Đề tài Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tai nạn tại công ty TNHH Ngọc Anh

Hoạt động kinh doanh của DN luôn tiềm ẩn những rủi ro. Để thành công, chúng ta không phải chỉ tìm cách lẩn tránh rủi ro, mà là làm sao để kiểm soát được chúng. Rui ro tài sản là rủi ro thuần túy, nó luôn biến động theo hoạt động của DN. Trong khoảng thời gian chuyển về KCN Phú Bài đến nay DN đã thực hiện khác tốt hoạt động quản trị rủi ro đối với tài sản của mình. Cụ thể, họ đã nhận biết được rủi ro hỏa hoạn, sét đánh, mất cắp. có thể gây ra thiệt hại lớn đối với tài sản của mình từ đó đã trang bị các thiết bị phòng chống. Những biện pháp đó ban đầu đem lại được sự an toàn cho tài sản của DN, đem lại sự hoạt động ổn định kinh doanh trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên. Rủi ro luôn biến động theo thời gian, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đòi hỏi DN phải không nhừng quản trị rủi ro vì đây là một quá trình hoạt động được tiến hành liên tục. Điều cần chú ý trước mắt là vấn đề về ý thức con người tại DN vẫn chưa được thực hiện tốt cụ thể qua việc chấp hành nội quy PCCC, vệ sinh công nghiệp, hay ý thức trong việc bảo vệ tài sản DN. Đối với ý thức của con người gây ra rủi ro tài sản thì các biện pháp phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn rất nhiều các biện pháp hạn chế. Thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát tổn thất sẽ hạn chế rất lớn xác suất cũng như mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra đối với tài sản của DN. Hy vọng, trong thời gian tới DN sẽ khắc phục hoàn toàn rủi ro tài sản. Tạo điều kiện cho hoạt động sản xất kinh doanh của DN ngày càng phát triể

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tai nạn tại công ty TNHH Ngọc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp * Tài sản loại trừ: - Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt. - Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt. - Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh. - Hàng hoá nhận ủy thác hay ký gửi. - Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm. - Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải. - Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính. b. Bảo hiểm trộm cắp tài sản. Bất kỳ tài sản để trong DN được bảo hiểm hoặc một phần ngôi nhà được bảo hiểm ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm bị mất mát hoặc hư hại do hậu quả của hành động trộm cướp. *Loại trừ : - Tài sản bị mất mát, phá huỷ hoặc hư hại do hậu quả trực tiếp, gián tiếp có thể quy cho bức xạ ion hoá hoặc nhiễm phóng xạ do nhiên liệu hạt nhân hoặc do chất thải, do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân, - Những mất mát hoặc hư hại do người sống hợp pháp trong ngôi nhà gây nên, những tổn thất gián tiếp hoặc trực tiếp phát sinh với sự đồng l õa của người cư trú trong nhà của thành viên trong gia đình Người được bảo hiểm, của nh ân viên hoặc người phục vụ của Người được bảo hiểm. - Tổn thất do cháy hoặc nổ dưới mọi hình thức, Trang 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Tổn thất xảy ra đối với thuỷ tinh màu, kính, vật trang trí hoặc các biển chữ gắn trên đó. - Tổn thất về tiền mặt, chứng khoán, tiền kim loại, huy chương, con dấu, bộ sưu tập tem, đồ trang sức, đồng hồ, lông thú, kim loại quý, đá quý hoặc các chi tiết đi kèm với những vật đó, tài liệu sổ sách chuyên môn, số liệu máy tính, bản thảo, những tác phẩm điêu khắc cổ, sách hiếm, mẫu máy móc, mô hình đồ án, thiết kế, xì gà, thuốc lá, trừ khi có thoả thuận đặc biệt. - Tổn thất đối với tài sản, trừ khi phần còn lại của ngôi nhà được sử dụng để ở một cách bình thường như nhà riêng của Người được bảo hiểm hoặc của người làm công được Người được bảo hiểm thuê trông nom. - Bất kỳ hậu quả nào của chiến tranh xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (bất kể tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, khởi nghĩa, đảo chính, tiếm quyền, binh biến hoặc bạo động... c. Nổ nồi hơi (phục vụ cho sinh hoạt không phục vụ cho mục đích kinh doanh), và không do nồi hơi. d. Giông bão, lũ lụt. - Tài sản bị phá hủy hay hư hại do sương muối, sụt lở đất. - Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá hủy hay bị hư hại. e. Máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào. Bao gồm tất cả tài sản được ghi trong hợp đồng bảo hiểm , nhưng loại trừ tài sản bị phá hủy hay hư hại bởi áp suất sóng do máy bay hay phương tiện hàng không khác bay với tốc độ ngang hoặc vượt tiếng động gây ra. f. Xe cộ hay súc vật đâm vào. Loại trừ xe cộ hay súc vật thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào. g. Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước, đường ống dẫn nước. - Loại trừ tài sản bị phá huỷ hay hư hại do nước ch ảy, rò rỉ từ hệ thống thiết bị phòng cháy tự động và của ngôi nhà bỏ trống hay không được sử dụng. Trang 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp h. Sét đánh. - Chỉ bồi thường cho những thiệt hại về tài sản được bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi sét. i. Động đất hay núi lửa phun - Bao gồm cả lũ lụt nước biển do hậu quả của động đất hay núi lửa phun. - Loại từi đối với những tổn thất dưới mức khấu trừ được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm ngoại trừ tổn thất do cháy. Mức khấu trừ được áp dụng cho mỗi và mọi tổn thất ở mỗi địa điểm riêng rẽ sau khi đã áp dụn g quy tắc tỷ lệ (bảo hiểm dưới giá trị). k. Rủi ro gián đoạn kinh doanh do rủi ro từ tài sản. - Công việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ do thiệt hại tài sản hay một phần tài sản được bảo hiểm với mục đích kinh doanh. Phạm vi: Mất thu nhập hoặc lợi nhuận của Người được bảo hiểm do hoạt động kinh doanh của Người được bảo hiểm bị gián đoạn gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm như: cháy, nổ, lũ lụt, giông bão, bạo động, đình công, hành động ác ý,... gây ra. 2.3.3. Nguyên nhân và giá trị chịu rủi ro. 2.3.3.1 Rủi ro hỏa hoạn. a. Nhà văn phòng. Nguyên nhân có thể gây ra hỏa hoạn : Chập hệ thống điện, gây ra cháy. Cháy lan sang từ phía nhà xưởng sản xuất 1 – khu vực sơn chuyên 1 (đây là khu vực dễ xảy ra cháy). Giá trị chịu rủi ro : Giấy tờ, sổ sách. Hệ thống máy tính (bao gồm cả thông tin được lưu trữ) , máy in, máy photocopy, máy điều hòa. Trang 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp b. Nhà xưởng 1. Nguyên nhân có thể gây ra hỏa hoạn : Cháy tại khu vực sơn chuyên 1 do chập điện hay dùng lửa bất cẩn. Cháy lan từ khu vực sơn sang các dây chuyển sản xuất. Cháy do bất cẩn, hoặc cố ý từ công nhân làm việc: hút thuốc, dùng lửa bất cẩn, phóng hỏa. Giá trị chịu rủi ro : Sơn, hóa chất, máy móc chuyên sơn. Gỗ mít, ván ép, ván MDF, venner chuẩn bị đưa vào sản xuất, Pallet gỗ. Bán thành phẩm của bàn, gế Vicna. Hệ thống máy móc trong dây chuyền. (*) c. Nhà Xưởng 2. Nguyên nhân rủi ro xảy ra: Cháy do bất cẩn, hoặc cố ý từ công nhân làm việc: hút thuốc, dùng lửa bất cẩn, phóng hỏa. Giá trí chịu rủi ro : Nệm mút, bông, vải, ván ép, pallet gỗ. Hệ thống máy móc trong dây chuyền. (*) d. Nhà Kho vật liệu Nguyên nhân có thể gây ra hỏa hoạn : Chập hệ thống điện. Cháy do bất cẩn, hoặc cố ý từ công nhân làm việc : hút thuốc, dùng lửa bất cẩn, phóng hỏa. Giá trị chịu rủi ro : Nguyên liệu: gỗ mít, ván ép, ván MDF, nệm mút, bông xốp, vật tư sơn, venner và các vật tư khác. Trang 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Phế liệu: vải, bông, gỗ. Máy móc được cất giữ trong kho, Pallet gỗ. 2.3.3.2 Rủi ro mất cắp tài sản giá. Nguyên nhân xảy ra rủi ro mất cắp : Do hành động cố ý của công nhân viên trong công ty. Do người ngoài. Giá trị chịu rủi ro: Máy móc thiết bị văn phòng : Các bộ phận của máy tính, giấy tờ tài liệu quan trọng, thông tin được lưu trữ trong máy tính. Máy móc thiết bị nhỏ: máy chà nhám băng tải, máy đục rãnh trám gỗ, máy tạo phôi trám gỗ, máy hàn AC, máy khoan. Nguyên vật liệu phụ : vật tư sơn, giấy nhám, keo, đinh, ốc vít. 2.3.3.3 Rủi ro giông bão, lũ lụt. Nguyên nhân rủi ro xảy ra : Bão lớn. Mưa lớn kéo dài gây ứ đọng, ngập nước. Giá trị chịu rủi ro : Hư hại hệ thống nhà xưởng, nhà văn phòng, phòng trưng bày sản phẩm, nhà kho, nhà căn-tin. Hư hại máy móc thiết bị, hồ sơ giấy tờ phía bên trong do hư hỏng hệ thống mái che tại nhà xưởng, nhà kho, văn phòng. Hư hại một phần hoặc hoàn toàn máy móc chuyên dụng và không chuyên dụng do ngập úng. 2.3.3.4 Rủi ro xe cộ hay súc vật đâm vào. Nguyên nhân rủi ro xảy ra : Người điều khiển xe không thuộc công ty không kiểm soát được tốc độ đâm vào TS . Trang 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Súc vật thả rông đâm vào tài sản. Giá trị chịu rủi ro : Hệ thống tường rào bảo vệ xung quanh DN. Bờ tường của phòng trưng bày , nhà căn tin, nhà kho vật liệu, xưởng sản xuất 1 và xưởng sản xuất 2. Xe cộ của nhân viên trong công ty. 2.3.3.5 Rủi ro sét đánh. Nguyên nhân rủi ro xảy ra: Sét đánh trực tiếp vào hệ thống cột chống sét của DN. Sét đánh vào trạm biến áp, đường dây dẫn điện đến DN. Giá trị chịu rủi ro khi rủi ro sét đánh xảy ra : Hư hỏng hệ thống chống sét. Cháy hệ thống điện. Cháy cầu chì điện tổng và cầu chì điện tại các khu vực sử dụng điện khác nhau. Cháy máy móc thiết bị đang nối với nguồn điện. 2.3.3.6 Rủi ro máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào. Nguyên nhân rủi ro xảy ra : Phương tiện hàng không mất kiểm soát rơi vào phạm vi của DN. Giá trị chịu rủi ro : Toàn bộ tài sản trong phạm vị của DN có thể hư hại một phần hoặc hoàn toàn bao gồm : Hệ thống nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất 1 và 2, nhà kho vật liệu, nhà trưng bày sản phẩm, căn-tin và tất cả thiết bị máy móc, nguyên vật liệu bên trong. 2.3.3.7 Vỡ tràn từ các bể chưa, đường ống dẫn nước. Nguyên nhân rủi ro xảy ra : Xe cộ (thuộc và không thuộc sở hữu của DN) đâm vào. Ăn mòn tự nhiên dẫn đến xì, vỡ đường ống dẫn nước. Trang 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Giá trị chịu rủi ro: Thất thoát nước. Hư hại đường ống dẫn nước. Nước tràn quá nhiều ảnh hưởng đến bán thành phẩm, thành phẩm, hệ thống máy móc. 2.3.3.8 Rủi ro động đất hay núi lửa phun. Nguyên nhân rủi ro xảy ra. Động đất với cường độ lớn. Giá trị chịu rủi ro. Toàn bộ tài sản trong phạm vị của DN có thể hư hại một phần hoặc hoàn toàn bao gồm: hệ thống nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất 1 và 2, nhà kho vật liệu, nhà trưng bày sản phẩm, căn-tin và tất cả thiết bị máy móc, nguyên vật liệu bên trong. 2.3.3.9 Rủi ro hư hỏng máy móc thiết bị. Không liên quan đến các nguyên nhân của các loại rủi ro trên. Nguyên nhân rủi ro xảy ro : Hư hỏng nhỏ do hao mòn tự nhiên. Hư hỏng do trình độ sử dụng máy móc của công nhân. Hư hỏng do sử dụng quá tải. Giá trị chịu rủi ro. Hệ thống máy móc chuyên dụng trong các dây chuyền tại 2 phân xưởng. (* Đính kèm danh sách tài sản cố định hữu hình chịu rủi ro). Hệ thống máy móc văn phòng gồm: máy vi tính, máy in, máy điều hòa, máy Photocopy. Trang 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp 2.4 Đánh giá rủi ro tài sản. 2.4.1 Đánh giá rủi ro hỏa hoạn. Theo công ty bảo hiểm đối với loại hình sản xuất đồ gỗ nên DN được xếp vào nhóm 3 (Khi rủi ro xảy ra dễ gây ra tổn thất lớn). Trong quá khứ DN đã từng xảy ra rủi ro hỏa hoạn và gây thiệt hại ước tính 100 triệu đồng với DN. Bậc chịu lửa công trình của DN là khó cháy. Xe chữa cháy dễ tiếp cận với DN vì đường di chuyển trong KCN, đường nội bộ công ty là khá rộng với đường làn trái rộng 7,5m. Do hệ thống chữa cháy công cộng nằm xa nên DN có trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy riêng và còn trang bị thêm hệ thống chữa cháy tự động ngăn lửa bằng màng nước phun. Đây là những yếu tốt giúp hạn chế được mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Ngoài ra, DN có trang bị bình chữa cháy gồm có: 32 bình bột, 30 bình CO2. Tuy nhiên nhân viên trong công ty không nắm rõ được s ố lượng, chủng loại cũng như vị trí cụ thể. DN cũng không có những biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi cần thiết. Theo kiểm đinh việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy và vệ sinh công nghiệp tại DN chỉ ở mức bình thường. Do việc bố trí mặt bằng hợp lý. Giữa các khu vực Nhà văn phòng, xưởng sản xuất 1, xưởng sản xuất 2, nhà kho, nhà trưng bày sản phẩm, nhà ăn đều có khoảng cách khá lớn với nhau nên rủi ro cháy lan giữa các khu vực là khó xảy ra. Tuy nhiên, Trong khi phía bên trong các khu vực như nhà văn phòng, nhà trưng bày sản phẩm, nhà ăn được bố trí gọn gàng sạch sẽ. Thì tại các kho vật liệu, xưởng sản xuất không được sạch sẽ. Trong các kho đa số là nguyên vật liệu dễ cháy như gỗ mít, bông, xốp, nệm mút, phế liệu vải, gỗ vụn, pallet lại bố trí lộn xộn, khó phân loại. Rủi ro ban đầu và hậu quả rủi ro là những nhân tố được tách biệt hoàn toàn trong đánh giá tổng thể rủi ro. Rủi ro ban đầu có thể nhỏ, nhưng do việc bố trí nguyên vật liệu, hóa chất không hợp lý, lộn xộn ở trong kho, xưởng đã làm cho rủi ro nhân lên gấp bội. Như vậy, xác suất xảy ra rủi ro hỏa hoạn có thể xảy ra. Mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra với những điều kiện hiện tại thì thiệt hại đối với DN sẽ nhiều. Khu vực dễ xảy ra rủi ro nhất chính là tại kho vật liệu và xưởng sản xuất. Các khu vực khác như nhà văn phòng, nhà trưng bày sản phẩm, nhà ăn rủi ro hỏa hoạn khó xảy ra hơn. Trang 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Kiểm định One Sample T - Test về đánh giá chung của người được điều tra về rủi ro hỏa hoạn trong DN. Bảng 2.13 Kiểm định One Sample T-Test rủi ro hỏa hoạn. Tiêu chí Giá trị TB Giá trị Sig. Giá trị kiểm đinh Tần suất 1 .Không đáng kể - 5. rất cao 1 2 3 4 5 Rủi ro hỏa hoạn tại DN 3,0323 0,768 3 16,1% 64,5% 19,4% (Nguồn : Xử lý SPSS số liệu) Dựa vào bảng kiểm định One Sample T – test đối với tiêu chí rủi ro hỏa hoạn tại DN. Mức ý nghĩa nhận được là Sig. = 0,768 > 0,05 (Độ tin cậy 95%) chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho(=3). Như vậy, đánh giá chung về rủi ro hỏa hoạn DN là ở mức bình thường. Dựa vào số liệu phân tích ta có thể nhận xét: hầu hết các ý kiến đều đánh giá rủi ro hoản hoạn tại DN ở mức bình thường (64,5%), cũng có ý kiến cho rằng rủi ro ở mức thấp 16,1%, và rủi ro ở mức cao (19,4)%. 2.4.2 Đánh giá rủi ro mất cắp tài sản. Theo kết quả điều tra thu được: đ ội bảo vệ của công ty gồm có 4 người chia làm 2 ca, mỗi ca gồm có 2 nhân viên. Công ty không trang bị hệ thống Camera theo dõi. Tuy nhiên, DN chỉ hoạt động vào giờ hành chính hàng ngày. Có hệ thống tường rào bảo vệ chắc chắn. Các nơi quan trọng như nhà xưởng, kho vật liệu, văn phòng, các phòng ban đều có cửa và khóa chắc chắn đảm bảo an toàn cho tài sản phía bên trong. Do đặc thù tài sản hữu hình của công ty là hệ thống máy móc thiết bị chiếm đa số. Theo quan sát, hệ thống máy móc thiết bị tại các dây chuyền sản xuất tuy là các máy hoạt động riêng biệt nhưng có đặc tính: kích cỡ lớn và có khối lượng lớn (Trên 200kg) hoặc được gắng cố đinh vào nền xưởng sản xuất. Những máy móc này đều nằm trong nhà xưởng sản xuất 1 và nhà xưởng sản xuấ t 2, các thiết bị chuyên dùng nhỏ hơn như máy chà nhám băng tải, máy đục rãnh trám gỗ, máy tạo phôi trám gỗ, máy hàn AC.v.v sau khi được sử dụng xong sẽ được đưa vào nhà kho để cất giữ. Khi không làm việc, các nhà xưởng, nhà kho đều được khóa cẩn thận, được thắp sáng vào buổi tối ngay trước các cửa ra vào. Trang 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Theo quá trình làm việc, đến giai đoạn sản xuất các nguyên vật liệu chính và phụ trong kho sẽ được xuất cho các phân xưởng sản xuất. Trong thời gian này nguyên vật liệu chính cho sản xuất là gỗ mít, nguyên vật liệu phụ gồm có vật tư sơn, giấy nhám, keo, ván MDF, ván ép, nệm mút, Silimit, đinh ốc vít, venner và một số loại vật tư nhỏ khác. Quá trình sản xuất tại các phân xưởng, nguyên vật liệu được kiểm kê kĩ càng trước, trong và sau buổi làm việc nên việc mất cắp là khó xảy ra. Tuy nhiên, trong kho việc cất giữ nguyên vật liệu khá lộn xộn, không được phân loại rõ ràng giữa các loại trong kho. Cũng như một số kho không có người quản lý. Từ đó việc kiểm soát những nguyên vật liệu nhỏ trong kho rất khó khăn. Rủi ro xảy ra mất cắp nguyên vật liệu nhỏ như keo dán, đinh ốc vít, giấy nhám, sơn nhỏ (giá trị không lớn) dễ xảy ra và nguyên nhân chủ yếu đến từ hành động cố ý từ công nhân viên trong công ty. Máy móc thiết bị văn phòng gồm có 10 máy tính đề bản, 4 máy in, 2 máy Photocopy đều nằm trong hệ thống nhà văn phòng và thuộc các phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban được ngăn cách, cửa khóa riêng biệt. Nhà văn phòng nằm phía ngoài cùng của công ty, gần với phòng trực của đội bảo vệ. Khi không làm việc, các phòng ban, và văn phòng đều được khóa cẩn thận. Vào buổi tối được thắp sáng trước cửa ra vào nhà văn phòng. Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 2006 đến nay, DN chưa xảy ra sự việt mất cắp tài sản có giá trị cũng như những tài liệu giấy tờ quang trọng trong nhà văn phòng. Như vậy, xác suất xảy ra rủi ro mất cắp dễ xảy ra. Tuy nhiên mức độ thiệt hại, với DN ít và nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ hành động cố ý của công nhân viên trong công ty. - Kiểm định T về đánh giá chung rủi ro mất cắp trong DN. Bảng 2.14 Kiểm định One Sample T -test rủi ro mất cắp tài sản. Tiêu chí Giá trị TB Giá trị Sig. Giá trị kiểm đinh Tần suất 1 .Không đáng kể - 5. rất cao 1 2 3 4 5 Rủi ro mất cắp 1,9677 0,768 3 19.4% 64.5% 16.1% (Nguồn : Xử lý SPSS số liệu) Dựa vào bảng kiểm định One Sample T-Test đối với tiêu chí đánh giá chung rủi ro mất cắp tại DN với giá trị trung bình 1,9677. Giá trị Sig. = 0,768 > 0,05 (Độ tin cậy Trang 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp 95%) ta chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho (=2). Như vậy, đánh giá chung rủi ro mất cắp tại DN ở mức thấp. Dựa vào bảng số liệu phân tích ta có thể nhận thấy: Có tới 64.5% ý kiến cho rằng rủi ro mất cắp ở mức thấp. Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng rủi ro mất cắp lại DN là không đáng kể (19,4%). Rủi ro ở mức bình thường (16,1%). 2.4.3 Đánh giá rủi ro giông bão lũ lụt. Rủi ro giông bão sẽ tác động đến kết cấu của nhà xưởng sản xuất, kho vật liệu, văn phòng, nhà trưng bày sản phẩm, nhà ăn. Tuy nhiên, hệ thống nhà xưởng và vật kiến trúc tại công ty được xây dựng chắc chắn. Theo quản lý của công ty, hệ thống nhà xưởng và vật kiến trúc có thể chịu được sức bảo vào đất l iền cao hơn cấp 13. Theo thống kê tại website của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trong vòng 10 năm (2002-2011) khu vực từ Nghệ An – Quảng Ngãi có 22 cơn bão đổ bộ vào, cấp gió từ cấp 6 trở lên đến cấp 12. Như vậy, xác suất bão xảy ra hàng năm trong địa phận tỉnh thừa thiên huế là dễ xảy ra. Từ khi DN chuyển về khu công nghiệp Phú Bài, rủi ro giông bão chưa đem lại tổn thất đáng kể nào cho DN. Đối với rủi ro lũ lụt, ngập úng : KCN Phú Bài có địa thế cao hơn so với khu vực lân cận (Phường Thủy Phù, Phường Phú Bài). Theo kết quả điều tra thì hệ thống thoát nước trong nội bộ DN và hệ thống thoát nước trên địa bàn Khu công nghiệp được đánh giá là tốt. Trong DN chưa từng xảy ra hiện tượng ngập úng. Như vậy, xác suất của rủi ro là khó xảy ra. Và ảnh hưởng đến DN là không đáng kể. 2.4.4. Rủi ro xe cộ, xúc vật đâm vào. Theo kết quả điều tra, DN không thường xuyên có xe cộ (không thuộc sở hữu của DN) và không có xúc vật ra vào. Hệ thông tường rào bảo vệ chắc chắn bao quanh toàn bộ DN. Với đường nội bộ rộng rãi. Đường chính từ cổng chạy thẳng đến kho vật liệu, xưởng sản xuất 1 vàn 2 chia làm 2 làn đường có giải phân cách, làn đường dành cho xe rộng 7.5m, dành cho con người đi lại rộng 5m. Khoảng cách rộng giữa xưởng sản xuất 1và xưởng sản xuất 2 là 9m. Khoảng cách giữa nhà kho và căn tin là 9m. Khi xe chuyển chở vật liệu đến kho cũng như chuyên chở hàng hóa ra khỏi DN sẽ dễ dàng di chuyển. Tuy nhiên rủi ro này lại thuộc về ý thức của con người nên có thể xảy ra Trang 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp khả năng đâm vào tài sản của DN. Do nhà xưởng, nhà kho, văn phòng được xây dựng kiên cố nên khi có rủi ro xảy ra, mức độ thiệt hại không đáng kể. 2.4.5 Rủi ro sét đánh. Trong khi thiết kế xây dựng hệ thống nhà xưởng vật kiến trúc DN đã trang bị hệ thống chống sét từ lúc bắt đầu hoạt động tại Khu Công Nghiệp Phú Bài từ năm 2006. Hệ thống chống sét có kí hiệu HTCS – 1206 có nguyên giá 19.618.204 nghìn đồng, giá trị còn lại 14.713.660 nghìn đồng. Hệ số hao mòn 12.5 %. Theo đánh giá của kỹ sư máy móc trong công ty thì hệ thống chống sét này vẫn còn sử dụng rất tốt. Ngoài ra, kết cấu của các hệ thống kiến trúc của DN thấp hơn so với các DN lân cận. Hiện tượng sét đánh trực tiế p vào đường dây dẫn điện đã xảy ra trên địa bàn khu công nghiệp nhưng không thuộc nguồn cấp điện cho công ty nên không ảnh hưởng đến nguồn điện cũng như máy móc thiết bị của công ty. Rủi ro sét đánh vào đường dây dẫn điện trong khu vực khu công nghiệp chỉ xảy ra 0-1 lần/năm. Khi rủi ro xảy ra, nếu hệ thống máy móc vẫn được nối với nguồn điện. Sẽ gây ra hư hỏng có tính tàn phá hoàn toàn thiết bị, gây hư hỏng thiết bị một phần, cháy nổ tức thì. Tuy nhiên, rủi ro này dễ được phòng chống và kiểm soát tổn thất. 2.4.6 Rủi ro máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào. Khi có rủi ro máy bay hay các phương tiện hàng không khác rơi vào địa bàn hoạt động của DN, sẽ gây thiệt hại lớn đến giá trị tài sản hiện có trong DN: hư hỏng nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho. Máy móc và nguyên vật liệu trong kho. Địa bàn khu công nghiệp Phú Bài nằm đối diện với sân bay quốc tế Phú Bài qua đường quốc lộ 1A, cách khu công nghiệp khoảng hơn 1 km. Trong năm 2012 Sân bay quốc tế Phú Bài chỉ có 2 hãng hàng không là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có đường bay trực tiếp đến Huế. Tại đây mỗi ngày có khoảng 16 chuyến bay đến và đi. Do hướng cất cánh và hạ cánh chủ yếu tại sân bay Phú Bài là hướng Bắc (Hà Nội) và Nam (TP HCM) nên địa phận của công ty không nằm dưới hướng bay của máy bay. Trước mắt, xác suất máy bay hay các phương tiện hàng không khác rơi vào địa phận của DN hiếm khi xảy ra. Trang 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Như vậy, rủi ro máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào địa phận của DN hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, theo quy hoạch, đến năm 2020 c ảng sân bay quốc tế Phú Bài sẽ được nâng cấp đạt chỉ tiêu 4E, sẽ mở thêm nhiều đường bay quốc tế. Giờ cao điểm có thể tiếp nhận 20 máy bay và 5 triệu khách hàng mỗi năm (Theo vnexpress). Như vậy trong tương lại, DN sẽ nằm dưới đường bay của máy bay. Mỗi n gày cảng hàng không sẽ thực hiện nhiều chuyến bay đến và đi hơn. Xác suất rủi ro này xảy ra sẽ cao hơn. 2.4.7. Vỡ tràn từ các bể chứa, đường ống dẫn nước. Hiện tại trong DN chỉ có 2 bể chứa nước nhỏ phục vụ hoạt động sản xuất, nằm phía cuối mỗi xưởng sản xuất. Cả 2 bể chứa đề được xây dựng bằng bê tông kiên cố. Hệ thống đường ống dẫn nước được thiết kế ngầm dưới m ặt đất tránh trường hợp bị tác động lực trực tiếp gây ra vỡ, xì đường ống. Vậy, rủi ro này khó xảy ra. Khi có rủi ro vỡ bể chứa, đường ống dẫn nước thì nước sẽ được rút xuống theo đường cống thoát nước của DN ra hệ thống thoát nước của KCN nên mức độ thiệt hại của rủi ro này là không đáng kể. 2.4.8. Rủi ro thảm họa : Đông đất, núi lửa, sóng thần. Đối với rủi ro núi lửa : Khi rủi ro này xảy ra, tổn thất sẽ gần như toàn bộ tài sản của DN. Tuy nhiên, trong bản đồ phân bổ vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Việt Nam nằm ngoài vành đai này. Hiện nay ở Việt Nam còn 6 ngọn núi lửa (còn hoạt động và đã tắt). Tuy nhiên những ngọn núi lửa đó nằm cách rất xa so với tỉnh Thừa Thiện Huế. Như vậy xác suất rủi ro này xảy ra là bằng 0 (hiếm khi xảy ra). Đối với rủi ro Động đất : Để xác định được mức độ thiệt hại đối DN phải phụ thuộc vào cường độ của động đất. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây, mỗi năm xuất hiện khoảng 10 cơn địa chấn, cường độ thì không có sự tăng giảm lớn chỉ giao động trong khoảng 4 đến 5 độ Richter. Trang 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Tại địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận có động đất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để có thể gây nức đổ đối với kiến trúc xây dựng kiên cố thì cường độ phải trên 6 độ Richter. Như vậy, nếu rủi ro xảy ra thì mức độ thiệt hại đối với công ty ít. Rủi ro này hiếm khi xảy ra. Đối với rủi ro sóng thần : Rủi ro thảm họa sóng thần gây ra thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản, ở Việt Nam chưa ghi nhận có sóng thần xảy ra. Tuy việt Nam có đường bờ biển kéo dài, Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực duyên hải Miền Trung. Khu công nghiệp Phú Bài nằm cách bờ biển khoảng hơn 12km về phía Đông. Tuy nhiên, để xảy ra sóng thần thì động đất xảy ra với cường độ lớn hơn 8 độ Richter gây nức gãy đáy biển. Hiện nay, chưa thể dự báo chính xác sóng thần. Nhưng Viện Vật Lý địa cầu bản đồ nguy hiểm sóng thần cho toàn quốc. Các trận sóng thần được vạch ra từ kịch bản 8 trận động đất. Theo bản đồ, vùng biển Tam Kỳ, Quảng Ngãi là nơi có khả năng bị ảnh hưởng sóng thần rất lớn, sóng cao tới hơn 6m ở chu kỳ 950 năm, hơn 5m ở chu kỳ 475 năm. Cũng với các chu kỳ trên, TP Đà Nẵng độ cao sóng khoảng 5-6m, hoặc 4-5m. Vùng ven biển miền Trung từ Quảng Ngãi tới Tuy Hòa sóng cao khoảng 5-6m, hoặc 3-4m. Từ Tuy Hòa tới Phan Rang, Phan Thiết, ảnh hưởng sóng thần giảm bớt, độ cao khoảng 2-3m (chu kỳ 950 năm), khoảng 2m (chu kỳ 475 năm). Như vậy, rủi ro này hiếm khi xảy ra. * (Theo Viện Vật Lý Địa Cầu Việt Nam tại khoahoc.com.vn). 2.4.9. Rủi ro hư hỏng tài sản (không thuộc các nguyên nhân trên). Rủi ro hư hỏng nhỏ máy móc là rủi ro thường gặp nhiều nhất đối với các DN, đặc biệt là các DN sản xuất. Khi tài sản cố định hữu hình chiếm đa số là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Đây là rủi ro mà tần suất xuất hiện là thường xuyên xảy ra. Chi phí đối với từng máy móc là rất nhỏ, tổng chi phí dành cho sửa chữa toàn bộ máy móc hàng năm chiếm khoảng 0.2% đến 0.3% so với giá trị của tổng tài sản cố định hữu hình. Rủi ro này hầu như chắc chắn xảy ra. Đối với rủi ro hư hỏng toàn bộ máy móc thiết bị, DN chỉ hư hỏng hoàn toàn 1 máy ghép hình do hoạt động quá công suất, gây cháy hoàn toàn động cơ. Trang 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Dự theo thống kê của phòng kế toán tại công ty TNHH Ngọc Anh về chi phí sữa chữa máy móc hàng năm ta có thể ước lượng được mức chi phí phải bỏ ra để khắc phục trong thời gian tới. * Dự đoán chi phí sửa chữa máy móc năm 2012. Đồ thị 2.1 Đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của lượng chi phí sữa chữa máy móc hàng năm. Theo xu hướng biến động trên, mô hình sẽ có dạng : Yc = a + bt Trong đó : Yc : Chi phí sữa chữa máy móc tính theo giai đoạn t (nghìn đồng) T : biến số của mô hình (năm). a,b : là các hệ số của mô hình được xác định theo công thức sau.b = ∑ ̅∑ ̅ = − ̅ 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm Chi Phí Trang 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Bảng 2.15 Tính toán các chỉ tiêu dự báo xu hướng. Năm Chi Phí t t2 yt 2002 9.550 1 1 9.550 2003 12.400 2 4 24.800 2004 13.150 3 9 39.450 2005 14.520 4 16 58.080 2006 28.750 5 25 143.750 2007 29.200 6 36 175.200 2008 35.870 7 49 251.090 2009 32.109 8 64 256.872 2010 37.925 9 81 341.325 2011 39.650 10 100 396.500 Tổng 253.124 55 385 1.696.617= 25.312,4̅ = 5,5 Qua bảng trên ta tính được hệ số của phương trình : b = 3.690,12 a = 5.016,73 Phương trình khuynh hướng lý thuyết sẽ là : Yc = 5.016,73 + 3.690,12 t Dự báo chi phí sữa chữa máy móc thiết bị năm 2012 sẽ là : Y11 = 45.608,05 nghìn đồng. Mức chi phí dự đoán này tăng 15,17% so với năm 2011 là do vào năm 2011 lượng tài sản cố định tăng đến 23% do đó chi phí sữa chữa cũng sẽ tăng lên. Và do một lượng lớn tài sản cố định đầu tư vào năm 2006 (8-10 năm) đã cũ nên hệ số hao mòn rất cao. Do đó, chi phí sữa chữa những máy móc thiết bị này cũng tăng lên. 2.5.10 Sắp xếp thứ tự ưu tiên. Đây là sự kết hợp giữa thang đo ảnh hưởng và thang đo khả năng xảy ra trên cùng 1 bảng để sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro cần được giải quyết. Xác suất xảy ra : - Hầu như chắc chắn xảy ra : Xảy ra nhiều lần trong 1 năm. - Dễ xảy ra : Có thể 1-2 lần/năm Trang 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Có thể xảy ra : Xảy ra trong khoảng thời gian 5 năm. - Khó xảy ra : Có thể xảy ra trong khoảng thời gian 5-10 năm. - Hiếm khi xảy ra : Có thể xảy ra sau 10 năm. Bảng 2.17 : Xắp sếp thứ tự ưu tiên các rủi ro cần giải quyết. Ảnh hưởng Xác suất Không đáng kể Ít Trung bình Nhiều Nghiêm trọng Hầu như chắc chắn xảy ra 9 Dễ xảy ra 3.1 2 5 Có thể xảy ra 4 1 Khó xảy ra 7 3.2 Hiếm khi xảy ra 8.2 6 8.1 8.3 (Nguồn : Kết quả phân tích) Chú thích : 1) Rủi ro hỏa hoạn. 2) Rủi ro mất cắp tài sản. 3) 3.1 Rủi ro giông bão. 3.2 lũ lụt, ngập úng. 4) Rủi ro xe cộ hay súc vật đâm vào. 5) Rủi ro sét đánh. 6) Rủi ro máy bay hay các phương tiện hàng không khác rơi vào. 7) Rủi ro vỡ tràn tự bể chứa, đường ống dẫn nước. 8) Rủi ro thảm họa : 8.1 Rủi ro núi lửa. 8.2 Rủi ro động đất. 8.3 Rủi ro sóng thần. 9) Rủi ro hư hỏng tài sản máy móc thiết bị. Hậu quả được chia thành 4 bậc: Không đáng kể, thấp, trung bình, cao. Đối với những rủi ro có tiềm năng tổn thất cao, ảnh hưởng nhiều hay ở mức trung bình, xác suất được xếp ở ba mức thang đầu tiên thì được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Không đáng kể Thấp Trung bình Cao Trang 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp Như vậy thứ tự các rủi ro cần được ưu tiê n quan tâm : 1 Rủi ro hỏa hoạn. 2 Rủi ro mất cắp tài sản. 3 Rủi ro sét đánh. 4 Rủi ro hư hỏng máy móc thiết bị. 5 Rủi ro giông bão. 6 Rủi ro xe cộ hay xúc vật đâm vào. 7 Rủi ro thảm họa. 8 Rủi ro máy bay hay các phương tiện hàng không khác rơi vào. 9 Rủi ro lũ lụt. 10 Rủi ro vỡ bể chứa, đường ống dẫn nước. Trang 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC ANH. 3.1. Đánh giá các giải pháp mà Cty TNHH Ngọc Anh đã áp dụng. Trong quá trình hoạt động của DN, ban lãnh đạo của công ty đã nhân thấy được những rủi ro mà tài sản của công ty phải đối mặt nên đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro đó. 3.1.1 Đối với rủi ro hỏa hoạn. - Tham gia các hoạt động phòng cháy chữa cháy do ban quản lý Khu Công nghiệp tổ chức. - Trang bị hệ thống chữa cháy cố định tại xưởng sản xuất: Hệ thống ngăn lửa bằng màng nước phun. - Trang bị bình chữa cháy loại bột 32 bình, CO2 30 bình. - Có hệ thống cấp nước riêng có thể phục vụ cho việc phòng cháy chữa cháy. - Có thỏa thuận với các cơ quan gần đó trong hỗ trợ nhau phòng cháy chữa cháy. - Trên đó là các biện pháp nhằm kiểm soát – phòng ngừa và hạn chết rủi ro hỏa hoạn đối với tài sản của DN. Các biện pháp trên đảm bảo khi có rủi ro xảy ra sẽ được khắc phục nhanh chóng nhờ các công cụ đã được trang bị. Nhưng đối với rủi ro hỏa hoạn thì ý thức của con người và hoàn cảnh là điều quan trọng gây ra rủi ro. DN chưa có các biện pháp cụ thể đối với hành động của c on người và hạn chế hoàn cảnh để rủi ro khó có khả năng xảy ra. 3.1.2 Đối với rủi ro mất cắp tài sản. - Có hệ thống tường rào bảo vệ bao quanh DN. - Các nhà xưởng, kho vật nhiều, nhà văn phòng, nhà trưng bày sản phẩm để được xây dựng kiên cố, có hệ thống cửa, khóa chắc chắn. - Những địa điểm quan trọng như trước cổng ra vào, văn phòng, nhà kho, nhà xưởng đề được thắp sáng vào buổi tối. - Có đội bảo vệ DN: Gồm 4 người chia làm 2 ca. Hoạt động tuần tra đều được ghi chép đầy đủ. Trang 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - DN có thỏa thuận với đội bảo vệ của ban quản lý KCN trong việc đảm bảo an ninh trật tự. - Tham gia đầy đủ các cuộc họp an ninh trật tự do ban quản lý KCN, công an Thị Xã Hương Thủy tổ chức. Cũng như thực hiện đầy đủ các cuộc vận động tham gia an ninh trật tự khu vực. - Đối với rủi ro mất cắp tài sản thì tần suất cũng như mức độ thiệt hại không đáng kể tại công ty. Những biện pháp ở trên có thể hạn chế hoàn toàn những thiệt hại lớn với thành phẩm, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, máy móc thiết bị trong quản lý. Nhưng những mất mát nhỏ về nguyên phụ liệu có thể xảy ra mà về phía DN không kiểm soát được. Tuy thiệt hại không lớn nhưng nó cũng gây thất thoát lãng phí tài sản của DN. 3.1.3 Đối với rủi ro giông bão lũ lụt. - Trồng nhiều cây xanh chống gió xung quanh khuôn viên công ty. - Nhận thông báo lũ lụt từ ban quản lý KCN để có kế hoạch chuẩn bị khi có bão, lũ lớn. - DN đã xây dựng hệ thống thoát nước tốt để tránh hiện tượng ngập úng trong nội bộ DN. Nguồn nước này được đổ ra hệ thống thoát nước của khu công nghiệp. 3.1.4 Đối với rủi ro xe cộ hay súc vật đâm vào. - Có hệ thống tường rào bảo vệ xung quanh khuôn viên công ty tránh xúc vật, người, xe cộ tự ý ra vào. - Cửa cổng chính luôn đóng, chỉ để lại 1 cổng nhỏ đủ cho xe máy ra vào. Khi có xe ô tô, tải chở hàng đều được kiểm tra trước cổng bảo vệ. - Có đường đi nội bộ rộng rãi, xe chuyên chở có thể di chuyển dễ dàng từ bên ngoài đến nhà kho vật liệu, xưởng sản xuất và qua lại ngay trong xưởng giữa các dây chuyền. 3.1.5 Đối với rủi ro sét đánh. - Trang bị hệ thống cầu chì tại nguồn điện tổng, nguồn điện tại từng phân xưởng, nguồn điện tại từng dây chuyền sản xuất riêng biệt. - Có trang bị hệ thống chống sét. Trang 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Việc lắp đặt hệ thống chống sét giúp DN tránh được việc sét đánh trực tiếp xuống xưởng sản xuất, nhà kho gây ra cháy nổ. DN còn cẩn thận hơn trong việc trang bị các cầu chì tại nguồn điện tổng vào công ty, rồi tại các khu vực khác nhau như nhà văn phòng, xưởng sản xuất 1, xưởng sản xuất 2, nhà kho mà còn trong các dây chuyền riêng biệt. Điều này giúp DN hạn chế được rủi ro tớ i tài sản khi có sự cố sét đánh vào đường dây điện cao thể dẫn vào công ty, trạm biến áp của khu công nghiệp. Khi sự cố xảy ra, các thiết bị sẽ được bảo vệ riêng biệt không ảnh hưởng đến nhau. Các nguồn điện tại các khu vực, dây chuyền sản xuất sẽ tách rời nhau, tránh trường hợp bị hư hại trên diện rộng. 3.1.6 Đối với rủi ro vỡ tràn từ các bể chứa, đường ống dẫn nước. Trong quá trình xây dựng, lắp đặt đường ống dẫn nước. DN đã trang bị đường ống dẫn nước sắt, cho lắp đặt đường ống ngầm để tránh bị tác động trực tiếp làm vỡ đường ống dẫn nước. 3.1.7 Đối với rủi ro hư hỏng máy móc thiết bị. Có kỹ sư riêng phụ trách việc sữa chữa máy móc. Khi có sự cố hư hỏng xảy ra sẽ có những kỹ sư này chuyên trong việc sữa chữa. Việc này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc thuê người ngoài. Vì rủi ro này thường xuyên xảy ra, và không thể tránh khỏi. Không để máy móc hoạt động quả tải. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài sản tại công ty TNHH Ngọc Anh. 3.2.1 Đối với rủi ro hỏa hoạn. Kiểm soát tổn thất : Đây là nguyên tắc vàng trong quản trị rủi ro. Đặc biệt là rủi ro tài sản khi đối với ý thức của nhân viên thì việc phòng ngừa hơn là hạn chế. Bao gồm 2 biện pháp Ngăn ngừa tổn thất và suy giảm tổn thất. Ngăn ngừa tổn thất : Giúp làm suy giảm tần suất xảy ra của rủi ro hỏa hoạn đến mức tối thiểu có thể. Cụ thể dựa vào kết quả nghiên cứu ta có các biện pháp : Trang 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Những biển báo cấm lửa tại nơi cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế rủi ro ngay từ đầu nhưng tại DN việc này vẫn chưa được chú trọng. Do đó, DN cần treo bảng cấm lửa tại các khu vực dễ xảy ra hỏa hoạn như: kho sơn, khu vực chuyên sơn tại xưởng sản xuất 1, khu vực kho bông, vãi, nệm mút. - Hành động vô ý trong việc hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro. Do đó DN cũng cần treo bảng cấm hút thuốc tại các khu vực: Nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất, Kho vật liệu, khu vực chuyên sơn. Hai biện pháp trên nhằm mục đích ngăn ngừa ngay từ đầu nguồn phát lửa tại những nơi dễ xảy ra rủi ro hỏa hoạn. Khi không có nguồn phát lửa thì rủi ro hỏa hoạn tại các khu vực đó rất khó xảy ra hay là giảm được xác suất có thể xảy ra. - Tuy DN đã có những quy định về PCCC tuy nhiên những quy định chưa thực sự cụ thể và việc chấp hành nội quy vẫn chỉ ở mức trung bình, rất nhiều nhân viên không biết cách sử dụng cũng như vị trí chính xác của các bình cứu hỏa. Do đó cần phổ biến và yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt chú ý đến : + Các khu vực cấm lửa, cấm hút thuốc. + Các khu vực để bình chữa cháy. + Cách sử dụng bình chữa cháy. Việc chấp hành tốt nội quy PCCC trong công ty sẽ tạo ra ý thức trong công việc, ý thức trong việc bảo vệ tài sản trước những nguy cơ rủi ro. Ý thức trong việc dùng lửa, hút thuốc. Cũng như giúp chữa cháy kịp thời khi rủi ro xảy ra nếu nhân viên biết được chính xác vị tr í, cách sử dụng bình chữa cháy, các công cụ chữa cháy khác một cách nhanh chóng để làm suy giảm nhanh chóng tổn thất. - Hạn chế xảy ra hiện tượng chập điện: Hiện tượng chập điện đã từng gây ra hỏa hoạn cho DN. Chập điện là một nguồn nguy hiểm dễ gây ra rủi ro hỏa hoạn với điều kiện sản xuất của DN. Ngăn chặn từ đầu nguồn nguy hiểm này là điều cần thiết phải thực hiện. + Bọc nhựa những đoạn dây điện chưa được bóc tránh bị loài gặm nhấm cắn gây chập điện. Trang 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp + Sử dụng những cầu giao điện có nắp đậy. Suy giảm tổn thất : Là các biện pháp nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất khi rủi ro hỏa hoạn đã xảy ra. Ngoài việc tạo cho nhân viên công ty phản ứng nhanh, chính xác với rủi ro thì cần chú ý đến những việc sau đây đảm bảo cho việc xử lý khi rủi ro xảy ra được thực hiện tốt. Rủi ro hỏa hoạn không phải thường xuyên xảy ra nên các bình chữa cháy cũng như hệ thống chữa cháy rất có thể sẽ có trục trặc theo thời gian. Khi rủi ro xảy ra, nếu các thiết bị không sử dụng được thì không những lãng phí. Nghiêm trọng hơn là rủi ro sẽ không được xử lý làm gia tăng mức độ thiệt hại. Vậy các biện pháp sau là cực kì cần thiết : - Tích cự tham gia các cuộc tập PCCC do Ban quản lý KCN Phú Bài tổ chức. - Nạp lại những bình chữa cháy đã qua sử dụng. - Kiểm tra bình chữa cháy mỗi 3 tháng 1 lần bằng cách: Đối với bình loại CO2 kiểm tra lượng khí bằng phương pháp cân. Đối với bình loại bột thì kiểm tra bằng đồng hồ áp lực ở tay cầm. - Khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra tại các khu vực thì vị trí dễ tiếp cận nhất để chữa cháy là tại cửa ra vào. Dó đó tại mỗi kho, xưởng sản xuất ít nhất phải có 1 bình chữa cháy được treo trước mỗi cửa cửa ra vào. Treo thêm các bình chữa cháy trước cửa ra vào. Phía dưới mỗi bình chữa cháy dán thêm 1 bảng hướng dẫn sử dụng. - Để giảm tổn thất hỏa hoạn, cần thiết phải tìm cách giảm rủi ro ban đầu vì nó có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro hậu quả lớn. Do đó cần xắp sếp, phân loại, vệ sinh sạch sẽ trong kho vật liệu. Biện pháp này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần chia tách rủi ro. Chia tách rủi ro : Chia nhỏ đối tượng có nguy cơ rủi ro cao. Trong trường hợp này chính là nguyên vật liệu trong kho vật liệu. Việc để nguyên vật liệu lộn xộn, khó phân loại cũng như không ngăn nắp trong kho dễ gây ra rủi ro hỏa hoạn cũng như làm gia tăng mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Do đó việc chia tách , phân loại rõ ràng các loại nguyên vật liệu trong kho sẽ giúp giảm thiểu được xác suất xảy ra cũng như mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Trang 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Phân loại rõ ràng nguyên vật liệu trong kho: Đóng những chiếc thùng bằng kim loại (nhôm, sắt) để chứa đựng nguyên liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất như mút, bông ,vải , hay phế phẩm vãi, bông. Mỗi thùng chứa 1 loại nguyên vật liệu hoặc 1 nhóm nguyên vật liệu cùng tính chất. Phía dưới dùng pallet gỗ để kê. Nhằm tránh được rủi ro hỏa hoạn lan nhanh khi kho khác hay khu vực khác ngay trong kho cháy. Ngoài ra còn giúp kho gọn gàng, sạch sẽ. Dễ dàng quản lý, sử dụng. - Xắp sếp nguyên vật liệu, các thùng kim loại gọn gàng trong kho dọc theo bờ tường, tạo lối đi ỡ giữa rộng rãi. Tránh tiếp xúc gần các cầu giao điện, ổ cắm điện trong kho. Thường xuyên quét dọn kho, xưởng sản xuất sạch sẽ. 3.2.2 Đối với rủi ro mất cắp tài sản. Rủi ro mất cắp tài sản xảy ra tại công ty TNHH Ngọc Anh thấp do đặc thù loại hình tài sản của DN. Tuy nhiên việc mất cắp nhỏ vẫn xảy ra do người trong công ty nên cần chú ý đến các vấn đề sau : - Đội bảo vệ cơ quan hoạt động khá hiệu quả khi hoàn thành đúng nhiệm vụ để giữ được an ninh, trật tự. Nên công ty cần duy trì hoạt động của đội bảo vệ cơ quan. - Quan tâm đến sản phẩm, nguyên vật liệu dễ mang đi: việc xắp sếp lại gọn gàng các kho, phân loại rõ ràng các loại nguyên vật liệu như trên sẽ giúp DN dễ quản lý tài sản của mình. Từ đó cũng hạn chế ý định đánh cắp tài sản của công nhân viên. - Ngoài đội bảo vệ của Ban quản lý KCN. DN cũng cần phối hợp chặt chẽ với đội bảo vệ cơ quan lân cận nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực. 3.2.3 Đối với rủi ro sét đánh. - DN đã lắp đặt hệ thống chống sét những cần chú ý thường xuyên kiểm tra hệ thống chống sét của DN ít nhất 1 năm 2 lần để đảm bảo hệ thống chống sét vẫn còn hoạt động tốt. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống cầu chì điện tại cầu giao tổng và các khu vực khác nhau đặc biệt là trước mùa giông bão (từ tháng 4 - tháng 10). Biện pháp này không chỉ nhằm hạn chế hậu quả của sét đánh vào đường dây điện hay ở trạm biến áp mà còn tránh được rủi ro khi có hiện tượng chập điện hay những nguyên nhân khác gây nên sự tăng lên đột ngột của cường độ dòng điện. Trang 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp 3.2.4 Rủi ro hư hỏng máy móc thiết bị. Rủi ro hư hỏng máy móc là rủi ro hầu như chắc chắn xảy ra mỗi năm. Hàng năm DN luôn có sự tăng lên của tài sản cố định do đầu tư mua mới thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Cộng với việc khấu hao của các thiết bị cũ khi những thiết bị được đầu tư từ năm 2006 gần hết thời gian sử dụng càng làm tăng chí phí sữa chữa này qua từng năm. Do đó, DN cần chủ động trong khoảng chi phí này bằng việc tự tài trợ rủi ro bằng cách t rích trước một khoảng chi phí dành cho việc sữa chữa máy móc hàng năm. Dựa vào số liệu thống kê chi phí sữa chữa hàng năm được thống kê trong 10 năm để đưa ra dự đoán khoảng chi phí cho tương lai. Theo dự báo chi phí sửa chữa cho năm 2012 là : 45.608,05 (nghìn đồng). Tuy nhiên, để giảm thiểu được rủi ro này, cũng như giảm được chi phí sữa chữa máy móc hàng năm xuống. DN cần chú ý đến một số biện pháp: - Máy móc cần thường xuyên được bảo dưỡng để đảm bảo máy móc được hoạt động trơn tru, đúng công suất. - Vệ sinh máy móc sạch sẽ hàng tuần. - Đào tạo công nhân vận hành máy đúng quy trình, cách thức sử dụng cho hiệu quả giúp cho quá trình xử lý máy được tốt hơn, tăng tuổi thọ cũng như giữ được công suất làm việc của máy theo thời gian. 3.2.5 Rủi ro giông bão. Rủi ro giông bão hàng năm dễ xảy ra, tuy nhiên với cấu trúc nhà cửa, vật kiến trúc chắc chắn nên sức chịu bão là rất lớn. DN chỉ cần chú ý đến thông tin của các cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực để có các biện pháp phòng chống hợp lý. DN có thể tìm kiếm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng (Tivi, báo, đài, Internet). Đồng thời nhận thông báo từ ban quản lý KCN về thông tin của các cơn bão cũng như các biện pháp phòng chống bão kèm theo. Từ đó để đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của DN mình. Tuy nhiên có một số biện pháp sau có thể sử dụng : - Đối với các cơn bão lớn từ cấp 10 trở lên, DN cần dùng bao cát sắp lên mái tôn của xưởng sản xuất 1 và 2, nhà kho vật liệu nhằm đảm bảo không bị tốc mái gây hư hỏng cho toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu, đặt biệt là máy móc phía bên trong. Trang 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Chặt bớt cành của những cây có tán quá rộng tránh bị bão làm đổ cả cây gây hư hại cho tài sản liền kề. - Đóng tất các các cửa sổ, cửa chính, cửa thông gió tại nhà kho khi có bão vào tránh làm ướt, hư hỏng tài sản phía trong nhà xưởng, kho. Hay làm xáo trộn bố trí phía trong. 3.2.6 Rủi ro xe cộ hay súc vật đâm vào. Do đã có được hệ thống đường nội bộ khá rộng dành cho xe di chuyển nên rủi ro xảy ra phụ thuộc phần lớn vào người điều khiển xe. Để ngăn ngừa rủi ro này xảy ra ta nên hướng dẫn cho xe di chuyển. Khi có xe chuyên chở nguyên vật liệu vào, hay xe chở thành phẩm ra khỏi công ty (gồm thuộc và không thuộc sỡ hữu hay người lái là người của công ty) bảo vệ cần hướng dẫn cho xe di chuyển đúng làn đường, tốc độ. Phối hợp với đội bảo vệ Ban quản lý KCN để xua đuổi toàn bộ gia súc thả rông đi vào khu vực DN. 3.2.7 Rủi ro thảm họa. Trước mắt rủi ro này hiếm xảy ra và nó cũng nằm ngoài khả năng dự báo của DN. Vậy nên cần theo dõi thông tin rủi ro thảm họa cũng như những dự báo từ Viện Vật Lý Địa Cầu Việt Nam ( Khi những dự báo có liên quan tới khu vực hoạt động thì DN cần đánh giá lại rủi ro để có các biện pháp cho phù hợp. Khả năng rủi ro này xảy ra tăng lên DN nên tham khảo tại các công ty bảo hiểm về các loại hình bảo hiểm của rủi ro này vì DN không thể tự tài trợ cho một rủi ro với mức độ ảnh hưởng là rất nghiêm trọng. 3.2.8 Rủi ro máy bay hay các phương tiệ n hàng không khác rơi vào. Tương tự như rủi ro thảm họa. Trước mắt rủi ro này hiếm xảy ra do hoạt động của sân bay quốc tế Phú Bài là không lớn. Do đó, cần chú ý theo dõi hoạt động phát triển của sân bay quốc tế Phú Bài trong thời gian tới. Khi sân bay mở thêm các chuyến, mở rộng, nâng cấp từ đó đánh giá lại rủi ro để có biện pháp phù hợp. Với loại rủi ro này, mức độ thiệt hại là rất lớn. Khi xác suất xảy ra tăng lên. DN nên tham khảo tại các công ty bảo hiểm về các loại hình bảo hiểm của rủi ro này. Trang 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp 3.2.9 Rủi ro lũ lụt. Từ thời kì hoạt động tại KCN Phú Bài, DN chưa từng sảy ra hiện tượng lũ lụt, ngập úng đó là nhờ vào vị trí KCN Phú Bái khá cao so với các khu vực lân cận cũng như DN và KCN đều có hệ thống thoát nước tương đối tốt. Do đó DN chỉ cần chú ý đảm bảo các hệ thống thoát nước vẫn hoạt động tốt bằng cách k iểm tra, vệ sinh, nạo vét đường cống thoát nước của DN. Đồng thời, báo cáo ngay với Ban quản lý KCN nếu hệ thống thoát nước của KCN tại khu vực DN có trục trặc để có các biện pháp xử lý kịp thời. 3.2.10 Rủi ro vỡ bể chứa, đường ống dẫn nước. Khi xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước do ăn mòn tự nhiên thì DN nên xem xét lại toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước cho DN. Vì theo mức hạn sử dụng của đường ống sắt từ nhà sản xuất là trên dưới 10 năm (lắp đặt vào năm 2006) . Khi đã xảy ra tại 1 vị trí, thì các vị trí khác cũng có thể xảy ra do đường ống cấp nước được lắp đặt cùng một thời điểm và loại đường ống. Trang 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Hoạt động kinh doanh của DN luôn tiềm ẩn những rủi ro. Để thành công, chúng ta không phải chỉ tìm cách lẩn tránh rủi ro, mà là làm sao để kiểm soát được chúng. Rui ro tài sản là rủi ro thuần túy, nó luôn biến động theo hoạt động của DN. Trong khoảng thời gian chuyển về KCN Phú Bài đến nay DN đã thực hiện khác tốt hoạt động quản trị rủi ro đối với tài sản của mình. Cụ thể, họ đã nhận biết được rủi ro hỏa hoạn, sét đánh, mất cắp... có thể gây ra thiệt hại lớn đối với tài sản của mình từ đó đã trang bị các thiết bị phòng chống. Những biện pháp đó ban đầu đem lại được sự an toàn cho tài sản của DN, đem lại sự hoạt động ổn định kinh doanh trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên. Rủi ro luôn biến động theo thời gian, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đòi hỏi DN phải không nhừng quản trị rủi ro vì đây là một quá trình hoạt động được tiến hành liên tục. Điều cần chú ý trước mắt là vấn đề về ý thức con người tại DN vẫn chưa được thực hiện tốt cụ thể qua việc chấp hành nội quy PCCC, vệ sinh công nghiệp, hay ý thức trong việc bảo vệ tài sản DN. Đối với ý thức của con người gây ra rủi ro tài sản thì các biện pháp phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn rất nhiều các biện pháp hạn chế. Thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát tổn thất sẽ hạn chế rất lớn xác suất cũng như mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra đối với tài sản của DN. Hy vọng, trong thời gian tới DN sẽ khắc phục hoàn toàn rủi ro tài sản. Tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ngày càng phát triển. 2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Do hạn chế về thời gian, nguồn lực cũng như khả năng của người thực hiện nên đề tài còn gặp phải những hạn chế sau : - Đề tài không áp dụng mô hình nghiên cứu cụ thể. - Các công cụ nhận dạng rủi ro trong đề tài chỉ nhận dạng được các rủi ro đặc thù, chưa tìm được những rủi ro tiềm năng. Trang 78 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp - Chưa có những đo lường chính xác về xác suất cũng như mức độ thiệt hại tiềm năng. Từ đó việc đánh giá chỉ dừng lại ở định tính. 3. Kiến nghị. 3.1 Đối với cơ quan nhà nước. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động diễn tập phòng cháy chữa cháy, phòng chống thảm họa, bão lũ đến địa phận KCN Phú Bài. - Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về các rủi ro thảm họa, thời tiết. 3.2 Đối với công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển hạ tầng KCN. - Tạo điều kiện hợp cho công ty TNHH Ngọc Anh có thể tham gia các cuộc vận động An ninh trật tự khu vực, tổ chức tập phòng cháy chữa cháy. - Là nơi cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình an ninh trật tự khu vực, tình hình hỏa hoạn, thông tin của các cơn bão, lũ có khả năng đổ bộ vào khu vực. - Hợp tác nhiều hơn nữa trong việc đảm bảo an ninh trật tự khu vực, trong công ty cũng như giúp đỡ khắc phục những sự cố khi có rủi ro xảy ra. 3.3 Đối với công ty TNHH Ngọc Anh. - Thực hiện và duy trì tốt việc chấp hành nội quy mà công ty đã đề ra ch o công nhân viên. Đẩy mạnh việc huấn luyện công nhân viên phản ứng nhanh với rủi ro. Thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp tại đơn vị mình. - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại DN, đặc biệt chú ý đến hoạt động quản trị rủi ro tài sản. - Công ty cần duy trì và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Ban quản lý KCN cũng như các DN lân cận trong việc hỗ trợ nhau quản trị rủi ro tài sản. - Cần có phòng quản trị rủi ro hoặc nhỏ hơn là các cá nhân chịu trách nhiệm quản trị rủi ro tài sản của DN. Đảm bảo nhận diện những rủi ro tiềm năng với tài sản hay đánh giá lại các rủi ro đã nhận dạng để có các biện pháp xử lý phù hợp. ---------------------Hết---------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_han_che_rui_ro_tai_san_tai_cong_ty_tnhh_ngoc_anh_9852.pdf
Luận văn liên quan