Đề tài Thực trang và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La

Lời mở đầu Chương I : Một số vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm ở khu vực miền núi vùng cao I- Lý luận chung về đầu tư : 1. Khái niệm và bản chất của đầu tư phát triển : 2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển: 3. Vai trò của hoạt động đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội: 4. Vốn và nguồn vốn đầu tư: 5. Dự án và chu kỳ dự án: II- Cơ sơ hạ tầng và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền núi vùng cao: 1. Vài nét về việc xây dựng các trung tâm cụm xã : 1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải hình thành các trung tâm cụm xã: 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm cụm xã: 1.3. Cơ sở để hình thành các trung tâm cụm xã ở miền núi vùng cao : 1.4. Vai trò của việc xây dựng các trung tâm cụm xã : 2. Cơ sở hạ tầng với phát triển kinh tế xã hội : 2.1.Khái niệm về cơ sở hạ tầng: 2.2 Vai trò của cơ sở hạ tầng trong phát triển kinh tế -xã hội : 2.3. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng : III- Sự cần thiết phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã và trung tâm cụm xã ở các tỉnh miền núi vùng cao: 1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội của các tỉnh miền núi, vùng cao: 2. Sự cần thiết phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các trung tâm cụm xã miền núi vùng cao : 3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng: 4. Đánh giá hiệu quả đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: IV- Xây dựng cụm xã - trung tâm cụm xã và tính tất yếu của việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở tỉnh sơn la: 1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Sơn La: 1.1.Đặc điểm tự nhiên: 1.2. Kinh tế xã hội : 2. Vấn đề xây dựng cụm xã và trung tâm cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La 2.1. Những căn cứ pháp lý về xây dựng và phát triển các trung tâm cụm xã 2.2. Xây dựng trung tâm cụm xã trên địa bàn tỉnh Sơn La: 2.3. Tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trung tâm cụm xã của tỉnh Sơn La: Chương II: thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 1996-2001 I - Thực trạng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng: 1. Vốn và nguồn vốn qua các năm: 1.1. Huy động vốn : 1.2. Sử dụng vốn: 2. Hoạt động đầu tư xét theo các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng: 2.1- Hạ tầng kỹ thuật : 2.2- Hạ tầng xã hội : 3- Hoạt động đầu tư¬ xét theo các địa bàn cụm xã trọng điểm: 3.1. Cụm xã Chiềng Khương : 3.2. Cụm xã Sốp Cộp : 3.3. Cụm xã Mường Lầm: 3.4. Cụm xã Cò Mạ: 3.5. Cụm xã Chiềng Khoang: 3.6. Cụm xã Ngọc Chiến : 3.7. Cụm xã Làng Chếu: 3.8. Cụm xã Chiềng Sơn: 3.9. Cụm xã Tô múa: 3.10. Cụm xã Mường Giôn: 3.11. Cụm xã Phiêng Khoài: 3.12. Cụm xã Mường Do: 3.13. Cụm xã Mường Chanh: 4. Hoạt động đầu tư xét theo chu trình dự án: II- Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 1996- 2001 1. Những thành tựu đã đạt được: 2. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư: 2.2. Công tác quy hoạch : 2.3. Về công tác chuẩn bị đầu tư: 2.4. Về công tác thực hiện đầu tư 2.5. Về công tác quản lí quá trình đầu tư: 2.6. Về giai đoạn vận hành, sử dụng công trình: Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn la. I. Những quan điểm định hướng phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu: 1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 2. Một số định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn cụm xã trọng điểm : II- Những giải pháp chủ yếu: 1. Tăng cường công tác đào tạo tập huấn: 2. Giải pháp về công tác quy hoạch: 3. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư: 4.Các giải pháp về công tác quản lý hoạt động đầu tư: 4.1. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư: 4.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát xây dựng các công trình. 5. Tăng cường công tác quản lý vận hành và sử dụng công trình:

doc126 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trang và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của một số cán bộ thẩm định kém, không được đào tạo chuyên sâu bài bản. Nhiều dự án vượt quá khả năng của cơ quan chuyên môn thẩm định dự án làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Dù đã phân cấp thẩm định theo chuyên môn nhưng chất lượng thẩm định vẫn chưa được cải thiện. + Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các nghành liên quan trong công tác thẩm định thiếu chặt chẽ, việc lấy ý kiến của các ngành gặp rất nhiều khó khăn. Các ngành chức năng thiếu trách nhiệm trong việc cho ý kiến thẩm định, không khẩn trương xem xét dự án và cho ý kiến làm cho quá trình này kéo dài, công tác thẩm định vì thế cũng bị kéo dài gây chậm chễ. - Công tác đấu thầu, chọn thầu nhiều yếu kém, không hiệu quả không nghiêm túc và chưa đảm bảo khách quan, nhiều nơi còn biểu hiện tiêu cực chưa chọn đúng nhà thầu có năng lực để thi công. + Kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đấu thầu còn hạn chế. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như chuẩn bị đấu thầu của một số dự án chưa đáp ứng theo đúng quy định, nhất là đối với công việc chuẩn bị đầu tư , soạn thảo hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Hầu như cán bộ được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện chưa có đủ kinh nghiệm, chưa hiểu sâu về hoạt động đấu thầu. Các chuyên gia xét thầu trong các lĩnh vực còn mỏng và trình độ hạn chế. Việc thực hiện công tác đấu thầu cũng rất tuỳ tiện mang tính hình thức, khâu xét thầu chậm, đánh giá thiếu chính xác nên nhiều khi mục đích đấu thầu không đạt được. + Tỷ lệ dự án thực hiện đấu thầu thấp. Nhiều dự án quy mô lớn nhưng không biết cách chia nhỏ thành các gói thầu để thực hiện. Nếu theo quy định thì những công trình có tổng vốn đầu tư từ 1 tỷ trở nên thì bắt buộc phải đấu thầu, vì không muốn phải tổ chức đấu thầu nên các chủ dự án đã giảm vốn đầu tư xuống dưới 1 tỷ, mọi thông số về quy mô vẫn giữ nguyên hoặc điều chỉnh không hợp lý, khi thực hiện bị thiếu vốn lại xin cấp bổ sung, nhiều dự án xin cấp bổ sung không hợp lý hay lý do xin cấp thiếu chính xác, những dự án không xin được vốn bổ sung phải dừng lại giữa chừng, sau một thời gian dài mới xử lý được để tiếp tục đầu tư. Tình trạng này khá phổ biến gây thất thoát vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. + Các biện pháp xét thầu áp dụng không đúng nên đánh giá không chính xác năng lực của nhà thầu dẫn đến lựa chọn sai nhà thầu mà chi phí cho đầu tư thì chưa phải là hợp lý nhất, các yêu cầu kỹ thuật không đảm bảo. Chủ yếu vẫn là thấu thầu hạn chế, nhiều cuộc thấu thầu chỉ mang tính hình thức nên không chọn được nhà thầu có đủ năng lực gây hảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do các chủ đầu tư không có trình độ về thấu thầu nên tổ chức lộn xộn không hiệu quả mà lại lãng phí. + Một số công trình huyện chưa sử dụng các phòng chức năng của mình trong việc tham mưu chỉ định thầu hoặc xét thầu thi công các công trình thuộc thẩm quyền của huyện nên chọn phải nhà thầu yếu kém về năng lực ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 2.4. Về công tác thực hiện đầu tư Trong giai đoạn thực hiện đầu tư này thì vấn đề về thời gian là quan trọng hơn cả. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sử dụng vốn, dễ gây thất thoát và lãng phí . Trong thời gian qua có những tồn tại nổi bật sau: - Chất lượng khảo sát thiết kế kĩ thuật và lập dự toán thi công chưa đảm bảo yêu cầu và chậm chạp, hạng mục công trình thiết kế không phù hợp (quá lớn). Do: + Một số đơn vị tư vấn chưa làm tốt công tác tư vấn,thiếu cán bộ có năng lực chuyên môn mà số lượng dự án lại lớn. + Một số công trình đã được lập dự án nhưng công tác khảo sát thiét kế lập hồ sơ trình duyệt các cấp có thẩm quyền tiến hành chậm. - Tiến độ thi công công trình không đảm bảo thời gian, chậm chễ và kéo dài, gây thất thoát vốn, nguyên vật liệu cho xây dựng. Do: + Chất lượng dự án đầu tư, thiết kế kĩ thuật kém. Nhiều công trình hạng mục thiết kế không phù hợp, ví dụ qui mô quá lớn khi thẩm định bị cắt bỏ nhiều hoặc phải yêu cầu thiết kế lại do đó hảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nhiều công trình chỉ khi đi vào thực hiện mới phát hiện nhiều vướng mắc phải xử lý điều chỉnh làm vốn đầu tư tăng lên, có khi phải xin cấp vốn bổ sung, nhiều khi không kịp thời làm công trình bị trì hoãn dẫn đến thời gian thi công kéo dài. + Do quá trình "lồng ghép" vốn đầu tư thực hiện không tốt, nên tiến độ cấp phát vốn không phù hợp với tiến độ thi công công trình, gây thiếu vốn phải trì hoãn. + Một số đơn vị thi công do năng lực còn hạn chế nên thực thi không đáp ứng tiến độ công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của tỉnh. + Giai đoạn thẩm định và đấu thầu bị kéo dài . + Do chủ đầu tư (phần lớn là cấp huyện) chưa được tập huấn nên thiếu thông tin, chưa hiểu biết thủ tục quản lí và xây dựng cơ bản lúng túng trong việc thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ thi công. - Chất lượng công trình thấp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng công trình. Do: +Tiến độ thi công công trình không đảm bảo, nhiều khi do giá cả thị trường thay đổi dẫn đến vốn dành cho mua sắm vật tư xây dựng bị gia tăng làm ảnh hưởng đến vốn xây lắp công trình.Có khi do vốn bị hụt nên mua những nguyên vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn làm cho chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. +Năng lực một số nhà thầu thi công yếu (cả về năng lực thiết bị kĩ thuật và khar năng ứng vốn thi công) +Trong quá trình thi công, công tác kiểm tra,khảo sát không đảm bảo nên vẫn xảy ra tình trạng cắt xén nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu bị thay thế bằng nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn nên chất lượng một số công trình thấp. - Công tác nghiệm thu thanh toán chậm chễ, các công trình hoàn thành nghiệm thu nhưng chậm đưa vào vận hành sử dụng. Do: + Ban quản lí dự án lúng túng trong việc hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục giải ngân gây ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán vốn. + Nhiều dự án do thủ tục làm chưa hoàn chỉnh, các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiều nên không đủ điều kiện để thanh toán như: thủ tục đầu tư của các công trình thiếu hoàn chỉnh, nên hồ sơ thanh toán không đầy đủ, các hợp đồng cung ứng vật liệu, vật tư, đền bù giải phóng mặt bằng không chính xác, mập mờ... 2.5. Về công tác quản lí quá trình đầu tư: - Công tác quản lí và phối hợp chỉ đạo xây dựng chưa hiệu quả năng động và chưa thường xuyên liên tục. Do: + Các cơ quan được phân cấp quản lí đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn cụm xã thiếu trách nhiệm, không đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Một số công trình tỉnh phân cấp cho huyện quản lí, thẩm định, phê duyệt chưa phù hợp như yêu cầu thiết kế và thẩm định hồ sơ dự toán quá khả năng của huyện hay trình độ chuyên môn của huyện còn yếu nên một số dự án vẫn phải có thoả thuận mới được phê duyệt báo cáo đầu tư hoặc thiết kế kĩ thuật. + Các cơ quan quản lí chưa nắm bắt được các qui trình, qui định trong công tác quản lí đầu tư. Một số ban quản lí huyện trong quá trình thực hiện, nghiên cứu văn bản hướng dẫn chưa sâu, thực thi chưa triệt để, thiếu chủ động trong công việc. + Ban chỉ đạo trung tâm cụm xã chưa thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của việc xây dựng trung tâm cụm xã và kinh tế xã hội vùng cụm. Nên khi chỉ đạo xây dựng chưa đáp ứng được những nội dung cơ bản về xây dựng cơ sở hạ tầng mà chương trình trung tâm cụm xã của TW và tỉnh đã đề ra. + Các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản theo số lượng vốn của từng nguồn vốn nên nhiêù khi dự án vượt quá số định mức trong kế hoạch vốn đã ghi. + Năng lực của một số ban quản lí dự án của huyện còn hạn chế, công tác tham mưu còn lúng túng. Phân cấp quản lí cho cơ sở nhiều khi không kết hợp chặt chẽ với thanh tra, kiểm tra giám sát cho nên cơ sở thực hiện chưa đúng thì không kịp thời uốn nắn sai phạm. + Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án của chủ đầu tư còn chậm, kém hiệu quả thể hiện ở nhiều dự án chưa lập báo cáo đầu tư, dự án khả thi, tiến độ thi công, giải ngân chậm. Trách nhiệm của một số chủ đầu tư chưa cao, còn biểu hiện phó mặc cho ban quản lí và nhà thầu, thiếu kiểm tra giám sát. + Các ngành, các doanh nghiệp được phân công phụ trách các xã vùng III chưa làm hết trách nhiệm, chưa chú ý giúp đỡ xã tìm ra biện pháp khai thác những tiềm năng tiềm lực trong dân, thấy xã có nhiều khó khăn vướng mẳc trong quản lý xây dựng nhưng chưa có kế hoạch giúp đỡ xã khắc phục yếu kém. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành giúp đỡ xã lại chưa đồng bộ, chưa thường xuyên nên hiệu quả giúp dỡ xã không cao. Thêm vào đó, do chức năng của mỗi ngành chỉ chuyên sâu một lĩnh vực nên chưa bao quát hết tất cả các mặt hoạt động của xã trong việc chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ thực hiện, triển khai các công trình, dự án. + Sự trông chờ ỷ lại vào Nhà nước còn phổ biến do đó dẫn dến nhiều mặt hạn chế trong khâu chỉ đạo như chưa qui hoạch kịp thời, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã chưa sâu rộng và không hiệu quả, đầu tư dàn trải, chưa lồng ghép tốt các chương trình dự án trong việc thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. + Công tác tổng hợp báo cáo về tình hình thi công và chất lượng của các sở ban ngành không sát sao và không thường xuyên gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc xử lí những sai phạm trong quá trình thực hiện, thông tin hai chiều nhiều khi không kịp thời. + Việc xây dựng kế hoạch thứ tự ưu tiên qui mô kĩ thuật công trình chưa lấy được ý kiến tham gia của dân. Các công trình được bố trí kế hoạch và cấp vốn chưa công khai cụ thể cho nhân dân biết nên nhiều khi gây thông tin mập mờ, làm xuất hiện những công trình chưa có dự án đâù tư đã xin cấp vốn. - Công tác kiểm tra giám sát từ TW, tỉnh huyện đến các chủ dự án chưa thường xuyên đồng bộ và không kịp thời. Do: + Trong quá trình thực hiện các cấp, các ngành chưa phối hợp với nhau chặt chẽ để trao đổi rút kinh nghiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát. Công tác quản lí chỉ đạo kém hiệu quả và không thường xuyên. Các ngành, các doanh nghiệp được phân công giúp đỡ các xã không hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. + Các xã chưa có kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản, trình độ cán bộ xã còn thấp lại thiếu cán bộ kĩ thuật nên việc giám sát các công trình thi công không đảm bảo, không phát hiện được các sai sót để xử lỹ kịp thời. 2.6. Về giai đoạn vận hành, sử dụng công trình: - Nhiều công trình hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng hiệu quả thấp. Do: + Trình độ quản lí của cán bộ xã yếu kém nên khó khăn trong việc tiếp nhận sử dụng công trình. + Công tác bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo công trình làm không thường xuyên, liên tục, không được quan tâm chú trọng. + Việc phân cấp quản lý sử dụng công trình nhiều cụm xã thực hiện chưa tốt, chưa phân rõ trách nhiệm giữa các cấp, việc tổ chức bảo vự duy tu, bảo dưỡng nhất là công trình xây dựng đường giao thông không thường xuyên liên tục làm cho công trình nhanh xuống cấp. Tóm lại, qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động đầu tư tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La, ta thấy hoạt động đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cụm xã đã tăng lên đáng kể. Hàng loạt các công trình hạ tầng đã được tạo dựng ,các tuyến đường giao thông đã được mở và nâng cấp, các công trình thuỷ lợi được trùng tu, hệ thống trường học được mở rộng, trạm ytế xã được nâng cấp cải tạo, các hạ tầng khác cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn cụm xã cũng đã được đầu tư một bước. Nếu so sánh với hoạt động đầu tư ở các lĩnh vực khác, các địa bàn khác thì kết quả đó là chưa nhiều song tại các địa bàn này thì đây là một kết quả đáng ghi nhận. Công tác quản lý hoạt động đầu tư đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, nếu đánh giá về mặt hiệu quả thì hoạt động đầu tư trên địa bàn cụm xã của tỉnh vẫn thấp, quản lý hoạt động đầu tư còn rất nhiều yếu kém mà trong thời gian tới, cơ bản cần phải cố gắng khắc phục về mọi mặt. Chương III Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn la. I. Những quan điểm định hướng phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu: 1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn miền núi đã có những bước thay đổi đáng kể. Nhng do điểm xuất phát quá thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng kể cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dù được quan tâm nhiều song vẫn trong tình trạng yếu kém, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng cụm còn quá chậm, đời sống của đại bộ phận dân cư vẫn còn rất khó khăn. Cho nên để vai trò chức năng, nhiệm vụ của các vùng cụm xã và nhất là các khu Trung tâm cụm xã phát huy tác dụng thì đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn phải là mục tiêu đầu tư chính. Hơn nữa, trong thời gian tới nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng cụm xã trên địa bàn tỉnh càng nặng nề hơn. Do sắp tới thuỷ điện Sơn la ra đời sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho tỉnh mà trước mắt đó là một lượng lớn dân cư trong vùng ngập nước sẽ phải di chuyển, nên cần thiết phải tổ chức ổn định sản xuất ngay cho số dân này. Các vùng cụm xã sẽ là địa bàn chính yếu tiếp nhận nhân dân vùng ngập đến sinh sống. Do đó, cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết cho vùng chuyển dân đến, đảm bảo khi dân đến là cơ sở hạ tầng và nguồn lực đã có thể sẵn sàng phát huy tác dụng ngay, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất. Cùng với giải quyết tái định cư là việc thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng chuẩn bị phục vụ cho thuỷ điện như đường giao thông, hệ thống trường học, trạm y tế,.... phục vụ cho những người sẽ đến xây dựng thuỷ điện. Đầu tư cho vấn đề này đòi hỏi tỉnh phải cố gắng hết sức mới có thể giải quyết tốt và đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng cụm xã do có nhiều chủ trương phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước đang tích cực triển khai nhất là chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Ngày 29/11/2000 Chính phủ ra quyết định số 138/2000/QĐ - TTg về việc hợp nhất dự án định canh, định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Quyết định này đã cho phép kinh tế - xã hội các vùng miền núi vùng sâu, vùng xa có nhiều cơ hội để phát triển trong đó có dự án quan trọng được đẩy lên đầu tiên là "Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng". Như thế vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã và nhất là các cụm xã trọng điểm của tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi về vốn và quản lý cho đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng. Trong vấn đề tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần ưu tiên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện , giao thông, thuỷ lợi,...) rồi đến cơ sở hạ tầng văn hoá giáo dục (y tế, giáo dục). Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn nên tập trung ưu tiên cho các vùng cụm xã có nhiều địa bàn là xã đặc biệt khó khăn, cụm có nhiều xã thuộc diện vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, hướng tập trung mạnh của vùng cụm xã vẫn là ở các Trung tâm cụm xã nhằm phát huy hiệu quả tích cực của khu trung tâm này. Trước mắt, đầu tư đồng bộ cho các trung tâm cụm xã với 4 nội dung chính sau: + Xây dụng đường giao thông và các hoạt động vận tải thuận lợi quanh năm. +Xây duẹng các cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa như: các cơ sở khuyến nông khuyến lâm, của hàng vật tư kỹ thuật, của hàng thương nghiệp, chợ, cácloại hình dịch vụ phục vụ sx. + Xây dựng hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục ở từng cụm xã, có cơ sở bans trú cho học sinh, nơi ở của giáo viên và các cơ sở vật chất khác theo yêu cầu giáo dục toàn diện. Bổ xung các điều kiện để nhà trường ngoài nhiệm vụ giáo dục còn là trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm văn hoá thể thao của cụm xã. + Xây dựng phân việnhoặc phòng khám đa khoa khu vực tại các trung tâm cụm xã với quy mô 10-15 giường bệnh. 2. Một số định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn cụm xã trọng điểm : - Giao thông : Với mục tiêu phát huy mọi nguồn lực, sử dụng mọi nguồn vốn có thể huy động được để xây dựng hệ thống đường đến 13 Trung tâm cụm xã trọng điểm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, kế hoạch nhựa hoá đường đến 13 Trung tâm cụm xã đã được triển khai. các tuyến đường nối trục tỉnh, huyện lỵ với các trung tâm cụm xã là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của vùng cụm xã.Do đó, việc xây dựng đường đến 13 Trung tâm cụm xã trọng điểm là một nhiệm vụ lớn của tỉnh cần phải hoàn thành trong năm 2003, cần tiếp tục nhựa hoá toàn tuyến giao thông trục huyện lỵ đến 13 Trung tâm cụm xã trọng điểm. - Các tuyến đường từ Trung tâm cụm xã đến các trung tâm xã: Tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng các đường ô tô cấp phối theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, tập trung vào giải cấp phối những tuyến đường đã có và mở mới các tuyến đường về khu dân cư, đảm bảo thông suốt 4 mùa nhất là vào mùa mưa. - Các tuyến đường từ trung tâm các xã đi đến các bản : Mở mới, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường này theo tiêu chuẩn từ đường giao thông nông thôn miền núi loại A trở lên (nền 5m, mặt 3 m). - Các tuyến đường dân sinh liên bản liên xã : Cần tập trung mở rộng 1,5 - 2m cho các đường, chú ý mở mới một số tuyến đường liên thôn bản, trước hết ô tô đi được vào mùa khô và đường mòn liên bản xe máy đi được vào mùa khô. Các tuyến này do địa phương tự mở thông qua nguồn kinh phí lao động công ích của địa phương. - Cầu treo qua suối : Tiến hành nâng cấp và xây dựng mới để đảm bảo giao thông thông suốt, các cầu này chủ yếu do dân cư của xã đóng góp xây dựng, Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật. - Hệ thống thuỷ lợi : Đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi cần được điều chỉnh lại về cơ cấu theo hướng giảm dần các nội dung đầu tư theo diện rộng và phân tán, tăng tỷ lệ đầu tư nâng cao chất lượng và nhanh chóng đưa các công trình vào hoạt động. Tập trung đầu tư vào hệ thống kênh mương cầu cống, các trạm bơm tưới tiêu, đầu tư thêm cho nạo vét kênh mương nội đồng, xây dựng các hệ thống đập ngăn nước hay thoát lũ. Tiêu chuẩn hoá và có mẫu thiết kế kênh mương cho từng vùng để giảm thất thoát vốnđầu tư. Các công trình thuỷ lợi hiện nay chủ yếu là công trình tạm nên cần nâng cấp, xây dựng mới, kiên cố hoá để đảm bảo phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Trước mắt, tập trung kiên cố hoá các công trình đầu mối (như đập chắn nước, hồ chứa,...) cứng hoá hệ thống kênh mương, xây dựng hệ thống phai đập bán kiên cố và hệ thống tưới ẩm cho diện tích trồng và phục vụ cho kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích, chuyển ruộng 1 thành 2 vụ hoặc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ, đào ao, làm hồ, xây dựng bể chứa nếu điều kiện còn hạn chế. Tăng cường quản lý, tu bổ các công trình thuỷ lợi hiện có và sử dụng có hiệu quả, khuyến khích người dân tự làm chủ các công trình thuỷ lợi nhỏ để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. ở một số địa bàn cụm xã bố trí dân tái định cư thì ngoài những công trình ở các xã cần ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ tái định c của thuỷ điện Sơn la. Ngoài ra chú ý đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình thuỷ nông như trạm bơm điện, trạm bơm dầu, cống. - Điện sinh hoạt : Chú ý xây dựng các tuyến đường điện 35 KV về các trung tâm xã và cụm xã để đưa một bước nguồn điện dần đến các xã, đầu tư xây dựng các trạm điện và đường dây hạ thế cho các xã trọng điểm khi có điện lưới Quôc gia nhằm đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, phát triển hệ thống truyền tải điện, đưa điện đến các vùng sâu, xa và phục vụ trong tương lai khi thuỷ điện Sơn la hoạt động, tiếp tục khuyến khích các gia đình chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia tự đặt máy thuỷ điện nhỏ cá nhân phục vụ trước mắt nhu cầu điện cho dân cư miền núi, khuyến khích các xã nghiên cứu đầu tư thêm các dạng năng lượng khác như nhiệt điện, năng lương mặt trời, sức gió hay dùng các năng lượng khác. Thuỷ điện nhỏ này có khá nhiều ưu điểm nên tiếp tục chú ý đầu tư, Nhà nước cần đề ra quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ miền núi duy trì và phát triển thuỷ điện nhỏ gia đình đi đúng hướng có hiệu quả cao, nhất là ở các xã vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. - Các công trình công cộng : Trường học, trạm y tế, trạm khuyến nông, khuyến lâm; phát thanh truyền hình, chợ... Đây là những công trình không thể thiếu ở mỗi trung tâm xã, các xã do đó cần tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng cho đồng bộ, xã nào còn thiếu thì phải tiến hành xây dựng bổ sung ngay, những công trình thấp kém cũ thì tiến hành nâng cấp để đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, đời sống cộng đồng dân cư. - Trường học : Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường tiểu học ở các trung tâm xã, cụm bản; các lớp học cắm bản mở mới các trường ở vùng cao, trường cụm bản, xây dựng hệ thống trường học và các công trình phục vụ giáo dục (nhà ở cho giáo viên, nhà ở bán trú,...) theo hướng bán kiên cố và kiên cố hoá đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng dậy, xây dựng các phòng học tại các bản, hệ thống nhà trả, mẫu giáo tại trung tâm xã, Trung tâm cụm xã, cụm dân cư. Chú ý xây dựng thêm tại các Trung tâm cụm xã các trường THCS. - Trạm y tế : Để phục vụ công tác phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng và các vùng lân cận phải tiếp tục đầu t cho công tác y tế. Tiếp tục cải tạo nâng cấp các trạm xá hiện có, tiến hành xây dựng mới các phân viện y tế với quy mô giường bệnh lớn hơn có thể phục vụ kịp thời các ca bệnh có tính chất phức tạp nguy hiểm. Cố gắng xây dựng tại mỗi Trung tâm cụm xã một phòng khám đa khoa khu vực và có thể nâng cấp tiếp thành bệnh viện. - Nước sinh hoạt : Nhằm giúp cho vùng dân cư có nước sinh hoạt hợp vệ sinh thì tăng cường đầu tư hệ thống nước sinh hoạt bằng nhiều hình thức: đào giếng, ống tự chảy, bể chứa nước mưa,... xây dựng các công trình nước sạch nông thôn đến tận các bản làng, phấn đấu đến năm 2005 có 90% số hộ dùng nước sạch. - Chợ trung tâm xã và trung tâm cụm xã : Tiếp tục đầu tư xây dựng chợ ở các Trung tâm cụm xã trọng điểm, cửa hàng vùng cao biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương. - Trạm khuyến nông, khuyến lâm : Đầu tư xây dựng đảm bảo mỗi cụm xã có ít nhất 1 trạm để phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của đồng bào phát triển có hiệu quả. - Các công trình thông tin - liên lạc : Nâng cấp các bưu điện văn hoá xã hiện có ở các trung tâm, đầu tư xây dựng mới cho các xã chưa có, hoàn thiện dần mạng lưới thông tin liên lạc và phát triển thuê bao trong toàn cụm. - Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thu phát lại truyền hình, đặc biệt là ở các vùng xâu, vùng xa. Lĩnh vực này cần được đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân sách các cấp vốn đóng góp của dân, vốn các chương trình và một phần vốn tín dụng - Các công trình văn hoá - xã hội khác : Mỗi xã có 1 nhà văn hoá, sân vận động, trạm truyền thanh, truyền hình,...để phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào. I- Những giải pháp chủ yếu: Việc xây dựng các trung tâm cụm xã theo chủ trương của TW là thời cơ tốt với tỉnh. Để đón nhận có hiệu quả chương trình này trưóc hết phải huy động mọi nguồn lực và năng lực của địa phương để tập trung mạnh vào cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các trung tâm cụm xã trọng điểm. Đây là lĩnh vực đầu tư rất nhạy cảm đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn và sự quản lý chặt chẽ từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi vận hành sử dụng. Thời gian qua, hoạt động đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đẩy mạnh nhưng hiệu quả của hoạt động đầu tư tại các cụm xã còn rất nhiều yếu kém.Cho nên, để hoạt động đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa bàn các cụm xã có hiệu quả cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau: 1. Tăng cường công tác đào tạo tập huấn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là khâu then chốt giải quyết mọi vấn đề, là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác sử dụng vốn. Cho nên trước thực tế năng lực trình độ của cán bộ làm công tác quy hoạch thẩm định, lập dự án thiết kế, cán bộ quản lý thi công và sử dụng công trình...còn nhiều yếu kém thì trước mắt cần: - Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi tập huấn cho cán bộ ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) như cán bộ làm công tác thẩm định, đấu thầu, cán bộ tư vấn thiết kế, cán bộ tăng cường cho các xã, cán bộ lãnh đạo xã, già làng, trưởng bản để nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ, nhất là những người làm việc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao hiệu qủa cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung, xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng. - Tiếp tục đào tạo cán bộ chủ chốt xã theo quy hoạch, chú ý đào tạo cán bộ xã theo chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao trình độ chuyện môn và nắm vững pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác xây dựng cơ bản. Đào tạo cán bộ quản lý dự án các xã từ khâu lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch, các thể thức hợp đồng xây dựng tổ chức thi công, các công trình giản đơn, cách giám sát các bên thi công và quản lý tài chính. Cần hỗ trợ thêm ngân sách cho các xã tiến hành đào tạo cán bộ làm các công tác về đầu tư hay phân công các cán bộ cấp tỉnh, huyện có năng lực về hướng dẫn ở các xã - Khi tiến hành tuyển chọn cán bộ cũng cần chú ý dến trình độ chuyên môn bằng cấp, năng lực để tuyển dụng tránh tình trạng "thân quen", "nhờ trên" mà tuyển chọn phải người không có năng lực chuyên môn. Đối với cán bộ ở xã, bản, làng cần mở rộng nhiều hình thức đào tạo qua nhiều kênh, nhiều cấp đào tạo. - Tăng cường hoạt động của các công ty tư vấn, nâng cao chất lượng của công ty tư vấn. Nếu khối lượng công việc lớn có thể hợp đồng với các công ty tư vấn chuyên ngành của TW theo tinh thần triệt để tiết kiệm trong đầu tư xây dựng. - Nội dung tập huấn chủ yếu là: cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung công tác kế hoạch hoá ở các cấp, biện pháp lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ của chương trình kinh tế, quy chế đấu thầu, quy trình lập dự án đầu tư. Mở lớp tập huấn đào tạo những nội dung cơ bản, nguyên tắc tài chính về các thủ tục cấp phát và thanh quyết toán làm chủ đầu tư. Nhấn mạnh rõ vai trò, vị trí quan trọng của từng công việc cụ thể. Cần trang bị các kiến thức về đầu tư một cách có hệ thống cho những người làm việc trong lĩnh vực chuẩn bị đầu tư. - Thường xuyên rà soát năng lực, khả năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ,... của các cán bộ làm công tác quy hoạch, thẩm đinh, chủ đầu tư, cán bộ làm công tác tư vấn, thiết kế để đánh giá được trình độ của các cán bộ, từ đó có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao để trước mắt và về lâu dài có đủ đội ngũ cán bộ giỏi phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư, nhất là ở địa bàn các huyện, xã. Để thực hiện những giải pháp trên, đòi hỏi tất cả các cấp các ngành từ huyện đến xã đều phải đồng loạt thực hiện mới tạo hiệu quả cao. Nhưng đây là vấn đề hết sức khó khăn nên trước mắt có thể thực hiện từng bước ở từng cấp và nhất là triển khai ngay ở địa bàn cấp xã. 2. Giải pháp về công tác quy hoạch: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các vùng cụm xã là việc tổ chức lại mô hình sản xuất liên hoàn và toàn diên theo địa bàn cụm, có hạt nhân là trung tâm cụm xã với chức năng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hoá nông thôn miền núi. Cho nên, quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng cụm, quy hoạch phải đi trước một bước và là cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư . Vì thế, để đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra thì đòi hỏi quy hoạch lập ra phải có chất lượng cao. Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch có nhiều bức xúc cho nên để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch thì cần phải: -Tăng cường công tác đào tạo các cán bộ làm công tác quy hoạch, nhất là cán bộ lập quy hoạch của cơ sở. - Nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tham gia lập và phê duyệt quy hoạch. Các cấp các ngành theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao của mình cùng phối hợp các huyện các ngành có liên quan để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và dự án xây dựng đầu tư theo chức năng của mình - Tiếp tục rà soát bổ sung và xây dựng các quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội, ổn định đầu tư, đất đai, sản xuất đưa ra quy hoạch chi tiết về xây dựng cơ sở hạ tầng huyện, xã. Trên cơ sở dự án quy hoạch có khả thi, có chất lượng cao được phê duyệt mà xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư. Hoàn chỉnh và đẩy mạnh các quy hoạch hệ thống hạ tầng thiết yếu, quy hoạch chi tiết hệ thống cơ sở hạ tầng tại trung tâm xã và trung tâm cụm xã. + Các quy hoạch tổng thể phải xác định được đúng vị trí của trung tâm xã, các trung tâm xã phải là động lực cho phát triển kinh tế xã hội, có mối quan hệ trong khu vực và việc xây dựng cơ sở hạ tầng ít tốn kém nhất, quy hoach tổng thể phải thật tốt dể làm "khung sườn" cho quy hoạch chi tiết. + Quy hoạch chi tiết khi lập cần chú ý đến các khu chức năng, đảm bảo tính hợp lý thống nhất và hài hoà giữa các công trình. Dự án xây dựng công trình chỉ được xác định trên quy hoach chi tiết được duyệt. + Quy hoạch chi tiết phải kế thừa và phát huy được thế mạnh của vùng nhất là trong xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. + Quy hoạch hạ tầng cơ sở phải đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, quan tâm đến quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, vùng xung yếu về an ninh quốc phòng vùng sâu, vùng xa. + Trong quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cần phải tôn trọng những quy luật khách quan của từng vùng và phù hợp với yêu cầu phát triển vùng. - Quán triệt nguyên tắc Nhà nước quản lý quy hoạch còn các cơ sở lập quy hoạch chi tiết để đảm bảo tính thực tế tăng cường thu thập ý kiến tham gia của dân trong xây dựng quy hoạch để xác định dạnh mục công trình cần thiết đầu tư trước. - Làm tốt và ngiệm túc công tác khảo sát, điều tra thu thập thông tin để đảm bảo tính thực tế của quy hoạch, đánh giá chính xác thực trạng, quy mô, ký thuật và tình hình phân bổ các công trình từng xã theo yêu cầu phát triển mà xác định thứ tự ưu tiên công trình đầu tư, xác định vị trí và quy mô công trình tại trung tâm xã và trung tâm cụm xã. Hồ sơ quy hoạch đơn giản nhưng phải xác định được quy mô cần thiết để đầu tư, định vị được các công trình chính, đồng thời phải thuận cho công tác quản lý sau này. - Xây dựng một số quy hoạch mẫu tại một địa điểm nhất định để đúc rút kinh nghiệm làm tốt các quy hoạch sau. 3. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư: Đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn ban đầu rất lớn, phần lớn lại là các công trình công cộng không thu hồi vốn, nếu có thì thời gian thu hồi vốn kéo dài. Mà ở đây lại là đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã vùng dân tộc, miền núi, vùng cao, nên huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn là Nhà nước phải đứng ra đầu tư. Vì vậy, vấn đề huy động thêm nguồn lực trong dân giữ vai trò rất quan trọng giúp đỡ Nhà nước và san bớt gánh nặng đầu tư của Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Cho nên, ngoài việc phát huy tối đa những tiến bộ đã làm được cần: * Tiếp tục phát huy tối đa phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư" trong từng lĩnh vực hạ tầng và trong từng điều kiện địa bàn đầu tư, phối hợp linh hoạt giữa đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và sức đóng góp của dân. ở mỗi vùng cần quy định rõ mức đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và mức đóng góp của dân (tỷ lệ đóng góp phải phù hợp với khả năng của dân cư): Như: + ở những xã thuộc vùng cao biên giới Nhà nước đầu tư là chính, nhân dân đóng góp thêm vật tư và công sức lao động. + ở những xã thuộc vùng trung tâm xã và trung tâm cụm xã đã có điều kiện phát triển, nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ vật tư tiền vốn,... Tuỳ từng tính chất, tầm quan trọng của các hạng mục trong hệ thống hạ tầng mà phân chia trách nhiệm đầu tư của Nhà nước và nhân dân là khác nhau như: + Đối với giao thông: Nhà nước đầu tư các tuyến đường chính, hỗ trợ cùng nhân dân làm đường dân sinh liên xã hoặc liên bản; + Thuỷ lợi : Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, kênh cấp I và hỗ trợ làm kênh cấp II, nhân dân đónh góp xây dựng kênh cấp II và kênh mương nội đồng... + Điện: Nhà nước đầu tư là chủ yếu, đầu tư đường dây 35 KV, trạm biến áp, trạm trung và hạ thế và các đường trục chính. Nhân dân đầu tư đường dây từ trục vào gia đình. + Nước sinh hoạt :Nhà nước có thể đầu tư hoặc hỗ trợ cho phát triển hệ thống nước sạnh xông cộng tại các bản, các xã. + Trường học: Nhà nước đầu tư các trường PTTH, dân tộc nội trú, trường bán trú ở các trung tâm cụm xã. Nhà nước hỗ trợ xây dựng trường PTCS, tiểu học, nhà ở giáo viên,...ở các xã, các cụm xã có nhu cầu lớn( hỗ trợ 50%). Các trường ở các trung tâm cụm xã, các xã vùng đặc biệt khó khăn Nhà nước có thể hỗ trợ nhiều hơn khoảng 70%. * Các cấp, các ngành tại địa bàn cần phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân vùng hưởng lợi, tham gia tích cực, tự giác xây dựng công trình và duy trì thường xuyên công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hiện có. ở các xã cần chủ động sáng tạo trong công tác vận động đóng góp và tự xây dựng công trình cho xã. Do điều kiện phát triển của vùng, nên sức đóng góp của dân hiệu quả không lớn, đa phần chỉ là những công việc có tính đơn giản, mức đóng góp không cao, dân lại chưa hiểu, chưa biết về ý nghĩa của việc xây dựng cụm xã và trung tâm cụm xã. Nên có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức qua đài phát thanh, báo chí, truyền hình và qua phát động phong trào toàn dân...để phổ biến cho dân biết ý nghĩa tầm quan trọng của các phong trào xây dựng trung tâm cụm xã, xây dựng công trình nhằm tăng khả năng quyên góp của quần chúng. Với các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thường đóng góp tuỳ tâm, các xã nên thiết lập mối quan hệ mật thiết với các tổ chức này để nâng cao sự hỗ trợ, đóng góp. Huyện nên quy định mức đóng góp cụ thể cho các tổ chức này để tiện huy động. Ngoài ra, nguồn vốn huy động từ dân cư phải quán triệt chủ trương công khai hoá các nguồn lực huy động, mục đích sử dụng các nguồn vốn, cho dân trực tiếp tham gia xây dựng và giám sát thi công để phát huy hiệu quả của phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Ngoài huy động công khai và có tổ chức, cần quy định rõ mức đóng góp của từng đối tượng huy động, tuỳ từng loại công trình, tuỳ từng vùng mà tính toán khâu công việc theo từng mức độ cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù và khả năng của nhân dân để đảm bảo cho dân chủ công khai phải xuất phát từ khả năng và lợi ích của dân, nhằm khơi thông sức dân, sự ủng hộ của dân. * Đa dạng hoá hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa bàn cụm xã, đẩy mạnh huy động vốn theo quan điểm: Nhà nước hỗ trợ giúp dân, dân giúp dân, cộng đồng xã hội giúp dân. Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn vốn trên địa bàn cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở cụm xã như: Tiếp tục tăng cường huy động vốn đầu tư dưới nhiều hình thức như: vốn bằng tiền, công lao động, vật tư, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển,kỹ thuật, ... + Huy động nhân dân đóng góp bằng nhiều hình thức, tuỳ tình hình cụ thể: lao động thủ công (đào, đắp), vận chuyển và khai thác vật liệu tại chỗ hay có thể tham gia giải phóng mặt bằng, tham gia xây dựng công trình. Nhất là đối với các công trình kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải thực hiện tốt nhiệm vụ huy động tổng hợp tất cả các nguồn vốn hiện có trên địa bàn. + Vận động các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể trên điạ bàn tham gia góp tiền, vật tư, máy móc, phương tiện vận chuyển, kỹ thuật,... để xây dựng công trình. + Đẩy mạnh phong trào sản xuất vật liệu tại chỗ như nung vôi, khai thác đá, làm gạch, làm ngói... để cung cấp kịp thời cho công trình thi công, nhất là ở các địa bàn xã xa trung tâm, xã xùng xã, vùng biên giới, xã điều kiện giao thông không thuận lợi, điều kiện vận chuyển vật liệu khó khăn. + Huy động thêm vốn thu từ các dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn để bổ sung vốn cho hoàn thiện công trình. + Về xây dựng các trung tâm dịch vụ cần lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình dự án và nguồn vốn vay, đối với những trung tâm cụm xã giao lưu thuận lợi nên tính toán huy động thêm nguồn vốn thu hồi từ cho thuê của hàng dịch vụ hay vốn thu từ thuế sử dụng đất đầu tư cho thuỷ lợi, vốn thu hồi viện phí cho trạm xá, phân viện ytế... * Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh đầu tư tràn lan thiếu trọng tâm, trọng điểm. - Lồng ghép và phối hợp có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình dự án thực hiện trên địa bàn kể cả vốn góp của dân. Cần quy định tập trung nguồn vốn vào một đầu mối để quản lý về số lượng và tiến độ bỏ vốn của từng nguồn vốn, tiến độ huy động đóng góp và cung ứng hỗ trợ vật tư để bố trí cho phù hợp với tiến độ thực hiện công trình, cấp phát vốn kịp thời để tạo điều kiện cho đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ. Tránh tình trạng, các nguồn vốn lồng ghép trên một địa bàn, một công trình không phối hợp được với nhau, vốn cấp nhỏ giọt không đều, phân tán, không tạo được hiệu quả đầu tư dứt điểm, đồng bộ. Ngoài ra, cần tăng cường sự chỉ đạo, giám sát và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục của các ban quản lý các cấp để nâng cao hiệu quả quản lý. + Cụ thể hoá các quy hoạch chi tiết theo chuyên ngành đã được phê duyệt để xây dựng kế hoạch dự án đầu tư hàng năm và tính toán thứ tự ưu tiên các công trình hợp lý theo cụm xã nhằm định hướng cho các huyện, các xã xây dựng công trình, tạo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích. + Các nguồn vốn phải đưa vào kế hoạch và tập trung vào một đầu mối để quản lý thống nhất, đầu tư đến tận công trình dự án, đảm bảo chất lượng không để thất thoát trong thi công. + Đẩy mạnh chủ trương xây dựng dự án từ cộng đồng. Tức là, trong khi xây dựng danh mục dự án chuẩn bị đầu tư chú ý lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó xác định được các khu vực cần đầu tư, các công trình cần đầu tư. Chú ý lựa chọn những địa bàn, những công trình do dân đề nghị và sẵn sàng đóng góp để đảm bảo cho hoạt động đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng và ưu tiên những nơi mà nhân dân sẵn sàng cam kết huy động sức dân để phối hợp thực hiện hoàn thành công trình đúng tiến độ. + Tất cả các xã đều được đầu tư nhưng không nhất thiết phải chia đều. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện phát triển mà đầu tư có ưu tiên thứ tự các công trình, các địa bàn. Ưu tiên thực hiện đầu tư và thanh toán cho các công trình, dự án thuộc quy hoạch khả thi đã được duyệt, có chất lượng cao. - Tập trung các nguồn vốn, lồng ghép các dự án để xây dựng dứt điểm các công trình lớn các công trình có quy mô liên xã, hay xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên đã được chọn. 4. Các giải pháp về công tác quản lý hoạt động đầu tư: Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đầu tư và tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tác này, nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vào các trung tâm cụm xã đạt hiệu quả cao hơn, thì trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 4.1. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư: Tiến hành lập các dự án đầu tư, thẩm định nghiêm túc các dự án khả thi trước thời điểm thực hiện dự án, tổ chức tốt công tác đấu thầu. Chuẩn bị đầu tư là công tác quan trọng cho phép chọn được dự án đầu tư có chất lượng và đảm bảo cho tất cả các dự án hạ tầng công cộng đều phát huy hiệu quả khi vào hoạt động. Thế nên, để nâng cao được hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng sau khi dựa vào các quy hoạch chi tiết đã được duyệt, cần lập và xét duyệt dự án đầu tư. Cho nên, cần: * Nâng cao hơn nữa chất lượng dự án đầu tư : Lập dự án đầu tư là một kỹ thuật đòi hỏi tính kế hoach hoá rất cao nên để tiến hành lập một dự án đầu tư thì cần phải có một kiến thức rất rộng. Cho nên để nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư thì phải thực hiện tốt những vấn đề sau: + Tăng cường công tác đào tạo cán bộ lập dự án đầu tư (nhất là ở cấp huyện) theo chiều sâu, nhằm đảm bảo trong bước lập dự án có thể xem xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh kinh tế xã hội, kỹ thuật, tài chính của dự án. Chú ý xem xét tất cả các đặc thù tự nhiên, kinh tế, xã hội của tiểu vùng cụm xã và trung tâm cụm xã để dự án đầu tư mang tính chính xác và phù hợp với thực tế nhất. + Chú ý đầu tư nhiều hơn cho công tác lập dự án như tăng vốn đầu tư cho lập dự án, đảm bảo thời gian cho quá trình lập dự án, phổ biến cho các chủ đầu tư về vai trò và sự cần thiết phải lập dự án (đưa vào các chương trình đào tạo tập huấn), tổng hợp số liệu và thu thập thông tin theo phương pháp khoa học,... + Trong quá trình lập cần ngiên cứu kỹ các quy hoạch phát triển vùng, ngành trên địa bàn cụm và các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng của địa phương để lập dự án. * Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là một bước cần thiết không thể thiếu để đảm bảo cho các dự án mang tính khả thi và phát huy hiệu quả cao nhất. Bước thẩm định này ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư hay không nên chất lượng của thẩm định rất cần thiết. Do đó, để nâng cao chất lượng và tiến độ thẩm định cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau: - Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn thường xuyên cho các chuyên viên làm công tác thẩm định của các sở chuyên ngành, các phòng chuyên môn được phân cấp thẩm định. - Các ngành có chức năng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc cho ý kiến thẩm định, nghiêm túc và khẩn chương khi đưa ra ý kiến, có trách nhiệm với ý kiến đưa ra. Xem xét nghiêm túc để đưa ra ý kiến chính xác, phù hợp nhất và cố gắng đẩy nhanh thời gian cho ý kiến một cách nhanh nhất. Cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các ngành chức năng. - Đổi mới công tác thẩm định theo hướng thực tế, tiết kiệm, thiết thực. Đề cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, cần sử dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định, tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu đối với từng dự án. Dự án đầu tư sẽ được thẩm định dầy đủ và đánh giá chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học và hiệu quả. - Thực hiện phân cấp thẩm định rõ ràng để nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với các quyết định đưa ra. - Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở chuyên ngành trong công tác thẩm định để trao đổi kinh nghiệm và thốnh nhất các ý kiến thẩm định trong dự án đầu tư. * Năng cao hiệu quả của công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Để tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình xây dựng thì cần phải tiến hành đấu thầu nhất là những công trình có quy mô lớn. Thế nhưng thực tế tỷ lệ dự án đầu tư có tổ chức đấu thầu ở địa bàn cụm còn rất ít, có thì thực hiện không tốt và chưa đúng. Rất nhiều người không hiểu được thực chất và hiệu quả của đấu thầu cho nên xem nhẹ. Vấn đề đấu thầu trong công tác đầu tư còn rất nhiều mặt hạn chế nên để khắc phục cần: - Tiến hành đào tạo và tập huấn về đấu thầu và quy chế đấu thầu cho các chủ đầu tư, để trang bị cho họ kiến thức về kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đấu thầu. Đào tạo các chuyên gia thực hiện xét thầu trong từng lĩnh vực. Vấn đề này có thể xem xét thực hiện thêm ở các tổ chức tư vấn của tỉnh, huyện. - Tiến hành rà soát và đánh giá năng lực, trình độ, tư cách pháp nhân của các dơn vị tư vấn. Chấn chỉnh công tác đấu thầu, chọn thầu tư vấn đảm bảo nguyên tắc: Dự án thuộc lĩnh vực nào thì lựa chọn tư vấn chuyên ngành đó trên cơ sở đảm bảo phù hợp với khả năng trình độ của đơn vị tư vấn. Mở rộng phạm vi lựa chọn các nhà thầu tư vấn. - Tăng cường rà soát đánh giá lại năng lực các nhà thầu trong quá trình thi công, áp dụng nghiêm túc các biện pháp xử lý các nhà thầu yếu kém và vi phạm, tạm thời đình chỉ hoặc không cho tham dự thầu trên địa bàn đối với những nhà thầu vi phạm quản lý đầu tư xây dựng như: nhà thầu không đủ năng lực, nhà thầu bán thầu -Khuyến khích các nhà thầu liên doanh trong đấu thầu, bao gồm nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Các công trình chọn thầu phải có điều kiện về cam kết ứng vốn, cam kết về tiến độ xây dựng công trình và sử dụng vật liệu, nhân công tại chỗ, phải tiến hành chọn công khai và biểu quyết bằng phiếu chấm điểm. Mở rộng hình thức đấu thầu rộng rãi cho tất cả các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở các cụm xã. - Thực hiện đúng quy chế đấu thầu, nhiêm cấm việc chọn thầu, chỉ định thầu sai nguyên tắc đồng thời với việc tổ chức giám sát chặt chẽ công tác thi công các công trình xây dựng cơ bản để kịp thời kiểm tra năng lực thực hiện của nhà thầu. 4.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát xây dựng các công trình. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án trong quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán đến tổ chức theo dõi, nghiệm thu quyết toán công trình, đi sâu vào hướng dẫn các xã thực hiện chương trình, tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê về Ban chỉ đạo để có giải pháp điều chỉnh kịp thời. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban giám sát xã nhất là trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công. Giảm dần tình trạng thất thoát vốn, thất thoát vật tư xây dựng trong quá trình thi công. Đảm bảo cho công trìng thi công đúng quy trình thiết kế kỹ thuật đã được duyêt. Đối với các công trình ở xã ( nhất là các xã ở vùng III) cần tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng và thực hiênj giám sát thi công. - Tăng cường công tác kiểm tra các chủ đầu tư trong công tác triển khai thực hiện dự án, trình tự thủ tục quản lý đầu tư. Kịp thời phát hiện các vi phạm trong quản lý đầu tư. Thực hiện tạm dừng cấp vốn đối với công trình không đảm bảo chất lượng, không đủ thủ tục đầu tư. Tiến hành điều chỉnh vốn kịp thời đối với những dự án tiến độ triển khai chậm. - Tăng cường công tác giám định đầu tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng cơ bản trên công trường và thực hiện nghiệm thu chặt chẽ nhằm hạn chế thất thoát chống lãng phí, đẩm bảo chất lượng công trình. Riêng thiết bị và công nghệ thi công là khâu quan trọng chiếm lượng vốn đầu tư lớn và quyết định chất lượng công trình, cần phải tăng cường giám định cả về chất lượng và giá cả đảm bảo hiệu quả hoạt động trong vòng đời dự án. Tăng cường và rà soát lại năng lực thi công công trình của các nhà thầu để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện công trình. - Các huyện xã chỉ đạo thi công công trình phải dứt điểm. Sau khi kết thúc thi công, chuẩn bị đưa công trình vào sử dụng các xã phải tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán được duyệt (tránh tình trạng công trình hoàn thành không đáp ứng yêu cầu thiết kế dự toán đã đuợc duyệt ảnh hưởng đến chất lượng cônh trình). 5. Tăng cường công tác quản lý vận hành và sử dụng công trình: Khai thác và sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng là điều kiện cần thiết để duy trì và gia tăng những lợi ích mà các hạ tầng đem lại. Giai đoạn này cũng rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến người sử dụng. Kết thúc thi công,chuẩn bị đưa công trình vào sử dụng ban quản lý đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt. Quá trình nghiệm thu phải có sự tham gia của giám sát xã, đơn vị thiết kế, đại diện người sử dụng, đơn vị thi công xây dựng, đại diện UBND tỉnh, huyện. Sau khi nghiệm thu công trình, ban quản lý huyện, xã tổ chức bàn giao ngay cho các xã, bản để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. Việc sử dụng phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoach duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình thường xuyên để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả. Để đảm bảo cho các công trình sử dụng lâu bền, các xã cần phải xây dựng ra các quy chế quản lý khai thác sử dụng công trình. Như: + Lập ra một tổ chức chuyên quản lý việc xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình trên địa bàn xã, tổ chức này có nhiệm vụ: theo dõi, giám sát quá trình xây dựng các công trình do xã tự làm trên điạ bàn xã; tiến hành kiểm tra thường xuyên hoạt động vận hành của các công trình hiện có để sớm phát hiện hỏng hóc mà có kế hoạch tu sửa ngay; kiểm tra quá trình thực hiện duy tu, bảo dưỡng. + Lập ra các quỹ để tiến hành tu sửa hàng năm, quỹ được đóng góp từ dân, từ tiền thuê cửa hàng, tiền thu hồi vốn từ các công trình,... Trên đây là một vài giải pháp cơ bản cần thiết để nâng cao được hiệu quả của hoạt động đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng, hoạt động xây dựng cơ bản nói chung. Để những giải pháp này thực sự phát huy tác dụng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để và toàn diện. Để cho tất cả các giải pháp trên thực hiện có hiệu quả nhất thì đòi hỏi công tác chỉ đạo của các cấp các ngành quản lý trong hoạt động đầu tư vào xây dựng các trung tâm cụm xã mà cụ thể là đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa bàn các cụm xã cũng cần phải có những đổi mới trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Cụ thể như: Các cấp, các ngành cần đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đối với công việc được giao, thường xuyên theo dõi, phân tích diễn biến tình hình kịp thời, kịp phát hiện những vấn đề phát sinh, những khó khăn và đề ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả với tinh thần tự lực tự cường, đồng thời đề xuất những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, việc quản lý hoạt động đầu tư phải được tiến hành theo chương trình dự án, thực hiện theo đúng thủ tục trình tự đầu tư. Phân cấp quản lý gắn với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện uốn nắn kịp thời những vi phạm trong quá trình thi công xây dựng công trình hay những phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư. Cụ thể như, giữa các ban chỉ đạo, ban quản lý, ban giám sát phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên thông tin nhiều chiều để nắm sát tình hình, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên liên tục. Ban chỉ đạo các cấp tự giác tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ lẫn nhau và kịp thời có ý kiến tham gia chấn chỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trang và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La.doc