Đề tài Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel

LỜI MỞ ĐẦU Trong vài năm trở lại đây, viễn thông trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ trong đó phải nói đến sự lớn mạnh nhanh chóng của Tổng công ty viễn thông quân đội. Cùng hòa nhập với thị trường viễn thông đầy sôi động, Viettel đang ngày càng tự khẳng định mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Trong thành công của Tổng công ty, không thể không kể đến những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Công ty đã thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ quốc phòng và góp phần hiện đại hóa mạng viễn thông của Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty truyền dẫn Viettel, với nhiệm vụ chủ yếu là thực tập về công tác lập dự án đầu tư đã giúp cho em củng cố các kiến thức lý thuyết đã học và nâng cao kỹ năng thực hành về quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Trong một môi trường mà tính cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn biến động, nhiều xu thế mới xuất hiện và khó dự đoán như ngành viễn thông, thì việc xây dựng được các dự án đầu tư có tính hiệu quả vững chắc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác lập dự án đầu tư tại công ty trong những năm vừa qua đã thực hiện khá tốt, thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên không phải là không có những thiếu sót, hạn chế. Trong những năm tới, để công ty luôn phát triển vững mạnh góp phần vào sự phát triển của tổng công ty và sự phát triển chung của đất nước, công ty cần có những chiến lược phát triển hợp lý, những giải pháp để không ngừng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy, sau quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 . 2 I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 2 1. Quá trình hình thành và phát triển . 2 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel 3 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel . 3 2.2. Các loại hình kinh doanh của Công ty truyền dẫn Viettel . 4 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban . 4 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4 3.2. Chức năng nhiệm vụ . 6 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006 . 11 4.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty 11 4.2. Các nguồn lực của công ty . 14 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2006 . 17 II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 21 1. Vốn, nguồn vốn đầu tư 21 2. Các dự án tại công ty 22 III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001-2006 23 1. Phương pháp lập dự án 23 2. Công tác tổ chức lập dự án 25 2.1. Quy trình lập dự án 25 2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong công tác lập dự án . 26 3. Nội dung soạn thảo dự án 28 IV. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI “XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – IC” TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 32 1. Sự cần thiết phải đầu tư . 32 2. Cơ sở lập dự án . 33 3. Mục tiêu của dự án . 34 4. Phân tích và dự đoán nhu cầu . 35 4.1. Nhu cầu của Viettel 35 4.2. Nhu cầu của thông tin quân sự 36 5. Cấu trúc đường trục và công nghệ . 37 5.1. Cấu trúc Đường trục 37 5.2. Thiết kế cáp sợi quang . 39 5.3. Thiết kế tuyến truyền dẫn 41 5.4. Thiết kế bảo vệ 44 5.5. Thiết kế đồng bộ . 44 5.6. Thiết kế Hệ điều hành 44 6. An ninh 44 6.1. Chế độ bảo vệ đường trục . 44 6.2. An ninh thông tin 45 7. Địa điểm mặt bằng xây dựng 45 8. Quy mô, hình thức đầu tư và nguồn vốn . 46 8.1. Qui mô đầu tư 46 8.2. Hình thức đầu tư . 48 8.3. Nguồn vốn: 48 9. Hình thức quản lý, thực hiện dự án 48 10. Kế hoạch triển khai dự án . 49 10.1. Đề xuất huy động nguồn lực 49 10. 2. Tiến độ thực hiện: Trong năm 2005 . 49 11. Phương án quản lý, khai thác dự án . 49 11.1. Quản lí . 49 11.2. Nhân sự khai thác . 49 11.3. Phương án bảo vệ và bảo dưỡng . 49 12. Hiệu quả tài chính của dự án 50 13. Lợi ích quốc phòng và kinh tế xã hội 50 13.1. Lợi ích quốc phòng 50 13.2. Lợi ích kinh tế - xã hội . 51 14. Kết luận và kiến nghị . 51 V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 52 1. Đánh giá công tác lập dự án “Dự án xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc-Nam-1C” 52 2. Đánh giá công tác lập dự án nói chung tại công ty truyền dẫn Viettel . 55 2.1. Những thành tựu đạt được 55 2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 57 CHƯƠNG II . : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆn CÔNG TÁC lẬp DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 60 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006-2010 60 1. Phương hướng phát triển . 60 1.1. Vị thế 60 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 60 1.3. Hướng tới thị trường nước ngoài . 60 1.4. Phát triển nguồn nhân lực 61 1.5. Nâng cao thu nhập cho người lao động . 61 2. Định hướng cho công tác lập dự án . 61 2.1.Trong cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án: 61 2.2.Về trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia lập dự án . 62 2.3. Nội dung và quy trình lập . 62 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 62 1. Về phương pháp lập dự án 62 2. Về công tác tổ chức lập dự án . 63 3. Về nội dung lập dự án 64 4. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên lập dự án 66 5. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khích lệ tinh thần làm việc của các chuyên viên trong công ty . 67 KẾT LUẬN 69

docx87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của DNNN bao gồm: - Vốn vay thương mại: Dự kiến chi phí mua sắm thiết bị, cáp quang và phụ kiện quang (chiếm 64% tổng mức đầu tư) sẽ được tài trợ bằng vốn vay thương mại từ Ngân hàng hoặc mua trả chậm. Để tránh rủi ro về tỷ giá, khoản vay được thực hiện bằng đồng USD với lãi suất dự kiến 6%/năm Việc hoàn trả khoản vay theo tính toán sẽ kết thúc vào năm 2010 bằng quỹ khấu hao và 15% lợi nhuận giữ lại của Dự án. - Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của Viettel sẽ tài trợ cho các chi phí còn lại của Dự án 36%) 9. Hình thức quản lý, thực hiện dự án Trong những năm qua Viettel đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiều dự án truyền dẫn bao gồm: các Dự án mà Bộ Quốc phòng giao, trong đó có dự án xây dựng đường trục cáp quang quân sự 1A, 1B; các Dự án sử dụng chung cơ sở hạ tầng điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Hiện nay Viettel có đội ngũ cán bộ quản lí, chỉ huy điều hành khai thác, các kĩ sư điện tử viễn thông, tin học đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lí thực hiện dự án, trong triển khai lắp đặt và khai thác sử dụng trang thiết bị viễn thông tiên tiến. Từ đặc điểm của dự án 1C và khả năng, lực lượng của Viettel kiến nghị được áp dụng hình thức quản lí, thực hiện dự án đường trục cáp quang 1C là hình thức “Chủ đầu tư trực tiếp quản lí thực hiện dự án “ 10. Kế hoạch triển khai dự án 10.1. Đề xuất huy động nguồn lực Đây là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông có qui mô lớn, trải dài suốt khoảng hai nghìn cây số dọc chiều dài đất nước. Do vậy, khi triển khai dự án, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng thi công, các kỹ thuật viên lắp đặt thiết bị và giám sát thi công, nhất là đoạn tuyến Hà Nội – Huế. Do vậy, đề xuất huy động nguồn nhân lực thực hiện dự án gồm: - Ký hợp đồng thuê lực lượng của binh chủng thông tin, lực lượng các đơn vị quân đội và nhân dân địa phương trên dọc tuyến. - Phối kết hợp chặt chẽ với EVN để đưa ra phương án thực hiện đầu tư tối ưu nhất cho từng hạng mục, có lợi cho cả hai bên. 10. 2. Tiến độ thực hiện: Trong năm 2005 11. Phương án quản lý, khai thác dự án 11.1. Quản lí Viettel hiện có 1 Trung tâm mạng truyền dẫn quản lý khai thác toàn bộ các Dự án truyền dẫn của Công ty. Công tác điều hành quản lý tập trung thống nhất tại Hà Nội, đồng thời được phân quyền cho các Trung tâm khu vực. Đường trục 1C sẽ được giao cho trung tâm này quản lý khai thác. Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ báo cáo về Công ty định kỳ hoặc bất thường theo quy định. 11.2. Nhân sự khai thác Dựa trên đội ngũ nhân sự hiện có, Trung tâm mạng truyền dẫn tự tổ chức điều chuyển hoặc tuyển thêm nhân sự. Để hệ thống đường trục được vận hành tốt, tại mỗi trạm cần ít nhất 3 người: 01 phụ trách chung và kỹ thuật hệ thống, 02 nhân viên khai thác. 11.3. Phương án bảo vệ và bảo dưỡng Theo thỏa thuận với EVN, đoạn tuyến từ Hà Nội đến Huế là tài sản thuộc Viettel, còn Huế đến TP. Hồ Chí Minh là của EVN. Viettel phải chú trọng bảo vệ tuyến cáp của mình khỏi sự phá hoại của người dân vô ý thức hoặc những kẻ phá hoại có mục đích xấu. Tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và nhân công huy động Viettel dự kiến thuê nhân viên của EVN và đơn vị quân đội trên tuyến. Đồng thời, Viettel tăng cường giáo dục nhân viên về ý thức bảo vệ các trạm thiết bị cũng như tuyến cáp. Đường trục 1C được xây dựng treo trên cột điện lực qua nhiều địa bàn với điều kiện môi trường, kinh tế xã hội khác nhau. Một trong những tiêu chuẩn phải được đặt ra khi mời thầu mua sắm thiết bị, cáp quang, phụ kiên quang là thích hợp với điều kiện môi trường. Đồng thời hàng năm Viettel sẽ trích khoảng 3% giá trị tài sản để phục vụ duy tu bảo dưỡng đường trục. 12. Hiệu quả tài chính của dự án Dự án này không thay thế cho Dự án đường trục 1B đã triển khai nên kết quả kinh doanh và hiệu quả tài chính dự án được tính trên cơ sở giả định dự án chỉ đáp ứng phần nhu cầu dự kiến tăng thêm so với giả định của dự án đường trục 1B. Dự án tuy lỗ năm đầu nhưng khả thi về mặt tài chính với các chỉ tiêu sau: NPV (10%): 90,168 tỷ đồng IRR = 19,05% Thời gian hoàn vốn là 4,63 năm Chi tiết về tính toán hiệu quả tài chính, xem Phụ lục 1. 13. Lợi ích quốc phòng và kinh tế xã hội 13.1. Lợi ích quốc phòng - Đường trục 1C khi được xây dựng sẽ được kết nối với đường trục 1A và 1B tạo nên mạng thông tin quân đội được mở rộng khi cần thiết, kết cấu an toàn, có tính vu hồi cao. - Đảm bảo vùng phủ cho khu vực Tây nguyên là khu vực nhạy cảm về chính trị quân sự: có đến 4 – 5 trạm trong số 18 trạm của đường trục nằm ở khu vực này. - Công ty Viettel phát triển sẽ là nơi thu hút, đào tạo các cán bộ chuyên môn có trình độ cao. Đây chính là đội ngũ dự bị cho quân đội khi xảy ra chiến tranh. - Xây dựng được hạ tầng truyền dẫn cũng là một cơ hội để Viettel phát triển dịch vụ, từng bước trở thành một doanh nghiệp quốc phòng vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ làm kinh tế của quân đội. 13.2. Lợi ích kinh tế - xã hội Đường trục 1C góp phần nâng cao dung lượng truyền dẫn đường trục quốc gia với công nghệ hiện đại nhất, đóng góp vào quá trình mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt nam nói chung và quân đội nói riêng. Dự án cũng sẽ tạo ra những tác động tích cực khác về mặt xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đến các vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội tại những tỉnh nghèo nhất là các tỉnh khu vực Tây nguyên; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và phát triển công nghệ thông tin theo các định hướng của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, khi đưa đường trục vào khai thác và sử dụng cũng sẽ là cơ hội tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ viễn thông của Viettel và tạo thêm nhiều khả năng lựa chọn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ. 14. Kết luận và kiến nghị Việc đầu tư xây dựng đường trục cáp quang Bắc - Nam 1C là cần thiết, để đáp ứng nhu cầu truyền dẫn của bản thân Viettel, vu hồi thông tin quân sự khi cần thiết, đồng thời thực hiện đúng chiến lược phát triển CNTT cũng như chính sách đầu tư ưu tiên cho vùng sâu vùng xa của Chính phủ. Với sự bùng nổ về viễn thông và CNTT năm vừa qua và dự báo trong nhiều năm tới, đường trục 1C dù được đầu tư dung lượng lớn ngay từ đầu vẫn đảm bảo thu hồi vốn và có lãi. Vì vậy, đề nghị Ban Giám đốc sớm xem xét, phê duyệt dự án. Có cơ chế phê duyệt được nhanh các hạng mục thành phần để đảm bảo tiến độ thi công đường trục và hoàn thành kế hoạch theo thời gian qui định của dự án Phụ lục: các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tài chính (Xem phần sau) V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Đánh giá công tác lập dự án “Dự án xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc-Nam-1C” Qua việc đánh giá chất lượng dự án xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc-Nam 1C chúng ta có thể đánh giá chung về các dự án được lập tại công ty truyền dẫn Viettel. Nhìn chung dự án được lập với chất lượng tốt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc tổ chức lập dự án và soạn thảo phân tích một số nội dung của dự án. Về công tác tổ chức lập dự án của dự án “Dự án xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc-Nam-1C” công ty còn có một số hạn chế. Dự án 1C là một dự án quan trọng đối với sự phát triển của tổng công ty viễn thông quân đội cũng như công ty truyền dẫn Viettel với số vốn lớn tiến hành trong thời gian dài. Tuy nhiên trong công tác tổ chức lập dự án công ty vẫn chưa thực hiện theo đúng quy trình, các bước nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi vẫn còn trùng lặp, tiến hành gộp. Để chuẩn bị cho dự án 1C ra đời, công ty đã cho thành lập ban dự án. Việc thành lập ban dự án có thuận lợi cho công tác quản lý dự án sau này tuy nhiên đôi lúc cũng dẫn đến những chồng chéo trong việc phân công công việc hoặc phân công công việc không rõ ràng, giữa chức năng và nhiệm vụ của ban dự án với phòng đầu tư, ví dụ như trong phần nghiên cứu địa điểm hay phân tích hiệu quả tài chính Về các nội dung soạn thảo dự án, công ty còn một số hạn chế sau đây: Sự cần thiết phải đầu tư Trong phần này đã trình bày khá đầy đủ các khía cạnh tổng quát có liên quan đến dự án để khẳng định sự cần thiết phải tiến hành đầu tư. Ở đây đã đưa ra được những khái quát chung về thị trường, về nhu cầu, về các lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đem lại, qua đó khẳng định sự cần thiết và đúng đắn của dự án. Tuy nhiên trong phần này vẫn chưa đưa ra được những khó khăn của dự án và phương hướng khắc phục Cơ sở và mục tiêu của dự án Các căn cứ pháp lý của dự án vẫn còn khá sơ sài, thiếu những văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước như bộ bưu chính viễn thông, bộ xây dựng… về việc xây dựng đường trục thông tin, các văn bản về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình. Mục tiêu của dự án mới chỉ đề cập đến những nội dung về mặt kỹ thuật, chưa đề cập đến những mục tiêu kinh tế - xã hội. Phân tích thị trường Các đánh giá về nhu cầu ở hiện tại và tương lai của dự án mới chỉ xuất phát từ việc nhận định mang tính chủ quan của người lập dự án. Các số liệu đưa ra với mục đích minh hoạ và phân tích thì mới chỉ dừng ở mức độ liệt kê, chưa có sự chế biến, phân tích, so sánh một cách khoa học. Các số liệu chưa đưa một cách cụ thể, chính xác của từng năm vì thế chưa thể đưa ra xu thế biến động của nhu cầu một cách chính xác. Nhu cầu của các khách hàng ngoài Viettel chưa được phân tích một cách kĩ lưỡng dù doanh thu của nhóm khách hàng ngoài chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong doanh thu của công ty. Chưa đưa ra những đánh giá về cung trên thị trường thuê kênh truyền dẫn mà mới chỉ tập trung vào phân tích và dự đoán nhu cầu. Chưa có những phân tích, đánh giá, so sánh về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, những thuận lợi và khó khăn mà dự án sẽ gặp phải trong việc cạnh tranh với các nhà cung cấp khác trên thị trường. Phân tích kỹ thuật Đây là nội dung chính được đặc biệt chú trọng và cũng là nội dung được thực hiện chi tiết nhất. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Chưa dự tính công suất của dự án, dung lượng mà đường trục có thể đảm bảo cung cấp. Chưa đưa ra các phương án mua sắm máy móc thiết bị để thực hiện dự án: nhà cung cấp, giá cả, kế hoạch mua sắm, vận chuyển, dự tính những máy móc thiết bị cần thiết cho từng giai đoạn của dự án, ước tính chi phí bảo vệ bảo dưỡng khi đường trục được đưa vào hoạt động. Trong phần hình thức đầu tư vẫn còn lẫn lộn, chồng chéo với những nội dung trong phân tích khía cạnh tài chính của dự án. Chưa đề cập đến nội dung đánh giá tác động môi trường của dự án Trong kế hoạch triển khai dự án, việc phân chia thời gian thực hiện dự án chưa thực sự chi tiết đến từng công việc cụ thể, lại chưa được biểu diễn trên sơ đồ hay đồ thị, vì thế chưa thể hiện rõ tiến độ thực hiện từng công việc theo kế hoạch, do đó sẽ rất khó cho việc quản lý tiến độ của dự án sau này Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự Đây là phần được thực hiện sơ sài nhất trong cả dự án. Chưa đưa ra được phương án bố trí nhân lực để thực hiện dự án, trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên thực hiện dự án, dự tính chi phí nhân lực của dự án... Nếu dự án trình bày được kế hoạch bố trí nhân sự cho từng giai đoạn của dự án thì sẽ thuận lợi hơn cho công tác triển khai thực hiện dự án sau này. Phân tích tài chính Nhìn chung dự án đã tính toán đầy đủ các nội dung, cũng như các chỉ tiêu cơ bản về mặt tài chính của dự án, bao gồm: Dự tính tổng mức đầu tư , cơ cấu vốn, nguồn vốn, lập bảng dự tính doanh thu, dự tính chi phí vận hành hàng năm của dự án, lập bảng dự trù lỗ lãi, bảng dự trù cân đối thu chi (cân đối dòng tiền) của dự án, kế hoạch trả nợ tính các chỉ tiêu NPV, IRR, T. (Các tính toán chi tiết được trình bày ở phần phụ lục). Tuy đã tính toán khá đầy đủ những chỉ tiêu căn bản và thiết lập một hệ thống bảng biểu tương đối hoàn chỉnh, nhưng điểm thiếu sót của công ty trong việc lập dự án này là đã không tiến hành phân tích dự án trong trường hợp có rủi ro. Đây là dự án có quy mô vốn tương đối lớn, nên việc thành - bại của dự án có ảnh hưởng đáng kể tới chủ đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo cho dự án có thể đem lại hiệu quả chắc chắn về mặt tài chính thì cần thiết phải phân tích dự án trong điều kiện các yếu tố tác động tới kết quả của dự án thay đổi (Phân tích độ nhạy của dự án). Ít nhất trong trường hợp này nên phân tích sự biến động của các chỉ tiêu cơ bản (NPV, IRR) theo mức độ thay đổi của giá bán, và mức độ thay đổi chi phí đầu vào. Việc phân tích này nhằm đánh giá xem dự án có hiệu quả chắc chắn hay không, từ đó, giúp chủ đầu tư có sự quyết định chính xác xem có nên đầu tư cho dự án hay không. Hơn nữa, qua phân tích độ nhạy của dự án, chúng ta biết được yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng quyết định tới kết quả, hiệu quả của dự án, để từ đó có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính có thể xảy ra cho dự án trong trường hợp có biến động về các yếu tố đó. Phân tích kinh tế xã hội Trong phần này đã đề cập được tới lợi ích quốc phòng và lợi ích kinh tế xã hội. Lợi ích quốc phòng đã được đề cập khá đầy đủ vì Viettel là tổng công ty trực thuộc bộ quốc phòng. Tuy nhiên phần lợi ích kinh tế xã hội chưa được trình bày chi tiết mà mới chỉ trình bày một cách chung chung, không có số liệu ước tính hay tính toán cụ thể. Ví dụ như nâng cao dung lượng truyền dẫn đường trục quốc gia nhưng không có con số dung lượng ước tính cụ thể, dự án tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ở các địa phương mà dự án thực hiện tuy nhiên không đưa ra số người ước tính có công ăn việc làm từ dự án. 2. Đánh giá công tác lập dự án nói chung tại công ty truyền dẫn Viettel 2.1. Những thành tựu đạt được Với chức năng chính là xây dựng, lắp đặt các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động cho thuê kênh truyền dẫn, công tác lập dự án tại công ty truyền dẫn Viettel ngày càng được hoàn thiện. Từ năm 2001 đến nay, công tác lập dự án tại công ty rất được chú trọng và đã đạt một số thành tựu. Công ty đã tạo được uy tín đối với thị trường thuê kênh truyền dẫn, có được các khách hàng thường xuyên, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Các dự án mà công ty đã lập đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin quân sự, nhu cầu phát triển của tổng công ty viễn thông quân đội, cũng như nhu cầu của thị trường, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho đất nước; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và phát triển công nghệ thông tin theo các định hướng của Đảng và Nhà nước. Danh mục các dự án tiêu biểu mà công ty đã thực hiện công tác lập dự án đầu tư trong giai đoạn 2001-2006: TT Tên dự án Thiết bị Xây lắp Khác Tổng mức đầu tư(đồng) Thời gian thực hiện 1 Lạng Sơn- Cao Bằng 3.528.478.562 853.200.000 705.428.173 5.087.106.735 2005 2 Cửa ngõ QT Móng Cái 1.520.000.000 912.760.000 404.776.000 2.837.536.000 2004 3 Hà Nội-Lạng Sơn-Lào Cai 21.674.734.735 33.290.341.447 4.671.421.878 59.636.498.060 2004 4 Cửa ngõ QT Lạng Sơn 760.000.000 4.598.000.000 404.776.000 5.762.776.000 2004 5 Trạm vệ tinh mặt đất 9.907.987.500 1.948.619.813 1.130.723.618 12.987.330.930 2003 6 Thành lập mạng NH và DD 148.370.068.275 129.367.410.645 35.725.096.930 313.462.575.850 2002-2005 7 Tuyến CQ QS 1B 93.166.900.800 92.528.061.600 9.321.157.600 195.016.120.000 2003-2004 8 SD chung với EVN MB 90.789.236.460 34.869.445.560 21.478.254.119 147.136.936.139 2004-2006 9 SD chung với EVN MT 33.484.468.356 16.004.786.836 7.582.651.480 57.071.906.672 2004-2006 10 SD chung với EVN MN 52.480.874.808 17.838.116.460 10.721.990.149 81.040.981.417 2004-2006 11 Hải Dương-Hưng Yên-Thái Bình-Nam Định 4.967.806.912 1.073.530.800 1.273.501.990 7.314.839.702 2003-2004 12 Tuyến CQ 1C 172.361.781.000 18.720.000.000 32.161.437.000 223.243.218.000 2005 13 Dự án 2B 2006 14 Dự án Vsat Nguồn: phòng đầu tư Trong số các dự án công ty đảm nhận, phần lớn đã hoàn thành (chiếm 84%), số còn lại một phần đang trong giai đoạn lập, một phần đang trong giai đoạn thực hiện. Nhìn chung công tác lập dự án của công ty trong thời gian qua đã phát huy vai trò tích cực, giúp công ty đạt được những mục tiên trong chiến lược phát triển của mình. Công tác lập dự án đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đảm bảo hỗ trợ cho việc lập dự án được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Trong công tác lập dự án đã có áp dụng những ứng dụng tin học để tính toán các chỉ tiêu của dự án. Các dự án do công ty soạn thảo nhìn chung là đầy đủ về nội dung, tuân thủ đúng trình tự của việc lập một dự án nói chung. Nhiều nội dung được phân tích tương đối chi tiết, kỹ lưỡng như nội dung về mặt kỹ thuật, công nghệ; Ở những dự án quan trọng, công ty đã cử ra một tổ giám sát để kiểm tra tiến độ thực hiện công tác lập dự án, kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của các số liệu thu thập, tính toán trong quá trình lập dự án của nhóm soạn thảo, kiểm tra sự đầy đủ về nội dung của dự án theo quy định của pháp luật. Công ty đã tạo ra một môi trường làm việc tốt cho các chuyên viên lập dự án, các máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án được công ty trang bị đầy đủ: máy tính nối mạng, máy in... 2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân a. Một số hạn chế trong công tác lập dự án của công ty Cùng với những kết quả đạt được, công ty cũng gặp khó khăn trong công tác lập dự án, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dự án được lập. Theo đánh giá chung thì công tác lập dự án của công ty là tốt song hạn chế chủ yếu là trong nội dung phân tích của các dự án, các chỉ tiêu sử dung trong phân tích dự án, quy trình lập và cơ cấu tổ chức lập dự án. Về phương pháp lập dự án Trong công tác lập dự án đầu tư, công ty thường sử dụng các phương pháp dự đoán, dự báo, phương pháp nghiên cứu thị trường, phương pháp phân tích theo chỉ tiêu... Tuy nhiên đối với một lĩnh vực hay thay đổi như viễn thông thì chỉ với các phương pháp này không thể đạt hiệu quả cao nhất khi lập dự án. Rất nhiều trường hợp có thể xảy ra, nếu không được dự tính từ trước sẽ gây bất lợi cho dự án trong việc triển khai và hoạt động dự án sau này. Về công tác tổ chức lập dự án Quy trình lập, có những dự án còn chưa hợp lý. Một số dự án còn bỏ qua một số bước trong quy trình lập. Cơ cấu tổ chức lập dự án, theo bố trí các phòng ban của công ty có phần không hợp lý, có nhân viên khi tham gia lập dự án phải thực hiện nhiều nhiệm vụ một lúc, phải đi nghiên cứu nhiều nội dung...Tổ chức vẫn còn lỏng lẻo, sự phân cấp còn chưa rõ ràng, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong soạn thảo một dự án đầu tư. Đôi khi còn lẫn lộn giữa chức năng của ban dự án và phòng đầu tư. Tuy đã thực hiện việc kiểm tra giám sát công tác lập dự án nhưng còn ở mức độ hạn chế. Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của một số người trong tổ kiểm tra còn hạn chế. Việc kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức: Các cán bộ kiểm tra không xem xét từng nội dung phân tích cụ thể của tổ lập dự án, không đánh giá lại sự chính xác của các số liệu phân tích. Về nội dung lập dự án Về nội dung phân tích, khi đi vào lập các chuyên viên chưa nắm đầy đủ các nội dung cần thiết của dự án cần lập, nội dung được nghiên cứu còn sơ sài, nhiều nội dung có liên quan đến dự án còn bị bỏ qua, coi nhẹ. Về các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích dự án, các dự án lập thường đưa ra ít chỉ tiêu phản ánh các kết quả nên các nội dung nghiên cứu có phần thiếu tính thuyết phục...(Điển hình là ví dụ minh hoạ trên). b. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Các dự án công ty lập hầu hết đều thuộc lĩnh vực viễn thông là một lĩnh vực nhạy cảm trên thị trường hiện nay, biến động rất lớn đối với những thay đổi nhỏ, vì vậy gây khó khăn cho công tác dự báo của công ty, chính vì thế khâu phân tích thị trường trong các dự án của công ty thường gặp khó khăn. Một số dự án của công ty phải phục vụ mục đích quốc phòng vì công ty thuộc sự quản lý của bộ quốc phòng, chính vì thế trong các dự án này các chỉ tiêu lợi ích kinh tế không được coi trọng bằng các mục tiêu quốc phòng Nguyên nhân chủ quan Phần lớn chuyên viên lập dự án khi tuyển vào không qua đào tạo về các nghiệp vụ lập dự án, sự học hỏi chỉ thông qua các dự án đã đựoc lập sẵn từ trước sau đó tham khảo và lập nên có phần ảnh hưởng đến chất lượng của dự án được lập. Cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng của công tác lập dự án song sự phân công công việc vẫn còn thiếu sự hợp lý dẫn tới gây khó khăn trong công tác lập dự án. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006-2010 1. Phương hướng phát triển 1.1. Vị thế Hiện nay công ty truyền dẫn Viettel đã chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường cho thuê kênh truyền dẫn ở Việt Nam, tuy nhiên truyền dẫn Viettel mới chỉ là nhà cung cấp dịch vụ số 2 trên thị trường sau VNPT. Vì thế trong kế hoạch phát triển đến năm 2010, công ty sẽ phấn đấu để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê kênh truyền dẫn ở Việt Nam. Để làm được điều này công ty cần phải cố gắng nỗ lực rất nhiều vì hiện nay thị trường cho thuê kênh truyền dẫn không chỉ còn là sân chơi của 3 doanh nghiệp VNPT, Viettel và EVN nữa, mà trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép cung cấp loại hình dịch vụ này. 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong những năm vừa qua tổng công ty Viettel là một trong số các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt bậc không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều đó không thể không nhắc tới những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kênh đối với các khách hàng ngoài, công ty còn cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ tổng công ty: công ty điện thoại đường dài, công ty Internet, công ty điện thoại di động, góp phần làm tăng doanh thu của tổng công ty. Trong thời gian tới công ty sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể từ nay đến năm 2010 công ty sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu mức tăng doanh thu hàng năm 15%. 1.3. Hướng tới thị trường nước ngoài Hiện nay công ty truyền dẫn Viettel không chỉ chú trọng đến thị trường trong nước mà đã bắt đầu hướng ra thị trường nước ngoài. Hiện tại công ty đang triển khai đầu tư sang Campuchia, và trong thời gian tới sẽ đầu tư sang Lào. Trong kế hoạch phát triển đến năm 2010, công ty sẽ mở rộng hoạt động cho thuê kênh ra các nước trong khu vực và châu Á 1.4. Phát triển nguồn nhân lực Đây là một chỉ tiêu quan trọng của công ty trong kế hoạch phát triển lâu dài. Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời gian tới, công ty sẽ chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, công ty sẽ tăng cường tổ chức các khoá học trau dồi kiến thức cho các cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của công ty. Đồng thời công ty cũng sẽ tuyển dụng những nhân viên có trình độ cao để có thể tiếp nhận và vận hành những công nghệ mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. 1.5. Nâng cao thu nhập cho người lao động Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động cũng là một mục tiêu quan trọng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty tới cán bộ công nhân viên. Hiện nay mức thu nhập bình quân của công ty là 3.145.000 đồng/người/tháng. Công ty sẽ phấn đấu đến năm 2010 mức thu nhập bình quân sẽ đạt mức 5 triệu đồng/người/tháng tính theo chỉ số giá cả hiện tại 2. Định hướng cho công tác lập dự án 2.1.Trong cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án: - Thiết lập một cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án hợp lý với các dự án đặc thù của công ty. Điều đó được hiểu là tổ chức phòng ban có liên quan đến công tác lập dự án với các chức năng thích hợp sao cho khi tiến hành lập dự án đầu tư thì các phòng ban này có sự phối hợp thực hiên không để chồng chéo công việc - Bố trí nhân sự có sự phù hợp giữa năng lực, chuyên môn và vị trí công tác .Điều này có nghĩa là khi tuyển nhân sự vào bất kỳ vị trí nào trong các bộ phận có liên quan đến công tác lập dự án cũng phải có sự tuyển chọn và xắp xếp phù hợp giữa trình độ chuyên môn với vị trí công tác cụ thể. - Thiết lập một mô hình tổ chức thực hiện dự án sao cho có sự thống nhất trong việc ra quyết đinh và thực hiện quyết định của trên xuống trong công tác lập dự án. 2.2.Về trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia lập dự án. - Chuyên nghiệp hoá đội ngũ tham gia công tác lập dự án. Để làm được điều này công ty cần mở các lớp đào tạo nghiệp vụ đầu tư cho toàn bộ đội ngũ tham gia lập dự án tại công ty. - Thực hiện tuyển chọn người vào bộ phận lập dự án có sự phù hợp giữa chuyên môn của người được tuyển chọn với đặc thù của ngành. - Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác lập dự án với mức độ hiện đại theo kịp công nghệ của thời đại. 2.3. Nội dung và quy trình lập. - Thường xuyên nắm bắt thông tin về lập dự án để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự án được lập về sau. - Nâng cao chất lượng dự án được lập là mục tiêu hàng đầu của mọi hoạt động trong công tác lập dự án. - Luôn hướng tới phương pháp, nội dung lập dự án phù hợp với các dự án đặc thù mà công ty được giao II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Về phương pháp lập dự án Cùng với các phương pháp mà công ty đang sử dụng để thực hiện công tác lập dự án, công ty nên áp dụng các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động của các yếu tố khách quan, gồm có phương pháp phân tích độ nhạy của dự án và phương pháp toán xác suất. Theo phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, tất cả các yếu tố bất định đều được phân tích, nghiên cứu, xem xét trong một giới hạn an toàn xác định. Khi tiến hành phân tích các yếu tố xem xét cần phải nằm trong giới hạn cho phép dự án mới đảm bảo tính khả thi. Phương pháp này giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào, hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả, xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những phương án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Phương pháp toán xác suất được sử dụng trong phân tích đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hóa được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất cứ biến cố nào khác. Bằng việc tính kì vọng toán của các biến cố người đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có. Ngoài các phương án trên, trong các thời kì mà giá cả thị trường biến động mạnh, công ty cũng cần phải sử dụng phương pháp phân tích trong trường hợp có trượt giá và lạm phát. 2. Về công tác tổ chức lập dự án Trước hết công ty cần phải hoàn thiện quy trình lập dự án. Quy trình lập dự án mà công ty đang áp dụng là khá đầy đủ, tuy nhiên trong một số dự án vẫn còn thực hiện chưa được tốt, do không thực hiện đầy đủ ba bước : nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi. Trong một số dự án lớn, khi tiến hành lập dự án công ty đã có phần đánh giá chủ quan nên bỏ qua bước nghiên cứu tiền khả thi, việc bỏ qua giai đoạn nghiên cứu này sẽ gây thiệt hại chi phí lớn nếu giai đoạn nghiên cứu tiếp theo cho kết quả không đạt yêu cầu. Vì vậy, với mỗi giai đoạn nghiên cứu cần tăng cường công tác giám sát đánh giá của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập dự án, được đào tạo chính quy, có khả năng nhận xét mang tính khách quan. Đối với công tác phân công công việc, khi thực hiện lập một dự án lớn, công ty nên lập ra nhóm soạn thảo dự án và cử ra chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức nhất định. Các nhân viên trong nhóm soạn thảo được huy động từ các phòng ban là những người có chuyên môn sâu về từng khía cạnh nội dung của dự án như: nghiên cứu thị trường, kỹ thuật, tổ chức và quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế xã hội đáp ứng được nội dung và yêu cầu của việc soạn thảo dự án. Với việc lập ra nhóm soạn thảo dự án sẽ tránh được việc các chuyên viên soạn thảo dự án phải ôm đồm nhiều công việc khác nhau để tập trung vào nâng cao chất lượng của dự án và giúp cho dự án có tính thống nhất giữa các khía cạnh trong nội dung. Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo dự án, công ty cũng nên đề ra một lịch trình cụ thể, chi tiết hóa thời gian thực hiện các phần công việc của quá trình soạn thảo. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho từng thành viên hoàn tất phần việc của mình theo thời gian quy định, đồng thời tạo điều kiện cho chủ nhiệm dự án điều phối tốt hoạt động của nhóm soạn thảo để hoàn thành việc soạn thảo dự án đúng mục đích và yêu cầu đặt ra. 3. Về nội dung lập dự án Tuy các nội dung phân tích trong các dự án mà công ty đã lập là khá đầy đủ, nhưng có nhiều nội dung phân tích chưa sâu, thậm chí chưa thực sự được quan tâm, trong đó đáng chú ý là vấn để phân tích tình hình thị trường và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội. Vì thế, công ty cần có sự đổi mới nhằm hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh phân tích này. Về phân tích thị trường: Trong công tác lập dự án cần phải phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh, trong đó tập hợp các chuyên gia về kinh tế chuyên ngành marketing để trực tiếp khảo sát thị trường. Khi phân tích thị trường cần đưa ra các số liệu về tình hình cung cầu về sản phẩm dịch vụ mà dự án phục vụ trên thị trường trong quá khứ, hiện tại và dự báo cung - cầu tương lai của các sản phẩm, dịch vụ đó. Từ đó rút ra đánh giá về khả năng chiếm lĩnh thị trường, về khả năng tiêu thụ, và tính khả thi khi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đó. Ngoài ra, phải phân tích về tình hình cạnh tranh trên thị trường, nghiên cứu phát hiện những đối thủ cạnh tranh hiện có và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của dự án để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Bên cạnh đó còn cần phải nghiên cứu các phương án mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho dự án: các nhà cung cấp, giá cả, phương thức mua sắm, vận chuyển, lắp đặt… Ngoài ra cũng phải dự kiến những rủi ro có thể xảy ra về việc cung cấp các loại máy móc thiết bị này, từ đó đề ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất. Về phân tích tài chính Trước hết, với những bảng biểu mà công ty hiện tại đã sử dụng cần được tách bạch riêng biệt, không nên ghép chung lại với nhau. Qua phân tích và xem xét các bảng biểu trong báo cáo nghiên cứu khả thi mà công ty đã lập, tôi đề nghị lập bảng cân đối thu chi theo mẫu sau: TT Năm Chỉ tiêu 0 1 2 … n I Dòng tiền vào 1 Vốn tự có 2 Vốn vay (chi tiết) 3 Doanh thu thuần 4 Giá trị còn lại 5 Thu khác II Dòng tiền ra 1 Chi phí sản xuất (không kể khấu hao và lãi vay) 2 Trả lãi vốn vay 3 Trả gốc vốn vay 4 Thuế phải nộp (Chi tiết) 5 Vốn cố định 6 Vốn lưu động 7 Chi khác III Cân đối dòng tiền của dự án IV Tỷ suất chiết khấu V Dòng tiền chiết khấu VI Dòng tiền cộng dồn (luỹ kế) VII Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh mặt tài chính của dự án (Chi tiết) Về phân tích kinh tế xã hội Về nội dung này phần lớn các dự án công ty lập và thực hiện là không có hay chỉ một vài đánh giá khái quát, sơ qua không được quan tâm nhiều trong khi đây là yếu tố quan trọng đem lại sự phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của dân, tăng thu cho ngân sách. Vậy trong thời gian tới Liên hiệp cần phải hoàn thiện và phân tích cụ thể trên cả hai góc độ. Góc độ vi mô và góc độ vĩ mô. Trên giác độ vi mô gồm một số chỉ tiêu sau: + Mức đóng góp cho ngân sách + Số chỗ làm việc tăng thêm + Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án + Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. + Mức nâng cao trình độ quản lý. + Các tác động đến môi trường sinh thái… Trên giác độ vĩ mô có thể tính một số chỉ tiêu sau: + Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) + Số lao động có việc làm do thực hiện dự án. 4. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên lập dự án Năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người tham gia luôn là yếu tố quyết định chất lượng của công tác soạn thảo dự án đầu tư hay của bất kỳ một hoạt động nào khác. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác lập dự án ở công ty, công ty cần chú trọng đến vấn đề này. Muốn nâng cao năng lực của các chuyên viên soạn thảo, công ty cần: Đào tạo hoặc tuyển dụng những chuyên gia về kinh tế để đảm nhiệm việc phân tích các mặt kinh tế tài chính, kinh tế xã hội và nghiên cứu thị trường của dự án. Để đào tạo cho chuyên viên soạn thảo về kỹ năng lập dự án công ty có thể mời các chuyên gia ở các trường đại học (chẳng hạn như Đại học kinh tế quốc dân), viện nghiên cứu (như Viện nghiên cứu kinh tế)…đến nói chuyện, trao đổi với tổ soạn thảo về công tác soạn thảo dự án, cũng có thể cấp tiền cho các thành viên trong tổ soạn thảo để họ có thể tham gia vào các khoá đào tạo ngắn hạn về công tác lập dự án đầu tư. Nếu tuyển dụng thêm nhân viên để phục vụ cho công tác soạn thảo dự án thì công ty nên tuyển dụng thêm các nhân viên chuyên ngành kinh tế, am hiểu về marketing, thị trường về việc đánh giá phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án. Công ty có thể đến các trường đại học trong khối kinh tế, trực tiếp liên hệ với nhà trường tuyển những sinh viên sắp tốt nghiệp, có trình độ; hoặc cũng có thể tổ chức thi tuyển tại công ty sau khi công bố thông tin thi tuyển rộng khắp trên báo,… Không chỉ chú trọng đào tạo về chuyên môn cho các cán bộ trong nhóm soạn thảo, công ty còn phải đào tạo cho họ về các kỹ năng sử dụng tin học đặc biệt là sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng, sử dụng tốt và biết khai thác thông tin trên Internet để phục vụ cho việc soạn thảo dự án như AutoCad, Excel, Winproject,…và đào tạo thêm về ngoại ngữ (Tiếng Anh) cho họ để họ có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra cần đào tạo các cán bộ quản lý có năng lực để họ có thể lựa chọn và dùng đúng người trong công tác soạn thảo dự án. Việc đào tạo nói trên cần phải có kinh phí, vì thế công ty cần trích lập một quỹ riêng phục vụ cho công tác đào tạo này. Công ty cần xem xét đúng vai trò quan trọng của công tác lập dự án từ đó trích ra một tỉ lệ nhất định chi phí lập dự án khi một dự án ra đời. 5. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khích lệ tinh thần làm việc của các chuyên viên trong công ty. Thực tế thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm thể hiện trong công việc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chỉ có năng lực chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật của các chuyên viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào một số yếu tố khác như các chế độ thưởng phạt hợp lý, các chế độ ưu tiên và các điều kiện ưu tiên. Thực tế cho thấy lợi ích kinh tế là động lực lớn thúc đẩy cho mọi người hăng say làm việc. Hiện tại mức thu nhập trung bình tháng của các chuyên viên trong công ty là tương đối cao so với phần lớn các chuyên viên ở các tổ chức hay công ty khác. Để tránh việc ỷ lại trong công việc, thiếu cán bộ giỏi… công ty cần có những chính sách hợp lý trong thu nhập, đề ra mức thu nhập công bằng tương xứng với năng lực và công sức mà các chuyên viên đẫ bỏ ra, từ đó sẽ khích lệ họ làm việc với thái độ nhiệt tình, hăng say, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đối với công tác lập dự án, các công việc đòi hỏi phải tiến hành chu đáo, kiên trì trong công việc, chất lượng nhưng cũng phải đảm bảo về mặt thời gian, công ty cần tăng cường khuyến khích hơn nữa các thành viên trong bộ phận lập dự án. Những lúc công việc căng thẳng hoặc phải làm thêm giờ công ty cần có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho các chuyên viên của công ty. Đồng thời cũng phải đề ra các quy chế, quy tắc và những hình thức kỷ luật với những chuyên viên nào không chấp hành tốt quy định của công ty và vô trách nhiệm trong công việc. KẾT LUẬN Qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty truyền dẫn Viettel đã góp phần rất lớn đến sự phát triển của tổng công ty Viễn thông quân đội cũng như ngành viễn thông ở Việt Nam. Công ty đã có những bước thành công nhất định trong việc phục vụ nhu cầu thuê kênh truyền dẫn của các khách hàng trong và ngoài tổng công ty cũng như góp phần phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam. Đối với công tác lập dự án đầu tư, công ty luôn chú trọng và coi đây là một khâu quan trọng trong quá trình đầu tư. Công ty đang cố gắng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư để thực hiện những mục tiêu đầu tư đã đề ra. Để làm được điều này trong thời gian tới công ty cần phải nỗ lực và quan tâm tới công tác lập dự án đầu tư hơn nữa. Trên đây là một số giải pháp chính em đã mạnh dạn đưa ra sau quá trình thực tập tại công ty. Tuy chưa thật đầy đủ song phần nào cũng có vai trò tích cực phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại công ty trong những năm tới. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cũng như các cán bộ trong công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phan Thị Thu Hiền và các cán bộ công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành Chuyên đề này ! PHỤ LỤC CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – 1C A. BẢNG KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TU Danh mục Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền (USD) Thành tiền (triệu VND) (USD) (triệu VND) I Cáp và thiết bị 1 Thiết bị NGN có ghép bớc sóng (đến 40GB) + Bộ khuyếch đại bộ 270,000.0 20 5,400,000.0 85,320.00 Thiết bị ghép hạ kênh bộ 200,000.0 18 3,600,000.0 56,880.00 Hệ điều hành bộ 500,000.0 1 500,000.0 7,900.00 Nguồn bộ 10,000.0 20 200,000.0 3,160.00 Thiết bị phụ trợ cho nhà trạm bộ 223.0 20 4,460.00 Cộng thiết bị 9,700,000.0 157,720.00 2 Cáp Cáp ADSS 24FO khoảng vợt > 300m km 2,501.73 50.0 125,087 1,976.37 Cáp ADSS 24FO khoảng vợt < 300m km 1,801.80 770.0 1,387,386 21,920.70 Cáp treo 12 sợi hình số 8 km 739.20 220.0 162,624 2,569.46 Cộng cáp 1,675,097 26,466.52 3 Phụ kiện quang ODF quang 24 FO bộ 180.0 46 8,280.0 130.82 Măngsông hộp 253.0 300 75,913.2 1,199.43 Dây tách cáp cái 12.7 864 10,977.1 173.44 Bộ néo 2 hớng cáp ADSS bộ 78.2 900 70,400.9 1,112.33 Bộ treo cáp bộ 43.6 6,280 273,556.8 4,322.20 Chống rung hộp 10.6 670 7,075.2 111.79 Kẹp cáp chuyên dụng hộp 17.5 1,000 17,503.2 276.55 Tổng (3) 463,706.4 7,326.56 Tổng (I) 11,838,802.9 191,513.09 II Xây lắp * 1 Thi công tuyến cáp ADSS km 8.0 820.0 6,560.00 2 Thi công tuyến cáp 12 sợi hình số 8 7.0 220 1,540.00 2 Trồng cột mới cột 1.0 600 600.00 3 Xây dựng nhà trạm Phần xây lắp trạm 600.0 20 12,000.00 4 Lắp đặt thiết bị trạm 5.0 20 100.00 Tổng giá trị xây lắp (II) 20,800.00 III Chi phí đất đai 1 Mua đất m2 5.0 3,000 15,000.00 Tổng chi phí đất đai (III) 15,000.00 IV Chi phí khác 1 Lập báo cáo khả thi 0.12% 256.52 2 Phí thẩm định dự án 0.01% 26.25 3 Đấu thầu, xét thầu xây lắp 0.14% 25.66 4 Giám sát thi công xây dựng 0.77% 145.36 5 Đấu thầu, xét thầu thiết bị 0.05% 80.41 7 Khảo sát thiết kế xây dựng 0.51% 1,074.64 8 Thiết kế 0.51% 1,074.64 9 Thẩm định thiết kế kỹ thuật & tổng DT 0.04% 90.70 11 Chi phí quản lý dự án 0.13% 225.71 12 Chi phí bảo hiểm công trình 3.00% 6,369.39 13 Chi phí dự phòng 5.00% 11,365.65 Tổng chi phí khác (III) 20,734.94 Tổng mức đầu tư 11,838,802.9 248,048.02 Ghi chú * Riêng 7,5 km qua Đèo Ngang tính chi phí trồng cột và thi công tuyến cáp gấp ba các tuyến khác Tỷ giá qui đổi 15,800 VND/USD Ko phải thi công Đèo Ngang 118.8 Phải đầu t ODF, mangsong,dây nhảy cho ĐL 385.0 B. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HẠNG MỤC MỨC ĐẦU TƯ VỐN TỰ CÓ VỐN VAY GHI CHÚ (ngàn đồng) (ngàn đồng) (ngàn đồng) A. THIẾT BỊ VÀ CÁP Vay tín dụng trung và dài hạn Thiết bị 157,720 - 157,720 Cáp và phụ kiện quang 33,793 33,793 - B. XÂY LẮP 20,800 20,800 - C. ĐẦU TƯ ĐẤT ĐAI 15,000 15,000 - D. CHI PHÍ KHÁC 20,735 20,735 - TỔNG CỘNG 248,048 90,328 157,720 TỶ TRỌNG 100% 36% 64% C. SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU Lưu ý Dự án này không thay thế cho Dự án đường trục 1B đã triển khai. Do vậy, kết quả kinh doanh và hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở. không tính phần dung lượng được dự báo và đáp ứng bởi đường trục 1B. I. Dự đoán sản lượng Nhu cầu thuê kênh bao gồm hai loại đối tượng: phục vụ nhu cầu công ty và các đối tượng khách hàng bên ngoài (đã được trình bày trong phần phân tích và dự đoán nhu cầu) Số kênh thuê đường dài (E1) cung cấp trung bình qui đổi ra luồng Bắc - Nam Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhu cầu của công ty 454 662 1,001 1,291 1,668 1,952 Ch.lệch so với dự kiến Dự án 1B 227 382 708 945 945 945 Nhu cầu khách hàng 91 133 201 259 334 391 Ch.lệch so với dự kiến Dự án 1B 10 29 83 113 113 113 Sản lượng Dự án 545 795 1,202 1,550 2,002 2,343 II. Giá thuê kênh Giá bán kênh qui về giá bán kênh tốc độ 2 Mb/s hướng Bắc - Nam Giá bán kênh giảm từ 10-15%/năm theo lộ trình giảm cước của ngành viễn thông Việt nam Giá bán kênh cho các trung tâm thuộc công ty sử dụng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bằng 50% giá bán cho các đối tượng khách hàng ngoài công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá bán kênh cho KH (tr.đ) 40 34 30 26 24 21 Giá bán trong nội bộ CT (tr.đ) 20 17 15 13 12 11 III. Doanh thu từ hoạt động cho thuê kênh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu từ k/ hàng 4,800 11,832 29,462 35,698 32,128 28,916 Doanh thu từ nội bộ CTy 54,480 77,928 125,656 149,270 134,343 120,908 Tổng doanh thu 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 D. CÁC CHI PHÍ KHAI THÁC 1. Nhân sự và tiền lương Tại mỗi trạm add/drop sẽ có 3 nhân viên: 01 phụ trách chung và kỹ thuật, 01 nhân viên Marketing, 01 nhân viên khai thác. Giả thiết lương (bao gồm cả bảo hiểm, công đoàn...) trung bình cho một nhân viên là 3.000.000 đồng/tháng/người, tăng 7%/năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số nhân viên 60 60 60 60 60 60 Lương tháng/người (triệu đ) 3.00 3.21 3.43 3.68 3.93 4.21 Chi phí lương hàng năm (tr.đ) 2,160.00 2,311.20 2,472.98 2,646.09 2,831.32 3,029.51 2. Chi phí điện năng cho thiết bị Giả thiết điện năng cho thiết bị bao gồm điện năng quản lý (tính trên đầu nhân viên) và điện năng cho thiết bị Các định mức được tính như sau: Điện năng cho quản lý trung bình 2kw/người/h, mỗi người làm việc 8h/ngày trong 260 ngày Giả thiết điện năng trung bình cho một trạm là 9 kw/h, sử dụng 24/24 giờ. Giá điện là 1410 đ/KWh, tăng 5% năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá điện (đồng) 1,410 1,481 1,555 1,632 1,714 1,800 CP điện năng cho quản lý (tr.đ) 352 370 388 407 428 449 CP điện năng cho thiết bị (tr.đ) 2,223 2,334 2,451 2,574 2,702 2,838 Tổng chi phí điện năng 2,575 2,704 2,839 2,981 3,130 3,287 3. Chi phí dịch vụ mua ngoài Tính trên số nhân viên Chi phí dịch vụ mua ngoài là 300.000/nhân viên/tháng, tăng 10%/năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CP dịch vụ mua ngoài 216.00 237.60 261.36 287.50 316.25 347.87 4. Chi phí quản lý Chi phí quản lý bằng 70% chi phí lương Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chi phí quản lý 1,512.00 1,617.84 1,731.09 1,852.27 1,981.92 2,120.66 5. Chi phí khấu hao Thời gian khấu hao trung bình cho cả thiết bị và đường trục là 6 năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Khấu hao cho thiết bị 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 31,918.85 Khấu hao xây dựng ĐT 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 3,466.67 Tổng KH hàng năm 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 6. Chi phí bảo dưỡng thiết bị Chi phí bảo dưỡng thiết bị và sửa chữa lớn bằng 3% tổng giá trị tài sản Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 CF bảo dưỡng 6,369 6,369 6,369 6,369 6,369 6,369 7. Chi phí thuê bảo vệ đường trục Chi phí thuê bảo vệ trung bình cho tuyến cáp là 100,000đ/km/tháng, tăng 10% năm Chiều dài tuyến (km) 1,040.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CF trung bình/km/tháng (đồng) 100,000 110,000 121,000 133,100 146,410 161,051 CF thuê bảo vệ (tr.đ) 1,248.00 1,372.80 1,510.08 1,661.09 1,827.20 2,009.92 8. Chi phí lãi vay Lãi suất: 6%/năm (mệnh giá USD) Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lãi vay để đầu tư của Vietel 9,195.60 9,844.81 8,761.04 6,629.19 4,019.70 1,159.56 9. Chi phí cho khách hàng Giả định chi phí ban đầu cho 1 khách hàng (1 kênh E1) là 150 triệu đồng (NTU, kéo cáp …) và tỷ lệ hủy hợp đồng hàng năm là 10% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sản lượng KH ngoài Viettel 10 29 83.00 113 113 113 trong đó: - duy trì năm trước 0 9 26 75 102 102 - tăng mới trong năm 10 20 57 38 11 11 Chi phí cho khách hàng 1,500 3,150 8,978 5,985 1,733 1,733 10. Chi phí Marketing Giả thiết chiếm 3% tổng các chi phí khác 11. Nợ khó đòi Dự kiến chiếm khoảng 3% doanh thu khách hàng ngoài công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 D.Thu khách hàng ngoài Cty 4,800 11,832 29,462 35,698 32,128 28,916 Nợ khó đòi 144 355 884 1,071 964 867 12. Chi phí vật tư Vật tư cho một trạm dự kiến như trong Bảng A.1. Giả định các vật tư này 2 năm thay 1 lần. Chi phí vật tư phân bổ mỗi năm cho 20 trạm là 2,679 triệu đồng E. CHI PHÍ THƯỜNG XUYÊN Hạng mục chi phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng chi phí 75,157.05 78,284.36 73,920.24 69,461.04 62,964.66 60,651.36 F. KẾT QUẢ KINH DOANH Đ.V: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 Khách hàng nội bộ 54,480.00 77,928.00 125,655.84 149,269.55 134,342.60 120,908.34 Khách hàng bên ngoài 4,800.00 11,832.00 29,461.68 35,698.33 32,128.49 28,915.65 Tổng doanh thu 59,280.00 89,760.00 155,117.52 184,967.88 166,471.09 149,823.98 Chi phí Chi phí lương 2,160.00 2,311.20 2,472.98 2,646.09 2,831.32 3,029.51 Chi phí điện năng 2,575.22 2,703.99 2,839.18 2,981.14 3,130.20 3,286.71 Chi phí dịch vụ mua ngoài 216.00 237.60 261.36 287.50 316.25 347.87 Chi phí quản lý 1,512.00 1,617.84 1,731.09 1,852.27 1,981.92 2,120.66 Chi phí khấu hao 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 35,385.51 Chi phí bảo dưỡng t. bị và đường trục 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 6,369.39 Chi phí thuê bảo vệ đường trục 1,248.00 1,372.80 1,510.08 1,661.09 1,827.20 2,009.92 Chi phí lãi vay 9,195.60 9,844.81 8,761.04 6,629.19 4,019.70 1,159.56 Chi phí cho khách hàng 1,500.00 3,150.00 8,977.50 5,985.00 1,732.50 1,732.50 Chi phí Marketing 1,804.85 1,889.79 2,049.24 1,913.92 1,727.82 1,663.25 Nợ khó đòi (3% doanh thu) 144.00 354.96 883.85 1,070.95 963.85 867.47 Chi phí vật tư 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 2,679.00 Phân bổ chi phí chuẩn bị đầu tư 10,367.47 10,367.47 Tổng chi phí 75,157.05 78,284.36 73,920.24 69,461.04 62,964.66 60,651.36 Lãi trước thuế (15,877.05) 11,475.64 81,197.28 115,506.84 103,506.43 89,172.63 Thuế thu nhập (28%) - 3,213.18 22,735.24 32,341.91 28,981.80 24,968.34 Lãi ròng (15,877.05) 8,262.46 58,462.04 83,164.92 74,524.63 64,204.29 G. BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 19,508.46 43,647.97 93,847.55 118,550.44 109,910.14 99,589.81 Doanh thu 59,280.00 89,760.00 155,117.52 184,967.88 166,471.09 149,823.98 Chi phí trừ khấu hao 39,771.54 42,898.85 38,534.73 34,075.53 27,579.15 25,265.84 Thuế thu nhập - 3,213.18 22,735.24 32,341.91 28,981.80 24,968.34 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (248,048.02) 0 0 0 0 0 0 Thiết bị, cáp quang, phụ kiện (191,513.09) 0 0 0 0 0 0 Xây lắp (20,800.00) 0 0 0 0 0 0 Đất đai (15,000.00) 0 0 0 0 0 0 Chi phí khác (20,734.94) 0 0 0 0 0 0 Giá trị còn lại của tài sản 0 Giá trị đất thu hồi 15,000.00 Tổng dòng tiền (248,048.02) 19,508.46 43,647.97 93,847.55 118,550.44 109,910.14 114,589.81 Tổng dòng tiền cộng dồn (248,048.02) (228,539.56) (184,891.59) (91,044.03) 27,506.40 137,416.55 252,006.35 PV (10%) (248,048.02) 17,734.97 36,072.70 70,509.06 80,971.54 68,245.55 64,682.96 NPV (10%) (248,048.02) (230,313.06) (194,240.35) (123,731.30) (42,759.75) 25,485.80 90,168.76 Thời gian hoàn vốn 4.63 năm IRR 19.05 % H. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ Vay hàng năm (USD) Dư nợ đầu năm (USD) Lãi phải trả (USD) Nguồn trả nợ Trả nợ gốc (USD) Dư nợ cuối năm (USD) Khấu hao TSCĐ 15% lợi nhuận Tổng (tr.VND) Tổng (USD) Năm 2005 9,700,000 9,700,000 582,000 0 0 0 0 0 10,282,000 Năm 2006 0 10,282,000 616,920 19,508 0 19,508 1,222,488 1,222,488 9,059,512 Năm 2007 0 9,059,512 543,571 35,386 1,239 36,625 2,272,356 2,272,356 6,787,156 Năm 2008 0 6,787,156 407,229 35,386 8,769 44,155 2,712,420 2,712,420 4,074,736 Năm 2009 0 4,074,736 244,484 35,386 12,475 47,860 2,910,934 2,910,934 1,163,802 Năm 2010 0 1,163,802 69,828 35,386 11,179 46,564 2,804,066 2,804,066 -1,640,265 Trong năm 2010, Dự án sẽ trả hết nợ Tỷ lệ trích lợi nhuận 15% Lãi vay 6.00% DT 59,280 89,760 155,118 184,968 166,471 149,824 CF 75,157 78,284 73,920 69,461 62,965 60,651 LN trc thuế -15,877 11,476 81,197 115,507 103,506 89,173 KH 35,386 35,386 35,386 35,386 35,386 35,386 Thực trích 19508.46322 35385.5143 35,386 35,386 35,386 35,386 19,508 66,370 182,952 333,845 472,737 597,295 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel.docx