Tư vấn thuế là hoạt động trong đó các chuyên gia về pháp luật thuế cung cấp các thông tin, kiến thức, giải pháp về lĩnh vực thuế cho đối tượng nộp thuế có nhu cầu để họ thực hiện nghĩa vụ phù hợp với nhà nước.
Tư vấn thuế gồm 2 dạng:
- Tư vấn với danh nghĩa là một dịch vụ công, với danh nghĩa này tư vấn là một chức năng thuộc lĩnh vực hành chính của cơ quan thuế.
- Tư vấn với danh nghĩa là một hoạt động dịch vụ tư, đây là một hoạt động dịch vụ có thu, các đối tượng nộp thuế có nhu cầu phải trả phí dịch vụ cho mỗi hoạt dộng tư vấn.
Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển tư vấn thuế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, thông qua tư vấn thuế doanh nghiệp có thế có những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có thể hạch toán đầy đủ các chi phí và tính toán chính xác của doanh nghiệp sau mỗi chu kì kinh doanh. Tư vấn thuế còn có vai trò đào tạo bổ sung, cập nhật những kiến thức thường xuyên cho chủ doanh nghiệp sau mỗi sự thanh đổi của luật thuế hoặc khi doanh nghiệp thay đổi mặt hàng, phương thức sản xuất kinh doanh.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều hòa nhiệt độ là nhằm vào các đối tượng sử dụng điều hòa nhiệt độ trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng...
Cách đây 10 năm, khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời, điều hòa nhiệt độ đúng là loại hàng hóa xa xỉ, vừa đắt vừa tốn nhiều điện. Nhưng hiện nay, loại hàng hóa này đã trở nên quá phổ biến, đại chúng.
Vì vậy, không nên xếp vào mặt hàng chịu thuế này. Điều hòa nhiệt độ có công suất 18.000 BTU trở xuống được dùng cho gia đình, một đồ dùng rất bình dân nếu bị đánh thuế thì không phù hợp với điều kiện tiêu dùng dân cư như hiện nay.
Như vậy, mặc dù đã có sự điều chỉnh và sửa đổi song luật thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn một số bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Do vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
4. Xăng và chế phẩm của xăng
Một số Hải quan địa phương cũng kiến nghị không thu thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, bởi đây là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cho sản xuất.
Phân tích đề xuất này, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, mặt hàng xăng các loại hiện nay phải chịu 4 loại thuế khác nhau (thuế nhập khẩu , Giá trị gia tăng, TTĐB và thuế Bảo vệ môi trường), hơn nữa đây là mặt hàng thiết yếu đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Vì vậy, không nên đánh thuế TTĐB với mặt hàng này.
Hơn thế nữa, hiện nay xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi vận hành sử dụng xăng lại tiếp tục chịu thuế TTĐB, điều này dẫn đến người tiêu dùng bị đánh thuế trùng lắp.
Bên cạnh đó, hiện nay mặt hàng nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng thì thuộc diện chịu thuế TTĐB, nhưng khi dùng vào mục đích khác là sản xuất ra sản phẩm khác thì không chịu thuế TTĐB. Việc xác định đối tượng chịu thuế, không chịu thuế TTĐB theo mục đích, công dụng dễ dẫn đến gian lận trốn thuế và khó thực hiện trong thực tế.
- CHƯƠNG 3 -
THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Không giống như thuế GTGT, thuế TTĐB chỉ đánh vào một công đoạn nhập khẩu hoặc sản xuất do đó việc làm giả hóa đơn chứng hay sử dụng lỗ hổng pháp luật để trốn, tránh thuế dễ dàng hơn so với thuế GTGT. Các doanh nghiệp thường trốn, tránh thuế thông qua việc làm giảm giá tính thuế hoặc giảm thuế suất cảu các mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng một số biện pháp sau đây:
1. Ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế
Bằng cách khai thấp hơn giá trị nhập khẩu thực tế, doanh nghiệp sẽ giảm được số thuế nhập khẩu phải nộp, từ đó làm giảm thuế TTĐB và thuế GTGT đối với mặt hàng nhập khẩu.
Trong khâu tiêu thụ, các doanh nghiệp có thể tiến hành thỏa thuận với người tiêu dùng khi họ mua các mặt hàng chịu thuế TTĐB của doanh nghiệp, bằng cách ghi giá hàng bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế mà nguời tiêu dùng phải trả, người tiêu dùng có thể giảm được một số chi phí đi kèm, đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể giảm được lượng thuế phải nộp bao gồm thuế TTĐB, thuế GTGT. Có thể thấy rỗ hình thức này thường diễn ra trong lĩnh vực mua bán ô tô. Nhờ ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế đã trả, người sẽ giảm được một khoản lệ phí trước bạ, do đó, họ có thể chấp nhận đề nghị này của doanh nghiệp. làm thất thoát một khoản thuế của nhà nước vào tay doanh nghiệp.
2. Thành lập các cơ sở kinh doanh thương mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, của hàng bán đúng giá, các đại lý có mối quan hệ với cơ sở sản xuất:
Bằng cách thành lập các doanh nghiệp kinh doanh thương mại,các đại lý trực thuộc doanh nghiệp sản xuất,nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm cho cơ sở trực thuộc với giá thấp hơn so với giá bán cho các cơ sở khác, từ đó hưởng mức chênh lệch thuế phải nộp, các khoản này trở thành lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Lợi dụng sự khác biệt về thuế suất của cùng một mặt hàng, ví dụ như ô tô, từ đó thay đổi cấu tạo hoặc hinh dáng của sản phẩm nhập khẩu, sau khi nhập khẩu về nước thì tiến hành chỉnh sửa như ban đầu.
4. Lợi dụng sự ưu tiên về chênh lệch thuế suất giữa các vùng kinh tế theo quy định của nhà nước, tiến hành các hoạt động trốn, tránh thuế.
5. Giả mạo mục đích nhập khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB nó riêng và các loại thuế khác nói chung. Ví dụ như các doanh nghiệp tiến hành móc nối với việt kiều nước ngoài, nhập khẩu ô tô về Việt Nam theo diện ưu đãi cho Việt kiều hồi hương, hưởng ưu đãi về thuế của nhà nước để biến thành lợi nhuận cho mình.
Trên đây chi một số ít trong số vô vàn những chiêu trò gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp. Để các bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về các hành vi này, sau đây chúng tôi sẽ phân tích một cách cụ thể hành vi trốn, tránh thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam trong thời gian qua.
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRÁNH THUẾ VÀ TRỐN THUẾ
Xoay quanh chủ đề về thuế chúng ta rất hay bắt gặp hai thuật ngữ cơ bản “Trốn thuế"và "tránh thuế" và nếu vận dụng không tốt có thể khiến ta mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra có tội.
Trốn thuế đó là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính là:
- Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu.
- Tạo ra thông tin không có thật ví dụ như mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, giảm giá trị của hàng hóa để trốn thuế.
Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án.
Mặc dù luật pháp rất nghiêm khắc đối với việc trốn thuế, nhưng thực tế cho thấy, hành vi này diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là lý do khiến mọi người thường lầm tưởng rằng, khi có một cá nhân hay tổ chức nào đó tìm cách không đóng thuế thì đó là biểu hiện của việc trốn thuế và phải bị xử phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đúng như vậy. Trong một số trường hợp, đó là tránh thuế hợp pháp.
Tránh thuế là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế ví dụ việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch. Ở đây chúng ta phải rất thận trọng vì nếu sa sẩy một bước chân có thể từ tránh thuế hợp pháp sang trốn thuế bất hợp pháp.
→ Như vậy, trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn tránh thuế hợp pháp thì không. Bởi lẽ, đối tượng nộp thuế am hiểu rõ về pháp luật thuế và vận dụng tốt những phương thức hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng, mà không trái với quy định pháp luật.
II. CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB
1. Trốn thuế, tránh thuế TTĐB thông qua hình thức chuyển giá
Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả, thông qua việc tác động đến giá cả, doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất có thể làm tăng hoặc giảm lượng thuế TTĐB phải nộp.
Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa.
Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.
Theo luật về thuế TTĐB của Việt Nam:
Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = giá bán chưa có thuế GTGT1+thuế suất thuế TTĐB
Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng...) thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các chi nhánh, cửa hàng bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại, thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có VAT của cơ sở sản xuất, nhưng không được thấp hơn quá 10% so với giá bán bình quân do cơ sở thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10%, thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định
Vậy, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiến hành chuyển giá tránh thuế như thế nào, hãy cùng nhóm chúng tôi phân tích một ví dụ điển hình:
TH1: Doanh nghiệp A bán sản phẩm qua đại thông thường B với giá chưa có thuế GTGT là 165.000/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận :
Giá chưa có thuế GTGT = 165.000đ
Thuế GTGT (10%) = 16.500đ
Tổng giá thanh toán = 181.500đ
Thuế TTĐB phải nộp = giá chưa có thuế GTGT1+thuế suất thuế TTĐB * thuế suất thuế TTĐB
= 165.0001+65% * 65% = 65.000 đ
Vậy, với mỗi cây thuốc lá bán ra.doanh nghiệp A phải nộp một khoản thuế TTĐB là 65.000đ hay Nhà nước thu đc một khoản thuế TTĐB là 65.000đ
TH2: Doanh nghiệp A thành lập một công ty tiêu thụ C hạch toán độc lập với doanh nghiệp C sau đó công ty C bán sản phẩm cho các cơ sở kinh doanh khác trên thị trường.
Đảm bảo đúng luật, doanh nghiệp A bán cho C với giá chưa có thuế GTGT là 151.800/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận:
Giá bán chưa có thuế GTGT = 151.800 đ
Thuế GTGT = 15.180đ
Tổng giá thanh toán: = 166.980đ
Thuế TTĐB phải nộp = giá chưa có thuế GTGT1+thuế suất thuế TTĐB * thuế suất thuế TTĐB
= 151.8001+65% * 65% = 59.800đ
Vậy, với mỗi cây thuốc lá bán ra, doanh nghiệp A phải nộp một khoản thuế là 59.800đ hay nhà nước thu đc một khoản thuế là 59.800đ.
Nếu doanh nghiệp C thực hiện bán sản phẩm cho cơ sở kinh doanh B với giá 165.000đ/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận:
Giá chưa có thuế GTGT = 156.000đ
Thuế GTGT = 16.500đ
Tổng giá thanh toán = 181.500đ
Trong trường hợp này, doanh nghiệp A chỉ phải nộp một khoản thuế TTĐB là 59.800đ.
Khoản chênh lệch thuế = 65.000 – 59.800 = 5.200đ/cây thuốc lá.
Khoản chênh lệch này sẽ được tính vào lợi nhuận của công ty B, thông qua đó, được chuyển về công ty A. Như vậy, thông qua hình thức chuyển giá qua công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp có thể thu được một khoản lợi nhuận mà đáng ra, khoản đó phải nằm trong khoản thuế mà ngân sách thu được.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp dựa trên sự chênh lệch về thuế suất giữa các vùng.
Giả sử ở Hà Nội ngành sản xuất thuốc lá chịu thuế suất thuế TTĐB là 65%, nhưng ở Hà Giang là vùng khó khăn cần khích thích phát triển, chính phủ giảm thuế suất chỉ còn 30%. Để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, doanh nghiệp A sản xuất thuốc lá ở Hà Nội sẽ lập công ty tiêu thụ ở Hà Giang như vậy số thuế tiêu thụ dặc biệt mà công ty phải nộp giảm đi gần một nửa.
MỘT SỐ VỤ VIỆC CÓ HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ
Fosters Việt Nam: chuyển giá tránh thuế tiêu thụ đặc biệt
Chúng ta hãy xem xét cách thức mà Foster ‘S Việt Nam sử dụng để tránh né thuế tiêu thụ biệt bằng việc lập ra một công ty TNHH Foster ‘s Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn cùng chủ đầu tư nhằm tránh phần thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng bia chai ở khâu sản xuất.
Giá bia Foster‘s mà các đại lí bán ra là 240.000 VND/két với thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng bia chai là 75% thì mỗi két bìa Foster ‘s Việt Nam phải đóng thuế TTĐB là:
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT1+Thuế suất
= 240.0001+75% = 137.143 VND
Thuế tiêu thụ đặc biệt = 137.143*75%= 102.857 VND.
Chủ đầu tư của Foster‘s Việt Nam thành lập thêm Công ty TNHH Foster‘s Việt Nam chỉ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của hai nhà máy sản xuất bia Foster‘s đã có. Giá mỗi két bia mà các nhà máy bia Foster‘s bán cho Công ty tiêu thụ Foster‘s Việt Nam chỉ là 137.500 VND và chỉ chịu khoản thuế tiêu thụ đặc biệt là:
Thuế TTĐB cho mỗi két bia = 137.5001+75% * 75%=58.929 VND
Mức tiết kiệm thuế đầu ra so với trước khi thành lập công thụ TNHH Foster‘s Việt Nam chuyên về tiêu thụ là: 102.857 - 58.929 = 43.928đ
Bên cạnh đó với việc lập thêm công ty tiêu thụ Foster‘s Việt Nam có thể đưa thêm các loại chi phí khác như chi phí quản lí, chi phí quảng cáo vào tổng chi phí. Như vậy rõ ràng chỉ bằng cách lập thêm một công ty con chuyên về tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chuyển giá một cách hợp lí trong nội bộ mà chủ đầu tư của Foster‘s đã tiết kiệm được tới 42.7% thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp nhờ sự chênh lệch giữa giá bán cho công ty con và giá bán cho đại lí.
Mặc dù đây là hành vi lách luật để chuyển giá nội bộ nhưng tại thời điểm đó (năm 2001) pháp luật Việt Nam không đủ chặt chẽ và không có chế tài đối với hành vi trên do đó các cơ quan chức năng không thể bắt bẻ về thủ thuật tách rời khâu sản xuất và khâu thương mại. Việc làm của Foster ‘S Việt Nam đã tạo ra sự thiếu công bằng trong việc thực hành nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng bia.
Hành vi trốn thuế tiêu thụ đặc biệt của công ty thuốc lá Thăng Long
Tháng 4/2012, công ty thuốc lá Thăng Long bị thanh tra dồn dập vì bị nghi ngờ có dấu hiệu trốn thuế tiêu thụ đặc biêt. Xét về bản chất, việc duy trì chênh lệch cao giữa giá bán buôn của công ty thuốc lá Thăng Long và chuyển giá trốn thuế của công ty bia Foster là giống nhau. Tuy nhiên tại thời diểm năm 2012 khi mà thông tư 64/2009/TT-BTC đã được ban hành và thực hiện đươc 3 năm thì công ty TLTL đã vi phạm quy định của bộ Tài Chính về giá tính thuế TTĐB: “Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại, thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có VAT của cơ sở sản xuất, nhưng không được thấp hơn quá 10% so với giá bán bình quân do cơ sở thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10%, thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định”. Vậy nên hành vi này của công ty TLTL là trốn thuế chứ không phải tránh thuế.
Theo Đoàn công tác, qua kiểm tra, xác minh đã phát hiện ra hàng loạt những sai phạm hoạt động trong hai năm 2010 và 2011. Cụ thể, bao thuốc Thăng Long mềm tại thời điểm tháng 6/2010, giá bán buôn tại Cty là 3.999,6 đồng/bao đã có VAT nhưng giá bán của các đại lý cấp I từ 6.500 đến 7.100 đồng/bao, mức độ chênh lệch từ 2.500 – 3.100 đồng/bao, tăng 62,52 – 77,52% giá của Cty bán ra. Vào thời điểm từ ngày 1-11 đến 16/12/2011, giá của loại thuốc Thăng Long mềm được Cty bán ra là 4.999,5 đồng/bao nhưng giá bán của đại lý cấp I từ 7.750 – 7.900 đồng/bao, chênh lệnh 2.750 – 2.900 đồng/bao, tăng 52,2 – 58,02%.
Tương tự, sản phẩm thuốc lá Thăng Long cứng từ 1/9 đến 15/12/ 2011 giá bán buôn tại Cty đã có VAT là 5.454,9 đồng/bao nhưng giá bán tại địa lý dao động từ 6.300 – 8.600 đồng/bao, chêch lệch từ 845 – 3.145 đồng/bao, tăng 15,51 - 57,68%. Ngay trên phiếu bán hàng ngày 11/12/2011 của Cty CP Đông A (nhà phân phối cấp I) đuợc bán ra chênh lệch với giá bao thuốc lá Thăng Long mềm là 3.001 đồng/bao và Thăng Long cứng là 2.046 đồng/bao.
Năm 2011, đã có khoảng 400 triệu bao thuốc lá được tiêu thụ, tương đương khoảng 34 triệu bao thuốc lá/tháng và giá bán sản phẩm của Cty Thuốc lá Thăng Long trên thị trường liên tiếp tăng mạnh nhất là những ngày cuối năm. Như vậy, với mức giá chênh lệch bình quân khoảng 1.500 đồng/bao, mỗi tháng có khoảng trên 50 tỷ đồng tiền chênh lệch giữa Cty với các đại lý. Đặc biệt, trong vòng từ ngày 1/11 đến 16/12/2011 (1,5 tháng) giá chênh lệch luôn ở mức độ 2.750 - 2.900 đồng/bao thì khoản tiền chênh lên đến trên 140 tỷ đồng.
Như vậy, công ty này đã vi phạm quy định về thuế. Nếu đối chiếu theo chênh lệch giá mà Cty TLTL duy trì với các đại lý cấp I như trên, thì số tiền thất thoát (thu từ thuế TTĐB) là rất lớn.
Ngoài ra, theo phát hiện của đoàn xác minh, mặc dù có tới 111 đại lý, nhưng Cty TLTL đã quá ưu ái, khi phân phối sản lượng cho 16 đại lý tới trên 207,5 triệu bao (chiếm 51,2% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2011 đối với sản phẩm Thăng Long). Trong đó, riêng Công ty TNHH Hồng Nhung chiếm đến hơn 36,2 triệu bao, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát 26,8 triệu bao, Công ty cổ phần Đồng A 15,3 triệu bao…
Việc phân phối tập trung như trên rất dễ dẫn tới tình trạng lũng đoạn về giá trên thị trường, trong bối cảnh sản phẩm Thăng Long đang bán chạy như hiện nay.
2. Nhập khẩu ô tô – thủ đoạn trốn thuế của doanh nghiệp
Theo luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt 27/2008/QH12, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn giảm.
Đồng thời, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biết của các mặt hàng ô tô nhập khẩu là khác nhau.
Các doanh nghiệp lợi dụng đặc điểm này, tiến hành hàng loạt các chiêu trò trốn thuế thông qua các cách:
2.1. Biến xe mới thành xe đã qua sử dụng để hưởng mức thuế nhập khẩu ít hơn, qua đó, mức thuế TTĐB phải nộp cũng ít hơn.
Để thực hiện biện pháp trốn thuế này, doanh nghiệp nhập khẩu xe,trước khi cho xe lên tầu vận chuyển về Việt Nam, xe đã được gẩy số km đã đi quá 1 vạn km (theo quy định các xe nhập khẩu đã chạy quá 1 vạn km được xếp vào danh mục xe đã qua sử dụng). Khi về đến Việt Nam, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan, những chiếc xe này lại được gẩy số km về 0 trước khi bày bán ở các salon ôtô, và đương nhiên nó được bán với giá xe mới.
Và để cân đối chênh lệch giữa giá nhập đầu vào và giá bán thực tế, các đơn vị kinh doanh này thường ghi giá xuất hóa đơn GTGT thấp hơn giá bán thực tế. Và khi được coi như xe cũ nhập khẩu, ngoài hưởng thuế nhập khẩu thấp, doanh nghiệp nhập khẩu những xe này còn được hưởng lợi từ việc giảm đáng kể chi phí phải nộp cho các loại thuế, phí khác như thuế TTĐB, GTGT, lệ phí trước bạ.
Chính điều này đã gây ra sự bất bình đối với các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu ô tô mới. Họ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn, đồng nghĩa với việc chịu thuế TTĐB cao hơn.
2.2. Gian lận thuế bằng cách khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế
Chúng ta cùng phân tích một ví dụ thực tế:
Xe Kia Morning 4 chỗ, dung tích xilanh trên 3.000cc mới 100% sản xuất năm 2009 có giá tại nước sản xuất là 5.883-7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo ở mức giá là 3.000 USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam lên đến 15.500-17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300-10.230 USD/xe.
Nếu giá nhập khẩu của xe là 6.000 USD/xe, giả sử thuế nhập khẩu là 78%, khi đó ta có:
Thuế nhập khẩu = 6.000 * 78% = 4.680 USD
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = ( 6.000 + 4.680) * 60% = 6.408 USD
Nếu giá nhập khẩu chỉ ghi ở mức 3.000 USD, với thuế nhập khẩu là 78%:
Thuế nhập khẩu = 3.000 * 78% = 2.340 USD
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = (3.000 + 2.340) * 60% = 3.204 USD
Như vậy, chỉ trong khâu nhập khẩu, doanh nghiệp đã giảm được một nửa thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong thực tế, có không ít doanh nghiệp tiến hành khai báo giá trị xe nhập khẩu thấp hơn giá trị thực, các dòng xe rất đa dạng, cụ thể: xe Daewoo Matiz AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trườngnước sản xuất từ 6.065-7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2.700-3.000 USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng loại xe nàytừ 11.800-4.900 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10.400U SD/xe. Xe Hyundai i30 mới 100% có giá tại Hàn Quốc là 13.366-15.394 USD/xe, nhưng các doanh nghiệp khai báo chỉ là 7.000-7.500 USD/xe. Tuy nhiên, khách hàng khi mua xe đã phải mua với giá từ 29.900-31.500 USD/xe, còn trong hóa đơn là 17.400-18.900 USD/xe. Như vậy, với mẫu xe GM Daewoo Matiz, nhà nhập khẩu đã khai giảm đi 3.365-4.072 USD/xe, mẫu Kia Morning khai thấp đi 2.883-4.374 USD/xe, mẫu Hyundai i30, 1600cc giảm tới 6.366-7.894 USD/xe. Và đương nhiên, phần giá trị này của xe nhập về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế TTĐB, trung bình mỗi xe có ít nhất từ 1.400-12.500 USD thu về nhưng không phải nộp thuế VAT.
Việc gian lận thuế bằng cách khai thấp giá trị nhập khẩu còn xảy ra đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ: Ví dụ một bộ điều hòa 9000BTU đang bán trên thị trường với giá từ 4 đến 5 triệu đồng. Trong tờ khai hải quan, bộ điều hòa trên chỉ khai mua vào với giá 80 USD, trong khi các doanh nghiệp đều mua với giá từ 120 đến 150 USD. Họ cố tình khai thấp để trốn thuế 40 USD/bộ điều hòa. 40 USD nhân với 20% thuế nhập khẩu nguyên chiếc (dành cho mặt hàng có chứng nhận xuất xứ tại các nước ASEAN) là ăn bớt được 8 USD/bộ, cộng với 10% thuế tiêu thụ đặc biệt là 4,8USD. Mỗi năm, lượng điều hòa nhập khẩu ở nước ta lên đến hàng tram ngàn chiếc, theo đó, lượng thuế thất thoát lên đến hàng chục tỷ đồng.
2.3. Lợi dụng chính sách ưu đãi cho Việt kiều hồi hương để nhập khẩu xe trốn thuế
Theo thống kê của Hải quan, số lượng cấp giấy phép nhập khẩu ôtô, xe máy theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam ở nước ngoài đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam đang tăng đột biến. Trong năm 2012, cả nước đã có 71 trường hợp xe nhập khẩu hình thức này, trong khi năm 2011 chỉ có 15 xe, năm 2010 có 12 xe và năm 2009 chỉ có 5 xe.
Theo quy định hiện hành, xe ô tô, mô tô là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương được miễn thuế nhập khẩu, thuế TTĐB đang được tính trên giá trị của xe để tính thuế nhập khẩu. Trong khi xê nhập khẩu thương mại lại có trị giá tính thuế TTĐB bằng giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Như vậy, với một chiếc xe có trị giá tính thuế 80.000 USD, nhập khẩu theo đường thông thường, giả sử thuế nhập khẩu bằng 50%, thuế TTĐB bằng 60% ta có:
Thuế nhập khẩu = 80.000 * 50% = 40.000 USD
Thuế TTĐB = (80.000 + 40.000) * 60% = 72.000 USD
Trong khi nếu là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương thì:
Miễn thuế nhập khẩu
Thuế TTĐB = 80.000 * 60% = 48.000 USD
→ Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp giảm đi 24.000 USD
Tổng thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt phải nộp giảm 16.000 USD.
Với mức lợi nhuận không nhỏ từ việc chênh lệch thuế quá lớn, một số doanh nghiệp trong nước đã móc nối với Việt kiều, thuê người làm thủ tục của Việt kiều hồi hương để mang xe ôtô về Việt Nam nhằm trốn thuế Nhà nước.
2.4. Biến xe du lịch thành xe tải, biến xe du lịch thành xe trở tiền để trốn thuế do có sự chênh lệch về thuế nhập khẩu:
Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt khá lớn, một số doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô có kiểu dáng xe ôtô du lịch loại 5 chỗ ngồi hiệu “Kia Morning” và “Daewoo Matiz” đã tháo dỡ, gia cố thành xe “tải Van 2 chỗ ngồi”. Khi làm thủ tục nhập khẩu, các doanh nghiệp đều khai báo là ôtô “tải Van 2 chỗ ngồi”, các chứng từ như hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn, Parking List đều thể hiện là “Kia Morning Van, Daewoo Matiz Van” hoặc “Kia Morning 2 Van, Daewoo Matiz 2 Van”.
Theo luật hiện nay, xe tải Van có thuế suất nhập khẩu 80% và không chịu thuế TTĐB, trong khi xe ô tô chở người có thuế suất nhập khẩu 90% và thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 50%, 30% và 15%.
Chúng ta có thể thấy như sau:
Giả sử với một chiếc Kia Morning chở người có giá tính thuế là 10.000 USD, thuế suất nhập khẩu 90%, thuế suất thuế TTĐB 50%
Nếu nhập khẩu thông thường:
Thuế nhập khẩu = 10.000 * 90% = 9.000 USD
Thuế TTĐB = (10.000 + 9.000) * 50% = 9.500 USD
Nếu gia cố thành xe Van:
Thuế nhập khẩu = 10.000 * 80% = 8.000 USD
→ Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu đã trốn được một khoản thuế là 10.500 USD, khoản chênh lệch này trở thành lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên từ thực tế kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan nghi ngờ người nhập khẩu đã thông đồng với người xuất khẩu tháo đi 1 hàng ghế, gia cố thêm một số thanh sắt… rồi “biến” thành xe tải Van để gian lận trốn thuế. Loại xe mà doanh nghiệp khai báo là xe “tải Van 2 chỗ ngồi” có 5 cánh cửa (4 cánh cửa 2 bên và một cửa hậu), 2 cánh cửa phía sau xe được gia cố thêm khung sắt; toàn bộ khung xe, các góc độ phía trước, phía sau, sườn bên trái, sườn bên phải, kích cỡ lốp xe, kích cỡ thước bao, chiều dài cơ sở, vết bánh trước xe, vết bánh sau xe, hệ thống âm thanh gồm 4 loa, được lắp đặt tại 4 cánh cửa hoàn toàn giống hệt xe chở người 5 chỗ ngồi hiệu “Kia Morning” và “Daewoo Matiz”. Thậm chí cấu trúc bên trong xe, toàn bộ phần tab-lô tính từ hàng ghế ngồi phía trước xe cũng có kết cấu giống hệt xe ô tô chở người loại 5 chỗ nêu trên.
Không chỉ biến xe du lịch thành xe Van, một số doanh nghiệp nhập khẩu, điển hình là doanh nghiệp nhập khẩu ôtô của hãng Hyundai, hiệu Veracruz và Santafe, dung tích xi lanh từ 2.0 lít trở lên, 7 chỗ ngồi nhưng lại khai là xe chở tiền. Tuy nhiên qua khảo sát, nghiên cứu của Tổng cục thì loại xe trên hoàn toàn giống với loại xe chở người hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam.
Đây có thể là dấu hiệu cho một chiêu lách luật, trốn thuế mới của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bởi chênh lệch thuế giữa xe chuyên dụng chở tiền và xe du lịch là rất lớn. Cụ thể, thuế nhâp khẩu của xe du lịch phải là 83% trong khi, xe chuyên dụng chở tiền chỉ là 10%.Thuế Tiêu thụ đặc biệt cho xe du lịch loại 7 chỗ, trên 2.0 lít là 50% trong khi, thuế suất này của xe chuyên dụng chỉ là 15%.
Kết luận: Qua một số ví dụ phân tích ở trên, có thể thấy rõ,ở các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đủ mọi chiêu trò nhằm trốn thuế. Và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế TTĐB cũng không phải ngoại lệ.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI TRỐN THUẾ
Việc gian lận trốn thuế là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật thuế nhưng đồng thời cũng là một hiện tượng mang tính kinh tế - xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Gian lận trốn thuế có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể phân tích các nguyên nhân của hiện tượng trốn thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng theo nhiều hướng khác nhau. Trong bài thảo luận này, đúng trên góc độ là những sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, nhóm chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân theo 2 khía cạnh, đó là do chủ quan của doanh nghiệp và khách quan từ phía các cơ quan nhà nước và bên ngoài.
1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ phía nhà nước và các cơ quan nhà nước:
- Hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung trong luật được quy định còn nhiều chồng chéo.
- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lỗ hổng này để khai man, trốn thuế. Sự thiếu quyết liệt trong xử lý vi phạm, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe, việc bị phạt vài ba trăm hay vài ba triệu so với các lợi hàng trăm triệu, hàng tỷ thật sự không hiệu quả. Cơ quan thuế chưa có sự chủ động trong công tác quản lý, một số cán bộ chưa làm tròn trách nhiện, thậm chí thoái hóa, biến chất, vì tư lợi riêng để lợi dụng, không ít trường hợp chính cán bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số doanh nghiệp, các nhân trốn thuế.
- Cả hai lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều đang gặp khó khăn, trong nhiều trường hợp, cơ quan đưa ra quyết định xử phạt nhưng các đối tượng không chấp hành, rồi lại để đó không làm đến nơi đến chốn, điều đó đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa quyết định có tính pháp lý của cơ quan chức năng.
- Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp phòng và chống các hành vi gian lận, trốn thuế chưa được thức hiện triệt để.
Nguyên nhân từ các yếu tố khác
- Yếu tố kinh tế: Ở nước ta, thuế TTĐB được Quốc hội khóa IX ban hành, luật thuế TTĐB có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 và đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Trong đó, những lần sửa đổi quan trọng vào các năm 1998, 2003, 2005. Năm 2008, luật thuế TTĐB sửa đổi được trình quốc hội thông qua vào tháng 11/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2009. Như vậy, nhìn chung pháp lý cho thuế TTĐB xuất hiện muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thêm nữa, nền kinh tế Việt Nam phát triển muộn hơn so với nhiều nước, trước đây, hàng hóa đặc biệt hoặc hàng hóa xa xỉ trước đây khá xa lạ, nhà nước chỉ đánh thuế TTĐB vào những mặt hàng không khuyến khích tiêu dung. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các mặt hàng bị đánh thuế liên tục được điều chỉnh. Các yếu tố kinh tế thay đổi làm cho hành vi thực thi pháp luật thuế TTĐB cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, lại xảy ra bất cập, ví dụ như có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tương tự những mặt hàng bị đánh thuế TTĐB nhưng pháp luật chưa quy định, nên các doanh nghiệp sẽ trốn thuế bằng cách áp dụng các hàng đó.
- Hội nhập quốc tế: trong xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam ra nhập rất nhiều tổ chức trên thế giới. Trong đó, việc ra nhập WTO, bên cạnh những lợi ích đạt được, chúng ta cũng phải đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực thi pháp luật đang tồn tại, đặc biệt là thuế TTĐB với nhiều mặt hàng như thuốc là, bia, rượu…
- Yếu tố từ phía người mua hàng: một bộ phận khá lớn công chúng có thói quen mua hàng không lấy hóa đơn, hoặc giả do chưa hiểu biết, nhận những hóa đơn có mức ghi giá bán thấp hơn hoặc cao hơn mức giá phải trả. Từ đó, các doanh nghiệp có điều kiện làm giả hóa đơn chứng từ, không chỉ trốn thuế TTĐB mà còn nhiều loại thuế khác.
2. Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp
Thuế TTĐB là loại thuế có thuế suất cao nên doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận nhằm trốn thuế, tránh thuế vì hai mục đích: thứ nhất muốn trốn tránh để thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, thứ hai muốn giảm bớt thuế để giảm giá thành tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách sử dụng các công cụ, chứng từ giả tạo, không thực hiện đầy đủ các loại hóa đơn chứng từ, các doanh nghiệp không khó để có thể đánh lừa được cơ quan nhà nước trong việc kê khai, nộp thuế.
Đối với các loại thuế đánh theo từng công đoạn như thuế giá trị gia tăng, việc gian lận trốn thuế bằng cách cầu kết giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm giảm lượng thuế phải nộp bằng cách làm giả hóa đơn chứng từ thường khá khó khăn, bởi lẽ, phải đảm bảo cân đối giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra, thuế đầu ra của cơ sở này lại là đầu vào khấu trừ của cơ sở khác. Tuy nhiên, đối với các loại thuế đánh ở một công đoạn sản xuất hoặc nhập khẩu như thuế tiêu thụ đặc biệt, việc làm giả hóa đơn chứng từ không khó. Các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu tự kê khai và nộp thuế, không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong khâu tiếp theo. Bởi vậy, nếu chủ quan ý muốn của doanh nghiệp, việc vận dụng các hành vi gian lận trốn thuế là hoàn toàn có thể.
Lượng tiền có được nhờ việc trốn, tránh thuế thường rất lớn, đặc biệt với một vài mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất cao. Trong trường hợp trốn thuế bị các cơ quan thuế phát hiện, tiến hành truy thu thì trước đó, doanh nghiệp đã có thể sử dụng lượng tiền này như một lượng vốn để đầu tư, thực hiện các cơ hội kinh doanh.
Với những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ việc trốn, tránh thuế, mặc dù hiện tại, pháp luật về thuế ở nước ta đang hoàn thiện để trở nên chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp vẫn có không ít các chiêu trò gian lận thuế.
IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ ÍT NHẤT?
Lâu nay trong quan niệm của các doanh nghiệp và các cá nhân là chỉ muốn làm sao đó cho phải đóng thuế càng ít càng tốt vì thuế là một khoản chi của bạn và tiển nhiên làm túi tiền của bạn vơi đi. Muốn là vậy, nhưng làm thế nào? Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào phải đóng thuế ít mà vẫn không vi phạm pháp luật?
Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật. Tuy nhiên giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể gia tăng một số chi phí khác hoặc làm giảm thu nhập. Vì vậy, lời giải của bài toán này tối ưu hóa số thuế phải nộp chứ không phải giảm thiểu. Muốn làm được diều náy doanh nghiệp phải tiến hành lập kế hoạch thuế.
Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là tối ưu hóa số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật. Tối ưu hoá thuế, có nghĩa là làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác. Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.
Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để “tối ưu hoá” số thuế phải nộp. Để gia tăng giá trị cho mỗi giao dịch, người ra quyết định cần phải luôn luôn xác định đúng theo chiến lược của doanh nghiệp, ước tính các tác động của thuế qua thời gian có thể ảnh hưởng đối tất cả các bên có liên quan tới giao dịch. Việc gia tăng giá trị thực hiện được bằng cách đàm phán được các lựa chọn về thuế tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc chuyển hóa các giao dịch sang dạng thức khác có lợi nhất về thuế trong mối quan hệ tổng hòa với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược thuế được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng:
- Giá trị thời gian của tiền tức là việc đóng thuế sớm hay muộn.
- Chênh lệch giá trị tính thuế
- Chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh, sản xuất khác nhau, thuế suất tại các nước, khu vực khác nhau là khác nhau.
Có bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách. Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ
- Phương thức 1: Tạo mới là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp
- Phương thức 2: Chuyển đổi là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.
- Phương thức 3: Thời gian là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.
- Phương thức 4: Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.
Để tối ưu hóa về thuế, doanh nghiệp nên nắm vững và vận dụng kết hợp các phương thức trên để tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật.
- CHƯƠNG 4 -
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 là loại thuế gián thu vào một số hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết thu nhập & hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Biện pháp sửa đổi, bổ sung cho loại thuế này.
I. CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ TTĐB
Thứ nhất: Mở rộng hơn nữa đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa và giảm thuế suất đối với các đối tượng đã chịu thuế. Dịch vụ tiêu dùng cao cấp và một số hàng ngoại trên cơ sở phân loại chính xác các nhóm mặt hàng cần thực hiện chủ trương điều tiết đúng hướng sản xuất , tiêu dùng và phân phối thu nhập. Cụ thể, nên mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB đối với các loại hàng hóa, dịch vụ:
- Các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp; điện thoại di động và dịch vụ kinh doanh nó; vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp,… không phân biệt đó là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là tầng lớp giàu có. Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu, Qua việc mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB trên đây, sẽ cho phép tăng thu từ loại thuế này góp phần bù đắp cho việc giảm thu từ các loại thuế khác (thuế nhập khẩu , thuế sử dụng đất nông nghiệp…).
- Ở các nước, hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB so với nước ta đều khá rộng, như thuế TTĐB của Malaysia thu vào 17 loại hàng hóa, Hungari thu vào 22 loại hàng hóa, Thụy Điển thu vào 19 nhóm hàng hóa,… Mặt khác, nên đưa mặt hàng ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB vì đây là loại phương tiện lưu thông nhiều chỗ ngồi, thiết nghĩ nên được khuyến khích sử dụng để góp phần giảm thiểu áp lực tình trạng quá tải giao thông trong điều kiện nước ta hiện nay.
Thứ hai, điều chỉnh lại mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng:
- Sự điều chỉnh cần đặt trong mối quan hệ với các sắc thuế khác. Cụ thể, trong điều kiện thuế nhập khẩu tiếp tục được điều chỉnh giảm theo cam kết thực hiện CEPT, áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB…, theo đó, cần điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành xuống mức hợp lý nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang sản xuất – kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ này.
- Bên cạnh đó, để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, chúng tôi đề nghị mỗi loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ nên áp dụng một hoặc hai mức thuế suất để đảm bảo tính đơn giản, khả thi chứ không chia nhỏ như hiện nay làm cho biểu thuế TTĐB phức tạp và khó áp dụng.
Thứ ba, nghiên cứu để tiến tới xóa bỏ quy định miễn, giảm thuế nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ và phù hơp thông lệ quốc tế. Không nên áp dụng chế độ giảm nộp thuế TTĐB cho các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB:
- Đây là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu thuế, các cơ sở sản xuất chỉ là người nộp hộ nên việc quy định miễn giảm thuế đối với loại thuế này là không hợp lý; hơn nữa theo các cam kết quốc tế về thuế phải thực hiện trong tiến trình hội nhập, chính sách thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
- Mặt khác, đây là những loại hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cần điêu tiết, định hướng cho việc sản xuất, tiêu dùng để đảm bảo lợi ích cộng đồng, hầu hết những loại hàng hóa dịch vụ này không phải là những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân, không thuộc diện khuyến khích tiêu dùng (ngoại trừ những mặt hàng cá biệt như xăng), nên việc quy định miễn giảm thuế đối với các mặt hàng này là không cần thiết.
Thứ tư, cần áp dụng thống nhất quy định giá tính thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB như quy định tại điều 6 của Luật thuế TTĐB:
- Để hạn chế việc các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB lợi dụng việc không quy định khống chế về giá TTĐB để lách thuế như đã trình bày, cần thiết quy định áp dụng giá tính thuế TTĐB theo giá thị trường đối với loại hàng hóa đó trong những trường hợp các cơ sở sản xuất kê khai giá bán không hợp lý. Hoặc nên chăng áp dụng thuế suất tuyệt đối (như một số nước đã làm), trước mắt thí điểm cho một mặt hàng nào đó nhằm vô hiệu thủ đoạn “chuyển giá” sau đó, sẽ rút kinh nghiệm mở rộng cho các hàng hoá, dịch vụ khác.
Đối với các cơ sở kinh doanh không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ áp dụng theo phương pháp ấn định thuế, cần xác định mức ấn định thuế TTĐB tối thiểu có thể sẽ cao hơn mức cần phải nộp thực tế của doanh nghiệp nhưng phải có biện pháp mạnh thì mới có thể răn đe và hạn chế sự vi phạm. Tránh hành vi “thỏa thuận ngầm” giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế về mức ấn định thấp.
Thứ năm, sửa đổi bổ sung một số quy định về đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TTĐB.
- Về kê khai nộp thuế TTĐB, tính tự giác thực hiện của đối tượng là yếu tố then chốt cơ bản quyết định sự thành công lớn của quá trình tổ chức, thực hiện luật thuế. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng cần có những quy định nâng cao khả năng tự giác của đối tượng nộp thuế. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng đa dạng của các đối tượng nộp thuế thì sự tự giác của đối tượng nộp thuế có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính sự tự kê khai và nộp thuế theo kê khai của mình thay cho cơ quan tính thuế và ra thông báo nộp thuế đã chuyển trách nhiệm pháp lí cho đối tượng nộp thuế về những thông tin trong tờ kê khai thuế của họ với những quy định xử phạt hợp lí sẽ góp phần tăng cường ý thức tuân thủ nghiêm luật thuế.
- Về quyết toán thuế TTĐB, khi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế nôp vào ngân sách nhà nước thì việc kế toán thuế trở nên hết sức nghiêm trọng và nó không mang những thủ tục hành chính như trước đây nữa, vì vậy cần có nững quy định chặt chẽ về vấn đề này nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có quyết định phá sản, giải thể, chia, tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi,….
Thứ sáu, cần bổ sung thêm chế tài xử phạt nghiêm, siết chặt những hành vi gian lận thuế qua giá.
II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THUẾ
Để áp dụng thuế TTĐB một cách có hiệu quả ngoài việc tiếp tục hoàn thiện luật thuế TTĐB cần phải không ngừng hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện thuế TTĐB trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính thuế. Cải cách hành chính thuế là một tất yếu khách quan, bởi hành chính là yếu tố, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế, là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, cải cách thể chế hành chính thuế:
Trong cải cách thể chế hành chính thuế bao gồm cải cách thể chế pháp luật và cải cách thủ tục hành chính thuế.. Cải cách thể chế pháp luật là cải cách việc xây dựng ban hành các văn bản pháp luật quy định về thuế chú Chính phủ, Bộ Tài Chính. Cụ thể: đổi mới quy trình xây dựng văn bản pháp quy, mở roonhj việc tổ chức nghiên cứu soạn thảo các văn bản pháp quy bằng nhóm chuyên gia liên ngành, nghiêm chỉnh thuwcj hiện đứng các quy định của luật ban hành các văn bản quy định pháp luật. Cải cách thủ tục hành chính thuế là cải cách thực hiện thủ tục thẩm quyền trong hoạt động hành chính thuế. Hay nói cách khác, là cải cách trình tự thực hiện mọi hình thức hoạt động của cơ quan thuế bao gồn trình tự thành lập cơ quan thuế, trình tự bổ nhiệm, miễn nhiệm điều động cán bộ thuế, trình tự áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lí vi phạm, trình tự hoạt động tổ chức, tác nghiệp hành chính.
Thứ hai, cải cách bộ máy hành chính thuế gồm:
- Cải cách mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế.
- Cải cách sự phan cấp quản lí giữa các cơ quan thuế và sự phân công nộ bộ trong từng cơ quan thuế.
- Cải tiến phương thức chỉ đạo, hoạt động điều hành của tổng cục thuế, cục thuế chi cục thuế để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng những biến động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thách thức.
Thứ ba, xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về trình độ và trách nhiệm.
Trong cải cách hành chính thuế, nếu cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá thì trọng tâm lại là vấn đề kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế. Bởi vì rằng có thể xây dựng được một hệ thống thể chế tốt về thuế và thiết kế mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế tối ưu nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ công chức thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ tâm huyết với công việc để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính thì mọi ý đồ cải cách hành chính thuế cũng không thực hiện được, mặt khác muốn thực thi được thuế TTĐB tốt thì trước hết cần có sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ. Các yếu kém của đội ngũ cán bộ có thể do 2 lý do: Thứ nhất là sự yếu kém trong trình độ, thứ hai là sự yếu kém trong quản lý. Đối với yếu kém trong trình độ thì cần có chính sách để đào tạo lại những cán bộ đã làm việc lâu năm, tránh việc hiểu sai, áp dụng sai. Và tạo nguồn cán bộ mới phù hợp với yêu cầu. Đối với yếu kém trong quản lý thì cần có chế tài xử lý nghiêm khắc để răn đe và cần quy định thêm hệ thống cán bộ thanhtra các bộ thuế.
Thứ tư, Tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Có thể thấy rằng, kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và được quy định trong các luật thuế. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy cần khắc phục những hạn chế đó bằng nhiều cách:
- Phải thực hiện tốt cả hai mặt thanh tra và kiểm tra đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế.
- Để tránh tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay phải có sự thống nhất trong quy định ở các văn bản pháp luật về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế. Đây cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới.
- Cần phân biệt giới hạn thanh tra, kiểm tra thuế với những tác nghiệp trong nghiệp vụ thuế, tránh gây phiền hà cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra, thanh tra thuế, nguồn lực phân bổ cho công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tăng cường tối thiểu là 30% nguồn lực của ngành thuế.
- Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình, quy chế thanh tra, kiểm tra thuế đồng thời phải có tổ chúc giám sát chặt chẽ cán bộ thanh tra thuế, giám sát từng cuộc thanh tra thuế. Đảm bảo cho mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi trong gian lận thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật thuế.
Thứ năm, hiện đại công tác quản lí thuế bằng công cụ tin học.
Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện nay toàn ngành thuế đã thực hiện nối mạng nội bộ ở tất cả 61 tỉnh thành và hơn 50 chi cục thuế lớn trong cả nước tạo nên một hệ thống thông tin thống nhất ở các tỉnh. Để có thể phát huy nững kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí thuế cần phải quan tâm những vấn đề sau:
- Ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lí hóa đơn, tính thuế, theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế.
- Ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu nhập lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.
- Cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học phải tiến hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể quản lí các dự án tin học lớn trong ngành đào tạo các cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho các cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác.
- Thực hiện kết nối mạng giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lí chức năng khác để luôn có đầy đủ nững thông tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lí và đối tượng bị quản lí phục vụ cho công tác quản lí thuế.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC
1. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế
Tư vấn thuế là hoạt động trong đó các chuyên gia về pháp luật thuế cung cấp các thông tin, kiến thức, giải pháp về lĩnh vực thuế cho đối tượng nộp thuế có nhu cầu để họ thực hiện nghĩa vụ phù hợp với nhà nước.
Tư vấn thuế gồm 2 dạng:
- Tư vấn với danh nghĩa là một dịch vụ công, với danh nghĩa này tư vấn là một chức năng thuộc lĩnh vực hành chính của cơ quan thuế.
- Tư vấn với danh nghĩa là một hoạt động dịch vụ tư, đây là một hoạt động dịch vụ có thu, các đối tượng nộp thuế có nhu cầu phải trả phí dịch vụ cho mỗi hoạt dộng tư vấn.
Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển tư vấn thuế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, thông qua tư vấn thuế doanh nghiệp có thế có những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có thể hạch toán đầy đủ các chi phí và tính toán chính xác của doanh nghiệp sau mỗi chu kì kinh doanh. Tư vấn thuế còn có vai trò đào tạo bổ sung, cập nhật những kiến thức thường xuyên cho chủ doanh nghiệp sau mỗi sự thanh đổi của luật thuế hoặc khi doanh nghiệp thay đổi mặt hàng, phương thức sản xuất kinh doanh.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, tư vấn thuế là kênh thông tin hai chiều giữa khách thể quản lý và chủ thể quản lý. Vì vậy nhà tư vấn thuế để giúp cho việc giải thích, tuyên truyền các chính sách, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người đối với nghĩa vụ thuế từ đó hạn chế hiện tượng gian lận thuế.
2. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng tới tất cả các tầng lớp
Thuế TTĐB là loại thuế mà nhiều người đã nộp mà không biết. Không phải riêng các đối tượng có thu nhập cao mới là người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của thuế TTĐB. Có những đối tượng là người dân bình thường khi sử dụng hàng mã, vàng mã, thuốc lá… Họ không biết mình đang phải nộp thuế TTĐB và như vậy việc hướng dẫn và điều tiết chi tiêu của Nhà nước là hết sức cần thiết.
Trên đây là một kiến nghị góp phần từng bước hoàn thiện của chính sách thuế TTĐB của nước ta trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội của nước ta theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên muốn cho các giải pháp phát huy hiệu quả mong muốn chúng ta không thể thực hiện từng biện pháp rời rạc, tuỳ tiện mà phải đặt chúng trong một tổng thể, tức là phải phối hợp được đồng bộ các biện pháp bởi chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và bổ sung cho nhau.
-HẾT-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thue_tieu_thu_dac_biet_nhom_2_8459.docx