Đề tài Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Kim Sơn

Đề nghị NHNo&PTNT huyện Kim Sơn hỗ trợ thêm cơ sở vật chất như xây dựng và nâng cấp Ngân hàng cấp huyện, các Ngân hàng cấp III, mở thêm các điểm giao dịch mới ở các xã Kim Định, Hồi Ninh và một số xã. Cấp kinh phí xây dựng trụ sở giao dịch của NHNo huyện khang trang bề thế hơn, đông thời cần trang bị thêm cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hệ thống Ngân hàng các cấp để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu giao dịch và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn NHNo&PTNT huyện Kim Sơn cần mở rộng các hình thức huy động vốn vì đối với khu vực miền núi, nông thôn thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều trong khi nhu cầu vốn cao. NHNo&PTNT huyện cần tạo ra các hình thức mới với cơ chế lãi suất ưu tiên hơn với các khách hàng này. Mặt khác nguồn vốn điều hoà từ NHNo&PTNT Tỉnh có thể giải quyết một vấn đề rất bức xúc với Ngân hàng. Vì hiện nay vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy vấn đề tạo nguồn vốn trong kinh doanh, điều hoà vốn cần được đẩy mạnh có hiệu quả. Đồng thời cũng cần tăng cường tìm kiếm khai thác các nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới của mình tới tận các xã để dễ dàng tiếp cận các hộ sản xuất, nắm bắt nhu cầu vốn, tình hình sử dụng vốn của các hộ vay. Thủ tục cho vay cần đơn giản và chặt chẽ, không nên quá nhiều giấy tờ phiền hà cho khách hàng vì khách hàng của NHNo&PTNT chủ yếu là nông dân với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế

pdf67 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Kim Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ nếu có yêu cầu. Nếu các hộ có nhu cầu vay vốn để tái SXKD khôi phục hoạt động SXKD thì ngân hàng vẫn tiến hành cho vay bình thường. Ngân hàng phải thực hiện phân loại NQH, nợ khó đòi, nợ xấu, nợ khoanh. Tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân thực trạng, khả năng giải quyết để đề xuất hướng giải quyết hoặc báo với BLĐ Ngân hàng để có chỉ thị thực hiện. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 43 - + Trường hợp người vay vốn trong quá trình tiến hành hoạt động SXKD bị kẻ gian phá hoại, lấy cắp không có khả năng trả nợ hoặc chủ vay chốn thì Ngân hàng cho vay phải lập văn bản chuyển cho cơ quan có chức năng sử lý, điều tra đồng thời báo cáo với BLĐ Ngân hàng, thu hồi tài sản để “phát mãi”, chấm dứt quan hệ tín dụng cho tới khi thu hồi được cả gốc và lãi + Nếu trường hợp bán TSCĐ mà vẫn chưa thu hồi được vốn cho vay thì Ngân hàng sử dụng đến dự phòng rủi ro. Nếu tổn thất quá lớn thì Ngân hàng sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro. Nếu Ngân hàng có quyết định ngừng quan hệ tín dụng với khách hàng nào đó thì nó sẽ được thông báo trong hệ thống Ngân hàng trên địa bàn lãnh thổ nơi ngân hàng đó đặt cơ sở và các chi nhánh trên toàn quốc. 2.4.6 Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn 2.4.6.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất Cho vay là một nghiệp vụ tất yếu của Ngân hàng. Để đảm bảo có thể trả lãi cho người gửi tiền và thu được lợi nhuận tiếp tục hoạt động. Như chúng ta đã biết NHNo & PTNT ngoài thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, còn giúp nhà nước thực hiện các chính sách, trong đó có chính sách cho vay đối với hộ sản xuât, do đó doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm một số lượng không nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng thể hiện qua bảng số liệu sau. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 44 - Bảng 7:Tình hình cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn qua 3 năm 2008/2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị (%) Giá trị (%) Doanh số cho vay HND 112.905 134.056 172.379 21.151 18,7 38.323 28.6 - Ngắn hạn 72.11 93.839 137.386 21.729 30,1 43.547 46.4 - Trung dài hạn 40.795 40.217 34.993 -578 -1,4 -5.224 -13.0 Doanh số cho vay 146.745 162.188 207.936 Doanh số cho vay HND/ Doanh số cho vay 77 77 83 Tổng nguồn vốn 85.172 89.195 139.774 Doanh số cho vay HND/ Tổng nguồn vốn 133 150 123 Theo Ngành kinh tế 112.905 134.056 172.379 Nông nghiệp 93.699 100.595 115.373 6.896 7,4 14.778 14.7 Chế biến lâm sản 0 0 2.758 0 2.758 Cho vay CN_TTCN 0 0 4.654 0 4.654 Thương nghiệp dịch vụ 11.446 21.905 29.856 10.459 91,4 7.951 36.3 Cho vay đời sống 5.7 8.687 12.583 2.987 52,4 3.896 44.8 Cho vay XKLĐ 2.06 2.869 3.482 809 39,3 0.613 21.4 Ngành khác 0 0 3.673 0 3.673 (Nguồn trưởng phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện kim sơn) Biểu đồ 5: Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời gian Doanh số cho vay theo thời gian 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Số ti ền - Ngắn hạn - Trung dài hạn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 45 - Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất cũng tăng lên cùng với doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2008 doanh số cho vay hộ sản xuất là 112.905 triệu chiếm 78% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2009 doanh số cho vay hộ sản xuất là134.056 triệu chiếm 79,9% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Và con số này còn cao hơn trong năm 2010. Năm 2010 doanh số cho vay hộ sản xuất là 172.379 triệu chiếm 82,9% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Qua những con số trên ta nhận thấy doanh số cho vay của hộ nông dân ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong thời gian qua, thể hiện mục tiêu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là tập trung cho vay với hộ sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng bộ mặt mới cho nông thôn ngày nay. Xét về doanh số cho vay hộ sản xuất qua các năm nhân thấy doanh số này cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2009/2008 tăng một lượng 21.151 triệu tương ứng với tỷ lệ 18.7%. Năm 2010/2009 tăng một lượng 38.324 triệu tương ứng với tỷ lệ 28,6%. Xét về tình hình cho vay ngắn, trung và dài hạn thì các chỉ tiêu này cũng tăng mạnh qua các năm và hầu như doanh số cho vay ngắn hạn thường cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn. Do đặc điểm địa hình của kim sơn là miền biển nên hầu như người dân thường vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho việc chăn nuôi là chủ yếu nên trong lĩnh vực đầu tư cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay đối với hộ nông dân. Xét về hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng ta thấy hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng luôn ở mức cao trên 100% điều này cho thấy doanh số huy động vốn không đáp ứng kịp doanh số cho vay, Ngân hàng không chỉ cho hộ sản xuất vay bằng vốn vốn huy động của ngân hàng mà còn cho họ vay vốn bằng nguồn vốn ủy thác của các tổ chức WB, ADB Doanh số cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng đạt được thành tích như trên là do những năm qua chính phủ nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ sự phát triển của các hộ sản xuất theo đó quy định mức vay của nông dân không phải thế chấp tài sản, mức lãi xuất vay ưu đãi trong các lĩnh vực ngành nghề đã tạo điều kiện cho hộ sản xuất vay vốn. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một phần đóng góp đáng kể của các chính sách, chiến lược đúng đắn của Ngân hàng luôn lấy thị trường nông nghiệp nông thôn làm trung tâm của chiến lược cho vay, không ngừng mở rộng và đa dạng hóa hình thức tiếp TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 46 - cận cho vay. Cùng với sự phát triển của mạng lưới, Ngân hàng cũng quan tâm đến phương thức đưa nguồn vốn đến cho hộ làm sao cho thuận tiện kịp thời đáp ứng nhu cầu: Cho vay trực tiếp hộ sản xuất, cử cán bộ đến tân nơi để vận động vay, cho vay thông qua các tổ nhóm đặc biệt là hội phụ nữ, như là một cánh tay đắc lực cho Ngân hàng trong việc vươn tới nhiều hộ sản xuất Trong thời gian tới mục tiêu của Ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh doanh số cho vay thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới, giữ ổn định thị phần khách hàng truyền thống đi kèm với chất lượng tăng trên cơ sở nâng cao công tác thẩm định, chon lọc, lựa chon những phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả thực tiễn cao. Thực hiện tôt phương châm tăng trưởng đi kèm với chất lượng tín dụng đó là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. 2.4.6.2 Doanh số thu nợ Có hoạt động cho vay tất yếu có hoạt động thu nợ, cho vay và thu nợ là hai mặt của quá trình SXKD tiền tệ của Ngân hàng. Nếu hoạt động thu nợ được thực hiện tốt, sẽ làm tổng dư nợ giảm, Ngân hàng có thể dung số tiền đó để tiếp tục cho vay. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 47 - Bảng 8:Tình hình thu nợ hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn qua 3 năm 2008/2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị (%) Giá trị (%) Doanh số thu nợ HND 87.716 117.949 159.681 30.233 34,5 41.732 35.4 - Ngắn hạn 63.594 86.575 118.483 22.981 36,1 31.908 36.9 - Trung dài hạn 24.122 31.374 41.198 7.252 30,1 9.824 31.3 Doanh số thu nợ 110.058 140.057 193.547 Doanh số thu nợ HND/ doanh số thu nợ 80 84 83 Theo ngành kinh tế 87.716 117.949 159.681 Nông nghiệp 73.681 88.367 99.305 14.686 19,9 10.938 12.4 Chế biến lâm sản 0 0 176 0 176 Công nghiệp và TTCN 0 0 224 0 224 Thương nghiệp dịch vụ 9.649 17.445 40.815 7.796 80,8 23.37 134.0 Cho vay đời sống 3.947 9.377 15.968 5.43 137,6 6.591 70.3 Cho vay XKLĐ 439 2.76 1.852 2.321 528,7 -908 -32898.6 Ngành khác 0 0 1.341 0 1.341 (Nguồn từ trưởng phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Kim Sơn) Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo thời gian Doanh số thu nợ theo thời gian 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Số ti ền - Ngắn hạn - Trung dài hạnTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 48 - Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ tăng tương ứng với doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số thu nợ hộ sản xuất hàng năm so với doanh số thu nợ của toàn ngân hàng cũng tăng nên qua các năm. Năm 2008 doanh số thu nợ hộ sản xuất chiếm 79.7 % tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2009 doanh số này chiếm 82,1% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2010 con số này đã là 82,5% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Điều này cũng là một điều dễ hiểu vì doanh số thu nợ hộ sản xuất/ doanh số cho vay hộ nông dân là 80%. Trong đó doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm gần 80% doanh số cho vay của ngân hàng nên doanh số thu nợ hộ sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn gần 80% đó cũng là một điều tất yếu. Xét về doanh số thu nợ qua từng năm ta thấy năm 2008 doanh số thu nợ đạt 87.716 triệu, năm 2009 đạt 117.949 triệu, tăng 22.921 triệu so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ 34,5%.Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 159.681 triệu, tăng 41.732 triệu so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 35,4%. Doanh số thu nợ tăng đây là một thành công của ngân hàng tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề mới, là làm sao cho ngân hàng nâng cao được tổng dư nợ cho vay, một vấn đề nan giải vì thu nợ tăng sẽ làm giảm dư nợ. Xét về lĩnh vực đầu tư: Doanh số thu nợ chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp,cho vay đời sôngs và xuất khẩu lao động , điều này cũng dễ lý giải do doanh số cho vay của ngân hàng đối với hộ nông dân chủ yếu là các đối tượng trên. Qua đây chúng ta thấy được lỗ lực của CBCNV ngân hàng và BLĐ ngân hàng trong việc thúc đẩy doanh số thu nợ, tránh tình trạng nợ xấu trong tương lại Tuy nhiên có được thành tích như vậy chúng ta không thể không kể đến vai trò của hộ sản xuất, đa số hộ sản xuất trong huyện đều có ý thức trả nợ, một sô hộ có ý trức trả nợ cao, khi hoạt động SXKD mang lại lợi nhuận họ lập tức mang tiền trả lại ngân hàng, nhờ đó doanh số thu nợ được tăng lên hằng năm. Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ đắc lực của các tổ nhóm vay vốn trong việc giám sát, theo dõi và tổ chức thu nợ . Nói tóm lại sự gia tăng về doanh số thu nợ một mặt phản ánh sự nỗ lực trong công tác giảm nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng của BGĐ và các CBTD mặt khác thể hiện khả năng sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của các hộ vay. Tuy nhiên để đạt kết quả tôt như vậy thì chi nhánh cần lầm tôt công tác thẩm định trong quá trình cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của hộ vay để có sự can thiệp kịp thời, tránh trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, không mang lại hiệu quả gây thiệt hại cho ngân hàng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 49 - 2.4.6.3 Doanh số dư nợ Doanh số dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của ngân hàng, qua doanh số dư nợ người ta có thể biết được quy mô tín dụng, và tình hình hoạt động của ngân hàng trong tương lai Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn qua 3 năm 2008-2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị (%) Giá trị (%) Dư nợ BQ HND 120.577 142.86 182.66 22.283 18,5 39.799 27.9 - Ngắn hạn 81.545 98.789 133.4 17.244 21,1 34.607 35.0 - Trung dài hạn 39.032 44.071 49.263 5.039 12,9 5.192 11.8 Dư nợ BQ 163.617 179.231 227.76 Dư nợ BQ HND/ dư nợ BQ 74 80 82 Theo ngành kinh tế 120.577 142.862 182.66 Nông nghiệp 96.462 114.288 151.61 17.826 18,5 37.319 32.7 Chế biến lâm sản 0 0 2.923 0 2.923 Công nghiệp và TTCN 0 0 4.932 0 4.932 Thương nghiệp dịch vụ 18.087 23.286 15.891 5.199 28,7 -7.395 -31.8 Cho vay đời sống 5.426 4.572 1.827 -854 -15,7 -2.745 -60.0 Cho vay XKLĐ 603 714 2.74 111 18,4 2.026 0.3 Ngành khác 0 0 2.74 0 2.74 (Nguồn từ trưởng phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Kim Sơn) Biểu đồ 7: Doanh số dư nợ hộ nông dân theo thời gian TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 50 - Doanh số dư nợ 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Số ti ền Ngắn hạn Trung và dài hạn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 51 - Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số dư nợ hộ sản xuất chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số dư nợ của Ngân hàng, như chúng ta đã biết ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là doanh nghiệp nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các chính sách trong đó có chính sách xóa đói giảm nghèo với hộ sản xuất, tạo diện mạo mới cho nông thôn. Do đó cũng như doanh số thu nợ và doanh số cho vay, doanh số dư nợ của ngân hàng đối với hộ sản xuất, chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng số dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể như sau: Năm 2008 doanh số dư nợ hộ sản xuất chiếm 84,4% trông tổng dư nợ của ngân hàng, năm 2009 là 87,3%, năm 2010 là 88%. Xét về tình hình dư nợ hàng năm như sau: Năm 2008 doanh số dư nợ là 120.577 triệu, năm 2009 là 142.862 triệu, tăng 22.283 triệu so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ là 18.5%, năm 2010 doanh số dư nợ là 182.659 triệu tăng 39.799 triệu so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ là 28,8% . Doanh số dư nợ tăng thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng gia tăng, ở đây doanh số cho vay của Ngân hàng tăng, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng, do đó doanh số dư nợ tăng là một dấu hiệu tôt, và là một thước đo về thành tích mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua Xét về lĩnh vực đầu tư: Do Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó nhân dân chủ yếu là làm nghề nông, nên trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng, dư nợ cho vay luôn là một con số chiếm tỷ trọng cao nhất trong Ngân hàng. Tuy nhiên doanh số dư nợ tăng cũng mang lại rất nhiều rủi ro, do đó Ngân hàng cũng cần cân nhắc doanh số dư nợ sao cho doanh số dư nợ tăng trưởng gắn liền với giảm rủi ro và nợ xấu. Có được doanh số dư nợ như hiện nay Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều biện pháp đẩy mạnh cho vay như: Cung cấp cho người vay vốn những ưu đãi nhất định, tư vấn miễn phí về sử dụng vốn trong quy trình giải ngân, tạo thuận lợi trong việc lập hồ sơ, ưu đãi về thời gian vay, áp dụng mức lãi xuất linh hoạt phù hợp . 2.4.6.4 Nợ xấu Nợ xấu: như chúng ta đã biết nợ xấu là một vấn đề mà Ngân hàng không muốn sảy ra, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đồng thời ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 52 - Bảng 10:Tình hình nợ xấu hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn qua 3 năm 2008-2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 ST ST ST Gíatri (% ) Gía trị (% ) Nợ xấu 172 266 379 94 54.7 113 42. 5 - Ngắn hạn 110 181 265 71 64.6 84 46. 5 - Trung dài hạn 62 85 114 23 37.0 29 34. 0 Nợ xấu 820 950 1352 Nợ xấu HND/ nợ xấu 21.0 28 28.0 (Nguồn từ trưởng phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Kim Sơn) Biểu đồ 8: Nợ xấu hộ nông dân Nợ xấu 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Số ti ền Ngắn hạn Trung và dài hạn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 53 - Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của hộ nông dân chiểm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ xấu của Ngân hàng, năm 2008 nợ xấu hộ sản xuất chiếm 21% tổng nợ xấu của ngân hàng, năm 2009 con sô này là 28% đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất trong tổng số nợ xấu của Ngân hàng là 28,03%. Qua con số trên cho thấy Ngân hàng đã có nhiều biện pháp trong ngăn ngừa nợ xấu như: Thẩm định dự án một cách chặt chẽ, có sự kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn của hộ sản xuất qua các nhóm hội, mặt khác như chúng ta đã biết hộ sản xuất hoạt động SXKD phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên cho nên khi điều kiện tự nhiên không thuân lợi thì các hộ sản xuất cũng khó lòng trả nợ cho Ngân hàng được, do đó tình trạng nợ xấu ở Ngân hàng là một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên qua những con số trên ta thấy rằng các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tăng với tỷ lệ gần 80% nhưng tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất lại khoảng 27% đây là một đấu hiệu thể hiện thành tích của Ngân hàng trong việc ngăn ngừa nợ xấu. 3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn 3.1.1 Những kết quả đạt được Nguồn vốn ngân hàng đã giúp cho các hộ nông dân có đủ vốn để thực hiện quá trình sản xuất như mua phân bón, mua cây giống, con giống, công cụ sản xuất góp phần tăng năng xuất lao động, hiệu quả kinh doanh, tạo công ăn việc làm cải thiên đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao mức GĐP trên đầu người của huyện. - Những kết quả đạt được của ngân hàng + Ngân hàng đã phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các đoàn thể công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động cho vay, thu nợ, kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn, nắm bắt nhu cầu vay, giảm bớt áp lực của công tác thẩm định, sự quá tải do phải quản lý nhiều đối tượng khách hàng + Cho vay Hộ nông dân đã đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương có cơ cấu hợp lý phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương trên cơ sở đa dạng hóa đối tượng cho vay, thay đổi cơ cấu đầu tư cho phù hợp với thị trường. Đồng thời hoạt động cho vay cũng góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao nhận thức sản xuất hàng hóa, thúc đẩy việc sử dụng vốn và tính toán hợp lý .. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 54 - + Chất lượng cho vay hộ sản xuất được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, dưới 2% trên tổng dư nợ của chi nhánh. Hộ sản xuất có ý thức trả nợ giúp Ngân hàng giảm chi phí thu nợ của mình Đảm bảo CBTD có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện tôt vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện dự án, phương pháp kinh doanh chủ động tiếp cận thị trường, nắm băt tôt nhu cầu củ khách hàng để có hướng thay đổi phù hợp. Đạt được những kết quả trên do Ngân hàng luôn bám sát chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam và của tỉnh đồng thời phải nói đến sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNV tại Ngân hàng. 3.1.2 Những hạn chế tồn tại Ngân hàng chưa tạo được sự đa dạng về đối tượng và hình thức cho vay do Ngân hàng chỉ chú trọng vào cho vay sản xuất mùa vụ thông qua hình thức thế chấp tài sản mà chưa mạnh dạn áp dụng các hình thức mới, mở rộng cho vay nhiều đối tượng. Chưa kiểm tra chặt chẽ tài sản thế chấp, đánh giá tài sản thế chấp không sát với thực tế, do đó khi cần phát mãi thì không đảm bảo việc thu hồi nợ gốc, tài sản thế chấp đôi khi không thuộc sở hữu của người vay. CBTD của Ngân hàng phải chịu áp lực công việc lớn do công việc quá nhiều, trong huyện có 26 xã và 1 thi trấn nhưng chỉ có 2 cơ sở và 1 trụ sở chính, do đó công việc hàng ngày của CBTD là rất lớn Ngân hàng chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút khách hàng nên số hộ đến giao dịch với ngân hàng còn ở mức thấp mức vốn cấp cho mỗi hộ còn thấp và còn nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng.. Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để phân tích, đánh giá còn thiếu, không kịp thời và chất lượng chưa cao. Công nghệ thông tin chưa được khai thác một cách triệt để để cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí của Ngân hàng cho hoạt động này là ít hoặc không có. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng xử lý rủi ro chưa thực sự nghiêm và hiệu quả. Do quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng nên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Ngân hàng, Ngân hàng thường không tự động trích lập hoặc trích lập chỉ mang tính chất chống chế. Rủi ro trong hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất là rất lớn vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu nhiều tác TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 55 - động của cả các yếu tố khách quan và chủ quan, do vậy việc trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro là rất cần thiết và đòi hỏi phải sử dụng một cách có hiệu quả. Nguyên nhân - Từ phía Ngân hàng Việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số Ngân hàng cơ sở còn thiếu nghiêm túc, chưa thực hiện tốt việc phân tích phân loại và xử lý nợ đặc biệt là các món vay trung, dài hạn. Qua kiểm tra một số nơi vẫn còn hiện tượng nợ đến hạn chưa xử lý kịp thời, nợ quá hạn tồn đọng từ các năm trước chưa được xử lý. Phần lớn các khoản vay được đảm bảo bằng tư cách và tài sản của người vay mà ít quan tâm đến dự án sản xuất kinh doanh nên khả năng khách hàng không trả được nợ Ngân hàng là cao do tính khả thi và hiệu quả của dự án xin vay không được xác định. Công nghệ thông tin đã được NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn quan tâm nhưng vẫn có trường hợp thiếu thông tin về tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý vốn vay và sử dụng vốn vay của họ như thế nào, dẫn đến không kiểm soát chặt chẽ được vốn vay. Từ đó dẫn đến việc hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không trả nợ đúng hạn. - Nguyên nhân từ phía hộ sản xuất Hộ sản xuất trên địa bàn huyện kim sơn chủ yếu là hộ nông dân trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, nhất là kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như công tác tiếp thị trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm của hộ sản xuất ra còn chưa theo kịp với sự thay đổi của cơ chế thị trường nhất là về mặt chất lượng, chủng loại, giá cả Đa số hộ sản xuất hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Một số hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích. khi xin vay vốn thì đưa ra một dự án, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và hấp dẫn nhưng khi vay vốn rồi lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro và lợi nhuận cao hơn điều đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng do khách hàng không thu được vốn đầu tư vào dự án rủi ro cao. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 56 - Một số hộ nông dân có tâm lý ỉ lại vào Nhà nước, không chủ động xây dựng phương án SXKD có lãi và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng do thời gian qua có rất nhiều nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và nguồn ưu đãi khác tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn qua các định chế tài chính khác như Ngân hàng chính sách, hệ thống quỹ tín dụng nhân dânlàm hạn chế đến việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 57 - CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN KIM SƠN 3.1 Định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn trong thời gian tới. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của UBND huyện, căn cứ vào định hướng nghiệp vụ công tác năm 2011 của NHNo & PTNT Tỉnh. Với tinh thần tích cực chủ động phát huy nội lực cao nhất, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm qua, khắc phục những tồn tại khó khăn để vươn lên. NHNo & PTNT huyện Kim Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng có chất lượng, mở rộng các hình thức và đối tượng đầu tư, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Đồng thời ngân hàng cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ, hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn và hiệu quả. * Về công tác huy động vốn Tích cực huy động vốn tại chỗ, có chính sách sản phẩm và lãi suất phù hợp với nhu cầu thị trường, khai thác tối đa nguồn vốn trong và ngoài địa phương, thực hiện chuyển dich cơ cấu nguồn vốn trong kinh doanh, chủ động đáp ứng nguồn vốn ngắn, trung hạn cho hộ sản xuất, từng bước thoát khỏi việc lệ thuộc vào nguồn vốn điều tiết của Ngân hàng cấp trên. Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh, duy trì tốt thời gian giao dịch và trang bị đầy đủ phương tiện làm việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng đến giao dịch. Thực hiện có hiệu quả chiến lược thu hút khách hàng đi đôi với việc thường xuyên nghiên cứu thị trường, yếu tố cạnh tranh nhằm thu hút và giữ khách hàng có số dư tiền gửi lớn và thường xuyên, vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tiếp cận khách hàng có nguồn vốn lớn, thu hút nguồn vốn lãi suất rẻ, giảm chi phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay lớn. Chi nhánh cũng xác đinh tiền gửi dân cư là nguồn ổn định nên phấn đấu đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 60% tổng nguồn huy động * Về công tác cho vay TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 58 - Tiếp tục duy trì các biện pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả về mở rộng dư nợ trong đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất năm 2010 Bám sát các chương trình kinh tế của tỉnh phối kết hợp với các ngành có liên quan để nghiên cứu đầu tư theo dự án, chủ động tìm kiếm dự án và có biện pháp đầu tư phù hợp, tiếp tục củng cố phát triển thị phần khu vực nông nghiệp nông thôn. Chú trọng đến việc tiếp cận và mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh lớn ở địa bàn thị trấn, đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi theo định hướng phát triển của các cấp chính quyền địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng dư nợ cao Tập trung xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể hoặc không có nợ quá hạn. Thực hiện phân loại khách hàng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các khách hàng tốt (có uy tín, làm ăn hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán), đồng thời kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng đối với khách hàng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, không đủ điều kiện vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, chấp hành tốt các quy định, thể lệ, chế độ của ngành, làm tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để có những sửa chữa kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra rủi ro. * Về công tác nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Kim Sơn do vậy trước mắt cũng như lâu dài NHNo & PTNT huyện Kim Sơn luôn coi hộ sản xuất là đối tượng trọng tâm trong hoạt động cho vay và đề ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất. Cụ thể là: Tích cực chỉ đạo mở rộng cho vay với phương châm tín dụng là an toàn và hiệu quả nên các khoản tín dụng cấp cho khách hàng phải luôn đảm bảo an toàn về vốn, có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đủ để bù đắp chi phí ngân hàng bỏ ra và có lãi. Tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hạn hàng tháng, xác định rõ thực trạng dư nợ đang quản lý và khả năng thu hồi nợ của từng khách hàng trên địa bàn, đồng thời thực hiện trích lập và xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định. Các ngân hàng cơ sở lập bản chỉ đạo thu hồi nợ, tập trung cán bộ có năng lực cho những địa bàn hoạt động tín dụng chậm phát triển, địa bàn khó khăn, áp dụng mọi biện TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 59 - pháp để giải quyết triệt để những tồn tại trong hoạt động tín dụng tạo đà cho sự phát triển bền vững 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kim Sơn 3.2.1 Giải pháp về huy động vốn Tăng cường các biện pháp huy động và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường việc huy động vốn của Ngân hàng nói chung và của NHNo & PTNT nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết. Ngân hàng cần có vốn để tiến hành hoạt động cho vay, sản xuất kinh doanh từ đó tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời thỏa mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Khi SXKD của toàn xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Trên thị trường có sự cạnh tranh nguồn vốn giữa các Ngân hàng. Do đó NHNo & PTNT huyện Kim Sơn phải có phương hướng huy động vốn thích hợp nhất - Đối với những hộ kinh doanh có ít tiền nhàn rỗi dài ngày trong khi công việc kinh doanh đòi hỏi họ thường xuyên bận rộn họ sẽ quan tâm đến sự tiện lợi trong các dịch vụ hoặc việc gửi tiền và lĩnh tiền từ Ngân hàng có dễ dàng hay không hơn là lãi suất. Vì vậy NHNo & PTNT huyện Kim Sơn nên bố trí các cấn bộ giao dịch thu nhận và chi trả kịp thời ngay khi nhận được yêu cầu của nhóm đối tượng này. Việc nhận tiền, trả tiền ngay một cách nhanh chóng sẽ làm tăng chi phí ở mức độ nhất định nhưng đổi lại Ngân hàng sẽ thu hút được lượng vốn rẻ do đây là tiền gửi giao dịch. Cùng với thời gian, khi công việc này đi vào “guồng hoạt động”, số lượng khách hàng tăng lên thì số dư tiền gửi không kỳ hạn sẽ tăng lên nhanh chóng và với chi phí bình quân ngày càng giảm dần. - Đối với những người có thu nhập cao, thường quan tâm đến lãi suất, độ an toàn, tính bảo mật, gửi kỳ hạn dài, NHNo & PTNT huyện Kim Sơn nên chủ động cung cấp thông tin về các phương tiện bảo quản và lãi suất các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn. - Đối với những khách hàng có thu nhập đều đặn và gửi tiền tích luỹ dần cho một công việc tại thời điểm xác định trong tương lai Ngân hàng nên hướng dẫn họ chuyển đổi kỳ hạn tại các thời điểm thích hợp đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Việc làm này còn thể hiện sự tận tình đối với người gửi và là một trong những cách thức TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 60 - hấp dẫn khách hàng quan trọng vì đại bộ phận cán bộ, công chức là những người có nhiều dự định nhưng thu nhập tức thời chưa lớn. Mặt khác tạo cơ chế lãi xuất hợp lý sẽ là một cơ hội huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm kích thích sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển 3.2.2 Thẩm định các dự án vay Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tín dụng trung, dài hạn. Nếu việc thẩm định thực hiện tốt thì rủi ro trong việc cho vay giảm đi rất nhiều và ngược lại, hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh doanh của người đi vay. Điều đó có nghĩa rằng, nâng cao hiệu quả tín dụng là giảm thiểu rủi ro tổn thất trong kinh doanh. Về lí thuyết là như vậy nhưng không phải bao giờ cũng làm được điều này. Qui trình và yêu cầu của mỗi quá trình thẩm định đặt ra rất rõ ràng, hiệu quả thẩm định chỉ còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tín dụng và vấn đề thông tin. Do đó ngân hàng cần thu thập xử lý thông tin như: - Thông tin về khách hàng: Khách hàng vay vốn là ai, pháp nhân hay thể nhân, cơ quan chủ quản nào ra quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, trụ sở làm việc, tài khoản ngân hàng giao dịch, kết quả làm ăn của Ngân hàng tốt, xấu, chấp nhận nộp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, bạn hàng làm ăn của Ngân hàng là ai, có chấp hành đúng pháp luật hay không ? Về khả năng tài chính bao gồm: vốn tự có, vốn đi vay, vốn chiếm dụng, hệ số vốn đảm bảo khả năng thanh toán. > phải nhận biết và đánh giá đúng bản chất của khách hàng cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó xác định mức độ khách hàng tốt hặc trung bình hặc xấu để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp đối với đơn vị vay vốn. Đánh giá khách hàng thường mắc phải sai lầm lớn nhất là không năm bắt được các thông tin về khách hàng, không biết “mổ xẻ” đi vào thực chất hoạt động của họ để dánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và dự báo rủi ro. - Thông tin về hiệu quả kinh tế đích thực của khoản vay, của dự án vay: Tổ chức thẩm định kĩ qua một đầu mối là hội đồng tín dụng để tìm ra hiệu quả đích thực của khoản vay, dự án vay. Tránh trường hợp dự án lập ra chỉ là giấy vẽ với đầy đủ cấp có thẩm quyền kí duyệt hợp lệ, hợp pháp nhưng không phải khả thi mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng mọi kẽ hở của cơ chế chíh sách, lừa đảo để vay vốn ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của dự án vay với góc độ ngân hàng, nó là toàn bộ số tiền khấu hao và số tiền lợi nhuận của dự án sau khi trừ đi thuế trừ các quỹ trích lập theo chế độ quy định. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 61 - - Thông tin về khả năng vay trả của khách hàng: Dự án vay vốn trả được nợ Ngân hàng là dự án có hiệu quả kinh tế đích thực, còn dự án thể hiện hiệu quả kinh tế trên giấy mới chỉ là khả năng tính toán, giữa tính toán và hiện thực còn nhiều khoảng cách. Vì vậy, điều kiện vay trả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố như : Thời hạn vay trả, mức độ vay trả theo từng hạn nợ tương ứng với khả năng nguồn vốn dùng để trả nợ rtong tương lai của doanh nghiệp. Cần hết sức chú ý phải qui định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và đơn vị vay vốn về thời hạn vay, thời hạn trả nợ và lịch trả nợ, trong đó thể hiện rõ mức trả nợ theo các phương án tốt, hoặc trung bình hoặc xấu. Nếu phương án trả nợ của dự án rơi vào phương án trả nợ xấu nhất thuộc về nguyên nhân khách quan nhưng doanh nghiệp có đủ các nguồn vốn khác và cam kết trả nợ vay Ngân hàng ( hoặc có hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay) thì ngân hàng có thể yên tâm quyết định cho vay. Việc định kì hạn nợ phải trên cơ sở căn cứ vào chu kì sản xuất, hoặc khả năng vay vốn, theo thông lệ quốc tế kì hạn nợ thường là 6 tháng. - Thông tin về năng lực quản trị điều hành của khách hàng: Nhân tố về năng lực, phẩm chất quản trị điều hành của chủ dự án quyết định hết thảy sự thành công của việc trả nợ ngân hàng. Chính chủ dự án là người trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng từ khi công trình khởi công đến khi kết thúc nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng và trả nợ vốn vay Ngân hàng. Nếu người lãnh đạo không đủ năng lực quản trị điều hành và thiếu cái tâm, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì chắc chắn vốn vay ngân hàng cũng mất khả năng thu hồi và Ngân hàng liên đưói chịu trách nhiệm. Do đó, ngân hàng nên xây dựng phòng thông tin với chức năng cập nhật thông tin mới nhất. Thông tin cần được cập nhật mỗi ngày về tất cả các lĩnh vực sau đó tiến hành lưu trữ để khi cần thiết có thể gọi ra. 3.2.3 Thực hiện công tác thu nợ và ngăn ngừa nợ quá hạn. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì việc phát sinh nợ quá hạn là tất yếu do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía Ngân hàng, khách hàng, môi trường kinh tế – xã hội. Nợ quá hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến quá trình xử lý và thu hồi nợ nhằm có được các giải pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể. Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp là một vấn đề không đơn giản, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết, tình trạng dịch bệnh, biến động của giá cả thị trường sản phẩm nên tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn, khả năng thu hồi vốn thấp. Hơn nữa việc phát mại tài sản thế chấp cũng gặp rất nhiều khó khăn vì tài sản thế chấp TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 62 - thường là đất đai mà giá trị thực thường lớn hơn nhiều giá trị của khoản vay nên ngân hàng cần có các biện pháp thu thập xử lý thông tin kịp thời để vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ, vừa không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn, giữ đựoc mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và hộ sản xuất. Ngân hàng phải có các chính sách và biện pháp phù hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Cụ thể là: Đối với hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng chưa có khả năng trả nợ ngân hàng, lúc này họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh Ngân hàng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng xem có nên tiếp tục cho hộ sản xuất đó vay thêm hay không, cho vay bao nhiêu, và phải xuống kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của từng hộ. Đối với hộ có khả năng trả nợ mà cố tình chây ỳ không trả nợ thì Ngân hàng phải phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật để có các biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các hộ khác. Đối với hộ có hàng hoá tồn đọng nhiều chưa bán được để có tiền trả nợ thì Ngân hàng có thể giới thiệu đơn vị mua bán hàng hoá giúp hộ sản xuất giải quyết số hàng tồn đọng này thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng. Đối với nợ quá hạn, nhân viên Ngân hàng cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Nên phân tích tình hình nợ quá hạn qua đó xác định được cán bộ tín dụng nào có vấn đề và mức độ nợ quá hạn, xác định được nợ quá hạn tiềm ẩn thuộc các địa bàn, khách hàng và đơn vị nào. Định kỳ hàng tháng hoặc quý nên chia hoạt động tín dụng ra bốn phần để phân tích và chỉ đạo từng phần cụ thể như sau: Tổ chức phân tích nợ quá hạn ra các loại: loại thu được ngay, loại thu dần từng phần, loại khó thu và loại không có khả năng thu hồi, từ đó xác định rõ nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu và thời gian thu phù hợp. Tổ chức in giấy báo nợ các khoản nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng công tác trên địa bàn có trách nhiệm đối với khách hàng mình phụ trách có nợ đến hạn để xác định khả năng thu nợ của từng khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo cán bộ lãnh đạo trực tiếp để có biện pháp cụ thể giúp đỡ tháo gỡ kịp thời. Làm tốt công tác này sẽ hạn chế tình hình nợ quá hạn phát sinh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 63 - Với các món nợ chưa đến hạn, thường xuyên tổ chức kiểm tra sau khi vay với nội dung kiểm tra là tiền vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay hay không, số lượng, giá trị vật tư tương đương làm đảm bảo, diễn biến tài sản thế chấp để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn và có điều kiện trả nợ Ngân hàng. Với các món cho vay mới, yêu cầu cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng xin vay, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay phát huy tối đa hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn. Bên cạnh các công tác trên, Ngân hàng cũng nên thành lập ban thu hồi nợ quá hạn riêng để chuyên môn hoá trong nghiệp vụ cũng như phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ từ đó nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp đối với từng cán bộ. 3.2.4 Công tác đào tạo, bố trí, tuyển dụng cán bộ Con người là nhân tố trọng tâm quyết định đến thành công hay thất bại trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt với một ngành kinh doanh nhạy cảm như Ngân hàng thì yếu tố con người phải được quan tâm một cách thích đáng vì nhân viên Ngân hàng là bộ mặt và hình ảnh của ngân hàng, quyết định đến uy tín và chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Nghiệp vụ Ngân hàng càng phát triển thì những đòi hỏi về trình độ, năng lực của cán bộ Ngân hàng ngày càng cao. Vì vậy mỗi cán bộ ngân hàng phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức thị trường, am hiểu pháp luật, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, đảm đương tốt công việc được giao. Muốn vậy, ban lãnh đạo Ngân hàng phải có chính sách quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên ngân hàng qua các chương trình như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử đi học, tổ chức các lớp tập huấn Cùng với việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ nghiệp vụ, cần tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ viên chức Ngân hàng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những cán bộ ngân hàng suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật, kiên quyết xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm đạo đức và tiêu cực trong nghề nghiệp gây thiêt hại cho Ngân hàng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố thuộc về chính bản thân cán bộ nhân viên Ngân hàng, cán bộ nhân viên Ngân hàng phải có đủ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, tư tưởng đạo đức chính trị vững vàng, phải tự học hỏi nâng cao vốn hiểu biết cho chính mình, TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 64 - tự rèn luyện bản lĩnh thử thách, khả năng ứng xử khi giao tiếp với khách hàng tạo hình ảnh đẹp cho Ngân hàng, thực hiện mục tiêu an toàn – sinh lợi trong kinh doanh. Việc bố trí sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì chỉ khi sử dụng đúng và phù hợp thì từng cán bộ mới phát huy được hết năng lực của mình từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Để làm tốt công việc này lãnh đạo Ngân hàng phải có những đánh giá chính xác trình độ chuyên môn, năng lực của từng người, cần lưu ý đến tinh thần trách nhiệm và tiếp thu những nguyện vọng ý kiến của mỗi người để đưa ra được quyết định chính xác nhất. Việc tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng sao cho tuyển dụng được những cán bộ đúng chuyên ngành, yêu cầu đề ra, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí cần tuyển chọn. Cùng với việc thi tuyển bằng lý thuyết, Ngân hàng nên áp dụng hình thức thử việc, tạo điều kiện cho họ xuống địa bàn nghiên cứu tìm hiểu thị trường, sâu sát thực tế, bước đầu đánh giá năng lực của họ qua khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới. 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin Thông tin là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng. Thực tế thông tin hiện nay của Ngân hàng về đối tượng là hộ sản xuất còn thiếu, yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Khi khách hàng mới đến vay cán bộ tín dụng còn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu họ mà chưa chắc rằng những thông tin đó đã chính xác. Đối với các hộ đang vay vốn thì việc thiếu thông tin về giá cả, sự biến động của thị trường cũng gây rủi ro cho Ngân hàng do không kịp đưa ra biên pháp xử lý những rủi ro xảy ra. Do vậy Ngân hàng luôn phải chú ý đến công tác thông tin, trang bị đầy đủ hơn hệ thống máy tính và lưu trữ thông tin về thị trường và khách hàng. Xây dựng hệ thống thông tin bao gồm thông tin tín dụng, thông tin kinh tế, pháp luật, thị trường giá cả, thông tin khách hàng như trình độ học vấn, khả năng tài chính của họNhờ đó có thể giúp Ngân hàng giảm được thời gian, chi phí, công sức tìm hiểu khách hàng, giảm rủi ro đối với các khách hàng đang cho vay. Ngân hàng cũng cần thực hiện trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức kinh tế, phát triển hệ thống thông tin nội bộ, cung TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 65 - cấp thông tin cho khách hàng về những quy định, chính sách mới của Ngân hàng, cần có mối quan hệ trao đổi thường xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng. 3.2.6 Tăng cường tiếp cận hộ sản xuất Hộ sản xuất là đối tượng khách hàng chính của NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ, để nâng cao doanh số cho vay, dư nợ và chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất Ngân hàng cần có chính sách hợp lý để thu hút được ngày càng nhiều hộ đến vay và lựa chọn được hộ vay tốt (có tiền năng, uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh và triển vọng trong hoạt động). Thực tế cho thấy nhiều hộ có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn với số lượng ít họ thường họ thường vay ngoài thay vì đến Ngân hàng xin vay do họ ngại phải làm thủ tục, hồ sơ theo quy định vì hồ sơ xin vay còn rườm rà khó hiểu so với trình độ dân trí miền núi, mặc dù lãi suất cho vay ngoài có cao hơn lãi suất cho vay Ngân hàng. Hơn nữa do tâm lý sợ phiền hà về thủ tục, giấy tờ hoặc không có khả năng lập dự án. Vì vậy để thu hút thêm nhiều khách hàng Ngân hàng cần có thông báo, hướng dẫn cụ thể về thủ tục xin vay, cách thức lập dự án đối với từng ngành nghề đến tận huyện, xã, thôn, bản. Có chính sách ưu đãi, quan tâm đến những khách hàng tiềm năng và hạn chế hoặc loại bỏ những khách hàng có uy tín thấp, khả năng tài chính yếu. Ngân hàng cũng cần có chính sách đón tiếp khi khách hàng đến vay vốn, tạo tâm lý thoải mái, thân thiên, loại bỏ tâm lý lo lắng của khách hàng khi họ mới đến xin vay lần đầu chưa biết làm thế nào để được Ngân hàng cho vay. Ngân hàng cũng cần tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí, truyền hình về các chính sách ưu đãi của chính phủ để khuyến khích nhu cầu tiềm ẩn của hộ sản xuất. Cán bộ tín dụng phải giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng, áp dụng quy trình cho vay một cách hợp lý, linh hoạt, chủ động tiếp cận giúp khách hàng quen thuộc với giao dịch của ngân hàng nhằm giảm thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng thu hút khách hàng đến vay vốn Ngân hàng. Đẩy mạnh cho vay thông qua tổ hội để giảm bớt thủ tục đồng thời kết hợp với các cơ quan tổ, hội này để nắm bắt được tình hình của từng hộ, nhu cầu của hộ nào là thực sự cần thiết để ngân hàng đầu tư vốn giúp họ sản xuất kinh doanh và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có rủi ro xảy ra TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 66 - PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Kinh tế hộ sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phát triển kinh tế hộ sản xuất một cách toàn diện với cơ cấu hợp lý là một nhu cầu bức xúc. Trong điều kiện nước ta đi lên từ sản xuất nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, khả năng tích luỹ để mở rộng đầu tư rất hạn chế, đặc biệt là kinh tế hộ sản xuất. Vì vậy, hoạt động tín dụng Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy hộ sản xuất phát triển. Trong đề tài này, tôi đã hệ thống lại những vấn đề lý luận chung về tình hình cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng, làm căn cứ nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị thực tập: Khái quát được những nét cơ bản của Ngân hàng, tìm hiểu quy trình cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ ... Đưa ra một số nhận xét, kiến nghị chủ quan, nhằm hoàn thiện công tác cho vay tại Ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại NHNo & PTNT huyện Kim Sơn được sự giúp đỡ của CÁC cô chú tại Ngân hàng cùng với những kiến thức đã học được trong nhà trường tôi đã tiến hành phân tích tình hình cho vay thông qua các chỉ tiêu: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu qua 3 năm 2008-2010. Qua đó hiểu rõ hơn về quy trình cho vay tại Ngân hàng. .Tuy vậy, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sot: Chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích các chỉ số tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Chưa tìm hiểu sâu về quy trình giải ngân, thu nợ, và tính lãi với hộ nông dân. 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn Đối với tình hình lao động taị Ngân hàng: Với số lượng CBCNV của Ngân hàng như hiện tại là không đủ, Ngân hàng cần tuyển thêm CBCNV đặc biệt là CBTD. Vì địa bàn của huyên gồm 26 xã và một thị trấn, trong đó lượng CBCNV cuả Ngân hàng chỉ có 37 người, như thế mỗi nhân viên phải làm một khối lượng công việc khá lớn đặc biệt vào dịp cuối năm tạo áp lực cho cán bộ công nhân viên. Có kế hoạch tài trợ đào tạo kiến thức mới trong quản lý, kiến thức ngoài ngành, kiến thức về thị trường, mở các lớp tập huấn về tiếp thị marketing TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Khoa Kế Toán - Tài chính SVTH: Nguyễn Thị Hải - 67 - Đề nghị NHNo&PTNT huyện Kim Sơn hỗ trợ thêm cơ sở vật chất như xây dựng và nâng cấp Ngân hàng cấp huyện, các Ngân hàng cấp III, mở thêm các điểm giao dịch mới ở các xã Kim Định, Hồi Ninh và một số xã. Cấp kinh phí xây dựng trụ sở giao dịch của NHNo huyện khang trang bề thế hơn, đông thời cần trang bị thêm cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hệ thống Ngân hàng các cấp để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu giao dịch và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn NHNo&PTNT huyện Kim Sơn cần mở rộng các hình thức huy động vốn vì đối với khu vực miền núi, nông thôn thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều trong khi nhu cầu vốn cao. NHNo&PTNT huyện cần tạo ra các hình thức mới với cơ chế lãi suất ưu tiên hơn với các khách hàng này. Mặt khác nguồn vốn điều hoà từ NHNo&PTNT Tỉnh có thể giải quyết một vấn đề rất bức xúc với Ngân hàng. Vì hiện nay vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy vấn đề tạo nguồn vốn trong kinh doanh, điều hoà vốn cần được đẩy mạnh có hiệu quả. Đồng thời cũng cần tăng cường tìm kiếm khai thác các nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới của mình tới tận các xã để dễ dàng tiếp cận các hộ sản xuất, nắm bắt nhu cầu vốn, tình hình sử dụng vốn của các hộ vay. Thủ tục cho vay cần đơn giản và chặt chẽ, không nên quá nhiều giấy tờ phiền hà cho khách hàng vì khách hàng của NHNo&PTNT chủ yếu là nông dân với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, việc thẩm định phải được tiến hành chặt chẽ, đặc biệt cần quan tâm tới tính khả thi của phương án SXKD, vì như chúng ta đã biết các hộ sản xuất thường sử dụng sổ đỏ để tiến hành vay vốn của ngân hàng, nếu chỉ quan tâm tới tài sản thế chấp mà không chú trọng tới phương án kinh doanh, sẽ tạo ra sự rủi ro trong cho vay, vì chỉ có phương án kinh phương án kinh doanh có tính khả thi cao thì hộ sản xuất mới có khả năng trả nợ cho ngân hàng.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenthihai_1977.pdf
Luận văn liên quan