Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Vùng ĐBSH là vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội như: Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia. Có thể nói vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhất cả nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng lại thua xa vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên do năng lực cũng như trình độ lý luận của bản thân còn thấp nên em chỉ nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế của vùng ĐBSH nhằm đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế của vùng. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1 1.1. Khái niệm vùng. 1 1.2. Vùng kinh tế. 2 1.3. Cở sở lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3 1.3.1. Các quan niệm, khái niệm tăng trưởng kinh tế. 3 1.3.2. Phát triển kinh tế. 12 1.3.3. Phát triển bền vững. 18 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG21 2.1. Những hạn chế khó khăn của vùng ĐBSH22 2.1.1. Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn22 2.1.2. Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ điều kiện để phát triển nhanh và hiệu quả cao. 23 2.1.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. 26 2.1.4. Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn tồn tại nhiều bất hợp lý27 2.1.5. Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng. 29 2.1.6. Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. 29 2.2. Tiềm năng và lợi thế của vùng ĐBSH30 2.2.1. Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước30 2.2.2. Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng. 31 2.2.3. Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển. 32 2.2.4. Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh. 33 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế vùng ĐBSH thời kỳ 2000- 2008. 34 2.3.1. Kinh tế. 34 2.3.2. Xã hội63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . 67 3.1. Một số biện pháp phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng ĐBSH. 67 3.1.1 Phối hợp trong huy động vốn đầu tư phát triển. 67 3.1.2. Phối hợp trong phát triển đào tạo sử dụng lao động. 67 3.1.3. Phối hợp trong rà soát, sửa đổi, bổ xung và ban hành thực hiện cơ chế chính sách tài chính, chính sách đầu tư, cơ chế bù và giải phóng mặt bằng. 68 3.1.4. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng. 68 3.1.5. phối hợp trong việc hình thành các tour du lịch vùng ĐBSH69 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH69 3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 69 3.2.2. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. 69 3.3.3. Giải pháp về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 72 3.2.4. Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. 73 3.2.5. Giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên đất74 3.2.6. Giải pháp về cải cách hành chính. 75

doc88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tấn vượt kế hoạch (kế hoạch đến năm 2010 là 1.200 ngàn tấn). Tuy nhiên sản lượng bột giấy sản xuất trong nước còn thấp, phụ thuộc vào lượng bột giấy nhập khẩu. Trong ba năm qua tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy tại Phú Thọ, Yên Bái, Thanh hóa, tổng diện tích rừng nguyên liệu trồng mới đạt 22.500 ha. Các dự án đầu tư sản xuất bột giấy, giấy triển khai chậm tiến độ như Nhà máy bột, giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, Nhà máy bột, giấy Thanh Hóa, nhà máy giấy, bột giấy Tuyên Quang, Nhà máy bột giấy Long An (nhà máy bột giấy Kontum dừng triển khai). Ngành phân bón, hoá chất: Trong 3 năm qua ngành đó triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất phân bón nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Đã thoả mãn 100% nhu cầu phân lân (sản lượng năm 2007 đạt 1,54 triệu tấn, năm 2008 đạt 1,5 triệu tấn). Do việc triển khai đầu tư các dự án sản xuất phân đạm chậm hơn so với kế hoạch (đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm Cà Mau) nên đến năm 2010 chỉ đáp ứng 50% nhu cầu phân đạm Ure trong nước. Đầu năm 2009 đó hoàn thành đầu tư nhà máy sản xuất phân DAP Hải Phòng công suất 330 ngàn tấn/năm và dự kiến cuối năm 2009 hoàn thành dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân lân Lào Cai công suất 100 ngàn tấn/năm. Hiện nay đang triển khai đầu tư dự án nhà máy đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình dự kiến hoàn thành vào đầu kế hoạch 5 năm 2011-2015. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai dự án đầu tư thăm dò, khai thác muối kaly tại Lào, dự án sản xuất hydro xit nhôm hóa chất tại Lâm Đồng, dự án đầu tư nhà máy sản xuất DAP số 2. Ngành dệt may: Do nắm bắt thời cơ và mở rộng thị trường xuất khẩu nên sản lượng sản phẩm dệt may trong 3 năm qua tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, năm 2005 đạt: 4,7 tỷ USD, thì đến năm 2007 đạt 7,75 tỷ USD, năm 2008: 9,1 tỷ USD; năm 2010 dự kiến đạt 10 tỷ USD (gấp đôi năm 2005 và đạt chỉ tiêu Đại hội X). Ngành đang tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất sợi, vải và các phụ liệu để giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngành bia-rượu-nước giải khát: Trong 3 năm qua ngành rượu – bia - nước giải khát đã có bước tăng trưởng khá, chủng loại sản phẩn đa dạng, phong phú, thoả mãn nhu cầu trong nước. Sản lượng bia hàng năm tăng đáng kể, năm 2006 đạt 1,55 tỷ lít, năm 2007 đạt 1,65 tỷ lít, năm 2008 đạt 1,85 tỷ lít, năm 2009 trên 2 tỷ lít, năm 2010 dự kiến đạt 2,3 tỷ lít chưa đạt kế hoạch năm 2010 (dự kiến 2,5 tỷ lít). Tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,8%/năm. Trong 3 năm đó hoàn thành đầu tư nhà máy bia Sài Gòn- Củ Chi, các nhà máy bia ở một số địa phương được sáp nhập vào Tổng cụng ty rượu-bia-nước giải khát Sài Gòn hoặc Tổng công ty rượu-bia-nước giải khát Hà Nội; các doanh nghiệp FDI cũng thực hiện việc mở rộng sản xuất, nên có điều kiện đầu tư mở rộng, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngành thuốc lá: Ngành thuốc lá là ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện (hạn chế tăng sản lượng, tập trung chủ yếu vào việc tăng giá trị sản phẩm thuốc lá). Tốc độ tăng trưởng thấp bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 2,5%/năm, đến năm 2010 sản lượng ước đạt 4,6 tỷ bao thuốc lá. Ngành cơ khí: Đây là ngành có tiềm năng phát triển nên trong 3 năm qua đã được đầu tư cơ sở vật chất và có cơ chế khuyến khích để chế tạo các thiết bị, chi tiết phụ tùng cho ngành điện (thiết bị thuỷ công), hoá chất, xi măng, giấy; chế tạo máy nông nghiệp, máy bơm nước; đóng tầu thuỷ; sản phẩm phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy. Nhiều sản phẩm cơ khí đó được xuất khẩu như thiết bị nhà máy nhiệt điện, tàu thuỷ. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành như Lilama (tham gia tổng thầu nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng), Vinashin (đúóg nhiều tàu theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với trọng tải đến 53.000 tấn), cơ khí Hồng Nam, cơ khớ Ninh Bình (thiết kế, chế tạo các loại cầu trục, cổng trục), cơ khí Đông Anh (gia công kết cấu thép nhôm định hình, bi đạn cho ngành xi măng), Công ty cơ khí Coma, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Vina (chế tạo thiết bị lũ hơi cho nhà máy nhiệt điện, lò hơi thu hồi nhiệt, thiết bị nhà máy khử nước mặn,...). Ngành điện tử: Các sản phẩm điện tử lắp ráp trong nước ngày càng chiếm được thị phần lớn và tham gia xuất khẩu với giá trị lớn. Một số sản phẩm chủ yếu như tivi, máy vi tính, linh kiện điện tử (lắp ráp tivi bình quân tăng trưởng 9%/năm: năm 2006 đạt 2,44 triệu cái, năm 2007 đạt 2,92 triệu cái, năm 2008 đạt 3,37 triệu cái, năm 2009 đạt 3,52 triệu cái; kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, vi tính và linh kiện tăng trưởng bình quân 24%/năm: năm 2006 đạt 1,77 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,2 tỷ USD, năm 2008 đạt 2,7 tỷ USD). 2.3.1.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp Vượt qua nhiều khó khăn thách thức, thiên tai, dịch bệnh,… ngành nông nghiệp trong giai đoạn này đã phát triển với tốc độ tăng khá. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân trong 4 năm tăng 3,9% tuy chưa đạt mục tiêu đề ra (4,5%) nhưng đó cũng là những bước tiến đáng kể. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đã tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nhất là trong điều kiện xuất khẩu giai đoạn này đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá cả xuất khẩu xuống thấp. Kinh tế nông thôn và đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng xuất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp,… đã có tác động tích cực tới việc phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Cũng theo số liệu năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước tăng 6%, tăng 2,4% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng của vùng chỉ đạt 4,9%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và đứng thứ 4 trong cả nước sau Tây Nguyên (10,6%), Đồng bằng sông Cửu Long (6,9%) và Đông Nam Bộ (5,9%). Tuy nhiên vùng ĐBSH chiếm 18% tồng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước và đứng thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước). So với tất cả các vùng trong nước, ĐBSH có lợi thế vượt trội về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đó là hệ thống các công trình thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; hệ thống giao thông, bến cảng tiện lợi; hệ thống thông tin hiện đại; hệ thống các trạm trại kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu rất tập trung. Đó là lợi thế mà các vùng khác trong thời gian ngắn không thể theo kịp. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay mà ĐBSH gặp phải là sự biến mất dần đất nông nghiệp. Quy hoạch các ngành dự báo, do phát triển đô thị và các khu công nghiệp, dịch vụ, ĐBSH sẽ bị mất 38.000-40.000 ha đất nông nghiệp vào năm 2010, chủ yếu là đất hai vụ lúa và đất lúa màu. Thành phố Hà Nội và Hải Phòng là hai địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị mất nhiều nhất. Vùng ĐBSH vẫn tiếp tục đóng vai trò là vùng sản xuất lúa gạo của cả nước, do vậy cần tiếp tục hoàn chỉnh thủy lợi để duy trì diện tịch gieo trồng, tăng năng suất để tăng sản lượng. Chuyển đổi cơ cấu phải chuyển mạnh được sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lượng, giá trị lớn, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm nông nghiệp được tập trung phát triển: Lúa – gạo; rau, thực phẩm cao cấp và trái cây; thịt gia súc, gia cầm; hoa và cây cảnh. Bảng 02: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Cả nước 137.112 142.711 147.847 156.682 104,1 103,6 106,0 104,5 ĐBSH 25.106 26.008 26.822 28.140 103,6 103,1 104,9 103,9 Hà Nội 1.249 1.270 1.302 5.845 101,7 102,5 114,2 106,2 Hà Tây 3.614 3.730 3.814 - 103,2 102,3 - - Vĩnh Phúc 1.638 1.699 1.737 1.653 103,7 102,2 95,2 100,3 Bắc Ninh 1.595 1.600 1.585 1.652 100,3 99,1 104,2 101,2 Quảng Ninh 966 863 956 953 89,3 110,8 99,7 99,5 Hải Dương 2.878 2.919 2.989 3.063 101,4 102,4 102,5 102,1 Hải Phòng 1.997 2.082 2.166 2.269 104,3 104,0 104,8 104,4 Hưng Yên 2.328 2.337 2.572 2.656 100,4 110,1 103,3 104,5 Thái Bình 3.817 3.939 4.026 4.195 103,2 102,2 104,2 103,2 Hà Nam 1.219 1.283 1.359 1.412 105,3 105,9 103,9 105,0 Nam Định 2.545 2.911 2.900 2.976 114,4 99,6 102,6 105,3 Ninh Bình 1.261 1.375 1.418 1.467 109,0 103,1 103,5 105,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2.3.1.3. Giá trị sản xuất lâm nghiệp Thành quả lớn nhất mà ngành lâm nghiệp đạt được trong những năm vừa qua là vốn rừng được giữ vững và phát triển. Sở dĩ đạt được kết quả trên một mặt do công tác trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng đạt kết quả cao; mặt khác chủ trương đóng cửa rừng để bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được thực hiện nghiêm túc trong. Thực hiện chủ trương này, phần lớn các lâm trường đã chuyển sang làm nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng và làm dịch vụ lâm nghiệp cho cả vùng, việc khai thác gỗ giảm đến mức tối đa. Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2005 đến năm 2008 của cả nước tăng bình quân mỗi năm 2,3%, trong đó cùng ĐBSH bình quân mỗi năm tăng 2,8%. Mặc dù cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp, chỉ bằng 1/2 lần tốc độ tăng bình quân của vùng Đông Nam Bộ. Tuy tăng chậm nhưng cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp biến đổi theo chiều hướng tích cực. Giá trị sản xuất do trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và dịch vụ lâm nghiệp tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, giá trị khai thác lâm sản từ rừng trồng cũng tăng dần trong những năm gần đây. Bảng 03: Giá trị sản xuất Lâm Nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Cả nước 6.316 6.408 6.603 6.752 101,5 103,0 102,3 102,3 ĐBSH 327 340 348 355 104,0 102,4 102,0 102,8 TD và MNPB 2.441 2.469 2.543 2.612 101,1 103,0 102,7 102,3 BTB và DHMT 1.797 1.828 1.883 1.916 101,7 103,0 101,8 102,2 Tây Nguyên 451 437 450 460 96,9 103,0 102,2 100,7 Đông Nam Bộ 314 335 358 368 106,7 106,9 102,8 105,4 ĐBSCL 987 1.000 1.021 1.042 101,3 102,1 102,1 101,8 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Bảng 04: Giá trị sản xuất Lâm Nghiệp tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Hà Nội 7 6 5 34 85,7 83,3 97,1 94,7 Hà Tây 28 31 30 - 110,7 96,8 - - Vĩnh Phúc 38 39 36 36 102,6 92,3 100,0 98,2 Bắc Ninh 6 6 7 7 100,0 116,7 100,0 105,3 Quảng Ninh 118 123 131 143 104,2 106,5 109,2 106,6 Hải Dương 17 19 19 17 111,8 100,0 89,5 100,0 Hải Phòng 24 23 24 24 95,8 104,3 100,0 100,0 Hưng Yên 8 8 7 7 100,0 87,5 100,0 95,6 Thái Bình 11 12 11 10 109,1 91,7 90,9 96,9 Hà Nam 17 18 18 18 105,9 100,0 100,0 101,9 Nam Định 25 23 24 23 92,0 104,3 95,8 97,3 Ninh Bình 26 32 38 36 123,1 118,8 94,7 111,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình 04: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng (%) giá trị sản xuất lâm nghiệp các tỉnh vùng ĐBSH từ 2005 tới 2008 Nhìn chung giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng còn thấp, tốc độ tăng trưởng của các tỉnh không ổn định, có những năm giá trị sản xuất lâm nghiệp sụt giảm rõ rệt như Hà Nội năm 2006-2007 giá trị sản xuất lâm nghiệp đã thấp nhất vùng thì giá trị sản xuất lâm nghiệp lại giảm xuống chỉ bằng 83,3% so với năm 2005 – 2006. Không dừng lại ở đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp của Hà nội vẫn tiếp tục giảm ở những năm tiếp theo và không có dấu hiệu tăng lên. Ngược lại với Hà Nội có Quảng Ninh, cũng là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn của vùng nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như tốc độ tăng trưởng lại khác hoàn toàn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của Quảng Ninh lớn nhất vùng, năm 2008 đạt 143 tỷ đồng chiếm 40,3% giá trị toàn vùng, tốc độ gia tăng bình quân hàng năm từ 2005 – 2008 cao, đạt 6,6% gấp 2,4 lần tốc độ tăng toàn vùng và gần gấp 3 lần so tốc độ tăng trưởng của cả nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2005 đến năm 2008 của cả nước tăng bình quân mỗi năm 2,3%, trong đó cùng ĐBSH bình quân mỗi năm tăng 2,8%. Mặc dù cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp, chỉ bằng 1/2 lần tốc độ tăng bình quân của vùng Đông Nam Bộ. Tuy tăng chậm nhưng cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp biến đổi theo chiều hướng tích cực. Giá trị sản xuất do trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và dịch vụ lâm nghiệp tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, giá trị khai thác lâm sản từ rừng trồng cũng tăng dần trong những năm gần đây. Bảng 03: Giá trị sản xuất Lâm Nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Cả nước 6.316 6.408 6.603 6.752 101,5 103,0 102,3 102,3 ĐBSH 327 340 348 355 104,0 102,4 102,0 102,8 TD và MNPB 2.441 2.469 2.543 2.612 101,1 103,0 102,7 102,3 BTB và DHMT 1.797 1.828 1.883 1.916 101,7 103,0 101,8 102,2 Tây Nguyên 451 437 450 460 96,9 103,0 102,2 100,7 Đông Nam Bộ 314 335 358 368 106,7 106,9 102,8 105,4 ĐBSCL 987 1.000 1.021 1.042 101,3 102,1 102,1 101,8 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2.3.1.4. Giá trị sản xuất Thủy sản Không như Lâm nghiệp, ngành sản xuất Thủy sản không chỉ riêng gì vùng ĐBSH mà còn cả nước còn có những chuyển biến mạnh mẽ. Trong 4 năm từ 2005 tới năm 2008 giá trị sản xuất thủy sản của vùng tăng bình quân 8,7% năm, đứng thứ 3 so cả nước ( sau vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu Long) tuy thấp hơn so mức tăng bình quân chung của cả nước, nhưng đó cũng là một kết quả khá tốt và rất khả quan trong những năm tới, dựa vào bảng số liệu cho ta thấy: giá trị sản xuất thủy sản của vùng từ năm 2005 tăng mạnh và vẫn còn tiếp tục tăng nữa, không thấy có dấu hiệu sụt giảm. Bảng 05: Giá trị sản xuất Thủy sản tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Cả nước 38.727 42.036 46.932 50.082 108,5 111,6 106,7 108,9 ĐBSH 2.974 3.271 3.617 3.843 110,0 110,6 106,2 108,7 TD và MNPB 335 382 433 464 114,0 113,4 107,2 111,5 BTB và DHMT 7.334 7.743 8.324 8.898 105,6 107,5 106,9 106,7 Tây Nguyên 116 117 130 146 100,9 111,1 112,3 108,0 Đông Nam Bộ 2.544 2.695 2.701 2.840 105,9 100,2 105,1 103,7 ĐBSCL 25.424 27.828 31.728 33.891 109,5 114,0 106,8 110,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Bảng 06: Giá trị sản xuất Thủy sản tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Hà Nội 82 85 89 298 103,7 104,7 91,4 99,7 Hà Tây 189 200 237 - 105,8 118,5 - - Vĩnh Phúc 75 81 90 101 108,0 111,1 112,2 110,4 Bắc Ninh 138 161 188 194 1167 116,8 103,2 112,0 Quảng Ninh 435 464 542 579 106,7 116,8 106,8 110,0 Hải Dương 243 277 338 387 114,0 122,0 114,5 116,8 Hải Phòng 544 570 585 617 104,8 102,6 105,5 104,3 Hưng Yên 105 122 136 150 116,2 111,5 110,3 112,6 Thái Bình 487 559 605 665 114,8 108,2 109,9 110,9 Hà Nam 98 109 117 106 111,2 107,3 90,6 102,7 Nam Định 457 497 535 574 108,8 107,6 107,3 107,9 Ninh Bình 121 147 155 171 121,5 105,4 110,3 112,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Không trầm lắng như lâm nghiêp, ngành thủy sản có vẻ sôi động hơn. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của các tỉnh trong vùng từ năm từ 2005 – 2008. Hình 05: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng (%) giá trị sản xuất thủy sản các tỉnh vùng ĐBSH từ 2005 tới 2008 2.3.1.5. Giá trị sản xuất dịch vụ Mặc dù chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế nhưng nhờ thực hiện tốt những chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hoạt động thương mại, dịch vụ nội địa đã đạt nhiều kết quả tốt. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 2005 - 2008 tăng 28,4%/năm vượt kế hoạch đã đề ra. Kinh doanh thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong và ngoài tỉnh. Hàng hoá bán ra phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên các địa bàn. Bảng 07: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các tỉnh vùng ĐBSH (theo giá hiện hành) 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 ĐBSH 106.738 136.854 171.585 225.768 128,2 125,4 131,6 128,4 Hà Nội 44.832 55.818 67.988 123.950 124,5 121,8 134 136,5 Hà Tây 10.322 18.850 24.509 - 182,6 130,0 - - Vĩnh Phúc 3.632 4.915 7.292 9.955 135,3 148,4 136,5 139,9 Bắc Ninh 4.116 5.050 6.680 8.961 122,7 132,3 134,1 129,6 Quảng Ninh 10.316 11.783 14.087 18.756 114,2 119,6 133,1 122,1 Hải Dương 4.638 5.371 6.523 7.988 115,8 121,4 122,5 119,9 Hải Phòng 11.552 13.738 17.740 22.999 118,9 129,1 129,6 125,8 Hưng Yên 3.577 4.226 5.272 6.448 118,1 124,8 122,3 121,7 Thái Bình 4.175 5.337 6.696 8.727 127,8 125,5 130,3 127,9 Hà Nam 2.594 3.174 4.038 4.453 122,4 127,2 110,3 119,7 Nam Định 4.204 5.052 6.103 7.779 120,2 120,8 127,5 122,8 Ninh Bình 2.790 3.540 4.648 6.015 126,9 131,3 129,4 129,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên. Nhìn vào bảng 07 ta thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu sụt giảm trong thời gian tới. Tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp nhất là Hà Nam thì cũng có mức tăng trưởng bình quân từ 2005 – 2008 là 19,7%. Ngược lại cũng có tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên mức bình quân chung từ 2005 -2008 của toàn vùng đó là: Vĩnh Phúc 39,9%, Hà Nội 36,5%, Bắc Ninh 29,6%, Ninh Bình 29,2%. Tuy đó chỉ là con số tương đối nhưng nó cũng phản ánh được phần nào sự phát triển của kinh tế - xã hội. Kinh doanh du lịch hiện nay là một trong những lĩnh vực sôi động và cũng phát triển nhất. Khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về vui chơi, giải trí, du lịch… cũng ngày càng cao chính vì thế mà các khu du lịch ngày càng được đầu tư phát triển, các dịch vụ du lịch, công ty du lịch cũng từ đó mà mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu của người dân. Tỉnh Vĩnh Phúc xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong 5 năm qua kinh doanh du lịch đã có bước phát triển, bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống kinh doanh du lịch được tăng cường, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhiều dự án đầu tư hạ tầng các khu du lịch như Tam Đảo. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có lịch sử trong lĩnh vực du lịch có thể nói là lâu đời nhất trong cả nước thì hiện nay các khu du lịch cung rất phát triển, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới nơi đây, hiện nay còn phát triển du lịch bằng đường hàng không đó là Hạ Long Bay. Tỉnh có rất nhiều khu du lịch như Vịnh Hạ Long, Bãi cháy, Đảo Tuần Châu… Ngoài ra vùng còn có rất nhiều khu du lịch khác như: Quất Lâm ( Nam Định), Cát Bà (Hải Phòng), chùa Bái Đính (Ninh Bình),… Vận tải: kinh tế - xã hội phát triển làm cho nhu cầu của toàn xã hội tăng lên như đi lại, vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên và chiếm ưu thế. Vận tải đường sắt còn nhiều hạn chế mặc dù do nhu cầu tăng nhưng do năng lực thông qua ở một số tuyến đường sắt chủ đạo như tuyến Bắc – Nam, Hà Nội – Lào Cai, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh của vận tải khối lượng lớn và đường dài. Phương tiện bay của ngành hàng không đã được đầu tư cải thiện, bổ xung nhiều máy bay mới tầm trung và tầm xa loại hiện đại. Đường bay được mở rộng cả về tầm bay xa và tần suất bay. Đã hình thành hệ thống cảng hàng không quốc tế để tiến tới xây dựng các trung tâm vận chuyển, quá cảnh hành khách, hàng hóa của khu vực. Vận tải đường sông chưa có chuyển biến đáng kể do các dự án đầu tư ở diện rộng mới đang ở giai đoạn khởi động. Về vận tải biển, dự kiến trong năm 2010 xây dựng được hệ thống cảng biển trên các vùng trong cả nước, xây dựng được các cảng biển quan trọng tại ba vùng kinh tế trọng điểm, bước đầu chuyển sang xây dựng hệ thống cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế, tạo tiền đề phát triển hệ thống cảng biển có vị trí quan trọng trong khu vực Bảng 08: khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ vùng ĐBSH 2005 (triệu lượt người) 2006 (triệu lượt người) 2007 (triệu lượt người) 2008 (triệu lượt người) Tốc độ tăng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 ĐBSH 405.6 458.2 508.0 588.4 113,0 110,9 115,8 113,2 Hà Nội 335.3 375.5 413.2 497.8 112,0 110,0 120,5 114,1 Hà Tây 16.8 22.8 23.3 - 135,7 102,2 - - Vĩnh Phúc 3.9 4.2 6.0 8.5 107,7 142,9 141,7 129,7 Bắc Ninh 2.8 3.4 3.7 5.1 121,4 108,8 137,8 122,1 Quảng Ninh 6.8 7.2 9.9 12.6 105,9 137,5 127,3 122,8 Hải Dương 4.4 5.5 5.7 6.8 125,0 103,6 119,3 115,6 Hải Phòng 15.1 18.5 20.5 23.9 122,5 110,8 116,6 116,5 Hưng Yên 2.1 2.5 3.9 5.9 119,0 156,0 151,2 141,1 Thái Bình 4.1 4.3 6.0 8.8 104,9 139,5 146,5 128,9 Hà Nam 2.5 2.1 2.5 3.4 84,0 119,0 134,2 110,3 Nam Định 6.1 6.3 6.7 7.5 103,3 106,3 112,6 107,3 Ninh Bình 5.7 5.9 6.6 8.1 103,5 111,9 122,7 112,4 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Bảng 09: Khối lượng hàng hóa vận chuyển vùng ĐBSH 2005 (nghìn tấn) 2006 (nghìn tấn 2007 (nghìn tấn 2008 (nghìn tấn) Tốc độ tăng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 ĐBSH 137.567 153.655 191.554 255.412 111,7 124,7 133,3 122,9 Hà Nội 22.781 27.495 33.149 69.562 120,7 120,6 126,5 118,8 Hà Tây 18.062 20.806 21.843 - 115,2 105,0 - - Vĩnh Phúc 6.335 7.419 10.263 13.231 117,1 138,3 128,9 127,8 Bắc Ninh 16.123 15.258 16.909 18.624 94,6 110,8 110,1 104,9 Quảng Ninh 9.034 9.976 13.238 15.698 110,4 132,7 118,6 120,2 Hải Dương 13.231 16.320 20.396 26.031 123,3 125,0 127,6 125,3 Hải Phòng 19.287 19.761 28.314 35.952 102,5 143,3 127,0 123,1 Hưng Yên 5.979 6.777 9.692 14.433 113,3 143,0 148,9 134,1 Thái Bình 7.122 7.184 7.818 9.560 100,9 108,8 122,3 110,3 Hà Nam 3.122 4.500 5.448 7.623 144,1 121,1 139,9 134,7 Nam Định 7.988 8.609 9.480 11.056 107,8 110,1 116,6 111,4 Ninh Bình 8.504 9.551 15.004 19.157 112,3 157,1 127,7 131,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Về Bưu chính viễn thông: có tốc độ tăng trưởng khá trong các năm qua. Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông của nhân dân ngày càng phát triển đã có đóng góp lớn vào tốc độ tăng các ngành dịch vụ nói chung. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, dần được nâng cấp và hiện đại đại hóa, giá cuớc được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu người sử dụng. Tính tới năm 2008 toàn bộ các tỉnh trong vùng có mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số, tất cả các xã đều có điện thoại, bình quân 27 máy/100 dân – đứng thứ 2 trong cả nước, riêng Hà Nội đạt 37 máy/100 dân là địa phương có mật độ điện thoại cao nhất cả nước. Các dịch vụ về internet với tốc độ nhanh chóng với tốc độ tăng trung bình khoảng 100% trong vài năm trở lại đây. Hiện nay số thuê bao ADSL/1000 dân của vùng năm 2008 là 44,8, gấp hơn 1,7 lấn với mức bình quân của cả nước và đứng thứ 2 trong các vùng; riêng thủ đô Hà Nội, con số này là 109 thuê bao/1000 dân, cao nhất cả nước và nhiều hơn 24 thuê bao/1000 dân so với địa phương đứng thứ 2 là thành phố Hồ Chí Minh (số liệu của Bộ Bưu Chính Viễn Thông), lượt người khai thác internet ngày càng tăng. 2.3.1.6. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005, 2006 và 2008 Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, điểm cho chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, chi phí không chính thức, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh ở vùng ĐBSH đều thấp hơn hẳn so với các vùng phát triển năng động khác như vùng kinh tế trọng điểm phía nam và một số tỉnh miền Trung. Bảng 10: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005, 2006, 2008 TT Địa phương 2005 2006 2008 1 Hà Nội 14/42 40/64 31/64 2 Hải Phòng 19/42 42/64 48/64 3 Quảng Ninh 7/42 25/64 27/64 4 Hưng Yên 15/42 16/64 20/64 5 Hải Dương 39/42 29/64 30/64 6 Bắc Ninh 23/42 22/64 16/64 7 Hà Tây 42/42 62/64 54/64 8 Vĩnh Phúc 05/42 08/64 03/64 9 Hà Nam 31/42 49/64 26/64 10 Nam Định 38/42 44/64 42/64 11 Thái Bình 08/42 37/64 28/64 12 Ninh Bình 41/42 18/64 23/64 (Nguồn: Cụ thể duy nhất chỉ có 1 tỉnh của vùng là Vĩnh Phúc (03/64) trong số 13 tỉnh của cả nước thuộc nhóm tốt và rất tốt, trong số còn lại có tới 4 tỉnh và thành phố của vùng ĐBSH xếp hạng năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trở xuống (2008) là: Hà Nội (chưa mở rộng) 31/64; Hải Phòng 48/64; Hà Tây (trước đây) 54/64 và tỉnh Nam Định 42/64. Qua đó ta thấy thủ đô Hà Nội tuy là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước nhưng năng lực cạnh tranh lại chưa cao, Hải Phòng là nơi có cảng biển lớn nhưng năng lực cạnh tranh lại xếp thứ 48/64. Vậy nguyên nhân là do đâu, có phải là do cơ chế chính sách chưa thật sự mở, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại hay không, giao thông ở các thành phố này hiện nay còn khá lộn xộn, nhiều đương xuống cấp một cách trầm trọng? Vì như tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay dù chỉ là một tỉnh ven Hà Nội nhưng năng lực cạnh tranh lại rất cao (03/64) nguyên nhân là do đâu ta cần tìm hiểu, đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế của từng tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung. 2.3.2. Xã hội 2.3.2.1. Dân số của vùng ĐBSH và cả nước Cùng với sự gia tăng dân số chung của cả nước, dân số vùng ĐBSH cũng không ngừng gia tăng. Tính tới năm 2008, dân số của vùng là 19.655 nghìn người chiếm 22,8% dân số cả nước, đứng thứ 2 cả nước sau vùng BTB và DHMT, trong khi tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là thấp nhất cả nước chỉ có 21.049 km2 chiếm 6,4% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Bảng 11: Dân số vùng ĐBSH và cả nước tính từ 2003 tới 2008 Đơn vị: 1000 người 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nước 80.902 82.032 83.106 84.156 85.155 86.211 TD và MNPB 10.555 10.702 10.389 10.974 11.096 11.208 ĐBSH 18.704 18.903 19.108 19.299 19.498 19.655 BTB và DHMT 18.976 19.177 19.367 19.531 19.653 19.820 Tây Nguyên 4.571 4.674 4.758 4.869 4.935 5.004 Đông Nam Bộ 11.125 11.500 11.779 12.068 12.448 12.829 ĐBSCL 16.822 17.076 17.256 17.416 17.524 17.695 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2.3.2.2. Tỷ lệ nghèo chung theo phân vùng Tuy là vùng có thủ đô Hà Nội và có nhiều thành phố trực thuộc Trung Ương nhưng tỷ lệ nghèo chung của vùng (được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người một tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm 2002, 2004, 2006) thì vùng ĐBSH tuy có giảm nhưng vẫn xếp thứ 2 sau vùng Đông Nam Bộ. Bảng 12: Tỷ lệ nghèo chung theo phân vùng Đơn vị: % Tỷ lệ nghèo chung 2002 2004 2006 Cả nước 28,9 19,5 16,0 Đồng bằng sông Hồng 21,5 11,8 8,9 Trung du và miền núi phía Bắc 47,9 38,3 32,3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 35,7 25,9 22,3 Tây Nguyên 51,8 33,1 28,6 Đông Nam Bộ 8,2 3,6 3,8 Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,9 10,3 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Tính đến năm 2006 tỷ lệ nghèo chung của vùng ĐBSH gấp 2,34 lần vùng Đông Nam Bộ trong khi dân số của ĐBSH chỉ gấp 1,6 lần vùng Đông Nam Bộ (19299000/12068000) 2.3.2.3.Trình độ dân số của vùng ĐBSH “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ vào công học tập của các cháu” Trong thời đại hiện nay, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm và số lượng quân đội đông đảo để bảo vệ Tổ quốc như trước đây. Ngày nay, sức mạnh của mỗi dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triển mạnh. Đối với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật cao, có khả năng hòa nhập với trình độ văn minh thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục không ngừng, "học, học nữa, học mãi". Tiếp thu tư tưởng đó của Bác mà vùng có những thành tựu đáng kể trong việc giáo dục và đào tạo. Cụ thể là: năm học 2006 -2007 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 89,19% cao hơn 8,77% so cả nước, tới năm 2007-2008 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên tới 92,76% cao hơn 6,18% so cả nước. Theo số liệu sơ bộ năm 2008, số sinh viên đại học của vùng cũng cao nhất cả nước chiếm 41,5% tổng số sinh viên của cả nước và gấp 1,55 lần so với vùng có số sinh viên đứng thứ 2 cả nước là Đông Nam Bộ. Điều này là một lợi thế vô cùng to lớn của vùng, cung cấp cho vùng một số lượng lớn lao động có trình độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Một số biện pháp phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng ĐBSH 3.1.1 Phối hợp trong huy động vốn đầu tư phát triển Phối hợp huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa phương trong vùng ĐBSH trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Các cơ quan quản lý, các địa phương trong vùng phối hợp nhau trong xúc tiến đầu tư và huy động vốn nhất là vốn ODA và FDI. Tuy nhiên trong đầu tư phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường: phối hợp trong đầu tư phát triển đối với những công trình, dự án liên quan đến nhiều địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: xử lý nước thải, chất thải rắn, nhất là chất thải rắn nguy hại, phát triển cảng biển, sân bay, xây dựng hệ thống đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc,… phối hợp trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Việc xây dựng các công trình , các dự án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy hoạch của các địa phương lân cận và đảm bảo sự đồng bộ với triển khai các dự án có liên quan. 3.1.2. Phối hợp trong phát triển đào tạo sử dụng lao động Để tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới thì con người phải có trình độ, nhận thức và có hiểu biết về khoa học công nghệ chính vì thế ta phải phối hợp xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề để đào tạo lao động cho vùng Phối hợp trong sử dụng lao động, nhất là lao đông di chuyển, lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; đồng thời định hướng, hướng dẫn các địa phương phối hợp, hỗ trợ việc làm, hợp tác bố trí lao động, xử lý tranh chấp lao động khi cần thiết. 3.1.3. Phối hợp trong rà soát, sửa đổi, bổ xung và ban hành thực hiện cơ chế chính sách tài chính, chính sách đầu tư, cơ chế bù và giải phóng mặt bằng Có những cơ chế chính sách tài chính mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư đầu tư vào địa phương. Có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại,… Cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật trực tiếp gắn với sản xuất Hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhanh, đảm bảo quyển lợi của cả hai bên, đền bù thỏa đáng cho người dân trong diện di dời, có những biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chủ trương và quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc giải phóng mặt bằng nhằm nhanh chóng thu hồi đất đai cho việc xây dựng công trình đúng tiến độ đề ra. 3.1.4. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng Trên cơ sở về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng ĐBSH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Ngành, các địa phương có trách nhiệm cung cấp cho nhau thông tin về các lĩnh vực liên quan tới nội dung, cơ chế phối hợp phát triển trong vùng ĐBSH để xây dựng hệ thống thông tin chung cho vùng ĐBSH. Các nội dung cần cung cấp gồm: các dự án đầu tư, cơ chế chính sách, dự báo thị trường, tiến bộ công nghệ và tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm về các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về đầu tư nước ngoài, các chỉ tiêu về đầu tư từ ngoài tỉnh, các chỉ tiêu xã hội và môi trường... Việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng là hết sức quan trọng. Có như vậy thông tin mới được truyền tải nhanh tới các địa phương để kịp thời phối hợp với các cấp thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, những vấn đề khó khăn được giải quyết nhanh chóng và kịp thời… 3.1.5. phối hợp trong việc hình thành các tour du lịch vùng ĐBSH Vùng ĐBSH có rất nhiều địa điểm du lịch lí tưởng và nằm ở nhiều địa phương, tỉnh khác nhau. Để phát huy thế mạnh của vùng, các tỉnh cần phối hợp để hình thành nối các tour du lịch, tạo điều kiện cho khách từ nơi này tới nơi kia một cách thuận tiện và dễ dàng, các doanh nghiệphoạt động lữ hành cần phối hợp chặt chẽ hơn. Các địa phương cần phải có sự thống nhất trong điều hành đề có thể hình thành tuyến du lịch xuyên suốt vùng ĐBSH. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, năng động và có hiệu quả trên cơ sở phát triển những ngành, lĩnh vực cơ bản có giá trị lớn, chất lượng cao và có sức cạnh tranh quốc tế, gia tăng nhanh chóng giá trị quốc gia. Mở rộng ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất. Xây dựng phát triển các khu , cụm công nghiệp nông thôn gắn với các thị trấn, thị tứ, phát triển chế biến nông, lâm sản. Xây dựng khu công nghiệp chuyên nghiên cứucải tiến kỹ thuật và công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có cho cả vùng ĐBSH. Phá thế độc canh cây lúa. Chuyển đổi diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang phát triển các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao hơn. Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng các vùng chuyên canh hàng hóa xuất khẩu rau màu, cây công nghiệp, thúc ăn chăn nuôi. Tận dụng những thế mạnh của vùng phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch. 3.2.2. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh Việc gia nhập WTO đã đưa các doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong vai trò mở cửa, hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp trong nước, bao gồm doanh nghiệp Trung Ương trên địa bàn và doanh nghiệp địa phương. Các địa phương xây dựng chương trình phát triển và nâng cao sức cạnh tranh hội nhập cho doanh nghiệp. Tập trung phát triển một số tổng công ty lớn của nhà nước và tư nhân trên địa bàn có năng lực sản xuất cạnh tranh cao với công ty nước ngoài khi hội nhập. Phát động phong trào cổ vũ, tôn vinh tinh thần lập nghiệp kinh doanh, sáng kiến kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới. Đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần mới để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, đa sở hữu, tạo sức mạnh cho đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện hiệu quả luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các luật mới ban hành, thông suốt quan điển đổi mới, đảm bảo sự bình đẳng và tạo thuận lợi với mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho lao động phù hợp với xu hướng hội nhập. Tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và Quốc tế. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu và hình thức công ty cổ phần. Tóm lại, tất cả những mục tiêu cũng như phương hướng phát triển của doanh nghiệp vùng ĐBSH ở đại hội đảng X nhằm đưa kinh tế của vùng đi lên phát huy cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chiến lược, đưa kinh tế vùng ĐBSH thành vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia. Từng bước phát triển tổng lực cả nền kinh tế Việt Nam, đưa nước ta vững bước tiến lên trên con đường Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ xung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh mở rộng qui mô về vốn và lao động nhằm tạo được một số doanh nghiệp dân doanh có qui mô lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay các doanh ngiệp có nhu cầu hỗ trợ là rất lớn (trên 60%), điều đó cho thấy hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa mang lại kết quả tương xứng nên cần phải thực hiện một số biện pháp để khắc phục vấn đề này như sau: - Khẩn trương tổng kết, đánh giá nội dung, biện pháp và tổ chức thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định những điểm tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Xây dựng đào tạo về Kỹ thuật – Công nghệ; phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế bao gồm các nội dung như: tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật; đào tạo về phát triển thiết kế sản phẩm mới; đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; đào tạo về công nghệ đại trà thông thường. Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến thông tin bao gồm: tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đạt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định, nghiên cứu và phát triển. 3.3.3. Giải pháp về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực Tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách cung – cầu lao động về số lượng. tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả nền kinh tế nhằm tạo việc làm và việc làm có chất lượng. Tiếp tục thực hiện các chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, theo hướng lồng ghép trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong đó nguồn lực của nhà nước có vai trò định hướng và “xúc tác” quan trọng. Có chính sách và kế hoạch tạo việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nghề, đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi từ 15 – 34 để chủ động chuyển dịch lao động ở những khu vực có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; có chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ để đáp ứng nhu cầu lao động của chính mình. Mở rộng quan hề hợp tác, tham gia tích cực vào thị trường lao động trong khu vực và Quốc tế. Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Xuất phát từ vai trò của thị trường lao động là giải phóng và phát huy triệt để tiềm năng, tài năng vốn có của con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcvà sức cạnh tranh của lao động ; tham gia vào điều chỉnh, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực. Xây dựng thực hiện chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường, cải cách chế độ tiền lương theo hướng trả lương theo công việc, khuyến khích nâng cao tri thức, kĩ năng và sáng tạo trong công việc… 3.2.4. Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ Nâng cao nhận về vai trò, nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội của khoa học công nghệ. Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của lãnh đạo và quản lí các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ. Nâng cao nhận thức về tư tưởng dựa vào khoa học và công nghệ, thông qua việc vận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ. Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Làm cho lãnh đạo các cấp, các ngành , các chủ doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và thách thức trước các xu thế quốc tế, nhất là xu thế hội nhập và nền kinh tế tri thức. Xác định phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng cá nhân nào. Đổi mới quản lý khoa học và công nghệ theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với đặc thù của khoa học và công nghệ. Yêu cầu hội nhập quốc tế làm cho khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ hơn, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống. Đổi mới cần phải tập trung vào các khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá, nghiệm thu và quản lý sau đánh giá, nghiệm thu, quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đảm bảo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. Xây dựng và phát triển thị trường Khoa học – Công nghệ. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường Khoa học – Công nghệ. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và lấy việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế để tạo động lực cũng như sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính toán tới hiệu quả khi lựa chọn công nghệ, đổi mới sản phẩm. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về Khoa học – Công nghệ. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển Khoa học – Công nghệ trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và Trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ. Chủ động và mở rộng phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác trong nước và quốc tế về Khoa học – Công nghệ. 3.2.5. Giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên đất Đẩy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Tuyên truyền, phổ biến công khai, rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất. Triển khai điều chỉnh, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển các đô thị, trung tâm cụm xã, các khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn của vùng. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện giao thông, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác, sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới đồng thời đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời. 3.2.6. Giải pháp về cải cách hành chính Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các chủ đầu tư làm thủ tục đầu tư vào địa phương không gây khó khăn cho các nhà đầu tư. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã gia Nghị quyết 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2020. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thác thức to lớn, đòi hỏi Quốc gia phải xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, đảm bảo quốc phòng an ninh. Từ lý do trên, em đã tìm hiểu và nghiên cứu một phần nhỏ trong đó là: thực trạng phát triển kinh tế của vùng ĐBSH từ đó thấy rằng vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên vùng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình. Chính vì vậy mà vùng cần phải tiếp tục đổi mới và tập trung nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát huy cao độ tiềm năng kinh tế của vùng. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kinh tế của vùng thì em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng ĐBSH. Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 01: Mật độ dân số (người/km2) của các vùng và cả nước năm 2008 23 Hình 02: Số lao động bình quân trong một dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất của các vùng và cả nước năm 2008 27 Hình 03: quy mô dân số (tỷ người) và tỉ trọng dân số (%) của các vùng so cả nước 31 Hình 03: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng (%) giá trị sản xuất lâm nghiệp các tỉnh vùng ĐBSH từ 2005 tới 2008 49 Hình 05: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng (%) giá trị sản xuất thủy sản các tỉnh vùng ĐBSH từ 2005 tới 2008 55 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 36 Bảng 02: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 45 Bảng 03: Giá trị sản xuất Lâm Nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 47 Bảng 04: Giá trị sản xuất Lâm Nghiệp tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH 48 Bảng 05: Giá trị sản xuất Thủy sản tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 53 Bảng 06: Giá trị sản xuất Thủy sản tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH 54 Bảng 07: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các tỉnh vùng ĐBSH (theo giá hiện hành) 56 Bảng 08: khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ vùng ĐBSH 59 Bảng 09: Khối lượng hàng hóa vận chuyển vùng ĐBSH 60 Bảng 10: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005, 2006, 2008 62 Bảng 11: Dân số vùng ĐBSH và cả nước tính từ 2003 tới 2008 64 Bảng 12: Tỷ lệ nghèo chung theo phân vùng 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Niên giám thống kê năm 2008, Tổng cục Thống kê, Hà Nội Giáo trình Nguyên lý thống kê (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư (2007), PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt. Một số tài liệu liên quan được cung cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các trang web: KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã gia Nghị quyết 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2020. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thác thức to lớn, đòi hỏi Quốc gia phải xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, đảm bảo quốc phòng an ninh. Từ lý do trên, em đã tìm hiểu và nghiên cứu một phần nhỏ trong đó là: thực trạng phát triển kinh tế của vùng ĐBSH từ đó thấy rằng vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên vùng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình. Chính vì vậy mà vùng cần phải tiếp tục đổi mới và tập trung nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát huy cao độ tiềm năng kinh tế của vùng. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kinh tế của vùng thì em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng ĐBSH. Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Luận văn liên quan