Đề tài Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô

MỤC LỤC CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VỊ TRÍ VAI TRÒ THU HÚT KHÁCH 3 I. Tổng quan về phát triển kinh doanh khách sạn 3 1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn và đặc điểm kinh doanh khách sạn 3 1.2. Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ: 5 1.3. Vị trí vai trò của kinhdoanh khách sạn đối với sự phát triển du lịch: 5 II. Vị trí vai trò của việc thu hút khách 6 2.1. Khái niệm khách du lịch và phân định đối tượng nào là khách du lịch đối tượng nào không là khách du lịch: 6 2.2. Đặc điểm cơ cấu của khách du lịch: 7 2.3. Vai trò thu hút KDL của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch nói riêng: 9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN SÔNG LÔ 11 I. Qúa trình hình thành và khả năng các nguồn lực của khách sạn sông Lô 11 1.1. Qúa trình hình thành khách sạn 11 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch Sông Lô: 11 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch Sông Lô 12 1.4. Tình hình phát triển các nguồn lực: 14 II.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 17 2.1.Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh mà khách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng. 17 2.2.Thực trạng phát triển doanh thu của khách sạn Sông Lô(2006-2008) 18 2.3.Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 19 2.4. Thực trạng phát triển khách đến khách sạn 23 2.5. Đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh 25 2.5.1. Những ưu điểm: 25 2.5.2. Hạn chế và tồn tại: 26 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU HÚT KHÁCH 27 I. Định hướng kế hạch phát triển 27 1.1. Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đến 2010 27 1.1.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu tác động đến sự phát triển du lịch 27 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tiềm năng của Việt Nam để phát triển du lịch 27 2.1.3. Việt Nam trở thành thành viên WTO 28 1.2. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách đến năm 2010 28 1.2.1 Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển kinh doanh năm 2010 28 1.2.2. Định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển một số chỉ tiêu chính và kế hoạch phát triển kinh doanh, thu hút khách đến năm 2010 29 II. Một số giải pháp về thu hút khách 30 2.1. Xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch để thu hút khách 31 2.2. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm 31 2.3.Thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với công ty lữ hành trong và ngoài nước 32 2.4. Đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ khách 32 2.5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao ý thức nhân viên đối với khách du lịch 33 KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ. Với đặc điểm này, buộc nhà đầu tư du lịch phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng để cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất. - Về thời gian nhà rỗi: Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch. Hiện nay hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên. Ở Việt Nam đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày/ tuần, điều này cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân đi du lịch nhiều hơn. Các tổ chức du lịch cần nắm được đặc điểm này để có thể sẵn sàng phục vụ khách bất cứ khi nào. - Sự quần chúng hóa trong du lịch: Khách du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố này. Ngày nay, phù hợp với xu thế phát triển, thực hiện chuyến du lịch không chỉ có khách giàu có, các quan chức, mà còn đa số là những người lao động đi theo tập thể. Sự quần chúng hóa trong du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. Bởi họ luôn đi với số lượng đông và tiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm du lịch, do đó, nhà kinh doanh du lịch cần nắm được đặc điểm này để đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho khách du lịch với số lượng lớn. 2.2.2 Vị trí vai trò của khách du lịch: Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành đều thực hiện những chức năng kinh tế khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một điểm chung là cùng hướng tới người tiêu dùng. Đối với ngành du lịch cũng vậy, các nhà kinh doanh du lịch luôn luôn hướng mục tiêu của mình là khách du lịch. Ngành du lịch tạo ra sản phẩm du lịch và khách du lịch chính là người tiêu thụ sản phẩm đó, vì vậy khách du lịch là một phần tất yếu không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của họ. Trong cơ chế bao cấp, người ta xem nhẹ vị trí của người mua, còn trong cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh lại đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. “Khách hàng là thượng đế”. Do đó, họ sản xuất và bán cái mà khách hàng cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà doanh nghiệp có. Chính vì vậy ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cũng xác định được vị trí của khách hàng. Các doanh nghiệp du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch, còn khách du lịch có nhu cầu sử dụng và tiêu dùng. Vì vậy giữa khách du lịch và các đơn vị kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, thiếu các khách sạn, thiếu các điểm du lịch thì không thể thực hiện chuyến đi của khách, ngược lại các điểm du lịch dù như thế nào nếu như không có khách đến thì không thể tiến hành kinh doanh được. Không có khách thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Vì vậy khách có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu những nhu cầu và sở thích của khách du lịch là một tất yếu đối với mọi đơn vị kinh doanh du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi đối tượng khách. 2.3. Vai trò thu hút KDL của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch nói riêng: Khách du lịch là yếu tố quyết định tới sự phát triển nhu cầu du lịch và phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của ngành du lịch là làm sao thu hút được số lượng khách ngày càng nhiều. Vì vậy, vai trò của việc thu hút khách rất quan trọng. Ngày nay, đời sống của con người được cải thiện, kinh tế khá hơn đồng nghĩa với việc họ có những nhu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn. Sản phẩm ở đâu tốt, uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ tốt hơn, như vậy, việc quảng bá để thu hút khách là điều không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Việc thu hút khách dưới bất kỳ một hình thức nào đều hướng tới mục tiêu duy nhất là có được số lượng khách lớn về mình. Đó là lý do các nhà doanh nghiệp luôn có những chính sách như: quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ khách tận tình chu đáo… nhằm thu hút khách hàng. Trên thị trường xuất hiện hình thức cạnh tranh chính là thể hiện rõ nhất vai trò của việc thu hút khách. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề luôn luôn cạnh tranh, luôn luôn đổi mới, luôn luôn có những chính sách mới để thu hút khách hàng, hướng sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình. Như vậy trong kinh doanh, vai trò của việc thu hút khách là rất lớn, khách hàng là tiền đề còn làm sao để thu hút được khách hàng luôn là vấn đề quan trọng và không nhỏ đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN SÔNG LÔ I. Qúa trình hình thành và khả năng các nguồn lực của khách sạn sông Lô 1.1. Qúa trình hình thành khách sạn Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại du lịch dịch vụ Phú Thọ Địa chỉ : 32A Đường Trần Phú – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Điện Thoại : 0210.3846318 Khách sạn Sông Lô thuộc công ty cổ phần du lịch dịch vụ thương mại Phú Thọ. Tiền sử khách sạn Sông Lô thuộc cục chuyên gia, tháng 5-1985 cục chuyên gia đổi tên sang là khách sạn Sông Lô. Qúa trình sản xuất kinh doanh qua 24 năm phát triển đến nay đã trở thành công ty cổ phần từ tháng 10-2007. Đây chính là bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn. Khách sạn Sông Lô nằm tại trung tâm thành phố Việt Trì, một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc. Khách sạn Sông Lô là một khách sạn có từ lâu đời, là trung tâm thu hút khách bốn phương về nguồn tham dự các lễ hội hàng năm từ mùng 6, mùng 7 tháng Giêng đến mùng 10-3 âm lịch – quốc lễ của cả dân tộc. Do có vị trí thuận lợi, thuận tiện đối với khách đến khách sạn, khách sạn Sông Lô là một trong những khách sạn rất tiềm năng và có tầm quan trọng để thu hút du lịch toàn quốc và khách quốc tế. Qua nhiều năm thăng trầm với sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường, do có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý cùng với lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, khách sạn vẫn luôn tạo được uy tín trong phục vụ cũng như sự ưu ái của khách hàng. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch Sông Lô: 1.2.1. Chức năng: - Khách sạn Sông Lô phục vụ khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại khách sạn. Với 50 phòng đầy đủ tiện nghi, tổng cục du lịch công nhận khách sạn xếp vào hạng 2 sao. - Kinh doanh ăn uống với nhà hàng sang trọng, phục vụ các món ăn đặc sản, các món ăn Âu, Á… - Phục vụ các hội nghị, hội thảo và tiệc cưới với các phòng được trang bị đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại. - Phục vụ các dịch vụ bổ trợ như: Massage, xông hơi, đại lý vé máy bay 1.2.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện những chức năng trên, khách sạn Sông Lô thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu nhu cầu thị trường khách du lịch đặc biệt là nghiên cứu nhu cầu khách du lịch, tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đáp ứng nhu cầu khách và nhịp độ phát triển số lượng khách và doanh thu. - Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh, khách sạn tái thực hiện các biện pháp mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách để xây dựng thương hiệu và nâng cao uy tín thương hiệu. - Đổi mới cơ chế quản lý, thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với các đối tác, với nhân viên của khách, áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích các đối tác, những người tham gia giúp đỡ khách sạn để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Kinh doanh phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, bảo đảm nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện môi trường tại địa phương góp phần đảm bảo an ninh xã hội. - Để đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững khách sạn vừa áp dụng các biện pháp phát triển kinh doanh, vừa bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và an toàn xã hội ở khách sạn. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch Sông Lô Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh của khách sạn Sông Lô theo mô hình quản lý trực tuyến, chức năng là lãnh đạo trực tiếp quản lý các phòng ban và các bộ phận kinh doanh ( Xem sơ đồ) Phòng Kinh Doanh Du Lịch Marketing Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kinh Tế Kế Hoạch Phòng Kinh Doanh Khách Sạn (Lưu Trú) Nhà Hàng Phòng Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Các Dịch Vụ Bổ Trợ Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: a. Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức, đào tạo tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động, tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động chính sách tiền lương, tiền thưởng các chủ trương sát với tình hình của công ty, phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước. Thực hiện công tác quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật. b. Phòng kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc công ty, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn, các đề án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn công ty. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy định của pháp luật, kiểm tra thực hiện chế độ tài chính. c. Phòng marketing và du lịch: Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác thị trường, xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh và các chính sách phát triển kinh doanh và biện pháp thu hút khách. Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, chương trình dẫn khách tham quan các tuyến điểm du lịch. Thực hiện xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch, ký kết các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho khách và thực hiện các hợp đồng đã ký kết. d. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Chịu trách nhiệm đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên của công ty. Tư vấn về thiết kế và các thủ tục cơ bản theo quy định hiện hành, giám sát và chịu trách nhiệm các công trình xây dựng cơ bản của công ty. Thực hiện quản lý kỹ thuật, chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học đề xuất và triển khai ứng dụng các tiến bộ của khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Tình hình phát triển các nguồn lực: 1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực: Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, vấn đề nguồn nhân lực lại càng có ý nghĩa. Sản phẩm du lịch là dịch vụ mà sản phẩm dịch vụ tạo ra chủ yếu do lao động. Do vị trí của nguồn nhân lực trên trong nhiều năm qua, khách sạn Sông Lô rất quan tâm tới nguồn nhân lực, có trách nhiệm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhân viên nên chất lượng đội ngũ lao động tăng lên ( Xem biểu số 1) Biểu 1: Tình hình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực ( Đơn vị: Người) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng số lao động 122 100 108 100 137 100 88.5 112,2 1.Phân theo gián tiếp trực tiếp 122 100 108 100 137 100 88,5 112,2 -Gián tiếp 18 15 17 15,5 20 15 94,4 111,1 -Trực tiếp 104 85 88 84,5 117 85 84,6 112,5 2.Phân theo trình độ 122 100 108 100 137 100 88,5 112,2 -Đại học 18 14,7 15 13,9 15 10,9 88,3 88,3 -Cao đẳng 34 27,9 34 31,5 43 31,4 100 126,4 -Trung cấp 58 47,5 51 47,2 62 45,3 87,9 106,8 -Sơ cấp 12 9,9 8 7,4 17 12,4 66,7 141,7 Từ số liệu ở biểu số 1 rút ra kết luận sau: - Phát triển nguồn nhân lực qua các năm không ổn định, Năm 2007 so với năm 2006 số lượng lao động giảm 11,5%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,2% - Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp hợp lý phù hợp với tình hình chung của ngành kinh doanh khách sạn, Tỷ trọng lao động gián tiếp năm 2006 chiếm 15% ,năm 2007 là 15,5%, Năm 2008 là 15%. Còn lại là tỷ trọng lao động trực tiếp. - Xét về độ cơ cấu số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2007 chiếm tỷ trọng 42%, Năm 2006 là 45,4%, Năm 2008 là 42,3%. Còn sơ cấp chiếm tỷ trọng rất thấp đây là yếu tố quan trọng đối với khách sạn phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.4.2. Tình hình phát triển vốn kinh doanh: Phát triển vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với mở rộng kinh doanh với quy mô ngày càng lớn trong tất cả các loại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch. Xuất phát từ đó, từ khi khách sạn chuyển sang cổ phần hóa, hội đồng quản trị của khách sạn rất quan tâm bổ sung nguồn vốn để mở rộng kinh doanh và đầu tư đổi mới trang thiết bị phuc vụ khách. (Xem biểu 2) Biểu 2: Tình hình phát triển vốn kinh doanh (Đơn vị: tỷ đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng số vốn Trong đó: 15 100 17,5 100 20,4 100 116,6 116,6 1. Vốn cố định 10,0 66,7 12,5 71,4 15,3 75,0 116,7 125 2. Vốn lưu động 5,0 33,3 5,0 28,6 5,1 25 100 100 (Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu ở biểu 2 cho thấy nhịp độ phát triển vốn tăng rất nhanh năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,7%, Năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,6%. Chủ yếu là tăng vốn cố định để đầu tư để mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khách, năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,7% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 25%. 1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Kinh doanh lưu trú gồm 50 buồng được trang bị các trang thiết bị khang trang, hiện đại, được Tổng cục du lịch xếp vào hạng khách sạn hai sao. Bộ phận nhà hàng có 2 phòng ăn phục vụ hơn 200 khách cùng một lúc với tiện nghi phục vụ khách đồng bộ và khang trang. II.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 2.1. Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh mà khách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng. Như phần trên đã đề cập khách sạn Sông Lô hình thành từ lâu để phục vụ các chuyên gia của đảng hơn 40 năm, sau đó chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường và đặc biệt từ năm 2007 chuyển sang loại hình doanh nghiệp mới theo luật doanh nghiệp 2005- Công ty cổ phần. Từ đó qua nhiều thay đổi, hội đồng quản trị của khách sạn cổ phần vừa tiếp thu cơ sở vật chất kỹ thuât, đội ngũ lao động và thừa hưởng những kinh nghiệm của các thời kỳ trước, đồng thời phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ để xây dựng chiến lược kinh doanh và đề ra các biện pháp phát triển kinh doanh và năng cao hiệu quả kinh doanh thể hiện trên các mặt: - Tập trung nghiên cứu thị trường du lịch, vị thế của Phú Thọ là nơi quê hương đất tổ để xây dựng chiến lược kinh doanh của khách san. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của khách sạn là tập trung mọi nguồn lực phục vụ khách thập phương dến Phú Thọ, với quê hương đất tổ tốt nhất, hài lòng nhất để lại trong lòng khách những ấn tượng tốt đẹp nhất. Đây là biện pháp quan trọng để thu hút khách. - Để nâng cao uy tín và vị thế của khách sạn, khách sạn Sông Lô đã đầu tư xây dựng thương hiệu và tiến hành xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, xây dựng trang web trên mạng để giới thiệu khách sạn của đất tổ Hùng Vương trong nước và ngoài nước. - Một vấn đề đặt ra trước tiên của khách sạn vừa tiếp thu cơ sở vật chất cũ, vừa tái đầu tư xây dựng trang thiết bị hiện đại phục vụ khách sạn và phấn đấu nâng cấp khách sạn lên hạng khách sạn ba sao. - Bố trí lại đội ngũ cán bộ nhân viên trưởng phó phòng và các bộ phận được bổ nhiệm nhân viên có trình độ đại học, đồng thời áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với tất cả các cán bộ công nhân viên để mọi người phấn đấu đoàn kết tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển khách sạn toàn diện. - Để thu hút khách, khách sạn đã xây dựng chiến lược sản phẩm, nội dung quan trọng của chiến lược sản phẩm là đa dạng các loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác các sản phẩm độc đáo của Phú Thọ đưa vào kinh doanh. - Vấn đề mà khách sạn rất quan tâm là phát triển quan hệ hợp tác liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để đưa khách đến khách sạn,Để thực hiện điều này khách sạn áp dụng chính sách linh hoạt và chính sách đòn bẩy kinh tế để thiết lập quan hệ đối tác. 2.2. Thực trạng phát triển doanh thu của khách sạn Sông Lô(2006-2008) Như trên đã phân tích khách sạn đã áp dụng các biện pháp hướng vào phát triển thu hút khách dẫn đến doanh thu tăng qua các năm (xem biểu số 3) Biểu 3: Thực trạng phát triển doanh thu ( Đơn vị: tỷ đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng doanh thu Trong đó: 10,25 100 11,30 100 11,0 100 110,3 97,5 Doanh thu lưu trú 6,67 65 6,69 59,2 6,80 61,8 100,3 101,6 Doanh thu ăn uống 3,58 35 4,61 40,8 4,20 38,2 128,8 91,1 ( Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu ở biểu 4 rút ra nhận xét sau: - Tồng doanh thu qua các năm của khách sạn Sông Lô năm tăng năm giảm. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.3%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng giảm 2,5%. Vấn đề đặt ra tại sao năm 2007 so với năm 2006 số lượt khách giảm 4,7% mà tổng doanh thu tăng 10,3%, điều này có thể giải thích là chỉ số giá cả tăng 12,4% và thời gian lưu trú của lượt khách dài hơn, mức tiêu dùng bình quân của khách tăng lên. Số lượt khách của năm 2008 so với 2007 giảm 2,5% có thể giải thích do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. - Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2006 chiếm 65% , năm 2007 là 59,2%, Năm 2008 là 61,8% tiếp đến là doanh thu ăn uống năm 2006 là 35% , 2007 là 40,8% ,2008 là 32,8%. 2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô 2.3.1. Những biện pháp đề nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài những biện pháp để phát triển số lượt khách và tổng doanh thu như đã trình bày ở trên, đây là những biện pháp quyết định để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để phân tích một cách toàn diện đồng bộ cần đề cập đến biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà khách sạn đã và đang áp dụng sau: - Trước hết khách sạn quan tâm đổi mới và hoàn thiện theo cơ chế thị trường, nội dung cơ bản là sử dụng đòn bẩy kinh tế linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng hợp tác để thiết lập quan hệ hợp tác trong phát triển kinh doanh với nguyên tắc các bên cùng có lợi. - Phù hợp với cơ chế thị trường, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng định mức kinh tế – kỹ thuật, cách quản lý nhằm gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyển lợi của từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Khách sạn coi trọng áp dụng các hình thức trả lương khoán và các hình thức thưởng cho những tập thể và cá nhân hoàn thành và vượt kế hoạch, vượt định mức lao động và định mức chỉ tiêu, nếu tập thể và cá nhân nào không hoàn thành các định mức gây lãng phí sẽ bị phạt như cắt tiền thưởng… - Đi đôi với những biện pháp trên khách sạn quản lý những khoản thu chi, loại bỏ những khoản thu chi không hợp lý, chú ý những khoản chi phục vụ khách, đồng thời giáo dục toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí những khoản chi có thể tiết kiệm được nhằm chống lãng phí. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả tổng hợp: Hiệu quả tổng hợp được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, vì lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào tổng doanh thu và tổng chi phí. Hơn nữa tăng lợi nhuận là mục tiêu chiến lược kinh doanh nói riêng và khách sạn Sông Lô nói riêng. Như các phần trên đã đề cập, trong những năm qua khách sạn Sông Lô đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm tăng doanh thu và các biện pháp làm giảm chi phí, do vậy lợi nhuận các năm đều tăng với nhịp độ cao ( Xem biểu số 4) Biểu 4: Hiệu quả tổng hợp ( Lợi nhuận) (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số Tổng số Tổng số 07/06 08/07 Tổng doanh thu 10.250 11.300 11.000 110,3 97,2 Thuế VAT 871 960 935 110,2 97,4 Doanh thu thuần 9379 10.340 10.065 110,2 97,3 Tổng chi phí 8206,0 9016 8797 109,9 97,6 Tỷ suất chi phí 87,5 87,2 87,4 -0,3 +0,2 Lợi nhuận trước thu nhập doanh nghiệp 1173 1324 1268 112,9 95,8 Thuế thu nhập 328 370 317 113,0 86,7 Lợi nhuận sau thuế 845 954 951 112,9 99,7 Tỷ suất sau thuế 9,0 9,22 9,45 +0,22 +0,23 (Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp) Từ số liệu của bảng 5 có thể rút ra một số nhận xét sau: - Trong những năm qua công việc kinh doanh của khách sạn Sông Lô rất hiệu quả. - Do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng 10,3%, tổng chi phí tăng 9,9% dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 12,9%. Năm 2008 so với năm 2007 thì ngược lại, doanh thu giảm 2,8% còn chi phí giảm 2,4 % dẫn đến lợi nhuận giảm 0,3% - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,22% và năm 2008 so với 2007 tăng 0,23% Trên cơ sở doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nên nghĩa vụ nộp ngân sách của khách sạn Sông Lô tăng (xem biểu số 5) Biểu 5: Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đơn vị: Triệu đồng Chi tiêu 2006 2007 2008 %Nsau/ntruoc 07/06 08/07 Tổng nghĩa vụ nộp Trong đó: 1199 1330 1262 110,9 94,9 1.Thuế VAT 871 960 945 110,2 98,4 2.Thuế thu nhập 328 370 317 112,8 85,7 Năm 2007 so với 2006 nghĩa vụ nộp ngân sách bằng 10,9% và năm 2008 so với năm 2007 giảm 5,1% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến doanh thu của khách sạn và lợi nhuận giảm. 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực: Để phân tích sâu hơn về thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô, cần phải phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Xem biểu số 6) Biểu 6: Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Nsau/Ntruoc Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 1. Tổng doanh thu thuần 9379 100 10340 100 10065 100 1102 977,3 2. Lao động bình quân 112 108 137 88,5 112,2 3.Vốn kinh doanh 15000 17500 20400 116,6 116,6 4. Lợi nhuận sau thuế 845 954 951 112,9 99,7 5.Hiệu quả sử dụng các nguồn lức a. Hiệu quả sử dụng lao động -Doanh thu bình quân đầu người 92,67 95,74 73,5 114,4 76,7 -Lợi nhuận bình quân đầu người 7,55 8,83 6,94 117 78,6 b. Hiệu quả sử dụng vốn -Doanh thu trên đồng vốn 0,62 0,59 0,49 95,2 83,0 -Sức sinh lời trên vốn 0,06 0,054 0,05 90 92,6 Qua biểu 6 đã cho chúng ta thấy được hiệu quả kinh doanh và sử dụng đồng vốn của khách sạn Sông Lô, cụ thể là: a. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực : - Năm 2007 so với 2006 tổng doanh thu tăng 10,2% và lợi nhuận tăng 12,9%, trong khi đó số lao động giảm 11,5% đã đưa đến hiệu quả sử dụng lao động tăng cao, doanh thu bình quân đầu người tăng 14,4% và lợi nhuận bình quân đầu người tăng 17%. - Năm 2008 so với 2006 ngược lại doanh thu giảm 2,7% và lợi nhuận giảm 0,3% trong khi đó số lao động tăng cao 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động thấp, doanh thu bình quân đầu người giảm 23,3% và lợi nhuận bình quân đầu người giảm 21,4%. b. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: - Năm 2007 so với 2006 doanh thu tăng 10,3% và lợi nhuận tăng 12,9%. Trong khi đó vốn kinh doanh tăng cao hơn 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không tăng mà giảm: doanh thu bình quân trên đồng vốn giảm 4,8% và sức sinh lời trước đồng vốn giảm 10%. - Năm 2008 so với 2007 doanh thu giảm 2,5% và lợi nhuận giảm 0,3% trong khi đó vốn kinh doanh tăng cao 16,6% dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đạt thấp, doanh thu bình quân trên đồng vốn giảm 17% và sức sinh lời trên đồng vốn giảm 7,4% Từ sự phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cao hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.4. Thực trạng phát triển khách đến khách sạn 2.4.1. Phát triển khách đến khách sạn Trong những năm qua do khách sạn áp dụng những biện pháp trên nên số lượt khách đến khách sạn tăng khá cao (Xem biểu số 7) Biểu7: Thực trạng thu hút khách ( Đơn vị: lượt khách) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Năm sau %Năm trước Tổng số TT Tổng số TT Tổng số TT 07/06 08/07 Tổng lượt khách Trong đó: 16956 100 16159 100 16343 100 95,3% 101,2% 1.Khách nội địa 15820 93,3 15820 97,9 15117 92,5 100% 95,5% 2.Khách quốc tể 1136 6,7 339 2,1 1226 7,5 30% 316,5 (Nguồn do phòng kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy số lượt khách ngày càng tăng trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chú trọng đầu tư vào khu du lịch Đên Hùng và khách sạn Sông Lô là một phần trong chiến lược đầu tư của tỉnh nhà nhằm thu hút khách thập phương cũng nhu khách quốc tế. - Năm 2008 so với năm 2007 số lượt khách tăng 33,3% riêng năm 2007 so với năm 2006 giảm 4,7% nguyên nhân là khách sạn chuyển sang loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần. Mọi hoạt động đều theo phương hướng mới nên có phần bỡ ngỡ. Cơ cấu khách nội địa chiếm trên 90% còn khách quốc tế có xu hướng tăng lên. 2.4.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng Như các phần trên đã đề cập mục tiêu chiến lược của khách sạn Sông Lô là thu hút khách quốc tế và nội địa đến với quê hương đất tổ và áp dụng những biện pháp hiệu quả để thu hút khách thập phương đến khách sạn ( xem biểu số 3) Ta có thể nhận thấy do phát triển số lượt khách qua các năm không đều nên hiệu quả sử dụng cũng không ổn định. Trước hết xác định số ngày khách theo công suất: Khách sạn có 45 phòng mỗi phòng bố trí 2 khách, từ đó số ngày khách theo công suất là: 50x2x360 ngày=36000 ngày/khách Theo thống kê của khách sạn số ngày lưu trú bình quân là 1,5 ngày căn cứ vào số lượt khách đến khách sạn các năm theo biểu trên số ngày khách thực tế sẽ là: Năm 2006 : 16.956 x 1,5 = 25.434 Năm 2007: 16.150 x 1,5 = 24.225 Năm 2008: 16.340 x 1,5 = 24.510 Dựa vào kết quả tính toán trên có thể lập biểu phân tích ( xem biểu 8) Biểu 8: Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng Chi tiêu 2006 2007 2008 Nsau/ntrước Tổng số Tổng số Tổng số 07/06 08/07 1. Số ngày khách theo công suất phòng 36000 36000 36000 36000 36000 2.Số ngày khách lưu trú thực tế 25434 24225 24510 95,2 96,3 3.Hiệu suất sử dụng 0,70 0,67 0,68 -0,03 +0,10 Từ số liệu trên cho thấy hệ số sử dụng buồng năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,03% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,01%. Như vậy năm 2008 hiệu quả sử dụng cao hơn năm 2007. 2.5. Đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh 2.5.1. Những ưu điểm: Từ sự phân tích ở các phần trên có thể kết luận những ưu điểm về phát triển kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và thu hút khách của khách sạn Sông Lô sau: - Sau khi khách sạn cổ phần hóa, khách sạn Sông Lô đã hoàn chỉnh chiến lược phát triển và phù hợp với đặc điểm hoạt động của loại hình doanh nghiệp mới mà hướng vào mục tiêu tập trung mọi nguồn lực để thu hút khách về quê hương đất tổ Hùng Vương, đây là định hướng mục tiêu có nhiều ý nghĩa thiết thực. - Khách sạn Sông Lô căn cứ vào định hướng mục tiêu để ra và áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hút khách và phát triển doanh thu bao gồm: đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và trang thiết bị hiện đại sang trọng để nâng cao chất lượng phục vụ khách, hoàn thiện tổ chức các phòng ban và các bộ phận kinh doanh. Bố trí sắp xếp lại đội ngũ nhân viên phù hợp với trình độ và yêu cầu của kinh doanh. - Khách sạn tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường: quản lý mọi hoạt động kinh doanh bằng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, áp dụng các đòn bẩy kinh tế linh hoạt phù hợp từng thời gian, từng đối tượng đối tác, từng loại sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh doanh, thu hút khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Ngoài những biện pháp trên, khách sạn đã quan tâm đến quản lý thu chi tài chính, xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các phòng và toàn thể nhân viên thực hành tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm những khoản chi có thể tiết kiệm, những khoản chi tiêu nào đáng chi để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải chi. Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh hàng năm tăng lên. 2.5.2. Hạn chế và tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm và thành tích trên, hoạt động kinh doanh của khách sạn còn có những tồn tại và hạn chế sau: - Chưa thật sự đầu tư nhân lực và tài chính, đầu tư xây dựng thương hiệu và quảng bá hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách của khách sạn trong và ngoài nước. - Chưa chú trọng phát triển và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong nước và ngoài nước, đặc biệt với các công ty lữ hành để đưa khách đến với khách sạn. - Khách sạn đã chú ý đến đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa chú trọng đến xây dựng sản phẩm đặc sản độc đáo khác biệt với các khách sạn khác. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU HÚT KHÁCH I. Định hướng kế hạch phát triển 1.1. Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đến 2010 1.1.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu tác động đến sự phát triển du lịch Khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện từ giữa năm 2008 đến nay, xuất phát từ nước Mỹ. Đây là cuộc khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã và đang tác động sâu và toàn diện trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu giảm sút, những nước lớn như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp tốc độ phát triển âm từ 2-5% trong năm 2009. Việt Nam cũng chịu tác động này, tăng trưởng kinh tế giảm sút. Do tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, số lượng người thất nghiệp tăng hàng chục triệu người trên toàn cầu, thu nhập giảm sút. Điều này tác động trực tiếp đến phát triển du lịch, số lượng khách du lịch giảm xuống. Theo số liệu của Tổng cục du lịch quý I – 2009 số lượt khách giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008. 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tiềm năng của Việt Nam để phát triển du lịch Việt Nam là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á do đó, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch khu vực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá ổn định. Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Kinh tế tiếp tục phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân 8%/năm trong thời kỳ 1996-2000, thời kỳ 2001-2005 – 7,5% và thời kỳ 2006-2007 – 6,9%. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đường giao thông, cầu, cảng, sân bay, điện nước được tăng cường, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình trên chính là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam phát triển. Ngoài ra, Việt Nam còn có những tiềm năng để phát triển du lịch như: - Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú. Đây chính là yếu tố quan trọng thu hút số lượng lớn khách đi du lịch hàng năm. - Thị trường du lịch Việt Nam nằm trong khu vực thị trường du lịch quốc tế đang sôi động với các “cường quốc du lịch” như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Malaysia, Nhật Bản… sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển thị trường Việt Nam. 2.1.3. Việt Nam trở thành thành viên WTO Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 144 của Tổ Chức Thương Mại thế giới vào ngày 11/1/2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và trên tất cả mọi lĩnh vực. Từ khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các mặt hàng đều phát triển theo hướng tích cực trong đó ngành du lịch cũng phát triển một cách đáng kể. 1.2. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách đến năm 2010 1.2.1 Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển kinh doanh năm 2010 Căn cứ vào những dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch như đã trình bày ở phần trên và căn cứ vào thực trạng phát triển kinh doanh ở chương II đã trình bày, luận văn kiến nghị mục tiêu tổng quát phát triển kinh doanh và thu hút khách trong năm 2009-2010 và những năm tiếp sau là: Khách sạn Sông Lô cần sử dụng mọi nguồn lực và áp dụng đồng bộ các biện pháp hữu hiệu hướng vào ngăn chặn tác động của khủng hoảng Tài chính- Kinh tế toàn cầu để phát triển kinh doanh của khách sạn, tạo thế và lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh doanh, thu hút khách và phát triển hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo. 1.2.2. Định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển một số chỉ tiêu chính và kế hoạch phát triển kinh doanh, thu hút khách đến năm 2010 Căn cứ vào định hướng mục tiêu tổng quát trên và thực trạng phát triển kinh doanh, luận văn nghiên cứu và đề xuất mục tiêu kế hoạch của một số chỉ tiêu như sau: - Mục tiêu kế hoạch thu hút khách. Theo số liệu thống kê ở biểu số 6, số lượt khách 2007 so 2006 giảm 4,7% và năm 2008 so 2007 tăng 1,2%. Căn cứ vào số liệu trên và sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để khách sạn phần trên đã đề cập, luận văn kiến nghị mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch đến khách sạn năm 2009 tăng 3% và đến năm 2010 tăng 7% và tăng tỷ trọng khách quốc tế lên 8% trong năm 2009 và 10% trong năm 2010. - Mục tiêu kế hoạch tăng trưởng doanh thu, căn cứ vào số liệu ở biểu số 3, doanh thu năm 2007 so 2006 tăng 10,3% và năm 2008 so 2007 giảm 2,8% và căn cứ vào tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, luận văn kiến nghị mục tiêu kế hoạch tăng trưởng doanh thu năm 2009 tăng 3% và năm 2010 bằng mức tăng trưởng 2007 so 2006 là 10,3%. - Mục tiêu kế hoạch lợi nhuận được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần thời kỳ 2006-2008: Năm 2006 – 9%, 2007 – 9,22% và 9,45% (xem số liệu ở bảng số 4) Số liệu trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu tăng, năm sau cao hơn năm trước, do vậy tỷ suất lợi nhuận đến năm 2010 như sau: Tỷ suất lợi nhuận tăng bình quân hằng năm, năm 2009 và 2010 là: (9,22 - 9,0) + (9,45 – 9,25) = 0,22 % 2 + Định hướng mục tiêu kế hoạch tỷ suất lợi nhuận năm 2009 là: 9,45 + 0,22 = 9,67% + Và năm 2010 là: 9,67 + 0,22 = 9,89% Từ số liệu tính toán trên, luận văn lập biểu định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách du lịch ( Xem biểu 9) Biểu 9: Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách tại khách sạn Sông Lô (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiêu 2006 2007 2008 %Nsau/ntruoc 07/06 08/07 1. Tồng lượt khách: 16343 16833 18012 103 107 - Khách nội địa 15117 15486 16211 102,4 104,7 - Tỷ trọng (%) 92,5 92 90 -0,5 -2 - Khách quốc tế 1226 1347 1801 109,8 133,7 - Tỷ trọng (%) 7,5 8 10 +0,5 +2 2. Tồng doanh thu thuần 10065 10367 11434 103 110,3 3. Lợi nhuận sau doanh thu thuần 951 971 1131 102,1 116,4 - Tỷ suất lợi nhuận (%) 9,45 9,67 9,89 +0,22 +0,22 Biểu kế hoạch trên xét thấy phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và có tính khả thi. II. Một số giải pháp về thu hút khách Trong ngành du lịch, để phát triển và thu hút khách, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau. Những nhà quản lý doanh nghiệp đều tìm những biện pháp làm giảm mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và tăng khả năng thu hút thật nhiều khách. Tùy theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà mỗi khách sạn có những biện pháp riêng, song nhìn chung đều có một số biện pháp giống nhau đó là: 2.1. Xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch để thu hút khách Quảng cáo là một phương tiện quan trọng để thu hút khách du lịch. Đó là quá trình truyển thông tin đến khách hàng, đưa ra những thông tin thuyết phục lôi kéo sự chú ý của khách, thúc đẩy sự quan tâm của khách đến sản phẩm của mình. Những nội dung cần quan tâm là: - Quảng cáo trong khách sạn nhằm giới thiệu cho khách về vị trí, quy mô, thứ hạng, các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách sạn có khả năng đáp ứng. - Khách sạn cần tăng thêm chi phí cho hoạt động này, đồng thời công ty phải lựa chọn cho mình một phương thức quảng cáo thích hợp để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường nói chung và thị trường mục tiêu nói riêng. - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sách báo, tạp chí, đặc biệt là trên các báo trí chuyên ngành du lịch – khách sạn. Ngoài ra cần tăng cường in tờ rơi, tập gấp, sách giới thiệu, chỉ dẫn về sản phẩm dịch vụ của công ty. - Ngoài ra thông qua mạng internet, trang web và thông qua các tổ chức du lịch trong nước, các hiệp hội du lịch để quảng cáo về khách sạn. - Quảng cáo qua các ấn phẩm, đồ dùng hàng ngày trong khách sạn, qua các phần quà lưu niệm cho khách như phong bì, hộp đựng card, bút bi… có biểu tượng của khách sạn. - Cùng với việc tăng cường quảng bá sản phẩm, khách sạn cần mở rộng thêm các hoạt động ưu đãi cho khách hàng. Tham gia thực hiện tài trợ các cuộc thi văn hóa, thể thao, tham gia hỗ trợ từ thiện để nâng cao hình ảnh của công ty. 2.2. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm Sản phẩm là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc nâng cao khả năng thu hút khách của khách sạn. Trong hiện tại và tương lai khách sạn cần phải không ngừng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm dịch vụ, tạo ra các sản phẩm độc đáo mang tính dị biệt cao để thu hút khách và cạnh tranh với các đối thủ khác. - Trong kinh doanh dịch vụ lưu trú tạo ra nhiều loại buồng với các mức giá tương ứng khác nhau để cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn loại phòng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình. Để thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của các đối tượng khách, công ty nên đầu tư nâng cao tỷ lệ phòng Deluxe để phục vụ thị trường khách quốc tế. - Trong kinh doanh dịch vụ ăn uống: ngoài việc tập trung vào phục vụ hội nghi, tiệc đứng, đám cưới, công ty cần quan tâm hơn đến nhu cầu riêng lẻ của khách lưu trú tại khách sạn, bổ sung thêm nhiều món ăn mới phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng khách khác nhau. Cần đào tạo và tuyển chọn thêm nhiều đầu bếp giỏi, có kinh nghiệm, thưỡng xuyên có những món ngon mới, lạ, đặc sản… đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đồng thời có những cách trình bày đẹp mắt, có tính thẩm mỹ để tăng thêm sức hấp dẫn của các món ăn. - Trong kinh doanh dịch vụ bổ sung: công ty nên chú trọng đầu tư xây dựng nâng cấp bổ sung thêm các trang thiết bị hiện đại nhằm thỏa mãn tốt hơn các hoạt động vui chơi giải trí của khách như nâng cấp các phòng tập thể hình, sân tennis, bể bơi… Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều mặt hàng có tính đa dạng và độc đáo để có thể thu hút làm đáp ứng nhu cầu của khách. 2.3.Thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với công ty lữ hành trong và ngoài nước Đây là một hình thức cũng không kém phần quan trọng trong viêc thu hút khách đến với khách sạn. Hầu hết các cơ sở đều có mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, các đại lý du lịch, các hãng gửi khách. Thông qua mối quan hệ này khách sạn sẽ có nguồn khách ổn định. Để mối quan hệ này được lâu dài và bền vững thì cần có một chính sách khuyến khích những người gửi khác. Có thể nói biện pháp mà mọi cơ sở sử dụng đó là tiền hoa hồng, mỗi cơ sở áp dụng nhiều tỷ lệ khác nhau: 5%, 10%... Như vậy khách sạn cần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các công ty này, làm ăn trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi. 2.4. Đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ khách Khách sạn cần tiếp tục đầu tư đổi mới và nâng cấp trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu cao hơn của khách hàng. Đây chính là nền tảng, là tiền đề cho quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn. - Cần nâng cấp, đổi mới các cơ sở hạ tầng đã cũ, công ty cần chú trọng hơn nữa việc sửa sang, đổi mới các trang thiết bị nội thất trong phòng như thay thế tủ lạnh đã cũ, bổ sung buồng tắm vào các phòng còn thiếu, quét và sơn lại những mảng tường đã bị bong, thiết kế lại cửa rèm có cả lớp sáng và tối. - Khách sạn nên quan tâm tới việc thiết kế thêm hệ thống cách âm để tạo tiện lợi cho việc nghỉ ngơi của khách trong thời gian lưu lại khách sạn. - Cần chú trọng các trang thiết bị trong phòng tắm hơi, massage… trang bị thêm các phương tiện hiện đại trong các phòng họp, hội đàm, các hội thảo lớn như thiết bị máy chiếu, máy chụp… - Ngoài ra khách sạn cần chú ý đến cảnh quan bên ngoài, thiết kế, quy hoạch lại bãi xe, cải thiện hệ thống đèn chiếu, bố trí các biển báo, bảng chỉ dẫn, để vừa đảm bảo tính thuận tiện thoáng đãng lại vừa có tính thẩm mỹ. 2.5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao ý thức nhân viên đối với khách du lịch - Khách sạn cần thực hiện tốt công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động nhằm không ngừng hoàn thiện quy trình và kỹ năng phục vụ. - Khách sạn nên khuyến khích những thanh niên có trình độ học vấn cao, các nhân viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, quản lý và kinh doanh khách san. - Cần có kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng lao động trẻ để họ có thể đủ trình độ năng lực, thực hiện công tác tuyển chọn ngay từ đầu như đối với lao động trẻ, chú trọng tuyển chọn những người có năng lực, giỏi ngoại ngữ, giao tiếp tốt… - Cần thưỡng xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, mời các chuyên gia đến giảng dạy cho nhân viên, cử nhân viên ra nước ngoài thực tập, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phục vụ. - Trong quá trình phục vụ nhân viên cần có thái độ niềm nở thân thiết với khách hàng. Thêm vào đó khách sạn cần theo dõi, giám sát thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng để từ đó có những chính sách khen thưởng khuyến khích nhân viên. Có chế độ đãi ngộ, tạo môi trường thăng tiến, giữ lại nhân viên giỏi cho khách sạn. KẾT LUẬN Như vậy ở nước ta hiện nay, du lịch đã phát triển và trở thành một ngành kinh tế tổng hợp và giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành và phát triển du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Đứng trước thực tế đó việc duy trì và thu hút được nhiều khách hơn là chiến lược phát triển du lịch và hướng đi đúng đắn của tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần khách sạn Sông Lô. Từ khi khách sạn Sông Lô chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường và đặc biệt sau khi chuyển loại hình kinh doanh sang công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005, khách sạn Sông Lô đã huy động lực lượng nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển du lịch của thời đại. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh là huy động mọi nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp phù hợp vói cơ chế thị trường và thời đại hợp tác và hội nhập kinh tế để thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khách để thu hút khách, thực hiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng vị thế của khách sạn trên thị trường du lịch ở khu vực và xứng đáng là quê hương đất tổ. Xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển kinh doanh đúng hướng nên trong những năm qua khách sạn Sông Lô đã đạt được những thành tựu đáng kể: Khách du lịch thập phương đến khách sạn hàng năm tăng lên, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu tăng khá cao, hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng. Điều này khách sạn đã góp phần tăng GDP của tỉnh, nghĩa vụ nộp ngân sách tăng lên và góp phần giải quyết an sinh xã hội ở quê hương các Vua Hùng. Do những kết quả trên, uy tín của khách sạn Sông Lô đã và đang được nâng lên trên thị trường du lịch ở khu vực. Từ thực tế của khách sạn Sông Lô và thời gian nghiên cứu đề tài này, em đã hiểu thêm được vị trí vai trò của khách du lịch đối với ngành du lịch. Đây chính là tiền đề, là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. Mặc dù đã cố gắng nhưng đây là một đề tài tương đối rộng và trình độ bản thân em còn có hạn nên bài viết còn nhiều sai sót. Em rất mong được sự đánh giá, góp ý của thầy cô để bài viết của em được tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S Nguyễn Bá Lâm cũng như các cô chú, anh chị tại công ty cổ phần khách sạn Sông Lô đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản lý và kinh doanh du lịch (Biên soạn TS. Nguyễn Bá Lâm) 2. Giáo trình kinh tế du lịch (Biên soạn: GS.TS Nguyễn Văn Đính - PGS.TS Trần Thị Minh Hòa) 3. Giáo trình quản trị kịnh doanh khách sạn(Biên soạn:TS Nguyễn Văn Mạnh -TS.Hoàng Thị Lan Hương) 4. Giáo trình Marketing Du Lịch (chủ biên TS.Trần Thanh Toàn) 5. Tạp trí du lịch 6. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 7. Luật du lịch 2005 8. Tổng cục du lịch chương trình hành động của du lịch nhằm ngăn chặn tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô.doc
Luận văn liên quan