Thế giới không ngừng vận động, xã hội phát triển liên tục, theo đó chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao, và sức khoẻ của con người ngày càng được quan tâm hơn. Do đó, ngành Dược cũng được chú trọng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cùng với y tế, ngành Dược đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc, nâng cao chất lượng sức khoẻ của người dân, tạo điều kiện phát triển cho các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Công ty CP Dược TW MEDIPLANTEX là một trong những công ty Dược hàng đầu của Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng tân dược, đông dược, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng thị trường Dược ngày càng lớn mạnh trong và ngoài nước. Bên cạnh việc kinh doanh trong nước, kinh doanh Nhập khẩu cho phép Mediplantex khai thác tiềm năng thế mạnh trong việc cung cấp các loại thuốc khác nhau của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa được sản xuất hoặc sản xuất không đủ nhu cầu của người dân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tập cuối khoá, việc chọn Công ty CP Dược TW-MEDIPLANTEX là địa điểm thực tập còn là nguyện vọng lớn của tôi. Trước hết đây là cơ hội để tôi được tiếp cận với công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ nhập khẩu , điều này phục vụ đắc lực trong việc kết hợp kiến thức mà tôi đã được tiếp thu tại khoa Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại Thương Hà Nội trong những năm học qua. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa mà trực tiếp là Thầy giáo PGS - TS Nguyễn Như Tiến, cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo, tạo điều kiện thực tập tốt của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty, tôi đã lựa chọn đề tài thu hoạch thực tập tốt nghiệp: " Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX"
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ CÔNG TY CP DƯỢC TW – MEDIPLANTEX
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3. Nhân sự và cơ cấu nhân sự
1.4. Mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Công ty
1.4.1. Đối với mặt hàng tự sản xuất:
1.4.2. Đối với mặt hàng nhập khẩu:
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY DƯỢC
TW-MEDIPLANTEX
2.1 Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu
2.1.1. Theo thị trường nhập
2.1.2. Theo mặt hàng bán ra
2.1.3. Theo khu vực thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu
2.1.4. Theo khách hàng
2.1.5. Kết quả chung về kinh doanh hàng nhập khẩu
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
2.2.1. Những thành tựu đạt được
2.2.2 Những hạn chế:
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
3.2.1. Nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường
3.2.2. Tạo nguồn đầu vào có uy tín, chất lượng và ổn định
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống phân phối bán hàng trong nước
3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán
3.2.5. Giải pháp giảm chi phí lưu thông để giảm giá hàng bán
3.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
3.2.7. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình kinh doanh
KẾT LUẬN
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sóc, nâng cao chất lượng sức khoẻ của người dân, tạo điều kiện phát triển cho các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Công ty CP Dược TW MEDIPLANTEX là một trong những công ty Dược hàng đầu của Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng tân dược, đông dược, nguyên liệu làm thuốc … đáp ứng thị trường Dược ngày càng lớn mạnh trong và ngoài nước. Bên cạnh việc kinh doanh trong nước, kinh doanh Nhập khẩu cho phép Mediplantex khai thác tiềm năng thế mạnh trong việc cung cấp các loại thuốc khác nhau của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa được sản xuất hoặc sản xuất không đủ nhu cầu của người dân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tập cuối khoá, việc chọn Công ty CP Dược TW-MEDIPLANTEX là địa điểm thực tập còn là nguyện vọng lớn của tôi. Trước hết đây là cơ hội để tôi được tiếp cận với công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ nhập khẩu , điều này phục vụ đắc lực trong việc kết hợp kiến thức mà tôi đã được tiếp thu tại khoa Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại Thương Hà Nội trong những năm học qua. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa mà trực tiếp là Thầy giáo PGS - TS Nguyễn Như Tiến, cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo, tạo điều kiện thực tập tốt của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty, tôi đã lựa chọn đề tài thu hoạch thực tập tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX”
Mục đích của đề tài nhằm phân tích tình hình thực trạng thị trường thuốc, đặc biệt thuốc nhập khẩu tại Việt Nam và vị thế hiện tại của Công ty CP Dược TW MEDIPLANTEX cùng những biến động của thị trường và mục tiêu sắp tới của Công ty để đề xuất các chiến lược, giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược, góp phần giữ vững và nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường Dược trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần :
Chương 1 : Giới thiệu khái quát về công ty CP Dược TW MEDIPLANTEX
Chương 2 : Thực trạng hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược tại Công ty Dược TW MEDIPLANTEX
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của công ty.
Người thực hiên
Sinh viên
Nguyễn Tuấn Thuỷ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ CÔNG TY CP DƯỢC TW – MEDIPLANTEX
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Trước năm 1958 Công ty có tên gọi là Công ty thuốc Nam, thuốc Bắc
Trung ương thuộc bộ nội thương. Là đơn vị kinh doanh buôn bán các mặt hàng thuốc Nam, thuốc Bắc cao đơn hoàn tán, giống cấy trồng dược liệu… nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, sản xuất và xuất khẩu của Nhà nước.
Đến năm 1971, theo quyết định thành lập số 170 ngày 04/1/1971 (QĐ
170/BYT) của Bộ trưởng Bộ Y tế, đổi tên Công ty thành Công ty Dược liệu cấp I – Bộ Y tế, để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty và sự phát triển của đất nước.
Đến năm 1985, Công ty đổi tên thành Công ty Dược liệu Trung ương I , tên giao dịch Quốc tế là : Central Medican Plant Company No1 – viết tắt là MEDIPLANTEX – thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam( Nay có tên là Tổng công ty Dược Việt Nam). Sau nhiều năm thực hiện đường lối kinh tế kế hoạch bao cấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ khó khăn. Nhiều ngành kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, trong đó có công ty Dược liệu Trung Ương I cũng không nằm ngoài vòng khó khăn đó. Nguy cơ về sự bế tắc trong sản xuất kinh doanh hiện hữu đối với Công ty. Bước sang thời kỳ đổi mới, Công ty trực tiếp gặp thêm khó khăn. Sản phẩm khó tiêu thụ, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, Công ty đứng bên bờ phá sản nếu chỉ giữ nguyên mô hình kinh doanh cũ. Những năm đầu thập niên 1990, Công ty rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn.
Ngày 07/12/2004, do yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, Bộ trưởng Bộ y tế đã ra quyết định số 4410/QĐBYT cổ phần hoá Công ty, đổi tên Công ty thành Công ty cỏ phần Dược TW- MEDIPLANTEX, với 28% vốn Nhà nước, tên giao dịch là Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company ( tên viết tắt : Mediplantex., JSC). Công ty đựoc phép sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng tân dược, đông dược, nguyên liruj hoá dược, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, bao bì, phụ liệu cao cấp cho ngành dược mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng và các mặt hàng khác.
Công ty đã có định hướng đúng đắn là đa dạng hoá các chức năng nhiệm vụ, vừa sản xuất vừa kinh doanh.Hiện nay, với cơ ngơi và thiết bị hiện đại cho phép công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty có Xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, kho thuốc đạt tiêu chuẩn GLP – ASEAN, và đến tháng 6/2007 Công ty đi vào vận hành nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP – WHO tại Mê Linh – vĩnh Phúc, ngoài ra còn có xưởng chiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại.
Công ty đã được Cục quản lý dược cho phép lưu hành trên 150 sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu câu điều trị, tất cả các sản phẩm sản xuất đều được kiêm tra chất lượng trên hệ thống thiết bị hiện đại. Nguyên liệu sản xuất hoá dược chủ yếu nhập khẩu từ các nhà cung cấp, các công ty đa quốc gia có uy tín, các sản phẩm được sản xuất từ dược thảo đều tiêu chuẩn hoá cao, đat các tiêu chuẩn dược điển Việt Nam và Quốc tế, góp phần tích cực đáp ứng các nhu cầu của thị trường thuốc nội địa, thay thế được một phần hàng nhập khẩu với giá thành phù hợp trong nước.
Trong thời gian vừa qua, công ty cùng với các cơ quan khác trong và ngoài ngành nghiên cứu thành công đề tài sử dụng Artermisinin chiết xuất từ cây Thanh cao hoa vàng làm thuốc chữa sốt rét. Cụm công trình này có một số đơn vị khác tham gia đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, trong đó công ty thực hiện hai đề tài cấp Nhà nước về nghiên cứu tổng hợp Artesunat và nghiên cứu bán tổng hợp Artemther để sản xuất thuốc phòng chống sốt rét. Từ thành công của các đề tài nghiên cứu này, Công ty đã ứng dụng vào sản xuất, cung cấp kịp thời lượng thuốc phục vụ cho chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia. Bên cạnh đó, Công ty cũng khôi phục lại những mặt hang thế mạnh về nguồn dược liệu của Công ty mà nhiều năm nay đã bị xuống cấp như: trồng cây Thanh hao, Bạc hà, cây xả, cầy Hoè … tạo được nguồn dược lớn, tập trung và phát triển vững chắc, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu. Công ty đã tăng cường trao đổi về dược liệu với các tỉnh, doanh nghiệp trong nước và phát triển mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty lớn ở 26 nước như Canada, Pháp, Đức, Đan Mạch, Italia, Tây ban nha, Hungari, Mỹ, Nam Phi, Úc, Nga, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Trung Quốc, Lào, Campuchia… trong công tác xuất nhập khẩu dược liệu, nguyên liệu hoá dược, thành phẩm. Kim ngạch nhập khẩu của công ty trong các năm gần đây đạt khoảng 20.000.000 USD mỗi năm trên 6 thị trường trọng điểm: Pháp, Úc, Đức, Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc. Sản phẩm thuốc nhập khẩu có số Visa của Cục quản lý dược với số lượng trên 200 loại thuốc khác nhau với các nhóm đặc thù như: nhóm thuốc kháng sinh, hạ sốt, đường ruột, tim mạch, thần kinh, bổ dưỡng.
Hiện tại, Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX đã tham gia cung cấp thuốc cho nhiều chương trình thuốc của Nhà nước và của Bộ Y tế cũng như cung cấp thuốc cho các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Viện 108, Viện 103, Hữu Nghị, Viện 198, Viện Nhi Thuỵ Điển, Viện Da liễu… và hầu hết cac tỉnh thành trên cả nước.
Công ty có các chi nhánh khu vực : Chi nhánh TPHCM phục vụ Thành phố HCM và các tỉnh đồng bằng Nam bộ, chi nhánh Đắc lắc phục vụ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có các chi nhánh Bắc Giang, Chi nhánh Thái Bình, Chi nhánh tại nước Lào.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX
(trang 07)
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐÔC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC NHÀ PHÂN PHỐI
CÁC CỬA HÀNG
CHI NHÁNH TP. HCM
CÁC VP ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI
NM DƯỢC PHẨM SỐ 2
P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
P. XUẤT KHẨU
P.KH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU
P. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
P. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
XN SX THUỐC SỐ 1
XƯỞNG HOÁ DƯỢC
P. THỊ TRƯỜNG MARKETING
P. KD DƯỢC LIỆU
KHO VẬN
CHI NHÁNH BẮC GIANG
CHI NHÁNH ĐẮC LẮK
CHI NHÁNH THÁI BÌNH
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Hiện tại Hội Đồng Quản trị Công ty có 5 thành viên như sau:
Bảng 1:
1. Ông
Trần Bình Duyên
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc
2. Bà
Nguyễn Thị Toan
Thành Viên HĐQT-
Phó Tổng Giám đốc
3. Ông
Vũ Anh Tuấn
Thành Viên HĐQT
4. Ông
Trần Hoàng Dũng
Thành Viên HĐQT
5. Ông
Hà Xuân Sơn
Thành Viên HĐQT
Ban Kiểm Soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát có 3 thành viên như sau:
Bảng 2:
1. Ông
Trần Duy Hiến
Trưởng ban Kiểm soát
2. Ông
Ngô Trọng Vĩnh
Thành Viên
3. Bà
Đỗ Thị Nhường
Thành Viên
Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và phó Tổng Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.
1.3. Nhân sự và cơ cấu nhân sự
Bảng 3 : Cơ cấu nhân lực từ năm 2006 – 2009 :
Đơn vị: người
Số lượng
Và cơ cấu nhân lực
Dược sĩ trên Đại học
Dược sĩ Đại học
Đại học khác
Dược sĩ trung cấp và trung cấp khác
Dược tá và sơ cấp khác
Tổng cộng
Năm 2006
19(5,9%)
50(15,7%)
65(20,2%)
47(14,6%)
140(43,6%)
321
Năm 2007
20(6,0%)
59(17,6%)
67(17,8%)
47(14,0%)
143(42,6%)
336
Năm 2008
23(6,6%)
60(17,0%)
70(19,9%)
50(14,2%)
149(42,3%)
352
Năm 2009
29(7,7%)
68(18,1%)
73(19,4%)
54(14,4%)
152(40,4%)
376
( Nguồn : Phòng TC – HC)
Nhận xét :
+ Nhân lực liên tục tăng trong những năm gần đây, thu hút thêm lao động trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp giảm biên chế hoặc giãn việc. Điều này không có nghĩa Công ty có bộ máy nhân sự cồng kềnh mà do những năm gần đây, Công ty có chủ trương đa dạng hoá mặt hàng bằng kinh doanh, phân bổ nhân sự, tăng thêm vào mở rộng thị trường kinh doanh, chú trọng vào khâu tiêu thụ hàng Nhập khẩu và sản xuất tại thị trường nội địa.
+ Số dược sĩ Đại học và trên Đại học rất cao, luôn chiếm trên 21,0% tổng nhân lực, điều này thể hiện Công ty có đội ngũ năng lực và trình độ đáo ứng đòi hỏi khắt khe của ngành kinh doanh đặc biệt này, cũng như đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
+ Dược tá và công nhân Dược chiếm tỷ trọng cao so với dược sĩ trung cấp. Lý giải điều này là do Công ty có 2 nhà máy sản xuất với nhân lực trên 100 người. Tuy nhiên nếu áp dụng kỹ thuật cao thì đây là khó khăn của Công ty. Mặt khác, Công ty còn thiếu những lao động lành nghề và một số công nhân cơ điện.
1.4. Mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Công ty
1.4.1. Đối với mặt hàng tự sản xuất:
Trong những năm qua, Công ty đã nỗ lực đưa ra thị trường một số lượng sản phẩm với những chủng loại khác nhau, cụ thể theo danh mục sản phẩm sau :
Bảng 4: Danh mục mặt hàng tự sản xuất
Đơn vị : Sản phẩm
Danh mục mặt hàng
Năm
2006
2007
2008
2009
Thành phẩm tân dược
59
61
63
72
Nguyên liệu hoá chất
3
4
7
8
Dược liệu cao đơn
25
38
51
53
Tổng
87
103
121
133
(Nguồn: Phòng KD – NK)
Nhận xét :
Về số lượng sản phẩm: Hiện tại cho thấy Công ty ngày càng nhiều mặt
hàng đã được Cục quản lý Dược Việt Nâm cấp giấy phép, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có của Công ty về trang thiết bị, công nghệ và lao động, đồng thời tạo cơ hội nhiều hơn khi thị trường có nhu cầu biến động.
Về chủng loại sản phẩm: Công ty đã sản xuất nhiều nhóm thuốc khác
nhau như kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sốt rét, thuốc hô hấp, thuốc tiêu hoá, thuốc ngoài da…
1.4.2. Đối với mặt hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu được Công ty trực tiếp nhập về từ nhiều nước khác nhau trên thế giới và rất nhiều mặt hàng khác nhau. Ta có thế phân loại những mặt hàng nhập khẩu của Công ty thành ba nhóm chính như sau: Thành phẩm tân dược, nguyên nhiên hoá chất, thiết bị y tế và mỹ phẩm. Số lượng mặt hàng nhập khẩu trong các năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Số lượng mặt hàng nhập khẩu
Đơn vị : sản phẩm
Nhóm mặt hàng
Năm
2006
2007
2008
2009
Thành phẩm tân dược
163
94
146
145
Nguyên liệu hoá chất
26
74
49
30
Thiết bị y tế và mỹ phẩm
0
0
40
4
Tổng
189
168
235
179
(Nguồn: Phòng KD – NK)
Nhận xét:
Về số lượng sản phẩm : Trong những năm qua, Công ty đã nhập rất nhiều
mặt hàng khác nhau và đã được đăng ký lưu hành trong cả nước.
Trong thành phẩm tân dược có các nhóm mặt hàng như: Kháng sinh, nhóm vitamin, nhóm nội tiết và các nhóm khác.
Trong nguyên liệu hoá chất là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thuốc trong nước cũng bao gồm các nhóm sau : nhóm kháng sinh, nhóm giảm đau, nhóm bồi dưỡng, vitamin, dược liệu, nhóm ngoài da, thuốc bổ, dịch truyền, tuần hoàn,thần kinh tiêu hoá …
Thiết bị y tế và mỹ phẩm được Công ty chú trọng nhiều, nhập về một số mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của các bệnh viện và một số mặt hàng mỹ phẩm khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY DƯỢC
TW-MEDIPLANTEX
Đối với nền kinh tế nói chung và ngành Dược nói riêng thì hoạt động nhập khẩu Dược có một vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lượng thuốc cho nhu cầu của nhân dân trong khi nền sản xuất trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn thế nữa nó còn góp phần thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Với Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX, hoạt động nhập khẩu có một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay, nó giúp công ty thu được lợi nhuận, tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất trong nước, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, hoạt động nhập khẩu còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu mối xuất khẩu hàng sản xuất trong nước, ngày càng nâng cao vị thế của doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước. Vì thế, bên cạnh hoạt động sản xuất trong nước và xuất khẩu thì Công ty CP Dược TW – MEDIPLANTEX liên tục tìm các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất.
2.1 Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu
Phản ánh kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty có nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta có thể phân tích các chỉ tiêu dựa vào tiêu thức sau:
2.1.1. Theo thị trường nhập
Hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng thực tế là hành vi mua và bán. Bán là quan trọng vì khi bán được tức là kiếm được tiền, song trên thực tế mua lại là tiền đề và co sở cho hành vi kiếm tiền.
Phân tích thị trường nhập khẩu của một công ty cho ta thấy được quy mô nguồn hàng nhập khẩu, đặc điểm của nguồn hàng, từ đó có thể thấy được sự đa dạng, chất lượng, uy tín của hàng hoá mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, phân tích thị trường nhập còn cho ta thấy được tiềm lực và uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu thong qua các mối quan hệ với đối tác nhập khẩu.
Dựa trên nhu cầu của thị trường và tiềm năng của mình, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX có mối quan hệ với nhiều nước khác nhau trên thế giưới và đã nhập về rất nhiều mặt hàng khác nhau đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với nhu cẩu của người tiêu dùng. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu theo thị trường chủ yếu và thường xuyên của công ty qua các năm :
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường:
Đơn vị : 1000 USD
Nước
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Ấn Độ
1565,0
18,50
2063,7
22,11
3227,0
25,90
2579,4
26,50
Hàn Quốc
563,6
6,66
970,8
10,40
1667,0
13,38
1684,3
17,31
Trung Quốc
495,2
5,85
1679,8
18,00
2119,3
17,01
1868,9
19,20
Nhật Bản
129,3
1,53
165,5
1,77
65,9
0,53
135,2
1,89
Indonexia
12,7
0,02
17,9
0,19
59,9
0,48
33,3
0,34
Singapore
11,4
0,01
8,9
0,01
69,4
0,56
19,4
0,2
Thái Lan
78,8
0,09
55,8
0,60
164,4
1,32
149,6
1,54
Pháp
2238,8
26,47
1309,2
14,02
220,5
1,77
429,6
4,41
Đức
138,6
1,64
48,0
0,51
200,7
1,61
568,7
5,84
Áo
120,2
1,42
105,4
1,13
182,5
1,46
173,1
1,78
Bungari
120,1
1,42
49,1
0,53
33,8
0,27
42,0
0,43
Canada
2758,6
32,61
2609,3
27,95
3886,8
31,19
1884,0
19,36
Nước khác
729,5
8,62
252,1
2,70
562,8
4,52
164,8
1,69
Tổng
8458,8
100
9335,5
100
12460,0
100
9732,3
100
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu 12 tháng qua cá năm – Phòng KD XNK)
Theo số liệu thống kê cho thấy, công ty đã quan hệ với đối tác ỏ trên 26 quốc gia trên toần thế giới để thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Điều này cho thấy khả năng quan hệ rộng của công ty nói chung và ban lãnh đạo công ty nói riêng. Trong đó nước có quan hệ truyền thống và nhập khẩu về với khối lượng lớn phải kể đến là : Canada có kim ngạch nhập khẩu trung bình 27,78% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, tiếp đến là Ấn Độ là 23,25%, Trung Quốc 15,02%, Hàn Quốc 11,67%, Pháp 11,67%. Theo bảng trên cũng cho ta thấy những nước xuất khẩu chủ yếu là các nước có nền công nghiệp sản thuốc nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và mẫu mã cũng như danh tiếng. Qua đây, phần nào khẳng định được chất lượng thuốc nhập khẩu của công ty.
Cũng theo bảng trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty liên tục tăng tính từ năm 2006 và 2008 mức tăng bình quân 2 triệu USD, điều này cho thấy được nỗ lực của công ty trong quan hệ tốt với đối tác nhập khẩu. Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu có giảm, điều này có thể giải thích bởi giá nguyên liệu làm thuốc trên thị trường thế giới tăng cao, dấn tới giá thuốc và nguyên liệu hoá chất nhập khẩu tăng nên chu cầu sử dụng thuốc ngoại giảm. Nếu lấy năm 2006 và 2009 là hai năm thể hiện đặc trưng kim ngạch nhập khẩu của công ty (năm cao nhât và thấp nhất) so sánh với kim ngạch nhập khẩu của toàn ngành Dược ta thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc của công ty trong thời gian qua:
Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX và toàn ngành Dược
Đơn vị NK : 100 USD
Năm
Mediplantex
Toàn ngành Dược
Tỷ trọng
2006
8458,8
361250,0
2,34 %
2009
12460,0
417631,0
2,98 %
Qua đây cho thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của công ty khoảng 2- 3% nhu cầu nhập khẩu, đặt ra cho công ty những thách thức khi mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu của công ty với các đối tác nước ngoài trong những năm qua hoàn toàn theo phương thức nhập khẩu trực tiếp, điều này càng khẳng định tính tự chủ trong kinh doanh nhập khẩu của công ty.
2.1.2. Theo mặt hàng bán ra
Doanh thu hàng nhập khẩu của công ty theo nhóm mặt hàng trong những năm qua được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 10: Doanh thu hàng nhập khẩu theo nhóm mặt hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng doanh thu hàng NK
Nhóm mặt hàng
Thành phẩm tân dược
Tỷ trọng
Nguyên liệu hoá chất
Tỷ trọng
TBYT và mỹ phẩm
Tỷ trọng
2006
137786,2
125111,1
90,8
12675,5
9,2
0
0
2007
147440,5
138777,0
94,1
8663,5
5,9
0
0
2008
212401,5
201582,7
94,9
9602,8
4,5
1216
0,6
2009
178983,2
162351,7
90,7
16543,2
9,2
88,3
0,1
(Nguồn : Phòng KD - XNK)
Việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu đó là: Nhu cầu của thị trường, khả năng của công ty trong công tác tìm nguồn hàng, nguồn tài chính để nhập khẩu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp. Doanh số tiêu thụ hàng nhập khẩu theo nhóm mặt hàng là chỉ tiêu tổng hợp vừa thể hiện nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty đối với nhóm mặt hàng đó.
Theo khu vực thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu của công ty được tiêu thụ trong phạm vi cả nước và
không tái xuất, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực mạng lưới bán hàng của công ty chỉ tập trung ở các thành phố lớn và trọng điểm, hàng hoá chủ yếu được phân phối qua các trung gian thương mại, rồi từ đó đến tay người tiêu dùng. Khu vực thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty có thể chia thành: miền Bắc, miển Trung và miền Nam. Trong đó khu vực miền Bắc được chia thành hai tiểu khu, đó là Hà Nội và các tỉnh khác; khu vực miền Nam được chia thành TP HCM và các tỉnh. Sự phân chia này phụ thuộc vào đặc điểm tiêu thụ và khả năng phân phối của công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty theo khu vực thị trường được thể hiện như sau:
Bảng 11: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khu vực
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Miền Bắc
Tỷ trọng
%
Miền Trung
Tỷ trọng
%
Miền Nam
Tỷ trọng
%
Hà Nội
Các tỉnh khác
TP HCM
Các tỉnh khác
2006
51532,0
34308,8
62.3
8956,1
6,5
27143,9
15845,4
31,2
2007
53815,8
33616,4
59,3
8404,1
5,7
31552,3
20051,9
35,0
2008
63295,6
52250,8
54,4
15717,7
7,4
49914,4
31223,0
38,2
2009
56200,7
42061,0
54,9
12707,8
7,1
45103,8
22909,8
38,0
(Nguồn : Phòng XK và NK)
Qua bảng trên ta thấy được thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt ở Hà Nội, đạt tỷ trọng tiêu thụ trung bình 57,7%, doanh số luôn đạt từ 85,5 đến 115,5 tỷ đồng.
Đối với thị trường khu vực miền Nam cũng đạt được doanh số tiêu thụ đáng kể, tỷ trọng doanh số tiêu thụ trung bình là 35,6%, trong đó phải kể đến TP HCM, có doanh số gần tương đương cac tỉnh phía Bắc, trừ Hà Nội.
Doanh số thấp nhất là khu vực miền Trung, tuy nhiên tại khu vực thị trường này cũng đạt được doanh thu đáng kể, năm thấp nhất là 8,4 tỷ đồng và năm cao nhất cũng đạt 15,7 tỷ đồng. Tại đây không có chi nhánh.
2.1.4. Theo khách hàng
Khách hàng là tiêu thức trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi họ là người quyết định mua hay không mua hàng của công ty. Do đặc thủ của mặt hàng dược nên vai trò của người tiêu thụ cuối cùng(người bệnh) là quan trọng, con người tiêu thụ trung gian mới là người quyết định đến hoạt động bán hàng của công ty. Họ là những xí nghiệp TW, các công ty, các bệnh viện, các đơn vị khác như: các xí nghiệp địa phương, các hiệu thuốc, quầy thuốc. Doanh thu tiêu thụ từ các khách hàng đó được biểu diễn qua bảng sau:
Bảng 12: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khách hàng:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Bán buôn
Bán lẻ
Các XNTW
Các công ty
Bệnh viện
Đơn vị khác
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ trọng
%
2006
8524,4
6,19
102802,6
74,61
15205,1
11,04
10537,3
7,65
716,8
0,51
2007
6097,8
4,14
107532,5
72,93
20796,9
14,11
11702,4
7,94
1310,9
0,88
2008
9522,5
4,48
149363,7
70,32
35178,2
16,56
17363,2
8,17
973,9
0,47
2009
12059,7
6,74
81465,1
45,52
55488,5
31,00
29214,5
16,32
755,4
0,42
TB
5,4
65,8
18,2
10,0
0,6
(Nguồn : Phòng XK - NK)
Qua bảng trên cho thấy, bán buôn luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối (99,21% - 99,71%), phản ánh đúng chức năng của doanh nghiệp trung ương, cung ứng và phân phối rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ đồng bằng đến miền núi. Bán lẻ không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu để phục vụ người tiêu dùng (người bệnh) ở địa bàn xung quanh công ty đóng.
Kết quả chung về kinh doanh hàng nhập khẩu
Như trên ta đã phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty theo các tiêu thức cụ thể khác nhau, qua đó ta đã thấy được quy mô, thị phần của công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu của khác hàng phản ánh mối quan hệ giữa công ty và các nhân tố bên ngoài. Kết quả chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ phản ánh hiệu quả tổng hợp các hoạt động trên:
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu NK
137786,2
147440,5
212401,8
178983,2
Tổng chi phí NK
137305,9
146982,7
211751,1
178397,5
Lợi nhuận trước thuế
480,3
457,8
650,7
585,7
Nộp NSNN
10275,5
10582,1
12618,0
11817,2
(Nguồn : Phòng KD - XNK)
Qua bảng trên cho ta thấy, doanh thu hàng nhập khẩu của công ty liên tục tăng từ năm 2006 đến 2009, tuy doanh thu năm 2009 có giảm do nhu cầu sử dụng thuốc ngoại nhập của thị trường giảm( bởi giá nhập khẩu tăng) nhưng vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, tương ứng với sự tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của chi phí, chính điều này đã làm cho tổng mức lợi nhuận thuần của hoạt động này khá thấp(so với doanh thu), dẫn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty tăng lên không đáng kể.
Tỷ trọng lợi nhuận bình quân của hoạt động kinh doanh nhập khẩu so với hoạt động của toàn công ty vào khoảng 55,4%, điều này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với công ty, nó đảm bảo cung cấp thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn đem lại không nhỏ nguồn thu ngân sách Nhà nước, mỗi năm công ty nộp ngân sách từ 10 – 12 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh này.
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng, ta thấy trong thời gian qua, giai đoạn 2006- 2009, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX đã đạt được những thành tựu sau:
- Doanh thu nhập khẩu hàng năm đều ở mức cao bình quân đạt 169,1 tỷ đồng, và liên tục tăng trong các năm 2006 – 2009, duy nhất co năm 2009 giảm nhưng vẫn ở trên mức doanh thu bình quân trong bốn năm qua. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty, trung bình trong bốn năm là 543,6 triệu đồng, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu (trên 10 tỷ đồng). Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 CB CNV với mức thu nhập bình quân tăng hàng năm.
- Công ty có thời gian xây dựng và trưởng thành khá lâu nên đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đối với các đối tác nước ngoài là nguồn cung cấp hàng nhập khẩu cho công ty. Trong thời gian qua, công ty đã có quan hệ nhập khẩu với trên 26 quốc gia trên thế giới. Đối với khách hàng tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước công ty đã có quan hệ mật thiết từ lâu.
- Với trên 200 mặt hàng nhập khẩu, công ty đã đáp ứng đựoc nhu cầu của thị trường cả cho người bệnh và người sản xuất thuốc trong nước. Sản phẩm mà công ty cung cấp luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu, tạo được lòng tin đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng là các công ty, hiệu thuốc, bắt đầu tạo dựng lòng tin ở các bệnh viện từ TW đến địa phương. Về cơ bản công ty đã chiếm lĩnh và tạo thế đứng vững chắc được khu vực thị trường miền Nam và miền Trung thong qua hệ thống các chi nhánh và đại lý.
- Công tác nghiệp vụ nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp được công ty thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Hầu như không có trường hợp nàp xảy ra hiện tượng tranh chấp trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, từ đó tạo từng bước tạo dựng lòng tin với đối tác nhập, tạo dựng được mối quan hệ lâu dài. Không có trường hợp nào vi phạm pháp luật, những quy định, quyết định của Nhà nước và đóng thuế nhập khẩu đúng tiến độ.
- Công ty có Xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, kho thuốc đạt tiêu chuẩn GLP – ASEAN, từ đó góp phần hạn chế những tổn thất do hàng nhập khẩu bị suy giảm về chất lượng do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là khí hậu. Đồng thời đảm bảo chất lượng thuốc cung cấp ra thị trường, tạo lòng tin cho khách hàng tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh, công ty đã áp dụng các thiết bị mạng vi tính nội bộ, giúp cho cán bộ kinh doanh nhập khẩu theo dõi được sát sao tình hình kinh doanh nhập khẩu. Từ đó có những phương án đối phó kịp thời trước sự biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, đó là:
2.2.2 Những hạn chế:
-Hạn chế đầu tiên phải kể đến trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty thời gian qua là chi phí cho hoạt động còn quá cao và không ổn định, từ đó gây ra sự biến động không đều của lợi nhuận thu được, dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vì thế có nhứng biến động không tốt, năm sau thấp hơn năm trước.
- Công tác điều tra nghiên cứu thị trường mặc dù được thúc đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ thu thập thong tin nhiệt tình, năng động nhưng lại không đồng bộ và chưa có tính chuyên nghiệp cao, thông tin đến chậm, ảnh hưởng đến chất lượng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.
- Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán chưa được công ty khai thác một cách triệt để, chưa đi chi tiết đên từng mặt hàng hoặc chỉ áp dụng cho các mặt hàng mới, còn những mặt hàng cũ nhưng vẫn còn nhu cầu lớn chưa được áp dụng. Đặc biệt việc áp dụng thương mại điện tử trong các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán là chưa được thực hiện, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với đội ngũ cán bộ công ty.
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
Những hạn chế nêu trên của hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân do những yếu tố từ công ty:
- Đối với công tác tổ chức nhập khẩu hàng hoá thì hạn chế lớn nhất đó là chi phí nhập khẩu thường bị tăng do phát sinh trong khi thực hiện hoạt động nhập khẩu, mà điển hình ở đây là trong khâu giao nhận hàng thường bị chậm trễ cho thiếu giấy tờ, do thủ tục hải quan, làm cho công ty phải bỏ ra chi phí để lưu kho, lưu bãi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng về chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Do đặc thù của ngành Dược phải đòi hỏi cán bộ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh dược phải có kiến thức chuyên môn về Dược, nhưng những cán bộ này thường không có kiến thức chuyên ngành về nghiên cứu điều tra thị trường, còn những người có kiến thức chuyên ngành về điều tra thị trường lại thường ít hiểu biết về mặt hàng dược – một mặt hàng đặc biệt, do vậy, công ty rất khó khăn trong việc tuyển chọn cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thực sự ở cả hai lĩnh vực trên. Bởi vậy, hoạt động điều tra nghiên cứu còn ở mức khiêm tốn
Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài công ty
Do tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh không ổn định cũng ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty, đặc biệt là tỷ giá giữa USD và VNĐ liên tục tăng tư năm 2002 cho đến nay, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu.
Thủ tục hải quan còn nhiều bất hợp lý, rườm rà gây phiền nhiễu dẫn đến hoạt động nhập khẩu bị chậm trễ, gây phát sinh nhiều chi phí nhập khẩu.
Đối với mặt hàng là nguyên liệu hoá chất, các xí nghiệp Dược hiện nay được phép nhập khẩu nhóm mặt hàng này, do vậy mà công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và giảm bớt khách hàng trong nhóm mặt hàng này, do đó, doanh thu từ mặt hàng này bị giảm.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng được quan tâm đúng mức, bởi vậy nhu cầu thuốc chữa bệnh của người bệnh sẽ tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thuốc đặc trị, trong khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó thì đây sẽ là cơ hội cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
- Do tâm lý người tiêu dùng nước ta hiện nay vẫn còn thích dùng thuốc nhập ngoại mặc dù giá có cao hơn, bởi họ tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng tâm lý xã hội chưa phản ánh đúng nhu cầu của người bệnh, khả năng thay thế mặt hàng nhập khẩu luôn xảy ra, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu trong thời gian tới.
-Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão, điều đó tạo điều kiện cho công ty mở rộng được quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết vơi các doanh nghiệp Dược nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác cung cấp hàng nhập khẩu, chi phí nghiên cứu, lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu sẽ giảm.
* Khó khăn :
- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Dược cùng tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc tân dược, vì vậy đối thủ cạnh tranh với công ty cũng tăng theo, tương ứng với nó là thị phần của công ty sẽ bị giảm nếu công ty không đưa ra được những chiến lược thích ứng.
- Các doanh nghiệp Dược Việt Nam chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau khi nhu cầu trong nước trở nên khan hiếm hoặc canh tranh thị trường tiêu thụ khi cung cầu trở nên cân đối và người được lợi khi đo lại la các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế công ty cũng sẽ bị thiệt hại trong kinh doanh nhập khẩu.
Do tình hình kinh tế - chính trị của thế giới trong giai đoạn gần đây có nhiều bất ổn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu cảu công ty.
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty
Sau khi cổ phần hoá công ty năm 2005, công ty đã quyết tâm đặt ra hai chiến lược quan trọng là : đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp và vươn xa xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, hoạt động SXKD của Công ty vẫn đang tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thị trường có tác động mạnh cạnh tranh gay gắt, nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm, tạo điều kiện cho rất nhiều loại dược phẩm của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Để hướng tới tương lai công ty phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển trong những năm tới, phấn đấu trở thành công ty phân phối và sản xuất thuốc có uy tín trong nước với phương châm vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người.
Để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đó công ty đã đề ra một số phương hướng cụ thể sau:
+ Tiếp tục củng cổ mối quan hệ tốt với các bạn hàng quan trọng, với thị trường các quốc gia có nên công nghiệp sản xuất thuốc tân dược ở trình độ cao, có nhiều uy tìn trên thị trường quốc tế.
+ Song song với nhiệm vụ trên, công ty đa dạng hoá các bạn hàng, đối với những mặt hàng mà thị trường trong nước có nhu cầu nhập khẩu về để tiêu thụ thử, nếu có hiệu quả sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh mặt hàng mới này. Tăng cường khả năng tiếp xúc và tiêu thụ tại các bệnh viện, phòng khám.
+ Mở rộng tăng cường đầu tư chiều sâu của hoạt động tìm kiếm thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Nam và miền Trung, ở miền Bắc phát triển ra các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện chính sách giá linh hoạt, uyển chuyển thích ứng tối đa.
+ Công ty lập kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của các khẩu cho đồng bộ hơn từ lúc dự đoán nhu cầu, lập kế hoạch nhập khẩu, làm hợp đồng kinh tế giao nhận và phân phối hàng hoá, phấn đấu giảm chi phí lưu thông.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường cần có nhứng hướng đi đúng đắn và có những biện pháp thực hiện được những phương hướng đề ra. Từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, tôi xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX như sau:
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX
3.2.1. Nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người bắn cung tên, tên có trúng đích hat không còn phụ thuộc vào độ ngắm chuẩn xác của người bắn. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có thực hiện được mục tiêu của mình hay không còn phụ thuộc vào năng lực điều tra nghiên cứu. Công tác điều tra nghiên cứu chính xác thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có khả năng đạt được doanh thu cao.
Để nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường, khách hàng và nhu cầu của họ, từ đó xác định chính xác nhu cầu của nhập khẩu trong năm, trong thời gian tới, công ty cần chú ý và thực hiện những công việc sau:
- Hàng năm công ty cần dựa trên danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế ban hành hàng năm, kết hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam, phác đồ điều trị bệnh để xây dựng danh mục hàng nhập khẩu cho một thị trường tiêu thụ cụ thể.
- Sau khi chọn mặt hàng nhập khẩu, công ty phải xác định khối lượng hàng công ty sẽ nhập. Số lượng hàng nhập này sẽ được xác định hợp lý để vừa đủ đáp ứng nhu cầu nội địa mà không vượt quá khả năn tiêu thụ, tránh gây thừa đọng hàng tồn kho quá nhiều sẽ không thu hồi được vốn. Muốn cho vừa đủ nhu cầu trên thị trường, công ty phải dự tính được nhu cầu các loại hàng trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Để làm được điều đó phải dựa trên các số liệu thống kê của Bộ Y tế, dựa trên thị phần của công ty trong tổng số lượng thuốc cung cấp (có thể tham khảo thị phần của đối thủ cạnh tranh) để dự báo nhu cầu thị trường của từng mặt hàng. Từ nhu cầu này, công ty xây dựng kế hoạch đặt hàng nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất.
- Xác định khối lượng hàng nhập khẩu không những dựa vào dung lượng nhu cầu của từng mặt hàng theo từng thị trường mà còn phải dựa vào lượng tồn kho hàng nhập khẩu của công ty. Khối lượng hàng thực tế nhập khẩu phải bằng nhu cầu thị trường cộng tồn kho dự kiến cuối kỳ trừ đi tồn kho đầu kỳ.
Ngoài ra, công ty cũng phải dự đoán các chương trình cung cấp thuốc, chương trình này mang tính chất quốc gia về phòng chống dịch bệnh… Thường thì các chương trình có khối lượng hàng hoá tiêu thụ lớn, vì thế có thể xem đây là thời cơ để tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty, thời điểm này có thể nhập hàng hoá với số lượng lớn.
- Nhu cầu nhập khẩu dự trên nhiều yếu tố mà trong đó giá là một trong
những yếu tố rất quan trọng. Trước khi quyết định nhập khẩu phải dựa trên việc nghiên cứu giá cả của các nhà sản xuất với loại sản phẩm nào đó, so sánh để lựa chọn giá tối ưu nhất. Mức giá được xem là tốt nhất khi hàng hoá đã về tới công ty mà tổng chi phí một đơn vị hàng hoá là thấp nhất. Đồng thới, với mức giá mà công ty chấp nhận mua chỉ được xem xét khi công ty đã nghiên cứu thị trường nội địa và thấy rằng với mức giá đó thì lượng hàng nhập khẩu có thể tiêu thụ được ở trên thị trường và công ty có thể vẫn thu được mức lợi nhuận có thể chấp nhận được.
Trong khi xác định nhu cầu nhập khẩu thi doanh nghiệp cũng phải xác định
thời điểm mua hàng của mỗi thương vụ. Thời điểm mua hàng tốt nhất là lúc mà giá cả thị trường tương đối ổn định và giá cả là có thể chấp nhận được, hàng hoá mua về có thể tiêu thụ được nhanh nhất.
Ngoài ra, tỷ giá cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu của công ty nên thời điểm nhập khẩu cũng liên quan đến tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam. Công ty cần phải nghiên cứu thời điểm nhập khẩu hàng hoá dựa theo tỷ giá. Thời điểm nhập khẩu tốt nhất khi tỷ giá ngoại tệ hàng nhập khẩu cao hơn tỷ giá hối đoái ngoạ tệ thông báo ở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
3.2.2. Tạo nguồn đầu vào có uy tín, chất lượng và ổn định
Do mặt hàng được nhập khẩu là mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khoẻ của người dân bởi vậy yếu tố chất lượng, uy tín của hàng nhập khẩu phải đặt lên cao hơn yếu tố giá cả và các yếu tố khác. Hơn nữa, do thị trường thế giới luôn không ổn định, bởi vậy việc tạo nguồn đầu vào có uy tín, chất lượng và ổn định là việc làm cần thiết sau khi đã xác định được lượng hàng cần nhập khẩu phù hợp với thị trường.
Để làm được điều đó công ty cần mở rộng quan hệ mua bán với nước ngoài để mở rộng khả năng lựa chọn sản phẩm làm sao cho phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước. Một trong các giải pháp giúp mở rộng thị trường là công ty phải thường xuy tìm hiểu thông tin thông qua các phương tiện như Internet, tham dự các hội trợ quốc tế về dược phẩm và thiết bị y tế.
Đối với những đối tác truyền thống mà có uy tín, sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng thì công ty cần thiết lập mối quan hệ khăng khít hơn để tạo nguồn cung cấp ổn định.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống phân phối bán hàng trong nước
Mục tiêu của phân phối là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và khai thác triệt để các vùng thị trường bằng việc xây dựng các phương án khác nhau cho mỗi kênh. Công tác phân phối không chỉ dừng lại ở việc phân phối, bán hàng tại công ty mà cần thúc đẩy mạnh mẽ việc bán tại các nơi khác nhau theo nhiều kênh khác nhau.
Sản phẩm thuốc tân dược nhập khẩu có nhu cầu sử dụng rộng rãi trong đời sống nhân dân, phục vụ nhiều thị trường khác nhau, nhiều khách hàng khác nhau. Việc cung ứng hàng nhập khẩu của công ty cần phải sử dụng tất cả các kênh phân phối, sử dụng các kênh chính cho nhóm khách hàng trọng điểm đồng thời sử dụng các kênh phân phối phụ cho các nhóm khách hàng tiềm năng nhằm tăng cường bán hàng được nhanh, kịp thời, đầy đủ với chi phí thấp nhất.
Hầu hết các hàng nhập khẩu của công ty được tiêu thụ trực tiếp từ công ty, ngoài ra lượng tiêu thụ qua các chi nhánh, các hợp đồng đấu thầu chưa tiêu thụ nhiều. Đối với mặt hàng nhập khẩu, khách hàng của công ty rất đa dạng, từ các xí nghiệp sản xuất, các công ty kinh doanh, bệnh viện và người tiêu thụ cuối cùng là người bệnh. Phương thức tốt nhất để phân phối có hiệu quả là sử dụng hệ thống các kênh phân phối khác nhau thì mời có thể mở rộng đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn mới, và những khu vực thị trường mục tiêu mới. Như vậy, theo phân tích thực trạng doanh thu hàng nhập khẩu theo khu vực thị trường ta thấy ở những nơi có chi nhánh, đại lý của công ty thì khu vực đó có doanh thu cao, do đó với mạng lưới phân phối như hiện nay cần mở thêm nhiều đại lý, chi nhánh bán hàng tại các khu vực thị trưòng ở xa như miền Trung, vùng Tây Bắc, đồng bằng song Cửu Long… nhằm khai thác tối đa thị trường tiềm năng của công ty.
Đi liền với việc mở rộng thêm các chi nhánh, đại lý là việc tăng cường điều khiển kênh phân phối. Để kiểm soát được kênh phân phối công ty cần có được những cam kết của khách hàng khi thực hiện hợp đồng mua bán. Với các đại lý cần có các cam kết về số lượng mua, thời hạn mua và đòi hỏi sự trung thành từ phía họ. Công ty cần thoả thuận để các đại lý giữ mức giá trong giới hạn cho phép và quảng cso thêm cho công ty, đổi lại công ty có những chính sách ưu đãi cho những đối tượng thực hiện tốt cam kết này. Đây chính là việc phát triển hệ thống kênh đặc quyền, công ty có thể đưa hàng hoá vào thị trường mà mình mong muốn.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến tổ chức công tác vận chuyển, giao hàng và xây dựng lực lượng bán hàng. Các hoạt động đó sẽ làm cho chi phí lưu thông hàng hoá tăng cao, bởi vậy phải đòi hỏi việc bố trị mở rộng kênh phân phối hợp lý, kiểm soát được chi phí lưu thông phát sinh.
3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán
Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán là để thúc đẩy nhanh cung và cầu gặp nhau, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Với các giải pháp này, công ty không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng mà còn gợi mở nhu cầu người tiêu dùng, từ đó làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
- Trước tình hình hiện nay, do sự bùng nổ của các thông tin quảng cáo, công ty cần có các biện pháp khuếch trương hàng hoá nhập khẩu tuỳ theo đặc điểm hoàn cảnh thực tế cho phép. Công ty có thể có xúc tiến hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, pano áp phích, truyền hình, đài phát thanh …để quảng bá cho mặt hàng nhập khẩu mới.
- Ngoài ra, để hỗ trợ bán hàng công ty cũng cần phải thực hiện các giải pháp xúc tiến và yểm trợ bán hàng.
Đối với công tác xúc tiến bán hàng, công ty cần tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ với quần chúng, thông qua hình thức hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà… Mục tiêu của xây dựng các mối quan hệ này là tạo lòng tin của họ đối với công ty và hàng nhập khẩu của công ty, tranh thủ sự ủng hộ và tạo mối liên hệ giữa họ với công ty.
Đối với công tác yểm trợ bán hàng, công ty nên thông qua hoạt động của hệ thống các cửa hàng giới thiệu về hàng nhập khẩu, các hội chợ và hoạt động sau khi bán.
+ Cửa hàng giới thiệu hàng nhập khẩu phải thực hiện được ba chức năng chính là quảng cáo, yểm trợ và bán hàng.
+ Tham gia hội chợ triển lãm: Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà công ty quyết định có tham gia hay không hội chợ triển lãm. Trong quá trình tham gia cần phải khai thác triệt để lợi thế quảng cáo của hội chợ để quảng cáo hàng nhập khẩu của công ty, nâng cao uy tín của công ty, nắm bắt nhu cầu thị trưòng, tìm kiếm bạn hàng mới, tận dụng thời cơ để bán hàng. Thông qua hội chợ, triển lãm còn phải tăng cường giao tiếp và tìm hiểu thị trường.
+ Hoạt động sau khi bán của công ty phải được công ty bảo đảm sau khi bán. Hàng thuốc tân dược nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, do vậy công ty phải có các biện pháp bảo đảm sau khi bán, tạo lòng tin tuyệt đối vào hàng nhập khẩu của công ty.
3.2.5. Giải pháp giảm chi phí lưu thông để giảm giá hàng bán
Nguyên nhân cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty làm giảm lợi nhuận bán hàng nhập khẩu đó là tổng chi phí ở mức cao, trong đó chi phí lưu thông cũng ảnh hưởng không nhỏ. Chi phí lưu thông của công ty có thể chia thành các nhóm cơ bản là: chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá; chi phí bảo quản thu mua và tiêu thụ; chi phí hao hụt hàng hoá; chi phí quản lý hành chính. Trong đó chi phí vận tải, xếp dỡ và chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty. Bởi vậy, để phấn đấu giảm chi phí có hiệu quả, các giải pháp công ty cần thực hiện trong thời gian tới là :
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ nhập khẩu, hạn chế những sai sót trong thủ tục giấy tờ làm cản trở công tác giao nhận hàng hoá, tăng chi phí lưu kho bãi tại cửa khẩu.
- Bố trí mạng lưới phân phối hợp lý các kho hàng ở gần nhóm khách hàng trọng điểm đểm giảm chi phí vận chuyển, xếp dỡ đối với khách hàng ở xa.
- Thu hút các nguồn vốn có lãi suất thấp và tăng cường công tác sử dụng vốn có hiệu quả để giảm và bù đắp chi phí lãi vay.
- Tăng cường côn tác kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá nhập khẩu nhằm xác định chất lượng hàng hoá và đưa ra các biện pháp bảo quản cần thiết, tránh xảy ra hiện tượng hàng hoá bị hư hỏng, hao hụt do vận chuyển bảo quản hàng hoá.
3.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
Một trong những vấn để nổi cộm liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đó là đội ngũ CB CNV. Đội ngũ CB CNV của công ty đang trong quá trình trẻ hoá, công tác tuyển chọn nhân sự diễn ra hàng năm. Nhưng do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty ngoài kiến thức chuyên ngành kinh tế, ngoại thương thì cũng phải cần có trình độ chuyên môn về y dược, nên công tác đào tạo đội ngũ CB CNV đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Quá trình đào tạo có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: đào tạo tại công ty hay tại các trường đại học, đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của doanh nghiệp hoặc tự túc, đào tạo trong nước hoặc ở nước ngoài… Tuỳ theo tình hình cụ thể và nhu cầu cụ thể của công ty mà áp dụng cho thích hợp.
3.2.7. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình kinh doanh
Với sự phát triển khoa học kĩ thuật và ngành công nghệ thông tin như hiện nay, nếu như công ty vẫn áp dụng các phương tiện hoạt động truyền thống thì chắc chắn sẽ không đủ sức cạnh tranh trên thị trường Dược trong thời gian tới. Áp dụng thành tựu khoa học không có nghĩa là mua sắm trang thiết bị hiện đại cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mặc dù điều đó là cần thiết và quan trọng, nhưng do tiềm lực tài chính của công ty vẫn còn hạn hẹp, cho nên điều này không phải là giải pháp tối ưu. Thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng trong công ty phải phù hợp với công ty cả về tài chính cũng như yêu cầu nghiệp vụ. Có thể việc áp dụng chỉ là vận dụng ý tưởng sáng kiến khoa học vào một khâu nhỏ của quá trình hoạt động nghiệp vụ, nhưng lại có hiệu quả cao và kinh phí thấp.
KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế bước sang nền kinh tế thị trường thì Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX cũng tiến hành chuyển hướng kinh doanh từ chỉ sản xuất các mặt hàng dược liệu, đông dược phục vụ nhu cầu thị trường trong nước sang việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá: vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, trong đó nhập khẩu có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh thu hàng năm luôn chiếm khoảng gần 2/3 tổng doanh thu của công ty, góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận phục vụ nhu cầu tái sản xuất của công ty. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, ta nhận thấy hoạt động này còn tồn tại nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau. Do vậy, mục tiêu quan trọng mà công ty luôn hướng tới chính là đẩy mạnh quá trình kinh doah hàng nhập khẩu trong thời gian tới. Theo đó, các giải pháp thúc đẩy kinh doanh hàng nhập khẩu luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm.
Việc đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược trên đây chỉ là đóng góp nhỏ của cá nhân tôi để MEDIPLANTEX tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong tương lai, tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu là một trong những công ty Dược hàng đầu Việt Nam
Do thời gian thời gian thực tập tại công ty không nhiều nên bài thu hoạch của tôi không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS-TS Nguyễn Như Tiến cùng các cán bộ công ty đã giúp tôi hoàn thành bài báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX.doc