Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực đã
mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào một thị trường giàu tiề m
năng và có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng lớn nhất thế giới. Thực tế sau gần 5
năm thực hiện Hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và
gặt hái được rất nhiều thành công trên thị trường này. Tuy nhiên các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn trong việc
thâm nhập thị trường Hoa Kỳ do sự thiếu hiểu biết về các quy định pháp lý và
môi trường kinh doanh, do năng lực cạnh tranh chưa cao và còn nghèo nàn về
chủng loại sản phẩm, do hàng hóa Việt Nam vẫn còn vấp phải những cản trở từ
các chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ cũng như những bất lợi khi chưa trở thành
thành viên của WTO.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hiệp hội ngành hàng tự thành lập các quỹ phòng
ngừa rủi ro riêng cho ngành hàng của mình, nhất là trong những ngành quan
trọng, có khối lƣợng xuất khẩu lớn.
- Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện
thƣơng mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ để làm cầu nối giúp doanh nghiệp xuất
khẩu tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trƣờng. Mặt khác, Nhà nƣớc cũng có thể
hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tƣ vấn pháp luật
đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.
- Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác dự
báo, thông tin thị trƣờng và định hƣớng phát triển xuất khẩu. Cần tập trung hơn
nữa vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trƣờng Hoa Kỳ, sản phẩm, đối thủ
cạnh tranh và tổ chức các kênh thông tin đầy đủ, kịp thời tới các doanh nghiệp
xuất khẩu trong nƣớc.
1.3 Củng cố cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xuất
khẩu
- Dành nguồn vốn Nhà nƣớc để tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ
cho xuất khẩu bao gồm hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
thuỷ và đƣờng hàng không; hệ thống cung cấp điện nƣớc; hệ thống cung cấp các
dịch vụ viễn thông.
- Nhà nƣớc cần mở rộng quyền kinh doanh cho các thành phần kinh tế,
từng bƣớc hạn chế dần tiến tới xoá bỏ tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực
nhƣ viễn thông, điện, nƣớc, kinh doanh cảng biển… để nâng cao hiệu quả hoạt
động của các lĩnh vực đó, giảm bớt chi phí đầu vào cho các ngành liên quan và
nâng cao sức cạnh tranh chung cho hàng xuất khẩu.
- Cần mở rộng hơn nữa các đối tƣợng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ thƣơng mại, nhất là dịch vụ lôgistics, giảm tối đa sự độc quyền trong cung
cấp dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại. Xóa bỏ các chi phí không chính thức của các
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 66 -
doanh nghiệp vận tải hàng hóa, giảm bớt chi phí và thời gian giao dịch liên quan
đến dịch vụ công nhƣ nhà đất, xây dựng, kiến trúc…
1.4 Đẩy mạnh thuận lợi hóa thương mại
- Triển khai, nhân rộng việc áp dụng khai báo hải quan điện tử và đơn
giản hóa các thủ tục tại cửa khẩu để giảm thời gian, chi phí cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Để thực hiện nội dung này, cần sớm nghiên cứu ban
hành các văn bản pháp lý quy định về quy trình, thủ tục và trách nhiệm của cả
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc lẫn các doanh nghiệp để có cơ sở áp dụng thực
hiện.
- Tăng cƣờng đàm phán, ký kết thỏa thuận để đạt đƣợc sự công nhận lẫn
nhau với Hoa Kỳ về tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là đối
với những mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm sản.
- Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động, thực vật,
vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn môi trƣờng của hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam, xây dựng năng lực kiểm nghiệm của các cơ quan hữu quan Việt Nam, xây
dựng hệ thống cơ quan kiểm định chất lƣợng đƣợc quốc tế thừa nhận để tiến
hành công nhận, chứng nhận cho hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam một cách thuận lợi, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.5 Tăng cường công tác vận động hành lang ở tầm vĩ mô hỗ trợ cho các
doanh nghiệp (Lobby)
Vận động hành lang là một phƣơng pháp nhằm lôi kéo sự ủng hộ về một
vấn đề nào đó, đặc biệt là trong các vụ tranh chấp. Việt Nam nếu không làm
quen và không biết cách vận dụng “lobby” tại Hoa Kỳ thì khó có thể đứng vững
đƣợc. Trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trƣờng Hoa Kỳ, Việt
Nam cần tìm kiếm những ngƣời bạn đồng minh nhƣ những chủ doanh nghiệp
đang đầu tƣ tại Việt Nam, những bạn hàng lâu năm của Việt Nam trên đất Hoa
Kỳ, những quan chức chính phủ có thiện cảm với mối quan hệ Hoa Kỳ- Việt
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 67 -
Nam… Nhà nƣớc Việt Nam cần phải tận dụng những đồng minh này trong mối
quan hệ kinh tế thƣơng mại với Hoa Kỳ, nhất là khi phát sinh tranh chấp, để có
thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm làm ăn.
2. Nhóm giải pháp vi mô
2.1 Tìm hiểu và nắm vững luật pháp Hoa Kỳ
Hoạt động ngoại thƣơng của Hoa Kỳ đƣợc điều tiết bởi hệ thống luật rất
phức tạp, chi tiết. Cho nên muốn thâm nhập trực tiếp vào thị trƣờng Hoa Kỳ đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu, nắm vững và thƣờng xuyên cập
nhật về quy chế nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ, đặc biệt lƣu ý về hệ thống thuế
nhập khẩu, quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu, về quyền sở hữu trí tuệ của
hàng hoá, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần thu thập mọi thông tin về đối thủ cạnh
tranh, về sở thích, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ, về các hàng rào “phi
thuế quan” bảo hộ mà Chính phủ Hoa Kỳ có thể dựng lên để ngăn cản hàng nhập
khẩu thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc này nhƣ yêu cầu về nhãn mác, sinh thái,
môi trƣờng…
Việc không nắm vững những quy định trên có thể gây ra hậu quả nặng nề
cho các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là gần đây, tháng 5 năm 2006, 4
doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tham dự hội chợ Brussels là Afiex, Mekong
Fish, Cafatex và Coseafex bị Hoa Kỳ khởi tố vì hành vi gian lận thƣơng mại khi
sử dụng nhãn hiệu, bao bì khác để bán cá da trơn vào Hoa Kỳ và Canada trốn
thuế. Đây chính là cái giá phải trả của các doanh nghiệp Việt Nam nếu không
tìm hiểu và tuân thủ các quy định chặt chẽ trong việc nhập khẩu thuỷ sản của
Hoa Kỳ.
2.2 Mau chóng xây dựng hình ảnh sản phẩm thương hiệu Việt Nam đối
với các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 68 -
Đối với đại đa số các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn là một thị
trƣờng mới. Nhiều ngƣời và công ty ở Hoa Kỳ vẫn chƣa thực sự chú ý đến Việt
Nam nhƣ là một đối tác kinh tế và thƣơng mại.
Trong bối cảnh đó, công tác thông tin và quảng bá nhằm làm cho ngƣời
Hoa Kỳ hiểu Việt Nam, nhất là biết Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu
những mặt hàng gì cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm. Ngoài các hoạt động tham
gia hội chợ, hội thảo và khảo sát thị trƣờng tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam
cần chú ý và tranh thủ khai thác sự hợp tác và hỗ trợ của các phƣơng tiện truyền
thông Hoa Kỳ để quảng bá hình ảnh một nƣớc Việt Nam đổi mới nói chung và
cơ hội hợp tác kinh doanh với Việt Nam nói riêng.
2.3 Nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thông tin về thị trường Hoa Kỳ
Nghiên cứu thị trƣờng vừa là một hoạt động xúc tiến thƣơng mại vừa là
tiền đề cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại khác. Tuy nhiên, việc làm này
hiện nay vẫn còn bị xem nhẹ hoặc là chƣa làm tốt ở cả cấp chính phủ và cấp
doanh nghiệp. Sau đây là một số gợi ý mà doanh nghiệp cần quan tâm khi nghiên
cứu thị trƣờng và lập kế hoạch xúc tiến thƣơng mại tại Hoa Kỳ:
- Thị trƣờng có nhu cầu đối với sản phẩm của công ty hay không? Hoa
Kỳ nhập khẩu nhiều nhƣng không phải nhập bất cứ thứ gì. Ví dụ đồ gỗ giả cổ
Châu Á rất đƣợc ƣu chuộng tại châu Âu, song hầu nhƣ không có nhu cầu tại Hoa
Kỳ.
- Sản phẩm của công ty đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng hay
chƣa? Sản phẩm đang tiêu thụ tốt tại Việt Nam chƣa chắc đã phù hợp hoặc cạnh
tranh đƣợc tại thị trƣờng Hoa Kỳ. Nghiên cứu thị trƣờng sẽ giúp doanh nghiệp
xác định hàng của mình đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng hay chƣa và
nhất là có thể cạnh tranh đƣợc hay không.
- Có hay không những hàng rào pháp lý và/hoặc kỹ thuật đối với sản
phẩm của công ty? Ví dụ: Một số chủng loại hàng dệt may phải có hạn ngạch,
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 69 -
hàng thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Một số loại rau
quả phải đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ và độ chín, và dƣ lƣợng thuốc trừ
sâu…. Các yêu cầu về nhãn mác và bao gói đối với nhiều loại hàng hoá cũng khá
phức tạp, thậm chí có tác dụng ngăn cản nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
- Cung của công ty có đáp ứng đƣợc cầu của thị trƣờng hay không? Hoa
Kỳ là thị trƣờng lớn và ở xa Việt nam vì vậy chi phí xúc tiến thƣơng mại và giao
dịch cao. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, quan hệ buôn bán giữa hai nƣớc cần
phải dựa trên những đơn hàng lớn và ổn định lâu dài. Một trong các giải pháp là
có thể liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam để có thể đáp ứng
các đơn hàng lớn và ổn định của đối tác Hoa Kỳ.
2.4 Sử dụng hiệu quả công cụ Internet để thúc đẩy quan hệ thương mại với
các doanh nghiệp Hoa Kỳ
Ngày nay, trang web đã trở thành một phƣơng tiện không thể thiếu trong
kinh doanh. Các công ty không có trang web sẽ rơi vào thế bất lợi. Điều này
càng đúng ở thị trƣờng Hoa Kỳ – nơi có tới trên 170 triệu ngƣời (khoảng 60%
dân số) sử dụng Internet.
Trang web tạo cho doanh nghiệp cơ hội đƣợc khách hàng Hoa Kỳ biết đến
nhiều hơn. Đây là công cụ đƣợc sử dụng nhiều nhất để các doanh nghiệp Hoa Kỳ
tìm hiểu thị trƣờng và bạn hàng Việt Nam. Trang web cung cấp đầy đủ, nhanh và
cập nhật thông tin hơn catalogue trên giấy. Trong các phƣơng tiện giao dịch gián
tiếp nhƣ hiện nay, Internet (trang web và thƣ điện tử) đƣợc coi là thuận tiện, rẻ
và nhanh nhất để tiến hành giao dịch thƣơng mại.
2.5 Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
2.5.1 Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa
Kỳ
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, các
doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề sau đây:
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 70 -
- Ngoài những nguồn đầu tƣ trong nƣớc, thu hút và tận dụng một cách
tối đa các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) hoặc là vốn viện trợ
chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành sản
xuất sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt và
đồng đều, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Các doanh nghiệp phải áp dụng phƣơng pháp quản lý chặt chẽ từ quản
lý doanh nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9000 và các quy định của các cơ quan kiểm soát chất lƣợng của Hoa
Kỳ đối với những mặt hàng mà mình tham gia kinh doanh.
- Cần tận dụng đến mức tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nƣớc
nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể. Mặt khác, các doanh nghiệp cần
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, từng bƣớc chuyển việc xuất khẩu gián tiếp sang
xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trƣờng Hoa Kỳ.
- Các doanh nghiệp nên giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ
trọng các sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu
nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời làm gia tăng trị giá
hàng xuất khẩu và đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lƣợng thì cạnh
tranh bằng tính độc đáo và khác biệt của sản phẩm dựa trên lợi thế lao động Việt
Nam để thâm nhập vào các thị trƣờng ngách (niche market) có thể là chiến lƣợc
mà các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn.
2.5.2 Tham gia hội chợ triển lãm tại Hoa Kỳ
Trƣng bầy hàng mẫu và quảng bá tại hội chợ là biện pháp xúc tiến thƣơng
mại phổ thông nhất mà các chính phủ và doanh nghiệp thƣờng thực hiện. Thông
qua các hội chợ chuyên ngành các doanh nghiệp có thể cảm nhận đƣợc thị
trƣờng cần gì, xu hƣớng phát triển của thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh của mình
là ai và khả năng của họ đến đâu. Đó cũng sẽ là nơi lý tƣởng để giới thiệu sản
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 71 -
phẩm, kiểm nghiệm phản ứng của thị trƣờng đối với sản phẩm, và gặp gỡ đối tác
kể cả những đối tác chƣa hề có quan hệ từ trƣớc.
Để thu hút đƣợc nhiều khách, gian hàng Việt Nam cần phải tập trung vào
một khu vực, và kinh phí hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại của Nhà nƣớc cần phải
dành để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ. Một trong những cách
quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí chuyên ngành gắn với hội chợ.
2.5.3 Đăng ký bảo hộ thương hiệu để bảo đảm an toàn cho sản phẩm của
mình trước khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ
Theo thông luật ở Hoa Kỳ, thực tế sử dụng một thƣơng hiệu trên hoặc liên
quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ (nhƣ bằng hình thức quảng cáo) là đủ để dành
cho ngƣời sử dụng các quyền về thƣơng hiệu đó. Do đó có thể thấy muốn thâm
nhập và làm ăn nghiêm túc tại thị trƣờng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần
xúc tiến các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của mình.
3. Nhóm giải pháp cho từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể
3.1 Mặt hàng dệt may
3.1.1 Các biện pháp cấp doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trƣờng Hoa Kỳ cần phải nghiên cứu và tuân thủ các quy định chặt chẽ do Hoa
Kỳ quy định:
Mọi sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ phải đạt tiêu
chuẩn chất lƣợng ISO9000, tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng
theo SA8000 nhằm tạo lòng tin và bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tất cả hàng dệt may nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ đều phải đƣợc
ghi nhãn, nêu rõ tên nhà sản xuất, nƣớc chế tạo và gia công sản phẩm. Theo Quy
định mới về xuất xứ sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ thì nƣớc xuất xứ của sản
phẩm may mặc gia công qua nhiều công đoạn đƣợc xác định là nơi diễn ra công
đoạn may. Đối với sản phẩm dệt thì xuất xứ chính là nơi tiến hành in, nhuộm vải.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 72 -
Thứ hai, trong thực tế, Hoa Kỳ có thói quen yêu cầu mua hàng FOB, tức
là mua thẳng hàng thành phẩm nhƣng ngành may mặc Việt Nam lại chủ yếu kinh
doanh theo phƣơng thức gia công xuất khẩu vì một mặt, các doanh nghiệp Việt
Nam chƣa tự đáp ứng đƣợc nguyên liệu chất lƣợng cao, thiết kế mẫu mã hàng;
mặt khác, phƣơng thức gia công xuất khẩu ít rủi ro hơn. Vì vậy, muốn tăng
cƣờng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trƣờng Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt
Nam phải nhanh chóng khắc phục các trở ngại và xuất khẩu hàng may mặc sang
Hoa Kỳ theo phƣơng thức FOB. Muốn vậy, ngành dệt may Việt Nam phải:
- Tăng tốc đầu tƣ để tạo ra nguyên liệu mới đủ chất lƣợng làm hàng xuất
khẩu nhƣ nguyên liệu sản xuất hàng cotton, hoặc pha cotton… mà ngƣời tiêu
dùng Hoa Kỳ rất ƣa chuộng. Chú ý đến tính độc đáo của sản phẩm thông qua
việc sử dụng những chất liệu nhƣ thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren…
- Cần đầu tƣ vào trang thiết bị, máy móc sản xuất và hạn chế đến mức
thấp nhất việc nhập khẩu vải thành phẩm để gia công, sợi để dệt vải, bông để kéo
sợi. Làm sao để đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 50% giá trị sử dụng nguyên phụ liệu
nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu so với tỷ lệ chƣa đến 30% nhƣ hiện
nay.
- Đầu tƣ thoả đáng vào công nghệ bao bì cho sản phẩm dệt may. Bao bì
không những phải tạo đƣợc sự hấp dẫn lôi cuốn mà còn phải nêu đƣợc các thông
tin về tính chất và chất lƣợng sản phẩm. Thiết kế bao bì phải phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo gọn gàng để giảm thiểu chi phí vận chuyển, lƣu kho.
Thứ ba, phải phát triển phƣơng thức sản xuất linh hoạt (lean
manufacturing) để phù hợp với xu hƣớng bán lẻ linh hoạt đang diễn ra tại hầu
hết các nƣớc công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói
chung và ngành dệt may nói riêng, do không có khả năng nghiên cứu thị trƣờng,
không có thƣơng hiệu sản phẩm riêng, cho nên, phát triển mối quan hệ kinh
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 73 -
doanh chiến lƣợc với các tập đoàn bán lẻ lớn Hoa Kỳ là hƣớng đi thích hợp nhất
hiện nay.
Thứ tư, đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thƣờng có giá trị
lớn mà thời gian cung ứng lại ngắn vì vậy, để cạnh tranh đƣợc với các nƣớc
trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc về khả năng cung ứng, các doanh nghiệp
Việt Nam cần xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tƣ trang thiết bị
chuyên dụng một cách đồng bộ để có thể sản xuất những lô hàng có tiêu chuẩn
giống nhau, đồng loạt và có chất lƣợng cao nhằm thực hiện đơn hàng lớn từ
nƣớc bạn.
Thứ năm, phải nâng cao tính cạnh tranh về giá cho hàng dệt may Việt
Nam tại thị trƣờng Hoa Kỳ. Việt Nam nên duy trì chính sách định giá thấp để
thoả mãn nhu cầu bình dân tại Hoa Kỳ. Các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
- Đƣa ra các chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để
giảm chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm.
- Xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 trong các xí nghiệp may, vì hợp lý hoá
sản xuất góp phần giảm đƣợc sản phẩm hỏng.
- Do Hải quan Hoa Kỳ đánh thuế theo tỉ lệ thành phần nguyên liệu với
các sản phẩm dệt may nên các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nguyên liệu trong
nƣớc để giảm tối đa số thuế đánh trên sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm.
- Liên kết với các hãng nƣớc ngoài để sử dụng thƣơng hiệu sản phẩm
của họ. Điều này cho phép định giá sản phẩm cao nhƣng vẫn mang tính cạnh
tranh so với sản phẩm của hãng gốc sản xuất.
Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần lƣu ý không nên định giá quá thấp
so với giá hiện hành trên thị trƣờng Hoa Kỳ nếu không sẽ bị coi là bán phá giá
và sẽ bị áp thuế chống bán phá giá vào mặt hàng đó, khi đó, lợi thế cạnh tranh về
giá sẽ không còn.
3.1.2 Các biện pháp cấp Nhà nước
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 74 -
Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cần phải có sự hỗ trợ có hiệu
quả của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và Hiệp hội.
Một là, Bộ Thƣơng mại cần quy hoạch lại ngành dệt và tiếp tục thay thế
máy móc thiết bị cho toàn ngành và cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu
hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Đầu tƣ vào công nghiệp thiết kế thời trang, khuyến
khích và hỗ trợ cho các công ty may lớn đầu tƣ vào máy tính trợ giúp sản xuất và
thiết kế – công nghệ CAD-CAM (Computer Added Desing – Computer Added
Manufacturing) giúp các doanh nghiệp tạo ra đƣợc các mẫu mã đáp ứng nhu cầu
đa dạng của thị trƣờng Hoa Kỳ. Ngoài việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình đàm
phán để sớm gia nhập WTO, Bộ Thƣơng mại cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử
dụng hạn ngạch để điều chỉnh kịp thời cách phân bổ hạn ngạch cho phù hợp, kể
cả việc có thể cấp hạn ngạch tự động cho những cát “nguội”.
Hai là, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cần tích cực tham gia hoạt
động với các tổ chức dệt may quốc tế và khu vực nhƣ Hiệp hội Dệt may
ASEAN, Diễn đàn ngành Dệt may vùng châu Á- Thái Bình Dƣơng,… để trao
đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong nƣớc đối
với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong kinh doanh
xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng. Hiệp hội dệt
may Việt Nam cần làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành
tham gia thƣờng xuyên Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas3.
Ba là, về phƣơng thức xâm nhập. Trên thị trƣờng Hoa Kỳ, cộng đồng
ngƣời Việt , kể cả ngƣời Việt gốc Hoa ở Hoa Kỳ là những kênh quan trọng giới
thiệu hàng hoá Việt Nam. Do vậy chúng ta cần chú ý thâm nhập thị trƣờng Hoa
Kỳ trƣớc hết thông qua các khu phố, siêu thị, chợ… nơi có cộng đồng ngƣời Việt
sinh sống (nhƣ California, Boston, Washington D.C, New York, Houston, …).
3.2 Mặt hàng giày dép
3 xem chi tiết thông tin vè hội chợ tại Phụ lục 1.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 75 -
3.2.1 Các biện pháp cấp doanh nghiệp
Biện pháp quan trọng nhất là xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh. Các doanh
nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế công nhân rẻ và khéo tay để tập trung sản
xuất các mặt hàng có chất lƣợng từ cấp trung bình trở lên để cạnh tranh xuất
khẩu vào Hoa Kỳ, đặc biệt là với hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên hiện tại giá trị nội địa trên sản phẩm giầy dép xuất khẩu chỉ
chiếm 25%, tức là nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 75% - 80%. Do vậy, để nâng
cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này, doanh nghiệp cần phải tăng cƣờng
đầu tƣ, phát triển khâu phụ liệu trong nƣớc nhƣ công nghệ thuộc da và sản xuất
giả da. Ngoài ra, cần phải nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao năng suất lao
động. Vì một số xí nghiệp sản xuất giày dép duy trì mức lƣơng thấp khiến công
nhân bỏ việc nhiều, sự tuyển dụng liên tục không cho phép xây dựng đội ngũ
công nhân lành nghề, gắn bó với nghề. Bởi vậy các doanh nghiệp phải có chính
sách trả lƣơng xứng đáng cho công nhân, chế độ đãi ngộ đặc biệt với những
ngƣời có kinh nghiệm lâu năm để duy trì đƣợc đội ngũ nhân công lành nghề.
3.2.2 Các biện pháp cấp Nhà nước
Một là, các cơ quan nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cần có chiến lƣợc chỉ đạo chƣơng trình phát triển chăn nuôi để
lấy thịt xuất khẩu, lấy da làm nguyên liệu. Việt Nam phải thu hút các nhà đầu tƣ
đến sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày da.
Hai là, cũng giống nhƣ ngành may mặc, Hiệp hội da giầy Việt Nam
(LEASO) cần làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành tham
gia thƣờng xuyên Hội chợ quốc tế giầy dép tại Las Vegas (WSA Show)4. Mục
đích tham gia hội chợ này đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm
trƣớc mắt không phải là để tìm ngƣời mua là các nhà nhập khẩu, phân phối, hoặc
bán lẻ Hoa Kỳ mà là giới thiệu khả năng sản xuất để tìm gặp các đối tác là các
4 Xem thông tin chi tiêt tại Phụ lục 1.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 76 -
hãng kinh doanh giầy dép có thƣơng hiệu đang cần tìm đối tác sản xuất. Sau này,
khi các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung ứng thành phẩm với mẫu mã
riêng của mình thì có thể tiếp cận với các công ty mua hàng chứ không phải các
công ty tìm đối tác sản xuất.
3.3 Mặt hàng thuỷ sản
3.3.1 Các biện pháp cấp doanh nghiệp
Mặc dù luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn
của Việt Nam sang Hoa Kỳ, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn chƣa tận dụng hết
lợi thế của mình. Có thể nói, thƣơng hiệu và chất lƣợng sản phẩm là hai yếu tố
quyết định nếu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tăng kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
Thứ nhất, vấn đề đảm bảo chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm
quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản
của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Để chiếm lĩnh thị trƣờng này , các cơ sở
chế biến mặt hàng thuỷ sản phải xây dựng hệ thống HACCP, hệ thống tiêu chuẩn
vệ sinh thực phẩm do FDA kiểm nghiệm. Bên cạnh đó, phải xây dựng nhà máy
hiện đại theo tiêu chuẩn SQF 2002, áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng
ISO 9000, ISO 14000, đầu tƣ nâng cao trang thiết bị ở ngay khâu đánh bắt, bảo
quản sản phẩm và chế biến sản phẩm. Phổ biến giống và công nghệ nuôi trồng
thuỷ sản tiên tiến để đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đạt yêu cầu về vệ sinh.
Thứ hai, cần phải thực hiện ngay các biện pháp để làm giảm hoặc tránh
thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng thuỷ sản của Việt
Nam.
- Xử lý dứt điểm vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh. Hiện nay, do các bang sản
xuất cá catfish của Hoa Kỳ đang tập trung khắc phục hậu quả bão Katrina nên
vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh trong thuỷ sản tạm thời lắng xuống. Việt Nam cần
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 77 -
phải tranh thủ thời gian này để giải quyết dứt điểm vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh
để có thể tăng trở lại kim ngạch cá tra và basa.
- Xử lý vƣớng mắc trong khâu đặt cọc nhập khẩu tôm đông lạnh vào
Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đông lạnh phải tính đến việc thành lập
công ty con ở Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và bán cho các nhà bán buôn và
phân phối. Việc thành lập các công ty con không những góp phần ổn định thị
trƣờng xuất khẩu mà còn nhằm ổn định giá xuất khẩu, nhất là trong điều kiện
tôm đông lạnh của ta còn phải chịu thuế chống phá giá ít nhất trong 5 năm tới.
- Đa dạng hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đầu tƣ xuất khẩu các sản
phẩm tôm chế biến nhƣ tôm ngâm bột, tôm bao bột, tôm làm nguyên liệu chế
biến các sản phẩm khác để vừa tăng trị giá gia tăng trong xuất khẩu vừa tránh
đƣợc thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh. Với việc tôm đông lạnh
phải chịu thuế chống bán phá giá và giá nhân công chế biến ở Hoa Kỳ ngày càng
đắt, nhập khẩu tôm bao bột trong những năm tới chắc chắn sẽ tăng nhanh.
- Giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm số lƣợng đầu vào của tôm đông lạnh
để giảm mức thuế chống phá giá. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết
kiệm đƣợc số lƣợng đầu vào thì khi DOC tiến hành xem xét lại hàng năm sẽ có
cơ hội giảm đƣợc mức thuế chống bán phá giá hoặc ít nhất là tránh tình trạng
thuế thực tế phải nộp cao hơn thuế dự tính trong kết luận cuối cùng của DOC.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm để vừa giữ vững và tăng thị phần vừa
để giữ hoặc tăng giá bán nhằm giảm thuế chống bán phá giá.
3.3.2 Các biện pháp cấp Nhà nước
Một là, các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng đầu tƣ và nâng cao năng
lực quản lý việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để một mặt đảm bảo đủ
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, mặt khác đa dạng hoá chủng loại sản phẩm
thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ (sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hiện nay là tôm
và mực sơ chế). Trƣớc tình hình nguồn nguyên liệu ven bờ đã cạn kiệt thì việc
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 78 -
tăng sản lƣợng khai thác đánh bắt xa bờ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết
vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi để lựa chọn những loại thuỷ sản mới đƣa vào xuất khẩu.
Bên cạnh đánh bắt xa bờ, một lợi thế so sánh khác của Việt Nam thời gian
tới là đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Tôm sú và tôm càng xanh là những mặt
hàng có giá trị xuất khẩu cao và đƣợc ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ rất ƣa chuộng.
Hai là, cần phải tăng cƣờng hợp tác kinh tế kỹ thuật với nƣớc ngoài trong
việc chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Việc gia nhập Hiệp hội nghề cá các nƣớc Đông
Nam Á cũng nhƣ gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới nhƣ AFTA, APEC…
và sắp tới đây là WTO đã và sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội vô cùng to lớn
để tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ, đổi mới công nghệ đánh bắt, chế biến và nuôi
trồng thuỷ sản, cũng nhƣ học hỏi những kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ
cán bộ của các nƣớc nhƣ Thái Lan, Indonesia, Philipines…, những nƣớc chế
biến thuỷ sản khá tiên tiến và có sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn chất lƣợng
quốc tế.
Ba là, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu
thuỷ sản. Chẳng hạn, có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các doanh
nghiệp Việt Nam nhƣ tài trợ xuất khẩu thuỷ sản và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất,
xuất khẩu thuỷ sản…. Các hoạt động xúc tiến thƣơng mại Nhà nƣớc tại Hoa Kỳ
trong thời gian tới nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và
thiết lập quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và cần tập trung vào
những sản phẩm ngoài tôm đông lạnh.
3.4 Mặt hàng cà phê
3.4.1 Các biện pháp cấp doanh nghiệp
Thứ nhất, để tăng trị giá xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp
cần phải:
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 79 -
Thay đổi giống cà phê robusta hiện nay sang giống khác có chất lƣợng
cao hơn, đồng thời tăng dần xuất khẩu cà phê arabica và cà phê chế biến.
Nâng cao chất lƣợng cà phê robusta xuất khẩu hiện nay theo đúng tiêu
chuẩn qui định của ICO.
Thứ hai, trong giai đoạn trƣớc mắt, điều quan trọng đối với các nhà sản
xuất và xuất khẩu Việt Nam là khẳng định uy tín của mình là một nguồn cung
cấp lớn về số lƣợng, ổn định về chất lƣợng và thực hiện tốt các cam kết giao
hàng đã ký, nhằm mục đích khẳng định lòng tin của các nhà nhập khẩu đã có và
mở rộng kênh tiêu thụ trực tiếp tới các nhà chế biến.
Thứ ba, đối tƣợng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại cần nhắm tới trƣớc
mắt có lẽ cũng là các doanh nghiệp Việt Kiều. Các doanh nghiệp này thƣờng là
nhỏ nên “môn đăng hậu đối” hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Bƣớc đầu họ
có thể nhập khẩu để cung ứng cho các siêu thị của chính họ hoặc của những
ngƣời Việt khác. Dần dần, họ có thể mở rộng cung ứng cho các siêu thị khác
phục vụ khách hàng gốc châu Á hoặc các siêu thị phục vụ ngƣời Hoa Kỳ.
3.4.2 Các biện pháp cấp Nhà nước
Bên cạnh những giải pháp nói trên, các doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ
trợ và giải quyết hợp lý hơn của Nhà nƣớc. Quan trọng nhất là cần tăng cƣờng
vai trò của Hiệp hội (VICOFA) trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng và kiểm
soát chất lƣợng cà phê xuất khẩu cũng nhƣ việc thực hiện các cam kết của các
doanh nghiệp thành viên từ đó khôi phục và nâng cao uy tín chất lƣợng sản phẩm
và cộng đồng kinh doanh cà phê Việt Nam trên cơ sở đó tăng xuất khẩu trực tiếp
(giảm bớt xuất khẩu qua trung gian) để có thể bán đƣợc giá cao hơn.
3.5 Mặt hàng đồ gỗ
3.5.1 Các biện pháp cấp doanh nghiệp
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 80 -
Thứ nhất, các doanh nghiệp nên chuyển hƣớng đa dạng hoá sản xuất bằng
cách sử dụng nguyên liệu đa dạng từ các loại gỗ xẻ, gỗ nguyên liệu đã qua chế
biến từ nguồn rừng trồng trong nƣớc, đặc biệt là từ nguồn gỗ cao su và gỗ keo
vốn đƣợc trồng nhiều ở các địa phƣơng.
Thứ hai, mở rộng quy mô sản xuất và sản xuất linh hoạt. Hầu hết các
công ty mua hàng của Hoa Kỳ thƣờng đặt hàng với số lƣợng lớn và đòi hỏi thời
gian giao hàng nhanh, đúng hạn. Hiện nay, những công ty đồ gỗ lớn của Việt
Nam có khả năng cung cấp vài chục container một tháng còn rất ít. Đồng thời,
Hoa Kỳ đang có xu hƣớng sẽ đặt nhiều đơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế
tiếp nhau và tới nhiều địa chỉ khác nhau. Phƣơng thức kinh doanh này đòi hỏi
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải có năng lực tổ chức sản xuất và giao
hàng kịp thời và phải trao đổi thông tin thƣờng xuyên với các nhà nhập khẩu.
Thứ ba, chú ý đến khâu xử lý gỗ và nguồn nguyên liệu. Các công ty sản
xuất đồ gỗ của ta hiện nay vẫn sử dụng nhiều loại gỗ mềm nhƣ gỗ thông, gỗ cao
su song thị trƣờng Hoa Kỳ lại có nhu cầu lớn đối với các loại đồ gỗ làm từ gỗ
cứng nhƣ gỗ anh đào, gỗ bách, gỗ sếu... đặc biệt là các loại gỗ cứng nhập từ Bắc
Hoa Kỳ. Khâu sấy gỗ và hồi ẩm cũng phải chú trọng vì thị trƣờng Hoa Kỳ đòi
hỏi độ ẩm tƣơng đối thấp từ 8-10%.
Thứ tư, đa dạng hóa sản phẩm. Cần chuyển hƣớng từ sản xuất hàng ngoài
trời sang hàng trong nhà, đồng thời tăng tỷ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt
hàng đồ nội thất để có lãi suất cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh là tay nghề khéo
léo của công nhân. Ngoài các sản phẩm đơn thuần làm từ gỗ, cần phát triển các
mặt hàng nội thất làm từ các chất liệu khác hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong
một sản phẩm nội thất. Việc đa dạng hóa sản phẩm không những giúp thâm nhập
thị trƣờng dễ hơn mà còn tránh khả năng bị kiện bán phá giá trên thị trƣờng Hoa
Kỳ.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 81 -
Thứ năm, nâng cao vai trò của các Hiệp hội đồ nội thất. Hiệp hội phải tổ
chức nghiên cứu về thị trƣờng, mẫu mã, làm cầu nối phối hợp nhập nguyên liệu
tập trung, tổ chức tham gia hội chợ, tổ chức nghiên cứu chiến lƣợc phát triển
ngành và kiến nghị nhà nƣớc ban hành chính sách phát triển ngành.
Ngành sản xuất đồ gỗ nội thất của Việt Nam đang thu hút đƣợc sự chú ý của
các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ. Hoạt động XTTM của ngành này trong
năm tới ở thị trƣờng này nên tập trung vào chiều sâu và chủ yếu ở cấp doanh
nghiệp. Hoạt động XTTM nhà nƣớc sẽ chủ yếu phục vụ thiết lập mối quan hệ
kinh doanh giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ.
3.5.2 Các biện pháp cấp Nhà nước
Một là, hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu. Nhà nƣớc tạo điều kiện để doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu tập trung với khối lƣợng lớn và có chính sách
trồng rừng để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài. Kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng
nếu đƣợc hoàn thành sớm thì đến năm 2010, nguồn gỗ nguyên liệu trong nƣớc
có thể đảm bảo đƣợc 50% cho ngành chế biến.
Hai là, hỗ trợ hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ. Việc hình
thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung
cấp nguyên liệu, linh kiện để hoàn tất và chia sẻ đơn hàng nhằm đáp ứng những
đơn hàng lớn mà riêng một doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời gian.
Ba là, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Lợi thế cạnh tranh nhờ giá nhân
công rẻ sẽ ngày càng giảm dần. Thay vào đó là xu hƣớng cạnh tranh bằng lao
động lành nghề. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ việc xây dựng và đào tạo
công nhân lành nghề trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Bốn là, ngoài ra, để bảo vệ ngành xuất khẩu gỗ khỏi các vụ tranh chấp và
kiện tụng thƣơng mại quốc tế, Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại đã có quyết định tạm
ngừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đồ gỗ thành phẩm và nhập khẩu bán
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 82 -
thành phẩm đồ gỗ gia công hàng xuất khẩu để hạn chế tối đa việc gia tăng hợp
đồng và giá trị xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ một cách không thực chất.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 83 -
KẾT LUẬN
Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đƣợc ký kết và có hiệu lực đã
mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào một thị trƣờng giàu tiềm
năng và có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng lớn nhất thế giới. Thực tế sau gần 5
năm thực hiện Hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trƣởng mạnh mẽ và
gặt hái đƣợc rất nhiều thành công trên thị trƣờng này. Tuy nhiên các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn trong việc
thâm nhập thị trƣờng Hoa Kỳ do sự thiếu hiểu biết về các quy định pháp lý và
môi trƣờng kinh doanh, do năng lực cạnh tranh chƣa cao và còn nghèo nàn về
chủng loại sản phẩm, do hàng hóa Việt Nam vẫn còn vấp phải những cản trở từ
các chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ cũng nhƣ những bất lợi khi chƣa trở thành
thành viên của WTO.
Đối với một quốc gia mà nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên
nền kinh tế thị trƣờng thì những hạn chế vừa qua của các doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ là khó tránh khỏi. Những giải pháp hữu hiệu đƣợc
đƣa ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiều và nắm vững luật pháp
Hoa Kỳ để tránh đƣợc những rắc rối không cần thiết; mau chóng xây dựng
thƣơng hiệu sản phẩm Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ;
nghiên cứu thị trƣờng và tìm hiểu thông tin về nhu cầu của thị trƣờng Hoa Kỳ;
sử dụng hiệu quả công cụ Internet để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại với các doanh
nghiệp đối tác; gia tăng hàm lƣợng chế biến trong các mặt hàng xuất khẩu, xây
dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho sản phẩm và tham gia hội chợ triển lãm tại Hoa
Kỳ; đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu của mình để đảm bảo an toàn khi thâm nhập thị
trƣờng Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà nƣớc ở tầm vĩ mô và các chính
sách đối ngoại cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp các doanh nghiệp có thêm
sự hậu thuẫn khi thâm nhập vào thị trƣờng đầy thử thách này. Các cơ quan quản
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 84 -
lý Nhà nƣớc cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phục vụ hoạt động xuất
khẩu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và thông tin thị trƣờng; củng cố cơ
sở hạ tầng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu; đẩy mạnh thuận lợi
hóa thƣơng mại và tăng cƣờng công tác vận động hành lang ở tầm vĩ mô hỗ trợ
cho các doanh nghiệp.
Làm đƣợc nhƣ vậy, chắc chắn rằng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ nói chung và xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng sẽ còn tiếp
tục tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm tới, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của WTO.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 81 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
2. Báo cáo phát triển (2003), Việt Nam thực hiện cam kết, Ngân hàng thế giới phối
hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á.
3. Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao (1995), Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong những
năm 90.
4. Vụ Âu Mỹ, Bộ Thƣơng Mại (1995), Tìm hiểu luật, chính sách thương mại, một
số quy định và thủ tục trong buôn bán với Mỹ
5. Bộ Thƣơng Mại (2001), Cục diện kinh tế thế giới 2000 và Dự báo thương mại
2001.
6. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Quy định Hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ
7. Công ty luật Russin&Vecchi, Mỹ (2000), Đưa các sản phẩm vào thị trường
Mỹ.
8. Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Những điều
cần biết. Phần 1.
9. PTS. Đinh Văn Tiến, PTS. Phạm Quyền (1997), Tìm hiểu để hợp tác và kinh
doanh với Mỹ, Nhà xuất bản Thống Kê.
10. Bộ Thƣơng mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010.
11. Bộ Thƣơng mại (2006), Báo cáo hoạt động thương mại năm 2005 và phương
hướng công tác năm 2006.
12. PGS, TS. Nguyễn Thị Mơ (2002), Tìm hiểu về chính sách xuất nhập khẩu của
Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 82 -
13. Báo cáo kinh tế (2002), Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định Thương mại
song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
14. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cƣờng, Nguyễn Thị My (2001), Chiến lược thâm nhập
thị trường Mỹ, Nhà xuất bản Thống kê.
15. Kim Ngọc (2001), Kinh tế thế giới thế kỷ XX và triển vọng những thập kỷ đầu
thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
16. Cục xúc tiến Thƣơng mại Việt Nam (tháng 6 năm 2002), Xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ: một số thông tin nên biết.
17. Đỗ Đức Thịnh (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thế
giới.
18. Viện nghiên cứu chiến lƣợc chính sách công nghiệp (2003), Việt Nam trên
đường hội nhập và thị trường thế giới, Nhà xuất bản Thanh niên.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Ernst & Young Firm, 1991, Doing Business in the United States.
2. US House of Representative, Overview and compilation of US Trade Statutes,
1991 Edition Committee on ways and means.
3. US Department of Commerce, June 2000, US Imports for Consumption at
Customs Value from Vienam.
4. Following CRS Reports for Congress – Congressional Research Services, The
Library of Congress, United States:
Trade and Americas, November 19th 2002.
The Vietnam-US Bilateral Trade Agreement, September 9th 2002
Vietnam – US Trade Agreement: Approval and Implementing Procedures,
September 7th 2001
Products Liability: A Legal Overview, December 3rd 2002.
US Trade Report Overview 2002.
US Trade Annual Report 2001.
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 83 -
The Vietnam-US Textile Agreement Debate: Trade Patterns, Interests and
Labor Rights, June 21st 2002.
Jackson-Vanik Amendement: A Survey, September 22nd 2000.
BÁO, TẠP CHÍ
1. Tạp chí châu Mỹ ngày nay 2000 – 2002
2. Báo Công nghiệp, số 2, 14/1/2002, Tìm hiểu hợp đồng thương mại Việt – Mỹ.
3. Báo Thƣơng mại, số 1, tháng 1/2002, Pháp luật về hợp đồng ở Hoa Kỳ.
4. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 8, 18/1/2002, Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ.
5. Báo Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 21, 1/11/2001, Tình hình xuất khẩu sang Mỹ
sau 11-9.
6. Econet, Thông tấn xã Việt Nam, 2002, Kinh tế Việt Nam & Thế giới.
7. Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 34 – 40
8. Tạp chí Thƣơng mại Thủy Sản, số tháng 9 – 12/2002
TRANG WEB
1. Bộ thƣơng mại :
2. Cục xúc tiến thƣơng mai :
3. Bộ ngoại giao :
4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn :
5. Bộ kế hoạch và đầu tƣ :
6. Bộ tài chính :
7. Bộ thủy sản :
8. Bộ công nghiệp :
9. Tổng cục thống kê :
10. Trung tâm thông tin thƣơng mại :
11. Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam :
12. Hiệp hội dệt may Viêt Nam :
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 84 -
13. Hiệp hôi da giày Việt Nam :
14. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu hải sản Việt Nam :
15. Bộ thƣơng mại Mỹ tại Tp HCM :
16. Bộ thƣơng mại Mỹ tại Hà Nội :
17. Thời báo kinh tế Việt Nam :
18. Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ :
19. Phòng thƣơng mại Hoa Kỳ :
20. Hội đồng thƣơng mại Mỹ - Việt :
21. Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ :
22. Bộ kế hoạch đầu tƣ :
23. Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội:
24. Tổng cục thuế :
25. US Department of Commerce:
26. US Office of Textiles and Apparel:
27. US International Trade Commission:
28. American Textile Manufacturers Institute:
29. Library of Congress:
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 85 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
MỘT SỐ HỘI CHỢ LỚN VÀ CÓ UY TÍN TẠI HOA KỲ
Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại LAS VEGAS (Magic Show)
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về quần áo và phụ kiện may mặc. Hội chợ này
đƣợc tổ chức mỗi năm 2 lần vào khoảng tháng 2 và tháng 8. Hội chợ gồm 4 khu
chuyên nghành: Magic (quần áo nam), Wwdmagic (quần áo nữ), Magic Kids (quần
áo trẻ em), The Edge (quần áo thời trang trẻ).Thƣờng xuyên có khoảng 3.000 công
ty Hoa Kỳ và các nƣớc trƣng bày trên 5.000 nhãn hiệu quần áo. Trang web
www.magiconline.com có đầy đủ thông tin về hội chợ này.
Hội chợ quốc tế về giầy dép ở LAS VEGAS (WSA Show)
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về giầy dép, túi, cặp, đồ đựng, hành lý … do hiệp
hội Giầy Thế Giới (World Shoe Association) tổ chức mỗi năm 2 lần vào khoảng
tháng 2 và tháng 8.Khoảng 1.000 công ty trƣng bầy các nhãn hiệu giầy, dép nổi
tiếng trên thế giới và có khoảng 26.000 khách tham gia hội chợ. Thông tin đầy đủ
về hội chợ này có ở trên trang web : www.wsashow.com
Hội chợ giầy thời trang New York (FFANY New York Shoe Expo)
Hội chợ này do Hiệp hội giầy dép thời trang New York (Fashion Footwear
Association of New York) tổ chức mỗi năm 4 lần vào đầu tháng 2, tháng 6, tháng 8
và tháng 12. Hội chợ này quy mô nhỏ hơn hội chợ WSA Show Las Vegas, và có
khoảng 800 nhãn hiệu giầy dép thời trang nam, nữ, trẻ em đƣợc trƣng bầy. Thông
tin đầy đủ về hội chợ này có trên trang web www.ffany.org/nyse.html
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 86 -
Hội chợ quà tặng tại New York (New York International Gift Fair)
Hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về mặt hang quà tặng, thủ công Hoa Kỳ nghệ, hàng trang
trí trong nhà. Đƣợc tổ chức hang năm 2 lần vào tháng 2 và tháng 8 tại Jacop
K.Javits Convention Center. Diện tích trƣng bày khoảng 611405 sqf (khoảng 5,7
hecta), có khoảng 2.900 công ty trƣng bầy hàng với gần 45.000 ngƣời tham dự.
Thông tin về hội chợ có tại địa chỉ
Hội chợ quà tặng tại San Francisco (San Francisco International Gift Fair)
Hội chợ này đƣợc tổ chức hàng năm 2 lần vào tháng 2 và tháng 7 hoặc tháng 8 tại
San Francisco. Với 3.100 gian hàng, thƣờng có khoảng 1.900 công ty từ các nƣớc
trƣng bày tại hội chợ.Trung bình khoảng 25.000 ngƣời mua hang từ 12.000 cửa
hang trên nƣớc Hoa Kỳ đến thăm quan hội chợ và mua hang. Thông tin đầy đủ của
hội chợ có tại trang web
Hội chợ quốc tế về thuỷ sản tại Boston (International Boston Seafood Show)
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về thuỷ sản đông lạnh và chế biến, và thiết bị
ngành thuỷ sản. Hội chợ này đƣợc tổ chức hang năm vào tháng 3. Khoảng 750
công ty chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối và các siêu thị ở Hoa Kỳ và các nƣớc
trƣng bày. Thông tin về hội chợ có trên trang web: www.bostonseafood.com
Hội chợ quốc tế về thuỷ sản tại Bờ Tây (The International West Coast Seafood)
Hội chợ này đƣợc tổ chức tại Long Beach, Los Angeles hàng năm vào tháng 11.
Hàng trƣng bày gồm thuỷ sản đông lạnh và chế biến và thiết bị ngành thủy sản.
Khoảng 300 công ty chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối và các siêu thị ở Hoa Kỳ
và các nƣớc tham gia trƣng bày. Trên trang web
có đầy đủ thông tin về hội chợ này.
Hội chợ quốc tể về đồ gia dụng trong nhà
(The International Home Furnishings Market)
Hội chợ này đƣợc tổ chức hàng năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 tại thành phố
Hight Point , Bang Bắc Carolina. Đây là hội chợ lớn nhất về đồ nội thất trên thế
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 87 -
giới. Với diện tích 11,5 triệu fít vuông (tƣơng đƣơng với 106,8 hecta) gồm 188 toà
nhà. Hàng năm có khoảng 3.000 công ty trƣng bày hàng tại hội chợ, và thu hút
khoảng 70.000 - 80.000 ngƣời thăm. Thông tin đầy đủ về hội chợ này có tại các
trang web :
Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các đồ đạc ngoài trời
(The International Casual Fourniture & Accessoires Market)
Hội chợ này đƣợc tổ chức hàng năm vào tháng 9 tại thành phố Chicago. Hàng năm
có khoảng 350 công ty tham gia trƣng bày tại hội chợ này. Khách đến thăm hội chợ
chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ đồ gỗ ngoài trời của Hoa Kỳ. Thông tin đầy đủ về
hội chợ này có tại trang web :
Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas
Với diện tích trƣng bày khoảng 7,5 triệu fít vuông (tƣơng đƣơng với khoảng 70
hecta), hội chợ đồ nội thất trong nhà lần đầu tiên đƣợc tổ chức ở Las Vegas vào
tháng 7/2005, sẽ là hội chợ về đồ nội thất lớn nhất ở bờ Tây Hoa Kỳ. Hơn 75%
trong số 200 tập đoàn bán lẻ đồ gỗ và gia dụng hang đầu của Hoa Kỳ đã đăng ký
trƣng bày tại hội chợ. Hơn 85% cho biết họ sẽ tham dự hội chợ này thay cho hội
chợ đồ gỗ ở San Francisco. Thông tin đầy đủ về hội chợ này có tại trang web
Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco
Đây là hội chợ đồ gỗ truyền thống ở bờ Tây đƣợc tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng
1 và tháng 7, có diện tích trƣng bày là 1 triệu fít vuông (khoảng 9,3 hecta), với 300
phòng trƣng bày hơn 1000 loại sản phẩm đồ nội thất. Thông thin đầy đủ về hội chợ
này có tại trang web
Hội chợ máy chế biến gỗ và cung cấp đồ gia dụng Hoa Kỳ
(The International Woodworking Machinery & Furniture Supply Fair USA)
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 88 -
Hội chợ này đƣợc tổ chức tại thành phố Atlanta là một trong những hội chợ lớn
nhất thế giới về chế biến gỗ, các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, các
sản phẩm ván sàn, công nghiệp bọc, nhồi ghế, đệm … Với diện tích trƣng bày
834.000 fít vuông (khoảng 7,8 hecta) hang năm có khoảng 1.330 công ty trƣng bày,
25.000
khách mua hang trong tổng số 43.000 ngƣời tham quan hội chợ. Thông tin về hội
chợ có thể truy cập tại địa chỉ :
Hội chợ thực phẩm siêu thị tại Chicago (The FMI Chicago Show)
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về hang thực phẩm siêu thị, đƣợc tổ chức mỗi năm
1 lần vào tháng 5 tại thành phố Chicago. Khoảng 1.000 công ty trƣng bày hàng
thực phẩm đông lạnh và chế biến, rau quả các loại, các công ty cung cấp thiết bị
chế biến thực phẩm và thiết bị bán hang trong siêu thị. Thông tin về hội chợ này có
tại trang web : www.fmi.org.
Các doanh nghiệp cũng có thể tự tìm hiểu về các hội chợ khác tại Hoa Kỳ bằng
cách tra cứu các trang web dƣới đây :
liệt kê và
cung cấp khá đầy đủ thông tin về các hội chợ trên thế giới. Ví dụ về chuyên ngành
quà tặng, (gift) tại Hoa Kỳ, có thể có đến 238 hội chợ với quy mô to nhỏ khác
nhau.
http:// www.fsnn.com/ của Trade Show News Network cung cấp thông tin về các
hội chợ, các nhà triển lãm, các nhà cung cấp, và các công ty tổ chức hội chợ trên
khắp thế giới. Để có thông tin chi tiết khách hàng phải trả phí truy cập.
của công ty George Litte
Management, LLC. Công ty này đƣợc thành lập năm 1924, chuyên tổ chức khá
nhiều hội chợ về hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ và quà tặng ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ và
Canada
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh
của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C
- 89 -
www.merchandisegroup.com của VNU. VNU là một công ty triển lãm và xuất bản
lớn đƣợc thành lập cách đây 40 năm. Công ty này tổ chức khá nhiều hội chợ về các
loại hàng hoá khác nhau tại Hoa Kỳ.
của Văn Phòng dệt may
(OTEXA) thuộc bộ Thƣơng Mại Hoa Kỳ có cung cấp địa chỉ các trang web có
đăng tin về cá hội chợ về dệt may.
(mục upcoming events) cua Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ
cung cấp thông tin về các hội chợ về hàng nông sản, thực phẩm.
của Hiệp Hội Dệt may và Giày déo Hoa Kỳ (mục
Trade Show) cung cấp các thông tin về các hội chợ dệt may và giày dép tại Hoa Kỳ
và các nƣớc khác.
http:// www.jetro.go.jp/j-messe/e/ của Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản
(JETRO). Trang web này cung cấp thông tin về các hội chợ đƣợc tổ chức hàng năm
trên thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3473_7755.pdf