Đề tài Thực trạng và việc quản lý thị trường otc tại Việt Nam

Nguồn hàng được xem là tiềm năng nhất cho thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) hiện nay là các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tự do mà công ty chứng khóan đang quản lý sổ cổ đông. Bên cạnh đó phải kể đến một nguồn hàng cũng không kém phần dồi dào, đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Hiện nay, để hỗ trợ cho việc tạo hàng cho UpCOM, sắp tới Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo danh sách các công ty cổ phần đang ủy quyền quản lý sổ cổ đông. Tuy nhiên, với những quy định khá chặt chẽ và những điều kiện giao dịch không khác mấy so với thị trường niêm yết, hàng hóa cho thị trường UpCOM tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ khó dồi dào ngay từ đầu và như vậy UpCOM cũng sẽ khó đạt được kỳ vọng ban đầu là thu hẹp thị trường OTC, bởi không những nhiều doanh nghiệp sẽ ngại tham gia mà sẽ còn có một số không ít doanh nghiệp khác không đủ điều kiện để tham gia được. Vậy nếu doanh nghiệp đủ điều kiện có bắt buộc phải vào UpCOM? Đại diện Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Phát triển thị trường, cho rằng có thể bắt buộc các doanh nghiệp vào UpCOM được bởi Luật Chứng khoán đã quy định các công ty cổ phần phải đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và việc quản lý thị trường otc tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực chất Thị trường chứng khoán phi tập trung là Thị trường giao dịch ngoài quầy (OTC - over the counter market) theo nghĩa đen của nó. Thị trường chứng khoán phi tập trung được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của nhà nước. Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, Thị trường chứng khoán phi tập trung phát triển rất nhanh chóng trở thành một loại hình chứng khoán hiện đại. Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC (khác với thị trường chứng khoán chợ đen) là một thị trường chứng khoán được tổ chức chặt chẽ bởi các tổ chức theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước. Trên thị trường OTC, chứng khoán được giao dịch là chứng khoán chưa niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán; việc giao dịch được thực hiện bởi một màng lưới các nhà môi giới, tự doanh chứng khoán và nhà tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diện rộng; cơ chế xác lập giá chủ yếu là dựa trên cơ sở thương lượng giá. 3. Đặc điểm của OTC & phương thức giao dịch a) Đặc điểm của OTC Tuỳ theo từng điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia mà thị trường OTC cũng có những đặc điểm riêng phù hợp vớí đặc thù của quốc gia. Hình thức tổ chức: về cơ bản thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán). Tuy nhiên, vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trên diện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường OTC có tính tập trung cao hơn. Hàng hoá của thị trường OTC: chính là các loại chứng khoán được phép phát hành và chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao dịch (SGD), chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển v.v…Chính vì thế, chứng khoán trên thị trường này có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Ngoài những rủi ro trong đầu tư chứng khoán nói chung thì đầu tư trên OTC còn có một số rủi ro khác như tính thanh khoản kém, người mua và người bán khó gặp nhau và thông tin công khai không minh bạch, còn mập mờ. - Rủi ro về tính thanh khoản: có nhiều thời điểm thị trường OTC bị đóng băng, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổ phiếu OTC mà không thể bán được. Trong khi đó, thông thường bạn có thể dễ dàng bán được chứng khoán niêm yết nếu chấp nhận một mức giá rẻ. - Rủi ro về thông tin: thông tin hạn chế về doanh nghiệp và tính chất không minh bạch trong thông tin cũng là một điểm rất hạn chế đối với cổ phiếu OTC. Tiêu chuẩn để chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC thấp hơn, linh hoạt hơn so với tiêu chuẩn niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán. Thị trường chứng khoán phi tập trung hiện đại là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC: chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán. Hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt, đa dạng hơn so với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất ở Sở Giao dịch Chứng khoán. Quản lý thị trường OTC được thực hiện theo hai cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản. Thị trường OTC vận động nhờ một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là “mạng lưới liên công ty”. Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽ cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá rao mua và giá chào bán. Giá thị trường được tham khảo từ mạng lưới này, giao dịch sẽ được gút lại bằng thương lượng giữa bên mua và bên bán. b) Phương thức giao dịch Có 3 phương thức giao dịch chủ yếu: phương thức giao dịch giản đơn, giao dịch báo giá trung tâm, giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường: Phương thức giao dịch giản đơn: Khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán, khi muốn thực hiện giao dịch mua bán CK, khách hàng đặt lệnh tại công ty CK, ở đây xảy ra 2 trường hợp: -Nếu công ty CK là nhà tự doanh có loại CK khách hàng muốn mua thì bộ phận giao dịch sẽ trực tiếp thương lượng với khách -Nếu không, bộ phận giao dịch qua hệ thống mạng sẽ tìm và liên hệ với công ty là nhà tự doanh CK đó có giá tốt nhất để thương lượng, thỏa thuận giá. Khi giao dịch được thực hiện bộ phận giao dịch chuyển phiếu lệnh tới bộ phận thanh toán của công ty và thông báo cho khách hàng Tất cả giao dịch được thực hiện tại công ty CK phải lập tức chuyển báo cáo kết quả tới phòng quản lý kinh doanh CK của tổ chức quản lý thị trường OTC. Phương thức giao dịch báo giá trung tâm: Khách hàng mở tài khoản và đặt lệnh giao dịch ở công ty CK. Công ty CK sau đó sẽ gởi báo giá vào hệ thống báo giá trung tâm. Hệ thống báo giá trung tâm thường là một mạng điện tử diện rộng kết nối tất cả các thành viên hệ thống. Trong thời gian giao dịch các công ty CK thành viên gởi các báo giá một chiều bao gồm giá & khối lượng chào mua hay chào bán cho khách hàng hoặc chính công ty. Lệnh được thực hiện theo hình thức khớp lệnh tự động hoặc 2 công ty CK thỏa thuận trực tiếp với nhau. Phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường thường xuyên yết giá 2 chiều (giá hỏi mua và giá chào bán) đối với các loại CK mà họ đăng ký làm nhà tạo thị trường vào hệ thống yết giá. Khách hàng mở tài khoản và đặt lệnh giao dịch tại công ty CK mà họ lựa chọn. Công ty CK lúc này chỉ giữ vai trò là nhà môi giới, sẽ xem xét hệ thống yết giá và đặt lệnh giao dịch với nhà tạo lập thị trường có mức giá yết tốt nhất. Nhà tạo thị trường sau khi nhận được lệnh giao dịch sẽ xem xét: Nếu có thể thực hiện giao dịch sẽ khẳng định ngay với nhà môi giới. Đồng thời báo cáo kết quả với trung tâm & điều chỉnh lại giá yết. Nếu lệnh giao dịch chưa thể khớp, nhà tạo thị trường sẽ lưu lại cho đến khi có lệnh phù hợp sẽ thực hiện giao dịch. B. Quản lý OTC I. Thế Giới 1. Mỹ Gọi chung là TTCK Mỹ nhưng trong đó có rất nhiều thị trường, thị trường New York Stock Exchange bao gồm Main Board của nó và NYSE ARCA, rồi có American Stock Exchange là một thị trường lâu đời thứ nhì của Mỹ. Thị trường NASDAQ cũng đã được rất nhiều người Việt Nam biết đến, bao gồm Global Select, Global, Capital. Ngoài ra còn có thị trường Over The Counter Bulletin Board (OTCBB), Pink Sheets trong đó Pink Sheets cũng chia ra OTC, Grey Market… Các thị trường vùng như là Pacific Stock Exchange, Chicago Stock Exchange…nói chung cũng rất đa dạng. Năm thị trường chứng khoán chính tại Mỹ: Thị trường Khối lượng giao dịch hàng ngày (đơn vị: cổ phiếu) Giá trị giao dịch hàng ngày (đơn vị: USD) Số công ty (tính đến tháng 6/2007) Công ty quốc tế (tính đến tháng 6/2007) NYSE 3 tỷ 86,7 tỷ 2780 447 NASDAQ 2,3 tỷ 50 tỷ 3180 328 AMEX 64 triệu 2 tỷ 818 N/A OTCBB 1,4 tỷ 176 triệu 3248 160 Pink Sheets 2 tỷ 245 triệu 4773 N/A *Thị trường Nasdaq NASDAQ(National Association of Securities Dealers Automated Quotation System ). Mặc dù Nasdaq hoạt động gần giống với cách tổ chức của thị trường OTC nhưng người ta không xem Nasdaq là thị trường OTC vì Nasdaq đã “biến tướng” thành 1 sở giao dịch với các điều kiện niêm yết khắt khe. *Thị trường OTC Pink Sheet. Là một hệ thống điện tử - ấn phẩm hàng ngày của Cục báo giá quốc gia (National Quotation Bureau) về giá mua và bán của cổ phần OTC, bao gồm cả danh sách những Người tạo lập thị trường Các công ty được niêm yết tên trên Pink Sheets là các công ty rất nhỏ và cổ phần của các công ty này rất ít khi được giao dịch. Hầu hết các công ty kiểu này không thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để được giao dịch trên thị trường Chứng khoán quốc gia, ví dụ như sàn giao dịch Chứng khoán New York hay thị trường Chứng khoán Nasdaq. Hầu hết các công ty này không nộp các báo cáo tài chính định kỳ cho SEC vì vậy rất khó có thể tạo độ tin cậy đối với các nhà đầu tư. Việc mua được cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Pink Sheets rất khó. Rất nhiều cổ phần của các công ty Pink Sheets chỉ được đăng ký để bán ở một bang nào đó, vì vậy muốn mua được cổ phiếu loại này đôi khi cần có một vài thủ thuật. *Thị trường OTC-Bulletin Board Cũng giống như Pink Sheets OTC-BB dành cho các công ty không đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch hay Nasdaq. Hoạt động theo cơ chế tạo lập thị trường qua mạng báo giá trung tâm với trên 230MM. Số lượng cổ phiếu yết giá 230. Được phát triển bởi Hiệp hội buôn bán Chứng khoán quốc gia (NASD) và được thông qua bởi SEC vào năm 1990, cung cấp những dữ liệu thường xuyên và cập nhật hơn về giá cổ phần trong nước, và được cập nhật 2 lần một ngày về giá cổ phần của các công ty ở nước ngoài. Hệ thống được thiết kế với mục đích làm thuận lợi hoá thương mại và cung cấp sự giám sát chặt chẽ hơn rất nhiều giá của các cổ phần trước kia thường được cập nhật ngày một lần trên hệ thống Pink Sheets, đưa ra bởi Cục Báo giá quốc gia- National Quotation Bureau. * Sự khác biệt giữa 2 thj trường OTC chính của Mỹ là Pink sheets và OTC-BB Những công ty niêm yết trên Pink Sheets không cần cung cấp bất kì thông tin nào cho Uỷ ban chứng khoán quốc gia Mỹ (SEC), vì thông tin về công ty được in và phát hành trên giấy hồng. Để tránh việc phải cung cấp hồ sơ cho SEC thì một số công ty lớn bên ngoài muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ thông qua Pink Sheets, như là Nestle S.A II. Việt Nam 1. Thực trạng quản lý OTC tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam chưa có một thị trường OTC đúng nghĩa và đủ tiêu chuẩn như trên thế giới cả. Thực trạng TTCK OTC tại Việt Nam hiện nay hoạt động rất phức tạp và không có tổ chức.Thực chất thị trường này là thị trường mua bán tự do vì vậy TT OTC tại Việt Nam mang đầy yếu tố rủi ro và tiêu cực: * Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP * Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, Phát hành CP giả,.. * Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần * Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài. Hiện nay, Việt Nam đa có hơn 33.000 công ty đuợc thành lập, cổ phần hóa và dự báo con số này sẽ còn tăng thêm 1.500 doanh nghiệp cổ phần hóa từ nay cho đến năm 2010. Tuy nhiên, mới chỉ có 162 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và 164 công ty niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số còn lại giao dịch “lang thang” trên thị truờng tự do. Hiện nay chưa có một thống kê chính thức về quy mô và khối luợng giao dịch hàng ngày trên thị truờng này. Theo đánh giá của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), uớc tính giá trị vốn hóa trên thị truờng chưa niêm yết lên tới 5 đến 6 tỷ USD, lớn gấp đôi thị truờng niêm yết. Như vậy quy mô thị trường này ở Việt Nam là rất lớn, song nó lại đang hoạt động một cách bát nháo và không được kiểm soát. Đã có sự ngộ nhận ở khá nhiều người trong xã hội, kể cả người ở cơ quan quản lý và một số phương tiện thông tin đại chúng, về thị trường OTC khi đề cập đến các giao dịch mua bán cổ phiếu bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán chính thức hiện nay. Đó là vấn đề Việt Nam đã có hay chưa thị trường OTC? Có thể khẳng định rằng hiện trong nước chưa hình thành thị trường OTC mà chỉ dự kiến tổ chức thị trường này trong thời gian tới. Thị trường hiện nay mà nhiều người vẫn lầm là OTC thực chất là thị trường xám “grey market”- thị trường tự do - nơi mua bán cổ phiếu trao tay. Giao dịch ở thị trường này thường là ở quán cà phê, chẳng hạn ở TP.HCM, trước đây thường tập hợp ở các quán cà phê quanh Công trường Hồ Con Rùa và hiện nay có thêm các quán cà phê chung quanh khu vực ngân hàng, công ty chứng khoán trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TPHCM... Sở dĩ gọi thị trường xám vì tính chất rủi ro trên thị trường khá cao, mức độ an toàn trong giao dịch thấp (do cổ phiếu giả, giao dịch tiền mặt lớn thông qua nhà môi giới tự do...), khách hàng còn bị rủi ro về giá do không có thông tin thị trường tại thời điểm giao dịch. Trong khi đó, đúng nghĩa của thị trường OTC, tức thị trường giao dịch phi tập trung, là thị trường giao dịch mua bán cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hiện nay nhưng vẫn được tổ chức quy cũ, có sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng. Hiện tại đã có các quy định về công ty cổ phần đại chúng và các công ty này chịu sự chi phối bởi Luật Chứng khoán cũng như chịu sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Mặt khác, trên thị trường OTC Việt Nam, các giao dịch diễn ra rời rạc, không có sự liên kết. Không có bất cứ ai giám sát hay chịu trách nhiệm. Hay nói một cách khác là hiện tại chưa có những nhà tổ chức thị trường. Nói chung, việc mua bán, giao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức thường diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp những nhà đầu tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ tiền gửi tại các tổ chức tài chính. Phương thức giao dịch cổ phiếu trao tay trên thị trường Việt Nam hiện nay chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởi vì các cuộc giao dịch mua bán cổ phiếu không bị lệ thuộc vào một nguyên tắc nào nên hoạt động giao dịch chịu nhiều tác động của nguồn thông tin. Trong khi ấy, nguồn thông tin trên thị trường OTC ở Việt Nam luôn bị “nhiễu”, hầu hết các thông tin là thông tin hành lang và có rất nhiều tin đồn, tin “thổi”, vì thế giá cổ phiếu bị nguồn thông tin chi phối. Hàng ngày, chỉ cần xuất hiện thông tin “xấu” về tình hình hoạt động của công ty lập tức giá cổ phiếu của công ty ấy trên thị trường OTC sẽ giảm ngay, ngược lại với những nguồn thông tin tốt giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên rất cao, cao hơn hẳn giá trị thực của cổ phiếu. Với nguồn thông tin không rõ ràng, giá cổ phiếu OTC biến động liên tục sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Người mua và bán dễ dàng đổi ý khi nắm được nguồn thông tin. Không chỉ vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu OTC lại phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không rõ các thông tin về các doanh nghiệp. Với kiểu hoạt động động của thị trường cổ phiếu OTC tại Việt Nam hiện nay, không chỉ có tỉ lệ kết quả giao dịch thành công không được đảm bảo, mà nhà đầu tư còn có thể bị lừa bằng nhiều hình thức khác nhau như làm cổ phiếu giả, tung tin để “làm giá”… Phần đông nhà đầu tư cá nhân hiện nay tham gia thị trường nhờ vào kinh nghiệm truyền miệng, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức chứng khoán. Kiểu đầu tư này sẽ không còn hợp thời khi quy mô thị trường ngày càng lớn. Con đường đến với TTCK của họ phần lớn là thông qua bạn bè, hoặc đến các Công ty Chứng khoán tự tìm hiểu và đầu tư. Đa số nhà đầu tư cá nhân trao đổi với nhau là "chơi" chứng khoán, chứ không phải đầu tư chứng khoán. Cách tiếp cận này đã phản ánh sự thiếu chuẩn bị khi tham gia vào sân chơi tài chính bậc cao của nền kinh tế này. Giao dịch trên thị trường OTC hiện đang rất thưa thớt. Giá cả loạn xạ. Giá tham khảo CP thị trường OTC đăng trên các các trang web thường có sự chênh lệch, đôi khi chênh lệch khá cao. Mức giá chào mua, chào bán của NĐT bị biến đổi rất nhiều sau khi qua tay “cò”. Các hoạt động làm giá của “cò” hiện đang làm cho giá trên OTC loạn xạ hơn, giao dịch ngày một “bế tắc” hơn. Các giao dịch trên OTC ngày càng lâm vào cái vòng luẩn quẩn: nhà đầu tư e ngại rủi ro về giá, rủi ro thanh khoản khiến cho giao dịch ngày một thưa hơn. Giao dịch càng thưa thì những rủi ro này càng cao hơn. 2. Phương cách giao dịch trên thị trường OTC VN 2.1. Sử dụng dịch vụ môi giới của các công ty chứng khoán Môi giới là một trong bốn nghiệp vụ kinh doanh mà công ty chứng khoán được pháp luật cho phép thực hiện. Các công ty chứng khoán này có một đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ càng và có chứng chỉ hành nghề do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Họ thực hiện việc nhận lệnh của nhà đầu tư, thỏa thuận để tìm nguồn cung hoặc cầu phù hợp và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán cho khách hàng (thông qua dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ của trung tâm giao dịch chứng khoán). Thông qua dịch vụ môi giới của công ty chứng khoán là hình thức giao dịch an toàn và quyền lợi của nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Tuy nhiên do số lượng công ty cổ phần thì nhiều nhưng số công ty đăng ký trở thành công ty đại chúng thì còn hạn chế do những công ty này lo ngại về việc thực hiện những nghĩa vụ của công ty đại chúng theo quy định của pháp luật nên số cổ phiếu có thể mua bán thông qua môi giới của công ty chứng khoán chưa thực sự phong phú. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư ít tiền đã không còn cơ hội len chân vào các sàn chứng khoán sau sự kiện một số công ty chứng khoán lớn không chấp nhận các nhà đầu tư "nghèo". Mặc dù vậy, nhu cầu về cổ phần của rất nhiều công ty không phải công ty đại chúng lại khá lớn và số lượng những công ty này thì vô cùng nhiều nên đã dẫn tới sự hình thành của “thị trường xám” mua bán những cổ phiếu này. 2.2. Qua những lời chào bán hoặc mua trên mạng và người quen Hình thức này khá phổ biến hiện nay và đặc biệt được ưa chuộng bởi những nhà đầu tư trẻ, công chức nhà nước, nhân viên của các công ty. Rất nhiều trang web chuyên về chứng khoán và một số tờ báo điện tử đều đăng tin rao vặt, mua bán chứng khoán OTC như các trang của chính các công ty chứng khoán, như: ANS, ABCS, BVSC,... hoặc các trang chuyên về giao dịch OTC; như: SanOTC.com, OTC24h… Website cho phép người đăng nhập đưa ra các lệnh mua và bán, sau đó thống kê để đưa ra những lệnh phù hợp để khách hàng lựa chọn. Trên các website có đưa ra bảng mã OTC của các công ty và mệnh giá cổ phiếu, trái phiếu của công ty đó và có những thống kê về mức giá của những cổ phiếu đó để khách hàng có thêm các thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư và hỗ trợ khách hàng tìm hiểu về thị trường chứng khoán thông qua các phân tích thị trường OTC. Và quan trọng hơn cả là danh sách các cổ phiếu OTC được chào mua, chào bán tại hầu hết các “sàn” mạng đều dài gấp vài lần danh mục gần 200 doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Giá trên các trang web này chỉ là giá mang tính chất tham khảo thông qua giá trần, giá sàn và giá trung bình, không phải là giá trị thực của chứng khoán được rao bán hoặc mua trên thị trường OTC. Thực tế do việc tham gia vào những trang web này tương đối dễ dàng, và độ xác thực của tin rao không được kiểm tra, không nơi nào chịu trách nhiệm về những thông báo đó nên rất nhiều người đăng những tin rao không đúng sự thật, gây ra sức ép giả tạo về cung hoặc cầu để làm giá theo hướng có lợi cho mình. Hình thức giao dịch ở đây chủ yếu là trao tay. Sau khi đã khớp lệnh đồng ý mua bán trên mạng, thì quá trình sau đó diễn ra rất đơn giản và dễ dàng. Nếu là chứng khoán đã được lưu ký thì người mua hay người bán thường sẽ đến trụ sở chính của công ty để đăng kí chuyển đổi sở hữu. Thoả thuận xong người mua và người bán đến một chi nhánh của công ty phát hành chứng khoán và điền vào mẫu phiếu (form) chuyển nhượng, sau đó nộp phí chuyển nhượng (khoảng 0.03%) là 2 tuần sau người mua có thể có giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Rất nhiều trường hợp nếu chứng khoán không được lưu ký, người bán chỉ việc trao cho người mua một giấy chứng nhận sở hữu. Sau vài cú điện thoại là bên mua cầm tiền đến gặp người bán (tại nhà, quán cà phê, cơ quan...), kiểm tra sơ sơ chứng khoán, viết cho nhau tờ cam kết chuyển nhượng quyền cho người mua. Phần lớn các giao dịch chỉ diễn ra trong vòng 30 phút, nếu quen nhau chỉ 10 phút. 2.3. Qua những broker hành nghề tự do Broker trên trung tâm chứng khoán chính thức được đào tạo kỹ càng và có chứng chỉ hành nghề do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, nhưng để trở thành broker trên thị trường OTC thì khá dễ dàng. Chỉ sau vài vụ mua bán chứng khoán là có người đã gọi điện đến nhờ xem có nhu cầu mua/bán thì mách bảo và cùng chia hoa hồng thì người ta. Các broker đang hoạt động hiện nay đều là những tay nghiệp dư có nghề nghiệp khác nhau. Sắc sảo và nhanh nhạy nhất là những nhân viên làm việc trong các tổ chức tài chính. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nhà môi giới là những người thạo kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau, có kiến thức về kinh tế.... Để có nguồn hàng sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư, những người môi giới đi khắp nơi “săn” cổ phiếu của những công ty cổ phần và thủ tục là người bán làm giấy chuyển nhượng cho người môi giới bằng hợp đồng chuyển nhượng nhưng phần người mua là bỏ trống, công ty phát hành sẽ xác nhận vào hợp đồng này để chấp nhận người mua là cổ đông mới của công ty (mặc dù chưa biết đích danh người mua). Sau khi tìm được người mua, người môi giới chỉ điền tên nhà đầu tư vào phần còn trống. Thông thường người môi giới cổ phiếu trên thị trường OTC hưởng chênh lệch giá. Hoạt động của những người môi giới tự do này cũng dựa trên nguyên tắc khớp lệnh giữa người mua và người bán. Tuy nhiên trong trường hợp, các lệnh mua không mua hết so với nhu cầu bán, thì tạm thời người môi giới mua số cổ phiếu đó nếu người môi giới dự đoán giá cổ phiếu đang lên. Còn khi dự báo giá cổ phiếu có chiều hướng xuống thì người môi giới phải khớp đủ lệnh mua và lệnh bán từng lô cổ phiếu. Nhìn chung nguyên tắc của người môi giới là mua cao, bán cao, mua thấp bán thấp. Trong trường hợp gặp được lô cổ phiếu mà người bán đang cần tiền, bán gấp, giá hạ, nhưng chưa khớp được lệnh mua, thì người môi giới cũng mua vào và khi gặp khách sẵn sàng mua với giá cao thì bán ra. Cũng giống như bất kỳ thị trường nào, thị trường OTC không thể thiếu các nhà môi giới. Hoạt động của họ thúc đẩy thị trường OTC phát triển, các giao dịch sôi động hơn. Nếu không có họ, nhu cầu mua/bán chứng khoán không dễ dàng gặp nhau và do đó tính thanh khoản của các chứng khoán cũng bị hạn chế nhất định. Thực tế thời gian qua ít khi kẻ mua, người bán giao dịch được với nhau qua thông tin trên mạng. Các cuộc giao dịch thành công phần lớn là nhờ broker do các broker nắm bắt được nhiều thông tin, biết nhiều khách hàng cũng như có nhiều mối quan hệ nên đã giúp quá trình thực hiện làm các thủ tục thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán khá dễ dàng. So với hình thức tự tìm đến nhau qua mạng thì nhà đầu tư phải mất thêm phí cho broker và phí này cũng khá cao. 2.4. Giao dịch thông qua chính công ty phát hành chứng khoán các bên đang mua/bán Trong số những nhà môi giới trên thị trường OTC cũng dễ dàng bắt gặp chính các cán bộ Văn phòng Hội đồng quản trị của một số Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty cổ phần... nơi làm thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu của doanh nghiệp đó do đang hình thành xu hướng là mua chứng khoán của tổ chức nào thì nhờ chính những người ở tổ chức đó môi giới. Họ có nhiều mối hàng, phát giá khá hợp lý và có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ chứng khoán. Vì vậy, đôi khi có những loại chứng khoán đang rất "nóng" trên thị trường mà lại không thấy giao dịch trên chợ mạng như cổ phiếu của VPBank, Habubank trong thời gian qua. Thậm chí có những công ty phát hành muốn bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư đã đứng ra làm trung gian mua bán và thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu cho khách hàng, ví dụ như công ty chứng khoán Bảo Việt. Thực ra đây là một hình thức biến thể của hình thức giao dịch thông qua các môi giới nhưng cái khác nhau là ở chỗ, theo quy định của UBCK thì hoạt động này của các công ty phát hành chứng khoán không được thu phí dịch vụ từ các nhà đầu tư, chính vì vậy, hình thức này sẽ không tốn nhiều chi phí như giao dịch thông qua các môi giới tự do. Thủ tục chuyển nhượng cũng hết sức chặt chẽ với việc xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, chữ ký gốc... Cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết giao dịch OTC cũng hầu hết được ghi rõ các giao dịch chuyển nhượng chỉ có giá trị khi làm thủ tục qua văn phòng hội đồng quản trị của doanh nghiệp đó. Vì vậy, đây là hình thức giao dịch có giá trị. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chứng khoán sẽ không có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều vì hình thức này chỉ cung cấp thông tin của công ty phát hành chứng khoán chứ không cho biết thông tin của các công ty khác cùng với các thông tin về biến động thị trường OTC, như vậy các nhà đầu tư khi sử dụng hình thức này sẽ gặp phải tình trạng thông tin không đối xứng. 3. Các chính sách của NN UBCK Nhà nước đã rất chú trọng tới vấn đề công bố thông tin và yêu cầu các tổ chức tham gia nghiêm chỉnh chấp hành. UBCK Nhà nước cũng đã cảnh cáo, xử phạt dối với một số Công ty vi phạm lỗi trên… Công chúng vẫn cho rằng OTC là thị trường có quá nhiều rủi ro, thậm chí có thể xảy ra những lừa đảo, trục lợi. Vì thế, dù muốn hay không thì việc lành mạnh và minh bạch hóa thị trường này là điều cần thiết. Giải đáp bức xúc này, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: hiện cơ quan này đang xây dựng dự thảo một số văn bản đệ trình lên Bộ Tài chính, Chính phủ xem xét ban hành. Hệ thống văn bản này chính là hành lang pháp lý nhằm thực hiện chức năng giám sát, quản lý và quan trọng nhất là để làm lành mạnh hoá - minh bạch hoá thị trường OTC. Phát hành riêng lẻ sẽ phải báo cáo Về lâu dài, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ hướng tới và ban hành một nghị định của Chính phủ về phát hành riêng lẻ và quản lý thị trường OTC. Quan chức này cũng cho hay: Trước mắt dự kiến Chính phủ sẽ có quyết định và chỉ thị, nhằm quản lý chặt chẽ ngay từ khâu đầu tiên nhằm "đưa hàng" vào thị trường OTC qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, công ty phát hành cổ phiếu loại này phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng; trong đó có việc công bố thông tin ở một mức độ nhất định. Trách nhiệm này trước hết sẽ giao cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp phát hành. Ví dụ: Các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ (chưa quy định điều chỉnh theo Luật Chứng khoán) thì phải đăng ký, báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính; Các ngân hàng phát hành riêng lẻ thì phải báo cáo, đăng ký, xin phép Ngân hàng Nhà nước... Còn các công ty khác không thuộc sự quản lý theo ngành dọc thì phải báo cáo, đăng ký với sở kế hoạch - đầu tư và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp cấp phép thành lập và quản lý. Tất nhiên, thủ tục đăng ký hay báo cáo sẽ được thực hiện đơn giản. Phân cấp để quản lý Cũng theo lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì việc quản lý thị trường OTC như thế nào để hạn chế rủi ro, phát triển thị trường mới là vấn đề cốt yếu. Các chuyên gia cũng nhận định: Thị trường OTC hiện nay là sự phát triển khách quan và tất yếu; đáp ứng nhu cầu không nhỏ cho nhu cầu, cho doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề mà thị trường chính thức chưa thể giải quyết được. Từ nhận định này, các chuyên gia cho rằng cần có một tổ chức, cơ quan quản lý xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chung trên toàn quốc. Cơ sở dữ liệu này bao gồm thông tin của các công ty chưa niêm yết cổ phiếu; đối tượng chưa phải là công ty đại chúng... Từ đó sẽ có cơ chế công khai hoá thông tin, cũng như sẽ bắt buộc các đối tượng này thực hiện các nghĩa vụ theo Luật Chứng khoán hiện hành. Qua đó ngoài việc kiểm soát và hạn chế rủi ro, cơ quan này cũng có được cơ chế để phối hợp với các cơ quan nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi lừa đảo, gian lận... trên thị trường cả chính thức và không chính thức. Một điểm quan trọng nữa là vấn đề quản lý trong giao dịch mua bán trên thị trường OTC. Từ trước tới nay, giao dịch này thường là thoả thuận giữa người bán và người mua; nhưng tới đây, các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ thực hiện đăng ký hồ sơ công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và phải lưu ký cổ phiếu tại trung tâm lưu ký. Việc mua - bán ở thị trường OTC vẫn hoạt động bình thường, song điểm mới để quản lý là nhà đầu tư phải mở tài khoản tại các công ty chứng khoán; các công ty chứng khoán sẽ làm đầu mối chuyển kết quả giao dịch về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trung tâm lưu ký để cơ quan này thực hiện bù trừ và làm thủ tục chuyển tên, hợp thức hoá việc mua bán... Được biết, hiện Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã trao đổi với các tỉnh, thành và nhận được sự đồng thuận. Với sự phân cấp này, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kỳ vọng thị trường OTC sẽ hoạt động minh bạch, đáp ứng tốt hơn đa dạng nhu cầu của thị trường hiện tại. Ví dụ cụ thể: Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội đã chính thức được ban hành theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà ký ngày 8/11/2007. Nhưng thị trường GDCK công ty đại chúng chưa niêm yết (viết tắt là UPCoM) vẫn chưa thể mở sớm như dự kiến. Theo Quy chế, biên độ giao dịch cổ phiếu 10% có thể thay đổi tùy theo tình hình thị trường, riêng với trái phiếu không áp dụng biên độ. thời gian giao dịch cho thị trường này từ 10 - 15 giờ các ngày làm việc trong tuần (nghỉ giữa phiên từ 11 giờ 30 - 13 giờ 30). Sàn giao dịch UPCoM chưa mở cửa được do còn phải chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch mua bán CP trên sàn UPCoM. Hiện Trung tâm GDCK Hà Nội đưa ra nhiều mức sở hữu khác nhau từ 30% đến 40% và cao nhất là 49% như đối với CP các công ty trên sàn niêm yết chính thức. Tại Việt Nam, do chưa có sự quản lý chặt chẽ nên trong những giai đoạn thị trường phát triển nóng, có không ít nhà đầu tư bán cả những cổ phiếu mà họ chưa có, thậm chí là không có. “Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng Đề án Quản lý giao dịch trên thị trường OTC theo hướng tất cả các loại cổ phiếu muốn mua bán phải qua Trung tâm Lưu ký. Cần phải xây dựng được một văn bản pháp lý cao hơn dưới dạng nghị định của Chính phủ về việc tăng cường quản lý thị trường OTC và phát hành trái phiếu riêng lẻ 4. Những khó khăn, rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường OTC -Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu (CP) mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua CP là quyền mua CP phát hành tăng vốn. Đây là một khoản lợi lớn của người sở hữu CP. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành CP tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu CP nằm trong danh sách cổ đông của công ty sẽ được mua thêm CP mới. Với những người mua CP trong giai đoạn giao thời hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết thì dù tiền đã thanh toán cho người bán, CP đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, người mua vẫn mất quyền mua, quyền mua CP mới vẫn thuộc về người bán. Như vậy, NĐT trên thị trường OTC cần chú ý, phải luôn luôn thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng với người bán, ghi rõ quyền lợi mua CP mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này phổ biến nhất trên thị trường OTC. -Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ. Thông thường, công ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng. Rủi ro giao dịch CP ở chỗ, khi mua CP, người mua không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, cũng tương tự như trường hợp trên, người mua mặc dù nắm giữ CP, nhưng không được nhận cổ tức. -Ba là, rủi ro trong mua bán CP chưa được chuyển nhượng. Có những CP theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều NĐT không nắm được thông tin nên đã mua. Và trong thời hạn 1 năm đó, các quyền lợi như mua thêm CP tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu CP (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua thì bị chiếm đoạt quyền lợi. -Bốn là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm CP mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược hay CBCNV được quyền mua CP. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác đã bán quyền mua CP. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường thời điểm đó. NĐT mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua CP cho đến khi nhận được CP là khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được CP thì CP vẫn đứng tên chủ sở hữu là người bán. Khi đó, nếu giá CP đứng yên, giảm hay người bán nghiêm túc, đứng đắn thì việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Ngược lại, gặp phải người không trọng chữ tín thì dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận, kèm với lãi suất ngân hàng. *Một vấn đề quan trọng là NĐT cần trang bị kiến thức về phân tích và đánh giá CP trước khi ra quyết định đầu tư, họ cũng cần phải tỉnh táo hơn đối với các tin đồn, tránh bị cuốn theo cơn lốc mua - bán để rồi cuối cùng có thể sẽ bị thua thiệt. 5. Một số góc khuất trên thị trường OTC Sự sôi động của thị trường chứng khoán, sự mở rộng của các ngân hàng, các công ty chứng khoán… cho thấy dường như điều dự đoán đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu nhìn chi tiết hơn những thay đổi liên quan đến bốn thành tố cơ bản của hệ thống tài chính gồm: các thị trường tài chính, các tổ chức tài chính,các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, nhất là hạ tầng mềm, có thể thấy được nhiều góc khuất của bức tranh. Thị trường tài chính tăng trưởng đột biến về lượng Đối với thị trường cổ phiếu, nếu không có gì thay đổi, kết thúc năm 2007, giá trị thị trường của gần 250 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch sẽ vào khoảng 470.000 tỉ đồng, gấp hơn hai lần năm 2006 và bằng 41% GDP. Nếu tính thêm Vietcombank với giá cổ phiếu bằng mức giá khởi điểm khi IPO, cộng với Bảo Việt và Công ty Tài chính Dầu khí, những doanh nghiệp sẽ niêm yết cổ phiếu trong một tương lai gần, sẽ được con số gấp ba lần năm 2006 và bằng 60% GDP, cao hơn mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Ở khu vực ngân hàng, tín dụng cũng có sự đột biến với tốc độ tăng trưởng có thể lên đến 40%. Một lượng tiền gần 300.000 tỉ đồng được đưa vào nền kinh tế, cao hơn rất nhiều nguồn vốn được cung ứng qua kênh chứng khoán và trở thành năm các tổ chức tín dụng cho vay nhiều nhất từ trước đến nay để đưa tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng, bằng 90% GDP. Trên thị trường trái phiếu, sự khởi sắc của những phiên giao dịch đầu năm không giúp thị trường ấm lên khi mà tình trạng ế hàng đã liên tục xảy ra ở giai đoạn cuối năm và nhiều tổ chức phát hành phải trì hoãn kế hoạch của mình. Thêm vào đó, 2007 có lẽ lại là một năm không thành công đối với ngành bảo hiểm. Như vậy, tính toán sơ bộ, đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay của các ngân hàng và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết đã bằng 1,5 GDP, một mức tiệm cận khá gần so với Thái Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự nở ra của thị trường tài chính đang bị lệch về phía tín dụng ngân hàng và cổ phiếu, trong khi trái phiếu và bảo hiểm vẫn chưa thể cất cánh. Các tổ chức tài chính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành mạnh Trừ thời của các hợp tác xã tín dụng, chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều các tổ chức tài chính như hiện nay với hơn 80 ngân hàng (trong nước và nước ngoài), trên 100 công ty chứng khoán (kể cả những hồ sơ đã nộp, đang chờ cấp phép). Một con số quá lớn so với nền kinh tế 72 tỉ đô la và chưa đến 250 công ty niêm yết, những con số chưa bằng phân nửa Thái Lan trước khủng hoảng năm 1997. Bên cạnh đó, việc các tổ chức tài chính đua nhau mở rộng mạng lưới (nhiều người nói rằng ngân hàng đang nhiều hơn khách hàng) và xu hướng thành lập ngân hàng trực thuộc các tập đoàn cũng là điều đáng báo động. Sự mở rộng quá nóng nêu trên đã đặt ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện. Những diễn biến bất thường của lãi suất là một dấu hiệu. Trong ba quí đầu năm, cho dù các ngân hàng thừa tiền đồng và lãi suất ngoại tệ trên thế giới giảm nhưng lãi suất trong nước (cả tiền đồng và ngoại tệ) không những không đi xuống mà còn có chiều hướng ngược lại với nguyên nhân là do các chi nhánh ngân hàng mới được thành lập cần phải có nguồn vốn, kiểu gì cũng phải giữ, thậm chí tăng lãi suất để thu hút khách hàng. Những hiện tượng tương tự đã xảy ra ở các nước Đông Á trước khủng hoảng năm 1997 và điều gì phải đến đã đến. Thái Lan hiện chỉ còn 17 ngân hàng trong nước, 17 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 39 công ty chứng khoán và Hàn Quốc còn khiêm tốn hơn, trong khi quy mô thị trường tài chính cũng như nền kinh tế của họ lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Một điều đáng quan tâm khác là sự nhầm lẫn giữa mục tiêu có những tổ chức tài chính mạnh làm nền tảng cho một hệ thống tài chính phát triển và việc bán cổ phần được giá cao. Diễn tiến quá trình IPO của Bảo Việt và Vietcombank cũng như việc dãn tiến độ cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước cho thấy có vẻ như mục tiêu thứ hai được quan tâm hơn. Công cụ tài chính không có nhiều tiến triển Trong khi thị trường và các tổ chức tài chính cứ lớn lên từng ngày thì ngoài tín dụng tiêu dùng được các ngân hàng đẩy mạnh, trong năm không có nhiều loại hình sản phẩm tài chính được triển khai. Tệ hại hơn là việc lợi dụng khách hàng chưa hiểu rõ về cách tính toán lãi suất và sự không rõ ràng của các quy định mà một số tổ chức tài chính đang cho vay tiêu dùng với một lãi suất cắt cổ với điển hình là cách tính lãi suất phẳng (flat rate). Con số khách hàng được cung cấp chỉ là 10%, nhưng con số phải trả thực tế trên 18% một năm. Một số chính sách có thể làm tình trạng bong bóng trầm trọng hơn Việc nóng lên của thị trường chứng khoán, bất động sản trong thời gian qua chủ yếu là do yếu tố kỳ vọng quá mức, do đầu cơ nhiều hơn là thực lực của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu thực tế. Điều này sẽ tác động không tốt đến mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế dài hạn. Về nguyên tắc, Chính phủ là người có đủ thông tin và nguồn lực để đánh giá được tình trạng thực tế cũng như bản chất vấn đề để đưa ra những chính sách điều chỉnh. Tuy nhiên, nhìn một số quyết sách trong thời gian qua có vẻ như điều ngược lại đã xảy ra khi mà tình trạng bong bóng giá cả ngày một trầm trọng hơn. Ngoài những lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ, kể cả giải pháp chống lạm phát, việc trì hoãn cổ phần hóa cũng như bán nhỏ giọt cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước ra bên ngoài với những mức giá quá cao và việc không cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhận tiền ứng trước của người mua đã làm cho sự mất cân bằng cung cầu gia tăng, kích thích các hoạt động đầu cơ hơn là đầu tư dài hạn. Điều này tạo ra rủi ro rất lớn vì những nhà đầu tư thực sự khó có thể tham gia mà chỉ là những đồng tiền nóng (hot money) của các nhà đầu cơ được đổ vào tạo ra bong bóng thị trường rồi họ rút đi để lại hậu quả cho nền kinh tế. 6. Điểm khác biệt giữa OTC so với TT chính thức & TT chợ đen a) So với thị trường chợ đen Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC là một thị trường chứng khoán được tổ chức chặt chẽ bởi các tổ chức theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước. Trên thị trường OTC, chứng khoán được giao dịch là chứng khoán chưa niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán; việc giao dịch được thực hiện bởi một màng lưới các nhà môi giới, tự doanh chứng khoán và nhà tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diện rộng; cơ chế xác lập giá chủ yếu là dựa trên cơ sở thương lượng giá. YỞ Việt Nam, nhiều nhà đầu tư hay hiểu lầm thị trường OTC là thị trường chợ đen. Thị trường chợ đen không có sự quản lý của nhà nước, nên độ rủi ro rất cao. b) So với thị trường chính thức Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung -Việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch. -Giao dịch những loại chứng khoán đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. -Giá được xác lập qua phương thức đấu giá. -Điều hành bởi Sở giao dịch chứng khoán và có sự can thiệp của UBCKNN. -Mỗi chứng khoán chỉ có 1 chuyên gia tạo giá. Nhà tạo giá trên thị trường gọi là các chuyên gia trên sàn. -Mức độ rủi ro ít, được các quy định của pháp luật bảo vệ và được sự tư vấn của các công ty chứng khoán . -Thông tin minh bạch, rõ ràng, tạo dễ dàng khi cần truy cập. Cổ phiếu đã được cơ quan chức năng thẩm định về tính pháp lý… -Kén chứng khoán giao dịch. -Tính thanh khoản cao. -Sàn giao dịch thường dành cho giới đầu tư chuyên nghiệp. -Nhà đầu tư không được phép mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong cùng một ngày giao dịch. -Thủ tục giao dịch phức tạp, mất nhiều thời gian hơn. - NĐT tham gia độc lập. -Không có địa điểm giao dịch chính thức, các giao dịch được kết nối qua mạng máy tính diện rộng giữa các công ty chứng khoán và trung tâm quản lý hệ thống. -Giao dịch những loại chứng khoán không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. các loại cổ phiếu của các DN cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt. -Giá được xác lập thông qua việc thương lượng giữa bên mua và bên bán. -Có sự can thiệp của UBCKNN. -Số lượng nhà tạo giá cho 1 chứng khoán không hạn chế và tối thiểu là 2. Nhà tạo giá gọi là các nhà buôn chứng khoán tham gia cung cấp giá rao mua và chào bán liên tục cho 1 loại chứng khoán đặc thù nào đó. -Mức độ rủi ro cao, độ tin cậy thấp. -Thông tin mờ ảo và không minh bạch, cổ phiếu chưa được cơ quan chức năng thẩm định về tính pháp lý… -Kén chứng khoán giao dịch. -Tính thanh khoản thấp. -Nhà đầu tư nghiệp dư thường thích sàn OTC hơn. -Nhà đầu tư được phép mua và bán cùng một loại cổ phiếu trong cùng một ngày giao dịch. -Thủ tục giao dịch đơn giản, nhanh chóng. - Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. NĐT thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. III. Hướng đi & Giải pháp Dù ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng sức sống mãnh liệt của những chợ cổ phiếu OTC tự phát là không thể phủ nhận được. Trong khi đó, một sàn giao dịch chính thức cho OTC tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - dự kiến tháng 6/2009 sẽ đi vào hoạt động - lại không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp cũng như giới đầu tư. Làm thế nào để quản lý những giao dịch OTC, đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho thị trường? Đó là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý thị trường. Tại các sàn giao dịch OTC hiện nay, bên cạnh tính ưu việt như: phương thức giao dịch linh hoạt, thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn, như việc người tham gia không kiểm chứng được thông tin, và cuộc chơi chỉ dựa trên niềm tin là chính. Giao dịch OTC tại công ty chứng khoán Trước nhu cầu gia tăng đột biến, gần đây, một số công ty chứng khoán đã tỏ ra khá mạnh dạn trong việc phát triển dịch vụ OTC. So với các phòng môi giới OTC ở phần nhiều các công ty chứng khoán (chủ yếu chuyên làm dịch vụ quản lý sổ cổ đông cho các công ty đại chúng), một số công ty chứng khoán khác đã tổ chức thành sàn giao dịch OTC ngay tại trụ sở với đầy đủ trang thiết bị cần có như bảng điện tử, lệnh mua lệnh bán.... Gần đây nhất, Công ty Chứng khoán Phố Wall đã công bố khai trương sàn giao dịch OTC nhằm giúp cho người mua và người bán có thể tìm đến nhau một cách nhanh chóng hơn, qua đó, khắc phục việc rủi ro trong thanh toán khi các đầu tư thực hiện mua bán không qua tổ chức trung gian chuyên nghiệp. Đối với việc tổ chức giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết như thế này, trước đó, Ủy ban Chứng khoán đã có công văn yêu cầu một công ty chứng khoán phải tạm dừng. Lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Chứng khoán cũng khẳng định, trong Luật Chứng khoán có quy định, chỉ có Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán được mở thị trường giao dịch. Do đó, việc mở sàn giao dịch OTC của các công ty chứng khoán là không đúng pháp lý. “Chúng tôi sẽ có yêu cầu báo cáo và có kiểm tra, chắc chắn phải chấn chỉnh theo đúng khuôn khổ pháp lý. Vì bất kỳ một giao dịch nào mà không có báo cáo, không có giám sát, không có tiêu chí luật pháp điều chỉnh, không có cơ quan quản lý thì sẽ dẫn tới rủi ro”, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh. Ông Bằng cũng cho rằng, mặc dù việc giao dịch cổ phiếu OTC qua công ty chứng khoán có thể khiến nhà đầu tư thích hơn nhưng nếu không có quy định cụ thể sẽ dẫn đến hậu quả, chẳng hạn như chuyện làm giá... Rủi ro này không chỉ đến với nhà đầu tư mà còn đối với cả công ty chứng khoán. Nhu cầu giao dịch OTC là có thực và các chuyên gia chứng khoán cho rằng, khi xây dựng văn bản quy định cấm các công ty chứng khoán tổ chức thị trường OTC, các nhà làm luật cũng chưa lường hết được diễn biến thực tế hiện nay. Từ chuyện quản lý đến chuyện tổ chức giao dịch không cách nhau xa và dần dần nó hình thành thị trường. Giải pháp UpCOM Nguồn hàng được xem là tiềm năng nhất cho thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) hiện nay là các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tự do mà công ty chứng khóan đang quản lý sổ cổ đông. Bên cạnh đó phải kể đến một nguồn hàng cũng không kém phần dồi dào, đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Hiện nay, để hỗ trợ cho việc tạo hàng cho UpCOM, sắp tới Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo danh sách các công ty cổ phần đang ủy quyền quản lý sổ cổ đông. Tuy nhiên, với những quy định khá chặt chẽ và những điều kiện giao dịch không khác mấy so với thị trường niêm yết, hàng hóa cho thị trường UpCOM tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ khó dồi dào ngay từ đầu và như vậy UpCOM cũng sẽ khó đạt được kỳ vọng ban đầu là thu hẹp thị trường OTC, bởi không những nhiều doanh nghiệp sẽ ngại tham gia mà sẽ còn có một số không ít doanh nghiệp khác không đủ điều kiện để tham gia được. Vậy nếu doanh nghiệp đủ điều kiện có bắt buộc phải vào UpCOM? Đại diện Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Phát triển thị trường, cho rằng có thể bắt buộc các doanh nghiệp vào UpCOM được bởi Luật Chứng khoán đã quy định các công ty cổ phần phải đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán. Và Bộ Tài chính cũng quy định là, trong vòng 6 tháng phải đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký và khi đã đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký thì cổ phiếu đó không thể giao dịch tại sàn OTC được vì mọi chuyển nhượng quyền sở hữu đều phải thực hiện qua Trung tâm Lưu ký. Khi đã lưu ký như vậy không thể có chuyện mua phải cổ phiếu giả, hoặc cổ phiếu khống được, và càng không thể mua bán cổ phiếu mà chưa phát hành được. Mọi giao dịch đều phải thông qua tài khoản. Ngay cả khi thị trường UpCOM được vận hành thì các chuyên gia chứng khoán khẳng định rằng cũng không thể xóa hết được những chợ giao dịch cổ phiếu hiện nay. Bởi lẽ, hiện nay khá đông các công ty cổ phần đại chúng dù chưa tham gia niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch vào UpCOM (có thể do chưa muốn hoặc chưa đủ điều kiện) nhưng đều có nhu cầu về ủy thác, quản lý sổ cổ đông tại công ty chứng khoán và khi có nhu cầu mua bán thì đều nhờ công ty chứng khoán chuyển quyền sở hữu. Khi UpCOM chưa thể gom hết được 1.000 công ty đại chúng vào ngay được, cho dù năng lực hệ thống hoàn toàn đáp ứng và nhu cầu thực tế công ty là hoàn toàn có thực, thì hiện nay, Ủy ban Chứng khoán lại tiếp tục nghiên cứu một đề án về tổ chức thị trường dưới chuẩn UpCOM. Đại diện Ủy ban Chứng khoán giải thích rằng, thực tế vẫn có một bộ phận không nhỏ các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, nhưng họ không phải không có nhu cầu giao dịch. Chẳng hạn, vốn của một công ty A là 200 tỷ đồng, nhưng họ chỉ có 90 cổ đông, họ có nhu cầu giao dịch thì cũng phải có chỗ để chuyển nhượng, ngoại trừ những ràng buộc khác như cổ đông sáng lập. Chưa biết cơ quan quản lý sẽ định hướng UpCOM dưới chuẩn sắp tới như thế nào, nhưng có một điều không thể khác được là nếu tổ chức thị trường không linh hoạt, cơ chế giao dịch không hấp dẫn thì không chỉ doanh nghiệp mà cả giới đầu tư dù có muốn tham gia cũng sẽ rất ngại ngần. C. Kết luận Việc phát triển thị trường OTC là một điều tất yếu xảy ra đối với một nền kinh tế thị trường và mở của. Đây là kinh huy động vốn hữu hiệu và số lượng vốn huy động được lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường chính thức. Việc quan tâm chăm sóc, tạo hành lang pháp lý để phát triển của chính phủ là điều tất yếu sẽ xảy ra. Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển. *Ưu điểm của việc giao dịch chứng khoán OTC qua sàn: Sàn giao dịch UPCoM sẽ là nơi giao dịch khá lớn nếu đi vào hoạt động. Hiện nay đã có hơn 1.000 công ty đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (trong tổng số khoảng 4.000 công ty đại chúng) trong khi số lượng công ty niêm yết tại hai sàn chính thức chưa đến 400 công ty. Lợi ích của công ty đại chúng chưa niêm yết khi tham gia vào thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn. Một mặt nó tạo tính thanh khoản cho chứng khoán đăng ký giao dịch, mặt khác giúp tăng hiệu quả trong huy động vốn, quảng bá hình ảnh cho công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoạt động quản trị công ty . Về phía nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên UPCoM sẽ giảm thiểu được rủi ro do thị trường được quản lý một cách có tổ chức trên cơ sở các quy định pháp lý rõ ràng. Khi tham gia trên sàn, các công ty đại chúng buộc phải nâng cao tính minh bạch, giao dịch cổ phiếu trên thị trường được công khai sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro do thông tin bất cân xứng. Mặt khác giao dịch trên sàn sẽ rất thuận tiện cho nhà đầu tư do tính thanh khoản của thị trường được nâng cao, đây được đánh giá là lợi ích to lớn nhất của việc giao dịch trên sàn. Hoạt động chuyển nhượng, thanh toán bù trừ được thực hiện tự động thông qua các công ty chứng khoán thành viên và trung tâm lưu ký chứng khoán, với hệ thống công ty chứng khoán “dày đặc” như hiện nay. thì rõ ràng giao dịch trên sàn sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. D. Tài liệu tham khảo E. Nhóm Thực Hiện Trần Văn Khang Lê Thị Thùy Linh Nguyễn Văn Huy Chu Quế Lâm Nguyễn Quế Kiên Lê Thị Hồng Linh Trương Ngọc Lệ Nguyễn Thị Liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực Trạng và Việc Quản lý Thị trường OTC tại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan