Đề tài Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng. 3 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng. 3 2.1.2. Phân loại tín dụng. 4 2.2. Vai trò và chức năng của tín dụng. 5 2.2.1. Bản chất và vai trò của tín dụng. 5 2.2.2. Chức năng của tín dụng. 6 2.3. Khái niệm về tổ chức, chương trình tín dụng. 6 2.4. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở một số nước và ở Việt Nam 7 2.4.1. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở một số nước. 7 2.4.2. Hiện trạng tín dụng nông thôn ở Việt Nam 8 2.5. Các thành tố chính trong tín dụng nông thôn. 9 2.5.1. Hộ gia đình là đối tác vay vốn. 9 2.5.2. Một số đặc điểm của hộ gia đình sản xuất kinh doanh. 9 2.5.3. Cơ chế tín dụng. 10 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng nghiên cứu. 12 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 12 3.3. Nội dung nghiên cứu. 12 3.3.1. Điều kiện chung của vùng nghiên cứu. 12 3.3.2. Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã. 12 3.3.3. Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ dân trong xã. 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 13 3.4.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát 13 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu. 13 3.4.3. Phân tích và xử lý số liệu. 14 3.4.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của hộ sản xuất 14 Phần 4. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hoa Thành. 16 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 16 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội xã Hoa Thành. 18 4.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng. 19 4.2. Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã. 23 4.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn. 23 4.2.2. Mối quan hệ giữa các tổ chức, tín dụng với hộ dân xã Hoa Thành. 23 4.2.3. Các Đoàn thể và các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý vốn tín dụng. 26 4.2.4. Quy chế hoạt động tín dụng- tiết kiệm 26 4.2.5. Kết quả hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng trên địa bàn xã. 29 4.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành. 30 4.3.1. Kiến thức của người dân về các tổ chức tín dụng. 30 4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. 32 4.3.3. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra. 38 4.4. Kết quả hoạt động tín dụng đối với sinh kế của người dân xã Hoa Thành. 44 4.4.1. Tình hình vay vốn theo các lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra. 44 4.4.2. Thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra. 48 4.4.3. Thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất 50 4.5. Những khó khăn và thuận lợi của các hộ dân khi tham gia vay vốn. 52 4.5.1. Thuận lợi 52 4.5.2. Khó khăn. 52 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận. 54 5.2. Khuyến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện để đảm bảo cho nguồn vốn gửi vào Ngân hàng. 4.2.3. Các Đoàn thể và các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý vốn tín dụng * Hội Nông dân là Đoàn thể trực tiếp phụ trách việc thực hiện cho vay vốn của Ngân hàng NN & PTNT, do ông Cao Văn Đức là chủ tài khoản. Các hộ dân trong xã có nhu cầu vay vốn liên hệ trực tiếp với hội Nông dân xã và làm việc trực tiếp, làm thủ tục vay tại xã. * Hội Phụ nữ xã là tổ chức Đoàn thể phụ trách trực tiếp của Ngân hàng CS – XH, do bà Phan Thị Tuyết làm chủ tài khoản. Bên cạnh đó, các tổ chức Đoàn thể khác như hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã cũng đóng vai trò là thành viên tham gia vào các hoạt động của Ngân hàng tại xã. Các tổ chức Đoàn thể này có vai trò rất quan trọng, họ là những tổ chức chịu trách nhiệm với các tổ chức, chương trình tín dụng về hộ vay vốn (và cũng là người đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn). Các Đoàn thể xã hội xem xét điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu hồi vốn vay, thu hồi lãi suất… Tại xã Hoa Thành, các tổ chức Đoàn thể này hoạt động đạt hiệu quả khá cao về các chương trình tín dụng. 4.2.4. Quy chế hoạt động tín dụng- tiết kiệm Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng CS – XH có quy chế hoạt động độc lập, riêng lẻ nhưng cùng hướng đến một đặc điểm chung là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đặc điểm chung giữa các tổ chức này về đối tượng và mục tiêu hưởng lợi, cụ thể như ở bảng 6. Theo bảng 6, ta thấy được rằng đối với Ngân hàng NN & PTNT, đối tượng vay là tất cả các hộ gia đình, kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo, các hộ gia đình này có thể vay vốn và cần có tài sản thế chấp. Nhưng với Ngân hàng CS – XH, thì đối tượng vay vốn chỉ được giới hạn ở phân loại của địa phương, nghĩa là chỉ có các họ thuộc diện nghèo, các gia đình có con em đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…thì mới có đủ điều kiện vay vốn, và những đối tượng này không cần có tài sản thế chấp nhờ có sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Bảng 6. Đối tượng hưởng lợi của các tổ chức tín dụng Đối tượng Nguồn tín dụng Tiêu chí xác định Hộ nghèo Sinh viên NH CS - XH Theo xác định của địa phương. Tất cả hộ dân trong xã NHNN & PTNT Có nhu cầu vay vốn và có tài sản thế chấp. Tất cả người dân Tư nhân Có nhu cầu vay vốn (tài sản thế chấp lớn hoặc lãi cao.) ( Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2010) Ở hai nguồn tín dụng là Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng CS – XH, mức vay vốn tối đa cho mỗi đối tượng vay là 30 triệu đồng, như vậy có thể thấy rằng việc cung ứng nguồn vốn vay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, tuy nhiên nhiều hộ vẫn đi vay ở tư nhân với việc ngại thủ tục phức tạp và cần một số tiền lớn. Bên cạnh đó, thời gian vay vốn của Ngân hàng CS – XH là 36 tháng cố định cho nhiều đối tượng vay, trừ các đối tượng sinh viên được vay theo sự hỗ trợ của Nhà nước, thì ở Ngân hàng NN & PTNT thì thời hạn vay nằm trong phạm vi từ 12 đến 60 thàng tùy theo yêu cầu của khách hàng. Về Lãi suất vay: Ngân hàng CS – XH có mức lãi suất thấp nhất, chỉ 0.18% áp dụng từ năm 2009, mặc dù năm 2007, mức lãi suất thấp nhất của Ngân hàng CS – XH là 0,5%, có sự khác biệt như vậy bởi đây là lãi suất cho vay đối với đối tượng học sinh, sinh viên có sự bảo trợ của Nhà nước. Trong khi đó, Ngân hàng NN & PTNT, mức lãi suất dao động từ 0,8 đến 1,25 %, điều này giúp Ngân hàng có đủ kinh phí để thanh toán các chi phí huy động vốn, chi phí vận hành bộ máy…Các tổ chức tư nhân cho vay với lãi suất khá cao nhưng vẫn có nhiều hộ dân tiếp cận bởi nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ gia đình. Bảng 7. Mức vay, thời hạn, lãi suất và thế chấp Nguồn tín dụng Mức vay (Tr.đ) Thời hạn (Tháng) Lãi suất (%/tháng) Hình thức đảm bảo NH CS - XH 4 - 30 12 - 84 0,18 – 0,5 Tín chấp NHNN & PTNT <30 12 - 60 0,8 – 1,25 Thế chấp Tư nhân Theo nhu cầu(<100) Tự thỏa thuận(<36) Theo khoản vay Thế chấp Lãi suất ( Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2010) Thế chấp và tín chấp: Đối với Ngân hàng NN & PTNT, hầu như các đối tượng vay trên 10 triệu đồng đều phải có vật thế chấp như bìa đỏ đất, các vật dụng có giá trị…Nhưng với Ngân hàng CS – XH thì người dân không cần có tài sản thế chấp. Bảng 8. Các hoạt động hỗ trợ, quản lý và sử dụng vốn tín dụng Nguồn tín dụng Tập huấn tín dụng Tập huấn kỹ thuật Tham quan, học hỏi NH CS - XH x - - NHNN & PTNT x x - Tư nhân - - - ( Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2010) Hầu hết các tổ chức tín dụng đều chú trọng đến hoạt động tập huấn tín dụng. Có hai đợt tập huấn đã diễn ra tại xã, do Ngân hàng CS – XH tổ chức, vào tháng 9/2007 và tháng 5/2009 để phổ biến cho người dân trong xã các kiến thức về các nguyên tắc và các quy định của các tổ chức tín dụng trong việc cho vay vốn, cách thức trả vốn và lãi vay, phương pháp quản lý vốn… Ngân hàng NN & PTNT cũng áp dụng hình thức tập huấn tín dụng cho người dân trong xã, nhưng chủ yếu là những hộ có nhu cầu vay trực tiếp làm việc với cán bộ tín dụng và được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, Ngân hàng NN & PTNT còn hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật cho người dân về các kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe trẻ em, vệ sinh môi trường… 4.2.5. Kết quả hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Bảng 9. Tình hình cho vay và dư nợ vay của các TCTD ĐVT: Tr.đ TCTD 2007 2008 2009 S.lượng (Tr.đ) % S.lượng % S.lượng (Tr.đ) % Tổng Doanh số cho vay 3.330 100 4.560 100 4.294 100 Tổng dư nợ 4.872 100 6.130 100 6.326 100 1.NHNN & PTNT - Doanh số cho vay 1.800 54,05 2.260 49,56 2.300 53,56 - Dư nợ vay 2.340 48,02 2.880 46,98 3.526 55,73 - Nợ quá hạn 42 1,79 55 1,90 166 4,70 - Nợ khó đòi 30 1,28 20 0,69 51 1,44 2. NHCS – XH - Doanh số cho vay 1.530 45,94 2.300 50,43 1.994 46,43 - Dư nợ vay 2.532 51,97 3.250 53,01 2.800 44,26 - Nợ quá hạn 28 1,10 46 2,00 173 8,67 - Nợ khó đòi 20 0,78 14 0,43 50 1,78 ( Nguồn: Tổng hợp từ các tổ chức tín dụng, 2010) Nhiều năm trở lại đây, các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã hoạt động có hiệu quả tương đối cao, điều được thể hiện ở doanh số cho vay của các tổ chức này tăng lên qua các năm, phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân trong xã. Cùng với đó, tổng dư nợ cũng tăng lên, điều này là do hiện nay trên địa bàn xã đang có các chương trình vay vốn cho hộ nghèo và học sinh, sinh viên, các chương trình này có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và Nhà nước nên thời gian trả nợ gốc của các hộ vay cũng tăng lên. Tổng doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng là 3,3 tỷ đồng năm 2007 thì đến năm 2009 tăng lên 4,2 tỷ đồng, theo đó tổng dư nợ cũng tăng từ 4,8 tỷ đồng năm 2003 lên 6,3 tỷ đồng năm 2009. Mà trong đó, ngân hàng NN & PTNT vẫn là tổ chức tín dụng được người dân khá quan tâm, tổng doanh số cho vay chiếm 53,56% trong tổng doanh số cho vay, tăng hơn 500 triệu qua 2 năm, tổng dư nợ cũng tăng từ 2,3 tỷ đồng lên 3,5 tỷ đồng. Ngân hàng CS – XH lại là tổ chức tín dụng được các gia đình hộ nghèo trong xã đặc biệt quan tâm, hầu hết doanh số cho vay của Ngân hàng này đều dành cho các gia đình chính sách, hộ nghèo và các gia đình có con em đang là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng. Tổng dư nợ tăng lên gần 300 triệu đồng trong 2 năm 2008 và 2009. Tại các tổ chức tín dụng, vẫn có các dư nợ quá hạn và nợ khó đòi, tuy nhiên lượng vốn này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn của các tổ chức tín dụng. 4.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành 4.3.1. Kiến thức của người dân về các tổ chức tín dụng Do diện tích toàn xã khá nhỏ, hơn nữa với hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, mật độ truyền thanh các thông báo của UBND xã, của các tổ chức tín dụng khá đều đăn, từ 2 đến 3 lần/tuần, nên hầu hết các hộ dân ở đây đều được biết và tiếp cận với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, có đến 98,33% các hộ dân đều trả lời rằng họ có biết và có nghe nói đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Bên cạnh đó, các nhóm hụi, phường gần như không quá xa lạ với người dân ở đây, hầu hết họ đã từng tham gia hay đang là thành viên của một nhóm hụi, phường nào đó, với mức đóng góp từ 50 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/người/1 lần góp hụi. Trong số 60 hộ được điều tra, có 7 người hiện tại đang là thành viên tham gia vào các công tác quản lý, cho vay, thu lãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội đóng tại địa bàn xã. Có 24 hộ gia đình hiện tại đang là thành viên của các nhóm hụi, phường. Trong khi đó, nguồn tín dụng từ phía các hộ cho vay lấy lãi thì người dân lại ít biết đến, chỉ những hộ đã từng vay hoặc đang vay mới có sự hiểu biết về nguồn tín dụng này. Một nguồn tín dụng khá phổ biến đối với hầu hết các gia đình đó là vay từ anh em, họ hàng. Có 17 hộ hiện tại đang có vay người thân của mình, với mức lãi khá thấp hoặc không tính lãi. Bảng 10. Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng Nguồn TD Biết (n=60 hộ) Không biết (n=60 hộ) Tham gia quản lý (n=60 hộ) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) NHNN & PTNT 59 98,33 1 1,67 6 10,00 NH CS- XH 59 98,33 1 1,67 1 1,67 Hụi, phường 60 100,00 0 0,00 24 40,00 Tư nhân 13 21,67 47 71,33 3 5,00 Họ hàng 60 100,00 0 0,00 17 28,33 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Nhìn chung, qua bảng 10 có thể thấy rằng, tổ chức tín dụng gần gũi và đang được người dân trong xã quan tâm nhiều đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Họ cho rằng nếu vay vốn ở Ngân hàng NN & PTNT thì có thể vay nhiều và thời gian tiếp cận nhanh, trong khi đó nếu vay ở Ngân hàng CS – XH thì có thể gia hạn vay khi đến thời gian hoàn trả nhưng chưa có đủ khả năng trả, phần lớn các đối tượng này đều tập trung ở nhóm hộ nghèo. 4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn * Những vấn đề quan tâm của người dân khi tham gia vay vốn Biểu đồ 1: Những vấn đề quan tâm của hộ dân khi tham gia vay vốn Với số liệu ở biểu đồ 1, ta thấy rằng vấn đề mà người dân quan tâm nhất khi vay vốn ở đây chính là lãi suất, 100% các hộ được điều tra đều cho biết họ muốn biết lãi suất cao hay thấp trước khi quyết định tiếp cận việc vay vốn, và cho rằng lãi suất là vấn đề quan trọng. Tiếp đó, thời hạn vay cũng đang là vấn đề được chú trọng trong vấn đề vay vốn tín dụng. Hoạt động sản xuất chính của người dân trong xã là sản xuất nông nghiệp, và hầu hết các gia đình đều có con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và học nghề trên cả nước, do đó việc được vay vốn với thời hạn lâu hơn sẽ giúp cho các hộ gia đình chủ động nguồn vốn trong sản xuất và tiêu dùng, có đến 75% tổng số hộ cho rằng thời hạn vay cũng cần quan tâm. Nhưng chỉ có 10% các hộ quan tâm đến mức vay khi tiến hành vay vốn, bởi họ nghĩ rằng các Ngân hàng sẽ cho họ vay số tiền cần thiết nếu họ có đầy đủ giấy tờ liên quan và có tài sản thế chấp. Thủ tục, yêu cầu vay cũng được nhiều hộ quan tâm, các hộ đã tham gia vay vốn đều có nhận xét rằng thủ tục vay tại các Ngân hàng đóng trên địa bàn xã là khá đơn giản và nhanh gọn. Hộp 2: Vay vốn ở Ngân hàng CS – XH thì dễ hơn Bà P.T.N, ở xóm 3 cho biết: “Nhà tôi hiện tại đang có 2 cháu đi học đại học, lại thêm một đứa học cấp 3 nên kinh tế gia đình khá vất vả. Tôi cũng đang vay vốn ở Ngân hàng CS – XH, vay vốn ở đây rất thuận lợi vì mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài (sau khi con tốt nghiệp đại học mới phải trả cả vốn và lãi) nên gia đình cũng đỡ được một ít khó khăn về kinh tế” ( Nguồn: Phỏng vấn sâu, 2010) Có thể nhận xét rằng, qua ý kiến của các hộ dân được điều tra, thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành là tương đối khá, hầu hết các hộ đều có khả năng vay vốn ở các tổ chức tín dụng mà không cần phải tiến hành các thủ tục quá rườm rà hay chờ quá lâu. * Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về lãi suất của các nguồn vốn Mỗi nhóm hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác nhau đều có các đánh giá về mức lãi suất của tổ chức đó. Ở nhóm hộ vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT, có 36% hộ vay vốn cho rằng mức lãi suất ở đây cao so với khoản vay của họ. Các hộ này chủ yếu có mức vay lớn hơn 10 triệu đồng/một đợt vay với mức lãi suất từ 0,8%/tháng đến 1,25%/tháng. Bên cạnh đó, cũng vay từ Ngân hàng NN & PTNT nhưng có đến 64% hộ vay cho biết mức lãi suất hiện tại mà họ đang phải chịu ở mức trung bình, và không có ý kiến nào cho rằng lãi suất ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực sự thấp so với điều kiện của họ. Có sự khác biệt này là do mỗi hộ gia đình vay vốn với nhiều mục đích khác nhau, cùng với một khoản vay như nhau nhưng một hộ vay để chi tiêu, nguồn vốn đầu tư không sinh lãi trong thời gian này, họ cho rằng mức lãi suất mà họ phải trả là quá cao, tuy nhiên cũng với khoản vay đó, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh hay buôn bán, nguồn vốn đầu tư có hiệu quả thì mức lãi suất cũng được xem là phù hợp với điều kiện của gia đình. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, tuy nhiên với mức lãi suất hiện tại vẫn còn khá cao so với đời sống của người dân trong vùng. Qua tìm hiểu, có đến 39,13% hộ dân vay vốn tại Ngân hàng CS – XH nhận xét lãi suất tại ngân hàng này tương đối thấp, phù hợp với điều kiện của người dân địa phương. Đây chủ yếu là những nhóm hộ dân được vay vốn với mức ưu đãi hoặc thuộc các đối tượng được hỗ trợ vay vốn. Theo điều tra cho thấy, có đến hơn 50% các hộ vay vốn tại Ngân hàng CS – XH là vay theo chương trình cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên. Mức lãi suất của chương trình này chỉ từ 0,18% đến 0,5% /triệu đồng/tháng, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các sinh viên đều được vay vốn. Chương trình vay vốn đối với học sinh, sinh viên được áp dụng trên toàn quốc, nhưng ở mỗi địa phương cụ thể sẽ có một phương pháp áp dụng phù hợp. Với thực tế tại địa phương, điều kiện vay phụ thuộc vào kinh tế và nghề nghiệp hiện tại của các bậc phụ huynh, các khoản vay được ưu tiên cho con em các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế, các gia đình thuần nông. Việc xác định đối tượng cho vay như thế này không chỉ giúp các gia đình giải quyết những khó khăn về kinh tế, mà còn điều tiết được lượng vốn được cấp phát mà ít gây ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng. Nhóm vay từ tư nhân cho rằng mức lãi suất ở đây quá cao, tuy nhiên họ vay với số lượng lớn, thời gian cần gấp nên việc làm thủ tục và thế chấp ở ngân hàng sẽ gây cản trở đến công việc kinh doanh hiện tại. Hơn nữa, mức lãi suất này dựa trên thỏa thuận giữa người đi vay và bên cho vay, nên mặc dù khá cao nhưng vẫn có các hộ vay vốn. Trong khi đó, nhóm vay vốn ở những người thân, anh em thì hầu như không phải trả lãi suất, nếu có cũng chỉ ở mức thấp. Chỉ có gần 50% hộ vay ở anh em, họ hàng cho biết có tính lãi, và có đến gần 30% là vay với lãi suất rất thấp. Khi đánh giá về lãi suất cho vay của các nguồn tín dụng, được hỏi tới lãi suất của các nhóm hụi, phường thì 100% hộ được điều tra đều trả lời rằng không có lãi, mà chỉ trích một khoản tiền cố định cho mỗi lần bốc cho việc gặp mặt nhóm trong ngày đó. Thực ra, khoản tiền được trích trên cũng chính là lãi suất, nhưng luôn cố định và bằng nhau với tất cả các thành viên, và chi cho hoạt động chung của nhóm. Nguyên nhân chính của việc không phải trả lãi suất là do các nhóm hụi, phường chủ yếu là anh em, bà con làng xóm, hội liên gia, các nhóm đồng hương dâu, rể… Bảng 11. Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng Nhóm hộ Tổng số ý kiến Kết quả đánh giá Cao Trung bình Thấp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Vay từ NHNN & PTNT 25 9 36,00 16 64,00 0 0,00 Vay từ NH CS – XH 23 0 0,00 14 60,87 9 39,13 Vay từ Tư nhân 3 3 100,00 0 0,00 0 0,00 Vay từ họ hàng 17 0 0,00 3 17,64 5 29,41 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Đối với người dân ở đây, lãi suất là số tiền họ phải bỏ ra để trả cho khoản vay, được ghi ra trên giấy tờ và có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất là số tiền họ phải bỏ ra để nhận về một khoản vay nào đó. Ở các nhóm hụi, phường tất cả các hộ tham gia đều trả lời rằng không tính lãi, bởi khoản tiền cố định mà người nhận chi ra là hoàn toàn tự nguyện với mục đích vui vẻ, khoản tiền này không mất đi mà thay thế bằng những cái khác mà họ vẫn được sử dụng. Hộp 3: Tôi đang tham gia vào phường Chị Ph.Th.T, xóm 3 cho biết: “Tôi về làm dâu ở xã được hai năm, bây giờ tôi đang tham gia nhóm phường với mấy chị em cùng quê, cũng lên đây làm dâu. Mỗi lần nhận phường là 2 triệu đồng, người nhận bỏ ra 50 ngàn mua ít hoa quả về mấy chị em ngồi nói chuyện ” (Nguồn: phỏng vấn sâu, 2010) * Tham khảo các ý kiến của các đối tượng khác để quyết định vay vốn Biểu đồ 2: Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn Ở biểu đồ 2 cho thấy, đối tượng mà các hộ gia đình thường tham khảo ý kiến đó là cán bộ tín dụng và người thân trong gia đình, hai đối tượng được tham khảo này đều chiếm tỷ lệ khá cao, trên 55% tổng số ý kiến. Chứng tỏ rằng các ý kiến trong gia đình của các hộ điều tra vẫn đáng tin cậy, bởi những người này sẽ cùng nhau sử dụng nguồn vốn vay, nên họ sẽ biết được lượng vốn mình cần dùng, nên đầu tư vào mục đích gì, như vậy khả năng thành công sẽ cao hơn. Đối tượng được tham khảo ý kiến cao hơn đó là các cán bộ tín dụng, đây là đối tượng hướng dẫn thủ tục vay cho người dân, cũng là đối tượng xem xét các hoạt động sản xuất của người dân khi tiến hành vay vốn, qua đó hướng dẫn điều chỉnh mức vay hợp lý với mỗi hộ vay vốn. Với gần 60% các hộ được phỏng vấn cho rằng sẽ tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng, chứng tỏ cán bộ tín dụng tại xã khá có uy tín đối với các hộ dân. Có 26% ý kiến cho biết đã tham khảo từ các phương tiện thông tin như ti vi, sách báo, nhóm ý kiến này phần lớn là các hộ đang vay theo chương trình vay vốn cho học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng tham khảo ý kiến bạn bè, tự nghiên cứu tài liệu chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong các ý kiến của các hộ vay vốn chọn phương án này, bởi trên thực tế, tài liệu về các hoạt động tín dụng đến tay người dân còn rất hạn chế, các hộ chọn phương án này chủ yếu đã và đang là thành viên của một tổ chức tín dụng nào đó. * Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các hộ điều tra Bảng 12. Mức độ tiếp cận các nguồn vốn của hộ điều tra Số nguồn Toàn mẫu (n=60 hộ) Số hộ trong nhóm Số hộ Tỷ lệ (%) Nghèo Không nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Chưa tiếp cận 8 13,33 1 5,00 7 17,50 Một nguồn 26 43,33 7 35,00 19 47,50 Hai nguồn 8 13,33 6 30,00 2 5,00 Ba nguồn 14 23,33 5 25,00 9 22,50 Bốn nguồn 4 6,67 1 5,00 3 7,50 Tổng 60 100 20 100 40 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Từ bảng 12 cho thấy, các hộ chủ yếu vay vốn từ một nguồn, có 26 hộ chiếm 43,33%và trong đó có đến 19 hộ thuộc nhóm hộ không nghèo. Tiếp theo là các hộ vay ở hai nguồn, có 14 hộ chiếm 23,33%, các hộ vay ở hai nguồn và bốn nguồn là 8 và 4 hộ. Các hộ không nghèo vay vốn ở hai nguồn là 2 hộ, ba nguồn là 9 hộ và bốn nguồn là 3 hộ. Trong khi đó, ở nhóm hộ nghèo, có 7 hộ vay ở một nguồn, 6 hộ vay ở hai nguồn và 5 hộ vay ở ba nguồn, chỉ có 1 hộ vay vốn cả bốn nguồn tín dụng. Nhìn vào bảng cho thấy, các hộ tiếp cận nhiều nguồn hơn thuộc nhóm hộ nghèo, chiếm hơn 50% tổng số hộ, trong khi tiếp cận từ hai nguồn trở lên đối với nhóm hộ không nghèo chỉ chiếm khoảng 40%. Sở dĩ như vậy, bởi các nguồn tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã thường ưu tiên cho hộ nghèo, và các đối tượng hộ nghèo cũng thường vay vốn ở anh em, họ hàng,…họ vay với khoản vay nhỏ và vay ở nhiều nguồn khác nhau. Còn đối với hộ không nghèo, nguồn tín dụng mà đa số đều tiếp cận là Ngân hàng NN & PTNT với khoản vay lớn hơn. 4.3.3. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra Qua biểu đồ 3 cho thấy, tổng lượt vay của các hộ điều tra là khá cao, hầu hết tất cả các hộ được phỏng vấn đều đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng hay từ anh em, họ hàng. Trên thực tế, có 28,57% các lượt vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT, và chiếm tổng lượng vốn vay là 33,49%. Hầu hết các hộ vay ở Ngân hàng này đều là những hộ trung bình trở lên, chỉ có 6 hộ nghèo nhưng khoản vay ở mức khá thấp, dưới 5 triệu đồng/hộ,. Có sự chênh lệch này là do ở địa phương, Ngân hàng Chính sách – Xã hội hoạt động khá mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động của Ngân hàng này được sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhà nước, bởi vậy các đối tượng được ưu tiên vay vốn là hộ nghèo và các gia đình có con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc cũng dễ tiếp cận hơn so với ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó nhóm vay vốn từ anh em, họ hàng thì hầu như không chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, có đến 17,34% lượt vay vốn ở những người thân, nhưng món vay nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hụi, phường cũng là một nguồn tín dụng khá phổ biến trên địa bàn toàn xã, có 24 hộ điều tra đang là thành viên của một nhóm hụi phường nào đó, chiếm 24,48% tổng lượt vay. Các nhóm này hoạt động dựa trên hình thức góp vốn theo tháng, mỗi tháng sẽ có một thành viên được nhận số tiền đã góp, lần lượt cho đến thành viên cuối cùng. Một đặc điểm chú ý của nhóm này là hầu hết đều không tính lãi, mỗi lần đến ngày bốc hụi, phường sẽ được trích một khoản nhất định từ món tiền được bốc để chi cho quá trình bốc của tháng đó. ĐVT: % Biểu đồ 3: Cơ cấu món vay phân theo số lượt vay ĐVT: % Biểu đồ 4: Cơ cấu món vay phân theo tổng lượng vay Như vậy, với 60 hộ điều tra, có 49 hộ đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng với 54 lượt vay, tại các tổ chức không chính thức như anh em, họ hàng, hụi, phường là 44 lượt vay. Tuy nhiên, số lượt vay ở các nuồn tín dụng như an hem, họ hàng, hụi phường chiếm gần 45% nhưng tổng lượng vốn vay lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, bởi khoản vay ở những nguồn này nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng chính thức(chi tiết xem thêm ở phụ lục, bảng 1.2 và bảng 1.2). * Mức vay của các hộ được điều tra Bảng 13. Mức vốn vay của các hộ điều tra Mức vay (Tr.đ) Toàn mẫu (n=60 hộ) Số hộ trong nhóm Số lượt vay Tỷ lệ (%) Nghèo Không nghèo Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) Không vay 8 8,16 1 2,00 7 14,58 <=1 12 12,24 9 18,00 3 6,25 >1 và =<5 40 40,81 24 48,00 16 33,33 >5 và =<10 19 19,38 5 10,00 14 29,16 >10 19 19,38 11 22,00 8 16,67 Tổng 98 100 50 100 48 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Mức vay ở các nhóm hộ có sự khác nhau, đối với hộ nghèo, mức vay nhỏ hơn 1 triệu có 9 hộ vay, đây chủ yếu là vay từ anh em, hàng xóm trong khi cũng với mức vay này nhưng ở nhóm hộ không nghèo lại chỉ có 3 hộ vay. Với mức vay từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng là khoản vay được nhiều hộ vay vay nhất, có tới 40 lượt chiếm 40,81% trong tổng lượt vay. Sở dĩ ở mức vay này khá đông bởi có 24 hộ đang tham gia vào các nhóm hụi, phường với mức bốc phường chỉ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/hộ/một lần bốc, do đó số lượt vay ở mức này tăng lên. Số lượt vay ở hộ nghèo cao hơn so với nhóm hộ không nghèo, bởi nhóm hộ nghèo vay ở nhiều nguồn khác nhau và mức vay nhỏ hơn để đảm bảo khả năng chi trả. Mức vay từ 5 đến 10 triệu và lớn hơn 10 triệu đồng có số lượt vay bằng nhau là 19 lượt, nhưng ở mức vay từ 5 triệu đến 10 triệu thì chỉ có 5 hộ thuộc nhóm nghèo vay vốn, có tới 14 hộ không nghèo vay ở mức này, còn khoản vay trên 10 triệu thì nhóm hộ nghèo lại chiếm phần lớn, tới 11 hộ và chiếm hơn 22% trong tổng lượt vay. Như vậy, ở trên địa bàn xã Hoa Thành, mức vay được các hộ dân chú ý nhiều là từ 1 đến 5 triệu đồng/một lượt vay, với mức vay này, các hộ dân sản xuất nhỏ lẽ dễ dàng đầu tư và sử dụng nguồn vốn mà ít xảy ra khả năng thua lỗ, đồng thời ở mức vay này người dân cũng dễ dàng hơn trong việc hoàn trả tiền gốc và lãi khi đến hạn. Bảng 14. Khoản vay trung bình ở các nhóm hộ Nguồn tín dụng Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình NHNN & PTNT 15 3 7,16 25 2 10,56 NH CS – XH 30 2 14,42 34 8 17,67 Tư nhân 0 0 0 30 20 25 Họ hàng 3 0,5 1,91 5 0,5 2,5 Hụi, phường 1 1 1 5 1 2 Trung bình chung 9,8 1,3 4,89 19,8 7,87 11,54 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Nhìn vào bảng 14, ta thấy rằng khoản vay trung bình của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo. Ở nhóm hộ nghèo, mức vay trung bình là 4,89 triệu đồng/lượt vay, trong khi nhóm hộ không nghèo là 11,54 triệu đồng/ lượt vay. Có sự chênh lệch về mức vay này là do ở nhóm hộ Tr.đ Biểu đồ 5. Mức vốn vay trung bình ở các nhóm hộ nghèo vay vốn chủ yếu ở Ngân hàng CS – XH, với khoản vay tối đa là 30 triệu đồng và tối thiểu là 3 triệu đồng/ lượt vay, trong khi đó ở Ngân hàng CS – XH, nhóm hộ không nghèo cũng có khoản vay gần tương đương như vậy, với mức vay cao nhất là 34 triệu đồng/lượt vay và thấp nhất là 8 triệu đồng/lượt vay. Còn ở Ngân hàng NN & PTNT, nhóm hộ nghèo vay vốn ít hơn hẳn so với nhóm hộ không nghèo, khoản vay tối đa là 15 triệu đồng/lượt vay, tối thiểu là 3 triệu đồng/lượt vay, đối với nhóm hộ không nghèo là 25 triệu đồng/lượt vay và 2 triệu đồng/lượt vay. Hơn nữa, các hộ nghèo không vay vốn tại các nguồn tín dụng tư nhân, trong khi ở nhóm hộ không nghèo nguồn vốn vay từ tín dụng tư nhân chiếm số lượng lớn, 75 triệu đồng/3 hộ vay, điều này đã nâng mức trung bình vay vốn của những hộ không nghèo lên tương đối cao. Tuy số lượt vay ở nhóm hộ nghèo cao hơn nhóm hộ không nghèo nhưng mức vay lại nhỏ hơn, do các hộ nghèo không dám và không muốn tiếp cận với các khoản vay lớn ở các nguồn tín dụng khác ngoài Ngân hàng CS - XH, điều này ngược lại với nhóm hộ không nghèo. Với mức đóng góp hụi, phường, các hộ nghèo chủ yếu đóng từ 50 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng/người/lần bốc hụi, còn các hộ không nghèo có nhiều khả năng đóng góp cao hơn, từ 100 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/người/lần bốc hụi. * Mức lãi suất của các hộ điều tra Bảng 15. Mức lãi suất của các hộ điều tra Mức lãi suất (%/tháng) Toàn mẫu (n=49 hộ) Số hộ trong nhóm Số lượt vay Tỷ lệ (%) Nghèo Không nghèo Số lượt vay Tỷ lệ (%) Số lượt vay Tỷ lệ (%) 0,18 9 13,84 4 19,04 5 11,36 0,32 22 33,84 15 71,42 7 15,90 0,5 6 9,23 2 9,52 4 9,09 0,8 18 27,69 0 0,00 18 40,90 1,25 7 10,76 0 0,00 7 15,90 >1,25 3 4,61 0 0,00 3 6,81 Tổng 65 100 21 100 44 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Qua điều tra, có 6 mức lãi suất mà hiện tại các hộ vay vốn đang được áp dụng, thấp nhất là lãi suất 0,18%/tháng/triệu đồng và cao nhất là của các nguồn tín dụng tư nhân, trên 1,25%/tháng. Trong đó ở mức lãi suất là 0,18% có 9 lượt vay, chia đều cho cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo. Không có sự khác nhau nhiều giữa hai nhóm hộ ở mức lãi suất này bởi đây chủ yếu là những khoản vay cho học sinh, sinh viên, đều áp dụng chung một mức lãi suất cho tất cả các đối tượng vay trên địa bàn. Có sự khác nhau rõ nhất về mức lãi suất giữa các nhóm hộ là ở mức lãi suất từ 0,8% trở lên. Đây là lãi suất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và nguồn tín dụng tư nhân, và các hộ tiếp cận với nguồn tín dụng này thuộc nhóm hộ không nghèo, đây là những hộ làm ăn khá giả, khoản vay lớn và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đủ sức trả lãi vay. Không có hộ nghèo nào tiếp cận mức lãi suất này vì nó quá cao so với kinh tế của hộ, hơn nữa nhóm hộ nghèo trên địa bàn xã cũng có nguồn tín dụng ưu tiên là Ngân hàng CS – XH, các nhóm hụi, phường giúp nhau cùng phát triển. Ở mức lãi suất 0,32% có 22 lượt vay, trong đó có 15 hộ nghèo và 7 hộ không nghèo. Các hộ nghèo ở đây vay vốn theo chủ trương của nhà nước, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu đồng để sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế, đã có 3 hộ vay vốn ở mức 30 triệu đồng, 8 hộ vay 20 triệu đồng và các hộ còn lại vay ở mức thấp hơn theo nhu cầu và sự phân bố nguồn vốn của Ngân hàng. Mức lãi suất 0,5% có 6 hộ tiếp cận, có 2 hộ nghèo và 4 hộ không nghèo, các hộ này vay vốn chủ yếu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4.4. Kết quả hoạt động tín dụng đối với sinh kế của người dân xã Hoa Thành 4.4.1. Tình hình vay vốn theo các lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra Hộ nông dân nước ta từ lâu đã gắn liền với một nền sản xuất thuần nông, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai hoạt động chính yếu. Ngày nay, để góp phần thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng, Đảng và Nhà nước ta ra sức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh buôn bán và hoạt động ngành nghề. Hoa Thành là một xã đồng bằng, tất cả 7 thôn trong xã đều sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên ở bảng 16a cho thấy, các hộ vay vốn cho trồng trọt có 20 hộ, chiếm 40,81%, và ít có sự khác biệt về các hộ vay thuộc nhóm hộ nghèo và không nghèo. Nhưng đối với vay vốn cho hoạt động chăn nuôi, chỉ có 1 hộ vay và thuộc nhóm hộ nghèo, nhóm hộ không nghèo không xuất hiện nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi, bởi theo ý kiến riêng của họ, hoạt động chăn nuôi có rủi ro khá cao do dịch bệnh. Hoạt động kinh doanh buôn bán lại được các hộ không nghèo quan tâm đặc biệt, bởi đây chủ yếu là các hộ có lợi thế nằm dọc trục tỉnh lộ 538 và các chợ huyện. Việc vay vốn cho con ăn học cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng 22,44% và không có sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo, vì vay vốn theo chương trình học sinh, sinh viên không phân biệt nhóm hộ. Bảng 16a. Tình hình vay vốn theo lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra Diễn giải Bình quân chung Số hộ trong nhóm Số hộ Tỷ lệ (%) Nghèo Không nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trồng trọt 20 40,81 8 42,10 12 40,00 Chăn nuôi 1 2,04 1 5,26 0 0,00 Buôn bán 10 20,40 2 10,52 8 26,67 Con ăn học 11 22,44 5 26,31 6 20,00 Tiêu dùng 7 14,28 3 15,78 4 13,33 Tổng 49 100 19 100 30 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Theo quy định chung, khách hàng khi vay đều phải kê khai vào khế ước mục đích sử dụng nguồn vốn vay, để từ đó Ngân hàng xem xét mục đích đó có khả thi trong thực tế hay không, có thực sự hiệu quả không mới quyết định cho vay. Hộ nông dân thực tế muốn vay với mục đích này nhưng trong khế ước họ lại kê khai với mục đích khác, bởi lẽ họ sợ Ngân hàng sẽ khước từ cho vay khi biết mục đích thực tế của mình không tạo niềm tin cho Ngân hàng. Chính vì vậy, có nhiều hộ nông dân tại xã Hoa Thành sử dụng nguồn vốn khác mục đích so với khế ước, điều này được chứng minh ở bảng 16b. Từ bảng số liệu 16b cho thấy rằng, có 49 hộ vay thì có đến 20 hộ sử dụng sai mục đích, chiếm 40,80%, đây là con số mà các Ngân hàng cần quan tâm khi làm hồ sơ cho vay vốn để đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiệu quả. Thực tế cho thấy, có 20 hộ vay với mục đích trên khế ước là vay cho trồng trọt, nhưng chỉ Tr.đ Biểu đồ 6: Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và trong thực tế của nhóm hộ không nghèo Tr.đ Biểu đồ 7: Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và trong thực tế của nhóm hộ nghèo Bảng 16b. Mục đích sử dụng vốn vay trên thực tế và trong khế ước Diễn giải Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Số hộ sai thực tế (n=49 hộ) Khế ước Thực tế Khế ước Thực tế Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trồng trọt 12 40,00 3 10,00 8 42,10 6 31,57 11 22,44 Chăn nuôi 0 0,00 0 0,00 1 5,26 1 5,26 0 0,00 Buôn bán 8 26,67 7 23,33 2 10,52 0 0,00 3 6,12 Con ăn học 6 20,00 5 16,67 5 26,31 5 26,31 1 2,04 Mua p.tiện 0 0,00 11 36,67 0 0,00 3 15,78 - Trả nợ 0 0,00 2 6,67 0 0,00 4 21,05 - Tiêu dùng 4 13,33 2 6,67 3 15,78 0 0,00 5 10,20 Tổng 30 100 30 100 19 100 19 100 20 40,80 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) có 9 hộ sử dụng đúng mục đích, 11 hộ còn lại dùng khoản vay này cho các mục đích khác như trả nợ, chi tiêu, chữa bệnh…Đối với các hộ vay vốn cho buôn bán, tiêu dùng cũng có sự sai lệch, có 3 hộ sử dụng sai mục đích khi trên khế ước là vay cho buôn bán, 5 hộ sai mục đích khi khế ước là vay cho tiêu dung (chi tiết xem thêm ở phần phụ lục, bảng 1.1) . Khi được hỏi về nguyên nhân sử dụng sai mục đích vay vốn, người dân cho biết họ vẫn gặp nhiều khó khăn để sản xuất đạt mức lãi cao hay tích lũy nhiều, trong khi họ phải chi ra rất nhiều nguồn như lo thức ăn cho gia đình, lo cho con ăn học, trả nợ, những lúc ốm đau, bệnh tật, chi cho đám giỗ, đám cưới…từ thực tế đó, không thể không có hộ vay sử dụng sai mục đích. Nhìn chung, hiện tại số hộ sử dụng sai mục đích ở xã vấn chiếm một tỷ lệ khá lớn, để đạt đến 100% con số sử dụng đúng mục đích thì đòi hỏi Ngân hàng, cụ thể là các cán bộ tín dụng phải chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định cho vay. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nông dân trong quá trình sản xuất thì cán bộ tín dụng phải thật sự lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của bà con nhằm thỏa mãn được nhu cầu của họ và đặc biệt là tạo cho họ niềm tin và sự tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng. 4.4.2. Thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra Từ kết quả tìm hiểu, sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên, tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự thay đổi. Mặc dù số lượt vay vốn khá cao, tổng lượng vốn vay của các hộ điều tra là không ít, nhưng những thay đổi về cơ cấu thu nhập lại chưa thể hiện rõ. Bởi trong các hộ điều tra, chiếm một số lượng nhất định các hộ vay vốn cho các hoạt động chi tiêu hằng ngày, nguồn vay này không hoặc chưa thể tính được hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian ngắn. Cũng như các hộ vay vốn cho lĩnh vực giáo dục, thì hiệu quả sử dụng vốn phải được tính ở thời gian tương đối dài, như vậy trong 3 năm được tìm hiểu, nguồn đầu tư này chưa thu được kết quả. Thu nhập thay đổi rõ nhất đó là từ các hoạt động buôn bán, tăng từ 3,6 triệu đồng/hộ đến 5,26 triệu đồng/hộ, theo các hộ dân ở đây thì các khoản chi cho buôn bán dễ dàng tính toán về việc thu lãi hơn là các khoản chi cho trồng trọt và các hoạt động khác. Bảng 17. Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn Chỉ tiêu Trước khi vay vốn (49 hộ) Sau khi vay vốn (49 hộ) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Trồng trọt 9,79 53,76 12,45 51,27 Chăn nuôi 1,77 9,72 2,52 10,37 Buôn bán 3,60 19,77 5,26 21,66 Ngành nghề 3,04 16,69 3,28 15,65 Khác 0,69 3,79 0,77 3,17 Tổng thu nhập 18,21 100 24,28 100 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Nhìn chung, tổng thu nhập trung bình của các hộ vay vốn tăng từ 18,21 triệu đồng/hộ lên 24,28 triệu đồng/hộ, chứng tỏ các hộ vay vốn cho sản xuất kinh doanh đã biết cách sử dụng nguồn vốn mang lại kết quả. Do đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn, để họ tiến hành đầu tư sản xuất một cách có hiệu quả nhờ sử dụng nguồn vốn vay vay được. Hộp 4: Tôi kinh doanh đang có lãi Ông Ph.T.T, xóm 1 cho biết: “Năm vừa rồi, gia đình tôi có vay 10 triệu đồng của Ngân hàng NN & PTNT để mua thêm hàng hóa buôn bán trong Tết nguyên đán 2009, cũng thu được gần 4 triệu đồng tiền lãi” (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) * Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn Bảng 18. Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn ĐVT: Tr.đ Hoạt động sản xuất Mức thu nhập tăng thêm đối với nhóm hộ Nghèo Không nghèo Trồng trọt 1,59 1,06 Chăn nuôi 0,42 0,16 Buôn bán 0,07 2,03 Tổng 2,09 3,26 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) Ở bảng 18, mức thu nhập tăng thêm từ các hoạt động sản xuất có sự chênh lệch giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập tăng lên nhiều nhất ở hoạt động trồng trọt, tăng thêm 1,59 triệu đồng/ hộ vay vốn, tiếp theo là chăn nuôi với 0,42 triệu đồng/hộ vay vốn. Trong khi đó, đối với nhóm hộ không nghèo, thu nhập tăng thêm chủ yếu từ hoạt động buôn bán, tăng 2,03 triệu đồng/hộ vay vốn. Điều này cho thấy hầu như các hộ nghèo vay vốn cho sản xuất kinh doanh đều tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi các hộ thuộc nhóm không nghèo thì tập trung vào buôn bán, chủ yếu là các cửa hàng, đại lý bán tạp hóa dọc theo tỉnh lộ 538. 4.4.3. Thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất Hầu hết các thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất của các hộ gia đình đều có xu hướng tăng lên sau khi vay vốn. Điều này cho thấy các hộ vay vốn không chỉ đầu tư vào các hoạt động sản xuất mà còn đầu tư cho việc mua sắm các phương tiện sản xuất, tiêu dùng. Đối với các phương tiện sinh hoạt có sự tăng lên rõ rệt, như xe máy tăng từ 27 đến 40 chiếc, ti vi tăng 5 chiếc, tủ lạnh 2 chiếc, đây là những phương tiện cần có trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, có sự thay đổi lớn về các phương tiện sinh hoạt là do các hộ vay vốn chi 100% hoặc một phần của khoản vay để đầu tư mua phương tiện, một số hộ khác thì trích từ nguồn thu của các hoạt động sản xuất khi sử dụng vốn vay, chứng tỏ các hộ Bảng 19. Thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất Tiêu chí Trước vay vốn Sau vay vốn Số lượng (cái) Tỷ lệ (%) trong tổng số hộ Số lượng Tỷ lệ (%) trong tổng số hộ Ti vi 49 81,67 54 90,00 Xe máy 27 45,00 40 66,67 Tủ lạnh 3 5,00 7 11,67 Máy tuốt lúa 1 1,16 3 5,00 Máy bơm 2 3,33 2 3,33 Máy cày 1 1,67 3 5,00 ( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010) vay vốn đã phần nào biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, các phương tiện sản xuất như máy cày, máy tuốt lúa có sự thay đổi khá nhỏ, chỉ tăng từ 1,16% đến 5% từ trước và sau khi vay vốn, bởi Hoa Thành là một xã có diện tích đất nông nghiệp nhỏ, trung bình một sào/khẩu, do vậy có sự góp chung 4 đến 5 hộ mua 1 máy tuốt hay một máy cày. Không có hộ gia đình nào mua riêng một loại phương tiện sản xuất đó vì trên thực tế, mua nhiều mà không có việc để làm lại nhanh hỏng. Sự thay đổi khá rõ về phương tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ gia đình đã cho ta thấy rằng cuộc sống của người dân sau khi tiến hành vay vốn đã có bước phát triển và cải thiện. 4.5. Những khó khăn và thuận lợi của các hộ dân khi tham gia vay vốn 4.5.1. Thuận lợi Qua điều tra cho thấy, hệ thống tín dụng trên địa bàn nghiên cứu đã có bước phát triển trong những năm qua, đây là một điểm rất thuận lợi cho người dân khi tiến hành vay vốn. Các hộ được điều tra đều nhận xét rằng trên địa bàn xã có 2 tổ chức tín dụng phát triển mạnh là Ngân hàng CS – XH và Ngân hàng NN & PTNT đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề vốn vay của từng hộ dân. Hơn nữa, so với trước đây, hiện nay thủ tục vay vốn đã đơn giản hơn, thời gian nhận vốn vay ngắn hơn đã giúp người dân tự tin hơn khi tham gia vay vốn. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng là những người trong các tổ chức Đoàn thể, các Hội, lại là người dân trong xã nên việc tiếp xúc và tham khảo ý kiến để vay vốn của các hộ dân có phần thuận lợi hơn. 4.5.2. Khó khăn Mặc dù hệ thống tín dụng nông thôn tại xã đã có bước phát triển, nhưng khó khăn lớn nhất của người dân trên địa bàn xã là các Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết những khoản vay của từng đối tượng khác nhau. Tất cả các hộ nghèo đều cho biết họ được vay với chế độ ưu đãi tại Ngân hàng CS – XH, nhưng ở Ngân hàng NN & PTNT thì họ đều không có khả năng vay với một khoản vay lớn. Bởi lãi suất tại Ngân hàng NN & PTNT quá cao so với điều kiện sản xuất hiện tại của họ, chỉ sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, chăn nuôi nhỏ lẻ và hơn hết, các hộ nghèo thường là những hộ phải nuôi một số lượng lao động “ăn theo”, nên việc chi trả cho khoản vay và mức lãi suất tại Ngân hàng này là quá sức đối với họ. Cùng với việc phải thế chấp một loại tài sản có giá trị mới có thể vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng gây bất lợi đối với các hộ nghèo, vì với khả năng sản xuất kinh doanh thấp, công việc không ổn định thì việc thế chấp nhà cửa để vay vốn có nguy cơ làm mất hết tài sản nếu rủi ro xảy ra. Đối với nhóm hộ không nghèo, việc vay vốn tại các Ngân hàng cũng còn gặp những khó khăn nhất định, các đối tượng này ít vay vốn tại Ngân hàng CS – XH bởi Ngân hàng này thường ưu tiên cho hộ nghèo, mà vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT thì mức lãi suất ở đây vẫn còn là một vấn đề đối với các hộ chỉ có thu nhập ở mức trung bình. Như vậy, khó khăn chung cho cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng vẫn chủ yếu là do lãi suất của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại còn khá cao, mà các hộ dân vẫn khó khăn khi trả mức lãi suất này với điều kiện sản xuất hiện tại của nông hộ. Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số kết luận sau: - Hệ thống tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Hoa Thành đã phát triển tương đối mạnh với hai tổ chức tín dụng chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách – Xã hội là chủ lực, thể hiện ở doanh số cho vay lên đến 4,2 tỷ đồng, bên cạnh đó, các nguồn tín dụng tư nhân, hụi, phường cũng đang phổ biến rộng rãi giúp gắn chặt tình làng, nghĩa xóm. - Việc cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng thông qua các Đoàn thể xã hội tại địa phương đã mang lại hiệu quả rất lớn. Thành viên của các tổ chức Đoàn thể đóng vai trò là cán bộ tín dụng thực sự gần gũi với người dân, được người dân tín nhiệm. - Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương là tương đối cao, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã. - Nguồn vốn vay của các nguồn tín dụng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho địa phương cùng với hộ dân dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp. - Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình tín dụng nông thôn trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: + Các nguồn tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của hộ về mức lãi suất, thời hạn vay…, số tiền vay còn thấp so với nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân. + Các thông tin, tài liệu phát tay về các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn đến tay người dân còn rất hạn chế. 5.2. Khuyến nghị Để hoạt động của các tổ chức, chương trình tín dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống của bà con nông dân, trong phạm vi của đề tài, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: - Tăng cường khả năng tiếp cận của các tổ chức, chương trình tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Để thực hiện điều này cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền và hộ vay vốn để tạo ra một mạng lưới tín dụng nông thôn rộng khắp trên toàn xã. - Phát huy tính tích cực của các Hội, Đoàn thể hoạt động xã hội, phải xem họ là cầu nối trực tiếp thiết thực, gần gũi, để các tổ chức tín dụng tiếp cận gần với các đối tượng vay vốn, từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng trên địa bàn xã. - Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ tín dụng để hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và tăng cường các tài liệu tín dụng đến tay các hộ dân. - Đối với các tổ chức tín dụng, cần cố gắng hạ lãi suất tới mức thấp nhất có thể để người dân có đủ khả năng vay vốn. - Cần có sự quan tâm của chính quyền xã, giúp người dân khai thác các ngành nghề mới, tìm đầu ra cho các hoạt động nghành nghề, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận vốn có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho xã nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Cửu Bình, Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế, 7/2004. [2]. Viện nghiên cứu Ngân hàng, Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. [3]. Hồ Ngọc Cẩn, Tìm hiểu thể lệ tín dụng mới, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. [4]. Trương Thị Mỹ Diệu, Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K38, 2008. [5]. Ngân hàng Chính sách Xã hội, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hà Nội, 08/2003. [6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Điều lệ NHNN & PTNT Việt Nam, Hà Nội, 10/2007. [7]. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K39, 2009. [8]. Nguyễn Thị Thanh Hương, Bài giảng tín dụng nông thôn, Đại học Nông Lâm Huế, 2005. [9]. Hoàng Văn Liêm, Lý thuyết tài chính, Đại học Huế, 2004. [10]. Dương Thị Thanh Nhàn, Thực trạng và giải pháp để nâng cao hoạt động cho vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K36, 2006. [11]. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, 1993. [12]. Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn, Cẩm nang quản lý tài chính tín dụng Ngân hàng, Viện Nghiên cứu Ngân hàng, NXB Thống kê, 2002. [13]. Võ Thị Phương Thảo, Tìm hiểu hệ thống tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông Lâm Huế, KN36, 2006. [14]. Đặng Thị Diệu Thùy, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K36, 2006. [15]. Bùi Thị Thanh Trâm, Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối với hộ nông dân tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K37, 2007. [16]. Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê. [17]. Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng, Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội. [18]. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Lý thuyết tài chính, Đại học Tài chính- Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. [19]. Bộ Tài Chính, Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài Chính, Hà Nội. [20]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Văn bản về cơ chế tín dụng, Đà Nẵng, 01/1999. [21]. Joann Ledgerwood, Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô. Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001. [22]. Samuelson, Kinh tế học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học và thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Khuyến Nông và Phát triển nông thôn, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Hoa Thành, các ban nghành, cá nhân trong xã, các Ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách – xã hội xã Hoa Thành, các tổ chức Đoàn thể tại xã như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực tập làm khoá luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và mọi người. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng 05 năm 2010 Sinh viên Phan Thị Vân MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của xã Hoa Thành qua 3 năm từ 2007 - 2009 19 Bảng 2. Dân số và cơ cấu lao động của xã qua các năm 2007 – 2009 20 Bảng 3. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 21 Bảng 4. Tình hình nhà ở của các hộ điều tra 22 Bảng 5. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ năm 2009 24 Bảng 6. Đối tượng, mục tiêu hưởng lợi của các tổ chức tín dụng 29 Bảng 7. Mức vay, thời hạn, lãi suất và thế chấp 30 Bảng 8. Các hoạt động hỗ trợ, quản lý và sử dụng vốn tín dụng 30 Bảng 9. Tình hình cho vay và dư nợ vay của các TCTD 31 Bảng 10. Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng 33 Bảng 11. Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay của các tổ chức, chương trình tín dụng 37 Bảng 12. Mức độ tiếp cận các nguồn vốn của hộ điều tra 39 Bảng 13. Mức vốn vay của các hộ điều tra 42 Bảng 14. Khoản vay trung bình ở các nhóm hộ 43 Bảng 15. Mức lãi suất của các hộ điều tra 45 Bảng 16a. Tình hình vay vốn theo lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra 47 Bảng 16b. Mục đích sử dụng vốn vay trên thực tế và trong khế ước 49 Bảng 17. Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn 51 Bảng 18. Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn 52 Bảng 19. Thay đổi trang thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất 53 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: Những vấn đề quan tâm của hộ dân khi tham gia vay vốn 32 Biểu đồ 2: Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn 36 Biểu đồ 3: Cơ cấu món vay phân theo số lượt vay 39 Biểu đồ 4: Cơ cấu món vay phân theo tổng lượng vay 39 Biểu đồ 5. Mức vốn vay trung bình ở các nhóm hộ 42 Biểu đồ 6: Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và trong thực tế của nhóm hộ không nghèo……………………………………………………………...46 Biểu đồ 7: Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và trong thực tế của nhóm hộ nghèo……………………………………………………………………..46 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các nguồn tín dụng với hộ dân xã Hoa Thành 24 DANH MỤC CÁC HỘP Trang Hộp 1: Người dân dễ vay vốn hơn 27 Hộp 2: Vay vốn ở Ngân hàng CS – XH thì dễ hơn 35 Hộp 3: Tôi đang tham gia vào phường 38 Hộp 4: Tôi kinh doanh đang có lãi 51 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NH CS – XH : Ngân hàng Chính sách Xã hội NHTW : Ngân hàng Trung Ương HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp LĐ – TB – XH : Lao động – thương binh – xã hội UBND : Ủy ban nhân dân DT : Diện tích TB : Trung bình CN : Công nghiệp Tr.đ : Triệu đồng HTX : Hợp tác xã ĐVT : Đơn vị tính TD : Tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.doc
Luận văn liên quan