Firewall luôn là một trong các loại thiết bị Network cấu hình phức tạp nhất và
duy trì hoạt động để bảo vệ Network cũng gặp không ít thử thách cho các Security
Admin. Cần có những kiến thức cơ bản về TCP/IP và các Network Services để hiểu rõ
một Firewall làm việc như thế nào. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải trở thành
một chuyên gia về hạ tầng Network (Network Infrastructure ) mới có thể sử dụng được
ISA Server 2004 như một Network Firewall.
72 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7679 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống Firewall, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Firewall thì phải định danh cho được chức năng nào của Firewall
sẽ cần để thực hiện. Nó sẽ điều khiển truy cập đến từ mạng lưới nào, hay nó sẽ bảo vệ
những dịch vụ và người sử dụng nào.
Firewall điều khiển gì ?
- Truy cập vào mạng.
- Truy cập ngoài mạng.
Hình 1.11. Application-proxy firewall
- Truy cập trong những mạng lưới bên trong, những lĩnh vực hay những công
trình kiến trúc.
- Truy cập những nhóm đặt trưng, nhũng người sử dụng hoặc địa chỉ.
- Truy cập đến những tài nguyên cụ thể hoặc những dịch vụ.
Firewall cần bảo vệ cái gì?
- Những mạng lưới hoặc bộ điều khiển đặc biệt.
- Dịch vụ đặc biệt.
- Thông tin riêng tư hoặc công cộng.
- Người sử dụng.
Sau khi nhận ra được Firewall cần để bảo vệ và điều khiển cái gì, quyết định
điều gì có thể xảy ra liên tục với sự bảo vệ và điểu khiển này. Điều gì sẽ xảy ra khi
người sử dụng truy cập đến những trang mà không có quyền truy cập. Điều này sẽ xảy
ra nếu dịch vụ không được bảo vệ và thông tin không được bảo mật tốt. Có phải sự rủi
ro của việc điều khiển hoặc bảo vệ đủ cho bước kế tiếp trong ước lượng thì cần phải có
giải pháp Firewall.
1.6. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA FIREWALL
Firewall không đủ thông minh như con người để có thể đọc hiểu từng loại thông
tin và phân tích nội dung tốt hay xấu của nó. Firewall chỉ có thể ngăn chặn sự xâm
nhập của những nguồn thông tin không mong muốn nhưng phải xác định rõ các thông
số địa chỉ.
Firewall không thể ngăn chặn một cuộc tấn công nếu cuộc tấn công này không
"đi qua" nó. Một cách cụ thể, Firewall không thể chống lại một cuộc tấn công từ một
đường dial-up, hoặc sự rò rỉ thông tin do dữ liệu bị sao chép bất hợp pháp lên đĩa
mềm.
Firewall cũng không thể chống lại các cuộc tấn công bằng dữ liệu (data-drivent
attack). Khi có một số chương trình được chuyển theo thư điện tử, vượt qua Firewall
vào trong mạng được bảo vệ và bắt đầu hoạt động ở đây.
Một ví dụ là các virus máy tính. Firewall không thể làm nhiệm vụ rà quét virus
trên các dữ liệu được chuyển qua nó, do tốc độ làm việc, sự xuất hiện liên tục của các
virus mới và do có rất nhiều cách để mã hóa dữ liệu, thoát khỏi khả năng kiểm soát của
Firewall. Firewall có thể ngǎn chặn những kẻ xấu từ bên ngoài nhưng còn những kẻ
xấu ở bên trong thì sao. Tuy nhiên, Firewall vẫn là giải pháp hữu hiệu được áp dụng
rộng rãi.
Để có được khả nǎng bảo mật tối ưu cho hệ thống, Firewall nên được sử dụng
kết hợp với các biện pháp an ninh mạng như các phần mềm diệt virus, phần mềm đóng
gói, mã hoá dữ liệu. Đặc biệt, chính sách bảo mật được thực hiện một cách phù hợp và
có chiều sâu là vấn đề sống còn để khai thác tối ưu hiệu quả của bất cứ phần mềm bảo
mật nào. Và cũng cần nhớ rằng công nghệ chỉ là một phần của giải pháp bảo mật. Một
nhân tố nữa hết sức quan trọng quyết định thành công của giải pháp là sự hợp tác của
nhân viên, đồng nghiệp.
CHƯƠNG 2
ĐỀ XUẤT MỘT GIẢI PHÁP FIREWALL CHO MỘT
DOANH NGHIỆP NHỎ
2.1. TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT CHO MẠNG MÁY TÍNH
DOANH NGHIỆP
An ninh mạng là các giải pháp bảo vệ mạng máy tính, bảo vệ các ứng dụng trên
mạng, phòng chống các thay đổi, phá hoại, xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng. An
ninh mạng còn bao hàm là đảm bảo cho mạng hoạt động ổn định, các chức năng then
chốt hoạt động chính xác và không bị các tác động có hại từ bên ngoài.
2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ hệ thống mạng
2.1.1.1. Hoạch định hệ thống bảo vệ mạng
Trong môi trường mạng, phải có sự đảm bảo rằng những dữ liệu có tính bí mật
phải được cất giữ riêng, sao cho chỉ có người có thẩm quyền mới được phép truy cập
chúng. Bảo mật thông tin là việc làm quan trọng, và việc bảo vệ hoạt động mạng cũng
có tầm quan trong không kém.
Mạng máy tính cần được bảo vệ an toàn, tránh khỏi những hiểm hoạ do vô tình
hay cố ý. Tuy nhiên một nhà quản trị mạng cần phải biết bất cứ cái gì cũng có mức độ,
không nên thái quá. Mạng không nhất thiết phải được bảo vệ quá cẩn mật, đến mức
người dùng luôn gặp khó khăn khi truy nhập mạng để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Không nên để họ thất vọng khi cố gắng truy cập các tập tin của chính mình.
Bốn hiểm hoạ chính đối với sự an ninh của mạng là:
- Truy nhập mạng bất hợp pháp.
- Sự can thiệp bằng phương tiện điện tử.
- Kẻ trộm.
- Tai họa vô tình hoặc có chủ ý.
Mức độ bảo mật: Tuỳ thuộc vào dạng môi trường trong đó mạng đang hoạt
động.
Chính sách bảo mật: Hệ thống mạng đòi hỏi một tập hợp nguyên tắc, điều luật
và chính sách nhằm loại trừ mọi rủi ro. Giúp hướng dẫn vượt qua các thay đổi và
những tình huống không dự kiến trong quá trình phát triển mạng.
Đào tạo: Người dùng mạng được đào tạo chu đáo sẽ có ít khả năng vô ý phá
huỷ một tài nguyên.
An toàn cho thiết bị: Tuỳ thuộc ở quy mô công ty, độ bí mật dữ liệu, các tài
nguyên khả dụng. Trong môi trường mạng ngang hàng, có thể không có chính sách
bảo vệ phần cứng có tổ chức nào. Người dùng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho
máy tính và dữ liệu của riêng mình.
2.1.1.2. Mô hình bảo mật
Hai mô hình bảo mật khác nhau đã phát triển, giúp bảo vệ an toàn dữ liệu và tài
nguyên phần cứng:
- Bảo vệ tài nguyên dùng chung bằng mật mã: Gắn mật mã cho từng tài
nguyên dùng chung.
- Truy cập khi được sự cho phép: Là chỉ định một số quyền nhất định trên cơ
sở người dùng, kiểm tra truy nhập tài nguyên dùng chung căn cứ vào CSDL
user-access trên máy server.
2.1.1.3. Nâng cao mức độ bảo mật
Kiểm toán: Theo dõi hoạt động trên mạng thông qua tài khoản người dùng, ghi
lại nhiều dạng biến cố chọn lọc vào sổ nhật ký bảo mật của máy server. Giúp nhận biết
các hoạt động bất hợp lệ hoặc không chủ định. Cung cấp các thông tin về cách dùng
trong tình huống có phòng ban nào đó thu phí sử dụng một số tài nguyên nhất định, và
cần quyết định phí của những tài nguyên này theo cách thức nào đó.
Máy tính không đĩa: Không có ổ đĩa cứng và ổ mềm. Có thể thi hành mọi việc
như máy tính thông thường, ngoại trừ việc lưu trữ dữ liệu trên đĩa cứng hay đĩa mềm
cục bộ. Không cần đĩa khởi động. Có khả năng giao tiếp với server và đăng nhập nhờ
vào một con chip ROM khởi động đặc biệt được cài trên card mạng. Khi bật máy tính
không đĩa, chip ROM khởi động phát tín hiệu cho server biết rằng nó muốn khởi động.
Server trả lời bằng cách tải phần mềm khởi động vào RAM của máy tính không đĩa và
tự động hiển thị màn hình đăng nhập . Khi đó máy tính được kết nối với mạng.
Mã hoá dữ liệu: Đó là mã hoá thông tin sang dạng mật mã bằng một phương
pháp nào đó sao cho đảm bảo thông tin đó không thể nhận biết được nếu nơi nhận
không biết cách giải mã. Một người sử dụng hay một host có thể sử dụng thông tin mà
không sợ ảnh hưởng đến người sử dụng hay một host khác.
Chống virus :
- Ngăn không cho virus hoạt động.
- Sửa chữa hư hại ở một mức độ nào đó.
- Chặn đứng virus sau khi nó bộc phát.
Ngăn chặn tình trạng truy cập bất hợp pháp là một trong những giải pháp hiệu
nghiệm nhất để tránh virus. Do biện pháp chủ yếu là phòng ngừa, nên người quản trị
mạng phải bảo đảm sao cho mọi yếu tố cần thiết đều đã sẵn sàng:
- Mật mã để giảm khả năng truy cập bất hợp pháp.
- Chỉ định các đặc quyền thích hợp cho mọi người dùng.
- Các profile để tổ chức môi trường mạng cho người dùng có thể lập cấu hình
và duy trì môi trường đăng nhập, bao gồm các kết nối mạng và những khoản
mục chương trình khi người dùng đăng nhập.
- Một chính sách quyết định có thể tải phần mềm nào.
2.1.2. Kiến trúc bảo mật của hệ thống mạng
2.1.2.1. Các mức an toàn thông tin trên mạng
Hình 2.1. Các mức an toàn thông tin trên mạng
An toàn hay bảo mật không phải là một sản phẩm, nó cũng không phải là một
phần mềm. Nó là một cách nghĩ. Sự an toàn có thể được khởi động và dường như một
dịch vụ. Bảo mật là cách an toàn. Tài liệu bảo mật là tư liệu mà những thành viên của
tổ chức muốn bảo vệ. Trách nhiệm của việc bảo mật là người quản trị mạng.
Sự an toàn mạng có vai trò quan trọng tối cao. Cơ chế bảo mật cần phải bao
gồm cấu hình mạng của Server, chu vi ứng dụng của tổ chức mạng và thậm chí của
những Client truy nhập mạng từ xa. Có vài cách mà ta cần phải xem xét:
- Sự an toàn vật lý.
- An toàn hệ thống.
- An toàn mạng.
- An toàn các ứng dụng.
- Sự truy nhập từ xa và việc chấp nhận.
Các lỗ hổng bảo mật trên một hệ thống là các điểm yếu có thể tạo ra sự ngưng
trệ của dịch vụ, thêm quyền đối với người sử dụng hoặc cho phép các truy nhập không
hợp pháp vào hệ thống. Các lỗ hổng cũng có thể nằm ngay ở các dịch vụ cung cấp như
sendmail, web, ftp ... Ngoài ra các lỗ hổng còn tồn tại ngay chính tại hệ điều hành như
trong Windows NT, Windows 95, XP, UNIX hoặc trong các ứng dụng mà người sử
dụng thường xuyên sử dụng như Word processing, các hệ databases ...
2.1.2.2. Ảnh hưởng của các lỗ hổng mạng
Ở phần trên đã phân tích một số trường hợp có những lỗ hổng bảo mật, những
kẻ tấn công có thể lợi dụng những lỗ hổng này để tạo ra những lỗ hổng khác tạo thành
một chuỗi mắt xích những lỗ hổng. Ví dụ, một kẻ phá hoại muốn xâm nhập vào hệ
thống mà không có tài khoản truy nhập hợp lệ trên hệ thống đó. Trong trường hợp này,
trước tiên kẻ phá hoại sẽ tìm ra các điểm yếu trên hệ thống, hoặc từ các chính sách bảo
mật, hoặc sử dụng các công cụ dò xét thông tin trên hệ thống đó để đạt được quyền
truy nhập vào hệ thống. Sau khi mục tiêu duy nhất đã đạt được, kẻ phá hoại có thể tiếp
tục tìm hiểu các dịch vụ trên hệ thống, nắm bắt được các điểm yếu và thực hiện các
hành động phá hoại tinh vi hơn.
Tuy nhiên, có phải bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào cùng nguy hiểm đến hệ thống
hay không. Có rất nhiều thông báo liên quan đến lỗ hổng bảo mật trên mạng Internet,
hầu hết trong số đó là các lỗ hổng loại C, là không đặc biệt nguy hiểm đối với hệ
thống. Ví dụ, khi những lỗ hổng về sendmail được thông báo trên mạng, không phải
ngay lập tức ảnh hưởng trên toàn bộ hệ thống. Khi những thông báo về lỗ hổng được
khẳng định chắc chắn, các nhóm tin sẽ đưa ra một số phương pháp để khắc phục hệ
thống.
2.1.3. Mô tả hiện trạng của doanh nghiệp
Trong tình hình mạng máy tính của doanh nghiệp nhỏ thì việc khảo sát hiện
trạng của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng. Tình hình mạng máy tính của
doanh nghiệp như thế nào sẻ quyết định mô hình Firewall cho doanh nghiệp đó.
Trước hết phải thấy rằng mạng doanh nghiệp đặc biệt là mạng doanh nghiệp
nhỏ đòi hỏi phải rất gọn, không phức tạp như những công ty lớn về tin học, viễn thông.
Nhưng không phải vì điều đó mà việc bảo mật của mạng máy tính doanh nghiệp bị
xem nhẹ. Có thể nói việc bảo mật cho mạng doanh nghiệp là yêu cầu hàng đầu của các
doanh nghiệp đối với các nhà quản trị mạng. Việc bảo mật tốt dữ liệu của các mạng
doanh nghiệp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Khảo sát hiện trạng của doanh nghiệp cho một cái nhìn tổng quát về mạng máy
tính của doanh nghiệp. Từ tình trạng của doanh nghiệp giúp quyết định được sẽ chọn
loại Firewall cho phù hợp.
Do doanh nghiệp thuộc vào doanh nghiệp nhỏ nên có quy mô cơ sở vật chất
trang thiết bị máy tính cũng như hạ tầng mạng không lớn lắm. Hiện trạng của doanh
nghiệp sẽ quyết định tới mô hình Firewall mà ta sẽ lựa chọn cho phù hợp.
Để hỗ trợ cho Firewall của doanh nghiệp người quản trị mạng cuả doanh nghiệp
phải luôn luôn cập nhật những lỗ hổng bảo mật mới của phần mềm Firewall đang sử
dụng. Bên cạnh đó thường xuyên tìm hiểu những cách thức tấn công mới của những kẻ
phá hoại để từ đó đề ra những phương án phòng chống hữu hiệu.
Hiện trạng của doanh nghiệp đó là nhưng cơ sở vật chất thiết bị máy tính của
doanh nghiệp, cách bố trí mạng như thế nào, tài khoản của người sử dụng … nếu nắm
rỏ được hiện trạng của doanh nghiệp thì việc vận hành Firewall sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều và hiệu quả bảo vệ của Firewall cũng nâng lên rất nhiều. Việc phân chia quyền
sử dụng trong mạng doanh nghiệp cũng là một vấn đề cần quan tâm đối với người
quản trị mạng doanh nghiệp, phải có cái nhìn thật kỹ lưỡng và chính xác trong việc
phân quyền nếu không thì dù cho Firewall có đồ sộ bao nhiêu, tốt bao nhiêu cũng trở
nên vô ích.
Vì vậy mô tả hiện trạng của doanh nghiệp là một việc rất quan trọng trong chiến
lược xây dựng Firewall cho doanh nghiệp. Nếu như việc bố trí hạ tầng mạng chưa phù
hợp thì người quản trị mạng phải có chính sách điều chỉnh ngay đây cũng là một yếu
tố làm cho Firewall hoạt động hiệu quả hơn.
2.1.4. Phân tích yêu cầu Firewall cho doanh nghiệp
Yêu cầu về Firewall cho doanh nghiệp bao gồm nhiều rất nhiều yếu tố. Do
những đặc thù của doanh nghiệp mà phải xác định mô hình Firewall cho phù hợp. Đối
với doanh nghiệp về mức độ đáp ứng trang thiết bị máy tính không phải như các trung
tâm chuyên về tin học lớn. Các thiết bị mạng ở đây không phải lớn như các trung tâm
máy tính lớn. Vì vậy phải có cái nhìn cụ thể để đề ra mô hình Firewall phù hợp cho
doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp lớn thì cơ sỡ dữ liệu, tài nguyên cũng rất lớn và số
lượng người truy cập mỗi ngày để lấy cơ sỡ dữ liệu, cập nhật thông tin, trao đổi … các
hoạt động truy nhập thông tin diễn ra hết sức tấp nập trên mạng, những kẻ phá hoại sẽ
dựa vào những hoạt động đó để lấy cắp, phá hoại thông tin, làm ngưng hoàn toàn cả hệ
thống. Nếu như không có một Firewall đủ mạnh thì việc đột nhập của kẻ phá hoại sẽ
hết sức đơn giản. Đối với những doanh nghiệp như thế này mô hình Firewall phải
mạnh, có thể kết hợp giữa Firewall phần cứng và Firewall phần mềm. Việc kết hợp cả
hai loại Firewall trên sẽ cho một sự bảo vệ chắc chắn hơn. Các tính năng được tích hợp
trong Firewall phần cứng được các nhà sản xuất thiết lập ngay khi sản xuất các thiết bị
các khả năng bảo mật này sẽ được cập nhật trong quá trình sử dụng của thiết bị. Khi
lựa chọn một Firewall phần mềm cho những doanh nghiệp lớn thì phải chọn những mô
hình Firewall phần mềm mạnh của các nhà sản xuất phần mềm về Firewall uy tín. Các
phần mềm này khi có một bản quyền hợp pháp trong quá trình sử dụng chương trình sẽ
không ngừng được cập nhật các phương pháp bảo mật mới, cập nhật các lỗ hổng bảo
mật mới trong chương trình. Tuy nhiên việc kết hợp giữa Firewall phần cứng và
Firewall phần mềm là một điều vô cùng tốn kém nó chỉ phù hợp với các doanh nghiệp
lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật, có tiềm lực về tài chính.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn chế về nhiều mặt như kinh phí
cũng như thiết bị cho nên trong trường hợp này, có lẽ giải pháp một thiết bị có thể xử
lý mọi chức năng an toàn là hợp lý nhất. Thiết bị bảo mật 'Tất cả trong một' này phải
đáp ứng yêu cầu về bảo mật - an toàn dữ liệu của tổ chức - doanh nghiệp một cách
hiệu quả nhất mà không cần đến nhiều tầng thiết bị đắt tiền và phức tạp, cộng thêm
một nhân viên chuyên trách. Điều này quả thật rất cần thiết trong tình trạng Internet
hiện nay đầy rẫy các mối đe dọa như sâu máy tính, chương trình phá hoại và ăn cắp
thông tin, lỗ hổng bảo mật của các hệ điều hành và ứng dụng. Việc bảo mật cho các
mạng máy tính doanh nghiệp loại này cũng không phức tạp như các doanh nghiệp lớn
vì cơ sở dữ liệu ít, gọn, không nằm phân tán như các doanh nghiệp lớn. Vì vậy có thể
lựa chọn nhũng Firewall phần mềm miễn phí hoặc bật các chức năng Firewall được
cung cấp sẵn trong các hệ điều hành như Windows XP Home Edition, sử dụng Internet
Connection Firewall trong phiên bản Windows XP Professional.
2.1.5. Chọn lựa một giải pháp Firewall nào cho phù hợp với mạng máy tính
của doanh nghiệp nhỏ
Một trong những công cụ hiệu quả nhất và cũng thông dụng nhất là sử dụng
Firewall nhằm kiểm soát sự truy cập từ bên ngoài vào mạng nội bộ và các giao dịch
ra/vào mạng. Tuy nhiên, đầu tư cho một Firewall khá tốn kém, nhất là đối với các tổ
chức - doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp này, có lẽ giải pháp một thiết bị có
thể xử lý mọi chức năng an toàn là hợp lý nhất. Thiết bị bảo mật 'Tất cả trong một' này
phải đáp ứng yêu cầu về bảo mật - an toàn dữ liệu của tổ chức - doanh nghiệp một
cách hiệu quả nhất mà không cần đến nhiều tầng thiết bị đắt tiền và phức tạp.
Sau đây là một số giải pháp phần mềm thông dụng hiện nay đang được nhiều
doanh nghiệp ở tại Việt Nam cũng như trên thế giới sử dụng rộng rãi. Các phần mềm
này đáp ứng rất tốt các điều kiện của doanh nghiệp, do tính chất của các phần mềm
này các yêu cầu về cấu hình cho hệ thống mạng không phải là quá cao cho nên rất phù
hợp với mạng máy tính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
A. ISA Server Enterprise 2000, ISA Server Enterprise 2004
Đây là một phần mềm có các chức năng chính là :
- Bảo vệ mạng chống các cuộc tấn công từ Internet.
- Cho phép các Client bên trong mạng nội bộ truy cập các dịch vụ ngoài
Internet, có kiểm soát.
B. Sonicwall PRO 2040
Firewall dành cho doanh nghiệp loại vừa này có thể đáp ứng mọi yêu cầu, dễ
dàng nhận ra ngay điều này khi lấy thiết bị ra khỏi hộp, có thể đặt nó trên bàn, trên kệ
tủ, hoặc lắp vào rack 1U đều được cả. SonicWALL Pro 2040 kết hợp hệ điều hành mở
rộng SonicOS thế hệ mới của SonicWALL và một kiến trúc phần cứng có khả năng
chịu tải tốt, miễn là cấu hình đúng, tất nhiên là không đơn giản.
Khi sử dụng, người dùng phải cài đặt OS mở rộng của SonicWALL mới khai
thác được nhiều tính năng cao cấp như kết nối đến nhiều ISP để dự phòng, cân bằng tải
với các Pro 2040 khác, thiết lập NAT dựa theo chính sách và kết nối WAN dự phòng.
Mặc dù có thể vận hành Pro 2040 mà không cần hệ điều hành SonicOS
Enhanced, nhưng phải cài hệ điều hành này thì mới có thể kích hoạt cổng giao tiếp thứ
tư của thiết bị. Cổng này có chức năng của một cổng WAN, LAN, hay DMZ, hoặc nối
sang một thiết bị Pro 2040 khác để dự phòng. SonicWall không hề thua kém các đối
thủ, nó cũng tích hợp chức năng phòng chống virus và lọc nội dung.
Pro 2040 hoàn toàn làm vừa lòng, chẳng hạn, nó được trang bị một bộ xử lý chỉ
làm mỗi nhiệm vụ mã hóa cho nên hiệu suất chẳng có gì khác biệt khi dùng chế độ mã
hóa AES-256 hay 3DES. Hàng loạt cuộc tấn công giả lập cũng như ngăn chặn virus
khi thử đều bị ngăn cản bởi Firewall này.
Hình 2.2. Mô hình triển khai ISA Server giữa Internal Network và Internet
C. ZoneAlarm
Đây là một phần mềm miễn phí cho người sử dụng, mặc dù vậy nhưng những
tính năng của nó cũng không kém gì những phần mềm lớn có bản quyền. Sau đây là
một số tính năng của nó:
- Overview: Cho phép nắm được các dữ liệu thống kê về hoạt động của
ZoneAlarm. Bấm vào tab Preferences để thay đổi các thiết lập chi tiết.
- Firewall: Các thiết lập chung, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động cửa chương
trình được đặt tại đây. Để đơn giản hoá, ZoneAlarm sử dụng khái niệm Zone
(vùng). Internet Zone bao gồm các máy tính và các site trên mạng Internet
mà chưa đặt thiết lập bảo vệ.
- Program Control: Program Control cho phép xác định những chương trình
nào phải hỏi ý kiến Firewall trước khi truy nhập Internet (ZoneAlarm sử
dụng những thông tin này khi tạo các cửa sổ cảnh báo). Nếu gặp những vấn
đề với các chương trình gián điệp và chương trình quảng cáo, ở một số thời
điểm nào đó có thể đặt thiết lập cho mục này ở mức High. Ngoài ra, mức
Medium là phù hợp với hầu hết những người sử dụng. Mục Automatic Lock
trong Program Contrel cho phép đặt cách ly hoàn toàn với mạng Internet,
chặn tất cả các thông điệp đi từ máy tính ra mạng Internet và ngược lại. Nếu
sử dụng Internet băng rộng và bật máy tính suốt ngày, nên chọn Automatic
Lock bất cứ lúc nào không làm việc với máy tính nữa. Có thể bật Automatic
Lock bằng cách ấn vào biểu tượng ổ khoá bên trên cửa sổ ZoneAlarm.
D. Comodo Firewall Pro 3.0
Đây là một trong những tường lửa tốt nhất trên Internet sẵn có dành cho
Windows Vista. Tường lửa này có thể dễ dàng cạnh tranh với mọi giải pháp thương
mại khác. Không giống như các giải pháp bảo mật miễn phí khác, Comodo không phải
là phiên bản miễn phí của một sản phẩm thương mại. Nó đưa ra một tập hợp hoàn
chỉnh các đặc tính bảo mật giống như bất kỳ tường lửa có chất lượng tốt khác. Điểm
không thuận tiện duy nhất có thể thấy là tường lửa này trên thực tế có rất nhiều các tùy
chọn cấu hình và tùy chọn bảo vệ gây khó khăn cho người dùng mới làm quen với nó.
Một chuyên gia thì hoàn toàn thích thú với tất cả các tùy chọn điều khiển nhưng đối
với một người mới bắt đầu thì họ sẽ phải dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu mọi thứ.
Nếu như bạn xác định muốn dành một lúc nào đó để học cách sử dụng Comodo
Firewall Pro 3.0 thì có thể tin tưởng rằng bạn đã được bảo mật cao mà lại hoàn toàn
miễn phí.
2.1.5. Thiết lập một Firewall cho doanh nghiệp
Lựa chọn các giải pháp Firewall phần cứng hoặc Firewall phần mềm để xây
dưng một Firewall cho doanh nghiệp. Việc thiết lập Firewall dựa vào các yếu tố sau:
* Trước hết cần xác định tài nguyên cần bảo vệ. Ví dụ như:
- Máy trạm.
- Máy chủ.
- Các thiết bị mạng: Bộ định tuyến (Router), Getway, Repeater…
- Các máy chủ đầu cuối.
- Các chương trình phần mềm.
- Cáp mạng.
- Thông tin lưu trữ trong các tệp dữ liệu.
* Nghiên cứu các vấn đề sau:
- Bảo vệ tài nguyên đó khỏi bị ai phá hoại.
- Xác suất của nguy cơ đe doạ.
- Mức độ quan trọng của nguồn tài nguyên.
- Các biện pháp có thể thực hiện để bảo vệ tài nguyên với thời gian nhanh
nhất, đỡ tốn kém nhất.
- Kiểm tra chính sách an ninh mạng định kì.
* Nhận dạng các mối đe doạ
- Truy nhập trái phép: Nói chung việc sử dụng bất cứ tài nguyên nào mà
không được sự cho phép trước đều bị coi là truy cập trái phép.
- Nguy cơ để lộ thông tin: Việc để lộ thông tin cũng là một mối đe doạ. Cần
phải xác định rõ các giá trị hay độ nhạy cảm của thông tin lưu trữ trên máy.
Ở mức hệ thống việc để lọt mật khẩu truy nhập hệ thống có thể tạo thuận lợi
cho việc truy nhập trái phép trong tương lai.
- Từ chối dịch vụ: Các mạng dùng để kết nối các nguồn tài nguyên có giá trị
như các máy tính và các cơ sở dữ liệu cung cấp các dịch vụ mà một cơ quan
dựa vào. Nếu các dịch vụ này không sẵn sàng sẽ dẫn đến ảnh hưởng công
việc kinh doanh của đơn vị. Rất khó có thể đoán trước được hình thức từ
chối dịch vụ, dưới đây liệt kê một số ví dụ về từ chối dịch vụ:
Hệ thống máy bị dừng vì một gói tin của kẻ phá hoại.
Mạng bị dừng vì bị tràn lưu lượng.
Các thiết bị bảo vệ mạng bị phá hỏng.
- Các điểm truy nhập: Điểm truy nhập mà ở đó những người sử dụng trái phép
đi vào hệ thống. Nếu ta có càng nhiều điểm truy nhập thì càng làm tăng
nguy cơ cho mạng.
- Các hệ thống có cấu hình không đúng: Những kẻ đột nhập vào mạng chúng
thường cố gắng phá hoại các máy chủ trên mạng. Các máy tính chủ đóng vai
trò như các Server của Telnet là các mục tiêu rất phổ biến. Nếu máy tính chủ
không được cấu hình một cách đúng đắn thì hệ thống sẽ rất dễ bị phá hoại.
- Virus: Khi độ phức tạp của phần mềm tăng lên thì độ phức tạp của Virus
trong bất kì hệ thông nào cũng tăng. Có lẽ sẽ không có phần mềm nào mà
không bị nhiễm Virus. Các Virus an toàn được biết đến một cách rộng rãi
cũng là các phương pháp phổ biến để truy nhập trái phép. Nếu việc cài đặt
hệ thống là mở và được biết đến một cách rộng rãi thì kẻ đột nhập có thể sử
dụng những điểm yếu của chương trình chạy ở chế độ ưu tiên để truy nhập
hệ thống ở chế độ đặc quyền.
- Các mối đe doạ từ bên ngoài: Những người trong cuộc thường truy nhập
trực tiếp phần mềm máy tính mạng nhiều hơn so với phần cứng. Nếu như
một người trong cuộc quyết định phá hoại thì người đó tạo ra mối đe doạ
đáng kể cho an toàn của mạng. Nếu người đó tiếp cận dễ dàng với hệ thống
thì hệ thống càng dễ bị phá hoại hơn. Người phá hoại có thể dễ dàng chạy
bộ giải mã giao thức và nắm bắt phần mềm để phân tích lưu lượng của giao
thức. Hầu hết các ứng dụng TCP/IP (Telnet, FTP) chỉ có cơ chế xác minh rất
yếu trong đó mật khẩu được chuyển đi dưới dạng văn bản rõ nghĩa.
- An toàn vật lý: Nếu bản thân máy tính không được an toàn về mặt vật lý thì
các cơ chế an toàn phần mềm có thể dễ dàng bị bỏ qua. Trong trường hợp
các máy trạm DOS, WINDOWS đều không có cơ chế bảo vệ phần mềm. Đối
với hệ điều hành Unix không có người quản lý thì các ổ đĩa vật lý có thể bị
đánh tráo, hoặc nếu ta để hệ thống này trong chế độ đặc quyền thì máy trạm
coi như bị bỏ ngỏ. Nói cách khác kẻ đột nhập có thể tạm dừng máy tính này
lại và đưa nó trở lại chế độ ưu đãi rồi sau đó lấy các chương trình Trojan-
hores vào hoặc có thể thực hiện các hành động khác nhằm làm cho hệ thống
trở nên rộng mở cho các vụ tấn công trong tương lai.
CHƯƠNG 3
CÀI ĐẶT MỘT GIẢI PHÁP FIREWALL
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ
3.1. SƠ ĐỒ DOANH NGHIỆP
Giả sử, công ty có 3 tầng và gồm có 5 phòng làm việc.
- Diện tích toà nhà là:
Chiều dài của tòa nhà là 12 m.
Chiều rộng của tòa nhà là 7 m.
Chiều cao của mỗi tầng là 6 m.
- Diện tích của mỗi phòng là:
Đối với phòng kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, giám đốc:
* Chiều dài là 6 m.
* Chiều rộng là 5 m.
Đối với phòng phó giám đốc:
* Chiều dài là 5 m.
* Chiều rộng là 7m.
Trong đó:
Phòng kinh doanh và kỹ thuật nằm ở tầng 3.
* Phòng kinh doanh sẽ được đặt 10 máy.
* Phòng kỹ thuật sẽ được đặt 10 máy.
Phòng phó giám đốc và tài chính nằm ở tầng 2.
* Phòng phó giám đốc sẽ được đặt 1 máy.
* Phòng tài chính sẽ được đặt 10 máy.
Phòng giám đốc nằm ở tầng 1 và được đặt 1 máy.
* Sau đây là sơ đồ ban đầu của công ty
24
'-0
"
48
'-1
1
5/
16
"
48
'-1
1
5/
16
"
3'
-7
1
3/
16
"
48
'-1
1
5/
16
"
3'
-7
1
3/
16
"
3'
-7
1
3/
16
"
3'
-7
1
3/
16
"
3.2. SƠ ĐỒ MẠNG DOANH NGHIỆP
Sau đây là mô hình được phát thảo dựa trên mô hình Client/Server.
12 m
6m
7 m 2m
5m
6 m
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3
Hình 3.1. Sơ đồ ban đầu của toà nhà
2m
Hình 3.2. Mô hình logic
Trong mô hình logic trên thì hệ thống mạng có 1 Switch phân tán có chức năng
định tuyến (Switch layer 3). Switch này có tác dụng chuyển lưu lượng qua lại giữa các
Switch truy cập (Switch layer 2) và một nhiệm vụ rất quan trọng là định tuyến giữa các
LAN ảo. Bất kỳ một Switch truy cập nào được kết nối đến Switch phân tán bằng
đường kết nối uplink 100Mbps và kết nối này đảm bảo cung cấp băng thông cho toàn
bộ các máy tính kết nối đến Switch truy cập. Switch phân tán sử dụng ở đây là thiết bị
có nhiều cổng truy nhập 100Mbps. Các Switch truy cập cung cấp 24 cổng 100 Mbps
đảm bảo băng thông này cho từng máy trạm. Toàn bộ toàn nhà sẽ có 3 Switch truy
cập. Nếu số lượng máy tính trong toàn bộ toàn nhà phát triển lên, các Switch truy cập
có thể cắm xếp trồng để cung cấp số lượng cổng truy cập nhiều hơn hoặc các phòng
ban có thể cắm Switch mở rộng để cung cấp thêm số cổng truy nhập.
`
PC
SWITCH
ROUTER
SERVER
9 U
Thùng RACK
Bó cáp
Dây cáp UTP
WPWall plate
Hình 3.3. Các hình chú thích về thiết kế
FireWall
Hình 3.4. Mô hình vật lý ở Tầng 1
40'-0"
48
'-0
"
PHÒNG GIÁM Ð? C
8'
-0
"
WP
PHÒNG K? THU? T
`
`
`
`
`
`
`
`` `
WP
WP
W
P
WP
W
P
SERVER
9 U
2 U Router
1 U Switch layer 3
1 U Switch 1
Hình 3.5. Mô hình vật lý ở Tầng 2
Hình 3.6. Mô hình vật lý ở Tầng 3
PHÒNG KINH DOANH
`
SWITCH
`
`
`
`
`
`
`` `
WP
WP
W
P
WP
W
P
PHÒNG TÀI CHÍNH
`
SWITCH 2 ``
`
`
`
` ` `
`
WP
W
P
WP
W
P
WP
Mạng sử dụng trên có 50 PC. Trong đó: 1 máy dùng làm ISA Server (có 2 card
mạng) nên cài hệ điều hành Window 2003 Server. Còn lại các máy tính khác đều cài
Window XP P2.
Sử dụng một đường ADSL và hệ thống ISA Server 2004 Firewall với địa chỉ
modem ADSL là 1.1.1.2.
Hệ thống có hai lớp mạng chính là Internal bao gồm các máy tính của nhân viên
có dãy địa chỉ IP riêng là 192.168.10.1 – 192.168.10.255/24
Máy chủ dùng để cài đặt ISA Server chạy Windows Server 2003 SP1 có 2 NIC
(network interface) với địa chỉ IP như sau:
- Outside Interface: IP 1.1.1.1, Subnet Mask 255.255.255 và Default Gateway
1.1.1.2 (ADSL modem).
- Inside Interface: IP 192.168.10.2, Subnet Mask 255.255.255.0 và DNS
192.168.10.3 (DNS Server và Domain Controler của hệ thống)
3.3. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH FIREWALL
Sau âáy sẽ tiến hành cài đặt một Firewall cho doanh nghiệp bằng phần mềm
ISA Server 2004 Firewall
3.3.1. Tìm hiểu về phần mềm ISA Server 2004 Firewall
Trong số những sản phẩm tường lửa (firewall) trên thị trường hiện nay thì ISA
Server 2004 của Microsoft được nhiều người yêu thích do khả năng bảo vệ hệ thống
mạnh mẽ cùng với cơ chế quản lý linh hoạt. ISA Server 2004 Firewall có hai phiên
bản Standard và Enterprise phục vụ cho những môi trường khác nhau.
ISA Server 2004 Standard đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chia sẻ băng thông cho
các công ty có quy mô trung bình. Với phiên bản này có thể xây dựng Firewall để
kiểm soát các luồng dữ liệu vào và ra hệ thống mạng nội bộ của công ty, kiểm soát quá
trình truy cập của người dùng theo giao thức, thời gian và nội dung nhằm ngăn chặn
việc kết nối vào những trang web có nội dung không thích hợp. Bên cạnh đó còn có
thể triển khai hệ thống VPN Site to Site hay Remote Access hỗ trợ cho việc truy cập từ
xa, hoặc trao đổi dữ liệu giữa các văn phòng chi nhánh. Đối với các công ty có những
hệ thống máy chủ quan trọng như Mail Server, Web Server cần được bảo vệ chặt chẽ
trong một môi trường riêng biệt thì ISA 2004 cho phép triển khai các vùng DMZ
(thuật ngữ chỉ vùng phi quân sự) ngăn ngừa sự tương tác trực tiếp giữa người bên
trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các tính năng bảo mật thông tin trên, ISA 2004 còn
có hệ thống đệm (cache) giúp kết nối Internet nhanh hơn do thông tin trang web có thể
được lưu sẵn trên RAM hay đĩa cứng, giúp tiết kiệm đáng kể băng thông hệ thống.
Chính vì lý do đó mà sản phẩm Firewall này có tên gọi là Internet Security &
Aceleration (bảo mật và tăng tốc Internet).
ISA Server 2004 Enterprise được sử dụng trong các mô hình mạng lớn, đáp ứng
nhiều yêu cầu truy xuất của người dùng bên trong và ngoài hệ thống. Ngoài những tính
năng đã có trên ISA Server 2004 Standard, bản Enterprise còn cho phép thiết lập hệ
thống mảng các ISA Server cùng sử dụng một chính sách, điều này giúp dễ dàng quản
lý và cung cấp tính năng Load Balancing (cân bằng tải)
3.3.2. Cài đặt ISA Server
* Yêu cầu cài đặt: ISA 2004 phải được cài đặt trên nền phần cứng và phần
mềm như sau:
Phần cứng tối thiểu:
- CPU: 500MHz.
- RAM: 256MB.
- Hard Disk: phân vùng NTFS, >=150MB dung lượng còn trống.
- Máy có 2 card mạng.
Phần mềm:
- Windows 2000 server, SP4.
- Windows 2003 server.
Sau khi đã thiết lập đầy đủ các thông tin cần thiết, tiến hành cài đặt ISA Server
2004 Standard trên máy tính dùng làm Firewall.
Bước 1: Chạy file setup và click vào Install ISA Server 2004
Bước 2: Trong hộp thoại Microsoft ISA Server 2004 - Installation Wizard, ta
click Next.
Bước 3: Sau đó ta chọn I accept the terms in the license agreement và sau đó
click Next.
Bước 4: Ta điền đầy đủ thông tin và số serial vào rồi click Next.
Bước 5: Ta chọn cài đặt chế độ Custom rồi click Next.
Bước 6: Mặc định chỉ có hai dịch vụ Firewall Services và ISA Server
Management, ta chọn thêm Firewall Client Installation Share. Rồi click Next.
Bước 7: Ta sẽ click vào Add
Bước 8: Ta sẽ cung cấp dãy địa chỉ IP chứa các máy tính trong mạng nội bộ
(From, To). Lưu ý, dãy địa chỉ này phải chứa IP của giao tiếp mạng Inside. Rồi click
Add. Sau đó OK.
Bước 9: Trong hộp thoại Internal Network ta click Next.
Bước 10: Ta chọn Allow computers running earlier version of Firewall
Client software to connect. Rồi chọn Next.
Bước 11: Trong hộp thoại Services ta click Next.
Bước 12: Trong hộp thoại Ready to Install the Program ta click Install. Sau
đó quá trình cài đặt sẽ bắt đầu. Xong thì ta bấm Finish để hoàn tất.
A. Tạo Access Rule cho phép người dùng trong mạng nội bộ được phép sử
dụng tất cả các giao thức trên Internet.
Mở giao diện quản lý ISA Management Server bằng cách chọn Start All
Programs Microsoft ISA Server ISA Server Management.
Bước 1: Tại giao diện chính, ta click vào Firewall Policy và chọn trên thanh
Tab Tasks mục Create New Access Rule.
Bước 2: Đặt tên cho access rule cần tạo là MẠNG NỘI BỘ TRUY CẬP
INTERNET hoặc tên phù hợp với hệ thống và click Next.
Bước 3: Trong hộp thoại Rule Action chọn Allow, vì đây là access rule cho
phép client sử dụng các giao thức và ứng dụng thông qua Firewall.
Bước 4: Trong hộp thoại Protocols, ta chọn All outbond trafic rồi click Next.
.
Bước 5: Trong hộp thoại Access Rule Sources, ta click Add.
Bước 6: Trong hộp thoại Add Network Entities ta click đúp vào Internal. Sau
đó đóng hộp thoại này lại. Rồi chọn Next.
Bước 7: Trong hộp thoại Access Rule Destinations, ta click Add.
Bước 8: Trong hộp thoại Add Network Entities ta click đúp vào External.
Sau đó đóng hộp thoại này lại. Rồi chọn Next.
Bước 9: Ở đây ta thiết lập cho tất cả các users.
Bước10: Ta click Finish để hoàn tất.
Nhấn Apply để hiệu lực firewall policy mới tạo, lúc này đã có 2 acess rule là
Default Rule (có chức năng Deny All, lưu ý Default Rule không thể xoá được) và
MẠNG NỘI BỘ TRUY CẬP INTERNET cho phép người dùng trong mạng nội bộ
được phép sử dụng tất cả các giao thức trên Internet.
B. Cấu hình ISA Client
Tại máy tính client ta sẽ tiến hành cài đặt Firewall Client bằng cách mở Start
Run và chạy lệnh \\192.168.10.2\mspclnt\setup.
Bước 1: Ta sẽ click vào Run để bắt đầu tiến hành cài đặt.
Bước 2: Tiếp theo ta click Next.
Bước 3: Tiếp theo ta click Next tiếp.
Bước 4: Click Install để cài đặt. Sau đó, click Finish.
Bước 5: Mở giao diện quản lý Microsoft Firewall Client Management bằng
cách chọn Start All Programs Microsoft Firewall Client Management
Bước 6: Trong hộp thoại dưới ta sẽ chọn mục Manually select ISA Server và
nhập địa chỉ 192.168.10.2 của máy cài ISA Server hoặc tên máy server vào và click
Test Server.
Nếu kết nối thành công thì sẽ ra hộp thoại dưới. Sau đó đóng nó lại. Và OK.
Nếu nhập sai thì kết nối không thành công thì sẽ ra hộp thoại dưới
Chú thích: Với Firewall Client có thể tận dụng được những khả năng mạnh nhất
của ISA Server như chứng thực người dùng dựa trên Domain User và Group, cho phép
ghi nhật ký những lần truy cập ... Tuy nhiên điểm bất lợi chính của trường hợp này là
các máy tính muốn cài Firewall Client phải sử dụng hệ điều hành Windows.
C. Thiết Lập Private Policy
Mặc dù hệ thống đã kết nối được Internet, nhưng công ty có những yêu cầu
riêng về chính sách hệ thống như không cho phép nhân viên sử dụng mail ( yahoo,
gmail …) chỉ được sử dụng mail nội bộ. Để thực hiện điều này, cần phải hiệu chỉnh lại
Firewall policy.
Tạo access rule không cho phép sử dụng mail
Bước 1: Tại giao diện chính, ta click vào Firewall Policy và chọn trên thanh
Tab Tasks mục Create New Access Rule.
Bước 2: Đặt tên cho access rule cần tạo là Cấm sử dụng mail và click Next
Bước 3: Trong hộp thoại Rule Action chọn Deny, vì đây là access rule cấm các
máy client sử dụng mail thông qua Firewall.
Bước 4: Trong hộp thoại Protocols, ta chọn Selected protocols rồi click Add.
Bước 5: Trong hộp thoại Add protocols, ta sẽ chọn mục mail và click đúp các
giao thức về mail: POP3, IMAP4, … Sau đó thì đóng hộp thoại này lại. Rồi chọn
Next.
Bước 7: Trong hộp thoại Access Rule Sources, ta click Add.
Bước 8: Trong hộp thoại Add Network Entities ta click đúp vào Internal. Sau
đó đóng hộp thoại này lại. Rồi chọn Next.
Bước 9: Trong hộp thoại Access Rule Destinations, ta click Add.
Bước 10: Trong hộp thoại Add Network Entities ta click đúp vào External.
Sau đó đóng hộp thoại này lại. Rồi chọn Next.
Bước 11: Ở đây ta thiết lập cho tất cả các users.
Bước 12: Ta click Finish để hoàn tất.
Bước 13: Nhấn Apply để hiệu lực firewall policy mới tạo.
Sao lưu và phục hồi thông tin cấu hình ISA Server 2004 Firewall
Để bảo đảm hệ thống luôn hoạt động ổn định cần phải tiến hành sao lưu
(backup) các policy một cách đầy đủ để có thể phục hồi (restore) khi có sự cố xảy ra.
Có thể sao lưu toàn bộ ISA Server hay chỉ một số các Firewall policy nào đó.
* Thao tác sau đây sẽ tiến hành backup toàn bộ ISA Server:
Bước 1: Tại giao diện chính, click phải trên server name (KIMDUC_DTU) và
nhấn vào Back Up…
Bước 2: Đặt tên của tập tin sao lưu là cấu hình ngày 201109 chọn nơi lưu trữ
và nhấn nút Backup.
Bước 3: Một hộp thoại yêu cầu đặt password cho tập tin backup hiện ra, hãy
nhập password rồi nhấn OK.
* Thao tác sau đây sẽ tiến hành Restore toàn bộ ISA Server: Để Restore lại cấu
hình ISA
Bước 1: Tại giao diện chính, click phải trên server name và nhấn vào
Restore…
Bước 2: Xác định tập tin sao lưu, chọn Restore và nhập vào password được
thiết lập cho tập tin này.
Sau khi tiến trình phục hồi hoàn tất có thể kiểm tra lại các policy trước đây của
hệ thống đã được phục hồi đầy đủ hay chưa.
3.4. THỬ NGHIỆM
ISA Server 2004 là một Firewall mạnh đáp ứng được các yêu cầu sử dụng các
Service từ xa, phục vụ cho cả các ISA Clients bên trong truy cập các Service bên ngoài
(Internet), lẫn các Client bên ngoài (Internet Clients) cần truy cập các Service bên
trong Network Tổ chức.
Firewall luôn là một trong các loại thiết bị Network cấu hình phức tạp nhất và
duy trì hoạt động để bảo vệ Network cũng gặp không ít thử thách cho các Security
Admin. Cần có những kiến thức cơ bản về TCP/IP và các Network Services để hiểu rõ
một Firewall làm việc như thế nào. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải trở thành
một chuyên gia về hạ tầng Network (Network Infrastructure ) mới có thể sử dụng được
ISA Server 2004 như một Network Firewall.
ISA Server 2004 được thiết kế để bảo vệ Network, chống các xâm nhập từ bên
ngoài lẫn kiểm soát các truy cập từ bên trong Nội bộ Network của một tổ chức. ISA
Server 2004 Firewall làm điều này thông qua cơ chế điều khiển những gì có thể được
phép qua Firewall và những gì sẽ bị ngăn chặn.
ISA Server 2004 Firewall chứa nhiều tính năng mà các Security Admin có thể
dùng để đảm bảo an toàn cho việc truy cập Internet, và cũng bảo đảm an ninh cho các
tài nguyên trong Nội bộ Network. Cuốn sách cung cấp cho các Security Admin hiểu
được những khái niệm tổng quát và dùng những tính năng phổ biến, đặc thù nhất trên
ISA Server 2004, thông qua những bước hướng dẫn cụ thể (Steps by Steps). Đây là
một hệ thống ngăn chặn các cuộc tấn công từ Internet và một Firewall với cấu hình lỗi
sẽ tạo điều kiện cho các cuộc xâm nhập Network. Với những lý do này, điều quan
trọng nhất các Security Admin quan tâm đó là Làm thế nào để cấu hình Firewall đảm
bảo an toàn cho việc truy cập Internet .
Với cấu hình mặc định của mình ISA Server 2004 ngăn chặn tất cả lưu thông
vào, ra qua Firewall. Rõ ràng đây là một cấu hình chủ động, an toàn nhất mà Admin có
thể yên tâm ngay từ đầu khi vận hành ISA Server. Và sau đó để đáp ứng các yêu cầu
hợp pháp truy cập các Service khác nhau của Internet (ví dụ như web, mail, chat,
download, game online v.vv..), Security Admin sẽ cấu hình để ISA Server 2004 có thể
đáp ứng các yêu cầu được phép trên.
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
3.5.1. Kết quả đạt được của các giải pháp Firewall
- Đã thực hiện tốt các chức năng bảo vệ bảo mật của mạng máy tính cho
doanh nghiệp.
- Việc vận hành lắp ráp của Firewall phần cứng tương đối đơn giản.
- Hoạt động của Firewall phầnd mềm tương đối ổn định,có dao diện đẹp.
- Các chức năng cập nhật phiên bản mới hoạt động khá tốt.
- Các chức năng như cảnh báo, thông báo của phần mềm rất dễ nhận thấy cho
người quản trị mạng.
- Hỗ trợ rất tốt cho người dùng.
3.5.2. Một số nhược điểm
- Các Firewall phần mềm có khi gặp phải trục trặc đó là tính tương thích.
- Ứng dụng chỉ mới thử nghiệm và cài đặt trên Flatform Window, chưa triển
khai trên các Flatform khác như : Linux, Solaric v.v…
KẾT LUẬN
I. ĐÁNH GIÁ
I.1. Kết quả nghiên cứu được
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả như
sau:
- Đã hiểu rõ được thế nào là Firewall trong lĩnh vực tin học, bản chất của
Firewall là như thế nào.
- Chức năng của Firewall trong việc bảo mật cho mạng máy tính.
- Những thành phần chính hình thành nên một Firewall.
- Tìm hiểu được an toàn và bảo mật mạng
- Các yêu cầu về Firewall của doanh nghiệp nói chung cũng như đối với
doanh nghiệp nhỏ nói riêng.
- Những giải pháp Firewall đưa ra cho doanh nghiệp và hướng doanh nghiệp
vào một giải pháp Firewall cụ thể.
- Thiết lập một Firewall cho doanh nghiệp.
I.2. Vấn đề chưa làm được
- Chưa tìm hiểu hết được các kĩ thuật lập trình Firewall.
- Chưa tiếp cận được thực tế một giải pháp Firewall nào để đề ra cách triển
khai hệ thống chính xác.
- Việc triển khai và tìm hiểu chưa có nhiều điều kiện thực tế, nhiều vấn đề chỉ
mới qua các tài liệu.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở những việc đã làm được và chưa làm được ở trên khi thực hiện đề
tài, Tôi xin đưa ra hướng phát triển nhằm từng bước hoàn thiện đề tài.
- Tìm hiểu thêm các kỹ thuật lập trình Firewall, cũng như đề xuất phương án
và giải pháp tốt.
- Xây dựng một chương trình Firewall có tính thực tiển cao.
III. LỜI KẾT
Trong quá trình tìm hiểu và làm đồ án Tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng
góp về nội dung cũng như cách trình bày. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng
dẫn: Lê Văn Long và các thầy cô trong khoa CNTT đã tận tụy hướng dẫn và chỉ bảo.
Mặc dù đồ án đã thể hiện được phần nào sự hiểu biết về vấn đề nhưng vẫn có
những mặc làm được và chưa làm được như đã nêu trên. Tôi rất mong sự đóng góp ý
kiến và bổ sung của các thầy cô để Tôi có thêm kinh nghiệm hoàn thành tốt hơn trong
những đồ án tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Lê Văn Long,”Quản trị mạng”, bài giảng Khoa CNTT- Đại học Duy Tân, Lưu
hành nội bộ.
[2]. Nguyễn Bá Quang, “Thiết kế cài đặt mạng “, Đại học Cần Thơ - Khoa CNTT.
[3]. Nguyễn Minh Nhật, “ An ninh mạng ”, bài giảng Khoa CNTT - Đại học Duy Tân,
Lưu hành nội bộ.
[4]. Nguyễn Gia Như “ Thiết kế mạng “, bài giảng Khoa CNTT - Đại học Duy Tân,
Lưu hành nội bộ.
Tài liệu trên Internet
[5].
[6].
NHẬN XÉT CỦA GVHD
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GVPB
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Tìm hiểu Firewall.pdf