Đề tài Tìm hiểu hệ thống điện nhà máy đạm Ninh Bình

Khi tất cả các nhân viên đã kiểm tra và làm các thủ tục chuẩn bị nhận ca xong. Trưởng ca tổ chức hội ý nhận ca, nghe các nhân viên trong kíp báo cáo tình hình kiểm tra các thiết bị do họ quản lý. Nếu không có vấn đề gì vướng mắc, Trưởng ca tóm tắt phương thức vận hành, các thiết bị vận hành, dự phòng, các thiết bị sửa chữa, phương thức kết nối hệ thống, những vấn đề cần chú ý trong ca và tình hình, nhiệm vụ khác, sau đó dẫn toàn kíp vào nhận ca.

doc35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống điện nhà máy đạm Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI BÁO CÁO TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN NHÀ MÁY ĐẠM NINH BÌNH Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Chương I: Tổng quan về hệ thống điện nhà máy Đạm Ninh Bình I. Giới thiệu chung Hệ thống điện nhà máy Đạm Ninh Bình được cung cấp bởi 2 lộ đường dây trên không 35Kv lấy từ trạm 110Kv khu công nghiệp Ninh Phúc. Hai đường dây trên không 35kV và cáp nối với 2 máy biến áp chính T1, T2 thông qua máy cắt 331 và 332. Hai máy biến áp T1 (HTVR-0-1) và T2 (HTVR-0-2) 35KV/10.5KV công suất 12.5 MVA (ONAN), 16MVA (ONAF) xuống ba thanh cái 10.5KV được hòa đồng bộ với ba máy phát điện chính của nhà máy là S1, S2, S3 có công suất là 12 MW. Với hệ thống 10.5kV sử dụng hệ thống 1 thanh cái có phân đoạn. Có 3 phân đoạn A, B, C; 2 máy biến áp T1, T2 được nối riêng biệt với thanh cái 10.5kV: A và C. 3 máy phát có điện áp định mức là 10.5kV được nối với hệ thống 10.5kV qua 3 thanh cái A, B, C. Từ trạm điện SS300 điện áp 10.5KV được cung cấp tới các trạm điên: SS301, SS302, SS303, SS305 và từ các trạm điện này phân phối điện tới các trạm nhỏ để cung cấp điện cho toàn nhà máy. Ngoài ra trong nhà máy còn sử dụng máy phát Diezel cung cấp cho các phụ tải đặc biệt của trạm 302, 303, 305, 311. Hệ thống điện một chiều được sử dụng trong nhà máy cung cấp cho các phụ tải: chiếu sáng khẩn cấp, bơm dầu tuabin khẩn cấp, các tải điều khiển liên tục, rơle bảo vệ, nguồn cho vận hành điều khiển các máy cắt. Các cấp điện áp trong nhà máy: 35KV, 10.5KV, 0.4KV II. Sơ đồ khối hệ thống cung cấp điện trong nhà máy: S300 SS305 SS303 SS301 SS302 SS311 SS304 PS003 PS002 PS001 SS312 SS314 SS313 A. Các trạm điện trong nhà máy: Trạm SS300 gồm 02 MBA dầu T1, T2 (35/10.5)KV được hoà đồng bộ với ba máy phát S1, S2, S3 cung cấp điện cho 4 trạm : SS301, SS302, SS303, SS305. Trạm SS301 gồm 04 MBA khô (10.5/0.4)KV có công suất S = 1250KVA cung cấp điện cho khu vực nhiệt điện, trạm SS312 (xưởng than), máy bốc dỡ liên hợp, máy nghiền đập. Trạm SS302 gồm 02 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 2500KVA cung cấp điện cho khu vực khí hoá, chuyển hoá CO thu hồi lưu huỳnh và trạm PS001 (nhà hành chính và trung tâm phân tích). Trạm SS303 gồm 02 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 2000KVA cung cấp điện cho khu vực xưởng URE và tổng hợp NH3 và cung cấp điện cho trạm PS002 (xưởng sửa chữa). Trạm SS305 gồm 02 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 1600KVA cung cấp điện cho khu vực: nước tuần hoàn, và các trạm PS003, SS304, SS311, SS313, SS314. Trạm SS304 gồm 02 MBA khô (10.5/0.4)KV có công suất S = 800KVA cung cấp điện cho xưởng đóng bao URE và băng tải URE ra cảng. Trạm SS311 gồm 02 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 1600KVA cung cấp điện cho khu vực phân ly không khí. Trạm SS312 gồm 02 MBA khô có (10.5/0.4)KV công suất S = 500KVA cung cấp điện cho khu vực xưởng than. Trạm SS313 gồm 02 MBA dầu có (10.5/0.4)KV công suất S = 800KVA cung cấp điện cho khu vực nước khử khoáng. Trạm SS314 gốm 01 MBA khô có (10.5/0.4)KV công suất S = 800KVA cung cấp điện cho xử lý nước thải, cấp than, xử lý khí thải. Tram PS001 gồm 01 MBA dầu có (10.5/0.4)KV công suất S = 800KVA cung cấp điện cho khu vực toà nhà hành chính và trung tâm phân tích. Trạm PS002 gồm 01 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 630KVA cung cấp điện cho khu vực xưởng sửa chữa. Trạm PS003 gồm 01 MBA dầu (10.5/0.4)KV có công suất S = 800KVA cung cấp điện cho trạm bơm nước đầu nguồn. B. Phương thức vận hành 1. Phương thức vận hành bình thường: Phương thức 1: Một lộ 35KV làm việc, lộ còn lại dự phòng. 03 máy phát vận hành song song. Khi đó một trong hai máy cắt 35KV: 331 và 332 cắt, các máy cắt 901, 902, 903, ở trạng thái đóng. Các máy cắt phân đoạn trên thanh cái 10.5KV: 912, 913 ở trạng thái đóng. Phương thức 2: Vận hành cả 2 lộ 35KV, 03 máy phát vận hành bình thường khi đó hai máy cắt 331, 332, 901, 902, 903 ở trạng thái đóng một trong hai máy cắt 912 hoặc 913 ở trạng thái cắt. 2. Phương thức vận hành không bình thường của trạm: Khi mạch ngoài và máy biến áp chính bị sự cố hoặc mất nguồn cấp, cắt nguồn cấp từ bên ngoài, 3 máy phát làm việc song song cấp nguồn cho tất cả các trạm. Thông qua việc điều chỉnh đầu ra máy phát và tải, tải có thể cân bằng, hệ thống làm việc ổn định. Khi vận hành, hệ thống phải được nối đất ít nhất tại một điểm. Chương II: Máy phát điện và máy biến áp A. Máy phát điện I. Giới thiệu chung về máy phát điện nhà máy Đạm Ninh Bình. Máy phát QFW-12-2 là loại máy phát điện đồng bộ 3 pha cực ẩn được sản xuất bởi công ty Nanyang Explosion Protection. Tốc độ định mức của máy phát 3000v/ph, tần số 50Hz. Máy phát được làm mát bằng hệ thống tuần hoàn gió kín, gió làm mát máy phát được làm mát bằng nước. Chiều quay của máy phát là thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía Tuabin. Kích thích của máy phát được cung cấp bởi hệ thống kích thích không chổi than, nó bao gồm một máy kích thích chính xoay chiều không chổi than, một máy mồi là nam châm vĩnh cửu, một bộ chỉnh lưu quay và một bộ tự động điều chỉnh điện áp tĩnh. II. Cấu tạo máy phát điện. Khung máy phát điện được làm bằng các tấm kết cấu thép hàn lại với nhau, bản lề được lắp giữa hai bên của khung và vỏ ngoài là cấu tạo bằng gang. Các cửa sổ kiểm tra được tạo ra tại phần cuối cùng của thân máy và 2 bên hông máy. Lõi thép stato làm bằng các tấm thép từ tính phủ sơn cách điện dầy 0.5mm ép lại với nhau, các tấm thép này ghép lại tạo thành khung stato và được gia cố bằng các thanh thép, trên đó chia thành nhiều phần để tạo thành một số khe hở không khí dọc trục, lõi thép tiếp xúc sát với thành khung của stato, được hàn và đai cố định lại. Cuộn dây stator được tạo từ các nửa bối dây quấn được cách điện bằng sợi vải thủy tinh quấn quanh, và có một số rãnh thẳng bên trong cuộn dây bố trí luân phiên 360° để giảm sự phát nóng, những cuộn dây cách điện đất thông qua quấn liên tục nhiều lớp cách điện, được tạo thành hình cố định sau khi sử lý chống phóng điện vầng quang. Cuộn dây stator có mức cách điện cấp F, và được đỡ bởi các tấm vải thủy tinh cùng những sợi dây buộc cố định vào hai đầu của khung stator. Rotor là một khối thép rèn cấu tạo từ chất 34CrMo1A, những lỗ thông gió được thiết kế trên các rãnh của roto, đường thông gió xuyên tâm rotor được thiết kế trên các nêm của rãnh thông gió, các bánh răng của rotor được thiết kế với các khe thông gió có hình lưỡi liềm trên cả hai đầu, bề mặt roto được thiết kế với các kênh phát thải nhiệt để nâng cao sự phát xạ nhiệt của rotor, các nêm rãnh rotor được chế tạo từ vật liệu không từ tính để giảm rò rỉ từ tản. Các cuộn dây rôto là cuộn bằng dây điện đồng trần dẹt, có 3.240 tấm được đệm giữa các cuộn dây, và sau đó quấn với nhũng lớp băng dính, cuối cuộn dây là đệm vững chắc với nhựa cách điện bakelite và tấm vải sợi thủy tinh, vật liệu cách điện thấp hơn của đai vòng thì thông qua những tấm vải sợi thủy tinh. Cấp cách điện của cuộn dây rôto là cấp F Đai vòng sử dụng thép rèn không từ tính để cho giảm thiểu mất và rò từ của rotor, đai vòng trung tâm được làm bằng thép chất lượng cao. Đai vòng và đai trung tâm được ép khít vào thân roto, đai vòng trung tâm và trục thông qua các lỗ khí để hạn chế độ rung dọc trục. Thân roto, nêm khe và đai vòng hình thành lên một hệ thống giảm rung, nên không cần thiết để thiết lập một hệ thống giảm rung khác. Một quạt ly tâm được lắp đặt trên cả hai đầu của rotor. Máy phát điện thông qua hệ thống thông gió kín tuần hoàn hai vòng, bên cạnh đó, bộ làm mát không khí-nước và bộ bổ xung không khí lọc cũng được lắp đặt. Chổi than đo cách điện roto được đặt ở mặt bên của tuabin, kẹp chổi than được lắp trên nắp mang của phía tuabin. III. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện Nguyên lý làm việc cơ bản của máy phát điện đồng bộ 3 pha: Máy phát điện đồng bộ 3 pha được kích từ bằng dòng một chiều được đặt ở phần quay, còn dây quấn phần ứng với 3 điểm đối xứng trên nó nối ra bên ngoài thì được đặt trên phần tĩnh. Khi đem rôto quay với tốc độ n thì từ trường cực từ do dòng điện một chiều sẽ quét dây quấn phần ứng và cảm ứng trong dây quấn đó s.đ.đ xoay chiều có tần số f = pn/60 (1) Trong đó p là số đôi cực của máy. Điện áp xoay chiều 3 pha này lệch pha nhau 1200 trong không gian và 1200 về thời gian. Khi nối với tải bên ngoài dòng điện 3 pha đối xứng lệch nhau về thời gian góc 1200 chảy trong 3 dây quấn lệch nhau góc 1200 trong không gian sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60f/p (2) So sánh (1) và (2) ta có n = n1 nghĩa là tốc độ quay của rôto bằng tốc độ của từ trường quay. Chính vì vậy mà máy được gọi là máy phát điện đồng bộ. IV. Thông số kỹ thuật của máy phát điện: Thông số S1, S2, S3 Mã hiệu QFW-12-2 Công suất 12 MVA Điện áp 10.5 KV Dòng điện 824.8 A Hệ số công suất 0.8 Tần số 50 Hz Tốc độ 3000 v/p Hiệu suất 97.7% Số pha 3 Kiểu đấu dây Y Kiểu kích thích Xoay chiều không chổi than Cấp cách điện F V. Thông số kỹ thuật của máy kích thích: Tên Máy kích thích chính Máy mồi Công suất định mức 72 KVA 3,5 KVA Điện áp định mức 180 V 160 V Dòng điện định mức 231 A 12 A Tần số 200 Hz 350 Hz Số pha 3 3 Tốc độ quay 3000 v/p 3000 v/p Cách đấu dây Stator Y Y Điện áp kích thích 61 V Dòng điện kích thích 4,84 A Loại kích thích Nam châm vĩnh cửu VI. Bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR: Ba máy phát điện của nhà máy dùng bộ điều chỉnh kích từ vi xử lý GEX-2000. Nó sử dụng chíp DSP 32-bit tốc độ cao và bộ phận logic lập trình CPLD. Trong đó, bộ giám sát và màn hình LCD giúp người sử dụng thao tác dễ dàng và thuận tiện hơn. Sơ đồ của hệ thống kích từ không chổi than PMG: Chỉnh lưu có điều khiển Máy kích thích chính Máy mồi kích từ Cầu chỉnh lưu Máy phát Thanh cái Chức năng chính của bộ AVR: sử dụng để giữ điện áp đầu cực máy phát ổn định. Nó điều chỉnh điện áp để phân bố công suất phản kháng giữa các máy vận hành song song. Đáp ứng kích từ nhanh chóng sẽ cải thiện được ổn định động và ổn định tĩnh của hệ thống. Bộ GEX-2000 cũng có chức năng ghi lại sự cố và lần tác động, tự phát hiện, điều chỉnh thông minh và các chức năng khác. VII. Bảo vệ máy phát điện: F87G: Bảo vệ so lệch dọc F27 : Bảo vệ điện áp thấp F59 : Bảo vệ điện áp cao F50 : Bảo vệ dòng cắt nhanh F51 :Bảo vệ dòng cắt có thời gian F50N :Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh F51N :Bảo vê quá dòng chạm đất cắt có thời gian F32 :Rơ le định hướng công suất F40 :Bảo vệ mất kích thích F46 : Bảo vệ không cân bằng tải F25 : Bộ hoà đồng bộ F64R: Bảo vệ chạm đất rôto độ nhạy cao F64S: Bảo vê chạm đất stato độ nhạy cao F81 : Bảo vệ tần số F87 : Bảo vệ mất đồng bộ VIII. Vận hành song song máy phát điện Điều kiện vận hành song song các máy phát điện: Điện áp máy phát bằng điện áp lưới Tần số máy phát bằng tần số của lưới Thứ tự pha của máy phát giống thứ tự pha của lưới Điện áp máy phát và điện áp lưới phải trùng pha nhau B. Máy biến áp Cấu tạo của máy biến áp Máy biến áp có các bộ phận chính như sau: Lõi thép, dây quấn, vỏ máy. a. Lõi thép: Lõi thép dùng làm mạch từ, đồng thời làm khung dây quấn. Lõi thép MBA gồm hai phần: Trụ và gông. Trụ là phần lõi thép có quấn dây quấn, gông là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín và không có dây quấn. Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên, lõi thép được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện dày từ 0,03¸0,5 mm có phủ sơn cách điện trên bề mặt rồi ghép lại. b. Dây quấn: Là bộ phận dẫn điện của MBA, làm nhiệm vụ thu năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Kim loại làm dây quấn thường bằng đồng hoặc bằng nhôm. Theo cách sắp xếp dây quấn cao áp và hạ áp, người ta chia ra hai loại dây quấn chính: + Dây quấn đồng tâm: Tiết diện là những đường tròn đồng tâm. Dây quấn hạ áp thường quấn phía trong gần trụ thép, dây quấn cao áp quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn hạ áp. + Dây quấn xen kẽ: Các bối dây cao áp và hạ áp được quấn xen kẽ nhau. Để cách điện được dễ dàng, các bối dây sát gông thường là các bối dây hạ áp. c. Vỏ máy: Vỏ máy gồm hai bộ phận: Thùng và nắp thùng. + Thùng MBA: Được làm bằng thép có hình dạng và kết cấu khác nhau tuỳ theo công suất của MBA. + Nắp thùng: Dùng để đậy thùng máy và đặt một số chi tiết máy quan trọng khác như: Các sứ ra của dây quấn cao áp và hạ áp, bình dầu phụ, ống bảo hiểm, các bộ phận truyền động dùng để điều chỉnh điện áp. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp i1 i2 W1 W2 - Nguyên lý làm việc của MBA dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp W1 sẽ có dòng điện sơ cấp i1 xoay chiều hình sin cùng tần số với U1. Dòng điện này chạy trong dây quấn W1 quấn quanh trụ sẽ sinh ra từ thông xoay chiều F = Fmax.sinwt. Từ thông biến thiên xoay chiều F khép vòng qua mạch từ cảm ứng lên cuộn dây W1, W2 các sức điện động e1, e2 cùng tần số theo nguyên lý cảm ứng điện từ. e1 = E1 sin (wt - P/2 ) e2 = E2 sin (wt - P/2 ) Trong đó : E1, E2 là giá trị hiệu dụng E1 = 4,44 f W1F ; E2 = 4,44 f W2F Ta có E1/E2 = W1/W2 = K Nếu bỏ qua các ảnh hưởng khác thì E1 » U1 ; E2 » U2 như vậy U1/U2 » E1/E2 = K K là hệ số biến áp hay còn gọi là tỷ số biến áp nó tỷ lệ với số vòng dây giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Như vậy MBA đã biến đổi điện áp xoay chiều ở cấp điện áp hiệu dụng U1 thành điện áp xoay chiều cùng tần số có giá trị U2 theo tỷ số biến áp K. Thông số kỹ thuật của máy biến áp a. Thông số của máy biến áp chính: Thông số Máy biến áp chính T1 và T2 Kiểu SZ10-12500/35 Công suất định mức 12.5MVA (ONAN) / 16MVA (ONAF) Số pha 3 Điện áp định mức Cao áp 35 ± 3×2.5% kV Hạ áp 10.5 kV Dòng điện định mức Cao áp 163 A Hạ áp 874,8 A Điện áp ngắn mạch 10.5% Tổ đấu dây Dyn 11 Phương thức làm mát ONAN/ONAF Điều chỉnh điện áp Điều áp dưới tải Kiểu nối đất điểm trung tính Nối đất qua điện trở Nhà sản xuất Shenyang Full-enclosure Transformer Company Ltd b. Thông số kỹ thuật của máy biến áp khô hạ áp Tên Thông số Máy biến áp hạ áp Máy biến áp vận chuyển than và cảng Loại SCB10-1250/10 SCB10-500/10 Công suất 1250kVA 500kVA Điện áp định mức Phía cao 10.5±2×2.5% kV 10.5±2×2.5% kV Phía hạ 0.4kV 0.4kV Dòng điện định mức Phía cao 263,9 Phía hạ 847,8 A Tần số 50Hz A 50Hz Số pha 3 3 Điện áp ngắn mạch 6% 4% Tổ nối dây Dyn11 Dyn11 Cấp cách điện F F Điều chỉnh điện áp Điểu chỉnh không tải Điều chỉnh không tải Làm mát AN/AF AN/AF Nhà SX Shenyang Full-enclosure Transformer Company Ltd c. Thông số kỹ thuật của máy biến áp dầu các trạm: Thông số Đơn vị 302 303 305 311 313 001 002 003 Số lượng MBA 2 2 2 2 2 1 1 1 Công suất kVA 2500 2000 1600 1600 800 800 630 800 Tổ đấu dây ∆/Y0-11 Điện áp phía cao kV 10,5 Điện áp phía hạ kV 0,4 Điện áp n.m % 6,25 5,5 4 Các loại bảo vệ của máy biến áp Bảo vệ máy biến áp 35/10.5 KV F87T: Bảo vệ so lệch dọc máy biến áp F27: Bảo vệ điện áp thấp F59: Bảo vệ điện áp cao F50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh F51: Bảo vệ quá dòng cắt có thòi gian F51G: Bảo vệ quá dòng chạm đất tức thời F51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian F26: Bảo vệ quá nhiệt cuộn dây máy biến áp F25: Bộ hòa đồng bộ F86: Rơle khóa mạch đóng F97: Rơle hơi F81: Bảo vệ tần số Bảo vệ máy biến áp 10/0.4 KV F26: Bảo vệ quá nhiệt cuộn dây máy biến áp F71: Rơ le báo mức dầu F63: Bảo vệ áp suất tăng cao F63P: Tín hiệu áp suất tăng cao F97: Rơle hơi F50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh F51: Bảo vệ quá dòng cắt có thòi gian F27: Bảo vệ điện áp thấp F59: Bảo vệ điện áp cao F86: Rơle khóa mạch đóng F64: Bảo vệ chạm đất Vận hành song song 2 máy biến áp Điều kiện vận hành song song hai máy biến áp: Cùng tổ nối dây Cùng tỉ số biến đổi Trị số điện áp ngắn mạch như nhau Chương III: Tổng quan về trạm điện SS301 I. Sơ đồ một sợi trạm điện SS301 Giới thiệu chung Trạm SS301 đựơc cung cấp điện từ hai thanh cái MVSW-0-1A và MVSW-0-1C của trạm SS300 thông qua bốn cuộn kháng : K1 , K2 , K3 , K4 tới bốn thanh cái 10.5KV : MVSW-1-1A , MVSW-1-2A , MVSW-1-1B , MVSW-1-2B. Từ bốn thanh cái này sẽ phân phối tới các phụ tải trung áp (10.5KV) của khu vực nhiệt điện, hai máy bốc dỡ liên hợp, hai máy nghiền đập, cấp nguồn cho trạm điện SS312 và cấp nguồn cho bốn máy biến áp hạ áp chính của trạm là LVTR-1-1A, LVTR-1-2A, LVTR-1-1B, LVTR-1-2B. Phụ tải của trạm SS301 chủ yếu phục vụ cho 04 lò hơi, mỗi lò có công suất là: 130t/h và tiêu thụ 18 tấn than/h . Các phụ tải gồm có : Bơm nước cao áp, bơm nước trung áp, quạt khói, quạt sơ cấp, quạt thứ cấp, quạt tạo tầng sôi, các trường khử bụi tĩnh điện, hệ thống thải xỉ, làm lạnh xỉ…Bốn lò hơi này sẽ cung cấp hơi cho 3 tua bin của máy phát điện và khí hoá… Hệ thống điện 1 chiều 220VDC gồm 108 bình 2V, 800AH cung cấp cho hệ thống chiếu sáng 1 chiều, hệ thống 1 chiều dự phòng cho tua bin máy phát … Dung lượng có thể đáp ứng yêu cầu của3 máy phát trong khoảng thời gian 60 phút. 2. Sơ đồ một sợi trạm điện SS301 II- Một số thiết bị và thông số kỹ thuật trong trạm. Thông số kỹ thuật của máy biến áp trong trạm. Tên Thông số Máy biến áp hạ áp trạm SS301 (1A , 2A , 1B , 2B) Máy biến áp hạ áp trạm SS312 (1A , 1B) Loại SCB10-1250/10 SCB10-500/10 Công suất 1250 kVA 500 kVA Điện áp định mức Phía cao 10.5±2×2.5% kV 10.5±2×2.5% kV Phía hạ 0.4 kV 0.4 kV Dòng điện định mức Phía cao 68,73 A 28.9 A Phía hạ 1804,2 A 721,69 A Tần số 50 Hz 50 Hz Số pha 3 3 Điện áp ngắn mạch 6% 4% Tổ nối dây Dyn11 Dyn11 Cấp cách điện F F Điều chỉnh điện áp Điểu chỉnh không tải Điều chỉnh không tải Làm mát AN/AF AN/AF Nhà SX Shenyang Full-enclosure Transformer Company Ltd 2- Thông số kỹ thuật của một số động cơ 10KV. Tên thiết bị Công suất(kW) Điện áp (kV) Dòng điện (A) Tốc độ quay Kiểu nối dây Cấp cách điện Động cơ quạt gió cấp một 560 10 40 1490 Y F Động cơ quạt gió cấp hai 280 10 20,6 1487 Y F Động cơ quạt khói 630 10 40,1 993 Y F Động cơ bơm nuớc cấp cao áp 1120 10 77,2 2979 Y F Động cơ bơm nước cấp trung áp 450 10 25,1 2966 Y F Máy đập sơ bộ 280 10 20,9 990 Y F 3-Thông số kỹ thuật của một số động cơ 380V. Tên thiết bị Công suất (kW) Điện áp (V) Dòng điện (A) Tốc độ quay Kiểu đấu dây Cấp cách điện Bơm cấp nước hạ áp 37 380 67,9 2950 ∆ Bơm phun 30 380 55,5 2940 ∆ Bơm ngưng 37 380 67,9 2950 ∆ Bơm dầu phụ tuabin ngưng hơi 90 380 167,1 2970 ∆ Bơm dầu phụ tuabin đối áp 110 380 195 2975 ∆ Quạt tạo tầng sôi cao áp 37 380 57,6 1470 ∆ Động cơ bơm nước đọng 22 380 405 2940 ∆ CHƯƠNG IV: QUYỀN HẠN NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN TRỰC BAN A. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ca điện I. Chức năng: Trưởng ca Điện là người thay mặt Giám đốc xưởng điện trong ca sản xuất, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Giám đốc xưởng và chịu sự chỉ huy trực tiếp của Trưởng ca Công ty để điều hành vận hành hệ thống điện và sử lý sự cố điện trong dây truyền sản xuất của Công ty, đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất an toàn, liên tục, hiệu quả. II. Nhiệm vụ: 1. Nắm chắc yêu cầu cung cấp điện cho dây truyền sản xuất và phát lưới, chỉ huy điều hành vận hành các máy phát điện, trạm biến áp 35kV, vận hành các thiết bị điện trong Công ty, đảm bảo an toàn, duy trì tính ổn định của hệ thống điện, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đảm bảo sản lượng điện. 2. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Trưởng ca Công ty để thống nhất phương thức vận hành, thống nhất xử lý tình huống khi có sự cố lưới điện, Máy phát điện hoặc thiết bị Điện, cân bằng cung cấp Điện toàn hệ thống, đảm bảo không bị gián đoạn, ngăn ngừa khả năng mất điện toàn Công ty. 3. Thường xuyên liên hệ với Điều độ Điện lực Ninh Bình để nắm chắc tình hình cung cấp điện của lưới, chủ động có giải pháp hợp lý để đảm bảo sản xuất liên tục, an toàn. 4. Liên hệ chặt chẽ với Trưởng ca xưởng Nhiệt, phối hợp chặt chẽ với trưởng kíp turbine, Trưởng kíp Lò hơi trong việc vận hành và xử lý sự cố các thiết bị điện trong hệ thống sản xuất điện, đảm bảo trong mọi tình huống phải duy trì được sản xuất điện trong công ty. Trực tiếp chỉ đạo các trực ban trong ca Điện xử lý nhanh sự cố, sớm đưa hệ thống cung cấp điện trở lại ổn định. 5. Thông qua các trực ban điện trong ca nắm chắc tình hình máy móc và thiết bị điện trong hệ thống, yêu cầu các trực ban điện thuộc phạm vi được phân công quản lý thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, có giải pháp xử lý nhanh sự cố hoặc các hiện tượng không bình thường của thiết bị điện theo đúng quy trình quy phạm, ghi chép đầy đủ nhật ký vận hành và lập biên bản sự cố để báo cáo các cấp lãnh đạo. 6. Trưởng ca Điện phải có mặt để giám sát các thao tác sau: - Hòa điện Máy phát điện với hệ thống điện. - Thí nghiệm, thử nghiệm các thiết bị chính trong hệ thống điện của Công ty. 7. Khi có sự cố xảy ra nhanh chóng chỉ huy sử lý sự cố, đồng thời báo cáo ngay với Trưởng ca Công ty để phối hợp khắc phục, báo Giám đốc xưởng và cấp trên biết để chỉ đạo, nhằm ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra. Trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý của mình, Trưởng ca xưởng Điện báo cáo lãnh đạo xưởng cử người vào hỗ trợ xử lý, đồng thời báo Trưởng ca Công ty cùng phối hợp và hỗ trợ giải quyết. Nếu sự cố xảy ra trong thời gian giao nhận ca thì phải xử lý xong sự cố mới làm công tác giao nhận ca. Sau khi xử lý xong sự cố phải tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục. 8. Thực hiện ghi chép trung thực, đầy đủ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca, tình hình máy móc thiết bị, những diễn biến xảy ra trong ca…. 9. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ phiếu công tác, phiếu thao tác, chế độ giao nhận ca cụ thể, đúng giờ đúng quy định. 10. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Giám đốc Xưởng và Trưởng ca Công ty. Trường hợp lệnh của Giám đốc xưởng không thống nhất với lệnh của Trưởng ca Công ty thì phải thực hiện mệnh lệnh của Trưởng ca Công ty trước, đồng thời báo cáo ngay cho Giám đốc xưởng biết. 11. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kỷ luật lao động, quy định của Công ty và của Xưởng. 12. Luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ điều hành, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. III. Quyền hạn: Trưởng ca Điện có các quyền hạn sau đây: 1. Đề nghị Trưởng ca Công ty hoặc Trưởng ca các đơn vị liên quan thay đổi phương thức huy động thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất và độ an toàn cho thiết bị. 2. Phản ánh với Trưởng ca Công ty những mệnh lệnh sản xuất nếu thực hiện có nguy cơ xẩy ra sự cố hoặc vi phạm quy trình, quy phạm, trường hợp không được chấp nhận thì báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết. 3. Trưởng ca Điện có quyền không thực hiện những mệnh lệnh thao tác hoặc các yêu cầu công tác của các cấp điều độ, nếu việc thực hiện sẽ gây nguy hiểm đến con người hoặc làm hư hỏng thiết bị, nhưng phải báo cáo cho Giám đốc biết. Đồng thời phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về việc không chấp hành mệnh lệnh hoặc yêu cầu đó. 4. Tạm thời đình chỉ công tác của các trực ban điện khi không chấp hành mệnh lệnh của Trưởng ca hoặc làm sai quy trình gây sự cố, hoặc vi phạm kỷ luật lao động nghiêm trọng, đồng thời báo cáo Giám đốc xưởng biết, cử người thay thế 5. Tạm thời đình chỉ công việc, phiếu công tác đối với những việc làm không đúng quy trình, quy phạm, không đảm bảo an toàn, đồng thời báo cáo Giám đốc Xưởng và Trưởng ca Công ty biết. 6. Đề nghị giám đốc Xưởng bố trí hợp lý công nhân vận hành các khu vực, bồi huấn chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 7. Đề nghị Giám đốc xưởng và các đơn vị liên quan khen thưởng những Trưởng kíp và trực ban Điện có giải pháp điều hành sản xuất đạt hiệu quả cao, phê bình hoặc xét kỷ luật những người có vi phạm. IV. Mối quan hệ điều hành sản xuất trong ca. Trưởng ca xưởng điện có mối quan hệ trong hệ thống điều hành sản xuất của Công ty như sau: 1. Mối quan hệ của Trưởng ca Điện với các cấp điều độ Hệ thống điện: Trong thời gian đi ca, trưởng ca điện phải chịu sự điều hành trực tiếp của các cấp điều độ theo quy định phân cấp. Trưởng ca Điện có nhiệm vụ quan hệ với các cấp điều độ để nắm tình hình lưới điện, thông báo tình hình nhận phát lưới của Công ty, bảo đảm vận hành an toàn liên tục, phối hợp khi sửa chữa thao tác hệ thống điện chính. Đặc biệt khi có sự cố mất điện lưới phải xử lý chính xác và liên hệ với điều độ điện lực Ninh Bình (B23) để cấp lại điện lưới nhanh chóng an toàn. 2. Mối quan hệ của Trưởng ca Điện với trưởng ca Công ty; Trưởng ca Công ty chỉ huy trực tiếp điều hành Trưởng ca Điện trong quá trình đi ca. Trưởng ca Điện phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những mệnh lệnh sản xuất của Trưởng ca Công ty theo Quyền hạn nhiệm vụ được giao. 3. Mối quan hệ của Trưởng ca Điện với trực ban vận hành Điện: Trưởng ca Điện điều hành trực tiếp các trực ban Điện để thao tác vận hành thiết bị điện, xử lý nhanh sự cố hoặc những trường hợp không bình thường của thiết bị, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, thiết bị điện. 4. Mối quan hệ của Trưởng ca Điện với Trưởng ca và Trưởng kíp xưởng Nhiệt: Trưởng ca xưởng Điện liên hệ với Trưởng ca, Trưởng kíp Lò, máy của xưởng Nhiệt để phối hợp chặt chẽ trong việc vận hành an toàn, hiệu quả các lò hơi và tổ máy phát điện theo đúng quy trình, đảm bảo lượng điện phát lưới theo đúng hợp đồng bán điện với Tổng công ty điện lực Việt Nam. 5. Mối quan hệ của Trưởng ca Điện với các Trưởng ca khác trong Công ty: Trưởng ca Điện liên hệ với các Trưởng ca khác trong Công ty để nắm tình hình sản xuất, giữa các Trưởng ca thường xuyên phối hợp, liên hệ chặt chẽ với nhau để giữ vững phương thức sản xuất, an toàn, hiệu quả. B. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trực chính điện Người Trực chính (gồm: Trực chính trạm SS300 và Trực chính vận hành máy phát) là người chịu trách nhiệm theo dõi trực tiếp các hoạt động chính xác các thiết bị điện trạm SS300 và vận hành máy phát điện, do đó trong ca phải: 1. Trực tiếp quan sát theo dõi các thông số của màn hình điều khiển để biết sự hoạt động của các thiết bị chính như máy phát điện, máy biến thế, các đường dây và các bảng điện…. Đồng thời điều chỉnh công suất hữu công, vô công, tần số, điện áp đảm bảo chất lượng điện và vận hành an toàn kinh tế. 2. Thường xuyên theo dõi sự làm việc của bộ tự động điều chỉnh điện thế xem có làm việc bình thường chính xác không. 3. Quan sát giữ điện thế thanh cái 1 chiều đúng với yêu cầu quy định. 4. Trực chính phải tiến hành kết hợp cùng Trực phụ đo điện trở cách điện các thiết bị như: Máy phát điện, Máy biến áp, Kháng điện, cáp, động cơ…. 5. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống tín hiệu trên bảng điện và trên màn hình máy tính. 6. Dưới sự giám sát của Trưởng ca,Trực chính có thể tiến hành các thao tác hòa điện. 7. Trực chính có thể giám sát Trực phụ thao tác tất cả các thiết bị điện: tại trạm SS300, trạm SS301 và các trạm phân phối điện khác trong Công ty (trừ hòa đồng bộ). 8. Khi xảy ra sự cố Trực chính phải trực tiếp trông coi bảng điện, phán đoán và thao tác sử lý chính xác các sự cố để giữ ổn định hệ thống điện Công ty và đảm bảo chất lượng điện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ca Điện. 9. Trong thời gian đi ca, trực chính phải tiến hành kiểm tra ít nhất 2 lần các thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý như: Máy phát điện; kích thích, buồng Tu và điện trở nối đất, tủ bảo vệ và bộ làm mát máy phát. 10. Trực chính có trách nhiệm quản lý các sổ sách tài liệu và các sơ đồ ở vị trí làm việc. 11. Khi Trưởng ca không có mặt tại phòng trực SS300, Trực chính trạm SS300 có nhiệm vụ thay thế Trưởng ca, nhận lệnh điều hành công việc trong ca khi bình thường hoặc khi sự cố, đồng thời phải chịu trách nhiệm về mọi việc làm của mình. Khi Trưởng ca về phải báo cáo lại toàn bộ công việc đã thực hiện. 12. Người Trực chính phải luôn luôn học tập, tìm hiểu để nâng cao trình độ chuyên môn bản thân, đáp ứng được yêu cầu đề ra trong vận hành. Có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Trực phụ. 13. Trực chính chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng ca trực ban về hành chính và chuyên môn. C. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trực phụ. Trực phụ (gồm: Trực phụ trạm SS301 và trạm SS300) là người trực tiếp thao tác, kiểm tra thiết bị, do đó trong ca phải: 1. Nhân viên Trực phụ kiểm tra theo dõi hệ thống điện một chiều, phòng ắcquy, tủ UPS. Phải kiểm tra định kỳ các thiết bị đó và ghi chép vào sổ nhật ký ắcquy. 2. Dưới sự lãnh đạo của trưởng ca trực ban, Trực phụ căn cứ vào yêu cầu của biểu đồ vận hành tiến hành kiểm tra, ghi chép, tính toán một cách chính xác thông số của các thiết bị như: máy phát điện, máy biến thế, các trạm điện, tính toán sản lượng điện… 3. Theo lệnh của Trưởng ca và có sự giám sát của Trực chính, Trực phụ tiến hành thao tác tất cả các thiết bị điện tại trạm SS300, SS301 (trừ thao tác hòa đồng bộ ), đo điện trở cách điện các máy phát điện, máy biến thế chính, các kháng điện, động cơ, thanh cái … Làm thủ tục cho phép các đội công tác vào làm việc trên các thiết bị thuộc khu vực mình quản lý theo lệnh của Trưởng ca điện. 4. Trực phụ phải kiểm tra định kỳ hai giờ một lần các MBA chính, nhiệt độ gió vào/ra của máy phát điện. Trong ca kiểm tra giám sát các thiết bị mình quản lý ít nhất 2 lần như: các kháng điện, các tủ máy cắt, các tủ TU, các động cơ... Nếu phát hiện có vấn đề gì bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng ca trực ban, tìm biện pháp xử lý và ghi chép đầy đủ, trung thực vào sổ nhật ký vận hành. 5. Nhân viên Trực phụ phải quản lý bảo quản các vật tư dụng cụ phục vụ vận hành sửa chữa, các trang bị an toàn lao động, các biển báo, các chìa khóa dùng cho thiết bị điện kể cả các buồng phân phối điện. 6. Vào ca đêm phải kiểm tra đo cách điện tất cả các thiết bị dự phòng. 7. Được sự phân công của Trưởng ca, Trực phụ tiến hành giúp đỡ Trực chính, trong các công tác trông coi bảng điện và ghi thông số vận hành. 8. Trong thời gian đi ca, Trực phụ phải chịu trách nhiệm sữa chữa các thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý trong trường hợp hư hỏng nhỏ. Kiểm tra, bảo quản và sữa chữa hệ thống chiếu sáng thuộc phạm vi mình quản lý. 9. Khi có sự cố, người Trực phụ có nhiệm vụ nhanh chóng đảm bảo đầy đủ điện một chiều cho thao tác, bảo vệ, tín hiệu. Theo dõi các đồng hồ ở phòng điều khiển, kiểm tra và ghi chép cụ thể tình hình làm việc của các role bảo vệ các hiện tượng, các sự cố đã sảy ra, cách xử lý, thời gian phát sinh sự cố, thời gian xử lý, thời gian cho thiết bị trở lại vận hành bình thường, sau đó báo cáo đầy đủ chính xác cho Trưởng ca biết. 10. Người Trực phụ có trách nhiệm làm vệ sinh sạch sẽ các bảng điều khiển, các đồng hồ, các rơle, vệ sinh phòng trực và phòng phụ nạp 1 chiều thuộc phạm vi mình quản lý. 11. Trực phụ khi muốn rời khỏi phòng trực phải báo cáo cho Trưởng ca trực ban biết nơi mình đến. 12. Trực phụ có nhiệm vụ phải luôn luôn học tập về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được giao đảm nhiệm công việc Trực phụ trạm điện khu hóa trong Công ty. 13. Trực phụ có nhiệm vụ phải luôn luôn học tập, tìm hiểu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm nhiệm được công việc của Trực chính, thay thế khi Trực chính vắng mặt ở phòng trực. 14. Trong khi đi ca Trực phụ chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng ca về hành chính và chuyên môn. CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ GIAO NHẬN CA I. Nguyên tắc chung 1. Lịch đi ca chung của Công ty, giờ giao và nhận ca do Giám đốc Công ty quyết định. Các nhân viên vận hành trong trường hợp cần thiết muốn đổi ca cho nhau, phải được sự đồng ý của Trưởng ca và Giám đốc xưởng. 2. Trong trường hợp vận hành bình thường, trước giờ giao ca 30 phút, không được tiến hành các thao tác thay đổi phương thức vận hành nhất thứ và làm các biện pháp an toàn cho đội công tác, trừ trường hợp đặc biệt hoặc thao tác sử lý sự cố. 3. Trước giờ nhận ca 30 phút, trực ban phải có mặt tại vị trí làm việc, dưới sự hướng dẫn của Trưởng ca để kiểm tra thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý. Khi đến nhận ca không được làm mất trật tự, làm ảnh hưởng đến người trực ca. Sau khi kiểm tra xong phải trở lại phòng hội ý để hội ý nhận ca. 4. Không được tiến hành giao nhận ca trong các trường hợp sau : - Khi đang có sự cố, đang khởi động thiết bị, thiết bị vận hành ở trạng thái không an toàn, vệ sinh công nghiệp chưa sạch sẽ. - Sổ sách chưa ghi chép đầy đủ, không rõ ràng về tình hình thiết bị và tình hình vận hành trong ca. - Người vào nhận ca không xem sổ sách, không kiểm tra thiết bị, không giao ca cho người đang ốm, không tỉnh táo, người say rượu, bia. 5. Nhân viên trực ban không được làm 2 ca liên tục, khi chưa có người nhận ca, người trực ca không được tự ý bỏ vị trí trực ca, mà phải báo cho Trưởng ca biết và tiếp tục đảm nhiệm công tác cho đến khi có người thay thế. 6. Hình thức giao nhận ca: Khi đến giờ giao ca, người nhận ca ký trước và bắt đầu chịu trách nhiệm trực ca kể từ khi ký, người giao ca ký sau và phải rời khỏi vị trí vận hành sau khi ký. 7. Trong giờ đi ca, các nhân viên trực ban không được tự ý bỏ vị trí công tác của mình. Trong trường hợp cần thiết, muốn rời khỏi vị trí phải được sự đồng ý của Trưởng ca. 8. Trong ca, nếu có người thay thế ca giữa chừng, phải được sự đồng ý của Trưởng ca. Khi thay ca phải kiểm tra, tìm hiểu thiết bị và làm các thủ tục giao nhận ca như đã quy định. II. Những việc cần làm của các nhân viên trực ban trước khi giao nhận ca A. Trực phụ nhận ca 1. Kiểm tra các loại sổ sách, nhật ký vận hành tại phòng trực có đầy đủ, ghi chép có đúng quy định. Kiểm tra các loại dụng cụ đồ nghề, vật tư thiết bị, các thiết bị hành chính có đầy đủ, không hỏng hóc. Kiểm tra phòng trực được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng. 2. Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của các máy biến áp, các thiết bị phân phối điện thuộc phạm vi mình quản lý. Sau đó trở về tham gia hội ý nhận ca. 3. Kiểm tra các số liệu cách điện của các động cơ dự phòng có đầy đủ, các động cơ cách điện thấp đã được tổ chức đặt sấy tốt, các thiết bị sấy tại hiện trường có đầy đủ như sổ giao ca. 4. Kiểm tra toàn bộ các động cơ chính của lò, máy, đang vận hành và dự phòng bình thường và phù hợp với phương thức. Sau đó trở về tham gia hội ý nhận ca. B. Trực phụ giao ca 1. Kiểm tra lại tình trạng làm việc bình thường của các máy biến áp, các thiết bị phân phối điện, hệ thống 1 chiều thuộc phạm vi mình quản lý, báo cáo Trưởng ca và ghi chép vào sổ nhật ký vận hành. 2. Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ khu vực mình quản lý, xắp sếp gọn gàng phòng trực, kiểm tra sắp xếp lại các loại vật tư, dụng cụ đồ nghề và các trang thiết bị khác tại phòng trực. 3. Kiểm tra, sắp xếp lại các loại sổ sách, nhật ký vận hành tại phòng trực, ghi chép đầy đủ các thông số vận hành, tính toán chính xác sản lượng điện. 4. Kiểm tra lại tình trạng làm việc bình thường của các động cơ chính, các động cơ dự phòng đang đặt sấy, các thiết bị sấy vẫn đầy đủ và đảm bảo an toàn. C. Trực chính nhận ca. 1. Xem nhanh sổ nhật ký vận hành để nắm phương thức vận hành và tình hình vận hành của các thiết bị, đối chiếu với sơ đồ nối điện chính tại phòng trực có phù hợp. Kiểm tra tình trạng vận hành của các thiết bị tại phòng trực bao gồm: các mạch điều khiển, các tủ hệ thống tín hiệu bảo vệ, các đồng hồ đo lường. 2. Hỏi thêm Trực chính trực ban về tình hình vận hành của thiết bị, những điều cần chú ý, cần quan tâm trong ca. 3. Kiểm tra tình trạng vận hành của máy phát điện, nhiệt độ gió làm mát và bộ làm mát máy phát, tủ điều khiển kích thích và máy cắt đầu cực máy phát. Kiểm tra các vấn đề khác tại các khu vực trên như: Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ, hệ thống ánh sáng, thiết bị cứu hoả phải đầy đủ. Sau đó trở về phòng hội ý tham gia hội ý nhận ca D. Trực chính giao ca. 1. Kiểm tra tình trạng vận hành của các thiết bị điều khiển, bảo vệ, tín hiệu tại phòng trực, tình trạng vận hành của máy phát điện, các thiết bị thuộc tủ điều khiển kích thích, máy cắt đầu cực máy phát. 2. Báo cáo Trưởng ca tình hình vận hành, dự phòng, sửa chữa của thiết bị, ghi chép đầy đử vào sổ nhật ký vận hành. 3.. Cùng trực phụ vệ sinh lau chùi các bảng điện, các thiết bị điều khiển, các đồng hồ đo lường. E. Trưởng ca nhận ca 1. Xem sổ nhật ký vận hành trưởng ca, qua đó nắm vững phương thức vận hành và tình hình vận hành của thiết bị trong ca. Xem nhanh các loại sổ sách, nhật ký khác có liên quan đến vận hành, hỏi thêm Trưởng ca trực ban về tình hình vận hành của thiết bị, những điều cần chú ý, cần quan tâm trong ca. 2. Kiểm tra tình hình vận hành và phương thức vận hành của các thiết bị tại phòng trực; Kiểm tra tình hình vận hành của máy phát điện, máy biến áp chính, các đường dây nối lưới. 3. Từ thực tế vận hành và phương thức vận hành của thiết bị, đối chiếu với sổ nhật ký vận hành và sơ đố nối điện chính tại phòng trực, để kiểm tra tính chính xác của sơ đồ vận hành, nhật ký vận hành. 4. Khi tất cả các nhân viên đã kiểm tra và làm các thủ tục chuẩn bị nhận ca xong. Trưởng ca tổ chức hội ý nhận ca, nghe các nhân viên trong kíp báo cáo tình hình kiểm tra các thiết bị do họ quản lý. Nếu không có vấn đề gì vướng mắc, Trưởng ca tóm tắt phương thức vận hành, các thiết bị vận hành, dự phòng, các thiết bị sửa chữa, phương thức kết nối hệ thống, những vấn đề cần chú ý trong ca và tình hình, nhiệm vụ khác, sau đó dẫn toàn kíp vào nhận ca. 5. Khi hội ý nhận ca, nghe các nhân viên báo cáo, nếu có vấn đề tồn tại, không đủ điều kiện nhận ca, Trưởng ca nhận ca báo cho Trưởng ca đang đi ca biết và giải quyết các tồn tại, sau khi kiểm tra không còn vấn đề vướng mắc mới tổ chức nhận ca. 6. Sau khi toàn kíp nhận ca xong, các nhân viên trực ban đã ổn định ở vị trí công tác, Trưởng ca báo cáo với trưởng ca công ty về tình hình thiết bị sau khi nhận ca gồm: Phương thức vận hành, tình trạng các thiết bị vận hành, dự phòng, sửa chữa, những điều cần chú ý và các vấn đề khác có liên quan đến vận hành. Đồng thời báo cáo với cấp điều độ quản lý theo quy định. F. Trưởng ca giao ca 1. Kiểm tra tình hình vận hành và phương thức vận hành của các thiết bị chính gồm: Máy phát điện, máy biến áp chính, các đường dây nối lưới. Thông qua các nhân viên trong kíp, nắm bắt được tình hình vận hành và phương thức vận hành của các thiết bị khác trong ca. 2. Báo cáo Trưởng ca Công ty về phương thức đang vận hành, các thiết bị dự phòng, sửa chữa và các điều lưu ý trong ca. 3. Kiểm tra, ghi sổ nhật ký vận hành đầy đủ, chính xác, đúng quy định mọi vấn đề trong ca, những điều cần chú ý giao lại ca sau. Kiểm tra việc ghi chép, tính toán các thông số vận hành của các nhân viên khác tại phòng trực. Kiểm tra, sắp xếp lại gọn gàng các loại giấy tờ, sổ sách, nhật ký. 4. Đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên trong kíp làm vệ sinh công nghiệp các khu vực được phân công, kiểm tra thiết bị, chuẩn bị các điều kiện để giao ca. 5. Sau khi giao ca xong, tuỳ theo tình hình thực tế trong ca, Trưởng ca có thể triệu tập toàn kíp hội ý, rút kinh nghiệm về công tác quản lý vận hành trong ca vừa qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docanh_thuy_8735.doc
Luận văn liên quan