Đề tài Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn FAC

Trong phạm vi thời gian ngắn, đề tài của tôi vẫn chưa hoàn hảo và có nhiều thiếu sót. Nếu có thêm thời gian và kiến thức thì tôi sẽ hoàn thành đề tài này tốt hơn và khắc phục được những điều mà tôi chưa đạt được như đã nói ở trên. Hướng khắc phục cụ thể như sau: Thứ nhất, về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, có thêm thời gian thì tôi sẽ được thực tập ở công ty FAC lâu hơn và sẽ được tiếp xúc nhiều hơn về kiểm toán. Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán và sẽ hoàn thành tốt hơn đề tài này. Ngoài ra, theo tôi công tác đào tạo kế toán – Kiểm toán của nhà trường quá thiên về lý thuyết, do đó khi thực tập cuối khóa tại các doanh nghiệp, việc vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn gặp một số khó khăn. Vì vậy, tôi xin được kiến nghị với nhà trường, trong quá trình giảng dạy giảng viên nên đưa ra nhiều ví dụ thực tế, so sánh giữa lý thuyết được học và thực tế tại các đơn vị và tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tế tại các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho sinh viên tránh được những bỡ ngỡ khi đi thực tập cuối khóa và có nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân. Thứ hai, khi có thêm thời gian, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn các quy trình kiểm toán các khoản mục liên quan đến khoản mục nợ phải trả. Điều này sẽ giúp tôi có thêm các kiến thức bổ trợ góp phần hoàn thiện đề tài hơn. Đ

pdf76 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn FAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp với quy định của pháp luật; - Thiết lập lại sổ sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế; - Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch. 2.1.4.2. Khách hàng của công ty Kiểm toán FAC Khách hàng của công ty Kiểm toán FAC rất đa dạng đủ về các loại hình doanh nghiệp, đến hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước. Một số khách hàng tiêu biểu của công ty Kiểm toán FAC chi nhánh Huế: - Công ty Cổ phần 1-5 - Công ty TNHH Thiên Tân - Công ty Cổ phần Hoàng Tân Hương - Công ty Cổ phần môi trường An Phát - Công ty Cổ phần tư vấn giao thông Thừa Thiên Huế 32 Đạ i h ọc K nh tế H u - Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế 2.2. Giới thiệu về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của các số liệu trên báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tổ chức theo một quy trình cụ thể. Hiện nay, ở công ty FAC, quy trình một cuộc kiểm toán được tổ chức thành các bước như sau: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Đây là các bước lớn, trong mỗi bước lại được chia ra thành những phần việc nhỏ và chi tiết hơn, cụ thể hơn. Cụ thể các bước được tiến hành như sau: 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Hoạt động này bao gồm các nội dung sau: - Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán - Các điểm cần lưu ý của năm trước - Hợp đồng kiểm toán - Tìm hiểu về khách hàng - Các thủ tục phân tích theo kế hoạch - Kiểm tra kế hoạch kiểm toán 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm 33 Đạ i h ọc K inh tế H uế toán, đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Nội dung cơ bản của giai đoạn này ở công ty TNHH FAC là như sau: 2.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 2.2.2.2. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị - Bảng liệt kê chi tiết các khoản phải trả cuối kỳ bao gồm cả gốc nguyên tệ (nếu có); - Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng; - Biên bản đối chiếu công nợ, thư xác nhận (nếu có); - Sổ chi tiết; - Sổ cái; - Các tài liệu khác liên quan (nếu có). 2.2.2.3. Các thủ tục kiểm toán a. Thủ tục chung - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). b. Kiểm tra phân tích So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. c. Kiểm tra chi tiết 34 Đạ i ọc K inh tế H uế - Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, tìm hiểu bản chất số dư các khoản phải trả lớn. - Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế: o Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). o Gửi thư xác nhận lần thứ hai nếu không nhận được hồi đáp. o Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm. - Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp. - Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ: o Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ; o Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau ngày khóa sổ; o Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng kỳ. - Kiểm tra cách hạch toán có liên quan đến các trường hợp trao đổi phi tiền tệ (đổi hàng), các yêu cầu với nhà phân phối trên cơ sở các chứng từ liên quan (nếu có). 35 Đạ i h ọc K inh tế H uế - Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (nếu có), kiểm tra hợp đồng, biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên. - Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả trước cho nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá. - Kiểm tra cách ghi nhận lãi phải trả đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn (nếu có) và so sánh với số đã ghi sổ. - Kiểm tra cách trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên báo cáo tài chính. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là công việc không kém phần quan trọng vì đây là giai đoạn kiểm toán viên phải tổng hợp để hình thành ý kiến của mình về báo cáo tài chính của khách hàng. Các công việc của kiểm toán viên như sau: - Xem xét những vấn đề liên quan đến khái niệm hoạt động liên tục, sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, các kiện tụng tranh chấp với đơn vị sau ngày khóa sổ. - Tổng kết công việc kiểm toán tại đơn vị : o Tổng kết công việc của các thành viên trong nhóm o Tổng kết của nhóm trưởng o Những bàn luận về thư quản lý o Tổng hợp sai số kiểm toán không điều chỉnh o Tiến hành thủ tục phân tích sau kiểm toán - Họp trao đổi tại đơn vị những vấn đề còn sai sót, những bút toán cần điều chỉnh, thông báo về những chênh lệch số liệu kiểm toán với số liệu trên cáo cáo tài chính của doanh nghiệp và đưa ra thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. - Lập báo cáo kiểm toán và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 36 Đạ i h ọc K inh tế H uế 2.3. Thực tế quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện tại công ty TNHH ABC (cho niên độ kết thúc vào 31/12/2013) 2.3.1. Giới thiệu về công ty TNHH ABC Công ty TNHH ABC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300360270, được cấp vào ngày 14/10/2003. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. - Vồn điều lệ của công ty là 6.500.000.000 đồng - Ngành nghề sản xuất kinh doanh: o Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng o Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh Vào năm 2011, công ty TNHH ABC là khách hàng của công ty TNHH FAC nhưng vì một số lý do nên vào năm 2012 công ty TNHH ABC không còn là khách hàng của công ty TNHH FAC nữa. Đến năm 2015, nhận thấy dịch vụ của công ty TNHH FAC cung cấp có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, công ty TNHH ABC đã ký kết hợp đồng với công ty FAC để kiểm toán cho hai năm là 2013 và 2014. 2.3.2. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH ABC 2.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên định hướng những bước công việc cần phải làm, góp phần quyết định chất lượng của cuộc kiểm toán. - Tìm hiểu khách hàng Trong bước này kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh, con người, tổ chức bộ máy, chính sách thuế, một số nhân tố khác. Việc tìm hiểu hệ thống kế toán của đơn vị, phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được kiểm toán viên thực hiện trong bước đầu tìm hiểu khách hàng. 37 Đạ i h ọc K inh tế H uế Đối với công ty TNHH ABC, công ty là khách hàng cũ của công ty kiểm toán FAC nên việc tìm hiểu khách hàng đã được thực hiện vào năm trước. Năm nay, kiểm toán viên có thể bỏ qua bước này. - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc có nhưng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không được tốt. Vì vậy, công ty chỉ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với những tập đoàn và các công ty có quy mô lớn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty đã thống nhất bỏ qua bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp như trong trường hợp doanh nghiệp không có hệ thống kiểm soát nội bộ. - Đánh giá rủi ro và phân bổ mức trọng yếu Tại công ty FAC, các kiểm toán viên tính mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính thông thường là 2% trên doanh thu. Tổng doanh thu của công ty ABC năm 2013 là 16.580.485.456 đồng Mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính là: 2% x 16.580.485.456 = 331.609.709,12 đồng. Hiện tại công ty chưa có quy định về phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà dựa trên sai sót tổng thể của tất cả các khoản mục để làm cơ sở đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính. Trong khi thực hiện kiểm toán cụ thể các khoản mục, kiểm toán viên sẽ thực hiện phân bổ rủi ro cho từng khoản mục theo kinh nghiệm, phán đoán, điều này có thể dẫn đến rủi ro cho cuộc kiểm toán. - Xác định các tài liệu cần cung cấp Tại đơn vị ABC các giấy tờ cần cung cấp đối với khoản mục nợ phải trả người bán là: Bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ, sổ chi tiết, sổ cái, hợp đồng mua bán hàng hóa và các tài liệu khác có liên quan. - Xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH ABC 38 Đạ i h ọc K inh tế H uế Sau khi tìm hiểu về khách hàng, đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu, trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành họp với các thành viên trong đoàn kiểm toán để phân công công việc cho các thành viên trong đoàn. Tại công ty kiểm toán FAC, việc phân công công việc dựa vào mức độ quan trọng của từng khoản mục, đối với những khoản mục không quan trọng sẽ được phân công cho trợ lý kiểm toán viên cấp 1, một số khoản mục quan trọng hơn sẽ phân cho trợ lý kiểm toán viên cấp 2, những khoản mục như hàng tồn kho, doanh thu sẽ phân cho trợ lý kiểm toán viên cấp 3, đối với trưởng đoàn thông thường sẽ thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định, khấu hao, các chi phí trả trước. Thông thường, khoản mục nợ phải trả người bán sẽ được kiểm tra cùng khoản mục hàng tồn kho. Sau khi phân công công việc, trưởng đoàn kiểm toán sẽ thống nhất lại một lần nữa thời gian thực hiện cuộc kiểm toán với khách hàng. Chương trình chi tiết quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán cho công ty ABC Bảng 1: Chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC E230 Khách hàng : Công ty TNHH ABC Tên Ngày Năm tài chính : 31/12/2013 Người lập CT DTUT 20/03/2015 Nội dung : Phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn Người soát xét 1 Chương trình kiểm toán Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu Hạch toán thấp hơn thực tế Theo các thủ tục tại phần C bên dưới DTUT C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Stt Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. DTUT [E260] 2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). DTUT [E210] II. Thủ tục phân tích 1 So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. DTUT [E250] III. Kiểm tra chi tiết 1 Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái. DTUT [E270] Xem lướt qua bảng tổng hợp chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải trả không phải là phải trả cho người bán,...) DTUT [E271] 2 Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần). DTUT [E272] 3 Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế: 3.1 Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). DTUT [E274] 3.2 Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp. DTUT [E274] 3.3 Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm. DTUT [E275] 40 Đạ i ọc K inh tế H uế 4 Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp . DTUT [E270] [E276] 5 Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ: 5.1 Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ; DTUT [E280] 5.2 Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau _____ ngày kể từ ngày khóa sổ; DTUT [E281] 5.3 Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ. DTUT [E282] 6 Kiểm tra cách hạch toán có liên quan đến các trường hợp trao đổi phi tiền tệ (đổi hàng), các yêu cầu với nhà phân phối trên cơ sở các chứng từ liên quan (nếu có). DTUT [E283] 7 Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (nếu có), kiểm tra hợp đồng, biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên. DTUT [E284] 8 Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả trước cho nhà cung cấp có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá. DTUT [E285] 9 Kiểm tra cách ghi nhận lãi phải trả đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn (nếu có) và so sánh với số đã ghi sổ. DTUT [E286] 10 Kiểm tra tính trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên BCTC. DTUT [E220] IV. Thủ tục kiểm toán khác 1 Lập bảng theo dõi tình hình xác nhận công nợ cuối năm DTUT [E273] 2 Thu thập, thuyết minh giao dịch với bên liên quan DTUT [E290] 3 Thực hiện việc kiểm tra tính chính xác của số dư công nợ đầu năm DTUT [E291] D. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau: - - Chữ ký của người thực hiện: Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Trưởng/phó phòng (nếu có): - - 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Chú thích: Cột tham chiếu là tên của các file làm việc liên quan đến thủ tục kiểm toán tương ứng tại cột thủ tục. Chương trình kiểm toán này được soạn thảo để kiểm toán chi tiết cho khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH ABC nhưng trong quá trình kiểm toán, tùy vào điều kiện thực tế tại đơn vị, kiểm toán viên có thể thêm hoặc bớt các thủ tục kiểm toán để cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt nhất. 2.3.2.2. Thực hiện kiểm toán Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện kiểm toán tại công ty TNHH ABC. Mục đích của thực hiện kiểm toán nợ phải trả người bán là thu thập các bằng chứng về nợ phải trả người bán của công ty ABC: đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của công ty ABC; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Các bằng chứng này chính là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các nhận định về tính trung thực, hợp lý của khoản mục nợ phải trả người bán và các khoản mục có liên quan trên BCTC của đơn vị. a. Thử nghiệm kiểm soát - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Để kiểm tra được các nguyên tắc kế toán áp dụng có đúng và phù hợp hay không, kiểm toán viên thường sử dụng các phương pháp như quan sát, đối chiếu và phỏng vấn kế toán tại đơn vị. 42 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Bảng 2: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng Thứ tự Vấn đề Thực tế áp dụng 1 Số liệu trình bày trên BCTC BCTC đã được trình bày phù hợp 2 Phân loại các khoản phải trà Các khoản phải trả đều là phải trả ngắn hạn 3 Đánh giá khả năng thu hồi của khoản trả trước cho người bán và thực hiện trích lập dự phòng. Các khoản trả trước cho người bán đều có khả năng thu hồi cao nên không lập dự phòng phải thu khó đòi 4 So sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Chính sách kế toán được áp dụng phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. 5 Chính sách kế toán và ước tính kế toán có được áp dụng nhất quán Chính sách kế toán và ước tính kế toán được áp dụng nhất quán 6 Các thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán có được trình bày phù hợp Không có sự thay đổi về chính sách kế toán cũng như ước tính kế toán áp dụng - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Bảng 3: Tổng hợp số liệu TK Diễn giải 31/12/2013 Điều chỉnh thuần 31/12/2013 01/01/2013 Trước KT Sau KT Sau KT 331C Phải trả người bán - Dư có ngắn hạn 1,314,172,164 - 1,314,172,164 1,958,105,804 331DC Phải trả người bán - Dư có dài hạn - - - - 331N Trả trước cho người bán - Dư nợ ngắn hạn 3,558,779 3,558,779 558,780 331DN Trả trước cho người bán - Dư nợ dài hạn - - - - Tổng cộng 1,317,730,943 - 1,317,730,943 1,958,664,584 43 Đạ i h ọc K in tế H uế Cuối năm 2013, theo số liệu đơn vị ABC cung cấp thì khoản phải trả người bán ngắn hạn của công ty là 1,314,172,164 đồng và khoản trả trước cho người bán là 3,558,779 đồng. Để đảm bảo các con số được cung cấp là chính xác, kiểm toán viên phải đối chiếu các số dư trên bảng tổng hợp với bảng cân đối phát sinh và các giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước. Sau khi đối chiếu, nếu có phát sinh các chênh lệch thì kiểm toán viên sẽ điền vào cột Điều chỉnh thuần và các số liệu ở cột này chính là số liệu để kiểm toán viên làm việc với đơn vị để tìm nguyên nhân xảy ra chênh lệch và hướng giải quyết. Ở công ty ABC, sau khi đối chiếu kiểm toán viên không thấy phát sinh chênh lệch gì. Số liệu cuối năm 2013 mà công ty cung cấp hoàn toàn chính xác. b. Thủ tục phân tích So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá xem đã phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Bảng 4: Tình hình biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước TK Diễn giải 31/12/2013 01/01/2013 Biến động Trước KT Sau KT Giá trị Tỷ lệ 331C Phải trả cho người bán - dư có ngắn hạn 1,314,172,164 1,958,105,804 (643,933,640) -32.89% 331DC Phải trả cho người bán - dư có dài hạn - - - - 331N Ứng trước tiền hàng cho người bán - ngắn hạn 3,558,779 558,780 2,999,999 536.88% 331DN Ứng trước tiền hàng cho người bán - dài hạn - - - - Tổng nợ phải trả ngắn hạn 8,002,989,787 11,411,102,064 (3,408,112,277) -29.87% Tỷ trọng Phải trả người bán ngắn hạn / Tổng nợ phải trả ngắn hạn 16.42% 17.19% -0.77% -0.04 Tổng nợ phải thu ngắn hạn 5,104,682,181 9,425,431,654 (4,320,749,473) -45.84% Tỷ trọng Trả trước cho người bán ngắn hạn / Tổng nợ phải thu ngắn hạn 0.07% 0.01% 0.06% 1075.96% Kiểm toán viên nhận định: nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ phải trả của đơn vị và trả trước người bán cũng chiếm một phần rất nhỏ trong nợ phải thu của đơn vị. Phải trả người bán năm 2013 giảm 32.89% so với năm 2012 do doanh nghiệp đã thanh toán nợ cho các doanh nghiệp mà hiện tại đơn vị ABC không còn mua bán hàng hóa nữa. Sau khi kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích khoản mục nợ phải trả người bán, kiểm toán viên tiếp tục thực hiện các kiểm tra chi tiết để kiểm tra rõ hơn các khoản nợ phải trả người bán của công ty TNHH ABC. 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế c. Kiểm tra chi tiết • Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái. Bảng 5: Tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp ĐVT: VND Stt Đối tượng 01/01/2013 Phát sinh trong năm 31/12/2013 Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1. DNTN Hoàng Thiện 6 400,219,000 400,219,001 5 - 2. Cty CP XDGT TTHuế-XN SXVLXD vàTCXL 66,247,164 116,248,000 145,318,999 - 95,318,163 3. Công ty TNHH Bắc Thành 315,209,685 708,888,000 585,735,211 - 192,056,896 4. Cty CP bê tông và XD TT Huế 46,940,000 49,940,000 3,000,000 - 5. CTy TNHH thiết bị công nghệ Miền Trung 90,000 - 90,000 6. Cty TNHH Coxano Trường Sơn 354,176,163 280,000,000 6,464,910 - 80,641,073 7. DNTN TM Điện Quang 24,556,160 87,683,000 154,649,466 - 91,522,626 8. DNTN Điện Quán 25,000,000 15,000,000 - 10,000,000 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế 9. CTy CP khai thác đá & xây dựng Hương Bằng 12 12 - 10. Xí nghiệp gỗ Hoài Ân 5,219,055 - 5,219,055 11. DNTN Hồng Phát A 50,578,982 50,000,000 - 578,982 12. Công ty TNHH Hương Thảo 40 - 40 13. Cty CP Hương Thuỷ 125 125 - 14. Hoàng Văn Toàn 70,620,000 70,620,000 - - 15. Cty TNHH Khôi Nguyên 73 73 - 16. Công ty TNHH kiểm toán AFC 27,500,000 27,500,000 - - 17. DNTN máy đo đạc ĐÀ Nẵng 8,800,000 8,800,000 - - 18. DNTN-TM Mỹ Trang 419,781,258 890,000,000 765,090,973 - 294,872,231 19. Nguyễn Văn Tý 95,425,500 95,425,500 - - 20. Xí nghiệp 30-4 Huế 7,206 7,206 - 21. Công ty CP kim khí Thanh Tâm 241 241 - 22. Cty TNHH Hải Nam 1,119 1,119 - 23. Công ty TNHH Nguyễn Danh 49,017,911 189,078,000 168,647,579 - 28,587,490 47 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế 24. Nguyễn Văn Tiến 180,470,000 180,470,000 - - 25. DNTN Phát Đạt 45,824,850 196,500,000 181,253,346 - 30,578,196 26. DNTN Phước Hảo 44,096,988 134,039,000 118,482,366 - 28,540,354 27. DNTN Quốc Việt 23,928,000 23,928,000 - - 28. Cty CPVLXD Sông Bồ 87,865,182 - 87,865,182 29. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng SDC 54,543,000 60,000,000 40,239,000 - 34,782,000 30. Trần Ngọc Bích 44,868,000 44,868,000 - - 31. Cty TNHH TM và DV Trần Hằng 5,658,000 - 5,658,000 32. Công ty TNHH Tân Bảo Thành 71,449,740 71,170,000 92,511,997 - 92,791,737 33. Trần Ngọc Ánh 138,723,000 138,723,800 - 800 34. DNTN Trần Trung Hòa 33,356,775 110,000,000 161,483,685 - 84,840,460 35. Công ty TNHH Trường An 125,110,000 125,110,000 - - 36. Công ty CP Trường Sơn 24,900,503 24,900,000 - 503 37. Nhà máy gạch Tuynen 1-5 108,283,665 220,011,000 261,755,028 - 150,027,693 38. Trương Văn Quang 62,950,000 62,950,000 - - 39. DNTN Vinh Bình 685 - 685 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế 40. Cty CP VLXD số 1 Thừa Thiên Huế 24 - 24 41. Công ty Cổ phần Long Thọ 549,998 549,998 - 42. Cy CP XD- GT TT Huế- XN khai thác Đá & Xd công trình 199,974 - 199,974 Tổng cộng 558,780 1,958,105,804 4,382,070,500 3,735,136,861 3,558,779 1,314,172,164 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Trên đây là bảng tổng hợp đã được kiểm toán viên đối chiếu với sổ cái. Qua việc kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy số liệu trên sổ chi tiết khớp đúng với bảng cân đối kế toán. - Xem lướt qua bảng tổng hợp chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không Nếu nhận thấy có các khoản mục bất thường thì kiểm toán viên phải ghi chú lại để kiểm tra và đối chiếu các khoản mục đó trước. Ở đây, Kiểm toán viên không thấy có nghiệp vụ nào bất thường. - Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (mẫu thư xác nhận: phụ lục 2). 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Bảng 6: Bảng theo dõi thư xác nhận Stt Đối tượng Số đơn vị Số xác nhận Chênh lệch Nợ Có Nợ Có Nợ Có I. Phải trả người bán - 1,169,936,061 - 1,173,236,061 - 3,300,000 1 Cty CP XDGT TTHuế 95,318,163 95,318,163 - - 2 Công ty TNHH Bắc Thành 192,056,896 192,056,896 - - 3 Cty TNHH Coxano Trường Sơn 80,641,073 80,641,073 - - 4 DNTN TM Điện Quang 91,522,626 95,522,626 - 4,000,000 5 DNTN-TM Mỹ Trang 294,872,231 290,872,231 - (4,000,000) 6 Cty CPVLXD Sông Bồ 87,865,182 87,865,182 - - 7 Công ty TNHH Tân Bảo Thành 92,791,737 92,791,737 - - 8 DNTN Trần Trung Hòa 84,840,460 84,840,460 - - 9 Nhà máy gạch Tuynen 1-5 150,027,693 153,327,693 - 3,300,000 II. Trả trước cho người bán 3,549,998 - 3,549,998 - - - 1 Công ty Cổ phần Long Thọ 549,998 549,998 - - 2 Cty CP bê tông và XD TT Huế 3,000,000 3,000,000 - - Cộng 3,549,998 1,169,936,061 3,549,998 1,173,236,061 - 3,300,000 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Vì thư xác nhận lần thứ nhất đã được các bên xác nhận đầy đủ nên kiểm toán viên không cần phải gửi lần thứ hai và thực hiện các thủ tục thay thế. Khi theo dõi các thư xác nhận, kiểm toán viên nhận thấy giữa số đơn vị cung cấp và số xác nhận của các bên có chênh lệch ở ba đơn vị là DNTN TM Điện Quang, DNTN-TM Mỹ Trang và Nhà máy gạch Tuynen 1-5. Kiểm toán viên liên hệ với công ty ABC để tìm ra nguyên nhân của chênh lệch và hướng giải quyết. Sau khi làm việc với công ty ABC, kiểm toán viên đã tìm ra được nguyên nhân sai sót: Thứ nhất, chênh lệch 4,000,000 đồng của DNTN TM Điện Quang và DNTN- TM Mỹ Trang là do kế toán đã hạch toán nhầm khoản nợ 4,000,000 đồng công ty ABC nợ DNTN TM Điện Quang sang cho công ty DNTN-TM Mỹ Trang. Thứ hai, chênh lệch 3,300,000 đồng của nhà máy gạch Tuynen 1-5 là do kế toán đơn vị đã bỏ sót không hạch toán ở hóa đơn 15897 một khoản 3,300,000. Sau khi kiểm toán viên trao đổi với công ty ABC, công ty đã tiến hành định khoản lại các nghiệp vụ kể trên, lập lại báo cáo tài chính. Kiểm toán viên hoàn toàn nhất trí với doanh nghiệp về việc này. - Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp . 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Bảng 7: Danh sách các khoản tiền trả trước cho khách hàng Stt Nhà cung cấp Số dư cuối Kiểm tra Chênh lệch 1 DNTN Hoàng Thiện 5 5 2 Cty CP bê tông và XD TT Huế 3,000,000 3,000,000 - 3 CTy CP khai thác đá & xây dựng Hương Bằng 12 12 - 4 Cty CP Hương Thuỷ 125 125 - 5 Cty TNHH Khôi Nguyên 73 73 - 6 Xí nghiệp 30-4 Huế 7,206 7,206 - 7 Công ty CP kim khí Thanh Tâm 241 241 - 8 Cty TNHH Hải Nam 1,119 1,119 - 9 Công ty Cổ phần Long Thọ 549,998 549,998 - Cộng 3,558,779 3,558,774 - Qua bước này, kiểm toán viên đã kiểm tra được các khoản trả trước cho người bán của công ty TNHH ABC là khớp đúng với sổ cái, với các điều khoản trong hợp đồng. - Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ: Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ Kiểm toán viên đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán của công ty TNHH ABC và thấy hoàn toàn khớp đúng với số dư nợ phải trả đã ghi nhận vào ngày khóa sổ. - Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trên, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh với các nghiệp vụ được ghi trong sổ sách để chắc chắn rằng công ty TNHH ABC đã phản ánh các khoản phải trả người bán 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế đúng kỳ. Ở đây, sau khi kiểm tra, kiểm toán viên nhận định công ty đã phản ánh các khoản phải trả người bán đúng kỳ hạn. 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế • Kiểm tra cách trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên BCTC Bảng 8: Trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trên BCTC TK Diễn giải 31/12/2013 01/01/2013 Sau KT Sau KT Nguyên tệ VND Nguyên tệ VND 331C Phải trả người bán ngắn hạn 1,317,472,164 1,958,105,804 331N Trả trước cho người bán ngắn hạn 3,558,779 558,780 Cộng - 1,321,030,943 - 1,958,664,584 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Không những kiểm tra các khoản phải trả người bán được ghi nhận chính xác, đúng kỳ mà kiểm toán viên còn phải kiểm tra cách trình bày các khoản phải trả người bán của công ty TNHH ABC trên BCTC đã hợp lý chưa. Nếu chưa hợp lý thì kiểm toán viên buộc công ty phải trình bày lại cho hợp lý. Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên nhận định các khoản phải trả người bán đã được trình bày hợp lý. Qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, sau khi doanh nghiệp đã điều chỉnh lại một số sai sót, kiểm toán viên nhận thấy rằng khoản mục nợ phải trả người bán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và ảnh hưởng tích cực đến Báo cáo tài chính của công ty TNHH ABC. 2.3.2.3. Kết thúc kiểm toán a. Sự kiện phát sinh sau kiểm toán Sau khi thực hiện xong cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán sẽ xem xét đến các sự kiện sau ngày kết thúc kiểm toán, đảm bảo không có vấn đề gì ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục và kết quả kiểm toán. Công ty TNHH ABC không có sự kiện phát sinh sau kiểm toán. b. Tham chiếu giấy tờ làm việc Trưởng đoàn kiểm toán sẽ thu thập tất cả các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn và tổng hợp lại trên biên bản trao đổi ý kiến. Kiểm toán viên rà soát lại thêm một lần nữa các tài khoản đã kiểm toán và đối chiếu trên bảng cân đối xem có tài khoản nào chưa được kiểm toán hay không. c. Kết luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tóm tắt các công việc đã làm và đạt được trong kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán. Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán theo các mục tiêu kiểm toán nợ phải trả và theo các thủ tục của chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán. Vì khoản mục nợ phải trả người bán của công ty TNHH ABC đã phản ánh trung thực và hợp lý nên kiểm toán viên không cần nêu các bút toán điều chỉnh. Kết quả kiểm toán sẽ do trưởng nhóm kiểm toán xem xét để tổng hợp kết quả kiểm toán cho 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế toàn bộ cuộc kiểm toán. Sau khi tổng hợp, Kiểm toán viên đưa ra ý kiến: “Báo cáo tài chính của công ty TNHH ABC trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu” 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán FAC 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán - Trong đoàn kiểm toán thường được bố trí từ 5 người trở lên tùy vào quy mô của doanh nghiệp khách hàng, tính chất của cuộc kiểm toán để việc sử dụng nhân viên cho phù hợp. Trong mỗi đoàn kiểm toán nếu là kiểm toán tại đơn vị khách hàng cũ thì sẽ có ít nhất một kiểm toán viên là thành viên của đoàn kiểm toán năm trước. Việc này giúp cho đoàn kiểm toán nắm thông tin về khách hàng cũ tốt hơn. - Trước khi kiểm toán, các thành viên trong đoàn kiểm toán luôn xem lại trước hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc năm trước của đơn vị được kiểm toán nhằm nắm bắt thông tin, chú trọng vào những điểm lưu ý từ năm trước để tiến hành kiểm toán có hiệu quả. - Trưởng đoàn kiểm toán phân công công việc và trách nhiệm trong đoàn kiểm toán rất cụ thể, hợp lý gắn với mức độ quan trọng của từng khoản mục và trình độ của kiểm toán viên cũng như trợ lý kiểm toán viên. - Công ty đã xây dựng các biểu mẫu chi tiết về tìm hiểu khách hàng, cũng như các tài liệu cần khách hàng cung cấp, các thủ tục thực hiện kiểm toán thu gọn. 3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Kiểm toán viên đã thực hiện thủ tục phân tích cơ bản nhất và thực tế các thủ tục đã mang lại hiệu quả nhất định. - Chương trình kiểm toán nợ phải trả người bán của công ty đã có các thủ tục kiểm toán chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán và đưa ra các 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế nhận định quan trọng nhất về nợ phải trả người bán. Khi kiểm toán nợ phải trả người bán tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên của công ty đã phối hợp kết quả kiểm toán các phần hành khác có liên quan một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. - Các bước kiểm tra chi tiết khoản mục nợ phải trả người bán rõ ràng và chặt chẽ, mỗi bước thực hiện hướng đến một mục tiêu nhất định đảm bảo cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán thực hiện đươc các mục tiêu kiểm toán đề ra. 3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán - Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán luôn có sự kiểm tra lại các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn, hỏi lại những vấn đề chưa rõ. Điều này nhằm tránh những sai sót và tăng tính chính xác của các thông tin kiểm toán. - Nội dung đã phản ánh được ý kiến của kiểm toán viên về khoản mục nợ phải trả người bán và đã đưa ra các bút toán điều chỉnh sai sót. - Trước khi phát hành, báo cáo kiểm toán phải được xem xét bởi ban kiểm soát và tổng giám đốc công ty. Do đó rủi ro sai sót của việc đưa ra ý kiến cho một báo cáo kiểm toán có thể hạn chế thấp nhất có thể. 3.1.2. Hạn chế - Do bị hạn chế về thời gian kiểm toán nên việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có tiến hành với những khách hàng là các công ty có quy mô lớn, còn đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ thì công ty FAC sẽ bỏ qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. - Công ty chỉ chú trọng xây dựng mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính mà chưa chú trọng xây dựng mức trọng yếu riêng cho từng khoản mục. Khi kiểm toán từng khoản mục, kiểm toán viên thường chỉ dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp để xác định rủi ro và trọng yếu cho mỗi khoản mục. Do đó mức độ đánh giá thường không cao vì kinh nghiệm và năng lực giữa các kiểm toán viên là không đồng đều và sự xét đoán luôn chứa đựng tính không chính xác. 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế - Công ty chưa có một chương trình chọn mẫu cụ thể. Khi thực hiện chọn mẫu trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên của công ty chỉ sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, chọn mẫu dựa trên cảm tính của kiểm toán viên nên tính đại diện của mẫu là không cao, cỡ mẫu không được xác định trước và kết quả mẫu không được suy rộng ra tổng thể. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán Sau đây là một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC 3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần chú trọng hơn công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Kiểm toán viên nên lập thành lưu đồ hoặc bảng câu hỏi theo từng dấu hiệu của kiểm soát nội bộ để dễ nhận thấy sự có mặt hay thiếu vắng các hoạt động kiểm soát nội bộ đó. Bảng câu hỏi này được lập dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên. Bảng 9: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả người bán Câu hỏi Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1. Doanh nghiệp có lập phiếu đề nghị mua hàng hay không? 2. Đơn đặt hàng có được lập dựa trên phiếu đề nghị mua hàng không? 3. Đơn đặt hàng có được đánh số thứ tự liên tục không? 4. Đơn vị có tiến hành thủ tục lựa chọn nhà cung cấp không? 5. Phiếu đề nghị mua hàng có chữ ký xét duyệt của Ban giám đốc hay không? 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Ngoài ra, công ty cần xây dựng quy trình đánh giá mức độ trọng yếu, đánh giá rủi ro đối với toàn bộ Báo cáo tài chính và chi tiết với từng khoản mục. Hiện nay, việc xây dựng các quy trình này có nhiều khó khăn. Nhưng nếu công ty xây dựng được quy trình đó thì kiểm toán viên sẽ có thêm căn cứ để đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính của khách hàng. 3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Công ty cần thể hiện cách thức lấy mẫu và quy mô của mẫu trong quá trình kiểm toán: Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên một phần tử ít hơn 100% số phần tử của số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được lựa chọn. Việc thực hiện lấy mẫu kiểm toán là cần thiết vì không thể tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, nghiệp vụ và do kiểm toán viên quan tâm đến các khía cạnh trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc lấy mẫu kiểm toán chỉ thực sự có hiệu quả khi công việc này được trợ giúp bởi các phần mềm chuyên ngành, do thực tế việc chọn mẫu dù theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc phi ngẫu nhiên đều phức tạp và gây mất thời gian. Khi chọn mẫu kiểm toán viên cần lưu ý đến sự cần thiết phải xuất hiện của mọi thành phần trong tổng thể: các phần tử thích hợp chung cho mục đích kiểm tra; các thành phần đặc trưng, các phần tử đặc biệt Các phần tử đặc biệt có thể là các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng; tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên ví dụ như các phần tử có giá trị từ 100 triệu trở lên đều được chọn để kiểm toán viên kiểm tra; các phần tử nhất định cho mục đích thu thập thông tin. 61 Đạ i h ọc K i h tế H uế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán là một nội dung kiểm toán quan trọng vì khoản mục này liên quan đến tính thanh khoản, cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh ngiệp, do đó việc thực hiện nghiên cứu này là thực sự cần thiết. Thông qua việc thực hiện đề tài kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC, tôi đã nghiên cứu được những lý thuyết về kiểm toán nợ phải trả, nhằm hiểu rõ và nắm bắt cơ sở lý luận vững chắc hơn khi thực hiện nghiên cứu đề tài trên thực tế. Đồng thời, công ty FAC cũng đã tạo điều kiện cho tôi được thực tế kiểm toán tại các doanh nghiệp dưới sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị kiểm toán viên. Nhờ vậy, tôi đã học hỏi được những kinh nghiệm từ các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm tại công ty và rút ra được những vấn đề thường hay gặp nhất khi kiểm toán nợ phải trả người bán là: - Không có thư xác nhận của đối tượng công nợ. - Các thủ tục giấy tờ của các nghiệp vụ của tài khoản 331 đối ứng chi phí hay tài sản cố định thường không đầy đủ. Bên cạnh đó, có một số điều tôi chưa đạt được: - Quá trình học tập ở trường tôi chỉ được học chủ yếu là lý thuyết nên khi tiếp xúc với kiểm toán thực tế tại doanh nghiệp không tránh khỏi được bỡ ngỡ vì giữa lý thuyết và thực tế kiểm toán tại một đơn vị doanh nghiệp vẫn còn có khoảng cách. Chẳng hạn như khi học về kiểm toán khoản mục nợ phải trả, kiểm toán viên sẽ phải đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay không có hệ thống kiểm soát nội bộ nên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được bỏ qua và kiểm toán viên sẽ coi như hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động rất kém hiệu quả. - Trong quá trình thực hiện đề tài, một quy trình kiểm toán còn có liên quan đến các quy trình kiểm toán khác ở một số các thủ tục nên cần phải có sự tìm 62 Đạ i h ọc K i h tế H uế hiểu mối quan hệ giữa các thủ tục trong các quy trình kiểm toán của một số các khoản mục liên quan khác nhau, ví dụ như khoản mục hàng tồn kho. Ở đây, tôi vẫn chưa nghiên cứu sâu các quy trình kiểm toán các khoản mục khác. 2. Kiến nghị Trong phạm vi thời gian ngắn, đề tài của tôi vẫn chưa hoàn hảo và có nhiều thiếu sót. Nếu có thêm thời gian và kiến thức thì tôi sẽ hoàn thành đề tài này tốt hơn và khắc phục được những điều mà tôi chưa đạt được như đã nói ở trên. Hướng khắc phục cụ thể như sau: Thứ nhất, về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, có thêm thời gian thì tôi sẽ được thực tập ở công ty FAC lâu hơn và sẽ được tiếp xúc nhiều hơn về kiểm toán. Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán và sẽ hoàn thành tốt hơn đề tài này. Ngoài ra, theo tôi công tác đào tạo kế toán – Kiểm toán của nhà trường quá thiên về lý thuyết, do đó khi thực tập cuối khóa tại các doanh nghiệp, việc vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn gặp một số khó khăn. Vì vậy, tôi xin được kiến nghị với nhà trường, trong quá trình giảng dạy giảng viên nên đưa ra nhiều ví dụ thực tế, so sánh giữa lý thuyết được học và thực tế tại các đơn vị và tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tế tại các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho sinh viên tránh được những bỡ ngỡ khi đi thực tập cuối khóa và có nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân. Thứ hai, khi có thêm thời gian, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn các quy trình kiểm toán các khoản mục liên quan đến khoản mục nợ phải trả. Điều này sẽ giúp tôi có thêm các kiến thức bổ trợ góp phần hoàn thiện đề tài hơn. 63 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Phan Đức Dũng, “Kế toán Kiểm toán”, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006. 2. A. A. Aren, J. K. Locbecker, Đặng Kim Cương dịch, “Kiểm toán – Auditing”, NXB Thống Kê, 2000. 3. Bộ môn Kiểm toán trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, “Kiểm toán”, NXB Lao động Xã hội, 2007. 4. Bộ Tài chính, “Quy trình chuẩn mực kiểm toán”, NXB Thống kê Hà Nội, 2008. 5. Th.S Phan Trung Kiên, “Kiểm toán lý thuyết thực hành”, NXB Tài chính, 2008. 6. Võ Văn Nhị, “26 Chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao động xã hội, 2006. 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ABC SAU KIỂM TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại này 31 tháng 12 năm 2013 TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 13709715637 16820161866 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 (III.01) 1430155662 612612317 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 5104682181 9425431654 1. Phải thu khách hàng 131 4451355777 8390172774 2. Trả trước cho người bán 132 3558779 558780 3. Các khoản phải thu khác 138 665067525 1050000000 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (15.299.900) (15.299.900) IV. Hàng tồn kho 140 7156035863 6782117895 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 7159335863 6782117895 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 18841931 1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 18841931 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 157 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 230 + 240) 200 900303245 1098561412 Đạ i h ọc K inh tế H uế I.Tài sản cố định 210 (III.03.04) 884285064 1095715958 1. Nguyên giá 211 2067592314 2001292314 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (1.183.307.250) (905.576.356) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 (III.05) 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 16018181 2845454 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 16018181 2845454 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 14613318882 17918723278 NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 8002989787 11426102064 I. Nợ ngắn hạn 310 8002989787 11411102064 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 1317472164 1958105804 3. Người mua trả tiền trước 313 5743224000 7682846000 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 202663363 861984602 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 38287260 18165658 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 704643000 890000000 9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 323 10. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 327 II. Nợ dài hạn 330 15000000 1. Vay và nợ dài hạn 321 Đạ i h ọc K inh tế H uế 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 15000000 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 5. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410) 400 6607029095 6492621214 I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 6607029095 6492621214 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 6500000000 6500000000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 2084839 2084839 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 104944256 (9.463.625) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 14613318882 17918723278 Đạ i h ọc K inh tế H uế BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2013 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 IV.08 16580485456 27374836364 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 16580485456 27374836364 4. Giá vốn hàng bán 11 15104435311 24930750556 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 1476050145 2444085808 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7039465 3967829 7. Chi phí tài chính 22 777165 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1519339243 2299710163 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 (37.026.798) 148343474 10. Thu nhập khác 31 189570639 11. Chi phí khác 32 182456769 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 189570639 (182.456.769) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.09 152543841 (34.113.295) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 38135960 25960108 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51) 60 114407881 (60.073.403) Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC 2: MẪU THƯ XÁC NHẬN Ngày __ tháng __ năm ___ CÔNG TY TNHH ABC Kính gửi: Địa chỉ: Người nhận: Điện thoại: Fax: Kính thưa Quý vị, Về việc: xác nhận số dư nợ cho mục đích kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán FAC đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày __/__/____ của Công ty chúng tôi. Báo cáo tài chính của Chúng tôi đã phản ánh số dư liên quan đến tài khoản của Quý vị tại ngày __/__/____ như sau: Số tiền Chúng tôi phải trả cho Quý vị: ___________VNĐ Số tiền Chúng tôi ứng trước cho Quý vị: __________VNĐ Nhằm mục đích kiểm toán báo cáo tài chính của Chúng tôi, rất mong Quý vị xác nhận tính đúng đắn của số dư nêu trên và gửi thư xác nhận này trực tiếp đến Kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau bằng đường bưu điện trước ngày __ tháng __ năm ____: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC Địa chỉ: Người nhận: Điện thoại: Fax: Nếu không đồng ý với số dư nêu trên, xin Quý vị cung cấp đầy đủ chi tiết của sự khác biệt cho kiểm toán viên của chúng tôi. Đạ i h ọc K inh tế H uế Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý vị. Kính thư Họ và tên: Chức vụ: Xác nhận của: Tôi/Chúng tôi xác nhận các số dư ở trên là Đúng Tôi/Chúng tôi xác nhận các số dư ở trên là Không đúng Chi tiết về các khoản chênh lệch như sau: (đính kèm bảng chi tiết nếu không đủ chỗ trống để trình bày chi tiết) Chữ ký: (đóng dấu) Tên: Chức vụ: Ngày tháng năm Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_duc_hung_1189.pdf
Luận văn liên quan