Đề tài Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại FDI tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một đất nước nào muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Song vốn được tạo ra từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của từng nước. Thông thường vốn được huy động từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Ch ính vì đ ều này mà FDI ng ày càng trở nên quan trọng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Đây cũng chính là lý do khiến chúng em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại FDI tại Việt Nam “ MỤC LỤC Lời mở đầu 4 I. . Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) 5 1. Khái niệm 2 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5 3. Lợi ích của thu hút FDI 7 4. Các hình thức FDI II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1. Năm thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam 11 2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI vào Việt Nam 12 .3. Việt Nam - điểm đầu tư hấp dẫn 15 4. Một số tồn tại trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 5. Thực trạng giải ngân vốn FDI 22 III. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam 25 Kết luận 26

pdf25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại FDI tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu 4 I. . Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) 5 1. Khái niệm 2 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5 3. Lợi ích của thu hút FDI 7 4. Các hình thức FDI II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1. Năm thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam 11 2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI vào Việt Nam 12 .3. Việt Nam - điểm đầu tư hấp dẫn 15 4. Một số tồn tại trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18 vào Việt Nam 5. Thực trạng giải ngân vốn FDI 22 III. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam 25 Kết luận 26 4 LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một đất nước nào muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Song vốn được tạo ra từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của từng nước. Thông thường vốn được huy động từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Ch ính vì đ ều này mà FDI ng ày càng trở nên quan trọng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Đây cũng chính là lý do khiến chúng em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại FDI tại Việt Nam “ Nhóm PM gồm Bùi Thị Hà My Nguyễn Thị Thanh Phương A3 – K46_ TCQTB 5 I. Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) 1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" 2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Chu kỳ sản phẩm Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu 6 cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khai thác chuyên gia và công nghệ 7 Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự 3. Lợi ích của thu hút FDI Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý 8 Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 9 Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 4. Các hình thức FDI Phân theo bản chất đầu tư Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh do anh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ 10 Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu 11 II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1. Năm thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam Ngày 24/1/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo "20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" nhằm nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được và rút ra những bài học cũng như định hướng cho giai đoạn phát triển mới. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đạt được 5 thành tựu nổi bật. Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 100% vốn nước ngoài 6223 44,866,635,414 18,411,831,460 12,519,392,237 Liên doanh 1570 22,307,793,372 8,511,428,929 11,573,461,672 Hợp đồng hợp tác KD 217 4,494,300,995 4,043,638,166 6,351,274,259 Công ty cổ phần 43 652,155,947 323,030,611 370,761,085 Hợp đồng BOT,BT,BTO 4 440,125,000 147,530,000 71,800,000 Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 73,738,000 Tổng số 8,058 72,859,018,728 31,520,417,166 30,960,427,253 12 Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận . Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI vào Việt Nam Việc Việt Nam ra nhập FDI và hiệu ứng từ gia nhập WTO đã đẩy làn sóng FDI vào Việt Nam lên cao, thế nhưng Việt Nam còn có một tiềm năng lớn để thu hút FDI ở mức độ cao hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng trong 13 khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD 2007-2009, trong đó Việt Nam được xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất để đưa FDI vào. Tiềm năng này có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam tiếp tục có những khuôn khổ và chính sách thích hợp trong thu hút FDI. Có nhiều biểu hiện cho thấy rằng Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó với việc nghiêm túc thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút nguồn vốn FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức FDI trong 20 năm qua, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay. Nổi bật trong thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 là các dự án đầu tư đã tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công nghệ cao, khu đô thị mới, hiện đại... Điều này phù hợp với định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về KTXH, đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới trong thu hút FDI. Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu hàng hóa quốc tế một cách bình đẳng, góp phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp phải. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới. Thứ 2, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: dịch vụ 14 viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, vận tải, bảo hộ sở hữu trí tuệ... Điều này đã tạo điều kiện thu hút FDI vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Điều này (được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cùng các văn bản hướng dẫn) sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài. Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn FDI tăng cao trong năm 2007 và sẽ tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới trong thời gian tới sẽ hướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. 15 Hiện Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng có hiệu quả nhất dòng vốn FDI đang tăng mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ." Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 1.445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm cả các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất cho tới nay. Những con số này cho thấy sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007. Thế nhưng khó có thể chỉ dựa vào sự gia tăng một cách đột ngột này để đánh giá và phán đoán được những công lao và khuyết điểm chỉ sau một năm gia nhập WTO. Trong tương lai gần, nếu xác định được những lợi nhuận trong việc gia nhập WTO, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn để thực hiện các hoạt động đầu tư và sẽ cân nhắc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Việt Nam. Trong suốt quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đàm phán với các nước thành viên của WTO và cải thiện hệ thống pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi WTO như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... .3. Việt Nam - điểm đầu tư hấp dẫn Năm 2006, khoảng 50 nền kinh tế thế giới đã đầu tư hơn 20 tỉ USD vào Việt Nam. FDI đã tăng mạnh, gấp đôi so với giai đoạn vừa qua chỉ trong vòng 1 năm. Trong số 50 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc là quốc gia 16 đứng đầu về FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD với 1837 dự án tính đến tháng 12/2007. Chỉ riêng trong năm 2007, Hàn Quốc đã đăng ký 4,4 tỉ USD tăng 1,5 lần so với 2006 và giữ vị trí FDI hàng đầu tại Việt Nam cả về số lượng dự án và số vốn đầu tư. Trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chủ chốt khác như năng lượng, hoá chất, hoá dầu, sản xuất thép... và trong những năm tới Việt Nam sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng vọt của FDI bởi vì với một môi trường kinh tế-xã hội-chính trị ổn định. Việt Nam có những lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện cũng như vị trí địa lí nằm ở trung tâm ASEAN. Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh, và sự hội nhập vào WTO sẽ định hướng cho Việt Nam trên con đường mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài. 5 lợi thế của thị trường Việt Nam Thứ nhất là môi trường kinh tế thuận lợi. Năm 2007, FDI tăng gần 70% so với 2006 đạt 20,3 tỉ USD. Một trong những lợi thế để đạt được thành tích trên, đó là chính sách và luật lệ thu hút FDI. Thứ hai là quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch khu công nghiệp của Việt Nam hiện rất tốt; đưa ra nhiều khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp là một công cụ tốt đối với họ, mọi thứ đều có sẵn ở đó, chính sách một cửa, sẵn điện, đất. Các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng ký được hợp đồng, đỡ nhức đầu. Nếu đầu tư ra ngoài khu công nghiệp sẽ phức tạp hơn. Thứ ba, điều quan trọng là hạ tầng cơ sở, các tiện ích đem lại cho nhà đầu tư. Phải ghi nhận rằng đã có những cải thiện ở Việt Nam, Việt Nam đang xử lí những vấn đề này như xây cầu, đường rất nhiều ở Hà Nội và Tp.HCM. Nhìn 17 vào quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, kế hoạch xây dựng 30 cảng biển trong vòng 20 năm tới có thể làm được vì Việt Nam có bờ biển dài. Lợi thế thứ 4 chính là nguồn nhân lực. Nhân lực Việt Nam ham học hỏi, chăm chỉ, và có tâm lí tốt. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đến cũng rất thích thú. Tuy nhiên, cũng có vấn đề đặt ra là thiếu các lao động có kỹ năng. Do đó Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào trường đào tạo nghề, trường đại học để đào tạo ra các nhà quản lí. Vấn đề cuối cùng là khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính tại Việt Nam cần phải được cải thiện hơn nữa, tất nhiên cũng đã có những thay đổi về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn có khoảng trống gây khó khăn cho nhà đầu tư. Ví dụ khi làm việc với Sở Môi trường liên quan đến Luật Đất đai, người ta lại giải thích Luật Đất đai không chính xác. Luật quy đinh một đằng nhưng đôi khi thực hiện luật ở cấp địa phương lại một nẻo khác. Hay liên quan đến WTO, có những luật, quy chế cần phải cải tiến hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã cam kết giải quyết vấn đề này mạnh mẽ." Nhân lực Việt Nam rất có năng lực Khủng hoảng tài chính châu Á đã quá xa với chúng ta. Việt Nam hiện nay đang mong muốn có sự thành công trong việc tham gia WTO. Xuất khẩu tăng mạnh mẽ. Nền kinh tế bùng nổ. Khu vực sản xuất và dịch vụ đã giúp cho đất nước phát triển với mức độ nhanh nhất kể từ năm 1996, đạt 8,2% năm 2006 và 8,5% năm 2007; FDI nhảy từ 12 tỉ USD năm 2006 lên một con số kinh ngạc 20,3 tỉ vào năm ngoái. Chỉ trong một năm mà có sự nhảy vọt này là nhờ vào những nhà sản xuất hàng đầu về điện tử. Họ đã tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành địa chỉ đầu tư mới trên thế giới. Chính phủ 18 tiếp tục cam kết mạnh mẽ cải cách kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, khu vực sản xuất đang thực hiện tốt. Việt Nam cũng trở thành nơi nổi tiếng cho khách du lịch nước ngoài. Tất nhiên cũng có những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong những năm tới. Đó là những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với vấn đề y tế, sức khoẻ, đào tạo giáo dục, đô thị hoá... Việt Nam có dân số trẻ, 58% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nước đông dân thứ 4 ở châu Á. Lực lượng trung lưu ở thành thị cũng nổi lên. Như vậy, chúng ta thấy người Việt Nam đang rất lạc quan tin tưởng vào tương lai. Hơn thế nữa, người Việt Nam có kiến thức, rất có năng lực để tiếp cận với công nghệ mới. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng được xây dựng trên cơ sở sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Để hỗ trợ cho cơ quan cấp trung ương và địa phương, những doanh nghiệp nhà nước và tư nhân chúng tôi đã đến Việt Nam, đại diện cho quỹ tài chính LLC của Mỹ ở Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp vốn, các khoản vay cho các công ty đầu tư vào những thị trường mới nổi, hỗ trợ cho các công ty đầu tư vào đất đai, xây dựng nhà máy, kể cả trong thị trường chứng khoán." 4. Một số tồn tại trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Sau đây là một số tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thứ nhất: Có 2 quan điểm trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư, quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc chúng ta phải tăng thu hút FDI về mặt chất 19 lượng, ưu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các tỉnh, thành phố đều tập trung mọi cố gắng thu hút FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm gì, vì vậy FDI quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất tiêu dùng, chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liệu sản xuất, chỉ đầu tư lắp ráp cơ khí điện tử. Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều đó không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học quan trọng nhất của các nước NIC trong những năm qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là lợi thế nữa. Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp. Đối với một số vùng cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên quan. Thứ hai: Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng. Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác. Ví dụ: chính sách nội địa hoá của ta đối với 20 ngành công nghiệp ô tô, xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia… Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ 5, là 30% vào năm thứ 10, Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Chính sách đó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ, các ngành này phát triển rất ít và rất chậm trong thời gian qua và phải nhập phụ tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh. Chính sách nội địa hoá của ta cần phải tích cực hơn và phải được giải quyết từ đầu từ gốc, thể hiện khi duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và quy định thời gian nội địa hoá ngắn. Vừa qua Bộ Tài chính đưa ra chính sách tỷ lệ nội địa hoá càng cao, thuế suất càng giảm. Tỷ lệ nội địa hoá trên 65 - 80% thì thuế nhập khẩu phụ tùng chỉ còn 5-7% và trên 80% thì thuế nhập khẩu chỉ còn 3- 5%; 40% thì thuế nhập khẩu linh kiện là 15%. Khuyến khích nội địa hóa trong khi chính sách nội địa hoá đối với FDI đưa ra tỷ lệ thấp, mặt khác năng lực sản xuất phụ tùng, máy móc để lắp ráp xe máy của doanh nghiệp trong nước còn yếu, giá thành cao thì cũng vẫn chỉ tiếp tục làm nẩy sinh gian lận. Thứ ba: Việt Nam không có chính sách chuyển giao công nghệ như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… Vì vậy sau 10 năm nước ta có nhiều hãng ô tô nổi tiếng thế giới đầu tư nhưng các chuyên gia này kêu rằng có lẽ Việt Nam vĩnh viễn sẽ không có ngành công nghiệp ô tô phải đạt tỷ lệ nội địa hoá 40%, giá thành của ô tô sản xuất trong nước cao hơn khu vực khá lớn là do tỷ lệ nội địa hoá quá thấp, đến nay tỷ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp ô tô từ 2-10%. Tham gia WTO năm 2005 nếu không đạt tỷ lệ nội địa hoá thấp nhất là 20% thì công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó có. 21 Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu không chúng ta sẽ chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với dân số 80 triệu dân cho các nước. Thứ tư: Chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo JETRO Nhật Bản cho biết cước phí viễn thông, chi phí lưu thông giao nhận, điện… hiện nay tại Việt Nam quá cao. Cước điện thoại quốc tế của Việt Nam cao gấp khoảng 7 lần so với Singapore, gần 6 lần so với Malaysia, 4 lần so với Jakarta, Bangkok và gần 2 lần so với Trung Quốc. Chi phí lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container thì cao gần gấp 3 lần so với Singapore, khoảng 2,5 lần so với Kuala Lumpur, khoảng 2 lần so với Jakarta, Thượng Hải. Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển và sân bay quá cao. Có 12 loại phí và lệ phí bất hợp lý mà doanh nghiệp phải nộp như phí lưu kho sân bay 1.200đ/kg, phí an ninh 230đ/kg, phí lao vụ 0,06 USD/kg, phụ phí xăng dầu 30USD/container 20 feet, 60USD/container 40 feet, hàng lẻ 2,5USD/m3, phí nâng hạ 300.000 -360.00đ/container 20 feet, thu phí đường bộ 80.000đ/lượt đối với xe tải 18 tấn trở lên. Giá điện cao hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc. Để giảm chi phí đầu vào, mà hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nắm, cần ngăn chặn việc biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước. Cần xây dựng Luật cạnh tranh và nhanh chóng thông qua. Thứ năm: Chi phí cho đất đai ngày càng tăng. Từ 1996 trở lại đây thị trường kinh doanh đất sôi động. Đất đai ngày càng giá cao. Giá đất lớn, đền bù lớn, giá san lấp mặt bằng lớn. Giá cả đất đai của thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất 22 TP. Hồ Chí Minh gấp 4-6 lần Trung Quốc, 6 lần so với Thái Lan. Tình hình này ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. `Chính phủ cần kiểm soát chặt thị trường bất động sản do thị trường bất động sản là một thị trường không hoàn hảo, dễ dẫn đến những độc quyền trong cạnh tranh, tạo nên cơn sốt giá, nâng giá đất giả tạo, làm cho chi phí đầu tư của FDI nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực. Thứ sáu: Ngoài ra quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Chính phủ Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút FDI của ta giảm. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài là những kinh nghiệm trong thu hút FDI. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu khiến môi trường đầu tư Việt Nam giảm thu hút đầu tư nước ngoài là do giá đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu còn cao nhất tại khu vực ASEAN. Ngoài ra môi trường đầu tư Việt Nam thiếu hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không nhất quán và không minh bạch 5. Thực trạng giải ngân vốn FDI Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng bất ổn trong kinh tế vĩ mô mà biểu hiện rõ nhất là lạm phát và giá đang tăng cao, việc FDI đăng ký vào Việt Nam với 5,4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tiếp tục đặt ra câu hỏi lớn về sức hấp dẫn cũng như khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam. Theo số liệu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, trong 9 tháng đầu năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt mức 57,12 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007.Bên cạnh việc vốn đăng ký tiếp tục tăng cao, trong 9 tháng, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI cũng đạt 8,1 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 23 trước. Trong đó, vốn cấp mới là 56,2 tỷ USD và vốn tăng thêm là 855,7 triệu USD. Riêng tháng 9, cả nước có 113 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,9 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 9 tháng đầu năm nay lên 885 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 56,2 tỷ USD, bằng 80% về số dự án và tăng hơn 5 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng qua, Việt Nam có 225 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 855,7 triệu USD, bằng 76,3% về số lượt dự án tăng vốn và 52,7% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới cũng tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2007, do có nhiều dự án quy mô lớn được cấp phép. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 63,5 triệu USD/dự án. Nhiều dự án quy mô lớn triển khai ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận như: dự án sản xuất gang thép Hưng Nghiệp Formosa đầu tư 7,879 tỷ USD; dự án khu đô thị đại học Berjaya Leisure (Malaysia) đầu tư 3,5 tỷ USD tại Thành phố Hồ Chí Minh Vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (32,3 tỷ USD) chiếm 57,48% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (23,7 tỷ USD) chiếm 42,15% tổng vốn đầu tư, còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở dĩ dòng vốn FDI cam kết đã chuyển từ dịch vụ sang công nghiệp - xây dựng là do sự xuất hiện của các dự án: nhà máy gang thép Formosa gần 8 tỷ USD, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 tỷ USD và liên doanh sản xuất thép giữa Tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin, có tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD. Dự án thép "siêu vốn" của Tập đoàn Lion đã đưa Malaysia trở thành đối tác đứng đầu trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam từ vị trí 24 thứ 3 của tháng trước với 37 dự án, vốn đăng ký 14,8 tỷ USD, chiếm 4,1% về số dự án và 26,45% về vốn đầu tư đăng ký. Sáng 6/7/2008, đã diễn ra lễ khởi công "siêu dự án" khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Hà Tĩnh - đây là dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam Đài Loan đứng thứ 2 có 116 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỷ USD, chiếm 13,1% về số dự án và 15,3% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 có 84 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỷ USD, chiếm 9, 4% về số dự án và 12,89% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná đã đưa tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu 43 địa phương trong cả nước thu hút FDI, tiếp đó là Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.HCM, Hà Tĩnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt 35,35 tỷ USD, tăng 31,8%, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 18,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp FDI cũng thu hút thêm khoảng 17 nghìn lao động, nâng tổng số lao động trong khu vực FDI đến thời điểm hiện nay là 1,41 triệu lao động, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước Mới qua 7 tháng nhưng Việt Nam đã vượt kế hoạch đề ra là thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn đăng ký. Còn mục tiêu giải ngân 10 tỷ USD vốn FDI v ẫn đang đ ư ợc nghiên cứu Để đạt được mục tiêu này, trọng tâm công tác từ nay đến cuối năm của là tập trung giải quyết các ách tắc trong đầu tư để các dự án được triển khai đúng tiến độ và yêu cầu của chủ đầu tư để tiếp tục tạo thuận lợi cho dòng chảy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo kế hoạch, đến cuối tháng này hoặc đầu tháng sau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 3 đoàn công tác với Cục Đầu tư nước ngoài là nòng cốt sẽ đến làm việc với các tỉnh tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam để hỗ trợ các địa phương thúc đẩy công tác giải ngân. 25 III. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam 1 Vấn đề quy hoạch đầu tư Thông qua quy hoạch xác định dự án cần thiết gọi vốn theo thứ tự ưu tiên cần thiết về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Trong quá trình quy hoạch và chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng dự án. 2. Tăng cường công tác xúc tiến, khai thác và lựa chọn đối tác đầu tư Việt Nam cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đã được xác lập, đã theo kế hoạch. Thông qua các quan hệ hiện có giới thiệu những lĩnh vực, những dự án đang cần các nhà đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế, các bộ ngành trung ương, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế 3. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính Cần phải phát huy mọi nguồn lực sẵn có trong nước. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị, hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp tập trung , các khu du lịch,… Thực hiện quản lý FDI theo nguyên tắc “một cửa”, tránh mọi biểu hiện phiền hà khiến nhà đầu tư phải gõ cửa từng ngành 4. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho hoạt động FDI Cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục, đặc biệt chú trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các Liên doanh. Cần chuẩn bị những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu luật đầu tư nước ngoài, các luật lệ khác có liên quan, biết ngoại ngữ 26 KẾT LUẬN Vấn đề vốn FDI luôn là vấn đề rất được quan tâm của của bất kỳ quốc gia nào. Dòng vốn FDI rất quan trọng để các nước đang phát triển như Việt Nam có được công nghệ mới cho tiếp cận thị trường cũng như tăng cường năng lực quản lí trong nước. Thu hút vốn FDI từ các nước lớn là đã là một vấn đề khó nhưng giải ngân nguồn vốn quan trọng ấy như thế nào cho hợp lý lại còn là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn. Đề tài đã cố gắng trình bày một cách hệ thống hoá về lí luận, về những vấn đề cơ bản của FDI với ý nghĩa của nó trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời phân tích khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó nêu lên những quan điểm giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn FDI. Từ khi ban hành luật đầu tư đến nay đã hơn 20 năm,Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn nước ngoài đáng kể và việc sử dụng các nguồn lực này đã gây được những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội . Song hiện đang còn tồn tại những vấn đề cần được phân tích lí giải, những vấn đề như: việc thu hút FDI vào Việt Nam có những giới hạn nào không khi mà số lượng dự án đăng kí thì nhiều nhưng có rất ít được cấp phép, hay số vốn đăng ký nhiều nhưng thực hiện giải ngân thì vừa chậm lại vừa không hiệu quả hay liệu FDI có ảnh hưởng gì đến việc thâm hụt thương mại.v..v. Trong giới hạn của bài tiểu luận, chúng em chỉ nghiên cứu được những vấn đề đã trình bày ở trên. Còn rất nhiều vấn đề khác thiếu sót mong thấy chỉ dẫn để lần sau chúng em sẽ làm tôt hơn. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại FDI tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan