Đề tài Thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam

Lời mở đầu Đầu tư quốc tế là một nhân tố cực kỳ quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ cũng như trình độ kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa như hiện nay. Với bản chất là dòng vốn quốc tế, nên vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đi theo nhiều hướng khác nhau - sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, và cũng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đến nhiều sự chênh lệch, mất cân đối trong nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những mất cân đối đó bao gồm mất cân đối giữa các ngành nghề được đầu tư, mất cân đối giữa các địa bàn được đầu tư, mất cân đối giữa các ngành thâm dụng lao động với ngành công nghệ cao, mất cân đối giữa vốn đăng ký và thực hiện, mất cân đối giữa các đối tác đầu tư. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy một số mất cân đối khác, thí dụ như mất cân đối giữa số lượng và giá trị dự án đầu tư, mất cân đối giữa hiệu quả của các dự án đầu tư Bài viết này xin đề cập đến một số khái niệm cũng như thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam. Sau đó chúng tôi xin đi vào nghiên cứu các mất cân đối kể trên, bao gồm thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của chúng, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp - bao gồm các giải pháp chung và cả các giải pháp riêng cho từng mất cân đối đã phân tích. Bài viết tuy được đầu tư, tìm hiểu nhiều, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và mong có thể được nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

docx117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể tên như mất cân đối giữa số dự án với giá trị dự án đầu tư; mất cân đối giữa hiệu quả của các dự án… Ví dụ về mất cân đối giữa số dự án và giá trị dự án: Năm 2009, quần đảo Caymen có 5 dự án vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 2,2 tỷ USD, trong khi xếp sau đó là Hàn Quốc với 315 dự án, nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 1,9 tỷ USD. Còn về hiệu quả của các dự án, các dự án của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn toàn cầu thường có hiện tượng “lỗ giả, lãi thật”. Là hiện tượng các công ty con ở Việt Nam mua hàng từ công ty mẹ với giá cao, nhưng khi xuất sang lại lấy với giá thấp, từ đó đưa đến hiện tượng bị lỗ. Đối với hiện tượng này, các cơ quan chức năng bao gồm Hải quan, Bộ Thương mại cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhiều hơn. Gấp rút xây dựng một hệ thống theo dõi giá cả thị trường thế giới và ngành thuế cần kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn để tránh tình trạng "lách luật" của các doanh nghiệp FDI. 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3.1 Các giải pháp chung: Để tăng cường thu hút FDI thì điều quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đã thu hút được, làm cho vốn đã thực hiện phát huy cao nhất hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như mang lại lợi ích cho quốc gia. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp sau: Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, xã hội Giữ vững ổn định về chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố này luôn được các nhà đầu tư xem xét đầu tiên, họ chỉ muốn đầu tư ở những khu vực, những quốc gia có sự ổn định về chính trị xã hội, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện đầy đủ các cam kết của mình với độ tin cậy cao. Điều này không mới, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện còn những thế lực rắp tâm gây mất ổn định ở Việt Nam. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và hệ thống pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau gần 20 năm đổi mới nền kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta còn phải nhanh chóng ban hành các luật mới như: Luật thương mại, Luật lao động, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Luật chống bán phá giá.... để có thể điều chỉnh một cách đồng bộ các mối quan hệ trong nền kinh tế. Đồng thời, cần sớm nghiên cứu và ban hành các luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư nói chung như Luật đầu tư, Luật chống độc quyền, Luật kinh doanh bất động sản, Luật tín dụng, Luật kinh doanh chứng khoán... nhằm tạo mặt bằng pháp lý cho một môi trường đầu tư và kinh doanh bình đẳng, thông thoáng giữa các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau. Hơn nữa, phải nhanh chóng ký kết và tham gia các công ước quốc tế, mhư công ước Washington 1965, nhằm giải quyết các tranh chấp với các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể về đầu tư của cả nước, của từng khu vực và địa phương, của từng ngành; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; phát triển hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư gắn với chương trình đầu tư và các đối tác cụ thể. Trong định hướng về thu hút sử dụng vốn FDI theo ngành và lĩnh vực cần khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác ưu thế về tài nguyên, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời, cần có sự khuyến khích và có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các dự án chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất các giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Ưu tiên hợp lý các dự án FDI vào những địa bàn trọng điểm làm động lực thúc đẩy và liên kết các vùng kinh tế trong cả nước, khai thác thế mạnh về nguyên vật liệu, lao động. Ưu đãi đặc biệt cho những dự án FDI vào các vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mặt khác, cần phải xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư phù hợp với các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, phù hợp với từng thành phần kinh tế, từng đối tác đầu tư. Hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư cần tập trung vào một đầu mối, sau đó mới giới thiệu cho các địa phương, các vùng lãnh thổ, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, cạnh tranh gọi vốn một cách vô tổ chức, thiếu tính toán lợi ích chung của nền kinh tế như thời gian qua. Đồng thời, việc xúc tiến kêu gọi vốn đầu tư phải phù hợp với từng đối tác, với từng đối tượng đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong gọi vốn. Việc tập trung vào một đầu mối gọi vốn đầu tư cũng tạo thuận lợi để giới thiệu đầy đủ về môi trường, về chính sách và các điều kiện đảm bảo cho quá trình đầu tư, thực hiện xúc tiến đầu tư tiết kiệm và hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc phát triển các web-sites về xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện các chính sách về tài chính đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường thông thoáng về tài chính, đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản, ổn định trong chính sách tài chính với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cần nhanh chóng xóa bỏ những khác biệt về đầu tư trong nước và nước ngoài, ban hành luật khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Hoàn thiện các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế theo hướng đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng phải ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất và áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Nhanh chóng cải cách giá dịch vụ và xoá bỏ chế độ hai giá. Rà soát và thống nhất mức tiền thuê đất theo từng khu vực, từng địa bàn phù hợp với yêu cầu phát triển và thu hút đầu tư. Giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng. Thực hiện việc giao đất đã đền bù giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tránh việc đẩy giá đất lên cao quá mức như hiện nay. Có các văn bản pháp quy về cầm cố, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang chế độ Nhà nước cho thuê đất. Có các quy định về vay vốn rõ ràng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dễ dàng tiếp cận thị trường vốn, thị trường tín dụng trung và dài hạn. Thí điểm việc cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI và đa dạng hóa các hình thức đầu tư như cho phép thành lập công ty cổ phần có vốn đấu tư nước ngoài, công ty hợp doanh, thực hiện hình thức mua lại, sáp nhập và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình sắp xếp lại các DNNN. Giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ, tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện, từng bước thực hiện mục tiêu hoán chuyển ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Có chính sách bổ sung đảm bảo việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI đã thực hiện nghĩa vụ kết hối để đáp ứng nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng các chuẩn mực về định giá tài sản, đánh giá tài sản đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Cải cách hành chính có liên quan chặt chẽ đến việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư, giảm các thủ tục phiền hà của hệ thống hành chính với quá trình đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn. Cần thực hiện việc đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, công khai hoá và minh bạch hoá quá trình cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính; kiên quyết xử lý những trường hợp sách nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan công quyền. Cần thực hiện tốt sự kết hợp giữa việc chỉ đạo tập trung, thống nhất và kiên quyết của Chính phủ với việc chấp hành nghiêm túc, đúng pháp luật của các bộ, các ngành, các địa phương. Xây dựng quy chế phối hợp, các bộ chủ quản và UBND các địa phương theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị theo sự phân cấp của Nhà nước để các đơn vị chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp FDI. Cần rà soát và kiên quyết xử lý những văn bản dưới luật của các ngành, các địa phương ban hành trái với quy định chung của nhà nước; dần tiến tới “Xoá bỏ chức năng chủ quản của các bộ, ngành đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh”, quán triệt nguyên tắc “một cửa, một dấu”; đồng thời , khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, phân tán, kém hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, trong phạm vi thẩm quyền sản xuất kinh doanh của mình, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp quản lý và động viên kip thời; đồng thời sẵn sàng tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về đầu vào, thị trường tiêu thụ, thuế để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các cơ quan quản lý cần cùng các đơn vị tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, thủ tục nhập máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đối với những dự án chưa triển khai, nhưng xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai dự án trong một thời gian nhất định; đồng thời, giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án. Đối với các dự án chưa triển khai hoặc không có khả năng hoạt động cần kiên quyết thu hồi giấy phép, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác. Cần chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ và của các doanh nghiệp FDI Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quốc tế, về thương trườngthế giới cũng cần được lưu tâm. Việc đào tạo và đào tạo lại công nhân kĩ thuật để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cấp thiết để giải quyết tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ. Bộ  Kế hoạch và Đầu tư cần chủ động cùng các bộ tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và cán bộ trong các doanh nghiệp FDI. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức đào tạo chính quy các cán bộ làm công tác quản lý đầu tư nước ngoài, các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp FDI. Cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng phạm vi đào tạo dạy nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật tại các địa phương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, hoặc những địa phương có thế mạnh về lao động. Việc đào tạo cần được tiến hành đồng thời, có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá, ngoại ngữ, luật pháp... Cần cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo hướng  coi trọng thực hành, thường xuyên kiểm tra phân bậc tay nghề thông qua hình thức thi tay nghề, thi tuyển công nhân tài năng .... Cần gắn chặt vịệc đào tạo nghề tại các trường với các doanh nghiệp FDI, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phát triển mô hình liên doanh đào tạo như dự án Trung tâm đào tạo kĩ thuật Việt Nam – Singapore (VSTTC) tại Bình Dương. Tranh thủ tối đa sự hợp tác, đầu tư của nước ngoài, các dự án quốc tế để từng bước đưa cán bộ quản lý và công nhân ra học tập và làm việc ở nước ngoài. Mặt khác, đẩy mạnh việc xã hội hoá trong đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo lực lượng lao động. 3.2. Các giải pháp riêng 3.2.1 Giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư: Giải quyết những tồn tại: Có những chính sách đầu tư chi tiết, luật cụ thể để qui định những ngành nghề kinh doanh, các hình thức đầu tư vốn đầu tư như thế nào để thu hút các nhà đầu tư mà không làm cho họ chỉ chú trọng vào một hình thức gây nên hiện tượng mất cân đối như hiện nay. Thêm nữa, các chính sách phân chia quyền quản lí, trách nhiệm, lợi nhuận, rủi ro cũng là quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước để thể hiện sự chào đón và muốn hợp tác với các nhà đầu tư không chỉ muốn tiếp nhận công nghệ và kĩ thuật của họ. thể chế kinh tế, của nước ta phải hoàn chỉnh nhanh và đồng bộ, cần công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách quản lí đầu tư. Hơn nữa là phải rà soát lại những văn bàn pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế để sửa đổi các văn bản cho phù hợp với qui định của WTO và điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phân chia các dự án theo hình thức trong một năm hoạt động cho phù hợp, đừng để con số mất cân đối vượt quá kiểm soát, dự án nào thiết thực mang lại hiệu quả cho cả hai bên thì được khuyến khích thực hiện trước. Hoặc các dự án có thể chuyển sang hình thức khác mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích của nhà đầu tư thì chúng ta nên hướng họ theo các hình thức đầu tư khác (còn hạn chế trong tổng quan các loại hình thức). Đẩy mạnh hơn nữa cuộc cải cách hành chính, xóa bỏ những giấy phép và thủ tục không cần thiết trong đầu tư để tiến trình xin đầu tư, thành lập doanh nghiệp, nâng vốn được dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Duy trì những thành công: Ta phải công nhận rằng hình thức 100% vốn nước ngoài mang lại nhiều thành tựu và những điểm mới phát triển cho nền kinh tế nên phải duy trình những chính sách tích cực để thu hút đầu tư từ những nước đã có mối quan hệ với Việt Nam từ trước đến giờ. 3.2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong đầu tư nước ngoài theo ngành nghề: -Thu hút FDI có chọn lọc, không phải dự án nào có đầu tu của nước ngoài cũng được chấp nhận. Thời gian gần đây, Việt Nam trở thành địa điểm thu hút đầu tư hấp dẫn nhưng đã đến lúc có sự định hướng và chọn lọc. việc thu hút đầu tư trong thời gian tới phải gắn chặt với quá trình tái cấu trúc kinh tế, thu hút vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác hết tiềm năng của ngùôn vốn này. Trước hết, cần xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút FDI. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ có định hướng thu hút FDI mà chưa xây dựng một quy hoạch, chiến lược thu hút FDI có gắn với các loại quy hoạch khác như quy hoạch vùng, quy hoạch ngành... Việc phân cấp đầu tư mạnh trong điều kiện thiếu các quy hoạch cũng như chưa chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý đã dẫn đến tình trạng ồ ạt triển khai một loạt các dự án theo kiểu "phong trào" như dự án xây dựng nhà máy thép, xi-măng... ở khắp nơi, gây lãng phí vốn đầu tư, khiến cơ cấu kinh tế có nguy cơ bị lệch. Thu hút FDI phải dựa trên lợi thế so sánh của Việt Nam với những quốc gia khác, với lợi thế nhân công lao động rẻ thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung phát triển những ngành thâm dụng lao động, trong khi ngành thâm dụng vốn và công nghệ chưa thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Vì thế, cơ cấu vốn FDI cũng chỉ có thể chuyển dịch dần dần, trên cơ sở tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới (lao động có trình độ cao; hạ tầng cơ sở hiện đại...) -Cần tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; chế biến nông sản; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao... Các dự án FDI chất lượng cao sẽ đến các nước có điều kiện thuận lợi nhất. Vì vậy, để có thể định hướng luồng vốn FDI vào các ngành này thì Việt Nam cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các nước láng giềng bằng cách nhanh chóng giải quyết những "nút thắt" của nền kinh tế như đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao... Bên cạnh đó, rất cần sự khéo léo trong công tác vận động xúc tiến đầu tư (XTÐT). Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc đòi hỏi công tác XTÐT phải được đổi mới, nâng cao chất lượng, hướng vào các đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia, các đối tác nắm công nghệ nguồn, coi trọng các dự án gắn với chuyển giao công nghệ, thân thiện môi trường. -Vừa từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vừa bảo đảm sự cân đối giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp, cân đối giữa thành thị và nông thôn, cân bằng môi trường sinh thái, thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị với nông thôn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải quy hoạch cụ thể các vùng chuyên canh vật nuôi, cây trồng, vừa bảo đảm phát huy được tính đặc thù, lợi thế của sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng phải bảo đảm đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, hai nhược điểm lớn của nền kinh tế cần được nỗ lực giải quyết. Trong nông nghiệp, đặc biệt cần thiết phải tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bằng nguồn vốn ngân sách, vốn viện trợ phát triển (ODA). Chú trọng đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn nhưng có nhiều khả năng phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế. Về nhân lực, cần triển khai các dự án đào tạo nghề nhằm nâng cao kiến thức cũng như kỷ luật lao động cho người dân. Lưu ý là, nếu trước đây chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ mới chỉ coi trọng tăng năng suất, sản lượng, thì nay phải bảo đảm có đủ 3 yêu cầu bắt buộc là: vệ sinh môi trường, an toàn sinh học, chất lượng hàng hóa cao nhằm khống chế dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh. 3.2.3. Một số giải pháp hạn chế sự mất cân đối giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Để giải quyết tình trạng mất cân đối trên thì các dự án của chính phủ và địa phương không nên phụ thuộc nhiều vào các ý đồ của nhà đầu tư mà cốt yếu là phải tạo ra các dự án để nhà đầu tư cảm thấy có tiềm năng lợi nhuận cao tại những địa phương đang thiếu vốn đầu tư. Để thực hiện được điều này thì chính phủ và các địa phương cần có một giải pháp đồng bộ về tất cả các mặt: Thứ nhất, bên cạnh những ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Thủ tướng chính phủ đã kí và ban hành Quyết định 60/2010/QĐ-TTg về việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư cho các địa phương theo năm tiêu chí sau: Dân số (số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Trình độ phát triển (gồm tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương) Diện tích (gồm diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên Đơn vị hành chính cấp huyện (gồm số đơn vị hành chính cấp huyện, số huyện miền núi, vùng cao, hải đảo...); Các tiêu chí bổ sung (tiêu chí thành phố đặc biệt, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1,2,3...). Từng tiêu chí được tính theo các thang điểm. Số điểm của từng tỉnh, thành phố và tổng số điểm của 63 tỉnh, thành phố sẽ làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối. Thứ hai, tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các địa phương và bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, liên quan đến các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh. Thứ ba, Uỷ ban thành phố HCM cùng chính phủ và một số trung tâm kinh tế lớn cảu cả nước cần hỗ trợ cho các địa phương khác về kinh nghiệm xúc tiến kêu gọi đầu tư, đơn giản hóa mọi thủ tục về đăng kí và cấp giấy phép đầu tư. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. Thứ tư, chính phủ nên phối hợp, kiểm soát chặt chẽ các địa phương để định hướng cho các địa phương như ở Tây Nguyên, một số vùng Đồng Bằng sông Cửu Long… không nên nóng vội chạy theo lợi ích trước mắt để rồi cấp giấy phép ồ ạt cho những dự án sân golf, các dự án khai thác khoáng sản và trồng rừng gây ảnh hưởng cho việc phát triển kinh tế bền vững của đất nước Thứ năm, Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN-KCX-KCNC, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống. 3.2.4. Giải pháp khắc phục sự mất cân đối giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện Tiến hành rà soát thực trạng của các dự án trên từng địa bàn để phân loại và có chính sách hỗ trợ phù hợp. Các dự án trọng điểm, có tác động đến địa phương và khu vực sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước. Điều chỉnh về luật pháp của Việt Nam, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, không phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong nước, đào tạo lao động có kỹ năng. Cải thiện môi trường đầu tư, giữ vững ổn định an ninh chính chính trị, thể chế tiếp tục được hoàn thiện củng với việc thực hiện mở cửa nền kinh tế theo lộ trình cam kết WTO. Đơn giản và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ củ đôi ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, ngăn chặn sữ tùy tiện nhũng nhiễu do các văn bản luật hướng dẫn còn nhiều bất cập. Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng...  Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa trung ương và địa phương và giữa các bộ, sở, ngành, UBND các quận, huyện có liên quan. Vừa kêu gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách; ưu tiên các dự án cấp-thoát nước, vệ sinh môi trường, đường bộ cao tốc, đường vành đai và đường sắt nội đô. 3.2.5. Giải pháp cho tình trạng mất cân đối thâm dụng lao động và công nghệ cao. Chính phủ và các địa phương cẩn quan tâm, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông xây dựng trung tâm logistics để hàng hóa phát triển thuận lợi hơn. Quy hoạch phát triển phải tính đến điều kiện về môi trường ngày càng biến đổi và tác động của biến đổi khí hậu. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, tập trung đào tạo kỹ năng cho người lao động. Tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực cho sự phát triển vùng. Tránh đầu tư dàn trải. định vị lợi thế so sánh của từng vùng để tập trung đầu tư các dự án phù hợp với từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn cầu hơn nữa. Phải kiểm tra chặt chẽ từ khâu đầu vào đến đầu ra, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất. Tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở, để đưa sản phẩm đến nhà máy chế biến ngắn nhất và hiệu quả nhất. Kết nối hạ tầng giao thông thủy và bộ với cảng hàng không, tạo động lực phát triển toàn diện. Để tập trung giải quyết những khó khăn cho ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may và các doanh nghiệp trong ngành đã đưa ra không ít giải pháp. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, những vướng mắc của ngành dệt may vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Sự thất bại của 2/3 dự án Trung tâm nguyên phụ liệu tại TP.HCM và Bình Dương đã cho thấy chủ động được về nguồn nguyên liệu không phải là vấn đề đơn giản trong khi ngành dệt may trong nước chưa thể định hướng được xu hướng tiêu dùng và luôn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Để giải bài toán về nguồn nguyên liệu, Hiệp hội dệt may Việt Nam và một số nước trong khu vực đã đưa ra giải pháp tạo chuỗi liên kết giữa các nước trong khu vực nhằm tạo ra thế mạnh lớn đồng thời tận dụng những ưu đãi về thuế suất nhập nguyên liệu trong các thành viên của Asean. Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ đang được áp dụng thử nghiệm ở một vài doanh nghiệp lớn và cho đến thời điểm hiện nay chưa thể đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình này. Chính vì vậy, nhiều dự án cho ngành dệt may đã được triển khai trên khắp cả nước nhằm phát triển bền vững cho dệt may. Di dời các nhà máy cơ sở dệt nhuộm tại TP HCM về các địa phương trong vùng vệ tinh như Long An, Đồng Nai, Tiền Giang nhằm giảm bớt áp lực về thiếu lao động và ô nhiễm môi trường cho thành phố. Theo đó, tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khu công nghiệp nhuộm tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ngoài ra, từ nay đến năm 2015, tại tỉnh Long An và Tiền Giang cũng sẽ được xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm… Phía Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng sẽ xây dựng hai trung tâm nguyên phụ liệu tại TP.HCM và 5 dự án dệt nhuộm trọng điểm tại một số địa phương, trong đó dự án dệt nhuộm Việt Thắng tại TP.HCM sẽ được đầu tư nâng cấp đạt công suất 45 triệu m3 vào cuối năm 2010. Đặc biệt, đến năm 2011 khi Nhà máy xơ Đình Vũ (Hải Phòng) đi vào hoạt động, ngành may mặc có thể đáp ứng được 70% nhu cầu về xơ, sợi phục vụ cho sản xuất. Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đang tăng trưởng với diện tích trồng bông năm 2009 đạt khoảng 9.000 ha (gấp 3 lần năm 2007) và trong năm nay diện tích này sẽ đạt khoảng 15.600 ha. Với những động thái như trên, mong rằng việc thu hút đầu tư vào ngành dệt may sẽ có bước phát triển bền vững hơn để các nhà đầu tư sẽ xem Việt Nam như là điểm đến đầu tiên cho kế hoạch kinh doanh của mình. 3.2.6 Giải pháp riêng cho sự mất cân đối giữa các đôi tác: Các giải pháp về xúc tiến đầu tư: Bên cạnh việc tiếp tục giữ mối quan hệ với các đối tác đầu tư lớn hiện nay trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì phải đẩy mạnh quan hệ với các đối tác tiềm năng khác ở khu vực Châu Âu như Hà Lan, Anh, Pháp, Liên Bang Nga và đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada ở châu Mỹ. Tổ chức các chuyến thăm hữu nghị đến các nước này, qua đó thúc đẩy quan hệ thương mại và khuyến khích đầu tư, đưa ra những ưu đãi đầu tư cho các đối tác trong khu vực đó. Điển hình, năm 2010 quan hệ Việt - Nga đạt được nhiều bước tiến trong quan hệ kinh tế, cùng nhau ký kết các hiệp định nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên, cuối tháng 10 này, tổng thống Nga D. Medvedev đã có chuyến thăm đến Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư quan trọng. Trong 10 tháng đầu năm, Nga có 67 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 755,1 triệu USD, đứng thứ 23/81 các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các giải pháp cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi: Ngoài các giải pháp đã kể trên, cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và đáng tin cậy cho các đối tác ở khu vực EU và Hoa Kỳ, đặc biệt là cải cách về các thủ tục hành chính cũng như hạn chế thực trạng tham nhũng. Đơn giản hóa thủ tục đầu tư sao cho vừa hiệu quả, vừa kiểm định được dự án, vừa nhanh chóng thuận tiện cho nhà đầu tư. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp tham nhũng để tạo một môi trường đầu tư sạch, không để các trường hợp tham nhũng như trong dự án Đại lộ Đông Tây và nhiều dự án khác xảy ra, làm giảm độ tin cậy vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Kết luận Như vậy, đầu tư quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, đặc biệt là trong tình hình của Việt Nam hiện nay. Các dự án đầu tư quốc tế vừa có thể mang lại các hiệu quả về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu; vừa giải quyết các vấn đề xã hội khác như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, sản xuất , cung cấp, phục vụ cho các nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, với đặc điểm của tính quốc tế nên nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tồn tại nhiều sự mất cân đối và dẫn đến những hậu quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển đồng đều của quốc gia. Ngoài những giải pháp mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra, thiết nghĩ các cơ quan chức năng của Nhà nước và Chính phủ cần nghiêm túc nghiên cứu và đưa ra cũng như thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp vĩ mô nhằm điều tiết nguồn vốn quan trọng này, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Phụ lục 1: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Để mở rộng kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước; Căn cứ vào Điều 16, Điều 21 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật này quy định việc đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân đó đầu tư vào Việt Nam. Điều 2 Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1- "Bên nước ngoài" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài. 2- "Bên Việt Nam" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân; các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành Bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với Bên nước ngoài. 3- "Đầu tư ngước ngoài" là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này. 4- "Hai bên" là Bên Việt Nam và Bên nước ngoài. 5- "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" là văn bản ký giữa Bên nước ngoài và Bên Việt Nam về hợp tác kinh doanh. 6- "Hợp đồng liên doanh" là văn bản ký giữa Bên nước ngoài và Bên Việt Nam về việc thành lập xí nghiệp liên doanh. 7- "Phần góp vốn" là phần vốn của Bên nước ngoài hoặc của Bên Việt Nam góp vào xí nghiệp liên doanh hợp thành vốn của xí nghiệp, không kể những khoản xí nghiệp đi vay hoặc những khoản tín dụng khác cấp cho xí nghiệp. 8- "Tái đầu tư" là việc dùng lợi nhuận được chia để tăng phần góp vốn của mình trong xí nghiệp liên doanh hoặc để đầu tư mới tại Việt Nam dưới các hình thức ghi ở Điều 4 của Luật này. 9- "Vốn Pháp định" là vốn ban đầu của xí nghiệp liên doanh được ghi trong điều lệ của xí nghiệp. 10- "Xí nghiệp liên doanh" là xí nghiệp do Bên nước ngoài và Bên Việt Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. 11- "Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài" là xí nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn và được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập tại Việt Nam. 12- "Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" gồm xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều 3 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực sau đây: 1- Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu; 2- Sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề; đầu tư theo chiều sâu để khai thác, tận dụng các khả năng và nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế hiện có; 3- Sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam; 4- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; 5- Dịch vụ thu tiền nước ngoài như du lịch, sửa chữa tầu, dịch vụ sân bay, cảng khẩu và các dịch vụ khác. Danh mục chi tiết các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư do cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài công bố. CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Điều 4 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây: 1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; 2- Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh; 3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều 5 Bên nước ngoài và Bên Việt Nam được hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và quan hệ giữa hai bên do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều 6 Hai bên được hợp tác với nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh. Xí nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Điều 7 Bên nước ngoài tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: 1- Tiền nước ngoài; 2- Nhà xưởng, công trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; 3- Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật. Bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: 1- Tiền Việt Nam; 2- Các nguồn tài nguyên; 3- Vật liệu xây dựng, trang bị và tiện nghi; 4- Quyền sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển; 5- Nhà xưởng, công trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; 6- Dịch vụ thi công và đưa xí nghiệp vào hoạt động; bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật. Hai bên còn có thể thoả thuận góp vốn bằng các hình thức khác. Điều 8 Phần góp vốn của Bên nước ngoài vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất, theo sự thoả thuận của hai bên nhưng không dưới 30% tổng số vốn. Giá trị phần góp vốn của mỗi bên được xác định trên cơ sở giá thị trường quốc tế và được ghi vào văn bản thành lập bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài do hai bên thoả thuận. Điều 9 Tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại các công ty bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận. Điều 10 Hai bên chia lợi nhuận và chịu những rủi ro của xí nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Điều 11 Hai bên thoả thuận về tỷ lệ xuất khẩu và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp liên doanh tại thị trường Việt Nam, trên nguyên tắc tự bảo đảm nhu cầu về tiền nước ngoài. Thu nhập về tiền nước ngoài bằng xuất khẩu và bằng các nguồn khác phải đáp ứng được các nhu cầu về tiền nước ngoài của xí nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của xí nghiệp và lợi ích của Bên nước ngoài. Điều 12 Cơ quan lãnh đạo của xí nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị. Mỗi bên chỉ định người của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần góp vốn nhưng ít nhất có hai thành viên trong Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng do hai bên thoả thuận cử ra. Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra để điều hành các hoạt động hàng ngày của xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về hoạt động của xí nghiệp. Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam. Điều 13 Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của xí nghiệp liên doanh như phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, cán bộ chủ chốt của xí nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Điều 14 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài, được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Điều 15 Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn. Điều 16 Công dân Việt Nam được ưu tiên tuyển dụng vào xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được thì xí nghiệp được tuyển dụng người nước ngoài. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam làm việc trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bảo đảm bằng hợp đồng lao động. Lương và các khoản phụ cấp khác của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam có gốc tiền nước ngoài. Điều 17 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Điều 18 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở sổ sách kế toán theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Việt Nam. Điều 19 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động, chuyển nhượng vốn và giải thể theo Điều lệ của xí nghiệp và phù hợp với pháp luật Việt Nam. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký điều lệ của xí nghiệp tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ Điều 20 Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều 21 Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Điều 22 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài: 1- Lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh; 2- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật hoặc dịch vụ; 3- Tiền gốc và lãi của các khoản cho vay trong quá trình hoạt động; 4- Vốn đầu tư; 5- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Điều 23 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau khi nộp thuế thu nhập do pháp luật Việt Nam quy định, được chuyển ra nước ngoài thu nhập của mình theo quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam. Điều 24 Việc chuyển đổi giữa đồng Việt Nam và tiền nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Điều 25 Các tranh chấp giữa hai bên phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh, cũng như các tranh chấp giữa xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc giữa các xí nghiệp đó với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp được đưa ra trước tổ chức trọng tài kinh tế Việt Nam hoặc một tổ chức trọng tài hoặc cơ quan xét xử khác do các bên thoả thuận. CHƯƠNG IV QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Điều 26 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức từ 15% đến 25% lợi nhuận thu được. Đối với dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì thuế lợi tức cao hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều 27 Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là 2 năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. Trong quá trình hoạt động, xí nghiệp liên doanh được chuyển lỗ của bất kỳ năm thuế nào sang năm tiếp theo và được bù số lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không được quá 5 năm. Điều 28 Trong trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, thuế lợi tức có thể được cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài giảm tới 10% lợi nhuận thu được và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức có thể được kéo dài hơn thời hạn quy định ở Điều 27 của Luật này. Điều 29 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển của Việt Nam thì phải trả tiền thuê. Trong trường hợp khai thác tài nguyên thì phải trả tiền tài nguyên. Điều 30 Sau khi nộp thuế lợi tức, xí nghiệp liên doanh trích 5% lợi nhuận còn lại để lập quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng được giới hạn ở mức 25% vốn pháp định của xí nghiệp. Tỷ lệ lợi nhuận dành ra để lập các quỹ khác do hai bên thoả thuận và ghi trong Điều lệ của xí nghiệp. Điều 31 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp vào Ngân sách của Việt Nam các khoản tiền trích bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức của xí nghiệp theo pháp luật Việt Nam. Điều 32 Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư. Điều 33 Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp một khoản thuế từ 5% đến 10% số tiền chuyển ra nước ngoài. Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm thuế này cho từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Điều 34 Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Điều 35 Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. CHƯƠNG V CƠ QUAN NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Điều 36 Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Hướng dẫn Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng hợp hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; làm đầu mối giải quyết những vấn đề do tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài yêu cầu; 2- Xem xét và chuẩn y hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuẩn y điều lệ của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 3- Quyết định cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp đồng được hưởng những điều kiện ưu đãi; 4- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh và hoạt động của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; 5- Phân tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 37 Hai bên hoặc một trong hai bên hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài phải gửi cho cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài đơn xin chuẩn y hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, đơn xin phép thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và đơn xin hưởng những điều kiện ưu đãi. Đơn phải kèm theo hợp dồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, điều lệ của xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, luận chứng kinh tế - kỹ thuật và những tài liệu khác có liên quan, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài. Điều 38 Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài xem xét đơn và thông báo quyết định cho đương sự trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nhận được đơn. Quyết định chấp thuận được thông báo dưới hình thức giấy phép đầu tư. CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Điều 39: Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, góp phần xây dựng Tổ quốc. Điều 40: Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể ký với Chính phủ nước ngoài những hiệp định về hợp tác và đầu tư phù hợp với quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với mỗi nước. Điều 41: Nay bãi bỏ Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Nghị định số 115/CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 và các quy định khác trái với Luật này. Điều 42: Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này. -------------------------------- Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987. Phụ Lục 2 49 doanh nghiệp 100% vốn FDI lớn nhất Việt Nam STT Tên dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn điều lệ (triệu USD) Nước đầu tư Địa điểm thực hiện 1 Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (luyện kim, KD cảng) 7.879 2.700 Đài Loan Hà Tĩnh 2 Cty TNHH New City Việt Nam 4.346 800 Brunei Phú Yên 3 Công ty TNHH dự án Hồ Tràm 4.230 795 Canada Bà Rịa-Vũng Tàu 4 Công ty TNHH tập đoàn Bãi Biển Rồng (KDL sinh thái Bãi biển Rồng) 4.150 100 Hoa Kỳ Quảng Nam 5 Cty TNHH Winvest Investment (Việt Nam) 4.100 300 Hoa Kỳ Bà Rịa-Vũng Tàu 6 Cty TNHH một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Vietnam 3.500 750 Malaysia TP Hồ Chí Minh 7 Cty TNHH Guang Lian Việt Nam 3.000 312 Cayman Islands Quảng Ngãi 8 Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya 2.000 400 Cayman Islands Đồng Nai 9 Cty TNHH Dầu khí Vũng Rô 1.700 500 BritishVirginIslands Phú Yên 10 Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long 1.700 100 Samoa Bình Dương 11 Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Vietnam 1.680 350 Hoa Kỳ Phú Yên 12 Công ty TNHH một thành viên Starbay Việt Nam 1.648 330 BritishVirginIslands Kiên Giang 13 Công ty TNHH Good Choice USA - Việt Nam 1.299 466 Hoa Kỳ Bà Rịa-Vũng Tàu 14 Công ty CP China Steel Sumikin VN 1.148 574 Đài Loan Bà Rịa-Vũng Tàu 15 Cty TNHH Posco-Việt Nam, SX thép 1.128 451 Hàn Quốc Bà Rịa-Vũng Tàu 16 Cty TNHH Intel Products Việt Nam 1.040 100 Hồng Kông TP Hồ Chí Minh 17 CTy TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam 1.000 100 Nhật Bản Nghệ An 18 Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 951 277 Đài Loan Đồng Nai 19 Cty TNHH TT Tài chính Việt Nam 930 186 Malaysia TP Hồ Chí Minh 20 Cty TNHH Skybridge Dragon Sea (TT hội nghị triển lãm DLQT Dragon Sea-VT) 902 171 Hoa Kỳ Bà Rịa-Vũng Tàu 21 Cty TNHH Laguna (Vietnam) 875 175 Singapore Thừa Thiên-Huế 22 Cty TNHH 1 thành viên Keangnam-Vina 800 100 Hàn Quốc Hà Nội 23 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 670 500 Singapore Bắc Ninh 24 Cty TNHH Hi Brand Việt Nam 660 990 Hàn Quốc Hà Nội 25 Công ty liên doanh xi măng Holcim Việt Nam 656 656 Thụy Sỹ Kiên Giang 26 Cty TNHH phát triển đô thị Charm(Khu đô thị mới Tóc Tiên) 600 150 Hàn Quốc Bà Rịa-Vũng Tàu 27 Cty TNHH Amco-Mibaek Vina, XD-KD sân golf 583 138 Hàn Quốc Hải Phòng 28 CTy SX thép ấn Độ 527 158 Singapore Bà Rịa-Vũng Tàu 29 Cty TNHH Compal Việt Nam 500 100 BritishVirginIslands Vĩnh Phúc 30 Cty TNHH Công nghiệp nặng STX VINA 500 150 Hàn Quốc Khánh Hòa 31 Cty cổ phần hữu hạn VEDAN-VIETNAM 493 130 Singapore Đồng Nai 32 Cty TNHH Nam-A D&C 482 20 Hàn Quốc Thừa Thiên-Huế 33 Cty TNHH Hyosung Vietnam 429 6 Hàn Quốc Đồng Nai 34 Cty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam 400 206 Singapore TP Hồ Chí Minh 35 Cty TNHH Delta-valley Bình Thuận 400 80 Síp Bình Thuận 36 Công ty TNHH xi măng Hệ Dưỡng 360 108 Đài Loan Ninh Bình 37 Công ty TNHH nhà máy bột giấy Lee & Man 349 70 BritishVirginIslands Hậu Giang 38 Cty TNHH một thành viên lốp KUMHO Việt Nam 348 156 Hồng Kông Bình Dương 39 Dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại KKT Dung Quất 340 68 Hàn Quốc Quảng Ngãi 40 Công ty TNHH Trung tâm thương mại VinaCapital 325 65 BritishVirginIslands Đà Nẵng 41 Cty HH chế tạo công nghiệp & gia công chế biến hàng XK Việt Nam 324 `` Cayman Islands Đồng Nai 42 Cty TNHH Phát triển T.H.T (DA TT đô thị mới Tây Hồ Tây) 314 94 Hàn Quốc Hà Nội 43 Cty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam 310 195 Hàn Quốc Quảng Ngãi 44 Cty TNHH Canon Việt Nam 307 94 Nhật Bản Hà Nội 45 Cty TNHH Coralis Việt Nam, VP cho thuê 300 100 Luxembourg Hà Nội 46 Cty TNHH điện tử Meiko Việt Nam 300 100 Hồng Kông Hà Nội 47 Cty TNHH GVD Việt Nam 1 300 60 BritishVirginIslands Đà Nẵng 48 Cty Taekwang Vina 290 90 Hàn Quốc Đồng Nai 49 Cty Cổ phần TNHH Pou Yuen Việt Nam 288 86 Hồng Kông TP Hồ Chí Minh Nguồn: Cục Đầu Tư Nước Ngoài - Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư (www.fia.mpi.gov.vn) Tài liệu tham khảo GS.TS Võ ThanhThu, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, 10/2008 - NXB Thống Kê Cục đầu tư nước ngoài (FIA) - Bộ Kế hoạch đầu tư: www.fia.mpi.gov.vn Tổng Cục Thống Kê : www.gso.gov.vn Trần Thị Châu, Phạm Tấn Đạt, Phạm Thành Nhân, “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nước châu Á và các bước chuẩn bị cho Việt Nam” Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn Bộ Kế hoạch và đầu đầu tư: www.mpi.gov.vn Nghị định 121/2007/NĐ-CP ngày 25/07/2007 - “Quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hoạt động dầu khí” Viện nghiên cứu phát triển T.P Hồ Chí Minh: www.hids.hochiminhcity.gov.vn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn Cục Xúc tiến thương mại: www.viettrade.gov.vn Website đầu tư nước ngoài: www.dautunuocngoai.vn Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vn Kênh thông tin đối ngoại của VCCI: www.vccinews.vn Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam: www.vinanet.com.vn Trang web: Trang web WTO Việt Nam : Tạp chí kinh tế đối ngoại : www.kinhtedoingoai.net/kinhte Văn Phòng thống kê EU Trang web Thương Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: Tạp chí tài chính online: www.tapchitaichinh.vn Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam: Tạp chí Cộng Sản Online: Trang web: www.kinhtetaichinh.com Trang web: Trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam.docx
Luận văn liên quan