Đề tài Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại công ty cổ phần Việt Hoa toàn cầu

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA TOÀN CẦU I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty II.Cơ sở vật chất III.Cơ cấu nhân sự IV.Tình hình hoạt động kinh doanh CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA TOÀN CẦU I.Chuẩn bị chứng từ: II.Đăng ký tờ khai III.Nộp lệ phí Hải Quan: IV. Theo dõi tính thuế và phân kiểm V.Kiểm hóa VI.Chi tiết về áp mã thuế: VII.Thanh lý tờ khai: VIII.Điều động phương tiện vận tải IX.Thanh lý cổng tại Hải Quan cổng: X. Quyết toán và hoàn trả chứng từ cho khách hàng: XI.Thủ tục trả rỗng: XII.Mở rộng quy trình nhập khẩu hàng lẻ tại Công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu: CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I.Nhận xét chung về công ty Việt Hoa Toàn Cầu 2.Khó khăn: II.Các giải pháp chiến lược của công ty trong giai đoạn hiên nay: III.Kiến nghị đối với Nhà Nước và công ty: 1.Kiến nghị đối với nhà nước: 2.Kiến nghị đối với công ty:

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại công ty cổ phần Việt Hoa toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vì đã được kê khai chi tiết bên phần phụ lục tờ khai đính kèm do lô hàng có quá nhiều mặt hàng thể hiện trên hóa đơn thương mại. Tiêu thức 23: Trị giá nguyên tệ: cũng giống tiêu thức 20 trên tờ khai chỉ là tổng trị giá nguyên tệ còn trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng được ghi chi tiết trên phụ lục tờ khai đính kèm tờ khai Hải Quan. Trị giá nguyên tệ là tổng trị giá của từng loại mặt hàng thể hiện trên hóa đơn thương mại. Trị giá nguyên tệ =giá trị tiêu thức 20 * giá trị tiêu thức 22 Tổng giá trị nguyên tệ trong tiêu thức 23 = 21,446.00 (USD) con số này đúng bằng số tiền thanh toán trên hóa đơn thương mại. Tiêu thức 24: Thuế nhập khẩu: Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hóa nhập được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (nước, nhóm vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương Mại thông báo). Thuế suất thương mại đã được quy đinh cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành. Đối tượng nôpj thuế tự khai và tựchịu trách nhiêm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tọ thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không htực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ưnga quy định tại biẻu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi * 150% Phương pháp tính thuế nhập khẩu: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số tiền thuế phải nộp theo công thức sau: Số tiền thuế nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan * Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa * thuế suất của từng mặt hàng. Trong tường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Lô hàng mực in được nhập khẩu từ Singapore theo giá CIF và mức thuế suất nhập khẩu mà lô hàng phải chịu là 5%. Từ đó ta có trị giá tính thuế của từng mặt hàng như sau (được quy đổi ra VNĐ): Trị giá tính thuế = Trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng * Tỷ giá Tiền thuế = Trị giá tính thuế * Thuế suất Ta sẽ tính thuế riêng cho từng mặt hàng với cùng một mức thuế suất, sau đó cộng tổng thuế của các mặt hàng đó ta sẽ có tổng tiền thuế nhập khẩu của lô hàng này là: 17,113,90 (VNĐ). Tiêu thức 25: Thuế GTGT (hoặc TTĐB) Trị giá tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu * Tiền thuế Tiền thuế thuế GTGT = Trị giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT Tổng số tiền thuế thuế GTGT của lô hàng này là: 35,939,207 (VNĐ) Lưu ý: Trị giá tính thuế trên 2 công thức trên là trị giá tính thuế bằng VNĐ. Trị giá tính thuế (VNĐ) = Trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng * Tỷ giá Tiêu thức 26: thu khác (không có) Tỷ lệ phần trăm: Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định Số tiền: Tính cho từng mặt hàng Lô hàng này không có các khoản thu khác nên được để trống. Tiêu thức 27: Tổng số tiền và thu khác: tiêu thức này thể hiện tổng số tiền các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước trước khi nhập khẩu một lô hàng: 53,053,115 (VNĐ). Đây là số tiền được cộng từ các ô 24, 25, 26 bằng chữ và bằng số. Tiêu thức 28: Các chứng từ: thông thường trong bộ chứng từ đi kèm có bao nhiêu bản sao, bản chính nhận viên giao nhận cần ghi rõ để nộp cho Hải Quan: Hợp đồng thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao. Hóa đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao. Bản kê chi tiết: 1 bản chính và 1 bản sao. Vận tải đơn:1 bản chính. Tiêu thức 29: Đây là ô xác nhận trách nhiệm của Giám Đốc Doanh Nghiệp Bình Phú thể hiện bằng cách ký tên và đóng dấu vào ô này. Phần B: Dành cho kiểm tra của Hải Quan Tiêu thức 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của HảiQuan. Ở tiêu thức này, công chức Hải Quan sau khi kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa như thế nào sẽ nhận xét vào ô này. Tiêu thức 31: Đai diên doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên): Nhân viên đi nhận hàng sẽ đại diện cho doanh nghiệp của mình để làm sao nhận hàng một cách nhanh nhất. Tiêu thức 32: Cán bộ kiểm hóa (ký, ghi rõ họ tên ) Đây là ô mà 2 cán bộ kiểm hóa sau khi được phân công kiểm tra thực tế lô hàng sẽ ký xác nhận đã kiêm tra hàng và nhận xét thực tế của lô hàng. Tiêu thức 33: Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra. Tiêu thức 34: Tổng số thuế và thu khác phải nộp Tiêu thức 35: Lệ phí Hỉa Quan Tiêu thức 36: Cán bộ kiểm tra thuế (ký, ghi rõ họ tên): sau khi công chức Hải Quan đã kiểm tra mức thuế suất và số tiền thuế xong thì sẽ ký tên đóng dấu vào ô này. Tiêu thức 37: Ghi chép khác của Hải Quan. Tiêu thức 38: Xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan (ky, đóng dấu và ghi rõ họ tên): sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa và chi tiết tính thuế, tờ khai sẽ được chuyển đến cho chi cục phó Hải Quan cuửa khẩu ký, đóng dấu xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan và cho phép thông quan. Nếu hàng miễn kiểm sẽ được ký tên, đóng dấu tại nơi đăng ký tờ khai. Như vậy quá trình lên tờ khai đã hoàn thành, nhân viên giao nhận kiểm tra lại toàn bộ tờ khai lần cuối cùng xem đã khớp nhau chưa? Nếu tờ khai đã hoàn chỉnh nhân viên giao nhận sẽ đem tờ khai, phụ lục tờ khai, tờ khai trị giá tính thuế đến doanh nghiệp Bình Phú để giám đốc ký, hoàn thiện bộ tờ khai để nhân viên giao nhận thực hiện tiếp quá trình giao nhận. Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành khai Hải Quan ở chi cục Hải Quan TP.HCM, chi cục Hải Quan khu vực IV, cảng ICD Phước Long I. II.Đăng ký tờ khai Nhân viên giao nhận chuẩn bị bộ tờ khai sắp xếp theo trật tự sau: Giấy giới thiệu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Bình Phú. Phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ: 01 bản Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính (01 bản lưu HảiQuan và 01 bản dùng lưu người khai Hải Quan), cùng 02 phụ lục (01 bản lưu Hải Quan và 01 bản lưu người khai Hải Quan). Tờ khai trị giá tính thuế: 01 bản Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế:01 bản Hợp đồng thương mại:01 bản sao và 01 bản chính Hóa đơn thương mại: 01 bản sao và 01 bản chính Phiếu đóng gói: 01 bản sao và 01 bản chính Chi tiết phiếu đóng gói: 01 bản chính và 01 bản sao Vận tải đơn:01 bản chính Công văn xin ân hạn thuế: 01 bản. Theo thông tư 59/2007/TT –BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính quy định thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với từng trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế là 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai với điều kiện phải kem theo công văn xin ân hạn thuế, công văn có nôi dung như sau: “Doanh Nghiệp Tư Nhân Bình Phú, địa chỉ: 146, Chợ Lớn, P.11, Q.6, Tp.HCM có lô hàng nhập khẩu Mực In các loại. Lô hàng này được tiến hành thủ tục nhập khẩu tại cảng ICD Phước Long I vào ngày 27/03/2008. Nay chúng tôi làm công văn này mong quý Hải Quan xem xét cho chúng tôi được ân hạn thời gian nộp thuế theo luật định”. Sau đó giám đốc Bình Phước đóng dấu và ký tên (chi tiết công văn này được kèm theo trong phần phụ lục đính kèm). Đĩa mềm chứa dữ liệu phụ lục hàng hóa nhập khẩu gồm 16 mặt hàng Mực In các loại. Đầu tiên nhân viên giao nhận lấy số thứ tự nộp tờ khai của mình tại máy lấy số. Số thứ tự sẽ hiện lên tại các ô cửa mở tờ khai, khi đến số thợ cuae mình nhân viên giao nhận sẽ nộp tờ khai tại ô cửa đó. Sau khi đã đăng ký tờ khai, cán bộ Hải Quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra từng chứng từ, mã số thuế XNK của doanh nghiệp sẽ được nhập vào máy tính, hệ thống máy tính sẽ kiểm tra điều kiện cho phép của doanh nghiệp, có bị cưỡng chế hay không, nếu có cán bộ Hải Quan sẽ thông báo bằng giấy cho doanh nghiệp biết trong đó có nêu rõ lý do không được phépmở tờ khai. Sau khi hệ thống máy tính báo hồ sơ hợp lệ , cán bộ Hải Quan sẽ tiếp tục kiêm tra xem doanh nghiệp có được ân hạn thuế và bảo lãnh thuế hay không? Do trong suốt quá trình hoạt động Bình Phú không có bất cứ sai phạm nào về nợ thuế hay nộp thuế chậm. Vì thế, hồ sơ của Bình Phú được máy tính xác nhận là hợp lệ và được ân hạn thuế, sau đó cán bộ Hải Quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ nếu có sai xót sẽ yêu cầu người đi mở tờ khai giải trình hoặc trả lại tờ khai để doanh nghiệp điều chỉnh lại sai xót, hồ sơ của lô hàng này hợp lệ, cán bộ Hải Quan nhập các thông tin vào máy tính bằng đĩa mềm mà doanh nghiệp cung cấp. Các thông tin này sẽ được máy tính xử lý theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro và đưa ra lệnh hình thức. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thế sau: có 3 mức độ khác nhau: 1,2,3 tương ứng với các mức: xanh, vàng, đỏ. Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh ) Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng) Mức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Lệnh hình thức, mức đọ kiểm tra thuộc mức 3 (luông đỏ), có 3 mức độ kiểm tra thực tế như nhau: Mức 3a: kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Mức 3c: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Đối với bộ hồ sơ này máy tính xác định là mức 3c. Cán bộ Hải Quan sau khi in lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải Quan, ký tên và đóng dấu vào số hiệu công chức vào ô dành cho công chức. Bước 1 ghi trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải Quan vào ô “cán bộ đăng ký” trên tờ khai Hải Quan, sau đó công chức Hải Quan sẽ đưa tờ khai, lệnh hình thức, phiếu tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao nhận dựa vào số tờ khai được cho để điền số tờ khai vào và đánh số thứ tự lên tất cả các chứng từ bắt đầu từ giấy giới thiệu. Nhân viên giao nhận được giữ lại phiếu tiếp nhận hồ sơ để theo dõi cac bươc tiếp theo của quá trình mở tờ khai. Số tờ khai của bộ hồ sơ này là: 5066/NK/NKD. Tiếp theo cán bộ Hải Quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ kèm với lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho bộ phận tiếp theo xử lý. Cụ thể: Nếu lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức 1 thì chuyển hồ sơ kem lênh hình thức cho lãnh đạo thông quan lô hàng. Nếu lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức 2 và mức 3 thì chuyển hồ sơ kèm lệnh hình thức cho công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra giá thuế và tính thuế. Bộ hồ sơ của Bình Phú được chuyển vào cho lãnh đạo xem xét, lãnh đạo đồng ý với lệnh hình thức mà máy tính và cán bộ đưa ra. Sau đó lânhgx đạo sẽ phân công cán bộ tính thuế và cán bộ kiểm hóa cho lô hàng. Nhân viên giao nhận nộp lại phiếu tiếp nhận cho cán bộ Hải Quan cửa mở để chuyển bộ hồ sơ sang bước tiếp theo: III.Nộp lệ phí Hải Quan: Nhân viên giao nhận sau khi nhận đước số tờ khai thì đến ô thu phí Hải Quan để nộp phí Hải Quan, mức phí này là 30,000 VNĐ, Công chức Hải Quan lưu lại liên màu trắng, trả lại liên màu đỏ và màu tím cho nhân viên giao nhận. Liên màu tím dùng để xuất trình khi thanh lý tờ khai, liên màu đỏ dùng để quyết toán với doanh nghiệp. IV. Theo dõi tính thuế và phân kiểm Liên hệ với công chức bên bộ phận chuyển tờ khai để biết được bộ hồ sơ của mình đã được chuyển qua bộ phận tiếp theo chưa? Nếu bộ hồ sơ đã được chuyển, nhan viên giao nhận theo bên ô tính thuế trên bảng phân tính thuế và kiểm hóa để biết hồ sơ của mình do ai tính thuế. Chi tiết bảng phân tính thuế và kiểm hóa như sau: 1.Tờ khai nhận từ ngày 27/3/2008 Số tờ khai Ngày 27/3/2008 1. 5066/NKD 2. ……. 2.Tờ khai thông quan bước 2 Tờ khai Cán bộ đội 3.Tờ khai chuyển luồng từ bước 2 sang bước 3 Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên 4.các tờ khai luồng đỏ: Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên 5066/NKD Lê Văn Lập Nguyễn Thị Phương Như vậy công chức tính thuế là ông Lâm Việt Hùng, nhan viên giao nhận liên hệ trực tiếp với công chức để giải trình khâu áp số thuế phải nộp công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Do lô hàng có 16 mặt hàng nên khâu tính thuế được thực hiện sau bước khâu kiểm hóa. Mở rộng: bước kiểm hóa có thể được thực hiện trước hoặc sau giá thuế, trong trường hợp nếu lô hàng có ít mặt hàng, những mặt hàng có đồng mã hàng hóa và mớc thuế áp đồng thời hàng nhập quen thuộc và không có tính chất phức tạp thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện sau bước tính thuế ngược lại nếu lô hàng có quá nhiều mặt hàng, tính chất khó xác định nhiều mã khác nhau thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện trước nhằm xác định rõ tính chất của hàng hóa trước xem có chính xác như khai bao hay không để công chức thuế có thể kiểm tra chính xác và thực hiện tính giá thuế. V.Kiểm hóa 1.Đăng ký chuyển bãi và in phiếu EIR. Hàng khi nhập cảng được đặt ở bãi trung tâm, nhân viên giao nhận tìm xem vị trí hàng lúc này nằm vị trí nào (tại ICD Phước Long I do cho có máy tính phục vụ khâu tìm vị trí nên nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để được chỉ dẫn xem cont nằm ở vị trí nào. Hiện tại cont BISU2824275 nằm tại K0103 (tức ở line K01, vị trí thứ 03). Do con nằm ở trên cao hơn nữa hàng thuộc diện kiểm hóa nên nhân viên giao nhận phải đến thương vụ cảng để đăng ký chuyển bãi. Tại đây dùng 1 lệnh giao hàng để đăng ký, phí chuyển bãi được đóng tại thương vụ cảng. Cont sau khi đăng ký chuyển bãi trong vòng 6 tiếng hồ sẽ được chuyên đến bãi kiểm hóa. Một lần nữa nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để biết được vị trí của cont tại bãi kiểm là L0101. Việc chuyển bãi cũng được gọi là trải cont tức là nhân viên giao nhận phải có sự chuẩn bị trước khi cont được chuyến hóa và hầu hết các cảng đều có thủ tục này. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cảng còn tồn quá nhiều cont và khó có thể chuyển dời được thì Hải Quan có thể linh hoạt cho doanh nghiệp được kiểm hóa tại bãi trung tâm và như thế sẽ không có thủ tục trải cont. Trong thời gian chờ đợi hàng của mình được chuyển bãi, nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng đến đại diện hãng tàu để tiến hành cược cont. Tùy từng hãng tàu mà nhân viên giao nhận phải cược cont ở đại diện hãng tàu hoặc đại diên hãng tàu tại cảng. Hãng tàu là Công Ty Vận Tải Biển Đông, do tại cảng không có đại diện hàng hải nen nhân viên giao nhận phải liên hệ trực tiếp với hãng tàu tại địa chỉ 84 -86 Nguyễn Trường Tộ,Q.4, TP.HCM. Tại đây nhận viên giao nhận viết đầy đủ các thông tin vào “giấy mượn cont về kho riêng” do đại diện hãng tàu cấp. Phần khai báo của khách hàng trên giấy này điều lấy tên doanh nghiệp TN Bình Phú, nội dung là mượn một cont 20’, số cont là BISU2824275. Phần quy định của hãng tàu thể hiện rõ: cont rỗng (sau khi rút hàng tại kho của khách hàng) phải trả về bãi Phước Long, phí lưu trả trễ cont bắt đầu tính từ ngày 4/4/2008, số tiền đặt cọc là 200.000 VNĐ (áp dụngcho cont 20’), có đóng dấu ký nhận của đại diện hãng tàu và chữ ký của nhân viên giao nhận. Sau khi kiểm tra lệnh, đại diện hãng tàu sẽ giữ lại 1 lệnh giao hàng gốc, đóng dấu hàng giao thẳng lên tàu lệnh bản sao. Nhân viên giao nhận mang tờ lệnh có đóng dấu hàng giao thẳng lại thương vụ cảng để đóng phí IMO (Inflammable Cargo: phí hàng hóa nguy hiểm), tiền nâng hạ và phí chuyển bãi. Tổng cộng số tiền phải đóng là 300000 , cán bộ thu ngân sẽ phát hành hóa đơn và đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” lên tờ lệnh đó và trả lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận cầm tờ lệnh này cùng với một lệnh gốc của hãng tàu và của đại lý đến quầy phát hành phiếu EIR “EQUIMENT INTERCHAGE RECEIPT) hay còn gọi là phiếu giao nhận cont, phiếu này gồm tất cả 4 liên Liên 1: Liên lưu (màu trắng) Liên 2: Liên kiểm soát cảng (màu vàng) Liên 3: Liên khách hàng (màu hồng) Liên 4: Liên Hải Quan (mau xanh) Thương vụ cảng sẽ giữ lại liên màu trắng để lưu và trả 3 liên còn lại cho nhân viên giao nhận. Phiếu giao nhận cont tương đương với phiếu xuất kho nếu là hàng nhập lẻ Sau đó nhân viên giao nhận đến bộ phận đối chiếu Manifest để đối chiếu lệnh tại đây. Nhânviên giao nhận sẽ trình lệnh giao hàng gốc và phiếu EIR mục đích để đối chiếu Manifest là để kiểm tra xem cont đã nhập cảng và có mặt tại cảng chưa? Vị trí nào? Có đúng lệnh giao hàng không? Sau khi kiểm tra cán bộ đối chiếu ghi số đối chiếu, ngỳa tháng đối chiếu và đóng dấu chính xác lên lệnh giao hàng. Mở rộng: Trong trường hợp nếu lô hàng này không đăng ký mượn cont về kho riêng mà đăng ký rút ruột tại cảng thì nhân viên giao nhận có thể đăng ký rút ruột ngay sau khi đăng kiểm hóa.Thủ tục đăng ký rút ruột được thực hiện như sau: Đăng ký rút ruột: Nhân viên giao nhận mang D/O của hãng tàu cùng D/O của đại lý đến văn phòng đại diện hãng tàu để mđăng ký rút ruột tại bãi. Hãng tàu sẽ đóng dấu “rút ruột tại bãi” lên lệnh giao hàng và trả lại D/O cho nhân viên giao nhận. Đóng phí rút ruột tại Thương Vụ cảng: Nhân viên giao nhận mang D/O đến Thương Vụ cảng để đóng các phí sau: phí rút ruột xe nâng hay bằng công nhân. Sau đó Thương Vụ cảng sẽ đóng dấu xác nhận “Đã Đóng Tiền” lên D/O và trả lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận màng D/O đến điều độ cảng để xin điều động công nhân hoặc xe nâng. Các quy trình tiếp theo sẽ được thực hiện tương tự như hàng đăng ký mượn cont. 2.Cắt seal kiểm hóa: Nhân viên giao nhận dựa vào số cont để tìm vị trí thực tế của lô hàng tại bãi kiểm hóa. Sau khi tìm thấy vị trí cont, nhân viên giao nhận mang một tờ lệnh đến phòng điều độ của cảng để đăng ký cắt seal kiểm hóa. Phòng điều độ cảng sẽ đóng dấu cắt seal kiểm hóa lên lệnh và trên dấu có thể hiện tên của đọi bốc xếp là đội SACCO, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với đội này để cắt seal mở cont. Cần phải chú ý là trên lệnh phải thể hiện đúng, chính xác số cont, số seal. Nếu lệnh giao hàng bị thiếu số seal thì đội bốc xếp sẽ không mở seal kiểm hóa. Nhân viên giao nhận liên hệ với đội bốc xếp để tiến hành cắt seal, đội bốc xếp căn cứ có đóng dấu cắt seal kiểm hóa, sau khi mở đội bốc xếp sẽ giữ lại tờ lệnh này. 3.Kiểm hóa Nhân viên giao nhận mời Hải Quan đến kiểm tra thực tế lô hàng. Xá suất kiểm tra là 5% tương đương với một kiện. Cán bộ kiểm hóa là ông Lâm Việt Hùng sẽ mang bộ hồ sơ của DN Bình Phú xuống địa điểm kiểm hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng kiểm tra thủ công. Lô hàng này chỉ cần kiểm tra thủ công về tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa, số lượng, chủng loại hàng và xuất xứ của hàng hóa thể hiện trên bao bò có thực từ Singapore hay không. Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra thực tế lô hàng, đồng ý là hàng hóa thực đúng với khai nhận của chủ hàng trên tờ khai về tên, chủng loại hàng, số lượng, xuất xứ, nhân viên tiến hành ký nhận vào tờ khai, trả lại tờ khai ho Hải Quan và đóng cửa cont, bấm ổ khóa tạm cho cont sau đó giao chìa khóa cho người vận tải khi người này đến kéo cont vê kho. Cán bộ Hải Quan sẽ ghi nhận kết quả kiểm tra lên tờ khai, đóng dấuvà ký tên vào ô dành cho cán bộ kiểm hóa. Tiếp sau đó bước tính thuế lạicho lô hàng. Cán bộ tính thuế dựa trên phần ghi nhận của cán bộ kiểm hóa, đồng thới đối chiếu mục áp mã thuế trên tờ khai. Mở rộng: Trong trường hợp nếu máy tính và công chức Hải Quan xác định lô hàng này ở mức 2 (luồng vàng) tức là kiểm tra chi tiết hồ sơ miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa thì sau khi ra lệnh hình thức và được lãnh đạo duyệt thì bộ tờ khai sẽ được chuyển qua bộ phận tính thuế và tại đây tờ khai sẽ được tính thuế và sau đó tờ khai sau khi đã tính thuế sẽ được chuyển qua bộ phận trả tờ khai mà không phải qua bước kiểm hóa. VI.Chi tiết về áp mã thuế: Cán bộ thuế kiểm tra mã hàng hóa và xá định được mức thuế suất nhập khẩu mực in tại chương 32, nhóm 15, phân nhóm cấp 1:19, phân nhóm cấp 2:00, chi tiết mặt hàng là: 00 trong biểu thuế 2008 là: Thuế suất thuế nhập khẩu của mực in là: 5% Thuế suất thuế giá trị gia tăng của mực in là: 10% Như vậy doanh nghiệp đã áp dụng đúng mã cho mặt hàng mực in. Việc tính thuế được thực hiện như sau: Ví dụ cho mặt hàng mực in CCST 22 Yellow: có mã số hàng hóa là 3215190000, lượng 400 Kgs, đơn giá nguyên tệ là: 3.35 *400 = 1,412.00 USD. Tương tự cho các mặt hàng tiếp theo, ta có tổng giá trị nguyên tệ của 16 mặt hàng là: 21,466.00 USD Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam = Trị giá nguyên tệ * Tỷ giá = 1,421.00 *15,960 =22,535,520 VNĐ Tiền thuế nhập khẩu nộp cho mặt hàng này = Trị giá tính thuế nhập khẩu * Thuế suất =22,535,520 * 5% = 1,126,776 VNĐ Trị giá tính thuế thuế GTGT = Trị giá tính thuế nhập khẩu + Tiền thuế nhập khẩu = 22,535,520 + 1,126,776 = 23,662,296 VNĐ Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp = 23,662,296 * 10% =2,366,230 VNĐ Tương tự tính thuế cho 15 mặt hàng tiếp theo. Cộng tổng lại, lô hàng này có số tiền thuế nhập khẩu phải nộp là: 17,113,908 VNĐ và thiền thuế GTGT phải nộp là: 35,939,207 VNĐ. Như vậy tổng số tiền doang nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước là: 53,053,115 VNĐ. Sau khi tính toán lại, số tiền thuế mà doanh nghiệp đề xuất trùng khớpvới kết quả mà cán bộ Hải Quan tính. Cán bộ tính thuế đóng dấu lên phần dành cho cán bộ tính thuế trên tờ khai. Sau đó chuyển hồ sơ cho công chức bước 3 tiến hành kiểm hóa để đóng dấu “đã hoàn thành thủ tục Hải Quan” lên ô 38 trên phần B của tờ khai. Do doanh nghiệp được hưởng mức ân hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai nên trong quy trình này sẽ không có bước nộp thuế ngay mà tiền thuế sẽ được nộp tại Kho Bạc Nhà Nước trong khoảng thời gian ân hạn theo quy định của Thông Tư số 59/2007/TT – BTC hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu quá thời hạn này mà công ty vẫn chưa nộp thuế sẽ bị phạt 0.1% ngày trên số tiền nộp chậm và 90 ngỳa sẽ bị cưỡng chế. Mở rộng: Nếu trong trường hợp này máy tính xác định lô hàng này không được ân hạn thuế tức là phải đóng thuế xong mới ddược nhận hàng thì sau khi công chức thuế tính xong thuế và đưa ra số tiền thuế cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành đóng thuế ngay. Quy trình nộp thuế được tiến hành như sau: Nhân viên giao hàng chuẩn bị giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước, giấy này có thế do Doanh nghiệp Bình Phú giao cho cũng cònnếu không có nhận viên giao nhận có thể mua tại cảng với giá 10.000 VNĐ một bộ gồm 3 liên và ghi đầy đủ cac thông tin có trên 3 liên đó theo quy định của Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam. Các ghi như sau: Tất cả các khoản thuế bằng tiền mặt nộp vào ngân sách Nhà Nước tại Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam đều phải có giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước bằng tiền mặt (bộ 3 hoặc 4 liên viết lồng giấy than). Giấy này do cơ quan quản lý cấp. Tên đối tượng nộp tiền: Tên công ty Mã số đối tượng nộp tiền: Mã số thuế của công ty Nộp tiền vào NSNN tại KBNN: TP.HCM Cơ quan thông báo thu: HQ KV VI – ICD Phước Long I Mã số cơ quan thu: HQ KV VI – ICD PhướcLong I Tờ khai Hải Quan số … ngày … ND khoản nộp Loại Khoản Mục Tiểu mục Thuế nhập khẩu 07 01 020 01 Thuế GTGT 07 01 014 02 Thuế TTĐB 07 01 015 02 Thu chênh lệch giá 07 01 026 02 Phạt chậm nộp thuế 10 10 051 03 Số tiền bằng chữ và bằng số ghi chính xác, không gạch xóa, ký và ghi họ tên, ngỳa tháng nộp tiền (ký trên từng tờ không ký qua giấy than). Mã chương của các loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần cóvốn Nhà Nước: 158 Công ty Cổ Phần có vốn Tư Nhân: 154 Công ty Cổ Phần có vốn TNHH: 154 Doanh nghiệp Tư Nhân: 155 Cơ Sử Sản Xuất: 157 Công ty Cổ Phần có vốn đầu tư:152 Sau khi ghi đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền vào NSNN, nhân viên Kho Bạc sẽ thu tiền và đóng dấu lên các liên, đóng dấu đã thu tiền và giữ lại liên màu hồng, 2 liên còn lại giao cho nhân viên giao nhận. khi thanh lý tờ khai, nhân viên giao nhận photo liên này + biên lai lệ phí trình cho Hải Quan thangh lý thì mới đựợc lấy tờ khai. Đối với hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay, trên tờ khai sẽ có đóng dấu: “chỉ đươc nhận hàng sau khi đã nộp thuế vào tài khoản số …”. VII.Thanh lý tờ khai: Sau khi theo dõi thấy tờ khai của mình đã được đóng dấu thông quan. Nhan viên giao nhận cậm biên lai thu lệ phí Hải Quan liên màu tím nộp vào ô cửa trả tờ khai để lấy tờ khai. Khi lấy tờ khai nhân viên giao nhận phải ghi số tờ khai, tên doanh nghiệp của mình và sổ trả tờ khai và ký nhận đã lấy tờ khai. VIII.Điều động phương tiện vận tải: Sau khi lấy được tờ khai nhân viên giao nhân viên giao nhận thông báo cho công ty yêu cầu lập phiếu điều động gởi xuống kho của công ty để điều động phương tiện vận tải đến cảng để chở hàng về kho Bình Phú. Trên phiếu điều động phải ghi ro tên mặt hàng, lượng, bao nhiêu kiện, và cần phương tiện vận tải có phương tiện bao nhiêu, địa chỉ nơi kho đưa hàng đến. Sau khi đã có phương tiện vận tải đến cảng, nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng và tờ khai đã thông quan ra cửa cảng để làm thủ tục cho xe vào nhận hàng. Khi đã có xe, xe nang của cảng bốc hàng lên cho xe. Nhâb viên giao nhận tiếp tục thực hiện bước thanh lý cửa cho xe. IX.Thanh lý cổng tại Hải Quan cổng: Thủ tục thanh lý gồm có: một lệnh giao hàng, tờ khai + phụ lục tờ khai có đóng dấu thông quan, phiếu EIR liên màu xanh + vàng. Sau khi xẽmét các chứng từ trên và ký nhận, Hải Quan cổng sẽ đóng dấu lên phiếu EIR và giữ lại liên màu xanh, cho phép xe ra khỏi cảng. Xe kéo sẽ kéo cont về kho của Bình Phú và giao cho nhân viên nhận hàng phiếu EIR màu xanh, trên đó có ký nhận đã nhận hàng. Đến đây việc nhận hàng coi như đã hoàn thành. X. Quyết toán và hoàn trả chứng từ cho khách hàng: Xe sau khi giao hàng xong sẽ báo cho nhân viên giao nhận biết. Nhân viên giao nhận mang chứng từ và các biên lai phí để quyết toán với Bình Phú. Do Việt Hoa được ủy thác ngay từ đầu tiên lô hàng này nên tất cả các chi phí từ lấy lệnh giao hàng, đóng các lệ phí khi tiến hành khai Hải Quan, phí nâng hạ cont, phí chuyển bãi … Nên sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao nhận, nhân viên giao nhận sẽ kê khai tất các chi phí đó, cùng với các biên lai thu chi phí cho kế toán công ty. Sau đó kế toán công ty cộng tất cả cácchi phí cùng với phí dịch vụ, ra hóa đơn nộp cho Giám Đốc ký rồi giao lại cho nhân viên giao nhận đem đến Doanh nghiệp Bình Phú. Chi tiết các chi phí mà Bình Phú phải thanh toán cho Việt Hoa như sau: Phí dịch vụ giao nhận: 3,200,000 + (VAT 10%) 320,000 = 3,520,000 VNĐ. Trong đó bao gồm các phí sau: Phí mở tài khoản: 30,000 VNĐ Phí nâng hàng và phí IMO: 300,000 VNĐ Phí cược cont tại hãng tàu: 200,000 VNĐ Phí thuế phương tiện vận tải kéo cont về kho cho khách hàng: 290,000 VNĐ Phí dịch vụ: 2,400,000 VNĐ Phí THC: 966,557 VNĐ Phí chứng từ, vệ sinh: 610,005 VNĐ Phí giao cont IMO: 300,000 VNĐ Tổng cộng: 5,396,562 VNĐ Bình Phú kiểm tra số lượng chứng từ mà nhân viên giao nhận giao cho mình có đủ hay không? Ký nhận đã nhận đủ chứng từ và thanh toán phí giao nhận cho Việt Hoa. XI.Thủ tục trả rỗng: Bình Phú sau khi nhận được cont sẽ tiến hành dỡ hàng ra khỏi cont, sau đó báo cho Việt Hoa biết để điều động xe trả cont về bãi quy định trên giấy mượn cont. Xe cont kéo cont đến bãi hạ xuất trình giấy cược mượn cont cho hãng tàu, hãng tàu kiểm tra tình trạng cont khi trả và cấp phiếu đã hạ rỗng có đóng dấu xác nhận cho xe, sau đó xe sẽ giao lại cho nhân viên giao nhận để liên hệ với hãng tàu để lấy tiền cược cont. Lưu ý: Khi nhận cont cần tiến hành nhanh việc dỡ hàng và trả cont ngay về bãi trong thời gian quy định trên giấy mượn cont. Vì nếu cont trả quá ngày quy định trên giấy mượn cont sẽ phải trả phí lưu giữ theo mức: Hàng nội địa:70,000 đồng/ngày/cont 20’ – 140,000 đồng/ngày/cont 40’ Hàng quốc tê: 6 USD/ngày/cont 20’ – 12 USD/ngày/cont 40’ Như vậy quy trình giao nhận lô hàng mực in đã kết thúc, Việt Hoa đã hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Sự hợp tác giữa Bình Phú với Việt Hoa kết thúc tốt đẹp. XII.Mở rộng quy trình nhập khẩu hàng lẻ tại Công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu: Lô hàng formica của công ty TNHH Dịch Vụ và Thương Mại Phúc Thành An (P.T.A) được nhập khẩu từ Thái Lan với giá CIF về tại cảng Cát Lái – KV I . Như vậy lô hàng này sẽ được tiến hành khai Hải Quan tại HQ Cát Lái – KV I. Quy trình đàm phám ký kết hợp đồng dich vụ giữa P.T.A và Việt Hoa được tiến hành giống lô hàng nhập khẩu của Doanh Nghiệp Bình Phú. Bộ tờ khai sẽ gồm các chứng từ sau (không bao gồm phụ lục đĩa vì lô hàng này chỉ có 3 mặt hàng nên chi tiết về tên hàng và quycách phẩm chất của hàng hóa sẽ đượ ghi trực tiếp lên tờ khai): Giấy giới thiệu của công ty P.T.A Phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ: 01 bản Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính (01 bản lưu Hải Quan và 01 bản dùng lưu người khai Hải Quan), cung 02 bản phụ lục tờ khai (01 bản lưu Hải Quan và 01 bản lưu người khai Hải Quan). Tờ khai trị giá tính thuế: 01 bản Hợp đồng thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao Phiếu đóng gói: 01 bản chính và 01 bản sao Vận tải đơn: 01 bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính Quy trình giao nhận lô hàng này hoàn toàn giống với lô hàng mực in của doanh nghiệp Bình Phú. Tuy nhiên ở bước đăng ký tờ khai thì sau khi ra lệnh hình thức và được lãnh đạo duyệt thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển ngay cho công chức tính thuế mà không cần nhan viên giao nhận nộp lại giấy tiếp nhận bàn giao hồ sơ Hải Quan. Và vì đây là kho nên quy trình kiểm hóa sẽ khác so với kiểm hóa hàng nguyên cont. Kiểm hóa hàng khođược tiến hành như sau: Sau khi nhậnđược số tờ khai và Hải Quan kiểm hóa được phân kiểm, nhân viên giao nhận tìm số điện thoại của nhân viên kiểm hóa trên bảng đồ điện thoại mà Hải Quan cung cấp đồn thời liên hệ trực tiếp với Hải Quan kiểm hóa xem tờ khai của mình đã được chuyển qua chưa. Sau đó nhân viên giao nhận cầm D/O xuống văn phòng kho để nhờ văn phòng kho tìm thông tin về vị trí hàng trong kho, để tìm được vị trí hàng nhân viên kho chỉ cần nhập mã số hàng hóa vào máy tính nếu hàng đã có trong kho, máy tính sẽ hiển thị vị trí của hàng. Đối với lô hàng này máy tính xác định: hàng nằm ở lô 04 cửa số 3. Khi đã biết chính xác vị trí của lô hàng Và vị trí này thuận tiện cho việc kiểm hóa vì lô hàng nằm gần ngay cửa, nhân viên giao nhận gọi điện thoại báo cho Hải Quan biết vị trí hàng hóa và chờ Hải Quan xuống kiểm hóa. Quy trình thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tương tự như đối với hàng cont. Sau khi hoàn thành xong bước kiểm hóa, bộ hồ sơ sẽ được chuyển qua bộ phận tính thuế và bước tính thuế này cũng được thực hiện như đối với hàng cont tuy nhiên tại bước tính thuế đối với lô hàng này có gặp trịc trặc vì mớc thuế mà doanh nghiệp đưa ra không chính xác. Trong qua trình lên tờ khai do sơ suất nên nhân viên giao nhận đã áp sai mức thuế suất thuế nhập khẩu cho mặt hàng formica. Thực tế lô hàng chỉ phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu là 5% nhưng nhân viên giao nhận lại áp 10% làm cho số tiền thuế phải nộp tăng lên. Vì vậy khi công chức Hải Quan thuế tính thuế áp lại mã hàng hóa đã phát hiện ra và yêucầu doanh nghiệp tu chỉnh lại, Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp fax tờ khai lô hàng này đã được nhập tại cảng Tân Cảng để chứng minh mức thuế áp và điều chỉnh lại số tiền mà doanh nghiệp phải nộp. Lô hàng cũng được xác định ân hạn thuế thời hạn nộp thuế cũng giống như lô hàng mực in của doanh nghiệp Bình Phú. Đối với hàng cont việc in phiếu EIR sẽ được thực hiện trước khi thanh lý tờ khai còn đối với hàng kho thì chỉ sau khi đã thanh lý tờ khai thì mới in phiếu xuất kho, nhân viên giao nhận sau khi thanh lý xong tờ khai sẽ cầm lệnh giao hàng cùng với tờ khai đã thông quan xuống thương vụ cảng để in phiếu xuất kho, tại đây nhân viên giao nhận cũng nhận được 3 liên của phiếu xuất kho giống như 3 liên của phiếu EIR. Và điểm khác biệt rõ nét giữa hàng cont và hàng kho khi tiến hành nhận hàng là hàng kho sẽ thanh lý kho trước khi thanh toán cổng. Bước thanh lý được tiến hành như sau: Sau khi in phiếu xuất kho, nhan viên giao nhận mang 2 lệnh giao hàng cùng phiếu xuất kho xuống gặp Hải Quan kho để thanh lý. Tại đây Hải Quan sẽ đóng dấu thanh lý lên 3 liên của phiếu xuất kho và giữ 1 lệnh giao hàng, tiếp đó nhân viên giao nhận xuống kho gặp quản lý cửa 3 yêu cầuđược lấy hàng, quản lý cửa 3 sẽ yêu cầu xe nâng bốc hàng lên phương tiện vận tải sau khi hàng hóa đã được giao đủ, nhân viên giao nhận kiểm tra một lần nữa và ký tên đã nhận đủ hàng lên phiếu xuất kho, quản lý cửa cũng ghi xác nhận, đónh dấu đã giao đủ hàng lên phiếu xuất kho và giữ lại liên màu xanh. Sau đó nhân viên giao nhận tiến hành thanh lý cổng cho phương tiện vận tải giống như thanh lý cổng đối với hàng cont. Và quy trình còn lại hoàn toàn giống như hàng cont. Chi tiết các chi phí mà công ty TNHH Dịch Vụ và Thương Mại Phúc Thành An phải thanh toán cho Việt Hoa như sau: Phí dịch vụ giao nhận: 70 USD (tương đương 1,122,730 VNĐ). Số hóa đơn: 202237 Phí lao vụ: (là số tiền chi tả cho công nhân bốc xếp tại cảng) 121,059 VNĐ. Số hóa đơn: 186383 Phí bốc xếp, THC (phí vệ sinh cont): 379,787 VNĐ. Số hóa đơn: 002922 Phí D/O, Handling (phí làm hàng của đại lya hãng tàu tại cảng): 622,400 VNĐ. Số hóa đơn: 002921 Tổng cộng: 2,245,976 VNĐ. Như vậy dù là hàng cont hay hàng kho thì quy trình tiến hành giao nhận hầu như là giống nhau chỉ có một số bước khác nhau như đã đề cập ở trên. Nhưng quy trình giao nhậnkhông phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với nhân viên giao nhận, nhiếu lúc họ gặp phải những trường hợp hết sức khó khăn mà không có nghiệp vụ vững chắc cùng sự linh hoạt trong công việc chắc chắn họ sẽ không giải quyết được. Sau đây là một số trường hợp mà công ty giao nhận cũng như nhân viên giao nhận thường hay gặp: Do công ty giao nhận là công ty thường hoạt động trên danh nghĩa là công ty dịch vụ nên bất cứ khách hàng nào có nhu cầu về dịch vụ giao nhận với bất cứ loại hàng hóa nào công ty đều có thế ký hợp đồng dịch vụ nhưng đôi lúc những mặt hàng mà khách hàng yêu cầu là những mặt hàng mà nhân viên giao nhận chưa từng thấy và biết qua. Vì vậy khi tiến hành khai Hải Quan nếu hàng hóa thuộc diện kiểm hóa thực tế mặt hàng thì chắc chắn nhân viên giao nhận sẽ gặp khó khăn khi Hải Quan xem xét từng mặt hàng và nếu nhân viên giao nhận không thế trả lời những thắc mắc của Hải Quan về những mặt hàng này, Hải Quan sẽlàm khó dễ đối với quá trình thông quan cho lô hàng này. Qua đó bản thân mỗi nhân viên giao nhận khi nhận bất cứ một lô hàng nào cần xem xét, tìm hiểu thật kỹ về cấu tạo, chức năng của từng mặt hàng để có thể linh hoạt trong quá trình kiểm hóa. Quá trình lên tờ khai cũng là một khâu khó trong quá trình giao nhận, việc lên tờ khai đã là một việc khó thì việc chỉnh sửa lại tờ khai là một việc khó khăn hơn rất nhiều vì nó sẽ làm mất rất nhiều thời gian cho cả doanh gnhiệp và nhân viên giaonhận từ đó sẽ làm trì hoãn quá trình thông quan cho hàng hóa. Nhưng trong một vài trường hợp bên khách hàng cung cáp thông tin không chính xác với thực tế của hàng hóa dẫn tới tờ khai không chính xác và khi Hải Quan kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ thấy được sự không trùng khớp này, nếu sự khác biệt giữa hồ sơ và thực tế hàng hóa ở mức nhỏ thì Hải Quan ó thể yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa lại hồ sơ cho hợp lệ nhưng nếu sự khác biệt quá lớn và nằm ngoài phạm vi cho phép Hải Quan sẽ lập biên bản vi phạm cho doanh nghiệp và doanh gnhiệp buộc phải nộp phạt vi phạm hành chính.Chính vì vậy trong quá trình lên tờ khai nhân viên giao nhận cần xem xét thật cẩn thận từng chứng từ có liên quan đến các thông tin trên tờ khai một cách chính xác tránh những sai xót có thể xảy ra vì sai xót dù lớn hay nhỏ nó cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Bộ chuẩn bị để tiến hành khai Hải Quan không phải lúc nào cũng đầy đủ theo đúng quy định vì nhiều lô hàng được nhập khẩu về hàng hóa đã được cập cảng nhưng do bên phĩa người bán gặp trục trặc nên chưa gởi kịp 1 trong 3 chứng từ gốc như C/O , phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại cho người mua. Tuy nhiên nhân viên giao nhận vẫn có thể tiến hành thông quan cho hàng hóa khi thiếu 1 trong 3 chứng từ trên nhưng với điệu kiện là nhân viên giao nhận yêu cầu doanh nghiệp cung cấp công văn xin nợ chứng từ để trình Hải Quan xem xét nợ trong vòng 30 ngày kể tờ ngày mở tờ khai và cam kết chịu trách nhiệm khi bị xử phạt trong lĩnh vực hành chính Hải Quan nếu không bổ xung chứng từ đúng thời hạn. Cũng có một số trường hợp hàng hóa nhập về buộc phải giám định để có thể biết được rõ thành phần, phẩm chấtthì đối với trường hợp này nhân viên giao nhận cũng yêu cầu doanh nghiệp soạn thảo công văn xin giải tỏa hàng để trình cho Hải Quan để được lấy hàng về kho bản quản trong thời gian chờ kết quả vì theo nghj định 154/200 NĐ- CP Ngày 15/12/2005 của Chính Phủ đã quy định “Đối với trường hợp hàng hóa phải chờ kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước chuyên ngành, chờ kết quả giám định của các cơ quan chuyên ngành, chi cục Hải Quan sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được mang hàng về kho để bản quản với điều kiện với điều kiện doanh nghiệp phải trình công văn xin giải tỏa hàng. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình bổ sung với chi cục Hải Quan về kết quả kiểm tra, kết quả giám định của cơ quan chuyên ngành”. Chỉ khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành tờ khai của doanh nghiệp mới được Hải Quan ký và đóng dấu thông quan và lúc đó hàng hóa mà doanh nghiệp nhập về mới được mang ra sử dụng. Hầu hết hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế, tuy nhiên có một số lô hàng nhập về có giá trị khá lớn nên số tiền mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà Nước cũng rất nhiều vì vậy doanh nghiệp đã hạ giá trị sản phẩm xuống để có thể giảm mức thuế nhưng đôi lúc giá mà doanh nghiệp đưa ra không cùng mức giá mà các doanh nghiệp khác nhập khẩu về với cùng loại mặt hàng. Khi đó Hải Quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp di tham vấn giá để điều chỉnh lại giá và mức thuế cho phù hợp nhưng nếu mức giá của doanh nghiệp đưa ra quá thấp so với các doanh nghệp khác thì Hải Quan sẽ lập biên bản và doanh nghiệp sẽ phải nộp vi phạm hành chính. Việc tiến hành khai Hải Quan ở các cảng khác nhau cũng có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ như việc theo dõi tính thuế và phân kiểm: Ở Tân Cảng, Cát Lái thì theo dõi trực tiếp trên thiệt bị điện tử còn ở cảng VICT, ICD Phước Long I, ICD Phước Long II, ICD Transment thì theodõi trên bảng ,trên thiết bị thủ công đó là bảng viết hoặc là bảng đối chiếu Manifest: ở cảng VICT việc đối chiếu có thể thực hiện trước khi thanh lý tờ khai , còn ở hầu hết các cảng khác thì bước này chỉ được thực hiện sau khi đã thanh lý tờ khai. Dù có những khác nhau như thế nhưng tất cả các cảng đều phải tuân thủ đúng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Hải Quan. Với tất cả những khó khăn trên đây, công ty Việt Hoa và bản thân mỗi nhân viên giao nhận trong công ty cần có nhiều nỗ lực hơn nữa, không ngừng học hỏi và trao dồi kiến thức để có thể thực hiện tốt hơn nữa công việc của mình và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho khách hàng của mình, phục vụ khách hàng tốt hơn và hiệu quả hơn. CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I.Nhận xét chung về công ty Việt Hoa Toàn Cầu 1.Thuận lợi: Hiện nay Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt đó là sự gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào ngày 11/1/2007 đã đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam qua các thị trường khó tính đòi hỏi cao về chất lượng và số lượng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc … ngày càng tăng tạo điều kiện cho các công ty giao nhận trong nước phát triển mạnh hơn tiềm năng của mình và trong đó có công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu. Bên cạnh đó những chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước ta cũng tạo điệu kiện thuận lơi để đẩy mạnh công tác giao nhận trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, và viêc đơn giản hóa các thủ tục Hải Quan rườm rà mang tính bao cấp đã giúp công ty tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc qua đó đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty. Hơn thế nữa ban lãnh đạo công ty có trình độ chuyên môn cao, luôn biết cách phân bổ công việc một cách hợp lý và đã có một cách nhìn đúng đắn về cục diên của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời sự năng nỗ nhiệt tình, sai mê công việc , tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhân viên trẻ hiện nay của công ty cũng góp phần tạo nên sự liên tục trong công việc và hiệu suất làm việc cao. Bên cạnh đó, công ty Việt Hoa còn là một doanh nghiệp được nhiều thương nhân và khách hàng biết đến với sự phục vụ tận tâm và chu đáo. Đây là những thuận lợi lớn của công ty, góp phần đáng kể vào những thành quả mà công ty đã đạt được. 2.Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công ty Việt Hoa cũng gặp không ít khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO đó là cạnh tranh gay gắt của các công ty giao nhận mới trong và ngoài nước có vị thế cạnh tranh cao. Do đó công ty phải nỗ lực, không ngừng phấn đấu để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Sự thay đổi của các bộ luật như hiện nay ngoài những ưu điểm nói ở phần thuận lợi thì có nhiều khuyết điểm vì lý do nếu doanh nghiệp không kịp thời hoặc chưa nắm bắt được thì sẽ không theo kịp các công ty khác do đó sẽ bị chậm lại một bước trong tiến trình hội nhập và kết quả là làm tiến trình hoạt động kinh doanh bị giảm sút. Sự tham ô của các công chức Hải Quan cũng là một khó khăn lớn mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành các thủ tục Hải Quan. Lượng hàng hóa mà công ty thực hiên chủ yếu là nhập theo giá CIF. Do đó còn rất nhiều hạn chế, cụ thể như sau: Không sử dụng dịch vụ của các cơ quan thuê tàu, giao nhận, bảo hiểm … Như vậy không phát triển được lực lượng tàu buôn trong nước và tiêu hao nhiều ngoại tệ liên quan đến chuyên chở hàng hóa ngoại thương. Không chủ động được trong việc lựa chọn người chuyên chở và phương pháp chuyên chở. Không chủ động được thời gian giao hàng do đó sẽ khó khăn trong việc chuẩn bị lượng hàng đã ký kết. Nhân viên của công ty phần lớn là lao động trẻ, kinh nghiệm trong công việc còn non yếu. Đôi khi trong những trường hợp khó khăn vẫn chưa tự mình giải quyết được. Đặc biệt là hiện nay phòng giao nhận đang thiếu nhân viên mà lực lượng công việc ngày càng nhiều, mỗi người phải đảm nhận cùng một lúc nhiều lô hàng làm cho hiệu quẩ công việc không thể đạt kết quả xuất sắc như mong muốn được. Vì cơ cấu nhân sự của công ty là theo mô hình trực tuyến chức năng, lãnh đạo theo tuyến công việc nên không chuyên môn hóa, phối hợp khó khăn giữa các phòng ban vì không có quan hệ ngang và phải đi đường vòng do đó thông tin truyền đi sẽ mất thời gian và không có sự liên kết chặt chẽ giữa nhân viên trong công ty. Mặt bằng của công ty hiện nay con phải thuê lại trang thiết bị cho công tác hành chính còn thiếu. Chính vì vậy mỗi năm công ty phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để thuê mặt bằng và trang bị lại các thiết bị văn phòng để phục vụ công việc tốt hơn . Hiên nay hệ thống kho bãi của công ty chưa đủ lớn, đội xe kéo con t còn hạn chế nên đôi lúc đã làm chậm qua trình giao nhận vì không có xe để giải phóng hàng hoặc lượng hàng hóa quá lớn kho bãi không đủ để chứa hàng. Dẫn đến hàng năm công ty phải mất thêm một khoản chi phí cho việc thuê kho bãi và phương tiện vận tải bên ngoài. II.Các giải pháp chiến lược của công ty trong giai đoạn hiên nay: Công ty cần đa dạng hóa về diều kiện xuất nhập khẩu. Nếu công ty được ủy thác làm nhà nhập khẩu thì phải hiểu rõvề giá CIF và giá FOB đồng thời tư vấn cho khách hàng của mình các thông tin về các giá nhập khẩu có lợi để dành thế chủ động trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Mở rộng đi sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu với tư cách là công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì phần lớn các hợp đồng của Việt Hoa nhập khẩu do đó công ty cần khai thác, nắm bắt các nguồn hàng trong nước từ đó công ty có thể hỗ trợ cho đối tác xuất khẩu trong nước nghiên cứu thị trường nước ngoài. Điều này góp phần phát triển kinh tế cho đất nước đồng thời cũng góp phần củng cố uy tín của Việt Hoa nơi khách hàng. Tăng cường đầu tư và mở rộng hệ thống kho bãi, phần mềm máy tính chuyên dùng phục vụ tốt hơn cho công tác giao nhận nói riêng và công tác kinh doanh của toàn công ty nói chung. Tạo điều kiên cho cán bộ công nhân viên trong công ty được không ngừng học tập và nghiên cứu thông qua các đợt học tập ngắn hạn hoặc trung hạn ở trong nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng ngoại thương của mỗi cá nhân. Lập phương án kinh doanh, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt cần lưu ý đến đặc điểm của từng thị trường (nhu cầu, vị trí địa lý, văn hóa, chính trị, pháp luật …), đặc điểm của khách hàng và đặc biệt đó là tiềm lực công ty: Chiến lược đột phá trong công tác giao hàng: mục tiêu là tăng thêm uy tín cho khách hàng bằng cách rút ngắn thời gian giao hàng cho khách hàng ở mức thấp nhất và mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ khác trên thương trường. Chiến lược rút ngắn và đơn giản hóa các vấn đề liên quan đến các thủ tục trong hợp đồng dịch vụ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng của mình tạo niềm tin vững chắc nơi họ và thu hút đối tác mới. III.Kiến nghị đối với Nhà Nước và công ty: 1.Kiến nghị đối với nhà nước: a.Về chính sách thuế: Nhà nước tiếp tục thực hiện việc cắt giảm thuế, bởi khi thuế suất của các mặt hàng xuất khẩu bằng không, thì hàng hóa của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường thế giới. Hơn nữa một khi thuế suất bằng không, 5thì rào cản của các nước chỉ là rào cản kỹ thuật, điều này sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam, một khi họ muốn tồn tại và tiếp tục cạnh tranh, họ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và kiểu dáng sản phẩm của mình làm tăng sản lượng xuất khẩu tăng kéo theo sự phát triển của các công ty giao nhận trong nước đồng thời góp phần phát triển kinh tế trong nước. b.Về chính sách giá cả và thị trường: Nhà nước cần thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả và thị trường trên thế giới từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời và dự bảotước những cơ hội mới, và đồng thời có thể ngăn chặn những diễn biến xấu có thể xảy ra. Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, phổ biến rộng rãi các văn bản luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh gnhiệp để các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được các văn bản đó kể cả khi có thay đổi hay bổ sung. Để việc vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thuận lợi hơn nữa, thì nhà nước cần khẩn trương xây dựng các cảng nước sâu phục vụ tốt hơn cho công tác xuất nhập khẩu hàng hóa. Vìu hiện nay các cảng biển của Việt Nam đều chưa tiếp nhận được các tàu có trọng lượng lớn, vì thế những tàu này không thể vào làm hàng được mà phải thông qua những tàu con và xà lan để đưa hàng đi, và việc này làm tăng chi phí của quá trình vận chuyển hàng hóa từ đó làm trì hoãn quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. c.Về chính sách vay vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng Nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn được tất cả các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, các ngân hàng nên tạo điều kiện thuận lợi để nó là cầu nối hữu hiệu cung tiền tệ cho các doanh nghiệp và các doanh nghiệp là lực lượng cầu tiền tệ, tránh ứng đọng và ún tắc vốn trong các ngân hàng Thương Mại trong khi các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. d.Về phía cơ quan Hải Quan: Nhà nước cần có những quy định cụ thể về khâu thủ tục Hải Quan, tính thuế, kiểm hóa để tránh tình trạng tham ô và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời cần đơn giản hơn nữa thủ tục Hải Quan nhắm giúp các doanh gnhiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tránh tình trạng chậm trễ trong việc giao nhận hàng gây phát sinh thêm nhiều chi phí như: phí lưu kho, lưu bãi, phạt cont làm ảnh hưởng tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của các công ty. Nhà nước cũng cần có những quy định thống nhất giữa các cơ quan lãnh đạo và các doanh nghiệp để tránh tình trạng chỉ có một loại hàng hóa mà có nhiều nhận định khác nhau gây khó khăn trong việc thông quan cho hàng hóa. 2.Kiến nghị đối với công ty: Do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, sự ra đời của nhiều công ty nước ngoài tạiViệt Nam ngày càng nhiều làm cho hoạt động cảu công ty ngày càng khó khăn hơn và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nền kinh tế hiện nay và trong những năm tới công ty cần có những hướng đầu tư mới và cạnh tranh hơn so vớicác đơn vị cùng ngành để có thể khẳng định vị thế của mình trên thương trường trong và nước. Bao gồm các công việc cụ thể sau đây: Đẩy mạnh Marketing trong nước cũng như quốc tế để khai thác thêm nhiều thị trường tiềm năng mới trong nướcvà quốc tế. Do đó công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận này như trang bị thêm cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo thêm kiến thức chuyên môn, tăng lương … để bộ phận này hoạt động một cách hiệu quả nhất. Mở rộng văn phòng hoạt động, nâng cấp các thiết bị, phần mềm máy tính. Hiện nay số vốn hoạt động công ty vẫn còn thiếu, theo em một trong những biện pháp đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của công ty cần sớm giải quyết tình trạng tồn động công nợ từ trước tới nay, có như vậy công ty mới có đủ vốn để tiến hànhcác hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với khách hàng, công ty cần có nhiều chính sách quan tâm hơn đến khách hàng mục tiêu, ưu đãi trong khâu báo giá dịch vụ cho khách hàng mới, hạ giá thành đến mức chi phí thấp nhất để thu hút khách hàng hơn. Tăng cường mở rộng quan ngoại giao và hợp tác với các hãng tàu trong nước nhằm dành được các khoản hoa hồng thuê tàu và cùng nhau hợp tác phát triển nền kinh tế đất nước. Công ty cần tham gia nhiều hơn nữa các hiệp hội nhằm đảm bảo quyền lợi của mình, tăng thế mạnh trong quá trình hoạt động, tránh được việc áp đặt những điều kiện bất lợi và nếu co xảy ra tranh chấp gì thì cũng được các thành viên trong hiệp hội giao nhận bảo vệ cho nhau. Với tất cả những kiến nghị trên không chỉ là tâm huyết của ban lãnh đạo mà còn là hy vọng chung của toàn công ty để công ty có thể phát triển hơn và hoạt đọng hiệu quả cao hơn, vững bước trong xu thuế hội nhập đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu.doc
Luận văn liên quan