Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Ba mươi sáu năm qua là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, toàn diện với nhiều thành tựu quan trọng trong quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ. Là hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, triể n vọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức to lớn. Việt Nam luôn mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Ấn Độ trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thương mại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dâ n hai nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước và nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế.

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, của các doanh nghiệp Việt Nam. b) Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng đơn giản hơn thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường - Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp và trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành (trước hết là Bộ Công Thương) trong việc tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Ấn Độ, bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có. - Đẩy nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các Bộ, ngành với nhau. - Hoàn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu theo hai hướng cơ bản: cần phân loại các nhóm mặt hàng theo tiêu thức khả năng cạnh tranh để định hướng cho các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phù hợp với năng lực của mình và có giải pháp hỗ trợ cho từng nhóm doanh 74 nghiệp. Chính sách mặt hàng xuất khẩu phải dựa trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khẩu, thống nhất giữa mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế với sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới đạt giá trị gia tăng cao. Xác định những mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả nhất, loại bỏ sớm những mặt hàng kém lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Giảm việc xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao sang thị trường Ấn Độ. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm gia công; sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế và tính chủ động trong kinh doanh. - Hoàn thiện chính sách thuế phù hợp và ổn định trong nhiều năm, trước hết là thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng; xây dựng quy chế miễn thuế, giảm thuế phù hợp với quy định của WTO. c) Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự do hành nghề xuất khẩu theo giấy phép và giấy đăng ký kinh doanh. - Song song với quá trình chuyển dần quyền lực hành chính trong quản lý Nhà nước về xuất khẩu từ các cơ quan nhà nước trung ương về các địa phương như đăng ký kinh doanh xuất khẩu, xét duyệt kế hoạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân bổ hạn ngạch xuất khẩu cho các địa phương... Cần khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước ở cả trung ương và địa phương trong kiểm tra, thanh tra thương mại gây phiền hà, khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. - Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường áp dụng quy trình quản lý chất lượng công việc và chất lượng cung cấp dịch vụ công, nhằm thường 75 xuyên giám sát, quản lý hiệu quả chất lượng các thủ tục hành chính cũng như dịch vụ công (ISO, quy chế cơ quan…). - Đề cao trách nhiệm, vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong tổ chức hoạt động xuất khẩu. Các hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hoá, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm mở rộng năng lực sản xuất; là đại diện để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ; cần tổ chức thu thập, phân tích xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu Ấn Độ, về chính sách nhập khẩu của Ấn Độ, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. 3.2.1.2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ Trong thời gian tới, để hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhà nước cần nâng cao hiệu quả sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng, đầu tư cụ thể như sau: - Tăng cường các hình thức khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thông qua việc cho vay vốn với lãi suất thấp, thưởng xuất khẩu theo tiêu chí riêng cho các doanh nghiệp có hàng xuất vào thị trường khó khăn như Ấn Độ. - Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu: Mục tiêu chính của quỹ hỗ trợ xuất khẩu là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại và đảm bảo vốn lưu động. 76 - Đầu tư vốn công nghệ cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ chủ yếu là hàng thô, hàng qua sơ chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì Nhà nước cần khuyến khích đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị kinh tế tạo ra nguồn hàng phong phú và đa dạng đảm bảo cho xuất khẩu, cần tập trung tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến thích hợp từ nước ngoài, chú ý hạn chế các công nghệ sản xuất gây tốn năng lượng, nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ở Ấn Độ làm cầu nối cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công ty này ở Ấn Độ. - Cùng với việc hình thành và phát triển các biện pháp tài trợ xuất khẩu, thì việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu theo hướng chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Ấn Độ. Vì vậy, Chính phủ cần sớm thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu hoặc bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường Ấn Độ (rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong các đột biến về chính trị...) 3.2.1.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại Vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến thương mại là vô cùng quan trọng. Việc này cần phải làm vì lợi ích chung của doanh nghiệp chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận cụ thể, gồm các biện pháp sau: - Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin về thị trường để các doanh nghiệp có phương án kinh doanh. Mở các văn 77 phòng tư vấn cho các doanh nghiệp, cung cấp các ấn phẩm về thị trường Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ, các nhà cung cấp có tiềm năng... Qua đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ hơn về các đối tác làm ăn. Mặt khác cũng giúp cho các doanh nghiệp có các chiến lược kinh doanh phù hợp. - Đưa vào các Website thương mại ( những thông tin có giá trị để quảng cáo cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ. - Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ muốn thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài. - Tổ chức mạng lưới du lịch Việt Nam - Ấn Độ để phục vụ nhu cầu của giới kinh doanh và của du khách, trong đó có tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. - Thành lập quỹ xúc tiến thương mại do cả nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng chuyên phục vụ xúc tiến thương mại. - Lập một số trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như Mumbai, Kolkata, New Delhi... Để tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các trung tâm này có thể do Nhà nước bảo trợ hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng. - Về vai trò của Thương vụ ở Ấn Độ, họ là đầu mối quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận với những thông tin thương mại. Việt Nam cần tăng cường hệ thống đó và chúng ta cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho Thương vụ của mình ở Ấn Độ. - Triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở 78 Ấn Độ và trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics…). 3.2.1.4. Nhà nước hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Giải pháp này bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn lao động cơ bản cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước cần tăng chỉ tiêu đào tạo bằng ngân sách Nhà nước cho các trường đại học, cao đẳng có các chuyên ngành đào tạo về kinh tế đối ngoại, ngoại thương... phù hợp với chủ trương, chính sách chung của Nhà nước về giành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, thực hiện chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu. - Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đầu tư kinh phí và phối hợp với các trường đại học (như trường Đại học Ngoại Thương – nơi đào tạo cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của cả nước) để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành về kinh tế đối ngoại, ngoại thương, thương mại cần tăng cường tiếp cận nhu cầu của thị trường lao động và cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc xác định nội dung, chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo... cho sát với thực tế và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp củng cố nguồn nhân lực. - Đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ cho lực lượng lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong đó, đặc biệt chú trọng hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo qua hình thức học trực tuyến miễn phí, đào tạo theo dự án (nguồn kinh phí từ ba nguồn: ngân sách Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp, học phí của người học). 3.2.1.5. Thu hút FDI từ Ấn Độ 79 Cho đến nay, đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Gắn kết với vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Ấn Độ, Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư đến từ Ấn Độ nói riêng, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực sản xuất. Đặc biệt cần khuyến khích hình thức liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu. Lợi ích chính của việc thu hút các nhà đầu tư Ấn Độ là: ưu thế về máy móc, thiết bị, vốn; tăng cường tính ổn định cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. 3.2.1.6. Định hướng nhập khẩu và giảm nhập siêu từ Ấn Độ a) Xây dựng chính sách mặt hàng nhập khẩu hợp lý tránh nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam có khả năng tự sản xuất và sản xuất tốt được, giảm nhập khẩu nguyên vật liệu phụ trợ cho sản xuất xuất khẩu, tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ Ấn Độ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. b) Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, có thể giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. - Các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về phân bón, thép, cơ khí, thức ăn gia súc... vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu. - Triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: dệt may, da giày. Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp 80 thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp. Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu…). Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. c) Thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu. Trao đổi với Ấn Độ để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các quy tắc của WTO, theo đó khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau. Chênh lệch thương mại có thể được cai thiện thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, yêu cầu Ấn Độ mua lại hàng của Việt Nam khi Việt Nam có nhu cầu mua hàng của Ấn Độ. d) Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam và Ấn Độ có tham gia. Hoàn thiện hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu, trước mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường. Chủ động rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo 81 cam kết WTO mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước. 3.2.2. Giải pháp vi mô Trong nền kinh tế thị trường sự lựa chọn kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là quyền của doanh nghiệp. Vì vậy, phù hợp với tư duy mới về vai trò của Nhà nước, thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, các giải pháp sẽ nhấn mạnh một định hướng quan trọng trong hoạch định chính sách là đề cao vai trò quan trọng, tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế. 3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường Ấn Độ Trong cơ chế thị trường hiện nay, tình hình thị trường luôn luôn biến động đã tạo ra các cơ hội, cũng như những rủi ro cho các doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặc dù Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có quan hệ hữu nghị lâu đời nhưng cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ còn thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Ấn Độ. Chính vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường Ấn Độ. Các công việc có thể được thực hiện là: - Khẩn trương hình thành một nhóm (hay phòng ban) chuyên nghiên cứu thị trường xuất khẩu với các nhân viên am hiểu về Marketing xuất khẩu. - Tích cực quan hệ với các cơ quan thông tin về xuất nhập khẩu, thị trường Ấn Độ như Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương; Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam; Đại sứ quán, Thương vụ của Việt Nam tại Ấn Độ... - Có thể lập các văn phòng đại diện tại Ấn Độ để thu thập các thông tin cập nhật tại thị trường. Mục đích là để nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác các 82 thông tin liên quan đến thị trường Ấn Độ để tìm ra các cơ hội phù hợp với doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp cần phải tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác thông tin, trực tiếp tiếp xúc với thị trường thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm. Việc doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh tế do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin của Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương hoặc mạng Internet để từ đó có thể có được các thông tin cập nhật và cần thiết. - Tiếp thị qua mạng Internet: hiện nay thương mại điện tử trở thành phương tiện kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với thị trường nước ngoài dễ dàng và ít tốn kém. Doanh nghiệp nên xây dựng trang Web bằng tiếng Anh có thiết kế khoa học và gây ấn tượng. Việc nghiên cứu thị trường Ấn Độ cần chú trọng các vấn đề sau: Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến thương mại, luật và những quy định của Nhà nước Ấn Độ như: - Luật pháp của Ấn Độ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh trên thị trường Ấn Độ và luật pháp các bang mà doanh nghiệp dự kiến triển khai sản phẩm vì ngoài luật liên bang thì hoạt động thương mại trên thị trường Ấn Độ còn bị chi phối bởi luật lệ của từng bang. - Thuế suất và những đặc quyền về thuế - Thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh - Chính sách xuất nhập khẩu của Ấn Độ Thứ hai, những yếu tố về cạnh tranh cần tập trung đánh giá: ngành hàng và giá cả; kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm; bao bì và đóng gói; dịch vụ trước và sau bán hàng; đối thủ cạnh tranh. 83 Thứ ba, những yếu tố về thông tin liên lạc và vận tải như: phương tiện viễn thông ở Ấn Độ; hệ thống đường giao thông; khoảng cách giữa các vùng đô thị đến các vùng nông thôn, miền núi. Thứ tư, những yếu tố khác về: ngôn ngữ, văn hoá, tập quán, nghi thức xã giao của Ấn Độ; giá cả sinh hoạt; mức thu nhập của người dân. Sau khi đã tập trung nghiên cứu những nội dung trên, các doanh nghiệp cần tiến hành xử lý thông tin một cách có hiệu quả, từ đó đánh giá triển vọng và tiềm năng của thị trường Ấn Độ để có chiến lược thâm nhập phù hợp. 3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hoạt động Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Ấn Độ Marketing xuất khẩu rất cần thiết đối với mọi quốc gia cũng như đối với các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi những hiểu biết khác với ở trong nước. Hơn nữa, những hiểu biết đó cùng với khả năng riêng biệt kết hợp với kinh nghiệm trở thành những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng được các chính sách cũng như các chương trình Marketing cụ thể, lâu dài. Makerting Mix gồm 4 yếu tố là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Dưới đây xin đề cập bốn giải pháp sử dụng chiến lược Makerting Mix để doanh nghiệp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. a) Về sản phẩm xuất khẩu Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá là một trong những nội dung trọng yếu để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm hàng hoá cần sử dụng hiệu quả những giải pháp Marketing như sau: - Nghiên cứu cải tiến mẫu mã, bao bì, đầu tư công nghệ làm tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. 84 Đặc biệt với mặt hàng nông sản cần phát triển công nghệ chế biến: sản phẩm tốt xuất khẩu dưới dạng tươi sống; sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn mẫu mã thì chế biến, phế liệu nông nghiệp chế biến thành thức ăn cho gia súc, làm phân bón... góp phần giảm giá thành sản phẩm . - Chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm Đây là giải pháp hữu hiệu trong cạnh tranh xuất khẩu. Vì mức độ chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm càng cao thì sản phẩm càng có ưu thế về chất lượng, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành xuất khẩu trên một đơn vị sản phẩm do tận dụng được lợi thế về “quy mô huy động hàng xuất khẩu” và lợi thế về “kinh nghiệm”. Mặt khác, áp dụng chiến lược chuyên môn hoá, chuyên biệt hoá sản phẩm xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được áp lực trực tiếp của các đối thủ cạnh tranh để giành được ưu thế riêng có về sản phẩm của mình trong xuất khẩu. - Thích nghi hoá sản phẩm với thị trường mục tiêu doanh nghiệp đã chọn Để sản phẩm xuất khẩu cạnh tranh được, trước hết nó phải được doanh nghiệp tạo ra các yếu tố thích nghi và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Ấn Độ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứ kỹ nhu cầu, thị hiếu, tâm lý, văn hoá, tôn giáo... của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu đã lựa chọn, đánh giá khả năng và mức độ thích nghi sản phẩm của doanh nghiệp trên mỗi đoạn thị trường để kịp thời tạo ra, hoàn thiện, cải tiến sản phẩm thích nghi cao nhất với thị trường đó. - Phát triển sản phẩm mới Nhu cầu của thị trường luôn thay đổi theo thời gian vì nó phản ánh trung thành nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của con người không ngừng thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cũng phải luôn có kế hoạch phát triển sản phẩm mới bằng cách thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lập phương án phát triển sản phẩm mới kế tiếp sản phẩm hiện hữu trên cơ sở đầu tư kinh phí xứng đáng cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu. 85 b) Về định giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ Định giá đúng cho sản phẩm trong kinh doanh xuất khẩu là bí quyết thành công khi doanh nghiệp đã chiếm giữ, khống chế được thị trường, thị phần một cách tương đối ổn định. Còn định giá cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu lại là bí quyết thành công khi doanh nghiệp bước đầu thâm nhập thị trường hay mở rộng thị phần. Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau như: định giá dựa vào tổng chi phí cận biên, điểm hoà vốn... Nhưng để áp dụng phương pháp nào có hiệu quả thì còn phải phụ thuộc vào mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ có thể áp dụng chính sách giá phân biệt (đưa ra các mức giá khác nhau cho các đoạn thị trường) là hợp lý và hiệu quả, nhằm khai thác triệt để nhu cầu của thị trường này, đạt tới mục đích tối đa hoá lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến người mua ở các mức độ khác nhau, có thể điều đình và thoả thuận kích cỡ các đơn hàng, điều kiện thanh toán sao cho có lợi nhất. c) Về phân phối sản phẩm xuất khẩu Trong 4 yếu tố của Makerting Mix, chính sách về phân phối sản phẩm là vô cùng quan trọng. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá thì việc lựa chọn kênh phân phối có vai trò rất to lớn. Và muốn lựa chọn được kênh phân phối hợp lý trên thị trường Ấn Độ doanh nghiệp nên cân nhắc nhiều yếu tố như hệ thống đường giao thông, chi phí vận tải nội địa, khả năng tài chính, công nghệ cũng như lực lượng bán hàng của các nhà kinh doanh, số lượng khách hàng, tình hình phân bố ở nông thôn và thành thị... d) Về xúc tiến xuất khẩu Yếu tố lợi thế về chất lượng và giá cả sản phẩm xuất khẩu là chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải biết cách xây dựng uy tín, thương hiệu, hình ảnh tin cậy của hàng hoá của doanh nghiệp, thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội chợ triễn lãm, tiếp thị... một cách khôn khéo, trung thực để khách hàng đi đến quyết định mua hàng của doanh 86 nghiệp. Để làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam không thể không sử dụng những giải pháp Marketing sau trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Một là, tuyên truyền, quảng cáo, xét về hình thức hoạt động quảng cáo có các loại sau: quảng cáo sản phẩm, quảng cáo thể thức hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng cáo theo thị trường. Tuyên truyền, quảng cáo có nhiều hình thức phong phú, đa dạng nên doanh nghiệp cần lực chọn hình thứcnào phù hợp nhất, mang lại hiệu quả nhất cho mình. Hai là, các hình thức xúc tiến bán hàng doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng là gửi catalogue sản phẩm ra nước ngoài tiếp thị tới doanh nghiệp tại Ấn Độ, tham gia hội chợ hàng tiêu dùng ở Ấn Độ. Khi tham gia triễn lãm, hội chợ doanh nghiệp nên chuẩn bị catalogue, hình ảnh có ấn tượng để cung cấp tại triển lãm; chuẩn bị hàng hoá để trưng bày, vừa giới thiệu, vừa để bán trực tiếp; doanh nghiệp nên cử lãnh đạo có năng lực tham gia hội chợ, vì có thể nhiều hợp đồng được ký trong quá trình tổ chức hội chợ. Sau hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp cần phải duy trì quan hệ với bạn hàng, tham gia để kết nối thông tin, hoàn tất giao dịch, cập nhật thông tin phản hồi về sản phẩm, mở ra khả năng duy trì các cuộc viếng thăm định kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Ấn Độ. Thông qua các cửa hàng này, khả năng xâm nhập thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Ấn Độ phải chọn địa điểm và hình thức bố trí phù hợp nhằm thu hút được nhiều nhất lượng khách hàng. Công tác xúc tiến cần tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng hoặc mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, tránh việc tiếp thị, quảng cáo các nhóm mặt hàng không phù hợp với thói quen, tôn giáo và tín ngưỡng của người dân Ấn Độ. 87 3.2.2.3. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp a) Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Công tác phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng vào: - Đào tạo cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách. - Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế. - Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt kịp thời các Hiệp ước quốc tế, luật lệ và chính sách thương mại Ấn Độ vận dụng chúng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh quốc tế; tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, có kỹ thuật, tay nghề cao đủ sức đáp ứng yêu cầu khắt khe của cạnh tranh xuất khẩu trong tiến tình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đào tạo về ngoại ngữ nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ khả năng giao dịch quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường Ấn Độ. - Có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. b) Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Trên thực tế hiện nay quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ, sản xuất còn phân tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng còn chưa đồng đều và sức cạnh tranh kém. Để có năng lực sản xuất lớn thì phải có vốn, điều này có thể thực hiện được thông qua việc thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty nhỏ lại. Xây dựng chiến lược hợp tác nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, 88 hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác có thể dựa vào vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước; các tổ chức tài chính; các nguồn viện trợ; các khoản vay ngắn, trung và dài hạn; các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc tiếp cận thị trường chứng khoán. Kinh doanh càng phát triển sẽ tích luỹ được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh. c) Nâng cao trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin – kỹ thuật mới Để tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tăng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ ứng dụng trong sản phẩm. Để đáp ứng được tiêu chí này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần: - Đặt kế hoạch thay thế công nghệ cũ, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” bằng cách nhập về những thiết bị, công nghệ nguồn từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản giảm tối đa nhập từ các nước châu Á và ASEAN; cải tiến công nghệ thiết bị hiện đang sử dụng để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến việc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO và các tiêu chuẩn chất lượng của Ấn Độ. - Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử. d) Hoàn thiện công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng là rất quan trọng. Để cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng được thành công có hiệu quả kinh tế cao, thì doanh nghiệp nên lựa chọn đội ngũ những người tham gia đàm phán trên cơ sở: có trình độ ngoại ngữ, có khả năng nắm bắt được tình hình một cách nhanh nhạy để có thể giải quyết được 89 các khúc mắc trong đàm phán, kỹ thuật chuyên ngành và nắm chắc các quy tắc trong đàm phán, nắm rõ luật pháp Việt Nam và luật pháp của Ấn Độ. e) Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thoả thuận trong các hợp đồng xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất-cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả góp phần hoàn thành tốt và đầy đủ các hợp đồng xuất khẩu. Với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải đảm bảo giữ chữ tín, thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản tiền hàng tạo điều kiện cho việc hợp tác làm ăn lâu dài. 90 KẾT LUẬN Ba mươi sáu năm qua là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, toàn diện với nhiều thành tựu quan trọng trong quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ. Là hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức to lớn. Việt Nam luôn mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Ấn Độ trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thương mại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước và nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế. Sau khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ”, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được những bước tiến khởi sắc và quan trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ ngày càng được mở rộng, các mặt hàng đã phát huy được lợi thế đất nước về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực. 2. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ thương mại giữa hai nước còn tồn tại nhiều vấn đề như: - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước so với khu vực và thế giới. - Thương mại song phương mất cân đối nghiêm trọng. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn còn ở mức quá thấp. Cán cân thương mại càng về sau càng có lợi cho Ấn Độ và bất lợi cho Việt Nam, do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô hoặc mới qua sơ chế nên giá trị thấp trong khi lại nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ Ấn Độ. 91 - Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến gia tăng. Nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm gia công, lại phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phụ trợ để phục vụ sản xuất xuất khẩu nên giá trị gia tăng xuất khẩu chưa cao. - Cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ càng tăng thì nhập siêu từ Ấn Độ lại càng lớn. Trong khóa luận này, người viết cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ, bao gồm giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô. Để những giải pháp này được thực hiện một cách hiệu quả phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Các giải pháp vĩ mô về phía Nhà nước: - Các giải pháp về thể chế nhằm tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ - Hỗ trợ xúc tiến thương mại - Nhà nước hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Thu hút FDI từ Ấn Độ - Định hướng nhập khẩu và giảm nhập siêu từ Ấn Độ Các giải pháp vi mô về phía doanh nghiệp: - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường Ấn Độ - Sử dụng có hiệu quả hoạt động Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Ấn Độ - Nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: [1] GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đồng chủ biên (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [2] GS.PTS Tô Xuân Dân chủ biên (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế- Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [3] PGS.TS Võ Văn Đức (2004), Phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Phí Trọng Hiếu (2006), “Ấn Độ với chính sách vươn vòi”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (24), tr 38-39. [5] Xuân Hiếu (2004), “Cải cách thuế và hoạt động thương mại ở Ấn Độ”, Tạp chí Thông tin tài chính, (13), tr 26-27. [6] PGS. TS Nguyễn Xuân Sơn – TS. Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] TS. Phạm Thái Quốc chủ biên (2008), Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc & Ấn Độ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. [8] Hồ Anh Thái (2008), Xin chào Ấn Độ, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh. [9] Đinh Kim Thuỷ (2005), “ Ấn Độ với chính sách hướng Đông”, Tạp chí Thương mại, (20), tr 15-16-32. [10] Đỗ Hữu Vinh (2006), Marketing xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. [11] Bộ Công Thương, Báo cáo về xuất khẩu, nhập khẩu và thị trường Ấn Độ các năm 2001-2005. [12] Tổng cục Thống Kê, Trị giá xuất nhập khẩu phân theo nước và vùng 93 lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2008. [13] Tổng cục Thống Kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [14] Tổng cục Thống kê (2008), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [15] Tổng cục Thống kê (2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [16] Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại Giao (2002), Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TIẾNG ANH: [17] Asian Development Bank (2008), Key indicators for Asian & the Pacific 2008. [18] Department of Information Technology, Ministry of Communication & Information Technology, Government of India, Annual Report 2007 – 2008. [19] Ministry of Commerce & Industry, Government of India, Annual Report 2007 – 2008. [20] World Bank (2008), India at a glance. [21] World Trade Organization (2008), International trade statistics. CÁC TRANG WEB: [22] [23] [24] [25] [26] PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hiệp định thƣơng mại và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ (Ký ngày 26-2-1978 tại New Delhi) Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ dưới đây gọi tắt là "Hai bên ký kết", với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời, và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, đã thoả thuận như sau: Điều 1: Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Hai bên tạo thuận lợi với mức tối đa có thể được cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước. Điều 2 : Các thể nhân và pháp nhân hữu quan sẽ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa theo những quy định của Hiệp định này, phù hợp luật lệ về xuất nhập khẩu và ngoại hối của hai nước. Điều 3 : Hai bên dành cho nhau chế độ Tối huệ quốc về cấp giấy phép xuất nhập khẩu, về thuế quan, và các thứ thuế, lệ phí khác áp dụng đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều 4 : Những quy định ở điều 3 sẽ không áp dụng với những ưu tiên hoặc ưu đãi đã và sẽ dành cho các trường hợp sau: a) Các ưu đãi mà Bên này hoặc Bên kia dành cho các nước láng giềng cùng có chung biên giới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho mậu dịch biên giới. b) Các ưu đãi hoặc ưu tiên mà nước này dành cho nước kia hay nước nào khác đang có hiệu lực khi Hiệp định này ký kết hay thay thế cho những ưu tiên, ưu đãi có từ trước. c) Những ưu đãi trong khuôn khổ chương trình phát triển mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển mà hai nước có thể tham gia trong đó Chính phủ mỗi bên có thể trở thành một thành viên. Điều 5: Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước được tiến hành theo Danh mục A và B có tính chất hướng dẫn đính kèm theo Hiệp định. Điều này không có nghĩa việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chỉ giới hạn trong Danh mục A và B nêu trên. Điều 6: Hai bên cam kết triển khai thuận lợi các dự án và được thực hiện thông qua hợp đồng và thư thoả thuận do các tổ chức và cơ quan thích hợp của hai nước ký kết. Điều 7: Với mục đích thúc đẩy hợp tác, nâng cao mức sống của nhân dân, Hai bên sẽ tạo thuận lợi trao đổi bí quyết kỹ thuật, công nhân lành nghề và học viên về kỹ thuật. Điều 8: Mọi việc về thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, phù hợp với pháp luật của mỗi nước và trong thời gian hiệu lực của Hiệp định. Điều 9: Hai bên có thể tham khảo ý kiến lẫn nhau, khi cần có thể kiểm điểm việc thực hiện Hiệp định. Điều 10: Hiệp định có hiệu lực từ ngày ký và có hiệu lực trong thời hạn 3 năm, sau đó mặc nhiên được gia hạn thêm từng năm một, trừ phi có thông báo trước bằng văn bản cho nhau. Danh mục A: Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 1. Gạo 2. Quả tươi và khô 3. Dầu thực vật 4. Hạt có dầu 5. Hóa chất 6. Dược phẩm 7. Than đá 8. Apatít 9. Phân lân nung chảy 10. Gỗ 11. Các mặt hàng khác Danh mục B: Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ 1. Bông và sợi bông 2. Hạt và hạt giống 3. Súc vật sống 4. Gang, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép 5. Máy móc nông nghiệp, máy kéo, máy ủi, thiết bị cho công trình tưới tiêu nước 6. Sứ vệ sinh và phụ kiện 7. Đầu máy toa xe lửa 8. Đồ điện, dây điện 9. Các sản phẩm cơ khí 10. Đồ điện tử 11. Hóa chất 12. Dược phẩm 13. Da sơ chế và da thuộc 14. Than mỡ 15. Kim loại màu và khoáng sản 16. Các mặt hàng khác Phụ lục 2: Hiệp định thƣơng mại và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ (Ký ngày 8-3-1997 tại Niu Đêli) Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn độ dưới đây gọi tắt là "Hai bên ký kết", với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời, và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, đã thoả thuận như sau: Điều 1: Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Hai bên sẽ xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định. Điều 2: (a) Hai bên sẽ dành cho nhau chế độ ưu đãi Tối huệ quốc về giấy phép xuất nhập khẩu, thuế hải quan và tất cả các loại chi phí và thuế khác áp dụng cho việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hoá/sản phẩm. (b) Các bên ký kết sẽ dành cho nhau sự ưu đãi không thấp hơn mức dành cho bất cứ nước nào khác trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu nếu các loại giấy phép đó buộc phải có theo qui định. (c) Mọi ưu đãi, đặc quyền hay miễn trừ mà một trong các bên ký kết dành cho bất cứ hàng hoá nào xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thứ ba hoặc có nơi đến là lãnh thổ của nước đó sẽ ngay lập tức và không điều kiện được dành cho hàng hoá cùng loại xuất xứ từ lãnh thổ của một trong các bên ký kết hoặc là để nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết ấy. Điều 3: Những quy định trong điều 2 sẽ không áp dụng cho: (a) Những ưu đãi mà Bên này hoặc Bên kia dành cho các nước láng giềng cùng có chung biên giới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc qua lại bên giới. (b) Những ưu tiên ưu đãi Ấn Độ dành cho bất cứ nước nào vào ngày ký Hiệp định này, tồn tại trước ngày 10/4/1947 hoặc để thay thế cho những ưu tiên ưu đãi sau đó. (c) Bất cứ ưu tiên ưu đãi nào dành cho chương trình phát triển mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển, mở ra cho các nước này tham gia mà Bên này hoặc Bên kia đang là, hoặc có thể trở thành một thành viên. (d) Những ưu tiên ưu đãi cho việc tham gia vào một liên minh quan thuế và/hoặc khu vực mậu dịch tự do mà mỗi Bên ký kết đang là, hoặc có thể trở thành một thành viên Điều 4: Hai bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các cá nhân và pháp nhân của Hai bên bằng cách trao đổi các đoàn thương mại và kinh doanh, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và trao đổi thông tin. Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước, Hai bên sẽ khuyến khích mở các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh của các tổ chức thương mại, doanh nghiệp, ngân hàng,... của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình. Điều 5: Hai bên sẽ xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sinh học, giao thông vận tải, du lịch và truyền thông, đào tạo cán bộ và các lĩnh vực khác mà Hai bên cùng quan tâm. Điều 6: Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước và tập quán thương mại quốc tế, các cá nhân và pháp nhân của hai nước sẽ ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo giá cả thị trường thế giới. Không một bên ký kết nào phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ cá nhân và pháp nhân trong việc thực hiện các giao dịch thương mại ấy. Điều 7: Mọi việc thanh toán về hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của mỗi nước và theo các phương thức thanh toán theo thông lệ quốc tế, trừ khi Hai bên ký kết có những thoả thuận nào khác. Điều 8: Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, các cá nhân và pháp nhân của mỗi nước cũng được tự do xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với nhau trên cơ sở các hợp đồng buôn bán hai chiều, bù trừ, cho thuê và mua lại sản phẩm, hoặc bất cứ hình thức hợp tác kinh doanh nào được quốc tế thừa nhận. Điều 9: Hai bên sẽ khuyến khích việc hợp tác đầu tư và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước phù hợp với pháp luật của mỗi nước để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa của mỗi nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Điều 10: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệp định này. Hai bên có thể tham khảo ý kiến của nhau, khi cần thiết. Điều 11: (i) Nếu vì tình hình thay đổi không lường trước được và vì tác dụng của các nghĩa vụ mà một bên phải thực hiện theo Hiệp định này, bao gồm cả các nghĩa vụ về mặt thuế quan đối với bất cứ sản phẩm nào được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên đó với số lượng tăng lên tới mức, và theo những điều kiện mà, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà xuất khẩu trong nước trên lãnh thổ của bên đó, hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, bên đó có toàn quyền hoãn thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ, huỷ bỏ hoặc điều chỉnh sự cắt giảm đối với sản phẩm đó, ở mức và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những thiệt hại như vậy. (ii) Trước khi bất cứ bên nào có hành động như vậy, bên đó phải thông báo trước bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất mà thực tiễn cho phép và phải tạo cho bên kia cơ hội tham khảo ý kiến mình về hành động dự định thực hiện. Trong những tình huống khẩn cấp, mà sự chậm trễ có thể gây thiệt hại khó có thể khắc phục, hành động theo khoản 1 của điều này có thể được tạm thời thực hiện mà không cần sự tham khảo trước, với điều kiện là sự tham khảo đó phải được thực hiện ngay sau khi hành động như vậy được thực hiện. Điều 12: 1) Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hai bên ký kết trao đổi công hàm xác nhận việc hoàn thành các thủ tục pháp lý của mỗi nước để hiệp định có hiệu lực và sẽ có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. 2) Hiệp định này sẽ mặc nhiên được gia hạn thêm năm năm mỗi lần, trừ khi một trong Hai bên ký kết thông báo cho bên kia bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi hết hạn hiệp định ý định của mình muốn kết thúc hiệp định này. Những quy định của Hiệp định này sẽ được tiếp tục áp dụng đối với các hợp đồng ký kết trong thời hạn hiệu lực của hiệp định mà chưa thực hiện xong vào ngày hết hạn của hiệp định. Hai bên ký kết có thể thoả thuận kết thúc hiệp định này một năm sau khi mỗi bên thông báo cho nhau bằng văn bản. Làm tại New Delhi, ngày mùng tám tháng ba năm một nghìn chín trăm chín bảy thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Hindi, và tiếng Anh. 1 Các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có bất đồng về giải thích văn bản, bản tiếng Anh sẽ là quyết định. THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ẤN ĐỘ LÊ VĂN TRIẾT Bé tr-ëng Bé Th-¬ng m¹i B.B RAMAIAH Bé tr-ëng Bé Th-¬ng m¹i Phô lôc 3: Khèi l-îng vµ trÞ gi¸ xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng chñ yÕu cña ViÖt Nam sang Ấn Độ năm 2006 STT Mặt hàng Lƣợng (Tấn) Trị giá (1000 USD) 1 Than đá 280.284 20.250 2 Hạt tiêu 7.809 10.982 3 Chè 11.074 8.204 4 Cà phê 7.093 7.739 5 Quế 7.064 6 Cao su 3.750 6.914 7 Đèn huỳnh quang 6.457 8 Cao thuốc 4.844 9 Giầy dép 4.330 10 Sợi dệt đã xe 3.860 11 Linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện máy tính 3.506 12 Gç 3.108 13 T©n d−îc 2.955 14 Gõng, nghÖ vμ gia vÞ kh¸c 2.869 15 Bét mÞn, bét th« vμ bét viªn tõ c¸ hay ®éng vËt sèng d−íi n−íc kh¸c 2.694 16 KÝnh x©y dùng 2.694 17 Ho¸ chÊt 2.677 18 Hoa håi 2.582 19 G«m benjamin 2.274 20 Hµng dÖt may 2.086 21 ChÊt dÎo 1.089 22 Hµng m©y, tre, cãi, l¸ 1.071 23 Bal«, cÆp, tói, vÝ 1.023 Nguån: XuÊt nhËp khÈu hµng hãa ViÖt Nam 2006, Nhµ xuÊt b¶n Thèng kª, Hµ Néi, 2008. Phụ lục 4: Khối lƣợng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2007 STT Mặt hàng Lƣợng (Tấn) Trị giá (1000 USD) 1 Than đá 260.662 21.560 2 Hạt tiêu 3.898 9.897 3 Cao su 4.620 8.160 4 Quế 7.740 7.722 5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7.126 6 Cà phê 4.146 5.240 7 Giày dép các loại 3.738 8 Hàng dệt may 3.272 9 Hàng rau quả 3.088 10 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 1.878 11 Sản phẩm chất dẻo 1.706 12 Chè 1.650 13 Sản phẩm gốm sứ 1.082 14 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 1.074 15 Sản phẩm gỗ 838 Nguồn: Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam. Phụ lục 5: Khối lƣợng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2006 STT Mặt hàng Lƣợng (Tấn) Trị giá (1000 USD) 1 Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến 244.956 2 Chất dẻo 55.281 65.311 3 Dược phẩm 61.509 4 Sắt thép 51.788 44.455 5 Bông xơ 32.051 37.318 6 Đồng 36.465 7 Nhôm 34.409 8 Máy móc, thiết bị 46.216 9 Các sản phẩm hoá chất 27.596 10 Nguyên phụ liệu dược phẩm 25.940 11 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 25.066 12 Hoá chất 24.960 13 Phụ liệu giày dép 19.530 14 Giấy các loại 13.391 15 Phụ liệu thuốc lá 11.102 16 Vải 8.221 17 Sợi dệt đã xe 8.115 18 Tơ, xơ dệt (chưa xe) 2.917 19 Mazut 7.118 2.672 20 Thuốc nhuộm 2.562 21 LK điện tử và ti vi, máy tính và LK máy tính 2.434 22 DÇu mì ®éng thùc vËt 2.166 23 Đường 1.793 24 Bột giấy 520 25 Kẽm 457 26 Phân bón 1.251 232 27 Xe máy (kể cả LK không đồng bộ) 216 28 Phụ liệu may mặc 138 Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. Phụ lục 6: Khối lƣợng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2007 STT Mặt hàng Lƣợng (Tấn) Trị giá (1000 USD) 1 Thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến 248.296 2 Chất dẻo nguyên liệu 34.170 43.596 3 Dược phẩm 41.601 4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 39.219 5 Kim loại thường khác 8.613 32.579 6 Bông các loại 23.079 27.343 7 Sắt thép các loại 26.661 26.384 8 Nguyên phụ liệu dệt may, da giày 19.562 9 Nguyên phụ liệu dược phẩm 19.262 10 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 18.071 11 Hoá chất 12.063 12 Nguyên phụ liệu thuốc lá 11.696 13 Các sản phẩm hoá chất 10.693 14 Sợi các loại 3.783 7.045 15 Giấy các loại 1.701 5.206 16 Vải các loại 4.483 17 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 3.455 18 Dầu mỡ động thực vật 1.173 19 Phân bón các loại 1.072 246 20 Gỗ và sản phẩm gỗ 208 Nguån: Phßng Th-¬ng m¹i & C«ng nghiÖp ViÖt Nam. Phụ lục 7: Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Ấn Độ giai đoạn 1991-2000 Đơn vị: Triệu USD, % tăng trưởng Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại Trị giá Tăng trƣởng so với năm trƣớc Trị giá Tăng trƣởng so với năm trƣớc 1991 29,5 5,5 - 24,0 18,2 - 1992 28,4 19,4 252,7 9,0 -62,5 +10,4 1993 27,0 18,9 -2,6 8,1 -10 +10,8 1994 42,3 14,1 -25,4 28,2 248,1 -14,1 1995 71,9 10,4 -26,2 61,5 118,1 -51,1 1996 97,5 9,1 -12,5 88,4 43,7 -79,3 1997 98,0 13,2 45,05 84,8 -4,1 -71,6 1998 121,3 12,6 -4,8 108,7 28,2 -96,1 1999 154,9 17,0 34,9 137,9 26,9 -120,9 2000 225,6 47,2 177,05 178,4 29,36 -131,2 Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4677_3629.pdf
Luận văn liên quan