Đề tài Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sống ở nông thôn – nơi sản xuất ra lượng lớn lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác. Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì không thể không nói đến đất đai, về cơ bản nếu không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp, vì thế trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai tốt hơn, chủ động hơn làm cho đất đai trở thành nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới trong công tác quản lý đất đai từ Trung ương cho đến cấp cơ sở, bằng cách giao khoán dài hạn cho người sản xuất, nhằm khai thác triệt để khả năng sinh lợi từ đất. Mặt khác, bên cạnh công tác quản lý đất đai Đảng và Nhà nước ta còn thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất vì đất là ngồn tài nguyên vô cuùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay việc sử dụng đất còn nhiều khó khăn và bất cập. Do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, bên cạnh đó do sự phân bố đất đai không đều, dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải khai thác hợp lý, tiết kiệm đồng thời không ngừng công tác bồi dưỡng cải tạo đất nhằm nâng cao sức cản xuất của đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, từng bước tăng diện tích đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp. Đồng thời phải có định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch sử dụng đất đai phải được tiến hành trước một bước để trên cơ sở đó các cấp chính quyền và ban ngành sử dụng đất tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả, nhằm tránh gây lãng phí, tránh sự tranh chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái môi trường , gây tổn thất hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại do: Một là: Tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kì nước nào đều là tư liệu sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Hai là: tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục đại trừ diện tích đóng băn vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do qua lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Ba là: Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kĩ thuật. Bốn là: Do diều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nen diện tích đất đáng kể của lục địa đã,đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Năm là: Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần canh nhắc kỷ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt. Huyện Ea H’leo cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của sản xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã nói chung và người dân ở thôn 3 nói riêng trong khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk” để từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, áp dụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy - Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xa Ea Wy 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở thôn 3 xãEawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk - Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ ngày: 01/ 4 /2011- 20 / 06 / 2011 Thời gian thu nhập số liệu thứ cấp trong 3 năm; 2008 – 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2010

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương. 3.1.1.5. Tài nguyên * Tài nguyên đất Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thành lập năm 1978,các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau: - Đất đỏ vàng trên đất sét: 2.319 ha, chiếm 28,7% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía bắc của xã. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, pH = 4,5 – 5,1, mùn và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ thấp. Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cho năng suất, chất lượng cao. - Đất vàng nhạt trên đá cát: 5,461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở phía nam của xã. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4,0 – 4,8, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, bazơ thấp. Đấtnày có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao. - Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Đất chua đến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp với việc trồng lúa cho năng suất cao. - Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên. Đất chua pH < 4,5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá bazan: 40 ha, chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu, đất chu nghèo lân,kali dễ tiêu khá. Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng suất cao. - Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng Điều, các loại rau, đậu * Tài nguyên nước + Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú + Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaWy chảy qua địa bàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳng thấp, đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. * Tài nguyên rừng Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng. Diện tích tự nhiên năm 2001 còn 4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừn nghèo đã khai thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ còn lại 273,08ha 3.1.1.6. Thủy văn, nguồn nước Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng dân số 1.872 hộ/7.868 khẩu với 7 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ 295 hộ/1.865khẩu; dân tộc thiểu số có khác 715 hộ/2.947khẩu. Số khẩu bình quân trên hộ là 4.4 khẩu/hộ. Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu Số khẩu BQ/hộ Tổng Tỷ lệ(%) Tổng Tỷ lệ(%) Tổng 1.872 100 7.868 100 4.20 Dân tộc kinh 862 46 3.056 38.8 3.54 Dân tộc tại chỗ 295 38.2 1.865 23.7 6.32 Dân tộc thiểu số khác 715 15.8 2.947 37.5 4.12 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã EaWy Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động 4749 người, chiếm 56.2% tổng dân số, đây là những lao động chính trong gia đình, ngoài ra trong lao động nông nghiệp còn có một lực lượng lao động phụ quan trọng nằm ở trên và dưới độ tuổi lao động. 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng là đường cấp phối, mặt đường rộng 6m nền đường rộng 8m tổng chiều dài các tuyến đã nâng cấp 19km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 3, thôn 6, buôn B gây ngập ứng trong mùa mưa. ● Thủy lợi : Hiện tại trên địa bàn có một hồ trung chuyển tại buôn Tul B và một đập tràn tại thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường. ● Y tế: Năm qua được nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng cấp sữa chữa xây dựng Trạm y tế xã đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, giảm áp tải lên tuyến trên ● Giáo dục: Tổng số trường học trên địa bàn xã có 6 trường ( gồm 2 trường THCS : Tô Hiệu và Huỳnh Thúc Kháng; 3trường Tiểu học: Trần Quốc Toản, EaWy và Võ Thị Sáu; 1 trường Mầm non EaWy với nhiều phân hiệu). Hầu hêt các phòng học đều đã được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã. ● Điện: Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã đến nay có 1760 hộ dùng điện chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa có điện là thôn thôn 6 và thôn 9 ● Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện toàn xã chỉ mới có 4/9 thôn buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đã được kiên cố hóa). ● Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ thống đường dây điện thoại đã được kéo đến các thôn buôn phần nào đáp ứng được thông tin liên lạc cho người dân. Ngoài ra hệ thông truyền thanh của xã đã lắp đặt ở hầu hết các thôn buôn trên địa bàn xã phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận người dân. ● Nhà ở dân cư nông thôn: Là xã xa trung tâm huyện nhưng về cơ sở hạ tầng và nhà ở tương đối khang trang, tuy nhiên là xã thuần nông nên số hộ có nhà ở bán kiên cố, nhà tạm còn chiếm đa số, tỷ lệ khá cao, cụ thể như sau: Số hộ có nhà tạm, nhà dội nát là 300/1760 nhà, chiếm 17%. Nguồn: báo cáo UBND xã EaWy 3.1.2.3.Tình hình sản xuất nông nghiệp ● Ngành trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng 7 tháng đầu năm 2010 là: 2.857/2.926 ha đạt 98% kế hoạch, trong đó: Diện tích vụ đông xuân 175/140 ha đạt 125% KH gồm (Lúa nước 120ha; rau quả các loại 45 ha; lang 10). Diện tích gieo trồng vụ hè thu thực hiện được 2.682/2.786 ha, đạt 96% kế hoạch (Trong đó: Cây lương thực 515 ha; Cây chất bột 623 ha; Cây thực phẩm 504 ha; Cây CN ngắn ngày 55 ha; Cây CN dài ngày diện tích hiện có là 985 ha). Sản lượng lương thực 6 tháng đầu năm dự kiến đạt 480/360 tấn. Trong 7 tháng đầu năm 2010 do tình hình nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất vụ mùa. Nhằm khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua UBND xã đã tiếp nhận và cấp phát hỗ trợ cho nhân dân 2.217 kg lúa giống, 45 kg rau giống các loại, 459 kg ngô lai. ● Ngành chăn nuôi: 7 tháng đầu năm 2010: Ðàn trâu: 1.010/1.165con, đạt 87% KH; Đàn bò: 2.133/2.450con, đạt 87% KH; Đàn dê 120 con/320 con,đạt 38% KH; Đàn heo 1.853/3.000 con, đạt 62% KH; Đàn gia cầm 21.052 con/22.000con, đạt 96% KH; Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 12/12 ha, đạt 100% KH. Kiểm soát giết mổ kiểm định được 1.685 con heo, 85 con bò chất lượng thịt bảo đảm, không có dịch bệnh khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho 300 con heo, 2.500 lượt con trâu bò. Tiêm phòng vắcxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho 2.200 con trâu bò. Thực hiện cấp phát 600 lít hoá chất Bencoxit, 50 kg Chloramin. Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm chủ yếu là bệnh đường ruột ở trâu, bò và heo; không xuất hiện bệnh lở mồm long móng hay tụ huyết trùng. Nguồn: báo cáo UBND xã EaWy 3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã EaWy * Thuận lợi Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh phát triển vùng Tây Nguyên nói chung, vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn nói riêng trong đó địa bàn xã tiếp tục có cơ hội để phát triển. Các lợi thế về nguồn nhân lực, tiềm năng đất đai tiếp tục được khai thác và phát huy có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. * Khó khăn Đất đai bạc màu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Việc quản lý đất còn một số tồn tại như: tình trạng sang nhượng đất trái phép còn nhiều; tình trạng lấn chiếm đất rừng còn xảy ra nhưng chưa được xử lý kịp thời; một số công trình mới phát sinh chưa được đưa vào quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất đã vượt quá diện tích quy hoạch. Số giấy CNQSD đất đã giao cho xã vẫn còn tồn đọng nhiều do nghĩa vụ tài chính cao, nhân dân không đủ tiền nộp. Các diện tích đất nhỏ lẻ của dân nằm rải rác trên địa bàn vẫn chưa được đo đạc đăng ký. Hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; thiên tai, dịch bệnh luôn đe dọa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc phát sinh cần phải giải quyết; tình hình an ninh chính trị, an ninh chưa thật sự ổn định, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa theo kịp tình hình mới; cải cách hành chính chưa đi vào chiều sâu, lớp cán bộ trẻ có nhiệt huyết với sự phát triển của xã chưa nhiều. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Địa bàn được chọn nghiên cứu là thôn 3 xã Ea Wy huyện Ea Hleo, đây là thôn đặc trưng của xã ,thôn kém phát triển, đây là thôn đặc trưng của xã ,thôn kém phát triển. Việc xem xét chọn thôn tiến hành nghiên cứu dựa vào phương pháp quan sát. - Phương pháp chọn điểm ngẩu nhiên bằng cách chọn ra 30 hộ, điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có ở nhà thì điều tra hộ đó. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin - Số liệu thứ cấp: Tổng hợp các số liệu thu thập được từ các báo cáo của xã EaWy huyện Ea Hleo - tỉnh Đăk Lăk. Báo cáo của UBND xã trong những năm 2009, 2010 bên cạnh đó còn sử dụng một số tài liệu tham khảo, các sách báo, tạp chí, internet… - Số liệu sơ cấp (số liệu mới): Sử dụng các số liệu điều tra dưới dạng bảng hỏi tại các hộ gia đình (30 hộ gia đình, năm 2010) thuộc xã EaWy huyện Ea Hleo - tỉnh Đăk Lăk. 3.2.3 .Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp thông tin, số liệu phân theo năm 2007, 2008, 2009 - Phương pháp so sánh: dùng để só sánh năng suất đất đai, cây trồng, tình hình trang bị phương tiện sản xuất, sinh hoạt, thu – chi trong sản xuất… của hộ khá, trung bình, nghèo. - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel. Nhận xét, đánh giá và so sánh các kết quả từ các số liêu thu thập được. Tiêu chí phân loại hộ: Phân loại hộ nghèo dựa theo đề xuất của Bộ LĐTB-XH điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụng cho năm 2009-2010 và căn cứ vào tình hình kinh tế cụ thể của thôn 3 xã EaWy, phân loại các nhóm hộ như sau: Thu nhập bình quân hàng tháng (đ/người) Xếp loại <300.000 Nghèo 300.000-800.000 Trung bình >800.000 Khá 3.2.4. Phương pháp phân tích - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả : được sử dụng để tính tỷ lệ , cơ cấu giữa các chỉ tiêu phân tích 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Hệ số sử dụng đất: chỉ tiêu này là số lần trồng bình quân trong năm tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Được tính theo công thức: H = Trong đó: H: Hệ số sử dụng đất canh tác (tính bằng lần) D: Tổng diện tích gieo trồng trong năm C: Tổng diện tích đất canh tác - Cơ cấu đất đai: chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăm của từng loại đất trong tổng diện tích. Chỉ tiêu này có thể tính cho tổng diện tích đất đai, cho riêng đất nông nghiệp hay đất canh tác Ai = X 100 Trong đó: Ai là tỷ trọng một loại đất nào đó, thường tính bằng % Di là diện tích một loại đất nào đó là tổng diện tích của tất cả các loại - Năng suất đất đai: để đánh giá một cách tổng hợp tình hình sử dụng đất đai, nhất là hiệu quả sử dụng đất người ta tính chỉ tiêu năng suất đất đai. * Đối với đất đai chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm: N = Trong đó: N là năng suất đất đai Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra C là diện tích đất đai * Đối với đất đai sản xuất ra nhiều loại sản phẩm: N = Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là số lượng loại sản phẩm thứ i - Diện tích đất canh tác BQ hộ - Diện tích đất canh tác BQ nhân khẩu - Diện tích đất canh tác BQ lao động - Giá trị tư liệu sản xuất BQ hộ - Tỉ lệ khẩu/hộ - Thu nhập thuần = - - Lợi nhuận/chi phí: cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thu được mấy đồng lợi nhuận PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 4.1.1. Tình hình bố trí cây trồng Hình1: Lịch mùa vụ của thôn 3 xã EaWy Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cây Đậu xanh Cây Ngô Vụ Hè Cây Mỳ Thu Các loại Đậu khác (Vụ 1) Cây Mía Cây Lúa vụ 1 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Cây Ngô Thu Đông Các loại Đậu (Vụ 2) Bông vải Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Đông Xuân Cây Lúa vụ 2 (Vụ 3) * Vụ Hè Thu (vụ 1): gieo trồng từ tháng 4 – 6 đến tháng 8 – 9 là thu hoạch - Cây Đậu Xanh: xuống giống đầu tiên bắt đầu từ tháng 4 - tháng 5 đến tháng 7 – tháng 8 là thu hoạch - Cây Ngô, cây Mỳ và các loại Đậu khác bắt đầu gieo trồng từ tháng 4 + Cây Ngô: sau khi gieo trồng xong người dân làm cỏ, bón phân đến khoảng tháng 8 thì thu hoạch + Cây Mỳ, cây Mía: bắt đầu trồng từ tháng 4 đến tháng 12 thì thu hoạch + Các loại Đậu khác: do cây Đậu trồng ngắn ngày hơn cây Ngô, sau khi gieo trồng xong thì đến cuối tháng 8 là đã thu hoạch được - Cây Lúa vụ 1: gieo sạ từ cuối tháng 6 đến 15/7 để đảm bảo thu hoạch cơ bản trong tháng 9, chậm nhất là vào tháng 10 hàng năm Ngoài những cây hàng năm trên thì trong vụ này người dân cũng có trồng thêm rau quả. Sau khi thu hoạch xong người dân dọn vườn, dọn rẫy để tiếp tục gieo trồng vụ 2 cho đúng thời vụ * Vụ Thu Đông (vụ 2): gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 10 – 11 là thu hoạch - Cây Ngô: gieo trồng từ giữa tháng 8 đến tháng 12 thì thu hoạch - Các loại Đậu: gieo trồng vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 là thu hoạch - Cây Bông vải: hiện nay ở thôn 4 có một số gia đình trồng cây Bông vải, thời gian trồng cây Bông vải là vào tháng 5 đến tháng 11 là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong, người dân dọn vườn, dọn rẫy, một số gia đình tiếp tục trồng lúa vụ 2, còn đa số thì trồng rau màu, số còn lại thì đi làm thuê nếu có việc. * Vụ Đông Xuân (vụ 3): gieo trồng từ tháng 11 – 12 năm nay đến tháng 3 – 4 năm sau thì thu hoạch Ở vụ Đông Xuân người dân thôn 4 có 1 số ít nhà (khoảng 3 - 4 nhà) là có thể trồng được lúa 2 vụ, còn lại đa số trồng lúa 1 vụ. Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng thêm rau quả, Dưa Hấu phục vụ cho nhu cầu gia đình và ở địa phương. Lúa vụ 2 gieo trồng trong khoảng tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau là có thể thu hoạch 4.1.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng Qua khảo sát tình hình thực tế ở địa bàn cho thấy: tình hình sử dụng đất nông nghiệp của người dân trong những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm, đất cây trồng lâu năm thì không có sự thay đổi gì nhiều. Qua phỏng vấn các nông hộ thấy: người dân ở đây đều biết trồng cây Mỳ rất hại cho đất nhưng do lợi nhuận từ việc trồng Mỳ cao hơn trồng các cây khác nên người ta vẫn trồng, người dân nghèo nên không có tiền đầu tư để cải thiện đất, có nhà thì cứ sau 2 – 3 năm trồng Mỳ thì họ lại chuyển sang trồng Bắp hoặc đậu để cải thiện độ phì cho đất, người dân cho biết nếu trồng Mỳ liên tiếp nhiều năm liền thì sau này không thể trồng cây gì khác được nữa. Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu diện tích các loại cây trồng của thôn 4 năm 2009 ta thấy: đất trồng cây lâu năm rất ít chỉ có 7.8 ha, chiếm 16.5 % diện tích đất nông nghiệp, trong khi đất trồng cây hàng năm ở đây rất lớn 39.21 ha, chiếm 82.97% diện tích đất nông nghiệp, nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không phù hợp với trồng cây lâu năm, một số hộ gia đình đã trồng cây cà phê, điều... cho biết: trồng cây cà phê, điều... ở đây năng suất cũng không cao như những địa phương khác. Trong diện tích trồng cây hàng năm, cây Mỳ vẫn chiếm diện tích lớn nhất 12.9 ha, chiếm 32.9% diên tích trồng cây hàng năm, nguyên nhân như đã nói ở trên là do trồng Mỳ chi phí, công chăm sóc ít, thu lợi nhiều nên người dân trong thôn nói riêng và trong xã EaWy nói chung tự phát trồng Mỳ trong một vài năm trở lại đây. Diện tích trồng đậu là 5.8 ha, chiếm 14.79% diện tích trồng cây hàng năm, và diện tích trồng Ngô là 7.8 ha, chiếm 19.89% diện tích trồng cây hàng năm, do 2 loại cây này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của thôn, một năm có thể trồng 2 kể cả mùa khô nên diện tích trồng tương đối lớn, chỉ sau diện tích trồng Mỳ, thường thì cây Ngô, Đậu các loại được trồng trên diện tích đất màu. Diện tích trồng lúa rất ít chỉ có 2.71 ha, chiếm 6.91% diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lúa được trồng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình, nếu sản xuất có dư thì mới mang đi bán. Do ở đây chưa có hệ thống thủy lợi nên mùa khô không thể trồng lúa, đất thường bỏ trống sau vụ lúa Bảng 3 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm ở thôn 3 xã EaWy Loại đất 2009 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Đất nông nghiệp 47.26 89.90 Đất trồng cây hằng năm 39.21 82.97 Lúa 2.71 6.91 Ngô 7.8 19.89 Đậu các loại 5.8 14.79 Mỳ 12.9 32.90 Mía 10 25.50 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Diện tích nuôi thủy sản là ít nhất, chỉ có 0.25 ha chiếm 0.53% diện tích đất nông nghiệp, đây chỉ là diện tích nuôi cá của 3 nhà trong tổng số 30 hộ điều tra. Qua đó ta thấy, người dân ở thôn 3 trồng trọt cây hàng năm là chủ yếu, người dân vẫn trồng những loại cây mà lâu nay vẫn trồng, người dân không phát triển nuôi thủy sản vì chi phí bỏ ra ban đầu khá cao. 4.1.3. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng Bảng 4 : Năng suất một số loại cây trồng của thôn 3 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha Lúa 2.71 22.75 8.39 2.71 21.95 8.10 Ngô 7.80 58.50 7.50 7.80 52.40 6.72 Đậu các loại 5.80 9.20 1.59 5.80 2.25 0.39 Mỳ 12.90 93 7.21 12.90 90 6.98 Mía 10 600 60.00 10 500 50.01 Tổng 39.21 783.45 19.98 39.2 666.7 17.00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 4 tổng hợp từ điều tra 30 hộ cho thấy: Do trang thiết bị sản xuất còn thô sơ và thiếu thốn nên cũng một phần nào ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, tuy nhiên so với các thôn, buôn khác thì ở thôn 3 tuy chỉ trồng lúa có 1 vụ là chủ yếu (chỉ có 2 nhà là có thể trồng được lúa 2 vụ) nhưng năng suất lúa cũng khá cao 8.39 tấn/ha năm 2009, năm 2010 ước tính được 8.10 tấn/ha, qua bảng cũng thấy năng suất lúa năm nay (uớc tính) giảm nhẹ so với năm trước. Mía đạt năng suất cao nhất 60 tấn/ha, Ngô và Mỳ năng suất đạt trung bình lần lượt là 7.50 tấn/ha và 7.21 tấn/ha, Đậu năng suất thấp nhất là 1.59 tấn/ha. Nhìn chung năm nay năng suất các cây trồng của thôn đều có xu hướng giảm nhẹ hơn so với năm ngoái, qua điều tra được biết năm nay một số cây trồng ở đây bị mất mùa do lượng mưa ít, người dân không dám bón phân sợ trời không mưa, vì trồng trọt ở đây phụ thuộc rất nhiều vào nước trời, cho nên không đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển,hơn nửa trình độ lao đông thấp, rất ít đươc tiếp xúc với k. học Qua bảng 5 về tình hình thu nhập của nông hộ từ các loại cây trồng hàng năm cho thấy: mặc dù năng suất cây trồng năm nay không bằng năm ngoái nhưng do giá cả của một số nông sản tăng lên làm thu nhập của người dân từ các loại cây trồng hàng năm nay có cao hơn, giúp cho người dân bù được phần nào tổn thất do bị mất mùa. Cụ thể là với giá lúa dao động từ 4000 đồng/kg đến 4500 đồng/kg (năm 2009), với sản lượng đạt 22.75 tấn thì thu nhập của 30 hộ là 87475000 đồng, nhưng năm 2010 với sản lượng chỉ còn 21.95 tấn nhưng thu nhập của người dân là 126975000 đồng do giá lúa tăng lên đến 5500 đồng/kg, có hộ còn bán được với giá là 6000 đồng/kg. Đối với cây Ngô: năm 2009 với sản lượng là 58.50 tấn, giá Ngô lúc đó chỉ có 3000 đồng/kg thì thu nhập của người dân chỉ có 173520000 đồng, đến năm 2010 giá Ngô tăng lên đến 3500 - 3700 đồng/kg đã làm cho thu từ Ngô tăng lên đạt 189320000 đồng Bảng 5 : Thu nhập từ các cây trồng hàng năm của thôn 3 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Lúa 22.75 87475 21.95 126975 Ngô 58.50 173520 52.4 189320 Đậu các loại 9.20 83900 2.25 79125 Mỳ 93 159000 90 166900 Mía 600 290000 500 311200 Tổng 783.45 793895 666.7 873520000 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Đối với các loại cây Đậu: tổng thu của 30 hộ năm 2009 có 83900000 đồng với sản lượng đạt 9.20 tấn, năm 2010 thu được 79125000 chỉ với sản lượng 2.25 tấn, do các loại Đậu khác nhau thì sẽ có giá khác nhau, giá đậu xanh là cao nhất khoảng 25000 đồng/kg năm 2009 và đến năm 2010 được 30000 – 35000 đồng/kg Đối với cây Mỳ: với sản lượng năm 2009 đạt 93 tấn, giá 1700 đồng/kg thì thu nhập đạt 159000000 đồng, năm 2010 giá Mỳ tăng lên 1800 đồng/kg, với sản lượng 90 tấn thu nhập đạt 166900000 đồng Đối với cây Mía: diện tích và sản lượng mía là của một mình gia đình ông Đoàn kim Quang, một hộ khá ở thôn 3, gia đình ông Quang trồng Mía với diện tích 10 ha, sản lượng năm 2009 đạt 600 tấn bán với giá hơn 480000 đồng/tấn và ông Quang thu được 290000000 đồng, năm 2010 sản lượng đạt 500 tấn, gia đình ông Quang bán Mía với giá hơn 620000 đồng/tấn, giúp gia đình ông thu được 311200000 đồng 4.1.4. Hiệu quả sử dụng đất canh tác hàng năm ở thôn 3 Theo lịch mùa vụ thì ở thôn 3 xã EaWy thì trung bình một năm trồng được 2 vụ là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 năm này và kết thúc vào khoảng tháng 3 – tháng 4 năm sau. Một số loại cây trồng 2 vụ như Lúa, Ngô, Đậu các loại, để đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm, ta so sánh lợi nhuận thu về từ các cây trồng qua các vụ trên cùng diện tích thửa đất trồng cây hàng năm Bảng 6 : Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng qua các vụ năm 2010 (Tính trung bình cho 1ha)  Chỉ tiêu Thu nhập (đồng) Chi phí (đồng) Lợi nhuận (đồng) LN/CP I. Vụ Hè Thu (vụ 1) Lúa vụ 1 13170425.86 5883687.649 7286738.215 1.24 Ngô 11408283.97 4802692.308 6605591.667 1.38 Đậu các loại 7861694.138 1858275.862 6003418.276 3.23 mỳ 12325581.4 8424418.605 3901162.791 0.46 Mía 29000000 25000000 4000000 0.16 BQC 14753197.07 9193814.885 5559382.19 1.29 II. Vụ Thu Đông (vụ 2) Ngô 10837869.87 4802692.308 6035177.564 1.26 Đậu các loại 6603823.103 1858275.862 4745547.241 2.55 BQC 8720846.488 3330484.085 5390362.403 1.91 III. Vụ Đông Xuân (vụ 3) Lúa vụ 2 112500000 57250000 55250000 0.97 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 6 cho ta biết về hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng qua các vụ như sau: - Cây Lúa: vụ 1 lúa có năng suất hơn và diện tích gieo trồng cũng nhiều hơn so với vụ 2 do đặc điểm về địa bàn của thôn 4 là chưa có hệ thống kênh, mương thủy lợi nên đa số hộ dân chỉ làm được Lúa 1 vụ, bình quân lợi nhuận trên 1 ha đất trồng Lúa ở vụ 1 khoảng 7286738 đồng, vụ 2 là 55250000 đồng, do đó hiệu quả sử dụng đất ở vụ 1 lớn hơn vụ 2 thể hiện qua lợi nhuận thu được trên 1 đồng chi phí bỏ ra, ở vụ 1 một đồng vốn vụ 1 bỏ ra thu được 1.24 đồng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với vụ 2 - Cây Ngô, Đậu các loại: tuy diện tích gieo trồng không đổi qua 2 vụ nhưng ở vụ Hè Thu người dân thu được lợi nhuận nhiều hơn so với vụ Thu Đông, cụ thể là ở vụ 1 lợi nhuận trên 1 ha đất canh tác từ cây Ngô khoảng 6605591 đồng, các loại Đậu thu được 6003418 đồng, ở vụ 2 thu được ít hơn với cây Ngô là 6035177 đồng/ha, các loại Đậu là 4745547 đồng/ha, qua đó thấy đợc hiệu quả từ một đồng vốn mà người dân bỏ ra đem về cho họ 1.38 đồng lợi nhuận ở cây Ngô và 3.23 đồng lợi nhuận ở các loại Đậu (vụ 1), còn ở vụ 2 thì tỉ lệ này giảm đi chỉ còn 1.26 đồng ở cây Ngô và 2.55 đồng ở các loại Đậu. - Cây Mỳ, cây Mía: trồng đầu mùa mưa và thu hoạch vào cuối năm với lợi nhuận thu được từ cây mỳ khoảng 3901162 đồng/ha và cây Mía là 4000000 đồng/ha. Bình quân cứ 1 đồng vốn người dân bỏ ra thu về được 0.46 đồng lợi nhuận từ cây Mỳ và 0.16 đồng lợi nhuận từ cây Mía Từ đó ta thấy thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào vụ Hè Thu (vụ 1) hay nói cách khác vụ Hè Thu là vụ gieo trồng chính của thôn. Ở vụ Hè Thu do mới bắt đầu mùa mưa nên có thể trồng được nhiều loại cây và cây trồng cũng có điều kiện tốt hơn để sinh trưởng và phát triển, vì vậy năng suất của vụ Hè Thu thường cao hơn các vụ còn lại. Vụ Thu Đông gieo trồng ở thời điểm sắp kết thúc mùa mưa, vụ Đông Xuân gieo trồng vào thời điểm cuối mùa mưa đầu mùa khô cho nên phải có hệ thống kênh mương, thủy lợi để có thể có nước tưới tiêu vào mùa khô, nếu thiếu nước thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển không tốt như ở vụ Hè Thu, vì vậy năng suất của cây trồng ở vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân không cao như vụ Hè Thu. Hiệu quả sử dụng đất không chỉ phụ thuộc vào mùa vụ mà còn phụ thuộc vào sự đầu tư đúng mức của các nông hộ trong quá trình sản xuất Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2010 Chỉ tiêu ∑DT (ha) ∑Chi (1000đ) Chi BQ (1000đ/ha) ∑Thu (1000đ) Thu BQ (1000đ/ha) Thu nhập thuần (1000đ/ha) Hộ nghèo 10.01 74935 7486.014 151545 15139.361 144058.986 Hộ trung bình 16.3 128801 7901.902 252400 15484.663 244498.098 Hộ khá 12.9 290820 22544.186 389950 30228.682 367405.814 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 7 ta thấy: tổng chi cho trồng cây hàng năm của nhóm hộ nghèo thấp nhất chỉ có 74935000 đồng, bình quân 1 ha chi 7486014 đồng, tiếp đó là đến tổng chi của hộ trung bình là 128801000 đồng, bình quân 1 ha chi 7901902 đồng, hộ khá chi 290820000 đồng, bình quân 1 ha hộ khá chi 22544186 đồng. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đất canh tác ít hơn hộ khá và trung bình mặc dù số hộ nghèo lại nhiều hơn, qua điều tra được biết: ở những hộ nghèo, người dân không có tiền để mua đủ số lượng các vật tư nông nghiệp cần thiết như: phân bón, thuốc trừ sâu bệnh,… và tiền để thuê máy móc, công lao động… cho nên tổng chi của những hộ nghèo là ít nhất. Tiếp đến là hộ trung bình: mặc dù có số lượng diện tích đất canh tác lớn hơn nhóm hộ khá nhưng do thiếu tiền để đầu tư nên tổng chi phí bỏ ra trong trồng trọt thấp hơn, ở những hộ khá thì họ có điều kiện tốt hơn về tiền vốn, họ đầu tư tốt nhất cho trồng trọt về vật tư nông nghiệp, thuê nhân công, máy móc… nên tổng chi cho đầu tư của nhóm hộ này cao hơn. Do có đầu tư nhiều hơn và sâu hơn trong quá trình trồng trọt nên nhóm hộ khá có thu nhập cao nhất từ trồng trọt, cụ thể là nhóm hộ khá thu được 389950000 đồng, bình quân thu được 30228682 đồng/ha, tiếp theo là nhóm hộ trung bình với thu nhập bình quân trên 1 ha là 15484663 đồng, hộ nghèo thu được 15139361 đồng/ha. Đầu tư nhiều nhưng có hiệu quả đã cho thấy hiệu quả sử dụng đất của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình và nghèo, thu nhập thuần của nhóm hộ khá là 367405814 đồng/ha cao hơn 2.5 lần so với nhóm hộ nghèo và hơn 1.5 lần so với nhóm hộ trung bình, thu nhập thuần của nhóm hộ trung bình là 24.498.098 đồng/ha cao hơn 1.6 lần so với thu nhập thuần của nhóm hộ nghèo là 144.058.986 đồng/ha Thu nhập của nhóm hộ khá và trung bình càng cao giúp cho nhóm hộ khá và trung bình có khả năng tái sản xuất và mở rộng sau khi đã tiêu dùng, còn nhóm hộ nghèo thu nhập thuần thấp sau khi đã trừ đi tiêu dùng thì cũng không còn lại là bao nhiêu để tiếp tục đầu tư cho sản xuất, có những hộ nghèo còn phải vay mượn thêm để chi tiêu vào những thứ thiết yếu cho đời sống như ăn mặc, thuốc men….đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người nghèo lại càng nghèo hơn, khó có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn nếu không có sự giúp đỡ để tăng hiệu quả sử dụng đất, từ đó tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập hoặc có thể giúp đỡ vốn giúp họ có khả năng đầu tư 4.1.5. Năng lực và kết quả sản xuất của các hộ điều tra Năng lực sản xuất của các nông hộ là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính chủ động trong sản xuất. Ở thôn 3 xã EaWy với đặc thù là một thôn miền núi, đất đai bạc màu so với nhiều huyện khác, tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao 65/110 hộ, chiếm 59.09% (báo cáo của trưởng thôn 3) mặc dù có tiềm năng về diện tích đât đai nhưng chất lượng đất và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn thiếu thốn rất nhiều Bảng 8 : Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 Diện tích đất nông nghiệp BQ hộ Ha 1.58 Diện tích đất canh tác BQ hộ Ha 1.31 Diện tích đất canh tác BQ nhân khẩu Ha 0.3 Diện tích đất canh tác BQ lao động Ha 0.49 Hệ số sử dụng đất Lần 1.35 Giá trị tư liệu sản xuất BQ hộ 1000 đồng 465 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua số liệu ở bảng 8 ta thấy: hầu hết các gia đình điều tra đều có đất để sản xuất, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ là 1.58 ha, diện tích đất canh tác bình quân 1 hộ là 1.31 ha, diện tích đất canh tác bình quân 1 nhân khẩu và 1 lao động lần lượt là 0.3 ha và 0.49 ha. Các con số này tương đối cao, cho thấy tiềm năng đất đai về khả năng phát triển sản xuất và cung cấp sản phẩm cho người dân của các nông hộ. Tuy có số lượng diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác bình quân mỗi hộ tương đối lớn nhưng hệ số sử dụng đất ở đây lại rất thấp chỉ có 1.35 lần, hệ số sử dụng đất cho biết trình độ canh tác ở thôn 3 còn thấp vì: diện tích gieo trồng ở thôn chưa cao do người dân đa số trồng lúa 1 vụ, vụ sau không trồng lúa được thì đất ruộng lúa sẽ bỏ không, đây là một lãng phí lớn về diện tích gieo trồng nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khí hậu, đất đai và quan trọng nhất là ở thôn chưa có hệ thống kênh, mương thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho mùa khô. Thôn 3 là 1 thôn thuần nông cũng như các thôn, buôn khác trong xã nhưng trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thô sơ và thiếu thốn. Qua điều tra 3 hộ ở thôn thì chỉ có duy nhất 1 hộ có máy cày mua từ trước năm 2007, không có máy xay xát, tuốt lúa, tuốt lúa và xay xát đều phải thuê ngoài. Trang thiết bị sản xuất trang bị qua các năm chỉ có 21 cái bình phun thuốc, 9 cái máy bơm nước, tổng giá trị tư liệu sản xuất trang bị qua các năm là 18790000 đồng, bình quân 1 hộ là 626333 đồng. Tính riêng trong năm 2010 giá trị tư liệu sản xuất bình quân 1 hộ chỉ có 465000 đồng. Như vậy, với cơ sở vật chất và trang thiết bị thô sơ hiện có, các nông hộ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động sản xuất theo tập quán từ trước đến nay, chứ chưa nói đến việc sản xuất theo lối chuyên canh, hàng hóa. Kết quả này phản ánh phần nào năng suất và chất lượng nông sản của các hộ điều tra, từ đó làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. 4.2. Thảo luận 4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra. Bảng 9 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng BQ/ Hộ Tỷ lệ (%) Tổng số lao động Lao động 80 2.67 100 Lao động nam Lao động 41 1.37 51.25 Lao động nữ Lao động 39 1.30 48.75 Số lao động trình độ trên TC Lao động 10 0.33 12.5 Số lao động trình độ Tiểu học Lao động 6 0.20 7.5 Số lao động trình độ THCS Lao động 31 1.03 38.75 Số lao động trình độ THPT Lao động 24 0.80 30 Số lao động không biết chữ Lao động 9 0.30 11.25 BQ khẩu/hộ Khẩu 4.4 - - Tỷ lệ khẩu/lao động Khẩu 1.65 - - Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 9 về tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ta thấy: số lao động nam và nữ gần bằng nhau, bình quân mỗi hộ có 1.37 lao động nam, chiếm 51.52% và 1.30 lao động nữ, chiếm 48.75%. Dễ nhận thấy rằng vai trò của người phụ nữ trong gia đình là rất lớn, họ vừa tham gia làm việc tạo thu nhập cho gia đình vừa chăm lo đời sống gia đình như: cơm, nước, chăm sóc con cái...vì vậy thời gian nghỉ ngơi của người phụ nữ ít hơn nam giới, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ, mặc dù nhiều công việc phụ nữ làm cũng bằng nam giới, tuy nhiên khi đi làm thuê thì tiền công của lao động nữ lại ít hơn lao động nam, ở thôn 3 tiền công 1 ngày gặt lúa của người phụ nữ hiện nay là 70 nghìn đồng thì nam giới là 80 nghìn đồng. Tuy có số lượng lao động cũng tương đối nhiều 2.67 lao động đối với một gia đình khoảng 4-5 nhân khẩu nhưng trình độ lao động vẫn còn thấp so với sự phát triển chung hiện nay, nhưng so với các thôn, buôn khác trong xã thì trình độ lao động ở đây tương đối cao hơn, các lao động có trình độ THCS và THPT chiếm đa số, THCS là 31 người, bình quân 1 hộ có 1.03 người, chiếm 38.75% và THPT là 24 người, bình quân 1 hộ là 0.8 người, chiếm 30% trong tổng số 80 lao động ở 30 hộ điều tra, lao động có trình độ tiểu học và Trung Cấp trở lên chiếm ít hơn, trình độ Tiểu Học là 6 người, bình quân 1 hộ là 0.2 người, chiếm 7.5%, trình độ trên Trung Cấp có 10 người, bình quân 1 hộ 0.33 người, chiếm 12.5%. Số lao động có trình độ trên Trung Cấp thường lao động trong các ngành nghề khác ngoài làm nông hoặc làm công nhân viên chức… nên thu nhập cũng có phần cao hơn nhiều, nhất là đối với thôn 3 nói riêng và địa bàn xã EaWy nói chung, ở đây vẫn xã vùng 3 cho nên tiền lương, hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên chức còn rất lớn so với các vùng khác, ví dụ như tiền lương của 1 giáo viên mầm non mới ra trường ở đây khoảng 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Số lao động không biết chữ ở đây vẫn còn rất cao 9 người, bình quân 1 hộ là 0.3 người, chiếm 11.25% tổng số lao động điều tra. Lao động không biết chữ sẽ gặp khó khăn nhiều trong việc tiếp thu các kiến thức khuyến nông - khuyến lâm về trồng trọt, chăn nuôi, từ đó họ sẽ không áp dụng được nhiều kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, qua đó năng suất và chất lượng nông sản của họ sẽ kém hơn lao động có trình độ cao. 4.2.2 Thị trường đầu vào, đầu ra Giá phân bón ngày càng tăng cao khiến cho nhiều hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, nhiều diện tích cây không được bón phân hay bón không kịp thời vụ đã làm giảm năng năng suất cây trồng , một số hộ đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nguồn vốn phục vụ cho sản xuất còn hạn hẹp giá phân tăng cao các hộ này đành bỏ mặc cho diện tích gieo trồng phát triển một cách tự nhiên và vì thế dẩn đến năng suất cây trồng không cao, bên cạnh đó đất canh tác các hộ này được canh tác lâu năm nhưng không được cải tạo phân bón nên tình trạng đất thoái hóa bạc màu ngày càng tăng. Bên cạnh giá phân bón đó là tình trạng gia tăng giá thuốc bảo vệ thực vật,làm cho chi phí đầu tư vào sản xuất ngày càng tăng, vì thế mà nhiều hộ đã không có tiền để mua thuốc phun cho diện tích gieo trồng của mình khiến cho bệnh trên cây trồng diễn ra hết sức nghiêm trọng,đặc biệt là cây thuốc lá, sâu rầy, sâu đục thân, sâu ăn lá xuất hiện rất nhiều và co hiện tượng lây lan rất nhanh vì thế mà gây hại cho cây thuốc làm giảm năng suất. Giá xăng, dầu, giá công lao động ngày càng tăng cao cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất của các nông hộ ngày càng cao, trong khi giá thàng đầu ra của các nông sản tăng giảm không ổn định, đặc biệt trên địa bàn huyện trồng các loại cây như thuốc lá, sắn dùng để chế biến xuất khẩu nên chịu ảnh hưởng nhiều theo theo sự biến động của giá thế giới, vì thế mà các hộ sản xuất năm được giá, năm mất giá khiến hoạt động sản xuất bấp bênh. Việc tái đầu tư vào vụ sau là rất khó khăn đối với các hộ có nguồn vốn nhỏ. Thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển cơ cấu cây trồng Hiện nay việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp của xã cũng được chú trọng, nông dân có thể mua ở các hợp tác xã, công ty, nông trường hoặc có thể ra ngoài mua ở các đại lý. Sản xuất nông nghiệp là các mặt hàng cần phải được chế biến sau thu hoạch, do đó việc xây dựng các điểm chế biến nông sản ngay trên địa bàn là rất cần thiết. Mặt khác cần chú trọng tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất. 4.2.3 Công tác khuyến nông Công tác khuyến nông là một trong những công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua công tác khuyến nông trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả và đạt được kết quả sau: - Tuyên truyền chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới . - Chuyển tiến bộ khoa học kỷ thuật mới vào sản xuất như: thâm canh cây trồng, kỷ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch ... - Bồi dưỡng cho người dân những kiến thức cơ bản về quản lý cũng như các tiến bộ khoa học kỷ thuật sản xuất mới. - Các hợp tác xã,các công ty đã làm tốt công tác cung ứng vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và đầu tư khuyến khích các hộ dân đưa giống mới vào sản xuất. -Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa thì công tác khuyến nông vẫn chưa được thực hiện hiệu quả do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sốn rải rác thiếu tập trung, mặt khác còn có một số người dân bảo thủ, ngại học hỏi nên đã không tham gia các lớp khuyến nông. 4.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ cho hoạt động tưới tiêu cây trồng, hiện nay trên địa bàn Xã hệ thông thủy lợi còn thiếu chưa đáp ứng cho việc sản xuất của bà con, phần lớn các cây trồng trên địa bàn như: mì, mè, bông.... đều phải trông chơfờ vào nước trời vì vậy năng suất cây trồng chưa cao. Hằng năm hiện tượng thiếu nước cho cây trồng vào giữa vụ là rất thiếu, nhiều diện tích được gieo trồng vì không có nước tưới đã dẩn đến năng thấp, chất lượng không tốt, nhiều diện tích còn bị mất trắng do quá thiếu nước dẩn đến thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Vì vậy hiện nay việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi là hết sức quan trọng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn đã xây dựng được một số nhà máy chế biến nông sản: nhà máy chế biến tinh bột mìphục vụ cho xuất khẩu, vì vậy đã góp phần tăng diện tích các loại cây trồng này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 4.2.5 Áp dụng khoa học kỷ thuật mới vào sản xuất Hiện nay trên địa bàn phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp do người đồng bào nắm giữ, trình độ dân trí còn chưa cao, việc canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, chủ yếu theo phương thức canh tác truyền thống, việc áp dụng khoa học kỷ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp còn yếu,vì vậy mà năng suất cây trồng chưa cao. 4.2.6 Chính sách của chính phủ - Chính sách giao đất. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất, nó là cơ sở là nền tảng của quá trính sản xuất, vì vậy việc phân bỗ sử dụng đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, nó quyết định đến kỷ thuật canh tác và năng suất cây trồng. Hiện nay việc giao đất ở xã Eawy đã thực hiện được khá nhiều. Hầu hết các hộ nông dân đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này giúp các hộ nông dân thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất theo luật đất đai quy định. Qua đó khích lệ người nông dân đầu tư giống, vốn vào sản xuất lâu dài trên mảnh đất của họ. - Chính sách tín dụng Trong những năm vừa qua, đồng hành với khí hậu biến đổi thất thường khiến cho năng suất, sản lượng của các loại nông sản không cao, giá thuê lao động tăng cao, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là một trong những nguyên nhân làm cho giá của các nông sản trên địa bàn biến động không ngừng như: mì, hạt điều chịu nhiều tác động xấu. Từ những tác động đó dã khiến nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng bị thua lỗ, hay không lãi dẫn đến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất. Chính vì những lí do trên nên chính sách tín dụng của Nhà nước đến tay người nông dân là rất cần thiết để họ có thể tái đầu tư sản xuất vào nông nghiệp. 4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 - Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, xã cần đẩy mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả hiệu quả cao, cụ thể như xã đang có chủ trương mở rộng một số loại cây trồng như: cây sắn, các loại họ đậu vì đây là những loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu trên địa bàn, cho năng suất giá trị cao, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp. - Quy hoạch từng loại đất phù hợp đối với từng loại cây trồng - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, đặc biệt là hệ thóng giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu, vì nhu cầu nước đối với mỗi loài cây là rất lớn. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc quản lí, khai thác công trình thủy lợi để tăng cường khai thác có hiệu quả hơn. Tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hóa canh mương ở các vùng sản xuất trọng điểm và ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm thay đổi cách thức sản xuất truyền thống chỉ trông đợi vào nước trời, năng suất cây tròng thấp chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, sang hình thức sản xuất hàng hóa cho năng suất và hiệu quả cao hơn, góp phần năng cao đời sống người dân. Quản lý khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, kiến nghị Tỉnh,Trung ương đầu tư mới một số công trình đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Xã. - Hướng dẫn các biện pháp kỷ thuật thời vụ, cung ứng kịp thời các loại cây con giống, đảm bảo số lượng chất lượng theo nhu cầu của nông dân. Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, phát triển mạnh diện tích số lượng cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của xã. Tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. - Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho người dân, nâng cao trình độ dan trí chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng đất trong quá trình sản xuất trên mảnh đất của chính mình, số tiền hỗ trợ dạy nghề cho nông dân học nghề: 35.500.000đ. - Đẩy mạnh công tác khuyến nông đến người nông dân, nhằm trang bị cho người nông dân những kiến thức cơ bản trong quá trình sản xuất nâng cao hiệu quả cây trồng. Số tiền phục vụ cho công tác Khoa học công nghệ là: 45.000.000đ. quy mô 12ha, kinh phí 45.000.000đ, với 15 hộ tham gia. - Tăng cương công tác phòng chóng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Bảo vệ cây trồng vật nuôi chủ động đề ra những biện pháp phòng trừ, dập tắt khi có bệnh dịch xãy ra. Số tiền hỗ trợ công tác bảo vệ thực vật là 10.000.000đ. - Mở rộng hệ thống tín dụng đến nhiều vùng đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và đến nhiều đối tượng để người nông dân có nguồn vốn đầu tư vào trong sản xuất, củng như trong cải tạo đất. - Thu hút đầu tư hợp tác giữa các thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất, trên địa bàn đã xuất hiện mô hình hợp tác giữa nhà doanh nghiệp với nhà nông trong cung ứng vật tư nông nghiệp, vốn, kỷ thuật và tiêu thụ, hiệu quả sản xuất đã dược nâng cao. PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Ea wy huyện Ea H’leo tôi có một số kết luận như sau: Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt ở thôn 3 xã Ea wy còn chưa đa dạng, phong phú. Người dân chủ yếu sản xuất rất ít các loại cây trồng, chủ yếu là sản xuất lúa 1 vụ, ngô và các loại đậu, trong những năm trở lại đây người dân thôn 3 nói riêng và ở xã Ea wy nói chung tự phát trồng cây mì, đây là một vấn đề cần có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương để định hướng cho người dân, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững vì trồng cây mì rất có hại cho đất. Trong năm 2010, cây trồng mang lại năng suất cao nhất vẫn là cây lúa 8.39 tấn/ha, tiếp đố là cây ngô và cây mì với năng suất lần lượt là 7.5 tấn/ha và 7.21 tấn/ha. Tuy nhiên do diện tích gieo trồng của cây lúa rất ít làm cho sản lượng cây lúa không cao chỉ đạt 22.75 tấn, cây ngô và cây mì có năng suất và diện tích trồng lớn đẩy sản lượng ngô và mì đạt 58.5 tấn ngô, 93 tấn mì, các loại cây đậu có năng suất thấp nhất chỉ có 1.59 tấn/ha với sản lượng thu về đạt 9.2 tấn. Do năng suất sản lượng và giá cả thị trường khác nhau làm cho thu nhập các loại cây trồng khác nhau, với doanh thu từ cây lúa là 87475000 đồng, cây ngô là 173520000 đồng, cây mì là 159000000 đồng, các loại đậu là 83900000 đồng. Kết quả trên phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng đất của người dân, khi mà đầu tư cho trồng trọt của người dân còn chưa cao do thiếu thốn trang thiết bị phục vụ cho sản xuất: cả 30 hộ điều tra chỉ có 1 máy cày, 9 máy bơm, 21 bình phun thuốc. Không chỉ thiếu trang thiết bị phục vụ cho sản xuất mà người dân còn thiếu cả vốn để đầu tư giống, phân bón ... chẳng hạn hộ nghèo chỉ đầu tư cho sản xuất rất ít chỉ có 7486014 đông/ha, hộ trung bình là 7901901đồng/ha, hộ khá là 22544186 đông/ha. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với chính phủ Nhà nước cần có những chính sách đầu tư,khuyến khích đối với các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cần thiết phải tổ chức hệ thống khuyến nông lâm từ trung ương đến địa phươngđồng bộ các cấp, các ngành đào tạo cấp kinh phí để hoạt động. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất như: chính sách tín dụng, chính sách trợ giá, hỗ trợ vật tư (giống, thuốc trừ sâu, phân bón,....) để kích thích sản xuất. Chẳng hạn năm 2009 Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thu mua toàn bộ số lượng lúa tồn trử trong nhân dân, nhằm pổn định giá mua, giúp cho nhân dân thu hồi vốn tiếp tục tái đầu tư sản xuất, qua đó làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả hơn. Nhà nước cần có các biện pháp hạn chế tình trạng lạm phát, ổn định giá cả của các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp : như các mặt hàng vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, vv... Nhà nước cần có hệ thống thông tin giá cả thị trường ngay từ đầu mùa vụ giúp nông dân có định hướng trong sản xuất, đặc biệt là công tác dự đoán giá cả thị trường, tránh để nông dân bị thiệt hại do sai lạch giá. Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất nhập khẩu nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Công tác quy hoạch quỷ đất phải phù hợp với xu hướng phát triển, có hiệu quả và bền vững. Cần có sự hợp tác chặt chẻ giữa 4 nhà: Nhà nước – Nhà Khoa học – Nhà Đầu tư – Nhà nông để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. 5.2.2. Đối với tỉnh, huyện và xã. Cần phải xác định tính phù hợp của các loại hình sử dụng đất để giải quyết các vấn đề sau: + Việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất tạo thành một hệ thống hợp lý, một lớp che phủ thực vật bảo vệ có khả năng bồi dưỡng độ màu mỡ của đất, không gây xói mòn hoặc thoái hóa, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật. + Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, đưa lại thu nhập cao cho nhân vùng miền núi. + Các loại hình sử dụng đất phù hợp với kinh tế và điều kiện sản xuất của đia phương. Tỉnh và Huyện cần có những dự án giúp nông dân có hướng đi đúng đắn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, không ngừng nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn cho đội ngủ cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cấp Huyện và Xã. Giải quyết tốt vấn đề lưu thông, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nông dân trong khâu tiêu thụ và chế biến nông sản hàng hóa. Tập trung đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả bằng các hình thức khuyến nông giúp người dân nắm vững kỷ thuật thâm canh, quản lý sản xuất, kiến thức kinh tế thị trường, nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa nông sản. Chú trọng cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để thúc đấy cho bà con nông dân sản xuất. Tiếp tục nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, như: hệ thống thủy lợi, giao thông, điện.vv... qua đó nâng cao hệ số sử dụng đất, tránh tình trạng lãng phí diện tích đất không được sản xuất hay chỉ sản xuất được một vụ rồi bỏ do bị thiếu nước. Thường xuyên tổ chức các buổi khuyến nông lâm đến bà con nông dân tại địa phương về kỷ thuật canh tác nhằm sử dụng đất hiệu quả và bền vững, tránh đất bị xói mòn và bạc màu. 5.2.3. Đối với hệ thống tín dụng Mở rộng đối tượng được vay vốn. Mở rộng tín dụng trung và dài hạn Giúp đỡ người dân sử dụng vốn có mục đích 5.2.4. Đối với bà con nông dân Tích cực tham gia các lớp tập huấn, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ sản xuất, chú trọng áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng Tập trung đầu tư trồng những cây có giá trị hàng hóa cao phục vụ cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Thường xuyên nắm bắt thông tin giá cả thị trườngđể có định hướng cho hoạt động sản xuất được tốt hơn, tránh tình trạng sản xuất theo ý chủ quan của mình. Thực hiện liên kết giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Các nông hộ nên căn cứ vào khả năng tài chính của mình để lựa chọn những cây trồng phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Huế, Tạp chí khoa học, số 54, 2009 H’Wen Niê Kdăm, Bài giảng kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Tây Nguyên NXB Nông Nghiệp, Giáo trình thống kê nông nghiệp, Hà Nội 2005 UBND xã Ea Wy, Các báo cáo phát triển nông thôn, 2009- 2010 Tuyết Hoa Niê Kdăm, Bài giảng kinh tế nông thôn, Trường đại học Tây Nguyên Website: Website: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc năm 2010 10 Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc 16 Hình 1 : Lịch mùa vụ của thôn 3 xã Ea Wy 22 Bảng 3 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm ở thôn 3 xã EaWy 24 Bảng 4 : Năng suất một số loại cây trồng của thôn 3 25 Bảng 5 : Thu nhập từ các cây trồng hàng năm của thôn 3 26 Bảng 6 : Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng qua các vụ năm 2010 27 Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2010 28 Bảng 8 : Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận văn liên quan