Đề tài Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ

Xây dựng các tuyến điểm du lịch cụ thể phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có sự chỉ đạo quản lí tốt việc thực hiện quy hoạch du lịch chi tiết, tránh lãng phí tài nguyên, bảo vệ sự đa dạng tự nhiên, xã hội, văn hóa. Chú trọng xử lí nước thải, chất thải ở các khách sạn, điểm du lịch, khu du lịch; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ than thiện với môi trường

pdf46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4352 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê, đời Nguyễn như: Đào Xá, Sơn Vi, Hùng Lô là một trong những công trình văn hóa cổ xưa nhất của dân tộc ta. Toàn tỉnh Phú Thọ có 637 di tích bao gồm nhiều loại hình: đình, chùa, đền, đài, miếu… trong đó có số di tích được nhà nước xếp hạng là 51 di tích và 78 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, ta còn phải nói đến nhiều di chỉ độc đáo như các di chỉ khảo cổ: trống đồng, công cụ bằng đồng, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của các thời đại lịch sử. Hiện nay, các hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở bảo tàng Hùng Vương (đền Hùng – Phú Thọ) 24 Bảng 4:Số lượng các di tích đã được xếp hạng ở Phú Thọ (Tính đến tháng 4/ 2009) Tổng số Trong đó Quốc gia Địa phương Tổng số 129 51 78 Theo loại hình Đình Chùa Đền Lăng Di tích khác 52 27 37 1 12 19 11 11 10 33 16 26 1 2 Chia theo huyện, thị Thành phố Việt Trì Thị xã Phú Thọ Tam Nông Đoan Hùng Hạ Hòa Thanh Ba Phong Châu Lâm Thao Thanh Thủy Thanh Sơn Yêu Lập Sông Thao 13 3 28 7 8 10 11 26 9 1 1 5 4 2 8 1 4 2 7 14 3 1 5 9 1 20 6 4 8 4 12 6 1 Nguồn: Sở thương mại du lịch Phú Thọ Bảng 5: Mật độ các di tích đã được xếp hạng của Phú Thọ (Tính đến tháng 4/ 2009) STT Huyện, thị Diện tích (km2) Số lượng di tích xếp hạng Mật độ di tích xếp hạng/ 100 km2 1 T.P. Việt Trì 75,07 13 17,52 2 T.X. Phú Thọ 36,55 3 8,21 3 Tam Nông 157,67 28 17,86 4 Đoan Hùng 301,72 7 2,34 5 Hạ Hòa 338,48 8 2,37 6 Thanh Ba 119,94 10 5,12 7 Phong Châu 185 11 5,95 25 8 Lâm Thao 126,6 26 7,22 9 Thanh Thủy 1.288,72 9 0,08 10 Thanh Sơn 136,5 1 19,25 11 Yên Lập 437,09 1 0,24 12 Sông Thao 234,78 13 5,66 Toàn tỉnh 3.518 129 3,66 Căn cứ vào bảng trên mật độ di tích chia làm 4 cấp: - Nhiều: Có trên 10 di tích được xếp hạng trên 100 km2 - Trung bình: Có từ 5 - 10 di tích được xếp hạng trên 100 km2 - Ít: Có từ 2 - 4 di tích được xếp hạng trên 100 km2 - Rất ít: Có từ 0 - 1 di tích được xếp hạng trên 100 km2 Như vậy, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: - Những huyện, thị có nhiều di tích được xếp hạng: thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông, huyện Lâm Thao. - Những huyện thị có số di tích được xếp hạng ở mức trung bình: thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Thủy, Sông Thao, Phong Châu, Thanh Ba. - Những huyện có số di tích được xếp hạng ở mức ít: huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa. - Những huyện có số di tích được xếp hạng ở mức rất ít là huyện Thanh Sơn, Yên Lập. Có thể nói, Phú Thọ là một tỉnh có nhiều di sản văn hóa lịch sử, có nhiều kiểu kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, có ý nghĩa lịch sử. Đánh giá về tiềm năng du lịch Phú Thọ, sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến vẻ đẹp riêng của các làng cổ ở Việt Trì. Đó là các làng đồi, những ngôi nhà được xây dựng ven đồi, thấp thoáng sau những tán cây. Hướng nhà ở đây đều quay về các triền sông hoặc hướng theo dòng chảy sông. Vẻ đẹp ở đây ngoài giá trị lịch sử lâu đời còn có sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, con người: mỗi nhà đều có vườn cây, ao cá… Mỗi làng lại có một ngôi đình, ngôi chùa được xây dựng từ lâu, với những kiến trúc độc đáo thể hiện tư duy, tình cảm của nhân dân, của các bậc tài hoa thủa trước. Những nét đẹp truyền thống cổ xưa vẫn được nhân dân ở đây trân trọng và duy trì thể hiện qua từng lời ăn, tiềng nói, giao tiếp ứng xử. Với lịch sử phát triển là vùng đất cội nguồn dân tộc, những di tích lịch sử văn hóa còn để lại, nó có ý nghĩa lịch sử giáo dục truyền thống, ngoài ra còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt trong thời kỳ mở cửa nó có giá trị lớn phát triển du lịch 26 2.2.2 Các lễ hội truyền thống Các lễ hội truyền thống cũng là một nét độc đáo góp phần quan trọng cho sự phát triển du lịch của Phú Thọ. Các lễ hội dân gian nhằm khơi dậy vốn văn hóa, văn nghệ và giữ gìn truyền thống địa phương. Vì vậy, các lễ hội mang sức hấp dẫn không kém gì các di tích văn hóa lịch sử, mà chính các lễ hội truyền thống đã góp phần tôn vinh hơn nữa vẻ đẹp cổ xưa của các di tích lịch sử. Các lễ hội đã góp phần tạo nên một môi trường mới linh thiêng và độc đáo, giúp cho con người có điều kiện tìm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa của lịch sử. Về với Phú Thọ, mỗi bước chân đi chúng ta ai nấy đều bồi hồi, xúc động, tự hào và trong sâu thẳm lòng mình ý thức của những con cháu Lạc Hồng như vẫy gọi chúng ta hướng về cội nguồn. Do đó, Phú Thọ còn là mảnh đất thu hút rất nhiều du khách đến với các lễ hội cổ truyền. Những lễ hội sau đây được tổ chức hàng năm ở Phú Thọ. 2.2.2.1 Hội Đền Hùng Mỗi con người đất Việt dù ở đâu, làm gì nhưng trong tâm thế của mình vẫn luôn sang chói niềm tự hào về nguồi gốc “Con Lạc cháu Hồng”, “con Rồng cháu Tiên”, “Vua Hùng”… đó là biểu tượng cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất trong đạo lý làm người “Uống nươc nhớ nguồn” của nhân dân Việt Nam. Lễ hộ Đền Hùng là ngày hội của cả dân tộc, lễ hội thường diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhưng ngày lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Hình 5: Lễ hội Đền Hùng Diễn biến lễ hội Đền Hùng Đã từ lâu, mọi công việc chuẩn bị cho lễ hội chính đã được hoàn thành, và đến sáng 10/3 lễ hội đền Hùng bắt đầu. Từ quốc lộ số II, đại lộ Hùng Vương, 27 đường 308, đường 32 C và khắp khu vực đền Hùng, cờ hội rực rỡ, phấp phới bay trong gió. Những dòng người cuồn cuộn đổ về Đền Hùng để dự lễ hội, từ sang sớm không khí ngày hội đã náo nức, sôi động. Mọi người ai nấy đều vui vẻ háo hức đón chờ lễ rước kiệu, rước voi… Sau 3 hồi trống chiêng rộn rã, nghi lễ bắt đầu long trọng tại đền Thượng cùng đầy đủ các lễ vật như: lợn, bò, dê, mỗi thứ một con để nguyên và xôi trắng, xôi mầu, bánh chưng, bánh dày… Đoàn dâng hương đi đâu là các em thiếu nhi giương cao quốc kỳ, đánh trống, tiếp theo là các vị đại diện nhà nước, tỉnh rồi đến 100 nam nữ thanh niên với y phục dân tộc tượng trưng cho con Rồng cháu Tiên, sau nữa là đoàn đại biểu 54 dân tộc… nối tiếp nhau xếp hàng trước đền Thượng. Sau nghi lễ chính thức, là những đám rước lớn của 38 làng xung quanh Đền Hùng nô nức dồn về (đám rước bánh chưng, bánh dày…). Đám rước nào cũng long trọng, thiêng liêng với đầy đủ cờ quạt, tán lọng, quan phù giá, phường bát âm, bát cửu... với mọi sắc mầu lộng lẫy, hòa cùng dòng người trảy hội. Khi các đám rước đi qua dưới chân núi Hùng trước cổng Đền, những cô gái Mường duyên dáng trong những bộ quần áo dân tộc biểu diễn tiết mục đâm Đuống, nhạc Đuống vang lên rộn rã. Ở các sân thi đấu thể thao diễn ra các trò đấu vật, thi bắn nỏ, kéo co, cờ người… Dưới hồ Gò Công, các nghệ sĩ Đất Tổ biểu diễn hát Xoan, hát Ghẹo theo truyền thống. Dưới bãi tung còn, cột du tiên cũng hấp hẫn đông đảo trai tài gái sắc tham gia. Cứ như vậy, lễ hội Đền Hùng năm nào cũng thu hút được hàng trăm nghìn lượt người đến đây hàng hương, thưởng ngoạn. Đặc biệt từ năm 2002, nhà nước đã nâng tầm quan trọng của ngày hội Đền Hùng lên một bước, lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc giỗ. Đây là một quyết định rất đúng đắn của nhà nước ta, nó phần nào làm tăng thêm sự linh thiêng, tôn kính của thế hệ con cháu đất Việt đối với ông cha từ ngàn xưa đã có công dựng nước và giữ nước. Mặt khác, còn chứng tỏ một điều từ ngàn xưa và mãi mãi về sau hướng về cội nguồn vẫn là nét đẹp riêng nhất mà chỉ con người Việt Nam mới có. 2.2.2.2 Hội Đền Mẫu Âu Cơ Với niềm tự hào là “Con Rồng Cháu Tiên”, mỗi người con đất Việt không ai có thể quên được mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng và nở ra 100 người con, chia nhau ra xây dựng vào bảo vệ đất Việt. Mẹ là bậc thành Mẫu của cả dân tộc, nhưng cuộc đời của Mẹ lại rất gần gũi với nhân dân. Mẹ đã dạy dân trồng lúa, trồng dâu, làm bánh… và khi mất đi nhân dân bày tỏ lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ và hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến Mẹ. 28 Và cứ mỗi độ xuân về, người dân Phú Thọ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung lại háo hức đón ngày hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đều đặn hàng năm, vào dịp mùng 7 tháng 1 âm lịch đồng bào ta lại nô nức về với Hiền Lương, để được thắp nén hương tỏ lòng thành kính nhớ ơn đến bậc Mẫu Vương – Người là cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Diễn biến lễ hội Cứ sau mỗi tết Nguyên Đán, không khí chuẩn bị vào hội lại đến. Cả làng tưng bừng nhộn nhịp người nào việc nấy, nào tập tế nam, tế nữ, tập rước kiệu. Việc làm bánh ngọt, thứ bánh truyền thống của địa phương được phân công mỗi năm một “Giáp” đảm nhiệm. Bánh được làm bằng bột gạo nếp thơm và mật ngọt, nhào kỹ làm thành hình tròn dài rồi cắt thành từng đoạn như đốt tre, hấp chin. Một trăm cầu bánh ngọt là lễ vật của 100 người con dân lên mẹ hiền Âu Cơ. Sáng sớm mùng 7 tháng 1 (âm lịch), trên sân đình cờ xí phấp phới, trống chiêng rộn rã, thúc dục lòng người, tất cả dân làng và du khách thập phương đều có mặt trong những trang phục nghiêm trang nhất. Lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 cầu bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả… (không dùng xôi thịt, tổ chức cỗ bàn ăn uống) cũng là một nét đẹp văn hóa đặc sắc. Sau phần lễ là phần hội, đó là các trò chơi dân gian như du tiên, cờ người, chọi gà… Về với lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, chúng ta hãy bình tâm lắng lại, suy nghĩ về tổ tiên, cội nguồn và tâm niệm rằng miếng cơm hôm nay bắt nguồn từ cây lúa ngàn xưa mẹ Âu Cơ dạy ta cày cấy, quần áo ta mặc từ cây dâu, con tằm mẹ dạy ta nuôi trồng, càng thấu hiểu hai chữ “đồng bào” quyết tâm bảo vệ giang sơn, bờ cõi, xây dựng đất nước giàu đẹp, người người ấm no hạnh phúc. 2.2.2.3 Hội ném còn ngày xuân Mùa xuân là mùa hội của bản Mường. Vào các ngày đầu năm, từ tết Nguyên Đán tới Rằm tháng Giêng người người có mặt ở bãi hội ở xóm Chiềng tham gia ném còn. Hai phe nam nữ cầm trên tay quả Còn và ném qua ném lại cho nhau hoặc ném qua võng tre mắc trên ngọn cây chon giữa bãi đất rộng. Nếu ai bắt được quả Còn thì người đó coi như đã được trời đất buộc sợi dây hồng trái tim mình vào trái tim người ném để thành bạn, thành đôi. Ở Phú Thọ, hội ném Còn mùa xuân không chỉ phổ biến ở vùng có đồng bào Mường sinh sống (huyện Thanh Sơn) mà còn xuất hiện trong dịp Tết của đồng bào Cao Lan, đồng bào Thái… Tại xã Tiên Du (Phù Ninh) vào mùa xuân có ném còn qua vòng nhật nguyệt. Xã Bạch Hạc (Việt Trì) có hình thức ném còn và cướp 29 còn với ý nghĩa cầu đinh. Ném Còn không chỉ đơn thuần để vui chơi mà trong đó người ta gửi gắm những suy tư về cuộc sống, ước vọng về tương lai và trên hết là ý thức cộng đồng sâu sắc. 2.2.2.4 Hội Bạch Hạc Hàng năm diễn ra từ mồng 3 đến mồng 5 tháng Giêng tại xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày cuối lễ hội là lễ hạ còn và cướp còn cầu may. 2.2.2.5 Hội Chu Hóa Lễ hội diễn ra tại xã Chu Hóa huyện Lâm Thao vào ngày mồng 5 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ ba an hem Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông, các ông chính là những tướng giỏi thời vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có diễn trò “chạy kem” diễn lại sự tích thần làng. 2.2.2.6 Hội hát Xoan, hát Ghẹo Trong gia sản to lớn về dân ca, dân vũ và nghệ thuật sân khấu cổ truyền, hát Xoan và hát Ghẹo là hình thức rất độc đáo. Hình 6: Hát xoan, hát ghẹo một đặc sản của văn hóa đất Tổ Hát Xoan Hội Xoan có đầy đủ hèm tục của tín ngưỡng phồn thực thời cổ đại, những lễ tiết đúng phong tục kỳ yên, kỳ phúc của làng quê như các buổi tiệc khai xuân, cầu đinh, hạ điền, cầu nước. Hội Xoan có dân ca, giao duyên, đối đáp, xin hoa, đó chữ. Hội Xoan có cả múa hát trình diễn sân khấu dân gian với những tiết mục khá hấp dẫn như “cài hoa, mó cá”. Ca từ trong hát Xoan là một diễn đạt khéo, sử dụng cái hay của hai dòng: bác học và dân gian. Mỗi tiết mục của hội Xoan có thể coi như tấm gương phản ánh những nét sinh hoạt sống động một thời của xã hội nông 30 nghiệp với những tình cảm nồng hậu của con người. Hội Xoan đã cho ta một ý niệm khá rõ nét về caon người trong cuộc sống văn hóa dân gian vùng Đất Tổ. Hát Ghẹo Hát Ghẹo là một loại hình đối đáp nam nữ trong ví giao duyên, trai gái hát ghẹo nhau. Ghẹo Phú Thọ còn gọi là Ghẹo Nam Cường vì xã Nam Cường (Tam Nông) là trung tâm cũng là đầu mối của hát Ghẹo. Hát Ghẹo Phú Thọ không thuộc loại hình dân ca nghi lễ phong tục như hát Xoan Phú Thọ, hát Bá Trạo Quảng Bình hay hát chầu văn mà là hát đối đáp giao duyên nam nữ, điều đặc biệt ở hát Ghẹo ở Phú Thọ là giao duyên theo phong tục nước nghĩa giữa trai gái Việt và Mường. Đây là sản phẩm văn hóa và giá trị tinh thần của chung hai dân tộc Việt Mường duy nhất chỉ thấy ở Phú Thọ. Ngoài các lễ hội điển hình trên, ở Phú Thọ còn có nhiều lễ hội khác như: hội cồng chiêng của người Mường, tết Nhảy của người Dao, hội mở cửa rừng, hội đánh cá… cùng nhiều trò chơi tổ chức trong lễ hội là những yếu tố hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. 2.2.3 Các tài nguyên nhân văn khác 2.2.3.1 Tài nguyên nhân văn liên quan đến các truyền thuyết dân gian Phú Thọ là mảnh đất của truyền thuyết bởi lẽ không có nơi nào du khách có thể gặp trên từng bước đi của mình là những bước lần tìm về quá khứ của dân tộc cách đây hàng ngàn năm. Đó là truyền thuyết về Lạc Long Quân, Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng đã có công dựng nước – nhà nước Văn Lang và bảo vệ toàn vẹn bờ cõi; đó là sự tích bánh Chưng bánh Dày gắn với chàng hoàng tử Lang Liêu chăm chỉ, hiền lành, sự tích Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Thăm lại cố đô Văn Lang xưa, nay là thành phố Việt Trì, du khách sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp rất riêng ở đây. Cái riêng này được thể hiện ngay ở từng con đường cũng nhấp nhô, lượn song theo các dãy đồi đặc trưng của Phú Thọ. Du khách thấy được vẻ đẹp trầm tĩnh, hiền hòa của một thành phố miền trung du giầu lịch sử. Người dân nơi đây đôn hậu, hiền hòa và mang trong mình niềm tự hào là người con vùng Đất Tổ. 2.2.3.2 Tài nguyên nhân văn liên quan tới dân tộc học Phú Thọ là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Do vậy, ngoài người Kinh trong tỉnh còn có khoảng trên 20 dân tộc anh em khác cùng sinh sống, trong đó đông hơn cả là dân tộc Mường, sau đó là người Dao, người Tày… Người Mường có khoảng trên 160.000 người, sống chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập… Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Mường và người Kinh 31 đều là con cháu người Lạc Việt. Văn hóa người Mường và người Kinh có nét căn bản gần với người Việt Cổ, đặc biệt họ đều đánh trống đồng, đâm đuông, múa mời, múa cồng là biểu tượng rực rỡ của văn minh nông nghiệp thời vua Hùng. Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 12.000 người, chủ yếu sống ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa. Người Dao có văn hóa đặc sắc như hát ghẹo, hát uống rượu, đặc biệt là nghệ thuật trang trí trên y phục hay trên các công cụ bằng bạc, đồng. Nét độc đáo trong nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Phú Thọ chính là sự hòa quyện, đan xen của văn hóa các dân tộc, mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng. Chính điều đó hấp dẫn sự quan tâm, tìm hiểu, khám phá của nhiều du khách. 2.2.3.3 Các trò diễn hội làng Các trò diễn này được tổ chức thường xuyên và đa dạng trong các lễ hội đình đám, lễ cầu mưa, cầu năm mới tốt lành tại các làng xã. Chơi đu Là một hình thức vui chới khá phô biến trên địa bàn tỉnh vào những ngày hội làng, hội đền chùa. Chọi trâu Hội chọi trâu thường diễn ra trong ngày hội đám của nhiều nơi như Chu Hóa, Phù Ninh (Phong Châu), Hoàng Cương (Thanh Thủy). Trâu chọi là những con đen tuyền, béo khỏe. Khi chọi con nào thua thì thay con khác, và con bị thua giết làm thịt tế thần. Sau khi tế cả làng cùng nấu ăn giả làm tiệc khao quân. Hình 7: Hội chọi trâu – Phú Thọ Bơi chải Bơi chải thường được tổ chức vào mùa lễ hội (tháng 3 âm lịch) như hội bơi chải Bạch Hạc diễn ra vào 9/3 âm lịch. Mỗi chải có 24 khoan, chiều ngang 1 m. Khi thi, mỗi đội thi sẽ mặc trang phục cùng mầu. Bơi chải đòi hỏi tinh thần đoàn kết, sức mạnh đồng đội. Hội thi thường diễn ra tưng bừng náo nhiệt, hấp dẫn người tham gia cổ vũ. Hình 8: Hội bơi chải Bạch Hạc – Bến Gót 32 2.2.3.4 Các làng nghề truyền thống Mặc dù không phải là đất nghề nhưng nghề thủ công ở Phú Thọ lại tồn tại và phát triển khá bền vững theo thời gian. Và đến nay, các sảm phẩm đó chưa hẳn đã đem lại giá trị kinh tế cao nhưng mỗi sảm phẩm lại gửi gắm trong đó tâm hồn tính cách cuả những người con Đất Tổ. Làng mây tre đan Đỗ Xuyên Sự lặng lẽ và bền bỉ đã giữ mãi cho Đỗ Xuyên một làng nghề và những sảm phẩm nghề độc đáo. Nghề đan cót và nứa chắp có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng nó đã cứu cánh cho người Đỗ Xuyên qua bao mùa mưa lũ và trở thành nghề phụ quan trọng của xã. Chọn cho mình những sảm phẩm hết sức bình dị, không cần đầu tư lớn, chỉ cần đôi bàn tay khéo léo của con người, lãi cũng không nhiều, thế mới biết cái tâm của người làm nghề đáng quý biết bao giữa cơ chế thị trường. Sản phẩm chính hiện nay của Đỗ Xuyên là cót với nhiều chủng loại, mẫu mã, tùy theo nhu cầu của khách: cót làm trần nhà, cót ép, cót dùng lót hàng… với kích cỡ đa dạng, giá cả hợp lý. Đỗ Xuyên hiện nay có thể gọi là “làng cót” bởi nghề cót có mặt khắp nơi, làm giàu cho người dân nơi đây. Ủ ấm Sơn Vy Sơn Vy, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Lâm Thao. Phú Thọ là quê hương của sảm phẩm độc đáo này. Nghề ủ ấm đã có mặt ở Sơn Vy hơn 100 năm nay, có lúc thịnh có lúc suy nhưng đến nay vẫn tồn tại. Với bàn tay khéo léo của mình, người Sơn Vi đã tạo ra loại ủ ấm có dáng vẻ độc đáo riêng. Mỗi chiếc ủ ấm là một đồ dùng bền, đẹp, giữ nhiệt tốt, làm đậm đà cho những ấm nước chè xanh, lá vối, nhân trần… trong suốt bốn mùa. Nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết Xóm Đoàn Kết thuộc xã Hùng Lô, huyền Phù Ninh từ hàng trăm năm qua đã nổi tiếng với nghề làm miến, mỳ gạo, bún, bánh. Không làm ăn lớn, không thương hiệu hàng hóa, chỉ có một cách để người tiêu dùng khắp cả nước nhận ra sảm phẩm của Đoàn Kết – Hùng Lô, đó là chất lượng. Nếu không vào tận nơi chứng kiến cảnh làm việc rộn ràng của các máy xay, máy xát thì ít ai có biết rằng từng thế hệ người Hùng Lô đã lớn lên từ những mẻ mỳ, cân miến. Cách đây hàng chục năm, người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, 33 hiện nay máy móc đã thay thế sức người vì thế năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên (2 - 3 tạ/ ngày). Như vậy, chỉ tính sơ thì mỗi ngày xã Hùng Lô cũng cung cấp ra thị trường hàng chục tấn thực phẩm khô các loại bao gồm mỳ, miến, bánh đa nem, bánh đa trắng. Nghề mộc Minh Đức Làng mộc Minh Đức (xã Thanh Uyên – huyện Tam Nông – Phú Thọ) là một làng nghề nhỏ với những sảm phẩm thông dụng như giường, tủ… Không quá cầu kỳ bởi người sử dụng chủ yếu đòi hỏi về độ bền, nhưng không vì thế mà sảm phẩm mộc Minh Đức mất đi vẻ đẹp đặc trưng và bình dị. Nghề thu được tổng giá trị hàng năm ước tính hàng chục tỉ đồng (chiếm 95% thu nhập của làng). Cùng với thời gian, sảm phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền tổ quốc. 3 Cơ sở hạ tầng 3.1 Hệ thống giao thông vận tải 3.1.1 Giao thông đường bộ Phú Thọ là một trong số ít tỉnh trung du miền núi có hệ thống giao thông đường bộ tương đối đều và hợp lí, tuy nhiên chất lượng còn kém. Trong tổng số chiều dài đường bộ có 72,98% đường đất và 2,36% đường cấp phối. Có thể nói chất lượng hệ thống giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Toàn bộ hệ thống đường bộ (kể cả hệ thống đường nông thôn) của tỉnh dài 10.612 km, trong đó bao gồm: - Quốc lộ có 5 tuyến (QL 2A, 32B, 32A, 32C, 70) với tổng chiều dài là 236 km (142 km nhựa, 32 km đá giăm, 72 km cấp phối và 37 km đường đất). Có 104 cầu với tổng chiều dài là 1.502 m, 883 cống các loại và 5 bến phà. - Tỉnh lộ có 11 tuyến dài 3.181 km - Đường đô thị do tỉnh quản lý thuộc thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ có 23 tuyến với tổng chiều dài là 88 km - Giao thông nông thôn: Đường huyện có 763,5 km, trong đó 13,65 km đường đá giăm, 98,65 km cấp phối và 638,8 km đường đất. Đường liên xã, liên thôn xóm dài 9.177 km với 7 km dải nhựa, 3,2 km đá giăm và 214 km cấp phối, toàn bộ chưa đạt cấp kỹ thuật của tiêu chuẩn đường huyện. Chất lượng đường của Phú Thọ phần lớn chỉ đạt cấp 4 miền núi trở xuống, tỉ lệ đường nhựa trên toàn mạng chỉ đạt 2,5% (trong đó quốc lộ 54%, tỉnh lộ 17%, đô thị 49%, đường huyện 0,7%, đường xã 0,05%). Hệ thống an toàn với các công trình thoát nước chưa đầy đủ (còn nhiều công trình tạm hoặc chưa xây 34 dựng), còn 5 điểm vượt sông bằng phà, giao thông mùa mưa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khu vực nông thôn nhiều núi. 3.1.2 Giao thông đường sắt Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 98,2 km. Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang Trung Quốc. Về bình diện: Hướng tuyến tốt, nền đường đã được sửa chữa nhiều lần nên tương đối ổn định, độ dốc hạn chế, kết cấu tầng trên đã được tăng cường cơ bản đảm bảo tốc độ vận tốc lớn nhất tầu khách đạt 45 – 50 km/ h Ga Việt Trì, ga Phú Thọ và ga Ấm Thượng đều là những ga lớn lại có vị trí khá thuận lợi và nằm gần các trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố và gần các điểm du lịch, do vậy mà có nhiều hiệu quả cao trong việc đưa và đón khách. Hệ thống cầu và hệ thống thông tin tín hiệu đã được xây dựng từ lâu qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh nên đã cũ. Hiện nay, cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh và của nhà nước, các công trình đã được sửa chữa và xây dựng lại. Nhìn chung, với mạng lưới đường hiện nay, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai phần nào đã đáp ứng được những nhu cầu vận chuyển hàng hóa, và đặc biệt là một phương tiện thông dụng được khách du lịch ưa sử dụng. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và phục vụ du lịch nói riêng cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (trong đó có Phú Thọ) điều quan trọng nhất là cần cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường sắt theo hướng mở rộng khổ đường, tăng số lượng tuyến tầu, nâng cao chất lượng phục vụ khách. 3.1.3 Giao thông đường sông Phú Thọ là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có mạng lưới đường sông tương đối nhiều nên đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế. Tổng chiều dài đường sông của Phú Thọ 302 km. Thành phố Việt Trì là ngã ba của sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua. Các sông có thể khai thác vận tải là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Bứa. Sông lớn khai thác vận tải vào 4 đến 6 tháng mùa nước trung bình. Trên địa bàn của tỉnh có hai cảng sông đã được quy hoạch, xây dựng khá hoàn chỉnh và đang khai thác có hiệu quả. Cảng Việt Trì ở bờ hữu sông Lô là cảng tổng hợp phục vụ cho tỉnh Phú Thọ và một phần của tỉnh miền núi như Yên Bái, Tuyên Quang… Ngoài ra, từ đây hàng hóa có thể được vận chuyển đến các 35 tỉnh đồng bằng sông Hồng và xa hơn. Cảng Bãi Bằng chủ yếu phục vụ cho nhà máy giấy. Ngoài ra, còn có các bên như Thọ Sơn, Ấm Thượng, Cổ Tiết… đều có khả năng phục vụ vận chuyển hàng hóa và khách du lịch. 3.1.4 Dịch vụ vận chuyển Công tác vận chuyển khách du lịch cũng là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển ngành du lịch. Theo số liệu thống kê 2009, tổng số xe vận chuyển khách là 589 ôtô với 7.714 ghế. Đặc biệt, hiện nay hệ thống xe búy đang được phát triển ở khu vực thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Có thể nói dịch vụ vận chuyển của Phú Thọ phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, thăm quan của khách du lịch. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, thì các dịch vụ vận chuyển cũng phải tăng về số lượng và nâng cao chất lượng phục vụ. 3.2 Hệ thống cung cấp điện Nguồn điện vùng Bắc Bộ có tiềm năng sản xuất điện lớn bao gồm thủy điện, nhiệt điện. Nguồn tiềm năng này đang được phát huy mạnh, đặc biệt thủy điện sông Đà và hệ thống các nhà máy phụ trợ đã đảm bảo khả năng cung cấp điện thông qua mạng lưới điện quốc gia. Thời gian qua, Phú Thọ đã chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới điện. Số km đường dây điện không ngừng tăng lên: Năm 2008 toàn tỉnh có 1.768 km đường dây cao thế, thì đến 2009 có hơn 2.600 km. Lưới hạ thế (đường trục) hiện có 56.426 km. Trạm biến áp có 18 nguồn với dung lượng 331.360 kVA. Năm 2000 có 174 xã có điện thì năm 2009 tăng lên 223 xã. Như vây, có thể nói hầu hết các xã trong huyện đều có điện. Năng lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt không ngừng tăng lên, đạt 339,7 kwh, bình quân đầu người đạt 260 kwh/ người, nhờ đó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng. 3.3 Hệ thống bưu chính, viễn thông Mạng lưới bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được tỉnh chú ý quan tâm phát triển. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, năm 2005 toàn tỉnh có 102,5 nghìn máy, thì năm 2006 tăng lên 136,6 nghìn máy, năm 2007 tăng lên 188,5 nghìn máy, tới 2009 là 295,5 nghìn máy. Có thể nói, mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đang phát triển khá tốt, và rộng khắp đến tận các xã. Một mặt nó giúp cho việc thu thập thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và nâng cao dân trí, nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến địa bàn tỉnh Phú Thọ. 36 3.4 Hệ thống cấp thoát nước Nguồn nước ở Phú Thọ có trữ lưỡng dồi dào đặc biệt là nguồn nước ngọt của hệ thống sông hồ. Nguồn cung cấp nước sạch của Phú Thọ đã được cải thiện chủ yếu nhở vào hai nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ. Công suất nhà máy Việt Trì đến này khoảng 60.000 m3/ ngày đêm, nhà máy nước Phú Thọ khoảng 4.000 m3/ ngày đêm. Ngoài ra, một số thị trấn cũng có trạm cung cấp nước nhỏ. Ngoài số dân ở đô thị được dùng nước sạch, sô còn lại phải dùng nguồn nước giếng đào. Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn sẵn có không qua xử lý nên cũng chưa thực sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng một số đường ống cấp nước và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống nước sạch của tỉnh đã cũ, việc thay thế nâng cấp chưa thật đồng bộ nên thất thoát nước còn cao. Bên cạnh đó hệ thống thoát nước ở các thành phố và huyện thị cũng đã xuống cấp nhiền. Mặt khác trong tỉnh có một số nhà máy công nghiệp, nhà máy hóa chất bên cạch khu du lịch do đó vấn đề thoát nước đe dọa đến vấn đề môi trường sinh thái. Vấn đề sử lý nước thải chưa tốt, phần lớn nước thải chảy ra sông bởi vậy việc đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước ở Phú Thọ cần được quan tâm hơn nữa. 4 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch của Phú Thọ 4.1 Lợi thế Phú Thọ có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái. Những di tích danh thắng như: khu bảo tồn Xuân Sơn với hang động Karst độc đáo, đầm Ao Châu, thác lòng chảo Minh Hòa, nước khoáng nóng Thanh Thủy… là những địa điểm có nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn của Phú Thọ đa dạng và nổi trội đó là các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội truyền thống, truyền thuyết, đặc sản… Trong đó, khu di tích đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ với các truyền thuyết con Hồng cháu Lạc và nền văn minh lúa nước là tiềm năng du lịch có ý nghĩa Quốc gia và Quốc tế. Tài nguyên du lịch của Phú Thọ phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực như Việt Trì, Phong Châu, Thanh Thủy, Hạ Hòa…Những khu vực này có sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây là một điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch lớn có sức thu hút khách cao và 37 có khả năng cạnh tranh với khu du lịch khác của các tỉnh lân cận, đồng thời làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch Phú Thọ. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi nên thị trường khách du lịch của Phú Thọ rất lớn, bao gồm khách nội địa từ các tỉnh lân cận và cả nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, khách du lịch quốc tế phải kể đến thị trường Trung Quốc. 4.2 Hạn chế Các tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên nhân văn như các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật… đang bị xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư kinh phí để trùng tu, bảo dưỡng, tôn tạo. Do vậy còn hạn chế về mức độ hấp dẫn đối với du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) tại các điểm du lịch còn hạn chế, chưa phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Những đợt rét đậm kéo dài trong mùa đông, những ngày nóng nực của mùa hè, bão mưa kéo dài là những trở ngại của khách du lịch. II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ 1. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ Hệ thống các điểm, tuyến du lịch Phú Thọ đã được quy hoạch và từng bước xây dựng. Ngoài các tuyến nội tỉnh còn các tuyến lien vùng. Các tuyến du lịch đường bộ, đường ống, đường sắt được chú trọng phát triển. Hoạt động du lịch thời gian qua tập trung vào những nơi có điều kiện thuận lợi cho tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn: Vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy… cùng với đó là điểm du lịch nhân văn, làm số lượng khách du lịch tăng lên. Năm 2004, Phú Thọ đón trên 100.000 lượt khách, tăng 130% so với năm 2000, trong đó có gần 1.500 lượt khách quốc tế, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước tính tăng 67,3% so với năm 2003. Bảng 6: Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ 2004 – 2009 (lưu trú) Hạng mục 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khách quốc tế 1.093 1.106 2.266 3.900 2.421 2.773 Khách nội địa 62.663 74.060 144.378 181.233 221.617 254.859 Tổng khách 63.765 75.166 147.004 185.133 224.038 257.632 (Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Phú Thọ) 38 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2004 - 2009 62.663 74.06 144.378 181.233 221.617 254.859 1.093 1.106 2.266 2.773 3.9 2.421 0 50 100 150 200 250 300 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Lượt khách Khách nội địa Khách quốc tế Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Nếu năm 2000, toàn tỉnh mới có 12 cơ sở lưu trú, trong đó có 6 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao với tổng số vốn 71 tỉ đồng thì đến năm 2005 đã phát triển lên 70 cơ sở (tăng gần 6 lần) với tổng vốn đầu tư gần 250 tỉ đồng. Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng hàng năm đạt từ 15 – 20%, năm sau luôn cao hơn năm trước. Riêng năm 2005, các cơ sở này đã đón và phục vụ trên 240 nghìn lượt khách, tăng 29,6%, tổng doanh thu 145 tỉ đồng, tăng 4,2% so với năm 2004. Thu hút trên 800 lao động trực tiếp với mức thu nhập bình quân trên 800 nghìn đồng/ tháng. Sự liên kết các điểm du lịch của các địa phương trong tỉnh ngày càng được chú trọng để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trên cơ sở các điểm du lịch, một số khu du lịch mới có khả năng thu hút khách du lịch và được đầu tư góp phần làm cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. 2. Hiện trạng khai thác một số điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ 2.1 Điểm du lịch 2.1.1 Đền Hùng Mỗi năm vào tháng cuối xuân, nhân dân cả nước lại hành hương về đất Tổ Hùng Vương. Lượng khách đến Đền Hùng rất đông và tăng nhanh. Tốc độ tăng lượng khách đạt 28,2%/ năm. Lượng khách cao nhất (2009) gấp 2 lần lượng 39 khách 2007. Ngoài du lịch văn hóa lễ hội, Đền Hùng còn có loại hình du lịch khác như: thăm quan, dã ngoại, picnic, nghiên cứu học tập. 2.1.2 Đầm Ao Châu Số lượng khách du lịch đến Đầm Ao Châu ngày càng tăng, nhất là số lượng đoàn khách trung ưng, tỉnh và huyện đến đây nghỉ ngơi ngày càng nhiều. Bảng : Khách du lịch đến khu du lịch Ao Châu thời kì 2007 – 2009 (Đơn vị: Lượt khách) Địa điểm Khách du lịch 2007 2009 Đầm Ao Châu - Khách quốc tế - Khách nội địa - Tổng số 3.800 3.800 130 56.000 57.300 Nguồn: Sở thương mại du lịch Phú Thọ 2.1.3 Ao Giời – Suối Tiên Vào các ngày nóng bức, nhất là ngày nghỉ cuối tuần, nhân dân các vùng tới thăm quan, tắm mát tại đây đông, có những ngày lên tới 500 – 600 lượt người. 2.2 Tuyến du lịch 2.2.1 Tuyến du lịch đường bộ Tuyến Hà Nội – Vĩnh Phúc – TP. Viêt Trì – Đoan Hùng – Tuyên Quang – Hà Giang (hoặc Lào Cai – Yên Bái) Là tuyến du lịch lớn có vai trò quan trọng vì trùng với tuyến du lịch liên khu vực. Các điểm tham quan chủ yếu như các di tích văn hóa – lịch sử - kiến trúc nghệ thuật ở TP. Việt Trì như Đình Hùng Lô, Đình Lâu Thượng; đền Hùng và quần thể di tích phụ cận; núi Trang; tượng đài chiến thắng song Lô. Thưởng thức bưởi Đoan Hùng, cá Lăng. Tuyến Hà Nội – Sơn Tây – Trung Hà – Hạ Hòa – Yên Bái Dọc quốc lộ 32C có các điểm du lịch đầm Ao Châu, đền Mẫu Âu Cơ, chiến khu Hiền Lương, Ao Giời – Suối Tiên. Thưởng thức đặc sản cá chay, cá ngạnh đầm Ao Châu Tuyến Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Sơn – Xuân Sơn – Sơn La Thăm quan chiến khu long chảo Minh Hòa, nước khoáng nóng Thanh Thủy, cảnh quan hệ động thực vật và bản dân tộc Xuân Sơn. 2.2.2 Tuyến du lịch đường song Tuyến du lịch dọc sông Đà, sông Thao, sông Lô. 40 2.2.3 Tuyến du lịch đường sắt Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ - Hạ Hòa – Yên Bái – Lào Cai. 2.2.4 Tuyến du lịch quốc tế Phú Thọ nằm trên quốc lộ II và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), thuận lợi cho đón khách du lịch quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch quốc tế Vân Nam (Trung Quốc) – Lào Cai – Phú Thọ - Hà Nội – Quảng Ninh. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂN, TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên tại các điểm, tuyến du lịch Xây dựng các tuyến điểm du lịch cụ thể phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có sự chỉ đạo quản lí tốt việc thực hiện quy hoạch du lịch chi tiết, tránh lãng phí tài nguyên, bảo vệ sự đa dạng tự nhiên, xã hội, văn hóa. Chú trọng xử lí nước thải, chất thải ở các khách sạn, điểm du lịch, khu du lịch; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ than thiện với môi trường. 2. Khai thác tổng hợp tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho mỗi điểm, tuyến du lịch Ở mỗi điểm tài nguyên có thể phát triển một loại hình du lịch dựa trên ưu thế đặc thù của tự nhiên đó. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Phú Thọ, đòi hỏi nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang bản sắc riêng của Phú Thọ. Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Phú Thọ để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. 3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngay tại mỗi điểm, tuyến du lịch Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của từng loại cán bộ, nhân viên và lao động du lịch. Khuyến khích đào tạo ở trình độ Đại học và trên Đai học, thực hiện nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Nâng cao hiểu biết, ứng xử đối với khách và ý thức bảo vệ môi trường. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch Tuyên truyền thông tin về tài nguyên tự nhiên và các loại hình du lịch sinh thái phát triển trên đó, gắn hoạt động du lịch với hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. Cần nhanh chóng xây dựng trang web cho ngành du lịch của tỉnh để đưa thông tin về du lịch Phú Thọ đến du khách. ---------------------------------------------------------- 41 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ I. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 1. Điểm du lịch thuộc cụm thành phố Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh Hệ thống điểm du lịch: Đền Hùng, núi Trang, Bạch Hạc – Bến Gót, công viên Văn Lang. Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Bao gồm không gian lãnh thổ du lịch thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao. Đây là địa bàn du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Định hướng phát triển: - Du lịch văn hóa, lễ hội, hướng về cội nguồn - Du lịch tham quan, nghiên cứu - Du lịch cuối tuần (vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...) - Du lịch hội nghị, hội thảo... 2. Điểm du lịch thuộc cụm thị xã Phú Thọ - Thanh Ba – Hạ Hòa – Đoan Hùng Hệ thống điểm du lịch: Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên... Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Khu vực phía Bắc thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng chạy theo quốc lộ 35C, quốc lộ 2 và sông Thao. Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ. Các loại hình du lịch có thể khai thác: - Du lịch sinh thái. - Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. - Du lịch tham quan nghiên cứu và hoạt động thể dục thể thao. Trung tâm hoạt động du lịch: Đầm Ao Châu là hồ nước tự nhiên khá đặc biệt, gần trung tâm huyện lị kết hợp với thị trấn Hạ Hòa trở thành điểm dừng chân thuận lợi của khu vực và giữ vai trò trung tâm du lịch của địa bàn. 3. Điểm du lịch thuộc cụm Nông Trang – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Tân Sơn – Yên Lập – Cẩm Khê Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh. Các loại hình du lịch có thể khai thác: - Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh - Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, làng nghề. - Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí. 42 Các điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn: Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, hồ Phượng Mao... trong đó nổi bật là nước khoáng nóng Thanh Thủy thích hơp khai thác loại hình du lịch chữa bệnh. Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động hấp dẫn, thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Trung tâm du lịch là vườn quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thủy. II. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ 1. Tuyến du lịch đường bộ Hệ thống tuyến du lịch đường bộ được xác đinh dựa trên hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh như Quốc lộ 2, Quốc lộ 32 A,B,C các tỉnh lộ và sự phân bố các tài nguyên du lịch tương ứng. - Tuyến nội tỉnh + Tuyến Việt Trì – Đoan Hùng + Tuyến Việt Trì – Thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa + Tuyến Việt Trì – Thanh Sơn – Xuân Sơn - Tuyến liên tỉnh: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các tuyến quốc lộ 2, 32, 70 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam thuận lợi đón khách du lịch liên tỉnh. Định hướng phát triển các tuyến liên tỉnh như sau: + Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai + Phú Thọ - Lào Cai – các tỉnh Tây Bắc + Phú Thọ - Tuyên Quang – Hà Giang + Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. + Phú Thọ - Hà Nội – các tỉnh miền Trung, miền Nam. 2. Tuyến du lịch đường sông - Tuyến du lịch dọc sông Đà - Tuyến du lịch dọc sông Thao - Tuyến du lịch dọc sông Lô 3. Tuyến du lịch đường sắt - Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng - Phú Thọ - Hà Nội – các tỉnh trong cả nước 4. Tuyến du lịch quốc tế Phú Thọ nằm trên quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam, trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh – Hà Khẩu – Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh thuận lợi cho đón khách du lịch quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ được xác định dựa trên tuyến đường sắt là: Vân Nam – Lào Cai – Hà Nội – Phú Thọ - Hải Phòng, hoặc có thể qua các tuyến đường bộ Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Sơn La – Điện Biên – Lào và ngược lại. 43 PHẦN KẾT LUẬN Phú Thọ là vùng Đất Tổ - cái nôi của dân tộc , trái tim khối óc của người Việt cổ, của bình minh lịch sử. Đây là vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhất là việc hình thành các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa trong vùng và trên phạm vi cả nước. Với lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên vùng đất này, ngày nay đã để lại cho chúng ta một vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những công trình kiến trúc độc đáo , những di tích văn hóa lịch sử đánh dấu từng bước thăng trầm của một miền quê trung du như Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đình Đông- Đền Nghè…Hơn thế nữa, Phú Thọ còn có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái tương đối đa dạng, những danh lam thắng cảnh có sức hút làm say đắm long người như Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, VQG Xuân Sơn. Tất cả đã tạo nên những lợi thế lớn cho Phú Thọ phát triển một ngành du lịch đa dạng bao gồm cả du lịch nhân văn và du lịch sinh thái, từ đó hình thành nên những điểm, tuyến và cụm du lịch độc đáo góp phần đắc lực cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh và đưa Phú Thọ lên vị trí cao hơn trong tổng thể ngành du lịch của cả nước. Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ su lịch của Tỉnh còn khá non yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập nhưng đã và đang được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng với nhiều dự án lớn, có tính khả thi trong định hướng tạo đòn bẩy liên kết chặt chẽ không gian du lịch trong nội bộ Tỉnh cũng như giữa ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai – Yên Bái, từ đó khai thác được thế mạnh về tài nguyên du lịch của cả nước. Tuy nhiên, trong tương lai cần quan tâm đầu tư hơn nữa và có nhiều chính sách để du lịch thực sự phát triển trở thành ngành thế mạnh của tỉnh, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đưa kinh tế của Phú Thọ đi lên, ngày một “Giàu mạnh hơn, văn minh hơn”! 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Thoa. Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ thực trạng và phương hướng khai thác. Khóa luận tốt nghiệp K49, khoa Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội 2003. 2. Nguyễn Song Toàn. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý. Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội 2008. 3. Nguyễn Thị Thu Hường. Phân tích điểm du lịch và khả năng xây dựng thành quần thể du lịch Đền Hùng. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội 1997. 4. Phú Thọ chào đón bạn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2005. 5. Nguyễn Đức. Xuân Sơn điểm du lịch trên Đất Tổ. Tạp chí Du lịch Việt Nam. 6. Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015. Công báo, số 6 (12/4/2004). 7. Nguyễn Ngọc Ân. Thương mại - du lịch tỉnh Phú Thọ hoạt động khởi sắc trong năm 2005. Tạp chí quản lý Nhà nước. 8. Nguyễn Ngọc Ân. Hướng tới quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương 2005. Tạp chí Du lịch Việt Nam. 9. Nguyễn Ngọc Ân. Từ Đền Hùng đến Sapa phương thức hợp tác du lịch hiệu quả. Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 10. Nguyễn Ngọc Hải. Du lịch Phú Thọ tiềm năng và triển vọng. Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 11. Đào Đăng Hoàn. Lễ hội Đền Hùng - nét văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 12. Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Tiềm năng du lịch sinh thái. Số 78 Dân tộc và Thời đại. 13. Quyết định về việc xếp hạng di tích quốc gia Đình An Thái, xã Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ. Số 23 - 24 (9/2/2006) Công báo. 14. Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Số 8 - 9 (7/11/2005) Công báo. 15. Ngô Đức Vương. Phú Thọ với những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tiến tới tổng kết 20 năm đổi mới. Tạp chí GDLL. 16. Ngọc Sơn. Thanh Thủy - nguồn nước thiên nhiên ban tặng. Tạp chí Đông Nam Á, 5/2005. 17. Phú Thọ phát huy tiềm năng văn hóa, lễ hội để phát triển du lịch bền vững. Du lịch Việt Nam. 18. Trần Thị Trang Nhung. Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Phú Thọ. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, 2009. 45 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 2 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ ............................................................................. 2 III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................. 2 IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................. 2 V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 3 1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................ 3 1.1 Quan điểm hệ thống................................................................................... 3 1.2 Quan điểm lãnh thổ ................................................................................. 3 2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 2.1 Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra ............................................... 3 2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh và thống kê kinh tế ............... 3 2.3 Phương pháp tranh ảnh, bản đồ .............................................................. 3 VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH ....................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................ 4 1. Điểm, tuyến du lịch trong cấu trúc hệ thống du lịch ................................. 4 1.1 Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch .......................................................... 4 1.2 Điểm du lịch ............................................................................................. 6 1.3 Tuyến du lịch ........................................................................................... 8 2 Các chỉ tiêu để xây dựng điểm, tuyến du lịch ............................................. 8 2.1 Các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng điểm du lịch ......................................... 8 2.2 Các chỉ tiêu cơ bản xây dựng tuyến du lịch ........................................... 11 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH VIỆT NAM ..................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ.............................................................. 13 I. TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ................................................. 13 1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 13 2 Tài nguyên du lịch ..................................................................................... 14 2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................... 14 2.2 Tài nguyên du lich nhân văn ................................................................. 21 3 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................. 33 3.1 Hệ thống giao thông vận tải .............................................................................. 33 3.2 Hệ thống cung cấp điện ......................................................................... 35 3.3 Hệ thống bưu chính, viễn thông ............................................................ 35 3.4 Hệ thống cấp thoát nước ........................................................................ 36 4 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch của Phú Thọ .................................. 36 4.1 Lợi thế .................................................................................................... 36 4.2 Hạn chế .................................................................................................. 37 II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ .... 37 46 1. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ ....................... 37 2. Hiện trạng khai thác một số điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ ............. 38 2.1 Điểm du lịch ........................................................................................... 38 2.2 Tuyến du lịch ......................................................................................... 39 III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂN, TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ ...... 40 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên tại các điểm, tuyến du lịch ............................ 40 2. Khai thác tổng hợp tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho mỗi điểm, tuyến du lịch ........................................ 40 3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngay tại mỗi điểm, tuyến du lịch ........................................................................................... 40 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch .............. 40 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................... 41 I. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ........ 41 1. Điểm du lịch thuộc cụm thành phố Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh ... 41 2. Điểm du lịch thuộc cụm thị xã Phú Thọ - Thanh Ba – Hạ Hòa – Đoan Hùng ..... 41 3. Điểm du lịch thuộc cụm Nông Trang – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Tân Sơn – Yên Lập – Cẩm Khê .............................................................................. 41 II. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ ....... 42 1. Tuyến du lịch đường bộ ............................................................................ 42 2. Tuyến du lịch đường sông ........................................................................ 42 3. Tuyến du lịch đường sắt ........................................................................... 42 4. Tuyến du lịch quốc tế ................................................................................ 42 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfupdia_li_dia_phuong_phu_tho_2557.pdf
Luận văn liên quan