MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Chương I: Lý luận chung về tổ chức thương mại thế giới 3
I. Một số vấn đề cơ bản về WTO. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO. 3
2. Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO. 5
3. Các nguyên tắc cơ bản của WTO. 7
4. Tổ chức và hoạt động của WTO. 11
5. Các điều kiện gia nhập WTO. 12
6. Triển vọng của WTO. 15
II. Kinh nghiệm của Trung Quốc gia nhập WTO. 15
1. Về thể chế. 15
2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. 16
Chương II: Thực trạng tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 18
I. Sự cần thiết gia nhập WTO của Việt Nam. 18
1. Quá trình quốc tế hoá phát triển. 18
2. Thành công của Việt Nam trong cải cách kinh tế. 18
3. Những lợi ích khi gia nhập WTO của Việt Nam. 20
4. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. 22
II. Những vấn đề cơ bản trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. 23
1. Các quy tắc thương mại và việc áp dụng chúng. 23
2. Cơ chế ngoại thương của Việt Nam. 24
3. Thâm nhập thị trường và các hàng rào thương mại. 25
4. Tự do hoá thương mại dịch vụ. 25
5. Bảo về các quyền sở hữu trí tuệ. 26
III. Một vài kết quả bước đầu. 27
1. Tiến trình đàm phán. 27
2. Những kết quả đạt được. 27
IV. Những tồn tại cần khắc phục. 28
Chương III: Một số đề xuất giải pháp để thúc đẩy tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 30
1. Tiếp tục quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường. 30
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnh. 31
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và đảm bảo thực thi trong cuộc sống. 31
4. Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ. 33
5. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao. 34
6. Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và thúc đẩy quan hệ với các thành viên WTO. 35
Kết luận 36
Tài liệu tham khảo 38
Phụ lục 1 40
Phụ lục 2 42
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nước thành viên đặt câu hỏi mà họ quan tâm về nội dung, chính sách thương mại đã được trình bày trong bị vong lục của quốc gia xin gia nhập WTO.
d. Quốc gia xin gia nhập trả lời các câu hỏi trên.
e. Sau khi Ban thư ký WTO nhận được số lượng các câu hỏi xác định từ quốc gia xin gia nhập WTO, thì phiên đầu tiên sẽ diễn ra (thời gian 8 - 10 tuần sau khi Ban thư ký nhận được các câu hỏi).
f. Những phiên đàm phán thuộc giai đoạn đầu (thường từ 2 - 5 phiên) tập trung để minh bạch chính sách thương mại cuả quốc gia xin gia nhập WTO. Hình thức đàm phán là đàm phán đa biên.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn bao gồm những phiên đàm phán song biên giữa quốc gia xin gia nhập với từng đối tác cụ thể. Đan xen là những phiên đàm phán đa biên để đưa chính sách thương mại của nước đàn xin gia nhập tiếp cận với các nguyên tắc và định chế chung của WTO.
Khi các điều kiện đã chín muồi tức là quốc gia đang gia nhập thoả mãn những điều kiện của các nước tham gia đàm phán chấp thuận thì Chủ tịch Ban công tác tham vấn với Ban thư ký WTO và đại diện các nước đang tham gia đàm phán thông qua các văn bản chấp nhận là thành viên chính thức đối với quốc gia đang gia nhập WTO.
6. Triển vọng của WTO.
Hiện nay có rất nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ về triển vọng tương lai của WTO vì Hội nghị Bộ trưởng thương mại WTO diễn ra tại Siatơn, Mỹ ngày 30 tháng 10 năm 1999 vừa qua đã không đạt được kết quả như mong muốn ban đầu của nước chủ nhà. Dường như WTO đã rơi vào tay những tập đoàn tư bản lớn, những quốc gia tư bản lớn. Chính vì vậy mà tương lai của WTO phụ thuộc rất nhiều ở các nước đang phát triển, những nước đang bị xem là thua thiệt trong quá trình toàn cầu hoá. Thất bại của Hội nghị Siatơn đã cho thấy rằng WTO đang cần một sự cải tổ lớn. Tuy nhiên muốn làm được điều đó thì các nước thế giới thứ ba phải đoàn kết với nhau, đoàn kết với các lực lượng không ngừng lớn mạnh của các tổ chức nhân dân, của những người có lương tri và có hiểu biết thì chắc chắn các tập đoàn tư bản không dễ dàng thao túng bộ máy thương mại thế giới. Và như vậy WTO sẽ không ngừng thay đổi và phát triển, đưa thế giới ngày càng phát triển và thịnh vượng.
II. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO.
1. Về thể chế.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình công hữu xã hội chủ nghĩa, thời gian thực hiện cơ chế kinh tế thị trường còn rất ngắn, thiếu kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện. Để thích ứng với nguyên tắc vận hành của WTO, trước hết cần có sự thay đổi về nhận thức và quan niệm, cần nghiên cứu, tìm hiểu những mặt có lợi và bất lợi khi gia nhập WTO nhằm đi đến nhận thức chung, tạo thuận lợi cho các bước cải cách từ nay về sau. Trung Quốc đã rất thành công trong các việc này. Tiếp đến, Trung Quốc đã không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường, hệ thống luật và văn bản đồng bộ tương ứng. Đồng thời tiến hành điều chỉnh, nâng cấp và đổi mới cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đi sâu nghiên cứu về WTO.
2. Về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
Đối với nông nghiệp: Trung Quốc là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Để gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều các điều chỉnh cần thiết và có thể nói phải trả khá đắt cho cái giá của nông nghiệp. Trung Quốc vừa phải đầu tư vốn để cơ giới hoá nông nghiệp, cấp vốn tín dụng ưu đãi để phát triển trang trại, cam kết đảm bảo đầu ra cho nông sản và áp dụng các biện pháp bảo hộ hết sức linh hoạt và hiệu quả để có được sự đồng ý của các thành viên WTO.
Đối với công nghiệp: Do cần xoá bỏ dần hạn ngạch nên việc gia nhập WTO sẽ đưa lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt, hàng công nghiệp cơ điện, nhưng lại gây những tác động lớn đối với ngành xe hơi của Trung Quốc. Trong quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm tất sẽ có hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc du nhập kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với ngành dịch vụ: Các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm và tài chính tiền tệ của Trung Quốc cơ bản nằm dưới sự khống chế độc quyền của nhà nước. Nhưng sau khi gia nhập WTO, những ngành này tất phải mở cửa, chính phủ sẽ từng bước giảm can thiệp hành chính, lãi suất và hối suất từng bước được thị trường hoá, vì thế mà thị trường tài chính tiền tệ sẽ chịu nhiều rủi ro hơn. Ngân hàng nước ngoài có chất lượng cao hơn sẽ thu hút hết khách hàng của ngân hàng trong nước. Vì vậy Trung Quốc đã không ngừng cải cách hệ thống ngân hàng của mình, bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng trong nước, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng...
Trên đây là vài kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế của Trung Quốc nhằm mục đích nhanh chóng gia nhập WTO. Đây là bài học quý giá cho những nước có cơ cấu và thể chế kinh tế tương đồng với Trung Quốc đang trong quá trình gia nhập WTO.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM.
1. Quá trình quốc tế hoá phát triển.
Toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Trước xu thế như vũ bão của toàn cầu hoá, một quốc gia muốn phát triển được phải tham gia vào quá trình đó. Bởi vì toàn cầu hoá mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác các lĩnh vực khác giữa các quốc gia. Đại diện tiêu biểu nhất và đầy đủ nhất cho xu thế toàn cầu hoá hiện nay chính là Tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam cũng là một quốc gia đang đứng trước thử thách toàn cầu hoá và một điều tất yếu là Việt Nam sẽ tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới để tận dụng những thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng kể từ khi hoà nhập vào quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã có nhiều thành công to lớn về kinh tế xã hội.
2. Thành công của Việt Nam trong cải cách kinh tế.
Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây chỉ ra rằng, sự thành công kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ tham gia của đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy sự cần thiết và lợi ích khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới mà WTO là tổ chức lớn nhất hiện nay. Đặc biệt sau khi đã nghiên cứu các kết quả của vòng đàm phán Uruguay tháng 1/1995, Chỉnh phủ Việt Nam đã quyết định nộp đơn gia nhập WTO. Quyết định này sẽ giúp đất nước đổi mới kinh tế có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế với các nước khác.
Sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua chính là cơ sở cho việc tham gia của Việt Nam vào hệ thống thương mại thế giới. Việt Nam đang được xem là một nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 7,4%, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP theo đầu người tăng 1,8 lần. Cũng trong thời kỳ này xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân hàng năm 18,2%, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu bình quân hàng năm trong 10 năm qua là 17,5%. Tổng giá xuất nhập khẩu năm 2000 đã tương đương tổng GDP. Với đường lối phát triển kinh tế hướng ngoại đúng đắn, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ và hợp tác của nhiều nước trên thế giới. Tính đến quý I năm 1999 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký là 35,8 tỷ USD nếu tính cả vốn bổ sung là 40,3 tỷ USD.
Thành công kinh tế của Việt Nam gần đây là kết quả của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Quá trình này đã kéo theo một loạt những cải cách, làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực nông nghiệp đã được giải phóng, giá cả được tự do, trợ cấp từ ngân sách đã bị cắt giảm nhiều. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4 năm 2001 đã đưa ra các quyết định tiếp tục đổi mới nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Một sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc tham gia WTO của Việt Nam là ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và đã ký hiệp định để gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo Hiệp định này, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan đối với các nước thành viên ASEAN xuống còn 0 - 5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ này 1 - 1 - 1996. Việc gia nhập ASEAN của Việt Nam đã củng cố thêm vị trí của Việt Nam trong việc tham gia WTO.
Hơn nữa vừa qua Việt Nam đã ký được Hiệp định thương mại với Mỹ là một bước đệm quan trọng nhất cho quá trình đàm phán gia nhập WTO sau này. Bởi vì mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong quá khứ là rất căng thẳng. Trong khi đó Mỹ lại là lãnh đạo WTO cho nên việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ đặc biệt là ký được một hiệp định thương mại song phương với Mỹ là một cơ hội lịch sử cho Việt Nam trong quá trình tham gia WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam phát triển thương mại một cách toàn diện hơn. So với trước đây những vấn đề thương mại quan trọng của GATT đã được tự do hoá rất nhiều bởi các hiệp định của WTO (chẳng hạn như ngành dệt và nông nghiệp), mà đối với những vấn đề đó Việt Nam có nhiều tiềm năng và có các thị trường xuất khẩu lớn.
3. Những lợi ích khi gia nhập WTO của Việt Nam.
Một khi trở thành thành viên WTO, các Hiệp định của vòng Uruguay có thể đem lại cho Việt Nam các lợi ích sau:
- Hiện tại thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm 90% khối lượng thương mại thế giới, việc Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ đẩy mạnh thương mại và các quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng dần vai trò quan trọng của Việt Nam trong hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu.
- Việc bãi bỏ Hiệp định đa sợi (MFA) sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng dệt và sản phẩm may mặc của Việt Nam. Những nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10 năm sau khi trở thành thành viên của WTO, các nước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may và hàng may mặc của Việt Nam.
- Là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu hơn vì các hạn chế về số lượng sẽ chuyển thành thuế.
- Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm cần nhiều nhân công, mà về mặt này Việt Nam lại có lợi thế hơn.
- Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận tới các nguyên tắc công bằng và hiệu quả hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
- Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì nhận được một số ưu đãi đặc biệt. Ví dụ, đối với các nước đang phát triển, nghèo như Việt Nam (thu nhập dưới 1.000 USD/người/năm) được miễn trừ khỏi sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên nếu là hàng hoá cạnh tranh sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm.
- Việt Nam sẽ có lợi không trực tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần dần những bất hợp lý trong thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường.
- Cuối cùng, so với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các Hiệp định của vòng Uruguay, vì theo quy định của WTO hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế sẽ rất có lợi từ quy định này.
Như vậy, xét một cách tổng thể thì Việt Nam vẫn phải nhất định gia nhập WTO. Bởi vì vấn đề không phải là e sợ những thách thức mà không gia nhập mà cốt lõi là phải biết tìm cách vượt qua những thách thức đó. Trước xu thế thời đại là quá trình toàn cầu hoá thì một quốc gia muốn phát triển cần phải hoà mình vào xu thế đó. Việt Nam gia nhập WTO cũng không nằm ngoài mục đích đó. Việt Nam vẫn còn đang là một nước nghèo nên vấn đền phát triển kinh tế là vấn đề sống còn, vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc tham gia WTO cần phải là một điều tất yếu phải được thực hiện. Việt Nam cần phải tận dụng tối đa những cơ hội, những lợi ích do việc gia nhập WTO đem lại để phát triển đất nước.
4. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.
Trước hết, để thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và áp dụng quy chế tối huệ quốc đối với nhau, Việt Nam phải cam kết cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp, thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Điều này đòi hỏi phải loại bỏ những ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước về quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực, đất đai, tín dụng về xuất nhập khẩu và đối xử bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp. Đây chính là một khó khăn cho ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam trước sự đối đầu với các doanh nghiệp của các nước phát triển và các nước có lợi thế so sánh cao hơn. Việc đóng cửa các doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh và một số ngành vốn được bảo hộ trước đây sẽ dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, gây ra những biến động trên thị trường tài chính, thất nghiệp gia tăng... Những hệ quả về xã hội và tâm lý có thể dẫn tới những hiệu quả về chính trị không thể xem nhẹ.
Thứ hai là tác động của việc tự do hoá thương mại. Việc tự do hoá thương mại và cắt giảm thuế quan không chỉ tác động đến công cụ truyền thống nhằm bảo hộ thị trường trong nước của Việt Nam mà còn giảm thu ngân sách quốc gia. Nếu không chủ động phân tích tình hình và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng giảm tỷ trọng những ngành đáp ứng nhu cầu thị trường nội phẩm thì chúng ta sẽ mất dần thị trường nội địa và giảm sút kim ngạch xuất khẩu dẫn tới hậu quả thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và mất ổn định trên tầm vĩ mô.
Thứ ba là nguyên tắc công khai minh bạch đòi hỏi phải thực hiện mọi biện pháp bảo hộ thông qua thuế quan, từ bỏ rào cản phi thuế quan và các hạn chế định lượng, công bố công khai và đơn giản thủ tục nhập khẩu, hải quan, vệ sinh kiểm dịch, các chuẩn mực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn có hàm lượng trí tuệ cao như: bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn, quản lý và pháp luật... thì việc tham gia WTO sẽ là một thách thức đối với Việt Nam. Bởi vì năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong những ngành này còn thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong những ngành này đòi hỏi chúng ta không chỉ giải quyết vấn đề công nghệ mà trước hết là đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong nước. Điều này không dễ một sớm một chiều có thể đáp ứng được.
Cuối cùng là sự hạn chế lựa chọn chính sách. Bởi vì khi gia nhập WTO các quốc gia thành viên sẽ phải làm theo những nguyên tắc của WTO và các cam kết cố định trong Nghị định thư gia nhập. Các quốc gia không thể chủ động tuỳ tiện trong hoạch định và điều hành chính sách mà phải xét đến nhiều nhân tố hơn theo quy định về nghĩa vụ của mỗi thành viên WTO.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM.
1. Các quy tắc thương mại và việc áp dụng chúng.
Việt Nam sẽ phải tuân thủ toàn bộ các quy định thương mại của WTO và sẽ phải chuẩn bị để giải quyết các vấn đề như không phân biệt đối xử, thuế cao, cấm nhập khẩu và hạn ngạch, sự không rõ ràng của cơ chế thương mại, thương mại nhà nước, các hạn chế dịch vụ, các yêu cầu về đầu tư và sự vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ. Thậm chí trước khi trở thành thành viên của WTO, các nước xin gia nhập WTO cần phải đáp ứng hàng loạt các yêu cầu này trong luật và các quy định để đảm bảo rằng, Việt Nam hoàn toàn áp dụng các hiệp định của WTO.
Tuy quá trình đổi mới của Việt Nam mới diễn ra được một thời gian ngắn nhưng Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc tiến tới sự tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế. Trong một thời gian ngắn, Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một nền tảng nhằm thiết lập một hệ thống ngoại thương mới đó là việc tăng số lượng các công ty thương mại trên toàn đất nước, cải cách hệ thống ngân hàng phù hợp với cơ chế ngoại thương, thiết lập một cơ chế đầu tư nước ngoài tự do, và một cơ cấu thuế nhập khẩu. Việt Nam cũng đã thành công trong việc tự do hoá cơ chế ngoại hối - một khâu khó khăn nhất của cải cách thương mại.
Tuy nhiên, để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam vẫn cần có những cải cách tiếp theo nhằm áp dụng hoàn toàn các quy tắc của WTO và để giữ vững được quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang kinh tế thị trường.
2. Cơ chế ngoại thương của Việt Nam.
Một trong các yêu cầu quan trọng đối với tư cách hội viên WTO là sự rõ ràng của các cơ chế ngoại thương. Để đạt được mục tiêu này, WTO yêu cầu các thành viên cung cấp các loại thông tin cần thiết về thực tiễn và chính sách thương mại của mình như định chế hải quan, các thủ tục hành chính hải quan, các tiêu chuẩn nhãn hiệu và xuất xứ. Từng thành viên của WTO được yêu cầu thông báo kịp thời cho WTO về bất kỳ sự thay đổi nào của luật và chính sách thương mại của mình. Nhằm tăng tính rõ ràng của các cơ chế ngoại thương của các thành viên, WTO thiết lập thường xuyên một cơ chế đánh giá chính sách thương mại và để làm được việc đó đòi hỏi từng thành viên của WTO phải đệ trình các báo cáo thường kỳ về các chính sách và thực tiễn thương mại để WTO xem xét.
Yêu cầu về sự rõ ràng của cơ chế ngoại thương là một điều cần phải bàn liên quan đến sự gia nhập WTO của Việt Nam. Điều này Việt Nam mới đáp ứng được một phần, bởi vì những vấn đề được đưa ra gần đây về các cải cách kinh tế và mở cửa thị trường, Việt Nam vẫn thiếu một loạt các luật và quy định điều chỉnh đầu tư và ngoại thương. Điều này yêu cầu Việt Nam cần phải có sự rõ ràng về cơ chế ngoại thương. ở Việt Nam, các vấn đề thậm chí còn có khó khăn ngay cả ở trong các lĩnh vực đã có các luật và quy định cũng thường không được tuân thủ hoặc không tuân theo vì còn có sự can thiệp hành chính, nạn hối lộ. Do đó cần có sự cố gắng nhằm tuân thủ các yêu cầu thông tin về thực tiễn và chính sách thương mại của Việt Nam.
3. Thâm nhập thị trường và các hàng rào thương mại.
Các cam kết thị trường sẽ yêu cầu Việt Nam hạn chế đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác. Các nhân nhượng thuế này sẽ căn cứ vào mức thuế cao nhất có thể đánh vào các mặt hàng cụ thể. Sau thuế, các nhân nhượng được thương lượng bởi Nhóm làm việc, được WTO thông qua, và được đưa vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam và Việt Nam sẽ có nghĩa vụ thực hiện chúng.
Việt Nam cũng sẽ được yêu cầu thực hiện vấn đề hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, các yêu cầu giấy phép nhập khẩu, cấm và hạn ngạch nhập khẩu, và xây dựng các yêu cầu về chứng chỉ và tiêu chuẩn kỹ thuật. Việt Nam cũng sẽ phải cải thiện sự thâm nhập thị trường trong lĩnh vực dịch vụ.
Hiện tại, mức thuế trung bình của Việt Nam là khoảng 30%, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (mức 23%), cao hơn nhiều so với mức của các nước phát triển (4 - 5%). Và Việt Nam vẫn còn sử dụng hạn ngạch. Như vậy trong thời gian tới Việt Nam cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để giảm thiểu các hàng rào thương mại, tạo ra sự thâm nhập tốt hơn cho các công ty ở cả trong và ngoài nước theo yêu cầu của WTO.
4. Tự do hoá thương mại dịch vụ.
Sau vòng Uruguay, sự tự do hoá thương mại đã lan sang cả lĩnh vực dịch vụ. Hiện tại, thị trường dịch vụ nước ngoài của Việt Nam còn nhiều hạn chế như công ty dịch vụ nước ngoài chỉ được phép hoạt động tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp đã chọn và ở một mức độ giới hạn, phải đối mặt với những hạn chế hành chính đáng kể trong khi hoạt động tại Việt Nam.
Trong khi thương lượng gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải đưa ra biện pháp cho sự xâm nhập thị trường dịch vụ của mình. Chính phủ Việt Nam sẽ phải nghiên cứu những ảnh hưởng của tự do hoá các ngành công nghiệp dịch vụ tới nền kinh tế và quyết định ngành công nghiệp dịch vụ nào sẽ phải mở cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và mức độ bảo vệ cần thiết cho các ngành công nghiệp khác. Mặt khác do trách nhiệm quốc gia và thâm nhập thị trường chỉ ràng buộc những bên ký hiệp ước, tự cam kết trong các chương trình của các cam kết ban đầu của mình, Việt Nam phải chọn những lĩnh vực dịch vụ có khả năng cạnh tranh hơn. Trên thực tế Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào và rẻ, nên có thể xem xét để mở cửa những thị trường cần nhiều lao động như các dịch vụ nghề nghiệp, xây dựng, vận tải, du lịch, trong khi mở cửa dần dần các lĩnh vực khác như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, môi trường, sức khoẻ và giáo dục.
5. Bảo về các quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm tương đối mới đối với hầu hết người Việt Nam với nghĩa hiện đại của nó. Các quyền sở hữu trí tuệ thường là về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, thiết kế công nghiệp, âm thanh, hình ảnh, phần mềm máy tính... Hiện tại ở Việt Nam không có bộ luật nào để bảo vệ các chương trình âm thanh hình ảnh và phần mềm máy tính. Gần đây có nguồn tin xác định rằng Việt Nam đã ký các hiệp định quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ: Công ước Paris, Hiệp định Madrid và Công ước Stockholm.
Trên thực tế các quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một phần không thể tách rời của WTO, do đó các thành viên của WTO sẽ nhân cơ hội các cuộc thương lượng tư cách hội viên của Việt Nam và các cuộc thương lượng thương mại song phương khác để yêu cầu Việt Nam phải cải cách hệ thống sở hữu trí tuệ, đồng thời giám sát việc thực hiện các luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Do vậy trong thời gian tới Việt Nam cần nhanh chóng có những cải cách trong vấn đề này để nó không còn là vấn đề mang ra thương lượng, thoả thuận sau này.
III. MỘT VÀI KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU.
1. Tiến trình đàm phán.
Có thể nói rằng quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu tiên. Tuy đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại nhưng Việt Nam cũng đã thực hiện những công việc sau:
- Tháng 6 - 1994 Việt Nam đã được công nhận là quan sát viên của GATT (nay là WTO).
- Ngày 4 - 1 - 1995 Ban thư ký WTO đã nhận được đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam.
- Ngày 26 - 8 - 1996 bản bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam được chính thức nộp cho Ban thư ký WTO và luân chuyển tới các thành viên.
- Tháng 4 - 1997 Việt Nam thành lập tổ công tác liên bộ về WTO. Tổ công tác liên bộ bao gồm đại diện một số bộ, ngành kinh tế có liên quan nhiều nhất đến tiến trình đàm phán.
- Tháng 5 - 1997 Việt Nam nhận được 655 câu hỏi từ các thành viên WTO.
- Ngày 7 - 5 - 1997 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập đoàn đàm phán chính phủ về vấn đề gia nhập WTO.
- Này 13 - 7 - 2000 Việt Nam đã ký Hiệp định quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là bản hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc, quy chế, ngôn ngữ của WTO. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam sau này.
2. Những kết quả đạt được.
Tiến trình đàm phán gia nhập WTO đã tạo nên một sức ép và đem lại những yêu cầu buộc Việt Nam tự nhìn nhận phương thức hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách của mình. Trước hết, đối với vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong chính sách, chế độ đối với cán bộ đặc biệt là cán bộ trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đàm phán quốc tế để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đến, Việt Nam đã có nhiều có gắng trong việc điều chỉnh chính sách thương mại của mình. Tìm mọi cách để đa dạng hoá thị trường, tạo quan hệ bạn hàng với nhiều nước, điều chỉnh và cắt giảm thuế... đã tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, trong quá trình điều chỉnh chính sách, Việt Nam đã cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật đổi mới, cải cách thủ tục hành chính...
IV. NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC.
Có thể nói rằng hệ thống chính sách thương mại Việt Nam vẫn chưa được rõ ràng gây khó khăn trong việc thi hành. Bộ máy quản lý hành chính quan liêu, thủ tục rườm rà, nhất là ở ngành hải quan làm giảm hiệu quả thương mại quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ và chưa có hệ thống luật bao trùm các lĩnh vực của WTO.
Hơn thế nữa nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nên có nhiều xáo động. Mặt khác trình độ nền kinh tế vẫn còn đang ở trình độ thấp gây nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế.
Việt Nam mới tiến hành mở cửa hơn 10 năm, nền kinh tế thị trường vẫn còn đang yếu ớt chưa thể so sánh được với các nước phát triển. Do vậy, còn nhiều yếu tố trong kinh tế thị trường chúng ta vẫn chưa có kinh nghiệm nên rất dễ bị thua thiệt trong quá trình gia nhập WTO. Yêu cầu đặt ra là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên về đàm phán, hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều cán bộ như vậy.
Đối với một số ngành, lĩnh vực nhà nước chiếm thế độc quyền nên người tiêu dùng bị thiệt vì chi phí cao. Một số ngành được bảo hộ thì làm ăn không hiệu quả dẫn đến thua lỗ ở các doanh nghiệp. Nếu tình trạng này không nhanh chóng giải quyết thì khó có thể bàn đến chuyện gia nhập WTO.
Đối với hàng hoá, thì hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối thấp. Đây có thể là do công nghệ lạc hậu, năng suất thấp dẫn đến giá thành cao, chất lượng thấp. Vì vậy, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá cũng là vấn đề nan giải, nếu không giải quyết kịp thời thì Việt Nam sẽ thua ngay khi tham gia AFTA chứ chưa cần đến việc gia nhập WTO.
Những hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân gây ra. Trước hết là do nước ta trải qua thời kỳ dài theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm trì trệ nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về lý luận. Trình độ công nghệ yếu kém, cơ cấu kinh tế lạc hậu. Việt Nam chỉ mới mở cửa được hơn 10 năm nên quan điểm hội nhập vẫn chưa rõ ràng chiến lược hội nhập còn dè dặt. Đối với vấn đề gia nhập WTO Việt Nam thực sự chỉ mới bắt đầu, chưa nghiên cứu kỹ về WTO, thiếu cán bộ chuyên môn về WTO... cho nên vấn đề đàm phán gia nhập WTO vẫn còn nhiều những khó khăn trở ngại, con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam còn rất nhiều chông gai mà Việt Nam phải vượt qua.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
1. TIẾP TỤC QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh công cuộc cải cách, tối đa hoá khả năng đáp ứng các yêu cầu của WTO. Điều này đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải thực sự năng động có nghĩa là cần phải có cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại. Do vậy trong thời gian tới, cần chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu của thị trường, giảm thiểu tỷ trọng nông nghiệp, phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, các ngành xuất khẩu.
Điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của WTO là quốc gia đó phải có nền kinh tế thị trường thực sự. Do đó Việt Nam cần phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường theo hướng:
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, mọi hình thức kinh doanh theo các hình thức sỡ hữu khác nhau đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh bình đẳng. Vấn đề bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cần phải được giải quyết thoả đáng vì nó sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế phát triển.
- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường phát triển các loại thị trường: vốn, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, lao động, dịch vụ... Nhà nước tôn trọng các nguyên tắc của thị trường tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, thực hiện những dự án trọng điểm, đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý, xây dựng pháp luật, kiểm tra giám sát việc thực hiện, đơn giản hoá các thủ tục hành chính...
2. ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VÀ VỮNG MẠNH.
Để xây dựng và phát triển được nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh thì vai trò quản lý của Nhà nước rất quan trọng. Tuy vậy, WTO luôn yêu cầu, khuyến cáo tất cả các nước thành viên phải duy trì hợp lý mức độ can thiệp vào thị trường, đảm bảo hoạt động tự do, cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Vì thế, cơ quan quản lý của Việt Nam phải phù hợp với mọi nền kinh tế thị trường và đáp ứng được các nhu cầu của quá trình cải cách kinh tế và gia nhập WTO. Việc Việt Nam tham gia vào WTO sẽ đòi hỏi có các thể chế mới và nhu cầu mới về kiến thức và kỹ thuật của bộ máy quản lý.
Do những yêu cầu cấp thiết của WTO, trong tương lai Việt Nam cần tiếp tục đổi mới thể chế theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp cho quá trình hội nhập quốc tế. Đổi mới thủ tục hành chính theo hướng xoá bỏ những quy định mang nặng tính quan liêu, bao cấp, phiền hà, sách nhiễu...
Kiện toàn hợp lý bộ máy Nhà nước theo hướng tách chức năng quản lý của Nhà nước với hoạt động kinh doanh. Thực hiện phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với việc nâng cao tính tập trung thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân. Tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp. Thực hiện hiện đại hoá công tác hành chính.
3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC THI TRONG CUỘC SỐNG.
Quá trình đàm phán gia nhập WTO phải trải qua một giai đoạn cực kỳ quan trọng, đó là giai đoạn minh bạch hoá chính sách. Do đó quá trình cải cách và hoàn thiện chính sách, đặc biệt là chính sách thương mại của Việt Nam là một điều tất yếu trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Các chính sách thương mại hiện hành mà không phù hợp với yêu cầu của WTO phải được sửa đổi hoặc bị bãi bỏ, và các chính sách mới được đưa ra nhất thiết phải phù hợp yêu cầu của WTO. Thời gian biểu của cải cách phải được xác định và gửi tới Nhóm làm việc và các thanh viên WTO để xin ý kiến và nêu những kiến nghị. Việt Nam cần phải nâng cao tính cụ thể, rõ ràng của các cơ chế ngoại thương và đảm bảo tính phù hợp của các chính sách của Việt Nam với các yêu cầu cuả WTO. Một điều cần thiết là thiết lập một cơ chế đánh giá chính sách thương mại cho Việt Nam trong các cuộc thương lượng với sự giúp đỡ của Ban thư ký WTO hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Và một điều không kém phần quan trọng quyết định đến sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam và sự thành công trong đàm phán gia nhập WTO, đó chính là hệ thống luật pháp Việt Nam. Có thể nói rằng, trong WTO tất cả các quốc gia thành viên đều xử lý mọi vấn đề theo luật thể hiện qua các cam kết ,các hiệp định đa phương. Để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe này của WTO đòi hỏi trong thời gian tới Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của mình. Quan trọng hơn cả là phải thiết lập một hệ thống luật phù hợp mà theo đó một hệ thống thương mại sẽ vận hành. Tại thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống luật phù hợp bao trùm các lĩnh vực của WTO như các luật về quyền sở hữu trí tuệ, ngân hàng, viễn thông và các biện pháp khắc phục rủi ro. Một nhu cầu rất khẩn cấp là Việt Nam cần khẩn trương xây dựng một cơ cấu luật đầy đủ, có khả năng đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác, phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế.
Việt Nam cũng phải tìm các biện pháp để xây dựng một xã hội bằng pháp luật tại Việt Nam. Thực tế cho thấy kinh tế chỉ có thể được phát triển và giữ vững khi có luật pháp tốt, thông tin đại chúng góp phần chống tham nhũng, các thương nhân doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kịp thời và chính xác nhờ vào việc tiếp cận tự do với các thông tin đầy đủ, chính xác. Trên thực tế Việt Nam chỉ có thể tiếp tục đạt được thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế và thành công trong quá trình đàm phán gia nhập WTO nếu có được sự đảm bảo bằng pháp luật.
4. ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VÀ KIỆN TOÀN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ.
Việt Nam cũng chuẩn bị đưa ra chương trình thuế cho các hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp, cũng như các chương trình dịch vụ tiến tới mức trung bình của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng sẽ phải cắt giảm hoặc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường cho các bạn hàng thương mại. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nên trước khi Chính phủ Việt Nam đưa ra chương trình chính thức cho WTO, cần phải nghiên cứu tổng thể, đánh giá việc ảnh hưởng của cắt giảm thuế và các nhân nhượng thị trường khác để giảm thiểu những thua thiệt có thể có.
Để có những bước đi đúng đắn phù hợp với yêu cầu của WTO về minh bạch hoá tài chính - tiền tệ, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp cụ thể. Thực hiện nguyên tắc công bằng, hiệu quả trong chính sách phân phối, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ. Cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết với WTO. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng dần tích luỹ cho đầu tư phát triển, tinh giảm biên chế bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy xã hội hoá khu vực sự nghiệp, đảm bảo cho người nghèo được hưởng các phúc lợi cơ bản. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương. Thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp, tách biệt tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, thực hiện công khai hoá tài chính. Các biện pháp nêu trên cần thực hiện đồng bộ có hiệu quả, làm lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một yêu cầu rất cơ bản và quan trọng của WTO đối với các nước đang xin gia nhập WTO.
Đối với chính sách tiền tệ, WTO cũng yêu cầu phải cụ thể hoá và lành mạnh hoá. Bởi vì các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá hối đoái, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở... nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ nâng cao được hiệu quả của thương mại quốc tế. Do đó trong thời gian tới dựa theo các yêu cầu cụ thể của WTO, Việt Nam sẽ sử dụng linh hoạt và có hiệu quả hơn các công cụ đó, nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Cần giải quyết dứt điểm những khoản nợ còn tồn đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán song phương sau này khi chuẩn bị gia nhập WTO. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng bởi vì WTO đã có các hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, trong đó ngân hàng là lĩnh vực rất được chú trọng. Nếu không cải cách Việt Nam sẽ dễ bị thua thiệt khi gia nhập WTO. Tiếp đến cũng trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam cần thành lập ngân hàng chính sách bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của nước ta với quốc tế, chủ yếu và quan trọng nhất là với WTO.
5. ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ CAO.
Quá trình đàm phán gia nhập WTO sẽ còn rất nhiều khó khăn, trở ngại. Để có thể vượt qua được những trở ngại đó, để đàm phán thuận lợi đạt kết quả tốt, mang lại nhiều lợi ích nhất cho Việt Nam khi gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải có một đội ngũ các cán bộ chuyên gia đàm phán đặc biệt xuất sắc trong vấn đề gia nhập WTO. Do đó Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo đội ngũ này. Cần có những yêu cầu khắt khe đối với lớp cán bộ này vì họ đại diện cho cả một quốc gia để đi đàm phán. Cần tạo điều kiện để họ nâng cao thêm tri thức hiểu biết về WTO, có như vậy khi đàm phán mới có thể giành được nhiều lợi ích nhất về cho Việt Nam. Đồng thời có thể thấy rằng, những cán bộ đi trước trong lĩnh vực đàm phán có nhiều kinh nghiệm hơn về kỹ thuật đàm phán và nghệ thuật đàm phán nhưng lớp cán bộ trẻ kế cận sẽ có nhiều thế mạnh hơn về sự năng động trong điều kiện hội nhập, khả năng tổng hợp và xử lý rất nhiều thông tin cùng một lúc. Trong thời gian tới, Việt Nam cần bỏ tiền ra để xây dựng những trường đào tạo chính quy về đàm phán bao gồm cả đàm phán song phương, đàm phán khu vực và đám phán đa phương (toàn cầu). Những trường này sẽ là nơi cung cấp các cán bộ, các chuyên gia hàng đầu về đàm phán sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng thành công trên con đường hội nhập quốc tế mà trước mắt là WTO.
6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ THÚC ĐẨY QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH VIÊN WTO.
Thế giới đang diễn ra quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ và xu hướng toàn cầu hoá đang trở thành xu thế phát triển của thời đại. Do đó phát triển quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế đối ngoại là nhân tố cơ bản góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Việt Nam cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với điều kiện của nước ta.
Việt Nam cần mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước thành viên WTO. Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, đặc biệt khi bắt đầu tiến trình đàm phán song phương. Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi đó đã có 7 nước trong ASEAN là thành viên của WTO (chỉ có Việt Nam, Lào, Campuchia chưa là thành viên của WTO), điều này tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình đàm phán. Đặc biệt hơn nữa là vào ngày 13-7-2000, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, khai thông được cản trở lớn nhất cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mỹ có thể được xem là quốc gia đứng đầu lãnh đạo WTO, do đó Việt Nam khai thông được quan hệ với Mỹ thì con đường gia nhập WTO của Việt Nam ngày càng mở rộng. Không những thế Việt Nam còn phải tranh thủ tận dụng những ưu đãi của Mỹ cho Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ để phát triển thương mại Việt Nam.
Ngoài ra, đối với các nước bạn hàng thương mại của Việt Nam như các nước Đông ÂU, EU, Việt Nam cũng cần có một bước tiến mới trong quan hệ thương mại với các nước này để tận dụng, tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với sự gia nhập WTO của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việc gia nhập WTO của Việt Nam tạo ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và các thành viên WTO.Một trong những thách thức đó là Việt Nam hiện tại có một địa vị kinh tế, chính trị hết sức đặc thù, mà đặc trưng của nó là sự kết hợp của một nền kinh tế đang chuyển đổi và là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Các đặc trưng đó làm phát sinh một vài vấn đề về việc Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, đó chính là sự "đổi mới" và các cải cách về thị trường, về các kiểm soát nhập khẩu và thâm nhập thị trường, trợ cấp xuất khẩu và vai trò của chính phủ, tự do hoá dịch vụ và các hạn chế đầu tư , đối xử đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế của mình.
Mặc dù Việt Nam gặp phải các thách thức ghê gớm trong các nỗ lực để hoà nhập vào hệ thống thương mại thế giới, nhưng Việt Nam cũng sẽ nhận được nhiều cơ hội lớn do tham gia vào WTO. Việt Nam cần nắm bắt được các cơ hội này để làm việc với các thành viên khác của WTO nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn xung quanh việc gia nhập WTO.
Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam mới chỉ đang ở những bước đi đầu tiên và trước mắt, đang còn rất nhiều những khó khăn trở ngại cần phải vượt qua. Vấn đề cốt yếu ở đây là Việt Nam cần phải thực sự chủ động trong vấn đề này. Một khi đã có sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn trong các cuộc thương lượng, đàm phán song biên và đa biên để nhanh chóng gia nhập WTO. Hơn thế nữa Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách kinh tế hơn nữa kết hợp chặt chẽ với việc mở rộng nâng cao các quan hệ đối ngoại. Việt Nam phải tận dụng được lợi thế là thành viên của ASEAN trong tiến trình đàm phán để đẩy mạnh tiến trình. Đồng thời, khi đã khai thông được quan hệ với Mỹ đặc biệt là đã ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì cần tận dụng tối đa lợi thế này.
Việt Nam chỉ mới mở cửa nền kinh tế được 15 năm và quá trình hội nhập kinh tế chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn còn rất nhiều chông gai và thử thách đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa, đồng bộ hơn nữa để giải quyết những khó khăn này.
Việt Nam cần có nhiều cải cách hơn nữa để phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vững chắc để gia nhập WTO. Nhưng vấn đề ngược lại thì quan trọng hơn nhiều. Đó là gia nhập WTO để phát triển kinh tế đất nước. Và đây là điều có thể khẳng định là tất yếu trong xu thế hiện nay. Trở thành thành viên của WTO sẽ là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những động lực giúp Việt Nam khắc phục có hiệu quả tình trạng kém phát triển hiện nay, từ đó thu hẹp dần khoảng cáhc với các nước trên thế giới về trình độ phát triển. Với ý nghĩa đó, rõ ràng là, chỉ khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam mới thực sự hoàn thành mục tiêu hoá nhập với cộng đồng quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Phan Kim Nga: Trung Quốc gia nhập WTO
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc , Số 2/2001, tr 15, 16, 17
2- Du Minh Khiêm (Đại học Trịnh Châu Trung Quốc): Vài nhận thức về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2/2001, Trang 19->Trang26.
3- TS. Nguyễn Phú Tụ: Việt Nam trên đường hội nhập WTO,Tạp chí phát triển kinh tế số 123/2001, Trang 15->Trang 17.
4- Danh Đức: Vài suy nghĩ về con đường đến với WTO của Trung Quốc, Tạp chí phát triển kinh tế số 110/2000, Trang 37->Trang40
5- TS. Trần Xuân Kiên: Để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, Tạp chí kinh tế và Dự báo, Số 1/2000, Trang 17,18
6- Lê Đăng Doanh: WTO và Việt Nam, Tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương, Số 2(23) Tháng 6-1999.
7- TSKH Võ Đại Lược: Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, những vấn đề kinh tế thế giới số 4(72) - 2001, tr32-tr42
8- Phan thị Thanh Hà: Hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều chỉnh một số chính sách thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2001, tr17-tr18
9- Từ diễn đàn Siatơn: Toàn cầu hoá và WTO, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr17 - tr45, tr341 - tr346 và tr357, tr399
10- WTO và triển vọng gia nhập của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 1997, tr20 - tr38 và tr96 - tr144.
11- Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001.
12- Thông tin trên Internet, địa chỉ: htt://www.wto.org.
13- GS.TS Tô Xuân Dân: Giáo trình Kinh tế học quốc tế.
NXB Giáo dục, Hà Nội 1995
14- GS.TS Tô Xuân Dân và TS Đỗ Đức Bình: Hội nhập với AFTA - Cơ hội và thách thức. NXB Giáo dục, Hà Nội 1997
PHỤ LỤC 1.
MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP KHÁC ĐỂ ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM.
* Việt Nam phải chống lại việc áp dụng các bảo vệ lựa chọn của các nước khác. Bởi vì, khi các thành viên WTO áp dụng một biện pháp bảo vệ trên cơ sở một lựa chọn nào đó, chẳng hạn là hàng hoá sử dụng nhiều lao động thì điều này gây tác động rất lớn đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Nếu Việt Nam chuẩn bị áp dụng những hạn ngạch cho hàng nhập khẩu theo các điều khoản đặc biệt đối với các nước đang phát triển, Việt Nam sẽ phải ở trong một vị thế hết sức mạnh để chống lại việc đưa các bảo vệ lựa chọn vào trong Nghị định thư gia nhập của mình. Nếu một vài thành viên WTO cố tình cho rằng các bảo vệ đặc biệt phải được đưa vào Nghị định thư, và Việt Nam không được từ chối, Việt Nam phải kiên trì ý kiến của mình với lý do Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và chỉ là một nước đang phát triển, vì vậy các bảo vệ lựa chọn phải bị bãi bỏ..
* Việt Nam phải dự tính một thoả thuận chuyển đổi khi tham gia WTO, nhất là những vấn đề giống như Trung Quốc. Thoả thuận này được rút ngắn thời hạn trong thời gian các cuộc thương lượng để Việt Nam nhận được các lợi ích sớm hơn của tự do hoá thương mại theo các Hiệp định của vòng Uruguay. Ngoài ra, các cải cách thương mại của Việt Nam phải gắn với sự hướng dẫn của WTO trong thời kỳ chuyển đổi.
* Việt Nam cần phải duy trì tất cả các quyền được đối xử đặc biệt như là một nước thành viên WTO đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phải thi hành tất cả các quyền của các nước đang phát triển theo WTO, vì lý do chính sách kinh tế và cải cách thương mại. Ví dụ, Việt Nam không trợ cấp cho nông nghiệp, như xuất khẩu gạo, không mong muốn thực thi quyền được trì hoãn bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu như theo Phụ lục 7 của Hiệp định trợ cấp của WTO. Một điều cũng nên làm là đàm phán từ bỏ thương mại giữa mức của đối xử đặc biệt và đối xử khác mà Việt Nam duy trì, và phạm vi đối với các nghĩa vụ khác mà Việt Nam phải thực hiện các khía cạnh của đối xử đặc biệt và đối xử khác nhau, như chương trình bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) đặc biệt hoặc việc áp dụng Hiệp định trợ cấp cho Việt Nam cũng đều cần phải được đàm phán.
* Việt Nam cần xã hội hoá các thông tin về WTO giúp mọi người, mọi tầng lớp hiểu biết về WTO sẽ giúp Việt Nam có những bước đi vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO mà không quá lo về mặt chính trị - xã hội. Cụ thể là giới kinh doanh và mọi người dân được tiếp xúc với các thông tin trực tiếp, chính xác về WTO; tổ chức các khoá học tìm hiểu WTO cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về WTO.
PHỤ LỤC 2
CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN VÀ QUAN SÁT VIÊN WTO
1. Các nước thành viên của WTO (tính đến 31/5/2001, thời điểm gia nhập của các nước này)
STT
Tên nước
Thời điểm
STT
Tên nước
Thời điểm
Anbania
08/09/2000
Korea, Republic of
01/01/1995
Angola
23/11/1996
Kuwait
01/01/1995
Antugua và Barbuda
01/01/1995
The Kyrgyz Republic
20/12/1998
Argentina
01/01/1995
Latvia
10/02/1999
Australia
01/01/1995
Lesotho
31/05/1995
Austria
01/01/1995
Liechtenstein
01/09/1995
Bahrain
01/01/1995
Lithuania
31/05/2001
Bangladesh
01/01/1995
Luxembourg
01/01/1995
Barbados
01/01/1995
Macau, China
01/01/1995
Belgium
01/01/1995
Madagarcar
17/11/1995
Belize
01/01/1995
Malawi
31/05/1995
Benin
22/02/1995
Malaysia
01/01/1995
Bolivia
12/09/1995
Maldives
31/05/1995
Botswana
31/05/1995
Mali
31/05/1995
Barazil
01/01/1995
Malta
01/01/1995
Brunei Darussalam
01/01/1995
Mauritania
31/05/1995
Bulgara
01/12/1996
Maurtius
01/01/1995
Burkina Faso
03/06/1995
Mexico
01/01/1995
Burundi
23/07/1995
Mongolia
29/01/1996
Cameroon
13/12/1995
Morocco
01/01/1995
Canada
01/01/1995
Mozambique
26/08/1995
Central African Republic
31/12/1995
Myanmar
01/01/1995
Chad
19/10/1996
Norway
01/01/1995
Chile
01/01/1995
Oman, Sultanate of
09/11/2000
Colombia
30/04/1995
Pakistan
01/01/1995
Congo
27/03/1997
Panama
06/09/1997
Costa Rica
01/01/1995
Papua New Guinea
09/06/1996
Cote d'lvoire
01/01/1995
Paraguay
01/01/1995
Croatia
30/11/2000
Peru
01/01/1995
Cuba
20/04/1995
Philippines
01/01/1995
Cyprus
30/07/1995
Poland
01/01/1995
Czech Republic
01/01/1995
Portugal
01/01/1995
Democractic Republic of the Congo
01/01/1995
Qatar
13/01/1996
Demark
01/01/1995
Romania
01/01/1995
Djibouti
31/05/1995
Rwanda
22/05/1996
Dominica
01/01/1995
Saint Kitts and Nevis
21/02/1996
STT
Tên nước
Thời điểm
STT
Tên nước
Thời điểm
Dominica Republic
09/03/1995
Saint Lucia
01/01/1995
Ecuador
21/01/1996
Saint vincent Grenadines
01/01/1995
Egypt
30/06/1995
Senegal
01/01/1995
El Salvador
07/05/1995
Sierra leone
23/07/1995
Estonia
13/11/1999
Singapore
01/01/1995
European Communities
01/01/1995
Slovakia Republic
01/01/1995
Fiji
14/01/1996
Slovennia
30/07/1995
Finland
01/01/1995
Solomo Islands
26/07/1996
France
01/01/1995
South Afica
01/01/1995
Gabon
01/01/1995
Spain
01/01/1995
The Gambia
23/10/1996
Sri Lanka
01/01/1995
Georgia
14/06/2000
Suriname
01/01/1995
Germany
01/01/1995
Swaziland
01/01/1995
Ghana
01/01/1995
Sweden
01/01/1995
Greece
01/01/1995
Switzerland
01/01/1995
Grenada
22/03/1996
Tanzania
01/01/1995
Guatemala
21/07/1995
Thailand
01/01/1995
Guinea Bissau
31/05/1995
Togo
31/05/1995
Guinea
25/10/1995
Trinidad and Tobago
01/03/1995
Guyana
01/01/1995
Tunisia
29/03/1995
Haiti
30/01/1996
Turkey
26/03/1995
Honduras
01/01/1995
Uganda
01/01/1995
Hong kong, China
01/01/1995
United Arab Emirates
10/04/1996
Hungary
01/01/1995
United Kingdom
01/01/1995
Iceland
01/01/1995
United States
01/01/1995
India
01/01/1995
Uruguay
01/01/1995
Indonesia
01/01/1995
Venezuela
01/01/1995
Ireland
01/01/1995
Zambia
01/01/1995
Israel
21/04/1995
Zimbabwe
05/03/1995
Italy
01/01/1995
Jamaica
09/03/1995
Jordan
11/04/2000
Japan
01/01/1995
Kenya
01/01/1995
2. C¸c níc quan s¸t viªn
STT
Nước
STT
Nước
Algeria
18
Moldova
Andorra
19
Nepepal
Armenia
20
Russian Federation
Azerbaijan
21
Samoa
Bahamas
22
Sao Tome and Principe
Belarus
23
Saudi Arabia
Bhutan
24
Seychells
Bosnia and Herzegovina
25
Sundan
Cambodia
26
Chinese Taipei
Cape Verde
27
Tonga
People's Repu
28
Ukraine
Ethiopia
29
Uzbekistan
Former Yugoslav Republic of Macedonia
30
Vanuatu
Holy See (vatican)
31
Vietnam
Kazakstan
32
Yemen
Lao People's Democcratic Republic
33
Yugoslavia, Fe, Rep, of
Lebanon
3. Các tổ chức quốc tế là quan sát viên của Đại Hội Đồng.
Liên hiệp quốc (UN)
Hội nghị Thương mại phát triển của Liên Hợp Quốc
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
Ngân hàng Thế giới (WB)
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
Ghi chú :
Ngoại trừ Holy See (Toà thánh), các nước khác phải bắt đầu các cuộc đàm phán trong vòng 5 năm để trở thành quan sát viên.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của VN - Thực trạng & triển vọng.doc