Trẻ em cần được đeo vòng vía để khoẻ mạnh. Thầy cúng sẽ đến nhà làm thủ
tục cho trẻ. Gia đình chuẩn bị ba vòng được làm bằng tre rộng chừng 1 mét rưỡi.
Vòng thứ nhất để ở ngoài cửa, vòng thứ 2 để giữa nhà, vòng thứ 3 để cạnh bàn thờ
cúng. Một tấm vải trắng dài phủ kín 3 vòng từ ngoài vào sát bàn thờ.
Một người đàn ông khoẻ mạnh được mời đến phụ giúp, bế đứa bé trong quá
trình hành lễ. Bắt đầu nghi lễ, thầy cúng khấn mời tổ tiên của gia đình về chứng
kiến. Sau đó khấn mời sư tổ của thầy về chứng kiến và ban phép cho thầy để làm
việc tốt, việc thiện này, đủ sức giết tà trừ ma xấu cho đứa trẻ. Sau khi trình báo tổ
tiên và xin phép sư tổ, thầy cúng mới bắt đầu thực hiện tuần tự các bước : Thầy gõ
dồn dập một hồi chuông, hô gọi âm binh. Thầy múa xung quanh nhà, thét lên một
tiếng rồi dùng kiếm đâm thẳng xuống đất, ấy là thầy đang giết trừ ma xấu. Còn khi
lưỡi kiếm đâm thẳng ra cửa, ấy là thầy xua đuổi, giết trừ ma xấu ra khỏi đứa trẻ.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của hoạt động du lịch
làng nghề truyền thống tại Lào Cai.
Khi các du khách rời Lào Cai, các du khách sẽ có ấn tượng về một Lào Cai
không chỉ là một địa chỉ có vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, mà còn có các làng
nghề truyền thống hấp dẫn. Đây cũng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách
trong hành trình khám phá bản sắc văn hoá dân tộc đa dạng trong những năm tới.
3.2.2. Du lịch lễ hội
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi cư trú các đồng bào thuộc 25 dân
tộc khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi mùa, mỗi thời điểm trong năm có những hoạt động
lễ hội riêng, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, của từng mùa ví dụ
như lễ hội Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ-
Sa Pa khai hội sáng ngày mồng 8 Tết ( ngày 2/2), lễ hội mùa xuân của các dân tộc
tại Lào Cai như lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng …
Ngoài các nghi lễ mang đậm tính chất tâm linh, tại các lễ hội không thể thiếu
các trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian thu hút đông người tham gia cổ vũ, tạo
không khí tưng bừng náo nhiệt, vui vẻ, đầm ấm, để lại ấn tượng tốt đẹp sau mỗi
mùa lễ hội. Mỗi trò chơi dân gian truyền thống mang những nét đặc trưng riêng của
mỗi vùng miền nhưng tất cả đều phản ánh sinh động cuộc sống thường nhật của
đồng bào vùng cao Lào Cai.
Mặc dù là một loại hình du lịch mới mẻ, nhưng du lịch lễ hội đã và đang thu
hút sự quan tâm của nhiều du khách cả trong và ngoài nước do sự hấp dẫn của các
trò chơi dân gian, sự vui vẻ và náo nhiệt của không gian lễ hội và việc được trực
tiếp cùng tham gia và các hoạt động của lễ hội đem lại cảm giác vui vẻ và mới lạ
cho các du khách.
Trong thời gian tới, du lịch lễ hội vẫn là một trong những trọng tâm của
chương trình phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai do tính hấp dẫn của nó. Để đẩy
mạnh hoạt động du lịch lễ hội tại tỉnh, chính quyền tỉnh Lào Cai cần có công tác
- 54 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
quảng bá rộng rãi các lễ hội tại tỉnh thông qua kênh thông tin điện tử cũng như qua
việc phát các poster hay tờ giới thiệu du lịch tỉnh Lào Cai tại nhà ga, bến tàu hay
sân bay.
Bên cạnh đó, để hình ảnh các lễ hội tại Lào Cai đẹp hơn trong mắt khách du
lịch. Các cán bộ du lịch tại tỉnh Lào Cai phải đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt
động kinh doanh tại khu vực lễ hội. Tránh xảy ra các tình trạng chèo kéo khách du
lịch, các hình thức cờ bạc tại lễ hội cũng như các hoạt động lừa đảo. Với các hành
vi vi phạm pháp luật, làm xấu hình ảnh lễ hội như trên cần có biện pháp xử phạt hợp
lý đủ tính răn đe.
3.2.3. Du lịch cộng đồng
Lào Cai có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Loại
hình du lịch này tập trung ở các địa bàn có lợi thế về du lịch như thành phố Lào Cai,
huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà. Do đó, đến nay Lào Cai đã công nhận 8 tuyến du lịch
có tính chất du lịch khung, tập trung vào các tuyến du lịch bản làng nhằm khai thác
tiềm năng, thế mạnh của loại hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa, Bắc Hà và từng bước
đa dạng hóa sản phẩm khi tổ chức khai thác thí điểm tại Mường Khương và Si Ma
Cai.
Mô hình du lịch cộng đồng đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước trong khu
vực và thế giới. Theo đánh giá tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thì
trên 70% du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu tới thăm các bản làng của đồng
bào dân tộc ở địa phương.
Thực tế những năm qua cho thấy, du khách nước ngoài đến Sa Pa, Bắc Hà
thường thích đi bộ vào những bản làng vùng sâu, vùng xa, sống và sinh hoạt cùng
đồng bào dân tộc. Người dân có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau như: phòng
trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông, hoặc
bán những sản phẩm lưu niệm như: thổ cẩm, đồ mây tre đan, các sản phẩm mỹ nghệ
hoặc biểu diễn các loại hình văn hoá dân gian. Điều hấp dẫn du khách chính là vẻ
- 55 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
đẹp nồng hậu, chân chất của người dân ở các bản làng, cảnh quan ở đây còn hoang
sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một
trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế 9 tháng đầu năm 2009, du lịch bản làng của
Lào Cai đã thu hút 32.000 lượt du khách đến với mình.
Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân, bởi phát huy
thế mạnh loại hình này, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung
cấp cho khách, thực tế những nguồn thu này nhiều khi còn lớn hơn rất nhiều so với
sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng được đẩy
mạnh. Hơn nữa, một số lợi ích thiết thực khác như tạo công ăn việc làm, giao lưu
văn hoá ngày một mở rộng và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được
nâng cao.
Đến nay, Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều sản
phẩm du lịch cộng đồng ở thôn Cát Cát, ở Bản Hồ, Tả Phìn, thôn Trung Đô (Bắc
Hà). Hơn nữa Trung tâm cũng đã đặt Quầy thông tin du lịch ngay tại Ga Lào Cai,
nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin nhiều hơn cho du khách. Các điểm tham
quan như vậy giữ chân khách lưu lại ở Sa Pa, Lào Cai và ở các điểm lâu hơn. Đồng
thời việc tổ chức các điểm du lịch ở các thôn, bản giúp người dân ở các bản này có
nguồn thu nhập khá ổn định.
Chẳng hạn xã Tả Van (Sa Pa) có trên 30 hộ tham gia kinh doanh du lịch dưới
sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý du lịch cộng đồng. Các hộ kinh doanh cũng
được Ban quản lý quán triệt các quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường,
văn hoá ứng xử... phục vụ du khách. Khách du lịch đến bản để nghỉ ngơi, thưởng
ngoạn cảnh đẹp, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của đồng bào chỉ phải trả phí lưu trú
40.000 đồng/người/đêm; các hộ kinh doanh cũng tham gia bán hàng lưu niệm, dịch
vụ ăn uống phục vụ du khách, nâng thu nhập bình quân từ kinh doanh du lịch lên 25
- 27 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch cộng đồng, vừa qua Lào Cai đã
đưa vào khai thác thử nghiệm 2 tuyến du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Hà và Si Ma
Cai. Hai tuyến du lịch này có thế mạnh nổi trội bởi núi non hùng vĩ, hang động, thác
- 56 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
nước đẹp và bản sắc văn hoa nguyên bản của đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai
chắc chắn sẽ hấp dẫn và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, để du lịch cộng đồng thực sự trở thành điểm nhấn và có cơ hội
phát triển thành một trong những hoạt động du lịch chính mang lại lợi nhuận cho
địa phương thì Lào Cai cần trú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường,
trạm y tế nhằm phục vụ tốt nhất cho khách du lịch cũng như nhu cầu của người dân
địa phương. Bên cạnh đó, đối với các gia đình cho khách du lịch cùng cư trú phải
chịu sự quản lý của ban quản lý du lịch, ban văn hóa địa phương. Nhà của các gia
đình đồng bào này cần được cải tạo cho khang trang tuy nhiên ban quản lý phải
giám sát công tác cải tạo và xây dựng một cách chặt chẽ tránh làm mất đi những nét
văn hóa hoang sơ và đặc trưng của các ngôi nhà vùng miền cao, biến các ngôi nhà
của người dân tộc thiểu số thành các nhà nghỉ hiện đại.
Với những yếu tố sẵn có từ thiên nhiên và con người như thiên nhiên hoang
sơ, hùng vĩ, các nét văn hóa mới lạ, độc đáo, người dân nồng hậu nhiệt
tình,…nếu được kết hợp cùng sự quản lý chặt chẽ và có tổ chức của địa
phương, có thể nói du lịch cộng đồng hứa hẹn sẽ phát triển thành một trong
những hoạt động du lịch chính tạo nên nét đặc sắc cho ngành công nghiệp
không khói tại địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
3.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn vàhạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai
3.3.1. Các giải pháp khắc phục những khó khăn
3.3.1.1.Xây dựng không gian du lịch văn hóa
Hiện nay, việc thực hiện loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai chưa được
đồng nhất mà mang tính tự phát và nhỏ lẻ. Chính vì vậy, điều này gây nhiều khó
khăn cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa ra toàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc
các khu vực du lịch văn hóa không được quy hoạch một cách tổng thể gây cho du
khách không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và tiếp thu một các đúng đắn các giá trị
- 57 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
văn hóa đặc sắc của khu vực miền núi tỉnh Lào Cai. Dưới đây là hai bước cơ bản
nhằm xây dựng không gian du lịch văn hóa một cách thống nhất tại Lào Cai
a/ Phân loại không gian văn hóa
Muốn xây dựng Lào Cai thành một địa điểm du lịch văn hóa một cách thống
nhất và truyền đạt tới khách du lịch những giá trị văn hóa tinh túy nhất một cách
đúng đắn và thuận tiện nhất, trước hết phải phân loại được các không gian văn hóa.
Việc phân loại này phải trả lời được các câu hỏi: là không gian văn hóa dành cho
cộng đồng hay hộ gia đình, người ngoài có thể trực tiếp tham gia sinh hoạt trong
không gian đó không, và giá trị văn hóa nào là đặc sắc nhất trong không gian đó.
Việc phân loại các không gian văn hóa có thể do Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc phân loại này cần tham khảo
ý kiến của nhiều bên ví dụ như các nhà khảo cổ học, các kiến trúc sư, nhà sử học và
đặc biệt là những người dân trong khu vực. Các đồng bào dân tộc tại địa phương là
những người am hiểu văn hóa tại tỉnh nhất và họ cũng chính là những người chịu
nhiều ảnh hưởng nhất từ việc xây dựng không gian du lịch văn hóa.
Việc phân loại phải được thực hiện lần lượt từng bước. Đầu tiên là khoanh
vùng không gian văn hóa. Bước hai là thực hiện việc thẩm định giá trị văn hóa tại
không gian đã tiến hành khoanh vùng. Bước ba là thẩm định giá trị sử dụng, giá trị
du lịch của không gian. Bước bốn là đánh giá những ảnh hưởng tới đời sống người
dân có thể dẫn tới nếu sử dụng không gian văn hóa đó phục vụ du lịch. Bước năm là
tiến hành phân loại
Các không gian văn hóa có thể được chia thành 2 loại:
Loại 1: Không gian văn hóa du lịch Bao gồm không gian sinh hoạt
gia đình và không gian sinh hoạt lễ hội cho phép khách du lịch tham
dự ví dụ nhà ở của các đồng bào dân tộc đồng ý phục vụ du lịch,
không gian chợ tình, không gian chợ phiên …
- 58 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
Loại 2: Không gian văn hóa chiêm ngưỡng Bao gồm các không
gian sinh hoạt gia đình và không gian sinh hoạt lễ hội không cho phép
khách du lịch tham dự trực tiếp ví dụ nhà ở của các đồng bào dân tộc
không đồng ý phục vụ du lịch, các không gian phong tục tập quán như
đám ma, đám cưới của người dân tộc thiểu số,…
b/ Qui hoạch không gian du lịch văn hóa
Sau khi đã tiến hành phân loại các không gian văn hóa của các đồng bào dân
tộc tại Lào Cai, chúng ta cần đưa ra phương án quy hoạch phù hợp với từng loại
không gian văn hóa bên trên.
Loại 1: Không gian văn hóa du lich
Thành lập bản đồ các địa điểm du lịch văn hóa trên địa bàn từng huyện trên
địa bàn tỉnh Lào Cai. Đối với các huyện đã nổi tiếng về mô hình du lịch văn hóa
như huyện Sapa, hay các huyện có tiềm năng lớn phát triển du lịch văn hóa như
huyện Bắc Hà, có thể thành lập bản đồ du lịch riêng với quy mô của huyện đó. Bản
đồ du lịch văn hóa cung cấp các địa chỉ du lịch văn hóa phổ biến trong tỉnh bao gồm
các địa chỉ làng, bản du lịch văn hóa có cung cấp dịch vụ homestay, các làng nghề
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực tổ chức phiên chợ, lễ hội…
Việc thành lập các bản đồ du lịch văn hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho
khách du lịch mà còn cho công tác quản lý của tỉnh Lào Cai.
Đối với tỉnh Lào Cai, việc xây dựng các bản đồ du lịch văn hóa trước hết
giúp tỉnh quy hoạch lại hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa tại địa bàn Lào Cai.
Điều này giúp công tác quản lý trở nên dễ dàng hơn. Thứ hai, xây dựng bản đồ du
lịch văn hóa là bước đầu chuyên nghiệp hóa loại hình du lịch đầy tiềm năng này,
biến đây trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo của tỉnh trong thời
gian tới. Ngoài ra, việc xây dựng bản đồ sẽ giúp hình ảnh Lào Cai trở nên hấp dẫn
hơn trong mắt các khách du lịch đang và chưa tới đây. Các địa điểm du lịch được
- 59 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
gắn kết một cách hệ thống sẽ thu hút khách du lịch gần xa khám phá các địa điểm
nằm tại Lào Cai
Đối với khách du lịch, bản đồ du lịch hệ thống hóa địa điểm và đường đi giữa
các không gian du lịch văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những khách
mong muốn tìm hiểu nhiều địa điểm du lịch có sự gắn kết về văn hóa trên cùng một
địa bàn. Cho tới nay, các tài liệu hướng dẫn du lịch chỉ mới đưa ra những nét cơ bản
nhất về một số địa chỉ du lịch phổ biến nhất mà chưa có một bản đồ cụ thể và chi
tiết về các khu vực dân cư, các khu vực có nhà dân homestay dành cho khách du
lịch. Hơn nữa, bản đồ du lịch do các cơ quan có thẩm quyền và các nhà khoa học đã
thẩm định các giá trị văn hóa của các địa điểm nên đây sẽ là một cẩm nang du lịch
hữu ích dành cho các du khách lần đầu tới Lào Cai
Loại 2: Không gian văn hóa chiêm ngưỡng
Đối với các không gian văn hóa không được người dân cho khách du lịch
cùng tham gia ví dụ các gia đình người dân tộc không cho phép khách du lịch cư trú
homestay, hoặc các hoạt động mang đậm phong tục và bản sắc của các đồng bào
dân tộc thiểu số trong tỉnh Lào Cai như đám ma, đám cưới, mừng thọ, lễ trưởng
thành,…, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể nhằm tìm hiểu và đánh giá giá trị của các
hoạt động văn hóa đó.
Việc tìm hiểu và đánh giá do các cán bộ có chuyên môn như các nhà sử học,
nhà văn hóa và các cán bộ bản địa kết hợp với người dân có thâm niên cư trú lâu
năm, am hiểu văn hóa địa phương và có uy tín, có khả năng hỗ trợ công tác thâm
nhập và tìm hiểu của đoàn cán bộ cùng phối hợp thực hiện.
3.3.1.2. Xây dựng và cải tạo khu vực cơ sở hạ tầng cơ bản
Lào Cai là một trong những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam nên
mang đầy đủ các đặc điểm địa hình của khu vực này. Địa hình Lào Cai khá phong
phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình
vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc
- 60 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là
sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có
chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là
122km).
Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203
km đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế -
chính trị - an ninh - quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh
Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ.
Lào Cai có điều kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường
sắt. Trên địa phận tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã về
đến xã, phường, thị trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại
và phong kiến. Lào Cai hiện có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa
khẩu phụ thông thương với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh phát triển du lịch, giao thông lại là một trong
những điểm khó khăn mà Lào Cai gặp phải. Với đặc điểm địa hình phong phú và đa
dạng nhưng chủ yếu là dạng địa hình dốc và cao. Sa Pa, một trong những địa điểm
du lịch nổi tiếng nhất tại Lào Cai là một ví dụ. Đây là một huyện có địa hình đặc
trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc
trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Đặc điểm địa hình như vậy đã gây
ra không ít nguy hiểm cho các du khách muốn di chuyển giữa các địa điểm du lịch,
hay giữa các huyện khác nhau trong tỉnh để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa các
vùng, các dân tộc khác nhau ở Lào Cai.
Để khắc phục những khó khăn này, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cần xem xét đầu tư
xây dựng khu vực hạ tầng cơ sở mà quan trọng nhất là đường sá nhằm tạo điều kiện
thuận lợi và một môi trường du lịch an toàn cho các du khách tới với Lào Cai.
Trước hết, cần có một kế hoạch qui hoạch các làng du lịch văn hóa, các di
tích lịch sử và các địa chỉ du lịch phổ biến. Hiện nay, tại Lào Cai khu vực đường sá
tại các thị trấn và các trung tâm du lịch nổi tiếng như Sa Pa hay Bắc Hà đã tương
đối đạt yêu cầu và đáp ứng được mong muốn của khách du lịch. Tuy nhiên, các
- 61 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
nhánh đường dẫn tới làng bản và khu vực dân cư sinh sống vẫn còn yếu kém. Nếu
muốn phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng tới tận các bản dân cư thì việc
quy hoạch các con đường tới từng thôn bản là rất thiết yếu.
3.3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực có chất lượng trong những năm tiếp
theo, cần tập trung vào một số giải pháp:
Thực hiện đào tạo, đào tạo lại, đào tạo theo chức danh, đồng thời mở rộng
quy mô và phạm vi đào tạo. Tăng cường việc giáo dục ngành nghề theo từng
lĩnh vực cho cán bộ mới được tuyển dụng, tăng mạnh tỷ lệ cán bộ qua đào
tạo. Đảm bảo tính liên kết giữa các cơ sở đào tạo với ngành, để cán bộ có thể
học cao hơn khi có điều kiện.
Ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết cho từng lĩnh vực, ngành cũng chú
trọng đến việc cung cấp, rèn luyện các kỹ năng mềm cho nguồn nhân lực
như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ
năng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
trong nghiên cứu, học tập và làm việc... Đồng thời tạo điều kiện để Cán bộ
công nhân viên chức được thực hành rèn luyện khả năng lao động sáng tạo,
có tư duy độc lập và năng lực giải quyết công việc, khả năng thích ứng cao
với những yêu cầu trong công việc.
Ngoài ra, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai sẽ Tăng cường hợp
tác hơn nữa với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc đào tạo đội ngũ cán bộ, chú
trọng đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, được
tiếp thu kiến thức tiên tiến của thế giới.
Tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nghệ thuật, cử cán bộ
có năng lực tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo lớn có chất lượng
trong và ngoài nước theo hình thức ngắn hạn hoặc dài hạn. Thường xuyên
mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở, đặc biệt là đào tạo nghề tại chỗ cho
- 62 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
các hướng dẫn viên du lịch tại thôn bản theo hình thức “cầm tay chỉ việc”,
các hạt nhân văn nghệ, thể thao, các trưởng thôn bản về kiến thức quản lý tổ
chức các hoạt động văn hoá thể thao cơ sở. Đào tạo theo nhu cầu của từng
đơn vị tại các trường của tỉnh, các khoá học do Sở kết hợp với các cơ sở đào
tạo mở tại Lào Cai
Có chính sách hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo chuyên ngành
chuyên sâu và nghiên cứu để chuẩn bị nguồn nhân lực cho giai đoạn tiếp
theo…
Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nêu trên sẽ góp phần tăng
cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực đảm bảo về số
lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới sẽ là tiền đề cho
sự phát triển của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong thời kỳ hội nhập.
3.3.2. Các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
3.3.2.1 Xây dựng các phương án bảo tồn các yếu tố văn hóa
Các phương án bảo tồn các yếu tố văn hóa phải được xây dựng sau khi đã
tiến hành phân loại và quy hoạch các không gian văn hóa trên địa bàn tỉnh. Với việc
thực hiện theo trình tự như vậy thì các phương án bảo tồn này có thể trở nên phù
hợp với tình loại hình không gian văn hóa khác nhau, đảm bảo lưu giữ được những
nét giá trị quý báu nhất của mỗi loại không gian đó.
Đối với loại 1: Không gian văn hóa du lịch
Việc cho phép các khách du lịch tới cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt,
hoạt động văn hóa, lễ hội sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa tới tỉnh
Lào Cai ví dụ như các hình thức kinh doanh đồi trụy trá hình, sự suy đồi về đạo đức
khi trẻ em sớm tham gia kinh doanh với gia đình, nề nếp và thói quen sinh hoạt của
người dân bị đảo lộn do khách du lịch cùng tham gia sinh hoạt,… Đây là những khó
khăn tỉnh Lào Cai đã, đang và sẽ thực sự phải đối mặt. Những khó khăn này không
thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, chúng ta cần có những
- 63 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
biện pháp cụ thể để ngăn ngừa và hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động
du lịch văn hóa tới cuộc sống của các đồng bào dân tộc tại địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thứ nhất, việc tiến hành kinh doanh du lịch văn hóa, đặc biệt là hoạt động
cho phép người nước ngoài cùng sinh hoạt, cùng tham gia các hoạt động văn hóa
phải được thực hiện hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của người dân bản địa. Tránh và
nghiêm cấm hoàn toàn các hành động bắt ép, hoặc đe dọa buộc người dân tham gia
hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa để lấy thành tích cho địa phương.
Thứ hai, xây dựng các ban quản lý hoạt động du lịch văn hóa ngay tại địa
bàn cơ sở. Mỗi ban quản lý chịu trách nhiệm trong một địa bàn nhỏ có thực hiện
hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa mà cụ thể là cho phép khách du lịch ở
homestay hoặc tham gia các lễ hội địa phương. Các ban này làm công tác đăng ký
tạm vắng, tạm trú cho khách du lịch tại địa bàn mình quản lý và chịu trách nhiệm
trong việc rà soát, kiểm soát hoạt động du lịch tại địa phương, tránh nảy sinh tình
trạng các các hoạt động du lịch chỉ là hoạt động kinh doanh bề nổi trá hình cho các
hoạt động kinh doanh đồi trụy khác.
Đối với loại 2: Không gian văn hóa chiêm ngưỡng
Do vấn đề kiêng kị của đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay có nhiều hoạt
động văn hóa, tín ngưỡng và các lễ hội của các dân tộc ít người không cho phép
hoặc hạn chế số lượng người ngoại tộc tham gia thay vì phổ biến và quảng bá rộng
rãi nhằm giới thiệu tới đông đảo bạn bè xung quanh. Điều này một mặt kích thích
sự tò mò của khách du lịch, tạo nên sự huyền bí cho Sapa. Mặt khác, việc không
cho nhiều người tham gia vào các hoạt động này cũng đem tới một nguy cơ các hoạt
động văn hóa này ngày càng bị mai một khi không có biện pháp bảo tồn và lưu
truyền hợp lý.
Khi phân loại và quy hoạch các không gian văn hóa chiêm ngưỡng, hoạt
động tìm hiểu và chắt lọc các giá trị văn hóa tinh túy cần được bảo tồn đã được các
nhà khoa học và các thành viên ban chuyên môn thực hiên. Sau khi công tác tìm
- 64 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
hiểu và đánh giá đã hoàn thành, nhiệm vụ tiếp theo là tiến hành cân nhắc các biện
pháp bảo tồn dành cho từng loại hình hoạt động văn hóa. Việc bảo tồn có thể thực
hiện theo địa phương, hoặc phân loại theo các dân tộc.
Nhóm chúng tôi dự kiến đề xuất tiến hành xây dựng một bảo tàng văn hóa
dân tộc. Tại đây không chỉ trưng bày các hiện vật lưu giữ các giá trị văn hóa của
đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa bàn tỉnh Lào Cai mà còn các đồng bào khác
đang cư trú tại khu vực tỉnh miền núi phía Bắc. Tại bảo tàng cũng có thể thực hiện
các chương trình định kỳ tái hiện các hoạt động, các không gian văn hóa chiêm
ngưỡng theo nguyên gốc. Bảo tàng văn hóa các dân tộc vùng miền núi phía Bắc có
thể xây dựng dựa trên mô hình của bảo tàng dân tộc học tại Hà Nội. Bảo tàng này sẽ
giải quyết một vấn đề phức tạp mà chúng ta đang gặp phải. Đó là do hạn chế về
hiểu biết hoặc do lý do phong tục tập quán mà đồng bào các dân tộc thiểu số không
cho phép các du khách cùng tham dự các hoạt động văn hóa vô cùng phong phú và
nhiều bản sắc của họ.
3.3.2.2 Xây dựng các phương án bảo tốn các yếu tố cảnh quan
Việc đưa du lịch trở thành hoạt động kinh tế chủ đạo tại địa phương không
chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân tại tỉnh nhà mà còn gây ảnh hưởng
lớn tới không gian và cảnh quan thiên nhiên trong tỉnh. Lào Cai không chỉ là nơi có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút sự chú ý của nhiều người mà còn là một trong
những tỉnh giữ vai trò là lá phổi xanh của đất nước, nơi có Vườn quốc gia Hoàng
Liên, nơi lưu trữ nhiều giống cây rừng miền núi quý hiếm.
Khi đưa thiên nhiên và môi trường vào phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch
sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Các khách du lịch tập trung đông tại tỉnh gây ô
nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi. Ngoài ra, một hoạt động nhiều ảnh hưởng hơn
đó là việc tại Sapa nói riêng và tại các huyện khác ở Lào Cai nói chung gần đây nổi
tiếng với hoạt động tắm lá thuốc và rễ cây rừng. Do hoạt động này ngày càng trở
nên phổ biến nên người dân địa phương thường xuyên vào rừng tìm lá và rễ cây.
- 65 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
Những hoạt động này làm cạn kiệt các giống cây quý đang được lưu trữ trong rừng,
làm các cây con không có đủ thời gian để hồi phục và sinh sôi. Ngoài ra, việc con
người vào rừng gây xáo trộn cuộc sống của các loại động thực vật hoang dã. Bên
cạnh đó, nguy hiểm hơn khi chính người dân đi hái thuốc có thể là một trong những
nguyên nhân chính gây ra cháy rừng.
Do đó, chúng ta cần có những phương án bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và
môi trường song song với việc đẩy mạnh hoạt động du lịch tại địa phương.
Đối với môi trường tự nhiên, trước hết, cần có những biện pháp bảo vệ môi
trường và ngăn chặn việc xả rác thải ở các khu vực công cộng và khu vực rừng
thiên nhiên. Chính quyền địa phương cần bố trí các thùng đựng rác tại các khu vực
đông khách du lịch nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho du khách. Ngoài ra, các bảng
thông báo cấm xả rác bừa bãi phải được đặt tại các khu vực dễ nhận biết. Các khẩu
hiệu, băng rôn tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng nhiều thứ tiếng được đặt tại nơi
cửa ngõ đi vào tỉnh, bến tàu, bến xe, những nơi du khách đặt chân tới đầu tiên.
Ngoài các biện pháp tuyên truyền và đưa khẩu hiệu, cần có các hình thức xử phạt
nghiêm khắc mang tính chất răn đe giành cho không chỉ du khách mà còn cả người
dân địa phương nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên
tươi đẹp của tỉnh nhà.
Đối với các không gian văn hóa, chúng ta cũng cần có các biện pháp nhằm
hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực (nếu có) của các hoạt động du lịch tới các không
gian văn hóa. Việc cho phép du khách cư trú tại hộ gia đình theo hình thức
homestay có thể dẫn tới việc xây dựng tràn lan tại các làng bản để thu hút khách du
lịch nhiều hơn nữa. Đây là một hoạt động nhảy cảm bởi nó liên quan không chỉ tới
vấn đề văn hóa mà còn tới cả vấn đề kinh tế của người dân trong vùng.
Nhằm tránh việc đồng bào các dân tộc trong tỉnh tiến hành việc xây dựng nhà
nghỉ, nhà trọ tràn lan, tỉnh Lào Cai cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và
kinh doanh nhà nghỉ.
- 66 -
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
Ngoài ra, hình thức du lịch văn hóa nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng
mà việc cư trú homestay là một trong những loại hình mới mẻ đang phát triển mạnh
mẽ tại Lào Cai là loại hình du lịch với mục đích giúp du khách có cơ hội tìm hiểu và
cùng sinh hoạt với người dân bản địa nên nếu việc cùng lúc nhận nhiều khách du
lịch về cùng một hộ gia đình hay một bản sẽ làm du khách không hiểu hết được
những nét văn hóa đặc sắc của tỉnh nhà, cũng như người dân bản địa không có đủ
điều kiện để truyền đạt hết những tình cảm cũng như những phong tục tập quán đặc
trưng của mình để phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Do đó, ban quản lý các không gian văn hóa du lịch tại từng địa phương phải
có công tác quản lý và điều phối các khách du lịch một cách hợp lý giữa các vùng
thông qua việc quản lý danh sách khách du lịch tới tỉnh thông qua các công ty du
lịch, các tổ chức lữ hành và điều phối các khách tới các hộ dân cư một cách hợp lý
nhằm tránh tình trạng dồn ứ khách du lịch vào cùng một địa phương, trong một thời
điểm
Kết luận
Lào Cai không chỉ là một địa phương có những lợi thế do thiên nhiên ban tặng
mà còn là vùng đất cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số từ hơn 25 dân tộc
khác nhau. Chính do đặc điểm đó mà nơi đây có một nền văn hóa vô cùng phong
phú, với các phong tục, tập quán, các lễ hội và thói quen sinh hoạt đa dạng. Đây
chính là một lợi thế tạo nên tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu vực này.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hoạt động du lịch văn hóa tại tỉnh
Lào Cai vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phát triển.
Nhằm đưa hoạt động du lịch văn hóa trở nên phổ biến hơn và trở thành một
trong những hoạt động kinh tế chủ lực tại Lào Cai, chính quyền địa phương cần
phải đầu tư phát triển hệ thống đường xá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi
lại và di chuyển của khách du lịch. Bên cạnh đó, muốn du lịch văn hóa Lào Cai
không chỉ thu hút được các khách du lịch mới mà còn giữ chân được các du khách
cũ, tỉnh Lào Cai cũng cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là các
hướng dẫn viên du lịch lành nghề cũng như bộ phận cán bộ quản lý du lịch không
chỉ có trách nhiệm mà còn sáng tạo và có khả năng đưa ra các ý tưởng đột phá
nhằm tạo thêm sự hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại Lào Cai.
Ngoài ra, du lịch văn hóa tại Lào Cai hiện nay chưa được thực hiện một cách
đồng bộ mà chủ yếu là mang tính tự phát từ các hộ dân cư, các đồng bào dân tộc
hoặc do các công ty du lịch tổ chức mà chưa có sự quản lý thống nhất, đồng bộ từ
các ban ngành lãnh đạo của tỉnh. Nhóm nghiên cứu đề xuất cần xây dựng bản đồ du
lịch nhằm tạo thuận lợi nhất cho du khách khi tham quan và tìm hiểu văn hóa các
dân tộc tại địa phương. Để việc quản lý du lịch được khoa học hơn, chúng tôi cho
rằng cần phân loại các không gian văn hóa của các dân tộc ở Lào Cai theo tiêu chí
có thể phục vụ du lịch và không phục vụ du lịch nhưng cần bảo tồn thành 2 loại
chính là các không gian văn hóa du lịch và các không gian văn hóa chiêm ngưỡng.
Với việc phân loại này, chính quyền tỉnh sẽ có cơ sở và dễ dàng đưa ra các phương
án bảo tồn cũng như phát triển du lịch hợp lý đối với từng địa phương.
Với những tiềm năng phát triển du lịch văn hóa như các làng nghề cổ truyền,
các phong tục tập quán đa dạng mà chúng tôi đã trình bày trong bài, nhóm nghiên
cứu chúng tôi cho rằng 3 loại hình du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch lễ
hội là 3 hướng phát triển hợp lý nhất cho hoạt động du lịch văn hóa tại tỉnh Lào Cai
trong thời gian tới.
Với mục đích mong muốn loại hình du lịch văn hóa được phát triển rộng khắp
trên toàn bộ tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài này và mong rằng đề tài
của chúng tôi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch văn hóa tại vùng miền
núi Lào Cai. Chúng tôi cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều đề tài,
nhiều đóng góp xây dựng nhằm đáp ứng được thực tiễn và tính cấp bách của đề tài
đặt ra.
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
PHỤ LỤC 1
PHONG TỤC – LỄ HỘI Ở TỈNH LÀO CAI
1. Các lễ hội của đồng bào dân tộc ở Lào Cai
1.1. Lễ hội xuống đồng tại Sa Pa- Lào Cai
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của
đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa
Pa (Lào Cai) được khai hội vào sáng ngày
mồng 8 Tết.
Phần lễ được bắt đầu từ tục rước
đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi
từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người.
Trong đoàn gồm có: thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa
chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng
âm dương ngũ hành. Sau đó là các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một
mâm quả còn (bên trong các quả còn có đựng các hạt giống), mâm xôi 7 màu, bánh
dày ngũ sắc và thủ lợn, gà luộc, hoa quả... Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi
chiêng trống để thầy cúng giao linh với thần linh.
Các trò chơi trong lễ hội ở đây đa số là trò chơi dân gian. Đầu tiên là trò chơi
ném còn, hai đôi nam thanh nữ tú được vinh dự ném quả còn đầu tiên, sau đó tất cả
mọi người đều được tham gia. Trò chơi ném còn được tiếp tục cho đến khi quả còn
được ai đó ném qua vòng. Tiếp theo là các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, đánh quay,
đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ...
1.2. Lễ hội “Trầu Sun” của dân tộc Dao đỏ
Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao đỏ ở
Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
Đây là hội chơi xuân truyền thống của đồng bào Dao đỏ, mục đích của hội là
thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới, mở đầu
chu kỳ sản xuất mới mưa thuận, gió
hoà mùa màng tốt tươi, người yên vật
thịnh, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy
sân…
Từ sáng sớm, thầy cúng chính
cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn
bị đầy đủ các mâm lễ cúng thần trời
đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu đất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội
làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ
cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho con trai làng trên, con gái
làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…
1.3. Lễ hội Say sán Bắc Hà
Mỗi khi tết đến, khắp núi rừng
hoa mận, hoa đào khoe sắc cũng là
lúc đồng bào vùng cao Bắc Hà tổ các
lễ hội đầu xuân để cầu mong may
mắn và cho những vụ mùa bộ thu.
Say sán là một lễ hội mang đậm bản
sắc văn hóa dân gian của người dân
vùng cao.
Thường lễ hội Say sán được tổ chức từ ngày mồng 2 đến mồng 6 tết theo khu
vực cụm xã nơi có nhiều đồng bào người Mông, Tày, Nùng … sinh sống. Địa điểm
tổ chức lễ hội Say sán được đặt ở một vị trí linh thiêng và thuận lợi cho mọi người
tham gia các trò chơi dân gian, như múa khèn, đánh quay, múa võ, kéo co, đẩy
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
gậy… Người dân đến với lễ hội Say sán vừa để vui xuân cầu mong may mắn, vừa
để gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những chén rượu ngô nồng thắm.
1.4. Lễ hội “Nhảy lửa” của người Dao đỏ
Cứ mồng 2 Tết Nguyên đán, tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà
Giang) lại náo nức không khí lễ hội của người Dao đỏ với màn "nhảy lửa" truyền
thống có một không hai trên cao nguyên đá.
Tiếng trống, thanh la, chũm chọe cất lên
cũng là lúc bài cúng thần lửa bắt đầu ngân lên bằng
những lời khấn cầu may cho một năm mới mưa
thuận, gió hòa, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc,
ấm no, muôn nhà, muôn người, muôn vật khỏe
mạnh, sinh sôi, nảy nở... Tiếp sau đó, chủ lễ chuyển
sang phần tế trời, tế đất, tế thần rừng, thần ruộng,
thần suối, thần sức khỏe đến mọi nhà, mọi người,
xin âm dương cho việc khai lộ đầu năm.
Phần quan trọng nhất của buổi lễ là phần
kêu cầu thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng, về vui cùng lễ hội.
Hội chỉ bắt đầu khi thần lửa "đồng ý" mang hơi ấm của mùa xuân về vui cùng dân
bản.
Khi bắt đầu vào buổi lễ cũng là lúc đống lửa được đốt lên, đến khi này, đống
củi đã trở thành một núi than hồng rừng rực cháy. Mọi người đổ dồn về tạo thành
các lớp vòng tròn quây quanh ngọn lửa, dùng que tre gõ vào các ống vầu tạo thành
những lớp âm thanh náo động cả núi rừng. Họ say sưa, lắc lư theo nhịp trống tế, để
ngay khi chủ lễ cho phép, từng đôi trai gái đi chân trần trên đống than hồng, họ
nhảy, thậm chí lăn trên lửa còn cháy lem lém mà không cảm thấy bỏng rát.
Hội nhảy lửa Hồ Thầu có thể gọi là "Lễ hội nhảy lửa tình xuân". Bởi tình
xuân, tình yêu, sự khát khao cũng được rực cháy trong hàng trăm đôi mắt của các cô
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
gái má đỏ bồ quân đang dõi theo các chàng trai chưa vợ trong hội. Ðể rồi, ngày mai,
ngày kia, khi hội xuân đã tan dần vào bầu trời xuân, rừng núi xuân, họ bắt đầu tìm
đến nhau để nên vợ nên chồng. Mùa xuân sau, họ lại địu con, theo chồng xuống núi
về dự hội, mong thần lửa mang về cho gia đình hơi ấm của tình yêu, hơi ấm của ấm
no, hạnh phúc.
2. Các phong tục của đồng bào dân tộc ở Lào Cai
2.1. Phong tục đón Xuân của người Xá
Khi mùa xuân sắp đến, việc thu hoạch mùa màng trong năm kết thúc, cũng
giống như các dân tộc khác, đồng bào Xá Phó đón Xuân, ăn Tết vào tháng Giêng
âm lịch, tiếng Xá Phó là Tết "Khùi Sì Mờ".
Những ngày cuối năm, tất cả
các gia đình đều tràn ngập không khí
nhộn nhịp chuẩn bị các thứ lễ vật trong
năm mình làm được để dâng lên cúng
tổ tiên.
Sáng sớm mùng 1 Tết, các đôi
vợ chồng trong bản đem theo 2 ống
đựng nước tới khe nước đầu nguồn
làm lễ lấy nước mới "Ì Sì Mạ Khai Bá". Khi đi lấy nước phụ nữ phải đội khăn, đem
theo hương và vài sợi chỉ để buộc vào chỗ đầu máng chảy với ý nghĩa cầu thần
nước lúc nào cũng cho nhiều nước chảy. Đồng bào còn quan niệm đôi vợ chồng nào
đến lấy nước sớm nhất, năm đó may mắn nhất, nhiều lộc nhất. Nước đem về được
rót bát đầu tiên dâng cúng tổ tiên, còn lại đem đổ vào ấm đun nước uống cho cả gia
đình, với ý nghĩa cầu mong mọi người sức khoẻ.
Sau nghi lễ lấy nước, gia đình chuẩn bị lễ vật làm mâm cúng, cầu tổ tiên phù
hộ một năm mới sức khoẻ, mùa màng tươi tốt, bội thu. Bàn thờ cúng tổ tiên đặt tại
gian chính giữa nhà được bài trí đẹp. Trên nóc tủ có bày 1 đĩa hoa quả, 3 cặp bánh
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
chưng gói lá dong xanh ở ngoài, 1 đĩa bánh kẹo, 1 chai rượu và dán giấy tiền vàng
vào bức tường hậu gian giữa. Dưới 2 bên chân tủ có bày 2 cây mía, 2 cây măng vầu,
2 cành hoa đào cân xứng 2 bên.
Mâm cúng có con gà trống luộc ở giữa mâm, một đĩa lòng gà, một khoanh
bánh chưng trắng và đen, măng vầu đắng, rau cải, bí đỏ, khoai sọ, đu đủ, khoai tây
luộc, bát canh bánh đa, 1 thìa muối, 1 đĩa trầu cau, 2 chén rượu, 4 đôi đũa 4 góc, 1
tấm vải lụa bông trắng, 1 chiếc vòng bạc buộc vải trắng, 1 đĩa có 2 đồng trinh, 6 tờ
giấy vàng, sợi dây chỉ (tương đương số người có trong nhà). Cách mâm lễ khoảng
30 cm về phía gầm sàn có cắm hương và hoa đào. Phía bên dưới mâm là vị trí các
thành viên trong gia đình quỳ sau thầy để hành lễ.
2.2. Phong tục đón tết của người Dao đỏ
Từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới,
đồng bào dân tộc Dao đỏ mổ lợn béo, gà trống thiến,
làm bánh nếp. Người Dao đỏ đón xuân bằng tập tục
truyền thống tổ tiên từ nhiều đời. Đây chính là thời
điểm các thành viên trong dong họ tụ tập quây quần
tại nhà trưởng họ, ngoài việc chúc tụng cùng nhau
nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày
càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh…
Chiều 30 Tết làm lễ quét nhà (bàn thờ tổ
tiên), quét đi những điều không may mắn của năm cũ, dán giấy xanh đỏ, cắt hoạ tiết
hình các loài hoa, chim muông trước bàn thờ, dán ở cửa ra vào nhà chính, cửa bếp,
chuồng lợn, chuồng gà, gốc cây trong vườn (có ý mời các con vật, đồ vật gắn bó với
con người cùng ăn Tết).
Người Dao có tục đón lộc trong đêm giao thừa gõ trống, mõ phát ra âm thanh
vang vọng đất trời để cầu may, cầu lộc. Sáng mồng 1 Tết, cả bản kéo nhau ra rừng
chặt những cành đào, cành mậm dầy hoa và nhặt những hòn đá trắng đẹp mang về
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
để bên bàn thờ. Họ quan niệm hòn đá ví như tiền bạc, hoa mận, hoa đào tượng trưng
cho sự sinh sôi nảy nở, gia đình hoà thuận ấm êm hạnh phúc.
2.3. Phong tục đeo vòng vía của người Mông
Trẻ em cần được đeo vòng vía để khoẻ mạnh. Thầy cúng sẽ đến nhà làm thủ
tục cho trẻ. Gia đình chuẩn bị ba vòng được làm bằng tre rộng chừng 1 mét rưỡi.
Vòng thứ nhất để ở ngoài cửa, vòng thứ 2 để giữa nhà, vòng thứ 3 để cạnh bàn thờ
cúng. Một tấm vải trắng dài phủ kín 3 vòng từ ngoài vào sát bàn thờ.
Một người đàn ông khoẻ mạnh được mời đến phụ giúp, bế đứa bé trong quá
trình hành lễ. Bắt đầu nghi lễ, thầy cúng khấn mời tổ tiên của gia đình về chứng
kiến. Sau đó khấn mời sư tổ của thầy về chứng kiến và ban phép cho thầy để làm
việc tốt, việc thiện này, đủ sức giết tà trừ ma xấu cho đứa trẻ. Sau khi trình báo tổ
tiên và xin phép sư tổ, thầy cúng mới bắt đầu thực hiện tuần tự các bước : Thầy gõ
dồn dập một hồi chuông, hô gọi âm binh. Thầy múa xung quanh nhà, thét lên một
tiếng rồi dùng kiếm đâm thẳng xuống đất, ấy là thầy đang giết trừ ma xấu. Còn khi
lưỡi kiếm đâm thẳng ra cửa, ấy là thầy xua đuổi, giết trừ ma xấu ra khỏi đứa trẻ.
Người phụ lễ bế đứa trẻ bước vào vòng
tre thứ nhất. Thầy cúng đâm chém xung quanh
chân đứng của phụ lễ. Thầy cúng đặt kiếm lên
bàn thờ, rót ít rượu ra tay vẩy vào đứa trẻ. ấy là
nước phép xua đuổi tà mà, rửa sạch ám khí cho
đứa trẻ. Sau đó đứa trẻ bước vào vòng thứ hai
trong nhà. Thầy cúng phun mạnh ngụm rượu vào nơi trẻ đứng và đọc sớ, ý nói, từ
nay vía không được theo ma xấu nữa. Thêm một tiếng thét nữa của thầy. Vậy là ma
xấu đã bỏ chạy, vía đã nhập vào người đứa trẻ.
Đến vòng thứ ba, vòng tre cuối cùng, thầy cúng lập tức đeo ngay vòng vía
vào cổ, tay và tai với ý nghĩa, rào giữ vía cho trẻ. Nghi lẽ xong, gia đình mời thầy
cúng dùng bữa, uống rượu. Ra về thầy lễ được biếu một con gà trống và một lít
rượu. Vòng vía này đứa trẻ đeo cho đến trọn đời. Nếu tự ý vứt bỏ thì ma xấu có thể
thâm nhập và sức khoẻ, tính mệnh đứa trẻ có thể gặp điều không lành.
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
PHỤ LỤC 2
CÁC CHỢ VĂN HÓA Ở LÀO CAI
Chợ phiên vùng cao được mọi người biết đến như một " Thương hiệu" nổi tiếng.
Chợ "phiên" miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ
như đi lễ hội. Chợ ở đây không chỉ đơn thuần là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà
còn thể hiện rõ nét nhất những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào, từ những sản vật
ẩm thực độc đáo, món ăn, trang phục, tục lệ truyền thống đến việc giao lưu văn
hoá, hát múa, thổi sáo, thổi khèn...Và bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ
đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp "mua bán" nguyên sơ của ngày thơ
ấu nhân loại... Vùng nào cũng có chợ, gắn với nét văn hoá của mỗi dân tộc nhưng
đều có chung một điểm là hoang sơ như chính thiên nhiên và con người bản địa, rất
dễ làm say lòng du khách ghé thăm....
1.Chợ Sapa.
Chợ Sa Pa là chợ của người
H'Mông, người Dao được họp vào thứ
bảy, chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa là
một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc
đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều
loại hàng hóa, sản phẩm địa phương,
đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi
chợ phiên và thanh niên nam nữ các
dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình,
qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...Khi chiều xuống, trong khu vực chợ đã thấy
chỗ này, chỗ kia túm tụm dăm bảy trai gái người H'Mông, người Dao đầu mày, cuối
mắt nhìn nhau. Rồi khi màn đêm buông xuống, tù mù dưới bóng điện vàng nhạt, họ
ngồi bên nhau ca hát, trò chuyện thâu đêm. Khi đã tìm được bạn tâm tình, họ trao
kỷ vật cho nhau để rồi hẹn chợ sau gặp lại. Hoạt động văn hóa này đã có từ ngàn
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
xưa và nay vẫn còn gìn giữ được. Chợ Sa Pa là nơi hấp dẫn khách du lịch thích tìm
hiểu văn hóa các dân tộc.
2. Chợ Băc Hà (cách thành phố Lao Cai 70km mất 2h đi bằng đường bộ,
105km từ Sapa và phải mất 3h đi bằng đường bộ).
Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn
nhất vùng cao biên giới. Chợ là nơi bày bán
đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật
dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc,
xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.
Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du
lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ
trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những
chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Khách du
lịch nước ngoài thường trầm trồ trước
những bức tranh được dệt thủ công với
những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa
và đẹp mắt. Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp
gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng
như rượu không lúc nào cạn trong bình.
3. Chợ Mường Hum (đi 2,5h đi từ Sapa (75km) và mất 1,5h đi từ lào Cai
(42km)
Du khách lên tỉnh biên giới
cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ
phiên Mường Hum thì thật là tiếc.
Như các chợ phiên khác ở đây, chợ
Mường Hum họp vào chủ nhật hàng
tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
vùng núi cao Bát Xát. Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối
nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên
cuối tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi
của bà con các dân tộc Hà Nhì, H'Mông, Hoa, Giáy, Dao Ðỏ, Dao Tuyển, Hán...
Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu
tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên
bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng
chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm
thấy ở nơi khác. Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và du khách không khỏi trầm trồ
trước những bộ trang phục của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở
bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình,
vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội.
4. Chợ Cốc Ly( đi mất 1,5 giờ từ Bắc Hà hoặc Lào Cai - 55km; mất 2,5 giờ từ
Sa Pa - 90km).
Chợ Cốc Ly là chợ của đồng
bào dân tộc sống ở phía tây bắc
huyện Bắc Hà. Chợ họp ngay bên
cạnh chiếc cầu treo bắc qua sông
Chảy. Mỗi tuần chợ chỉ họp một
phiên vào ngày thứ ba. Nhìn từ xa,
chợ Cốc Ly giống như một bức tranh
thủy mặc và rất sinh động: Dòng nước lững lờ trôi một cách nhẹ nhàng theo năm
tháng, xung quanh là núi rừng Bắc Hà xanh mướt một màu thấp thoáng qua từng làn
sương mỏng.
Chợ được chia thành từng khu riêng biệt: khu thì bán thổ cẩm, khu thì bán
các sản vật miền núi, khu thì bán gia súc, khu chợ ẩm thực. Nét đẹp của phiên chợ
này không chỉ đơn thuần là mọi người đến đây để mua bán, trao đổi hàng hoá (dùng
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
hàng để đổi lấy hàng) mà còn để du ngoạn, gặp gỡ lẫn nhau và cùng cất lên những
câu hát giao duyên...
5. Chợ phiên Cao Sơn (Mất 2,5h từ Lào Cai - 75km; 3,5h từ Sapa - 115km).
Chợ Cao Sơn nằm trên địa
phận xã Cao Sơn, huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai, cách Tp.
Lào Cai khoảng 80km. Chợ Cao
Sơn là chợ của đồng bào dân tộc
Mông, Phù Lá, Dao và Hán đen
sinh sống ở 4 bản lớn nhất của
huyện Mường Khương. Mỗi tuần
chợ chỉ họp một phiên vào ngày thứ tư. Khi vào phiên chợ, ngay từ sáng sớm, trên
khắp mọi nẻo đường đã thấy người người từ các bản nối tiếp nhau về chợ. Họ đi
thành từng đoàn, từng nhóm, từng cặp và có khi là từng người một. Người thì gùi
hàng, người thì dùng ngựa để thồ hàng, người thì xuống chợ bằng xe máy, xe đạp...
Váy áo xúng xính, những chiếc ô xoè ra như nấm trên đầu các thiếu nữ Mông,
Dao... với những hoa văn tinh tế, màu sắc sặc sỡ, tạo nên bức tranh đầy sinh động
và quyến rũ.Chợ Cao Sơn như đẹp hơn bởi người, hàng hóa và phong cảnh thiên
nhiên.
Cũng giống như một số phiên chợ vùng cao khác. Chợ Cao Sơn được chia
thành nhiều khu: Khu bán các loại hao quả, rau củ.. khu gây sự chú ý nhất là khu
bán gia súc , gia cầm như trâu, bò...cách đó vài trăm mét là khu danh cho các món
ăn của người dân tộc với đặc sản nổi tiếng là Thắng cố, rượu ngô Cốc Dâm....
6. Chợ phiên Sín Chéng (Lào Cai)
Trong lộ trình du lịch từ thị trấn Bắc Hà lên Si Ma Cai, bạn có thể tham dự
vào nhiều phiên chợ: Bắc Hà, Lùng Phình, Cán Cấu, Si Ma Cai. Nhưng có một
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
phiên chợ khá độc đáo vẫn còn lưu giữ
được hầu hết những giá trị văn hoá đậm
tính bản sắc của nhiều dân tộc, đó là
chợ phiên Sín Chéng.
Chợ Sín Chéng nằm ở trung tâm
xã Sín Chéng, cách huyện lỵ Si Ma Cai
khoảng 10 km, họp vào thứ tư hàng
tuần. Vì nằm ở một xã khá xa trung tâm
huyện, gnên chợ Sín Chéng ít bị các yếu tố của nền văn hoá công nghiệp làm mờ đi
những nét đặc trưng của chợ vùng cao. Chợ là nơi hội tụ của nhiều đồng bào dân
tộc: Mông, Nùng, Tày, Thu Lao... đến giao lưu, trao đổi, buôn bán.
Chợ Sín Chéng không lớn và quy mô như chợ Bắc Hà, nhưng chủng loại các
mặt hàng có thể nói không hề thua kém. Những loại rau xanh, củ, quả... xứ lạnh
được đồng bào trồng trên nương rẫy đảm bảo chất lượng sạch. Ghé thăm hàng bán
thịt, bạn có thể mua thịt lợn đen ngay tại chợ. Nếu là thực khách sành ăn và quen,
bạn cũng có thể tìm mua thịt lợn sấy và thịt trâu sấy. Đến chợ Sín Chéng, bạn có thể
mua gà đen và lợn cắp nách là những mặt hàng đặc sản của vùng cao.
Đến hàng ăn, không thể bỏ qua nồi thắng cố và bát phở đặc trưng của người
dân tộc nơi đây. Nếu ngẫu hứng, làm thêm vài chén rượu ngô, sẽ có cảm giác lâng
lâng...Chợ là nơi giao lưu giữa các dân tộc với nhau, cũng là nơi giao thoa của nhiều
vùng, miền văn hoá. Chợ Sín Chéng còn giữ được rất nhiều nét bản sắc độc đáo mà
bất kỳ nhà nghiên cứu văn hoá nào nếu chỉ đọc qua sách vở cũng không thể tìm thấy
hết được.
Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Châu (2005), Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học,
2. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phạm Cẩm Hà (2009), Du lịch văn hoá vùng cao: đâu là bản sắc?,
4. Hoàng Hà (5/2010), Du lịch Lào Cai phất lên nhờ công nghệ thông tin, báo
Bưu điện Việt Nam.
5. Hoàng Linh (2010), Thực trạng và giải pháp bảo tồn nghề thủ công truyền
thống của người Mông ở xã Bản Phố, Bắc Hà, Lào Cai,
6. Trần Diễm Thúy (2009), Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa thông tin.
7. Vương Tuyển (2009), Lễ hội dân gian Việt Nam, NXB Dân tộc
8. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
9. Nhiều tác giả (2005), Tìm Hiểu Pháp Luật - Luật Du Lịch Nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, NXB Thống Kê.
10. Tổng cục du lịch Việt Nam, Giới thiệu làng chạm khắc bạc Cát Cát; Du
lịch về cội nguồn, Giới thiệu làng thổ cẩm Tả Phìn;
truy cập tháng 7 năm 2010.
11. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai, Đề án 12: “Phát triển kinh tế du
lịch giai đoạn 2006 - 2010”,
12. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai,
13. Sở khoa học và công nghệ Lào Cai,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yrc_tiemnangphattrienloaihinhdulichvanhoaovungmiennuilaocai_111021110602_phpapp01_0616.pdf