Biện pháp thi công:
o Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
o Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây.
o Làm sạch bề mặt.
o Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm.
o Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
o Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
- Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vùa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nên kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở... Do đó, ngành xây dựng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
Mục đích của chủ đề:
Tìm hiểu thực tế về hoạt động xây dựng.
Tham gia vào quá trình thi công.
Nội dung thực tập:
Tham gia trực tiếp vào quá trình thi công.
Địa điểm thực tập:
Tên công trình: Công trình Trụ Sở và Kho hàng công ty TNHH MTV A&G PHARMA.
Địa điểm: thửa đất số 337,282 Phạm Cự Lượng, P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Chủ đầu tư: Công ty Dược Hậu Giang.
Đơn vị thiết kế: Công ty Tư Vấn Thiết Kế Kiến Việt
Đơn vị thi công: Công ty TNHH TVMT Toàn Đạt
Đơn vị giám sát: Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Minh Quân
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1 QÚA TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty TNHH & TVMT Toàn Đạt thành lập ngày 24 tháng 3 năm 2005. Sau 6 năm hoạt động, đến công ty phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực trong xây dựng.
I. 2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
Xây dựng công trình thủy lợi.
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Xây dựng hạ tầng, kỹ thuật.
Xây dựng cầu đường.
I.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ THUẬT
TƯ VẤN
KẾ TOÁN
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN TIẾP NHẬN.
1 LẮP ĐẶT THÉP MÓNG, GIẰNG MÓNG, CỔ CỘT, VÁN KHUÔN MÓNG.
Sau khi đã ép cọc xong tiến hành đập đầu cọc để tiến hành làm móng. Vị trí các móng được xác định trên bản vẽ và trình bày trên bảng vẽ được đánh dấu trên mặt bằng công trình. Đào móng thành từng khu vực thành từng hố, sau khi đào xong sẽ tiến hành đầm nén đáy móng và đổ bê tông lót.
Cấu tạo móng gồm có 2 phần đài móng và giằng móng.
+ Đổ bê tông lót đá 4x6, mác 200, dày 100, rộng hơn đế móng mỗi bên 100
+Đổ bằng thủ công sau đó dùng đầm đầm kỹ cho thật chặt, xác định tim móng.
+Thép dùng làm vĩ móng là thép Φ12a150 được buộc thành lưới và để sẵn bên ngoài khi đổ bê tông lót móng xong sẽ đem vào lắp đặt.
+ Dùng dây chì buộc thép cổ móng và vĩ móng cho gắn kết lại vói nhau cho không bi dịch chuyển, xác định chính xác vị trí tim móng theo đúng bản vẽ và bước tiếp theo là lắp cốt thép đài móng vào.
+ Đối với thép cổ cột sau khi đổ bê tông giằng móng thì phải chừa dư theo D, thép cổ cột sử dụng Φ18 thì phải chừa là 18x30D= 540, thì ta phải chừa sắt là 600cm từ mép trên của giằng móng để sau này nối thép cột vào.
Vô thép đai giằng móng:
+ Đà giằng móng ngang có tiết diện: 30x65(cm)
+ Đà giằng móng dọc có tiết diên: 30x45 (cm)
+ Cốt dọc và cốt đai được gia công tại công trình theo kích thước thiết kế.
+ Thép dọc sau khi được lắp vào móng sau đó dùng thép đai buộc thành khung theo đúng tiết diện thiết kế. Do tiết diện giằng móng lớn nên dùng thép đai cỡ Φ8 khoảng cách bước đai là 1/4L Φ8a100, trong đoạn còn lại khoảng cách Φ8a200.
+ Trong phần giằng móng này sử dụng đai 3 nhánh,thép dùng làm cốt giá là Φ12 nằm giữa giằng móng và chạy theo hết chiều dài giằng móng.
+ Thép chịu lực chính của giằng dùng thép Φ22, Φ20.
+Đối với thép dọc do chiều dài thép không đủ nên bắt buộc phải nối thép vị trí nối thép là tại nhịp là 1/4L tại gối là 2/3L để đảm bảo thép đủ khả năng chịu lực khi nối thép.
Yêu cầu đối với việc nối buộc cốt thép.
Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỉ hơn các trị số ở bảng 1.
Khi nối buộc, cốt thép trong vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không cần uốn móc.
BẢNG 1- CHIỀU DÀI NỐI BUỘC CỐT THÉP
(TCVN 4453: 1995)
Loại cốt thép
Chiều dài nối buộc
Vùng chịu kéo
Vùng chịu nén
Dầm hoặc tường
Kết cấu khác
Đầu cốt thép có móc
Đầu cốt thép không có gờ
Cốt thép trơn cán nóng
Cốt thép có gờ cán nóng
Cốt thép kéo nguội
40d
40d
45d
30d
30d
35d
20d
-
20d
30d
20d
30d
Ghép ván khuôn: ván khuôn dùng làm coffa gỗ
+Đới với giằng móng 30x65 cm thì dùng ván khuôn có tiết diện là 30 và 35cm ghép lại với nhau. Sau đó dùng bổ để liên kết chúng lại với nhau.
+Đới với giằng móng 30x45 thì dùng ván khuôn có tiết diện 20 và 25cm ghép lại với nhau sau đó cũng dùng bổ để liên kết lại.
+ Khoảng cách mỗi cây bổ dùng để ghép 2 ván khuôn lại với nhau là 40cm, hai đầu ván phải bằng và khít lại với nhau để khi đổ bê tông không bị mất nước xi măng. Công trình sử dụng ván khuôn mới nên không cần phải vệ sinh ván khuôn trước khi sử dụng.
Lắp dựng coffa
+ Dùng cây chống gỗ tròn bằng tràm có đường kính cây chống từ 8-10 cm.
+ Sử dụng những thanh gỗ 5x10cm làm giằng ngang và dọc.
+ Đội chuyên thi công coffa dưới sự hướng dẫn của người chỉ huy công trình và giám sát B sẽ tiến hành công việc cho phù hợp.
+ Đầu tiên bật mực để xác định vị trí chính xác của coffa sau đó dùng dây đai cân 2 đầu để lắp coffa không bị công.
+ Phần đáy của giằng dùng bọc nilon đen phủ bên dưới.
+ Dùng đinh đóng vào đầu dưới của phần ván khuôn 2 bên giằng ,mỗi cây đinh cách nhau khoảng 40cm rồi dùng dây chì buộc lại cho cố định.
+ Phần trên của giằng móng thì dùng cây cỡ để vào giữa rồi dùng bổ đóng vào cứ khoảng 40-50cm thì đóng một cây
+ Sau khi đã cố định ván khuôn giằng móng và móng, dùng thanh chống neo thật chật vào những điểm cố định, không cho coffa bị biến dạng xê dịch trong quá trình đi lại cũng như trong quá trình đổ bê tông.
+ Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
+ Tiến hành tấn cát xung quanh ván khuôn để giúp cho ván khuôn chắc chắn hơn.
+ Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng coffa, đà giáo:
Coffa được lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 2, các trị số sai lệch không được vượt quá các trị số ghi trong bảng 3.
BẢNG 2- CÁC YÊU CẦU KIỂM TRA CỐT PHA, ĐÀ GIÁO
(TCVN 4453: 1995)
Các yêu cầu
Phương pháp kiểm tra
Kết quả kiểm tra
1
2
3
Coffa đã lắp dựng
Hình dáng và kích thước
Bằng mắt, đo bằng thước có chiều dài thích hợp
Phù hợp với kết cấu của thiết kế
Kết cấu cốt pha
Bằng mắt
Đảm bảo theo quy định
Độ phẳng của các tấm ghép nối
Bằng mắt
Mức độ gồ ghề giữa các tấm 3mm
Độ kín, khít giữa các tấm cốt pha, giữa cốt pha và mặt nền
Bằng mắt
Cốt pha được ghép kín, khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông
Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn
Xác định kích thước, vị trí và số lượng bằng các phương tiện thích hợp
Đảm bảo kích thước, vị trí và số lượng theo quy định
Chống dính cốt pha
Bằng mắt
Lớp chống dính phủ kín các mặt cốt pha tiếp xúc với bê tông
Vệ sinh bên trong cốt pha
Bằng mắt
Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác bên trong cốt pha
Độ nghiêng, cao độ và kích thước cốt pha
Bằng mắt, máy trắc đạc và các thiết bị phù hợp
Không vượt quá các trị số ghi trong bảng 3
Độ ẩm của cốt pha
Bằng mắt
Cốt pha gỗ đã được tưới nước trước khi đổ bê tông
Đà giáo đã lắp dựng
Kết cấu đà giáo
Bằng mắt, dùng tay lắc mạnh các cột chống, các nem ở từng cột chống
Đà giáo được lắp dựng đảm bảo kích thước, số lượng và vị trí theo thiết kế
Cột chống đà giáo
Bằng mắt, dùng tay lắc mạnh các cột chống, các nem ở từng cột chống
Cột chống, được kê, đệm và đặt lên trên nền cứng, đảm bảo ổn định
Độ cứng và ổn định
Bằng mắt, đối chiếu với thiết kế đà giáo
Cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế
Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 2 và các sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 3.
BẢNG 3- SAI LỆCH CHO PHÉP ĐỐI VỚI CỐT PHA, ĐÀ GIÁO
ĐÃ LẮP DỰNG XONG (TCVN 4453:1995)
Tên sai lệch
Mức cho phép,mm
1
2
1.Khoảng cách giữa các cột chống cốt pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế.
a) Trên mỗi mét dài
b) Trên toàn bộ khẩu độ
2.Sai lệch mặt phẳng cốt pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc nghiêng thiết kế.
a) Trên mỗi mét dài
b) Trên toàn bộ cấu kiện
- Móng
25
75
5
20
-Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m
10
- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m
15
-Cột khung có liên kết bằng dầm
10
-Dầm và vòm
5
3.Sai lệch trục cốt pha so với thiết kế
Móng
15
Tường và cột
8
Dầm xà và vòm
10
Móng dưới các kết cấu thép
Theo quy định của thiết kế
4.Sai lệch trục cốt pha trượt, cốt pha leo và cốt pha di động so với trục công trình
10
II.2 VÔ THÉP ĐAI CỘT, GIA CÔNG THÉP CẦU THANG TẦNG TRỆT, ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG, THÁO VÁN KHUÔN.
Vô đai cho thép cột tầng trệt: dùng dây chì để buộc.
+ Cột C1 tiết diện :25x35, số lượng 4 cây, thép sử dụng 2Φ18,3Φ16, thép đai Φ6a100, Φ6a150
+ Cột C2 tiết diện: 25x35,6 cấu kiện, thép sử dụng 2Φ18 3Φ16, thép đai Φ6a100, Φ6a150.
+ Cột C3 tiết diện: 25x35,1 cấu kiện, thép sử dụng 6Φ18, 4Φ16, thép đai Φ6a100, Φ6a150.
+ Cột C3 A, B tiết diện: 25x40, 1 cấu kiện, thép sử dụng 6Φ20, 4Φ16, thép đai Φ6a100, Φ6a150.
+ Cột C4 tiết diện 30x35, 2 cấu kiện, thép sử dụng 6Φ20, 4Φ16, thép đai Φ6a100, Φ6a150.
Gia công thép cầu thang:
+ Thép sử dụng cho cầu thang là Φ12.
+ Sau khi xác định kích thước dùng máy cắt cắt sắt.
+ Thép được để lên bàn bẻ sắt rồi dùng nỏ để bẻ.
Đổ bê tông móng:
+ Chuẩn bị các dụng cụ thiết bị đổ bê tông: 2 máy trộn bê tông, đầm dùi, xẻng để xúc, xô để đựng, xe cút kít để vận chuyển….
+ Vật liệu để đổ bê tông : cát vàng,xi măng,đá 1x2, nước sạch.
+ Sử dụng bê tông mác 250.
+Thiết kế thành phần cấp phối bê tông. Công tác thiết kế thành phần bê tông do cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo các nguyên tắc sau.
Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để đổ bê tông.
Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông tùy thuộc tính chất của công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt của bê tông trong thời gian lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo bảng 4.
BẢNG 4- ĐỘ SỤT VÀ ĐỘ CỨNG CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG TẠI VỊ TRÍ ĐỔ
(TCVN 4453: 1995)
Loại và tính chất của kết cấu
Độ sụt
Chỉ số độ cứng S
Đầm máy
Đầm tay
-Lớp lót dưới móng hoặc nền nhà, nền đường và nền đường băng.
-Mặt đường và đường băng, nền nhà, kết cấu khối lớn không hoặc ít cốt thép (tường chắn, móng..)
-Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn hoặc trung bình
-Kết cấu bê tông cốt thép có mật độ cốt thép dày đặc, tường mỏng, phiễu silo, cột, dầm và bản tiết diện bé… các kết cấu bê tông đổ bằng cốt pha di động
0-10
0-20
20-40
50-80
20-40
40-60
80-120
50-40
35-25
25-15
12-10
.-Các kết cấu đổ bằng bê tông bơm.
120-200
+ Công tác nghiệm thu cốt pha, đà giáo (bảng 2), cốt thép (bảng7).
+ Kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời bịt kín các khe hở giữa các coffa với nhau tránh tình trạng bê tông chảy nước, kiểm tra các cục kê đảm bảo lớp bê tông bảo vệ.
+ Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong và bên ngoài phần cấu kiện đổ bê tông, không để sót vật nào ngoài cấu kiện vì khi đổ bê tông vào sẽ không lấy ra được.
+ Dùng những miếng ván làm đường đi cho xe cút kít vận chuyển bê tông từ máy trộn đến móng.
+ Tưới nước vào cấu kiện trước khi tiến hành đổ bê tông.
+ Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: trước hết đổ 15-20% lượng nước cho trán đều máy trộn, tiếp theo đổ xi măng, cát, đá sau đó đổ dần dần lượng nước còn lại vào sau cho phù hợp. Trong quá trình trộn bê tông để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn theo thời gian quy định.
Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thong số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo trị số ghi ở bảng 5.
BẢNG 5- THỜI GIAN TRỘN HỖN HỢP BÊ TÔNG (PHÚT) (TCVN 4453:1995)
Độ sụt bê tông
(mm)
Dung tích máy trộn, lít
Dưới 500
Từ 500 đến 1000
Trên 1000
Nhỏ hơn 10
10-50
Trên 50
2,0
1,5
1,0
2,5
2,0
1,5
3,0
2,5
2,0
+ Lấy mẫu thử bê tông, kích thước 25x25 tại công trình lấy tổ mẫu cho móng, giằng móng, cổ cột.
+ Khi đổ bê tông phải theo trình tự, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, đổ lớp nào đầm lớp đó.
+ Nhóm vận chuyển, đổ bê tông: bê tông được đưa tới từ máy trộn được chuyển tới bằng xe cút kít dùng những miếng tôn để đưa bê tông xuống móng, dùng đầm dùi để đầm bê tông.
+ Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, không để chạm vào cốt thép,
+ Nhóm hoàn thiện bê tông: dùng bàn chà, bay,đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trên cấu kiện sử dụng đầm dùi máy để đầm.
+ Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật dưới sự chỉ đạo của bộ phận hướng dẫn.
Tháo ván khuôn.
+Chỉ được tháo vỡ khi ván khuôn đạt cường độ thiết kế để kết cấu chịu được trọng lượng bản than và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau.
BẢNG 6- CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG TỐI THIỂU ĐỂ THÁO DỠ CỐT PHA, ĐÀ GIÁO CHỊU LỰC (%R28) KHI CHƯA CHẤT TẢI (TCVN 4453:1995)
Loại kết cấu
Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo dỡ cốt pha, %R28
Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo cốt pha ở các mùa và vùng khí hậu- bảo dưỡng bê tông theo TCVN 5592:1992, ngày
Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m
Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m
50
70
90
7
10
23
+ Ta tiến hành tháo vỡ những thanh chống và cây bổ, không gây chấn động mạnh sẽ ảnh hưởng đến các kết cấu bên trong.
+ Tháo đinh và vệ sinh ván khuôn để phục vụ cho công tác tiếp theo.
II.3 LẮP DỰNG THÉP CỘT, VÁN KHUÔN CỘT, ĐỔ BÊ TÔNG CỘT, THÁO VÁN KHUÔN CỘT.
Công tác ghép ván khuôn: ván khuôn sau khi được vệ sinh sạch sẽ ta tiến hành ghép ván khuôn theo kích thước cột,
+ Ghép trước 3 mặt của cột lại với nhau dùng đinh và cây bổ khóa chặt lại.
+ Khoảng cách từ 15- 20cm đóng 1 cây đinh, đóng đinh vào 2 bên thành của ván khuôn rồi dùng dây chì buộc thật chặt lại khi đổ và đầm bê tông ván sẽ không bị bung ra.
+ Sau khi 3 mặt của ván khuôn đã được ghép xong ta đặt thép râu vào, thép râu Φ6.
Lắp dựng thép cột: thép cột sau khi được lắp dựng sẵn tại công trình ta tiến hành lắp dựng thép cột.
+ Thép cột được vận chuyển lại chỗ thép chờ cột rồi tiến hành dựng, dùng thanh chống bằng cây tràm chống đỡ 3 hướng cho cột không bị ngã, sau đó dùng dây chì buộc phần thép cột chờ,, cho thép đai vào và buộc lại khoảng cách bước đai là Φ6a100.
+ Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn cột
+ Vận chuyển ván khuôn cột đã được lắp dựng sẵn tại công trình rồi đưa vào cột.
+ Ghép tấm ván khuôn thứ 4 còn lại vào sau đó khóa đinh lại và dùng gông bằng gỗ cố định, khoảng cách các gông là 50cm.
+ Phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ để vê sinh trước khi đổ bê tông.
+ Dùng 2 thanh bổ đóng vào phần trên của cột với 2 hướng vuông góc với nhau, dùng dây chì buộc vào, dưới mỗi sợi dây chì có buộc 2 xô cát (đá), để giữ cho dây chì không bị gió thổi, lấy khoảng cách từ mép ván khuôn ra thanh bổ để buộc dây chì từ 30-40cm, để kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
+ Dùng dây dọi và thước kiểm tra xem cột đã thẳng đứng theo phương ngang và phương dọc, sau đó cố định ván khuôn bằng neo và cây chống.
BẢNG 7- SAI LỆCH CHO PHÉP ĐỐI VỚI CỐT THÉP ĐÃ LẮP DỰNG
(TCVN 4453:1995)
Tên sai lệch
Mức cho phép,mm
1.Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt:
-Đối với kết cấu lớn.
-Đối với cột, dầm và vòm.
-Đối với bản, tường và móng dưới các kết cấu khung.
2.Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao:
-Các kết cấu có chiều dài lớn hơn 1m và móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật.
-Dầm khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm.
-Bản có chiều dày đến 100mm và chiều dày lớp bảo vệ 10mm
3.Sai số về khoảng cách giữa các cốt thép đai của dầm, cột, khung và dàn cốt thép.
4.Sai lệch cục bộ về chiều dày và lớp bảo vệ.
-Các kết cấu khối lớn (chiều dày lớn hơn 1m).
-Móng nằm dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật.
-Cột dầm và vòm.
-Tường và bản chiều dày lơn hơn 100mm.
-Tường và bản chiều dày đến 100mm với chiều dày lớp bảo vệ là 10mm.
5.Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong một hàng
-Đối với bản tường và móng dưới kết cấu khung.
-Đối với những kết cấu khối lớn.
6.Sai lệch về vị trí các cốt thép đai so với chiều đứng hoặc ngang (không kết cấu các trường hợp khi các cốt thép đai đặt nghiêng với thiết kế quy định).
7.Sai lệch về vị trí tim của các thanh đặt ở các đầu khung hàn nối tại hiện trường với các khung khác khi đường kính của thanh:
-Nhỏ hơn 40mm.
-Lớn hơn hoặc bằng 40mm.
8.Sai lệch về vị trí các mối hàn của các thanh theo chiều dài của cấu kiện:
-Các khung và các kết cấu tường móng.
-Các kết cấu khối lớn.
9.Sai lệch của vị trí các bộ phận cốt thép theo trong kết cấu khối lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế:
-Trong mặt bằng.
-Theo chiều cao.
30
10
20
20
5
3
10
20
10
5
5
3
25
40
10
5
10
25
50
50
30
Đổ bê tông cột:
+ Vật liệu sử dụng: cát vàng, đá 1x2, nước sạch.
+ Sử dụng bê tông mác 200.
+Thiết kế thành phần bê tông: công tác thiết kế thành phần bê tông do cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Khi thiết kế thành phần bê tông phải đảm bảo các nguyên tắc sau.
Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để đổ bê tông.
Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông tùy thuộc tính chất của công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt của bê tông trong thời gian lưu giữ và vận chuyển. Độ sụt của bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo bảng 4.
+ Bê tông được trộn tại chỗ bằng thủ công.
+ Dùng tấm tôn lót ở dưới sau đó lần lượt cho cát, xi măng, đá, nước
+ Trước khi đổ bê tông ta kiểm tra lại hình dạng, kích thước, khe hở của ván khuôn cột. Kiểm tra cốt thép, dàn giáo…. Chuẩn bị ván gỗ cho sàn công tác
+ Tưới nước vào bên trong cột.
+ Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày 10-20cm.
+ Dùng máng tôn đưa bê tông vào khối đổ qua các cửa sổ chừa sẵn.
+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bị phân tầng nên phải đổ bê tông qua các cửa sổ.
+ Bên ngoài thì dùng búa gõ vào ván khuôn.
+ Bên trong thì đầm dùi được đưa vào đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm phải chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được đầm vào cốt thép.
+ Khi đổ đến cửa sổ thì dùng ván bịt kín cửa sổ rồi tiếp tục đổ phần trên.
Tháo ván khuôn cột:
+ Dụng cụ: xà beng, búa, kiềm.
+ Đầu tiên tháo gỡ những thanh chống trước, sau đó dùng xà beng tháo những cây bổ.
+ Ván khuôn được tháo gỡ lần lượt từ trên xuống và tháo từ từ nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bề mặt bê tông.
+ Sau khi đã tháo ván khuôn xong ta tiến hành bảo dưỡng bê tông, dùng bao có thấm nước hoặc vật liệu ẩm phủ lên bề mặt bê tông, nếu thấy bề mặt không còn ẩm thì tiến hành tưới nước phải tưới đều đều để bê tông luôn được giữ ẩm.
II.4 XÂY BÓ NỀN, LẮP DỰNG VÁN KHUÔN CẦU THANG.
Xây bó nền:
+ Chuẩn bị vật liệu
Gạch ống 4 lỗ 80x80x190 và gạch thẻ 40x80x190
Cát dùng là cát sạch, mịn không pha lẫn tạp chất, kích thước đồng đều, đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây. Nếu cát không xây phải tiến hàng sàn lọc bỏ tạp chất trong cát.
Nước sạch phải lấy từ nguồn nước của khu vực.
+ Dụng cụ: thước, bay, nivo, dây nhợ, bàn chà, máng.
+ Xây bó nền cao 1m tường 200.
Vệ sinh sạch sẽ trước khi xây, bề mặt tiếp giáp khối xây phải trán 1 lớp hồ dầu để tạo liên kết giữa gạch với giằng móng và cột.
Giăng dây thợ và thường xuyên thả quả dọi.
Xây từ dưới xây lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.
Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa nằm ngang phải dsỳ hơn mạch vữa dọc, đảm bảo mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở mạch vữa thấp nếu tường không cân bằng.
Xây 2 gạch thẻ dọc 1 gạch ống nằm ngang.
Lắp dựng ván khuôn cầu thang:
Chia làm 2 đội tiến hành công việc như sau: đội thứ nhất tiếp tục công việc xây bó nền. đội thứ 2 ván khuôn cầu thang.
Coffa được dùng là coffa gỗ.
Sử dụng cây chống gỗ tròn bằng tràm. Đường kính cây chống từ 8-10cm.
Công tác ván khuôn cầu thang thực hiện như sau:
Bật mực để xác định chiều cao của chiếu nghỉ rồi tiến hành đóng ván khuôn.
Dựng những thanh chống để đỡ ván khuôn lên khoảng cách mỗi thanh chống từ 20- 30cm.
Phải cố định những thang chống cho thật cố định nếu không sẽ bị lún làm hư kết cấu ảnh hưởng đến chất lượng cầu thang.
Ở phía trên ta dùng những thanh gỗ 5x10cm đóng ở trên sau đó cố định ván khuôn bằng đinh. Ván khuôn phải được ghép chặt với nhau không để khe hở, nếu không sẽ làm mất nước bê tông.
II.5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA:
HÌNH 1: LẮP ĐẶT THÉP MÓNG.
HÌNH 2: THÉP MÓNG VÀ GIẰNG MÓNG.
HÌNH 3: LẮP DỰNG VÁN KHUÔN MÓNG + GIẰNG MÓNG.
HÌNH 4: VÔ ĐAI THÉP CỘT
HÌNH 5: MÁY TRỘN BÊ TÔNG, ĐÀM DÙI, XE CÚT KÍT
HÌNH 6: ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG + GIẰNG MÓNG.
HÌNH 7: LẮP ĐẶT THÉP + VÁN KHUÔN CỘT
HÌNH 8: LẮP ĐẶT THÉP + VÁN KHUÔN CẦU THANG
HÌNH 9: XÂY BÓ NỀN + XÂY TƯỜNG 200
CHƯƠNG III: SO SÁNH THỰC TẾ VỚI LÝ THUYẾT.
Em nhận thấy rằng giữa lý thuyết đã học so với thực tế vẫn còn có một khoảng cách khá xa. Điều này làm cho sinh viên còn bỡ ngỡ khi va chạm với thức tế. Hay nói một công việc đơn giản là đổ bê tông cột chẳng hạn, lý thuyết đâu chỉ ta cách đặt thép chờ các thép râu trong cột như thế nào? Trình tự thi công các hạng mục thi công ra làm sao, cách triển khai tiến độ và tổ chức, bố trí công nhân làm việc như thế nào để đạt hiệu quả cao .v.v.v Nói tóm lại sinh viên trong quá trình học cần phải được va chạm với thực tế nhiều hơn và nhà trường cũng nên đưa vào giảng dạy những kiến thức thực tế, kinh nghiệm thiết kế- thi công, tổ chức cho sinh viên đi tham quan nhiều hơn.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1 KẾT LUẬN:
IV. 1.1 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.
Công tác lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn
Yêu cầu kỹ thuật của cốt pha:
Cốt pha, đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn trong quá trình lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Cốt pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Lắp đặt ván khuôn móng, cột:
Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi lắp dựng cốt thép.
Căng dây theo trục tim cột 2 phương để làm chuẩn.
Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
Cố định ván khuôn bằng các thanh chống.
Ván khuôn cột:
Trước tiên là đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốt pha cột.
Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.
Dùng gông bằng gỗ cố định, khoảng cách các gông khoảng 50 cm.
Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Công tác tháo dỡ ván khuôn:
Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ thiết kế.
Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu.
Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép:
Các yêu cầu kỹ thuật: cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
Gia công cốt thép:
Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép (với D == D16 thì dùng máy nắn cốt thép.
Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
Với các thép D 20 thì dùng máy để cắt.
Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế.
Đổ bê tông:
Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại hình dạng, kích thước, khe hở của ván khuôn.
Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết tạo mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
Đổ bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.
Bảo dưỡng bê tông:
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng, quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
Biên pháp thi công xây:
Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây:
Vữa xây:
Chiều rộng mạch vữa ngang: 15 – 20mm.
Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.
Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.
Khối xây:
Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.
Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.
Biện pháp thi công:
Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây.
Làm sạch bề mặt.
Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm.
Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
IV.2 KIẾN NGHỊ:
IV.2.1 CƠ QUAN THỰC TẬP:
Cần trang bị thêm những phòng thí nghiệm riêng thuận tiện cho việc phục vụ thi công.
Trang bị những thiết bị phục vụ cho công tác thi công…….
IV.2.2 BỘ MÔN:
Kiến thức trang bị trong nhà trường tương đối đủ, nhưng cần phải trang bị thêm một số kiến thức.
Kiến thức về thiết kế thi công công trình, quản lý tiến độ thi công…..
CHƯƠNG V. Ý KIẾN BẢN THÂN SAU KHI HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
Qui trình gởi sinh viên đi thực tập sản xuất tại các cơ quan là phù hợp với chuyên ngành xây dựng.
Thu họach từ quá trình thực tập:
Qua thời gian thực tập tại công trình Trụ Sở và kho hàng Cty TNHH MTV PHARMA, với việc tiếp xúc trực tiếp với công trường và công ty, em hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của người cán bộ kỹ thuật. Nắm bắt được các công việc mang tính chất nghiệp vụ, chuyên môn của người cán bộ. Thu được nhiều kiến thức thực tế. Từ đó giúp em cũng cố và bổ sung các kiến thức mà em đã học được khi ngồi trên ghế nhà trường.
Qua đợt thực tế này, em đã hiểu thêm được một số điểm sau:
Trong quá trinh thi công luôn phải chú ý đến những quy định quy phạm xây dựng cơ bản và luôn đảm bảo chính xác yêu cầu kỹ thuật.
Trên công trường, để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình thì ngoài việc được cung cấp trang thiết bị đầy đủ, chúng ta phải chú ý tới đời sống của công nhân.
Lời kết:
Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với thực tế trên công trường cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Xây dựng và đặc biệt là sự tận tình chỉ dẫn của cô Phan Phương Quyên, cộng với nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như về thời gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Theo em, để trở thành một người cán bộ kỹ thuật ngoài việc nắm vững về chuyên môn còn biết quan tâm đến đời sống của người công nhân, động viên họ hăng hái trong công việc.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa Xây dưng trường Cao Đẳng Nghề An Giang và đặc biệt là cô Phan Phương Quyên đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban chỉ huy công trình, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_noi_dau_8461.doc