Chính sách thuế ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có thu ế đánh vào
đầu tư và tài sản, không chỉ nhằm mục tiêu thu ngân sách ổn định cho Chính phủ và
địa phương, mà còn nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội và phục vụ mục tiêu quản
lý tài sản của nhà nước. Trong bối cảnh hội nh ập kinh tế th ế giới c ũng như trong
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu cải cách hệ thu ế
21
thống hiện đại và hiệu quả việc hoàn thiện chính sách thuế nước ta hiện nay trở
thành một yêu cầu tất y ếu khách quan.
Bên cạnh việc xây dựng chính sách thuế hợp lý và hiệu quả, cần có sự kết
hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình thực thi, đồng thời tăng cường công tác
tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân
cư. Việc ban hành và triển khai các chính sách thuế rộng rãi trong đời s ống xã hội
thành công góp phần ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế xã
hội đ ất nước.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế đánh vào hoạt động đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:
THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Học viên: Nhóm 05, NH-Đêm 4, K20
DANH SÁCH NHÓM 05
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 06/2012
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1 . Thuế đánh vào đầu tư ........................................................................................... 1
1.1 Tác động của Thuế đến hành vi đầu tư và chấp nhận rủi ro ............................... 1
1.1.1 Ảnh hưởng đến quyết định của công ty ......................................................... 1
1.1.2 Mô hình đầu tư tài chính ............................................................................... 2
1.2 Các loại thuế ................................................................................................... 3
1.2.1 Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng ........................................................... 3
1.2.2 Thuế đánh vào cổ tức ................................................................................... 4
1.2.3 Thuế chuyển nhượng vốn ............................................................................. 4
1.2.4 Những tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển
nhượng vốn ................................................................................................................ 6
1.3 Ở Việt Nam ..................................................................................................... 8
KẾT LUẬN
3
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của con người ngày càng
tăng cùng với sự phát triển của xã hội dần dần có của ăn của mặc, có sự đầu tư và
tích lũy tài sản. Việc gia tăng trong tài sản và thu nhập cũng đặt ra vấn đề cho công
tác quản lý của Nhà nước. Trong đó, thuế là một trong những công cụ quan trọng
thực hiện nhiệm vụ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu
này không phải là duy nhất mà Nhà nước còn phải cân nhắc điều chỉnh thuế sao cho
không làm giảm động lực đầu tư hay tiết kiệm để tích lũy tài sản của người dân. Có
như vậy xã hội mới có thể phát triển bền vững được. Công tác nghiên cứu để đưa ra
chính sách thuế tốt nhất đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía. Bài viết này xin đưa ra
một số khía cạnh tóm lược cần quan tâm về hai vấn đề là thuế đánh vào hoạt động
đầu tư và thuế đánh vào tài sản.
Thuế đánh vào đầu tư sẽ có tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi
ro? Mô hình nghiên cứu về thuế đầu tư như thế nào? Các loại thuế đánh vào đầu tư
phổ biến hiện nay và Việt Nam hiện nay đang áp dụng các loại thuế nào? Khái
niệm, đối tượng, ưu và nhược điểm của thuế tài sản? Các loại thuế tài sản hiện nay
và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?... là những vấn đề được trình bày trong bài tiểu
luận này. Qua đó, ta có thể biết được cơ sở lý thuyết cũng như có thể suy ra mối
quan hệ giữa thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản để hình thành nên cái nhìn
tổng quan về hai loại thuế này cho những nghiên cứu tiếp theo nếu có.
Nếu như thuế đánh vào đầu tư (chủ yếu là vốn) liên quan đến việc đánh thuế vào
yếu tố sản xuất – yếu tố đầu vào thì thuế tài sản với cơ sở thuế là lượng tiết kiệm
được tích lũy, tức là chênh lệch giữa tiêu dùng thực sự và tiêu dùng tiềm năng, một
phần liên quan đến việc đánh thuế đầu ra.
Lao động + Vốn Hàng hóa
Thuế thu
nhập
Thuế đánh
vào đầu tư
Thuế tiêu thụ
Thuế thu
nhập +
Thuế tài sản Thuế tiêu thụ
4
1. Cơ sở lý thuyết Thuế đánh vào đầu tư
1.1. Tác động của Thuế đến hành vi đầu tư và chấp nhận rủi ro.
1.1.1. Ảnh hưởng đến quyết định của công ty:
- Quyết định tổng lượng đầu tư vật chất
Lượng đầu tư ròng của doanh nghiệp trong một giai đoạn là khoản gia tăng tài
sản vật chất trong thời kỳ đó. Câu hỏi chính về chính sách là liệu các đặc trưng như
là khấu hao và giảm thuế do đầu tư có kích thích nhu cầu đầu tư hay không. Câu hỏi
này rất quan trọng.
Ví dụ, khi Tổng thống Clinton đề nghị phục hồi giảm thuế do đầu tư năm
1993, ông ta cho rằng điều này sẽ làm gia tăng đầu tư một cách đáng kể. Những
người có ý kiến đối lập với ông ta lại quả quyết rằng điều này không có tác động gì
lớn. Ai đúng?
Có 3 mô hình:
+ Mô hình gia tốc: yếu tố quyết định khối lượng đầu tư là sự thay đổi sản lượng
đầu ra, do đó các khoản giảm thuế cho đầu tư phần lớn không có tác động gì đến
đầu tư vật chất. Hay nói cách khác, các khoản trợ cấp thuế đối với vốn có thể làm
cho vốn rẻ hơn, nhưng mô hình này thì điều đó không quan trọng bởi vì nhu cầu
vốn không phụ thuộc vào giá cả của nó.
+ Mô hình tân cổ điển: khi chi phí vốn tăng, các doanh nghiệp lựa chọn kỹ thuật
cần ít vốn và ngược lại. Khi chính sách thuế làm giảm chi phí vốn thì doanh nghiệp
có thể tăng vốn và như vậy sẽ tăng đầu tư. Hệ thống thuế công ty làm tăng chi phí
sử dụng vốn; lượng đầu tư thật sự là khá nhạy cảm với những thay đổi do thuế gây
ra đối với chi phí sử dụng vốn.
+ Mô hình lưu lượng tiền mặt: trong giới kinh doanh thì lưu lượng tiền mặt
quyết định lượng đầu tư của họ. Chi phí cho việc sử dụng các quỹ nội bộ thấp hơn
so với chi phí sử dụng vốn vay khi đó lượng đầu tư sẽ phụ thuộc vào lưu lượng của
các quỹ nội bộ này, tức lưu lượng tiền mặt.
- Quyết định loại tài sản nên mua
Hệ thống thuế rất có khả năng gây ảnh hưởng đến chủng loại tài sản mà doanh
nghiệp mua sắm. Ví dụ, có khuynh hướng khuyến khích mua các tài sản có khoản
khấu hao tương đối lớn, với những yếu tố khác không đổi.
5
- Quyết định cách thức tài trợ vốn
Bên cạnh các quyết định thực tế liên quan đến đầu tư vật chất, các chủ doanh
nghiệp còn phải quyết định tài trợ vốn cho các hoạt động của DN như thế nào và
nên phân phối lợi nhuận hay giữ lại. Thu nhập công ty là đối tượng của nhiều thứ
thuế khác nhau, vì vậy khi cổ tức được chi trả, cổ đông sẽ có một nghĩa vụ thuế,
trong khi lợi tức giữ lại không bị đánh thuế. Sự thật là việc giữ lại lợi tức tạo nên
một khoản lời trên vốn cho cổ đông nhưng họ không có nghĩa vụ thuế nào cho đến
khi khoản lời được thực hiện.
+ Tác động thuế đến chính sách cổ tức: Thuế làm gia tăng số lợi tức giữ lại của
các công ty thay vì chia cổ tức, đây là điều cần thiết bởi vì gia tăng lợi tức giữ lại thì
doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền hơn dành cho đầu tư.
+ Tài trợ bằng nợ vay với tài trợ bằng vốn tự có: một quyết định tài chính quan
trọng của DN là làm cách nào để có thêm tiền. DN có hai lựa chọn: đi vay, DN phải
trả lãi vay hoặc DN có thể phát hành cổ phiếu và cổ đông có thể nhận cổ tức trên cổ
phần của minh. Theo Hệ thống thuế Hoa kỳ, DN được phép khấu trừ các khoản lãi
vay ra khỏi thu nhập chịu thuế nhưng không được khấu trừ cổ tức. Như vậy, luật
thuế xây dựng nhằm vào tài trợ vốn bằng cách vay mượn. Khó có thể ước tính chính
xác tác động của hệ thống thuế này đối với sự lựa chọn giữa nợ và vốn tự có. Hệ
thống thuế gây tác động đến việc tài trợ bằng nợ vay, việc gia tăng tỉ lệ nợ dẫn đến
khả năng phá sản cao hơn.
1.1.2 Mô hình đầu tư tài chính
Mô hình cơ bản về thuế và việc chấp nhận rủi ro của Domar và Musgrave (phát
triển 1944 trong khuôn khổ rủi ro đầu tư tài chính) nói rằng cá nhân sẽ lựa chọn đầu
tư vào tài sản an toàn với lợi nhuận thực bằng không và đầu tư vào tài sản rủi ro với
tỷ suất lợi nhuận dương trong một số trường hợp. Chính phủ sẽ đánh thuế khi lợi
nhuận từ tài sản rủi ro dương và cho phép chuyển vào thu nhập chịu thuế tất cả các
khoản lỗ khi đầu tư. Trong trường hợp này, Domar và Musgrave chỉ ra rằng việc
đánh thuế vào thu nhập nhận được từ tài sản rủi ro sẽ làm tăng việc chấp nhận rủi ro
do bởi bất cứ thuế nào đánh vào lợi nhuận hoàn toàn có thể tránh được bằng cách
chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Để chứng minh cho điều này xét ví dụ qua bảng 1
Bảng 1.Đánh thuế và mức chấp nhận rủi ro của Ông X
6
Đầu tư Nhận được
nếu lãi
Nhận được
nếu lỗ
Thuế suất
nếu lãi
Thuế giảm
trừ nếu lỗ
Lãi sau
thuế
Lỗ sau
thuế
100 20 -20 0 0 20 -20
100 20 -20 50% 50% 10 -10
200 40 -40 50% 50% 20 -20
200 40 -40 50% 0 20 -40
200 40 -40 75% 50% 15 -20
Giả sử nhà nước chưa đánh thuế: Ông X đầu tư 100$ vào thương vụ mạo
hiểm với cơ hội 50% tăng gía trị lên 120$(tức được lợi 20$) và 50% giảm giá trị
xuống còn 80$(tức lỗ 20$). Việc đầu tư này mang lại lợi nhuận kỳ vọng là bằng
0(20$x0.5+(-20$x0.5)=0$)(xem dòng 1 bảng 1)
Nhà nước lúc này tính thuế 50% và cho phép chuyển toàn bộ lỗ vào thu nhập
chịu thuế.Do vậy Ông X chỉ giữ lại được 50% lợi nhuận thu được vì bị đánh thuế
50% và nếu lỗ thì Ông X chỉ lỗ 50% vì lỗ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế nên
cơ sở đánh thuế giảm và bù đắp 50% số lỗ còn lại (điều này có nghĩa là chính phủ
sẽ chịu 50% trên mỗi đôla lỗ). Với chính sách này thì ông X chỉ kiếm được 10$ khi
đầu tư thành công vì 10$ còn lại phải chịu thuế (xem dòng 2 bảng 1). Khi bị lỗ thì
ông X chỉ lỗ 10$ vì ô ta được chuyển toàn bộ số lỗ 20$ này vào thu nhập chiụ
thuế,nên thuế phải trả cũng giảm đi 10% (xem dòng 2 bảng 1). Lợi nhuận kỳ vọng
trường hợp này cũng là bằng 0 nhưng ông X lúc này chịu ít rủi ro hơn trường hợp
nhà nước không đánh thuế.
Nếu ông X tăng đầu tư lên 200$ (giống dòng 3 bảng 1) thì kết quả giống
dòng 1 do vậy thuế làm tăng mức chấp nhận rủi.Điều này cũng cho thấy rằng ông X
cũng có thể tránh được tác động của chính phủ.
7
Nếu như không được chuyển lỗ (như dòng 4 bảng 1) hoặc bị đánh thuế lũy
tiến (như dòng 5 bảng 1) thì ông X không thể tránh được tác động của chính phủ, do
vậy việc chấp nhận rủi ro không nhất thiết tăng lên trong điều kiện đánh thuế.
Từ những vấn đề trên ta kết luận rằng: Nếu một chủ thể kinh tế có thể tránh
được sự tác động của chính phủ để quay lại điểm cân bằng ban đầu khi chính phủ
chưa đánh thuế thì họ sẽ làm như vậy (hay nói cách khác họ sẽ gia tăng đầu tư). Và
từ đó cũng cho thấy hàm ý quan trọng đối với chính sách thuế: nếu đánh thuế vào
thu nhập trên vốn, chính phủ có thể tăng được nguồn thu mà không giảm đi sự thịnh
vượng của cá nhân.
1.2. Các loại thuế:
1.2.1 Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng:
Là loại thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp.
Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời kiếm
được của tài sản đó.
Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha
Vương
Quốc Anh
Thuế
suất 46.80% 48.60% 25% 53,8% 27% 20% 48% 40%
Bảng 1: Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng (2000).
1.2.2 Thuế đánh vào cổ tức
Là loại thuế đánh vào cổ tức nhận được của cổ đông. Đánh thuế trên số tiền
dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời kiếm được của tài sản đó.
Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha
Vương
Quốc Anh
Thuế
suất 46.80% 48.60% 61.20% 53,8% 12,5% 50% 48% 40%
8
Bảng 2: Thuế đánh vào cổ tức nhận được (2000).
Tại Mỹ thuế đánh vào thu nhập cổ tức được áp dụng từ năm 1895. Cho đến
nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng không nên áp dụng thuế cổ tức tại Mỹ. Năm 2003
chính phủ Mỹ mà đứng đầu là tổng thống George W.Bush cam kết sẽ loại bỏ thuế
đánh vào thu nhập các nhà đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên việc bãi bỏ này không được
thực hiện mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh làm giảm nhẹ thuế (Jobs and
Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 – JGTRRA) sau nhiều tháng tranh
luận.
Mức thuế suất khởi điểm là 10% được áp dụng cho hầu hết các nhà đầu tư
với cổ tức thông thường, một số nhà đầu tư đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về thu nhập
cổ tức tiêu chuẩn sẽ được áp dụng mức ưu đãi thấp hơn.
Quy định về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng
sau đó được gia hạn hai lần đến 31/12/2012 (lần gia hạn đầu tiên áp dụng đến
31/12/2010)
1.2.3 Thuế chuyển nhượng vốn:
Là loại thuế đánh vào lợi nhuận do điều chuyển vốn – nghĩa là sự chênh lệch
giữa giá mua và bán tài sản.
Ví dụ như, lợi nhuận khi đầu tư vào nhà cửa hay tác phẩm nghệ thuật cũng
như nguồn lợi nhuận chủ yếu khi đầu tư vào kinh doanh hay cổ phiếu.
Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha
Vương
Quốc Anh
Thuế
suất 20% 48,6% 26% 0 12,5% 26% 20% 40%
Bảng 3: Thuế đánh vào chuyển nhượng vốn (2000)
Chính sách thuế đối với thu nhập chuyển nhượng vốn: Thuế xử lý tiền lời
vốn khác nhau từ thu nhập tiền lãi, tùy thuộc vào thời gian phát sinh tiền lời vốn.
Phương pháp tính thuế:
9
- Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời
kiếm được của tài sản đó.
- Đánh thuế trên cơ sở phát sinh: là số thuế phải nộp trên tiền lời khi tài sản bán
được.
Thuế đánh trên cơ sở phát sinh hơn là cơ sở dồn tích nói chung, dẫn đến việc
giảm nghĩa vụ nộp thuế đối với người nắm giữ tài sản. Bằng việc nộp thuế khi bán
tài sản thay vì nộp thuế trên giá trị dồn tích, bạn có thể kiếm được tiền lãi trên cái
mà bạn phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Đây là trợ cấp thuế ngầm định đối với tiết
kiệm dưới dạng các loại tài sản có khả năng tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Nhưng việc trợ cấp này rất khó để loại trừ đối với rất nhiều lợi tài sản có tính chất
vốn vì:
Không thể đo lường được gía trị phát sinh dồn tích đối với rất nhiều tài sản: đối
với cổ phiếu thì có thể đánh thuế theo giá trị dồn tích hàng năm, bằng sự thay đổi
giá trị cổ phiếu từ năm này qua năm khác. Nhưng đối với nhà thi không đánh giá
được giá trị phát sinh hàng năm hay một tác phẩm nghệ thuật
Nếu như chính phủ đo lường được giá trị dồn tích một cách hợp lý thì cá nhân
có thể không có khả năng để tài trợ cho các yêu cầu trả thuế.Giả sử giá trị của cổ
phiếu tăng rất nhanh và gấp đôi thì làm cho tài sản của cá nhân đó tăng rất lớn và
không có cách nào trả thuế hàng năm ngoại trừ bán khối lượng lơn cổ phiếu.Mà
việc buộc cá nhân từ bỏ một tài sản đang sinh lợi cao chỉ vì để nộp thuế là không
hiệu quả.
Vấn đề nâng giá trị tại thời điểm người sở hữu tài sản qua đời: Đối với những tài
sản được chuyển sang cho người thừa kế, điểm cơ bản này được tiến gần đến giá thị
trường cho đến khi qua đời.
Ví dụ, nếu như Ô A mua một bức tranh $100, nắm giữ 55 năm, và bán
nó trước khi ông A qua đời $10,000, thì Ô A nộp thuế trên tiền lời là $9,900.
10
Nếu như ông A để bức tranh cho con ông A, và chúng bán bức tranh này thì
không có nộp thuế trên tiền lời vốn.
Luật thuế truyền thống đề cao loại trừ thuế đánh vào tiền lời vốn đối với nhà.
Nhiều năm, sự loại trừ này cho phép các cá nhân không phải nộp thuế nếu như họ
đưa tiền lời đó vào mua một nhà mới.
Thêm vào đó, có sự giảm trừ đối với khoản tiền lời $125,000 đối với những
người có độ tuổi trên 55.
Từ 1997 trở đi, tiền lời vốn lên đến $500,000 từ bán nhà ở ban đầu (principal
residence) là được miễn trừ thuế.
Thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng vốn theo thời gian: ngay cả tồn tại các
hình thức trợ cấp đối với chuyển nhượng vốn, dạng thu nhập này theo thông lệ phải
chịu thuế suất thấp hơn so với dạng thu nhập khác:
-Từ năm 1978 đến 1986 cá nhân phải chịu thuế chỉ 40% đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn trên các tài sản được nắm giữ trên 6 tháng.
- Luật cải cách thuế năm 1986 kết thúc việc trợ cấp này và coi thu nhập từ
chuyển nhượng vốn giống như các hình thức thu nhập khác với mục đích đánh
thuế,thuế suất tối đa 28%.
- Luật thuế năm 1993 tăng thuế suất tăng thuế suất tối đa lên 39% cho các dạng
thu nhập khác nhưng vẫn duy trì thuế suất thuế thu nhập chuyến nhượng vốn tại
mức 28%.
- Luật thuế năm 1997 giảm thuế suất trần đánh vào tiền lời vốn dài hạn xuống
còn ở mức 20%.
- Luật năm 2003 giảm thuế suất trần xuống còn 15% cho thu nhập phát sinh thực
tế sau ngày 5.5.2003 (các tài sản mang tính sưu tập vẫn chịu thuế suất 28%).
1.2.4. Những tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển
nhượng vốn
11
Việc trợ cấp thông qua thuế thu nhập chuyển nhượng vốn bằng việc đánh thuế với
thuế suất thấp hơn so với thu nhập ở những dạng khác, nhưng các tranh luận tập
trung chủ yếu vào ba vấn đề:
a. Chống lại lạm phát
Do lạm phát nên chính sách thuế hiện hành đã phóng đại qui mô thu nhập từ
chuyển nhượng vốn. Thuế phải nộp tính trên tiền lời danh nghĩa, chứ không phải
tiền lời vốn thực.
Ví dụ: Mức sinh lợi danh nghĩa 10%, lạm pháp 10% thì sinh lời thực là 0%.
Nếu như một cá nhân nợ thuế tính trên tiền lời vốn 10%, nghĩa là thực tế anh ta trở
nên bị thiệt đi.
Về vấn đề lạm phát, nó ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư khác.
b. Cải thiện hiệu quả các giao dịch vốn
Lập luân này cho rằng việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng
vốn cho rằng cá nhân sẽ trì hoãn việc bán tài sản vốn để hạ thấp hiện giá chiết khấu
của gánh nặng thuế hiện tại. Thời gian trì hoãn càng lâu thì hiện gía chiết khấu của
giá trị trả thuế càng thấp. Chính sách này dẫn đến hiệu ứng ngưng giao dịch (lock-in
effect): trong đó cá nhân sẽ trì hoãn việc bán tài sản vốn nhằm tối thiểu hóa hiện giá
chiết khấu của số tiền thuế thu nhập chuyển nhượng vốn phải nộp.
Hiệu ứng (lock-in effect) gây thiệt hại vì làm giảm tính thanh khoản của thị
trường vốn.
c. Khuyến khích sự khởi nghiệp
Nhiều chủ doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh có được sự giàu có không
phải bắt nguồn từ thu nhập được tích trước khi tiến hành kinh doanh, mà là từ gia
tăng giá trị công ty cơ bản.
Thuế suất đánh trên tiền lời vốn càng cao hơn thì làm nãn lòng chủ doanh
nghiệp. Thuế thu nhập chuyển nhượng vốn có nền tảng là thuế đối với chấp nhận rủi
12
ro,nhưng chấp nhận rủi ro là động cơ tăng trưởng cho nền kinh tế.Vì thế, khuyến
khích các chủ doanh nghiệp chính là lý do để hạ thấp thuế suất thuế thu nhập
chuyển nhượng vốn.
Tuy nhiên cũng có ba ý kiến phản đối lại quan điển trên:
- Thứ nhất, đánh thuế váo các hoạt động chấp nhận rủi ro khuyến khích hay
ngăn cản các hoạt động này là điều không rõ ràng. Không có bằng chứng tốt cho
thấy thuế thu nhập chuyển nhượng vốn làm tăng hay giảm các hoạt động chấp nhận
rủi ro.
- Thứ hai, chỉ một phần rất nho thu nhập chuyển nhượng vào tay chủ doanh
nghiệp.
- Thứ ba, thuế thấp trong hiện tại có thế làm tăng các hoạt động khởi nghiệp
hiện tại và tương lai, mà nó cũng mang lại lợi ích lớn cho những chủ doanh nghiệp
đã đầu tư vốn trong quá khứ. Thuế thấp không chỉ là sự khuyến khích đối với nhà
đầu tư khởi nghiệp với nhiều rủi ro, mà còn là phần thưởng cho những người đã
chấp nhận rủi ro trong quá khứ.
Dựa vào những vấn đề trên cho thấy rằng việc hạ thấp thuế suất dẫn đến:
- Khuyến khích các chủ doanh nghiệp.
- Khoản tiền lời quá khứ được giải phóng. Và nếu như hiệu ứng “giải phóng”
là lớn, nghĩa là nó khuyến khích người ta bán tài sản ngay thay vì chờ bán hay
không bán, thì nhiều khả năng việc giảm thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng
vốn thực sự làm tăng nguồn thu.
1.3. Ở Việt Nam:
1.3.1 Các loại thuế: Thuế từ lãi tiền gửi lãi cho vay vốn; Thuế cổ tức; Chuyển
nhượng vốn; Thuế chuyển giao tài sản.
a) Thuế từ lãi tiền gửi lãi cho vay vốn:
►Đối với doanh nghiệp:
13
Trước đây trường hợp doanh nghiệp có khoản thu nhập khác như lãi tiền gửi
ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ bù trừ giữa các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay
vốn và chi phí trả lãi tiền vay. Nếu khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn cao hơn
khoản chi phí trả lãi tiền vay thì phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi
xác định thu nhập chịu thuế và chịu thuế suất 25% khi tính thuế TNDN.
Tuy nhiên ngày 27/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số
122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Cụ thể, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các
tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật,
phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp đồng cho vay vốn đều
phải chịu thuế thu nhập.
►Đối với cá nhân:
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số
84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế THU NHậP CÁ NHÂN và sửa đổi
Thông tư số 02/2010/TT-BTC thì các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, tổ
chức tín dụng; lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN.
Theo quy định lãi tiền gửi được miễn thuế là TNCN nhận được từ lãi gửi
VNĐ, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn,
có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
theo thỏa thuận.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên được
quy định cụ thể: đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (thẻ tiết kiệm) chứng
14
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận; đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
b) Thuế cổ tức:
Thuế cổ tức là một loại hình của thuế thu nhập mà một quốc gia đánh vào cổ
tức. Thuế suất của loại thuế này thay đổi theo từng quốc gia, nó liên quan đến vấn
đề thuế kép mà một số quốc gia vẫn đang thực hiện và gặp phải phản ứng từ phía
các cổ đông, tức là những người nắm giữ cổ phiếu, do các công ty đã phải nộp thuế
lợi tức, thuế vốn rồi sau đó cổ đông lại phải nộp thêm thuế thu nhập từ cổ tức.
►Đối với doanh nghiệp:
Căn cứ vào điều 8 thuế TNDN: Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm:
thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các hoạt động
góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế mà khoản thu nhập đó đã
được cơ sở kinh doanh nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh, liên kết kinh tế nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp chia cho thì khoản thu nhập này không phải chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
►Cá nhân:
Bắt đầu từ 01/01/2010 nhà đầu tư bắt đầu chịu thuế theo quy định tại thông
tư 84/2008/TT-BTC (là 5% cho khoản cổ tức nhận được bằng tiền mặt, đối với
khoản cổ tức nhận được bằng cổ phiếu nhà đầu tư chưa phải nộp thuế, khi chuyển
nhượng cổ phiếu này nhà đầu tư mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và được áp
15
dụng tương tự như trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu ) ngoại trừ các khoản đầu tư
vốn của năm 2009 được trả trong sáu tháng đầu năm 2010.
c) Chuyển nhượng vốn
►Đối với doanh nghiệp:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: là thu nhập có được từ chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức,
cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp).
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: là thu nhập có được từ chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán của doanh nghiệp đã tham gia đầu
tư chứng khoán cho một hoặc nhiều tổ chức cá nhân khác.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm: chuyển nhượng cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Về chuyển nhượng vốn:
TN tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng- Chi
phí chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu
được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như
sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn tại thời
điểm góp vốn.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn tại thời điểm mua. Giá
mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh
toán.
Về chuyển nhượng chứng khoán: đây là hướng dẫn mới chưa có trước đây:
Thu nhập tính thuế = Giá bán CK - Giá mua CK - Chi phí chuyển nhượng
• Giá bán CK:
16
- Đ/v CK niêm yết và CK của công ty đại chúng chưa niêm yết là giá thực tế bán
CK theo thông báo của Sở giao dịch CK, trung tâm giao dịch CK.
- Đ/v CK không thuộc trường hợp trên là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng
chuyển nhượng.
• Giá mua CK:
- Đ/v CK niêm yết và CK của công ty đại chúng chưa niêm yết là giá thực mua CK
theo thông báo của Sở giao dịch CK, trung tâm giao dịch CK.
- Đ/v CK mua qua đấu giá là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá và
giấy nộp tiền
- Đ/v CK không thuộc trường hợp trên là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng
chuyển nhượng.
• Chi phí chuyển nhượng :
Là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ,
hoá đơn hợp pháp.
Thuế Suất:
Thuế suất thuế TNDN về chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là 25%.
►Đối với cá nhân:
TT 84/2008/TT-BTC quy định đối với hoạt động chuyển nhượng vốn như
sau:
Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế
suất. Trong đó thu nhập tính thuế bằng được xác định bằng giá chào bán CK trừ giá
mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
Thuế suất có thể áp dụng 1 trong 2 cách tính:
Nộp thuế theo biểu phí toàn phần với thuế suất 20%. Cá nhân chuyển
nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp theo thuế suất
0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Cách tính thuế TNCN phải
nộp như sau:
17
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 20%
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp
thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% thì áp dụng thuế suất 0.1% trên giá
chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhương X Thuế suất 0.1%
Thời điểm xác nhận thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán
được xác định như sau:
♦ Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm hay Sở giao dịch chứng
khoán công bố giá thực hiện.
♦ Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại
trung tâm là thời điểm trung tâm công bố giá thực hiện.
♦ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng
chuyển nhượng có hiệu lực. Trường hợp không có HD chuyển nhượng chứng khoán
thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.
d) Chuyển nhượng bất động sản:
Thông tư 161 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp sang
nhượng bất động sản có hiệu lực từ 26/9, cho phép các cá nhân kê khai, nộp thuế
theo 2 phương thức khác nhau.
Cụ thể, với các trường hợp chứng minh được giá vốn và các chi phí liên quan thì
áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế. Mức thuế phải nộp sẽ bằng giá
chuyển nhượng trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan đến hợp đồng chuyển
nhượng) nhân với 25%. Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng
chuyển nhượng của người mua mới. Giá vốn là giá ghi trên hợp đồng góp vốn để
hưởng quyền mua nhà, mua căn hộ đã ký với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động
sản. Các chi phí liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng là các chi phí liên quan
18
trực tiếp đến việc chuyển nhượng (nếu có phát sinh và có hóa đơn, chứng từ hợp
pháp).
Theo Tổng cục Thuế, giá vốn và chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuyển
nhượng được chia ra hai trường hợp:
+ Đối với những cá nhân có vay vốn của các tổ chức tín dụng để mua căn hộ,
nền đất, nếu có chứng từ trả lãi phù hợp với hợp đồng vay thì khi xác định thu nhập
chịu thuế, khoản trả lãi được xác định là chi phí hợp lý.
+ Đối với các trường hợp chỉ mới góp một phần vốn (chưa nộp đủ số tiền theo
hợp đồng) thì giá vốn sẽ bằng tổng số vốn phải góp theo hợp đồng trừ đi phần vốn
góp còn thiếu (chưa nộp).
Trường hợp không chứng minh được các chi phí phát sinh hợp lý thì sẽ áp dụng
thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng. Nghĩa là, nếu không xác định được giá
chuyển nhượng thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thị trường tại thời
điểm chuyển nhượng thì cơ quan thuế phải ấn định giá. Việc ấn định được thực hiện
theo nguyên tắc: .
Phần giá trị đất được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Phần giá trị nhà được tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND tỉnh ban
hành.
Trường hợp hợp đồng gốc đã được chuyển nhượng qua nhiều chủ và đã làm thủ
tục chuyển nhượng trước ngày 26/9 (thời điểm Thông tư 161 có hiệu lực) nhưng
không xác định được giá vốn của người đứng tên trên hợp đồng hiện tại hoặc giá
chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh
quy định, cơ quan thuế phải ấn định giá chuyển nhượng theo cách trên.
1.3.2 Tác động của việc đánh thuế vào đầu tư ở Việt Nam:
Thuế chuyển nhượng chứng khoán cũng là một vấn đề được nhiều thành viên tham gia
thị trường như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư cho rằng còn nhiều
bất cập. Hiện nay, có 2 cách đánh thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, nhà
19
đầu tư có thể lựa chọn: nộp 0,1% đối với giá trị hợp đồng chuyển nhượng hoặc nộp 20%
thuế đối với thu nhập có được sau khi trừ đi giá mua và các chi phí liên quan. Tuy nhiên,
hầu như tất cả các nhà đầu tư cá nhân đều lựa chọn cách nộp 0,1% bởi không thể xác định
các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. Song, quy định này cũng khiến nhiều nhà
đầu tư bức xúc vì bị thu 0,1% ngay khi phát sinh giao dịch dù nhiều khi giao dịch đó họ bị
lỗ. Do quy định của Luật Thuế TNCN, nên bất kể đầu tư lỗ hay lãi, tất cả nhà đầu tư
đều bị khấu trừ thuế khi thực hiện giao dịch. Do đó, một bất cập được nhìn thấy của
thuế đánh vào hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là đầu tư thua lỗ triền miên
nhưng nhà đầu tư vẫn phải móc tiền túi nộp thuế. Thuế suất 0,1% là chỉ tạm thu,
đến hết năm, công ty chứng khoán sẽ phải làm hồ sơ, bảng kê giao dịch để tính xem
nhà đầu tư có lãi hay lỗ. Nếu lỗ sẽ được hoàn thuế. Song ngay cả khi được hoàn
thuế nhà đầu tư vẫn không hài lòng. Thực tế, việc hoàn thuế đối với thu nhập cá
nhân thường diễn ra rất chậm. Hơn nữa, với giao dịch lớn, cơ quan thuế tạm thu từ
đầu năm, nếu đến cuối năm phải hoàn thuế, liệu ngành thuế có tính đến khoản lãi, ít
nhất là lãi gửi tiết kiệm, nhà đầu tư đã có thể thu được.
Hiện nay, trên thị trường nhiều công ty niêm yết có giá thị trường thấp hơn
mệnh giá và thị trường chứng khoán vẫn chưa thể phục hồi. Nhiều nhà đầu tư cho
rằng, thuế chứng khoán đang là một lực cản đối với thị trường này.
Đối với việc đánh thuế 5% trên cổ tức đối với nhà đầu tư, khi doanh nghiệp có
lợi nhuận phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản lãi sau khi nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp mới chia cổ tức. Khi nhà đầu tư nhận cổ tức, họ lại phải nộp
thuế thêm một lần nữa. Như vậy, nhà đầu tư chứng khoán bị đánh thuế 2 lần. Hiệp
hội các nhà đầu tư chứng khoán đề xuất, Nhà nước nên loại bỏ sắc thuế này vì nó sẽ
làm giảm giá cổ phiếu. Việc bãi bỏ thuế cổ tức sẽ góp phần ổn định và khuyến
khích đầu tư vốn trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và đảm bảo bình đẳng thu nhập
với lãi tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, vốn vẫn được miễn thuế.
Một số nhà đầu tư nước ngoài (không thành lập tư cách pháp nhân doanh nghiệp
tại Việt Nam) đã có phản ánh đến Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam
(VAFI) về việc bị đóng thuế với mức cao (25%) đối với chuyển nhượng chứng
khoán tại các công ty cổ phần không đại chúng. VAFI cho rằng, cách phân biệt như
20
trên là không có cơ sở pháp lý theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng
khoán. Tại điểm 1, điều 6 Luật Chứng khoán đưa ra khái niệm về chứng khoán:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản và phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới
hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Bao gồm các loại sau: cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn
mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng
khoán. Bên cạnh đó, theo điều 25 Luật Chứng khoán, công ty đại chúng chỉ khác
công ty không đại chúng ở số lượng cổ đông (trên hoặc dưới 100 cổ đông), còn về
bản chất vẫn là công ty cổ phần. Khi nhà đầu tư thực hiện việc chuyển nhượng cổ
phần tức là thực hiện việc chuyển nhượng chứng khoán. Còn về khái niệm “chuyển
nhượng vốn”, theo đúng nghĩa và thực tế hoạt động là việc chuyển nhượng vốn góp
theo hợp đồng hợp tác đầu tư, theo liên doanh… chứ không thể coi như chuyển
nhượng cổ phần. Do đó, không thể áp dụng loại thuế suất 25% cho hoạt động
chuyển nhượng chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu áp dụng 25% thì
rất ít nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam bởi hiện nay, nhiều nhà đầu
tư đang thua lỗ nặng. Thời gian tới đây, khi nhiều quỹ đến thời hạn thoái vốn để
đóng quỹ thì vấn đề này sẽ trở nên rắc rối và gây mất niềm tin lớn của nhà đầu tư
nước ngoài vào thị trường vốn Việt Nam.
KẾT LUẬN
Chính sách thuế ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có thuế đánh vào
đầu tư và tài sản, không chỉ nhằm mục tiêu thu ngân sách ổn định cho Chính phủ và
địa phương, mà còn nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội và phục vụ mục tiêu quản
lý tài sản của nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới cũng như trong
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu cải cách hệ thuế
21
thống hiện đại và hiệu quả việc hoàn thiện chính sách thuế nước ta hiện nay trở
thành một yêu cầu tất yếu khách quan.
Bên cạnh việc xây dựng chính sách thuế hợp lý và hiệu quả, cần có sự kết
hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình thực thi, đồng thời tăng cường công tác
tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân
cư. Việc ban hành và triển khai các chính sách thuế rộng rãi trong đời sống xã hội
thành công góp phần ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế xã
hội đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và Phân tích chính sách
thuế, NXB Lao Động.
- Tài chính công – Public Finance (2004), (Tài liệu biên dịch).
22
- Thông tư 84/2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu
nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
- Nguyễn Thị Kim Chi (2005), Hoàn thiện chính sách thuế tài sản trong chiến lược
cải cách thuế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Tp.HCM.
- Một số trang tin điện tử:
+ Minh Văn - Hồng Anh, Bị đánh thuế hai lần?,
15/01/2012
+ Nhà đầu tư “kêu trời” với chính sách thuế
sach-thue.html Thứ Hai, 12/12/2011, 09:35 (GMT+7)
+ Chính sách thuế BĐS: Đối tượng chịu thuế
thue-bds-doi-tuong-chiu-thue.html - Cập nhật: 01/07/2011
+ Bất cập chính sách thuế chuyển nhượng chứng khoán đối với nhà đầu tư nước
ngoài
chung-khoan-doi-voi-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.htm 08:08:00 13/12/2011
+ Đầu tư chứng khoán tiếp tục được ưu đãi thuế
+ Chính sách thuế BĐS: Luật thuế tài sản
Cập nhật: 21/06/2011
+ www.thuvienphapluat.vn
+
31122010.htm
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttr_thue_danh_vao_dau_tu_8842.pdf