Đề tài Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam

MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 LỜI MỞ ĐẦU .3 Phần 1: Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán . 4 1.1) Định nghĩa Cán cân thanh toán .4 1.2) Các thành phần của Cán cân thanh toán 4 1.2.1) Tài khoản vãng lai (Current Account - CA) .4 1.2.2) Tài khoản vốn (Capital Account - K) 5 1.2.3) Sai số thống kê (OM) 6 1.2.4) Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance - OFB) 6 1.2.5) Cán cân cơ bản (Basic Balance - BB) 6 1.2.6) Cán cân tổng thể (Overall Balance - OB) .7 1.2.7) Cách ghi chép mới của Cán cân thanh toán 7 1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. .8 1.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai .8 1.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn .9 Phần 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở VN và một số quốc gia trên thế giới . 10 2.1) Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới . 90 2.1.1) Thực trạng CCTT ở Mexico năm 1994 . 90 2.1.2) Thực trạng CCTT ở Thái Lan 1997 . 94 2.1.3) Thực trạng CCTT ở Argentina 2002 98 2.2) Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam 10 2.2.1) Cán cân tài khoản vãng lai . 10 2.2.1.1) Cán cân thương mại . 12 2.2.1.2) Cán cân dịch vụ 17 2.2.1.3) Cán cân thu nhập . 18 2.2.1.4) Chuyển giao đơn phương 19 2.2.2) Cán cân tài khoản vốn 20 2.2.2.1) Mức độ các luồng vốn vào . 20 2.2.2.2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài 24 2.2.2.3) Đầu tư gián tiếp nước ngoài . 26 2.2.2.4) Vay nợ trung và dài hạn . 28 2.2.2.5) Vay thương mại 30 2.2.3) Nhận xét Cán cân thanh toán của VN: . 31 2.3) Thực trạng các nhân tố tác động đến CCTT ở VN . 33 2.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai 33 2.3.1.1) Lạm phát 33 2.3.1.2) Thu nhập quốc dân . 35 2.3.1.3) Tỷ giá hối đoái . 36 2.3.1.4) Các biện pháp hạn chế của Chính Phủ . 37 2.3.1.5) Phân tích hồi qui: xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi của xuất khẩu, nhập khẩu của VN và sự thay đổi của tỷ giá, thu nhập quốc dân 37 2.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn . 39 2.3.2.1) Các biện pháp kiểm soát vốn 39 2.3.2.2) Tỉ giá hối đoái: . 42 2.3.2.3) Tự do hóa tài chính . 44 Phần 3: Dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và xu hướng cán cân vốn của VN . 47 3.1) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN . 47 3.1.1) Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai . 109 3.1.2) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN . 47 3.1.2.1) Nhận xét các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam . 47 3.1.2.2) Áp dụng mô hình của Jaime de Pines 51 3.2) Xu hướng cán cân vốn 56 3.2.1) Mục tiêu tăng trưởng 56 3.2.2) Hệ số ICOR 57 3.2.3) Khả năng tài trợ trong nước . 59 3.2.4) Nợ vay trung và dài hạn . 59 3.2.5) Dòng vốn FDI 61 Phần 4: Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán của VN 66 4.1) Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai của VN . 66 4.2) Biện pháp thu hút các nguồn vốn: . 70 4.2.1) Về biện pháp thu hút FDI 70 4.2.2) Về vay trung và dài hạn 73 4.2.3) Dòng vốn đầu tư gián tiếp 76 KẾT LUẬN 79 PHỤ LỤC 1: BẢNG CCTT CỦA VN 80 PHỤ LỤC 2: Hình 84 PHỤ LỤC 3: Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới . 90 PHỤ LỤC 4: Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN . 102 PHỤ LỤC 5: Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của VN . 106 PHỤ LỤC 6: Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai . 109 PHỤ LỤC 7: CÁCH VIẾT CCTT MỚI 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 TÓM TẮT ĐỀ TÀI  Lý do chọn đề tài: Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 thì Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia rất là phong phú và đa dạng bao gồm hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch Mối quan hệ này tạo nên dòng ngoại tệ đi vào và ra khỏi đất nước, được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán quốc tế; việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng. Cán cân thanh toán sẽ là công cụ quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và cơ chế tỉ giá, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt cán cân vãng lai cao và dòng vốn quốc tế suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Việc nghiên cứu và dự báo xu hướng cán cân thanh toán sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kịp thời và hợp lý để ổn định nền kinh tế. Với mong muốn giúp cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về cán cân thanh toán và các thành phần cấu tạo nên cán cân thanh toán, cũng như dự báo xu hướng thâm hụt cán cân vãng lai kết hợp với dự báo xu hướng cán cân vốn trong tương lai; để từ đó dự báo xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam. Do đó nhóm nghiên cứu xin giới thiệu đề tài: “ Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam”  Mục tiêu nghiên cứu: Khái quát được thực trạng tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cán cân thanh toán trong khoảng thời gian từ 1995-2009, dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và xu hướng cán cân vốn của VN bằng mô hình động về nợ của Jaime de Pine. Dựa trên kết quả dự báo của mô hình, đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài là bền vững.  Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp định lượng dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam bằng nguồn số liệu uy tín từ IMF, WB, Tổng cục thống kê Bằng phương pháp định tính dự báo xu hướng cán cân vốn và từ đó dự báo xu hướng cán cân thanh toán.  Nội dung nghiên cứu Dự báo xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam từ 2010-2015 thông qua dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và dự báo xu hướng cán cân vốn.  Đóng góp của đề tài Cung cấp cho nhà điều hành một khuyến nghị để duy trì khả năng chịu thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ bền vững.  Hướng phát triển của đề tài Tìm ra mô hình có thể dự báo được xu hướng cán cân vốn.

pdf133 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho các chuyến du lịch, nghỉ mát, hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn; xuất khẩu trở nên kém lợi thế. Điều này đưa đến hệ quả: dự trữ ngoại tệ trong nước bắt đầu giảm sút, ngành sản xuất trong nước không cạnh tranh được với nước ngoài, tỷ lệ thất ngiệp bắt đầu gia tăng, thâm hụt cán cân thanh toán trở nên trầm trọng và sẽ phải bù đắp bằng nguồn vay nợ nước ngoài. Và để đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ đủ để ổn định tỷ giá, chính phủ đã phải vay nợ nước ngoài. - Việc cố định tỷ lệ 1 Peso = 1 Đôla mặc dù có thể kiềm chế lạm phát (do hạn chế in peso), giữ lượng peso ngoài thị trường bằng với lượng đôla. Nhưng khi ngân sách chính phủ bị thâm hụt nghiêm trọng thì ngân hàng trung ương không thể in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách mà không đi kèm với việc đảm bảo nguồn ngoại tệ. Và để đảm bảo nguồn dự trử ngoại tệ đủ để ổn định tỷ giá, một lần nữa chính phủ phải vay nợ nước ngoài. - Hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương: khi có sự khủng hoảng niềm tin về khả năng thanh toán xảy ra trong hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng, thể hiện ở việc cung cấp các khoản cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng thương mại và đảm bảo tính chuyển đổi hoàn toàn các khoản tiền ký gửi bẳng đồng nội tệ. Tuy nhiên, Trong một chuẩn tiền tệ, nếu như chính phủ nước ngoài hoặc các định chế tài chính như Worldbank (WB), IMF không đồng ý hỗ trợ hạn mức tín dụng bằng đồng - 100 - ngoại tệ thì một chuẩn tiền tệ sẽ không đảm bảo đủ khoản tiền mà một quốc gia có thể cho vay đối với các ngân hàng thương mại trong suốt cuộc khủng hoảng thanh toán.  Tiền khủng hoảng nợ 1999 – 2002: - Năm 1995- 1999: USD lên giá so với các ngoại tệ khác, kết quả là đồng peso cũng lên giá so với các ngoại tệ khác, đồng thời việc phá giá đồng Peso của Mexico cuối năm 1994 làm cho xuất khẩu của Argentina càng trở nên kém lợi thế. - Năm 1996-1997: Kinh tế Argentina phát triển ( 5.5% năm 1996; 8.1% năm 1997). Nhưng tình hình thâm hụt ngân sách xấu đi. Trong thời kỳ này, nạn tham nhũng xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống, các hoạt động kiếm lời từ việc tư nhân hoá, biển thủ công quỹ, buôn lậu ma tuý, rửa tiền…nhộn nhịp hơn bao giờ hết. - Năm 1998: Khủng hoảng châu Á lan tới Brazil và Nga. Argentina bị suy thoái trong ba quý liên tiếp, và nạn thất nghiệp bắt đầu gia tăng. - Năm 1999: USD lên giá, Brazil phá giá đồng real, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu của Argentina (30% xuất khẩu của Argentina là sang Brazil). Hàng hoá của Argentina đắt đỏ hơn bao giờ hết. Xuất khẩu càng giảm, nhập khẩu càng tăng, cán cân mậu dịch thâm hụt nghiêm trọng, GDP năm 1999 giảm 4%. Tình hình nền kinh tế làm cho chính phủ không thể gia tăng dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ cho chuẩn tiền tệ, cho đến trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, dự trữ ngoại tệ của Argentina hầu như không còn. - Tháng 06/2001: De la Rua thông báo nợ 29.5 tỷ USD sẽ được tái cấu trúc một cách chủ động. Thay đổi khoản nợ ngắn hạn thành khoản nợ mới với kỳ hạn dài hơn và lãi suất cao hơn. - Ngày 29/07/2001: Quốc hội Argentina thông qua luật “thâm hụt ngân sách bằng không “ (“Zero Deficit Law”), yêu cầu cân bằng thâm hụt trong quý 4 của năm 2001, và chính sách cũng không được nhân dân trong nước cũng như quốc tế ủng hộ. - Ngày 06/11/2001: Argentina thực hiện sự hoán đổi nợ lần thứ 2, bán ra 60 tỷ USD trái phiếu cho chủ nợ với lãi suất 11 – 12%. Đổi lại Argentina sẽ kéo dài được kỳ hạn trả món nợ cũ với lãi suất chỉ 7%. Các tổ chức đánh giá trái phiếu quốc tế xem việc này như là một thất bại chắc chắn. - Do lo sợ trước việc mất giá của đồng peso, hàng ngàn người đã đến rút tiền gửi ngân hàng, đổi sang đồng đôla và gửi đi nước ngoài, cùng với đó là sự tháo chạy của các nhà đầu tư nứơc ngoài đã làm cho một lượng lớn ngoại tệ bị rút ra khỏi Argentina trong chớp mắt. Chỉ trong một ngày 30/11/2001, dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương đã giảm xuống 2 tỷ đôla. Trước tình hình này, chính phủ Argentina De la Rua ra lệnh “đóng băng tất cả các tài khoản ngân hàng trong 12 tháng và 1000 USD / tháng là giới hạn lượng tiền - 101 - một cá nhân được quyền rút ”. Từ đây, tình trạng đình công, cướp bóc bắt đầu. Bạo loạn lan rộng ra các thành phố lớn.  Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế: Chuẩn tiền tệ: Tỷ giá cố định, tiền tệ kép làm cho các cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, khi đó cần tài trợ để cân bằng thì chính phủ đi vay. Giới hạn in tiền: muốn giảm thâm hụt ngân sách cần in tiền peso và tăng ngoại tệ dự trữ tương ứng, lượng ngoại tệ đó có được bằng cách vay. Chính trị : Menem cần nền kinh tế phát triển trong thời kỳ cầm quyền để tái đắc cử, do đó cần duy trì chuẩn tiền tệ, do đó cần vay. Nội bộ chính phủ rối ren trong thời kỳ Argentina khủng hoảng góp phần làm khủng hoảng trầm trọng hơn. Chính sách kinh tế vĩ mô: Tự do thương mại thái quá, tư nhân hóa ồ ạt… dẫn nguồn vốn đổ vào rất nhiều nhưng không kiểm soát được làm suy yếu hệ thống kinh tế. Tình trạng tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế,…, bộ máy điều hành nền kinh tế không hiệu quả (đưa ra những chính sách sai lầm) làm suy yếu, mất lòng tin về nền kinh tế. Khi cả ba yếu tố trên kết hợp lại, người dân hoang mang rút tiền do sợ chính phủ (vốn đã không được tin tưởng) không giữ vững được tỷ giá (do nợ vay quá nhiều không có dấu hiệu trả được) dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, khi đó áp đặt lệnh rút tiền dẫn đến bạo loạn làm kinh tế khủng hoảng.  Bài học kinh nghiệm: “Cuộc khủng hoảng nợ của Argentina chính là bài học về sự ảo tưởng quá mức về những thành công trong tăng trưởng mà quên đi những vấn đề nội bộ: đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt và thất thoát, bộ máy hành thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán. Nhưng vượt lên trên tất cả những điều này, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là việc quốc gia thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài. Chừng nào chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, chừng đó nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện cũng không phải là điều quá xa vời.”54 54 Bài học từ Argentina _ PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG - 102 - PHỤ LỤC 4: Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN: Dầu thô: (nguồn số liệu: Tổng cục thống kê VN) Hình 2.11: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009. (Phụ lục 2) Năm 2008, xuất khẩu dầu thô của VN đạt 10,5 tỷ USD, giảm 7,7% về lượng nhưng do giá dầu tăng cao ở những tháng giữa năm nên so với năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2008 vẫn tăng 23,1%. Năm 2009 xuất khẩu dầu thô đạt 6,2 tỷ USD, giảm 2,4% về lượng, giảm 40% về kim ngạch. Nguyên nhân do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến cho lượng dầu thô xuất khẩu giam và giá dầu thô trên thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, 4 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dầu thô đạt 1,8 tỷ USD, giảm 9,2% (lượng giảm 47,2%) so với cùng kỳ năm 2009.55 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) dự kiến năm 2010 đạt mục tiêu khai thác 15 triệu tấn dầu thô để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 9,43 triệu tấn dầu thô, cung cấp dầu thô Bạch Hổ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 5 triệu tấn và bán dầu khai thác ở nước ngoài là 0,59 triệu tấn.56 Dệt may: (nguồn số liệu: Tổng cục thống kê VN) Năm 2008 xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, trong khi mức kế hoạch là 9,5 tỷ USD. VN phụ thuộc nhiều vào gia công xuất khẩu, đầu vào và đầu ra đều phụ thuộc vào thị trường thế giới (nguyên phụ liệu nhập khẩu nhiều, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu), hàng dệt may của VN xuất khẩu vào ba thị trường lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản, vì vậy khi cuộc khủng kinh tế toàn cầu xảy ra khiến cho ngành dệt may VN gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước. Đầu năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các tháng cuối năm đã có sự chuyển biến, đơn hàng tăng trở lại. 55 Tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2010 - Tổng cục thống kê Việt Nam 56 Báo điện tử Đảng Cộng Sản VN ngày 27/9/2009 - 103 - 4 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ làm cho sức mua của các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản được cải thiện, từ đó Bộ Công Thương giao chỉ tiêu cho ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10-10,5 tỉ đô la trong năm nay. Hàng giày dép: (nguồn số liệu: Tổng cục thống kê VN) Năm 2008 xuất khẩu giày dép đạt 4,7 tỷ USD ; năm 2009 đạt 4,1 tỷ USD, giảm 15,8% so với năm 2008. Sự giảm sút này chủ yếu do hàng dệt may VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm. 4 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu giày dép đạt giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Gạo: (nguồn số liệu: Tổng cục thống kê VN) Đây là mặt hàng nước ta xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực VN, xuất khẩu gạo năm 2008 đạt 4,679 triệu tấn, trị giá FOB 2,663 tỷ USD. Giá XK bình quân đạt 569,23 USD/tấn.57 Kết quả thực hiện xuất khẩu gạo năm 2009 đạt 6 triệu tấn, đạt trị giá 2,7 tỷ USD; tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch. 4 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gạo đạt 1,1 tỷ USD, giảm 3,1% (lượng giảm 15,8%) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng giá gạo xuất khẩu thấp hơn gạo cùng loại trên thị trường, nguyên nhân do chất lượng gạo của VN chưa cao. Hình 2.12 : Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009. (Phụ lục 2) Thủy sản: Năm 2008 xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; nguyên nhân do suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến thị trường và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN. 4 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản đạt thủy sản đạt 1,3 tỷ USD; tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay có nhiều dự báo khác nhau về tình hình xuất khẩu thủy sản của VN. 57 Tạp chí phát triển kinh tế - số 223- trang 40 - 104 - Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 7,1% so với năm 2009 và đạt khoảng 4,5 tỷ USD. Còn theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD do kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản… là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Theo Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 sẽ chỉ tăng dưới 4% so với năm 2009.58 Bảng 2.2: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm (%) Loại thuỷ sản Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng Trị giá Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 -7,1 Tôm 192 1.630 211 1.692 9,8 3,8 Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 -15,3 Tổng cộng 1.239 4.510 1.232 4.251 -0,5 -5,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan VN Nông sản: Một đặc điểm của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn cho xuất khẩu VN là tính biến động cao của giá cả. Theo đại diện của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, tình hình xuất khẩu cà phê đang có nhiều khó khăn do mất mùa khoảng 20%, giá bán giảm tới 40% so với cuối năm 2009. Về mặt hàng cao su, xuất khẩu cao su cả nước trong năm 2009 đạt 731.393 tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, tăng 11% về lượng nhưng giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 58 Báo điện tử Đảng Cộng Sản VN - 105 - trước. Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng cảnh báo về tình hình thời tiết không thuận lợi dẫn đến sản lượng cao su có thể giảm trong năm nay nhưng tin rằng giá và thị trường đang có những thuận lợi, nhất là thị trường Trung Quốc, Ấn Độ. Dự tính sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt 750.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,5 tỉ USD. Đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cũng cho rằng thị trường xuất khẩu của mặt hàng này phát triển ổn định, năm nay kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 1 tỷ USD...59 59 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam - 106 - PHỤ LỤC 5: Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của VN Từ đồng nhất thức trong nền kinh tế mở : Y = C + I + G + X - Q (1) Trong đó: Y là thu nhập, C là tiêu dùng của khu vực tư nhân, I là đầu tư của khu vực tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, X là xuất khẩu, Q là nhập khẩu. Trừ T vào (1) : Y - T = C + I + G + X - Q - T → X - Q = Y - T - C - I + T - G Kí hiệu: Y - T - C = S là tiết kiệm tư nhân. Giả sử: CA = (X - Q) là cán cân vãng lai. → CA = S + (T - G) - I Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm của khu vực tư nhân + Thâm hụt/thặng dư ngân sách Chính phủ - Đầu tư của khu vực tư nhân Cán cân thương mại (giả sử đây cũng là tài khoản vãng lai) được đo lường bằng tổng mức tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân và mức tiết kiệm ròng của Chính phủ.60 Vậy thâm hụt tài khoản vãng lai có thể có nguồn gốc từ các vấn đề kinh tế vĩ mô như: tiết kiệm âm của khu vực tư nhân (đầu tư tăng cao hơn tiết kiệm trong nền kinh tế), hay có thể do thâm hụt ngân sách Chính phủ cao. Biện pháp để cải thiện cán cân thương mại là cần tăng mức tiết kiệm trong dân cư và tiết kiệm trong chi tiêu của chính phủ hoặc cố gắng để cải thiện tình hình thu thuế…Trong các biện pháp thì việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ và cắt giảm chi tiêu của tư nhân là biện pháp có tác động tới việc cải thiện cán cân thương mại. Các khoản chi tiêu lớn chua thật sự cần thiết có thể điều chỉnh lại tiến độ giải ngân, hạn chế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tư nhân xa xỉ,…Biện pháp điều chỉnh thâm hụt thương mại từ việc điều chỉnh các yếu tố cấu thành GDP tạo ra sự ổn định dài hạn hơn so với các giải pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.61 Đầu tư ở VN tăng: Nếu nhu cầu đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị tăng cao sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong nước cũng như gia tăng hàng hóa xuất khẩu trong tương lai, từ đó cải 60 Nhận dạng bản chất thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam năm 2009 và hướng điều chỉnh - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế quốc dân 61 Nhận dạng bản chất thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam năm 2009 và hướng điều chỉnh - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế quốc dân - 107 - thiện cán cân thương mại. Nếu nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng cao thì đáng lo ngại hơn do đây là ngành không hỗ trợ xuất khẩu. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao trong năm 2007, do sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Năm 2009 tổng đầu tư giảm do đầu tư của khu vực tư nhân giảm. Hình 2.20: Tổng đầu tư của VN (% của GDP) (Phụ lục 2) Mức tiết kiệm thấp Nhìn chung, các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn các nước tăng trưởng chậm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm: tốc độ tăng trưởng thu nhập, cơ cấu độ tuổi của dân số, và quan điểm đối với tiết kiệm. Các dịch vụ mà chính phủ cung cấp, như trợ cấp xã hội, có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm cũng như thuế và thâm hụt ngân sách. Theo nghiên cứu “Tiết kiệm hộ gia đình ở Việt Nam” của TS. Đặng Xuân Thanh, Viện Kinh tế Việt Nam mức tiết kiệm toàn xã hội S phụ thuộc tuyến tính tới (98,53%) vào tổng thu nhập quốc gia (GNI).62 Việt Nam đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển nên mức tiết kiệm không cao do thu nhập còn thấp. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước của Việt Nam (percent of GDP at current market prices- % của GDP ở mức giá thị trường hiện hành) đã tăng từ 2,9% năm 1990 lên 26,6% năm 2008, tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp hơn so với Trung Quốc. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa tăng là do thu nhập của người dân tăng và VN đã phát triển được nhiều kênh huy động vốn có hiệu quả, bên cạnh đó là sự kêu gọi của nhà nước thực hành tiết kiệm. Năm 1996 tỷ lệ tiết kiệm giảm là do sự gia tăng tỷ lệ tiêu dùng trong nước do tâm lý lạc quan trước bối cảnh GDP tăng trưởng cao, còn năm 2002 – 2003 do chính sách kích cầu của nhà nước do tác động của sự khủng hoảng kinh tế trong khu vực, quốc tế và những dấu hiệu giảm phát vào những năm 1999 – 2000.63 Năm 2007 tỷ lệ tiết kiệm giảm là do sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và bất động sản nên người dân gia tăng tiêu dùng, giảm tiết kiệm Hình 2.21: Tổng tiết kiệm trong nước (% của GDP) (Phụ lục 2) Hình 2.22: Tổng tiết kiệm quốc gia (% của GDP) (Phụ lục 2) Thâm hụt ngân sách 62 Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân. 63 Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân - 108 - Nếu các yếu tố khác không đổi thì thâm hụt tài khoản vãng lai có thể do thâm hụt ngân sách (T - G). Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007 chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó đã làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai.64 Hình 2.23: Cán cân tài chính của Chính phủ (% của GDP) (Phụ lục 2) Năm 2009 thâm hụt ngân sách gia tăng do Chính phủ thực hiện gói kích cầu để kích thích nền kinh tế, thực hiện miễn, giảm, giãn thuế và giá dầu thô trên thế giới giảm. Thâm hụt ngân sách ở VN còn do đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Hệ số ICOR của VN rất cao. Năm 2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội chấp thuận mức bội chi không quá 6,2% GDP. 64 Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn định vĩ mô - Vũ Thành Tự Anh - Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần - 109 - PHỤ LỤC 6: 3.1.1) Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai không hàm ý là khả năng chịu đựng của mức thâm hụt thương mại hiện hành. Khái niệm này hàm ý tính bền vững của các nguồn tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai trong điều kiện: (i) nhập khẩu tăng cùng với mức tăng của GDP thực; (ii) không có sự sụt giảm các dòng thành toán quốc tế bình thường; (iii) không có sự sụt giảm dự trữ ngoại hối (Chrong Huej Wong, 2000). Như vậy, khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai là một khái niệm phức tạp. Và cũng rất khó để nhận dạng một cách dễ dàng liệu thâm hụt cán cân vãng lai có khả năng chịu đựng được hay là không. Dù vậy, trong một số công trình nghiên cứu (Roubini và Wachel, 1998), đã khuyến nghị một số tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng của thâm hụt cán cân vãng lai. Có hai vấn đề quan trọng cần đề cập khi đánh giá nội hàm của tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, đó là: Liệu quốc gia vay nợ có khả năng chi trả; và thâm hụt cán cân vãng lai có khả năng chịu đựng hay không?”65 “Có hai cách tiếp cận khác nhau để đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai: Cách tiếp cận thứ nhất: dựa trên hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tài chính và đối ngoại chứa đựng rủi ro của khủng hoảng từ bên ngoài. Những chỉ số thường được đề nghị sử dụng để phân tích là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư và kết quả hoạt động xuất khẩu và mức độ mở cửa thương mại. Đây là những chỉ số phản ánh sát sao khả năng trả nợ nước ngoài của một nước. Ngoài ra, những chỉ số về tốc độ tăng trưởng tín dụng tư nhân, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, sự biến động của hoạt động thương mại, tỷ lệ tiền M2 trên dự trữ, tỷ giá,…cũng được tính đến. Khó khăn của cách tiếp cận này là việc sắp xếp và ưu tiên thứ tự của các chỉ số, và gộp chúng lại thành một thước đo tổng hợp về khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai. Cách tiếp cận thứ hai: dựa trên điều kiện về khả năng thanh toán nợ nước ngoài. Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai được đảm bảo nếu xu hướng cân bằng thương mại phù hợp với khả năng thanh toán nợ giữa các giai đoạn. Khi một nước mắc nợ ròng và có thâm hụt tài khoản vãng lai và thương mại nặng nề triền miên thì tài khoản vãng lai phải chuyển từ tình trạng thâm hụt cao và kéo dài sang thặng dư hay mứ độ thâm hụt 65 “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam” - TS. Nhật Trung - tải từ websits Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - 110 - chấp nhận được để duy trì khả năng trả nợ. Nếu sự chuyển đổi trong thâm hụt tài khoản vãng lai diễn ra trôi chảy mà không có thay đổi lớn nào trong quan điểm chính sách hiện hành thì thâm hụt tài khoản vãng lai được cho là có thể chịu đựng được. Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai giảm do thay đổi chính sách một cách mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế như suy giảm mạnh tiêu dùng cũng như hoạt động kinh tế, thì lúc đó thâm hụt tài khoản vãng lai được coi là không thể chịu đựng được.”66 3.1.1.1) Cách tiếp cận thứ nhất về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai của Việt Nam Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai “Một số nhà nghiên cứu đã nêu lên một quan điểm rộng hơn về khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai và đưa ra một một số tiêu chí mang tính thực tiễn hơn để đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của một nền kinh tế. (1) Tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP không tăng là một tiêu chí về khả năng chịu đựng. (2) Không có tình huống khủng hoảng ở khu vực đối ngoại dưới dạng khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng nợ là một tiêu chí thực tiễn về khả năng chịu đựng trong điều kiện không có những cơn sốc bên ngoài hay những thay đổi đột biến bên trong các chính sách kinh tế vĩ mô. (3) Nhìn chung, mức thâm hụt cán cân vãng lai trên 5% so với GDP thường được coi là đáng lo ngại. Tuy nhiên, đánh giá khả năng chịu đựng cần gắn với việc phân tích các nguồn gốc gây ra thâm hụt. Trong bối cảnh tỉ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP cao, mức thâm hụt được cho là có khả năng chịu đựng nếu nó là kết quả của mức tăng đầu tư quốc gia cao chứ không phải do mức tiết kiệm giảm, nhất là khi tiết kiệm quốc gia ở mức rất thấp. Cho dù tốc độ tăng đầu tư cao, nhất là đầu tư của khu vực tư nhân vào vốn sản xuất có thể gây ra thâm hụt cán cân vãng lai, nhưng trong tương lai, chúng lại góp phần tăng năng lực sản xuất và thu nhập từ xuất khẩu, và do đó, cải thiện khả năng trả nợ nước ngoài. Tăng trưởng đầu tư gắn với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và do đó, thâm hụt cán cân vãng lai cao là có khả năng chịu đựng tốt hơn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Đối với tình trạng tiết kiệm giảm thì một sự sụt giảm tiết kiệm quốc dân do tiết kiệm công sụt giảm (tăng thâm hụt ngân sách) về cơ bản, gây nhiều vấn đề hơn so với tình huống do tiết kiệm tư 66 “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam” - Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng - Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương - Xuất bản năm 2002. - 111 - nhân sụt giảm. Bởi vì tiết kiệm tư nhân giảm có thể là một sự kiện chuyển đổi trong khi tiết kiệm công giảm là một vấn đề mang tính cơ cấu. (4) Cơ cấu thâm hụt cán cân vãng lai cũng tác động đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. Nếu thâm hụt cán cân vãng lai lớn chủ yếu do thâm hụt thương mại cao, do vậy, phản ảnh những vấn đề mang tính cơ cấu có liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai sẽ có nhiều vấn đề hơn so với các trường hợp thâm hụt chủ yếu liên quan đến các khoản thu nhập nhân tố ròng. Trong tình huống này, tỉ lệ xuất khẩu so với GDP có thể là một chỉ số, tiêu chí về khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. (5) Thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ bằng nguồn vốn nước ngoài. Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài cũng có tác động quan trọng đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. Các dòng vốn vào (đầu tư gián tiếp hay “tiền nóng” và các khoản vay ngắn hạn thường nguy hiểm hơn các dòng vốn vào dài hạn (FDI) và góp vốn, mua cổ phần. Các khoản vay từ các chủ nợ tư nhân (các ngân hàng thương mại, chủ sở hữu trái phiếu...) thường tạo nhiều vấn đề hơn so với khi vay từ các chủ nợ chính thức (chính phủ, các tổ chức quốc tế đa phương); đầu tư gián tiếp gây nhiều vấn đề hơn là tín dụng ngân hàng. Cơ cấu giá trị của danh mục khoản vay cũng là nhân tố quan trọng cần được chú ý trong việc đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. Khối lượng vốn nước ngoài cũng là nhân tố quan trọng đối với khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào với quy mô lớn, nhất là khi quy mô vượt quá thâm hụt cán cân vãng lai, mặc dù có những đóng góp tích cực trong ngắn hạn, nhưng lại có thể đem lại những hậu quả tiêu cực đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế về sau này do hiệu ứng tăng giá nội tệ, bất chấp NHTƯ có thực hiện các biện pháp can thiệp trung hoà hay không (nếu không thực hiện, khối lượng tiền, và do đó, lạm phát sẽ gia tăng, làm cho nội tệ lên giá thực); nếu thực hiện nghiệp vụ can thiệp trung hoà, việc duy trì lãi suất cao lại tiếp tục khuyến khích dòng vốn nước ngoài đổ vào, do đó, làm cho nội tệ lên giá danh nghĩa). Dù vậy, nghiệp vụ can thiệp trên thị trường tiền tệ có thể làm dịu đi tình trạng này, và góp phần tích luỹ dự trữ ngoại hối. - 112 - Nói chung, khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai có thể xấu đi trong điều kiện nội tệ lên giá thực, cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào khi mà nó có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. (6) Dự trữ ngoại hối cũng có tác động đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai. Một tỉ lệ dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài càng lớn thì khả năng chịu đựng thâm hụt càng cao. (7) Cuối cùng, khả năng chịu dựng thâm hụt cán cân vãng lai phụ thuộc vào sức mạnh hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, sự ổn định chính trị, và tính dự báo được của các động thái chính sách kinh tế.”67 3.1.1.2) Cách tiếp cận thứ hai về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai của Việt Nam Mô hình của Jaime de Pines68 Xuất phát từ đồng nhất thức của cán cân thanh toán: Dt = Dt-1 + CAt (1) (Trong đó D là dư nợ nước ngoài tính bằng USD, CA là cán cân vãng lai, t là thời gian). Cộng và trừ trả lãi của các khoản nợ nước ngoài vào (1): Dt = Dt-1 - it Dt-1 + CAt + it Dt-1 = (1 + it)Dt-1 + CAt - it Dt-1 (2) (Trong đó, i là lãi suất vay nợ nước ngoài) Cán cân vãng lai bao gồm hai yếu tố cấu thành: là chênh lệch giữa xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (biến X và M) và chênh lệch giữa khoản thu và khoản trả lãi suất nợ. Phương trình (2) trở thành: Dt = (1 + it)Dt-1 + Mt –Xt (3) Chia 2 vế phương trình (3) cho Xt = (1 + gxt)Xt-1, trong đó gxt là mức tăng trưởng xuất khẩu, gmt là mức tăng trưởng nhập khẩu, ta được: (4) Đặt dt = Dt / Xt : chỉ số nợ trên xuất khẩu 67 “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam” - TS. Nhật Trung - tải từ websits Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 68 Trích trong sách “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam” - Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng - Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương - Xuất bản năm 2002. - 113 - a = (1 + it) / (1 + gxt): chỉ số giữa lãi suất trên tăng trưởng xuất khẩu. b = (1+gmt)/(1+gxt): chỉ số giữa tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu. Và vt-1 = Mt-1 / Xt-1: chỉ số giữa nhập khẩu trên xuất khẩu hay cán cân vãng lai không kể phần trả lãi. Phương trình (4) có thể viết lại dưới dạng sau: dt = a.dt-1 + b.vt-1 - 1 (5) Theo định nghĩa, vt = b.vt-1 (6) Giả sử a và b là dương và không đổi. Giải hệ pt (5) và (6), ta có: (7) Theo phương trình (7), chỉ số nợ trên xuất khẩu dt được xác định bởi hai chỉ số: lãi suất trên tăng trưởng xuất khẩu a và tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu b. Hai biến số biết trước là chỉ số nợ trên xuất khẩu d0 và chỉ số nhập khẩu trên xuất khẩu v0. Tham số a và b xác định sự biến động của chỉ số nợ trong tương lai. Đường biểu diễn chỉ số nợ trên xuất khẩu có thể chỉ ra khả năng thực hiện dịch vụ nợ. Jaime de Pines (1989) cho rằng “Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì điều này cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được. Trái lại, nếu chỉ số nợ có xu hướng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng được và nước vay nợ có khả năng thanh toán nợ, nghĩa là nước vay nợ có khả năng trả nợ của mình.” - 114 - Trục tung biểu thị tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và trục hoành thể hiện mức lãi suất. Đường a = 1 tập hợp tất cả các điểm có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng mức lãi suất. Đường b = 1 là quỹ tích các điểm có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Đường a = 1 và b = 1 chia cung phần tư thứ nhất trong hình thành 4 miền. Ở miền 1 (a<1, b<1), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mức lãi suất và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong miền này, chỉ số nợ trên xuất khẩu có xu hướng giảm xuống. Ở miền 3 (a>1, b>1), chỉ số nợ trên xuất khẩu sẽ bùng phát. Nếu như mọi nỗ lực điều chỉnh trước đây v0 (chỉ số nhập khẩu trên xuất khẩu ban đầu) nhỏ hơn 1, thì chỉ số nợ trên xuất khẩu có thể giảm trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu và mức lãi suất cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, thì chỉ số nợ trên xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng, và cán cân vãng lai không tính lãi suất sẽ thâm hụt lớn hơn, do đó mọi điều chỉnh trước đây v0 sẽ bị xóa bỏ. Ở miền 2 (a>1, b<1), còn chưa thể rõ ngay vì trong khi thu xuất khẩu có xu hướng làm cho chỉ số nợ trên xuất khẩu giảm, trả lãi vay nợ lại làm cho chỉ số này tăng lên. Nếu tốc độ tăng nhập khẩu hạn chế đủ lớn so với tốc độ tăng xuất khẩu, chỉ số nợ trên xuất khẩu sẽ giảm thậm chí khi mức lãi suất vượt quá nhịp tăng xuất khẩu và chỉ số nhập khẩu trên xuất khẩu ban đầu lớn hơn 1. Điều này sẽ xảy ra nếu thỏa mãn bất đẳng thức sau: b < az/(z - v0) trong đó z = d0 + 1/(1 - a) Bất đẳng thức trên chỉ rõ giá trị của tham số b để bảo đảm khả năng chịu đựng của cán cân thanh toán. Ở miền 4 (a1), chỉ số nợ trên xuất khẩu có xu hướng tăng lên, và bất kì một nền kinh tế nào rơi vào trong miền này đều không có khả năng chịu đựng được nợ và thâm hụt cán cân vãng lai. Nguyên nhân là do với tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu, cán cân vãng lai không tính lãi suất sẽ thâm hụt nhiều hơn. - 115 - PHỤ LỤC 7: CÁCH VIẾT CCTT MỚI CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Cán cân thanh toán ghi chép các giao dịch giữa một nước và phần còn lại của thế giới. Các giao dịch được được hợp thành nhóm lại với nhau cho mục đích phân tích kinh tế. Tổng quan những tài khoản và thành phần của những tài khoản này. 1.TÀI KHOẢN VÃNG LAI: A. Hàng hóa và dịch vụ B. Thu nhập 1. Thu nhập của người lao động 2. Thu nhập đầu tư C. Chuyển giao một chiều 2.TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH. A. Tài khoản vốn. 1.Chuyển giao vốn 2. Mua bán (chuyển nhượng) tài sản phi sản xuất, phi tài chính B.Tài khoản tài chính 1.Đầu tư trực tiếp Ở nước ngoài Trong nền kinh tế 2.Đầu tư danh mục Tài sản Nợ 3. Đầu tư khác Tài sản Nợ 4.Tài sản dự trữ - 116 - Tài khoản vãng lai Trong tài khoản vãng lai các giao dịch được ghi trong ba mục chính, đầu tiên là hàng hoá và dịch vụ, thứ hai là thu nhập và thứ ba là chuyển giao một chiều. Định nghĩa và phạm vi của mục hàng hoá và dịch vụ Hàng hoá và dịch vụ; nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ được ghi nhận theo giá thị trường tại vùng biên giới hải quan của nền kinh tế xuất khẩu, giá FOB. Khi giá trị của hàng hóa được ghi giá FOB, có nghĩa là giá thị trường của hàng hoá xuất khẩu không bao gồm chi phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hóa, vì những khoản này được ghi chép như các dịch vụ riêng biệt. (a) Hàng hóa Hàng hóa nói chung đề cập đến hàng hoá có thể di chuyển và thay đổi quyền sở hữu, xảy ra giữa người cư trú và người không cư trú. Hàng hoá để chế biến, gia công là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để chế biến, và bao gồm hai giao dịch; a) xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và b) tái nhập khẩu/tái xuất khẩu các hàng hóa đã được gia công, chế biến trên cơ sở hợp đồng hoặc tiền công. Trên cơ sở tổng, mục này bao gồm các giao dịch dưới nhãn hiệu hàng hoá, đây là một ngoại lệ cho sự thay đổi của nguyên tắc quyền sở hữu. Ví dụ: Việc xuất khẩu dầu và tái nhập khẩu xăng dầu phải được ghi trên cơ sở tổng dưới các nhãn hiệu hàng hoá, không phải là nhập khẩu dịch vụ chế biến. Sửa chữa hàng hoá thực sự là một dịch vụ, nhưng được ghi dưới nhãn hiệu hàng hoá. Dịch vụ này được đo trên cơ sở ròng, bằng chênh lệch giữa giá trị của hàng hoá trước và sau khi sửa chữa. Mua hàng hoá tại cảng bởi các hãng vận tải, tất cả các hàng hoá, chẳng hạn như nhiên liệu, hàng hóa lương thực, hàng dự trữ, và hàng cung cấp, mà các hãng vận tải cư trú / không cư trú mua ở nước ngoài. - 117 - Vàng phi tiền tệ bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu của vàng không được đưa vào tài sản dự trữ của ngân hàng trung ương. (b) Dịch vụ Dịch vụ vận tải bao gồm tất cả các dịch vụ vận tải được thực hiện bởi cư dân của một nước cho những người cư trú của nước khác, khoản mục này bao gồm các dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa, cho thuê tàu chuyên chở cùng với phi hành đoàn, và các dịch vụ có liên quan. (Ví dụ: bảo hiểm chuyên chở hàng hóa là một phần của các dịch vụ bảo hiểm, chất hàng/dỡ hàng là một phần của dịch vụ vận tải.) Dịch vụ du lịch khác với các thành phần khác của các dịch vụ quốc tế, với ý nghĩa đó là hoạt động hướng vào nhu cầu. Người tiêu dùng di chuyển đến đại phương của các nhà cung cấp để phù hợp với các hàng hoá và dịch vụ như mong muốn của khách hàng /người du lịch. Du lịch không phải là một loại hình cụ thể của dịch vụ, nhưng là một phân loại của hàng hoá và dịch vụ, người du lịch quyết định tiêu thụ các sản phẩm này. Loại trừ khỏi du lịch là dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của khách du lịch, khoản này được bao gồm trong dịch vụ vận tải. Hàng hóa tiêu biểu và các dịch vụ được đưa vào khoản mục dịch vụ du lịch là chỗ ở, thực phẩm và đồ uống, vận chuyển tham quan trong nước, quà lưu niệm, và quà tặng. Khách du lịch là một cá nhân ở lại ít hơn một năm trong một quốc gia, người đó không phải là cư dân của quốc gia này (có một số ngoại lệ), việc đi du lịch có thể vì mục đích kinh doanh hoặc giải trí. Dịch vụ truyền thông bao gồm cả các dịch vụ viễn thông, và các dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh. Dịch vụ xây dựng là các công việc trong các dự án xây dựng và lắp đặt được thực hiện bởi các công nhân của một doanh nghiệp địa phương ở ngoài lãnh thổ kinh tế của quốc gia mà doanh nghiệp đó đặt trụ sở. - 118 - Dịch vụ bảo hiểm bao gồm việc cung cấp các loại hình bảo hiểm cho cư dân không cư trú của công ty bảo hiểm cư trú, hoặc ngược lại. Dịch vụ bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, các loại khác của bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm và hoa hồng đại lý liên quan đến giao dịch bảo hiểm.. Bảo hiểm vận tải hàng hóa được tính như là một dịch vụ riêng biệt phù hợp với giá FOB (giao hàng trên tàu) của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu; phí bảo hiểm ở biên giới hải quan của nền kinh tế xuất khẩu được bao gồm trong giá FOB của hàng hoá xuất khẩu, và nếu bảo hiểm được trả bởi nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu được coi là mua bảo hiểm và đồng thời thu lại các chi phí từ giá FOB trong tài khoản. Dịch vụ tài chính bao gồm các trung gian tài chính và các dịch vụ phụ trợ giữa người cư trú và người không cư trú. Dịch vụ trung gian tài chính gián tiếp (FISIM) được ước tính như là một dịch vụ trong SNA, không được trình bày rõ ràng trong BOP. Kết quả là, các dịch vụ ngầm này được báo cáo nhập nhằng như lãi phải thu hoặc phải nộp, theo thu nhập đầu tư trong BOP. Máy tính và các dịch vụ thông tin bao gồm dữ liệu máy tính và giao dịch dịch vụ liên quan đến tin tức, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu, xử lý dữ liệu, tư vấn phần cứng, thiết kế phần mềm, bảo trì và sửa chữa máy tính, thiết bị ngoại vi, dịch vụ đại lý tin tức v.v giữa người cư trú và người không cư trú. Tiền bản quyền phát minh sáng chế và lệ phí cấp giấy phép bao gồm các khoản trả và nhận giữa người cư trú và không cư trú cho việc ủy quyền sử dụng tài sản vô hình, tài sản phi sản xuất, tài sản phi tài chính và quyền sở hữu và sử dụng bản gốc được sản xuất và bản nguyên mẫu. Khoản này được ghi nhận ở mục dịch vụ hơn là mục thu nhập, phù hợp với sự phân chia trong 93SNA. Dịch vụ kinh doanh khác là một loại hỗn hợp của các dịch vụ khác nhau ngoài các định nghĩa ở trên. Bao gồm: việc buôn bán và các dịch vụ thương mại có liên quan, hoạt động cho thuê, và kinh doanh hỗn hợp, dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ kỹ thuật. - 119 - Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí liên quan đến các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú cho hai loại dịch vụ chính; dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ có liên quan, và các dịch vụ văn hóa và giải trí khác. Các dịch vụ của chính phủ là một loại số dư bao gồm các dịch vụ của chính phủ, không bao gồm trong các phân loại trước. Khoản này cũng bao gồm các dịch vụ liên kết với các tổ chức quốc tế. Định nghĩa và phạm vi của thu nhập Thu nhập bao gồm hai loại giao dịch giữa người cư trú và không cư trú; thu nhập của người làm thuê và thu nhập từ đầu tư. Thu nhập của công nhân nên được ghi sau nguyên tắc cộng dồn, và vì vậy cần phải chú ý. Nếu tiền lãi không được trả, thì khoản mục được ước tính này nên được ghi lại theo các công cụ thích hợp và bút toán đối ứng cần được thực hiện trong các tài khoản tài chính để phản ánh sự gia tăng khoản phải thu liên quan tới sự không thanh toán. Cổ tức nên được ghi nhận vào ngày được trả. Các khoản thu nhập tái đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp được ghi nhận trong khoảng thời gian nhận được thu nhập đó, và thu nhập được phân phối của các chi nhánh và các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân được ghi nhận vào thời điểm chúng được chuyển giao. Thu nhập của người lao động bao gồm tiền công, tiền lương và các lợi ích khác, bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, thu được bởi cá nhân trong nền kinh tế/quốc gia khác với nơi những người này cư trú. Bao gồm trong thu nhập của người lao động cũng là những khoản đóng góp của người sử dụng lao động, thay mặt cho người lao động, cho các chương trình phúc lợi xã hội hay bảo hiểm tư nhân hoặc quỹ hưu trí. Thu nhập từ đầu tư bao gồm thu nhập nhận được từ quyền sở hữu các tài sản tài chính ở nước ngoài của người cư trú. Thu nhập này giống với khoản thu nhập từ tài sản trong SNA.). Phổ biến nhất là thu nhập trên vốn chủ sở hữu (cổ tức), và thu nhập trên các khoản nợ (tiền lãi). BOP phân loại thu nhập đầu tư thành ba loại: thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư danh mục, và thu nhập từ đầu tư khác. - 120 - Định nghĩa và phạm vi của các giao dịch chuyển giao một chiều Phân loại cuối cùng của các giao dịch trong tài khoản vãng lai là các giao dịch chuyển giao một chiều. Chuyển giao khác với các giao dịch khác theo ý nghĩa là một người giao dịch cung cấp một giá trị kinh tế cho người giao dịch khác nhưng không nhận được bất kỳ sự trao đổi giá trị kinh tế nào. Việc chuyển giao được xác định hoặc như là chuyển giao một chiều hoặc chuyển giao vốn, tùy thuộc vào mục đích của giao dịch, và được ghi nhận trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản vốn tùy theo cách cách phân chia đó. Sự khác biệt giữa chuyển giao một chiều và chuyển giao vốn thì theo đúng như trong quy định của 93SNA, và xuất phát từ phiên bản trước đây của BOP. Chuyển giao một chiều là một giao dịch không được đáp lại giữa hai bên. Chuyển giao một chiều bao gồm tất cả các chuyển giao mà không phải chuyển giao vốn. Để phân biệt giữa chuyển giao một chiều và chuyển giao vốn thì nên nhớ rằng việc chuyển giao vốn sẽ dẫn đến sự thay đổi về tài sản sở hữu của một hoặc cả hai bên tham gia giao dịch. Chuyển giao một chiều được phân thành hai loại chính, theo các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng; chính phủ hoặc các lĩnh vực khác. Chuyển giao của chính phủ bao gồm chuyển giao giữa chính phủ của các nền kinh tế khác nhau, giữa chính phủ và các tổ chức quốc tế, và giữa chính phủ với người không cư trú ngoại trừ chuyển giao giữa chính phủ và các tổ chức quốc tế. Chuyển giao một chiều giữa các khu vực khác của một nền kinh tế và người không cư trú bao gồm chuyển giao giữa các cá nhân, giữa các định chế hay tổ chức phi chính phủ, hoặc giữa chính phủ không cư trú và cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Bao gồm ở đây cả việc chuyển tiền của công nhân, (chuyển giao từ một di dân làm việc trong một nền kinh tế mới, và được coi là người cư trú ở đó), về cho ai đó (thường là người thân) tại quê nhà của những công nhân này. - 121 - Chuyển giao một chiều có thể là tiền mặt hoặc bằng hiện vật.. Bao gồm trong chuyển giao một chiều bằng hiện vật ví dụ như thực phẩm, quần áo, vật tư y tế và hàng tiêu dùng khác thường được chuyển từ một quốc gia hay một tổ chức quốc tế đến một nước khác để phân phối nhằm làm giảm khó khăn gây ra bởi nạn đói, thiên tai, chiến tranh v.v Tài khoản vốn và tài khoản tài chính Tài khoản vốn và tài chính được chia thành hai thành phần chính để ghi chép các giao dịch. Thành phần đầu tiên là tài khoản vốn, bao gồm những giao dịch liên quan đến việc nhận hoặc trả vốn chuyển giao và việc mua bán hoặc chuyển nhượng các tài sản phi sản xuất, phi tài chính. Thành phần thứ hai là tài khoản tài chính, bao gồm những giao dịch liên quan tới việc thay đổi quyền sở hữu trong tài sản và nợ nước ngoài của một nền kinh tế. Những thay đổi này không liên quan tới những giao dịch đã được loại trừ khỏi tài khoản vốn và tài khoản tài chính. Định nghĩa và phạm vi của những giao dịch vốn. Tài khoản vốn bao gồm chuyển giao vốn, một khoản mà trước đây được ghi như một phần của chuyển giao vốn trong tài khoản vãng lai. Sự thay đổi trong phân loại này nhằm hài hòa giữa cán cân thanh toán và SNA Chuyển giao vốn: bao gồm chuyển giao bằng tiền mặt và bằng hiện vật. Một chuyển giao bằng hiện vật được xem như một chuyển giao vốn nếu nó gồm có: (i) Chuyển giao quyền sỡ hữu của tài sản cố định hoặc (ii) sự xóa nợ của chủ nợ khi không có khoản nào được nhận lại. Một chuyển giao bằng hiện vật nên được định giá tại mức giá thị trường của nó. Một chuyển giao bằng tiền mặt được coi như là chuyển giao vốn khi nó liên quan tới việc mua lại hoặc chuyển nhượng tài sản cố định bởi một hoặc cả hai bên. Nhìn chung, một chuyển giao vốn sẽ dẫn đến một thay đổi trong tài sản của một hoặc cả hai bên tham gia giao dịch. Chuyển giao vốn được phân loại thành nhiều phần, chuyển giao giữa những chính phủ ( và những tổ chức quốc tế) hoặc giữa những thành phần khác. - 122 - Mua bán (chuyển nhượng) tài sản phi sản xuất, phi tài chính bao gồm cả những tài sản hữu hình, như nguồn tài nguyên và đất đai, và không phải tài sản hữu hình như bằng sáng chế, bản quyền nhãn hiệu. Vì đất chỉ có thể được trao đổi giữa những người cư trú (nếu người nước ngoài mua đất, anh ta thực sự có được một trái quyền đối với một đối tượng cư trú nào đó, chỉ ngoại lệ nếu đất được mua bởi đại sứ quán nước ngoài), những giao dịch của nhóm này gồm mua bán và chuyển nhượng tài sản phi sản xuất, phi tài chính, tài sản vô hình. Định nghĩa và phạm vi của những khoản mục tài chính. Tài khoản tài chính phân loại tài sản tài chính thành nhiều loại theo chức năng hoặc mục đích, sự phân loại giúp cho việc phân tích để cho thấy các hoạt động khác nhau, nhưng những khoản mục này lại được phân loại lần nữa thành các mục nhỏ bên dưới. Cấu trúc của tài khoản tài chính. Những khoản mục tài chính được phân loại theo. Theo chức năng hoặc mục đích (trực tiếp, gián tiếp, đầu tư khác,tài sản dự trữ) sau đó là tài sản, nợ sau đó là công cụ, sau đó là các thành phần, và cuối cùng là theo kỳ hạn Tài khoản tài chính ghi chép những giao dịch về những tài sản tài chính nước ngoài, gồm có: vàng, SDRs, bồi thường cho người không cư trú, và những giao dịch về nợ nước ngoài của 1 quốc gia (những giao dịch này bao gồm những khoản nợ đối với người không cư trú. - 123 - Đầu tư trực tiếp:là một hình thức đầu tư quốc tế phản ảnh mục tiêu đạt được lợi ích lâu dài bởi một thực thể cư trú trong một đất nước được thực hiện trong nền kinh tế khác. Mối liên hệ đầu tư trực tiếp tồn tại giữa những đơn vị trong những nền kinh tế khác nhau khi một trong số các bên giữ 10% hoặc nhiều hơn vốn chủ sở hữu so với bên còn lại. Đầu tư trực tiếp không chỉ là giao dịch hoặc đầu tư ban đầu nhằm thiết lập mối liên hệ giữa những nhà đầu tư và doanh nghiệp, tất cả những giao dịch đầu tư giữa những đon vị có mối quan hệ đầu tư trực tiếp được xem như đầu tư trực tiếp, không chỉ là những giao dịch vốn cổ phần. Đầu tư trực tiếp có thể được chia thành vốn cổ phần, các khoản thu nhập tái đầu tư, và nguồn vốn khác, sau đó lần lượt có thể được chia nhỏ ra thành những giao dịch tài sản và nợ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đề cập tới mối liên hệ đầu tư trực tiếp, mà 1 đơn vị cư trú nắm giữ hơn 10% vốn cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài. Nó thường đề cập đến những giao dịch về một tài sản cho nước nhận đầu tư nhưng đầu tư ngược lại(ví dụ như vốn vay) từ một doanh nghiệp nước ngoài cho đơn vị cư trú trong nước cũng được thể hiện như là đầu tư trực tiếp tại CCTT mặc dù nó là một khoản nợ. Ngược lại đối với đầu tư trực tiếp ở nước nhận đầu tư, thường đề cập đến những giao dịch nợ, nhưng một lần nữa, đầu tư đảo chiều từ doanh nghiệp trong nước sẽ được thể hiện trong phần này, mặc dù nó là một tài sản. - 124 - Thu nhập tái đầu tư là các khoản thu nhập từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp mà không phân phối cho các chủ sở hữu, được xem xét tái đầu tư trong công ty. CCTT ghi lại những khoản thu nhập như là chúng đã được phân phối dưới dạng thu nhập đầu tư (TK vãng lai) và đầu tư hoặc tái đầu tư dưới dạng đầu tư trực tiếp (TK vốn). Đầu tư danh mục: bao gồm những giao dịch trong chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, trong các hình thức của trái phiếu và tín phiếu, những công cụ thị trường tiền tệ và sản phẩm tài chính phái sinh như quyền chọn. Phạm vi và phân loại của đầu tư danh mục được sửa đổi đáng kể từ BPM4 đến BPM 5, bởi vì có những thay đổi trong thị trường tài chính quốc tế những năm qua cùng với sự ra đời của các công cụ tài chính mới. Đầu tư khác là phần còn lại, bao gồm tất cả những giao dịch tài chính không thuộc đầu tư trực tiếp, đầu tư danh mục hoặc tài sản dự trữ. Đầu tư khác bao gồm những giao dịch trong tín dụng thương mại, các khoản vay, tiền tệ và tiền gởi cũng như những tài sản và nợ khác. Tài sản dự trữ bao gồm tiền vàng, SDRs, vị thế dự trữ tại quĩ, tài sản ngoại tệ (ngoại tê, tiền gởi và chứng khoán) và các khoản thu, trái quyền và được kiểm soát bởi các cơ quan tiền tệ quốc gia để tài trợ trực tiếp cho việc mất cân bằng trong thanh toán, cũng như can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến TGHD và cho những mục đích khác. Tài sản dự trữ là thành phần quan trọng của thống kê CCTT, là nhân tố cơ bản trong việc phân tích vị thế quốc gia, nhưng nó không phải là thước đo tuyệt đối, bởi vì các quốc gia có thể có tài sản dự trữ bổ sung hoặc thả nổi tỉ giá. Ngược lại đối với BPM4, BPM5 không ghi lại bất kì sự thay đổi nào trong tài sản dự trữ mà không tính vào giao dịch. Điều chỉnh giá trị của tài sản dự trữ không phải là một phần của CCTT nhưng được ghi vào IIP - 125 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. Trần Ngọc Thơ, PGS. TS Nguyễn Ngọc Định, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Th.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2008) “Tài chính quốc tế”, NXB Thống Kê. 2. Võ Trí Thành (2002), “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam”, NXB Lao động – xã hội (Hà Nội) 3. TS. Hạ Thị Thiều Dao (2010), “Thận trọng trong xây dựng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam”, Phát triển kinh tế. 4. Nhận dạng bản chất thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam năm 2009 và hướng điều chỉnh - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Đại học Kinh tế quốc dân. 5. Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Sơn - Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Cung tiền và lạm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân và khuyến nghị - TS. Tôn Thanh Tâm, ThS. Ngụy Bảo Hiệp - Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 7. Chống lạm phát ở Việt Nam: tìm đúng nguyên nhân mới có giải pháp tích cực - TS. Nguyễn Đình Thọ, Đại học Ngoại thương hà Nội 8. Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam” - TS. Nhật Trung - tải từ websits Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam” - ThS. Đoàn Kim Thành - Viện nghiên cứu phát triển TPHCM. 10. “Xuất nhập khẩu trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế: thực trạng và giải pháp” - PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch - Tạp chí phát triển kinh tế số 223 tháng 5/2009 11. “Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và mức độ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại những năm tới” - PGS.TS. Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thương - Tạp chí phát triển kinh tế tháng 1/2010 12. “Bàn về giải pháp giảm nhập siêu ở Việt Nam hiện nay” - GS.TS. Võ Thanh Thu - Tạp chí phát triển kinh tế tháng 3/2010 - 126 - 13. Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2009 đã tác động tới tâm lý, kỳ vọng về tỷ giá như thế nào? - Trịnh Thị Ái Hoa - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 380 - Tháng 1/2010 14. The Mexican Peso crisis: A balance of payments crisis (1994-1995) - Tyler Curtis, Donn Gladish, Mayuri Guntupalli, Bill McElnea. DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO 1. www.vneconomy.vn Thời báo kinh tế Việt Nam 2. www.tcptkt.ueh.edu.vn Tạp chí phát triển kinh tế 3. www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê 4. www.imf.org Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF 5. www.worldbank.org Ngân hàng thế giới – WB 6. www.adb.org Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB 7. www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8. www.mof.gov.vn Bộ Tài Chính Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan