MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH:
1.1. CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH trang 6
1.2. PHÂN BIỆT MÁY TÍNH XÁCH TAY VÀ MÁY BÀN trang 11
1.3. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀN trang 11
PHẦN 2. NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG MÁY TÍNH:
2.1. MAINBOARD .trang 14
2.2. CPU .trang 20
2.3. RAM trang 23
2.4. Ổ ĐĨA CỨNG . trang 28
2.5. CD, CD-RW, DVD .trang 38
2.6. FDD .trang 42
2.7. BÀN PHÍM , CHUỘT .trang 43
2.8. MÀN HÌNH trang 50
2.9. BỘ NGUỒN trang 58
2.10. VỎ MÁY . trang 64
PHẦN 3. BẢO TRÌ , NÂNG CẤP MÁY TÍNH:
3.1. BẢO TRÌ MÁY TÍNH .trang 68
3.2. NÂNG CẤP MÁY TÍNH . trang 70
- NÂNG CẤP CPU .trang 70
- NÂNG CẤP RAM trang 71
- NÂNG CẤP ROM BOIS trang 73
- NÂNG CẤP HDD trang 75
- NÂNG CẤP CD-ROM, CD-RW .trang 76
- NÂNG CẤP HỆ ĐIỀU HÀNH trang 76
PHẦN 4. MỘT SỐ LỖI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:
4.1. LỖI MAINBOARD trang 78
4.2. LỖI Ổ CỨNG trang 79
4.3. LỖI RAM .trang 79
4.4. LỖI CPU .trang 80
4.5. LỖI NGUỒN MÁY TÍNH trang 81
4.6. LỖI MÀN HÌNH . .trang 81
4.7. LỖI MÁY TÍNH NHẬN BIẾT QUA ÂM THANH trang 82
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang dần đổi mới và buớc vào thời kí công nghiệp , vừa xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nuớc. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp , khu đô thị , cao ốc Do đó, ngành công nghệ thông tin không thể nào thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia trong tố chức WTO nói riêng đặt ra cho nền kinh tế và sản xuất của chúng ta cần phải đáp ứng được các yêu cầu chung của thế giới. Có thể nhận thấy một điều là nền sản xuất của chúng ta hiện tại mang tính thủ công và hết sức lạc hậu, do đó điều kiện cần và đủ để quá trình hội nhập thành công là phải hiện đại hóa nền kinh tế, hiện đại hóa và tự động quá trình sản xuất.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật và gần đây nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Với sự trợ giúp của máytính và hệ thống máy tính, con người đã nâng cao năng suất và tự động hóa ngày một hiệu quả hơn.
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự việc có 3 điểm ảnh vật lý (thực) dùng để hiển thị 2 điểm ảnh hiển thị (do người sử dụng thiết đặt), điều xảy ra lúc này là hai điểm ảnh vật lý ở sẽ hiển thị trọn vẹn, còn lại một điểm ảnh ở giữa sẽ hiển thị một nửa điểm ảnh hiển thị này và một nửa điểm ảnh hiển thị kia - dẫn đến chỉ có thể hiển thị màu trung bình, dẫn đến sự hiển thị không rõ nét.
Điểm chết trong màn hình tinh thể lỏng
Một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng là các điểm chết của nó (khái niệm điểm chết không có ở các loại màn hình CRT).
Điểm chết được coi là các điểm mà màn hình không thể hiển thị đúng màu sắc, ngay từ khi bật màn hình lên thì điểm chết chỉ xuất hiện một màu duy nhất tuỳ theo loại điểm chết.
Điểm chết có thể xuất hiện ngay từ khi xuất xưởng, có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Điểm chết có thể là điểm chết đen hoặc điểm chế trắng. Với các điểm chết đen chúng ít lộ và dễ lẫn vào hình ảnh, các điểm chết trắng thường dễ nổi và gây ra sự khó chịu từ người sử dụng.
Theo công nghệ chế tạo các điểm chết của màn hình tinh thể lỏng không thể sửa chữa được. Thường tỷ lệ xuất hiện điểm chết của màn hình tinh thể lỏng chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm xuất xưởng nên các hãng sản xuất có các chế độ bảo hành riêng. Một số hãng cho phép đến 3 điểm chết (mà không bảo hành), một số khác là 5 điểm do đó khi lựa chọn mua các màn hình tinh thể lỏng cần chú ý kiểm tra về số lượng các điểm chết sẵn có.
Để kiểm tra các điểm chết trên các màn hình tinh thể lỏng, tốt nhất dùng các phần mềm chuyên dụng (dẫn dễ tìm các phần mềm kiểu này bởi chúng thường miễn phí), nếu không có các phần mềm, người sử dụng có thể tạo các ảnh toàn một màu đen, toàn một màu trắng, toàn một màu khác và xem nó ở chế độ chiếm đầy màn hình (full screen) để kiểm tra.
Công nghệ màn hình tinh thể lỏng phải sử dụng các đèn nền để tạo ánh sáng đến các tinh thể lỏng. Khi điều chỉnh độ sáng chính là điều chỉnh ánh sáng của đèn nền. Điều đáng nói ở đây là một số màn hình tinh thể lỏng có hiện tượng lọt sáng tại các viền biên của màn hình (do cách bố trí của đèn nền và sự che chắn cần thiết) gây ra cảm giác hiển thị không đồng đều khi thể hiện các bức ảnh tối. Khi chọn mua cần thử hiển thị để tránh mua các loại màn hình gặp lỗi như vậy, cách thử đơn giải nhất là quan sát viền màn hình trong thời điểm khởi động Windows xem các vùng sáng có quá lộ hay không.
Màn hình rộng và màn hình chuẩn 4:3 thông thường
Trong màn hình tinh thể lỏng thường có hai loại, màn hình theo chuẩn 4:3 thông thường và màn hình theo chuẩn rộng. Với màn hình kiểu CRT thì thông dụng nhất vẫn theo chuẩn thông thường, rất cá biệt mới có màn hình rộng.
Tuy nhiên hiện nay xu thế người sử dụng đang dần chuyển sang sử dụng màn hình rộng bởi dần các game hỗ trợ màn hình rộng tốt hơn. Vấn đề lựa chọn giữa loại thường và rộng hiện nay cũng hay gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn bởi thói quen sử dụng của từng người.
2.8.3. Màn hình máy tính loại khác:
Ngoài hai thể loại chính thông dụng trên, màn hình máy tính còn có một số loại khác như:
Màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng là các loại màn hình được tích hợp thêm một lớp cảm biến trên bề mặt để cho phép người sử dụng có thể điều khiển, làm việc với máy tính bằng cách sử dụng các loại bút riêng hoặc bằng tay giống như cơ chế điều khiển của một số điện thoại thông minh hay Pocket PC.
Màn hình cảm ứng xuất hiện ở một số máy tính xách tay cùng với hệ điều hành Windows XP Tablet PC Edition. Một số máy tính cho các tụ điểm công cộng cũng sử dụng loại màn hình này phục vụ giải trí, mua sắm trực tuyến hoặc các mục đích khác - chúng được cài đặt hệ điều hành Windows Vista mới nhất.
Màn hình máy tính sử dụng công nghệ OLED
Là công nghệ màn hình mới với xu thế phát triển trong tương lai bởi các ưu điểm: Cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao...
Về cơ bản, ngoại hình màn hình OLED thường giống màn hình tinh thể lỏng nhưng có kích thước mỏng hơn nhiều do không sử dụng đèn nền.
Các kiểu giao tiếp kết nối của màn hình máy tính
Hai kiểu giao tiếp thông dụng giữa màn hình máy tính và máy tính là: D-Sub và DVI.
D-Sub là kiểu truyền theo tín hiệu tương tự, các màn hình CRT đều sử dụng giao tiếp này.
DVI là kiểu truyền theo tín hiệu số, đa phần màn hình tinh thể lỏng hiện nay sử dụng chuẩn này, phần còn lại vẫn sử dụng theo D-Sub. Kiểu giao tiếp này có ưu điểm hơn so với kiểu D-Sub là có thể cho chất lượng ảnh tốt hơn. Tuy nhiên để sử dụng kiểu DVI đòi hỏi cạc đồ hoạ phải hỗ trợ chuẩn này (đa số các cạc đồ hoạ rời đều có cổng DVI, tuy nhiên cạc đồ hoạ tích hợp sẵn trên bo mạch chủ phần nhiều là không hỗ trợ).
Điều chỉnh màn hình máy tính
Mặc định theo sản xuất, các chế độ làm việc được đưa về thông số thiết kế, do đó tuỳ thuộc vào người sử dụng mà cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Với các màn hình tinh thể lỏng, hầu hết việc điều chỉnh chỉ liên quan đến thiết lập chế độ hiển thị, màu sắc. Với các màn hình kiểu CRT cần phải điều chỉnh nhiều hơn. Do đặc điểm chuyển đổi giữa chế độ hình ảnh, chế độ chuyển đổi giữa các cuộn lái tia sẽ làm việc khác nhau, do đó để phù hợp với chế độ phân giải thường xuyên sử dụng của người dùng máy tính, cần phải thiết lập lại màn hình cho phù hợp (hình ảnh chiếm đầy màn hình, không tạo sự méo mó, biến dạng khi hiển thị). Phần dưới đây chỉ nói đến việc điều chỉnh màn hình CRT và được tiến hành theo thứ tự.
Đưa toàn bộ thiết lập của màn hình về mặc định: Do việc điều chỉnh sự dịch chỉnh khung hình có thể được thực hiện trên máy tính (bởi một số driver cạc màn hình cho phép) nên có thể đã thực hiện một số sự điều chỉnh trên hệ thống, cần đưa về mặc định trước khi thực hiện việc điều chỉnh trên màn hình.
Tiến hành điều chỉnh trên màn hình thông qua các nút điều chỉnh: Chỉnh khung hình hiển thị nhỏ hơn so với các giới hạn mép biên của khung hình về mọi hướng (điều chỉnh nhỏ đi đồng đều). Căn chỉnh vị trí khung hình nhỏ về phía trung tâm khung hình. Căn chỉnh giãn đều về hai hướng trái phải và trên xuống sao cho khung hình chiếm đầy đủ màn hình (thực hiện 2 lần với hai chiều ngang và dọc). Điều chỉnh độ xoay nghiêng, độ méo không đồng đều theo chiều dọc và độ lệch (thành hình bình hành) sao cho khung hình ngay thẳng và hợp lý nhất.
Tích hợp thiết bị khác trên màn hình máy tính
Ngoài chức năng hiển thị, màn hình máy tính ngày nay còn được tích hợp các tính năng khác:
Loa: Thường một số hãng sản xuất tích hợp loa vào một số model kể cả của loại CRT và tinh thể lỏng. Loa thường được gắn hai chiếc vào hai bên để phát stereo, một số màn hình được sản xuất cho các games thủ còn có cả các loa siêu trầm. Một cách khác loa cũng có thể được gắn chìm hoặc giấu phía sau màn hình.
Micro: cũng có thể được gắn kèm vào màn hình (thường đi cùng với loa).
Webcam: được tích hợp sẵn với một số model của màn hình máy tính. Kết hợp giữa micro, loa, webcam sẽ phù hợp cho một số người sử dụng thường xuyên tán ngẫu trực tuyến (chat).
Tuy nhiên tất cả các tính năng gắn thêm này thường được tích hợp chủ yếu cho người dùng văn phòng, chất lượng của chúng thường ở tầm thấp, không thể dùng cho các mục đích chuyên nghiệp.
2.9. NGUỒN MÁY TÍNH:
Nguồn máy tính là một thiết bị cung cấp điện năng chobo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác..., đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.
2.9.1. Nguyên lý hoạt động:
Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz.
Nguồn máy tính được lắp trong các máy tính cá nhân, máy chủ, máy tính xách tay. Ở máy để bàn hoặc máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các cạc đồ hoạ cao cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay.
Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.
2.9.2. Vai trò :
Nguồn máy tính là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy tính, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định của một máy tính ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng...) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.
Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).
2.9.3. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính :
Nguồn máy tính không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính bao gồm:
- Đầu cắm vào bo mạch chủ là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân - Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân + Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU) có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân, các nguồn mới thiết kế cho các bo mạch chủ đời mới sử dụng loại tám chân.
- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) (peripheral connector): Gồm bốn chân.
- Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm bốn chân.
- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: Gồm bốn dây.
- Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân.
- Các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được nối với các dây dẫn màu để phân biệt đường điện áp, thông thường các dây dẫn này được hàn trực tiếp vào bản mạch của nguồn. Tuy nhiên có một số nhà sản xuất đã thay thế việc hàn sẵn vào bản mạch của nguồn bằng cách thiết kế các đầu cắm nối vào nguồn. Việc cắm nối có ưu điểm là loại bỏ các dây không cần dùng đến để tránh quá nhiều dây nối trong thùng máy gây cản trở luồng gió lưu thông trong thùng máy, nhưng theo tác giả (TMA) thì nó cũng có nhược điểm: Tạo thêm một sự tiếp xúc thứ hai trong quá trình truyền dẫn điện, điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc kém dẫn đến không thuận lợi cho quá trình truyền dẫn.
2.9.4. Quy ước mầu dây và mức điện áp trong nguồn máy tính:
Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau:
- Màu đen: Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là GND, hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.
- Màu cam: Dây có mức điện áp: +3,3 V
- Màu đỏ: Dây có mức điện áp +5V.
- Màu vàng: Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các nguồn chỉ có một đường +12V)
- Màu xanh Blue: Dây có mức điện áp -12V.
- Màu xanh Green: Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn. Nếu nguồn ở trạng thái không hoạt động, hoặc không được nối với máy tính, ta có thể kích hoạt nguồn làm việc bằng cách nối dây kích hoạt (xanh green) với dây 0V (Hay COM, GND - màu đen). Đây là thủ thuật để kiểm tra sự hoạt động của nguồn trước khi nguồn được lắp vào máy tính.
- Dây màu tím: Điện áp 5Vsb (5V standby): Dây này luôn luôn có điện ngay từ khi đầu vào của nguồn được nối với nguồn điện dân dụng cho dù nguồn có được kích hoạt hay không (Đây cũng là một cách thử nguồn hoạt động: Đo điện áp giữa dây này với dây đen sẽ cho ra điện áp 5V trước khi kích hoạt nguồn hoạt động). Dòng điện này được cung cấp cho việc khởi động máy tính ban đầu, cung cấp cho con chuột, bàn phím hoặc các cổng USB. Việc dùng đường 5Vsb cho bàn phím và con chuột tuỳ theo thiết kế của bo mạch chủ - Có hãng hoặc model dùng điện 5Vsb, có hãng dùng 5V thường. Nếu hãng hoặc model nào thiết kế dùng đường 5Vsb cho bàn phím, chuột và các cổng USB thì có thể thực hiện khởi động máy tính từ bàn phím hoặc con chuột máy tính.
- Một số dây khác: Khi mở rộng các đường cấp điện áp khác nhau, các nguồn có thể sử dụng một số dây dẫn có màu hỗn hợp: Ví dụ các đường +12V2 (đường 12V độc lập thứ 2); +12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)có thể sử dụng viền màu khác nhau(tuỳ theo hãng sản xuất) như vàng viền trắng, vàng viền đen.
2.9.5. Công suất và hiệu suất:
Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt: Công suất cung cấp, công suất tiêu thụ và công suất tối đa...Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp khi nguồn máy tính được bán cho người tiêu dùng, do đó cần lưu ý đến cả hai thông số này.
Công suất tiêu thụ:Là công suất mà một nguồn máy tính tiêu thụ với nguồn điện dân dụng. Công suất tiêu thụ được tính bằng W là công suất mà người sử dụng máy tính phải trả tiền cho nhà cung cấp điện (tất nhiên phải tính thêm công suất của màn hình máy tính trong trường hợp máy tính thuộc loại máy tính cá nhân)
Công suất cung cấp:của nguồn được tính bằng tổng công suất mà nguồn cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị hoạt động. Công suất cung cấp thường phụ thuộc vào số lượng và các đặc tính làm việc của thiết bị. Công suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại của nguồn.
Công suất cung cấp của nguồn máy tính ở các thời điểm và chế độ làm việc khác nhau là khác nhau, nó không bình quân và trung bình như nhiều người hiểu. Các thiết bị thường xuyên thay đổi công suất tiêu thụ thường là:
- CPU: Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: Khi làm việc ít, khi giảm tốc độ (thường thấy ở các CPU cho máy tính xách tay, các CPU dòng Core 2 duo của Intel...), khi làm việc tối đa.
- Cạc đồ hoạ: Khi cần xử lý một khối lượng đồ hoạ lớn (khi chơi games, xử lý ảnh, biên tập video...) cạc tiêu tốn hơn mức bình thường.
- Chipset cầu bắc (NB): linh kiện tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên bo mạch chủ, nếu bo mạch chủ tích hợp sẵn cạc đồ hoạ thì chipset cầu bắc tiêu tốn năng lượng hơn, và giao động mức tiêu thụ tuỳ theo chế độ đồ hoạ.
- Ổ quang: Khi đọc hoặc ghi sẽ tiêu tốn năng lượng hơn mức bình thường.
- Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ của hệ thống.
Công suất cực đại tức thời: của nguồn máy tính là công suất đạt được trong một thời gian ngắn. Công suất này có thể chỉ đạt được trong một khoảng thời gian rất nhỏ - tính bằng mili giây (ms). Rất nhiều hãng sản xuất nguồn máy tính đã dùng công suất cực đại tức thời để dán lên nhãn sản phẩm của mình.
Công suất cực đại liên tục: Là công suất lớn nhất mà nguồn có thể đạt được khi làm việc liên tục trong nhiều giờ, thậm trí nhiều ngày. Công suất này rất quan trọng khi chọn mua nguồn máy tính bởi nó quyết định đến sự làm việc ổn định của máy tính.
Thông thường một hệ thống máy tính không nên thường xuyên sử dụng đến công suất cực đại liên tục bởi khi này một trong các linh kiện điện tử trong nguồn máy tính làm việc đạt đến (hoặc xấp xỉ) ngưỡng cực đại của nó.
Hiệu suất của nguồn máy tính được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn.
Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất 100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường...) do đó hiệu suất của một thiết bị rất quan trọng.
Trong nguồn máy tính, năng lượng tiêu hao không mong muốn chủ yếu là nhiệt năng và từ trường, điện trường.
Các bộ nguồn máy tính tốt thường có hiệu suất đạt trên 80%. Thông thường các nguồn được kiểm nghiệm đạt hiệu suất trên 80% được dán nhãn "sản phẩm xanh - bảo vệ môi trường" hoặc phù hợp chuẩn 80+.
Chiếm đa số các nguồn máy tính trong các máy tính tự lắp ráp hiện nay trên thị trường Việt Nam là các nguồn chất lượng thấp hoặc ở mức trung bình. Hiệu suất các nguồn này chỉ đạt nhỏ hơn 50-70%.
2.9.7. Giải nhiệt cho nguồn máy tính :
Các linh kiện khác không cần giải nhiệt hoặc giải nhiệt tự nhiên bằng luồng gió cưỡng bức qua nguồn: IC (ít toả nhiệt), tụ điện , điện trở (thường), biến áp (có sinh nhiệt nhưng ít hơn nên có thể giải nhiệt tự nhiên) và các linh kiện khác.
Các linh kiện điện tử được giải nhiệt bằng các tấm tản nhiệt kim loai áp sát trực tiếp vào linh kiện. Các tấm tản nhiệt kim loại thường sử dụng dùng hợp kim nhôm. Các tấm tản nhiệt thường có hình dạng phức tạp để có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nhất, có định hướng đón gió từ các quạt làm mát nguồn.
Đa số các nguồn chất lượng tốt đều có cơ chế điều chỉnh tốc độ quạt, khi nguồn làm việc với công suất thấp, các quạt quay chậm để đảm bảo không ồn. Khi công suất đạt đến mức cao hoặc cực đại thì các quạt quay ở tốc độ cao.
Đa số các quạt cho nguồn là loại quạt dùng bạc, ở một số nguồn chất lượng tốt dùng quạt dùng vòng bi. Quạt dùng vòng bi thường bền hơn (đạt khoảng 400.000 giờ làm việc), quay nhanh hơn, ít ồn hơn so với quạt dùng bạc (quạt dùng bạc có tuổi thọ cao nhất khoảng 100.000 giờ làm việc).
2.10. VỎ MÁY :
Vỏ máy tính là một thiết bị dùng gắn kết và bảo vệ các thiết bị phần cứng trong máy tính . Vỏ máy tính có nhiều thể loại khác nhau, các thiết kế riêng biệt của vỏ máy tính đã tạo ra các sự khác biệt của các hãng máy tính khác nhau và các model khác nhau trong cùng một hãng.
- Vỏ máy tính cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
Đủ cứng vững để đảm bảo chịu lực va đập (ở mức độ thấp) từ mọi hướng; không làm tác động lực đến các thiết bị bên trong khi mang vác, di chuyển máy tính.
Có các vị trí để gắn các thiết bị trong máy tính: nguồn máy tính , bo mạch chủ, các loại ổ đĩa quang , ổ đia cứng , ổ đĩa mềm hoặc ổ ZIP, các thiết bị ngoại vi.
Có khả năng thông gió tốt, có thể trang bị các quạt làm mát ở một số vị trí tuỳ thuộc vào bo mạch chủ.
Có khả năng tiếp nhận nhiệt từ các thiết bị và tản nhiệt ra môi trường.
Có khả năng hạn chế sự thâm nhập của côn trùng và bụi vào trong máy tính. Hạn chế tiếng ồn ra ngoài.
Có gắn sẵn các thiết bị tối thiểu:
Nút Power để khởi động máy tính.
Hai loại đèn LED để báo hiệu chế độ hoạt động của nguồn điện trong bo mạch chủ và chế độ làm việc của các ổ cứng, ổ quang.
Có thể có nút Reset để khởi động lại hệ thống khi gặp lỗi cần reset lại chế độ làm việc của phần cứng (một số máy tính chuyên chiếc của các hãng sản xuất không sử dụng nút này)
-Kích thước vỏ máy tính
Tuỳ theo các hệ thống khác nhau mà có sự thay đổi về kích thước vỏ máy tính.
Thông thường máy tính cá nhân có gồm hai thể loại nguồn gốc: Máy tính được thiết kế riêng biệt, do các hãng sản xuất phần cứng thiết kế và lắp ráp mọi chi tiết (thường gọi là "máy đồng bộ") và loại máy tính được người sử dụng tự lắp ráp từ các linh kiện riêng lẻ.
Đối với các loại máy tính đồng bộ, vỏ máy tính thường nhỏ gọn, có kích thước phù hợp với bo mạch chủ trong máy tính. Đối với các máy tính do người sử dụng tự lắp ráp đòi hỏi vỏ máy tính phải phù hợp với nhiều loại kích thước của bo mạch chủ khác nhau.
-Vật liệu chế tạo:
Vỏ máy tính thường được chế tạo bằng tổng hợp nhiều loại vật liệu khác nhau tại các vị trí khác nhau. Chiếm đa phần nhất là thép để chế tạo các khung chính; các tấm đỡ và khoang ổ cứng, ổ quang; tấm đỡ định vị bo mạch chủ; phần mặt sau và phần trong của mặt trước.
Vỏ phần hai mặt bên: Chế tạo bằng tôn với các loại vỏ máy tính thông thường, bằng hợp kim nhôm đối với các vỏ máy tính chất lượng cao.
Mặt trước đa phần được chế tạo bằng nhựa. Đối với một số loại vỏ máy tính mặt trước được cấu tạo bằng lưới hoặc tấm hợp kim nhôm.
Phần vỏ ngoài của vỏ máy tính thường được sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện để đảm bảo về thẩm mỹ và chống gây rò rỉ điện ảnh hưởng đến người dùng.
Một số loại vỏ máy tính được cấu tạo bằng các vật liệu khác như mi ca ở toàn bộ vỏ ngoài (hoặc một phần) nhằm tạo ra sự độc đáo, giúp người dùng có thể nhìn xuyên vào bên trong máy tính, tuy nhiên vật liệu này thường không đủ các điều kiện về cứng vững và tản nhiệt, các loại vỏ máy tính kiểu này chỉ có giá trị về hình thức.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một số phần của vỏ máy tính có thể được chế tạo bằng các loại vật liệu khác thường như: gỗ, thuỷ tinh...
-Tính chất cứng vững:
Vỏ máy tính cần phải có tính cứng vững để đảm bảo định vị tốt các thiết bị bên trong. Đối với các ổ cứng, ổ quang và ổ mềm có thể không cần đến sự cứng vững bởi bản thân chúng đã có thể chịu đựng sự va đập nhưng đối với các bo mạch (bo mạch chủ cũng như các bo mạch mở rộng khác) cần yêu cầu sự cứng vững của vỏ máy tính bởi tính chất này có thể làm ảnh hưởng đến chúng. Nếu vỏ máy tính có thể bị biến dạng hoặc bị vặn vẹo thì các bo mạch đang được định vị chắc chắn vào chúng sẽ bị vặn xoắn dẫn đến hư hỏng. Một mặt khác, đa số các bộ xử lý hiện nay đều toả nhiều nhiệt, cần dùng đến các bộ tản nhiệt đồ sộ (chứa nhiều đồng hoặc thậm chí có các bộ tản nhiệt bằngđồng nguyên khối) hoặc các chipset cầu bắc và cầu nam đều được tản nhiệt kết hợp với các bo mạch đồ hoạ cao cấp rất nặng nề - Tạo ra tổng thể hệ thống thiết bị trên bo mạch chủ khá nặng, nếu như tấm định vị bo mạch chủ không đủ cứng vững sẽ làm uốn vặn, gây đứt mạch dẫn đến hư hỏng sau một thời gian sử dụng
-Sự chính xác khi lắp ráp thiết bị:
Sự chính xác khi chế tạo vỏ máy tính khi lắp ráp các bo mạch chủ và bo mạch mở rộng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị này. Bởi việc sản xuất vỏ máy tính bằng các phương thức khác nhau: tự động, bán tự động hay thủ công đều có thể dẫn đến việc chế tạo thiếu chính xác
-Lưu thông gió và tản nhiệt:
Bên trong máy tính là các thiết bị sẽ sinh ra nhiệt , các nguồn nhiệt có thẻ phát ra từ : CPU, chipset cầu bắc , chipset cầu nam , RAM, ổ cứng , các transistor nguồn của bo mạch chủ .. Do đó vỏ máy tính cần có khả năng lưu thông gió để làm mát các thiết bị tỏa nhiệt này .
Nếu sự lưu thông gió không đảm bảo tốt, khi máy tính làm việc bên trong thùng máy sẽ tăng dần nhiệt độ, dẫn đến hệ thống làm việc không ổn định và gây giảm tuổi thọ các thiết bị.
Sự lưu thông và quá trình làm mát trong thùng máy không thể thực hiện theo chế độ tự nhiên, các vỏ máy tính thường được thiết kế từ một, hai quạt trở lên và gắn ở các vị trí khác nhau tuỳ theo thiết kế của thùng máy và chuẩn của bo mạch chủ.
-Vỏ máy tinh thiết kế mở rộng các tính năng :
Nhằm hấp dẫn người dùng, các hãng sản xuất đã thiết kế các vỏ máy tính với nhiều tính năng cộng thêm ngoài các tiêu chuẩn thông thường.
Hiển thị nhiệt độ và điều khiển tốc độ quạt: Loại này có một màn hình LCD nhỏ ở phía mặt trước có chức năng hiển thị một số thông tin: Nhiệt độ bên trong thùng máy (thông qua một sensor cảm biến nhiệt của vỏ máy tính), tốc độ quạt của thùng máy, chế độ chuyển dữ liệu của ổ cứng và ổ quang (thông qua tín hiệu đèn của máy tính)...vỏ máy loại này có thể thiết lập để giữ nhiệt độ thùng máy ở một thông số nào đó do người dùng thiết đặt do sự điều khiển tốc độ quạt lưu thông gió của vỏ máy tính.
Vỏ máy bảo mật với khoá chống trộm: Loại vỏ máy được tích hợp sẵn các khoá để khoá vỏ máy tính với một vật cố định nào đó (như bàn làm việc).
PHẦN 3 : BẢO TRÌ NÂNG CẤP MÁY TÍNH
3.1. BẢO TRÌ MÁY TÍNH :
Các thành phần cớ bản :
vỏ máy và bộ nguồn
mainboard
CPU và quạt CPU
Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa mềm
Ổ đĩa CDROM
Màn hình
Bộ điều hợp màn hình
Card ân thanh
Card modem
Bàn phím
Chuột
Cáp ide
Cáp ổ đĩa mềm
Cáp audio ổ đĩa cdrom
Phầm mềm
Đĩa mền khởi động
Trong quá trình sử dụng máy vi tính, ta nên bỏ ra một chút thời gian để chăm sóc nó. Một số thao tác đơn giản có thể giúp máy chạy nhanh và êm hơn, cũng như có thể phòng tránh những hư hỏng .
Lau chùi và tra dầu cho quạt: Trong các thiết bị của máy vi tính thì quạt dễ bị đóng bụi và gây tiếng ồn nhất. Để lau chùi, trước tiên bạn phải tháo quạt ra, sau đó dùng một chổi lông mềm quét sạch bụi xung quanh và trên cánh quạt. Chú ý, không nên dùng khí nén để thổi bụi trên các cánh quạt, vì tốc độ thổi của khí nén có thể làm cánh quạt quay quá tốc độ giới hạn và làm hỏng quạt. Để tra dầu cho quạt thì trước tiên bạn dùng vít hay vật nhọn nào đó tháo nắp nhựa đậy trên quạt (có một số quạt không có nắp này), tiếp theo gỡ miếng bảo vệ ra, sau đó nhỏ duy nhất một giọt dầu vào lỗ chính giữa của quạt, rồi đậy kín lại là xong.
Làm sạch các bộ phận bên trong: Công việc này nên làm ít nhất hai lần mỗi năm. Đầu tiên, mở thùng máy ra và dùng khí nén để thổi vào các góc khuất của máy trước, sau đó bạn mới thổi tới các phần còn lại, nếu không có dụng cụ thổi khí nén thì có thể dùng chổi lông mềm để lau chùi cũng được, sau đó lấy quạt gió thường để thổi sạch bụi còn bám vào máy. Ta cũng cần làm sạch bộ phận tản nhiệt của CPU và các bộ tản nhiệt khác. Tháo quạt CPU ra, sau đó lấy khí nén hay chổi lông làm sạch các cánh tản nhiệt, giúp CPU giải nhiệt tốt hơn.
Đặt máy ở vị trí thoáng mát: Đặt máy vi tính cao hơn mặt đất ít nhất 30 cm và xa tường ở khoảng cách tương tự. Chú ý không nên đặt máy ở góc tường và trong phòng kín vì nó có thể làm không khí trong phòng nóng lên và gây nóng máy! Bạn cũng nên tránh để chó, mèo đến gần máy vì lông của nó có thể bay vào máy tính, quạt, bàn phím...
Có thể nói các nhiệm vụ cơ bản cho việc bảo trì máy tính là những nhiệm vụ mà hầu như người dùng nào cũng biết, tuy nhiên thời điểm nào thực hiện công việc nào và tần xuất thực hiện như thế nào thì chắc chắn không phải tất cả. Chính vì vậy trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về các nhiệm vụ cơ bản này nhưng nhấn mạnh hơn cả là vấn đề tần xuất cần thực hiện mỗi nhiệm vụ đó.
Thường xuyên kiểm tra hệ điều hành: Tốt nhất là nên nâng cấp nó lên phiên bản mới nhất, cũng như tải các bản update để vá các lỗ hổng.
Hàng ngày: Backup dữ liệu. Chắc chắn sẽ chẳng ai muốn mất những công việc mình đang làm hôm qua. Vì vậy hãy thực hiện backup hàng ngày cho tài liệu, ảnh và dữ liệu ứng dụng của bạn.
Hàng tuần: Quét malware.Chương trình antivirus thời gian thực cũng chưa thể được gọi là hoàn hảo; đôi khi chúng vẫn có kẽ hở để các phần mềm độc hại có thể vượt qua và xâm nhập vào máy bạn. Để được an toàn, hãy thực hiện quét phần mềm độc hại bằng một chương trình bảo mật khác.
Để thực hiện vấn đề này, bạn cần phải có một chương trình đáng tin cậy. Bạn có thể sử dụng một chương trình miễn phí nào đó và không cần yêu cầu phần mềm này có bộ bảo vệ thời gian thực. Chúng tôi có gợi ý cho các bạn một số chương trình như SUPERAntiSpyware hoặc Anti-Malware của Malwarebytes. Tốt nhất là bạn nên sử dụng cả hai và chạy xen kẽ mỗi phần mềm một tuần.
Hàng tháng: Dồn ổ cứng. Qua thời gian, các file của bạn sẽ chất đống và bị phân mảnh – tạo ra nhiều mẩu dữ liệu nằm dải rác đâu đó trong phần vật lý của ổ đĩa cứng. Ảnh hưởng của vấn đề này có thể dẫn đến làm chậm máy tính và khó khăn trong việc render.
Windows có một chương trình defragger khá hoàn hảo. trong Windows Explorer, kích chuột phải vào ổ C: và chọn Properties. Kích tab Tools, sau đó kích nút Defragment Now.
Người dùng XP sẽ nhận được một nút để bắt đầu quá trình dồn ổ. Tuy nhiên hai hệ điều hành Vista và Windows 7 lại cung cấp cho bạn một tùy chọn để có thể cấu hình việc dồn ổ theo lịch trình. Đây là một cải tiến khá thú vị giúp bạn có thể lập trình trình một cách tự động công việc dồn ổ cho ổ đĩa cứng của mình.
3.2. NÂNG CẤP MÁY TÍNH:
3.2.1. Nâng cấp CPU:
Thông thường hầu hết mọi người đều cho là chỉ cần mua một bộ vi xử lý có tốc độ lớn nhất là hoàn toàn có thể đáp ứng được những cần thiết. Tuy nhiên điều đó không thực sự đúng, khi mua một CPU có tốc độ rất cao, có thể là cao nhất vào thời điểm chọn, nhưng lại nghĩ là CPU có tốc độ cao như vậy thì sẽ tiết kiệm không cần phải mua RAM với dung lượng lớn. Điều đó quả là không có lợi cho bài toán tối ưu hệ thống.
Trong khoảng thời gian máy tính đang thực hiện việc trao đổi bộ nhớ thì một CPU có tốc độ cao sẽ lãng phí rất nhiều thời gian trong quá trình chờ đợi nhàn rỗi này. Khoảng thời gian này thường diễn ra liên tục chính vì vậy mà hiệu suất toàn hệ thống sẽ không cao.
Mỗi hệ thống đều có mục đích riêng của nó. Phải làm sáng tỏ về mục đích sử dụng cho máy tính của mình. Ví dụ, nếu máy tính đước sử dụng chính như một tài nguyên gia đình được dùng chung và lướt web thì không nên chọn máy tính có cấu hình cao như máy chơi game. Hãy xem xét vào toàn bộ các mục tiêu chính cho hệ thống trước khi chọn CPU. Điều đó làm cho bạn tiết kiệm được một khoản vì có thể không cần mua những bộ bộ vi xử lý có tốc độ quá cao. Điều đó cũng có nghĩa là có thể sử dụng số tiền đó cho mục đích khác, ví dụ như mua một ổ cứng có dung lượng lớn hơn chẳng hạn.
Hầu hết các hướng dẫn về nói qua về cách chọn CPU dựa trên ứng dụng sẽ sử dụng, nhưng chúng ta lại cho rằng mô hình sử dụng mới là cái quan trọng hơn bản thân những ứng dụng. .
Các nhiệm vụ nền sau sẽ không là vấn đề chính cho sự lựa chọn CPU nhưng cũng cần phải biết để tối thiểu hóa sử dụng CPU cho các nhiệm vụ này.
Cân bằng ở đây có nghĩa là cân bằng những gì cần thiết. Những cần thiết như trên chúng ta cũng đã đề cập đến là hoàn toàn khác nhau. Nếu thực hiện rất nhiều việc liên quan đến đồ họa thì chọn một bộ bộ vi xử lý có tốc độ cao và “cơ bắp” mới thích hợp được với các card đồ họa 3D. Còn nếu trong trường hợp bạn chỉ lướt web, làm việc với word thì chỉ cần đến một CPU với tốc độ vừa phải và có thể chọn luôn cả card đồ họa tích hợp luôn trong mainboard.
Một hệ thống được gọi là cân bằng sẽ giảm thiểu cho rất nhiều chi phí trong khi đó hiệu suất thu được là hoàn toàn đáp ứng được với nhu cầu, không có thành phần nào trong thiết bị phải nhàn rỗi chờ đợi thành phần khác thực thi phần nhiệm vụ của nó.
3.2.2. Nâng cấp Ram:
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory), được gọi chung là RAM thường là yếu tố mà người dùng máy tính chọn để nâng cấp khi muốn tăng tốc độ xử lý cho hệ thống. Và khi nhắc đến việc nâng cấp RAM cho hệ thống, phần khó nhất không phải là việc lắp đặt bộ nhớ RAM vào bo mạch chủ như thế nào mà là ở chỗ chọn sao cho đúng và chính xác các loại RAM phù hợp.
Xem kỹ bo mẹ trong PC của mình để xác định loại Ram cụ thể phù hợp với hệ thống máy. Biết rõ những yêu cầu của bo mẹ trước khi mua Ram thì mọi việc sẽ thông suốt. Mua liều làm cho hệ thống không khởi động được, gây ra các thông báo lỗi cố định, hoặc (trong trường hợp xấu nhất) có thể làm hỏng ngay chính bộ Ram đó.
Dưới đây là những điều cần biết rõ về bo mẹ của mình trước khi mua bộ nhớ.
Kiểu Ram. Bộ chip (chip set) trên bo mẹ sẽ quyết định hệ thống máy hỗ trợ kiểu bộ nhớ nào. Hầu hết các bộ chip Pentium thế hệ đầu tiên hỗ trợ DRam loại Fast Page Mode, thường gọi ngắn gọn là DRam, hoặc loại có tốc độ nhanh hơn gọi là Edo Ram.
Kiểu đế cắm. Các chip nhớ được bán ra theo hai kiểu môđun: Simm và Dimm . Hầu hết các bo mẹ của hệ thống 386 và 486 đều dùng đế cắm Simm 72 chân. Môđun Dimm 168 chân chứa Edo Dram hoặc SDram; loại Dimm này thường thấy trên các máy Pentium thế hệ đầu tiên và trên tất cả các máy Pentium II.
Mặc dù môđun Dimm có thể lắp từng chiếc một, nhưng môđun Simm 72 chân thì phải cài đặt theo từng đôi (gọi là bank) có cùng dung lượng. Một số loại bo mẹ yêu cầu phải cắm môđun nhớ vào đế theo một thứ tự xác định - thông thường các môđun lớn nhất vào các bank đầu tiên. Có một số ít bo mẹ đòi hỏi bạn phải dùng các môđun cùng một cỡ.
Tốc độ. Các loại chip nhớ chạy theo các tốc độ khác nhau. Các chip Dram và Edo Dram nói chung có tốc độ 80, 70, hoặc 60 nanô giây (thông thường trên vỏ chip Dram hoặc Edo Dram đều có ghi số hiệu cho biết tốc độ của chip). Lắp bộ nhớ nhanh vào một bo mẹ chậm thì được nhưng sẽ không tăng hiệu năng hệ thống. Còn lắp bộ nhớ chậm vào bo mẹ nhanh có thể gây ra trục trặc. Cho nên phải mua bộ nhớ có cùng tốc độ với loại bộ nhớ đang được lắp trên bo mẹ.
Kiểm tra lỗi. Một số môđun Ram có sẵn khả năng kiểm tra lỗi (gọi là parity), nhưng một số khác thì không. Không được lẫn lộn chúng với nhau. Rất may là đa số các hệ máy Pentium đều dùng bộ nhớ không parity, cho nên vấn đề này không có ảnh hưởng đối với đa số người mua bộ nhớ. Bạn cũng có thể tiến hành kiểm tra chương trình cài đặt CMos; việc kiểm tra lỗi phải được thiết lập trong Bios.
Màu chân cắm. Các môđun Simm và Dimm loại cũ đều có chân mạ vàng phù hợp với màu của các đế cắm bộ nhớ trên bo mẹ. Loại bo mẹ và bộ nhớ mới dùng thiếc cho đỡ tốn nên có chân màu bạc. Để đạt kết quả tốt nhất, không dùng lẫn hai loại màu chân này; qua vài năm có thể hình thành một lớp ôxit gây ra lỗi bộ nhớ.
Số lượng Ram cần thiết cho PC nhiều hay ít là tùy thuộc vào hệ điều hành và công việc phải gánh vác của nó. Muốn biết PC đang có bao nhiêu Ram, hãy nhấp nút phải chuột lên My Computer.Proper-ties và chọn nhãn General.
Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, sẽ nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng khi cho chạy các trình ứng dụng hoặc chuyển đổi giữa chúng với nhau . Tuy nhiên, càng bổ sung thêm nhiều Ram, mức độ tăng hiệu năng ứng với mỗi megabyte sẽ không tăng lên tương ứng. Quy luật giảm dần tác dụng bộc lộ rõ ở đây. Tồi tệ nhất là một số máy Pentium thậm chí còn chạy chậm hẳn lại. Lý do là có một số bộ chip - những chip dùng để điều khiển luồng dữ liệu chạy trong PC - chỉ hỗ trợ cache cho 64 MB đầu tiên trong Ram hệ thống.
Đúng số lượng môđun : Ngoài việc phải chú ý đến các đặc trưng của bo mẹ, còn phải xác định số lượng môđun và tổ hợp của các môđun nhớ để mua cho đúng. Các yếu tố này phụ thuộc vào số lượng đế cắm còn trống trên bo mẹ và dung lượng môđun nhớ mà bo mẹ có thể hỗ trợ.
Các bo mẹ chỉ tiếp nhận những tổ hợp nhất định nào đó của các môđun nhớ trong các đế cắm bộ nhớ của chúng. Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẽ liệt kê lượng Ram tổng cộng được hỗ trợ và các tổ hợp môđun nhớ đặc trưng để tạo nên lượng RAM đó.
3.2.3. Nâng cấp Rom Bios:
Nâng cấp BIOS hay flash BIOS, flash Firmware nói chung là những thao tác cập nhật phần mềm điều khiển (BIOS) cho bo mạch chính (mainboard). Các thao tác này thường tiềm tàng những mối nguy hiểm cho phần cứng máy. Song, đôi lúc đó lại là cách nhanh nhất để giúp fix lỗi hệ thống, tăng cường khả năng hỗ trợ phần cứng và giải quyết được những vấn đề tưởng chừng như phức tạp không ngờ tới.
BIOS là : BIOS (Basic Input/Output System) là thành phần rất quan trọng trong một hệ thống máy tính. Nó đóng vai trò như một chương trình điều khiển, quản lý việc kết nối các thiết bị trên máy tính. Nhiều người vẫn lẫn lộn giữa khái niệm BIOS và CMOS và ROM BIOS. Ta có thể hiểu một cách đơn giản, CMOS là công nghệ chế tạo chíp ROM (bộ nhớ chỉ đọc) và BIOS chính là phần mềm được thiết kế và cài đặt trên chíp CMOS (nên chíp này còn được gọi là ROM BIOS). Ngày nay, BIOS được nạp vảo các chíp dạng Flash ROM và có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra. Vậy vì sao phải flash BIOS, flash BIOS có thực sự cần thiết hay không?
Flash BIOS – Cải thiện những tính năng đáng giá cho phần cứng hệ thống : Thực ra, không phải lúc nào ta cũng thực hiện việc flash BIOS, nhất là khi hệ thống máy tính vẫn hoạt động ổn định. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nhất định thì việc flash BIOS là cần thiết. Một trong những ứng dụng thường gặp nhất của flash BIOS chính là nâng cao khả năng nhận diện CPU đời mới. Ứng dụng thứ hai của việc flash BIOS là bổ sung tính năng để tương thích với các thiết bị phần cứng mới và fix lỗi do người dùng phát hiện trong quá trình hoạt động. Đó cũng là lý do vì sao các phiên bản BIOS luôn được cập nhật khi các dòng sản phẩm mới được phát hành.
Và điều cuối cùng hãy nhớ, nếu như hệ thống hoạt động không ổn định mà các thao tác trên phần mềm không thể can thiệp được, lúc bấy giờ bạn hãy nghĩ đến việc flash BIOS.
Flash BIOS không nguy hiểm như: Có thể xóa hay cài đặt phiên bản BIOS mới tương tự như cài đặt phần mềm vào hệ thống, thao tác thực hiện khá dễ dàng, thời gian thực hiện vài chục giây cho đến vài phút. Trong các tài liệu đính kèm trên hầu hết các mainboard, nhà sản xuất đều cung cấp trang chủ để bạn download phần mềm, nơi đây cũng sẽ chứa luôn các phiên bản mới của BIOS và các công cụ dùng để flash. Tuy nhiên, việc flash BIOS khá nguy hiểm nếu thao tác sai, phiên bản BIOS không phù hợp hay flash giữa chừng bị sự cố mất điện thì hệ thống sẽ không thể khởi động được. Do đó, cần tuân thủ các quy tắc dưới đây để đảm bảo an toàn.
Một số quy tắc trong quá trình flash BIOS: Hiện nay, chủng loại BIOS có khá nhiều, từ các hãng AMI, Award… Song, một số quy tắc chung cho việc flash BIOS là:
- Chỉ tải BIOS từ chính trang chủ của nhà sản xuất và chọn đúng phiên bản BIOS dành cho model máy của mình.
- Chỉ nên thực hiện flash bằng công cụ mà nhà sản xuất cung cấp, tuyệt đối không dùng công cụ của hãng thứ ba.
- Nên sử dụng các công cụ của nhà sản xuất máy tính để kiểm tra phiên bản BIOS hiện thời, đồng thời cảnh báo nếu phiên bản mới bị lỗi hay không hợp lệ trước khi tiến hành flash
3.2.4. Nâng cấp HDD:
Lắp đặt ổ cứng mới là một trong các nâng cấp phổ biến nhất và là sự đầu tư có ích vào máy tính. Nhưng hãy thực tế: nếu máy là 486 hoặc Pentium các đời đầu thì nâng cấp chẳng có lợi gì lắm, bởi những chip này không chạy kịp với tốc độ lưu chuyển dữ liệu cực nhanh của các ổ cứng đời mới nhất, thành thử lại vô hiệu hóa chính thế mạnh của ổ cứng là tốc độ. Nếu đó là trường hợp của mình , có lẽ đã đến lúc cần đầu tư mua hẳn một hệ mới.
Một khi vẫn quyết định nâng cấp ổ cứng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng kinh nghiệm và kỳ vọng của mình. Nếu mới làm quen với máy tính, chưa gì đã ngán ngẩm nghĩ đến việc cầm ốc vít, hoặc nếu quá vụng tay vụng chân, hãy để một dịch vụ máy tính làm giúp. Mặt khác, nếu thành thạo máy tính thì lắp ổ đĩa mới chẳng phải việc gì khó. Hiện nay các bộ nâng cấp ổ cứng đều có kèm theo chỉ dẫn từng bước cũng như dụng cụ lắp đặt và cáp. Thậm chí các bộ nâng cấp còn có một phần mềm giúp loại trừ hoàn toàn những khó khăn vì không tương thích với các hệ cũ hơn và tự động hóa việc chuyển dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.
Nếu máy chưa tới một năm tuổi, có thể nó có một giao diện UltraDMA cài sẵn, đôi khi gọi là UltraATA hay AT-4, hoạt động tuyệt hảo với các ổ UltraDMA hiện nay. Có thể gắn ổ UltraDMA vào một EIDE chuẩn - là giao tiếp thường có trong các máy tính sản xuất trong vòng ba bốn năm trở lại đây, nhưng hiệu quả sẽ không được tối đa như với ổ UltraDMA. Các máy tính cũ hơn cần nâng cấp BIOS thì mới có thể chạy với UltraDMA; hãy kiểm tra lại với nhà sản xuất. Nếu máy của không có giao tiếp UltraDMA (xem lại trong chỉ dẫn kèm theo máy), bỏ ra thêm 60 - 80 USD mua một card UltraDMA để gắn thêm vào, ổ đĩa mới sẽ hoạt động hoàn hảo ngay.
Nâng cấp CD-ROM , CD-RW:
Ngày nay đĩa CD có lẽ đã trở nên quen thuộc với hầu hết chúng ta. Nếu muốn cài đặt Microsoft Office 97, hay chơi trò chơi hoặc đơn giản chỉ nghe bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven trong khi làm việc, cần phải chạy đĩa CD. Điều này có nghĩa là phải có một ổ CD-ROM. Nhưng nếu muốn xem phim trên máy vi tính, hay tự làm phim hoặc chuẩn bị hệ thống để sẵn sàng tiếp nhận những phần mềm thế hệ mới, cần phải nâng cấp ổ đĩa.
Nâng cấp hệ điều hành:
Thực hiện một sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng đối với một số phương tiện truyền thông khác với ổ đĩa cứng. Nếu việc cài đặt tai nạn hoặc có vấn đề trong quá trình nâng cấp, có nguy cơ mất đi một số hoặc tất cả các dữ liệu .
Chống phân mảnh đĩa cứng của máy tính đĩa. Nén tất cả các file cho đến khi không có tập tin bị phân mảnh trên ổ đĩa . Trong quá trình cài đặt một hệ điều hành mới có nhiều tập tin sẽ được ghi vào đĩa cứng và tốt nhất là để họ sao chép vào tập tin trên đĩa cứng được liên tục và không bị phân mảnh.
Tạo một thư mục mới cho hệ điều hành mới sẽ được cài đặt vào. Thông thường nâng cấp sẽ được đặt trong thư mục cửa sổ hiện hành. Cách tốt nhất là cài đặt vào một thư mục khác nhau để một số tập tin hiện đang có trên hệ thống được bảo tồn cho đến khi chắc chắn rằng tất cả mọi thứ hoạt động. Một thay thế cho điều này là để sao chép toàn bộ nội dung thư mục cửa sổ hiện tại vào một thư mục mới mà có thể lưu trữ các bản sao của các tập tin trong, cho đến khi chắc rằng mọi thứ đang chạy đúng trên hệ điều hành mới.
Khởi động lại máy tính sau khi hoàn thành các hoạt động ở bước 1. Bắt đầu quá trình nâng cấp là tốt nhất thực hiện với một hệ thống mới. Khởi động lại máy tính sẽ khôi phục lại nó đến một nhà nước biết đến và bắt đầu nâng cấp với một hệ thống mà chỉ có một số giới hạn của máy tính quá trình đang chạy.
Đặt đĩa nâng cấp vào ổ CD và nó sẽ tự động chạy để bắt đầu cài đặt. Có được thông tin mà cần phải nhập trong thời gian đầu của quá trình này. CD có số serial có sẵn. Trả lời tất cả câu hỏi của chương trình cài đặt và chấp nhận tất cả các giá trị mặc định mà chương trình cung cấp trừ khi biết chính xác những gì đang làm. Các giá trị mặc định là tốt nhất cho hầu hết người dùng thiếu kinh nghiệm.
Khởi động lại máy tính một thời gian cuối cùng khi cài đặt nâng cấp đã hoàn thành. Một lần nữa, đây là phương pháp tốt nhất bắt đầu từ một điểm được biết đến trong trường hợp gặp vấn đề với hệ thống.
Khởi động lại máy tính và thực hiện chống phân mảnh đĩa trên các ổ đĩa cứng. Trước khi các tập tin bắt đầu lộn xộn thứ lên một lần nữa, hãy chắc chắn rằng ổ cứng là để. Điều này sẽ cung cấp hầu hết các không gian trống đĩa cứng đã có sẵn cho các chương trình mới và các tập tin.
Đi qua các chương trình mà có trên hệ thống và chắc chắn rằng tất cả họ đều mở và hoạt động mà không có lỗi. Nâng cấp một hệ điều hành trên máy tính có thể gây ra vấn đề với phần mềm hiện tại. Nếu gặp vấn đề, kiểm tra trang web của nhà sản xuất cho các bản vá lỗi và sửa lỗi cho các vấn đề với hệ điều hành nhất định.
Khôi phục tất cả các sao lưu các tập tin và dữ liệu trong một số trường hợp bị mất hoặc thay đổi trong quá trình cài đặt nâng cấp.
PHẦN 4 : MỘT SỐ LỖI TRONG MÁY TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
4.1. Lỗi mainboard:
Mainboard là thành phần chính yếu trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống chập chờn không ổn định hoặc hệ thống ngừng hoạt động… Nói chung là rất khó chịu.
- không nhận card mở rộng , AGP, sound… không nhận RAM… lỗi này đa số là do các mối tiếp xúc giữ mainboard với các card mở rộng hoặc có thể là do chân RAM rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt.
xử lý: vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác và thử lại.
- Chết BIOS: Lỗi này trước đây do một loại virus chuyên ăn Chip BIOS. Ngoài ra lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được
Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất mainboard, model, Fix… càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về chép .
- Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định): Hiện tượng máy hay treo giữa chừng màn hình đứng cứng không làm gì đfược, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới. Quan sát các tụ hóa trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên
Xử lý: Thay các tụ này tại trung tâm máy tính
4.2. Lỗi ổ cứng :
Dấu hiệu của một ổ cứng bắt đầu “đỏng đảnh” Là một thành phần hết sức quan trọng của máy nên khi ổ cứng bị lỗi thì gần như ngay lập tức sẽ “hứng chịu” những vấn đề như tốc độ mở, lưu, xóa các tệp tin rất chậm hay máy tính thường xuyên bị treo .
Điều dễ nhận ra dấu hiệu ổ cứng bắt đầu hư hại là máy đọc dữ liệu quá chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng lâu ngày, thường xuyên mất điện đột ngột hoặc tắt máy không đúng quy cách. Thêm vào đó, một thói quen xấu của nhiều người là ấn restart mỗi khi 1 ứng dụng nào đó bị lỗi “Not Responding” cũng khiến ổ cứng nhanh đến hạn nghỉ hưu.
Một lỗi khác thường gặp là không nhận ổ đĩa. Khi gặp lỗi này sẽ thấy thông báo “Disk Boot Failure” và không thể khởi động được máy. Có thể ổ cứng đã bị hỏng. Hãy kiểm tra lại toàn bộ cáp ổ cứng cũng như cáp ổ CD room. Vệ sinh các điểm tiếp xúc như khe cắm, tất cả các đầu cáp data và cáp nguồn. Nếu không được, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần và "hầu bao" để sắm một chiếc ổ cứng mới.
Thông thường khi xử lý những tác vụ nặng nề cũng có thể khiến máy bị treo trong khoảng một thời gian nhưng khi nguyên nhân là do đĩa cứng thì chuột và bàn phím đều không thể sử dụng được và chỉ còn một cách để thoát khỏi tình trạng đó là khởi động lại máy. Sau đó sẽ là sự xuất hiện những “vị khách không mời mà đến” là những tệp tin rất lạ không biết từ đâu ra.
Quá trình khởi động máy cũng sẽ gặp những trục trặc như bị đứng hoặc không nhận ổ cứng. Trường hợp nặng hơn là khi bị lỗi vật lý, đĩa cứng sẽ phát ra những âm thanh to hơn bình thường và đôi lúc có những âm thanh rất lạ như tiếng “cạch” to.
4.3. Lỗi RAM:
Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến các sự cố máy tính như không thể khởi động, chạy chậm hoặc đột nhiên treo. Ngoài lí do tuổi tác, nhiều khi RAM lỗi do cách sử dụng của chính người dùng. Rất nhiều trường hợp người sử dụng máy vi tính đã mua và lắp những thanh RAM không phù hợp với mainboard và không hiểu tại sao máy tính không thể khởi động (Ví dụ mainboard chỉ hỗ trợ RAM DDR2 nhưng lại cắm RAM DRR3).
Bên cạnh đó, những sự cố cũng bắt nguồn từ việc người sử dụng đã "bắt" chiếc RAM làm việc quá sức bằng việc chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc hoặc lạm dụng các phần mềm cheat, hack speed… Bởi vậy, nên kiểm tra lại RAM nếu gặp những trường hợp như máy bị treo dù đang chạy những chương trình rất nhẹ nhàng hoặc khi máy phát ra những tiếng “bíp” ngắn liên tục lúc khởi động.
Hãy kiểm tra tiếp xúc của RAM, tháo ra lau chùi và cắm lại thật chặt. Nếu đang dùng 2 thanh RAM thì hãy chạy thử từng thanh RAM một bởi rất có thể 1 trong 2 thanh RAM đã bị lỗi. Để chắc chắn hơn, có thể sử dụng một số chương trình kiểm tra dung lượng và sức khỏe của RAM.
4.4 . Lỗi CPU:
Nếu máy tính có hiện tượng chậm dần sau khi khởi động được 1 thời gian nhất định, treo hoàn toàn và không thèm khởi động bất chấp việc nhấn nút Restart, hoặc hay thường xuyên tắt ngóm khi đang sử dụng thì nguyên nhân thường thuộc về bộ vi xử lý trung tâm (CPU). Chủ yếu lỗi trên là do CPU quá nóng. Nếu vậy, biện pháp giải quyết tốt nhất nên vệ sinh và bôi keo tản nhiệt cho Chip.
Tuy nhiên, cũng nên để ý xem liệu quạt tản nhiệt có bị hỏng hoặc vô tình quên cắm lại giắc nguồn của quạt tản nhiệt sau khi tháo ra để vệ sinh hay không. Một điểm cần lưu ý nữa là thùng máy. Hãy chọn một chiếc vỏ case tốt để đảm bảo luồng khí nóng tỏa ra khi các linh kiện hoạt động được lưu thông dễ dàng. Đừng ham rẻ vì điều đó có thể vô tình biến phần bên trong chiếc máy tính thành một thiết bị kém . Cuối cùng cũng nên cân nhắc đến việc thay CPU mới nếu màn hình đen ngòm lúc khởi động vì đó là dấu hiệu của một con chip đã kém
4.5. Lỗi nguồn máy tính:
Nguồn đôi khi khiến máy không khởi động được, không nhận CD hay HDD đã vội đỗ lỗi cho HDD khi thấy không nhận mà quên mất 30-40% là lỗi do nguồn. Nếu lỗi gây nên tình trạng không nhận HDD hay CDROM thì thử đôi dây cắm nguồn khác còn hay bỏ các dây cắm không cần thiết như CDROM vấn đề có giải quyết không. Một trong những lý do cho tình trạng này là do ho hỏng nguồn. Máy tính không kích nguồn được.Một trong các nguyên nhân là Nguồn chết
Khắc phục: ta có thể kiểm tra đường dầy cấp của nguồn và nếu trường hợn không phải do dây ta lên thay một cái nguồn khác .
4.6. Lỗi màn hình máy tính :
Theo cấu tạo: Loại phổ biến dùng đèn (CRT) loại tinh thể lõng (LCD). Các lỗi thường gặp của màn hình máy tính:
- Lỗi màu không đúng, vào xem phim thì rổ rổ như là không đúng, không đủ màu. Đối với người có kinh nghiệm sử dụng máy tính thì dễ thấy đây là pan chưa nhận đúng driver Card màn hình.
- Mất hẳng một màu, hoặc chỉ còn một màu: Do lõng cáp, cắm chắc lại là OK.Nhưng sau nhiều lần cắm vẫn bị, Có thể dây nối tính hiệu bị đứt ruột bên trong. Nếu thay dây khác mà vẫn bị. Bo màu bên trong bị hở mối hàn. Nếu chấm mạch các mối hàng vẫn còn bị thì có thể transitor công suất màu, IC giải mã màu bị lỗi ta có thể thay thế .
- Hình bị giật giật, lúc không, lúc mất màu lúc bình thườrg: có thể dây bị lỗi hoặc lỏng ta có thể cắm lại dây hoặc thay dây mới. Nếu đã kiểm tra dây xong mà vẫn bị có thể máy bị hở mạch toàn bộ. Tháo máy chấm mối hàn trên mạch.
- Hình nhòe chữ không đọc nỗi bật lên để chừng 15 phút mới rỏ lại bình thường: Màn hình máy tính bị ẩm do để máy trong môi trường ẩm ước.
- Hình hơi tối, mờ nhưng chỉnh sáng lên thì màn hình cứ hoắc lên không rỏ lắm và nhìn nhức mắt: thì đây có thể do bóng hình đã quá yếu ta lên thay màn hình khác.
4.7. Lỗi máy tính nhận biết qua âm thanh:
Khi khởi động, máy tính sẽ tự động thực hiện một quá trình tự kiểm tra ,gọi tắt là POST. Quá trình này sẽ kiểm tra hầu như toàn bộ các phần cứng bên trong máy như CPU, RAM, card màn hình, ổ cứng… Nếu mọi thứ đều ổn thì hệ thống sẽ tải hệ điều hành, nhưng nếu có vấn đề chúng sẽ báo lỗi. Vậy lỗi đó là cách nhận biết mã báo lỗi âm thanh (beep code) dùng cho các máy tính sử dụng BIOS Award hoặc Phoenix. Trước hết cần xem qua một số mã lỗi âm thanh thường gặp sau đây:
Tiếng bíp
Tình trạng hệ thống
1 ngắn
Ổn định
1 dài 1 ngắn
RAM bị lỗi
1 dài 2 ngắn
Card màn hình bị lỗi
Dài liên tục
RAM không được gắn đúng
Ngắn liên tục
Bộ cấp nguồn bị lỗi hay bị quá nhiệt
NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ GIÁO
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* chúng em xin chân thành cám ơn thầy cô!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính.doc