MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Tính cấp thiết của đề tài 4
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 5
Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6
Phương pháp nghiên cứu 6
Bố cục của khoá luận 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7
1.1. Tài nguyên du lịch 7
1.1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch 7
1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch 9
1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch 11
1.2. Khai thác tài nguyên dulich. 14
1.2.1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch 14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch 15
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 19
2.1. Tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long 19
2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch. 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý 20
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch 21
2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 32
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 32
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 33
2.1.3. Nhân lực du lịch. 36
2.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch tại Vịnh Hạ Long 38
2.2.1. Thị trường khách du lịch đến Vịnh Hạ Long 39
2.2.1.1. Thị trường khách trong nước 39
2.2.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế 39
2.2.2. Các loại hình du lịch. 41
2.2.3. Chương trình du lịch 45
2.3. Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long 48
2.3.1. Ưu điểm 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 51
3.1. Những định hướng phát triển du lich ở Vịnh Hạ Long 51
3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 51
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long 5
3.1.2.1. Định hướng chiến lược 52
3.1.2.2. Định hướng phát triển mốt số chỉ tiêu cụ thể 52
3.2. Một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố 59
3.2.1.1. Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long 59
3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch 62
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch 63
3.2.2. Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long 64
3.2.2.1. Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư 64
3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý 66
3.2.2.3. Giải pháp về môi trường 69
3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch 70
3.2.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn 70
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 71
3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực 72
3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch 73
3.2.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7013 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vinh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá vé tham quan Vịnh Hạ Long
Đơn vị: VNĐ
Đối tượng khách du lịch
Giá vé
Vé bổ sung
Người lớn
60.000
10.000
Trẻ em
30.000
Miễn phí
Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
(Phí trên đã bao gồm cả phí bảo hiểm và phí cầu bến theo quy định)
Kể từ ngày 11/02/2009, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện thu phí tuyến tham quan Vịnh và nghỉ đêm đối với các du khách đi tàu tham quan phong cảnh và lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh.
* Doanh thu du lịch
Là tất cả những chi phí do khách du lịch chi trả, gồm doanh thu lưu trú và ăn uống, vận chuyển khách du lịch, bán hàng lưu niệm và các loại hình dịch vu khác ....Doanh thu du lịch của Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây không ngừng tăng nhanh, góp một phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. (Bảng 8)
Bảng8. Bảng doanh thu phí vận chuyển và vé tham quan Vịnh Hạ Long
năm 2007 – 2008 và 2 tháng đầu năm 2009
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
2tháng đầu năm 2009
Doanh thu du lịch Quảng Ninh
Tỷ đồng
2046
2400
452,642
Doanh thu du lịch
Vịnh Hạ Long
Vận chuyển khách thăm Vịnh
Tỷ đồng
183,583
203,249
25,508
Vé tham Vịnh
"
51,43
87,35
11,636
Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
2.3. NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG
Thực hiện định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long năm 2110 – 2010, phấn đấu đến năm 2015 Vịnh Hạ Long trở thành điểm du lịch lớn nhất cả nước, các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch với nhiều ưu tiên. Công tác khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long đã được đưa vào triển khai thực hiện, bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định. Nhìn chung tình hình khai thác tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
2.3.1. Ưu điểm
Khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được những hiệu quả nhất định và có một số ưu điểm sau:
Có sự tận dụng, phát huy những lợi thế về tiềm năng du lịch sẵn có, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã xác định thế mạnh phát triển du lịch Vịnh Hạ Long là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên sẵn có và những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của nó. Từ đó tận dụng triệt để vốn tiềm năng sẵn có này hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch, đã có sự quan tâm giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên. Đối với việc khai thác các tuyến điểm du lịch truyền thống vừa đặt mục tiêu khai thác tối đa vừa tăng cường công tác tu bổ, tôn tạo để không làm mất đi giá trị ban đầu. Ngoài ra còn nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới tại đó cũng như khai thác tuyến điểm du lịch mới.
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long – cơ quan chủ quản đã có những chiến lược hữu hiệu trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, đảm bảo khai thác theo đúng chiến lược quy hoạch và phát triển du lịch của Tỉnh, thành phố và đơn vị.
Khai thác du lịch Vịnh Hạ Long với những chương trình du lịch mới bước đầu đã mang tính đặc trưng của địa phương, tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách.
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thầm quyền, cũng như với thành phố Hạ Long, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long, tạo thương hiệu đặc trưng “Du lịch Hạ Long”.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm, tình hình khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long cũng có những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cũng như sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực hoạt động phát triển du lịch.
Chất lượng khai thác tài nguyên du lịch chưa cao do khai thác tràn lan, thiếu hoặc không thực hiện theo quy hoạch tổng thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc khai thác tài nguyên du lịch ngày càng làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực lên cảnh quan khu vực, làm mất dần các giá trị vốn có của Vịnh Hạ Long. Một trong những giá trị bị ảnh hưởng nặng nề là sự đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị xâm hại bởi sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay nước tại một số đảo không còn trong xanh như nó vốn có mà thay vào đó là rác thải sinh hoạt.
Đầu tư khai thác và phát triển du lịch mất cân đối, do nặng về khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ lưu trú mà thiếu các dịch vui chơi giải trí, loại hình du lịch đặc trưng.
Mặt khác, còn thiếu cơ chế tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư khu vực di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch, cũng như khai thác giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long nhìn chung năng lực cạnh tranh còn yếu, tình liên kết kém, các doanh nghiệp mới chỉ tập trung phục vụ các thị trường khách quen thuộc như: Trung Quốc, Đài Loan hay Hồng Kông, chưa đủ sức vươn tới các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…
Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến, điểm tham quan còn đơn điệu, chưa tương xứng với giá trị đích thực của một Di sản thiên nhiên thế giới.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Vịnh Hạ Long. Hạn chế trong công tác vận động bình chọn Vịnh Hạ Long. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc kết hợp thiếu chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả trong quảng bá và vận động bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới.
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VỊNH HẠ LONG
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VỊNH HẠ LONG
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
Trong những năm tới đây du lịch Việt Nam được định hướng phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch phong phú của đất nước, huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, vận động sự ủng hộ hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện xã hội hoá du lịch. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Phần đấu năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu đó, một chương trình “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phể duyệt với các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất là xác định rõ mục tiêu chiến lược là đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt 11 – 11, 5%/năm với các chỉ tiêu:
- Năm 2005, lượng khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 – 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 – 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD.
- Năm 2010, khách quốc tế đạt từ 5,5 – 6 triệu lượt người, trong đó khách nội địa từ 25 – 26 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt 4 – 4,5 tỷ USD.
Thứ hai là xác định một số lĩnh vực cần phát triển
- Về thị trường: Khai thác nguồn khách từ các thị trường quốc tế và trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bấc Mỹ. Bên cạnh đó, cũng chú trọng phát triển thị trường nội địa, phát huy hiệu quả lợi thế du lịch của địa phương. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước.
- Đầu tư phát triển du lich: Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng nguồn đầu tư ngân sách của Nhà nước với việc khai thác và sử dụng nguồn vốn nước ngoài cũng như huy động nguồn nhân lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hoá du lịch.
Phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lich chuyên đề, cũng như lập kế hoạch phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch, thành phố du lịch trọng điểm. Tuy nhiên, cần đầu tư phát triển một cách hợp lý để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững nhằm nâng cao tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch.
- Phát triển nguồn nhân lực: Đây là một trong những mục tiêu tổng quát nhất trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long
3.1.2.1. Định hướng chiến lược
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010, định hướng đến năm 2020 và dự án quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch biển đảo giai đoạn 2010 – 2020.
- Định hướng phát triển bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động khái thác tối đa các lợi thế và hạn chế các yếu tố bất lợi để phát triển.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch.
- Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch mở rộng không gian và thị trường du lịch.
3.1.2.2. Định hướng phát triển một số chỉ tiêu cụ thể
* Định hướng phát triển theo ngành du lịch
- Định hướng lượng khách du lịch
Trong những năm tới khu du lịch Hạ Long vẫn là nơi thu hút chính lượng khách du lịch đến Quảng Ninh. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến khu du lịch Hạ Long và các chỉ tiêu cụ thể như số lượng khách có lưu trú qua đêm, thời gian lưu trú trung bình và tổng số ngày khách lưu trú cụ thể được đặt ra những chỉ tiêu cụ thể trong năm 2010 như bảng 9 sau:
Bảng9. Dự báo số lượng khách du lịch, thời gian lưu trú và tổng số ngày khách lưu trú tại khu du lịch Hạ Long năm 2010.
Đơn vị
Năm 2010
Tổng lượng khách
Nghìn lượt
3.48
Khách quốc tế
"
1.45
Khách nội địa
"
2.03
Lượng khách lưu trú
Nghìn lượt
2.053
Khách quốc tế
"
1.015
Khách nội địa
"
1.038
Thời gian lưu trú
Ngày
Khách quốc tế
"
2,1
Khách nội địa
"
2
Tổng ngày lưu trú
Nghìn ngày
4.207
Khách quốc tế
"
2.131
Khách nội địa
"
2.076
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh
- Định hướng doanh thu du lịch
Trong chiến lược phát triển du lịch Quảng Ninh 2001 – 2010, giai đoạn đầu đến năm 2005, khu vực du lịch Vịnh Hạ Long luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các điểm du lịch khác trong tỉnh. Định hướng chỉ tiêu doanh thu du lịch Hạ Long trong năm 2010 sẽ chiếm 60 % doanh thu du lịch của cả tỉnh, cụ thể như bảng 10 sau:
Bảng10. Dự báo thu nhập du lịch của khu du lịch Hạ Long năm 2010
Đơn vị
Năm 2010
Thu nhập du lịch
Tỷ đồng
1.874
Tỷ lệ so với thu nhập của tỉnh
%
63
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh
* Định hướng phát triển thị trường khách du lịch
Thị trường khách quốc tế
Khách quốc tế đến tham quan vịnh Hạ Long có nhiều nguồn gốc, quốc tịch khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách có thể phân loại thị trường khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long và các chiến lược kèm theo như sau:
- Thị trường khách Trung Quốc: Đây là loại thị trường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách. Phần lớn đến từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thích dịch vụ rẻ nhưng mưc tiêu thụ ít. Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu biển, đường sắt, đường bộ, trong đó tiềm năng khai thác đường bộ, tàu biển là rất lớn nhờ thủ tục qua lại biên giới dễ dàng. Do vậy, có thể đáp ứng với nhiều loại sản phẩm du lịch như: Tham quan Vịnh, du lịch nghỉ biển, mua sắm và du lịch tàu biển.
- Thị trường khách Nhật Bản: Là đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu du lịch cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao cấp, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Cấn đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch tàu biển và câu cá trên Vịnh.
- Thị trường khách Hàn Quốc: Là một trong những thị trường tiềm năng cần chú trọng khai thác trong tương lai. Khách du lịch Hàn Quốc có đặc điểm gần giống khách Nhật Bản nên có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội.
- Thị trường khách Đài Loan: Chiếm tỷ lệ cao về số lượng trong tương lai, tuy nhiên mức thanh toán không nhiều, thích các dịch vụ vui chơi giải trí ồn ào, náo nhiệt. Do đó, có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ biển, du lịch tham quan Vịnh, vui chơi giải trí.
- Thị trường khách Hồng Kông và các nước Đông Nam Á là những thị trường tiềm năng, dễ tính trong việc lựa chọn loại sản phẩm du lịch. Các dịch vụ cần chú trọng phát triển là: tham quan, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí.
- Thị trường Châu Úc: Phần lớn khách du lịch là sinh viên, học sinh, công chức. Các sản phẩm du lịch nên chú trọng phát triển là: Tham quan Vịnh, đảo và hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tàu biển và câu cá trên Vịnh.
- Thị trường khách Mỹ: Chú trọng khai thác đối tượng khách là cựu chiến binh, Việt kiều, thanh niên nên các sản phẩm du lịch cần phát triển là: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan Vịnh, du lịch mạo hiểm, lặn biển.
- Thị trường khách Pháp: Gồm nhiều đối tượng khác nhau và thuộc nhiều lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên và người nghỉ hưu. Sản phẩm du lịch cần phát triển là: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, du lịch mạo hiểm với các dịch vụ nhảy dù, lặn biển.
- Thị trường khách New Zealand, Canada và các thị trường khác: phần đông là khách trung niên nên các loại sản phẩm du lịch được ưa chuộng là: Du lịch tham quan Vịnh., du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Qua đó có thể định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường khách du lịch quốc tế, thể hiện ở bảng 11 sau:
Bảng11. Sản phẩm du lịch ưu tiên cho một số thị trường
khách du lịch quốc tế.
Thị trường
Tham quan
Nghỉ dưỡng biển đảo
Sinh thái
Văn hoá, lịch sử
Tàu biển
Mạo hiểm
Chuyên đề
Trung Quốc
1
1
2
4
4 (mua sắm)
Đài Loan
1
1
3
3
2 (vui chơi giải trí)
Nhật Bản, Hàn Quốc
1
2
2
3
3
3 (câu cá)
Đông Nam Á
1
3
3
2
2 (hội nghị)
Châu Úc
1
2
3
2
2 (câu cá)
Châu Mỹ
1
3
2
3
2
2
3
Tây Âu
1
3
2
3
3
2
2
Đông Âu
1
2
3
3
3
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh
Chú thích:
Ưu tiên loại thứ nhất. 3. Ưu tiên loại thứ ba.
Ưu tiên loại thứ hai. 4. Ưu tiên loại thứ tư.
Thị trường khách nội địa
Khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long thuộc nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi khác nhau. Các đối tượng chính là:
+ Khách nghỉ cuối tuần: chủ yếu là khách từ Hải Phòng, trong tỉnh và các vùng lân cận.
+ Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển khu vực Vịnh Hạ Long: từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc
+ Khách đi tour trọn gói: Hà Nội - Hạ Long – Bái Tử Long – Trà Cổ - Móng Cái, chủ yếu là khách từ Hà Nội, các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khách nghỉ tuần trăng mật: từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
+ Thanh niên, học sinh tại địa phương, Hà Nội và các vùng phụ cận
Đối với thị trường khách nội địa các sản phẩm du lịch có định hướng phát triển đồng bộ để thu hút khách du lịch đến quanh năm nhất là vào mùa thu và mùa xuân, giảm bớt lượng khách có thu nhập thấp đến vào mùa hè – mùa cao điểm, đảm bảo lượng du khách đồng đều quanh năm. Do vậy, có thể định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch chủ yếu ở Vịnh Hạ Long như: Du lịch tham quan Vịnh, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch thể thao nước, thám hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học và hội nghị, hội thảo.
* Định hướng không gian phát triển du lịch
Không gian khu vực du lịch Hạ Long được định hướng phát triển theo 2 khu chức năng: Khu lưu trú, dịch vụ ven bờ và khu du lịch biển, đảo.
- Khu vực lưu trú ven bờ
Khu lưu trú, dịch vụ ven bờ gồm: Khu vực Bãi Cháy, đảo Tuần Châu và các khách sạn, nhà nghỉ ở thành phố Hạ Long.
Đây là trung tâm đón tiếp, điều hành, phân phối lưu trú khách du lịch; trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá; đồng thời là điểm xuất phát cho các tuyến du lịch biển đảo và các tuyến tham quan trên đất liến khi du khách đến với Vịnh Hạ Long.
Do vậy, định hướng trong phát triển du lịch trong năm 2010 tới là xây dựng cơ sở lưu trú gồm các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao, mỗi khách sạn có từ 50 – 300 phòng, hạn chế xây dựng khách sạn mini, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh khách sạn.
- Khu vực du lịch biển đảo
Định hướng phát triển trọng tâm khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Khu vực này có phạm vi 434km2 với 775 hòn đảo lớn nhỏ.
Đây là khu vực tập trung phần lớn các hang động đẹp, các điểm tham quan, các đảo đá muôn hình vạn trạng…là đặc trưng của du lịch Hạ Long.
Định hướng phát sản phẩm du lịch tại 4 khu vực như sau:
+ Khu vực đảo Đầu Gỗ: tham quan hang động, cảnh quan, ngắm cảnh.
+ Khu vực đảo TiTốp – Soi Sim - Lờm Bò: Tham quan hang động, cảnh quan, nghiên cứu các giá trị địa chất, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi và tắm biển.
+ Khu vực đảo Đầu Bê – Hang Trai: Tham quan hang động, cảnh quan đáy đại dương, làng chài Cửa Vạn, hệ sinh thái biển, tắm và lặn biển.
+ Khu vực đảo Cống Đỏ: Chủ yếu phát triển du lịch lặn biển, tham quan hệ sinh thái dưới biển.
* Định hướng tổ chức các tuyến tham quan
Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2001 – 2010, dựa trên cơ sở xác định sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng, cần tập trung xây dựng các tuyến du lịch chính như:
Tuyến 1: Cảng tàu Du lịch - động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương – hòn Gà Chọi (Thời gian 4h).
Tuyến 2: Cảng tàu Du lịch - động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ - hòn Đỉnh Hương – hòn Gà Chọi – hang Sửng Sốt - đảo Ti Tốp (Thời gian 6h)
Tuyến 3: Cảng tàu Du lich – Tam Cung – hang Sửng Sốt - đảo T Tốp (Thời gian 6h).
Tuyến 4: Cảng tàu Du lịch – Mê Cung – hang Sửng Sốt – làng Vạn Chài – hồ Ba Hầm (Thời gian 8h).
Tuyến 5: Cảng tàu Du lịch - Ngọc Vừng – Quan Lạn (Thời gian 2 ngày 1 đêm).
Bên cạnh đó xây dựng một số tuyến, hành trình tham quan mới phù hợp với điều kiện thời gian và sở thích khám phá của du khách.
* Định hướng về thu hút vốn đầu tư và các dự án đầu tư du lịch
Căn cứ vào sự gia tăng doanh thu từ ngành du lịch và đóng góp GDP hàng năm của ngành du lịch, các dự án đầu tư trọng điểm, một trong những định hướng cụ thể phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2001 – 2010 là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Để thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch; một số dự án đầu tư được ưu tiên thực hiện sớm như:
- Đầu tư xây dựng 8 – 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao, quy mô từ 150 – 250 phòng và 500 căn biệt thự cho thuê, khu vui chơi giải trí tại khu vực Bãi Cháy.
- Dự án xây dựng cảng tàu Du lịch Quốc tế
- Dự án xây dựng bảo tàng sinh thái vịnh Hạ Long
- Dự án xây dựng Khu du lịch tổng hợp Tuần Châu, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng với các dịch vụ cao cấp.
- Dự án xây dựng Khu dịch vụ và lưu trú nổi tại hang Sửng Sốt, Bồ Nâu, Hang Luồn.
- Dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí và thể thao nước tại đảo Soi Sim.
- Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái tại đảo Lờm Bò
- Dự án đầu tư xây dựng đội tàu du lịch đi Ngọc Vừng – Quan Lạn – vườn Quốc gia Bái Tử Long.
- Dự án xây dựng Trung tâm điều hành, hướng dẫn, cung cấp thông tin du lịch.
- Dự án xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Ninh
- Dự án đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho ngành du lịch, nâng cấp cơ sở đào tạo của Trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật và du lịch tỉnh.
- Dự án sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.
- Dự án xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long.
3.2. MỘT SỐ ĐÊ XUÂT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và thành phố
3.2.1.1. Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long
Mục tiêu khai thác tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và thành phố đã có những kế hoạch cụ thể về vốn đầu tư cho phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.
* Nhu cầu vốn phát triển du lịch
Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010 là rất lớn, ước tính khoảng 7.506 tỷ đồng. Trong đó tập trung phát triển các khu du lịch trọng điểm như Vịnh Hạ Long, khu du lịch Vân Đồn . Và được phân chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2001 – 2005) cần 3132 tỷ đồng và giai đoạn 2 (2006 – 2010) cần 4374 tỷ đồng. Khả năng huy động vốn đầu tư cho du lịch từ các nền kinh tế của Tỉnh, từ quỹ tín dụng và từ ngoài tỉnh. (Bảng 12)
Bảng 12. Khả năng huy động vốn đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh
thời kỳ 2001 – 2010
2001 -2010
2001 - 2005
2006 - 2010
1. Nhu cầu vốn đầu tư
7.506
3.132
4.374
2. Nguồn vốn
2.1 Từ nội bộ kinh tế tỉnh
2702.1
1.065
1705.7
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu, trong đó:
36
34
39
- Ngân sách tỉnh
852.6
313.3
524.8
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu, trong đó:
11
10
12
- Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh
1276
501.2
787.3
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu, trong đó:
17
16
18
- Dân đầu tư vào du lịch
600.5
250.5
393.6
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
8
8
9
2.2 Từ quỹ tín dụng
1201
469.8
699.8
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
16
15
16
2.3 Từ bên ngoài
3602.9
1573.3
1968.3
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
48
51
45
- Ngân sách Trung ương và Tổng cục Du lịch
1246
501.2
743.6
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
16.6
16
17
- Vốn ODA
713
313.1
393.6
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
9.43
10
9
- Vốn FDI
1614.3
783
831.3
Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
21.9
25
19
Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh
* Chính sách huy động vốn
Khả năng huy động vốn đầu tư là yếu tố có tính chất quyết định đến quy mô và tốc độ phát triển du lịch. Trong thời kỳ 2001 – 2010, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ ngân sách của tỉnh và ngân sách Trung ương chỉ chiếm khoảng 20 – 25 % nhu cầu, phần còn lại thuộc các thành phần kinh tế trong nước và vốn đầu tư của nước ngoài, nguồn vốn này được tạo điểu kiện tiếp nhận từ cơ chế chính sách thuận lợi của Nhà nước. Vì vậy để huy động được vốn đầu tư này thì Nhà nước Trung ương cũng như thành phố phải có chính sách thông thoáng như : giá và thế đất, thuế, vay vốn, lợi nhuận và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế…để các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và đẩu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào phát triển du lịch.
*Nội dung đầu tư du lịch
Hiện nay, nguồn vốn huy động đầu tư cho ngành du lịch Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt cho các dự án khai thác, chiến lược quy hoạch và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020.
Một số nội dung đầu tư trực tiếp tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. (Bảng 13)
Bảng 13. Các dự án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị
Di sảnVịnh Hạ Long đến năm 2020
STT
Khu chức năng
Địa điểm và nội dung đầu tư
Quymô (ha)
1
Trung tâm dịch vụ bờ biển
Vườn động vật, công viên ven bờ Bãi Cháy, đảo Rều
10
2
Khu di lịch giải trí quốc tế
Đảo Tuần Châu, bãi tắm, khách sạn sân golf, công viên, làng chài du lịch, bến tàu.
860
3
Công viên Vạn Cảnh
Hang, động, hình dạng các đảo kỳ lạ, đảo Soi Sim, điển dừng chân tham quan, ngắm cảnh, lầu ngắm cảnh đảo Ti Tốp
3845
4
Thung lũng biển
Hồ Ba Hầm, đảo Hang Trai, tham quan thám hiểm dưới đại dương, lặn, động nước
3440
5
Công viên giải trí trên biển
Công viên yên tĩnh: khu ngủ trên Vịnh, bãi tắm, khu nuôi ngọc trai, du lịch tham quan vườn quốc gia giải trí…
Khu công viên động: lướt ván, mô tô biển, nhảy dù, thuyền buồm
13105
6
Công viên san hô
Đảo Đầu Bê, Cống Đỏ, khu lặn,bãi tắm
5815
7
Công viên đá xếp
Hòn Xếp: tham quan, pinic, trung tâm dịch vụ du lịch
508
8
Khu vực thể thao
Đảo Cống Đông, bơi thuyền làng Chài, săn bắt, leo núi
2679
9
Thiên đường mặt trời
Đảo Ngọc Vừng - đảo Phượng Hoàng, bãi tắm hoang dã, tham quan (ngọc trai, hải sản biển), cắm trại, du lịch hoang dã
4650
10
Khu du lịch sinh thái
Đảo Trà Bản, Đống Chén, Vạn Cảnh: thể thao leo núi, cắm trại, vườn quốc gia Bái Tử Long, lễ hội trên biển, làng chài
23280
11
Công viên rừng nguyên sinh
Đảo Ba Mùn (Vườn quốc gia Bái Tử Long): tham quan động thực vật hoang dã
5656
12
Làng cổ sinh trung tâm văn hoá Cửa Vạn (Bảo tàng sinh thái Hạ Long)
Các di chỉ khảo cổ học, Mê Cung: Tiên Ông, Thiên Long, làng chài Cửa Vạn, tái tạo hoạt động người Việt cổ bằng mô hình ảo và thực
790
Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch
Trong những năm gần đây, do có sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa và chính sách mở cửa với nước ngoài, tình hình tổ chức quản lý du lịch tại Quảng Ninh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Hầu hết các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đều nằm dưới sự quản lý của Sở Du lịch.
Tuy nhiên việc tổ chức quản lý du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng bùng nổ du lịch, phát triển du lịch tràn lan trên địa bàn tỉnh. Hàng loạt cơ sở kinh doanh du lịch xuất hiện; các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng ồ ạt, thiếu quy hoạch; cảnh quan, vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm; hoạt động kinh doanh du lịch không được quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch cần được quan tâm tập trung vào công tác thiết lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, huy động vốn, ban hành nhiều chế độ quy định quản lý du lịch kịp thời, có hiệu quả, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên, chính sách đầu tư liên doanh, liên kết quốc tế và môi trường du lịch, an ninh quốc phòng, an toàn cho du lịch.
Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch trong tình hình mới, bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần phải được tổ chức gọn, nhẹ, năng động có hiệu lực cao theo cơ cấu ngành dọc và theo lãnh thổ.
Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định các chiến lược, chương trình phát triển du lịch, các kế hoạch và dự án đầu tư phát triển du lịch. Ngoài ra còn là sợi dây liên kết các ngành, các cấp để triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích du lịch và trách nhiệm của họ trong sự nghiệp phát triển du lịch.
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch
Trong những năm gần đây, du lịch Vịnh Hạ Long đã phát triển đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó vẫn tồn tại những mặt tiêu cực đến du lịch. Nguyên nhân là ở nhận thức chưa rõ ràng của một bộ phận không nhỏ khách du lịch và dân địa phương về du lịch.
Do vậy, việc nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.
Khuyến khích các tổ chức, các nhân, đặc biệt là người dân địa phương tham gia các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, cảnh quan, thực hiện tốt các nội quy, quy định bảo vệ Vịnh Hạ Long.
Khuyến khích các hình thức nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ Quảng Ninh như: tổ chức các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đưa Di sản vào giáo dục trong học đường nhằm nâng cao nhận thức về Di sản, để hiểu biết và thêm tự hào về quê hương đất nước mình, qua đó mọi người có ý thức trong việc bảo vệ Vịnh Hạ Long.
Khuyến khích các tổ chức, các nhân, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đầu tư, liên doanh liên kết phối hợp với Ban quản lý Vịnh Hạ Long trao đổi kinh nghiệm quản lý, học tập nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị Di sản.
3.2.2. Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý công tác khác thác, hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long, trực thuộc UBND Tỉnh. Để khai thác nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng này, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã để ra một số giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư nhằm phát triển du lịch.
3.2.2.1. Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư
* Về cơ chế chính sách
Từ trong năm 2007, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã xây dựng một quy chế về khai thác và quản lý nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long cũng như quản lý hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đơn vị liên quan.
Kế hoạch Marketing du lịch Vịnh Hạ Long giai đoạn 2005 – 2015, phấn đấu đưa Vịnh Hạ Long trở thành trọng điểm du lịch của cả nước trong năm 2015.
Tham gia dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ – CP ngày 01/01/2007 của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở luu trú, lữ hành, quảng bá và xúc tiến du lịch, Chi nhánh văn phòng đại diện…
Dự thảo quy chế quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, thay thế quyết định số 4114/2005/QĐ – UBND và quyết định 410/2006/QĐ – UBND trình UBND Tỉnh phê duyệt, ban hành.
Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa Ban Quản lý Vịnh Hạ Long với một số tỉnh, thành phố trong nước (Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh) và các nước trong khu vực (Quảng Tây Trung Quốc và các tỉnh đại diện cho một số nước tham gia diễn đàn du lịch Đông Á).
Đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ nguồn kinh phí từ các dự án đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước (các tổ chức quốc tế) và nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
* Về hợp tác đầu tư
Phối hợp với các địa phương nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước mở rộng không gian du lịch.
Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch đạt được những kết quả quan trọng, đã hội đàm và ký thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với cục Du lịch tỉnh Quảng Tây, Bắc Hải, Phòng Thành.
Hợp tác giữa Sở Du lịch Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long với Cục Du lịch Bắc Hải (Trung Quốc) thực hiện chương trình xúc tiến, quảng bá truyến du lịch đường biển Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long (Việt Nam). Đây là một bước đột phá mở ra triển vọng mới cho tuyến du lịch đường biển Bắc Hải - Hạ Long vốn đang hoạt động khá hiệu quả. Hiện nay, mỗi ngày Hạ Logn đón 01 chuyến tàu biển từ Bắc Hải tới tham quan, mang theo 700 du khách. Các công ty du lịch Trung Quốc luôn đánh giá cao tuyến du lịch này và coi đây là tuyến du lịch ổn định lâu dài và chiến lược.
Ban Quản lý Vịnh Hạ long còn hợp tác với Tổng công ty du lịch Sài Gòn và hãng tàu Star Cruises hợp tác khôi phục các chuyến tàu định tuyến đến Hạ Long hàng tuần bằng hai tàu Super Star Libra và Super Star Vrigo. Mỗi tầu chở theo khoảng 1.700 du khách và thuyền viên đến tham quan Vịnh Hạ Long. Việc hợp tác đầu tư này thúc đẩy khai thác thế mạnh du lịch đường biển của Vịnh Hạ Long.
3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý
Với mục tiêu gìn giữ, phát huy bền vững các giá trị tiềm năng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cho hôm nay và cho muôn đời sau. Đảm bảo vừa bảo tồn vừa khai thác, bảo tồn để phát huy và khai thác hiệu quả để có điều kiện quản lý, bảo tồn tốt hơn nữa các giá trị tiềm năng của Di sản Vịnh Hạ Long.
- Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
Những năm gần đây, để đáp ứng xu hướng phát triển của ngành du lịch với những chính sách mở cửa với nước ngoài, tình hình tổ chức quản lý du lịch tại tỉnh Quảng Ninh cũng như của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực nhằm tăng cường công tác quản lý của các sở, ban, ngành về du lịch. Hầu hết các hoạt động du lịch đều nằm dưới sự quản lý của Sở du lịch, tuy nhiên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long lại trực thuộc UBND tỉnh. (Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vịnh Hạ Long như sơ đồ)
Tuy nhiên, cơ cấu bộ máy quản lý du lịch Vịnh Hạ Long cần hợp lý, gọn nhẹ, năng động để thực hiện tốt nhất chức năng lập chương trình, hoạch định chiến lược, triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao.
Giải pháp cụ thể như sau: Có thể chuyển đổi vị trí của một số phòng, ban theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các phó trưởng ban.
+ Phó trưởng ban 1 quản lý trực tiếp hệ thống văn phòng, phòng tài chính - kế hoạch, phòng nghiệp vụ nghiên cứu, phòng quản lý dự án đầu tư.
+ Phó trưởng ban 2 quản lý các trung tâm gồm: Trung tâm bảo tồn Công viên hang động, trung tâm Bảo tồn giải trí biển, trung tâm Cứu hộ - Cứu nạn Vịnh Hạ Long, trung tâm Bảo tồn công viên Vạn Cảnh, trung tâm Bảo tồn văn hoá biển và Bảo tàng sinh thái Hạ Long.
+ Phó trưởng ban 3 quản lý các Đội kiểm tra, đội Quản lý kỹ thuật phương tiện…
Giải pháp đổi mới có ưu điểm là các phòng, ban, trung tâm được quản lý theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, nên dễ dàng cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cùng với đó phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch giáo dục và nâng cao ý thức của nhân dân về lợi ích du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
Sơ đồ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
- Quản lý hệ thống hang động – tài nguyên quý giá của Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long nơi hội tụ rất nhiều hang động đẹp, xen kẽ các núi đá vôi, nhiều hang động vẫn còn nằm trong lòng núi chưa được khai thác. Đến nay mới chỉ một số hang động được đưa vào khai thác như: hang Đầu Gộc, động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, động Mê Cung…tại đây công tác quản lý cần được quan tâm, đầu tư chặt chẽ. Đảm bảo việc quản lý hệ thống đèn chiếu, đèn màu, đường đi thuận lợi cho du khách. Đảm bảo việc đón du khách tại điểm du lịch, bảo vệ hang động, quản lý trang thết bị, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
- Quản lý nhân sự
Công tác quản lý nhân sự cũng được chú trọng, đặc biệt là quản lý đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Quản lý số lượng hướng dẫn viên, công tác cấp thẻ hướng dẫn viên và hướng dẫn viên quốc tế được đảm bảo diễn ta thường xuyên đúng quy định về thời gian và tiêu chuẩn.
- Quản lý hoạt động cơ sở lưu trú
Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Du lịch chỉ đạo, vận động thành lập Chi hội Khách sạn theo tiêu chuẩn sao. Các chi hội này thoả thuận xây dựng, thực hiện Nghị quyết của chi hội về việc đoàn kết hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và bình ổn giá, thực hiện biểu giá tối thiểu cho thuê phòng thống nhất trong từng khối khách sạn sao. Áp dụng chế tài kiểm tra, giám sát, thưởng phạt, tôn vinh giá trị thương hiệu và Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Phối hợp với thành phố Hạ Long rà soát nắm lại số lượng cơ sở lưu trú đối với các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi mục đích kinh doanh, thẩm định, tái thẩm định cơ sở lưu trú, phân thứ hạng sao…
Quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng trên đảo. Đối với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nổi, lưu động phải có biện pháp quản lý kiểm soát ngặt nghèo theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái.
- Quản lý hoạt động bến bãi, phương tiện thăm Vịnh Hạ Long
Tăng cường công tác quản lý dịch vụ vận chuyển tham quan du lịch Vịnh Hạ Long, quản lý hoạt động của các tàu du lịch, đặc biệt là các tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long.
Thống kê số lượng tàu vận chuyển du lịch, tàu đóng mới, sủa chữa đưa vào sử dụng. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tiến hành công tác quản lý này bằng cách phân loại tàu, thuyền du lịch cũng theo thứ hạng tiêu chuẩn sao, niêm yết giá, nâng cao chất lượng phục vụ của đội tàu. Phân định ranh giới giữa tàu và thuyền du lịch.
- Quản lý hoạt động dịch vụ du lịch
Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các dịch vụ du lịch gồm công tác thu phí, dịch vụ vui chơi giải trí trên Vịnh, bán hàng lưu niệm. Xây dựng các điểm kiểm tra vé của hành khách tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy, cũng như tại các hang động, đảm bảo thu phí tham quan hợp lý.
Bên cạnh đó còn cung cấp cho du khách một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, vui chơi và mua sắm…
3.2.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Mặc dù mới đang trong giai đoạn phát triển nhưng họat động du lịch tại Vịnh Hạ Long đã cho thấy những dấu hiệu làm ô nhiễm môi trường nước biển. Mạng lưới thoát nước thải của khu vực đô thị, khu vực dịch vụ ven bờ, các khu công nghiệp và rác thải do hoạt động du lịch từ khu vực Hạ Long chiếm 90 % toàn bộ khu vực, hoạt động cải tạo mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ du lịch một cách tràn lan thiếu quy hoạch bền vững là những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường tại Vịnh Hạ Long.
Điều này tác động tiêu cực đến cảnh quan du lịch biển Vịnh Hạ Long. Nhiều khu vực có cảnh quan đẹp trong Vịnh bị xâm hại làm mất đi vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên.
Hệ sinh thái vùng Vịnh Hạ Long cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự ô nhiễm môi trường ngày một có chiều hướng gia tăng này. Hệ sinh thái Vịnh Hạ Long được đánh giá là đa dạng, phong phú đặc biệt có sự xuất hiện của các rạn san hô dày đặc, đây là một tín hiệu cho tiềm năng phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn mới trong tương lai. Tuy nhiên, sự ô nhiễm môi trường đang làm mất dần đi các rạn san hô này, thêm vào đó là hang năm một số lượng lớn san hô được khai thác để làm quà lưu niệm và để nung vôi phục vụ xây dựng làm lượng san hô bị suy giảm nghiêm trọng.
Do đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cần đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn để có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch vô giá của Vịnh Hạ Long.
Một số biến pháp bảo vệ môi trường có thể đưa vào thực hiện như:
Trước mắt cần nhanh chóng có kế hoạch di chuyển các công trình doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực Vịnh Hạ Long. Đầu tư cải tạo và xây dựng công trình xử lý chất thải đảm bảo xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn trước khi thải ra Vịnh.
Sớm nghiên cứu, đưa ra các chính sách cụ thể về môi trường, quy định xử phạt, bồi thường… đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên môi trường biển, ven biển, hang động và đảo. Quy định chặt chẽ việc bảo vệ môi trường đối với các tàu thuyền vận chuyển du lịch trên Vịnh, cũng như các tàu thuyền nước ngoài bằng những chính sách, quy chế đặc biệt về bảo vệ môi trường gắn với trách nhiệm vật chất, quy định xử phạt đối với trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu, thiết lập một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên đảo và ven biển theo kiểu, loại phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh học biển, ven biển và các đảo. Trước hết là xây dựng, bảo tồn vườn quốc gia Bái Tử Long với những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường.
Tăng cường phát triển phong trào tuyên truyền, giáo dục môi trường trong cộng đồng dân cư và khách tham quan.
3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp là một thành phần hoạt động kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển du lịch của mỗi địa phương. Đối với các doanh nghiệp du lịch khai thác tài nguyên ở Vịnh Hạ Long luôn cần những đề xuất, giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn.
3.2.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình du lịch
độc đáo hấp dẫn
Đối với mỗi doanh nghiệp du lịch, đa dạng hoá sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch, tạo dấu ấn thương hiệu riêng. Vừa qua tại Vịnh Hạ Long đã triển khai một số loại hình du lịch như: du lịch tham quan, du lịch chèo thuyền, du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng…Tuy nhiên các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng, thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
Do vậy, một nhiệm vụ đặt ra đối với các doanh nghiệp là đầu tư nghiên cứu, triển khai xây dựng đưa vào phục vụ những loại hình du lịch mới hơn, hấp dẫn hơn, phong phú hơn như du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, du lịch lặn biển…
Đặc biệt cần quan tâm phát triển các loại hình du lịch đặc trưng của địa phương, tạo các tour du lịch có tính liên kết nhiều vùng, nhiều sắc thái khác nhau tạo sự mới lạ và thích thú cho du khách để có thể thu hút du khách kéo dài thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Nghiên cứu sở thích và khả năng chi trả của du khách để xây dựng các tour du lịch thích hợp và sáng tạo ra những sản phẩm đặc trưng đáp ứng sở thích của du khách như du lịch tuần trăng mật…
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên trong thời gian qua chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch tại Hạ Long chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Về lâu dài, để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cần được tiến hành đồng bộ ở nhiều khâu: từ việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đến nâng cao trình độ đội ngũ những người làm du lịch cùng với những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển.
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các loại hình du lịch, hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí. Ngoài ra tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cần nâng cấp và nâng số nhà hàng phục vụ ăn uống trong khu du lịch, chất lượng đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên, cử cán bộ trực tiếp tiếp cận đoàn khách du lịch để lấy ý kiến đóng góp nhằm phục vụ du khách ngày càng chuyên nghiệp hơn.
3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực
Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ du lịch là vấn đề rất đáng quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp vì nó sẽ quyết định chất lượng phục vụ., chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.
Hiện nay, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch chưa thật sự chuyên nghiệp và có trình độ cao. Do đó, việc tăng cường bỗi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực là hết sức quan trọng.
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể đào tạo một cách căn bản để đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Cần đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, có trách nhiệm, có trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, tinh thần phục vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ, nắm vững đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn cho các đối tượng từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên đặc biệt là những người trực tiếp tham gia phục vụ du khách với những hình thức đào tạo bài bản, gắn liền với thực tế và nội dung đào tạo phong phú đáp ứng đạt yêu cầu về trình độ lao động.
Do tính chất lao động trong ngành du lịch ở nhiều trình độ khác nhau, từ đơn giản (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý) nên hệ thống đào tạo du lịch cần thiết phải đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với các cơ sở đào tạo để có cơ chế đào tạo phù hợp, thực tiễn, gắn kết giữa lý thuyết và thực hành như mô hình “trường – khách sạn” là mô hình thực tế đăm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng về quản lý doanh nghiệp, lễ tân, phiên dịch, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bếp ăn, quầy bar…và đặc biệt là được thực hành trong những điều kiện tốt nhất và năng động nhất.
Bên cạnh đó, phải có chế độ khen thưởng kịp thời (nâng lương, đề bạt) đối với cán bộ, nhân viên năng động, ham học hỏi, cầu tiến, có những sáng kiến hay được áp dụng vào công tác thực hiện. Đồng thời khiển trách và đưa ra khỏi ngành, doanh nghiệp những cán bộ quản lý quan liêuthiếu năng lực, những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
Mỗi doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh khác nhau, một chương trình tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch khác nhau. Tuy nhiên mục đích chính vẫn là thu hút du khách, hướng du khách sử dụng dịch vụ của mình.
Để việc xúc tiến quảng bá có hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng hình thức quảng bá phong phú với nhiều chương trình hấp dẫn, tiến hành quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin như: báo chí, internet, truyền thanh, truyền hình, tập gấp…Nội dung của chương trình xúc tiến quảng bá là nhằm nghiên cứu thị trường, sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến Vịnh Hạ Long, hình ảnh và sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác nghiên cứu thị trường du lịch, xác định thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch xúc tiến, quảng bá chương trình du lịch của mình theo cách phù hợp nhất.
Tham gia tổ chức Lễ hội Du lịch Hạ Long hàng năm, phối hợp với thành phố, sở Du lịch, cơ quan thông tấn, báo chí trung ương địa phương quảng bá rộng rãi hình ảnh Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các sản phẩm du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, đặc biệt trong thời gian trước và sau khi diễn ra lễ hội Du lịch Hạ Long.
Xây dựng nội dung, ấn phẩm quảng bá du lịch, phát hành nhiều ấn phẩm, tập gấp và sản phẩm quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long có chất lượng cao. Lồng ghép nội dung cuộc vận động bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới trong các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch của doanh nghiệp.
Với các chương trình xúc tiến quảng bá phải có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch của doanh nghiệp.
Tổ chức bình chọn Topfive doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, tàu du lịch phục vụ du lịch Vịnh Hạ Long nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Tạo thương hiệu doanh nghiệp du lịch Vịnh Hạ Long.
3.2.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác
Các doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm kết nối và thống nhất trong chiến lược chung phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.
Quan tâm phát triển quan hệ hợp tác trong nước giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau. Đây là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để các doanh nghiệp trao đổi thông tin, tìm hiểu về cơ hội hợp tác và đầu tư.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nước giữa doanh nghiệp du lịch với các doanh nghiệp khác nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển chung.
Doanh nghiệp phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao của các nước ở Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch nước ngoài tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Bên cạnh đó là sự hợp tác với các sở, ban ngành quản lý để nắm vững các chính sách pháp luật cũng như kêu gọi sự giúp đỡ về mặt hợp tác đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long….
KẾT LUẬN
Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một điểm tham quan hấp dẫn nhất không chỉ ở Quảng Ninh mà còn trên cả nước và nước ngoài. Là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển các ngành kinh tế - xã hội nói chung và cho ngành du lịch nói riêng. Trong đó lợi thế to lớn là địa hình đa dạng có cấu tạo địa chất Karst trải qua quá trình hàng triệu năm. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những giá trị ngoại hạng nổi bật, và từng hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm 2000).
Trong những năm gần đây, nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, ngành du lịch Quảng Ninh cũng ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới đầy đủ và hoàn thiện hơn cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển tham quan, dịch vụ du lịch) đảm bảo cơ sở vật chất bước đầu cho ngành du lịch Quảng Ninh phát triển với trọng tâm là Vịnh Hạ Long.
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong những năm 2001 – 2010, sau nhiều nỗ lực và kiên trì phấn đấu, du lịch Vịnh Hạ Long góp phần đáng kể vào sự phát triển du lịch của Quảng Ninh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và đang trên đà phấn đấu để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tuy vậy việc khai thác tài nguyên du lịch cũng như hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu thốn. Trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch còn thiếu trình độ. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp. Công tác quản lý của cơ quan chủ quản cũng như các sở, ban ngành vè du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Hiệu quả hoạt động du lịch còn thấp.
Những hạn chế tồn tại này khiến cho du lịch Vịnh Hạ Long chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế to lớn vốn có.
Những chiến lược quy hoạch, phát triển du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian tới nhằm tăng cao lượng du khách đến tham quan Vịnh Hạ Long, dự kiến năm 2010, Vịnh Hạ Long đón 4 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là trên 2 triệu lượt khách.
Vịnh Hạ Long cũng được định hướng là một trong 4 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, được hoạch định chiến lược phát triển du lịch cụ thể trong giai đoạn 2001 – 2010. Định hướng phát triển những loại hình du lịch chính ở Vịnh Hạ Long là du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử, bên cạnh đó đầu tư phát triển những loại hình du lịch mới hấp dẫn như: du lịch lặn biển, du lịch mạo hiểm, du lịch chèo thuyền phao KaYaking…
Tất cả các định hướng và các giải pháp đã nêu đều nhằm đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long, thực hiện chỉ tiêu đưa du lịch Vịnh Hạ Long trở thành một điểm du lịch lớn nhất nước và là một thương hiệu du lịch đặc trưng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Một số văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác Vịnh Hạ Long, NXB Thế Giới, 2003.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới, NXB Thế Giới, 2002.
G. Cazes – R. Lanquar – Y. Raynouard, Quy hoạch du lịch (Đào Đình Bắc dịch), NXB ĐHQG HN, 2000.
Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hoà, Kinh tế du lịch, NXB Lao động – xã hội, 2004.
Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục.
Quốc hội nước CHXHXN VN, Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, 2007.
Tổng cục Du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, in lần thứ 7, Hà Nội - 2006.
Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG HN, 2006.
Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, NXB Giáo dục.
Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, 399 trang.
Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, tái bản lần thứ 3, NXB Giáo Dục, 431 trang.
Tài liệu khác.
Sở Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2007 kế hoạch 2008.
Sở Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2008 kế hoạch 2009.
3. Sở Du lịch Quảng Ninh, Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vinh Hạ Long.doc