục vụ đông mọi tầng lớp nhân dân với nhiều chủng loại phong phú, mẫu mã, giá cả khác nhau phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Trong lúc đó, chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã cho phép các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mọi ngành nghề trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Với nhu cầu phong phú của thị trường, chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước cũng như tiềm năng lớn của thị trường nhân công dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi khácc, ngành may mặc nước ta đang trên con đường phát triển đầy hứa hẹn. Nghành may mặc Việt Nam hiện nay thu hút gần một triệu lao động, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988 đến tháng sáu năm 2001 là trên 2.7 tỷ USD, có một tổng công ty với tổng giá trị tài sản trên 5200 tỷ đồng, hơn 200 công ty, xí nghiệp, 01 viện nghiên cứu thời trang, 03 trường đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành....Nếu so sánh về tổng kim ngạch xuất khẩu và só lượng công nhân thì ngành dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng quả thật là một trong số ít ngành dẫn đầu về kim ngạch và giải quyết việc làm cho người lao động. May mặc chiếm gần 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước và là ngành kinh tế xã hội phát triển để giải quyết việc làm là chủ yếu. Tốm lại, may mặc là ngành không đòi hỏi vốn lớn lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động nên nó là ngành được nhiều nước tham gia. II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Mười năm vừa qua, ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh. Mức tăng trưởng bình quân đạt 23,8%/ năm, trở thành ngành xuất khẩu chiếm vị thế thứ hai sau dầu thô, đến năm 2001 đã giải quyết việc làm cho gần một triệu người lao động. Chính phủ đã xác định dây là một thế mạnh của Việt Nam cần phải đầu tư tập trung sản xuất. Do vậy, trong những năm gần đây quy mô của ngành may mặc nước ta ngày càng gia tăng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, các cơ sở dệt may, may mặc với đủu mọi thành phần. Hơn nữa, do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các doanh nghiệp may mặc hiện nay đang cùng hoạt động trong môi trường nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Chính vì vậy , các cơ sở, các doanh nghiệp may mặc tất yếu khó tránh khỏi sự cạnh tranh nhằm giành giật thi trường của nhau để thúc đẩy tiêu thụ và tăng thu lợi nhuận. Vận dụng "mô hình năm lực lượng cạnh tranh" của giáo sư Michael Porter để phân tích tình hình cạnh tranh nói trên có thể lý giải phần nào taị sao mức lợi nhuận đối với các dơn vị sản xuất may mặc vẫn còn thấp. 1. Mức độ ganh đua giữa các đơn vị đang hiện hữu trong ngành. Những năm ggần đây, ngành may đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh té quốc dân và hiện nay là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đặc biệt năm 1999 là năm thành công nhất của ngành may với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2tỷ USD đuứng thứ hai chỉ sau ngành dầu khí với mức tăng trưởng 28%. Như vậy, ngành may là một ngành đang có sự tăng trưởng nhanh do đó các doanh nghiệp có thể tăng trưởng mà không cần chiếm lĩnh thi trường của đối thủ. Các doanh nghiệp trong ngành may mặc quan tâm đến việc duy trì sự tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng nhanh của ngành chứ không giàng để tấn công đối thủ của mình. Vì vậy, trên khía cạnh tăng trưởng của ngành thì cạnh tranh trong ngành sẽ ít căng thẳng hơn. Theo thống kê chung cho ngành dệt-may cho tới ngày 31/12/2001 cả nước có 822 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hàng ngàn hợp tác xã và hộ cá thể có qui mô lớn, trong đó có 187 doanh nghiệp Nhà nước, 178 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngaòi với tổng vốn đăng kí là 1804 triệu USD. Tính riêng cho ngành may mặc của Việt Nam, có khoảng trên 1/2 trong số các doanh nghiệp thuộc ngành dệt- may thuộc các thành phần quốc doanh, tư nhân, liên doanh,...cùng may xuất khẩu tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong tổng số đó chỉ có 5% trong tổng số các doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh ở khu vực và thế giới. Với quy mô chưa hẳn là lớn như trên nhưng cũng đủ để tạo ra sự cạnh tranh trong ngành. Ngoài ra các doanh nghiệp trong ngành còn phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu, hàng giả, hàng trốn thuế, hàng đã qua sử dụng tràn vào nước ta bằng nhiều con đường. Có thể so sánh quy mô của ngành may Việt Nam với một số nước trong khu vực: STT Tên nước Sản phẩm may/triệu sản phẩm 1. 2. 3. 4. Trung Quốc Thái Lan Indonexia Việt Nam 17.000 6500 5000 1400 Thêm nữa, ngành may mặc là ngành không đòi hỏi công nghệ phức tạp nhưng chi phí cố định cũng không phải là thấp. Mặt khác, số lượng lao động nhiều, trình độ lao động không cao, nếu chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác thì sẽ tốn chi phí đào tạo lại từ đầu. Ngành may có đặc thù là giải quyết công ăn việc làm là chủ yếu, cho một số lượng lao động lớn. Do vậy, buộc các doanh nghiệp phải cố gắng tồn tại để cạnh tranh với nhau. Sản phẩm may mặc tiêu thụ ở nước ta phần lớn dựa vào mẫu mốt và nhãn hiệu nước ngoài. Lý giải chuyện này có thể là một phần do người tiêu dùng còn sính hàng ngoại mặc dù chất lượng không thua kém hàng ngoại, một phần quan trọng là do các nhà sản xuất chưa tin vào chính những sản phẩm do mình làm ra, chưa xây dựng được nhãn hiệu thương phẩm có uy tín và thuyết phục trên thị trường. Hoạt động thời trang của chúng ta còn yếu, chưa có nhiếu sản phẩm đặc trưng, cơ cấu sản phẩm cũng rất nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như: sơ mi, jắckét, quần, sản phẩm dệt kim...Có những lĩnh vực còn ít được quan tâm như: thời trang công sở, quần áo nữ giới, trang phục học sinh, quần áo thể thao... Tất cả các doanh nghiệp chưa tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình, chưa tạo ra cho mỗi sản phẩm nhãn mác riêng trong mỗi khách hàng, các sản phẩm là tương đối giống nhau. Mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thiéu sự liên kết chặt chẽ với nhau, còn chồng chéo gây lãng phí, cạnh tranh bán phá giá nhau. Hơn nữa, đại bộ phạn người dân Việt Nam là những người có thu nhập thấp nên khi mua bất kì một sản phẩm cái mà họ quan tâm đầu tiên là giá cả sau đó mới là các đặc điểm khác của sản phẩm: chất lượng, kiểu dáng, màu sắc... Các sản phẩm may sẵn trong ngành là tương đối giống nhau, chi phí chuyển đổi từ hãng này sang hãng khác hầu như không có ( trừ trường hợp giữa hãng và người mua có những ràng buộc về hợp đòng). Do vậy, sự tác động về giá tác động tới sự quan tâm của khách hàng. Điều này làm tăng cạnh tranh giữa các hãng trong ngành may mặc ở nước ta. Ví dụ : Công ty may 10- một doanh nghiệp hoạt động hiẹu quả trên thi trường luôn xác định đối thủ cạnh tranh cho mình cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. - Trên thi trường quốc tế ( thị trường xuất khẩu) tiêu biểu là EU và Mĩ, Nhật Bản, đối thủ của may 10 là các doanh nghiệp của Trung Quốc, Pakistan, các nước ASEAN đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á vừa qua. Thực tế so với các nước này thực trạng cạnh tranh của ta so với họ kém rất nhiều. -ở thịtrường trong nước các đối thủ là các doanh nghiệp may của Việt Nam, những doanh nghiệp có kinh nghiệm, có năng lực và cũng sản xuất các mặt hàng tương tự như may 10 như công ty may Thăng Long, công ty may Việt Tiến, cộng ty may Nhà Bè...Ngoài ra công ty còn phải đương đầu với một số đối thủ khác như: + Hàng may mặc nhập khẩu, đặc biệt là của Trung Quốc, hàng của họ rẻ hơn, mẫu mã phong phú hơn, phù hợp hơn với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. + Hàng may đo: Hiện nay, dịch vụ may đo rất phong phú với sự góp mặt của các cá nhân, các cơ sở may tư nhân thu hút một bộ phận khách hàng bởi các sản phẩm may đo đẹp, vừa ý khách. + Hàng quần áo cũ: Là những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt với nhiều kiểu dáng độc đáo hấp dẫn người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp. 2. Mói đe doạ của những người gia nhập mới. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo, phù hợp với ngành may mặc. Giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn thu hút dược nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự dịch chuyển của ngành may từ các nước phát triển và các nước NICS, trình độ tay nghề người lao động đòi hỏi không cao. Mặt khác, ngành maymặc với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại và phức tạp và có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn, được đánh giá là có tính phù hợp cao trong nền kinh tế thi trường. Đồng thời nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã có ccs diều chỉnh chính sách cho phù hợp vơí thời kì mới, do vậy đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề trong đó có ngành may mặc. Ngành may mặc gồm phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có doanh nghiệp nổi trội lên vềqui mô nên khó tậ dụng được ưu thế về quy mô lớn để tạo ra lợi thế về chi phí thấp ( giá thành ) cho riêng mình. Như chúng ta đã biết, nhiều doanh nghiệp may mặc ở nước ta có cơ sở vật chất kỹ thuậ nghèo nàn, lạc hậu, các máy móc thiết bị đa phần nhập của các nước Đông Âu có độ tuổi hàng chục năm, diều này ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc cũng như năng suất và chất lượng sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới. Đồng thời các doanh nghiệp nước ta chưa có những biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động vào trong sản xuất kinh doanh nên ít có những phát minh, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất mặt hàng đơn thuần giống nhau mà không có sự khác biệt giữa các sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp có ưu việt hơn về công nghệ sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập ngành. Các doanh nghiệp may mặc Viêt Nam chưa xây dựng được hình ảnh, tên hiệu của riêng mình trên thị trường thế giới. Có tới 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoaì do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tên tuổi, danh tiếng để tự mình xâm nhập vào những thị trường khổng lồ, xa lạ. Mức độ trung thành với sản phẩm của khách hàng do sự khác biệt hoá sản phẩm cao độ tạo ra là thấp. Sản phẩm cơ bản của các doanh nghiệp trong ngành là tương đối giống nhau, chủ yếu là các sản phẩm dễ làm như: áo sơ mi, quần âu, áo jắckét.... Khả năng tiếp cận các kênh phân phối được kiểm soát chặt chẽ bởi những đối thủ đang tồn tại trong ngành kém vì hai lý do: - Thứ nhất, ở thị trường trong nước, là thị trường đầy tiềm năng cho tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng thì phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu và nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn, phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người dân ở nông thôn Việt Nam. Còn hàng may mặc của ta một số khá lớn không bán được ở thi trường thành phố vì lỗi mốt hoặc châts lượng không cao nhưng cũng không bán được ở nông thôn vì giá đắt. - Thứ hai, ở thi trường nước ngoài. Ngành may chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thủan phẩm ở thị trường thế giới, vẫn phải xuất khẩu sản phẩm thông qua đối tác trung gian. Vì những lý do đó mà nhân tố này ít có ảnh hưởng đối với việc gia nhập ngành và vì thế cũng ít ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành. Một khía cạnh nữa là các doanh nghiệp hiện có trong ngành may có lợi thế hơn nhiều so với nhũng người gia nhập mới. Do hoạt động lâu năm trong ngành nên họ có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có thể hạ thấp chi phí nhờ " ảnh hưởng rút kinh nghiệm ". Họ có mối quan hệ lâu năm với người cung ứng và hầu hết đã chọn cho mình những địa điểm kinh doanh thuận lợi, dễ dàng thu hút khách hàng và thuận lợi cho việc giao dịch của công ty. Đó là các lợi thế mà các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới gia nhập không có. Sự khó khăn trong khi gia nhập này có thể làm tăng giá của sản phẩm dẫn tới giảm sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới cũng có lợi thế là họ có thể rút ra được kinh nghiệm từ sai lầm của những người đi trước. Trên đây là ảnh hưởng của những người gia nhập mới đến tình hình cạnh tranh nội bộ ngành may mặc. Ngoài ra tình hình cạnh tranh còn chịu nhiều ảnh hưởng của một số nhân tố khác trong đó phải kể đến sức mạnh của người cung ứng. 3. Sức mạnh của người cung ứng. Trong ngành may mặc, đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tién hành một cách liên tục, đảm bảo chất lượng và năng suất của sản phẩm. Đầu vào chủ yếu của ngành may là các nguyên vật liệu, phụ liệu như: vải, khoá, chỉ màu, mếc... với nhiều mẫu mã, chủng loại, số lượng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp may phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng riêng lẻ khác nhau liên quan tới ngành may cho nênkhi một nhà cung ứng gặp bất kì khó khăn cũng như một phản ứng nào cũng ảnh hưởng trực tiêps tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở nước ta hiện nay, sự phát triển khập khiễng giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát triển của ngành may nói riêng và ngành dệt may nói chung.Hàng năm, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, ngành may phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu mà chủ yếu là nvải vóc. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta đã cũ kĩ, lạc hậu mà tiềm lực trong nước chưa có điều kiện để hiện đại hoá một cách đồng bộ. Hơn nữa, nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt cung cấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thông số kĩ thuật của bên đặt hàng xuất khẩu. Chưa có sự gắn kết, mối liên hệ giữa dệt và may, chưa có sự gắn kết giữa các khâu và thiếu sự hợp tác chung. Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành may mặc đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thi trường thế giới . Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, các ngành cung ứng nguyên vật liệu cho ngành may của nước ta đã dần dần đáp ứng đượcnhu cầu của ngành may mặc nước ta. Ngành dệt đã cung cấp phần lớn khối lượng vải vóc với màu sắc đa dạng, chất lượng phong phú đã dần dần trở thanh người cung ứng chính cho ngành may nước ta. Các đơn vị sản xuất trong ngành biết tận dụng triệt để nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, không nhừng đầu tư công nghệ đổi mới, cải tiến kĩ thuật kết hợp với thay thế dần nguồn nguyên liệu trước đây nhập của nước ngoài bằng các nguyên liệu cuả nhà cung ứng trong nước có chất lượng tương đương với giá thành rẻ. Từ đó làm hạ giá thành sản phẩm phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Như vậy, cá doanh nghiệp may nước ta có quyền lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, các nhà cung ứng của ngành may cung cấp cás sản phẩm khác nhau, chúng chỉ là một khâu trong ngành may mặc mà hầu như ít có sự liên quan tới nhau cho nên khả năng những nhà cung cấp liên kết với nhau tạo thành một nhà cung ứng độc quyền để tăng giá là thấp. Vì thế họ khá phụ thuộc vào nhà may để tồn tại, họ phải không ngừng nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm thu hútnhững doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Tóm lại, những nhà cung ứng nguyên vật liệu của ngành may nước ta đang dần khẳng định vị trí của mìnhtrên thị trường nội địa, là chỗ dựa vững chắc của ngành may nước ta. Đồng thời, nhà cung ứng có phần lệ thuộc vào người mua hàng do đó họ phải cạnh tranh với nhau giành vị trí của mình trên thị trường. Từ đó họ luôn tìm tòi phát hiện ra những sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng về phía mình. 4. Sức mạnh của người mua. Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Vị thế của khách do đó cũng chuyển từ " người được ban ơn " trở thành "thượng đế " . Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cơ chế thị trường, khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng và sự ủng hộ của khách hàng sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Đối vớingành may mặc, người mua có nhiều sự lựa chọn do số lượng doanh nghiệp nhiều và có thể dễ dàng chuyển sang ngươì mua khác vì sản phẩm gần như tương đồng, không có sự khác biệt hoá sản phẩm, điều mà khách hàng quan tâm là giá cả. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng đượcgiá thấp thì có thể thành công trong việc thu hút khách hàng. Người mua có thể khảo giá ở nhiều nơi và chọn mua ở những nơi nào giá thấp nhất hoặc những điều kiện kèm theo hấp dẫn nhất. Sức mua của người dân Việt Nam hiện nay chưa cao, nhưng với gần 80 triệu dân thị trường may Việt Nam không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn có cả doanh nghiệp nước ngoài. Với khả năng và tiềm lực còn hạn chế các doanh nghiệp trong nước không thể cùng một lúc đáp ứng đồng thời mọi nhu cầu của khách hàng. Do vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn cho mình một nhóm khách hàng nhất định để tập trung mọi tiềm lực vào thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng đó. Các nhóm khách hàng có thể chia thành: * Những người có thu nhập cao ( chiếm số ít ): quần áo của họ được nhập từ các hãng trên thế giới hoặc được may ở các hiệu may có uy tỉntên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm này có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, lich sự ....và tất nhiên là giá cao hơn. Nhưng đối với tầng lớp này giá cả không phải là vấn đề quan trọng. * Những người có thu nhập khá, đây đang là đối tượng của các doanh nghiệp may nước ta. Vấn đề giá cả của sản phẩm ảnh hưởngkhá lớn đến quyết định mua của họ. Vì vậy nhu cầu về quần áo của họ là không quá đắt nhưng phải lịch sự, gọn gàng và đẹp. Tâm lý của họ là thích hàng nội hơn hàng ngoại vì giá cả nhìn chung thích hợp và chất lượng và kiểu dáng là chấp nhận được. * Những người có thu nhập thấp ( những người nghèo ) . Nhu cầu về may mặc của họ tập trung vào mặc bền và mặc đủ. Do vậy, họ thường quan tâm đến quần áo rẻ tiền nhưng chất lượng cao như hàng sida, hàng may tư nhân rẻ tiền hoặc hàng Trung Quốc nhập lậu. Sự phân nhóm khách hàng như vậy giúp doanh nghiệp có thể đặt giá phù hợp với chất lượng cũng như thu nhập của khách hàng. Đồng thờicác doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình trong khi giá cả ít thay đổi và tăng các đại lý tiêu thụ nhằm tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Như vậy, một mặt không những doanh nghiệp giữ được khách hàng của mình mà còn thu hút được khách hàng của đối thủ. Giá cả và chất lượng phù hợp luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Trong mấy năm gần đây, sản phẩm may mặc của các nhãn hiệ tên tuổi hoặc chỉ mới nnổi lên như: may10, may Việt Tiến, may Thành Công, may Nhà Bè... dã dần thay thế hàng nhập khẩu Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc...Người tiêu dùng đã nhận thấy hàng may mặc nội địa có mẫu mã ngày càng phong phú và chất lượng không thua hàng ngoại. Đơn cử một chiếc quần kaki với thương hiệu quen thuộc giá từ 70.000Đ đến 130.000Đ ( có công ty bảo hành cho sản phẩm của mình từ 6 đến 12 tháng) đã thi trường chấp nhận tiêu dùng so với hàng nhập có giá trên 200.000Đ và không rõ xuất xứ. Hình ảnh người tiêu dùng chen chúc nhau trong một cửa hiệu thời trang Việt Nam với hàng trăm mẫu mã hợp thời trang, phù hợp theo mùa và giá cả cũng thật phù hợp, trong khi các shop quần áo thời trang ngoại nhập thì rất vắng khách...vì giá ""trên trời " và mẫu mã thì lhông còn xa lạ nữa. Có được các thành quả trên là do các doanh nghiệp nước ta đã xác định được nhu cầu của khách hàng và ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đó. Tạo thuận lợi đáng kể cho các quyết định mua của người tiêu dùng. Đồng thời, để thu hút nhiều khách hàng hơn về phía mình các doang nghiệp đã có các hình thức thanh toán linh hoạt như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng chuyển khoản, trả chậm...hay thực hiện chiết khấu, giảm giá hoặc tặng thưởng cho những người mua với số lượng lớn hoặc trả tiền ngay. Với nhiều hình thức và chính sách phù hợp để thu hút khách hàng của các công ty may, khách hàng ngày càng có vị thế cao hơn và được thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu, mong muốn của mình. Mối đe doạ thay thế của các sản phẩm thay thế. Đây là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đén sự cạnh tranh trong nội bộ ngành theo phương pháp năn lực lượng của giáo sư Michael Porter. Trong xã hội nhu cầu may sắm của con người luôn luôn tồn tại và phát triển. Đó là nhu cầu bậc một thiết yếu và quan trọng nhất đối với con người ( theo học thuyết Marshall). Không giống như các ngành khác, nếu thiếu sản phẩm này thì có thể dùng sản phẩm khác thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của người sử dụng, ví dụ cà phê và chè là hai sản phẩm thay thế... của ngành nông nghiệp, các sản phẩm thay thế nluôn tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt với các sản phẩm trong ngành. Ngành may mặc gần như không có ngành sản xuất các sản phẩm thay thế. Xã hội phát triển, nhu cầu may sắm thay đổi, hình thúc và chất lượng của hàng may mặc có sự thay đổi nhưng chỉ là thay đổi qui mô và cách thức hoạt động và vẫn không có sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế không có sẵn vì thế mối đe doạ của các sản phẩm không cao và do vậy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị giảm đi. Phần ba : Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành may mặc. I. Những quan điểm chính. 1. Cần phải thực hiện các mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc. Hiện nay, khả năng cạnh tranh của ngành may mặc kém cũng bắt nguồn từ việc chưa thực hiện mối liên kết này. 2. Đối với hàng may mặc xuất khẩu, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn, để đạt được mục tiêu phát triển toàn ngành giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngành may mặc nước ta cần thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, cụ thể có tính chất định hướng phương pháp và chiến lược. 3. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành may mặc bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường. 4 .Đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, ngành may mặc Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình đó. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh cho ngành trong thời kì hội nhập đòi hỏi phải có các phương hướng và đường lối cụ thể. Như vậy, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các phương hướng đề ra. Thực hiện các phương hướng này, nhiệm vụ chính là các doanh nghiệp ngành may mặc, bên cạnh đó là sự điều tiết và quản lý của Nhà nước thông qua các chính sách đầu tư, phát triển cùng với sự tham gia liên kết của nhiều ngành có liên quan trong đó đặc biệt phải kể đến các ngành cung ứng nguyên vật liệu, các cơ quan đào tạo, các viện nghiên cứu và phát triển.... II. Các giải pháp cụ thể. 1. Giải pháp về các mối quan hệ liên kết. 1.1. Mối quan hệ liên kết dệt- may. Hiện nay, vải chúng ta đệt ra không đảm bảo được cho may xuất khẩu; 90% lượng vải dùng cho may xuất khẩu ( theo cả hình thức gia công và mua nguyên liệu bán thành phẩm) đều phải nhập khẩu. Nguyên nhân là các doanh nghiệp may không muốn dùng hàng nội mà thực tế là đã có nhiều hợp đồng đưọc ký kết với khách hàng nước ngoài, vải do ngành dệt sản xuất thử, đem chào hàng đã có kết quả, song khi đi vào sản xuất đại trà thì chất lượng không ổn định, buộc khách hàng phải huỷ hợp đồng. Liên kết dệt may nếu không được thực hiện sẽ mất đi một nguồn lực to lớn trong nước phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt khi thị trường Mỹ được khai thông ( thị trường này chỉ nhập khẩu hàng FOB ) thì vấn đề liên kết dệt may càng trở nên cấp thiết hơn và nếu không sớm được giải quyết, chúng ta sẽ không đủ điều kiện để xâm nhập thị trường rộng lớn này. 1.2. Mối liên kết trong ngành may mặc: Cần thực hiện hình thức liên kết vệ tinh trong đó doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo, với tư cách là doanh nghiệp mẹ, các doanh nghiệp ở địa phương và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác là các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp con. 1.3. Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp may mặc với các cơ quan đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp thông tin , với mục đích: đào tạo đội ngũ lao động, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược sản phẩm và giá cả, nghiên cứu vận hành, đầu tư và đổi mới máy móc, trang thiết bị., cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. 2. Các giải pháp về việc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu. 2.1. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu: Để các doanh nghiệp may mặc giữ vững thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới, cần chú trọng các biện pháp cụ thể sau: * Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, cần có một trung tâm giao dịch xuất khẩu hàng may mặc đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường, môi giới, giới thiệu sản phẩmmay mặc Việt Nam với khách hàng quốc tế, thu thập, xử lý các thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời, khảo sát thực tế thị trường. Các doanh nghiệp cần xâm nhập vào thị trường mới và củng cố thi trường hiện có. Đối với thị trường trong nước, cần xây dựng mạng lưới tiêu thụ và các siêu thị hàng may mặc, tham gia hội chợ triển lãm. Thiết lập quy chế mở chi nhánh kinh doanh ở nước ngoài và đóng góp các khoản phí. * Khẩn trương tham gia hệ thống "Thông tin ngành dệt may Châu á- Thái Bình Dương" của 7 nưởctong khu vực Châu á để tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian, tiền của trong công tác nghiên cứu thị trường. 2.2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Công ty tài chính ngành may mặc cầnphát huy vai trò bằng cách thay mặt cho tập đoàn các doanh nghiệp may mặc trong nước để huy động vốn, sau đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp riêng lẻ. Về phía các doanh nghiệp , phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá để huy động vốn trong nước và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành may như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp ( qua chứng khoán ), liên doanh, liên kết. Nhà nước cần tiếp tục cải tiến môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đầu tư vào những mặt hàng trọng điểm, ổn định và bền vững cả về chất lượng cũng như thị trường. 2.3. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu sang nước thứ ba. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục thực hiện gia công hàng xuất khẩu để giải quyết việc làm, từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu. Để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công. các doanh nghiệp cần mở rộng gia công cho các hàngmới, sang các thị trường mới. Tránh tập trung vào gia công cho một mặt hàng cho một thị trườngđễ dẫn đến bị ép giá, lệ thuộc.Trong hoạt động gia công, phía Việt Nam cần giành quyền tự cung cấp nguyên liệu, quyền được gắn nhãn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm để từng bướcgiúp khách hàng làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp đồng thời phải chuẩn bị cho xuất khẩu trực tiếp, học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh của các đối tác. Giảm tỷ trõnguất khẩu gián tiếp qua nước thứ ba là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc. Muốn vậy, các doanh nghiệp trong nước phải tự mình nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm. đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp thị và đăng kí nhãn hiệu thương mại của hàng hoá. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển ngành tạo mốt ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ cho các nhân tài trong nghành ra nước ngoài du học. 2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Yêu cầu đầu tiên để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể là: - Không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật mới, hiện đại hoá trang thiết bị cho nghành may để từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giữ chữ tín với khách hàng. - Kiểm tra cặt chẽ nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên vạt lệu đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. - Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng vềnguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kĩ thuật, quy trình kiểm tra chất trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra bắt buộc. - Đảm bảo yêu cầu giao hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, chủ động trong vận chuyển và bốc xếp hang hoá. Hiện nay, hàng hoá của nước ta tại thị trường Mĩ được đánh giá là cao do các doanh nghiệp của ta giao hàng đúng thời hạn. - Nhà nước có thể hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời gian hoàn vốn để giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức canh tranh bằng giá. 2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. - Trtước hết cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên vật liệu, hảng mẫu, bản vẽ. Ngành may mặc cần được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hợp lý, chính sách thưởng đại lý, cần có chế độ trợ cấp giá thoả đángcho các doah nghiệp và thị trường Mĩ. - Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ truền thống gặp nhiều khó khăn, Nhà nước cần sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ xuất khẩu. Hơn ữa Nhà nước cần hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệptìm kiếm và khai thác các thị trường hoàn toàn mới như thị trường Trung Đông như cấp tín dụng dài hạn, lãi xuất thấp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy chế tín dụng xuất khẩu vào Mĩ, chế độ ưu đãi phổ cập để khai thác nguồn vốn này mua sắm nguyên vật liệu. Để đối phó với sự cạnh tranh bình đẳng nhưng khốc liệt này, với tư cách là thành viên của các tổ chức thế giới, Nhà nước Việt Nam cùng với ngành may mặc phải thực hiện mộy cách nhanh chóng và đồng bộ các hệ thống chính sách, biện pháp về quản lý và sản xuất nhằm nâng cao khă năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường thế giới. 3. Các biện pháp về nâng cao khă năng cạnh tranh chung của ngành may mặc. 3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác ngiên cứu thị trường, chú ý cả thị trường trong và ngoài nước thị trường hiện có và thị trường tìmm năng của ngành may mặc Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp để lựa chọn và tìm ra những ngách thị trương xuất khẩu mà Việt Nam có những lợi thế nhất định trong cạnh tranh ở các khu vực thị trường nêu trên. Đối với thị trường trong nước cần đặc biệt quan tâm đến thị trường vùng sâu, vùng xa. các đối tượng có mức thu nhập và nhu cầu cụ thể khác nhau về hàng may mặc như học sinh, công nhân. Kết hợp giữa nghiên cứu mẫu mốt giới thiệu , sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. - Xây dựng chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng sản phẩm may mặc, xác định được những sản phẩm mũi nhọn và có thế mạnh trong cạnh tranh ở từng thị trường và của moõi doanh nghiệp. Đa dạng hoá các mặt hàng sản phẩm may để ddaps ứng nhu cầu tối đa trong nước về hàng may mặc. - Khai thác và huy động mọi nguồn vốn để tập trung đầu tư và nâng cao năng lực hiện đại hoá trình độ công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp may mặc. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu thời trang, quảng bá các sản phẩm mới để hàng may mặc nhanh chóngđáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước vàg xuất khẩu. - Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đổi mới trang thiết bị ở các nhà máy đã quá lạc hậu. - Giảm thuế các loại nguyên pphụ liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành may trong nước. Ngành may mặc là ngành kinh tế xã hội phát triển để giải quyết việc làm là chủ yếu vì vây cần giảm thuế để tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho các sản phẩm may mặc. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật cho ngành may để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình cải cách chế độ tiền lương vào những năm tới Nhà nước cần sửa đổi mức lương và hẹe số độc hại quy định cho ngành may mặc. Đây cũng là những ngành công nghiệp có nhiều độc hại và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ dể khyến khích người lao độngyên tâm làm việc trong ngành. - Củng cố và phát huy vai trò của tổng công ty, nhằm tổ chức mối quan hệ liên kết kinh tế và phân công chuyên môn hoá trong sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp ngành may mặc. Nâng cao sức cạnh tranh tổng thể các doanh nghiệp may Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước. - Tạo môi trường để thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đổi mới công nghệ hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý giảm chi phí sản phẩm sả xuất cá biệt. - Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng của hàng may mặc Việt Nam. - Khuyến khích các doanh nghiệp may mặc mở văn phòng đại diện, đại lý ở nước ngoài để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng may mặc. Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt nam tại các nước trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành may mặc nước ta trong trời gian tới. 4. Giải pháp về nâng cao năng lực của ngành dệt may trong tiến trình hội nhập. Để nâng cao sức cạnh tranh của hang may mặc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cần nâng cao khả năng của từng doanh nghiệp bao gômg: chất lượng, giá, thương hiệu, tiếp thị và khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống. 4.1 Về chất lượng: Đây là yếu tố chính và điểm mạnh chính làm cho hàng may mặc Việt Nam tăng tính cạnh tranh như hiện nay. Vấn đề là chất lượng phải tốt hơn để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc. Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn chỉ có thể thực hiện bởi chính bản thân các doanh nghiệp bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị tăng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000. Hiện nay theo thống kê của các chuyên gia ngành may đẵ đổi mới được khoảng 90- 95 % số thiết bị, khả năng tự động hoá quá trình sản xuất chỉ ở mức trung bình. Công nghệ cắt may và năng lực thiết kế thời trang còn quá yếu. Do vậy, việc đáp ứng các điều kiện này nhìn chung là cần thiết. 4.2. Về yếu tố giá: Đây là yếu tố hạn chế của hàng may mặc nước ta. Giá của chúng ta thường cao hơn giá của các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực khoảng 10-15% , đặc biệt so với hàng Trung Quốc. Để giảm giá, các nhà sản xuất cần tiến hành cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất, tổ chức công việc huấn luyện nâng cao tay nghề, nâng cao khă năng vận hành và xử lý công việc của người lao động nhằm tăng nhanh năng suất lao động. Đồng thời các doanh nghiệp cần quan tâm áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm các loại chi phí sản xuất. Hiện có những lãng phí mà chúng ta ít để ý tới đó là lãng phí thời gian và lãng phí sức người. 4.3. Yếu tố " nghệ thuật bán hàng." Quy luật đã chỉ ra rằng: sản xuất cần được thực hiện tại khu vực có lao động rẻ, có hạ tầng cơ sở tốt và có nguồn nguyên liệu dồi dào. Còn thương mại cần dược tiến hành tại các khu vực " giàu ", có nền kinh tế phát triển. Để giải quyết vấn đề này tự bản thân các doanh nghiệp cần sớm xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kỹ năng cao và thiết lập kênh phân phối trong cả nước. Đối với thị trường khu vực và toàn cầu, nếu doanh nghiệp chưa làm được thì cần sự hợp lực của một số doanh nghiệp với nhau để có mặt thưoừng trực tại các thị trường tiềm năng. 4.4. Uy tín của thương hiệu sản phẩm: ngày càng trở nên quan trọng. Cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm có thương hiệu uy tín được nhiều người biết đến có thể bans giá cao hơn hàng chuch lần. Xu thế hội nhập ATC/WTO còn yêu cầu cao hơn cho thương hiệu doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xứ lý và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO- 1400 và có trách nhiệm với xã hội với người lao động theo tiêu chuẩn SA- 8000. 4.5. Về biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống. - Việt Nam cần kí kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế đặc biệt trên lĩnh vực may mặc. - Hệ thốngcác viện ngiên cứu và trường đào tạo chuyên ngành may mặccần được đầu tư để có thể yểm trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dưng chiến lược sản phẩm, chuyển giao hiện đại hoá công nghệ và cung cấp đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh và quản lý kỹ thuật có năng lực ngang tầm với các nước trong khu vực. - Cơ chế quản lý DNNN cần được đổi mới theo mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành trong các doanh nghiệp may mặc. Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập. Doanh nghiệp là chủ thể chính của qáu trình này. Tuy nhiên vai trò của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ cũng hết sức quan trọng. Nên chăng về mặt quản lý vĩ mô , cần có một văn phòng phát triển quốc gia về phát triển ngành may mặc nhằm nghiên cứu thị trường và đề xuất với chính phủ ác cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc phát triển trong từng giai đoạn. Tham gia các diễn đàn dệt may khu vực và quốc tế, đấu tranh đảm bảo sự bình đẳng có lợi cho ngành may Việt Nam trong quá trình hội nhập. Kết luận: Qua phân tích mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành may mặc bằng mô hình năm lực lượng , ta thấy ngành may mặc nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh trong nôị bộ ngành là tương đối gay gắt. Sự cạnh tranh này chịu sự tác động của nhiều yếu tố mà bản thân mỗi yếu tố lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Do vậy, để có thể tồn tại được trong môi trường như vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến đổi mới để bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài, đổi mới về công nghệ, trang thiết bị máy móc, điều kiện làm việc, chế độ quản lý... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. tuy nhiên, ngành may mặc với nhiều tiềm năng chưa khai thác hết đang là thị trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư, những nhà doanh nghiệp. Với sự cố gắng hết mình cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Phạm Văn Minh và các bạn cùng lớp nhưng với khả năng thực tế còn ít và trình độ còn hạn hẹp bài viết này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài viết được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng & biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành may mặc.doc
Luận văn liên quan