PHẦNMỞĐẦU
Trong nền kinh tế của một nước nói chung, của Việt Nam nói riêng, hiện nay, xuất khẩu luôn là một hình thức mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các thành phần kinh tế cũng như cho nhà nước. ở nước ta, một đất nước có phần lớn dân số làm nghề nông, cuộc sống luôn gắn liền với ruộng đất thì việc xuất khẩu những sản phẩm từđất luôn làđiều tất yếu và luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Việc phát triển xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, cũng như các mặt hàng khác trong nền kinh tế thị trường, sẽ không tránh khỏi những thăng trầm nhưng ta có thể thấy tiềm lực xuất khẩu của mặt hàng này là rất lớn, nhất làđây lại là mặt hàng mang tính truyền thống của Việt Nam nên việc ta thu được kết quả tốt từ việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ chỉ còn là vấn đề khai thác tiềm lực ấy như thế nào?
Nhằm tìm hiểu những triển vọng, thực trạng cũng như giải pháp của việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận. Tiểu luận của em gồm 2 phần chính:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam.
Do những nhận thức từ phía bản thân còn nhiều hạn chế nên những nhận định đưa ra trong tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô giúp đỡđể bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
MỤCLỤC
A. LỜIMỞĐẦU Trang1
I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu Việt Nam Trang1
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu Trang 2
2. Triển vọng xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam Trang 3
II. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng gốm sứ Việt Nam Trang 4
1. Thực trạng hàng gốm sứ Việt Nam Trang 5
2. Giải pháp vàđịnh hướng phát triển .Trang 6
B. KẾT LUẬN Trang 7
C. DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO Trang 8
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế của một nước nói chung, của Việt Nam nói riêng, hiện nay, xuất khẩu luôn là một hình thức mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các thành phần kinh tế cũng như cho nhà nước. ở nước ta, một đất nước có phần lớn dân số làm nghề nông, cuộc sống luôn gắn liền với ruộng đất thì việc xuất khẩu những sản phẩm từ đất luôn là điều tất yếu và luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Việc phát triển xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, cũng như các mặt hàng khác trong nền kinh tế thị trường, sẽ không tránh khỏi những thăng trầm nhưng ta có thể thấy tiềm lực xuất khẩu của mặt hàng này là rất lớn, nhất là đây lại là mặt hàng mang tính truyền thống của Việt Nam nên việc ta thu được kết quả tốt từ việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ chỉ còn là vấn đề khai thác tiềm lực ấy như thế nào?
Nhằm tìm hiểu những triển vọng, thực trạng cũng như giải pháp của việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận. Tiểu luận của em gồm 2 phần chính:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam.
Do những nhận thức từ phía bản thân còn nhiều hạn chế nên những nhận định đưa ra trong tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô giúp đỡ để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU:
Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu: hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thông qua hợp đồng mua bán.
ở mỗi quốc gia khác nhau lại có một mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác nhau, với mỗi quốc gia hoạt động xuất khẩu luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, nhưng trước hết là mang lại lợi ích trong cuộc sống của con người. Hoạt động xuất khẩu bao gồm những vai trò chủ yếu sau:
Đối với nền kinh tế, xuất khẩu tạo ra nhiều cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý. Đây là quá trình quan trọng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập nền kinh tế thế giới. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất của mình, từ đó phát triển kinh tế đất nước
Đối với nhà nước việc tăng cường xuất khẩu cũng làm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng nhu cầu cơ bản về sản xuất và đời sống, góp phần điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.
Đối với người lao động, tăng cường hoạt động xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho họ, kéo theo sự ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó có thể cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất theo giá hợp lý nhất và thái độ phục vụ ngày càng tốt hơn.
Đối với kinh tế thế giới, việc giao lưu trao đổi, buôn bán sẽ thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế khác phát triển, cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nối liền thị trường trong nước và nước ngoài.
2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ CỦAVIỆT NAM:
Việt Nam hiện nay đã có hàng gốm sứ xuất khẩu ra các nước, chứng tỏ thị trường đã chấp nhận hàng gốm sứ của nước ta. Nhưng trong thời gian qua việc phát triển xuất khẩu của mặt hàng này chưa thực sự tương xứng với triển vọng của nó.
Ở nước ta hiện nay có nhiều sản phẩm từ nhiều làng gốm khác nhau như các sản phẩm từ các vùng như Bình Dương, Đồng Nai… nhưng lâu đời nhất vẫn phải kể đến làng gốm Bát Tràng. Bát Tràng có niên đại ít nhất từ năm 1010 khi người ta biết đến vùng đất này là nơi khai thác loại đất sét trắng với tổng cộng 72 gò, rất thích hợp cho việc làm gốm. Theo nhận định của nhà sử học Dương Trung Quốc, nét đặc sắc của gốm sứ Bát Tràng có thể tìm thấy trong chất đất Dâu Canh là đồ đàn hay chất cao lanh của Đông Triều làm đồ sành trắng, trong chất men rạn ngọc có từ cuối thời Trần , men gio đầu Lê, hay men lam, men rạn… đã tạo nên những san vật đặc sắc giúp ta nhận mặt được gốm sứ Bát Tràng. Chính nhờ những nét truyền thống trong mỗi sản phẩm của mình, các làng gốm đang khẳng định những chỗ đứng vững chắc trong lòng những người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cũng có những nhận định tốt về kiểu dáng và chất lượng. Theo Phòng thương mại Bắc Stafforshire Clive Drinkwater, chất lượng, kiểu dáng, hoa văn, men, kỹ thuật nung…của các sản phẩm gốm sứ sử dụng trang trí trong nhà và các vật dụng bằng sứ cao cấp của Việt Nam được nhiều người Châu âu ưa dùng và chọn mua, đặc biệt là sản phẩm từ các vùng Bình Dương, Đồng Nai, Bát Tràng. Các sản phẩm này của Việt Nam vượt xa về mặt chất lượng và đẳng cấp so với các sản phẩm của các quốc gia khác trong khu vực, thậm chí qua mặt cả hàng hoá của Trung Quốc. Đây là một nhận định cho thấy kiểu dáng và chất lượng của các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam có thể so sánh với các sản phẩm trên thị trường thế giới, đồng thời nó cũng cho thấy khả năng phát triển vốn có của gốm sứ Việt Nam.
Một ưu điểm nữa là một số sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu vực. Hiện nay, các lò gốm đã dần chuyển sang sử dụng gas để nung, mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm gốm. Bên cạnh đó vào tháng 11/2004 gốm sứ Việt Nam đã ra mắt thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, khẳng định vị thế cũng như quyết tâm của làng gốm Bát Tràng nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ nói chung trong việc gìn giữ và nâng cao chất lượng sản phẩm gốm trên trường thế giới.
Có thể nhận thấy chúng ta đã thu được một bài học kinh nghiệm quý báu từ đất nước Indonesia khi chính phủ nước này thực hiện cam kết AFTA, cắt giảm thuế xuống 5%, lúc đầu doanh nghiệp gốm sứ nước này thực sự lo lắng và bối rối, thậm chí có phản ứng dữ dội, nhưng sau đó, vì lợi ích của chính mình, họ vẫn tồn tại và phát triển tốt trong hoàn cảnh hầu như không có sự bảo hộ của nhà nước, giá sản phẩm nội địa không hề tăng mà lại còn ngang bằng với giá của hàng gốm sứ nhập khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chắc chắn được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Asean Cica Excom ( hiệp hội gốm sứ bao gồm 6 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippin và Việt Nam) , nhất là trong khâu tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm.
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM
Bên cạnh những triển vọng và thuận lợi cho việc phát triển xuất khẩu gốm sứ thì cũng có những điểm khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này gặp phải. Đầu tiên, một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay ở các làng gốm là thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Theo hiệp hội gốm sứ Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất sẽ không ngừng tăng. Ta bảng số liệu về nhu cầu nguyên liệu liệu sản xuất gốm sứ sau:
Đơn vị: tấn
Năm
2000
2005
2010
Men màu
44.000
80.000
100.000
Nguyên liệu
840.000
1.400.000
17.000.000
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy dự kiến nhu cầu về nguyên liệu liên tục tăng qua các năm từ 2000 cho đến năm 2010. Thực tế hiện nay, nhiều nhà sản xuất gốm sứ trong nước vẫn phải nhập nguyên liệu cao lanh, đất sét, men, tràng thạch… trong khi trữ lượng nguyên liệu trong nước cao gấp nhiều lần nhu cầu. Riêng năm 2000, kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu trên khoảng gần 50 triệu USD. Nguyên nhân là do trong mấy năm qua, chúng ta chỉ tập trung xây dựng nhà máy sản xuất gốm sứ hiện đại với tốc độ sản lượng tăng chóng mặt nhưng lại chưa quan tâm đến đầu tư khai thác, chế biến nguyên liệu.
Phần lớn các mỏ nguyên liệu của ta có dự trữ lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý. Công nghệ khai thác quá lạc hậu, chủ yếu là khai thác thủ công, bán cơ giới, phân tán và manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất gốm sứ hiện đại.
Nguyên liệu không đáp ứng đủ là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng các mặt hàng thành phẩm, bên cạnh đó là việc tăng giá gốm sứ của nước ta. Nếu giải quyết được vấn đề này ngành gốm sứ mới có thể nâng cao chất lượng giảm giá thành, cạnh tranh được với những nước cũng xuất khẩu mặt hàng này.
Một hạn chế nữa của phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đó là “lối ra”. Theo ông Nguyễn Trần Nam, Tổng công ty Viglacera, cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam chỉ mới bằng 16% so với Malaysia, 7,4% so với Thái Lan, càng nhỏ hơn so với Indonesia. Cả năm 2001, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chưa tới 9 triệu USD, và trong nửa đầu năm 2002 tình hình có vẻ không tiến triển với kim ngạch chỉ khoảng 2,3 triệu USD. Trong thời gian qua các công ty sản xuất sứ ứng dụng như Hải Dương, Thái Bình, Bát Tràng… lại gặp không ít khó khăn khi hàng gốm sứ của Trung Quốc, Thái Lan nhập lậu trốn thuế vào thị trường Việt Nam bán với giá thấp, trong khi đó chất lượng chưa cao, mẫu mã còn hạn chế.
Cũng nói về mẫu mã, sản phẩm gốm sứ của Việt Nam có mẫu mã đơn điệu, chất lượng men thấp, không đáp ứng đươc yêu cầu của bạn hàng, kể cả mẫu mã, hoa văn, khuôn mẫu…có khi đều do các đối tác nước ngoài chuyển giao, hoặc không thích ứng với xu thế của thị trường. Tính riêng tại Bát Tràng đã có tới 13 nghệ nhân được phong tăng, 15 lao động được Nhà nước công nhận danh hiệu Bàn tay vàng và 4 hoạ sĩ gốm, nhưng sự đột phá càn có sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thì gần như chưa có. Một vài cá nhân, nghệ nhân tìm tòi, sáng tạo được loại men mới nhưng họ không bán “bản quyền”, mà chỉ để sản xuất trong phạm vi gia đình hoặc công ty riêng. Vì thế, hàng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu… không cạnh tranh được với các sản phẩm của các “kinh đô gốm sứ” như Trung Quốc. Còn tại thị trường trong nước, mức tiêu thụ hiện nay đã bão hoà, vì thế hàng chợ của Bát Tràng cũng “dậm chân tại chỗ”.
GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Việc phát triển sản xuất hàng gốm sứ dựa rất nhiều vào nguyên liệu để làm ra sản phẩm, vì thế muốn phát triển xuất khẩu mặt hàng này trước tiên phải giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu hiện nay. Đối với nguyên liệu thô, nên tập trung khai thác các mỏ hiện có trong nước, nhằm giảm tối đa chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô, lý do làm giá sản phẩm gốm sứ của chúng ta chưa có tính cạnh tranh. Đối với các loại men màu, để sảm phẩm tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài, các nghệ nhân cần nỗ lực nghiên cứu những sản phẩm men mới, đặc biệt như men Thuý Hồng (một loại men trước đây chỉ có ở Trung Quốc) đã được sản xuất thành công và đưa ra thị trường những sản phẩm kiểu dáng đa dạng, chất lượng cao.
Về phía các cơ qua chức năng: tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng của mình như vay vốn với lãi xuất ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ bằng thuế, tạo điều kiện cho đăng ký thương hiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất hàng hoá, đồng thời tổ chức những hội chợ, cuộc thi tay nghề nhằm giới thiệu sản phẩm và nâng cao tay nghề.
Về phía các doanh nghiệp: các nhà sản xuất cần tăng cường tiếp thị, đặc biệt là tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụ ở từng thị trường cụ thể từ đó đưa ra những chính sách phát triển cho từng thị trường đó.
Ngoài chất lượng, các yếu tố kỹ thuật như độ trắng, thấu quang, sáng, bóng… các nhà sản xuất cần đặc biệt lưu ý đến việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nét đặc trưng về văn hoa, yêu cầu về thời trang của người tiêu dùng bản địa. Do đó muốn thành công, các nhà sản xuất còn phải nghiên cứu sâu về công nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế giới để sản phẩm luôn đồng bộ và có chất lượng cao.
Theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện đại hoá trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất gốm sứ cần tăng cừng tìm hiểu, khảo sát thị trường nước ngoài bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế hoặc thông qua cơ quan xúc tiến xuất khẩu.
Bên cạnh những vấn đề đầu tư công nghệ, đầu tư lò nung cũng là những yếu tố hết sức quan trọng để có được những sản phẩm được thị trường chấp nhận. Ngoài ra, việc cộng tác liên kết giữa các nhà sản xuất để có thể đáp ứng được những yêu cầu lớn của bạn hàng cũng là một yếu tố cần thiết.
Việt Nam đang đặt ra mục tiêu thực hiện việc xuất khẩu 100 triệu USD hàng gốm sứ vào năm nay. Mục tiêu này khó có thể đạt được trong thời gian hiện nay khi chúng ta chưa khắc phục được những yếu điểm của mình, trong khi đó các nước xuất khẩu lớn trong khu vực chưa khai thác hết công suất. Thêm vào đó các nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn, chi phí thấp hơn (chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn các nước tới 1,5 lần). Nhưng mục tiêu này cho thấy quyết tâm xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ đó làm động lực, mục tiêu cho việc xuất khẩu mặt hàng này phát triển.
KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy rằng việc phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng không ít. Để đạt được mục tiêu 100 triệu USD trong năm 2005 này là một mục tiêu khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng nếu đạt được mục tiêu đó thì lợi ích sẽ không thể tính hết.
Theo em vấn đề quyết định nhất tới phát triển được xuất khẩu là tạo được nguồn nguyên liệu ổn định, xuất phát từ trong nước. Việc tạo được nguồn nguyên liệu ổn định sẽ giảm được chi phí nhập khẩu những nguyên liệu mà trong nước có thể tự cung cấp, từ đó giảm giá thành sản phẩm, một yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu mặt hàng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
www.vnn.vn
www.exim.pro.vn
www.gov.vn
www.nhandan.org.vn
Giáo trình Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế (tác giả PTS.TS Trần Văn Chu)
Giáo trình Thương Mại 1.
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU Trang1
Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu Việt Nam Trang1
Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu Trang 2
Triển vọng xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam Trang 3
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng gốm sứ Việt Nam Trang 4
Thực trạng hàng gốm sứ Việt Nam Trang 5
Giải pháp và định hướng phát triển .Trang 6
B. KẾT LUẬN Trang 7
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam.docx