Đề tài Tìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng

MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM VỀ CA DAO VIỆT NAM CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG KẾT LUẬN THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CA DAO VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các loại hình văn hoá dân gian, ca dao là một kho tri thức độc đáo không chỉ về nội dung, mà cả về hình thức nghệ thuật, trong đó có như ngôn ngữ. Ca dao Việt Nam là lời ăn, tiếng nói của nhân dân đã khắc sâu trong tâm trí con người Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua biết bao thế hệ người Việt Nam đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình qua nền văn học dân gian, đặc biệt là thể loại ca dao.

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩ ngợi. (Vũ Trọng Phụng) ĐT T Đèn ghi đã ra kia rồi. (Thạch Lam) ĐT T Cả đình đổ xô trông ra. (Ngô Tất Tố) ĐT T Ở ví dụ (18), “Cụ già” là phần đề nêu lên một đối tượng mang tính chất cá nhân, ngữ đoạn “cắn môi nghĩ ngợi” là phần thuyết. Phần thuyết triển khai nội dung nhận định về phần đề đã nêu ra. Trong ví dụ (19), “Đèn ghi” là phần đề nêu lên một đối tượng mang tính chất sự vật - cá thể; ngữ đoạn “đã ra kia rồi” là phần thuyết. Phần thuyết này triển khai nội dung nhận định về phần đề đã nêu ra. Và ví dụ (20) có phần đề là “Cả đình”. Phần đề này nêu lên một đối tượng có tính chất cá thể. Phần ngữ đoạn còn lại là thuyết. Phần thuyết này triển khai nội dung được nói ở phần đề. . Phân loại đề Trong quyển Ngữ pháp chức năng quyển 1, Câu trong tiếng Việt: Cấu trúc − ngữ nghĩa − công dụng, Cao Xuân hạo đã chia đề thành nội đề và ngoại đề, trong đó, ngoại đề không thuộc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu còn nội đề là thành phần cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt. Ví dụ: (21) Tôi nghĩ thầm trong bụng như thế. Còn lão Hạc, lão / nghĩ gì? (Nam Cao) Ngoại đề nội đề Nội đề được chia thành chủ đề và khung đề. Hai loại đề này được định nghĩa như sau: Chủ đề: là thành phần câu nêu cái được nói đến trong phần thuyết của câu. Nó thu hẹp phạm vi ứng dụng của phần thuyết vào một đối tượng. Đối tượng đó có thể là một cá nhân, một tập hợp hay một sự tình [5; tr.42]. Khung đề: là thành phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về tình huống, thời gian, không gian. Trong đó, điều kiện được nói ở phần thuyết có hiệu lực [5; tr.42]. Trong hai loại đề mà Cao Xuân Hạo đã nêu, chúng tôi băn khoăn về khái niệm “chủ đề”. Khái niệm “chủ đề” theo cách dùng của Cao Xuân Hạo dễ gây chồng chéo với khái niệm “chủ đề” trong lĩnh vực văn học. Vì vậy, chúng tôi tiếp thu quan niệm chia phần đề thành hai loại: đề tài và đề khung (đổi vị trí của khung đề thành đề khung để có sự đối xứng nghĩa với đề tài). . Đề tài Đề tài là loại đề nêu lên đối tượng mang tính chất cá nhân, cá thể, hay mang tập hợp, chủng loại mà phần thuyết sẽ triển khai.[6] Ví dụ: (22) Cái xe đạp / đã hỏng. (23) Tôi / xồng xộc chạy vào. (Nam Cao) (24) Hai mươi hai cầu thủ / đang chạy trên sân bóng. (25) Rắn / là một loài bò sát, không chân. Ba ví dụ trên, ví dụ (22) có đề tài nêu lên đối tượng là một cá thể. Ví dụ (23) có đề tài nêu lên đối tượng là một cá nhân. Ví dụ (24) có đề tài nêu lên đối tượng là một tập hợp (một tập hợp gồm hai mươi hai người). Ví dụ (25) có đề tài nêu lên đối tượng là một chủng loại. 2.2.2. Đề khung Đề khung là loại đề nêu lên một giới hạn về không gian, thời gian hay điều kiện mà nội dung được triển khai ở phần thuyết có hiệu lực.[6] Ví dụ: (26) Năm nay / thì đói to đấy. (27) Trong vườn / trồng toàn cam. (28) Con này (hễ) đã lên tiếng / (thì) y như là có kẻ gian vào nhà. Ví dụ (26), “Năm nay” là một đề khung nêu lên giới hạn một phạm vi về thời gian. Ví dụ (27), “Trong vườn” là một đề khung nêu lên giới hạn một phạm vi về không gian. Ví dụ (28), “Con này hễ đã lên tiếng” là phần đề khung nêu lên một điều kiện có tính chất khẳng định. . Mở rộng cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn Câu tiếng Việt có thể được cấu tạo bằng một cấu trúc đề − thuyết. Bên cạnh đó, cấu trúc câu còn có thể mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách thêm vào cấu trúc đề − thuyết đã có một, một vài phần đề, một, một vài phần thuyết, hay một, một vài cấu trúc đề - thuyết. Kết quả thu được của việc mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn là các hiện tượng ghép: ghép đề, ghép thuyết, ghép đề − thuyết, mà phương thức ngữ pháp được sử dụng ở đây là trật tự tuyến tính hay kết từ. [6] Khi câu có hiện tượng ghép đề − thuyết mà một vế là mỗi cấu trúc đề - thuyết thì mỗi cấu trúc đó là một cú (cú là cấu trúc đề − thuyết dưới bậc câu). (Để dễ dàng trong cách trình bày cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt bằng sơ đồ, chúng tôi quy ước về chữ viết tắt: Đề tài bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐT Đề tài bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đt Đề khung bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐK Đề khung bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đk Đề tình thái bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐTh Đề tình thái bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đth Thuyết bậc câu, cú thì được ký hiệu là: T Thuyết bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: t Thuyết tình thái bậc câu, cú thì được ký hiệu là: TTh Thuyết tình thái bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: tth Cú được ký hiệu là: C’ Cú thứ nhất của câu được ký hiệu là: C’1 Cú thứ hai của câu được ký hiệu là: C’2 Cú thứ ba của câu được ký hiệu là: C’3 Cú thứ tư của câu được ký hiệu là: C’4). Ta xét các ví dụ sau: (29) Lý cựu, phó lý, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh. (Ngô Tất Tố) ĐT1 ĐT2 ĐT3 T Ví dụ này có ba phần đề, mỗi phần đề có một chức năng ngang nhau và độc lập với nhau. Cả ba phần đề đều là 3 đề tài, mỗi đề tài nêu lên một đối tượng về một cá nhân. “Lý cựu” là đề tài thứ nhất, “phó lý” là đề tài thứ hai, “thủ quỹ” là đề tài thứ ba. Đây là câu có hiện tượng ghép đề. (30) Đồng đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. (Ca dao) ĐT T1 T2 T3 Trong ví dụ này, phần thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành ba phần: “có phố Kỳ Lừa” là thuyết một, “có nàng Tô Thị” là thuyết hai, “có chùa Tam Thanh” là thuyết ba. Đây là hiện tượng ghép thuyết. (31) Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch. (Nam cao) ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 Ví dụ này có ba cú, có quan hệ ngữ pháp đẳng lập, được ghép với nhau bằng trật tự tuyến tính. . Phức tạp hoá cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ đối vị Cấu trúc đề − thuyết trong câu có thể được phức tạp hóa theo quan hệ đối vị mà kết quả thu được là hiện thượng phức: phức đề, phức thuyết, phức đề − thuyết. Khái miện “phức” ở đây được hiểu theo nghĩa: phần đề, thuyết hay cả cấu trúc đề thuyết được cấu tạo bằng hay bao chứa trong nó cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (32) Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon. (Nam Cao) đt t ĐT T Trong ví dụ này, phần đề “Hắn uống rượu với cái gì” được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành một tiểu cú, trong đó, “hắn” là đề tài, “uống rượu với cái gì” là thuyết của tiểu cú. “Cũng ngon” là thuyết của câu. Đây là hiện tượng phức tạp hóa đề bằng một tiểu cú. (33) Môn nào nó học cũng giỏi. đt t đt t ĐT T Trong ví dụ này, phần thuyết được phức tạp hoá thành một tiểu cú. Phần đề tài của tiểu cú đó lại được phức tạp hoá một bậc nữa thành một cấu trúc đề - thuyết bậc tiểu cú nhỏ hơn. Đây là hiện tượng phức thuyết. (34) (Nếu) Nguyệt đã hy sinh thật (thì) tôi sẽ ôm mối hận mãi mãi. (Nguyễn Minh Châu) đt t đt t ĐT T Trong ví dụ này, cả phần đề và phần thuyết đều được phức tạp bằng một cấu trúc đề - thuyết bậc tiểu cú. phần đề của câu là đề khung, nêu lên một điều kiện. Điều kiện này được triển khai ở phần thuyết có hiệu lực. Đây là hiện tượng phức tạp hóa cả cấu trúc đề - thuyết. . Đề tình thái và thuyết tình thái trong câu tiếng Việt . Khái niệm về nghĩa tình thái và sự thể hiện nghĩa tình thái trong câu Nghĩa của câu gồm hai thành phần: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Nghĩa miêu tả là thành phần nghĩa phản ánh sự tình trong thế giới bên ngoài câu. Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa phản ánh thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người nghe về sự tình được câu biểu đạt. Nội dung tình thái biểu thị sự nhìn nhận, đánh giá của người nói xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. (35) Giá tôi có ở nhà thì đâu đến nỗi. (Nam Cao) (36) Thiếu chút nữa (thì) ta giết oan một người vô tội. Nội dung tình thái của câu có thể được cấu trúc hoá thành phần đề hay phần thuyết. Khi nội dung tình thái được cấu trúc hoá thành phần đề thì ta có đề tình thái. Khi nội dung tình thái được cấu trúc hoá thành phần thuyết thì ta có thuyết tình thái. 2.5.2. Đề tình thái Đề tình thái là loại đề nêu lên sự nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo. Nội dung đánh giá xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. Đề tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú, tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (37) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) đt t ĐTh T Trong ví dụ này, “ông giáo ạ!” là hô ngữ gọi, nằm ngoài cấu trúc cú pháp cơ bản của câu. “Có lẽ” là đề tình thái. Phần đề tình thái này nêu ra khả năng trỏ thành hiện thực của sự tình được nêu tiếp theo. “Tôi bán con chó” là phần thuyết biểu thị một sự việc mà người nói là chủ thể. (38) May ra (thì) họ không chết đói. (Kim Lân) đt t ĐTh T Trong ví dụ này, “may ra” là đề tình thái nêu lên một nhận định của người nói về sự tình được nêu tiếp theo là kết quả trong tương lai. “Họ không chết đói” là phần thuyết (được cấu tạo bằng một tiểu cú), là sự tình có khả năng xảy ra. Giữa đề tình thái và thuyết là tác tử “thì” dùng để phân giới. (39) Thật ra (thì) lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị (là) ai. (Kim Lân) đt t đt t đk t ĐTh T Trong ví dụ, “thật ra” nêu lên nhận định: điều được nêu tiếp theo mới là chính xác, hợp lý so với một nhận định hay một sự tình nào đã được nêu trước đó. “Thì” là tác tử cú pháp dùng để phân giới đề tình thái với phần thuyết còn lại. (40) Khéo lắm (thì) ăn được độ một năm. (Nam Cao) ĐTh T Trong ví dụ này, “khéo lắm” là đề tình thái. Phần đề tình thái này nêu ra một nhận định được nêu tiếp theo là khả năng tối đa. Tác tử “thì” trong câu dùng để đánh dấu và phân giới đề tình thái và thuyết còn lại. (41) Đến lúc hết (thì) tất nhiên (là) phải khổ rồi. (Nam Cao) đth t ĐT T Trong ví dụ này, “tất nhiên” là đề tình thái của tiểu cú. Phần đề tình thái này nêu lên nhận định, rằng sở thuyết là điều tất nhiên. Thuyết tình thái Thuyết tình thái là phần thuyết biểu thị sự nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự tình hay sở đề được nêu ở phía trước (phần đề). Nội dung đánh giá xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. Thuyết tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú, tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (42) Mày rớt (là) cái chắc. đt t ĐT TTh Trong ví dụ này, “là cái chắc” là phần thuyết tình thái. Thuyết tình thái này phản ánh sự khẳng định của người nói về tính hiện thực của sự tình được nêu phía trước, mặc dù khi người nói nói câu này thì nó chưa xảy. Giữa phần đề và thuyết tình thái được phân giới bởi tác tử “là” (“là” thuộc phần thuyết tình thái) (43) Cái bếp này xài được hai năm (là) cùng. đt t ĐT TTh Trong ví dụ này, “là cùng” là phần thuyết tình thái. Phần thuyết này biểu thị sự lượng định của người nói về khả năng tối đa của sự tình được nêu phía trước. “Là” là tác tử để phân giới đề và thuyết tình thái. (44) Lỡ sẩy chân một cái (thì) khốn. ĐT TTh Trong ví dụ này, người nói đưa ra một nhận định về tính chất nguy khốn của sự tình, lúc ấy chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra. Giữa đề tài và thuyết tình thái được phân giới bởi tác tử “thì”. 2.6. Các tác tử chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết trong câu tiếng Việt Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, có ba tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu phần đề, phần thuyết trong câu tiếng Việt: “thì”, “mà”, “là”. 2.6.1. Tác tử “thì” Thì là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú. Khi “thì” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết, thì ngữ đoạn trước “thì” là phần đề, ngữ đoạn sau “thì” là phần thuyết. [6] Ta xét một số ví dụ sau: (45)  Hòn đất (mà) biết nói năng (thì) thầy địa lý hàm răng chẳng còn. (Ca dao) đt t đt t đt t ĐK T Trong ví dụ này, “thì” là một tác tử cú pháp dùng để chia ranh giới đề, thuyết của câu. Ngữ đoạn phía trước “thì” là đề, ở đây phần đề nêu lên một điều kiện nên nó là đề khung của câu. Ngữ đoạn sau “thì” là thuyết. (46) Đàn ông (mà) có tài, có tâm (thì) ai cũng kính trọng. đt t1 t2 đt t ĐK T Trong câu này, thì cũng là một tác tử cú pháp dùng để đánh dấu và phân giới đề, thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “thì” là đề, ngữ đoạn sau “thì” là thuyết. (47) Chuồn chuồn bay thấp (thì) mưa, (0) bay cao (thì) nắng, (0) bay vừa (thì) râm. đt t đt t đt t ĐK T ĐK T ĐK T C’1 C’2 C’3 Trong ví dụ này, câu vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành ba cú, và mỗi cú có phần đề được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành tiểu cú. Tác tử “thì” trong ví dụ này đánh dấu và phân giới đề thuyết bậc cú. Tác tử “là” “Là” cũng là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú và nó thuộc phần thuyết (có chức năng thuyết hoá những ngữ đoạn phi thuyết tính). Khi “là” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết thì ngữ đoạn trước “là” là phần đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. [6] Ta xét một số ví dụ sau: (48) Thế (là) vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. (Nam cao) đk t đk t ĐT T Trong ví dụ này, “là” là một tác tử chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. phần đề này là một đại từ thay thế chỉ một sự việc, làm đề tài của câu. Phần thuyết là một cấu trúc đề thuyết được phức tạp hoá thành một tiểu cú. (49) Những ngày (mà) tôi sống đây (là) những ngày đẹp nhất. đt t ĐT T Trong ví dụ này, “là” là một tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. Phần đề là một danh ngữ. (50) Con cóc (là) cậu ông trời. (Tục ngữ) ĐT T Trong ví dụ này, “là” cũng là một tác tử cú pháp chuyên dùng dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. Phần đề trong ví dụ này nêu lên một đối tượng mang tính chất cá thể, là đề tài của câu. (51) Con hơn cha (là) nhà có phúc. đt t đt t ĐK T (52) Chỗ anh đứng, xưa kia (là) một cái hố bom. đt t ĐK T (53) Con gái (mà) đẹp người (là) một, đẹp nết (là) hai (thì) ai cũng thích. đt t đt t đt t đt t1 t2 ĐK T Trong hai ví dụ (52) và (53), “là” cũng là tác tử cú pháp dùng để phân giới và đánh dấu đề thuyết nhưng nó không phân giới đề - thuyết ở bậc câu mà ở bậc tiểu cú. “Là” bắt buộc phải dùng trong kiểu câu có phần thuyết tình thái đã được thành ngữ hoá: “là cùng”, “là hết mức”, “là ít”, “là nhiều”, “là cái chắc”… Trong một số trường hợp, tác tử “là” đứng đầu câu, khi câu đã bị tỉnh lược phần đề dựa vào ngôn cảnh hay tình huống. (54) Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây. Trong ví dụ này “Điều ta muốn” là phần đề đã được lược bỏ nhờ vào văn cảnh. “Là ngươi đừng đặt chân vào đây” là phần thuyết. Lưu ý: có nhiều trường hợp là xuất hiện trong câu nhưng nó không phải là tác tử cú pháp dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết, tiêu biểu là các trường hợp sau đây: _ “Là” dẫn nhập bổ ngữ đứng sau một số vị từ biểu thị hoạt động nhận thức, cảm nghĩ, nói năng của con người và bổ ngữ được cấu tạo bằng tiểu cú mà tiêu biểu là các tổ hợp sau đây: nghĩ là, biết là, tưởng là, bảo là, mong là, cho là,… Trong những trường hợp này, “là” đánh dấu quan hệ chính phụ và có chức năng tương đương với “rằng”. (55) Cái cảnh cuối cùng (mà) anh cho là lâu tới (thì) khán giả cho là chóng quá. đt t đt t đt t ĐT T _ “Là” kết hợp với một số từ chỉ lượng hay chỉ mức độ, tiêu biểu là các tổ hợp: bao nhiêu là, vô cùng là, rất là… (56) Cái áo này rất là mắc. ĐT T _ “Là” kết hợp với danh từ hay tính từ theo mô hình: X ơi là X. (57) Cô ấy trắng ơi là trắng! ĐT T _ “Là” xuất hiện ở cuối câu trong ngôn ngữ Bắc Bộ chỉ mức độ. (58) Cô ấy xinh xinh là. ĐT T Tác từ “mà” Mà cũng là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú và nó thuộc phần thuyết. Khi “mà” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết thì ngữ đoạn trước “mà” là phần đề, ngữ đoạn sau “mà” là phần thuyết.[6] (59) May (mà) còn vớt vát được ít tiền. ĐTh T Trong ví dụ này, “mà” là tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu Đề - Thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “mà” là đề. Ngữ đoạn sau “mà” là thuyết. Phần đề là một nhận định của người nói về một sự may rủi làm đề tình thái của câu. (60) Có chồng (mà) chẳng có con, [12;tr.199] ĐT T Khác gì như là hoa nở trên non một mình. đt t ĐTh T Lưu ý: “Mà với chức năng là tác tử cú pháp để đánh dấu và phân giới Đề - Thuyết bậc câu, cú khi: Đề - thuyết có sự tương phản hay bất thường theo cách nhìn nhận của người nói. (61) Mới đây (mà) đã năm năm rồi. ĐT T Câu có hàm ý và hàm ý bộc lộ rõ trong câu so sánh. (62) Con ông Còn (mà) đậu đại học à? ĐT T (63) Giờ này (mà) nó vẫn còn thức. đt t ĐK T Câu có hàm nghĩa khác với hình thức diễn đạt. (64) Ai (mà) không ham quyền cao chức trọng. ĐT T (65) Cái thằng đó ai (mà) ưa. đt t ĐT T “Mà” phân giới đề - thuyết tiểu cú làm đề khung của câu. (66) Người (mà) ích kỷ quá (thì) ai cũng xa lánh. đt t ĐK T “Mà; được dùng với chức năng khác: “Mà” nối kết hai phần thuyết hay hai cú biểu thị sự tương phản. Trong trường hợp này, ta có thể thay “mà” bằng “nhưng”. (67) Không những nó săn giỏi mà giữ nhà, tìm đồ đánh mất (thì) nó cũng tài. đt t đt t ĐT1 ĐT2 T C’1 C’2 Có trường hợp, “mà” xuất hiện trong câu nhưng vị trí của nó là ở đầu câu hay cuối câu. Trong trường hợp này, “mà” cũng không là tác tử cú pháp. (68) Nhưng thị làm gì mà hắn chửi. Mà hắn có quyền gì chửi thị. (69) Em ngủ đi mà! (70) Con ăn rồi mà! Lưu ý: (a). Ba tác tử “thì”, “mà”, “là” có thể được dùng phối hợp với nhau để tạo nên các bậc đề - thuyết trong câu. Khi cả ba tác tử này cùng xuất hiện trong câu thì chúng được phân bố như sau: Câu Đề Thuyết đề thuyết đề thuyết Mà thì là (b). Khi trong câu không có sẵn tác tử cú pháp “thì”, “mà”, “là” thì ta có thể lần lượt đưa các tác tử này vào để kiểm tra cấu trúc đề - thuyết ở các bậc. (71) Vàng (thì) gió, đỏ (thì) mưa. (Tục ngữ) ĐT T ĐT T C’1 C’2 Câu này xuất phát từ câu gốc là “Vàng gió, đỏ mưa”. Lúc đầu, câu không có tác tử cú pháp để kiểm tra ranh giới đề - thuyết, nên ta có thể đưa tác tử vào để kiểm tra. với câu này thì tác tử “thì” là phù hợp nhất và nó phân giới đề - thuyết như sơ đồ trên. (72) Nhất (là) quỷ, nhì (là) ma, thứ ba (là) học trò. (Tục ngữ) ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 Câu này xuất phát từ câu tục ngữ “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu không có tác tử để kiểm tra ranh giới đề - thuyết. Dựa vào tiêu chí nghĩa, ta có thể đưa tác tử “là” vào để kiểm tra thì thấy phù hợp nhất. (73) Tiếc vàng (mà) đổ lộn với thau, tiếc con chim phượng (mà) xuống bàu le le. đt t đt t ĐTh T ĐTh T C’1 C’2 (Ca dao) Câu này xuất phát từ câu ca dao: “Tiếc vàng đổ lộn với thau, tiếc con chim phượng xuống bàu le le”. Trong câu không có sẵn tác tử để phân chia ranh giới đề - thuyết. Dựa vào mặt nghĩa của câu ca dao, ta có thể đưa tác tử “mà” vào để kiểm tra thì thấy phù hợp. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu và phân giới đề - thuyết Ngoài ba tác tử cú pháp chuyên dùng “thì”, “mà”, “là” còn một số yếu tố có chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết. Các yếu tố này có thể là đề, thuyết ở các bậc hay một bộ phận của đề, thuyết. Các yếu tố này được chia thành ba nhóm: Nhóm 1: Các cặp đại từ phiếm định và xác định kết hợp sóng đôi với nhau: một phần ở đề (không xác định) và một phần ở thuyết (xác định). (74) Thầy nào (thì) trò nấy. (tục ngữ) đt t đt t ĐT T Nhóm 2: Các đại từ phiếm định kết hợp với vị từ “cũng” tạo thành một cặp hô ứng. (75) Chị nói sao (thì) tôi cũng nghe vậy. đt t đt t ĐT T Nhóm 3: Các vị từ tình thái kết hợp song đôi, hô ứng với nhau. (76) Càng ngày (thì) càng xa! ĐT T Phân loại câu tiếng Việt theo cấu trúc cú pháp cơ bản Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại dựa vào ba khái niệm “đơn”, “ghép”, “phức”. Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu đã đồng nhất hai khái niệm “ghép” và “phức”. Bên cạnh đó, cũng có người phân biệt “câu ghép” với “câu phức” như Diệp Quang Ban, hay đưa ra khái niệm “câu trung gian” như Hữu Quỳnh để giải quyết vấn đề bất cập này. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng, Cao Xuân Hạo trong quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 [5] cũng đề cập đến vấn đề phân loại câu. Ông cũng không phân biệt “câu ghép” và “câu phức” mà chỉ dùng khái niệm “câu ghép”. Nhưng khi miêu tả các kiểu câu theo cấu trúc cú pháp thì ông đã đề cập đến câu một bậc, câu hai bậc… Thực chất câu hai bậc trở lên chính là hiện tượng phức. Nguyên nhân sâu xa của những bất cập đã nêu trên là do các tác giả không chỉ ra được cơ sở để phân biệt hiện tượng ghép với. Hiện tượng “ghép” là kết quả của việc mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn. Hiện tượng “phức” là kết quả của việc phức tạp hoá câu theo quan hệ đối vị. Hiện tượng ghép - phức là kết quả của câu vừa được mở rộng vừa được phức tạp hoá. Vì thế, trong này, chúng tôi chia câu thành bốn loại là: câu đơn, câu ghép, câu phức và câu ghép phức. Bốn khái niệm này được mở rộng với nhiều kiểu nhỏ nhằm khái quát được thực tiễn sinh động, phức tạp của câu trong thực tiễn giao tiếp. Câu đơn Câu đơn là kiểu câu chỉ có một phần đề, một phần thuyết hay một cấu trúc Đề - Thuyết. (77) Tôi mãi mốt chạy sang. (Nam Cao) ĐT T (78) Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. (Nam Cao) ĐT T (79) Tôi xồng xộc chạy vào. (Nam Cao) ĐT T Câu ghép Câu ghép là kiểu câu có phần đề, phần thuyết hay cả cấu trúc đề - thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách ghép một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết. Nhiều đề ghép là ghép đề, nhiều thuyết ghép là ghép thuyết, nhiều cú ghép là ghép cú. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ. (80) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín. ĐT T1 T2 T3 T4 Trong ví dụ này, phần thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành bốn thuyết nhỏ, mỗi thuyết là một chức năng của đề tài. Đây là câu ghép thuyết. (81) Người mẹ còm cõi và bốn đứa con gầy ốm đang quay quần với nhau trong xó bếp. ĐT1 ĐT2 T Trong ví dụ này, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành hai đề nhỏ. Hai đề này được gắn kết với nhau bởi kết từ “và”. Đây là câu ghép đề. (82) Hắn định nói với thị một vài câu tình tứ mà (0) chẳng biết nói thế nào. ĐT T ĐT T (Kim Lân) C’1 C’2 Trong ví dụ này, câu gồm có hai cú, được hình thành bằng cách ghép: mở rộng cả cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn. Giữa hai cú được nối kết với nhau bởi liên từ mà. Đây là câu ghép cú. Câu phức Câu phức là kiểu câu có có phần đề, phần thuyết hay cấu trúc đề − thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị − được cấu tạo bằng tiểu cú; hay thành phần phụ trong đề, trong thuyết hay trong cả trong đề và thuyết được cấu tạo bằng tiểu cú. (83) Đàn ông miệng (mà) rộng (thì) sang. (ca dao) đt t đt t ĐT T Đàn bà miệng (mà) rộng (thì) tan hoang cửa nhà. đt t đt t ĐK T Trong ví dụ này, phần đề khung được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị tạo thành một tiểu cú. Trong tiểu cú, phần thuyết của nó lại được phức tạp hoá một bậc nữa, tạo thành cấu trúc đề - thuyết bậc nhỏ hơn. Đây là câu phức đề. (84) Chỉ sợ đến lúc ấy, họ lại mỉa lại. đt t đt t ĐTh T Trong ví dụ này, phần thuyết được phức tạp hoá. Đây là câu phức thuyết. (85) Con chó (mà) biết nói tiếng người, hẳn (là) hắn đã lân la đến gần để đánh bạn. đt t đt t đth t ĐK T Trong câu này, cả phần đề lẫn phần thuyết đều được phức tạp hoá theo quan hệ ngữ đoạn. Đây là câu phức cấu trúc đề - thuyết. Câu ghép - phức Câu ghép - phức là loại câu có phần đề, phần thuyết hay cả phần đề và phần thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn vừa được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị. (86) Nó (mà) về, nó cưới vợ (thì) nó sẽ giết cậu. (Nam Cao) đt t đt t đt t ĐT1 ĐT2 T Trong câu này, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành đề nhỏ trong câu, mỗi đề có chức năng ngang nhau. Giữa phần đề và phần thuyết được ngăn cách với nhau bởi tác tử “thì”. (87) Đằng (thì) nó bắt trồng đay, đằng (thì) nó bắt đóng thuế. (Kim Lân) đt t đt t ĐT T ĐT T C’1 C’2 Trong ví dụ này, cấu trúc đề - thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn tạo thành hai cú. Và mỗi cú có phần thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị, tạo thành tiểu cú nhỏ. Đây là câu ghép phức. Như vậy, theo quan điểm ngữ pháp chức năng, cấu trúc câu tiếng Việt gồm hai thành phần chính là phần đề và phần thuyết. Bên cạnh cấu trúc đề - thuyết của câu miêu thuật gồm: đề tài, đề khung và thuyết còn có đề tình thái, thuyết tình thái. Và có ba tác tử cú pháp chuyên dùng “thì”, “mà”, “là” để phân giới và đánh dấu đề - thuyết. Ngoài những tác tử cú pháp dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết đã nêu, còn có một số yếu tố phụ trợ khác cũng tham gia vào việc phân giới đề - thuyết. Trên cơ sở cấu trúc đề - thuyết cơ bản của câu tiếng Việt, kết hợp với hiện tượng mở rộng cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn với hiện tượng phức tạp hoá cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ đối vị, người viết phân câu tiếng Việt thành bốn loại: câu đơn, câu ghép, câu phức, câu ghép phức. Chương 3 CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CA DAO VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG Ngữ pháp cấu trúc và việc tiếp cận ca dao Việt Nam Ở Việt Nam, trước khi ngữ pháp chức năng ra đời thì đã xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp để tìm hiểu cấu trúc câu tiếng Việt, trong đó, ngữ pháp cấu trúc là khuynh hướng ngữ pháp phổ biến nhất. Theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức thì cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc chủ − vị. Chẳng hạn, ta xét cấu trúc cú pháp của các câu sau đây theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc: (88) Hôm nay, bầu trời rất đẹp. C V Tr (89) Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên C V Tr (Chinh phụ ngâm) (90) Thèm trầu mà chẳng dám xin, thương em mà chẳng dám nhìn mặt. (Ca dao) V1a mà V1b V2a mà V2b Nếu phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc như đã được thể hiện ở câu (90) thì rất gượng ép. Bởi vì, ca dao là tiếng nói tình cảm, tâm tình, thái độ, cách nhìn đối với cuộc sống, kinh nghiệm sống của người dân lao động, không trục tiếp thể hiện sự việc, sự kiện gắn liền với con người cụ thể, tình huống cụ thể. Vì thế, về mặt cú pháp, nếu xem xét ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Điều khó nhất là khó xác định được thành phần cơ bản là chủ ngữ của câu vì đa phần, ca dao không có chủ ngữ. Khi ngữ pháp chức năng ra đời thì việc xem xét ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn. Khác với ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp chức năng quan niệm cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc đề -thuyết. Nếu vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào việc tìm hiểu và phân tích cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt cũng như ca dao Việt Nam thì rất hợp lý. Ca dao Việt Nam được sáng tác chủ yếu trên thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc (văn vần) nên ca dao hầu hết đều có hai dòng trở lên mới thành một câu: một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ chọn ra những câu ca dao chỉ gồm hai dòng để tiện phân tích. Đễ dễ dàng trong việc dùng sơ đồ để phân tích cấu trúc cú pháp ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng, dựa trên tiêu chí hoàn chỉnh về ngữ pháp và ngữ nghĩa, người viết đưa ra cách phân tích bằng sơ đồ như sau: _ Cặp câu ca dao nếu hoàn chỉnh về ngữ pháp thì sẽ được gộp thành một dòng. _ Cặp câu ca dao nếu không hoàn chỉnh về ngữ pháp (chỉ có quan hệ về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa) thì nó sẽ được tách ra làm hai câu. (91) Bao giờ cho chuối có cành, cho sung có nụ, cho hành có hoa. [12; tr.137] đt t đt t đt t ĐK T1 T2 T3 (92) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước (thì) ta lấy mình. [12; tr.137] đt t đt t đt t đk t1 t2 ĐK T (93) Tưởng rằng trong đạo mẹ cha (thì) con trai, con gái cũng là một thương. đt1 đt2 t đt t [12;tr.197] ĐTh T Trong ví dụ (93), câu ca dao được cấu tạo bởi một cấu trúc đề thuyết, ngữ đoạn “Tưởng rằng” là phần đề tình thái của câu, phần còn lại là thuyết. Phần thuyết của câu được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành một cấu trúc đề thuyết bậc tiểu cú. (94) Hết gạo (thì) có Đồng Nai, hết củi (thì) có Tần Sài chở vô. [12; tr.103] ĐT T ĐT T C’1 C’2 Trong ví dụ này, câu ca dao là một câu ghép, được hình thành bằng cách ghép cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn tạo thành hai cú. Mỗi cú là một cấu trúc đề - thuyết. (95) Anh đi (thì) anh nhớ quê nhà, (0) nhớ canh rau muống, (0) nhớ cà dầm tương. đt t đt t đt t đt t ĐT T1 T2 T3 [12; tr.70] (96) Muốn về Hoà Đại, Hiệp Luông (thì) sợ khe nước nóng, sợ truông Ba Gò. ĐT T1 T2 [12; tr.103] Trong những ví dụ trên, cặp câu ca dao hoàn chỉnh cả về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa nên được gộp lại thành một và được biểu diễn như sơ đồ trên. (97) a. Anh (mà) về (thì) cho em về theo, [14; tr.184] đt t đt t ĐK T b. Anh (mà) về đến ngõ (thì) em theo đến nhà. đt t đt t ĐK T (98) a. Anh đi (thì) em một ngó chừng, [14; tr.178] đt t đt t ĐT T b. (0) Ngó sông (thì) sông rộng, (0) ngó rừng (thì) rừng cao. đt t đt t đt t đt t ĐK T ĐK T C’1 C’2 Trong những ví dụ trên, cặp câu ca dao không hoàn chỉnh về ngữ pháp nên được tách ra thành hai dòng như sơ đồ trên Tiếp cận cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng Cấu trúc đề - thuyết của ca dao Việt Nam Như câu tiếng Việt nói chung, ca dao Việt Nam xét theo quan điểm ngữ pháp chức năng cũng có cấu trúc đề − thuyết. “Trong tiếng nói hàng ngày của chúng ta, nếu không kể sự đối xứng và hiệp vần đặc thù của thơ, tục ngữ hay ca dao và những khuôn khổ nhiều khi rất nghiêm ngặt mà các thể loại này quy định, cũng hoàn toàn tuân theo mô hình cấu trúc đề - thuyết”. [3;tr.30] Để hiểu rõ về cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam, bên cạnh việc dẫn ra ngữ liệu và phân tích bằng sơ đồ ICs, trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ diễn giải thêm. (99) Áo anh ai cắt, ai may, đường là ai dột, cửa tay ai viền? [14; tr88] đt t đt t đt t đt t ĐT T1 T2 ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 (100) (Dầu cho) cha đón ngã đình, mẹ ngăn ngã chợ (thì) đôi mình cũng thương. đt t đt t đt t ĐK1 ĐK2 T [14;tr.46] (101) Ai làm cho vượn lìa cây, cho chim lìa tổ, cho mây lìa rồng. [14; tr176] đt t đt t đt t ĐT T1 T2 T3 (102) Thiếp (mà) bầu bạn với chàng (thì) cũng như cây ngọc có trổ lá vàng thêm xinh. đt t đt t ĐK T [14; tr.661] (103) a. Sao rua bảy chiếc tỏ năm, [14; tr.643] đt t ĐT T b. Trăng (mà) tròn (thì) chỉ có đêm rằm mà thôi. đt t ĐK T (104) Qua về bán ruộng cây đa, bán cả đất nhà (mà) (0) cưới chẳng đặng em. đt t1 t2 đt t [14; tr.621] C’1 C’2 (105) Ra đi vừa gặp bạn hiền (thì) cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời. [14; tr.626] ĐT T (106) a. Tàu (mà) chìm (thì) còn nổi giàn mui, [14; tr.655] đt t ĐK T b. Anh liệu thương đặng mình tui (thì) tui chờ. đt t đt t ĐK T Ba tác tử “thì”, “mà”, “là” cũng là ba tác tử cú pháp chuyên dùng đề phân giới và đánh dấu đề − thuyết trong câu ca dao Việt Nam. (107) a. Có yêu (thì) nói rằng yêu. [12; tr.132] ĐK T b. Chẳng yêu (thì) nói một điều cho xong. ĐK T Trong câu ca dao này, “thì” là tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. (108) a. Ớt nào (là) ớt chẳng cay, [12; tr.183] đt t ĐT T b. Gái nào (là) gái chẳng hay ghen chồng. đt t ĐT T Trong câu ca dao này, “là” là tác tử cú pháp dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. “Là” thuộc phần thuyết. (109) a. Đừng có chết mất (thì) thôi. [12; tr.210] ĐT TTh b. Sống (thì) có lúc no xôi chán chè. ĐT T (110) Hèn (mà) làm bạn với sang (thì) chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ. đt t đt t ĐK T [12; tr.268] Trong câu ca dao này, “thì” là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết bậc câu. “Mà” là tác tử cú pháp phân giới đề - thuyết của tiểu cú (phần đề). (111) a. Chỉ đâu (mà) buộc ngang trời, [12; tr.241] ĐT T b. Tay đâu (mà) bịt miệng người thế gian. ĐT T Nếu trong câu ca dao không có sẵn các tác tử cú pháp thì ta có thể lần lượt đưa các tác tử cú pháp “thì”, “mà”, “là” vào để kiểm tra. (112) a. Bướm vàng (mà) đậu đọt mù u, [14; tr.193] ĐT T b. Lấy chồng (mà) càng sớm (thì) tiếng ru càng buồn. đt t đt t ĐK T (113) a. Nghe đồn (là) cha mẹ anh hiền, [12; tr.201] đt t ĐTh T b. Cắn cơm (thì) không vỡ (mà) cắn tiền (thì) vỡ đôi. ĐT T ĐT T C’1 C’2 (114) a. Anh (mà) về (thì) cho em về theo, [14; tr.184] đt t ĐK T b. Anh (mà) về đến ngõ (thì) em theo đến nhà. đt t đt t ĐK T (115) a. Cây bồ đề (thì) lá cũng bồ đề, [14; tr.248] đt t ĐT T b. Khi nào (mà) cho được ngã kề bên em ĐK T Ca dao: có cấu trúc là câu đơn Ca dao có cấu trúc là câu đơn được chia làm hai dạng: Ca dao có cấu trúc là câu đơn đơn phần: chỉ có một phần đề hay chỉ có một phần thuyết. (116) Thèm trầu mà chẳng dám xin, [12; tr.156] Thương em mà chẳng dám nhìn mặt em. (117) Trách cha, trách mẹ muôn phần, [12;tr.140] Ngồi bên đống bạc mà cân lấy chì. (118) Gánh cực mà đổ lên non, [12;tr.204] Còng lưng mà chay, cực còn chạy theo. (119) Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm, [12;tr.96] Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây. Ca dao có cấu trúc là câu đơn song phần: được cấu tạo bằng một cấu trúc đề - thuyết. (120) a. Bé (là) con mẹ con cha, [14; tr.221] ĐK T b. Lớn lên (là) con của nước nhà, chàng ơi! ĐK T (121) a. Bữa nay nhìn mặt cho tường, [14; tr.226] ĐK T b. Đến mai dời gót nẻo đường xa xôi. ĐK T (122) a. Cá rô ăn móng trong lùm, [14; tr. 243] ĐT T b. Biết đâu nhân hậu (thì) chỉ giùm cho em. ĐK T (123) a. Cầm cân (mà) đi mua vàng, [14; tr.245] T1 T2 b. Gặp em giữa đàng (thì) biết lượng làm sao. ĐT T (124) a. Cây đa rụng lá đầy đình, [14; tr.249] ĐT T b. Bao nhiêu lá rụng (thì) thương mình bấy nhiêu. ĐT T (125) a. Chiều chiều ra đứng bờ sông.[14; tr.257] ĐK T b. Muốn về quê mẹ (mà) không có đò. T1 T2 (126) a. Chỉ tơ quấn ống tre bông, [14; tr.259] ĐT T b. Gá duyên không đặng (thì) xuống sông trầm mình. ĐT T (127) a. Chồng người vác giáo săn beo, [14; tr.267] ĐT T b. Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm. ĐT T (128) a. Còn duyên (thì) đi lọng về dù, [14; tr.273] ĐT T b. Hết duyên (thì) ngồi dựa cọc bù sầu riêng. ĐT T (129) a. Mấy lâu ăn miếng cau già, [14; tr.517] ĐK T b. Bây giờ được quả cau hoa thoả lòng. ĐK T (130) Bạch Đằng giang (là) sông cửa ải, [12;tr.84] ĐT T Tổng Hà Nam (là) Bãi chiến trường. ĐT T Những câu ca dao trên là những câu đơn: chỉ có một cấu trúc đề - thuyết. Ca dao: mở rộng cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt Nam, có những câu ca dao đã được mở rộng cấu trúc cú pháp bằng cách thêm vào một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết theo quan hệ ngữ đoạn. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ. Việc mở rộng cả cấu trúc đề - thuyết cho ta kết quả là câu được cấu tạo bởi hai hay nhiều cú. Ca dao có cấu trúc câu ghép là những câu ca dao có phần đề, phần thuyết hay cả phần đề lẫn phần thuyết được mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách ghép một hay nhiều phần đề, một hay nhiều phần thuyết hay nhiều cấu trúc đề − thuyết. Việc mở rộng này dựa trên trật tự tuyến tính hay kết từ. Ca dao có dạng ghép đề là những câu ca dao có hai phần đề trở lên và các phần đề có vai trò ngang nhau về chức năng cú pháp. (131) a. Chẳng chè, chẳng chén sao say, [12; tr.129] ĐT1 ĐT2 T b. Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm? ĐT1 ĐT2 T (132) a. Ăn được, ngủ được (là) tiên, [12; tr.242] ĐT1 ĐT2 T b. Không ăn, không ngủ (thì) mất tiền thêm lo. ĐT1 ĐT2 T1 T2 (133) a. Chồng già, vợ trẻ (là) tiên, [12; tr.] ĐT1 ĐT2 T b. Vợ già, chồng trẻ (là) duyên ba đời. ĐT1 ĐT2 T Những câu ca dao trên, phần đề được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn. Ca dao có dạng ghép thuyết là những câu ca dao có hai phần thuyết trở lên và các phần thuyết có vai trò ngang nhau về chức năng cú pháp. (134) Đời vua Thái Tổ, Thái Tông (thì) con bế, con dắt, con bồng, con mang. ĐK T1 T2 T3 T4 [12; tr.85] (135) Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. [12; tr.102] ĐT T1 T2 T3 (136) Mẹ em tham thúng xôi rền, tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.[12; tr.175] ĐT T1 T2 T3 (137) Hoa hồi vừa đắng vừa gây, vừa mặn như muối, vừa cay như gừng. [12; tr.189] ĐT T1 T2 T3 T4 (138) Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau. [12; tr.198] ĐT T1 T2 T3 (139) Đôi ta như lửa mới nhen, như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. [12; tr.105] ĐT T1 T2 T3 (140) Vạn Phúc có cội cây đề, có sông uốn khúc, có nghề quay tơ. [12; tr.95] ĐT T1 T2 T3 Trong hai câu ca dao (139), (140), phần thuyết đựơc mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành ba thuyết. Những bài ca dao trên có thuyết ghép. Ca dao có dạng ghép đề − thuyết (ghép cú) là loại câu ghép có hai cấu trúc đề − thuyết (hai cú) trở lên và các cú này được ghép lại với nhau bằng trật tự tuyến tính hay kết từ. Ca dao có dạng ghép này còn được chia ra làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ. (141) Thứ nhất (là) tu tại gia, thứ nhì (là) tu chợ, thứ ba (là) tu chùa. [12; tr.258] ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 (142) Tháng ba (thì) đi bán vải thâm, tháng tư (thì) đi gặt, tháng năm trở về. [12;tr.64] ĐK T ĐK T ĐK T C’1 C’2 C’3 (142) Thứ nhất (là) vợ dại trong nhà, thứ nhì (là) trâu trậm, thứ ba (là) rựa cùn. ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 [12; tr.186] (143) Cha chài, mẹ lưới, con câu, [12; tr.71] đt t đt t đt t C’1 C’2 C’3 Con trai tát nước, nàng dâu đi mò. đt t đt t C’4 C’5 (144) Một chờ, hai đợi, ba trông, [14; tr.524] ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 Bốn thương, năm nhớ, ĐT T ĐT T C’1 C’2 Bảy tám chín mong, mười tìm. ĐT1 ĐT2 ĐT3 T ĐT T C’1 C’2 (145) Khi lên bộ, khi xuống thuyền, khi chung một gối, khi liền một chăn. [14; tr.428] ĐK T ĐK T ĐK T ĐK T C’1 C’2 C’3 C’4 Trong trường hợp này, ranh giới câu – cú chỉ tương đối. Những câu ca dao trên, cả cấu trúc đề - thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành nhiều cú. 3.2.4. Ca dao: phức tạp hoá cấu trúc đề thuyết theo quan hệ đối vị Trong kho tàng ca dao của dân tộc Việt Nam, có những câu được phức tạp hoá với phần đề, phần thuyết hay cả cấu trúc đề − thuyết được cấu tạo tạo bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc theo quan hệ đối vị. Kết quả của việc phức tạp hoá này cho ta kết quả là tiểu cú. (146) a. Bướm (mà) xa hoa (thì) bướm lại dật dờ. [14; tr.228] đt t đt t ĐT T b. Anh (mà) xa em bậu (thì) đêm chờ, ngày mong. đt t ĐT T (147) Bao giờ cầu nọ hết quay (thì) qua với bậu mới đứt dây cang thường. [14; tr.217] đt t đt t đk t ĐK T (148) Bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước (thì) em đây hết tình. đt t đt t đt t đk t1 t2 ĐK T [14; tr.217] Ca dao có cấu trúc cú pháp phức là những câu ca dao có phần đề, phần thuyết hay cấu trúc đề − thuyết được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị - được cấu tạo bằng tiểu cú; hay thành phần phụ trong đề, trong thuyết hay trong cả trong đề và thuyết được cấu tạo bằng tiểu cú. Ca dao có dạng phức tạp hoá đề là những câu ca dao có phần đề được cấu tạo bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú. (149) Cá lý ngư (mà) sầu tư (thì) biếng lội, [14; tr.243] đt t ĐK T Chim phượng hoàng (mà) sầu cội (thì) biếng bay. đt t ĐK T (150) Cha mẹ nuôi con (thì như) biển hồ lai láng, [14; tr.251] đt t ĐT T Con nuôi cha mẹ (thì) tính tháng tính ngày. đt t ĐT T (151) Chàng đà phụ thiếp (thì) thôi, [14; tr.251] đt t ĐT TTh (Dù) chàng xuống ngựa lên xe mặc chàng. đt t ĐT T (152) Nước (mà) đục (thì) đã có phèn, [14; tr.574] đt t ĐK T Chanh (mà) chua (thì) có muối, đt t ĐK T Em (mà) hèn (thì) có anh. đt t ĐK T Ca dao có dạng phức tạp hoá thuyết là những câu ca dao có phần thuyết được cấu tạo bởi một cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú. (153) Gặp anh (thì) em nở nụ cười, [14; tr.436] đt t ĐT T Vắng anh (thì) em lại giọt vơi, giọt đầy. đt t ĐT T (154) Khi đi (thì) bóng đang dài, [14; tr.483] đt t ĐK T Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn. đt t đt t ĐK T1 T2 (155) Chửa trưa (thì) bóng chưa tròn, [14; tr.268] đt t ĐK T Chửa trông thấy mặt lòng còn ước ao. đt t ĐK T (156) Hết mạ (thì) ta lại quẩy lên, [12; tr.69] đt t ĐK T Hết lúa (thì) ta lại mang tiền đi đong. đt t ĐK T (157) Bóng trăng em tưởng bóng đèn, [12; tr.144] đt t ĐT T Bóng cây em tưởng bóng thuyền anh sang. đt t ĐT T Ca dao có dạng phức tạp hoá cấu trúc đề − thuyết là những câu ca dao có cả phần đề lẫn phần thuyết được phức tạp hoá bằng cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú. (158) Anh (mà) không lấy được em, anh về đóng cửa cài rèm đi tu. [14; tr.180] đt t đt t1 t2 t3 ĐK T (159) Trầu (mà) không ăn vôi (thì) ắt (là) trầu nhạt, [12; tr.113] đt t đth t ĐK T Cau (mà) không hạt (thì) ắt (là) miếng cau già. đt t đth t ĐK T (160) Mình (mà) không lấy ta (thì) ắt (là) mình thiệt, [12; tr.113] đt t đt t đth t ĐK T Ta (mà) không lấy mình (thì) ta biết lấy ai? đt t đt t ĐK T (161) Nhà em mả táng hàm rồng (thì) em mới lấy được chồng thợ khay.[12; tr.82] đt t đt t đt t ĐK T (162) Chim (mà) khôn (thì) chưa bắt (là) đã bay, [14; tr.258] đt t đt t ĐK T Người (mà) khôn (thì) chưa nắm lấy tay (là) đã cười. đt t đt t ĐT T (163) Chồng giận (thì) vợ bớt lời, [12; tr.181] đt t đt t ĐT T Cơm sôi (mà) nhỏ lửa (thì) một đời không khê. đt t đk t đt t ĐK T (164) Đó ngọc (thì) đây cũng ngà, [14; tr.367] đt t đt t ĐT T Đó (là) hoa thiên lý, đây (là) mẫu đơn. đt t đt t ĐT T (165) Cha mẹ (mà) giàu (thì) con thong thả, [12;tr.80] đt t đt t ĐK T Cha mẹ (mà) nghèo (thì) con vất vả gian nan. đt t đt t1 t2 ĐK T (166) Chồng (mà) khôn (thì) vợ được đi hài, [12;tr.190] đt t đt t ĐK T Vợ (mà) khôn (thì) chồng được nhiều bài cậy trông. đt t đt t ĐK T (167) Canh bầu nấu với cá trê, [14; tr.245] đt t Anh ăn cho béo (thì) anh mê con nào? đt t đt t ĐT T Trong những câu ca dao trên, cả phần đề và phần thuyết đều được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị, tạo thành tiểu cú. 3.2.5. Ca dao: vừa được mở rộng vừa được phức tạp hoá Ca dao có cấu trúc dạng ghép − phức là những câu ca dao có phần đề, phần thuyết hay cả phần đề và phần thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn vừa được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị. (168) Một mai thiếp có xa chàng (thì) đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin. đt t đt t đt t đk t đt t đt t ĐK T1 T2 [14; tr.525] (169) Những lời mình nói với ta (thì) năm canh cũng gãy, ngàn hoa cũng sầu. đt t đk t đt t [14; tr.571] ĐT T1 T2 (170) Tình cờ (mà) gặp nhau đây (thì) một (là) duyên kỳ ngộ, hai (là) trời xoay đất vần đt t đt t đt t ĐK T1 T2 [14; tr.674] (171) Miếng trầu ai rọc ai têm, miếng cau ai bổ (mà) nên vợ chồng? [14; tr.520] đt t đt t đt t đt t1 t2 đt t ĐT1 ĐT2 T (172) Chiều chiều ông Lữ đi câu, bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò. [14; tr.260] đt t đt t đt t ĐK T1 T2 T3 (173) Cơn buồn nguồi nguội chưa khuây, cơn mưa chưa đến, (thì) cơn mây lại ùn. đt t1 t2 đt t đt t ĐT1 ĐT2 T [14; tr.279] (174) Một niềm vàng đá khăng khăng, ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ. đk t đk t [14;tr.524] ĐK T1 T2 (175) Còn trời, còn nước, còn non, còn câu quan họ (thì) em còn say sưa. [12; tr.92] đt t ĐT1 ĐT2 ĐT3 ĐT4 T (176) a. Con mày (thì) mày ấp, mày yêu, [14; tr.273] đt t đt t ĐT T1 T2 b. Con tao (thì) mày bỏ vào niêu, mày xào. đt t đt t ĐT T1 T2 (177) Cô ba, cô bảy (mà) có chồng (thì) xe hơi chạy trước, ngựa hồng chạy sau. đt1 đt2 t đt t đt t ĐT T1 T2 [14; tr.276] Trong ví dụ này, bài ca dao được gộp lại thành một dòng. Trong bài ca dao, phần thuyết vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, vừa được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị. (178) a. Núi Trồi (thì) ai đắp (mà) (0) cao, [12; tr.101] đt t ĐT T ĐT T C’1 C’2 b. Sông Gianh ai bới, ai đào (mà) (0) sâu. đt t đt t ĐT T ĐT T1 T2 C’1 C’2 3.3. Nhận định chung Dựa trên tiêu chí hoàn chỉnh về ngữ pháp của cấu trúc cú pháp cơ bản của ca dao Việt Nam, chúng tôi chia ca dao ra làm bốn dạng câu: ca dao có cấu trúc là câu đơn (trong đó có câu đơn dơn phần: chỉ có một phần đề hay một phần thuyết; câu đơn song phần: gồm một cấu trúc đề - thuyết), ca dao có cấu trúc câu ghép, ca dao có cấu trúc câu phức và ca dao có cấu trúc câu ghép phức. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thống kê tỉ lệ của các loại câu và các thành phần của câu thì được kết quả như sau: Loại câu Thành phần Đơn Ghép Phức Ghép phức Đề 0,7% 8,3% 9% Thuyết 2,1% 5,6% 10,5% Cấu trúc đề - thuyết 22,2% 9% 18% Tổng cộng 25% 22,9% 37,5% 14,6% Thông qua bảng thống kê trên, ta thấy các loại cấu trúc câu của ca dao Việt Nam có sự chênh lệch rất rõ. Khi sáng tác ca dao, tác giả dân gian sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc là thể lục bát (thể văn vần), mỗi câu ca dao có hai dòng nên việc xác định loại câu rất khó khăn. Trong các câu ca dao có nhiều loại cấu trúc câu đan xen nhau. Do đó, khi thống kê, chúng tôi tiến hành theo từng loại chứ không dựa vào một bài ca dao hoàn chỉnh (ở đây là hoàn chỉnh về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa). Kết quả thu được: 36 câu ca dao có dạng câu đơn, 33 câu ca dao có dạng câu ghép, 54 câu ca dao có dạng câu phức, 21 câu ca dao có dạng câu ghép phức; tổng cộng là 144 câu. Ca dao thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng… của con người Việt Nam. Tuỳ theo từng mức độ thể hiện tình cảm mà nhân dân ta đã thể hiện trên những cấu trúc câu của ca dao có sự khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp (câu dao có dạng câu đơn đến ca dao có dạng câu ghép phức). Cấu trúc câu của ca dao phần nào phản ánh những cung bậc tình cảm của con người Việt Nam. Cũng qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy: ở ca dao Việt Nam, đề - thuyết tình thái rất ít xuất hiện (chỉ khoảng 3 lần trong tổng số). Theo chúng tôi, đó là vì ca dao Việt Nam thể hiện thái độ, tình cảm, suy nghĩ của con người Việt Nam một cách dứt khoát. KẾT LUẬN Ca dao là một thể loại văn học độc đáo của nhân dân ta, đã được nhân dân ta sáng tạo, lưu truyền và phát triển cho tới ngày nay. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Ca dao Việt Nam là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động, thể hiện những cung bậc tình cảm, tâm hồn của con người Việt Nam. Nhiếu vấn đề về ca dao đã lôi cuốn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những nhà nghiên cứu làm việc trên nhiều phương diện của ca dao, trong đó, có phương diện ngôn ngữ. Trong đề tài này, trước khi đưa ra đặc điểm của thể loại ca dao và những tiêu chí để phân biệt, nhận diện ca dao bên cạnh những thể loại gần gũi, chúng tôi trích dẫn một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về khái niệm của ca dao. Qua đó, ta thấy vấn đề về khái niệm của ca dao vẫn chưa thống nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chưa thống nhất đó là các nhà nghiên cứu còn đứng trên lập trường khác nhau. Ca dao là một thể loại văn học đặc sắc, phong phú không chỉ về nội dung mà cả về hình thức nghệ thuật. Nội dung của ca dao được chia thành hai phương diện lớn là: nội dung ca dao trữ tình và nội dung ca dao thế sự. Về hình thức nghệ thuật của ca dao, những yếu tố đã mang lại giá trị to lớn cho ca dao như thể thơ, cấu tứ, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật. Những yếu tố này được tác giả dân gian sử dụng để xây dựng hình tượng của ca dao. Bên cạnh vấn đề về khái niệm, đặc điểm của ca dao về nội dung và hình thức nghệ thuật, chúng tôi điểm qua một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về việc phân biệt ca dao với các thể loại gần gũi: tục ngữ và dân ca. Qua đó, chúng tôi đưa ra tiêu chí để nhận diện thể loại ca dao. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều khuynh hướng ngữ pháp để nghiên cứu về vấn đề câu trong tiếng Việt. Trong đó, quan niệm ngữ pháp mà chúng ta quen dùng là ngữ pháp cấu trúc. Tuy nhiên, nghiên cứu câu tiếng Việt theo ngữ pháp cấu trúc gặp rất nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng mới xuất hiện gần đây nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, câu tiếng Việt được chia thành đề và thuyết. Phần đề, tuỳ theo đối tượng được nói đến mà được chia thành đề tài và đề khung. Bên cạnh cấu trúc đề - thuyết trong câu miêu thuật, câu tiếng Việt còn có đề tình thái và thuyết tình thái. Cấu trúc Đề - Thuyết còn mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn để tạo thành câu có nhiều đề, nhiều thuyết, nhiều cấu trúc đề - thuyết (hiện tượng ghép) và phức tạp hoá theo quan hệ đối vị để tạo ra một cấu trúc đề - thuyết nhỏ hơn (bậc tiểu cú). Tuỳ theo phần đề, phần thuyết hay cả cấu trúc đề - thuyết mà có dạng: phức đề, phức thuyết, phức cấu trúc đề - thuyết. Câu tiếng Việt còn có thể kết hợp cả phức tạp hoá theo quan hệ đối vị và mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành câu ghép phức. Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, có ba tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết. Ba tác tử đó là: “thì”, “là”, “mà”. Câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng có những loại sau đây: câu đơn, câu ghép, câu phức, câu ghép phức. Việc nghiên cứu ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã được một số nhà nghiên cứu nói đến. Người viết thông qua đề tài này, muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Giống như câu tiếng Việt, cấu trúc cú pháp của ca dao Việt nam khi được nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng cũng được chia thành đề và thuyết. Ca dao Việt Nam ngoài câu chỉ có một cấu trúc đề thuyết cũng còn được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, tạo thành ca dao có dạng câu ghép và phức tạp hoá theo quan hệ đối vị, tạo thành ca dao có dạng câu ghép, kết hợp cả mở rộng lẫn phức tạp hoá, tạo thành ca dao có dạng câu ghép phúc. Trong ca dao, ba tác tử “thì”, “mà”, “là” cũng là ba tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng.doc