MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ hội - “dòng nước đầu nguồn” của văn hoá Việt Nam:
2. Sự phát triển của Lễ hội Việt Nam
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1. Dẫn luận về lễ hội truyền thống Việt Nam:
2. Đặc trưng của Lễ hội truyền thống
3. Đặc điểm Lễ hội truyền thống thể hiện trên Báo chí:
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung về lễ hội hiện đại:
2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:
3.Nhược điểm của lễ hội hiện đại:
4, Lễ hội du lịch và Du lịch lễ hội:
4.1 Lễ hội du lịch.
4.2 Du lịch Lễ hội.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sta trong tiếng Bồ Đào Nha. Trước khi trở thành danh từ để chỉ bản thân các hoạt động như trên, từ festival nguyên gốc trong tiếng Anh (và tiếng Pháp) là một tính từ biểu thị đặc tính của những sự kiện nhất định. Nghĩa thứ hai của thuật ngữ đó trong các ngôn ngữ khác nhau biểu thị các cấu trúc riêng biệt của từng lễ hội và các dạng thức khác nhau của nó. Trong tiếng Latinh, festa là những lễ vật thiêng liêng, trong tiếng Anh feast là một bữa tiệc vui vẻ, trong tiếng Tây Ban Nha fiesta là một trận đấu trước công chúng để biểu thị và phô bày năng lực và lòng dũng cảm. Festa trong tiếng Rumani là một trò đùa ác tâm, khôi hài. Fête trong tiếng Pháp là lễ kỷ niệm sinh nhật hoặc đơn thuần là một bữa tiệc tương đối thịnh soạn.
Theo cách sử dụng hiện nay, festival có thể hiểu là một khoảng thời gian của hoạt động có tính chất thiêng liêng hoặc thế tục như: thu hoạch một vụ mùa đặc biệt; một loạt diễn xướng trong nghệ thuật hay là cuộc đình đám và sự hân hoan.
Trong các ngành khoa học xã hội thông thường festival có nghĩa là một hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai hoặc ngấm ngầm biểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộng đồng đó và là nền tảng bản sắc xã hội của họ.
Người ta sử dụng từ này để chỉ về những lễ hội hiện đại ở Việt Nam, nó được đặt ở vị trí đầu tên gọi lễ hội như: Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề truyền thống 2005…Điều này cũng làm nên sự khác biệt tuyệt đối giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
Lễ hội hiện đại ra đời từ sau 1945 ở Việt Nam mà nội dung tính chất của nó liên quan tới các sự kiện chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội nổi bật trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lễ hội hiện đại được tổ chức gắn với các thời điểm và sự kiện như: Gắn với thời điểm ra đời của một vùng đất: 110 năm Đà Lạt, 40 năm Quảng Ninh, 100 năm Sapa…
Các sự kiện Cách Mạng Lịch sử: Lễ hội kỉ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ…
Nét độc đáo, cảnh đẹp du lịch của một vùng đất như: Lễ hội Sắc hoa Đà lạt, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Lễ hội hành trình di sản Miền Trung…
Ngoài ra còn có các lễ hội hiện đại du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam như: Lễ hội Halloween, ngày lễ Tình nhân Valentina, lễ Noel…
Lễ hội mang bản sắc Việt Nam tổ chức tại nước ngoài như chương trình “Duyên Dáng Việt Nam” tổ chức tại Canberra 2005… nhằm giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Ngoài các tính chất kế thừa của lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại có thêm một số các tính chất bổ sung sau:
Thứ nhất là tính thời gian: Lễ hội hiện đại chỉ xuất hiện từ năm 1945 trở về sau. Lễ hội hiện đại thường tính thời gian theo Dương lịch. Lễ hội hiện đại có thể diễn ra theo định kì ngày tháng trong năm, theo năm chẵn hoặc năm lẻ. Lễ hội hiện đại hầu như chỉ diễn ra trong một ngày, ngoại trừ các hội chợ Xuân, các liên hoan văn hóa du lịch…
Thứ hai là tính địa điểm: Lễ hội hiện đại diễn ra ở hầu hết các địa phương, thường diễn ra tập trung ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc là các thành phố thị xã trực thuộc trung ương.
Vai trò của lễ hội hiện đại:
Lễ hội hiện đại là kết tinh thành quả lao động sản xuất, chiến đấu của các cá nhân, tập thể trong tiến trình xây dựng và giữ nước của dân tộc ở vào giai đoạn mới. Lễ hội hiện đại là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị dân tộc và thời đại trong điều kiện mới
Lễ hội hiện đại còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được chung đúc trong quá trình phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời lễ hội hiện đại còn là “công cụ văn hoá” đa năng nhằm biểu đạt, phổ biến và truyền trao những giá trị mới một cách rộng khắp.
Dưới góc độ nào đó, cùng với lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại trở thành một “ sân chơi văn hoá” mang sắc thái hiện đại. Nó phần nào xoá đi yếu tố “địa phương chủ nghĩa”, tính bản vị, cục bộ địa phương/ sắc tộc để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ mang tính phổ quát
Đặc điểm của lễ hội hiện đại:
Chỉ ra đời từ sau năm 1945, lễ hội hiện đại thường được tổ chức gắn với việc kỷ niệm các sự kiện có liên quan đến Cách Mạng, kháng chiến hoặc các danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu.
Lễ hội hiện đại thường là những hoạt động có ý nghĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị quân sự, văn hoá, xã hội như các hoạt động chào mừng những sự kiện lớn của đất nước, lễ khai mạc, lễ bế mạc của sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc.
Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức. Thường gắn với một cơ quan đoàn thể vào thời điểm nào đó có ý nghĩa với sự ra đời tồn tại và phát triển của cơ quan tổ chức đó.
Không gian của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị thành phố lớn, thủ đô của đất nước.
(VietNamNet/ Liên Hoan múa Rồng& lễ hội Rồng Bay tại Hà Nội(28/09/2005)
Lễ hội hiện đại có sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu trưng, biểu tượng…
(VietNamNet/Rồng vàng lại bay trên bầu trời Thăng Long
ảnh chụp tại Lễ hội Rồng Bay 09/10/2005)
Lễ hội hiện đại được truyền thông, truyền hình rộng rãi và nhanh chóng, đầy đủ, chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên lề của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như: Rađiô, Truyền hình, Báo in, báo điện tử…các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện.
Nghi thức tiến hành có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Phát triển hoặc mượn cớ từ những lễ hội cổ như lễ hội Bà Nà - Quảng Ngãi…
Khi tiến hành lễ hội, bên cạnh sự tham gia tự nguyện của quần chúng nhân dân còn có sự tổ chức sắp đặt của Ban tổ chức đối với cá nhân và tập thể tham gia. Hầu hết mọi hoạt động của lễ hội được sắp xếp của một đạo diễn, những người tham dự được tổ chức thành từng khối, đội hình chặt chẽ và khoa học phục vụ những mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình đã định sẵn.
Đội ngũ đại biểu, quan chức, quan khách tham dự lễ hội thường được bố trí ở một khu vực dành riêng như trên lễ đài, khán đài.
Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại.
Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hoá đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều kiện và xu hướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Thông thường, những lễ hội hiện đại có thể gồm các bước tiến hành theo trình tự sau:
Rước lửa truyền thống: Lửa thiêng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Nó luôn mang ý nghĩa linh thiêng, cao đẹp về sự phát triển. Trong thờ cúng và trong các lễ hội truyền thống không bao giờ thiếu sự có mặt của hương, lửa. Trong những lễ hội hiện đại, lửa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thúc đẩy động viên con người vươn tới, đạt được những đỉnh cao mới. Lửa thiêng là một thành tố không thể thiếu trong các hoạt động thể thao. Để thắp sáng các đài lửa thiêng, lửa thiêng thường được rước về từ những nơi linh thiêng của đất nước như Đền Hùng, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Những người tham gia rước thường là những nhân vật nổi tiếng, có thành tích đặc biệt xuất sắc, được sự hộ tống trang trọng của đông đảo người và phương tiện. Lửa thiêng sẽ cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội làm tăng thêm nét hoành tráng, trang nghiêm của những hoạt động trong lễ hội.
Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao: Cùng với lửa thiêng, những lá cờ luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của con người từ truyền thống đến hiện tại. Nó biểu trưng cho vị thế, niềm tin, niềm kiêu hãnh và tự hào của một quốc gia, một phong trào, một tổ chức…Lá cờ luôn ở vị trí trang trọng nhất, tôn vinh nhất. Lễ thượng kỳ thường mở đầu các lễ hội hiện đại, sau đó lá cờ còn xuất hiện trong các hoạt động xếp hình, xếp chữ, diễu binh, diễu hành biểu dương lực lượng…
Các nghi thức như: Chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca (nếu có): Đây là những nghi thức bắt buộc trong nghi lễ và trở thành thông lệ. Đây là lúc trang nghiêm nhất, quy tụ và tập hợp niềm tin của cộng đồng vào mục tiêu, lý tưởng thiêng liêng, thống nhất của đất nước; là thời điểm thể hiện ý chí quyết tâm trước khi bước vào thực hiện nhiệm vụ nào đó.
Lễ Dâng hương: Là một hoạt động truyền thống thể hiện sự tôn kính của cá nhân và cả cộng đồng với các đối tượng được thờ cúng. Lễ dâng hương nhằm gắn kết quá khứ và hiện tại, xâu chuỗi hiện thực và siêu nhiên, với mong muốn “âm phù, dương trợ” tạo ra sự thống nhất và đồng thuận trong mục tiêu vươn tới.
Diễn văn/ Chúc văn khai mạc: Người có vị trí, địa vị trong xã hội đại diện cho tập thể đọc diễn văn khai mạc bày tỏ tình cảm của tập thể đối với các nhân vật, sự kiện mà lễ hội kỷ niệm, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm của tập thể trong giai đoạn kế tiếp. Định hướng, giao nhiệm vụ cho các cấp ngành địa phương, đơn vị…
Đại biểu phát biểu ý kiến: Đại diện đại biểu cho các tầng lớp nhân dân tham dự lễ hội lên phát biểu ý kiến, bày tỏ tình cảm, thái độ của tầng lớp, tổ chức mình, đồng thời thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm phấn đấu đạt được các mục tiêu nhiệm vụ được giao.
Duyệt/ Diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng: Hoạt động này chỉ diễn ra trong các lễ hội kỷ niệm trọng thể, có ý nghĩa lớn lao, đánh dấu những thời điểm đặc biệt quan trọng của đất nước hoặc địa phương. Hình thức này nhằm biểu dương sức mạnh của tập thể, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí trong một khối thống nhất. Tham gia duyệt, diễu binh diễu hành quần chúng có các đơn vị lực lượng vũ trang của các quân binh chủng với các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự. Bên cạnh các đơn vị lực lượng vũ trang, còn có sự tham gia của các cấp,ban ngành đoàn thể được sắp xếp bố trí chặt chẽ, khoa học liên hoàn để biểu dương sức mạnh và thành tựu kinh tế văn hoá, xã hội đạt được trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật tập thể: Theo một kịch bản đã thống nhất được dàn dựng công phu, tập luyện, sau các nghi lễ là lúc tiến hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật – thể thao thông qua các tiết mục hát múa, các màn đồng diễn thể dục, xếp hình, xếp chữ…
Bắn pháo hoa, thả đèn trời, thả bóng, thả chim bồ câu…Tuỳ vào tính chất và nội dung của sự kiện của lễ hội và điều kiện thực tế của đất nước hay các địa phương ở thời điểm tổ chức lễ hội mà trong chương trình của buổi lễ có hay không các hoạt động này.
Các nghi thức và các hoạt động khác: Trong thời gian và không gian diễn ra lễ hội, tuỳ tình hình thực tế mà các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, đơn vị có thể có nhiều hoạt động phong phú đa dạng khác mang đậm nét văn hóa truyền thống và hiện đại.
Một trong những dạng tiêu biểu và đang phát triển mạnh của lễ hội hiện đại đó là lễ hội du lịch. Lễ hội du lịch còn được gọi là liên hoan du lịch – là thời điểm diễn ra các hoạt động du lịch tập trung trên một địa bàn cụ thể. Lễ hội du lịch là lễ hội văn hoá do các tổ chức, các đơn vị trong ngành du lịch phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hoặc cơ quan trong ngành văn hóa thông tin đứng ra tổ chức. Đây là hình thức hoạt động văn hoá xã hội tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, thông qua việc tổ chức khai thác các giá trị nhiều mặt đặc biệt là giá trị kinh tế từ các hoạt động của lễ hội qua con đường du lịch. Tuy là hình thức sinh hoạt văn hoá mới mang đậm yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội nhưng lễ hội du lịch luôn tiếp thu, kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện và nâng cao những giá trị, thành tựu của nền văn hóa dân tộc. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Xét dưới góc độ kinh doanh, một lễ hội du lịch hay một Festival là nơi tạo cơ hội cho mọi người, mọi tầng lớp: Mua bán, trao đổi các sản phẩm hàng hoá. Tham quan du lịch trong khu vực tổ chức lễ hội du lịch, tạo công ăn việc làm, tìm việc và làm việc. Quảng bá hình ảnh của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, của quốc gia hoặc khu vực.
Xét từ nhiều góc độ, lễ hội du lịch hay liên hoan du lịch trong thời kỳ đổi mới là một phương tiện, một công cụ văn hoá đa năng để giới thiệu những cái hay, cái đẹp, của những miền đất nước, con người trong thời đại mới đang không ngừng đổi thay, tiến bộ cả trong tư duy và hành động. Sự kết hợp giữa lễ hội với du lịch là một cách làm hay, mở ra những cơ hội để quy tụ, tập hợp và liên kết các lợi ích đa dạng giữa các thành phần kinh tế, văn hóa xã hội.
Ngày nay, người ta cố gắng đưa công chúng đến gần sự kiện bằng các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại.
2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:
2.1 Quy mô tổ chức hoành tráng:
Một trong những biểu hiện của lễ hội hiện đại là tính hoành tráng. Đây cũng là một đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam, bởi lễ hội là một hoạt động văn hoá tập thể, phản ánh tâm sức, tài nghệ của cả cộng đồng người, phục vụ mọi người.
Lễ hội luôn diễn ra trong một không gian, thời gian lớn hơn, vượt ra ngoài không gian thời gian thường nhật của địa phương đó. Tính hoành tráng thể hiện qua quy mô, trình tự của các hoạt động chuẩn bị cũng như những hoạt động diễn ra lễ hội. Một trong những mục đích của lễ hội hiện đại chính là biểu dương và tôn vinh, do vậy tính hoành tráng của lễ hội chính là nhằm mục đích biểu dương và tôn vinh ấy.
Trong công tác chuẩn bị:
Bất kỳ lễ hội truyền thống và hiện đại nào, công tác chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự thành công của lễ hội. Đặc biệt quan trọng hơn đối với lễ hội hiện đại, khâu chuẩn bị là khâu được đầu tư nhiều tiền của và sức lực. Và công tác chuẩn bị cũng được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm đưa tin bài, hình ảnh đến với công chúng.
Báo Tiền Phong ra ngày 10/02/2006 có bài: “Đã sẵn sàng cho lễ công bố Năm Du Lịch Quốc Gia- Quảng Nam 2006” với tít phụ: Lễ công bố năm Du lịch Quốc Gia 2006 “Quảng Nam- Một điểm đến-Hai di sản văn hoá thế giới” được truyền hình trực tiếp trên VTV1 lúc 20h tối thứ 7, 11/02/2006.
Phần đầu tác giả nói đến các hoạt động chuẩn bị công phu của ban tổ chức: “Tại Kỳ Hà, Chu Lai…sau 3 ngày tất bật, hơn 100 cán bộ công nhân kỹ thuật của đơn vị thiết kế sân khấu đã hoàn thành việc láp ráp thiết bị kỹ thuật phục vụ lễ hội cả ngày lẫn đêm. Tối 08/02 đã chạy thử chương trình…Điện lực Quảng Nam đã kéo nguồn điện 35 KV thay thế cho nguồn 22KV trước đây. Duy tu toàn bộ hệ thống điện lưới tại Núi Thành, đặt máy phát dự phòng. Bưu điện tỉnh đã lắp đặt thiết bị và kéo đường cáp quang từ trạm viễn thông đến cảng Kỳ Hà để phục vụ cho cầu truyền hình trực tiếp đêm khai mạc tại đây, lắp đặt đường dây nóng để ứng cứu thông tin…bố trí 2 màn hình lớn trước cổng cảng để phục vụ nhân dân. Hơn 100 thanh niên xung kích đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn khách tham quan vào khu KTM Chu lai…Hội An là trung tâm của lễ hội nên mọi ngả đường của phố cổ hiện lên như một sân khấu lớn. Lãnh đạo trung tâm VHTT thị xã cho biết: Tất cả đã hoàn tất theo dự định do địa phương đã chủ động đầu tư khá lớn, từ phương án bảo vệ, xử lý môi trường, kịch bản sân khấu, lắp ráp chương trình, kết hợp diễn viên quần chúng và chuyên nghiệp…Tại Duy Xuyên, tuyên truyền trực quan, cổ động với hàng chục panô, cờ băng rôn rải dọc đường…hơn 100 thanh niên từ các địa phương đã về Hội An tập huấn chương trình giao tiếp, hướng dẫn khách du lịch”.
(Khu di tích Mỹ Sơn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong Năm Du Lịch Quốc Gia Quảng Nam 2006)
Tính hoành tráng thể hiện ở các hoạt động trong lễ hội diễn ra một cách quy mô và rầm rộ. Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2005, báo Tiền Phong số 50, 11/12/2005 tác giả Kim Anh đã phản ánh một cách chi tiết các hoạt động quy mô trong lễ hội. Tính hoành tráng thể hiện ngay từ dưới tít phụ: “16 quốc gia, 10 tỉnh thành trong nước tham gia”. Tiếp theo là phần khai mạc lễ hội với “Cuộc trình diễn xe hoa và các nhóm nhạc đường phố, hơn 150 chiếc ôtô, môtô của Đà Lạt và một sỗ tỉnh thành trong đó có nhiều chiếc xe cổ được kết hoa tươi, hàng chục nhóm nhạc kèn, đoàn xiếc, nhóm múa, đội Cồng Chiêng, hàng trăm thiếu nữ xinh đẹp trong váy áo đính hoa và hàng trăm chiếc gùi đầy ắp hoa rừng…
(VietNamNet (11/01/2005), Lễ hội hoa Đà Lạt)
Chương trình có quy mô lớn nhất Festival “Đà Lạt, bạn và hoa” diễn ra ở sân khấu nổi trên hồ Xuân Hương với màn biểu diễn ánh sáng laser, cảnh diễn của 300 diễn viên được hoá trang thành 300 bông hoa, trên nền nhạc “Ai nên xứ hoa đào”. Kế đến là nghi thức tôn vinh các nghệ nhân trồng hoa, màn trình diễn xe hoa, thuyền hoa…Lễ khai mạc khép lại với màn diễn tàu lượn gắn động cơ bay, biểu diễn pháo hoa, thả hoa đăng.” Các hoạt động khác trong lễ hội như: Hội chợ triển lãm hoa lớn chưa từng có…hơn 2 500 tác phẩm phong lan…27 ngàn chậu hoa các loại; điểm nhấn của Festival là “Lễ hội tình yêu” với đám cưới tập thể của 120 cặp tình nhân…2000 người trong lễ cầu nguyện cho tình yêu và hoà bình với 2000 cây nến, 1000 con hạc giấy gắn vào bóng bay để thả lên trời.; đêm hội rượu vang “Men tình cao nguyên” có 5 đoàn Carnavan hộ tống các xe hoa chở thùng rượu vang khổng lồ qua các phố; Triển lãm nghệ thuật “Tây nguyên huyền diệu”; Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hát về Đà Lạt”; Chương trình “Đêm hội kỷ lục Việt Nam”; Chương trình bế mạc với “ Lưu luyến Đà Lạt” gồm 5 chương trình nhỏ.
2.2 Lễ hội hiện đại được đạo diễn một cách chuyên nghiệp:
Những đạo diễn này có khả năng bao quát và tạo dựng được những lễ hội liên hoàn và hoành tráng. Phải khẳng định rằng, lễ hội hiện đại do bàn tay của những con người tài ba đạo diễn lực lượng diễn viên chuyên nghiệp và được sự hỗ trợ rất lớn của máy móc kỹ thuật nên được nâng lên tầm mới, thực sự đẹp mắt và ấn tượng.
(VietNamNet/ Màn giao hưởng hợp xướng “Cánh chim Hoan Châu” trong lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2005)
Lễ hội hiện đại truyền tải tinh thần lạc quan, vui tươi và phấn khởi tới nhân dân, là dịp để nhân dân có thể có được những hoạt động giải trí lành mạnh và bổ ích. Tinh thần của lễ hội hiện đại gián tiếp giáo dục nhân dân lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong từng cá nhân. Lễ hội hiện đại đã thiết thực góp phần bảo vệ và gìn giữ những di sản văn hoá dân tộc.
2.3 Lễ hội hiện đại có tác dụng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trên đất nước:
Bằng hình thức tổ chức các lễ hội hoành tráng những sản vật địa phương, những tiềm năng phát triển kinh tế vùng được giới thiệu với các du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhờ có các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin một cách rộng rãi nên hiệu quả quảng bá càng cao hơn.
VietNamNet(17/05/2005) có bài: “Lễ hội Trái cây Nam Bộ”, đây là một lễ hội truyền thống của Khu du lịch Suối Tiên được Sở du lịch thành phố đầu tư xây dựng thành một sự kiện du lịch truyền thống nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của thành phố
Lễ hội trái cây được tổ chức từ 9 năm nay với mục đích nhằm: giới thiệu tiềm năng và tôn vinh sản vật cây trái miền Nam, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và hoạt động du lịch của TP.Hồ Chí Minh gắn với du lịch sinh thái của cả khu vực. Trong khuôn khổ lễ hội còn có tổ chức các hội thi như: Hội thi tạo hình bằng trái cây; Thi ăn trái cây nhanh nhất…dành cho các du khách. Sự thành công của lễ hội trái cây đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh trái cây Việt Nam ra thế giới tiến một bước tới việc xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam.
VietNamNet có bài: “Quốc Tế hoá lễ hội trong năm du lịch Đà Nẵng 2005” với tít dẫn: “Năm du lịch Đà Nẵng 2005 sẽ là dịp giao lưu văn hoá, lễ hội với các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, với các nước trong khu vực, Trung Quốc, Nhật Bản…” Đà Nẵng vốn là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nhiều tiềm năng chưa được khai thác, là của ngõ kinh tế quan trọng của các tỉnh miền Trung. Chính vì thế, việc tổ chức lễ hội tại đây có kết quả nhiều mặt về kinh tế, du lịch, văn hoá nghệ thuật.
2.4Lễ hội hiện đại còn là cơ hội giao lưu văn hoá, bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế với thế giới.
Báo Tiền Phong Chủ Nhật số 41/2005 có bài đinh và ảnh đinh: “Ngày hội văn hoá vì Hoà bình” Kỷ niệm 995 năm Thăng Long- Hà Nội với dòng chữ: 1000 người là đại sứ, tham tán và lưu học sinh ngước ngoài tham gia/ 100 sinh viên tham gia vẽ bức tranh cổ động lớn nhất từ trước tới nay.
Với khẩu hiệu: “Hoà bình- Hữu nghị- Hợp tác- Phát triển”đồng thời là chủ đề của bức tranh cổ động. Tổng đạo diễn NSND Chu Thuý Quỳnh cho biết: “ Đây hoàn toàn không phải là một lễ hội thông thường mà nó là một ngày hội gửi thông điệp vì Hoà Bình tới bạn bè quốc tế từ một thành phố vì hoà bình. Sự tham gia của lưu học sinh các nước: Hàn Quốc, Nga, Inđônêsia, Trung Quốc, ấn Độ…5000 người tham gia đi bộ vì hoà bình…20 đàn chim bồ câu được thả cùng bóng bay mang thông điệp: “Vì một ngày mai tốt đẹp hơn, vì một nền hoà bình trên toàn thế giới, vì tình bạn bè an hem thân thiết giữa Việt Nam với bè bạn”
(VietNamNet 08/10/2005: Hà Nội Tưng bừng lễ hội văn hoá vì hoà bình)
Các lễ hội Festival Thanh niên, sinh viên thế giới được tổ chức ở các nước trên thế giới và đoàn Việt Nam luôn là đoàn đại biểu tích cực và thu hút được sự chú ý của bạn bè quốc tế. Báo Tiền Phong số 108 (01/06/2005) có tít bài chạy ngay dưới tiêu đề báo: “15.000 bàn trẻ thuộc 100 quốc gia tham dự Festival Thanh niên Sinh Viên thế giới 16”. Chúng ta đã đem tinh thần Việt Nam, văn hoá Việt Nam và những trang sử hào hùng của Việt Nam giới thiệu với thế giới.
2.5 Lễ hội hiện đại ngày càng phong phú và đa dạng:
Có rất nhiều lễ hội hiện đại được tổ chức do nhu cầu của đời sống văn hoá tinh thần phong phú của người dân đương đại. Các ngày Lễ hội Tình Yêu Valentina, lễ hội Haloween, ngày lễ Caraval…được du nhập từ phương tây vào nước ta được tổ chức trong sự tham gia nhiệt tình của người dân đặc biệt là giới trẻ.
Có những lễ hội của các nước được tổ chức do những người nước ngoài ở Việt Nam như lễ hội của người Lào; Ngày hội Văn hoá Nga…
Có những lễ hội Việt Nam do người Việt tổ chức tại các nước nhằm giới thiệu nền văn hoá Việt Nam tới bạn bè thế giới. Những lễ hội này thường do các Đại sứ quánViệt Nam và các lưu học sinh Việt sinh sống và học tập tại các nước tổ chức.
Những sáng kiến tổ chức lễ hội để tôn vinh những giá trị văn hoá dân tộc, ví dụ như: “Lễ hội Nhịp điệu áo dài” được tổ chức vào tháng 6/2005 vừa qua.
(VietNamNet (08/06/2005), Lễ hội Nhịp điệu áo dài)
VietNamNet đã bình luận về sự kiện này như sau: “Đêm hôm ấy, 800 bộ áo dài như tràn xuống phố…họ rạng rỡ tươi cười, tự tin vào cuộc đời của chính mình và của đất nước. Một sân khấu bao la dưới bầu trời đêm trong vắt…ánh đèn màu toả ra những sắc màu lộng lẫy trên những khuôn mặt mang nét hân hoan của các cô các mẹ…Những tà áo dài hôm nay cũng đẹp như những tà áo dài hôm qua vậy nhưng tôi lại thấy được cả sự thanh bình trong từng nụ cười, tà áo. Và chiếc áo dài hôm nay không còn là thứ vật chất thuần tuý nữa mà nó trở như có linh hồn, buồn vui, thăng trầm cùng số phận người phụ nữ qua từng thời kỳ lịch sử dân tộc”.
Đã có những cách làm hay, sáng tạo để cho nhân dân trực tiếp tham gia vào những hoạt động của lễ hội hiện đại. VietNamNet đưa tin về ngày: “Lễ kỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ cưới tập thể cho 11 cặp cô dâu chú rể tại thành phố.
(VietNamNet (01/05/2005), Hạnh phúc lứa đôi hoà cùng niềm vui đất nước)
2.6 Lễ hội hiện đại, đặc biệt là các lễ hội du lịch đem lại một nguồn thu lớn cho địa phương từ khách tham quan:
VietNamNet (16/09/2005) có bài: “Bình Thuận tổ chức lễ hội du lịch Hội Tụ Xanh.” Theo thông tin từ ban tổ chức thì Lễ hội Hội tụ Xanh là tỉnh lần đầu tiên tổ chức hy vọng sẽ thu hút khoảng 2 vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Năm nay Bình Thuận dự kiến thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch và tạo ra 450 tỷ đồng doanh thu.
Báo Lao động số 34(04/02/2006) có bài: “Khai mạc chương trình lễ hội du lịch Về Cội Nguồn” do 3 tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái kết hợp tổ chức tại sân vận động Việt Trì. Lễ hội du lịch “Về Cội Nguồn” sẽ kéo dài cả năm với 13 lễ hội lớn nhỏ và 30 tour du lịch liên tỉnh, nội tỉnh. Lễ hội phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách với doanh thu 350 tỷ đồng.
3.Nhược điểm của lễ hội hiện đại:
3.1 Các lễ hội hiện đại giống nhau đến mức nhàm chán:
Lễ hội hiện đại khi mới xuất hiện đã thu hút được sự chú ý và thích thú của đông đảo nhân dân trong cả nước. Người dân đã từng háo hức biết bao mỗi khi trong nước tổ chức những lễ hội hoành tráng và rực rỡ. Những lễ hội hiện đại được truyền hình trực tiếp trên truyền hình giúp công không có điều kiện tham dự trực tiếp gián tiếp thưởng thức không khí của lễ hội. Nhưng đáng buồn là không thể tránh khỏi sự lặp lại của các lễ hội trong các nghi thức, các màn trình diễn múa, lễ rước…ở lễ hội nào cũng na ná giống lễ hội nào. Sự trùng lặp của các hình thức tổ chức và trình diễn là do những đạo diễn các lễ hội này dù tài ba nhưng chỉ do một hai khối óc mà thôi. Hai đạo diễn được coi là “ăn khách” nhất hiện nay là Đạo diễn NSND Phạm Thị Thành và NSND Múa Chu Thuý Quỳnh. Hai nhà đạo diễn này được mời làm tổng đạo diễn rất nhiều chương trình lễ hội có quy mô lớn nhất cả nước. Các lễ hội được tổ chức có tầm vóc và hấp dẫn, kết hợp được tính lịch sử và nghệ thuật, nâng lễ hội vượt khỏi tầm vóc địa phương.
Báo Lao động số 77(19/03/2005) có bài: “Kịch Bản lễ hội văn hoá du lịch, giống nhau đến mức nhàm chán” của Nguyễn Minh Ngọc “Gần đây, nhiều tỉnh thành phố đã tổ chức các hoạt động lễ hội văn hoá du lịch với mục đích để tôn vinh, quảng bá hình ảnh, vị thế, tiềm năng của địa phương mình là rất đáng trân trọng, song đáng buồn là cách thức thể hiện lại quá giống nhau. Trình tự và các dạng thức hoạt động trong lễ hội đã trở nên nhàm đến mức gần như ai cũng “thuộc”. Đại loại là sau bài phát biểu của lãnh đạo đại diện cho địa phương là màn diễn “tái hiện lịch sử”, rồi đạo diễn thể hiện câu chuyện sân khấu cùng màn múa minh hoạ với những anh hùng địa phương đến anh hùng dân tộc và tiếp theo là hai cuộc kháng chiến và sau đó là thời kỳ hiện đại với khí thế vươn lên xây dựng quê hương…”
Thực ra môtíp như thế này không phải là không có ưu điểm nhưng rõ ràng việc bê nguyên xi kịch bản từ tỉnh này sang tỉnh khác như hiện nay quả là không ổn chút nào. Đó là biểu hiện của sự nghèo nàn trong ý tưởng tổ chức và sự thiếu sáng tạo trong việc vận dụng và kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại trong lễ hội. Một đạo diễn cho biết: “Thực ra không phải chúng tôi thích và nghèo ý tưởng mà các lãnh đạo địa phương muốn vậy. Chúng tôi phải lấy thời lượng phát sóng của Đài Truyền hình ra khống chế chứ nếu không họ còn đề nghị làm dài hơn nữa.”
(VietNamNet 27/04/2005. Hát mừng non sông đất nước)
3.2 Lễ hội tràn lan, tốn kém:
Trong bài: “Lễ hội tràn lan, tốn kém: Bây giờ phải xiết chặt!” trên báo điện tử VietNamNet (27/5/2005) phỏng vấn ông Tạ Hữu Thanh- Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương với tít dẫn như sau: “Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Tạ Hữu Thanh tỏ ra rất bức xúc trước “hàng nghìn loại lễ hội” tổ chức tràn lan và tốn kém hiện nay. Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ông cho rằng cần xiết chặt ngay: “Lễ hội được làm ở cấp này, không được làm ở cấp kia, mức kinh phí bao nhiêu…”
Quốc hội đang bàn về Dự thảo luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một trong những vấn đề quan trọng là hiện tượng lễ hội tràn lan, lãng phí. Với tít phụ “Lễ hội tràn lan, lãng phí: Cái đó dân kêu lắm!”
Phóng viên đặt câu hỏi: “Dư luận và báo chí lên tiếng rằng năm nay có nhiều lễ hội tổ chức đình đám, tốn kém. Có phải mình đang hô hào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng chính là người lãng phí?”
ông Tạ Hữu Thanh trả lời: “Tôi cho rằng, lãng phí trong lễ hội bây giờ là rất lớn. Đáng lẽ những ngày lễ lớn của 2004, 2005 quy định cho rõ chỉ được làm lễ này thôi, ở cấp này thôi. Thế nhưng lễ hội như thế, trên làm một mức, dưới càng mở rộng hơn. Trung ương kỷ niệm, địa phương cũng kỉ niệm, ngành cũng có kỷ niệm. Cuối cùng, tất cả đều kỷ niệm cả, chi phí rất tốn kém. Cái đó dân kêu lắm!
Thứ hai, bây giờ ngày hội văn hoá, ngày hội du lịch chỗ nào cũng có. Thế thì cái đó, lễ thì ít mà hội thì nhiều, tràn lan thế này. Chi phí tốn kém mà hiệu quả rất thấp. Lễ hội mang tính hình thức, chủ yếu là sân khấu hoá. Chứ còn thật ra lễ hội mang tính chất quần chúng, động viên khí thế của quần chúng thì sử dụng quần chúng làm việc đó là rất ít. Chủ yếu là văn nghệ sĩ, anh em lên múa hát, làm màn trình diễn rườm rà, lãng phí ghê gớm. Tôi chưa tổng hợp hết nhưng mà có ý kiến nói là hiện nay tính đến có hàng nghìn loại lễ hội. Mà mỗi lễ hội phải chi phí tốn kém trong điều kiện chúng ta đang khó khăn. Thế thì bây giờ phải xiết chặt cái này”.
Cũng theo ông, “điều này phụ thuộc rất nhiều vào các cấp lãnh đạo. Ông nào cũng muốn địa phương mình, ngành mình cũng phải có cái gì đó để đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, khuếch trương cái bề thế của mình. Nhưng còn đem lại cái gì thì không. Bây giờ trên kỉ niệm, dưới kỉ niệm, ngành này kỉ niệm, ngành kia kỉ niệm.”
Trả lời câu hỏi: “Nhưng không thể đổ hết cho lãnh đạo địa phương vì tiền ngân sách vì nếu trung ương không duyệt thì lấy ở đâu?”
Ông cho biết: “…điều này chưa có văn bản mang tính quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ngành, địa phương chưa có quy định, ở đây vẫn mang tính chất hô hào. Thế cho nên người hưởng ứng hô hào thì không làm, người không hưởng ứng vẫn làm bình thường. Đón huân chương, hội nghị là kỉ niệm…chứ ta chưa có quy định: Lễ hội được làm ở cấp này, không được làm ở cấp kia, mức kinh phí bao nhiêu…Cho nên có hiện tượng mạnh ai người ấy làm. Nhiều khi tất cả các ngành, các cấp làm, ngành này ngành kia không làm cảm thấy mình lạc lõng.”
Trả lời câu hỏi: “Liệu vấn đề trên có được khắc phục trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?”
Ông cho biết: “Quan trọng nhất là cơ chế chính sách…Dùng lực lượng quần chúng ở đây giám sát. Đồng thời chế độ trách nhiệm của người đứng đầu phải rõ ràng.”
Cũng trong bài: “Kịch bản lễ hội giống nhau đến mức nhàm chán” trên báo Lao Động có đoạn viết: “Mỗi chương trình lễ hội khá tốn kém từ vài trăm triệu tới hàng tỉ đồng…Nhiều tiền của bỏ ra mà không thu lại hiệu quả là bao. Công chúng mất dần sự hào hứng theo dõi lễ hội văn hoá du lịch tại các địa phương.”
Báo VietNamNet (16/08/2005) có bài: “Lãng phí cơ hội& tiềm năng là lãng phí lớn nhất” viết: “Lâu nay chúng ta đã “phê” nhiều về lãng phí, đã bàn nhiều về những cách thức để tiết kiệm. Nhưng có vẻ như chưa có một cuộc thảo luận ráo riết về chủ đề: “Đâu là lãng phí lớn nhất và nên tiết kiệm như thế nào cho có hiệu quả thiết thực” Bài báo cũng tuyên dương việc Quảng Nam thực hiện biện pháp tiết kiệm khi: … “ quyết định gộp hàng chục buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước thành một buổi lễ chung, bởi điều đó hoàn toàn nằm trong mục đích duy nhất trong tổ chức lễ hội của lãnh đạo tỉnh: Quảng bá hình ảnh Quảng Nam nhằm thu hút đầu tư. Với mục đích như vậy thì việc tổ chức một buổi lễ chung được tổ chức hoành tráng, ngoài ý nghĩa tiết kiệm, sẽ thu hút được giới truyền thông và cái tên Quảng Nam sẽ lại có dịp được quảng bá. Và có lẽ, những người tham dự lễ chung hoành tráng “cấp tỉnh” cũng sẽ tự hào hơn là tham dự những cái lễ lẻ tẻ cấp ngành ở nơi đang còn tìm cách thoát khỏi danh sách những tỉnh nghèo ở Việt Nam”. Bài báo còn đánh giá: “Việc tổ chức lễ hội tràn lan không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn mất rất nhiều thời gian, năng lượng cho việc tổ chức, mời tham gia, ăn uống hội hè.. Vì vậy việc giản tiện các lễ hội, chú trọng đến yếu tố tinh thần hơn vật chất là việc rất có ý nghĩa. Lâu nay chúng ta kêu ca nhiều về lễ hội, về phung phí trong đầu tư và chi tiêu công nhưng thay đổi chưa được bao nhiêu.”
3.3 Lễ hội hiện đại không thực hiện tốt chức năng giao tiếp:
Giao tiếp lễ hội là cái lôi cuốn tích cực mọi người tham gia. Chính đặc điểm này phân biệt lễ hội với những hình thức quy mô lớn có thể quan sát từ xa hoặc bằng ti vi hoặc những sự kiện mà trong đó những người tham dự chỉ tiếp nhận các thông điệp một cách thụ động mà không có sự lựa chọn gì về vai trò của họ. Vì thế ta có thể mô tả hành động của lễ hội như một sự kết hợp của người tham dự và diễn xướng trong một bối cảnh giữa công chúng. Hầu như không có hoạt động lễ hội nào mang tính riêng tư.
Lễ hội hiện đại dường như chỉ được diễn ra để dành cho báo chí đưa tin ghi hình chứ chưa thực sự là lễ hội của nhân dân. Đó là chưa kể lễ hội hiện nay đang bị sân khấu hoá, chỉ còn hướng tới mục đích thu hút khách du lịch, tạo ra nguồn tài chính từ du lịch và tham quan, chứ không giữ được bản chất và mục đích nguyên thuỷ là tạo nên tinh thần và sức kết cấu cộng đồng nữa. Lễ hội hiện đại không xuất phát từ nhu cầu thực tế nội tại của người dân mà do nhu cầu phát triển kinh tế dịch vụ thương mại của từng địa phương muốn nhấn mạnh vào thế mạnh du lịch văn hoá mà các Cục VHTT cơ sở tổ chức.
Báo Lao động số 87(29/03/2005) có bài của Trương Tâm Thư: “Lễ hội hành trình di sản Quảng Nam” viết: “Lễ hội hành trình di sản Quảng Nam đã khép lại sau một tuần, lời khen “hoành tráng, ấn tượng” nhưng có những “hạt sạn” đáng tiếc trong tổ chức và điều hành các chương trình được xem là mới nhất tại lễ hội. Màn khai mạc tại sân khấu tại Thánh địa Mỹ Sơn bằng việc trình diễn thời trang áo dài Minh Hạnh xem ra không có liên quan gì tới thánh địa Mỹ Sơn, áo dài Mỹ Hạnh gần như lấy tháp Di sản để “làm nền’ trình diễn mặc dù Mỹ Hạnh đã quả quyết với báo giới là đây không phải là trình diễn thời trang. Để phục vụ cho việc xây dựng sân khấu người ta đã chặt cây ở thánh địa, nhiều viên gạch bị rơi ra dưới tác động của nhiều người…Chỉ một số VIP, báo giới được trực tiếp dự lễ, còn hầu hết người dân và du khách bị chặn lại ở ngoài…Nhiều người bất bình vì cho rằng lễ khai mạc chỉ dành cho quan chức và truyền hình trực tiếp. Và điều này trái ngược lại hoàn toàn với quan điểm của chính ban tổ chức là “người dân và du khách là chủ thể của lễ hội”…Một số du khách thiếu ý thức và hiểu biết đứng ngồi lên cả những hiện vật thờ cúng mang tín ngưỡng tôn giáo.”
Trong cuốn “Folklore và một số thuật ngữ đương đại” của Viện Nghiên cứu Văn Hoá xuất bản 2005 có ghi: “Các cấu trúc xã hội của thành phần tham dự lễ hội là rất quan trọng. Mặc dù các lễ hội có đặc điểm chung nhưng chúng vẫn có thể khác nhau ở vẻ bề ngoài. Con đường dẫn đến sự hiểu biết thấu đáo một lễ hội nào đó là thông qua khái niệm về thành phần tham dự. Một lễ hội dựa trên cơ sở cộng đồng các cá nhân tham dự với nhiều cách và không phải tất cả mọi người đến tham dự vào những hoạt động giống nhau. Nhưng nếu những người có mặt là những người quan sát và tiêu dùng mà không phải là những người tham dự thì sự kiện đó không phải dựa trên cơ sở cộng đồng xã hội…Lễ hội phải tạo ra nhiều cơ hội cho sự tham gia rộng rãi bởi vì mục đích chung của nó phù hợp với mọi thành viên. Vì thế, nó thu hút các mối quan tâm xã hội riêng rẽ bằng cách thừa nhận sự khác biệt bên trong những ranh giới của một nhóm xã hội.”
Sở dĩ lễ hội truyền thống thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân có lẽ bởi vì ngoài vui chơi giải trí ra những người tham dự lễ hội đều mơ hồ cảm thấy mình thu lại được cái gì đó như là điều may mắn, điều tốt lành…Thứ quyền lợi tinh thần vô hình đó cũng là một động lực để người dân tham gia lễ hội ngày càng đông. Lễ hội hiện đại chưa làm được điều này, mặc dù lễ hội hiện đại cũng chính là thành quả của văn hoá, là những giá trị do nhân dân làm ra. Trong thời đại ngày nay, lễ hội hiện đại là dịp để mỗi công dân của đất nước một lần nữa chiêm nghiệm lại quá khứ hào hùng của dân tộc, sống cùng những giá trị văn hoá, những di sản của dân tộc với niềm tin vào cơ đồ tươi sáng của đất nước.
3.4 Lễ hội hiện đại chưa thực sự thu được hiệu quả tốt như mong đợi của người dân và dự tính của địa phương.
Báo VietNamNet (11/4/2005) có bài: “Một Nha Trang không biết lễ hội”. Tít bài có vẻ mâu thuẫn khi Festival biển 2005 vừa diễn ra hoành tráng trên bờ vịnh Nha Trang với một kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế biển Việt Nam nói chung và kinh tế nơi đây phát triển được tương xứng với những tiềm năng của nó. “Nhưng bên cạnh những hoạt động lễ hội, còn một Nha Trâng âm thầm lặng lẽ của những người lao động. Sống bê bờ “Vịnh Vàng”, trong khu bảo tồn biển, những ngư dân nơi đây vẫn nghèo và còn lạ lẫm với khách du lịch biết bao.”Tiếp theo, báo đăng một chùm ảnh về cuộc sống bình lặng và khốn khó của nhân dân nơi đây.
(VietNamNet/Nằm ngay cạnh Vịnh Nha Trang, nơi hàng ngày du khách qua lại nườm nượp vẫn là những ngôi nhà nhỏ tạm bợ của người dân)
Một trong những lý do để nhà nước đầu tư tiền của vào việc tổ chức các sự kiện lễ hội văn hoá du lịch bởi chúng ta coi đó là một hoạt động đầu tư có hiệu quả lâu dài và là cách thức “đa năng” để khai thác thế mạnh trong vùng. Có lẽ, Nha Trang và một số địa phương khác chưa làm tốt điều này.
4, Lễ hội du lịch và Du lịch lễ hội:
4.1 Lễ hội du lịch.
Sở dĩ chúng tôi đặt ra vấn đề này là do mối quan hệ có tính tất yếu khách quan của lễ hội và du lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hoá có tính tất yếu và thiết yếu trong đời sống văn hoá xã hội của mỗi một quốc gia, dân tộc. Đây là một sản phẩm của lịch sử, nó tồn tại và vận hành cùng lịch sử. Chừng nào còn có con người, chừng đó còn có đời sống văn hoá trong đó lễ hội là một thành tố đặc sắc, tất yếu không thể thiếu. Trong khi đó du lịch ra đời muộn hơn nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại. Tự thân hai hoạt động này tạo ra nhau và tìm đến nhau như là những thành tố của một xã hội phát triển, là một xu hướng tất yếu khách quan của xã hội loài người trong không gian, môi trường, điều kiện và hoàn cảnh mới.
Hơn nữa trong thời gian qua, báo chí cũng tốn khá nhiều giấy mực để phân tích và phàn nàn về việc các địa phương làm du lịch kém mặc dù chúng ta đã đầu tư không ít tiền của và công sức cho các lễ hội và du lịch.
Việc ra đời lễ hội du lịch là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển, đó chính là một động thái quan trọng đánh dấu trình độ đã đạt được của một quốc gia, dân tộc. Trong sự phát triển của đất nước, các ngành kinh tế đều phải dựa trên những nền tảng căn bản được coi là tiềm năng động lực kinh tế du lịch ở Việt Nam, chính là nền văn hoá Việt Nam và con người Việt Nam. Vốn trước đây, các hoạt động văn hoá lễ hội thường mang tính độc lập tương đối, thường diễn ra trong bối cảnh riêng biệt, tách bạch …hầu hết không mang nội hàm kinh tế, kinh tế không được coi là mục đích chủ yếu, hầu hết chỉ mang tính chất vui chơi giải trí, không cụ thể hoá các lợi ích kinh tế của cá nhân và cộng đồng nên không có sự kích thích tương ứng. Điều này cũng dẫn đến việc không có động lực cho sự năng động sáng tạo, chậm biến đổi đồng nghĩa với tụt hậu, kìm hãm sự phát triển. Những cơ sở hạ tầng ở các khu dân cư, các khu di tích thắng cảnh vốn chỉ phục vụ cho nhu cầu tâm linh, tinh thần của cư dân bản địa do vậy quy mô vừa nhỏ, yếu và thiếu. Khi du lịch phát triển, lượng khách và nhu cầu của họ cùng cư dân bản địa ngày càng nâng cao, cần có những giải pháp và bước đi thích hợp trong điều kiện mới. Việc ra đời, tổ chức các lễ hội du lịch nhằm phát huy thành tựu văn hoá tổng hợp của cha ông, kết hợp nhuần nhuyễn với tiềm năng văn hoá địa phương. Kết hợp sức mạnh tổng hợp về cơ sở hạ tầng, con người, đặc biệt là thời cơ và vận hội mới để vươn tới những tầm cao mới. Đây là kết quả của sự tổng hợp sáng tạo những thành tựu của quá khứ và hiện tại chứ không phải sự chắp vá, cóp nhặt thông thường.
Lễ hội du lịch là một hoạt động kinh tế mở: Thông qua lễ hội để quảng bá cho du lịch địa phương. Tổ chức sản xuất, giới thiệu và chào bán các chương trình du lịch. Cùng với đó là việc tổ chức trưng bày, trình diễn, bán các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương, biến chúng thành sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch. Thông qua lễ hội du lịch, tổ chức đón được nhiều đối tượng khách hoạt động trong các loại hình kinh tế khác nhau, từ đó mở ra triển vọng về sự hợp tác kinh tế với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Cũng thông qua hoạt động này để tích cực chỉnh trang đô thị, bổ sung nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng của các địa phương.
Lễ hội du lịch cũng là một hoạt động mang tính đối ngoại. Tổ chức các lễ hội du lịch là một phần công việc trong chương trình hành động của Chính Phủ, thực hiện khẩu hiệu: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả bạn bè trên thế giới”. Thông qua lễ hội du lịch nhằm xúc tiến các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tạo sự hiểu biết thân thiện trong hợp tác, phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực.
Lễ hội du lịch thường diễn ra vào những mùa du lịch, thời điểm có nhiều khách du lịch đến các tuyến điểm du lịch thông qua các chương trình du lịch của các hãng lữ hành, các công ty du lịch của Việt Nam và quốc tế. Trong quá trình diễn ra lễ hội du lịch có tổ chức các sinh hoạt căn hoá nghệ thuật phục vụ du khách, tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc trực tiếp và thẩm định giá trị nhiều mặt của địa phương bằng con đường ngắn nhất. Lễ hội du lịch đã khai thác, phát huy thế mạnh tổng hợp các tiềm năng du lịch của địa phương. Thông qua các hoạt động trưng bày, trình diễn, chào bán các sản phẩm của văn hoá ẩm thực, đặc sản của địa phương, các loại hình, hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật tổng hợp…tất cả những điều đó được chuyển tới du khách thông qua thái độ và phong cách phục vụ mang sắc thái văn hoá riêng, độc đáo và đặc sắc, gây ấn tượng mạnh tới du khách.
Festival Huế về Nghề Truyền Thống 2005 là một ví dụ. VietNamNet (15/07/2005) có tin và chùm ảnh về hoạt động lễ hội này: Lễ hội Festival nghề truyền thống 2005 với chủ đề: “Tôn vinh Nghề thêu và Chằm nón” đã tưng bừng khai mạc tại Bia Quốc Học (Huế). Bài báo khẳng định: “Các ngành nghề thủ công truyền thống là những giá trị quý hiếm của di sản văn hoá dân tộc, Festival nghề truyền thống Huế 2005 nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản ngành nghề thủ công góp phần thúc đẩy công việc phục hồi, giữ gìn và phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống…Lễ hội Festival gói trọn trong một tour du lịch “Huế- mùa hè xanh và làng nghề truyền thống” với nhiều hoạt động phong phú đa dạng…”
(VietNamNet/ Nón Huế trong tác phẩm Nghệ thuật sắp đặt)
4.2 Du lịch Lễ hội.
Lễ hội là một hoạt động văn hoá tinh thần mang tính phổ quát, trong khu đó du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính tổng hợp. Trong bước đường phát triển, ngành du lịch đã tìm đến, khai thác và sử dụng lễ hội với tư cách là một sản phẩm văn hoá đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt.
Du lịch lễ hội có thể tạm chia thành du lịch lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội hiện đại.
Theo thông lệ có tính truyền thống, lễ hội dân gian thường được mở vào những dịp nông nhàn, trong khi đó du lịch là một hoạt động dành cho du khách khi họ có thời gian, tiền bạc và có nhu cầu được tham quan tìm hiểu và giải trí. Việc gặp nhau giữa hai yếu tố tạm gọi là cung và cầu này thông qua hoạt động du lịch tạm gọi là du lịch lễ hội hay có thể gọi là du lịch văn hóa lễ hội.
Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp miền đất nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm nhận những giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương gọi là du lịch lễ hội.
Loại hình du lịch lễ hội truyền thống gắn với thời gian mở hội, do vậy cũng giống như lễ hội, nó chỉ diễn ra theo thời gian mùa vụ: hàng năm thường tập trung vào các tháng mùa Xuân và cuối Thu.
Lễ hội truyền thống Việt Nam là một thành tố đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Nó là sản phẩm văn hóa đặc biệt mà trong quá trình phát triển, tự thân ngành du lịch phải tìm tới, khai thác các giá trị nhiều mặt của nó để phục vụ du khách. Có thể nói rằng, lễ hội truyền thống Việt Nam là một sản phẩm văn hoá du lịch đặc biệt hấp dẫn, là nét riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Do đón được nhiều đối tượng du khách khác nhau đến từ trong và ngoài nước, du lịch lễ hội đã góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của các địa phương tới mọi miền đất nước, truyền bá văn hoá dân tộc ra thế giới, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường Quốc tế và trong lòng bạn bè thế giới. Du lịch lễ hội góp phần tạo ra sự giao thoa và đan xen văn hoá, làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc.
Đến với lễ hội, du khách được hoà mình vào trong không gian văn hoá đặc sắc, cô đọng của các địa phương, được tắm mình trong tình cảm cộng đồng sâu sắc. Đồng thời, du khách cũng sẽ trở thành đối tượng làm thay đổi một phần diện mạo của lễ hội, tăng tính thu hút, hấp dẫn của lễ hội các địa phương.
Du lịch đem đến cho các địa phương có lễ hội nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương…Nhân dân vùng có lễ hội vừa quảng bá hình ảnh về văn hoá và đời sống địa phương, vừa có dịp để giao lưu học hỏi các tinh hoa văn hoá từ các nơi khác thông qua du khách. Điều này cũng góp phần xoá đi sự “khu biệt văn hóa” một cách tương đối vốn có giữa các địa phương, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa.
Du lịch sẽ đem đến cho lễ hội một sắc thái mới, một sức sống mới. Du lịch đem đến cho lễ hội môi trường, điều kiện để được trình bày, phô diễn những giá trị mà lễ hội hàm chứa.
Tuy nhiên, du lịch và lễ hội cũng có những tác động tiêu cực tới nhau. Với thời gian và không gian hữu hạn của các lễ hội truyền thống vốn chỉ phù hợp với điều kiện riêng của từng địa phương thì sự có mặt của các du khách sẽ làm ảnh hưởng, đôi khi đảo lộn các hoạt động bình thường của lễ hội. Hoạt động du lịch với nhiều đặc thù riêng có thể làm biến dạng lễ hội truyền thống. Vì lễ hội truyền thống dù có tính mở nhưng vẫn có hạn chế nhất định trong khi hoạt động du lịch mang tính liên vùng và xã hội hoá cao…sẽ dễ làm mất sự cân bằng, dẫn tới phá vỡ các khuôn mẫu trong quá trình diễn ra lễ hội. Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác nhau, tạo ra sự mất cân đối trong quan hệ cung- cầu, dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn. Bản sắc văn hóa vùng miền có nguy cơ bị “mờ” do kết quả của giao thoa văn hóa thiếu lành mạnh, không thể tránh khỏi đem đến từ phía một bộ phận các du khách. Tất cả những điều trên đều dễ dẫn tới các hiện tượng nệ cổ, phục cổ hoặc sự lai căng, pha tạp trong cách nhìn, cách hiểu, cách ứng xử lệch lạc đối với văn hoá các địa phương.
Nước ta vẫn còn là một nước nghèo, việc tổ chức lễ hội cũng vì thế mà còn nhiều điều cần bàn tới. Ngoài sự lãng phí như đã nói ở trên, đến với lễ hội chúng ta còn gặp nhiều điều còn chưa đẹp mắt. Tại các lễ hội văn hoá đồ lưu niệm không phong phú, dịch vụ thì tạm bợ khiến du khách có cảm giác mình bị “bỏ quên”. Bao quanh cái không khí hồ hởi náo nhiệt của lễ hội là sự nhếch nhác của hàng quán mọc vô tổ chức. Đặc biệt nhiều khu được ban tổ chức “quy hoạch” dành riêng cho những trò chơi cờ bạc như trò cua cá, quay số, xóc đĩa, ném lon…Các gian hàng này thi nhau bắc loa chào mời khách gây nên sự ầm ĩ khủng khiếp. Du khách ngồi ở bất cứ chỗ nào có thể để ăn uống…những hàng mẹt rẻ tiền bán rượu với mực nướng…những hàng bún phở làm vội… hình ảnh những món ăn dân dã quê mùa của những phiên chợ quê đã biến mất.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại cùng các ngày kỉ niệm trong nước và quốc tế là một loại hình sinh hoạt tinh thần văn hoá có tính tập thể của nhân dân ta, có sức hấp dẫn lôi cuốn nhiều người tham gia. Việc tổ chức lễ hội, các ngày kỉ niệm, lễ hội du lịch và du lịch văn hoá lễ hội… đạt được mục đích yêu cầu đặt ra có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị tốt đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc.
Báo chí nên tích cực tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân tham gia lễ hội, nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của họ để kịp thời phản ánh với cấp uỷ chính quyền. Đề phòng và ngăn ngừa các hoạt động mang tính thương mại hoá lễ hội, nhất là hiện tượng phục hồi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các hoạt động mang tính hình thức gây lãng phí thời gian và tiền của của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trong các ngày lễ hội.
Báo chí cần phải tập trung vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan những luận điệu sai trái xuyên tạc của các thế lực thù địch, bọn xấu lợi dụng lễ hội để trục lợi, gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đất nước ta có hàng ngàn lễ hội, hàng trăm ngày kỉ niệm trong năm. Bởi thế các cấp các ngành cần chủ động tham gia với những hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình, khả năng của mỗi địa phương, cơ sở và tính chất quy mô, mức độ của mỗi lễ hội, ngày kỉ niệm.
Về phương pháp luận nhà báo có thể tiếp cận và phản ánh lễ hội bằng nhiều cách thức: Đứng từ góc độ người tham dự có cái nhìn từ bên trong, cái nhìn nội quan của người trong cuộc…những bài viết dưới dạng này sẽ đầy cảm xúc và sâu sắc, truyền tải tới công chúng được “linh hồn” của lễ hội. Đứng từ góc độ quan sát miêu tả với tinh thần chụp ảnh quay phim, cái nhìn ngoài cuộc khách quan, khoa học và lý tính. Các nhà báo cần phải có phương pháp tiếp cận có hệ thống về lễ hội, điều này đòi hỏi phải coi lễ hội là một thể thống nhất.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng X khoá IX đã chỉ rõ: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống, đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội” Nâng cao chất lượng hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương V (khoá 8). Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp và phong phú.
Xã hội hoá hoạt động văn hoá cần được mở rộng và đảm bảo tính lành mạnh của đời sống tinh thần nhân dân. Lễ hội là nhu cầu chính đáng của các tầng lớp nhân dân, các cấp các ngành có liên quan cần tích cực góp phần tham gia tổ chức tốt các lễ hội, ngày kỉ niệm vừa đáp ứng được mong đợi của nhân dân, bảo vệ tôn tạo được nhiều di tích lịch sử, di tích Cách mạng, Văn hoá, hướng nhân dân nhớ về cội nguồn, biết ơn người xưa có công với nước, với dân, càng yêu quê hương đất nước. Tổ chức tốt các lễ hội là góp phần thiết thực thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí.doc