Cửa hàng tiện lợi là một hình thức khá mới và ít tài liệu nghiên cứu về nó.
Nhóm chúng tôi qua tìm hiểu về Citimart đã đưa ra đề tài này với những kiến thức rất bổ ích
Sau đây là phần mục lục
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu về siêu thị Citimart 03
1.2. Phương pháp khảo sát, phân tích và đánh giá 04
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỬA HÀNG
2.1. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu 05
2.1.1. Phân khúc thị trường cửa hàng tiện lợi Citimart 05
2.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu 06
2.2. Bố trí quầy hàng 07
2.2.1. Đặcđiểmchung 07
2.2.2. Đặcđiểmriêng 07
2.3. Phân tích SWOT 10
2.4. Chiến lược kinh doanh, tiếp thị 13
2.4.1. Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng 13
2.4.2. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng 14
2.4.3. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa 15
2.4.4.Đa dạng hóa sản phẩm 16
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Đánh giá về việc lựa chọn phân khúc thị trường và khách hàng 17
3.2. Đánh giá cách bố trí quầy hàng 18
3.2.1. Điểm tiện lợi 18
3.2.2. Điểm chưa tiện lợi 19
3.2.3. Đề xuất 19
3.3. Đánh giá và đề xuất về chiến lược 19
3.3.1. Đánh giá 19
3.3.2. Đề xuất 20
3.4. Một số vấn đề khác 21
3.4.1. Đánh giá về vị trí cửa hàng 21
3.4.2. Đánh giá về sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi Citimart B&B 22
KẾT LUẬN 24
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển của hàng tiện lợi Citimart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG
TIỆN LỢI CITIMART B&B
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Quốc Việt Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm Saturn – Lớp K08407A
TP. HỒ CHÍ MINH - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG
TIỆN LỢI CITIMART B&B
Danh sách thành viên nhóm:
1. Tạ Việt Chương K084071154
2. Trương Văn Cường K084071156
3. Nguyễn Quang Diệu K084071159
4. Ngô Thị Dung K084071161
5. Phạm Hồng Đức K084071169
6. Đinh Xuân Đức K084071171
7. Nguyễn Tú Hậu K084071179
8. Phạm Minh Hoàng K084071182
9. Lê Thị Hồng K084071183
10. Lục Minh Hồng Lĩnh K084071197
11. Nguyễn Thị Lựu K084071200
12. Nguyễn Bình Phương Minh K084071203
13. Đặng Thị Kim Ngọc K084071208
14. Phan Thế Nhân K084071210
15. Lê Tiến Quân K084071221
16. Phan Nhất Quyết K084071224
17.Trần Thị Mỹ Sương K084071228
18. Thái Thị Diễm Trúc K084071256
19. Nguyễn Thành Trung K084071257
20. Lưu Thị Vần K082071256
TP. HỒ CHÍ MINH - 2011
1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................01
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu về siêu thị Citimart....................................................................03
1.2. Phương pháp khảo sát, phân tích và đánh giá .........................................04
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỬA HÀNG
2.1. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu ........................................05
2.1.1. Phân khúc thị trường cửa hàng tiện lợi Citimart.............................05
2.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu ..........................................................06
2.2. Bố trí quầy hàng ..........................................................................................07
2.2.1. Đặcđiểmchung...................................................................................07
2.2.2. Đặcđiểmriêng......................................................................................07
2.3. Phân tích SWOT..........................................................................................10
2.4. Chiến lược kinh doanh, tiếp thị .................................................................13
2.4.1. Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng ..............................................13
2.4.2. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng ...........................14
2.4.3. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa ........................15
2.4.4.Đa dạng hóa sản phẩm .......................................................................16
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Đánh giá về việc lựa chọn phân khúc thị trường và khách hàng ...........17
3.2. Đánh giá cách bố trí quầy hàng .................................................................18
3.2.1. Điểm tiện lợi .......................................................................................18
3.2.2. Điểm chưa tiện lợi ..............................................................................19
3.2.3. Đề xuất ................................................................................................19
3.3. Đánh giá và đề xuất về chiến lược .............................................................19
3.3.1. Đánh giá .............................................................................................19
3.3.2. Đề xuất ................................................................................................20
23.4. Một số vấn đề khác......................................................................................21
3.4.1. Đánh giá về vị trí cửa hàng................................................................21
3.4.2. Đánh giá về sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi Citimart B&B ......22
KẾT LUẬN .........................................................................................................24
1MỞ ĐẦU
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm
qua, tính đến tháng 6/2010, Việt Nam xếp thứ 46 trong báo cáo xếp hạng 211 nền
kinh tế của Planet Retail, hoạt động phân phối – bán lẻ đóng góp khoảng 14%
GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ,1cùng với
việc gia nhập WTO, chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nước ngoài,
Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển
đối với các nhà đầu tư, tập đoàn bán lẻ, nhà phân phối lớn trên thế giới. Trước
hàng loạt các dự án, kế hoạch xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài, ổn
định hoạt động kinh doanh, tạo vị thế vững chắc trên thị trường và tâm tưởng
khách hàng là việc cần được chú trọng hàng đầu của những nhà phân phối hiện
nay nhằm sẵn sàng cạnh tranh với những hệ thống, thương hiệu mới chuẩn bị xuất
hiện.
Theo nghiên cứu của Taylor Nielsem Sofres Vietnam 2009, 50% số hộ gia
đình ở thành thị mua sắm ở siêu thị mỗi tháng, trong đó 30% cho siêu thị, 12%
siêu thị bán lẻ, 8% trung tâm thương mại, 2% siêu thị nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay do
nhu cầu về sản phẩm tươi sống, ăn nhanh hoặc tiện lợi về khoảng cách, gần gũi
khu dân cư mô hình cửa hàng tiện lợichiếm nhiều ưu thế hơn so với các siêu thị
lớn. Tại Việt Nam, G7 Mart, Circle K, Citimart,… là những công ty dẫn đầu trong
việc đầu tư vào loại hình cửa hàng tiện lợi và đã có được những thành công nhất
định trong phân khúc thị trường này.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động của loại hình cửa hàng tiện lợi,
những ưu thế cũng như yếu điểm của nó so với các kênh phân phối khác, từ đó
đánh giá khả năng phát triển của các hệ thống này trênthị trường hứa hẹn đầy cạnh
tranh trong thời gian tới, đề tài đi nghiên cứu hoạt động kinh doanh của hệ thống
1[Thị trường bán lẻ Việt Nam: Đa dạng tiềm năng]
vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91-d%E1%BA%A1ng-ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng/
2cửa hàng tiện lợi Citimart thuộc Công ty TNHH TM-DV Đông Hưng, từ đó khái
quát lên cho các công ty khác đang đầu tư cùng ngành. Cụ thể, nhóm thực hiện sẽ
tiến hành khảo sát các cửa hàng của Citimart trong khu vực TP Hồ Chí Minh, thu
thập, xử lý thông tin, xây dựng ma trận SWOT, phân tích việc lựa chọn khách
hàng mục tiêu, cách thức bày trí gian hàng, đánh giá các chiến lược kinh doanh
cũng như tiếp thị của hệ thống các cửa hàng Citimart. Trên cơ sở đó, đề xuất một
số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động của chuỗi cửa hàng
tiện lợi Citimart trong tương lai.
Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện, đề tài
còn tồn tại nhiều yếu điểm, rất mong sự đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.
3Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu về siêu thị Citimart
Citimart được thành lập ngày 28 tháng 01 năm 1994 theo mô hình siêu thị
mua sắm tự chọn. Hiện nay, Citimart đã phát triển thành một hệ thống siêu thị với
22 siêu thị thành viên hoạt động trên các tỉnh thành: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương.
Thực tế, hệ thống siêu thị này trực thuộc Công ty TNHH TM – DV Đông
Hưng (Dong Hung Co. Ltd). Cũng như những hệ thống siêu thị khác, Citimart kết
hợp kinh doanh đa ngành như nội thất, thời trang, điện máy,…v.v.
Việc kinh doanh đa ngành buộc Citimart phải nỗ lực nhiều trong việc tìm
kiếm nguồn hàng hóa. Ngoài những nhà cung ứng trong nước, Citimart cũng hợp
tác với những nhà cung ứng nước ngoài tại Mỹ, Singapore… nhằm cung cấp nhiều
chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng tới khách hàng.
Bên cạnh đó, Citimart cũng đã mang đến cho khách hàng nhiều ưu đãi bằng
việc phát hành các loại thẻ thành viên hay thẻ thanh toán quốc tế CitimartVisa
Electron. Vì vậy, Citimart luôn được khách hàng tín nhiệm và đạt được những
danh hiệu chứng tỏ điều này như chứng nhận siêu thị được hài lòng nhất (2009),
cúp sản phẩm/ dịch vụ ưu tú hội nhập WTO (2009).
Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay hệ thống siêu thị Citimart đã phát triển
và hình thành nên một trung tâm bán sỉ, năm trung tâm thương mại, ba siêu thị tự
chọn, sáu cửa hàng tiện lợi B&B và bốn trung tâm thương mại Parkson.
Nhìn chung, Citimart đã đạt được những thành công nhất định trong quá
trình phát triển của mình. Về loại hình cửa hàng tiện lợi, Citimart đã tận dụng
được những ưu thế chung của loại hình này để tạo nên chuỗi cửa hàng riêng.
Chuỗi cửa hàng này của Citimart đang phát triển và có nhiều triển vọng, tập trung
chủ yếu ở quận 1, quận 7và quận Bình Chánh.
41.2. Phương pháp khảo sát, phân tích và đánh giá
Với mục đích tìm hiểu học hỏi được các kiến thức thực tế và viết bài báo
cáo này. Nhóm chúng tôi tiến hành các bươc sau:
Bước 1: Xác định hệ thống siêu thị sẽ nghiên cứu
Như đã trình bày bên trên, hệ thống bán lẻ của Citimart rất đa dạng, từ
chuỗi các cửa hàng tiện lợi, siêu thị tự chọn đến các trung tâm thương mại
cao cấp. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức, nên trong phạm vi
đề tài này, nhóm nghiên cứu quyết định chỉ phân tích hệ thống các cửa
hàng tiện lợi, là đặc trưng cho hệ thống bán lẻ của Citimart.
Bước 2: Khảo sát các cửa hàng tiện lợi của Citimart
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 3 cửa hàng tiện lợi của
Citimart tại khu vực quận 1 và quận 7. Quá trình khảo sát được thực hiện
bằng phương pháp quan sát và phỏng vấn (Khách hàng và nhân viên của
các cửa hàng này).
Bước 3: Phân tích hoạt động của chuỗi cửa hàng tiện lợi của Citimart
Từ những thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát và các nguồn thông
tin trên báo chí, các bài viết của chuyên gia trong lĩnh vực phân phối – bán
lẻ, nhóm nghiên cứu đi phân tích hoạt động của các chuỗi cửa hàng này.
Việc phân tích sẽ tập trung chủ yếu ở các điểm sau:
- Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu.
- Cách bố trí quầy hàng.
- Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức (SWOT).
- Các chiến lược kinh doanh.
5Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỬA HÀNG
Ở chương 1, nhóm đã giới thiệu sơ lược về hệ thống phân phối của
Citimart, đặc biệt là hệ thống các cửa hàng tiện lợi. Phần này nhóm sẽ trình bày về
hoạt động của các cửa hàng này, bao gồm: việc phân khúc thị trường và xác định
khách hàng mục tiêu, cách bố trí quầy hàng, xác định SWOT của các cửa hàng này
và cuối cùng là các chiến lược mà hệ thống các cửa hàng này đang áp dụng. Trên
cơ sở đó, nhóm sẽ tiến hành đánh giá và đề xuất một số kiến nghị để phát triển hệ
thống các cửa hàng này.
2.1. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
2.1.1. Phân khúc thị trường cửa hàng tiện lợi Citimart
Cửa hàng tiện lợi là một trong những hình thức bản lẻ chủ yếu của thị
trường phân phối Việt Nam. Với ưu thế về việc đáp ứng nhu cầu khách hàng một
cách nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo chất lượng sản phẩm,... đã giúp cho các chuỗi
cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Một số chuyên gia
cho rằng hệ thống phân phối- bán lẻ hiện đại tại của Việt Nam như các siêu thị cao
cấp hay các cửa hàng tiện lợi,…sẽ có sức tăng trưởng“nóng” trong thời gian tới.
Tại hội thảo “Thị trường bán lẻ giờ G và giải pháp”, ông Trần Anh Tuấn, Giám
đốc công ty Pathfinder cho rằng: “Loại hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi đang
tăng lên rất nhiều. Người tiêu dùng muốn đi mua hàng ở gần nhà vì họ không đủ
thời gian”. Đó thực sự là cơ hội cho các cửa hàng tiện lợi phát triển.
Nhiều tổ chức bán lẻ trong nước đã lên kế hoạch phát triển hệ thống các
cửa hàng tiện lợi trong chuỗi kênh phân phối của mình. Trong đó phải kể đến hệ
thống cửa hàng G7 Mart của Trung Nguyên, Co.op Food của Saigon Co.op,...
Trong xu hướng đó, Citimart xây dựng hệ thống các cửa hàng tiện lợi bên cạnh
chuỗi siêu thị Citimart truyền thống. Những cửa hàng này tập trung ở quận 1 (có 2
cửa hàng), quận 7 (có 3 cửa hàng) và khu vực quận Bình Chánh (có 1 cửa hàng).
Qua quá trình khảo sát tại một số cửa hàng tiện lợi này, nhóm nhận thấy việc phân
6khúc của hệ thống các cửa hàng này chủ yếu dựa trên hai tiêu chí là khu vực địa lý
và theo thu nhập của khách hàng.
Đối với phân khúc theo thu nhập, các cửa hàng này hướng đến đối tượng
khách hàng có thu nhập trung – khá trở lên. Đây là những đối tượng có nhu cầu
đến mua sắm tại những nơi mang phong cách chuyên nghiệp và tin cậy. Bên cạnh
đó, họ cũng bận rộn với công việc, cuộc sống hàng ngày nên họ nảy sinh thêm nhu
cầu mua sắm nhanh chóng và tiện lợi.
Dựa trên việc xác định phân khúc thị trường, Citimart đã xác định khách
hàng mục tiêu cho chuỗi cửa hàng tiện lợi.
2.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu
Chuỗi cửa hàng tiện lợi Citimart B&B tập trung phục vụ 3 nhóm khách
hàng chính như sau:
- Đối tượng khách nước ngoài
Do nhu cầu mua sắm nhanh chóng, tiện lợi và ít gặp rắc rối về rào
cản giao tiếp, ngôn ngữ nên cửa hàng tiện lợi là lựa chọn thích hợp cho
khách nước ngoài. Hơn nữa, do đặc điểm cửa hàng nhỏ, khách hàng có sự
chọn lọc nên nhân viên có điều kiện chăm sóc khách hàng nhiều hơn,
hướng dẫn tận tình hơn và có khả năng ngoại ngữ. Điều này rất thích hợp
với khách hàng là người nước ngoài.
- Đối tượng khách hàng trong các khu dân cư
Đối với những khách hàng này, Citimart đóng vai trò như một cửa
hàng tạp hóa cao cấp. Do vị trí của Citimart tọa lạc ngay trong các tòa nhà
này nên việc tranh thủ khai thác khách hàng sẵn có này là điều tất yếu.
- Đối tượng khách hàng công sở, văn phòng.
Đối tượng này là những người không có nhiều thời gian để mua sắm,
họ có đánh giá cao về tính tiện lợi. Nắm bắt đặc điểm và nhu cầu của đối
tượng này nên sự tiện lợi và nhanh chóng là hai đặc điểm đáp ứng hàng đầu
của cửa hàng tiện lợi.
7Đặc điểm chung của các nhóm khách hàng mục tiêu trên là những người có
thu nhập khá trở lên, sẵn sàng chi trả cho những hàng hóa có chất lượng cao, sản
phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Một điều đặc biệt là cửa hàng tiện lợi Citimart tập
trung vào đàn ông, đối tượng chính trong 3 nhóm khách hàng nêu trên, vì giới này
thường thích sự nhanh gọn, đơn giản và không dành nhiều thời gian cho mua sắm.
2.2. Bố trí quầy hàng
Với những đặc điểm và phân khúc thị trường được trình bày như trên,
Citimart đã xây dựng một hệ thống bốtríquầyhàng nhằm đem lại sự tiện lợi và
nhanh chóng cho khách hàng. Phần này nhóm nghiên cứu sẽ trình bày về đặc điểm
của cách bố trí, trưng bày hàng hóa của chuỗi của hàng tiệnlợiCitimart B&B.
2.2.1. Đặcđiểmchung
Qua quá trình khảo sát tại một số cửa hàng, nhóm nghiên cứu nhận thấy đặc
điểm chung của các cửa hàng tiện lợi của Citimart là:
- Tuydiệntíchnhỏnhưngcácquầyhàngđượcbốtríkhágọngàng, rất thuận
lợi cho khách hàng khi tìm kiếm hàng hóa mình cần.
-
Cáchtrangtrícửahàngđẹpmắtvàthânthiện,tạocảmgiácthoảimáichứkhô
nglàmkháchhàngngộtngạtvìdiệntíchkhánhỏ.
- Cácmặthàngthựcphẩm, đồuốngđượcsắpđặt ở
nhữngchỗtiệnlợinhấtchokháchhàngnhưgầncửaravàohoặc ở tầngtrệt.
- Cácsảnphẩmcầnthiếtvà hay đượcsửdụngđượcbày ở
tầnggiữacủakệhàngngangvớitầmmắtcủangườitiêu dung
giúplựachọnnhanhchónghơn.
-
Tuynhiêndiệntíchkhônglớnnênđôikhikháchhàngvàođôngsẽlàmkhông
gianchậthẹpthêmkèmtheođólàđôikhicóhàngmớivềnhânviênphảiđểhàngcả ở
lốiđilàmkháchhàngkhóđilại.
82.2.2. Đặcđiểmriêng
Hệ thống các cửa hàng tiện lợi của Citimart gồm 7 cửa hàng, tuy nhiên do
đối tượng khách hàng ở từng khu vực và quy mô các cửahàngkhác
nhaunêncáchbốtríquầyhàng ở mỗicửahàngcũngcó nhưng nét riêng biệt. Cách bố trí
quầy hàng ở 3 cửa hàng mà nhóm nghiên cứu đã khảo sát được sơ đồ hóa bằng các
sơ đồ dưới đây.
a. Đối với chi nhánh Citimart Sommerset 21-23 NguyễnThị Minh Khai, quận 1
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí quầy hàng tại cửa hàng Citimart Sommerset
b. Đối vớichi nhánh Citimart B&B, NguyễnLương Bằng, quận 7
Tầngtrệt
9Hình 2.2: Sơ đồ bố trí quầy hàng tại cửa hàng Citimart B&B Green View
Tầng 1
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí quầy hàng tại cửa hàng Citimart B&BGreen View
c. Đối với chi nhánh Citimart B&B Nam Long, HàHuyTập, quận 7
Tầng trệt
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí quầy hàng tại cửa hàng Citimart B&B Nam Long
10
Tầng 1
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí quầy hàng tại cửa hàng Citimart B&B Nam Long
2.3. Phân tích SWOT
Dựa trên những phân tích bên trên, nhóm nghiên cứu xin trình bày bảng
phân tích SWOT của các cửa hàng này.
Strengths Weaknesses
- Hệ thống các cửa hàng đồng nhất,
vị trí thuận lợi cho việc mua sắm
của khách hàng, đa số nằm trong
các khu dân cư trung và cao cấp
như Quận 1, Phú Mỹ Hưng.
- Sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu
dùng, đa dạng và phong phú về
chủng loại cũng như thương hiệu.
- Diện tích, mặt bằng của phần lớn
cửa hàng đều nhỏ hẹp, khó khăn
cho khách hàng trong việc tìm kiếm
cũng như hạn chế trong trưng bày
sản phẩm.
- Ngoài hàng tiêu dùng thường ngày,
các dòng sản phẩm khác còn rất hạn
chế về nhãn hiệu, số lượng,…v.v.
11
Đặc biệt hệ thống cửa hàng tiện lợi
của Citimart đa dạng các sản phẩm
nước ngoài nhập khẩu từ Châu Âu
và một số nước Châu Á phát triển
như Nhật, Hàn Quốc,…nhằm
hướng đến phục vụ tốt khách hàng
nước ngoài.
- Sản phẩm có độ tin cậy cao, luôn
đảm bảo về chất lượng.
- Nguồn cung hàng đảm bảo và
không tốn nhiều diện tích nhà kho
trữ hàng nhờ sự hỗ trợ từ hệ thống
siêu thị Citimart và sự liên kết chặt
chẽ với các nhà cung cấp lớn như
Unilever, P&G,…v.v.
- Một số chi nhánh cung cấp dịch vụ
nhận đặt hàng qua điện thoại và
giao hàng trực tiếp rất tiện lợi cho
khách hàng.
- Nguồn tài chính mạnh và ổn định
nhờ sự hỗ trợ từ công ty mẹ, Công
ty TNHH TM DV ĐÔNG HƯNG -
một tập đoàn lớn kinh doanh đa
ngành.
- Nhân viên có trình độ chuyên môn,
khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại
ngữ.
- Các chương trình ưu đãi đa dạng và
- Chưa chú trọng phát triển chất
lượng các dịch vụ, như nhân viên
giao hàng còn thiếu tính chuyên
nghiệp, dịch vụ giữ xe cho khách
còn nhiều bất cập,…v.v.
- Công tác đào tạo nhân viên bán
hàng chưa được chú trọng đúng
mức, nhân viên thiếu thân thiện,
nhiệt tình trong phục vụ khách
hàng.
12
hấp dẫn như giảm giá trực tiếp, thẻ
ưu đãi, phiếu quà tặng,…v.v.
- Hệ thống siêu thị Citimart giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian và
mua được đồ nhanh chóng.
Opportunities Threats
- Mức sống người dân được nâng
cao, nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản
phẩm ngày càng gia tăng.
- Loại hình cửa hàng tiện lợi có nhiều
cơ hội phát triển trong cuộc sống
hiện đại ngày nay khi mà sự tiện
lợi, nhanh chóng được đề cao, chú
trọng trong mua sắm, tiêu dùng.
- Xu hướng tiêu dùng mới - mua
hàng siêu thị nhằm đảm bảo về chất
lượng nguồn hàng đang rất phát
triển.
- Rào cản thương mại giảm, việc
nhập khẩu phân phối các sản phẩm
nước ngoài trở nên thuận lợi, dễ
dàng.
- Yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ cung cấp, đặc biệt khi khách
hàng của Citimart là những người
có thu nhập khá trở lên và khách
nước ngoài.
- Dao động của tỷ giá USD ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
các cửa hàng do một phần lớn là
sản phẩm nhập khẩu thanh toán
bằng USD.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều, tiềm lực
mạnh và xu hướng ngày càng gia
tăng cả về số lượng và hình thức
kinh doanh như hệ thống các siêu
thị lớn (Coop mart, BigC, Lotter
mart,…), hệ thống các cửa hàng
tiện lợi (G7 Mart, Circle K,…), các
cửa hàng tạp hóa độc lập, chợ
truyền thống,…v.v.
- Thói quen tiêu dùng của người việt
13
chưa thích nghi với các của hàng
tiện lợi. Mặc dầu của hàng tiện lợi
mang lại nhiều lợi ích nhưng thói
quen của người tiêu dùng vẫn là đi
chợ và đến những cửa hàng nhỏ hay
đại lý để mua hàng.
2.4. Chiến lược kinh doanh, tiếp thị
Là một hệ thống trong chuỗi hệ thống bán lẻ của Citimart nên những chiến
lược chuỗi cửa hàng tiện lợi B&B mang màu sắc những chiến lược của cả hệ
thống siêu thị Citimart, nhưng bên cạnh đó, do đặc trưng riêng của hình thức này
nên có một số chiến lược khác biệt để tăng tính cạnh tranh, xây dựng hình ảnh
trong tâm trí người tiêu dùng… Cụ thể như sau:
2.4.1. Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng
Khi đời sống vật chất ngày càng phát triển, người tiêu dùng hiện nay có xu
hướng mua sắm mới với nhu cầu đa dạng hơn, họ luôn kỳ vọng cao ở chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt yếu tố tiện lợi ngày càng được nhấn mạnh. Nắm bắt
được điều này, các nhà quản trị của Citimart đã thiết kế nên chiến lược tối đa hoá
sự tiện lợi cho khách hàng thông qua chuỗi các cửa hàng tiện lợi B&B.
Với quan điểm gian trưng bày hàng hóa chính là bộ mặt và là ấn tượng ban
đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, Citimart rất chú trọng đến công
tác xây dựng một không gian đẹp và tiện nghi cho khách hàng. Mặc dù diện tích
không rộng (200-500m2) tuy nhiên chuỗi các cửa hàng tiện lợi B&B có cách bố trí
quầy hàng rất khoa học giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm trong thời
gian ngắn nhất có thể. Ở đây Citimart gây sự chú ý của người mua bằng cách sắp
xếp hài hòa các sản phẩm trong gian trưng bày theo thứ tự ưu tiên của sự tiện lợi
từ ngoài vào trong.Đầu tiên là các sản phẩm tiện lợi nhất như là khăn giấy,tăm
bông và các sản phẩm vệ sinh…tiếp đến là một số vật dụng trong nhà,thực phẩm
đóng họp, thực phẩm đông lạnh… Chính cách sắp xếp gọn gàng, khoa học,đẹp
14
mắt này đã thu hút rất nhiều khách đến với Citimart. Theo khảo sát của nhóm
chúng tôi, đa số khách hàng đều rất hài lòng với sự tiện lợi này bởi Citimart giúp
họ tiết kiệm được nhiều thời gian khi mua sắm.
Sớm nhận ra rằng sự tiện lợi và nhanh chóng là yếu tố lựa chọn hàng đầu
khi khách hàng đến với loại hình dịch vụ này nên sự phục vụ nhanh nhẹn của nhân
viên cũng rất được chú trọng. Nhân viên ở đây được đào tạo trong suốt quá trình
làm việc, họ được đào tạo kỹ trong các khâu phục vụ khách hàng nhanh chóng,
công tác nhập hàng, kiểm tra hàng và sắp xếp hàng. Hơn thế nữa, khách hàng nước
ngoài chiếm tỉ lệ rất lớn trong nhóm khách hàng mục tiêu của họ nên hầu hết các
nhân viên đều có khả năng nói tiếng anh lưu loát. Cuối mỗi tháng doanh nghiệp
luôn có chương trình nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của nhân viên nhằm tạo
điều kiện cho các nhân viên học hỏi, trao dồi kinh nghiệm. Kết quả là nhân viên
của Citimart được khách hàng đánh giá khá cao trong cung cách phục vụ chuyên
nghiệp và nhanh chóng.
2.4.2. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Đây là chiến lược mà Citimart rất chú trọng để thu hút khách hàng mới và
giữ chân những khách hàng cũ của mình. Cụ thể, siêu thị phát hành thẻ vàng- thẻ
ưu đãi cho khách hàng của mình. Với câu khẩu hiệu “Giá rẻ và nhiều dịch vụ ưu
đãi”. Có 3 loại thẻ được phân theo giá trị hàng hóa đã được mua tại siêu thị. Đầu
tiên là thẻ tích lũy (Point saving card) khi khách hàng mua hàng có giá trị hóa đơn
từ 2 trăm nghìn trở lên. Khi tích lũy đạt 2 triệu đồng thẻ tích lũy sẽ được chuyển
thành thẻ đổi hàng ưu đãi (Discount card) với những ưu đãi rất hấp dẫn như: giảm
3% hóa đơn mua hàng, giảm 50% các dịch vụ phí, giảm 10% khi ăn tại nhà hàng
Pizza Hut hoặc Lotteria. Và cuối cùng, thẻ ưu đãi sẽ được đổi thành thẻ vàng
(Golden Card), hưởng những ưu đãi: giảm 5% trên hóa đơn mua hàng, giảm giá
50% các dịch vụ phí, được giảm 10% khi ăn tại các cửa hàng Pizza Hut hay
Lotteria.
15
Không chỉ vậy, tùy vào từng dịp mà siêu thị còn có những chiến lược như:
phiếu quà tặng (Gift voucher) “dành cho người thân và bạn” những sản phẩm sẽ
được gói theo mệnh giá yêu cầu của khách hàng,…v.v.
Để tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng của mình, Citimart thực hiện chương
trình “Thẻ tín dụng quốc tế Citimart”, “Mua sắm tiết kiệm hơn”. Siêu thị đã phối
hợp với ngân hàng Sacombank để phát hành thẻ Visa cho khách hàng. Hơn nữa,
với đại đa số khách hàng ở đây là những người có thu nhập cao, người nước ngoài
nên Citimart kết hợp với các ngân hàng để có những chiếc thẻ mua hàng dành cho
khách hàng, nhằm làm tăng tiện ích cho khách hàng. Như thẻ đồng thương hiệu
Eximbank-Citimart, là thẻ ghi nợ nội địa, được sử dụng để thanh toán hàng hóa,
dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ Eximbank,khách hàng được nhận ưu đãi từ
Citimart: được giảm ngay trên 3% trên hóa đơn mua hàng đối với thẻ ưu đãi, giảm
trên 5% trên hóa đơn mua hàng đối với thẻ hạng vàng, nhận quà tặng cuối năm khi
doanh số mua hàng từ 10 triệu. Citimart có nhiều chính sách hấp dẫn, ưu đãi cho
các khách hàng sử dụng thẻ mà Citimart liên kết với các ngân hàng như thẻ tín
dụng quốc tế Citimart- mua sắm tiết kiệm hơn, vui cùng thẻ Citimart- Eximbank,
ưu đãi đặc biệt dành riêng cho chủ thẻ ACB tại Citimart, Visa cùng Citimart đẩy
mạnh mua sắm bằng thẻ. Như những chiến lược đó, các khách hàng của Citimart-
đa số là khách thu nhập cao, sẽ cảm thấy tiện lợi hơn.
Những khách hàng có tổng giá trị mua hàng trong một năm từ 10 triệu đồng
trở lên sẽ được siêu thị tặng quà vào cuối năm. Điều này thể hiện những nỗ lực của
siêu thị trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
2.4.3. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa
Nhận thấy vai trò của những nhà cung ứng hàng hóa đối với nhu cầu hàng
hóa phong phú, vòng lưu chuyển hàng hóa nhanh, nên Citimart đã chú trọng xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung ứng lớn như Unilever, P&G,…v.v.
Điều này đã giúp cho siêu thị có nguồn cung hàng đảm bảo, đàm phán giá tốt với
nhà cung ứng và không tốn nhiều diện tích nhà kho dự trữ hàng. Việc xây dựng
16
mối quan hệ này có thể kể đến chương trình “ TRÚNG LỚN, ĐÃ QUÁ A A A,
PEPSI ƠI”với sự phối hợp giữa Citimart và PepsiCo gần đây như là một điển
hình. Khi có ít nhất một sản phẩm nước ngọt của công ty PepsiCo trong giỏ hàng
mua hàng có hóa đơn từ 100.000đ. Hay mua 30.000đ sản phẩm nước ngọt của
công ty PepsiCo tại siêu thị Citimart. Khách hàng sẽ được nhận phiếu rút thăm
trúng thưởng với nhiều giải thưởng rất hấp dẫn như: I-phone 4, máy tính bảng
Ipad, máy ảnh Cybershot,… tổng giá trị giải thưởng của chương trình này là trên
160 triệu đồng. Ngoài ra Citimart còn liên kết với những cửa hàng ăn nhanh khác
như: Pizza Hut, Lotteria,… để cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng.
2.4.4. Đa dạng hóa sản phẩm
Cung cấp sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt là hàng tiêu
dùng, tiện dụng là một yếu tố quan trọng trong hình thức cửa hàng tiện lợi. Vì lý
do đó, tuy với diện tích khá nhỏ chỉ từ 200m2 đến 500m2 nhưng những sản phẩm
hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng như lương thực,
thực phẩm,đồ gia dụng, nước giải khát,…trong các cửa hàng Citimart không chỉ
được trưng bày hài hòa, hợp lý mà rất đa dạng và phong phú về thương hiệu cũng
như đầy đủ kích cỡ, khối lượng… đem lại nhiều cơ hội chọn lựa hơn cho khách
hàng. Đặc biệt, Citimart không chỉ kinh doanh các mặt hàng trong nước mà còn đa
dạng các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu từ Châu Âu và một số nước Châu Á
phát triển như Nhật, Hàn Quốc,…nhằm hướng đến phục vụ tốt đối tượng khách
hàng là người có thu nhập tương đối cao và người nước ngoài.
17
Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
Ở chương 2, nhóm nghiên cứu đã trình bày thực trạng hoạt động tại các cửa
hàng tiện lợi của Citimart B&B. Phần này, nhóm sẽ đưa ra đánh giá về những ưu
và nhược điểm trong quá trình hoạt động. Qua đó, nhóm xin trình bày một số kiến
nghị để phát triển hệ thống các cửa hàng này.
3.1. Đánh giá về việc lựa chọn phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Dựa vào phân khúc và đối tượng khách hàng mục tiêu của Citimart B&B,
cũng như những đặc điểm và quá trình kinh doanh hiện tại, chúng tôi có những
nhận xét và đề xuất như sau:
Citimart B&B chọn phân khúc khách hàng có thu nhập từ khá trở lên, với
cách kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp là một hướng đi lạ trong ngành bán lẻ
hiện nay. Đặc biệt là các chuỗi, hệ thống cửa hàng tiện lợi, nơi hầu hết các cửa
hàng đều chọn phục vụ đại đa số đối tượng khách hàng, thì việc phân hóa khách
hàng của Citimart B&B sẽ làm cho số lượng khách hàng của họ ít đi, tuy nhiên
đây lại là những khách hàng có mức chi tiêu cao với tuần suất mua sắm thường
xuyên lại là một lợi thế không hề nhỏ của Citimart. Ngoài ra, đối tượng khách
hàng này đang ngày một nhiều hơn nên trong tương lai hệ thống có cơ hội phát
triển mạnh.
Việc chọn vị trí đặt cửa hàng để phục vụ được đối tượng khách hàng mục
tiêu của Citimart theo chúng tôi là một chiến lược cực kỳ khôn ngoan. Citimart
B&B thường đặt tại các tòa nhà khu chung cư cao cấp, khu dành cho người nước
ngoài giúp họ tiếp cận gần nhất với khách hàng của họ, đồng thời loại được sự
cạnh tranh từ các cửa hàng bên ngoài do đáp ứng được sự thuận tiện và nhanh
chóng hơn hẳn các cửa hàng còn lại. Thêm vào đó, hiện nay có khá nhiều các tòa
nhà, chung cư cao cấp loại này nên việc mở rộng hệ thống và nhiều cửa hàng hơn
nữa là điều hoàn toàn có thể đối với Citimart. Và chúng tôi cũng hy vọng ngày
càng có nhiều cửa hàng tiện lợi của Citimart hơn nữa. Tuy nhiên, có một số cửa
18
hàng hiện tại của Citimart B&B có mặt tiền tương đối khuất, khách hàng khó nhận
thấy, đây là điều Citimart cần thay đổi nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Citimart B&B kinh doanh rất nhiều sản phẩm ngoại nhập, đặc biệt là những
sản phẩm của Châu Âu, Châu Á, Nhật,…để phục vụ đa số khách hàng là người
nước ngoài. Tuy nhiên, theo chúng tôi Citimart nên mở rộng đối tượng khách hàng
hơn nữa, đặc biệt là giới trẻ do đây là những đối tượng rất yêu thích sự mới lạ, đặc
biệt là các sản phẩm mới, ngoại nhập, để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và thể hiện
bản thân của họ.
3.2. Đánh giá cách bố trí quầy hàng
3.2.1. Điểm tiện lợi
Với cách bày trí quầy hàng như đã trình bày trên, những ưu điểm mà cách
trưng bày hàng hóa như thế này đã đạt được.
- Hàng hóa đa dạng, diện tích không lớn nhưng sản phẩm được bố trí
theo từng chủng loại làm khách hàng cảm thấy đầy đủ, tiện ích và một số
quầy hàng được bày biện khá đẹp mắt gây sự chú ý cho khách hàng.
- Diện tích nhỏ nhưng được sắp xếp khá gọn gàng, phân rõ tầng 1
dành cho thực phẩm các loại, tầng hai dành cho các sản phẩm gia dụng, nhu
yếu phẩm khác
- Hàng hóa được xếp trên các kệ hàng khá gọn gàng, các gian hàng
được bố trí một cách ngăn nắp tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm hàng
hóa cần mua một cách nhanh chóng và tiện lợi, có biển chỉ dẫn tên hàng
hóa cho từng kệ, tầng dưới cùng của mỗi kệ được thiết kế nhô ra để khách
hàng dễ thấy sản phẩm và dễ lấy.
- Không khí mát mẻ, có điều hòa, đèn được thiết kế theo kiểu ánh
sáng trắng nhưng không quá chói khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu
- Quầy tính tiền được đặt ngay gần cửa ra vào rất thuận tiện cho việc
thanh toán của khách và cũng là một vị trí tốt cho việc kiểm soát khách
hàng, chống thất thoát hàng hóa.
19
3.2.2. Điểm chưa tiện lợi
Bên cạnh đó, cách bày trí hàng hóa còn nhiều điểm cần lưu ý như:
- Phía trước cửa hàng có đặt giỏ hàng và xe đẩy hơi lộn xộn.
- Đặt nhiều thùng hàng gây cảm giác lộn xộn và hơi chật chội.
- Hàng hóa trên các kệ đôi khi sắp xếp không đúng so với biển chỉ
dẫn, có những mặt hàng có số lượng ít nên được sắp xếp lẫn với các mặt
hàng khác dễ gây nhằm lẫn cho khách hàng; Hàng hóa đôi chỗ không được
gọn gàng, có thể do khách hàng chọn lựa mà nhân viên chưa kịp sắp xếp.
3.2.3. Đề xuất
- Bảng chỉ dẫn sản phẩm rõ ràng, bắt mắt phân loại từng mặt hàng cụ thể như
mỹ phẩm, gia dụng,…v.v.
- Đề cao trưng bày các mặt hàng thế mạnh của siêu thị nhằm phát huy ưu thế
của citimart cũng như tạo ấn tượng cho khách hàng.
- Khách hàng đi citimart mua các mặt hàng trở nên quen thuộc với các trưng
bày cũ, vì thế nên đổi mới cách trưng bày khác để thu hút khách hàng cũng
như đổi mới phong cách
- Đảm bảo lối đi dành cho khách hàng mua hàng, đi dạo, đặc biệt vào những
giờ cao điểm
- Nên đưa ra chỉ dẫn với những sản phẩm dễ vỡ như đồ thủy tinh, đồ sứ hay
những sản phẩn hạn chế sờ nhằm tránh xảy ra sự cố không may cho khách
hàng hay cho sản phẩm.
3.3. Đánh giá và đề xuất về chiến lược
3.3.1. Đánh giá
Qua việc phân tích chiến lược nhóm thấy rằng các chiến lược mà Citimart
đưa ra là hợp lý và có hiệu quả trong dài hạn.
Việc xây dựng chiến lược mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua
chương trình phát hành thẻ là cách thức đúng đắn để phát huy và khai thác tối đa
hơn nữa sức mua sắm của khách hàng. Rõ ràng việc mua sắm tiện lợi hiện giờ
20
chưa phù hợp với thói quen mua sắm của đại đa số của người tiêu dùng việt nam
cho lắm, do đó việc tích lũy điểm phát hành thẻ trước tiên sẽ đem đến 2 lợi ích.
Thứ nhất, sẽ thu hút thêm các đối tượng khách hàng tới mua sắm. Thứ hai, đó là
xây dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng mục tiêu của mình, đó là
đối những khách hàng mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho siêu thị.
Việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng là nhằm tăng khả năng
đàm phán hợp tác để đưa lại cho người tiêu dùng những sản phẩm với giá cả phù
hợp nhất. Qua việc hợp tác này sẽ đảm bảo được nguồn cung ứng hàng hóa, tiết
giảm tối đa diện tích lưu trữ hàng hóa.
Việc áp dụng thanh toán bằng thẻ không còn mới lạ đối với các siêu thị nữa
tuy nhiên cái hay ở cho Citimart là nó đưa ra việc thanh toán có tích chất đồng bộ
và đa dạng hơn mà theo đó khách hàng được sử dụng thẻ Visa, thẻ tín dụng, thẻ
ATM,… để thanh toán, đó là một cách tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng tiết kiệm
thời gian cho khách hàng.
3.3.2. Đề xuất
Những chiến lược mà Citimart đang áp dụng rõ ràng đang mang lại những
tác dụng tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa thì nhóm chúng
tôi đưa ra một số đề xuất sau khi đã dựa trên các phân tích như sau:
Thứ nhất, về mặt dài hạn Citimart nên đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng
thương hiệu và định vị trong lòng người tiêu dùng. Trên thị trường bán lẻ hiện náy
thì thì khách hàng hầu như đã quá quen thuộc với 2 tên tuổi lớn là Big C và Co.op
Mart rồi. Tuy nhiên với thị trường là phân khúc cửa hàng tiện lợi thì vẫn chưa có
một thương hiệu đáng tin cậy nào đứng vững được trong lòng người tiêu dùng.
Đây rõ ràng là một cơ hội mà Citimart phải nắm bắt lấy để đẩy mạnh hơn nữa việc
định vị thương hiệu bằng truyền thông, quảng cáo, PR…vvv. Một khi thương hiệu
Citimart đã có ví trí trong lòng người tiêu dùng rồi thì nó có thể áp dụng những
hình thức Franchise để mở rộng thị phần và bao phủ thị phần của thị trường bán lẻ.
21
Thứ hai,Citimart nên chú trọng hơn nữa tới yếu tố nhân viên và khách
hàng. Đối với loại hình siêu thị tiện lợi nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tiếp xúc và làm hài lòng khách hàng, nhất là đối với khách hàng thân thiết.
Hơn nữa phân khúc mà siêu thị hướng tới là những người có thu nhập khá trở lên-
là nhóm khách hàng có yêu cầu cao trong phong cách phục vụ . Cho nên Citimart
phả thực sự quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ
nhân viên.
Ngoài ra đối với chương trình khách hàng thân thiết, nhóm xin đưa ra một ý
tưởng riêng cho các cửa hàng tiện lợi này. Thay vì tích lũy số hàng hóa mua hàng
thì khách hàng mới được hưởng được quyền lợi, các cửa hàng có thể đưa ra
“chương trình quà tặng bất ngờ”. Chương trình này có thể diễn ra không cố định ở
một số ngày, điểm mấu chốt là tạo sự bất ngờ cho khách hàng đến mua hàng.
Khách hàng đến mua hàng vào những ngày có chương trình quà tặng sẽ nhận được
những món quà nhỏ (biểu tượng logo của Citimart, ví da hay túi đựng điện thoại,
bánh kẹo,...). Qua đó, kích thích khách hàng đến mua hàng vào những dịp khác,
khi họ có nhu cầu mua sắm.
3.4. Một số vấn đề khác
3.4.1. Đánh giá về vị trí cửa hàng
Như đã trình bày ở trên, điểm mạnh của hệ thống cửa hàng tiện lợi Citimart
chính là lựa chọn được địa điểm thuận lợi để đặt các cửa hàng này. Hầu hết các
cửa hàng này đều được đặt ở khu vực có các căn hộ cao cấp hoặc các cao ốc, văn
phòng, bên cạnh chuỗi siêu thị truyền thống của Citimart. Nơi tập trung phần đông
khách hàng mà hệ thống các cửa hàng này hướng đến. Việc bố trí các cửa hàng
của tiện lợi của Citimart rõ ràng là một lựa chọn khôn ngoan. Chuỗi các siêu thị
truyền thống sẽ đáp ứng cho những khách hàng có thói quen mua sắm, thư giãn,
đặc biệt là vào các thời điểm cuối tuần. Trong khi đó, các cửa hàng tiện lợi lại tập
trung vào việc đáp ứng cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm hàng hóa nhanh
chóng. Việc sắp xếp các cửa hàng tiện lợi bên cạnh chuỗi siêu thị truyền thống tạo
22
thành một “vành đai Citimart” khép kín, tại đây Citimart có thể đáp ứng tất cả nhu
cầu của từng đối tượng khách hàng. Do đó, đối thủ của Citimart sẽ không dễ dàng
khi có ý định tấn công vào các phân khúc thị trường này.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách bố trí cửa hàng như thế này chính là việc mở
rộng đối tượng khách hàng. Rõ ràng, Citimart sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng trong một khu vực cụ thể nhưng xét trên cơ sở các cửa hàng tiện lợi thì cần
phải xem xét lại. Đặc điểm của các cửa hàng tiện lợi là đáp ứng nhu cầu cho đối
tượng cần mua sắm nhanh. Chính vì thế, đòi hỏi hệ thống các cửa hàng tiện lợi
phải rộng, phủ ở nhiều khu vực thì mới đáp ứng được nhu cầu này. Hiện tại
Citimart chỉ mới xây dựng được 7 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1
và quận 7. Do đó, Citimart gần như đã tự giới hạn đối tượng khách hàng của mình
lại. Nguyên nhân có thể do việc huy động vốn, chưa tìm được địa điểm phù hợp
hay chiến lược hiện tại của Citimart là tập trung vào khu vực này trước và mở rộng
dần dần sang các khu vực khác. Nhưng về lâu dài, nhóm cho rằng việc phát triển
thêm các cửa hàng này là cần thiết. Đặc biệt là trong thời điểm thị trường bán lẻ
mở cửa, nếu không sớm có những bước đi phù hợp sẽ khiến Citimart khó có khả
năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt
Nam.
3.4.2. Đánh giá về sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi Citimart B&B
Sản phẩm là yếu tố quan trọng phải kể đến đối với hệ thống các cửa hàng
tiện lợi. Khi đến với các cửa hàng này, khách hàng không chỉ yêu cầu được mua
hàng một cách nhanh chóng mà còn đòi hỏi phải tìm được đúng sản phẩm, nhãn
hiệu mà mình cần. Vì vậy, đa dạng sản phẩm là một chiến lược cần thiết đối với
các cửa hàng tiện lợi. Ở điểm này, các cửa hàng tiện lợi của Citimart đã đáp ứng
rất tốt. Số lượng các mặt hàng đa dạng,phong phú, có cả các sản phẩm nhập từ các
nước là một lợi thế của chuỗi cửa hàng này. Đảm đáp ứng được nhu cầu của tất cả
khách hàng, đặc biệt là các khách hàng nước ngoài.
23
Tuy nhiên, đặc điểm của các cửa hàng tiện lợi là có diện tích tương đối nhỏ.
Do vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ gây khó khăn cho việc trữ hàng hóa tại cửa
hàng. Số lượng mặt hàng của các cửa hàng tiện lợi của Citimart thì rất nhiều,
nhưng số lượng từng mặt hàng thì lại tương đối ít. Do đó, nếu các cửa hàng này
không đảm bảo nguồn cung ứng sẽ gây khó khăn trong quá trình hoạt động của
cửa hàng. Lấy ví dụ là hệ thống G7 Mart của Trung Nguyên. Một số quản lý cửa
hàng cho biết, khi giá trị đơn hàng đạt đến mức 2 triệu đồng thì nhà cung ứng mới
vận chuyển xuống cửa hàng. Trong khi đó, các đại lý lại có lợi thế là họ vẫn giao
hàng với số lượng ít. Kết quả là phần nhiều các cửa hàng không lấy hàng từ công
ty và tự hoạt động. Công ty mất quyền kiểm soát đối với các cửa hàng này. Như
vậy, việc đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động là cần thiết đối với chuỗi các cửa
hàng tiện lợi của Citimart.
Ngoài ra, khi khảo sát tại các cửa hàng của Citimart, nhóm thực hiện thấy
được các cửa hàng này thường có thiết kế 2 tầng. Tầng trệt bố trí các hàng hóa tiêu
dùng nhanh như thức ăn nhanh, bánh trái. Tầng trên thì trưng bày các mặt hàngtiêu
dùng trong gia đình như chén bát, hàng điện tử. Nhưng hầu hết các khách hàng
đến thì chủ yếu mua hàng ở khu vực tầng trệt. Mặt khác, đối với các đồ dùng trong
gia đình thì hầu hết khách hàng đi mua sắm là các bà nội trợ. Và đối tượng này
thường có thói quen mua sắm các sản phẩm này ở các siêu thị hơn là các cửa hàng
tiện lợi như thế này. Mặc dù, việc thiết kế các mặt hàng hiện tại của các cửa hàng
như này đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nhưng nhóm vẫn đề nghị
Citimart nên xem lại hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng này. Thay vào đó, có
thể gia tăng dự trữ các mặt hàng tiêu dùng nhanh sẽ giải quyết được bài toán cung
ứng cho các cửa hàng này.
24
KẾT LUẬN
Thị trường bán lẻ Việt Nam những năm trở lại đây ngày càng sôi động với
sự tham gia của hàng loạt các công ty trong và ngoài nước, đa dạng từ quy mô đến
loại hình kinh doanh, từ các điểm bán lẻ, cửa hàng tiện lợi đến hệ thống các siêu
thị, trung tâm mua sắm,…Trong đó, mô hình cửa hàng tiện lợi với những ưu điểm
như đảm bảo sự nhanh chóng cho người mua, sản phẩm luôn tươi sống, chất
lượng, gần gũi với khu dân cư,…đang rất được ưa chuộng và phát triển vào thời
gian gần đây, nhất là tại các thành phố lớn.
Với mục đích cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thực tế hoạt động của loại
hình kinh doanh đầy tiềm năng này, có những ý kiến, đề xuất góp phần hoàn thiện,
thúc đẩy sự phát triển của mô hình này trong tương lai, đề tài đi nghiên cứu, phân
tích hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi điển hình trên thị
trường bán lẻ Việt Nam hiện nay – Citimart B&B.
Sau quá trình khảo sát các cửa hàng Citimart khu vực TP Hồ Chí Minh,
phỏng vấn, thu thập thông tin từ khách hàng cũng như nhân viên các cửa hàng,
nhóm thực hiện tiến hành phân tích, đánh giá một số khía cạnh kinh doanh như
cách chọn lựa khách hàng mục tiêu, cách bài trí gian hàng, xây dựng ma trận
SWOT, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả các chiến lược Citimart đã và đang thực
hiện, có những kiến nghị, đề xuất cho hoạt động kinh doanh của các cửa hàng này
trong thời gian sắp tới.
Theo như kết quả phân tích, nhìn chung mô hình cửa hàng tiện lợi Citimart
B&B đang hoạt động hiệu quả với nhiều thế mạnh cạnh tranh riêng có như sản
phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng, vị trí cửa hàng thuận lợi, quan hệ tốt với nhà
cung cấp, khả năng tài chính lớn và ổn định,… Về chiến lược kinh doanh và tiếp
thị, Citimart cũng đưa ra những chiến lược khá hợp lý, thể hiện được sự nắm bắt
thị trường và tâm lý khách hàng như các chiến lược nhằm tối đa hóa sự tiện lợi
qua việc bố trí gian hàng, đào tạo nhân viên, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng
quan hệ thân thiết với khách hàng qua việc phát hành các loại thẻ ưu đãi,…Tuy
25
nhiên trong hoạt động của các cửa hàng Citimart vẫn tồn tại những yếu điểm như
nhân viên nhìn chung phục vụ chưa chuyên nghiệp, các dịch vụ chăm sóc khách
hàng chưa được chú trọng đúng mức, kết hợp với những cơ hội, thách thức từ môi
trường kinh doanh, đề tài đưa ra những đề xuất cho hoạt động của Citimart trong
tương lai như đầu tư công tác đào tạo nhân viên, đầu tư các dịch vụ giao
hàng,…v.v.
Tóm lại, với việc mở cửa nền kinh tế, hội nhập WTO, cùng với tiềm năng
sẵn có, thị trường bán lẻ Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển và cũng đầy
cạnh tranh trong những năm sắp tới. Trong bối cảnh đó, những kênh phân phối,
bán lẻ hiện đại như mô hình các cửa hàng tiện lợi sẽ còn nhiều khả năng phát triển
nếu các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này như Citimart có những chiến
lược đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi từng ngày của thị trường cũng như xu
hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển của hàng tiện lợi Citimart.pdf