Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Từ một vài phân tích trên cho thấy, cho dù thị trường mục tiêu là nội địa hay quốc tế các MNCs có đều có động cơ nội địa hóa một số linh kiện hoặc phụ tùng có kích cỡ cồng kềnh và trọng lượng lớn như vỏ nhựa, ống kim lọai, các công cụ đúc, ép. Do đặc điểm của sản phẩm, các MNCs có thị trường mục tiêu là nội địa thường có nhu cầu nội địa hóa cao hơn so với các MNCs hướng vào xuất khẩu. Điều này mở ra cho CNPT Việt Nam một cách hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam là phát triển các ngành CNPT kể trên. Việc các DN FDI thiết lập các liên kết địa phương chịu ảnh hưởng bởi động cơ đầu tư vào một nước chủ nhà. Các DN FDI định hướng thị trường trong nước thường mua ở địa phương nhiều hơn các công ty đinh hướng xuất khẩu. Các nhà cung cấp trong nước nhận thấy dễ dàng hơn trong việc phục vụ các hoạt động nhằm vào thị trường trong nước nhất là ở những nơi đòi hỏi về chất lượng và kỹ thuật là không cao. Họ cũng có những lợi thế do hiểu được sở thích của người tiêu dùng địa phương. Ngoài ra, việc mở rộng nguồn địa phương của các DN FDI cũng có thể được khuyến khích bởi mong muốn tránh rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, đối với các hoạt động định hướng xuất khẩu các đòi hỏi về chi phí và chất lượng thường là khắt khe hơn. Đặc biệt, các DN FDI là một bộ phận của hệ thống sản xuất quốc tế thường phụ thuộc nhiều hơn vào chính sách sử dụng nguồn lực toàn cầu và do vậy ít khả năng lựa chọn nguồn cung cấp một cách tự do.

pdf111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và riêng lẻ (đã đề cập ở trên) có vai trò định hướng và hỗ trợ lớn tới sự phát triển của ngành công nghiêp non trẻ và yếu kém này trong giai đoạn tới. Để hoàn thiện hơn nữa quy hoạch này, việc đầu tiên Chính phủ cần phải làm là làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành CNPT trong hệ thống luật pháp- một định nghĩa về ngành CNPT phù hợp, không quá rộng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách hợp lý và đảm bảo tính khả thi của các chính sách này trong khả năng cho phép của đất nước sau này. Ngoài ra, để tận dụng hiệu quả các nguồn lực còn hạn hẹp, Chính phủ cần xác định rõ các lĩnh vực cần được ưu tiên để phát triển CNPT. Trong sản xuất theo kiểu lắp ráp, các ngành CNPT thường có sự trùng lắp với nhau, vì vậy các chính sách thúc đẩy cũng phải hòa hợp với nhau. Mặc dù kích cỡ và độ chính xác đòi hỏi đối với các phụ tùng, linh kiện có thể khác nhau đôi chút Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 87 giữa các ngành, ngành xe máy và điện tử về cơ bản có thể cùng sử dụng chung các ngành CNPT. Chính sách khuyến khích thúc đẩy nên nhắm tới loại ngành công nghiệp phụ trợ chung này trước tiên (hình 10) Hình 11: Mô hình chia sẻ của các ngành công nghiệp phụ trợ Nguồn: Kenichi Ohno, 2004, Đổi mới chính sách công nghiệp, VDF Trong nền công nghiệp hiện nay, các lĩnh vực như cán thép, đúc, xử lý nhiệt và chế tạo là những lĩnh vực còn tương đối lạc hậu và còn thiếu nhiều nên có thể tập trung phát triển CNPT trong những lĩnh vực này. Ngoài ra, như đã phân tích ở chương II, thị trường xe máy Việt Nam có tiềm năng lớn, do đó nhu cầu đối với các sản phẩm phụ trợ của các DN lắp ráp xe máy càng ngày càng lớn, do đó Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là các DN SMEs. Trong ngành CNPT ô tô, do Việt Nam có lợi thế tiềm năng về cao su tự nhiên, vì thế CNPT nên tham gia làm lốp, làm ắc quy, bình điện, và trong tương lai, khi năng lực khoa học công nghệ đạt được trình độ nhất định, có thể tham gia sản xuất để bán một số chi tiết linh kiện phức tạp hơn. Xét về mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và ngành CNPT của nó, ta thấy việc tăng năng suất của ngành công nghiệp lắp ráp có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành CNPT. Do vậy, cần xây dựng chính sách phát triển tất cả các ngành công nghiệp. Từ thực trạng phát triển một số ngành CNPT như chương II đã phân tích, có thể thấy một trong những điểm hạn chế của ngành CNPT chính là dung Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 88 lượng thị trường nhỏ bé. Các DN không thể tham gia thị trường khi mà thị trường không đòi hỏi một lượng cầu đủ lớn. Nhu cầu về sản phẩm CNPT xuất phát từ chính các ngành sản xuất sản phẩm chính. Vì vậy, một biện pháp để giảm thiểu sự yếu kém của CNPT chính là làm sao để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng, từ đó có thể kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm CNPT. Có thể giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Trong điều kiện hiện nay, không nên dùng biện pháp hành chính hoặc thuế quan ép buộc các MNCs tăng tỷ lệ nội địa hoá mà điều tiên quyết là phải cải thiện khả năng cung cấp sản phẩm tại chỗ. Giải quyết quan hệ giữa khu vực thượng nguồn và khu vực hạ nguồn cũng là giải quyết mối quan hệ liên ngành công nghiệp. Cả 2 khu vực đều có những tác động hỗ trợ lẫn nhau, vì thế cũng cần tăng cường liên hệ giữa các nhà cung cấp và các doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài (sẽ được đề cập đến sau đây). 1.2. Tăng cƣờng liên kết giữa doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp FDI Việc xây dựng các liên kết giữa các DN trong nước với các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành CNPT ở nước ta trong những năm tới là vấn đề vô cùng cần thiết nhưng không hề đơn giản. Để thực hiện được điều này cần có nhiều các giải pháp quyết liệt và đồng bộ, trong đó việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất (KCN-KCX) theo hướng này cần được coi là một giải pháp chiến lược, mang tính đột phá. Việc xây dựng các KCN-KCX một cách tập trung, có mục tiêu, trong đó có nhiều DN trong nước có thể trở thành các nhà cung cấp cho các DN có vốn ĐTNN có thể coi là một hướng đi tích cực và thiết thực nhằm phát triển ngành CNPT ở nước ta trong những năm tới. Đây còn là giải pháp nhằm tạo môi trường hấp dẫn để có thể thu hút được ĐTNN nhiều hơn trong tương lai. Do đó, trong định hướng xây dựng các KCN- KCX, cần phải gắn sự phát triển của KCN- KCX với chiến lược phát triển ngành CNPT ở nước ta trong tương lai nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lan toả của các khu này với sự phát triển kinh tế của đất nước. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 89 1.2.1. Khuyến khích cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, tận dụng vốn và công nghệ nƣớc ngoài Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN cũng như các nhà đầu tư trong nước vào các KCN-KCX một cách công khai, minh bạch. Đặc biệt cần có các thông tin chi tiết về ngành nghề, năng lực kinh doanh của các DN và các định hướng khuyến khích đầu tư nhằm phát triển liên kết giữa các DN có vốn ĐTNN và các DN trong nước. Chính phủ có thể đưa ra các ưu đãi đối với các DN có vốn ĐTNN để khuyến khích các liên kết như: miễn thuế cho các DN có vốn ĐTNN hoặc cho phép các DN này được coi các chi phí liên quan tới việc hình thành liên kết là những chi phí được khấu trừ thuế. Việc tạo ra các liên kết cũng được coi như một dạng để trao tặng danh hiệu “người tiên phong” cho các nhà đầu tư nước ngoài như ở Malaysia đã trao tặng cho các công ty đầu tư vào ngành chế tạo các sản phẩm được khuyến khích hoặc tham gia vào lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, có trình độ công nghệ cao và tạo ra các liên kết công nghiệp đáng kể; hay như ở Thái lan, đưa ra các khuyến khích đối với các đề án sử dụng các nguồn lực trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng và lĩnh vực CNPT. Định hướng trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển CNPT cho việc ĐTNN vào Việt Nam không chỉ đầu tư vào việc sản xuất sản phẩm chính mà cần đầu tư vào cả những ngành CNPT ta có tiềm năng, lợi thế so sánh về nguyên liêu tại chỗ và nhân địa phương để hạn chế việc phải nhập khẩu rồi tiến tới xuất khẩu được sản phẩm của CNPT được sản xuất từ Việt Nam. Như đã phân tích ở chương I, phần lớn các nhà cung cấp FDI là DN SMEs sử dụng các thiết bị đắt tiền và do vậy họ cần lượng đặt hàng lớn và môi trường chính sách ổn định để đầu tư vào Việt Nam. Có hai sản phẩm hiện nay có quy mô sản xuất đủ lớn ở Việt Nam là xe máy (cho thị trường nội địa) và hàng điện tử như máy tính và mạch chủ (cho xuất khẩu) nên cần có biện pháp khuyến khích các DN FDI trong ngành nghề này đầu tư vào Việt Nam. Quy mô sản xuất của ô tô, TV và thiết bị nghe nhìn vẫn quá nhỏ để hấp dẫn các nhà cung cấp nước ngoài. Các chính sách ưu đãi nhằm thu hút được nhiều FDI vào CNPT là có thể là chính sách ưu đãi thuế, khuyến khích đầu tư. Đây là điều Thái Lan đã thực hiện rất thành công trong việc thu hút những DN sản Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 90 xuất linh kiện ôtô đầu tư vào các KCN tập trung, đưa Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất ôtô ở khu vực Đông Nam Á. 1.2.2. Nâng cao năng lực của các nhà cung cấp địa phƣơng Quá trình liên kết chịu ảnh hưởng của môi trường chính sách tổng thể của nước chủ nhà bao gồm các khuôn khổ kinh tế và định chế của nó, khả năng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, mức độ ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô. Nhưng yếu tố quan trọng nhất ở nước chủ nhà ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết là năng lực của các nhà cung cấp địa phương với giá thành và chất lượng cạnh tranh. Năng lực công nghệ và quản lý của các công ty trong nước sẽ quyết định phần lớn khả năng của nền kinh tế chủ nhà để hấp thụ và thu lợi từ những tri thức mà các liên kết có thể chuyển giao Trong khi có một thực tế ở VN là chỉ các DN phụ trợ FDI mới có khả năng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho các công ty MNCs, còn các DN địa phương tuy số lượng nhiều nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực cạnh tranh yếu kém. Do đó, để cạnh tranh với các DN FDI để trở thành nhà cung cấp cho các DN MNCs, thì cần nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp địa phương. Điều này, ngoài việc cần sự nỗ lực của bản thân DN, thì những biện pháp hỗ trợ sau từ phía Chính phủ có thể củng cố sự phát triển của các nhà cung cấp tiềm năng, giúp các mối liên kết trở nên sâu sắc hơn. Thứ nhất, là biện pháp tài trợ tài chính. Mối liên hệ tài chính là một phần quan trọng của liên kết giữa DN có vốn ĐTNN và nhà cung cấp trong nước. Chúng có thể là dạng định giá về sản phẩm của nhà cung cấp hay các điều khoản tài trợ dài hạn hơn. Khi khả năng giúp nhà cung cấp thoả thuận về giá trong một nền kinh tế thị trường là giới hạn, cần có một sự bảo hộ hợp pháp chống lại các thoả thuận và các thực hành kinh doanh không bình đẳng. Các chính sách cạnh tranh đóng vai trò quan trọng ở đây. Chính phủ có thể đóng vai trò đảm bảo tài trợ hợp pháp trong các hợp đồng của các nhà cung cấp với các công ty lớn và cung cấp cho nhà cung cấp các thông tin về giá chuẩn và các cơ hội kinh doanh thay thế hoặc khuyến khích các hiệp hội kinh doanh làm như vậy. Đối với các nước đang phát triển, sự thiếu hụt tài chính là một trở ngại quan trọng mà các nhà cung cấp phải đối mặt (nhất là SMEs). Thách thức chính là làm Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 91 thế nào để khuyến khích các hỗ trợ tài chính của các DN có vốn ĐTNN cho các nhà cung cấp trong nước bởi các DN có vốn ĐTNN thường có điều kiện tài chính tốt hơn. Những hỗ trợ như vậy có thể làm tăng trực tiếp nguồn lực tài chính cho nhà cung cấp, đóng góp vào việc giảm chi phí tài trợ cho họ và/hoặc giảm sự bất ổn định của các luồng tài chính. Chính phủ có thể khuyến khích bằng các biện pháp như: khuyến khích việc giảm bớt thanh toán chậm thông qua thuế; giảm thuế thu nhập để khuyến khích thanh toán ngay cho nhà cung cấp; giới hạn thanh toán chậm bằng luật pháp; tạo ra các thoả thuận đảm bảo bù đắp các khoản bị thanh toán chậm hoặc đưa ra các tài trợ gián tiếp cho nhà cung cấp thông qua người mua của họ. Chính phủ cũng có thể đưa ra các miễn giảm thuế cho nhà cung cấp; đồng tài trợ cho chương trình phát triển nhà cung cấp cùng với khu vực tư nhân hoặc cung cấp tài chính cho các công ty địa phương để nâng cao năng lực của họ hay sử dụng các hỗ trợ chính thức. Thứ hai, biện pháp hỗ trợ thông tin Các nhà cung cấp địa phương - vì nhỏ về qui mô và yếu về kinh tế - có thể bất lợi khi đàm phán với người mua, nhất là khi chỉ là một công ty riêng lẻ. Chính phủ có thể giúp tạo ra một sự cân bằng vị trí đàm phán giữa người mua và nhà cung cấp bằng việc cung cấp một số hỗ trợ như: hỗ trợ về thông tin nhằm vượt qua các thất bại về thông tin liên quan đến các cơ hội liên kết. Chính phủ cần hành động bằng cách thu thập và phát triển các thông tin về cơ hội liên kết và bằng cách đảm bảo độ chính xác của các thông tin được cung cấp. Các thông tin có thể bao gồm chi tiết về giá phải trả cho các chi tiết nhất định, chất lượng và thậm chí cả sản phẩm và quá trình được sử dụng. Nó có thể bao gồm đơn giản một danh mục yếu tố đầu vào và nguyên liệu có thể thu hút ở địa phương, tên, vị trí và một số đặc trưng và cấu trúc của ngành công nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, các số liệu càng đồng bộ và chi tiết chúng càng hữu ích đối với người sử dụng nhưng sẽ càng tốn kém cho việc cung cấp thông tin nên Chính phủ có thể tính phí cho việc cung cấp các thông tin này. Thông tin cũng có thể được cung cấp thông qua thông báo công cộng, các hội thảo liên kết thông tin hoặc qua các triển lãm quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ có thể hỗ trợ việc trao đổi thông tin thông qua các định chế tư nhân. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 92 Thứ ba, cần có các giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực công nghệ của các công ty địa phƣơng. Năng lực công nghệ của các DN trong nước là yếu tố quyết định khả năng của họ đáp ứng được yêu cầu trở thành nhà cung cấp cho các DN có vốn ĐTNN hoạt động trong một thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Chúng cũng ảnh hưởng đến mức độ trong đó nhà cung cấp có thể giành được những lợi thế về cơ hội cho việc nâng cấp công nghệ tiếp theo mà việc liên kết có thể tạo ra. Ngày càng nhiều các DN có vốn ĐTNN đòi hỏi người cung cấp của họ phải thoả mãn được các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, QS 9000, HACCP và VDA. Do vậy việc nâng cấp công nghệ của các nhà cung cấp địa phương cần được coi là một ưu tiên đối với nước chủ nhà và Chính phủ cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các công ty mua sang các công ty cung cấp nhằm củng cố sự hợp tác công nghệ giữa hai bên. Để đảm bảo đầu vào đáp ứng được các đòi hỏi công nghệ khắt khe, các DN có vốn ĐTNN thường sẵn sàng cung cấp cho các nhà cung cấp tiềm tàng không chỉ những yêu cầu cụ thể mà đôi khi cả sự trợ giúp nhằm nâng cao khả năng công nghệ của nhà cung cấp. Tuy nhiên việc mở rộng chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào nền kinh tế chủ nhà và mức phát triển của các công ty địa phương. Các công ty đa quốc gia đầu tư vào việc phát triển và xây dựng các năng lực địa phương chỉ khi việc đầu tư có thể trông đợi thu được lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định. Các nhà cung cấp có thứ bậc cao sẽ nhận được những đơn hàng lớn và có giá trị gia tăng cao với sự trợ giúp về kỹ thuật và tri thức lớn từ các DN có vốn ĐTNN. Tóm lại, nếu thiếu các dạng hỗ trợ trên, có thể các DN trong nước sẽ không có được các chứng nhận chất lượng đào tạo đỏi hỏi hoặc vốn cần thiết để trở nên có tính cạnh tranh và có thể đáp ứng được yêu cầu của các DN có vốn ĐTNN và do vậy không thể trở thành nhà cung ứng đầu vào cho họ. 1.2.3. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, muốn phát triển CNPT, điều đầu tiên phải quan tâm là phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, đội ngũ quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề và tay nghề cao của Việt Nam còn thiếu và chất lượng chưa cao. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 93 Với lực lượng lao động khoảng 46 triệu người, Việt Nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc. Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng….) trong các trường đại học còn rất yếu, và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Ngoài ra, do tính thời thượng của các ngành vi tính, tài chính và quản trị kinh doanh khiến học sinh, sinh viên thiếu quan tâm đến đào tạo kỹ sư và kỹ thuật công nghiệp. Về phía người lao động, do tầm nhìn ngắn hạn và chủ nghĩa vật chất khiến họ mưu cầu lương cao và lợi ích hiện tại mà không phấn đấu trau dồi kỹ năng, kiến thức, điều này dẫn đến tình trạng nhảy việc xảy ra thường xuyên hơn. Về phía nhà quản lý, không có nhiều người nhiệt tình với việc học hỏi công nghệ mới và năng động trong hoạt động marketing để trở thành đối tác kinh doanh của các công ty nước ngoài. Thực trạng đó chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), và có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành CNPT. Các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật, ví dụ như chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là, từ năm 2002, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được tiến hành ở các trường cao đẳng kỹ thuật ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 94 Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần quan tâm tới việc đào tạo quản lý ở bậc trung cấp. Hiện nay, Việt nam thiếu một thế hệ cán bộ có thể làm quản lý ở bậc trung cấp, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh. Các DN nước ngoài thường khó tìm được những nhà quản lý bậc trung cấp mà có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các chương trình đào tạo thông qua học việc (OJT-On the Job Training) dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Một nhà sản xuất hàng điện tử Nhật Bản thậm chí còn sẵn sàng đứng ra hỗ trợ cho khoá đào tạo thường niên về quản lý cho các SN SMEs ở Việt Nam. Hiệu quả của các chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu Chính phủ đứng ra tổ chức các khoá học nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Ví dụ, các khoá đào tào chính thức của Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được các doanh nghiệp Việt nam chủ động tham gia. 1.3 Xây dựng một liên kết vùng tối ƣu Một mặt, Việt Nam cần phải xây dựng các ngành CNPT để không bị lệ thuộc nặng nề vào nhập khẩu đầu vào, mặt khác, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (như trên đã đề cập) đòi hỏi các quốc gia phải biết trao đổi hàng hoá công nghiệp với các quốc gia khác thay vì cố gắng tự sản xuất mọi thứ trong nước. Hai vấn đề này nghe có vẻ khá mâu thuẫn với nhau. Chìa khoá để giải quyết là Việt Nam cần trở thành một nối kết quan trọng trong mạng lưới sản xuất Đông Á bằng việc chuyên môn hoá một số quy trình và nhập khẩu các hàng hoá trung gian từ các quốc gia láng giềng. Các hàng hoá mà Việt Nam sản xuất và xuất khẩu phải là những hàng hoá tận dụng được lợi thế so sánh động còn những hàng hoá mà Việt Nam nhập khẩu phải là những hàng hoá mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh động. Nếu điều này được kết hợp hợp lý thì kết quả sẽ là sức cạnh tranh lớn nhất trên thị trường thế giới. Nếu không hợp lý, kết quả sẽ rất tai hại. Để tồn tại và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh toàn cầu, chúng ta cần biết kết hợp những thứ tốt nhất từ các quốc gia khác. Các ngành phụ trợ cần được xây dựng để tăng cường những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh động. Với những ngành khác, chúng ta không nên cổ vũ đầu tư thượng nguồn vì dễ dẫn đến lãng phí vốn. Chẳng hạn, Hồng Công có thể cung Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 95 cấp các nguyên vật liệu ngành may với giá rẻ. Việt Nam nên mua nguyên vật liệu dệt may từ những trung tâm dệt may quốc tế như vậy và tạo ra giá trị trong trong khâu sản xuất hơn là thực hiện đầu tư của chính phủ vào sản xuất nguyên vật liệu. Nếu các công ty tư nhân đang đầu tư vào sản xuất thượng nguồn thì tự họ sẽ phải chịu rủi ro. Chính phủ cũng không nên đổ một lượng lớn vốn đầu tư vào khu vực sản xuất mà tư nhân cho là không hiệu quả. Trung Quốc (đặc biệt là miền Nam Trung Quốc) và các nước láng giềng ASEAN là những đồng minh quan trọng đầy tiềm năng cho Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam có một vị trí lý tưởng để trở thành cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc thường bị xem là một đe doạ cho quá trình CNH của Việt Nam. Điều này có thể đúng một phần, song vai trò đồng minh trong quy trình sản xuất quốc tế cũng cần được nhấn mạnh. Trung Quốc trội hơn trong việc sản xuất nguyên vật liệu công nghiệp và đầu vào chất lượng thấp, trung bình ở chi phí thấp. Lợi thế này cần phải được kết hợp với kỹ năng lao động của Việt Nam để sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế. Việc quyết định sự kết hợp cụ thể đòi hỏi kiến thức sâu sắc và cập nhật về mỗi sản phẩm. Hơn nữa, trạng thái cạnh tranh thường xuyên thay đổi. Để thiết lập một chiến lược như vậy, chính phủ cần lắng nghe cẩn thận từng lời của các nhà kinh doanh quốc tế trước khi ra quyết định. 1.4. Tiếp tục quá trình cải cách các doanh nghiệp Nhà nƣớc Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện việc tái cơ cấu các DNNN theo quy định trong Luật cải cách Doanh nghiệp nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện còn tương đối chậm. Đối với các DNNN đã cổ phần hoá và hoạt động tốt, Chính phủ cần có những hỗ trợ tập trung để các DN này phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ giúp cho quá trình sử dụng nguồn lực đầu vào khan hiếm có hiệu quả cao hơn, và nâng cao vị thế của DNNN trong nền kinh tế. Những DNNN hoạt động có hiệu quả cần được khuyến khích chuyển hoá sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc sang chuyên môn hoá trong một mạng lưới có nhiều DN hoạt động. Điều này đòi hỏi Bộ Công thương và những Bộ khác phải có năng lực hoạt động cao hơn để thúc đẩy sự phối hợp trong ngành của các DN. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 96 Đối với các DNNN mà hoạt động yếu kém, thì hoặc khôi phục khả năng hoạt động, hoặc loại bỏ hẳn. Các DNNN khác có thể phải giảm quy mô, sáp nhập hoặc đóng cửa, nhưng cũng cần phải lưu tâm đặc biệt đến các hậu quả về mặt xã hội của chúng. Quá trình điều chỉnh giảm này gắn liền với sự phát triển ngày càng mạnh của khu vực tư nhân và FDI. Tỷ trọng tương đối của DNNN cần phải giảm xuống thông qua quá trình phát triển của khu vực tư nhân, chứ không phải qua việc cắt giảm thực sự khu vực DN quốc doanh (cách tiếp cận hai chiều trong việc cải cách DN quốc doanh) 1.5. Thiết lập các cơ quan hỗ trợ phát triển CNPT  Thành lập các cơ quan nghiên cứu chiến lược và hỗ trợ công nghệ cho các ngành CNPT; xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển CNPT. Về vấn đề này Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan. Năm 1992, Thái Lan thành lập Bộ phận phát triển Liên kết Công nghiệp trực thuộc Ban đầu tư; năm 1998, thành lập Văn phòng Phát triển CNPT trực thuộc Ban Hỗ trợ Công nghiệp- Bộ Công Nghiệp. Văn phòng này có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành CNPT, thiết kế sản phẩm mẫu; hỗ trợ hệ thống thầu phụ....  Thành lập các trung tâm tiếp thị, tìm kiếm đối tượng cung cấp sản phẩm CNPT và các địa chỉ tiêu thụ sản phẩm CNPT, làm cầu nối giữa các DN nước ngoài với các DN nội địa. Mở các “chợ nguyên phụ liệu” với sự tham gia của các DN bên ngoài để các DN nước ta có nhiều sự lựa chọn khi tìm mua những nguyên phụ liệu chất lượng và giá cả hợp lý. Đặt hàng cho các viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh kiện, phụ tùng…  Thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng và dịch vụ kiểm tra kỹ thuật an toàn, để ra các tiêu chuẩn công nghiệp. Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 97 Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển các ngành CNPT và tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các DN trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các DN Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các DN FDI. Bên cạnh việc nhận thức được công việc của QUATEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số DN trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không phải là cách làm có hiệu quả đối với vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế vượt quá sức các DNTN. Một số DN Nhật Bản đã đứng ra hỗ trợ các DN trong nước, nhưng hỗ trợ về tài chính và thời gian cho những khoá đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi được. Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các DN Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia, trong đó có các chuyên gia của Tập đoàn Phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC). 2. Từ phía các doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp, cũng như là giảm các chi phí về mặt xã hội do quá trình CNH và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng gây ra. Những chính sách như trên là cần thiết vì Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của phát triển. Tuy nhiên, mỗi ngành công nghiệp có tồn tại hay không sẽ phụ thuộc vào sự cạnh tranh toàn cầu và nỗ lực của bản thân các nhà sản xuất, chứ không phải của Chính phủ. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 98 2.1. Tăng cƣờng chuyên môn hoá sản xuất Từ thành công của một số DN trong nước cho thấy trong giai đoạn hiện nay, mỗi DN cần tự tìm ra ưu thế của mình để tập trung sản xuất. Các DN cần phải đổi mới tư duy kinh tế, không thể gắn mãi với lối sản xuất tích hợp theo chiều dọc trước đây nữa, mà cần nhanh chóng chuyển sang hoạt động theo hướng chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà các nhà lắp ráp cần chứ không nên tràn lan sản xuất mà không có người tiêu thụ. Phân tích hành vi của các MNCs Nhật Bản đang họat động tại Việt Nam cho thấy phần lớn các MNCs có nhu cầu nội địa hóa các linh kiện hoặc phụ tùng có kích cỡ cồng kềnh và trọng lượng lớn làm bằng nhựa và kim lọai cũng như một số công đọan như đúc, nén v.v Điều đó chỉ ra một hướng đi cho các DN phụ trợ ở Việt Nam là phát triển các ngành CNPT kể trên. Nếu thành công, thì sự có mặt của các ngành này sẽ giúp Việt Nam trở thành nước áp dụng các công nghệ sản xuất có định hướng cao. Đây được coi là hướng đi hiện thực nhất đối với Việt Nam nhằm nâng cao năng lực công nghiệp. Có 3 lý do cơ bản để giải thích luận điểm này: Thứ nhất, công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp này có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Ví dụ công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể khả dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy công nghiệp, máy phát điện v.v. Các sản phẩm cuối cùng có thể thay đổi thường xuyên, và đặc biệt nhanh đối với ngành công nghiệp điện tử. Ví dụ màn hình tinh thể lỏng (LDC) đã nhanh chóng qua mặt màn hình truyền thống sử dụng đèn hình. Tuy nhiên các linh kiện nhựa và kim khí cũng như các công đọan liên quan sẽ luôn cần thiết cho dù có bất cứ sự thay đổi nào về sản phẩm cuối cùng. Do vậy, các quốc gia có đủ công nghệ để sản xuất các linh phụ kiện bằng nhựa hay kim khí sẽ có khả năng bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình như là một trung tâm sản xuất trong thời gian dài Thứ hai, sản xuất các linh kiện nhựa hay kim khí và các công cụ để sản xuất chúng không hòan tòan là công nghệ thấp, mà đòi hỏi công nghệ sản xuất định hướng tương đối cao. Các sản phẩm điện tử được cấu thành bởi các linh kiện nhựa và kim khí được thiết kế hết sức công phu. Các nhà sản xuất lọai linh kiện này phải có tay nghề cao bởi chỉ một khiếm khuyết cho dù rất nhỏ trong các linh kiện này có Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 99 thể ảnh hưởng đến tòan bộ tính năng cơ học của sản phẩm cuối cùng. Ngòai ra, tay nghề sản xuất, bảo trì và sửa chữa các công cụ như đúc và nén sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí hậu cần và rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng. Hiện tại, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phát triển khác có năng lực cao trong lĩnh vực này. Cuối cùng, cần lưu ý rằng, chưa có một quốc gia nào trong khu vực ASEAN, kể cả Malaysia và Thái Lan đã có sự tích tụ cần thiết trong việc phát triển các ngành công nghiệp này. Và như vậy, các DN Việt Nam hòan toàn có lợi thế so với các nước trong khu vực nếu xây dựng thành công các ngành CNPT đó. 2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh Khi cộng tác với các DN nước ngoài, các nhà cung cấp địa phương cần tuân thủ những nguyên tắc sau: chất lượng ổn định, đảm bảo giao hàng và giá cả cạnh tranh (QCD- Quality, Cost and Delivery). Đây chính là tiêu chuẩn để các công ty lựa chọn đối tác cung FDI cấp linh phụ kiện... Các linh kiện chỉ đạt từ 80-90% chất lượng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không được chấp nhận. Điều này là thách thức lớn đối với các DN trong nước, đặt ra yêu cầu cho các công ty này phải tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lượng. Một số nhà cung cấp trong nước hiện là đối tác của các công ty liên doanh, công ty FDI đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO... 2.3 Chủ động xây dựng, tăng cƣờng mối liên kết với các DN lắp ráp Cần nhận thấy rằng các DN phụ trợ Việt Nam khó có thể tự phát triển nếu không có sẽ chuyển giao công nghệ từ các DN có vốn ĐTNN hoạt động trong ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo (ô tô, xe máy, điện-điện tử…là những ngành đòi trình độ công nghệ cao). Bên cạnh việc DN tự đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất bằng các nguồn vốn tự huy động được thì các DN phụ trợ có thể tận dụng nguồn công nghệ thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Do vậy, các DN cung cấp sản phẩm phụ trợ cần chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh sản xuất linh kiện. Cũng giống như Sanyo, Canon cũng phải thốt lên rằng chẳng mấy khi các nhà cung Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 100 cấp nội địa tìm đến họ cho dù kế họach mở rộng sản xuất của Canon được công bố công khai và rộng rãi. Ngược lại các nhà cung cấp nước ngoài luôn tìm cách tiếp cận Canon nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Các DN trong nước không thể bị động trông chờ các đối tác tìm đến với mình, mà cần chủ động tìm kiếm đối tác, thông qua các kênh thông tin khác nhau từ Internet, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức quốc tế... Thông qua hợp tác liên doanh, hợp tác gia công sản phẩm xuất khẩu, các DN phụ trợ sẽ tiếp thu được công nghệ, đồng thời tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô. Điều này sẽ phần nào giải quyết tình trạng dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế, xuất khẩu ra thị trường thế giới và đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Bằng cách đó việc tổ chức sản xuất của ngành CNPT mới có thể đạt quy mô kinh tế - cơ sở để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 101 KẾT LUẬN Phát triển CNPT sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam góp phần tạo thế chủ động xu hướng quốc tế hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, phân công lao động sâu sắc trên thế giới hiện nay thông qua việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN đang hoạt động trong lĩnh vực CNPT ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển CNPT còn góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước CNH hiện đại vào năm 2020, thông qua việc thu hút ngaỳ càng nhiều hơn nữa FDI và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách trong việc phát triển ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước này. Trong khi đó, các nước bạn trong khu vực như Malaysia, Thái Lan đã phát triển các ngành CNPT đạt được những kết quả đáng kể, đáng để Việt Nam học tập kinh nghiệm. Hai trở ngại lớn nhất mà các DN phụ trợ đang phải đối mặt là dung lượng thị trường nhỏ bé (do chưa đạt được hiệu quả quy mô tối thiểu) và khoảng cách thị trường giữa các nhà cung cấp ở khu vực thượng nguồn và các nhà sản xuất lắp ráp hạ nguồn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Trước tình hình như thế thì việc ban hành các chính sách phù hợp và thiết thực từ phía Chính phủ là vô cùng cần thiết để giúp các DN hoạt động trong ngành CNPT có một sự bứt phá mạnh, vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn và yếu kém này. Một khái niệm mang tính pháp lý rõ ràng và một quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNPT được coi là cơ sở cho việc ban hành các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho các DN phụ trợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng và củng cố mối liên kết giữa các DN này với các DN lắp ráp bằng các biện pháp hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Ngoài ra, yếu tố tự bản thân các DN trong ngành CNPT nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của mình…cũng không thể bỏ qua. Chính sự kết hợp và thực hiện cả biện pháp vĩ mô và vi mô đó sẽ tạo đà thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này trong những xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt trên thế giới hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Sách, báo, tạp chí 1. Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam, Tài liệu tham chiếu, tháng 1/2004. 2. Ðố Mạnh Hồng, 2005, Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF). 3. Junichi Mori và Kenichi Ohno, Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực, bản thảo VDF, tháng 10/2004. 4. Hisami Mitarai, 08/2005, Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam, trong Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, VDF, 2005. 5. Kenichi Ohno, 2007, Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, trong Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam (Tập 1) (trang 1-28), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 6. Kenichi Ohno, 2006, Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 7. Kenichi Ohno (GRIPS), 03/2008, Chiến lược Công nghiệp cho Kỷ nguyên mới của Việt Nam, Hội thảo quốc tế về chiến lược hoá công nghiệp hoá, VDF. 8. Kenichi Ohno, Thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực, tài liệu thảo luận, VDF, số 1, tháng 6 năm 2004. 9. Kyoshiro Ichikawa, 2005, Xây dựng và tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, Báo cáo điều tra, VDF. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 103 10. Nhóm làm việc chung về xe máy (JWG), 2007, Vì sự phát triển vững mạnh của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 11. PGS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, 2005, Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế- động lực phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới, tài liệu của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. 12. Trần Văn Thọ, 2005, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. PGS. TS. Trần Đình Thiên, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp, tài liệu của Viện Kinh tế Việt Nam. 14. Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (nhiều số) 15. Kinh tế Sài Gòn (nhiều số) 16. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (nhiều số) 17. Thời báo Kinh tế Việt Nam (nhiều số) 2. Văn bản pháp luật 18. Viện Chiến lược Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương Việt Nam, 2007, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020. 19. Bộ Công nghiệp, “Quyết định số 34 /2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, Hà Nội ngày 31 tháng 7 năm 2007. 20. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020”, Hà Nội ngày 03 tháng 12, năm 2002. 21. Thủ tướng Chính phủ (2004), “Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020,” Hà Nội ngày 05 tháng 10. Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 104 II. Tài liệu tiếng Anh 22. Junichi Mori (2005), Development of supporting industries for Vietnam’s industrialization: Increasing positive vertical externalities through collaborative training, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis, Fletcher School, Tufts University, Japan. 23. Nguyễn Thi Xuan Thuy (2007). Supporting industries: A review of concepts and development. 24. VDF (2007), Building supporting industries in Vietnam, Vol.1 III. Websites 1. Bộ công thương Việt Nam 2. Diễn đàn phát triển Việt Nam, VDF. 3. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội 4. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp Việt Nam. 5. Viện thông tin khoa học xã hội 6. Bộ khoa học và đầu tư, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia. 7. Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam-Cơ sở dữ liệu toàn văn- Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia. 8. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Cổng thông tin kinh tế Việt Nam 9. Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. 10. Dệt may Việt Nam 11. Hiệp hội DN điện tử Việt Nam Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 105 PHỤ LỤC Bảng 1: Xuất nhập khẩu Việt Nam Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 2004 2005 Xuất khẩu (FOB) 26.505 32.230 Nhập khẩu (CIF) 31.958 36.880 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 3.79 5.327 Thép 2.950 Vải 1.915 2.397 Nguyên phụ liệu dệt may, da 2.216 2.397 Điện tử, máy tính 1.696 Linh kiện ô tô 0.450 1.100 Thâm hụt thương mại - 5.453 - 4.650 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2005 Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 106 Bảng 2: Thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng xe máy STT Tên phụ tùng Thuế suất (%) 1 Các chi tiết cao su của xe gắn máy 40 2 Lò xo của xe gắn máy 5 3 Chốt của xe 2 bánh gắn máy 40 4 Từng dụng cụ hoặc cả bộ dụng cụ, đồ nghề của xe 40 5 Khóa yên và khóa điện 40 6 Gía bắt ắc quy của xe 40 7 Ắc quy của xe gắn máy 50 Nguồn: Quyết định số 66/QĐ- BTC ngày 25/5/2002 Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 107 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ .......... 4 I. Khái niệm và đặc điểm của ngành công nghiệp phụ trợ ........................... 4 1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ ......................................................... 4 1.1. Sự xuất hiện khái niệm công nghiệp phụ trợ ........................................ 4 1.2. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 7 1.3. Khái niệm ngành CNPT ........................................................................ 9 2. Đặc điểm của ngành CNPT ....................................................................... 13 2.1. Phạm vi ngành CNPT ......................................................................... 13 2.2. Những điều kiện để phát triển ngành CNPT ....................................... 16 II. Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ .................................................... 19 1. Ngành công nghiệp phụ trợ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp .................................................................................... 19 2. Ngành CNPT làm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển nền kinh tế .............................................................................. 21 3. Ngành CNPT giúp chuyển giao công nghệ ................................................ 22 4. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................ 24 5. Ngành CNPT góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực....... 25 III. Kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của một số quốc gia Châu Á ........................................................................................................ 25 1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển CNPT từ một số nước Châu Á ......... 25 1.1. Xây dựng chính sách ........................................................................... 25 1.2. Quy định về nội địa hoá ...................................................................... 27 1.3. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào CNPT .............................................. 28 1.4. Thúc đẩy liên kết công nghiệp ............................................................ 28 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................ 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIẺN NGÀNH ................................. 32 CÔNG NGHỆP PHỤ TRỢ Ở VIỆT NAM ....................................................... 32 I. Tình hình phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ................. 32 Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 108 1. Sự cần thiết phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ........ 32 2. Quan điểm của Nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ .................... 34 3. Tình hình phát triển ngành CNPT ở Việt Nam những năm gần đây ......... 35 3.1. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ............................................................ 36 2.3. Các doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ................................................ 38 II. Thực trạng phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam . 41 1. Ngành CNPT xe máy ở Việt Nam ............................................................... 42 1.1. Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy .................................. 42 1.2.Ngành CNPT xe máy ........................................................................... 47 2. Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam ................................................ 51 2.1. Doanh nghiệp lắp ráp ô tô ................................................................... 51 2.2 Các nhà cung cấp linh phụ kiện ô tô Việt Nam .................................... 54 3. Ngành công nghiệp phụ trợ điện-điện tử ở Việt Nam ................................ 56 3.1. Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện- điện tử ............................ 56 Tỷ lệ nội địa hoá ......................................................................................... 58 3.2 Đặc điểm ngành CNPT điện-điện tử .................................................... 58 4. Ngành CNPT dệt may ................................................................................ 60 4.1. Đặc điểm ngành công nghiệp dệt may ................................................ 60 4.2 Đặc điểm ngành CNPT dệt may Việt Nam .......................................... 62 III. Đánh giá chung về ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ................. 65 1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 65 2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 66 CHƢƠNG III: XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ........................ 69 CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 ............ 69 I. Xu hƣớng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ giai đoạn 2010-2020 . 69 1. Những nhân tố trên thế giới ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong thời gian tới .......................................................................... 69 1.1 Chiến lược mua sắm của các công ty đa quốc gia................................ 69 1.2. Sự gia tăng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................. 73 1.3 Xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới .............................. 74 1. 4 Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế và khu vực ............................. 75 Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 109 2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam trong thời gian tới ........................................................................................................... 77 2.1. Định hướng phát triển theo quy trình công nghệ ............................... 77 2.2. Định hướng phát triển mạnh những ngành sử dụng nhiều lao động có kỹ năng ....................................................................................................... 79 3. Chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ............................................................................................. 82 3.1. Quy hoạch phát triển chung toàn ngành công nghiệp phụ trợ giai đoạn 2010-2020 ................................................................................................... 82 3.2. Dự báo cho ngành công nghiệp phụ trợ xe máy Việt Nam ................. 83 3.3 Hướng đi cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong thời gian tới ....... 83 3.4. Định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may giai đoạn 2006-2015 ................................................................................................... 84 II. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành CNPT ở Việt Nam ................. 85 1. Từ phía Chính phủ ..................................................................................... 86 1.1. Xây dựng chính sách ........................................................................... 86 1.2. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI .................................................................................................................... 88 1.3 Xây dựng một liên kết vùng tối ưu...................................................... 94 1.4 Tiếp tục quá trình cải cách các doanh nghiệp Nhà nước...................... 95 1.5 Thiết lập các cơ quan hỗ trợ phát triển CNPT...................................... 96 2. Từ phía các doanh nghiệp .......................................................................... 97 2.1. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất ................................................ 98 2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh .............................................................. 99 2.3 Chủ động xây dựng, tăng cường mối liên kết với các DN lắp ráp ....... 99 KẾT LUẬN .................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................... 102 PHỤ LỤC ..................................................................................... 105 Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 110 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 4 CNPT Supporting Industry Công nghiệp phụ trợ 7 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 10 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 KCN Khu công nghiệp 12 KCX Khu chế xuất 13 MNCs Multinational Coporation Công ty đa quốc gia 14 SMEs Small and medium-sized Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ 15 VDF Diễn đàn phát triển Việt Nam Khoá luận tốt nghiệp Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 111 DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH, ĐỒ THỊ Bảng biểu Bảng 1: Tỷ lệ nội địa hoá của một số kiểu xe máy ................................................. 45 Bảng 2. Tình hình nhập khẩu linh kiện xe máy ....................................................... 49 Bảng 3: Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong ngành Công nghiệp ô tô ...................... 53 Bảng 4: Tình hình nhập khẩu sợi, bông, vải và phụ liệu ........................................ 62 Bảng 5 : Một số chương trình đào tạo công nghiệp thành công ở Việt Nam .......... 80 Mô hình, đồ thị Hình 1 : Cấu trúc cơ bản của quá trình sản xuất ...................................................... 10 Hình 2 : Các ngành CNPT cơ sở có thể hữu ích cho nhiều ngành công nghiệp. .... 13 Hình 3 : Phạm vi của CNPT ..................................................................................... 14 Hình 4: Giảm chi phí đơn vị trong CNPT ................................................................ 16 Hình 5: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất xe máy của Việt Nam năm 2003 ( so sánh với Thái Lan) .................................................................................................. 43 Hình 6 : Số lượng các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2005 .............. 50 Hình 7: Cơ cấu chi phí giá xe ô tô sản xuất ở một số quốc gia ................................ 51 Hình 8: Hai nguyên nhân giá ôtô cao ....................................................................... 52 Hình 9: Giá trị gia tăng trong sản xuất máy tính ...................................................... 77 Hình 10: Quy trình sản xuất ..................................................................................... 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4312_635.pdf
Luận văn liên quan